KÝ ỨC CHÓI LỌI 103
(ĐC sưu tầm trên NET)
Một
trong những chiến công tiêu biểu là trận đánh kinh thiên động địa của
Tiểu đoàn Biệt động 197 phối hợp với các đơn vị bạn đập tan căn cứ ra-đa
Phú Lâm (nay thuộc địa bàn quận 6)...
Năm 1951, đế quốc Mỹ thành lập trạm thông tin liên lạc nằm ở Phú Lâm, phía tây nam Sài Gòn để theo dõi các sự kiện tại Việt Nam. Đến giữa năm 1962, trạm ra-đa Phú Lâm có 130 binh lính và nhân viên, chịu trách nhiệm về hoạt động phát tin, tầm hoạt động vươn đến Thái Lan, Philippines, Nhật Bản, Mỹ và một số khu vực khác. Số nhân viên làm việc ở trạm ra-đa Phú Lâm đạt số lượng hơn 700 nhân viên vào năm 1968. Năm 1972, sau khi thực hiện chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh”, quân đội Việt Nam cộng hòa tiếp nhận căn cứ ra-đa này để điều hành cuộc chiến, trở thành căn cứ ra-đa được trang bị những phương tiện tối tân nhất lúc bấy giờ để phát hiện mục tiêu, lực lượng của đối phương từ xa. Quân đội Mỹ và chính quyền tay sai tự hào gọi đây là “mắt thần”.
Đại tá, PGS, TS Hồ Sơn Đài, nguyên Trưởng phòng Khoa học quân sự Quân khu 7, kể: Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu lúc bấy giờ tăng cường tuyến phòng thủ ở nội đô Sài Gòn và tổ chức, củng cố lực lượng xung quanh thành phố. Trong đó, căn cứ ra-đa Phú Lâm đóng vai trò quan trọng trong thông tin liên lạc, chỉ huy điều hành. Việc đánh chiếm, làm tê liệt căn cứ ra-đa này có ý nghĩa rất quan trọng, vì đã chọc thủng “tai mắt” của địch.
Khi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 diễn ra, Tiểu đoàn Biệt động 197 được lệnh phối hợp cùng Tiểu đoàn 23, Trung đoàn Đặc công 429 tấn công phá hủy và làm tê liệt hoạt động của căn cứ ra-đa Phú Lâm. Sau nhiều lần trinh sát nắm bắt tình hình, đêm 17-4-1975, Tiểu đoàn Biệt động 197 cùng Tiểu đoàn 23 chia thành hai mũi tấn công căn cứ ra-đa Phú Lâm. Để tiếp cận mục tiêu này, lực lượng biệt động của ta phải tìm cách vượt qua nhiều lớp hàng rào dây thép gai, trên các lớp hàng rào có cài nhiều mìn vướng nổ. Địch tổ chức canh gác cẩn mật quanh khu vực căn cứ suốt ngày đêm. Ngoài ra, muốn vào được căn cứ, phải băng qua một cánh đồng rộng, trống trải.
Được bộ đội địa phương dẫn đường, rạng sáng 18-4-1975, hướng tấn công của Tiểu đoàn Biệt động 197 và Tiểu đoàn 23 vào vị trí triển khai, thực hành nổ súng. Mũi tấn công hướng Tây Bắc của Tiểu đoàn Biệt động 197 đã đột nhập vào trong, phá hủy một số trang thiết bị quan trọng của căn cứ. Một số hướng mũi tiến công khác do địch chống trả quyết liệt, chưa vào sâu bên trong nhưng cũng phá hủy nhiều thiết bị ăng ten, máy phát sóng của địch… làm tê liệt hoạt động của căn cứ ra-đa Phú Lâm. Cựu chiến binh Đỗ Ngọc Tiến, nguyên Trung đội trưởng Trung đội K83, Tiểu đoàn Biệt động 197, một trong những người trực tiếp tham gia trận đánh, kể lại: “Trước khi bước vào trận đánh quyết định này, 20 cán bộ, chiến sĩ được giao nhiệm vụ mở cửa được đơn vị làm lễ truy điệu sống. Bên cạnh thông tin của trinh sát báo về, đơn vị chỉ có tấm bản đồ cũ vẽ bằng bút bi từ năm 1967 về hình thái chung của căn cứ. Chúng tôi lấy đèn tín hiệu trên cột thu phát sóng làm vật chuẩn để tiến công”.
Cựu chiến binh Đào Văn Thịnh, nguyên chiến sĩ B40 Trung đội K83 cho biết thêm: “Lúc thực hành mở cửa, quả bộc phá 5kg đầu tiên điểm hỏa không nổ, phải đến quả bộc phá 5kg thứ hai đặt chồng lên quả thứ nhất mới nổ, tạo sức công phá cộng hưởng cực mạnh, phá bung cánh cửa sắt và một phần bức tường hai bên. Khi đó, những cánh ra-đa lớn hiện ra trước mắt, tuy nhiên, chúng tôi không thể tiếp cận ngay được vì vướng hào nước kết hợp hàng rào dây thép gai của địch. Chúng tôi sử dụng hỏa lực B41, B40 nhắm thẳng mục tiêu ra-đa nhả đạn, mở toang cửa cho đồng đội xung phong tiêu diệt địch, làm chủ hoàn toàn căn cứ”. Cựu chiến binh Trịnh Văn Hòa, chiến sĩ thông tin Trung đội K83, bổ sung: “Điều tuyệt vời nhất đối với chúng tôi là mặc dù đã xác định sẽ hy sinh hết, nhưng khi kết thúc trận đánh giành thắng lợi giòn giã, lực lượng cảm tử đánh mở cửa chúng tôi không có ai thương vong”.
Sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử, các đơn vị Đặc công Biệt động Sài Gòn-Gia Định giải thể. Hơn 42 năm đã trôi qua, phiên hiệu của lực lượng Đặc công Biệt động Sài Gòn-Gia Định chỉ còn trong sử sách, nhưng những ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi nguyên vẹn trong tâm trí của những cựu binh đặc công biệt động ngày nào. Mảnh đất căn cứ ra-đa Phú Lâm ngày xưa nay là doanh trại của Lữ đoàn Thông tin 596 (Binh chủng Thông tin liên lạc). Chứng tích còn lại là tháp ăng-ten vi-ba, cùng những hình ảnh tư liệu, những câu chuyện chiến đấu anh dũng của các đơn vị đánh vào căn cứ ra-đa Phú Lâm trong những ngày tháng Tư lịch sử vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn, trở thành bài học giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay.
HỒ GIANG - HỒ THẾ
Giai đoạn cuối của "chiến tranh đặc biệt" 1965, cục diện chiến trường đã xuất hiện khả năng giành thắng lợi cho miền Bắc. Bộ Chính trị, Bộ Tổng tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam chủ trương tiến công quân sự vào các thành phố, thị xã toàn miền Nam kết hợp với sự nổi dậy quần chúng, làm phá sản chiến lược của Mỹ.
Trận đánh táo bạo của biệt động Sài Gòn đập tan căn cứ radar Phú Lâm
Chọc thủng "mắt thần" Phú Lâm
QĐND - Ra đời trong khói lửa của phong trào vũ trang đô thị, lực lượng Đặc công Biệt động Sài Gòn-Gia Định đã cùng quân và dân Sài Gòn-Gia Định lập nên nhiều chiến công xuất sắc trong đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Năm 1951, đế quốc Mỹ thành lập trạm thông tin liên lạc nằm ở Phú Lâm, phía tây nam Sài Gòn để theo dõi các sự kiện tại Việt Nam. Đến giữa năm 1962, trạm ra-đa Phú Lâm có 130 binh lính và nhân viên, chịu trách nhiệm về hoạt động phát tin, tầm hoạt động vươn đến Thái Lan, Philippines, Nhật Bản, Mỹ và một số khu vực khác. Số nhân viên làm việc ở trạm ra-đa Phú Lâm đạt số lượng hơn 700 nhân viên vào năm 1968. Năm 1972, sau khi thực hiện chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh”, quân đội Việt Nam cộng hòa tiếp nhận căn cứ ra-đa này để điều hành cuộc chiến, trở thành căn cứ ra-đa được trang bị những phương tiện tối tân nhất lúc bấy giờ để phát hiện mục tiêu, lực lượng của đối phương từ xa. Quân đội Mỹ và chính quyền tay sai tự hào gọi đây là “mắt thần”.
Một góc căn cứ ra-đa Phú Lâm. Ảnh tư liệu. |
Đại tá, PGS, TS Hồ Sơn Đài, nguyên Trưởng phòng Khoa học quân sự Quân khu 7, kể: Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu lúc bấy giờ tăng cường tuyến phòng thủ ở nội đô Sài Gòn và tổ chức, củng cố lực lượng xung quanh thành phố. Trong đó, căn cứ ra-đa Phú Lâm đóng vai trò quan trọng trong thông tin liên lạc, chỉ huy điều hành. Việc đánh chiếm, làm tê liệt căn cứ ra-đa này có ý nghĩa rất quan trọng, vì đã chọc thủng “tai mắt” của địch.
Khi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 diễn ra, Tiểu đoàn Biệt động 197 được lệnh phối hợp cùng Tiểu đoàn 23, Trung đoàn Đặc công 429 tấn công phá hủy và làm tê liệt hoạt động của căn cứ ra-đa Phú Lâm. Sau nhiều lần trinh sát nắm bắt tình hình, đêm 17-4-1975, Tiểu đoàn Biệt động 197 cùng Tiểu đoàn 23 chia thành hai mũi tấn công căn cứ ra-đa Phú Lâm. Để tiếp cận mục tiêu này, lực lượng biệt động của ta phải tìm cách vượt qua nhiều lớp hàng rào dây thép gai, trên các lớp hàng rào có cài nhiều mìn vướng nổ. Địch tổ chức canh gác cẩn mật quanh khu vực căn cứ suốt ngày đêm. Ngoài ra, muốn vào được căn cứ, phải băng qua một cánh đồng rộng, trống trải.
Được bộ đội địa phương dẫn đường, rạng sáng 18-4-1975, hướng tấn công của Tiểu đoàn Biệt động 197 và Tiểu đoàn 23 vào vị trí triển khai, thực hành nổ súng. Mũi tấn công hướng Tây Bắc của Tiểu đoàn Biệt động 197 đã đột nhập vào trong, phá hủy một số trang thiết bị quan trọng của căn cứ. Một số hướng mũi tiến công khác do địch chống trả quyết liệt, chưa vào sâu bên trong nhưng cũng phá hủy nhiều thiết bị ăng ten, máy phát sóng của địch… làm tê liệt hoạt động của căn cứ ra-đa Phú Lâm. Cựu chiến binh Đỗ Ngọc Tiến, nguyên Trung đội trưởng Trung đội K83, Tiểu đoàn Biệt động 197, một trong những người trực tiếp tham gia trận đánh, kể lại: “Trước khi bước vào trận đánh quyết định này, 20 cán bộ, chiến sĩ được giao nhiệm vụ mở cửa được đơn vị làm lễ truy điệu sống. Bên cạnh thông tin của trinh sát báo về, đơn vị chỉ có tấm bản đồ cũ vẽ bằng bút bi từ năm 1967 về hình thái chung của căn cứ. Chúng tôi lấy đèn tín hiệu trên cột thu phát sóng làm vật chuẩn để tiến công”.
Cựu chiến binh Đào Văn Thịnh, nguyên chiến sĩ B40 Trung đội K83 cho biết thêm: “Lúc thực hành mở cửa, quả bộc phá 5kg đầu tiên điểm hỏa không nổ, phải đến quả bộc phá 5kg thứ hai đặt chồng lên quả thứ nhất mới nổ, tạo sức công phá cộng hưởng cực mạnh, phá bung cánh cửa sắt và một phần bức tường hai bên. Khi đó, những cánh ra-đa lớn hiện ra trước mắt, tuy nhiên, chúng tôi không thể tiếp cận ngay được vì vướng hào nước kết hợp hàng rào dây thép gai của địch. Chúng tôi sử dụng hỏa lực B41, B40 nhắm thẳng mục tiêu ra-đa nhả đạn, mở toang cửa cho đồng đội xung phong tiêu diệt địch, làm chủ hoàn toàn căn cứ”. Cựu chiến binh Trịnh Văn Hòa, chiến sĩ thông tin Trung đội K83, bổ sung: “Điều tuyệt vời nhất đối với chúng tôi là mặc dù đã xác định sẽ hy sinh hết, nhưng khi kết thúc trận đánh giành thắng lợi giòn giã, lực lượng cảm tử đánh mở cửa chúng tôi không có ai thương vong”.
Sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử, các đơn vị Đặc công Biệt động Sài Gòn-Gia Định giải thể. Hơn 42 năm đã trôi qua, phiên hiệu của lực lượng Đặc công Biệt động Sài Gòn-Gia Định chỉ còn trong sử sách, nhưng những ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi nguyên vẹn trong tâm trí của những cựu binh đặc công biệt động ngày nào. Mảnh đất căn cứ ra-đa Phú Lâm ngày xưa nay là doanh trại của Lữ đoàn Thông tin 596 (Binh chủng Thông tin liên lạc). Chứng tích còn lại là tháp ăng-ten vi-ba, cùng những hình ảnh tư liệu, những câu chuyện chiến đấu anh dũng của các đơn vị đánh vào căn cứ ra-đa Phú Lâm trong những ngày tháng Tư lịch sử vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn, trở thành bài học giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay.
HỒ GIANG - HỒ THẾ
Trận đánh 'kinh điển' của biệt động Sài Gòn
Chiến sĩ biệt động Sài Gòn những ngày này lại khắc khoải với ký ức oai hùng nhưng đau thương nửa thế kỷ trước, khi tấn công vào 10 trụ sở đầu não của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Một ngày cuối tháng 1, ông Bảy Sơn (93 tuổi) thức dậy muộn trong căn
phòng rộng chừng 20 m2 của Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM) - khu điều trị
dành cho cán bộ cao cấp.
Ngửa cổ trên xe lăn, ông được con dâu đẩy ra hành lang sưởi nắng, đôi tay chằng chịt vết đồi mồi cầm tờ báo. Đưa cho người đồng đội già đã chờ ở góc sáng nhất hành lang từ khá lâu, ông nhờ đọc bài viết nói về cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968 tròn nửa thế kỷ trước. Trong đó có ông - Đại tá Trần Minh Sơn, chỉ huy cuối cùng của Biệt động Sài Gòn và biết bao đồng đội.
“Đêm qua, những trăn trở lại ùa về...”, ông Sơn bỏ lửng câu nói, cũng chẳng để ý đến phản ứng của người bên cạnh.
“Anh em biệt động, người là thằng Năm, thằng Bảy, thằng Mười... 16 người hy sinh ở tòa Đại sứ quán Mỹ mà tôi không biết họ là con ai, quê ở đâu. Biệt động mà, để tránh bọn chiêu hồi chỉ điểm, chúng tôi chỉ biết nhau qua bí số, bí danh... Mặt cũng luôn bịt kín nên chỉ thấy nhau qua ánh mắt. Sau trận đánh, tôi làm đủ cách để tìm kiếm hài cốt họ nhưng không thấy. Đó là máu của anh em mà tôi nợ suốt đời”, ông Bảy Sơn nói.
Vẫn giọng nghèn nghẹn, ông bảo: “Cha mẹ các chiến sĩ biệt động đánh vô tòa Đại sứ cứ hỏi tôi ‘chú ơi, con tôi đâu...’. Tôi không biết trả lời họ làm sao”.
Ngửa cổ trên xe lăn, ông được con dâu đẩy ra hành lang sưởi nắng, đôi tay chằng chịt vết đồi mồi cầm tờ báo. Đưa cho người đồng đội già đã chờ ở góc sáng nhất hành lang từ khá lâu, ông nhờ đọc bài viết nói về cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968 tròn nửa thế kỷ trước. Trong đó có ông - Đại tá Trần Minh Sơn, chỉ huy cuối cùng của Biệt động Sài Gòn và biết bao đồng đội.
“Đêm qua, những trăn trở lại ùa về...”, ông Sơn bỏ lửng câu nói, cũng chẳng để ý đến phản ứng của người bên cạnh.
“Anh em biệt động, người là thằng Năm, thằng Bảy, thằng Mười... 16 người hy sinh ở tòa Đại sứ quán Mỹ mà tôi không biết họ là con ai, quê ở đâu. Biệt động mà, để tránh bọn chiêu hồi chỉ điểm, chúng tôi chỉ biết nhau qua bí số, bí danh... Mặt cũng luôn bịt kín nên chỉ thấy nhau qua ánh mắt. Sau trận đánh, tôi làm đủ cách để tìm kiếm hài cốt họ nhưng không thấy. Đó là máu của anh em mà tôi nợ suốt đời”, ông Bảy Sơn nói.
Vẫn giọng nghèn nghẹn, ông bảo: “Cha mẹ các chiến sĩ biệt động đánh vô tòa Đại sứ cứ hỏi tôi ‘chú ơi, con tôi đâu...’. Tôi không biết trả lời họ làm sao”.
Ông Bảy Sơn kể về trận đánh vào tòa Đại sứ quán Mỹ năm 1968. Ảnh: Duy Trần.
Chiều 23 Tết Mậu Thân 1968, Bảy Sơn (Phó tư lệnh Quân khu Sài Gòn -
Gia Định, kiêm Tham mưu trưởng biệt động Sài Gòn) cùng tướng Trần Hải
Phụng (tức Hai Phụng, Tư lệnh Phân khu 6) đến gặp ông Võ Văn Kiệt (Sáu
Dân) khi đó là Bí thư Khu ủy Sài Gòn – Gia Định.
Họ báo cáo kế hoạch tấn công 10 mục tiêu ở trung tâm Sài Gòn cho một chiến dịch lớn chưa từng có. Đó là những cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn như: Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (Dinh Độc Lập), Đài phát thanh, Đài truyền hình, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Tổng tham mưu, Tổng nha Cảnh sát, Biệt khu Thủ Đô, Khám Chí Hòa...
"Tại sao không đánh vào Đại sứ quán Mỹ?", ông Sáu Dân đặt vấn đề.
"Thật ra chúng tôi không hiểu rõ tình hình chính trị thế nào, sợ phức tạp không dám chuẩn bị", ông Hai Phụng đáp, sau một thoáng do dự.
Họ báo cáo kế hoạch tấn công 10 mục tiêu ở trung tâm Sài Gòn cho một chiến dịch lớn chưa từng có. Đó là những cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn như: Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa (Dinh Độc Lập), Đài phát thanh, Đài truyền hình, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Tổng tham mưu, Tổng nha Cảnh sát, Biệt khu Thủ Đô, Khám Chí Hòa...
"Tại sao không đánh vào Đại sứ quán Mỹ?", ông Sáu Dân đặt vấn đề.
"Thật ra chúng tôi không hiểu rõ tình hình chính trị thế nào, sợ phức tạp không dám chuẩn bị", ông Hai Phụng đáp, sau một thoáng do dự.
"Không
đánh vào Đại sứ quán Mỹ, coi như biệt động Sài Gòn không tham gia vào
chiến dịch Mậu Thân", ông Sáu Dân quả quyết, rồi ra "tối hậu thư" bằng
mọi cách phải đánh vào cơ quan đầu não của Mỹ nhưng không thay đổi quân
số đã sắp xếp ở các mục tiêu khác.
Sau một đêm mất ngủ trước bài toán con người, Bảy Sơn báo với Tư lệnh Hai Phụng và ông Sáu Kiệt, giao nhiệm vụ này cho Ngô Thanh Vân (Ba Đen) - người dày dạn kinh nghiệm tổ chức chiến đấu trong nội thành của biệt động Sài Gòn suốt những năm 1960. Ba Đen trở thành chỉ huy Đội 11 đánh tòa Đại sứ.
Thực tế, sự chuẩn bị cho các đòn tấn công vào những cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn nói riêng, và trên cả nước nói chung, có nguồn gốc từ kế hoạch ban đầu của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương nhiều năm trước - Kế hoạch X.
Sau một đêm mất ngủ trước bài toán con người, Bảy Sơn báo với Tư lệnh Hai Phụng và ông Sáu Kiệt, giao nhiệm vụ này cho Ngô Thanh Vân (Ba Đen) - người dày dạn kinh nghiệm tổ chức chiến đấu trong nội thành của biệt động Sài Gòn suốt những năm 1960. Ba Đen trở thành chỉ huy Đội 11 đánh tòa Đại sứ.
Thực tế, sự chuẩn bị cho các đòn tấn công vào những cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn nói riêng, và trên cả nước nói chung, có nguồn gốc từ kế hoạch ban đầu của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương nhiều năm trước - Kế hoạch X.
Giai đoạn cuối của "chiến tranh đặc biệt" 1965, cục diện chiến trường đã xuất hiện khả năng giành thắng lợi cho miền Bắc. Bộ Chính trị, Bộ Tổng tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam chủ trương tiến công quân sự vào các thành phố, thị xã toàn miền Nam kết hợp với sự nổi dậy quần chúng, làm phá sản chiến lược của Mỹ.
Trung
ương Cục Miền Nam, do tướng Nguyễn Chí Thanh trực tiếp xây dựng các
đoàn quân chủ lực mũi nhọn cùng Khu ủy Sài Gòn - Gia Định chuẩn bị cho
kế hoạch mùa khô 1964-1965, thường được gọi là Kế hoạch X.
Riêng Quân khu Sài Gòn - Gia Định đã xây dựng được 8 tiểu đoàn chủ lực và địa phương, hơn 3.000 quân du kích. Tổng lực lượng vũ trang toàn quân khu hơn 9.000 người. Quân khu cũng thành lập đoàn biệt động lấy biệt danh F.100 do ông Nguyễn Đức Hùng (bí danh Tư Chu) làm chỉ huy trưởng.
Năm 1967, sau hai cuộc phản công mùa khô thất bại, Mỹ bị nhân dân trong nước phản đối chiến tranh. Giới cầm quyền Mỹ bắt đầu dao động, chia rẽ.
Bộ Chính trị họp và ra nghị quyết chuyển cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam sang thời kỳ giành chiến thắng quyết định. Thời cơ chính là Mậu Thân 1968.
Tiềm lực của Mỹ lúc này gấp 800 lần Việt Nam về kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật.
Riêng Quân khu Sài Gòn - Gia Định đã xây dựng được 8 tiểu đoàn chủ lực và địa phương, hơn 3.000 quân du kích. Tổng lực lượng vũ trang toàn quân khu hơn 9.000 người. Quân khu cũng thành lập đoàn biệt động lấy biệt danh F.100 do ông Nguyễn Đức Hùng (bí danh Tư Chu) làm chỉ huy trưởng.
Năm 1967, sau hai cuộc phản công mùa khô thất bại, Mỹ bị nhân dân trong nước phản đối chiến tranh. Giới cầm quyền Mỹ bắt đầu dao động, chia rẽ.
Bộ Chính trị họp và ra nghị quyết chuyển cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam sang thời kỳ giành chiến thắng quyết định. Thời cơ chính là Mậu Thân 1968.
Tiềm lực của Mỹ lúc này gấp 800 lần Việt Nam về kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật.
Bộ đội hành quân trong cuộc tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.
Cuối
tháng 10/1967, Bộ Quốc phòng bắt đầu tổ chức lại chiến trường miền Đông
theo yêu cầu mới. Bộ Tư lệnh Miền tổ chức thành ba khối lớn: Khối biệt
động thành, Khối các phân khu và Khối chủ lực miền.
Quân khu Miền Đông, Quân khu Sài Gòn - Gia Định và tỉnh Long An (thuộc Quân khu 8) được sáp nhập thành "khu trọng điểm", sau đó tổ chức lại thành 6 phân khu.
"Cuộc tiến quân vào Sài Gòn - Gia Định được chia làm 5 hướng. Riêng phân khu 6 chủ yếu là lực lượng biệt động, nhận nhiệm vụ đánh vào nội đô, do Hai Phụng chỉ huy", ông Bảy Sơn cho biết.
Biệt động thành lúc này được bổ sung hơn 100 người từ đoàn F.100 giải thể, tổ chức thành cụm để đánh các mục tiêu chiến lược. Nhiệm vụ của biệt động là đánh chiếm các mục tiêu đầu não, giữ cho đến khi các tiểu đoàn mũi nhọn đến tiếp sức.
"Dù kế thừa một phần Kế hoạch X trước đó, song thời gian chuẩn bị cho trận đánh xuân Mậu Thân rất ngắn so với yêu cầu tổ chức lực lượng, kể cả việc đưa vũ khí, phương tiện và người vào nội thành. Nhưng tất cả đã hoàn thành", ông Bảy Sơn nói.
Quân khu Miền Đông, Quân khu Sài Gòn - Gia Định và tỉnh Long An (thuộc Quân khu 8) được sáp nhập thành "khu trọng điểm", sau đó tổ chức lại thành 6 phân khu.
"Cuộc tiến quân vào Sài Gòn - Gia Định được chia làm 5 hướng. Riêng phân khu 6 chủ yếu là lực lượng biệt động, nhận nhiệm vụ đánh vào nội đô, do Hai Phụng chỉ huy", ông Bảy Sơn cho biết.
Biệt động thành lúc này được bổ sung hơn 100 người từ đoàn F.100 giải thể, tổ chức thành cụm để đánh các mục tiêu chiến lược. Nhiệm vụ của biệt động là đánh chiếm các mục tiêu đầu não, giữ cho đến khi các tiểu đoàn mũi nhọn đến tiếp sức.
"Dù kế thừa một phần Kế hoạch X trước đó, song thời gian chuẩn bị cho trận đánh xuân Mậu Thân rất ngắn so với yêu cầu tổ chức lực lượng, kể cả việc đưa vũ khí, phương tiện và người vào nội thành. Nhưng tất cả đã hoàn thành", ông Bảy Sơn nói.
27 Tết Mậu Thân, Ba Đen dẫn Đội 11 đi trinh sát thực
địa ở Sài Gòn. Sơ đồ bên trong toà Đại sứ Mỹ đã có tình báo quân sự
cung cấp. Đội biệt động tiến vào nội đô trên những chiếc Honda, hoặc
đóng giả làm người chạy xích lô chở nhau đi thám thính.
Sau đó, ông Bảy Sơn đưa lực lượng đánh tòa Đại sứ vào ở sẵn các "lõm chính trị" trong nội thành ăn Tết. 16 người lính tuổi đôi mươi quây quần bên bữa ăn trên đường Minh Phụng (gần vòng xoay Cây Gõ, quận 6) với bánh tét, mứt, trà...
Em út của đội, Vinh - 17 tuổi, hào hứng khoe: "Đánh xong trận này em về quê cưới vợ". Khi ông Bảy Sơn hỏi về quyết tâm chiến đấu, Vinh khẳng khái: "Chú Bảy đừng lo, nuôi quân ba năm dụng một giờ. Tụi con quyết sống mái, dù có hy sinh".
Anh em đều vỗ tay hoan nghênh Vinh, trong lòng tin tưởng trận này sẽ thắng.
Cùng lúc, Đội 5 biệt động Sài Gòn đang ăn Tết tại cơ sở ở Trảng Bàng (Tây Ninh). Mục tiêu công kích vẫn được giữ bí mật. Đội trưởng Tô Hoài Thanh (Ba Thanh) nói "đây là trận đánh thập tử nhất sinh, ai không muốn tham gia có thể xin lui".
Sau đó, ông Bảy Sơn đưa lực lượng đánh tòa Đại sứ vào ở sẵn các "lõm chính trị" trong nội thành ăn Tết. 16 người lính tuổi đôi mươi quây quần bên bữa ăn trên đường Minh Phụng (gần vòng xoay Cây Gõ, quận 6) với bánh tét, mứt, trà...
Em út của đội, Vinh - 17 tuổi, hào hứng khoe: "Đánh xong trận này em về quê cưới vợ". Khi ông Bảy Sơn hỏi về quyết tâm chiến đấu, Vinh khẳng khái: "Chú Bảy đừng lo, nuôi quân ba năm dụng một giờ. Tụi con quyết sống mái, dù có hy sinh".
Anh em đều vỗ tay hoan nghênh Vinh, trong lòng tin tưởng trận này sẽ thắng.
Cùng lúc, Đội 5 biệt động Sài Gòn đang ăn Tết tại cơ sở ở Trảng Bàng (Tây Ninh). Mục tiêu công kích vẫn được giữ bí mật. Đội trưởng Tô Hoài Thanh (Ba Thanh) nói "đây là trận đánh thập tử nhất sinh, ai không muốn tham gia có thể xin lui".
"Đáp
lời chỉ huy lúc đó, chúng tôi ai nấy đều hừng hực khí thế cho trận
đánh. Trên đường từ Trảng Bàng về Sài Gòn, sau khi kiểm tra quân số, cấp
trên trao mỗi người 3.000 đồng. Đây được xem là... tiền tử", ông Phan
Văn Hôn (72 tuổi), thành viên Đội 5, kể.
Tại cuộc họp trước trận đánh chiều Mùng 1 Tết ở hầm vũ khí bí mật của ông Trần Văn Lai trên đường Trần Quý Cáp (Võ Văn Tần ngày nay), ông Ba Thanh thông báo mục tiêu của đội là Dinh Độc Lập, phải giữ trận địa 15-30 phút, chờ quân chi viện tới.
"Nghe thế tụi tui ồ lên vui sướng, bởi hãnh diện khi được đánh ở mục tiêu rất quan trọng", Bảy Hôn và đồng đội nói.
Tại cuộc họp trước trận đánh chiều Mùng 1 Tết ở hầm vũ khí bí mật của ông Trần Văn Lai trên đường Trần Quý Cáp (Võ Văn Tần ngày nay), ông Ba Thanh thông báo mục tiêu của đội là Dinh Độc Lập, phải giữ trận địa 15-30 phút, chờ quân chi viện tới.
"Nghe thế tụi tui ồ lên vui sướng, bởi hãnh diện khi được đánh ở mục tiêu rất quan trọng", Bảy Hôn và đồng đội nói.
Đêm giao thừa Mậu Thân 1968, gần nửa quân Việt Nam
Cộng hòa nghỉ ngơi. Tuy nhiên, ám ảnh bởi cái bẫy Khe Sanh, chính quyền
Sài Gòn tăng cường phòng thủ. Khắp các giao lộ đều có nhiều xe Jeep gắn
đại liên, các đội tuần tra nhan nhản trên đường phố.
22h45 ngày 30/1/1968 (Mùng 1 Tết), ông Võ Văn Thạnh (Ba Thắng) - Chính ủy Sở chỉ huy tiền phương Phân khu 6 đọc lời hiệu triệu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, đồng thời phổ biến giờ G, ra lệnh cho các lực lượng biệt động tấn công những mục tiêu trong kế hoạch.
22h45 ngày 30/1/1968 (Mùng 1 Tết), ông Võ Văn Thạnh (Ba Thắng) - Chính ủy Sở chỉ huy tiền phương Phân khu 6 đọc lời hiệu triệu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, đồng thời phổ biến giờ G, ra lệnh cho các lực lượng biệt động tấn công những mục tiêu trong kế hoạch.
2h Mùng 2 Tết, một bộ phận phối thuộc cho Tiểu đoàn
268 Phân khu 2 ở phía Tây Tân Sơn Nhất bắn tám quả pháo 82 ly vào sân
bay. Cả Sài Gòn coi đó là hiệu lệnh tấn công.
Nhận tín hiệu, ở hướng khác Ba Đen dẫn Đội 11 tiến gần tòa Đại sứ Mỹ.
Họ dùng xe bán tải có hoả lực B40 yểm trợ đột nhập thẳng cổng toà nhà.
Hai biệt động cầm AK quét nhiều loạt đạn, diệt hai quân cảnh Mỹ ở cổng chính. Tiếp đó biệt động dùng thuốc nổ phá thủng tường, tiến đánh vào trong.
Họ chia làm ba mũi: cổng trước, cổng sau (phía đường Mạc Đĩnh Chi) và dãy nhà nhân viên hành chính. Đội 11 nhanh chóng chiếm gần hết tầng một và tiến lên tầng 2-3.
Hai biệt động cầm AK quét nhiều loạt đạn, diệt hai quân cảnh Mỹ ở cổng chính. Tiếp đó biệt động dùng thuốc nổ phá thủng tường, tiến đánh vào trong.
Họ chia làm ba mũi: cổng trước, cổng sau (phía đường Mạc Đĩnh Chi) và dãy nhà nhân viên hành chính. Đội 11 nhanh chóng chiếm gần hết tầng một và tiến lên tầng 2-3.
Quân Mỹ trong trận biệt động đánh tòa Đại sứ năm 1968 ở Sài Gòn.
Tiểu
đoàn 716 quân cảnh Mỹ không đủ sức bảo vệ tòa Đại sứ, Fred Weyand (Tư
lệnh các lực lượng dã chiến Mỹ ở vùng ba chiến thuật) điều một bộ phận
từ lực lượng sư đoàn dù 101 đổ quân bằng trực thăng xuống nóc tòa nhà.
Tuy nhiên, chiếc trực thăng đầu tiên bị bắn quá mạnh, việc đổ quân không thể thực hiện khi trời chưa sáng.
5h, quân Mỹ vây bốn phía bên ngoài, trực thăng Sư đoàn dù 101 cũng kịp kéo tới.
7h, quân cảnh Mỹ mang mặt nạ xông vào cổng chính.
8h, trực thăng trở lại đổ quân xuống sân thượng, tấn công ngược trở lại biệt động.
Sau 6 giờ tạm chiếm giữ bên trong tòa Đại sứ Mỹ, 15 người của Đội 11, trong đó có Vinh tử trận. Chỉ huy Ba Đen ngất lịm sau một tiếng nổ và bị bắt.
Tuy nhiên, chiếc trực thăng đầu tiên bị bắn quá mạnh, việc đổ quân không thể thực hiện khi trời chưa sáng.
5h, quân Mỹ vây bốn phía bên ngoài, trực thăng Sư đoàn dù 101 cũng kịp kéo tới.
7h, quân cảnh Mỹ mang mặt nạ xông vào cổng chính.
8h, trực thăng trở lại đổ quân xuống sân thượng, tấn công ngược trở lại biệt động.
Sau 6 giờ tạm chiếm giữ bên trong tòa Đại sứ Mỹ, 15 người của Đội 11, trong đó có Vinh tử trận. Chỉ huy Ba Đen ngất lịm sau một tiếng nổ và bị bắt.
Từ Sở chỉ huy, ông Bảy Sơn bắt sóng đài BRC25 nghe tin từ bên trong
Đại sứ quán. "Tòa Bạch Ốc ở phương Đông đã bị tấn công" - thông tin đài
báo về Hoa Kỳ trong tiếng súng nổ thưa thớt dần.
"Đó là kỳ tích của biệt động Sài Gòn. Họ đã hoàn thành nhiệm vụ, chấp nhận hy sinh", ông Bảy Sơn nói về đồng đội trong cuộc tấn công tòa Đại sứ.
"Đó là kỳ tích của biệt động Sài Gòn. Họ đã hoàn thành nhiệm vụ, chấp nhận hy sinh", ông Bảy Sơn nói về đồng đội trong cuộc tấn công tòa Đại sứ.
Cùng thời điểm, các đội biệt động khác đồng loạt nổ súng vào bốn cơ
quan của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh
Hải quân, Đài phát thanh, Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa.
Phối hợp với biệt động nội thành, các tiểu đoàn mũi nhọn của 5 phân
khu còn lại, các trung đoàn quân chủ lực Quân giải phóng tấn công hiệp
đồng vào một loạt mục tiêu quan trọng được bố trí bảo vệ vòng trong và
vòng ngoài Sài Gòn.
Bối cảnh sau trận biệt động tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn năm 1968. Ảnh: LIFE.
Trên toàn miền Nam, quân giải phóng đồng loạt tấn công vào 4 thành
phố, 37 thị xã, hàng trăm thị trấn, quận lỵ; 4 sở chỉ huy quân khu và
quân đoàn; hầu hết các sở chỉ huy cấp sư đoàn; 30 sân bay và gần 100 cơ
sở hậu cần.
Bản tổng kết hoạt động hành quân của Trung tâm hành quân, Bộ Tổng tham mưu Quân lực chính quyền Sài Gòn cho biết: "Từ ngày 30/1 đến 4/2/1968, tổn thất quân Mỹ - chính quyền Sài Gòn có 371 lính tử thương, 997 bị thương, 23 mất tích, 1.041 vũ khí bị mất".
Bản tổng kết hoạt động hành quân của Trung tâm hành quân, Bộ Tổng tham mưu Quân lực chính quyền Sài Gòn cho biết: "Từ ngày 30/1 đến 4/2/1968, tổn thất quân Mỹ - chính quyền Sài Gòn có 371 lính tử thương, 997 bị thương, 23 mất tích, 1.041 vũ khí bị mất".
Ngày 7/2/1968 -một tuần sau khi chiến dịch Mậu Thân nổ ra - ống kính
bắt được vẻ thất thần của Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson và Bộ trưởng
Quốc phòng Robert McNamara trong một cuộc họp nội các.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 được những nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá là sự kiện có tính bước ngoặt trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Đem lại một sự chuyển hướng không tránh khỏi trong chiến lược của Mỹ, từ chỗ muốn đánh bại cộng sản Việt Nam, đến phải tìm cách để thoát ra khỏi cuộc chiến "trong danh dự".
Tiến sĩ James Willbanks, cựu trung tá Bộ binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam với vai trò cố vấn, Giám đốc Ban lịch sử quân sự Mỹ, cho rằng những diễn biến trên đã tác động mạnh đến quan điểm của người Mỹ. Họ cảm thấy sốc khi trước đó hình dung và tin tưởng rằng, kẻ thù của nước Mỹ đang ở bên bờ vực thẳm thì bất ngờ kẻ thù đó có đủ lực lượng để tiến hành cuộc tổng công kích rộng khắp. Người Mỹ cảm thấy bất lực, mất niềm tin vào nội các của Tổng thống Lyndon B.Johnson.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 được những nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá là sự kiện có tính bước ngoặt trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Đem lại một sự chuyển hướng không tránh khỏi trong chiến lược của Mỹ, từ chỗ muốn đánh bại cộng sản Việt Nam, đến phải tìm cách để thoát ra khỏi cuộc chiến "trong danh dự".
Tiến sĩ James Willbanks, cựu trung tá Bộ binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam với vai trò cố vấn, Giám đốc Ban lịch sử quân sự Mỹ, cho rằng những diễn biến trên đã tác động mạnh đến quan điểm của người Mỹ. Họ cảm thấy sốc khi trước đó hình dung và tin tưởng rằng, kẻ thù của nước Mỹ đang ở bên bờ vực thẳm thì bất ngờ kẻ thù đó có đủ lực lượng để tiến hành cuộc tổng công kích rộng khắp. Người Mỹ cảm thấy bất lực, mất niềm tin vào nội các của Tổng thống Lyndon B.Johnson.
Người Mỹ biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam năm 1968.
Các
chính trị gia ở Mỹ gây sức ép lên chính phủ đòi xem xét lại cam kết
chiến tranh, hủy bỏ uỷ quyền cho chính phủ tiến hành chiến tranh.
Johnson thừa nhận rằng, một thắng lợi quân sự ở Việt Nam là không thể đạt được và buộc phải đánh giá lại chiến lược của Mỹ. Ông tuyệt vọng vì chính mình không thể có được khả năng đạt tới một giải pháp ở Việt Nam.
Trước sức ép của cuộc tấn công Tết Mậu Thân, Johnson thay Bộ trưởng Quốc phòng và cách chức Westmoreland - Tổng chỉ huy quân Mỹ ở Việt Nam.
Ngày 31/3/1968, Johnson tuyên bố không tái tranh cử Tổng thống, đồng thời đơn phương quyết định đình chỉ 30 ngày mọi cuộc ném bom bắn phá lãnh thổ miền Bắc kể từ vĩ tuyến 20 trở ra.
Johnson cũng chỉ định Harriman và Thompson đại diện cho Hoa Kỳ gặp gỡ phái đoàn miền Bắc.
Ngày 3/5/1968, Johnson tuyên bố và ấn định cuộc đàm phán với Hà Nội vào ngày 10/5/1968 tại Paris.
Theo tài liệu của Trung tâm lưu trữ quốc gia II, trước việc Hoa Kỳ đơn phương đàm phán với Hà Nội, Phủ đặc ủy Trung ương Tình báo chính quyền Sài Gòn tỏ ra lo ngại. Nhất là sau bài diễn văn của Tổng thống Johnson về ngưng oanh tạc và hòa đàm, họ lo ngại Hoa Kỳ "qua mặt" trong vấn đề tiếp xúc với miền Bắc và tự xác lập việc xây dựng một lập trường hòa đàm với miền Bắc và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam.
"Bởi về thế chính trị, chính quyền Sài Gòn và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngang nhau, thế mà Hoa Kỳ lại chấp nhận tiếp xúc riêng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để bàn về hòa bình Việt Nam, trong đó có vấn đề oanh tạc miền Bắc mà không có đại diện chính quyền Sài Gòn tham dự", tài liệu ghi.
Ngày 24/6/1968, Trung tâm tham vấn hỗn hợp phòng Nhì Quân lực chính quyền Sài Gòn nhận định, tình hình chính quyền, sức chiến đấu của quân đội Sài Gòn giảm sút, mâu thuẫn nội bộ sâu sắc kể cả các tướng lãnh cùng sự mâu thuẫn giữa dân sự và quân sự.
Phong trào chống chiến tranh lên cao. Hoa Kỳ bị cô lập hơn bao giờ hết, khả năng tăng quân còn rất ít, muốn tăng quân cho Sài Gòn thì Hoa Kỳ phải tổng động viên, nền kinh tế bị khủng hoảng, mâu thuẫn Hoa Kỳ ngày càng sâu sắc…
"Tóm lại, tình hình chung của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn đang ở trong thời kỳ sa sút nghiêm trọng, nhưng những nhược điểm ấy không có khả năng củng cố và khắc phục", theo Trung tâm lưu trữ quốc gia II.
Johnson thừa nhận rằng, một thắng lợi quân sự ở Việt Nam là không thể đạt được và buộc phải đánh giá lại chiến lược của Mỹ. Ông tuyệt vọng vì chính mình không thể có được khả năng đạt tới một giải pháp ở Việt Nam.
Trước sức ép của cuộc tấn công Tết Mậu Thân, Johnson thay Bộ trưởng Quốc phòng và cách chức Westmoreland - Tổng chỉ huy quân Mỹ ở Việt Nam.
Ngày 31/3/1968, Johnson tuyên bố không tái tranh cử Tổng thống, đồng thời đơn phương quyết định đình chỉ 30 ngày mọi cuộc ném bom bắn phá lãnh thổ miền Bắc kể từ vĩ tuyến 20 trở ra.
Johnson cũng chỉ định Harriman và Thompson đại diện cho Hoa Kỳ gặp gỡ phái đoàn miền Bắc.
Ngày 3/5/1968, Johnson tuyên bố và ấn định cuộc đàm phán với Hà Nội vào ngày 10/5/1968 tại Paris.
Theo tài liệu của Trung tâm lưu trữ quốc gia II, trước việc Hoa Kỳ đơn phương đàm phán với Hà Nội, Phủ đặc ủy Trung ương Tình báo chính quyền Sài Gòn tỏ ra lo ngại. Nhất là sau bài diễn văn của Tổng thống Johnson về ngưng oanh tạc và hòa đàm, họ lo ngại Hoa Kỳ "qua mặt" trong vấn đề tiếp xúc với miền Bắc và tự xác lập việc xây dựng một lập trường hòa đàm với miền Bắc và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam.
"Bởi về thế chính trị, chính quyền Sài Gòn và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngang nhau, thế mà Hoa Kỳ lại chấp nhận tiếp xúc riêng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để bàn về hòa bình Việt Nam, trong đó có vấn đề oanh tạc miền Bắc mà không có đại diện chính quyền Sài Gòn tham dự", tài liệu ghi.
Ngày 24/6/1968, Trung tâm tham vấn hỗn hợp phòng Nhì Quân lực chính quyền Sài Gòn nhận định, tình hình chính quyền, sức chiến đấu của quân đội Sài Gòn giảm sút, mâu thuẫn nội bộ sâu sắc kể cả các tướng lãnh cùng sự mâu thuẫn giữa dân sự và quân sự.
Phong trào chống chiến tranh lên cao. Hoa Kỳ bị cô lập hơn bao giờ hết, khả năng tăng quân còn rất ít, muốn tăng quân cho Sài Gòn thì Hoa Kỳ phải tổng động viên, nền kinh tế bị khủng hoảng, mâu thuẫn Hoa Kỳ ngày càng sâu sắc…
"Tóm lại, tình hình chung của Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn đang ở trong thời kỳ sa sút nghiêm trọng, nhưng những nhược điểm ấy không có khả năng củng cố và khắc phục", theo Trung tâm lưu trữ quốc gia II.
Binh lính đoàn không vận Mỹ giơ tay ra hiệu cho trực thăng cứu hộ hạ cánh để cứu đồng đội bị thương ở Huế. Ảnh: AP.
Sau hòa đàm Paris và cuộc tấn công đợt ba của quân giải phóng, ngày
31/10/1968, Tổng thống Johnson ra lệnh cho hải quân, không quân, pháo
binh ngưng vô điều kiện mọi cuộc oanh tạc lãnh thổ miền Bắc.
"Đồng đội hy sinh đều cùng làng cùng xã, giữa chiến trường khốc liệt
không có chỗ chôn, khi rút lui bị bao vây tứ phía đành đau đớn bỏ lại.
Chiến tranh thì chẳng có người thắng kẻ thua, chỉ có mất hết", giọng
Trung tá Bùi Hồng Hà (cựu chiến sĩ pháo binh Tiểu đoàn 16) đầy ngậm
ngùi.
Ông cũng luôn thấy khó thở mỗi khi nhắc đến hàng trăm đồng đội thiệt mạng trong trận tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất. Hơn một nửa trong số đó đến nay chưa tìm thấy hài cốt.
"Tiểu đoàn hơn 500 người nhưng rút ra không còn bao nhiêu, không biết hy sinh thế nào. Sau này, đơn vị tập kết lại mới biết còn 380 người nằm lại sân bay", ông nói, mắt đỏ hoe. Đợt tìm mộ tập thể trong sân bay hơn 20 năm trước, họ chỉ tìm thấy hài cốt của 181 người dưới một cái giếng cạn.
Ông cũng luôn thấy khó thở mỗi khi nhắc đến hàng trăm đồng đội thiệt mạng trong trận tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất. Hơn một nửa trong số đó đến nay chưa tìm thấy hài cốt.
"Tiểu đoàn hơn 500 người nhưng rút ra không còn bao nhiêu, không biết hy sinh thế nào. Sau này, đơn vị tập kết lại mới biết còn 380 người nằm lại sân bay", ông nói, mắt đỏ hoe. Đợt tìm mộ tập thể trong sân bay hơn 20 năm trước, họ chỉ tìm thấy hài cốt của 181 người dưới một cái giếng cạn.
Cảnh sát vũ trang Việt Nam Cộng hòa trên đống đổ nát ở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968. Ảnh: AP
Sau
cuộc tấn công, lực lượng biệt động Sài Gòn tổn thất lớn. Trong 82 chiến
sĩ trực tiếp chiến đấu thì 41 người đã hy sinh, 26 người bị bắt.
Ba ngày sau ông Ba Sơn âm thầm rời sở chỉ huy trong nội thành về căn cứ Hố Bò ở huyện Củ Chi (TP HCM), sau đó được lệnh chuyển lực lượng, tập kết vũ khí về căn cứ ở Bến Tre.
Tại đây, ông gặp tư lệnh Hai Phụng và phó tư lệnh Tư Chu. Quân khu Sài Gòn – Gia Định gầy dựng lại lực lượng và bắt đầu hành trình hơn 1.000 ngày liên tục di chuyển căn cứ nhiều nơi do bị phản kích, truy lùng, cho đến năm 1973 mới về lại Củ Chi.
Ở những ngày cuối đời, khi đồng đội đã hy sinh, qua đời gần hết, ông Bảy Sơn nói: “Tình thế buộc phải đánh và đánh theo khả năng, để tạo sự chấn động về chính trị”.
Tuy nhiên, người cựu binh vẫn còn nhiều trăn trở, nhất là về những câu hỏi của gia đình các chiến sĩ biệt động vẫn đeo bám ông suốt 50 năm qua. "Anh em hy sinh ngay trong khuôn viên Đại sứ quán Mỹ nhưng giờ vẫn chưa tìm thấy hài cốt...", ông nói.
Ông đánh giá các cuộc hội thảo về chiến dịch Mậu Thân 1968 sau này nói nhiều về khía cạnh thắng lợi về mặt chính trị của cuộc tổng tiến công, nhưng không đánh giá đầy đủ về khía cạnh nổi dậy của quần chúng.
“Chúng ta đặt mục tiêu tổng tiến công và nổi dậy không phù hợp với tình thế bấy giờ. Ở Sài Gòn không có nổi dậy”, ông Bảy Sơn nói và cho rằng chiến dịch Mậu Thân ta thắng lợi về quân sự, nhưng sự tác động không đủ liều lượng để đẩy lên một cuộc nổi dậy.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ phải bước vào hội nghị đàm phán hòa bình 4 bên tại Paris. Những năm sau đó Mỹ từng bước xuống thang, chuyển sang chiến lược “phi Mỹ hóa chiến tranh”.
Sau Hiệp định Paris 1973, Mỹ phải rút hết quân, tạo điều kiện và thời cơ cho quân và dân ta thực hiện cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, thống nhất đất nước.
Ba ngày sau ông Ba Sơn âm thầm rời sở chỉ huy trong nội thành về căn cứ Hố Bò ở huyện Củ Chi (TP HCM), sau đó được lệnh chuyển lực lượng, tập kết vũ khí về căn cứ ở Bến Tre.
Tại đây, ông gặp tư lệnh Hai Phụng và phó tư lệnh Tư Chu. Quân khu Sài Gòn – Gia Định gầy dựng lại lực lượng và bắt đầu hành trình hơn 1.000 ngày liên tục di chuyển căn cứ nhiều nơi do bị phản kích, truy lùng, cho đến năm 1973 mới về lại Củ Chi.
Ở những ngày cuối đời, khi đồng đội đã hy sinh, qua đời gần hết, ông Bảy Sơn nói: “Tình thế buộc phải đánh và đánh theo khả năng, để tạo sự chấn động về chính trị”.
Tuy nhiên, người cựu binh vẫn còn nhiều trăn trở, nhất là về những câu hỏi của gia đình các chiến sĩ biệt động vẫn đeo bám ông suốt 50 năm qua. "Anh em hy sinh ngay trong khuôn viên Đại sứ quán Mỹ nhưng giờ vẫn chưa tìm thấy hài cốt...", ông nói.
Ông đánh giá các cuộc hội thảo về chiến dịch Mậu Thân 1968 sau này nói nhiều về khía cạnh thắng lợi về mặt chính trị của cuộc tổng tiến công, nhưng không đánh giá đầy đủ về khía cạnh nổi dậy của quần chúng.
“Chúng ta đặt mục tiêu tổng tiến công và nổi dậy không phù hợp với tình thế bấy giờ. Ở Sài Gòn không có nổi dậy”, ông Bảy Sơn nói và cho rằng chiến dịch Mậu Thân ta thắng lợi về quân sự, nhưng sự tác động không đủ liều lượng để đẩy lên một cuộc nổi dậy.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ phải bước vào hội nghị đàm phán hòa bình 4 bên tại Paris. Những năm sau đó Mỹ từng bước xuống thang, chuyển sang chiến lược “phi Mỹ hóa chiến tranh”.
Sau Hiệp định Paris 1973, Mỹ phải rút hết quân, tạo điều kiện và thời cơ cho quân và dân ta thực hiện cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, thống nhất đất nước.
Bài: Mạnh Tùng - Tuyết Nguyễn - Trần Duy
Ảnh: Tiêu Trung
Đồ Họa: Xuân Việt
Nhận xét
Đăng nhận xét