Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2018

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 68

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tiểu Sử 5 Vị Trạng Nguyên Tài Giỏi Nhất Trong Lịch Sử Khoa Bảng Việt Nam
Người Việt từ xưa đến nay có truyền thống hiếu học, lịch sử dân tộc trải qua ngàn năm cũng ghi danh những tấm gương xuất sắc nhất trong con đường khoa bảng, làm rạng danh quê hương và đất nước.

Giải mã vụ lừa đảo lớn nhất lịch sử (Kỳ 1): Bà đồng bí ẩn

Đây là một trong những vụ lừa đảo kéo dài nhất thế giới với số nạn nhân nhiều gấp 60 lần nạn nhân của siêu lừa Bernard Madoff. Hàng trăm triệu USD đã bị rút khỏi túi những người dễ bị tổn thương nhất như: người ốm, người già, người nghèo - tất cả trước đó đều cho rằng họ đã tìm được vị cứu thế trong một người đàn bà bí ẩn tên là Maria Duval.

   
Mọi chuyện xoay quanh một bà đồng người Pháp tên là Maria Duval. Trong các bức thư, đoạn phỏng vấn và video trên internet, Duval cho biết bà ta dự báo thế giới sẽ nổ tung và loài người sẽ sống trong vũ trụ. Bà tuyên bố đã dự báo thành công kết quả bầu cử, dự báo được những số trúng giải xổ số và giúp cảnh sát điều tra tội phạm. Bà Duval thậm chí còn khoe tìm được con chó lạc của ngôi sao điện ảnh Brigitte Bardot. Hàng triệu người đã tin rằng bà Duval cũng có thể giúp mình.
Trong một bức thư viết tay do bà Duval ký, bà ta nói với mọi người rằng họ có thể thắng xổ số, khỏi ốm hoặc tránh được tai ương. Tất cả những gì họ cần làm là trả một khoản tiền nhỏ, khoảng 40 USD, để nhận lời hướng dẫn, con số may mắn và bùa.
 giai ma vu lua dao lon nhat lich su (ky 1): ba dong bi an hinh anh 1
Người đàn bà được cho là Maria Duval.
Nhiều người đọc xong vứt thư đi nhưng nhiều người lại tin vì họ đang ở trạng thái dễ bị tổn thương về tình cảm và tài chính. Đa số nạn nhân của bà Duval là người già, thường là người bị bệnh mất trí nhớ. Số khác là người cô đơn, trầm cảm hoặc dễ cảm động khi có người nghĩ tới mình.
Theo bà Chrissie Stevens, bà mẹ quá cố Doreen Robinson - một nạn nhân của bà Duval đã gửi ngày càng nhiều tiền cho bà Duval, đôi khi gửi tới hai lần một ngày khi sức khỏe và trí nhớ giảm sút. Trong một năm, số tiền bà gửi đi lên tới hơn 2.400 USD. Bà đã gửi phần lớn thu nhập hàng tháng của mình cho Duval cũng như nhiều kẻ lừa đảo khác.
Mẹ đã qua đời tháng 9.2014 nhưng bà Stevens vẫn rớt nước mắt khi nghĩ về những tháng đấu tranh để người mẹ rời xa cạm bẫy của bà Duval. Ngay cả sau khi mẹ hứa không gửi thêm tiền, bà Stevens vẫn tìm thấy một phong bì đầy tiền mà bà cụ giấu với hi vọng có thể gửi cho “người bạn” Duval.
Bà Duval là chủ đề của những câu chuyện như trên suốt nhiều năm trời. Tuy nhiên, không ai biết về bà ta cho đến tháng 9.2015. Khi phóng viên điều tra CNN rà soát một loạt thư mời chào gửi cho người cao tuổi. Một số độc giả đã gửi cho CNN một loạt thư rác và kêu gọi CNN điều tra các nhóm chuyên lừa đảo người già qua thư. Trong số các bức thư, phóng viên CNN tìm thấy một lá thư từ một ông đồng tên là Patrick Guerin và ngạc nhiên vì những chi tiết và lời hứa mà ông này hứa hẹn với người nhận thư: trúng xổ số, may mắn và hạnh phúc. Khi tìm hiểu nhanh trên Google, phóng viên CNN nhận thấy trong số những tên tuổi chuyên nhằm vào người già, có một cái tên liên tục xuất hiện: Maria Duval.
Trang web của bà Duval đăng đủ mọi lời khen ngợi từ những khách hàng hạnh phúc, những mẩu báo ca ngợi hay những đường dẫn tới những đoạn video và các lần xuất hiện trên truyền thông. Trong đó, người phụ nữ nói tiếng Pháp tên là Duval liên tục khoe về tài năng tâm linh.
Hiện chưa biết có bao nhiêu người bị lừa bởi âm mưu của Maria Duval nhưng Cơ quan Điều tra Bưu chính Mỹ cho rằng có hơn 1,4 triệu nạn nhân chỉ ở Mỹ. Ông Clayton Gerber, thanh tra bưu chính nói: “Tên Maria Duval xuất hiện ở hầu như mọi nước lớn”.
Vậy làm thế nào mà các bức thư của bà Duval lại có thể lừa quá nhiều nạn nhân như vậy?
Tài liệu tòa án liên bang cho biết mạng lưới của bà Duval thường nhắm tới các nạn nhân tiềm năng từ danh sách mua hàng trên thị trường. Danh sách này gồm tên, địa chỉ từ các công ty dữ liệu chuyên bán thông tin cho các nhà tiếp thị hoặc bán lẻ. Mạng lưới này còn đăng quảng cáo trên các tờ báo trên toàn thế giới để thu thập dữ liệu về nạn nhân tiềm năng. Các mẩu quảng cáo không nhắc đến tên Duval mà chỉ đề nghị độc giả gửi đủ mọi thông tin, từ cung hoàng đạo, ngày tháng năm sinh cho đến tình trạng hôn nhân để phục vụ một nghiên cứu. Đổi lại, độc giả có cơ hội trúng thưởng một số tiền lớn.
Sử dụng những thông tin quý giá thu được này, các bức thư của bà Duval dường như có thể tiên tri về mọi thứ. Bà Duval viết cho một nạn nhân: “Bạn chủ yếu chịu ảnh hưởng của sao Kim. Ngoài việc bạn sinh ngày 22.5.1972 ở thành phố Kansas lúc 12 giờ, tôi đã có thể nhìn thấy một số khía cạnh trong tính cách của bạn”.
 giai ma vu lua dao lon nhat lich su (ky 1): ba dong bi an hinh anh 2
Hai cái bùa được gửi cho bà Robinson.
Cứ như thế, mạng lưới của Duval gửi đi hàng chục nghìn bức thư mỗi tháng, hàng triệu thư mỗi năm chỉ ở Mỹ. Có những bức thư dài tới 16 trang, có bức thư có vết cốc cà phê và các ghi chú nhỏ bên lề để trông thật hơn.
Nhiều lá thư sau đó đề nghị nạn nhân gửi thêm thông tin cá nhân cùng tiền. Có thư lại đề nghị gửi ảnh hay một lọn tóc: “Ngay khi tôi có ảnh bạn (hoặc một lọn tóc), tôi sẽ có thể tập trung mọi sức mạnh tiên tri. Tôi sẽ giữ bức ảnh trong nhiều tháng nhiều năm nữa để tôi có thể liên hệ trung gian với bạn lâu dài”.
Một khi nạn nhân trả lời thư, bà Duval sẽ đề nghị giúp đỡ thêm với một khoản tiền nhất định. Trong một số thư trả lời, bà ta sẽ giới thiệu nạn nhân cho ông bạn "tiên tri" Guerin để ông này tự gửi thư kiếm tiền.
Trong cuộc điều tra, CNN đã xem một số trong 1.500 bức thư mà nạn nhân viết cho bà Duval và được giới chức Mỹ thu trong vòng vài tuần. Các bức thư vẽ ra một bức tranh tuyệt vọng của nạn nhân: những khoản nợ lớn, bệnh tật, lo lắng về an sinh xã hội, phúc lợi y tế… Với một số nạn nhân, thư từ với bà Duval là mối quan hệ mà họ trân trọng nhất, mối quan hệ có thể khiến họ rời xa thực tế.
Quá nhiều người gửi các khoản tiền nho nhỏ cho bà Duval đến mức tổng cộng số tiền mỗi người gửi lên tới hàng nghìn USD trong vài năm. Khi cộng số tiền của các nạn nhân lại, con số sẽ lên tới hàng triệu USD. Chỉ riêng ở Mỹ và Canada, các điều tra viên ước tính âm mưu của bà Duval đã thu về hơn 200 triệu USD từ năm 1999. Thư của bà Duval xuất hiện ở hơn một chục quốc gia, gần đây nhất là Nga.
Tuy nhiên, bản thân bà đồng Duval vẫn là một bí ẩn. Cho dù có tên trên mọi bức thư nhưng các điều tra viên quốc tế không thể lần ra bà ta thực sự là ai. Có người nói bà ta là sản phẩm của một người đàn ông Argentina. Có người đồn bà ta do ai đó ở Singapore nhào nặn lên. Nhiều người cho rằng bà ta là người thật sống ở miền nam nước Pháp. Có người đoán bà ta là sản phẩm của băng nhóm tội phạm. Vậy rốt cuộc Maria Duval là ai?
Theo Thùy Dương (Báo Tin Tức)

Giải mã vụ lừa đảo lớn nhất lịch sử (Kỳ 2): Thứ 6 ngày 13

Mặc dù tên và chữ ký của bà Duval có trên mọi bức thư gửi cho các nạn nhân, nhưng các điều tra viên liên bang thậm chí còn không biết có phải bà Duval đứng đằng sau âm mưu lừa đảo này không hoặc bà ta có phải là người thực không.

   
NGƯỜI ĐÀN BÀ BÍ ẨN
Khi lần theo dấu vết của bà đồng người Pháp Maria Duval mà tên tuổi gắn với một vụ lừa đảo thuộc hàng lớn nhất lịch sử, đương nhiên cách đầu tiên mà người ta nghĩ tới là thăm dò cộng đồng ông đồng, bà đồng. Tuy nhiên, cũng giống như các điều tra viên quốc tế tìm cách đóng cửa mạng lưới lừa đảo này hàng chục năm nay, rất nhiều người trong cộng đồng đó nói với phóng viên CNN rằng họ không biết bà Duval ở đâu hoặc thậm chí không biết về sự tồn tại của bà ta.
Cái tên Duval là một nhân vật gây tranh cãi đã nhiều thập kỷ. Đối với những người ngưỡng mộ, bà ta là một cố vấn tin cậy, một nhà tiên tri biết trước may rủi và vận mệnh. Đối với những người chỉ trích, bà ta là một tội phạm vô lương tâm, chuyên lừa gạt tiền mồ hôi nước mắt của người già, người cô đơn và người trầm cảm trên toàn thế giới.
 giai ma vu lua dao lon nhat lich su (ky 2): thu 6 ngay 13 hinh anh 1
Hình ảnh được cho là của người phụ nữ tên là Maria Duval.

Mặc dù tên và chữ ký của bà Duval có trên mọi bức thư gửi cho các nạn nhân, nhưng các điều tra viên liên bang thậm chí còn không biết có phải bà Duval đứng đằng sau âm mưu lừa đảo này không hoặc bà ta có phải là người thực không.
Tìm kiếm trên mạng cho thấy có vô số người nổi tiếng tên là Maria Duval, từ một ca sĩ nhạc pop người Đức cho tới một nữ diễn viên Argentina. Có nhiều lời đồn đại trên mạng và chi tiết mơ hồ về cái tên Duval trên trang Wikipedia. Ví dụ, trang này nói tên thật của bà Duval là Carolina Maria Gambia và bà ta sinh ra ở Italy, sau đó chuyển tới Pháp. Các bức thư cho thấy bà ta đã làm bà đồng hơn 40 năm, xuất hiện hàng nghìn lần trên các phương tiện truyền thông.
Hình ảnh được cho là bà Duval là một phụ nữ tóc vàng, đánh phấn mắt gam lạnh, tóc ngắn. Hình ảnh này cũng xuất hiện trên trang web dưới cái tên Duval. Tuy nhiên, hình ảnh này đã bị gỡ xuống ngay sau khi phóng viên CNN bắt đầu điều tra.
Tới nay, những gì mà CNN thu thập được đều bắt đầu từ năm 1985. Khi đó, bà ta hoặc một ai đó giả là bà Duval đã được cấp quyền sử dụng thương hiệu Maria Duval. Trong nhiều thập kỷ sau đó, một loạt thương hiệu khác đã được tung ra trên toàn cầu, trong đó nhiều thương hiệu có thể do chính bà Duval đăng ký. Nhưng ngay cả các luật sư đại diện cho bà ta cũng nói rằng họ thực sự chưa bao giờ gặp mặt hay nói chuyện trực tiếp với bà ta. Ví dụ như một luật sư đại diện cho bà Duval trong những năm 1990, ông này cho biết chỉ liên lạc với một luật sư ở nước ngoài nhưng không bao giờ trực tiếp với bà Duval.
Sau này, năm 2006, bà Duval thậm chí còn ký một giấy tờ nộp lên Cơ quan Thương hiệu và Bản quyền Mỹ. Phóng viên điều tra CNN cho rằng chữ ký này có thể là chìa khóa để tìm bà Duval nhưng khi gọi điện và gửi thư điện tử liên tục với vị luật sư nộp hồ sơ đều không nhận được câu trả lời.
Tiếp đó, năm 2009, trong một vụ tranh chấp thương hiệu, một công ty Hà Lan cho biết bà Duval đã cho phép công ty dùng tên bà ta và cho phép thực hiện các hoạt động cho bà ta. Điều đó nghĩa là có những người khác có thể liên quan tới mạng lưới lừa đảo này.
Bà đồng giấu mặt
Về phần các chính phủ, cho dù liên tục điều tra và có nhiều bằng chứng cho thấy các tuyên bố tiên tri của bà Duval chỉ là tưởng tượng, nhưng không có một cơ quan chính phủ nào, kể cả ở Mỹ hay ở nước ngoài, từng gặp mặt bà Duval để thẩm vấn.
Cảnh sát Windsor ở Ontario (Canada) đã điều tra một mẩu quảng cáo trên báo liên quan tới bà Duval, trong đó bà ta tuyên bố biết “bí mật của một lực lượng bí ẩn có khả năng thu hút sự may mắn tên là Egrigor của thứ 6 ngày 13”. Tuy nhiên, cảnh sát ở đây cho biết họ không bao giờ có thể tìm thấy người hoặc những người chịu trách nhiệm. Vì thế, họ không đưa ra được cáo buộc nào.
Chính phủ Mỹ cũng “bó tay” trong lần theo dấu vết của bà Duval. Bà ta đã ký một giấy thanh toán với Cơ quan Bưu chính Mỹ năm 2007. Tuy nhiên, không ai liên quan tới việc này có thể nói chữ ký kia đến từ đâu. Luật sư từng đại diện cho bà Duval thì nói ông không thể nói chuyện liên quan tới khách hàng cũ.
Mạng lưới Thực thi pháp luật và Bảo vệ người tiêu dùng quốc tế đã mô tả bà Duval là một nhân vật hư cấu sau khi nỗ lực ngăn chặn toàn bộ quảng cáo và thư từ gửi của bà ta tại 9 quốc gia. Na Uy đã đóng các tài khoản ngân hàng mà các nạn nhân được hướng dẫn gửi tiền vào đó, đồng thời ngăn chặn báo chí đăng quảng cáo của bà Duval.
Mặc dù báo chí bàn luận về danh tính của bà Duval từ lâu nhưng chỉ có đôi ba nhà báo tuyên bố đã thực sự phỏng vấn bà ta. Một phụ nữ được cho là bà Duval trong khi trả lời phỏng vấn một đài phát thanh Australia năm 2000 không đề cập tới những tranh cãi về bản thân. Thay vào đó, người này dành cả 15 phút phỏng vấn để khoe về năng lực giác quan thứ sáu. Người phỏng vấn còn ví bà ta với một nhân viên xã hội vì bà ta khoe đã giúp rất nhiều người. Bà Duval nói: “Bằng kỹ năng của tôi, mục đích của chúng tôi là giúp càng nhiều người càng tốt. Tôn giáo đang biến mất. Cơ cấu gia đình không còn như trước. Vì thế phần lớn mọi người cần kể và nói về vấn đề của mình với ai đó. Tôi hi vọng tôi sẽ đóng vai trò đó”.
Một trong những lần cuối cùng mà người ta nhìn thấy bà Duval trên truyền thông là lần xuất hiện đình đám năm 2008 ở Nga. Tại đó, bà ta dự báo một người Mỹ gốc Phi sẽ trở thành tổng thống Mỹ chỉ vài tuần trước khi cuộc bầu cử diễn ra. Sau đó, tháng 12.2008, một tờ báo Pháp thông báo bà Duval đã trở lại thành phố nhỏ Callas.
Kể từ đó, bà Duval dường như đã nghỉ hưu hoặc ẩn náu. Giấy tờ liên quan tới thương hiệu cho thấy bà ta đã chuyển quyền quốc tế đối với cái tên Duval cho một công ty bình phong cuối năm 2008. Chính là công ty Hà Lan đã nhắc tới ở trên. Từ đó, số lần bà Duval xuất hiện trên truyền thông, YouTube và báo chí giảm dần. Nhưng, các lá thư từ bà Duval vẫn xuất hiện đều đều.
Rõ ràng là cho dù bà Duval là có thật và là người đứng sau vụ lừa đảo này thì mọi chuyện giờ không chỉ giới hạn ở một người phụ nữ. Sau khi tìm hiểu hệ thống trang web xung quanh bà Duval, phóng viên CNN đã phát hiện một số nhân vật mờ ám có thể đứng đằng sau vụ lừa đảo lớn này. Mạng lưới quốc tế này đã giúp vụ lừa đảo tồn tại trên toàn thế giới như thế nào?
Theo Thùy Dương (Báo Tin Tức)

Giải mã vụ lừa đảo lớn nhất lịch sử (Kỳ 3): Mạng lưới xuyên quốc gia

Trong những năm qua, vụ lừa đảo xoay quanh bà đồng Duval đã mở rộng ra toàn thế giới. Ngày càng rõ ràng là một trong những vụ lừa đảo qua thư khét tiếng nhất lịch sử khó có thể là tác phẩm của chỉ một bà Maria Duval nào đó.

   
MẠNG LƯỚI QUỐC TẾ
Trong những năm qua, vụ lừa đảo xoay quanh bà đồng Duval đã mở rộng ra toàn thế giới. Mỗi khi mạng lưới lừa đảo bị đánh sập ở một nước này, nó lại nhanh chóng xuất hiện ở nước khác. Trong quá trình tìm Maria Duval, phóng viên CNN đã lần ra cả một mạng lưới rối rắm gồm các nhân vật mờ ám và công ty bình phong. Nhiều trong số các công ty này dường như đã phát tán thư từ bà Duval suốt hàng chục năm qua. Mỗi khi phóng viên CNN tưởng là đã tìm ra chủ mưu thực sự thì lại thấy một người khác, một công ty khác xuất hiện.
 giai ma vu lua dao lon nhat lich su (ky 3): mang luoi xuyen quoc gia hinh anh 1
Cái tên Joseph Patrick Davitt xuất hiện trong tên miền trang web của Maria Duval.
Dấu vết đầu tiên là vụ Bộ Tư pháp Mỹ tìm cách ngăn chặn bà Duval và một ông đồng tên là Patrick Guerin năm 2014. Các bức thư của bà Duval được cho là xuất phát từ một công ty Canada nhỏ tên là công ty tiếp thị trực tiếp Infogest. Để trốn tránh chính quyền, Infogest đã gửi thư theo kiểu zigzag khắp Bắc Mỹ trước khi chuyển thư tới địa chỉ của nạn nhân.
Cụ thể, Infogest đã thuê một công ty ở Canada in thư của Duval để gửi cho hàng nghìn người già Mỹ. Thư sau đó được công ty này cho xe tải chuyển đi khắp biên giới Canada tới Albany, New York. Tại đây, thư được gửi đi theo lô 50.000 lá một lần.
Người nhận thư được hướng dẫn gửi tiền, thông tin cá nhân, ảnh, lọn tóc... cho bà Duval để giúp bà “mài giũa” năng lực tiên tri. Nạn nhân gửi thư tới một công ty tên là Trung tâm Nghiên cứu Vận mệnh ở Hong Kong (Trung Quốc) theo địa chỉ ở Mỹ hoặc Canada.
Tại các địa chỉ này, thư sẽ được gom lại và gửi tới một công ty ở Long Island, New York tên là Tập đoàn Tiếp thị Dữ liệu. Công ty này được cho là có trách nhiệm xử lý các khoản tiền nạn nhân gửi, hướng dẫn công ty khác gửi các bùa chú cho nạn nhân. Các bùa chú thực ra là những thứ rẻ tiền từ Trung Quốc. Cứ hai tuần, Tập đoàn Tiếp thị Dữ liệu xử lý số tiền lên tới 500.000 USD. Họ vứt bỏ những thứ không phải là tiền như tóc hay ảnh. Nạn nhân sau đó được đưa tên vào danh sách tổng hợp rồi họ lại được gửi thư mới đề nghị gửi thêm tiền. Cứ như thế, vòng gửi thư, nhận thư diễn ra liên tục.
Cuối năm 2014, Bộ Tư pháp Mỹ đóng cửa mạng lưới làm ăn này khi cấm cả Tập đoàn Tiếp thị Dữ liệu và công ty Infogest gửi thư ở Mỹ. Hàng chục hộp thư nhận tiền bị tịch thu. Hiện cuộc điều tra hình sự đang diễn ra nhưng giới điều tra Mỹ chưa thể chỉ tên ai đứng sau hoạt động này.
Do đó, phóng viên CNN đã tự mình điều tra và họ cho rằng một người Australia tên là Joseph Patrick Davitt và công ty Listano của ông ta là chìa khóa để giải mã bí ẩn Maria Duval. Tên công ty Listano xuất hiện trong đăng ký tên miền mariaduval.com và mariaduval.net. Listano cũng là chủ hiện tại của các thương hiệu quốc tế mang tên Duval.
Tuy nhiên, khi phóng viên CNN tìm hiểu thêm về Davitt, họ cho là có khả năng ông ta chỉ là người được thuê để che giấu chủ mưu thực sự. Khi đánh hơi thấy bị điều tra, trang web của ông ta đã ngừng hoạt động, tài khoản LinkedIn bị xóa và khi gọi điện xưng là phóng viên tìm Maria Duval thì ông ta không nói gì. Sau một tuần liên tục gọi điện lại và không ai nghe máy, phóng viên CNN bất ngờ khi thấy giọng nói tự động trong điện thoại nói đây là công ty SuperGreen Lawn Seed, chứ không phải Listano như trước. Tìm hiểu thì công ty này hóa ra là một trong các công ty của Davitt. Gọi điện, gửi thư liên tục nhưng đều vô ích.
 giai ma vu lua dao lon nhat lich su (ky 3): mang luoi xuyen quoc gia hinh anh 2
Phóng viên CNN đã rất vất vả trong tìm manh mối vụ Maria Duval.
Khi bế tắc với ngõ cụt này, phóng viên CNN lần tìm mọi thứ về Listano, dùng Google Street View để tìm tòa nhà công ty theo địa chỉ ở Anh nhưng không nhìn thấy công ty nào như vậy. Khi xem dữ liệu đăng ký công ty ở Anh, có tới cả trăm doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại địa chỉ mà công ty Listano cũng đăng ký. Điều lạ là tên của nhiều công ty lại do một người làm giám đốc.
Sau khi gọi điện thoại cho rất nhiều đầu mối với hi vọng tìm ra lời giải, chỉ có một người duy nhất trả lời điện thoại của phóng viên CNN. Đó là người tên là Lukas Mattle, một giám đốc của công ty Infogest ở Canada nói trên. Infogest thực ra chỉ là một nhánh nhỏ của một công ty Thụy Sỹ Infogest S. A – chuyên chịu trách nhiệm các hoạt động toàn cầu của bà Duval. Khi được hỏi về Duval, ông ta nói rằng công ty và Duval giờ “đã kết thúc”. Phóng viên CNN tìm hiểu và phát hiện ra Infogest S. A đã đóng cửa năm 2014. Thế nhưng tại sao thư của bà Maria Duval vẫn xuất hiện ở nhiều nước?
Lúc bế tắc với câu hỏi này thì một tia sáng le lói. Một trong số nhiều người mà phóng viên CNN nhắn tin qua LinkedIn để hỏi, có một người đã trả lời. Khi liên lạc qua điện thoại, ông ta giấu tên, nói rằng mình làm việc cho Astroforce, một trong số các công ty liên hệ chặt chẽ nhất với bà Duval, xuất hiện trên lịch sử tên miền trang web của bà ta và là công ty xuất bản nhiều cuốn sách của bà ta. Ông ta gợi ý nên điều tra vào hai doanh nhân châu Âu Jacques Michel Mailland và Jean - Claude Reuille. Reuille điều hành cả Infogest và Astroforce, còn Mailland là “thiên tài gửi thư” – người bịa ra câu chuyện cho các bức thư. Người này nói rằng do bà Duval là bà đồng nổi tiếng có thể tìm người mất tích nên Mailland quyết định thuê bà ta làm gương mặt và tên của chiến dịch gửi thư đầu những năm 1990. Không rõ bà Duval được trả thù lao như thế nào. Nguồn tin giấu tên cho biết ông làm việc cho Astroforce trong những năm 1990 và nghe nói công ty này đóng cửa nhiều năm rồi, nên sốc khi biết vụ lừa đảo vẫn hoành hành.
Cuộc nói chuyện khiến phóng viên CNN rất vui mừng vì cuối cùng cũng có người cho họ biết những chi tiết mới quan trọng. Người đó cũng khẳng định Mailland và Reuille là trung tâm của vụ việc.
Thực ra, hai cái tên này không mới với CNN. Mailland là một người liên hệ được liệt kê trên trang web của Maria Duval trong nhiều năm và là giám đốc một trong những công ty của Astroforce. Reuille thì kín tiếng hơn nhưng hồ sơ đăng ký công ty ở Thụy Sỹ cho thấy Infogest từng có tên là Reuille Holding khi ông này làm giám đốc. Một số nhân viên khác của Infogest cũng cho biết Reuille điều hành công ty phát tán thư của Duval.
Vậy Mailland và Reuille là ai và có phải họ là chủ mưu của vụ lừa đảo đằng sau cái tên Maria Duval?
Theo Thùy Dương (Báo Tin Tức)

Giải mã vụ lừa đảo lớn nhất lịch sử (Kỳ 4): Doanh nhân mờ ám

Khi tìm hiểu về hai doanh nhân châu Âu Jacques Mailland và Jean-Claude Reuille được một nguồn tin giấu tên gợi ý, phóng viên CNN đã phát hiện ra những điều kỳ lạ.   

    DOANH NHÂN MỜ ÁM
    Mailland chính là người đã biến bà Duval từ một bà đồng Pháp ở một thành phố nhỏ trở thành một hiện tượng quốc tế khi lấy hình ảnh và chữ ký bà ta đưa vào hàng triệu bức thư. Tên Mailland xuất hiện trên đăng ký tên miền cho các trang web của bà Duval. Facebook có hình ảnh ông ta chụp cùng các cháu, lướt ván diều, nghỉ dưỡng ở Brazil. Hồ sơ Google+ có bạn bè là ông đồng Patrick Guerin. Trong đó cũng có danh sách người tham dự một hội thảo tiếp thị cách đây vài năm và ông ta là đại diện một công ty Thụy Sĩ mang tên World of Concepts - cái tên xuất hiện trên đăng ký bản quyền các quảng cáo cho bà Duval ở Nga và Ukraine. Điều này cho thấy công ty trên đã phụ trách đăng các quảng cáo cho bà Duval.
    Khi Willem Bosma, một phóng viên tờ Leeuwarder Courant của Hà Lan biết CNN đang điều tra Maria Duval, anh đã liên lạc và cung cấp cho họ nhiều thông tin mà anh đã điều tra năm 2007. Khi đó, Mailland phối hợp chặt chẽ với bà Duval, thậm chí còn được coi là thư ký riêng của bà này.
     giai ma vu lua dao lon nhat lich su (ky 4): doanh nhan mo am hinh anh 1
    Reuille (trái) từng ăn tối với bà Duval và ông Mailland.
    Phóng viên CNN đã tìm cách liên lạc với Mailland qua điện thoại, thư điện tử nhưng không thành công. Liên lạc với các con gái ông này cũng không được. Cuối cùng, họ đã gửi thư cho trường dạy lướt ván diều ở Brazil đã đăng các bức ảnh của ông Mailland và nhận được câu trả lời: Ông ta đã chết trong một tai nạn ở Pháp tháng 5.2015. Họ đã bỏ hàng tuần để tìm thông tin về vụ tai nạn hay hồ sơ về cái chết của ông ta nhưng không thấy.
    Khi cánh cửa đã đóng với Mailland, phóng viên CNN quay sang tìm hiểu về Jean-Claude Reuille - một người rất kỳ dị. Thông tin về ông này xuất hiện trong một bài báo đăng trên tạp chí L’Hebdo của Thụy Sĩ cách đây hơn 20 năm. Theo đó, ông Reuille liên quan tới một tôn giáo mà chưa ai nghe tới: Raelism. Tìm hiểu trên Google thì được biết đây là “tôn giáo UFO”, xoay quanh niềm tin rằng con người có tổ tiên là người ngoài hành tinh. Trang web này lấy hình ảnh ngôi sao 6 cánh làm logo. Reuille là người xuất bản một cuốn sách về người có tên Rael năm 2001 mang tên: “Nói có về nhân bản người: Cuộc sống vĩnh cửu nhờ khoa học”.
    Khi biết ông Reuille đã sống ở Thụy Sĩ nhiều năm rồi chuyển sang Thái Lan năm 2006, phóng viên CNN đã viết thư và gửi tới địa chỉ ở Thái và Thụy Sĩ. Họ bất ngờ khi nhận được thư trả lời từ chính Reuille và được ông ta cho số điện thoại để liên lạc.
    Reuille thừa nhận rằng Infogest từng là công ty của ông ta. Ông ta đã mua một số doanh nghiệp năm 1991 và năm 1996 thì gom các công ty vào dưới cái tên Reuille Holding, sau đó được đổi tên thành Infogest. Năm đó, ông ta đã bắt đầu bán các công ty và rời vai trò quản lý. Tuy nhiên, ông vẫn là cổ đông trong 10 năm - khoảng thời gian thư của bà Duval được phát tán khắp nơi. Khi được hỏi bán các công ty cho ai thì Reuille không chịu nói và cũng nhanh chóng phủ nhận liên quan tới Duval và thư từ của bà ta, ngay cả khi Infogest là đại diện điều hành kinh doanh cho bà Duval năm 2005. Ông ta cho biết không có vai trò quản lý Infogest năm 2005 và chỉ nhớ rằng bà Duval từng chu du thế giới với Mailland, rằng mình đã từng ăn tối với hai người.
    Theo lời Reuille, bà Duval và ông Mailland đều thuộc Công ty Astroforce nhưng nói mình không liên quan tới công ty đó. Điều này mâu thuẫn với những gì phóng viên CNN biết, rằng giữa Infogest và Astroforce có liên hệ chặt chẽ. Khi được đề nghị giải thích những mâu thuẫn đó, Reuille không bình luận gì và cứ khăng khăng không bao giờ quản lý Astroforce cũng như các công ty của Maria Duval. Nhưng cho dù ông Reuille có dính líu ngay từ đầu thì cũng không có bằng chứng gì cho thấy ông ta hiện có liên quan tới vụ lừa đảo.
    Trong khi Mailland đã chết, còn Reuille thì không chịu nói đã bán công ty cho ai, cái tên duy nhất được coi là Giám đốc Infogest gần đây là Beda Mattle, một người có rất ít thông tin. Thay vì tiếp tục tìm kiếm trong bế tắc thông tin về Mattle, phóng viên CNN lại tiếp tục quay trở về những dấu vết gần đây nhất của bà Duval.
    Đó là dấu vết tại Nga - nơi mà bà Duval có một loạt hoạt động, nổi bật là trang web mang tên bà ta có dịch vụ hướng dẫn tiên tri bằng tiếng Nga. Trên trang web này, họ bắt gặp cái tên mới: Doanh nhân Thụy Sĩ Lucio Parrella. Parrella hiện là người liên lạc trên trang web của bà Duval và làm việc cho Công ty World of Concepts - công ty đăng ký bản quyền các quảng cáo của Duval ở Nga. Khi được liên lạc qua điện thoại thông qua phiên dịch viên người Pháp, ông ta thừa nhận đang bán bản quyền sách của bà Duval cho công ty Listano và không biết gì về các bức thư của bà ta.
    Trong khi nói chuyện, dù lúc đầu nói không làm việc với ai tên Mailland nhưng Parrella lại lỡ lời nói có thể Mailland đã đưa tên mình làm địa chỉ liên lạc trên trang web của bà Duval. Điều đó cho thấy, Mailland vẫn tham gia phát tán thư cho bà Duval trong những năm gần đây.
    Có điều là Parrella không chỉ làm việc với một bà đồng Duval mà còn với một ông đồng nữa tên là Martin Zoller, một người Thụy Sĩ sống ở Panama. Parrella là Giám đốc Công ty Golden Mind chuyên cung cấp hướng dẫn tiên tri và lời khuyên của ông đồng Zoller trên toàn thế giới với một mức phí nào đó.
    Cùng với cái tên Zoller, phóng viên CNN bắt đầu lần ra một số hoạt động tiên tri khả nghi tương tự như vụ lừa đảo Maria Duval. Dường như có cả một thế giới ông đồng bà cốt với những cái tên, gương mặt và hứa hẹn cụ thể. Tất cả đều theo một mô hình cơ bản. Tuy nhiên, tất cả đầu mối đều quay trở lại với cái tên Duval.
    Sau chừng ấy thời gian điều tra, phóng viên CNN vẫn chưa chắp nối được các sự kiện, những cái tên và họ biết rằng cách duy nhất là phải gặp Maria Duval - cái tên bắt đầu vụ lừa đảo và do đó phải là cái tên giải thích mọi chuyện. Và hành trình của phóng viên CNN tìm bà Duval trên đất Pháp bắt đầu.
    Theo Thùy Dương (Báo Tin Tức)

    Mỹ nữ nào là người nắm giữ trái tim bạo chúa Tần Thủy Hoàng?

    Dù được coi là bạo chúa tàn ác bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng rốt cuộc cũng là một đấng nam nhi. Vậy mỹ nhân nào có thể nắm giữ trái tim của bạo chúa này?

       
    Tần Thủy Hoàng là người thống nhất Trung Quốc, xây dựng tước hiệu Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Có nhiều đánh giá cho rằng Tần Thủy Hoàng như là một bạo chúa.
    Tuy nhiên, ông lại có công thống nhất Trung Hoa, là người đầu tiên vẽ lên bản đồ Trung Quốc. Xét về mặt nào đó, Tần Thủy Hoàng là một anh hùng. Và anh hùng thường khó qua ải mỹ nhân. Vậy ai là mỹ nhân nắm giữ trái tim của bạo chúa này?
     my nu nao la nguoi nam giu trai tim bao chua tan thuy hoang? hinh anh 1
     Tần Thủy Hoàng. Ảnh minh họa.
    Chuyện dã sử Trung quốc đã xây dựng một giai thoại về chuyện này. Đó là câu chuyên tình trắc trở, đầy sóng gió của Tần Thủy Hoàng Đại Vương của nước Tần và A Phòng một cô gái con một thầy thuốc nước Triệu.
    Hai người quen biết nhau từ khi Tần Thủy Hoàng còn ở Hàm Đan Kinh đô nước Triệu. Khi Tần Thủy Hoàng được Lã Bất Vi giúp đỡ, trở về Hàm Dương kinh đô nước Tần thì A Phòng cũng theo cha đến Hàm Dương tìm hoa kim cúc để chế thuốc trường sinh, hai người gặp lại nhau. Tần Thủy Hoàng dưới danh nghĩa một anh thợ mộc đã ngỏ lời muốn kết hôn cùng A Phòng và đã được A Phòng nhận lời.
    Tình yêu của họ đã gặp muôn vàn trắc trở. Thái hậu Trịnh Cơ mẹ của Tần Thủy Hoàng và Lã Bất Vi tướng quốc nước Tần (thực ra là cha đẻ của Tần Thủy Hoàng) muốn Tần Thủy Hoàng lấy công chúa một nước khác để dùng thủ đoạn lấy hôn nhân liên kết chính trị. Bởi vậy thế lực này đã tìm mọi cách ngăn cản tình yêu của họ, thậm chí đã nhiều lần định giết cả A Phòng.
    Trong khi đó các nước khác như: Triệu, Sở, Hàn, Ngụy, Vệ… vì ôm hận phục thù nên muốn tìm mọi cách để ám sát Tần Thủy Hoàng. Lợi dụng việc Trường Lạc công chúa nước Triệu có dung mạo giống hệt như A Phòng, họ đưa cô đến để đóng giả làm A Phòng hòng ám sát Tần Thủy Hoàng. Nhưng không may công chúa lại bị tay chân của Đồng Thái thú giết chết vì chúng tưởng cô là A Phòng.
    Tần Thủy Hoàng vô cùng đau khổ trước cái chết của Trường Lạc công chúa mà Tần Thủy Hoàng tưởng là A Phòng nên đã cho thi hài công chúa vào một quan tài pha lê chờ người mang thuốc đến cứu chữa.
    Trong khi đó các nước kia khống chế và lợi dụng A Phòng (thật), họ đã tìm cách làm cô quên mất quá khứ, khống chế cô, hòng dùng cô đi ám sát Tần Thủy Hoàng.
    Nhờ Hoa Dương lão Thái Hậu bà của Tần Thủy Hoàng hát lại một bài hát cũ mà họ đã từng hát với nhau khi xưa, A Phòng mới bừng tỉnh. Hai người nhận ra nhau, tình yêu tưởng như đã đến với họ.
    Đúng lúc đó, khi Tần Thủy Hoàng quyết định đi đánh chiếm các nước khác nhằm thống nhất Trung Nguyên . A Phòng vì khuyên ngăn không được đã tự vẫn….
    Để tưởng nhớ mỹ nhân, Tần Thủy Hoàng đã cho xây một cung điện nguy nga mang tên người đẹp Cung A Phòng.
    Cung A Phòng được xây dựng bên bờ sông Vị, để nghỉ mát trong những ngày hè, với 700 cung thất. Để xây dựng cung A phòng, nhân công phải chở đá từ các núi phương Bắc xuống, chở gỗ ở các rừng phương Nam lên.
    Riêng việc chuyên chở vật liệu phục vụ xây dựng đã phải sử dụng 700 ngàn dân phu và tù nhân.Trong số ấy hàng ngàn người đã phải bỏ mạng vì tai nạn bệnh tật vì đời sống kham khổ của kiếp nô lệ và công việc nhọc nhằn.
     my nu nao la nguoi nam giu trai tim bao chua tan thuy hoang? hinh anh 2
     Ảnh minh họa.
    Cung A Phòng được kiến trúc rất quy mô, phòng lầu san sát, tất cả đều được chạm trổ với những nét điêu khắc và hoa văn rất độc đáo với diện tích chiếm hơn ba trăm dặm, tương đương một trăm năm mươi dặm Anh. Có tác giả đã cho rằng: “Các công trình xây dựng hiện đại ngày nay, dù quy mô đến mấy cũng không sao sánh được với Cung A Phòng”.
    Không còn Cung A Phòng, tất cả những mỹ nhân khác dù có đẹp đến mấy cũng chỉ xứng làm trò tiêu khiển. Tương truyền, mỗi buổi chiều Doanh chính ngồi trên một chiếc xe dê, các cung tần mỹ nữ ăn mặc đẹp đẽ khêu gợi đứng ở cửa phòng, tay cầm một nhành lá dâu non để nhử con dê đó.
    Khi con dê ăn lá dâu của ai thì đêm đó Doanh chính ngủ tại phòng của mỹ nữ ấy. Và ngày hôm sau lại từ đó mà xe dê đi tiếp, khi hết vòng sẽ quay lại từ đầu.
    Chính vì vậy mà hàng ngàn cô mỹ nữ đã chết già không hề nếm ngửi được một chút mùi đàn ông nào trong suốt cuộc đời, giữa những lầu son gác tía này.
    Và có vẻ như cái chết của Cung A Phòng góp phần không nhỏ biến Tần Thủy Hoàng thành ông vua đam mê quyền lực, làm tất cả để chứng tỏ quyền lực của bản thân và trở nên tàn bạo bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa.
    Theo PV (Gia đình Việt Nam)

    Thành phố cổ đại xây nên từ bùn

    Chan Chan là kinh đô vương quốc Chimor trong lịch sử Peru cổ đại, với các công trình kiến trúc được xây dựng từ bùn độc đáo.

       
     thanh pho co dai xay nen tu bun hinh anh 1
    Các tác phẩm trang trí trên tường khắp thành phố. Ảnh: Planedia
    Nền văn minh Inca là một trong những nền văn minh tiền Colombo (theo tên Christophe Colombus, nhà thám hiểm Bồ Đào Nha tìm ra châu Mỹ) đáng chú ý nhất từng tồn tại ở Peru. Tuy nhiên, trước đó còn có nhiều nền văn minh nổi bật khác, điển hình là nền văn minh của vương quốc Chimor.
    Theo Ancient Origins, đây là nền văn minh lớn nhất Peru trước khi bị người Inca da đỏ xâm chiếm. Kinh đô của vương quốc, thành phố Chan Chan, là một trong những thành phố ấn tượng nhất thời tiền Colombo Nam Mỹ.
    Chan Chan có nghĩa là Mặt Trời, cách thành phố Trujillo phía bắc Peru khoảng 5 km. Thành phố được xây dựng vào năm 850 và bị đế quốc Inca xâm chiếm năm 1470.
    Chan Chan không những là thủ phủ của vương quốc Chimor, mà còn là thành phố lớn nhất thời tiền Colombo ở Nam Mỹ. Điểm nổi bật nhất của nó, là tổ hợp công trình bằng gạch bùn lớn nhất thế giới. Chan Chan có diện tích khoảng 20 km2 với khoảng 100.000 dân trong thời kỳ hoàng kim vào năm 1200. Toàn bộ thành phố, từ những ngôi đền hùng vĩ nhất cho tới những ngôi nhà dân khiêm tốn nhất đều được xây bằng gạch bùn phơi khô. Các bức tường của thành phố được trang trí bằng những tác phẩm điêu khắc, phù điêu và chạm khắc nổi.
    Chan Chan thể hiện cấu trúc chính trị và xã hội chặt chẽ của vương quốc Chimor. Điều này được thể hiện rõ trong cách xây dựng thành phố. Trung tâm của thành phố là 9 khối công trình hình chữ nhật, hay còn gọi là các thành, được bao quanh bằng những bức tường đất cao và dày.
    Trong mỗi tòa thành, các tòa nhà như đền thờ, nhà ở và kho chứa được bố trí theo không gian mở. Các hồ chứa nước và khu chôn cất cũng được xây dựng ở trong thành. Ngoài 9 thành chính còn có 32 khu khác quy mô nhỏ hơn và 4 khu sản xuất với các hoạt động dệt may, kỹ nghệ sắt và chế biến gỗ.
    Các vùng ở xa hơn về phía bắc, đông và tây của thành phố là vùng nông nghiệp rộng lớn và các dấu vết của hệ thống thủy lợi còn sót lại. Điều này cho thấy thành phố Chan Chan có một sự phân cấp rõ ràng. Đô thị trung tâm được cung cấp các sản phẩm công nghiệp từ ngoại thành và các sản phẩm nông nghiệp từ các vùng trồng trọt ở xa hơn.
     thanh pho co dai xay nen tu bun hinh anh 2
    Sơ đồ bố trí một tổ hợp công trình trong thành phố. Ảnh: Lizardo Tavers
    Người châu Âu đầu tiên có mặt ở Chan Chan là Francisco Pizarro, một tướng viễn chinh người Tây Ban Nha. Ông và quân lính của mình đến đây vào khoảng năm 1532. Kể từ đó, thành phố luôn bị cướp bóc bởi các thợ săn kho báu Tây Ban Nha và các "huaqueros" (kẻ cướp mộ).
    Trong các báo cáo của Pizzaro, trên các bức tường và các công trình kiến trúc khác ở Chan Chan đều được trang trí bằng kim loại quý. Pedro Pizarro, một trong những người họ hàng của Francisco, đã tìm thấy một ô cửa phủ bạc, ước tính trị giá hơn 2 triệu USD theo thời giá hiện nay. Các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy điện thoại cổ nhất thế giới 1.200 tuổi ở Chan Chan.
    Tuy nhiên, mối đe dọa nguy hiểm nhất với Chan Chan không phải các thợ săn kho báu, mà là thời tiết. Mưa lớn, lũ lụt và gió mạnh có thể làm nhão các kết cấu bằng bùn khô của thành phố. Trong suốt thời gian tồn tại của vương quốc Chimor, hiện tượng El Nino, xảy ra theo chu kỳ 25-50 năm, gây ra thiệt hại lớn nhất cho thành phố.
    Ngày nay, El Nino xảy ra thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu, đe dọa tàn phá những di tích còn sót lại của thành phố này. Nhiều giải pháp đã được đưa ra để bảo vệ khu di tích, như sử dụng lều bạt che mưa. Một số gờ tường trang trí họa tiết cũng được làm cứng lại bằng dung dịch nước cất pha nhựa xương rồng, những chỗ khác thì được chụp hình và che phủ lại để bảo vệ.
     thanh pho co dai xay nen tu bun hinh anh 3
    Che bạt để bảo vệ di tích. Ảnh: Martin Garcia
    Theo Nguyễn Thành Minh (Vnexpress)

    Bí ẩn về cái chết thách thức hậu thế của bạo chúa Tần Thuỷ Hoàng

    Ngay từ khi lên ngôi lúc mới 13 tuổi, Tần Thủy Hoàng đã cho lệnh tìm kiếm địa điểm để bắt đầu xây dựng lăng mộ cho mình. Ông thậm chí cho xây dựng cả một thế giới thu nhỏ trong lăng để khi chết đi vẫn có thể duy trì quyền lực ở một thế giới khác.

       
    Tự xây lăng mộ cho mình, lăng mộ hoàn thành cũng là lúc tuyệt mệnh
    Tần Thủy Hoàng tên thật là Doanh Chính, là vị vua thứ 36 của nước Tần đồng thời là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu vào năm 221 TCN.
    Sau khi thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng và thừa tướng Lý Tư đã thông qua một loạt các cải cách lớn trong đó có điều chỉnh thuế suất và nô dịch. Ông đã cho tiến hành xây dựng và hợp nhất các bộ phận của Vạn Lý Trường Thành cùng hệ thống cung điện, lăng tẩm cũng như hệ thống phòng thủ biên giới.
    Tần Thuỷ Hoàng qua đời khi 49 tuổi, cái chết của đại nhân vật lịch sử này vẫn còn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp.
    Đứng đầu một nước, có thể đánh đông đẹp bắc thống nhất thiên hạ song Tần Thuỷ Hoàng lại là một vị hoàng đế luôn bị ám ảnh bởi cái chết. Ông sẵn sàng chi vàng cũng như giết người không ghê tay để có thể tìm được lời giải cho giấc mơ bất tử.
     bi an ve cai chet thach thuc hau the cua bao chua tan thuy hoang hinh anh 1
    Ảnh minh hoạ
    Ngay từ khi lên ngôi lúc mới 13 tuổi, Tần Thủy Hoàng đã cho lệnh tìm kiếm địa điểm để bắt đầu xây dựng lăng mộ cho mình. Ông thậm chí cho xây dựng cả một thế giới thu nhỏ trong lăng mộ của mình để khi chết đi vẫn có thể duy trì quyền lực ở một thế giới khác.
    Một điều khiến hậu thế phải đau đầu về Tần Thuỷ Hoàng đó chính là cái chết đầy bí ẩn của ông. Nguyên nhân cái chết của vị Hoàng đế này là gì? Liệu có phải ông đã tiên liệu được cái chết của mình khi lăng mộ vừa xây xong cũng là lúc hoàng đế băng hà hay là do một nguyên nhân gì khác?
    Chết vì giấc mơ bất tử?
    Cho đến nay, vẫn chưa có lời giải đáp chính thức nào cho cái chết bí ẩn của bạo chúa Tần Thuỷ Hoàng. Giới sử gia Trung Quốc hiện vẫn chia thành nhiều luồng ý kiến trái chiều. Trong đó, nhiều người cho rằng, vị hoàng đế này chết chính vì giấc mơ bất tử hoang đường.
    Luôn đau đáu một giấc mơ về loại thuốc trường sinh có khiến ông sống và an vị mãi mãi, vị vua này đã có không ít những quyết định có phần điên loạn.
    Nghe kể về núi Bồng Lai thần bí với loại quả tiên có thể giúp con người trường sinh, Tần Thuỷ Hoàng đã cho tàu chở hàng trăm đồng nam và đồng nữ đi tìm địa danh bí ẩn với những lời đồn đại về phương thuốc kỳ diệu này.
    "Đó là nơi nước từ tám phương trời, chín vùng đất và nước sông Ngân Hà chảy đổ vào. Nơi đây mọi cầm thú đều có màu trắng tinh khiết, cây cối bằng ngọc trai và san hô. Hoa trái thì thơm ngon, ai ăn được sẽ trẻ mãi không già và không chết", Liệt Tử Xung Hư Chân Kinh có viết.
    Sau khi việc tìm kiếm chốn thần tiên đó không thành, trong một lần lang thang ở Quốc sử quán (nơi lưu trữ sách sử), Tần Thủy Hoàng bất ngờ tìm thấy một cuốn sách cổ về y học trong đó có đề cập đến một chất có thể khiến con người trường sinh bất tử, đó chính là thủy ngân.
    Tần Thủy Hoàng thấy vậy liền cho người đi khắp nơi thu thập lượng lớn thủy ngân về cung. Thậm chí, ông còn cho thiết kế một hệ thống sông thủy ngân lỏng vây quanh lăng mộ của chính mình.
    Một số ghi chép cho rằng, chính việc quá tin tưởng vào phương thuốc thần kỳ thuỷ ngân, Tần Thuỷ Hoàng đã băng hà vì những viên thuốc độc đó.
     bi an ve cai chet thach thuc hau the cua bao chua tan thuy hoang hinh anh 2
    Đội quân đất nung bên trong lăng mộ bí ẩn của Tần Thuỷ Hoàng.
    Vị Hoàng đế chết vì bệnh
    Song, một luồng ý kiến khác lại cho rằng, vị hoàng đế này đã chết vì bệnh tật. Theo Sử ký, Tần Thủy Hoàng vốn từ nhỏ thể chất đã yếu đuối. Khi lớn lên, ông lại rất mực bảo thủ, mỗi ngày đều đích thân xử lý mọi công việc. Nếu không xong lượng việc đã đặt ra, ông nhất định sẽ không chịu nghỉ ngơi.
    Ghi chép khác thì viết rằng: “Tần vương mũi gãy, mắt dài, lưng chim ó, tiếng như sói, ít tạo ân đức, tâm địa thâm độc”. Theo đó, nhiều nhà sử học đã phỏng đoán Tần Thủy Hoàng mắc chứng xương mềm, hay gặp khó khăn trong việc thở nên khi lớn lên ngực giống như chim ó, tiếng giống như sói.
    Trong một chuyến tuần du tứ 5 đi tìm loại thuốc trường sinh, Tần Thủy Hoàng tới bến Bình Nguyên (nay ở gần Bình Nguyên, Sơn Đông) thì ngã bệnh. Ông hạ lệnh cho quân lính đưa mình về Hàm Dương song khi tới Hành cung Sa Khâu (nay nằm ở gần Quảng Tông, Hà Bắc), Tần đế đã băng hà.
    Nhiều người cho rằng, cơ thể vốn yếu bệnh của vị Hoàng đế này cộng thêm việc tuần du vào những ngày hè nóng nực đã khiến Tần Thủy Hoàng mắc bệnh mà chết. Thậm chí còn có ý kiến cho rằng, Tần Thủy Hoàng đã mắc bệnh viêm não trong những ngày nắng nóng đó.
    Bị hại mà chết
    Thế nhưng, dựa trên những gì sử sách ghi chép lại, không ít người vẫn hoài nghi về cái chết của vị Hoàng đế này và cho rằng, ông vốn là bị người hại mà chết. Đối tượng bị nghi vấn không ai khác chính là thái giám Triệu Cao, người mà Tần Thuỷ Hoàng luôn tin tưởng giữ bên mình.
    Trong chuyến tuần du định mệnh, Tần Thủy Hoàng còn mang theo quan Thượng khanh Mông Dự. Mông Dự vốn chốn thân thiết với vua, nhưng khi Tần Thuỷ Hoàng lâm trọng bệnh, Mông Dự lại bị điều về cửa ải nơi biên giới.
     bi an ve cai chet thach thuc hau the cua bao chua tan thuy hoang hinh anh 3
    Trang mô tả cảnh Tần Thủy Hoàng bị mưu sát. Ảnh: Ttufo
    Điều bất thường này khiến các học giả cho rằng, chính Triệu Cao đã tìm cách đẩy Mông Dự đi nhằm loại bớt cận thần, dễ bề mưu sát. Trước đó, Triệu Cao cũng từng bị Mông Nghị trị tội tử hình nhưng được Tần Thủy Hoàng tha cho nên mới thoát tội chết.
    Sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, Triệu Cao liền dùng thủ đoạn dụ dỗ, thuyết phục Hồ Hợi, vừa uy hiếp Lý Tư giả tạo di chiếu của Tần Thủy Hoàng trao ngôi vua lại cho Hồ Hợi, chỉ trích Phù Tô bất hiếu, Mông Điềm bất trung bắt họ phải tự sát.
    Tuy nhiên, cho đến nay, việc Tần Thủy Hoàng chết vì bệnh hay vì bị hãm hại vẫn chưa có câu trả lời chính xác cuối cùng bởi bí mật vẫn nằm trong chính lăng mộ trung tâm chưa được khai quật.
    Theo Diệu Ly (Khám Phá)

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét