Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI I - 3

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham danh lợi và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hồ Sơ Mật - Đại chiến Thế giới lần thứ Nhất - Tập 3/10

Chàng lính viết thư cho người yêu trước khi ra trận, 101 năm sau, điều không ngờ đã xảy ra

Diệp Anh |
Chàng lính viết thư cho người yêu trước khi ra trận, 101 năm sau, điều không ngờ đã xảy ra

Có lẽ khi viết bức thư tình tha thiết và mùi mẫn cho người yêu trước khi ra chiến trường, chàng lính người Anh đã không nghĩ được rằng 101 năm sau, số phận bức thư sẽ thế nào.

Trong thời kỳ chiến tranh nơi người ta nhìn thấy nhiều nhất là cảnh sinh ly tử biệt, tình thân và tình yêu luôn càng trở nên đáng trân trọng gấp bội phần.
Gần đây, một nhà sưu tầm, đồng thời là một chuyên gia về cổ vật đã tìm thấy một bức thư tình có "tuổi đời" hơn 100 năm cùng với đó là một chiếc nhẫn đính ước. Người này đã công khai nội dung bức thư vốn được một binh sĩ Anh gửi cho vợ tương lai của mình khi đó.
Chàng lính viết thư cho người yêu trước khi ra trận, 101 năm sau, điều không ngờ đã xảy ra - Ảnh 1.
Chiếc nhẫn được gửi kèm lá thư của George.
Nội dung bức thư được trang The Sun (Anh) đăng tải lại cách đây vài ngày. Theo đó, lá thư được viết vào tháng 3/1916 bởi một thanh niên có tên là George và nhận thư là một cô gái có tên Eileen.
Trong thư, George viết: "Anh xin lỗi vì phải xa em đường đột như thế này. Anh xin để lại chiếc nhẫn được tổ tiên truyền lại làm vật đính ước để hứa với em, đợi anh ra chiến trường trở về, nhất định anh sẽ cưới em làm vợ."
"Một cuộc chiến lớn đang đến rất gần, anh xin lỗi vì không thể tận tay đưa lá thư cũng như chiếc nhẫn cho em", một lần nữa, George lại nói lời xin lỗi với Eileen.
"Vì không thể tự tay đeo chiếc nhẫn này lên tay em, anh chỉ biết bày tỏ lời xin lỗi chân thành qua vài dòng chữ này. 
Nhưng anh chắc chắn rằng mẹ sẽ nghĩ cách để thay anh đưa bức thư này đến bên em sớm nhất. Xin em hãy đeo chiếc nhẫn này lên tay và mỗi lần nhìn thấy nó, xin em hãy nhớ đến anh."
Chàng lính viết thư cho người yêu trước khi ra trận, 101 năm sau, điều không ngờ đã xảy ra - Ảnh 2.
Lá thư đã nhuốm màu thời gian của George.
George cũng nhắn nhủ đến người yêu của mình rằng, dù anh có ở đâu đi nữa, lúc nào anh cũng sẽ nhớ về cô.
Vậy cuối cùng, Eileen có kịp nhận được thư của người yêu? Và liệu sau khi ra chiến trường, George có còn nguyên vẹn trở về? Người lính và cô gái mình yêu cuối cùng có được đoàn tụ hay không? Hay đã phải chia cắt bởi thời buổi loạn lạc, chết chóc khắp nơi?
Cho đến hiện tại, những câu hỏi trên vẫn chưa được tìm hiểu nên chưa có lời giải đáp song bức thư tình được viết bởi người lính trong bối cảnh thuốc súng triền miên cách đây cả một thế kỷ cho đến nay vẫn khiến không ít người xúc động.
Người phát hiện bức thư cho biết ông đang có kế hoạch tìm kiếm con cháu của hai nhân vật chính trong bức thư để hoàn thiện nốt câu chuyện tình vừa đời thường nhưng cũng rất kinh điển này.
Có lẽ khi viết bức thư này cho người yêu, chàng lính trẻ tên George ngày nào đã không thể ngờ được rằng những tâm tình của mình trước khi ra trận lại được cả thế giới biết đến sau 101 năm tồn tại cùng thời gian.
Và còn rất nhiều những bức thư xúc động khác...
Chiến tranh thế giới thứ nhất là một trong những cuộc chiến tàn phá châu Âu khốc liệt nhất. Khi đó, đã có khoảng 65 triệu người tham chiến, hơn 10 triệu người thiệt mạng, 20 triệu người bị thương.
Trong sự khốc liệt của cuộc chiến đó, từng bức thư tình truyền tải lại quá nhiều bi hoan ly hợp của các chiến sĩ vừa là tư liệu quan trọng ghi lại chiến tranh, vừa là tiếng chuông vang dội cảnh báo đến con người về những cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Vào trung tuần tháng 5 vừa qua, đã có hàng tá những bức thư tình mùi mẫn, chạm tới nhiều trái tim thế hệ, được viết trong thời kỳ thế chiến thứ nhất được công bố rộng rãi ra khắp thế giới.
Những bức thư tình đó chủ yếu được viết bởi các binh sĩ tham gia chiến dịch Passchendaele ở Bỉ. Trong chiến dịch đó, đã có đến hàng trăm nghìn người bị cướp đi mạng sống.
Chàng lính viết thư cho người yêu trước khi ra trận, 101 năm sau, điều không ngờ đã xảy ra - Ảnh 3.
Trong số những di vật của chiến tranh được công khai, có một bức thư của binh sĩ tên Paul Snell viết cho vợ mình là Alice và con gái của họ.
Trong thư, Paul viết rằng: "Khi tất cả những chuyện này kết thúc, chúng ta sẽ lại được trở về những ngày tháng trước đây, bù đắp cho những ngày tháng phải xa cách."
Thế nhưng không lâu sau đó, Paul đã hi sinh trong chiến dịch Passchendaele lần thứ 3.
Trong khi đó, một binh sĩ khác có tên Albert Ford vào thời điểm chuẩn bị ra chiến trường đã viết cho người vợ thân yêu của mình lá thứ cuối cùng.
Trong thư anh nói với vợ rằng nếu anh chết, chỉ cần cô nhớ đến anh là được, thỉnh thoảng hãy nhắc đến anh trước mặt các con và nếu có cơ hội, hãy đi bước nữa.
Chàng lính viết thư cho người yêu trước khi ra trận, 101 năm sau, điều không ngờ đã xảy ra - Ảnh 4.
"Em cần biết rằng trong chiến hào, anh chỉ nghĩ về em, em ở trong đầu anh, trong tim anh, trong lồng ngực của anh. Em là người duy nhất anh từng yêu và là tình yêu đích thực của đời anh."
Ngày 26/10/1917, Albert Ford tử trận và vợ anh cho đến mãi về sau vẫn giữ lá thư đó. Cả đời bà không tái hôn.
Tháng 2/1956, trước khi trút hơi thở cuối cùng, bà nói với các con rằng bà đã nhìn thấy ông đang đợi ở góc phòng.
theo Trí Thức Trẻ

Chuyện chưa kể về những nữ chuyên gia mật mã lỗi lạc trong lịch sử thế giới

Ngọc Anh |
Chuyện chưa kể về những nữ chuyên gia mật mã lỗi lạc trong lịch sử thế giới

Phủi bụi thời gian, các nhà báo lật tìm lại những nữ chuyên gia mật mã lỗi lạc nhưng ít ai biết trong lịch sử thế giới.


Năm 1917, Hoa Kỳ chuẩn bị nhảy vào cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ nhất. Thế nhưng, quân đội Hoa Kỳ lúc bấy giờ thưa thớt, khả năng thu thập thông tin lại rất hạn chế, phần vì chưa thành lập những cơ quan như NSA (Cơ quan An ninh Quốc gia) hay CIA (Cơ quan Tình báo Trung ương).
Chuyện chưa kể về những nữ chuyên gia mật mã lỗi lạc trong lịch sử thế giới - Ảnh 1.
Elizebeth Friedman và chồng William.
Hai nhân vật gánh vác trọng trách nặng nề nhất của nhiệm vụ phi thường này là bà Elizebeth Smith và ông William Friedman, sau này họ trở thành vợ chồng.Trong tình hình đó, nhiệm vụ phá mật mã trong quân đội được thực hiện ở quy mô nhỏ nhưng cực kỳ cam go tại dinh thự của triệu phú lập dị George Fabyan, vùng nông thôn Illinois.
Thú vị là, cả hai đều không được đào tạo chính thức về phân tích mật mã. Thời đại học, Elizebeth nghiên cứu thơ ca, văn chương còn Friedman được trao bằng Tiến sĩ Di truyền.
Thế nhưng, bằng sự kết hợp khả năng nhận thức ký hiệu từ văn chương và phân tích di truyền, họ đã phá thành công những mật mã khó nhằn nhất.
Chủ sở hữu của tòa dinh thự nơi Elizebeth và William làm việc là George Fabyan. Nghi ngờ những vở kịch ghi tên William Shakespeare là sản phẩm trí tuệ của người bạn cùng thời - nhà khoa học và chính khách Francis Bacon - Fabyan tuyển một nhóm nhân viên, gồm Elizebeth, nghiên cứu thông điệp bí ẩn trong một tác phẩm của Shakespeare để minh chứng cho niềm tin cá nhân.
Nhưng câu chuyện không đơn giản như vậy. Tòa dinh thự rộng lớn ở Riverbank còn là địa điểm làm việc của những nhà khoa học tài ba có nhiệm vụ phát minh đạn dược mới cho quân đội, hoặc phát triển các giống lúa mỳ chịu hạn.
Nhận xét về vị triệu phú này, Jason Fagone, tác giả cuốn sách Người phụ nữ giải mật mã viết về Elizebeth Friedman, cho biết:
Nói một cách lịch sự, ông ta là kẻ điên rồ. Fabyan mặc quần cưỡi ngựa mọi lúc mọi nơi dù chẳng ai thấy ông ta cưỡi ngựa bao giờ. Ông ta tự gọi mình là đại tá dù chưa từng phục vụ trong quân đội”.
Dù sao đi nữa, tính cách kỳ dị của Fabyan cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho đội giải mật mã của Mỹ hoạt động vào thời điểm khủng hoảng quốc tế ấy.
Chính tại nơi này, tài năng của Elizebeth bắt đầu tỏa sáng. Cô sinh viên ngành văn học trở thành một trong những chuyên gia giải mật mã vĩ đại nhất trong lịch sử, bên cạnh người chồng William lừng lẫy - cha đẻ của ngành phân tích mật mã (ngành học nghiên cứu các phương thức để thu được ý nghĩa của thông tin đã được mã hóa).
Điều kỳ lạ là, dù những thành tựu của William được ghi lại rất rõ ràng và cẩn thận, tài năng của Elizebeth gần như bị gạt ra ngoài lề trong suốt hàng chục năm ròng.
Chuyện chưa kể về những nữ chuyên gia mật mã lỗi lạc trong lịch sử thế giới - Ảnh 2.
Elizebeth Friedmam đã giúp Hoa Kỳ giải mã nhiều thông điệp bí ẩn của đối thủ.
Dù lý do là gì đi nữa, không ai có thể phủ nhận Elizebeth sở hữu trí tuệ sắc bén, kỹ năng giải quyết, tính toán khéo léo, chính xác, biến những ký tự lộn xộn, vô nghĩa trở thành thông tin quan trọng.
Bà đã mày mò, tham khảo các phép thống kê tần số của chữ cái và từ ngữ trong nhiều ngôn ngữ khác nhau để phát hiện ra chữ cái mang trong mình bí mật.
Ví dụ, trong dòng mật mã “UIF GPY KVNQFE PWFS UIF GFODF”, Elizebeth đoán “F” được dùng thay cho “E” vì nó xuất hiện nhiều lần và “E” là chữ cái được sử dụng nhiều nhất trong Tiếng Anh. “UIF” là một từ có 3 chữ cái kết thúc bằng “E”, từ đó suy ra “THE”.
Đây là một thuật toán khá đơn giản vì các chữ cái trong bảng chữ cái lần lượt đổi chỗ từ trái sang phải: “THE FOX JUMPED OVER THE FENCE” – “Con cáo nhảy qua hàng rào”.
Elizebeth rõ ràng có thể giải được những mật mã hiểm hóc hơn thế này rất nhiều. Dù chữ cái có bị đảo lộn theo nhiều quy luật khác nhau, bà cũng không bao giờ đầu hàng.
Sau khi Chiến tranh Thế giới I kết thúc, Elizebeth vẫn tiếp tục làm sáng tỏ những thông điệp bí ẩn. Bà lập nhiều công lớn khi giải thành công mật mã giúp tống tội phạm nguy hiểm vào tù. Có thể nói, người phụ nữ này là vũ khí bí mật tối quan trọng của chính phủ Hoa Kỳ lúc bấy giờ.
Nhờ có những tài liệu mới được chính thức công bố gần đây, chúng ta mới biết trong Chiến tranh Thế giới II, Elizebeth đã đánh sập một mạng lưới do thám của Đức Quốc xã đang xúi giục cách mạng phát xít tại Nam Mỹ, nhằm tấn công Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, suốt nhiều thập kỷ, FBI chưa từng công khai hay khẳng định chủ nhân của chiến tích này. Còn Elizebeth, đã thề giữ bí mật và không màng danh tiếng, giữ im lặng bấy lâu.
Chuyện chưa kể về những nữ chuyên gia mật mã lỗi lạc trong lịch sử thế giới - Ảnh 3.
Một trong nhiều văn phòng của những người phụ nữ giải mật mã.

Khi Elizebeth mới dấn thân vào ngành giải mã, bà là một trong vài người phụ nữ hiếm hoi làm công việc này. Thế nhưng, đến Chiến tranh Thế giới II, tình hình đã khác đi rất nhiều.
Liza Mundy, tác giả của cuốn sách Những cô gái mật mã: Chuyện chưa kể về những nữ chuyên gia phá mã của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới II, tiết lộ cả Hải quân và Quân đội Hoa Kỳ đã tuyển dụng hàng ngàn phụ nữ làm việc trong quy trình giải mật mã.
Nhiều nữ sinh ngành toán học, khoa học hoặc ngôn ngữ và các cô giáo nhận được mật thư mời phỏng vấn tại trường Wellesley College. Người gửi là một giáo sư thiên văn học”.
Mỗi ứng viên được chọn sẽ tham gia vào một khâu của quy trình giải mật mã, đơn giản là sắp xếp các mảnh giấy hoặc xử lý thông tin đã được mã hóa nhưng còn lộn xộn.
Tuy nhiên, Mundy và Fagone khẳng định, lịch sử đã chứng kiến những người phụ nữ phi thường có vị trí cao và quan trọng trong công việc này.
Genevieve Grotjan là một trường hợp như thế. Tháng 9/1940, khi cả nhóm do William Friedman hướng dẫn đang nỗ lực giải mật mã "Tím" của Nhật Bản, bà đã khám phá ra một ký tự quan trọng, trực tiếp dẫn đến thành công của cả đội. Thầy giám sát Frank Rowlett còn hét lên hưởng ứng: “Nó đây rồi! Nó đây rồi! Gene đã tìm thấy thứ chúng ta đang tìm kiếm!"
Chuyện chưa kể về những nữ chuyên gia mật mã lỗi lạc trong lịch sử thế giới - Ảnh 4.
Ann Caracristi là nữ phó giám đốc đầu tiên của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ.
Một nhân vật tiêu biểu khác là Ann Caracristi, sau này trở thành nữ phó giám đốc đầu tiên của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ. Bà cùng đồng nghiệp Wilma Berryman liên tục làm sáng tỏ các mã địa chỉ của quân đội Nhật Bản, cung cấp thông tin cho Lầu Năm Góc mỗi ngày.
Tại nước Anh nổi tiếng với nghệ thuật giải mật mã, phụ nữ cũng giữ vai trò quan trọng.
Kể từ khi bức tường im lặng xung quanh Bletchley Park - một trong những địa điểm tối mật của các chuyên gia giải mã, nơi ra đời những đột phá của nhà khoa học máy tính Alan Turing - được dỡ bỏ, tên tuổi của những nữ chuyên gia giải mã như Joan Clarke, Mavis Batey và Margaret Rock nhanh chóng trở thành đề tài của phim ảnh và sách báo.
Một trong những nhân vật điển hình đang bước ra khỏi bóng tối là Winifred "Wendy" White.
Chuyện chưa kể về những nữ chuyên gia mật mã lỗi lạc trong lịch sử thế giới - Ảnh 5.
Cuộc đời của Winifred White vẫn còn là bí ẩn.
Theo một số tài liệu còn sót lại, White bắt đầu công việc giải mã vào năm 1916, cùng thời với Elizebeth Friedman. Mặc dù có rất ít thông tin về vai trò cụ thể của bà, White làm việc trong Văn phòng Chiến tranh và giúp phá vỡ một mật mã của hải quân Italy mang tên "Rosie".
Trong một tài liệu được tìm thấy ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, William Francis "Nobby" Clarke, một sĩ quan tình báo tại Bletchley Park, tiết lộ White là “một người phụ nữ khó tính”, không được đồng nghiệp yêu mến. Tại thời điểm sĩ quan Clarke viết lưu bút, bà đã có 14 năm kinh nghiệm và trình độ hiểu biết siêu đẳng về giải mật mã Italy, Pháp và Mỹ.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu và cây bút đáng tin cậy vẫn tiếp tục khám phá danh tính của các nữ chuyên gia mật mã lỗi lạc cũng như nhiều nhân vật khác xứng đáng được lưu danh.
Sự thật lịch sử không chỉ giúp chấm dứt những tranh cãi vô lý về vị trí, khả năng của phụ nữ so với đàn ông trong một số lĩnh vực nhất định như toán học hay lập trình máy tính, mà còn là nguồn cảm hứng vô cùng tận để phụ nữ hiện đại nắm bắt cơ hội phát triển.

Những "binh pháp" của Liên Xô khiến quân Đức hoảng loạn và đại bại

Quốc Vinh |
Những "binh pháp" của Liên Xô khiến quân Đức hoảng loạn và đại bại
Xe tăng máy kéo của Liên Xô từng là nỗi khiếp sợ của kẻ địch.

Từ sự phức tạp trong ngôn ngữ Nga, máy kéo ngụy trang thành xe tăng và những tay súng bắn tỉa trong lò nướng... quân Đức đã hoàn toàn hoảng loạn trước những thủ thuật của người lính Liên Xô.

Người Nga có thể không phải lúc nào cũng có kế hoạch hành động tuyệt hảo, nhưng rõ ràng họ rất giỏi ứng biến.
Dù đôi khi rơi vào tình huống tuyệt vọng, những người lính Nga vẫn cho thấy khả năng thích ứng tuyệt vời và đôi khi chính sự khéo léo này đã giúp họ xoay chuyển tình thế.
Tờ RBTH đã liệt kê những "binh pháp" quân sự bất ngờ nhất mà những người lính Nga đã sử dụng trong Thế chiến II.
Xe tăng máy kéo
Trong vài ngày đầu tiên của cuộc chiến, quân đội Đức đã phá hủy rất nhiều thiết bị của quân đội Liên Xô. Kết quả là, đất nước rơi vào thiếu hụt không còn xe tăng và các loại xe bọc thép khác.
Trong thời gian những người lính Xô Viết bảo vệ thành phố Odessa, họ nghĩ ra việc biến những chiếc máy kéo thành xe tăng.
Rõ ràng là một phương tiện gắn liền với nhà nông được trang bị súng không thay thế cho một cỗ máy chiến đấu bọc thép thực sự, nhưng khi họ bị tấn công bởi người Romania, binh lính Nga đã triển khai 20 chiếc máy kéo cải trang thành xe tăng và phản công vào giữa đêm với còi báo động và đèn pha gây bất ngờ cho kẻ thù.
Người Romania đã bị lừa dễ dàng và nhanh chóng chạy trốn.
"Ban đầu máy kéo ở Liên Xô được sản xuất theo cách mà chúng có thể dễ dàng được cải hoán thành xe tăng.
Trên thực tế, bề ngang của máy kéo Liên Xô rất vừa với bề ngang của một chiếc xe tăng", sử gia Yaroslav Listov giải thích.
"Vào thời điểm đó quân địch bị tấn công bởi thứ phương tiện kỳ lạ đó đã phải chạy trốn trong trạng thái hoảng loạn. Và những người lính của chúng tôi gọi đây là mô hình máy kéo "xe tăng NI" hay còn gọi là "Na Ispug" (nghĩa đen là "sợ hãi").
Tài liệu giả
Những binh pháp của Liên Xô khiến quân Đức hoảng loạn và đại bại - Ảnh 1.
Người Đức từng thất bại trong kế hoạch gián điệp trong lòng Liên Xô.
Trong thời gian phong tỏa Leningrad, các nhà lãnh đạo Đức thường xuyên gửi điệp viên đến thành phố thám thính. Họ đã có được những tài liệu tốt nhất cho sự thành công của chiến dịch cài cắm điệp viên, nhưng mọi thứ đã không như mong muốn khi người Nga dễ dàng nắm thóp.
Các nhà lãnh đạo Đức không thể hiểu làm cách nào mà người Nga có thể phát hiện ra gián điệp của họ dù cho những điệp viên này đã trà trộn trở thành những công nhân trong các nhà máy sản xuất.
Các chuyên gia của Đức đã sao chép y hệt thiết kế về giấy tờ của Liên Xô, sao chép màu sắc và phù hiệu bí mật, nhưng vẫn không thể đánh lừa được đối thủ.
Sau chiến tranh, "sai lầm" của người Đức đã được phơi bày rõ ràng.
Theo đó, người Đức đã quá tỉ mỉ và cẩn thận khi chế tạo các giấy tờ, hộ chiếu giả bằng thép không gỉ, không ăn mòn trong khi các giấy tờ, phù hiệu của Liên Xô được làm bằng kim loại dễ bị gỉ sét. Người Nga đã lừa người Đức một cách dễ dàng.
Bắn tỉa từ trong làng

Những binh pháp của Liên Xô khiến quân Đức hoảng loạn và đại bại - Ảnh 3.
Lính bắn tỉa Liên Xô.
Trong khi chiến đấu với các lực lượng Đức trên phần thượng lưu của sông Don, những tay súng bắn tỉa của Liên Xô đã tiêu diệt toàn bộ tiểu đoàn pháo cối của đối thủ mà không gặp bất kỳ thương vong nào.
Lực lượng Đức đặt tiểu đoàn của mình trong một khe núi được gia cố. Họ có tầm nhìn tốt nhất và là vị trí hoàn hảo để tấn công bất kỳ chiến sĩ Xô Viết nào lại gần.
Tuy nhiên, điều này không ngăn cản các tay súng bắn tỉa của Liên Xô tấn công trại địch. Hai người lính lẻn vào khe núi gần một trang trại vừa bị người Đức phá hủy. Để tránh bị phát hiện, những tay súng bắn tỉa đốt cháy các mảnh vụn gỗ và trốn trong lò của một ngôi nhà gần đó.
Vào buổi sáng, họ đã bắn hạ toàn bộ lính Đức, những người đã không nhận ra rằng họ đang bị kê súng vào đầu từ một lò nướng gần ngôi làng từng bị phá hủy trước đó.
Điên đầu vì mật mã

Những binh pháp của Liên Xô khiến quân Đức hoảng loạn và đại bại - Ảnh 4.
Ngôn ngữ phong phú của Nga từng khiến cho quân Đức giải mật mã sai.
Các chuyên gia giải mã của Hitler không gặp khó khăn khi phân tích các thông điệp mã hóa của Liên Xô gửi cho các lực lượng du kích.
Sau khi giải mã thành công, họ trao thông tin này cho các nhà lãnh đạo của mình. Nhưng mọi thứ không như mong đợi, các nhóm du kích này đã làm "điên đầu" quân Đức khi hành động hoàn toàn không giống với những gì mà thông điệp mô tả.
Thay vì chỉ có xe tăng bọc thép tham gia đợt tấn công, Liên Xô còn huy động thêm máy bay và súng trường tấn công đến chiến trường khiến cho quân Đức không kịp trở tay.
Sau này, người Đức mới nhận ra sự "đa dạng và phong phú" của ngôn ngữ Nga, hay nói cách khác là những tiếng lóng mà người nước ngoài không thể nắm rõ như người bản xứ.
theo Người đưa tin

Nắng nóng kỉ lục gây cháy rừng, bất ngờ lộ ra một thông điệp bí mật từ thời Chiến tranh Thế giới Thứ Hai

Dink |
Nắng nóng kỉ lục gây cháy rừng, bất ngờ lộ ra một thông điệp bí mật từ thời Chiến tranh Thế giới Thứ Hai

Đây là một trong số ít lần ta có thể nói cháy rừng mang lại một thứ gì đó thú vị.

Hạt Wicklow tại Ireland vừa trải qua một đợt cháy rừng lớn, khiến vô số người đứng trước nguy cơ mất nhà, thiệt mạng. Tuy nhiên, và có lẽ rất ít khi có thể nói câu này: đợt cháy rừng này mang lại một sự thật thú vị. Người ta phát hiện ra một thông điệp ẩn giấu giữa những làn cây, chỉ hiện ra khi cháy. Thông điệp đã tồn tại từ Thế chiến Thứ Hai tới giờ.
Đám cháy tại Bray Head để lộ ra những chữ cái EIRE được làm bằng đá, được đặt dọc bờ biển trong Thế chiến Thứ Hai nhằm báo hiệu cho máy bay ném bom rằng họ đang bay qua lãnh thổ trung lập. Trong tiếng Ireland, Éire có nghĩ là Ireland.
Đơn vị Cảnh sát Hỗ trợ trên không Ireland đã phát hiện ra thông điệp có thể thấy từ trên cao khi bay ngang qua địa phận Wicklow, nhằm khảo sát tình hình sau khi đám cháy diễn ra.
Và đây không phải là "biển báo" EIRE duy nhất trên đất Ireland. Dọc bờ biển, có rất nhiều những khu vực tương tự.
"Những biển báo được Ban phụng sự Theo dõi Bờ biển làm vào mùa hè năm 1944, để cảnh báo máy bay tham chiến không manh động trên lãnh thổ một nước trung lập", Michael Kenedy từ Tổ chức Phòng vệ Trung lập Ireland nói với Dublin Live. "Phải tới 150 tấn đá đã được sử dụng để làm tổng cộng 83 biển báo dọc bờ biển Ireland".
Kenedy còn nói thêm rằng: "Không lực Hoa Kỳ đã yêu cầu thực hiện những biển báo này, biến chúng thành phương tiện định vị cho phi công. Chính chúng đã giúp các máy bay ném bom của Mỹ băng qua Đại Tây Dương".
Tuy số lượng khu vực "biển báo" này rất nhiều, nhưng Đơn vị Cảnh sát Hỗ trợ trên không Ireland gọi đây là một khám phá bất thường, là vì có rất ít chỗ như vậy "sống sót" được qua Thế chiến Thứ Hai. Bạn có thể thấy những Eire còn sót lại trên tấm bản đồ này.
Khám phá này cũng hay đấy, nhưng nó vừa không phải là "Eire" duy nhất, mà cũng lại chẳng phải là khám phá lịch sử duy nhất hiện ra dưới đợt nóng cháy của mùa Hè châu Âu.
Giữa tháng Bảy, người ta phát hiện ra một dấu vết cổ đại bí ẩn cũng tại chính Ireland, cụ thể là ở Brú na Bóinne. Đợt hạn hán kéo dài đã khiến dấu tích có niên đại khoảng 5.000 năm tuổi hiện ra.
Nắng nóng kỉ lục gây cháy rừng, bất ngờ lộ ra một thông điệp bí mật từ thời Chiến tranh Thế giới Thứ Hai - Ảnh 1.
Cũng giữa tháng Bảy, người dân Anh phát hiện ra dấu tích của nền văn hóa cổ đại. Cũng nhờ đợt nóng kỉ lục nên mới thấy được.
Nắng nóng kỉ lục gây cháy rừng, bất ngờ lộ ra một thông điệp bí mật từ thời Chiến tranh Thế giới Thứ Hai - Ảnh 2.
Thú vị thật đấy, nhưng chúng không thể xua tan được cái nóng mùa hè. Người dân hứng thú với những khám phá đặc biệt này, nhưng không thể quá hào hứng khi mà nhiệt độ kỉ lục đang khiến cuộc sống khó khăn muôn phần.
theo Trí thức trẻ

5 lời nói dối có sức ảnh hưởng đến mức thay đổi một phần lịch sử Thế giới

Mây |
5 lời nói dối có sức ảnh hưởng đến mức thay đổi một phần lịch sử Thế giới

Đối với chúng ta, nói dối đáng bị lên án nhưng đối với một số người, đó là con đường ngắn nhất để họ đạt được mục đích. Trong lịch sử, có không ít những cá nhân nói dối "thần thánh" đến mức có thể qua mặt được các chuyên gia và người dân trên toàn thế giới.

1. Lời nói dối của Adolf Hitler 
Giai đoạn 1939-1945, cả thế giới đã phải trải qua những ngày tháng đen tối nhất của Chiến tranh Thế giới thứ II với sự tham dự của phát xít Đức do Hitler cầm đầu.
Trong sự nghiệp cầm quyền của mình, Adolf Hitler cùng với vây cánh Joseph Goebbels đã phát động một chiến dịch lớn, thuyết phục người dân Đức rằng, người Do Thái là kẻ thù của dân tộc.
Họ đổ tội cho người Do Thái chính là nguyên nhân làm người Đức thua trong Thế chiến I, và là những người máu lạnh, độc ác, sát hại trẻ em trong các dịp lễ thánh.
5 lời nói dối có sức ảnh hưởng đến mức thay đổi một phần lịch sử Thế giới - Ảnh 1.
Hitler quan niệm rằng: "Mọi lời nói dối, dù nhỏ hay lớn, khi nói ra thì mọi người sẽ đều tin nếu bạn nhắc lại nó đủ nhiều.
Vấn đề mấu chốt là người ta có đủ can đảm để nói dối hay không mà thôi".
Kết quả là với lời nói dối ấy, Hitler đã thành công trong việc thuyết phục cả dân tộc Đức rằng người Do Thái chính là kẻ thù của họ.
Từ đó, Hitler đã thoải mái triển khai được những kế hoạch bắt giữ, dồn người Do Thái vào các trại tập trung và tạo nên vụ thảm sát Holocaust mãi mãi đi vào lịch sử nhân loại về sự tàn ác.
2. Anna Anderson giả làm công chúa Anastasia
Năm 1918, cuộc cách mạng Bolshevik đã lấy đi mạng sống của công chúa Nga cuối cùng là Anastasia cùng với những thành viên hoàng tộc còn lại trong gia đình cô.
Tuy nhiên do không tìm thấy thi hài của cô trong hố chôn tập thể các thành viên gia đình, người ta lan truyền lời đồn rằng công chúa Anastasia đã trốn thoát và vẫn còn sống sót.
Do vậy, rất nhiều người đã tự nhận mình là công chúa Anastasia của dòng họ hoàng gia Romanov.
Anna Anderson là một trong những trường hợp nổi tiếng nhất tự nhận là con gái út của Sa hoàng Nicholas II.
5 lời nói dối có sức ảnh hưởng đến mức thay đổi một phần lịch sử Thế giới - Ảnh 2.
Giữa Anna Anderson và công chúa Anastasia có những điểm tương đồng đến kỳ lạ, thêm vào đó Anderson cũng biết rất nhiều chi tiết về cuộc đời của các thành viên hoàng gia, từ đó khiến cho rất nhiều người tin cô là công chúa thật sự.
Thậm chí một số người thuộc tầng lớp giàu có ở Nga còn ủng hộ Anderson, cho rằng cô là người thừa kế ngai vàng hợp pháp.
Sự thật chỉ được tiết lộ vào năm 1927 khi một người bạn cũ của Anderson công khai tên thật của cô.
Tuy nhiên lời cáo buộc này không đủ chứng cớ nên Anderson vẫn nhận được một vài quyền thừa kế từ hoàng gia.
Việc kiểm tra pháp lý và nhiều vụ tố tụng đã kéo dài trong nhiều thập kỉ cho đến tận khi Anderson qua đời năm 1984.
Nhiều năm sau, các xác minh về ADN đã chứng minh rằng cô gái này không phải là Anastasia.
3. Hộp sọ Piltdown
Sau khi Charles Darwin công bố cuốn sách "Nguồn gốc ra đời của các loài" năm 1859, giới khoa học bắt đầu lao vào những cuộc tìm kiếm về tổ tiên loài người .
Năm 1910, nhà khảo cổ học Charles Dawson đã phát hiện ra tại một mỏ đá ở Sussex, Anh hộp sọ của một người đàn ông, đặt tên là sọ Piltdown.
5 lời nói dối có sức ảnh hưởng đến mức thay đổi một phần lịch sử Thế giới - Ảnh 3.
Tưởng chừng như đó sẽ là một phát kiến lịch sử về câu chuyện tiến hóa của loài người nhưng thực tế, đó là một trò lừa dối chấn động cả giới khoa học.
Phải hàng thập kỉ sau, lời nói dối mới được phanh phui.
Năm 1950, người ta phát hiện ra rằng, hộp sọ Piltdown chỉ có vỏn vẹn 600 tuổi và bộ hàm của nó thuộc về một con đười ươi chứ không phải là vượn cổ, thậm chí, răng cũng được nhuộm.
Như vậy, hộp sọ Piltdown cũng chỉ là một tác phẩm chế tác mà thôi.
Tuy nhiên, hung thủ thật sự của lời nói dối này cho tới nay vẫn chưa điều tra được chính xác.
4. Ngựa gỗ thành Troy
Tình yêu, sự thù hận chính là những nguồn cơn nguyên cớ của cuộc chiến thành Troy nổi tiếng trong lịch sử phương Tây cổ đại. Và sau 10 năm dài ròng rã, cuộc chiến kết thúc bởi một lời nối dối huyền thoại.
Cuộc chiến đẫm máu này kéo dài trong thời gian dài khiến người Trojans tin rằng, cuối cùng họ đã vượt qua được người Hy Lạp.
Tuy nhiên, họ không biết rằng người Hy Lạp đang dựng nên một kế hoạch chu đáo khác.
5 lời nói dối có sức ảnh hưởng đến mức thay đổi một phần lịch sử Thế giới - Ảnh 4.
Hy Lạp đã làm ra một con ngựa gỗ khổng lồ với một cái bụng rỗng có thể giấu nhiều binh lính ở trong.
Sau khi người Hy Lạp thuyết phục kẻ thù của họ rằng, chú ngựa gỗ đó là một đề nghị hòa bình thì người Trojans vui vẻ chấp nhận và mang nó vào trong thành trì kiên cố của họ.
Đêm hôm đó, khi binh sĩ Trojans ngủ say, quân lính Hy Lạp ẩn bên trong con ngựa gỗ đã chui ra và tấn công tiêu diệt quân địch một cách bất ngờ. Nhờ mưu này mà họ đã hạ được thành địch.
Câu chuyện này là lời cảnh báo ý nghĩa trong cuộc sống: "Hãy cẩn thận khi kẻ thù mang quà tặng đến".
5. Lời nói dối của mẹ đã góp phần tạo nên thiên tài Thomas Edison
Khi còn ở tuổi cắp sách đến trường, giáo viên tiểu học của Thomas Edison viết một bức thư cho mẹ cậu bé.
Sau khi đưa thư cho mẹ, Edison hỏi bà về nội dung, mắt bà nhòe lệ khi đọc cho con từng chữ một: "Con trai bà là một thiên tài.
Trường học này quá bé và không có giáo viên đủ tốt để đào tạo nó. Xin hãy để nó tự dạy chính mình".
5 lời nói dối có sức ảnh hưởng đến mức thay đổi một phần lịch sử Thế giới - Ảnh 5.
Rất nhiều năm sau, khi mẹ đã qua đời và Edison đã trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ, ông ngồi xem lại những vật dụng cũ trong gia đình.
Đột nhiên, ông tìm thấy tờ giấy gấp lại trong góc ngăn kéo bàn. Ông mở ra và nhìn thấy dòng chữ được viết trên đó: "Con trai bà là một kẻ đần độn.
Chúng tôi sẽ không để nó đến trường nữa".
Edison đã khóc trong nhiều giờ liền, sau đó viết vào nhật ký: "Thomas Alva Edison là một đứa trẻ đần độn, nhờ người mẹ anh hùng mà trở thành thiên tài của thế kỷ".
Nếu không nhờ lời nói dối của mẹ Thomas Edison, rất có thể chúng ta đã không được hưởng cuộc sống sung túc như ngày hôm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét