Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 38

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
2000 ngày ‘CHẢY MÁU NÃO’ của tình báo Việt Nam
Chuyên án TN25 kéo dài 6 năm (1953-1958). Ta sử dụng điệp viên của địch, phương tiện liên lạc của địch để dẫn dụ chúng vào "trò chơi nghiệp vụ”, từ đó điều khiển, đập tan âm mưu của cơ quan tình báo Pháp đưa điệp viên thâm nhập vào vùng tự do và thủ đô kháng chiến, bóc gỡ nhiều đầu mối gián điệp địch cài cắm. Đặc biệt từ TN25, lực lượng CAND đã thu được nhiều kinh nghiệm trong đánh gián điệp biệt kích (GĐBK) Mỹ sau này… 

Phản gián Hà Nội đối đầu với CIA (Mỹ) và tình báo phương Bắc

Cập nhật lúc: 06:16 24/10/2016 (GMT+7)

VOV.VN - Lực lượng phản gián của công an Hà Nội đã tham gia nhiều chuyên án cùng công an trung ương, đấu trí với tình báo của Mỹ và một cường quốc phương Bắc.

Trung Hiếu/VOV.VN 

Chuyên án TN25 và cuộc đấu trí hơn 2.000 ngày

10:23 13/04/2014
Đêm đầu mùa hạ ở ATK tĩnh mịch, yên tĩnh. Trong một lán bí mật ở khu rừng thuộc thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), Thứ trưởng Thứ bộ Công an Trần Quốc Hoàn triệu tập cuộc họp khẩn để nghe các trinh sát thuộc Vụ Bảo vệ chính trị báo cáo về vụ bắt giữ 3 nữ gián điệp Chu Thị Lan, Chu Thị Hương và Lê Thị Tân trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Sau khi nghe ý kiến của các ban nghiệp vụ, đồng chí Trần Quốc Hoàn chỉ đạo cần xây dựng ngay phương án để đánh lại địch. Chuyên án mang bí số TN25 do Vụ Bảo vệ chính trị, Thứ bộ Công an chủ trì đã ra đời sau cuộc họp khẩn đêm hôm đó…


Bài 2: Nghệ thuật "trò chơi nghiệp vụ

Trong quá trình thực hiện bài viết này, chúng tôi đã tìm đến nhiều “đầu mối” và nhân chứng một thời tham gia Chuyên án TN25 cách đây hơn 60 năm nhưng rất tiếc là hầu hết các nhân chứng trực tiếp đều đã mất hoặc không còn nhớ được nhiều. Nhưng chắp nối lại những tư liệu và từ những câu chuyện kể trước đây của các trinh sát từng tham gia, đặc biệt là qua lời kể của Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng, nguyên Tổng cục phó Tổng cục An ninh nhân dân, nguyên Trưởng ban Nghiên cứu địch tình, Thứ bộ Công an thời điểm đó cùng tư liệu khai thác từ Bảo tàng CAND, chúng ta có thể hình dung được cuộc đấu trí căng thẳng kéo dài hơn 2.000 ngày của Chuyên án TN25.
TN25 là viết tắt của 2 từ “Thái Nguyên”, Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng cho biết. Tiếng là chuyên án do Vụ Bảo vệ chính trị xác lập nhưng chỉ đạo trực tiếp vẫn là đồng chí Trần Quốc Hoàn. Theo chỉ đạo của đồng chí Trần Quốc Hoàn, Ban chuyên án đã cử một trinh sát giỏi của ta lúc đó là Tạ Khắc Diu xâm nhập vùng tạm chiếm để điều tra làm rõ các quan hệ, đầu mối gián điệp Pháp đã cài cắm. Tạ Khắc Diu sinh năm 1920, quê ở Diễn Châu, Nghệ An. Ông nguyên là bí thư chi bộ đầu tiên của xã Diễn Bình, gia nhập lực lượng Công an từ những ngày đầu thành lập. Sau khi hóa trang xâm nhập vùng tạm chiếm, trinh sát Tạ Khắc Diu đã điều tra, xác minh thêm nhiều mối quan hệ liên quan đến 3 nữ điệp viên Chu Thị Lan, Chu Thị Hương, Lê Thị Tân, cũng như âm mưu, thủ đoạn của cơ quan Tình báo Pháp. Ban chuyên án đã cử nữ trinh sát Trần Thị Nhất trực tiếp sinh hoạt và giám sát 3 nữ gián điệp. Bằng tình cảm, trinh sát Trần Thị Nhất đã gần gũi, động viên và cảm hóa được 3 nữ điệp viên hợp tác, lập công chuộc tội.

Máy phát động quay tay nhóm gián điệp TN25 sử dụng dưới sự khống chế của ta. (Ảnh: Bảo tàng CAND).
Theo chỉ đạo của đồng chí Trần Quốc Hoàn, để lấy lòng tin của cơ quan Tình báo Pháp và quan thầy Bô-ca, Ban chuyên án thực hiện kế hoạch câu nhử. Biết phía địch đang “khát” thông tin, ta cung cấp nhiều tài liệu giả cho nhóm gián điệp này gửi về cho quan thầy. Tình báo Pháp cũng sử dụng nhiều biện pháp để thử thách độ tin cậy với các điệp viên, nhưng Ban chuyên án đều chỉ đạo điệp viên ngụy trang, tạo vỏ bọc và tình huống hợp lý. Sau khi thua đau sau Chiến dịch biên giới, quân Pháp đang rất “đói” những phi vụ có thể ghi điểm giành thế chủ động trên chiến trường. Ban chuyên án lại yêu cầu nhóm gián điệp chỉ điểm giả mạo nhiều địa điểm đóng quân của đại đoàn chủ lực và kho tàng của ta ở Thái Nguyên và Bắc Giang.
Từ tháng 3 đến tháng 5/1953, Pháp điều nhiều máy bay ném bom vô tội vạ vào các địa điểm được mật báo. Tất nhiên các địa điểm địch ném bom chủ yếu là các khu rừng, khe suối được ta ngụy trang dựng lên vài cái lán trại và công sự giả. Để địch không nghi ngờ, ta lại cho đăng những thông tin giả bị thiệt hại, cho người phao tin đồn về Việt Minh bị thiệt hại nặng.
Để tiếp tục lấy thêm vũ khí, phương tiện phục vụ cho kháng chiến và đánh địch, Ban chuyên án lại yêu cầu nhóm gián điệp “kêu ca” đề nghị gửi thêm lực lượng và cung cấp thêm điện đài để hoạt động. Ngày 27/7/1953, mật thám Pháp đã điều nhân viên truyền tin Lê Thị Ngôn ra vùng tự do để tăng cường cho toán gián điệp Chu Thị Lan. Tuy nhiên, ngay tối 27/7, vừa đặt chân đến vùng Ba Giăng để móc nối với nhóm Chu Thị Lan, Lê Thị Ngôn đã bị lực lượng Công an bắt giữ, sau đó khống chế toàn bộ đường thông tin liên lạc. Cơ quan Tình báo Pháp vẫn hoàn toàn tin tưởng nhóm gián điệp do Chu Thị Lan cầm đầu đang hoạt động có hiệu quả nên tiếp tục thả dù máy truyền tin, phương tiện hoạt động cho nhóm này và bị ta thu giữ toàn bộ. Cũng trong thời gian này, 3 nữ gián điệp cũng giúp lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ tên Nguyễn Kiên (còn gọi là Hưng) là cơ sở gián điệp Pháp đang cài cắm ở vùng tự do.

Từ Chuyên án TN25, lực lượng Công an khai quật kho vũ khí, điện đài gián điệp Pháp chôn giấu tại phố Đội Cấn, Hà Nội. (Ảnh: Bảo tàng CAND)
Chuyên án này thành công ngoài mong đợi - như Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng đúc kết. Qua chuyên án, ta đã tìm hiểu được âm mưu, kế hoạch quân sự của chúng, góp phần quan trọng phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ngay cả sau thất bại ở Điện Biên Phủ, tình báo Pháp vẫn không hay biết gì mà tin tưởng tuyệt đối và quyết định tặng thưởng “Huân chương thập tự sắt” cho các nữ điệp viên. Sau năm 1954, trước khi Pháp rút khỏi Hà Nội, chúng lại điều cả 4 tên với 2 bộ vô tuyến điện đài, tiền bạc về Thủ đô, đồng thời bàn giao hàng chục đầu mối gián điệp đã được cài cắm tại Hà Nội. Từ đó, lực lượng Công an đã phát hiện và bóc gỡ nhiều tổ chức gián điệp tại Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng và Quảng Ninh hoạt động chống phá ta trong thời kỳ khôi phục kinh tế; thu giữ hàng chục tấn vũ khí, phương tiện mà GCMA cất giấu tại các địa phương.
Một trong những thắng lợi của Chuyên án TN25 sau năm 1954 là ta phát hiện, bóc gỡ một tổ chức gián điệp hoạt động tại Quảng Ninh do tên Nguyễn Công Năm cầm đầu. Năm nguyên là công nhân Xí nghiệp gạch Giếng Đáy, được GCMA Pháp tuyển dụng, huấn luyện. Sau này, Năm câu kết, lôi kéo được Nguyễn Đăng Nhiên, Dương Công Chỉnh và Nguyễn Văn Điều. Nhóm gián điệp trực tiếp do quan ba Phòng Nhì Camille Gouvernec chỉ huy đã cài mìn, âm mưu làm nổ phá hoại nhà máy gạch. Tuy nhiên, âm mưu hoạt động của chúng đã bị ta phá ngay từ trong trứng nước. 

Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng, nguyên Tổng cục phó Tổng cục An ninh nhân dân.
Tháng 1/1958, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình cách mạng mới, Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn (Thứ bộ Công an được đổi thành Bộ Công an tháng 8-1953) chỉ đạo chủ động kết thúc Chuyên án TN25. 6 năm với 2.190 ngày đấu trí căng thẳng giữa một bên là Phòng Nhì - cơ quan Tình báo quốc phòng hải ngoại của Pháp (Deuxième Bureau de l'État-major général, Deuxième Bureau) có lịch sử hoạt động từ năm 1871 với một bên là lực lượng CAND non trẻ ra đời trong bão táp Cách mạng Tháng 8/1945. Trong cuộc đối đầu này, phần thắng đã thuộc về chúng ta. Chiến thuật “dùng người của địch, phương tiện của địch để đánh lại địch” cùng những mưu mẹo trong “trò chơi nghiệp vụ” đã nâng tầm thành nghệ thuật đánh địch, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý trong công tác đấu tranh chống GĐBK Mỹ những năm sau này…
Tháng 1/1958, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa công khai xét xử vụ án gián điệp trong Chuyên án TN25. Tòa đã tuyên phạt Nguyễn Công Năm và Nguyễn Văn Điều 10 năm tù, Dương Công Chỉnh 3 năm tù… Riêng Chu Thị Lan và các thành viên trong nhóm, do đã ăn năn hối cải, lập công chuộc tội nên Tòa án miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, giao cho chính quyền địa phương tạo công ăn việc làm để họ ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng…
Vũ Mạnh Hà

Đại tá an ninh Tạ Khắc Diu và chiến công chưa kể trong chuyên án TN25

16:37 15/12/2014

Chuyên án TN25 - chiến công xuất sắc của lực lượng an ninh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp là một ví dụ. Và cố Đại tá Tạ Khắc Diu, nguyên Đội trưởng Đội trinh sát xã hội hóa, Nha Công an Trung ương là một trong những trinh sát tham gia vào chiến công thầm lặng ấy…

Cuộc đối đầu với Gián điệp biệt kích Pháp trước và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

13:58 31/03/2014
LTS: Cách đây 60 năm, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và Bác Hồ, quân và dân ta đã chiến đấu kiên cường, không quản hy sinh làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca về tinh thần, ý chí quyết chiến, quyết thắng, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Để làm nên thắng lợi vĩ đại đó, đương nhiên có phần đóng góp không nhỏ của lực lượng Công an nhân dân (CAND).
Bắt đầu từ số báo này, chúng tôi khởi đăng loạt bài hướng tới kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đó là hồi ức về một thời khói lửa của các nhân chứng là cán bộ các cấp, là những cựu chiến binh, Công an, TNXP và quần chúng nhân dân từng trực tiếp tham gia hoặc “chia lửa” trong Chiến dịch Điện Biên Phủ; những thành tựu trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự; sự trưởng thành trong thử thách của lực lượng CAND trên mảnh đất lịch sử từng thấm đẫm những giọt máu đào và mồ hôi của bao lớp cha anh đi trước…
Bài 1: Binh đoàn biệt kích hỗn hợp GCMA ở Tây Bắc
Gián điệp biệt kích (GĐBK) Pháp là một binh chủng tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh quân viễn chinh ở Đông Dương, trực thuộc Cơ quan tình báo chiến lược Pháp. Sau khi mất quyền chủ động trên chiến trường, Pháp đã cho thành lập Binh đoàn Biệt kích Hỗn hợp nhảy dù (GCMA) - thực chất là GĐBK (cao điểm lên đến 15.000 tên) hoạt động quấy rối, phá hoại gây nhiều tổn thất ở vùng hậu phương ta, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Bác Hồ, được sự giúp đỡ của nhân dân, lực lượng CAND phối hợp với Quân đội nhân dân (QĐND) đã từng bước ngăn chặn, vô hiệu hóa, đập tan âm mưu và hoạt động của đội quân này, góp phần quan trọng vào thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ...
Ký ức một thời khói lửa của vị tướng an ninh
Chiều cuối tháng 3, Hà Nội se sắt trong ẩm ướt bởi mưa phùn. Chúng tôi tìm đến nhà Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh nhân dân, Bộ Công an. Căn nhà giản dị nằm sâu trong con ngõ nhỏ ở phố Phạm Ngọc Thạch. Năm nay dù đã bước sang tuổi 88 nhưng trông ông vẫn tráng kiện, giọng nói hào sảng, nụ cười thân thiện. Ông thu hút chúng tôi bởi sự cởi mở, kiến thức uyên thâm của mình. Chia sẻ với chúng tôi, Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng cho biết, mấy năm gần đây ông cũng đang tập trung nghiên cứu về những đóng góp của lực lượng CAND trong Chiến thắng Điện Biên Phủ, và một điều ông tâm đắc nhất chính là cuộc chiến đấu đập tan đội quân GĐBK Pháp lên đến hơn 15.000 tên trước, trong và sau chiến dịch Điện Biên Phủ. “Chính do việc chủ động tấn công, vô hiệu hoá “lưỡi dao găm đâm vào sau lưng Việt Minh” này đã góp phần đảm bảo hậu phương vững chắc, bảo vệ các lực lượng chủ lực, dân công, các tuyến giao thông trọng điểm, kho tàng, bến bãi… góp phần quan trọng vào chiến thắng” - Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng đúc kết.
Lực lượng Công an tham gia bảo vệ dân công phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Khi Trung ương Đảng và Bác Hồ quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ (mật danh là Trần Đình), Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng khi đó đang là Trưởng phòng Nghiên cứu địch tình thuộc Bộ Công an (tiền thân của lực lượng tình báo sau này). “Tôi nhớ hôm đó sau khi đi họp về, Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn tổ chức cuộc họp khẩn với lãnh đạo các đơn vị chủ chốt và công an một số địa phương: đồng chí Khúc Huề, Cao Phong, Tạ Khắc Din, Hoàng Bạch Mao, Trần Quyết (Giám đốc Công an Khu Tây Bắc), Trần Triệu (Phó Giám đốc Công an Khu Tây Bắc), Bùi Dĩnh (Giám đốc Ty Công an Tuyên Quang), Đào Đình Bảng (Giám đốc Ty Công an Yên Bái), Trần Quốc Mạnh (Giám đốc Ty Công an Lai Châu), Hồng Cẩn (Giám đốc Ty Công an Sơn La)… Nhiệm vụ của lực lượng Công an trong chiến dịch này là phối hợp với bộ đội địa phương, dân quân du kích phát động phong trào “phòng gian bảo mật”, chống GCMA, bảo vệ an toàn lực lượng chủ lực, dân công, tuyến đường vận chuyển vũ khí, đạn dược cho chiến dịch”.
GCMA là gì?
“Từ trước đến nay rất tiếc là chúng ta chưa có tổng kết toàn diện nào về cuộc chiến chống GĐBK Pháp, tài liệu về công tác này cũng ít ỏi, sơ sài” - Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng chia sẻ. Tuy nhiên với cương vị là Trưởng phòng Nghiên cứu địch tình Bộ Công an lúc bấy giờ, ông đã cho chúng tôi tiếp cận nhiều nguồn tư liệu quý, đặc biệt căn cứ vào cuốn “Gián điệp biệt kích Pháp ở Đông Dương (1950-1956)” của tác giả Trần Vân do NXB CAND ấn hành năm 2009, chúng ta có thể bước đầu dựng lên “chân dung” và bộ mặt thật của đội quân nguy hiểm này.
Sau chiến dịch biên giới, quân viễn chinh Pháp thua đau và rơi vào thế bị động, thực dân Pháp phải tính đến cầu viện Mỹ. Đại tá Chester được CIA phái sang Đông Dương để giúp Pháp chống phong trào cộng sản ở Đông Dương và Trung Quốc bằng thủ đoạn lợi dụng người dân tộc thiểu số gây dựng những ổ du kích. Thibault de Saint-Phall dưới danh nghĩa phái đoàn kinh tế Mỹ đã tiếp kiến Cao uỷ Pignon và Quốc trưởng Bảo Đại nhằm cải tạo, nâng cấp Trường Biệt kích Vũng Tàu thành trường đào tạo du kích chống Cộng. Ngày 7/4/1951, Tướng De Lattre de Tassigni, Cao ủy kiêm Tổng Tư lệnh quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương đã ký Quyết định số 174 thành lập Cơ quan tác chiến trực thuộc Cơ quan tình báo chiến lược Pháp (SDECE). Để giữ bí mật nhằm che đậy tính chất gián điệp của cơ quan tác chiến đặc biệt này, Pháp đã chọn tên bí mật là Binh đoàn Biệt kích Hỗn hợp nhảy dù (Groupement de Commandó Mixtes Aeroprtes, viết tắt là GCMA) do viên Trung tá Edmon Grall làm Tư lệnh. GCMA thuộc quyền chỉ huy trực tiếp của Tổng Tư lệnh quân viễn chinh, có nhiệm vụ chính là xâm nhập toàn bộ khu vực Việt Minh kiểm soát và gây nên thế thường xuyên bất ổn ở hậu phương đối thủ, đặc biệt là ở địa bàn sắc tộc ít người như Thổ, Thái, Nùng, Mông, Mường…
Trong suốt thời gian trước, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, CGMA hoạt động mạnh ở nhiều địa phương trên cả nước, tập trung ở địa bàn 5 tỉnh: Lai Châu (hiện nay là 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu), Lào Cai, Sơn La, Nghĩa Lộ (nay thuộc Yên Bái) và Hà Giang, gây nhiều tội ác và tổn thất cho cách mạng. Được CGMA hà hơi tiếp sức qua việc tăng cường lực lượng (nhảy dù xuống các địa phương), trang bị vũ khí, quân trang, quân dụng và nhiều phương tiện vật chất khác, bọn phản động, phìa tạo địa phương đã nổi phỉ, âm mưu thành lập “xứ Mường tự trị”, “xứ Thái tự trị”, “xứ Mèo tự trị” nhằm phá hoại hậu phương kháng chiến, chặt đứt các tuyến đường vận chuyển của ta cho mặt trận Điện Biên Phủ.
Đến cuối năm 1953, chỉ riêng tại địa bàn Lào Cai, GCMA đã tập hợp 4 cụm GĐBK lớn với 5.500 tên do trùm phỉ Châu Quáng Lồ chỉ huy. Châu Quáng Lồ nguyên là một tướng cướp hung bạo cầm đầu sắc tộc Mông ở tổng Pha Long, huyện Mường Khương. Được sự trợ giúp của quan thầy Pháp và các thế lực phản động, đội quân GCMA của Châu Quáng Lồ đã đẩy mạnh hoạt động, liên tiếp tổ chức tiến công đánh chiếm, giết hại cán bộ ở Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà.
Trên địa bàn tỉnh Sơn La, tháng 8/1953, sau khi rút quân khỏi cứ điểm Nà Sản, thực dân Pháp tăng viện và kích động bọn tề, nguỵ, phản động ở Thuận Châu, Sốp Cộp, Sông Mã, Quỳnh Nhai gây bạo loạn. Lực lượng GCMA nhảy dù xuống huyện Thuận Châu để tiếp sức cho bọn phỉ do tên Bạc Cầm Thủy cầm đầu. Chúng đàn áp dân, bắt người dân theo phỉ tập trung hình thành các cụm phỉ lớn ở khu vực 2 xã Long Hẹ, Co Tòng (vùng tam giác Sơn La - Tuần Giáo - Điện Biên Phủ) để phá hoại hậu phương của ta. Cùng với những cuộc hành binh của Trung đoàn Sông Đà do Đại tá Berteil chỉ huy, quân Pháp thực hiện chiến dịch Ferdinand chiếm giữ 104 bản làng thuộc địa bàn tỉnh Sơn La, thu nạp thổ ty và lính ngụy cũ, bắt ép thanh niên trai tráng theo phỉ. Sau một thời gian ngắn, lực lượng GCMA và đám tề ngụy phản động đã dựng lên 3 khu biệt kích ở Thuận Châu, Co Tòng và Pa Lao với diện tích lên đến 1.000km2, trong đó có 15 cây số đường huyết mạch số 41 (nay là quốc lộ 6) - con đường vận chuyển chiến lược của ta từ Việt Bắc và khu 4 lên chiến trường Điện Biên Phủ. Theo các tài liệu, đến tháng 8-1953, số quân GCMA ở khu vực Sơn La đã lên đến hơn 3.500 tên.
Để đối phó với sự tấn công của ta, đỡ đòn cho Điện Biên Phủ và tái chiếm thị trấn Lai Châu, thực dân Pháp đã cho nhiều toán GCMA nhảy dù xuống các khu vực thuộc các địa bàn: Tuần Giáo, Mường Lay (Điện Biên), Quỳnh Hồ (Sìn Hồ - Quỳnh Nhai), Mường Tè, Phong Thổ (Lai Châu) để tập hợp số tàn binh bại trận và những tên tề, nguỵ, phỉ cũ có nhiều tội ác với nhân dân ở hình thành nên các cụm phỉ lớn. Với mưu đồ “phỉ hoá toàn dân”, đầu năm 1954, đội quân GCMA đồng loạt gây bạo loạn ở một số địa bàn thuộc phía Bắc tỉnh Lai Châu (Phong Thổ, Tam Đường, Sìn Hồ). Do lực lượng chủ lực đang dồn sức cho Chiến dịch Điện Biên Phủ nên các toán phỉ đã bạo loạn và chiếm gần hết các xã thuộc huyện Mường Tè. Chúng xây dựng hệ thống đồn bốt, công sự khống chế cả một vùng rộng hơn 8.000km2… gây nhiều tổn thất cho chính quyền và nhân dân các dân tộc Tây Bắc…
Mạnh Hà – Anh Hiếu – Phan Hoạt
 

Chiến công của tình báo, an ninh Hà Nội trong kháng chiến chống Pháp

Cập nhật lúc: 06:17 18/10/2016 (GMT+7)

VOV.VN - Lực lượng an ninh, điệp báo Công an Hà Nội đã tham gia bảo vệ chính quyền cách mạng năm 1946 và tích cực kháng chiến chống thực dân Pháp sau đó.

Trung Hiếu/VOV.VN

Hơn 3.600 ngày đấu trí với gián điệp, biệt kích

13:52 29/04/2016
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, địa bàn tỉnh Lai Châu (cũ) là một trong những trọng điểm địch tung các toán gián điệp, biệt kích (GĐBK) xâm nhập nhằm tạo dựng các tổ chức phỉ hoạt động vũ trang, thu thập tin tức tình báo, phá hoại hậu phương lớn miền Bắc. Song cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Lai Châu luôn cảnh giác, mài sắc ý chí tiến công, tiêu diệt và bắt gọn 19 toán GĐBK với trên 100 tên…

Người ta vẫn gọi Anh hùng LLVTND Nguyễn Trọng Tháp là vị tướng miền biên ải vì ông có gần 40 năm gắn bó với Tây Bắc. Ông nguyên là Giám đốc Ty Công an Lai Châu, Cục trưởng Cục chống phản động, Trưởng đoàn chuyên gia Công an tại nước bạn Lào. Ông là một trong những vị tiền bối của đội quân 25 người thuộc Ty Công an Lai Châu ngày đầu thành lập (1-1952), nhưng những năm tháng hoạt động ở vùng đất hiểm cực Tây của Tổ quốc, cuộc đấu tranh với đội quân GĐBK vẫn để lại cho ông nhiều kỷ niệm. Đó thực sự là cuộc đấu trí, đấu dũng (lời của ông - PV) giữa một bên là đội quân được Mỹ đào tạo bài bản với các chiến sĩ Công an quả cảm...
Cuộc chiến đấu chống GĐBK trên địa bàn Tây Bắc nói chung, Lai Châu nói riêng thực sự bắt đầu từ tháng 5-1961, khi Bộ Công an quyết định xác lập Chuyên án PY27. Nhưng trước đó trên địa bàn tỉnh Lai Châu, hai toán GĐBK nhảy dù xuống khu vực Khoa Di Tổng (nơi tiếp giáp với 3 huyện Mường Chà, Tuần Giáo và Điện Biên hiện nay); do cảnh giác và có sự chuẩn bị, nên ngay khi dù vừa chạm đất, cả toán GĐBK đã bị các chiến sĩ Công an tóm gọn cùng hai kiện hàng, bao gồm vũ khí, điện đài, quân trang quân dụng và các nhu yếu phẩm.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Tháp kể lại: "Sau khi đấu tranh khai thác nhóm đầu tiên, chúng tôi đã tương kế tựu kế cho người mặc quần áo biệt kích, đóng giả toán trưởng, nhử mồi để “câu” các toán GĐBK khác. Cái khó nhất khi vào vai một tên biệt kích là chúng tôi phải nhớ được các tiếng lóng, các biệt hiệu, mật khẩu, các phiên liên lạc, giờ lên máy, mật hiệu, cử chỉ và cách ăn nói của chúng. Sau hai tuần tập luyện, các cán bộ Công an của ta đã khắc phục được những khó khăn này". 
Thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Nguyễn Trọng Tháp.
Thời kỳ này hầu như ai cũng bị sốt rét, cán bộ nào cũng gầy yếu, xanh xao, nhưng cứ cắt cơn sốt họ lại hăng say với nhiệm vụ. Lấy được khẩu cung của bọn GĐBK là cả một quá trình gian nan và những lời khai đó mới chỉ ở dạng “sống sượng” chưa dùng được ngay mà phải “luộc đi ninh lại” nhiều lần. Phải qua tên nọ để kiểm tra tên kia; qua toàn toán để đối khớp với toán viên. Ngay cả mật mã của chúng cũng khó phát hiện, có nhóm thả xuống với mục đích xâm nhập, phá hoại; lại có nhóm chỉ để nghi binh, tung hoả mù.
Qua đấu tranh của ta, được biết đối tượng mà địch tuyển vào biệt kích là những tên có họ hàng, hoặc bản thân từng làm tay sai cho Pháp, Nhật đã di cư vào Nam. Nên khi bắt được bọn này, đấu tranh để khai thác thông tin chính xác thật không đơn giản. Chúng hết sức ngoan cố, dùng nhiều thủ đoạn để đánh lừa Công an. Quần nhau với từng tên không phải chỉ để biết đơn thuần nghiệp vụ, các chiến sĩ Công an còn nắm được gia cảnh, khai thác tình cảm để dùng cả tình cảm khai thác nghiệp vụ.
Cán bộ lấy lời khai phải là người có trình độ, giỏi nghiệp vụ và nhiều lĩnh vực khác, tuỳ trình độ từng tên để đấu tranh, thuyết phục, có tên cả tuần vẫn câm như hến. Như Nông Văn Đ., lấy cháu “vua” Đèo Văn Long, đã hơn 50 tuổi, khi ấy các trinh sát của ta phải đi sâu vào tình cảm, đấu tranh ròng rã cả chục ngày hắn mới khai.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Tháp trong hội thảo khoa học về Chuyên án PY27, đã tâm sự: Lúc đầu ông rất lo lắng, không cẩn trọng là thất bại công việc hệ trọng mà Đảng đã giao cho mình. Nhưng ông lại nghĩ: Tụi nó phi nghĩa mà làm được, tại sao mình chính nghĩa lại không làm được? Ông trực tiếp đóng giả các toán trưởng, tập dượt nhiều lần để anh em tham gia góp ý.
Khi đã lấy được những thông tin cần thiết, lực lượng Công an lại phải dùng mọi cách để đánh lừa sao cho chiếm được lòng tin của “Trung tâm” ở Sài Gòn, định kỳ gửi cho ta nhiều vũ khí, hàng hoá và những toán GĐBK khác.
Thời kỳ 1968 – 1970, sau những thất bại nặng nề ở miền Nam, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn liên tiếp tung ra miền Bắc (trong đó có Lai Châu) các toán GĐBK, nhằm đẩy mạnh các hoạt động phá hoại và chỉ điểm cho máy bay bắn phá các mục tiêu kinh tế, các cơ quan đầu não của ta.
Lúc bấy giờ, “Trung tâm” GĐBK Sài Gòn rất “đói” tin tức phá hoại. Phía ta lập tức cho “Trung tâm” nhiều “tin vịt” là những “chiến tích” được thực hiện ở Lai Châu: Hôm nay kho tàng X ở tọa độ N bị đánh mìn nổ tung; hôm sau cầu Y ở tọa độ M bị phá sập, kéo theo hàng chục xe quân sự cùng lính cộng sản xuống sông! Ở Sài Gòn, “Trung tâm” rất hài lòng, gửi điện khen và hàng hoá “thưởng” cho nhóm “biệt kích” ở Lai Châu!
Sau vụ đầu tiên (1961) thành công, ta tương kế tựu kế liên tiếp giành thắng lợi nhiều chuyên án bắt GĐBK. Tất nhiên không phải vụ nào cũng dễ dàng thành công, có những vụ thì do thời tiết xấu máy bay không thả hàng được; có vụ do trục trặc kỹ thuật, “Trung tâm” điện ra đề nghị tự túc lương thực vài ngày! Có vụ máy bay lượn nhiều vòng trên khu vực có ám hiệu nhưng do ta sơ suất trong phát tín hiệu liên lạc, máy bay không dám thả biệt kích xuống, anh em lại phải về không sau nhiều ngày mật phục trong rừng.
Đánh GĐBK là phải huy động được sức mạnh của toàn dân. Ngay sau vụ đầu tiên, Công an Lai Châu đã lập, triển khai phương án phòng chống GĐBK đến từng xã, bản. Tất cả những bãi đất trống, bằng phẳng nghi biệt kích có thể nhảy dù, đều bố trí lực lượng dân quân mai phục. Tất cả ngựa thồ phải lập danh sách chủ ngựa, khi có lệnh đi thồ hàng máy bay địch thả xuống là phải lên đường ngay, mỗi dân quân phải có 3kg gạo ở bao tượng. Khi có hiệu lệnh, người dân hăng hái kéo nhau đi bắt biệt kích. Nhân dân xã Thanh Luông (Điện Biên) chỉ sau một đêm đã gói hơn 2.300 bánh chưng cho dân quân đi bắt biệt kích.
Lực lượng Công an và dân quân xã Na Ư (Điện Biên) truy tìm dấu vết một toán gián điệp, biệt kích.
Tháng 11-1968, một toán GĐBK gồm 5 tên nhảy dù xuống khu vực Na Pheo (Mường Chà). Một số người dân đi làm nương phát hiện có giấu vết của biệt kích, không đợi lực lượng Công an, họ tay dao, tay cuốc truy theo bờ suối, bắt được 2 tên có vũ khí. Khi lực lượng Công an có mặt, thấy hai thằng mặc quần áo dân tộc Thái, các chiến sĩ ngờ ngợ mới hỏi thì dân cho biết: “Cán bộ chẳng phổ biến phải khám, thu ngay điện đài và quần áo để đề phòng chúng dùng thuốc độc ở ve áo tự tử là gì!”.
Trong 10 năm là hơn 3.600 ngày (từ 1961 đến năm 1971), là quãng thời gian lực lượng Công an Lai Châu phải đấu trí với cả một hệ thống tình báo gián điệp dày dạn của Mỹ - nguỵ, chứ không chỉ riêng những tên nhảy dù phá hoại. Trong những năm ấy, được sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Bộ Công an, nhất là cá nhân đồng chí Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn, Công an Khu Tây Bắc cũng như sự giúp đỡ của đông đảo quần chúng nhân dân, Công an tỉnh Lai Châu đã phát hiện, tiêu diệt, bắt sống 19 toán với hơn 100 tên, thu giữ 200 tấn vũ khí, quân trang, quân dụng và hàng hoá.
Có những vụ như Chuyên án HL17 kéo dài 6 năm (từ 17-4-1962 đến 12-4-1968), đã thu được những thành công ngoài mong đợi. Ta nắm được nhiều thông tin quan trọng của địch về âm mưu hoạt động GĐBK đối với miền Bắc nói chung và Lai Châu nói riêng, để có đối sách kịp thời. Đồng thời tung nhiều tin giả cho “Trung tâm” chỉ huy, làm rối loạn nhận định của địch, thu hút toàn bộ GĐBK bằng đường không của chúng ở Điện Biên.
Trong những năm tháng ác liệt đó, tay súng của cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Lai Châu cùng các lực lượng vũ trang khác đã không một phút lơi lỏng, ý chí tiến công luôn luôn được mài sắc. Trên con đường chiến đấu gian khổ và tự hào, lòng dân biên giới tiếp thêm sức mạnh, giúp lực lượng Công an trụ vững và chiến thắng…
Hoa Oanh Vũ 

Biệt kích 'Hạ Long' và 'truyền kỳ' 10 năm

08:02 17/08/2015
Sáng sớm 9/4/1961, ông Ngột là người thôn La Khê, xã Tiền An, Yên Hưng, Hồng Quảng (nay là Quảng Ninh) phát hiện một chiếc thuyền lạ không có người lái dạt vào cống Đầm. Buổi chiều cùng ngày, bà Trời đi hái lá phát hiện một người đàn ông mặc áo cỏ úa đang lúi húi trên đồi nhà anh Đắc. Thấy bà Trời, người đàn ông này trốn vào bụi cây.
>> Bài 1: “BK” và chiến thuật dùng địch đánh địch
Ban đầu, bà Trời nghi người này rình mò ăn trộm gì đó trong vườn nhà anh Đắc, nhưng để ý nhiều giờ thấy thái độ, hành động khác lạ nên báo cho chính quyền địa phương. Ngay lập tức, thông tin được báo ngay lên Công an huyện, Công an tỉnh. Hai ngày sau, anh Lẫm là con trai bà Trời sang nhà anh Đắc chơi, bất ngờ thấy một người đàn ông đang nằm võng ở trong buồng nhà, có dấu hiệu khác thường. Anh Lẫm nghi ngờ đó là Chuyên, anh trai của Đắc trốn khỏi quê năm ngoái. Tổng hợp các nguồn tin, lãnh đạo Ty Công an Hồng Quảng nhận định, có khả năng Mỹ tung gián điệp biệt kích (GĐBK) ra miền Bắc bằng con thuyền lạ vào địa bàn xã Tiền An. Ty Công an triển khai các mũi trinh sát xác minh, mặt khác cử cán bộ lên báo cáo xin chỉ đạo cấp trên.
Được sự chỉ đạo của Bộ và sự phối kết hợp giữa Công an các tỉnh ven biển, Công an Hồng Quảng xác định chiếc thuyền lạ dạt  vào cống Đầm được làm từ miền Nam. Một bộ phận trinh sát kiểm tra hồ sơ các đối tượng đã trốn vào Nam và giám sát các đối tượng, những cơ sở nghi có gián điệp xâm nhập ẩn náu. Từ đó, Công an Hồng Quảng thu hẹp diện đối tượng và tập trung hướng điều tra vào Phạm Chuyên, người làng La Khê, đã trốn đi Nam từ tháng 6/1959.
Thẩm tra lý lịch thấy rằng, Chuyên sinh năm 1928, bố mất trong cải cách ruộng đất, nay còn mẹ, vợ và hai em. Trước Cách mạng Tháng Tám, Chuyên đi lính cho Pháp, sau đó về quê tham gia cách mạng, từng hoạt động trong Thanh niên Cứu quốc, Ban Trinh sát đặc biệt, Ty Công an Hồng Quảng. Sau này, Chuyên về nhà dạy học và liên lạc được với cách mạng, tiếp tục thoát ly công tác.
Từ năm 1948 đến 1957, Chuyên qua nhiều công tác khác nhau như tuyên huấn tỉnh ủy, ban thi đua tỉnh, phóng viên Báo Việt Nam độc lập… Khi bố mất, Chuyên sinh bất mãn trở về quê, làm thơ ca có ý chống đối. Tòa án tỉnh gọi lên nhưng hôm sau Chuyên bỏ trốn. Trong khi đó, Phạm Đắc và Phạm Ốc là em trai của Chuyên thường lén lút vào rừng lúc chập choạng tối.
Một bản tin trong Chuyên án BK63 được GĐBK gửi về trung tâm địch, nội dung do cơ quan an ninh soạn thảo.
Đêm 6/6/1961, tổ trinh sát theo dõi phát hiện Đắc đi ra ngoài có mang theo gói đồ, khi kiểm tra phát hiện một máy phát điện quay tay, một số phụ tùng thu phát liên lạc của máy vô tuyến điện. Đắc khai, anh trai Phạm Chuyên từ Nam ra, đang trốn trong rừng. Đắc, Chuyên, Ốc đã chôn giấu máy liên lạc ở gốc si trên núi Đất. Ngay đêm đó, Công an Hồng Quảng thu được một máy vô tuyến điện và một số tài liệu khác.
Vốn là người thông minh, ham học, đã tham gia nhiều vị trí trong chính quyền cách mạng trước khi thành điệp viên nên Chuyên có nhiều biện pháp đối phó với cơ quan an ninh. Trước tình hình đó, đồng chí Nguyễn Tài, Cục trưởng K61 đã trực tiếp về Hồng Quảng chỉ đạo quá trình xét hỏi, thuyết phục Chuyên tự nguyện cộng tác để lập công chuộc tội.
Giáp mặt đồng chí Nguyễn Tài, dần dần Chuyên đã bị thu phục và thành khẩn khai báo về quá trình huấn luyện, hành trình trở lại miền Bắc. Khi xâm nhập, Chuyên được đặt bí số là “Hạ Long” và trung tâm địch giao 3 nhiệm vụ, gồm: điều tra các mục tiêu quân sự, kinh tế ở khu vực Đông Bắc và Hải Phòng, chỉ điểm cho máy bay đánh phá; thu thập tin tức tình báo gửi về trung tâm; xây dựng cơ sở, căn cứ, tiếp nhận hàng hóa và lực lượng tăng cường từ trung tâm gửi ra.
Trước khi bị bắt, Chuyên đã xây dựng được 3 người để giúp việc là Đắc, Ốc và Đàm Quang Hiển, gửi thư thăm dò một số người để xây dựng cơ sở. Cho đến khi bị bắt, Chuyên đã thực hiện 8 phiên liên lạc bằng vô tuyến điện với trung tâm và viết một số bưu thiếp gửi vào Nam theo địa chỉ quy định. Căn cứ điều kiện thực tế và yêu cầu đấu tranh, ta quyết định lập án đấu tranh, đặt bí số là BK63, với chiến thuật dùng người của địch, phương tiện của địch để đánh lại trung tâm địch.
Phiên liên lạc đầu tiên của “Hạ Long” với đài P8M được thực hiện tại trại giam Ty Công an Hồng Quảng dưới sự giám sát chặt chẽ của các chuyên viên kỹ thuật. Qua phiên liên lạc này, địch tin tưởng và giao nhiệm vụ cho “Hạ Long”, đồng thời ta cung cấp tin giả đánh lại địch và đề nghị cung cấp hàng tiếp tế. Tin vào “Hạ Long”, ngày 16/1/1962, địch cho tàu biển chở hàng tiếp tế. Ban chuyên án phối hợp Công an vũ trang bắt tàu, thủy thủ đoàn và thu toàn bộ hàng hóa, đồng thời báo cho trung tâm địch không nhận được hàng do biển động.
Ngày 25/2/1962, trung tâm tiếp tế lần thứ hai tại hang Đầu Gỗ, đảo Ngôi Sao, gồm 23 kiện lương thực, thuốc men và 7 kiện thuốc nổ, súng đạn, máy vô tuyến điện. Sau hai lần tiếp tế bằng đường biển, trung tâm địch yêu cầu “Hạ Long” thị sát, xác định tọa độ khu rừng Đông Triều và Hoành Bồ để tiếp tế bằng đường không. Ban Chuyên án cho báo tọa độ, chủ động bố trí lực lượng đón bắt. Chuyến tiếp tế thứ ba với 5 kiện hàng và 1 toán biệt kích gồm 6 tên được tung ra.
Đến tháng 10/1963, chúng tung ra đợt tiếp tế thứ tư cho “Hạ Long”, sau đó tăng cường thêm hai toán có biệt danh là Eagle, Redrgne xuống địa bàn Hà Bắc và Hà Giang gồm 12 tên. Sau khi tăng cường 3 toán hoạt động sâu trong nội địa ta, trung tâm địch còn nhiều lần tiếp tế bằng đường không với khối lượng lớn phương tiện hoạt động, thuốc chữa bệnh theo yêu cầu của ban chuyên án.
Nhằm đi sâu tìm hiểu âm mưu địch cũng như phát hiện bằng hết số cơ sở cài cắm vùng Đông Bắc, Ban chuyên án cho “Hạ Long” yêu cầu thực hiện liên lạc bằng hộp thư và trực tiếp chuyển giao tài liệu qua đường thủy. Trung tâm địch tiếp tục mắc mưu ta, đã bộc lộ một số cơ sở cài cắm, đồng thời hai lần cử điệp viên đi trên tàu của nước thứ ba cập cảng Hải Phòng trực tiếp chuyển tài liệu cho Chuyên.
Cuối năm 1969, địch bộc lộ ý đồ rút các đối tượng về Sài Gòn để củng cố. Trước tình hình đó, cơ quan an ninh xét thấy những nhiệm vụ cơ bản của chuyên án đã đạt được nên quyết định kết thúc. Như vậy, với 10 năm đấu tranh Chuyên án BK63, ta đã điều khiển trung tâm địch thực hiện 5 lần tiếp tế, tăng cường 3 toán GĐBK, cung cấp cho địch hàng trăm tin giả phục vụ ý đồ đấu tranh của ta, đồng thời khai thác được nhiều tin tức quan trọng.
Thông qua “Hạ Long”, ta đã phát hiện được các đầu mối quan trọng của địch. Thắng lợi của chuyên án là kết quả sự chỉ đạo chặt chẽ, sự hợp đồng tác chiến giữa các lực lượng và kết quả công tác vận động quần chúng.
Minh Đăng
 

Đội biệt kích mang tên báo tuyết

09:00 29/07/2015

Đội biệt kích Báo tuyết (trước đây có tên gọi là đội Sói tuyết) là đơn vị đặc nhiệm danh tiếng và rất tinh nhuệ của Cảnh sát Trung Quốc. Đội có nhiệm vụ chống khủng bố, chống bạo loạn, chống không tặc, bắt cóc con tin…Các thành viên của đội có khả năng hành quân, chiến đấu và sống sót trong những điều kiện thời tiết, địa hình, hỏa lực rất khắc nghiệt.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét