Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

HIỆN THỰC KỲ ẢO 103

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Điều tra vụ vượt ngục bằng trực thăng
  
5 Tên Tù Nhân Đào Tẩu Điên Rồ Nhất Mọi Thời Đại
Trong lịch sử, ngay cả những nhà tù kiên cố nhất vẫn luôn có những cuộc đào tẩu ngoạn mục đi tìm sự tự do bên ngoài. Hàng rào dây thép gai hay bức tường dày cũng không thể ngăn nổi những con người đang khao khát sự sống. Trong những cuộc đào tẩu vẫn luôn có sự tiếp tay của những đồng minh để phân tán lính gác và dễ dàng trốn thoát. 

Vượt ngục bằng trực thăng (*): "Kỷ lục gia" Pascal Payet 

23/07/2018 06:24

Với 3 lần vượt ngục và tổ chức vượt ngục bằng trực thăng, Pascal Payet trở thành kỷ lục gia không những ở Pháp mà còn trên toàn cầu

Liệu phiên tòa ở Bouches-du-Rhône ngày 8-4-2011 xét xử "vua vượt ngục bằng trực thăng" Pascal Payet có phải là phiên tòa cuối cùng đối bị cáo này? Với tội danh vượt ngục bằng trực thăng đúng vào ngày Quốc khánh Pháp 14-7, Pascal bị kêu án 5 năm tù, trong khi 3 đồng phạm lần lượt lãnh 9, 7 và 5 năm tù vì tội cướp trực thăng.
Với bản án nói trên, cộng với nhiều bản án trước đó, Pascal Payet chỉ mãn hạn tù vào năm 2028, nếu từ đây đến đó y không tìm cách vượt ngục nữa. Đồng thời, Pascal vẫn hy vọng được thả có điều kiện sớm hơn nếu cải tạo tốt.
Sở dĩ nhiều người đặt câu hỏi nêu trên vì có một chi tiết sau đây. Sau phiên tòa, một vị nữ thẩm phán vào tận nơi giam giữ Pascal hỏi: "Anh có thể hứa danh dự sẽ không bao giờ tìm cách vượt ngục nữa không?". Ngẫm nghĩ một lúc, Pascal nói: "Tôi không thể vì tôi là người luôn luôn tôn trọng lời hứa".
20 năm không biết Giáng sinh là gì
Có rất ít thông tin về cuộc đời của trùm xã hội đen Pascal Payet. Chào đời tại thành phố Montpellier năm 1963, học hành ở TP Lyon (chỉ đến lớp 9) và "mần ăn" ở TP cảng Marseille, y trải qua phần lớn thời gian tốt đẹp nhất trong tù. Lần nào cũng vậy, ở tù được vài tháng là y cảm thấy ngột ngạt, tìm cách vượt ngục . Đào tường, khoét vách là cách thức của những tên tù tầm thường. Vượt ngục bằng trực thăng mới thể hiện được đẳng cấp.
24 tuổi, Pascal Payet bắt đầu "sự nghiệp" trộm cướp với biệt danh "Gavoille". Cũng từ đó, cái tên Pascal Payet được ghi vào sổ bìa đen của cảnh sát sau một vụ cướp hụt tiệm vàng ở Dijon.
Năm 1988, Pascal Payet phải ra tòa lãnh bản án đầu tiên khá nặng: 5 năm tù giam vì một vụ trộm xe hơi có tình tiết nghiêm trọng. Pascal kiến nghị được giam ở nhà tù TP Draguignan để y còn được gặp mặt vợ con. Nhưng người ta nhốt y trên đảo de Ré ở Đại Tây Dương xa xôi. Cũng may là ở tù hơn một năm, Pascal được tạm tha có điều kiện đúng vào dịp lễ Giáng sinh 1989. Đứa con gái đầu lòng 4 tuổi vui sướng được cha tặng một món quà mơ ước. Pascal sau này kể lại: "Đó là đêm Giáng sinh đẹp và hạnh phúc nhất trong đời tôi. Hai mươi năm sau, tôi không còn hưởng được niềm vui đó".
Trong tù, Pascal Payet kết bạn với Eric Alboreo. Thoạt đầu, cả hai hùn hạp mở cửa hàng buôn bán nhưng làm ăn lỗ lã. Đi cướp cũng thất bại. Mọi chuyện trở nên tệ hơn vào ngày 20-11-1997. Pascal Payet cùng hai người "anh em kết nghĩa" Eric Alboreo và Michel Valero dùng tiểu liên AK nổ 14 phát súng cướp xe chở tiền của ngân hàng Pháp ở Salon-de-Provence nhưng bị phản công dữ dội. Một nhân viên bảo vệ bị bắn trúng 3 phát chết tại chỗ. "Gavoille" và hai đồng bọn cũng bị thương nhưng thoát thân được.
Trốn lệnh truy nã được 14 tháng, Pascal và Eric Alboreo bị bắt tại Paris ngày 22-1-1999. Bị nhốt trong trại giam Luynes, tỉnh Bouches du Rhône, Pascal Payet biết rằng có thể lãnh án chung thân vì cái chết của người bảo vệ.
Vượt ngục bằng trực thăng (*): Kỷ lục gia Pascal Payet - Ảnh 1.
Pascal Payet. (Nguồn: 20 Minutes)
Vượt ngục và tổ chức vượt ngục
Pascal không cam chịu số phận đó. Phải vượt ngục thôi! Có tiền và bạn tốt, việc gì cũng có thể làm được. Ngày 12-9-2001, Pascal cùng với một bạn tù kết nghĩa được đồng bọn giải cứu bằng trực thăng. Y như trong phim hành động Mỹ. Cuộc đào thoát rất ngoạn mục, không có súng nổ và không ai bị thương, Pascal biến mất trong thế giới ngầm.
Không chỉ lo cho bản thân, Pascal còn lo cho anh em kết nghĩa. Tháng 12-2002, Eric Alboreo và Michel Valero lãnh 20 năm tù về tội cướp Ngân hàng Quốc gia. Ngày 14-4-2003, Pascal tổ chức vượt ngục bằng trực thăng cho hai người anh em và Franck Perletto, trùm xã hội đen vùng Var. Cả 4 tên lui về vùng quê ở Vaucluse ẩn nấp được 3 tuần thì bị tóm gọn. Cảnh sát tịch thu được 100.000 euro và một kho vũ khí đồ sộ.
Tháng 1-2005, Pascal lãnh 30 năm tù về tội ngộ sát bảo vệ trong vụ cướp hụt xe chở tiền năm 1997. Hai năm sau, ra tòa, Pascal lãnh thêm 7 năm tù khi thú nhận tổ chức vượt ngục bằng trực thăng cho đồng bọn và 6 năm tù về vụ vượt ngục năm 2001.
Bị nhốt ở Grasse, nhà tù nổi tiếng "bất khả vượt ngục", Pascal trở thành một trong những tù phạm được chăm sóc đặc biệt. Y bị biệt giam. Cứ 6 tháng, "vua vượt ngục" bị đổi đi chỗ mới nhưng như thế là chưa đủ.
Ngày Quốc khánh Pháp (14-7) năm 2007, Pascal lại được đồng bọn đến giải cứu bằng trực thăng mới cướp được. Phi công con tin lái trực thăng đậu trên nóc một tòa nhà kỹ thuật của nhà tù Grasse không còn sử dụng. Từ đây, nhóm "đặc nhiệm" 4 tên cưa khóa hàng loạt cổng xông vào phòng giam Pascal - lúc đó đang nằm trên giường với chiếc quần cộc - rước ông trùm đi. Chiếc trực thăng loại Alouette sau đó bị bỏ lại với viên phi công bị cùm tay chân.
Pascal bỏ xứ sang Tây Ban Nha trốn lệnh truy nã của Europol (Cảnh sát châu Âu). Nhưng chạy trời không khỏi nắng, ngày 21-9-2007, y bị tóm gọn ở Mataro, vùng ven TP Barcelone, cùng với hai chiến hữu là Alain Armato và Farid Ouassou. Lần này, được di lý về Paris dưới sự giám sát chặt chẽ của 200 cảnh sát và hiến binh, Pascal Payet bị giam giữ ở một nơi bí mật "vì lý do an ninh".
Học tâm lý học và đọc sách
Sở dĩ Pascal Payet vượt ngục bằng trực thăng là nhờ có tiền và chiến hữu tận tâm. Giờ đây, mọi nguồn tiền đều có vẻ bế tắc. Hầu hết những chiến hữu có tiền và có tâm với y đều chung số phận với ông trùm "Gavoille".
Chưa biết Pascal Payet có kế hoạch nào khác hay không và mấy năm gần đây, y tỏ ra cam chịu. Pascal học và nghiên cứu môn tâm lý học. Y cũng đọc rất nhiều sách như "Chiến tranh và Hòa bình" của đại văn hào Nga Lev Tolstoy, "Đỏ và đen" của Stendhal, "Người xa lạ" của nhà văn hiện sinh Albert Camus.
Hiện nay Pascal đã lên chức ông ngoại vì cô con gái lớn đã có con. Có thể Pascal đã chọn cho mình một tương lai khác sáng sủa hơn? Rất có thể. Pascal có thể nối gót Philippe Maurice, một tử tù, trở thành nhà nghiên cứu và chuyên gia về lịch sử Trung Cổ. Ông này đã được tha tội chết năm 1981.
(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 19-7
NGUYỄN CAO

9 vụ vượt ngục ly kỳ nhất trong lịch sử hiện đại (kỳ 1)

Quả đào, thìa, dĩa, thùng bưu phẩm đều có thể trở thành công cụ hữu ích trong những cuộc vượt ngục ly kỳ nhất trên thế giới.
Vượt ngục trong thùng bưu phẩm
Richard Lee McNair vượt ngục trong thùng bưu phẩm. Ảnh minh họa: Listverse
Richard Lee McNair vượt ngục trong thùng bưu phẩm. Ảnh minh họa: Listverse
Năm 1987, trong quá trình đánh cắp một máy hút lúa ở thành phố Minot, bang North Dakota, Mỹ, Richard Lee McNair, 29 tuổi ở bang Oklahoma, bắn một công nhân tình cờ xuất hiện ở đó. Hắn bỏ chạy và bắn chết một công nhân khác. Vài giờ sau, cảnh sát bắt McNair vì tội giết người, âm mưu giết người và trộm cắp, theo Murderpedia.
Ngay khi bị bắt, hắn thoa son dưỡng môi lên còng tay và tẩu thoát. Sau nhiều tháng truy nã kẻ sát nhân khắp thành phố Minot, cảnh sát tóm hắn và đưa đến nhà tù bang North Dakota. Năm 1992, McNair bò qua ống thông gió trong trại giam và tiếp tục chạy trốn. 9 tháng sau, cảnh sát bắt hắn và tống vào nhà tù liên bang.
10 năm tiếp theo, họ chuyển tội phạm qua các nhà tù an ninh nghiêm ngặt. Năm 2006, sau một thời gian ngắn ở trại giam Pollock, bang Louisiana, Richard Lee McNair tìm thấy cơ hội vượt ngục khi làm nhiệm vụ sửa chữa các túi bưu phẩm rách. Hắn lên kế hoạch chạy trốn trong nhiều tháng.
Ngày 5/4, tên tù cuộn tròn mình trong một thùng bưu phẩm tự làm đặt trên một tấm nâng hàng. Người ta chuyển tấm nâng hàng đến nhà kho gần đó. McNair nằm trong thùng trong nhiều giờ, hít thở bằng một ống nhỏ đâm xuyên qua tấm nâng hàng. Khi lính canh kho đi ăn trưa, hắn thoát khỏi thùng và đi bộ ra khỏi nhà kho.
Trong vòng một năm, kẻ đào tẩu chạm trán cảnh sát nhiều lần nhưng vẫn chạy thoát. Thậm chí có lần, hắn chạy vòng tròn xung quanh một viên cảnh sát và bỏ trốn thành công, Cracked đưa tin.
Trốn thoát với một quả đào
Michel Vaujour dùng một quả đào giả làm lựu đạn và vượt ngục thành công. Ảnh minh họa: Listverse
Michel Vaujour dùng một quả đào giả làm lựu đạn và vượt ngục thành công. Ảnh minh họa: Listverse
Khi Michel Vaujour, Pháp, nhận án tù 27 năm vì tội cướp ngân hàng, vợ hắn, Nadine Vaujour, bắt đầu học lái trực thăng. Năm 1986, Nadine lập kế hoạch táo bạo và tinh vi nhằm giải cứu Michel khỏi La Sante, nhà tù dành cho tội phạm nguy hiểm ở thủ đô Paris.
Vài phút trước khi trực thăng đến, Michel xoay xở vượt qua lính canh, leo lên mái nhà tù bằng một khẩu súng giả và một quả đào trông giống lựu đạn, CNN đưa tin.
Vợ hắn cho trực thăng bay sát mái nhà trong khi một tay súng nhảy ra, bắn vào các lính canh gần đó. Michel và tay súng bám vào càng trực thăng. Cả 3 tẩu thoát. Trực thăng hạ cánh xuống một sân bóng gần nhà tù. Chúng chạy trốn trên một chiếc xe chờ sẵn.
Vài tháng sau, Michel Vaujour trúng đạn ở đầu trong một vụ cướp ngân hàng khác. Cảnh sát đưa hắn đến bệnh viện. Sau đó, Michel vào tù, hoàn thành nốt bản án trước đó. Năm 2003, tên cướp ra tù sau 27 năm.
Tù binh đào hầm trốn ngục
Tù binh người Australia đào hầm vượt ngục. Ảnh: Australian War Memorial
Tù binh người Australia đào hầm vượt ngục. Ảnh: Australian War Memorial
Ngày 28/3/1918, đội tuần tra Đức bắt Trung úy Cecil Molle Feez, Australia, và giam ông vào trại tù binh Landshut ở bang Bavaria. Tại đây, Feez hợp tác cùng một tù binh khác, trung úy Oscar Thomas Flight, trong một kế hoạch đơn giản và nguy hiểm: Đào hầm chạy trốn.
Trong gần nửa năm, hai người dùng thìa và dĩa cẩn thận đào hầm trong phòng giam. Để có thể vượt qua hàng rào trại giam, họ phải đào một đường hầm dài 30 mét với khối lượng đất bụi khổng lồ cần xử lý. Feez và Flight thay phiên nhau bỏ đất bụi vào túi quần sau đó đi dạo để chúng rơi. Vào mùa thu năm 1918, đường hầm gần hoàn thành.
Thật không may, hai tù binh thất bại. Ngày 8/9, quân Đức kiểm tra phòng giam của Flight. Có thể ai đó đã tiết lộ kế hoạch. Chúng phát hiện đường hầm, tống Feez và Flight vào phòng biệt giam trong 11 ngày. Hai người tiếp tục sống trong trại tù binh Landshut cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc, theo Australian War Memorial.
Tù nhân cướp trực thăng vượt ngục
Đồng bọn của Rodney James Leonard cướp trực thăng, cứu hắn khỏi tù. Ảnh minh họa: Listverse
Đồng bọn của Rodney James Leonard cướp trực thăng, cứu hắn khỏi tù. Ảnh minh họa: Listverse
Năm 1985, Rodney James Leonard, 20 tuổi, thụ án chung thân vì tội giết người tại một nhà tù ở bang South Carolina, Mỹ. Cuối cùng, hắn trốn thoát khỏi nhà tù, điều tưởng chừng không thể.
Ngày 19/12, một phụ nữ trẻ tên Joyce Mattox thuê chiếc trực thăng nhỏ Hughes 300-C ở sân bay gần trại giam. Khi máy bay cất cánh, Mattox rút súng buộc phi công bay đến nhà tù. Lúc đó, khoảng 200 tù nhân đang đi dạo trong sân tù. Khi máy bay tiếp cận, 5 tên lao đến.
Tuy nhiên, chiếc trực thăng chỉ chở tối đa 3 người. Leonard đẩy hai tên ra và leo lên trực thăng cùng Jesse Smith và William Ballew, hai kẻ vào tù vì tội cướp có vũ trang.
Phi công cố gắng điều khiển chiếc máy bay quá tải. Cảnh sát bắn một loạt đạn vào những kẻ vượt ngục. Mattox bắn trả, giúp họ thoát ra ngoài hàng rào nhà tù.
Ba tù nhân trốn thoát, hưởng cảm giác tự do trong chốc lát. Cảnh sát nhanh chóng tóm chúng, bổ sung thêm tội bắt cóc, cướp máy bay và hành hung vào bản án trước đó, New York Times đưa tin.
Sĩ quan Anh giả danh binh lính Đức Quốc Xã vượt ngục
Colditz Castle là nơi Đức Quốc Xã giam những tù binh cấp bậc sĩ quan. Ảnh: DunDak/Wikimedia
Colditz Castle là nơi Đức Quốc Xã giam những tù binh cấp bậc sĩ quan. Ảnh: Dundak/Wikimedia
Colditz Castle là một pháo đài đen nằm sát bờ vực của một vách đá thẳng đứng cao 75 mét ở trung tâm nước Đức. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, đây là nơi Đức Quốc Xã giam giữ tù binh cấp bậc sĩ quan. Cuộc sống của các tù binh ở Colditz Castle tương đối dễ chịu. Lính canh đối xử với họ khá tôn trọng, theo Yesterday.
Năm 1941, quân đội Đức Quốc Xã giam sĩ quan Anh, Airey Neave, vào Colditz Castle. Neave quyết định vượt ngục, điều chưa ai từng làm trước đó. Đương nhiên, ông không thành công ngay lần đầu.
Ngày 28/8, ông dùng sơn xanh tạo một bộ quân phục giả và vờ tản bộ ra ngoài. Một chiếc máy bay tuần tra rọi vào Neave, màu xanh của chiếc áo phản quang rõ ràng. Viên sĩ quan thất bại.
5 tháng sau, Neave tiếp tục vượt ngục cùng một tù binh khác. Hai người mặc đồng phục giả, bò lên trần nhà và thoát ra từ một trạm gác gần pháo đài.
Họ đi bộ và bắt xe lửa đi qua 650 km về phía đông nam nước Đức. Trong khoảng thời gian ấy, hai người ngủ bất cứ nơi đâu và trốn thoát mọi cuộc truy lùng. Họ vượt biên giới Thụy Sĩ, tìm cách trốn qua Pháp và Tây Ban Nha. 4 tháng sau, Neave và bạn tù đặt chân lên đất Anh.
Nguyễn Sương

9 vụ vượt ngục ly kỳ nhất trong lịch sử hiện đại (kỳ 2)

Sau khi trốn khỏi một đảo mà phát xít Nhật chiếm trong Thế chiến II bằng ca nô, một thanh niên lênh đênh trên biển tới 7 tháng rồi dạt vào một đảo cách nơi xuất phát 400 km.
Tham mưu trưởng vượt ngục bằng trực thăng
Tham mưu trưởng Seamus Twomey (giữa) của IRA. Ảnh: Padraig Colman
Tham mưu trưởng Seamus Twomey (giữa) của IRA. Ảnh: Padraig Colman
Seamus Twomey (1919 – 1989) là tham mưu trưởng Quân đội Cộng hòa Ireland (IRA) lâm thời. Trong những năm 30, ông gia nhập lực lượng quân sự. Cuối thập niên 70, Twomey trở thành người chỉ huy Lữ đoàn Belfast.
Ngày 21/7/1972, Lữ đoàn kích nổ 19 quả bom khắp thành phố Belfast khiến 11 người chết và 130 người bị thương, theo BBC. Hành động này là một phần trong một âm mưu chính trị của Seamus Twomey.
Năm 1973, Cộng hòa Ireland bắt Twomey vào nhà tù Mountjoy ở thủ đô Dublin. IRA quyết định cứu vị tham mưu trưởng.
Một tháng sau khi Twomey vào tù, một trực thăng hạ cánh xuống sân thể dục trong nhà giam gây ra tình trạng hỗn loạn. Twomey nhanh chóng leo lên chiếc trực thăng và tẩu thoát. Nhưng một tháng sau, cảnh sát bắt Twomey trong một cuộc rượt đuổi tốc độ cao.
Vượt ngục tập thể qua đường hầm ở Afghanistan
475 tù binh Taliban vượt ngục khỏi nhà tù an toàn nhất Afghanistan. Ảnh: The Guardian
475 tù binh Taliban vượt ngục khỏi nhà tù có chế độ canh gác nghiêm ngặt nhất tại Afghanistan vào năm 2011. Ảnh: The Guardian
Sarposa, nhà tù dành cho tội phạm nguy hiểm ở thành phố Kandahar, là một trong những nhà tù an toàn nhất Afghanistan. Trong tháng 4/2011, ban quản lý Sarposa trông coi hơn 500 tù nhân Taliban.
475 tên tù nhân vượt ngục qua một đường hầm lớn dưới những bức tường nhà giam vào ngày 25/4/2011, The Guardian đưa tin. Đường hầm có chiều dài hơn 100 mét, với hệ thống đỡ bằng bê tông, hệ thống điện và ống thông gió. Cuối cùng, cảnh sát chỉ bắt khoảng 40 tên.
Trôi dạt trên biển 7 tháng sau khi thoát khỏi lính Nhật
Nabetari lênh đênh trên biển trong cuộc vượt ngục. Ảnh: The Open University
Nabetari lênh đênh trên biển trong cuộc vượt ngục. Ảnh: The Open University
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, quân đội Nhật Bản chiếm hàng chục hòn đảo nhỏ trong Chiến dịch Thái Bình Dương. Việc Nhật chiếm đảo Ocean (tên gọi khác của đảo Banaba) của Mỹ dẫn đến một cuộc đào tẩu ly kỳ nhất mọi thời đại, Naval History đưa tin.
Năm 1942, Nabetari, một thanh niên 22 tuổi từ đảo Nikunau, chuyển đến làm việc trong các mỏ phốt phát trên đảo Ocean. Khi quân đội Nhật Bản đổ bộ lên đảo, họ chuyển hầu hết người dân và công nhân vào các trại trên đất liền, chỉ giữ lại 100 người tay nghề cao để phục vụ và cung cấp thực phẩm cho binh lính. Nabetari nằm trong số đó. Đảo Ocean trở thành một nhà tù cô lập giữa biển khơi.
Một thời gian sau, các binh sĩ biết cách đánh cá và trồng trọt. Họ yêu cầu 100 công nhân đào hố để tự chôn. Trong đêm khuya, Nabetari và 5 người khác trốn thoát trên 3 ca nô. Họ muốn tới quần đảo Gilbert cách đó 400 km.
Trong đêm đầu tiên, một ca nô lạc khỏi đoàn và họ không bao giờ biết tin tức của người ngồi trên nó. Sau đó ca nô thứ hai biến mất. Một tuần sau, ca nô của Nabetari lật trong đêm. Ông bất lực nhìn bạn đồng hành từ từ chìm xuống biển. Nabetari sửa lại ca nô và leo lên.
7 tháng tiếp theo, ông trôi dạt trên biển, ăn tất cả những thứ ông bắt và uống nước mưa để tồn tại. Cuối cùng ca nô dạt vào đảo Ninigo, cách đảo Ocean 2.400 km. Một người dân phát hiện và cứu sống Nabetari. Sau đó, ông hồi phục hoàn toàn.
Cuộc đào thoát khỏi nhà tù tàn bạo bậc nhất
Nhà tù Montluc của Đức Quốc Xã là địa ngục trần gian đối với tù nhân. Ảnh: Lyon-France.com
Nhà tù Montluc của Đức Quốc Xã là địa ngục trần gian đối với tù nhân. Ảnh: Lyon-France
Năm 1940, khi Đức Quốc Xã chiếm đóng nước Pháp, Andre Devigny, một giáo viên, tham gia lực lượng kháng chiến. Ban đầu ông làm liên lạc viên. Sau đó ông chuyển sang hoạt động trong tổ chức giúp đỡ người tị nạn vượt biên sang Thụy Sĩ.
Tháng 4/1943, Đức Quốc Xã bắt Devigny và nhốt ông vào nhà tù Montluc, địa ngục trần gian đối với những người chống lại chúng. Klaus Barbie, một trong những kẻ tàn bạo nhất trong lịch sử, trực tiếp tra tấn ông trong 4 tháng. Ngày 20/8, Barbie tuyên bố hắn sẽ hành hình Devigny vào mấy ngày tới. Song trước đó ông đã chuẩn bị kế hoạch vượt ngục.
Devigny học cách tháo còng tay bằng pin. Ông cũng lên kế hoạch tạo lối thoát bằng cách dùng muỗng cứng, nhọn cạy sàn gỗ trong phòng giam. Devigny cùng một bạn tù giết một lính canh và trốn khỏi buồng giam. Hai người sử dụng ga trải giường và đèn trèo xuống từ độ cao 4,5 mét.
Sau khi đến Thụy Sĩ, Devigny lại tham gia kháng chiến. Năm 1944, ông trở lại Pháp cùng với lực lượng Đồng minh, theo New York Times.
Nguyễn Sương

Ly kỳ 3 vụ vượt ngục khét tiếng tại Nga

Dân trí Khống chế trực thăng, đào đường hầm bằng thìa hay hối lộ quan chức là ba trong số những cách mà các phạm nhân khét tiếng sử dụng để bỏ trốn khỏi những nhà tù được canh gác nghiêm ngặt nhất tại Nga.

Nhà tù giam giữ tội phạm nguy hiểm nhất của Nga

Vượt ngục bằng trực thăng
Chân dung Alexei Shestakov (Ảnh: Sputnik)
Chân dung Alexei Shestakov (Ảnh: Sputnik)
Vào một ngày tháng 3/2012, những người lính gác và các phạm nhân tại nhà tù ở vùng Vologda của Nga, nơi cách thủ đô Moscow khoảng 500 km về phía bắc, hoàn toàn bất ngờ khi nhìn thấy một chiếc trực thăng bay lòng vòng trên đầu họ. Thời điểm đó đang là giờ tập thể dục của các phạm nhân.
Những gì xảy ra sau đó được mô tả như trong bộ phim “Điệp vụ bất khả thi”. Trực thăng từ từ hạ độ cao và một trong số các phạm nhân chạy tới, bám vào chiếc thang dây được treo sẵn bên dưới trực thăng. Phạm nhân phải bám rất chắc vào chiếc thang để leo lên trong khi trực thăng sà xuống. Sự việc xảy ra nhanh tới mức lính gác tại nhà tù không kịp có thời gian để phản ứng.
Kẻ chạy trốn sau đó được xác định là Alexei Shestakov, 36 tuổi - người đang chịu mức án 24 năm tù giam với tội danh giết 8 mạng người. Vào thời điểm bỏ trốn, Alexei đã chấp hành được một nửa thời gian thụ án.
Alexei Shestakov vượt ngục bằng trực thăng (Ảnh: AFP)
Alexei Shestakov vượt ngục bằng trực thăng (Ảnh: AFP)
Sự việc rốt cuộc cũng được làm sáng tỏ. Khi đang ở trong tù, Alexei đã dùng điện thoại di động để kết nối với bên ngoài và giả vờ thuê một trực thăng Mi-2 với mục đích giao dịch làm ăn. Hai đồng phạm của Alexei ở bên ngoài, gồm một người đàn ông và một người phụ nữ, đã lên chiếc trực thăng này và dùng súng khống chế, buộc phi công phải đưa máy bay tới nhà tù nơi Alexei đang bị giam giữ.
Sau một hồi truy tìm, cảnh sát đã phát hiện trực thăng Mi-2 nằm ở khu vực ven Vologda. Trong khi đó, phi công được phát hiện cách đó vài km trong tình trạng bị trói tay và bịt miệng. Về phần Alexei, cảnh sát đã tóm gọn tên này chỉ vài giờ sau khi phát hiện một chiếc xe ô tô do hắn cùng đồng bọn sử dụng. Trong quá trình đấu súng với cảnh sát, Alexei đã bị thương.
Sau khi bị bắt trở lại, tòa án ở Nga đã quyết định kết án Alexei thêm 12 năm tù so với thời hạn cũ vì tội danh âm mưu bỏ trốn. Hai đồng phạm của tên này cũng lần lượt chịu mức án 11 và 12 năm tù.
Ngoài ra, phó giám đốc nhà tù nơi Alexei bỏ trốn cũng bị kết tội. Ông này chịu mức án 4 năm tù giam vì hành vi nhận hối lộ để đối đãi đặc biệt Alexei, từ đó cho phép hắn được ở trong buồng giam riêng và được phép sử dụng điện thoại di động.
Đào hầm bằng thìa
Butyrskaya là nhà tù được xây dựng từ thế kỷ 18 ở Moscow (Ảnh: RIA Novosti)
Butyrskaya là nhà tù được xây dựng từ thế kỷ 18 ở Moscow (Ảnh: RIA Novosti)
Được xây dựng từ thế kỷ 18, nhà tù Butyrskaya ở thủ đô Moscow là một trong những nhà tù lâu đời nhất tại Nga. Việc nhà tù được xây dựng từ lâu và có “tuổi thọ” đáng kể được cho là nguyên nhân dẫn tới vụ bỏ trốn của 3 phạm nhân vào năm 2001.
Boris Bezotechestvo, Vladimir Zhelezoglo và Anatoly Kulikov là 3 đối tượng bị kết án chung thân với tội danh giết người và hành hung. Trong khi chờ phán quyết của Tòa án tối cao về đơn kháng cáo, 3 phạm nhân đã lên kế hoạch bỏ trốn khỏi nhà tù Butyrskaya bằng cách sử dụng vật dụng vô cùng đơn giản, đó là những chiếc thìa nhôm.
Bezotechestvo, Zhelezoglo và Kulikov đã dùng thìa để đào hầm sâu khoảng 1,5m tới phần móng của nhà tù. Trong quá trình đào bới, 3 phạm nhân này đã tìm cách chuyển phần đất và mảnh vỡ từ buồng giam ra ngoài thông qua các buổi đi bộ thể dục ở sân nhà tù. Các đối tượng đã dùng vải rách để che miệng hố mà chúng đã đào.
Sau khi quá trình đào hầm hoàn tất, cả 3 đã tìm cách tiếp cận với hệ thống cống thoát của nhà tù và cuối cùng ngoi được lên mặt đất ở một khu vực trong thành phố. Ban đầu, cảnh sát không thể xác định được vị trí đường hầm mà 3 phạm nhân đã đào dưới lòng đất để bỏ trốn, vì vậy họ phải nhờ tới sự giúp đỡ của một nhóm chuyên đào xới - những người có thể phát hiện và nắm rõ mạng lưới “mê cung” đường hầm bên dưới thủ đô Moscow.
Rốt cuộc, đường hầm bỏ trốn của 3 phạm nhân nhà tù Butyrskaya cũng được tìm ra, song cảnh sát phải mất thêm một khoảng thời gian nữa trước khi họ phát hiện tung tích của các đối tượng bỏ trốn. Hai trong số 3 người sau đó đã bị bắt tại Moscow, còn tên cuối cùng được cho là bị bắt vài năm sau đó khi đang tìm cách ăn trộm tại một cửa hàng tạp hóa.
Sát thủ bỏ trốn
Sát thủ Alexander Solonik (Ảnh: RBTH)
Sát thủ Alexander Solonik (Ảnh: RBTH)
Vào năm 1995, vụ vượt ngục của sát thủ khét tiếng Alexander Solonik đã phá vỡ lịch sử canh gác cẩn mật suốt hơn 100 năm của trại tạm giam Matrosskaya Tishina - nơi còn được gọi là “Sự im lặng của Thủy thủ” ở Moscow.
Bị cảnh sát Nga bắt giữ năm 1994, Solonik thú nhận đã nhận tiền để tiến hành 12 vụ giết người. Mặc dù phải đối mặt với án tử hình song tên sát thủ này vẫn tỏ ra bình thản đáng kinh ngạc. Hắn đã lên kế hoạch để bỏ trốn khỏi một trong những nhà tù được bảo vệ nghiêm ngặt nhất tại Nga.
Yếu tố then chốt giúp kế hoạch đào thoát của Solonik thành công là sự trợ giúp của một lính gác trại giam - người có thể bị tên tội phạm khống chế hoặc bị mua chuộc bằng tiền hối lộ. Lính gác này đã tuồn cho Solonik một dây thừng, súng và hình nộm.
Vào đêm bỏ trốn, Solonik đã đặt hình nộm lên giường và lấy chăn che kín để đánh lạc hướng. Solonik sau đó đã cùng với lính gác sử dụng dây thừng để trèo từ trên mái trại giam xuống đất.
Cảnh sát Nga sau đó không tóm được Solonik trong khi tên này tìm cách trốn sang Hy Lạp. Sau đó, mối quan hệ giữa Solonik và các ông trùm mafia Nga gặp căng thẳng. Các ông trùm đã phái biệt đội sát thủ tới “lấy mạng” Solonik. Rốt cuộc, Solonik và bạn gái cùng bị giết. Trong khi đó, số phận của người lính gác giúp Solonik vượt ngục cho đến nay vẫn là một ẩn số.
Thành Đạt
Tổng hợp

Những vụ vượt ngục ngoạn mục nhất

Hình ảnh 2 tù nhân Danny Provencal và Benjamin Hudon-Barbeau đu dây thừng được thả từ chiếc trực thăng đậu trên nóc nhà tù St Jerome gần Montreal, Quebec, Canada để tẩu thoát, xuất hiện trong video tại phiên tòa xét xử hồi trung tuần tháng 3-2016, khiến nhiều người tưởng đang xem một đoạn phim của Hollywood.

Tuy phiên tòa diễn ra từ trung tuần tháng 3, nhưng sự việc lại xảy ra hơn 3 năm trước (17-3-2013), và toàn cảnh vụ vượt ngục được camera an ninh của nhà tù St Jerome ghi lại để làm bằng chứng khép tội chúng.
Từ những cuộc vượt ngục bằng máy bay trực thăng
Cuộc vượt ngục của Benjamin Hudon-Barbeau và Danny Provencal được 2 đồng phạm có vũ trang là Billi Beaudoin và Steven Mathieu Marchisio trợ giúp - thuê và cướp máy bay trực thăng, sau đó ép phi công hạ cánh trên nóc nhà tù St Jerome. Mặc dù thoát khỏi nhà tù St Jerome và đào tẩu bằng chiếc xe chờ sẵn, nhưng chỉ vài giờ sau, cả 4 tên kể trên đều bị bắt.
Theo lời Mathieu Lavoie, đại diện nhà tù St Jerome, 4 kẻ vượt ngục có vũ khí nên họ không thể ngăn chặn khi chúng đu dây thừng đào tẩu bằng máy bay trực thăng. Điều đáng nói là sau thất bại kể trên, Danny Provencal, Billi Beaudoin và Steven Mathieu Marchisio, mặc dù bị buộc tội giết người, nhưng vẫn đào tẩu thành công bằng cách tương tự và bị bắt lại 2 tuần sau đó.
Hai tù nhân đu dây thừng lơ lửng bên dưới khi trực thăng cất cánh.
Hai tù nhân đu dây thừng lơ lửng bên dưới khi trực thăng cất cánh.
Trước đó, cảnh sát Hy Lạp cũng từng bắt Alket Rizai (Alket Rizaj), kẻ đã trốn thoát khỏi nhà tù Korydallos chiều 22-2-2009 bằng máy bay trực thăng cùng với phạm nhân Vassilis Paleokostas.
Khi đó Bộ trưởng Tư pháp Nikos Dendias đã cách chức 8 nhân viên quản giáo tại nhà tù Korydallos và buộc thôi việc đối với 3 quan chức Bộ Tư pháp (Tổng thư ký Bộ Tư pháp, Tổng thanh tra các trại giam và Giám đốc nhà tù Korydallos) vì vụ vượt ngục của 2 phạm nhân kể trên. Viên phi công lái chiếc máy bay trực thăng bị cướp dùng để giải cứu 2 phạm nhân khỏi nhà tù Korydallos cũng bị truy tố, nhưng không bị kết án.
Alket Rizai đào tẩu khi đang phải chấp hành bản án chung thân vì tội mưu sát, còn Vassilis Paleokostas phải thụ án 25 năm tù vì tội cướp ngân hàng và bắt cóc tống tiền. Điều đáng nói là vụ vượt ngục của Vassilis Paleokostas và Alket Rizai diễn ra đúng 1 ngày trước khi chúng phải hầu toà vì tội vượt ngục ngày 4-6-2006.
Điều đáng nói nữa là sau khi đào tẩu thành công và trước khi bị bắt trở lại (từ 4-6-2006 đến tháng 8-2008), Vassilis Paleokostas đã thực hiện một số vụ cướp và bắt cóc. Trong đó đáng chú ý nhất là vụ bắt cóc ông Giorgos Mylonas, một trong những thương nhân nổi danh ở Hy Lạp hồi tháng 6-2008. Ông Giorgos Mylonas được phóng thích hôm 23-6-2008 sau khi nộp số tiền chuộc lên tới 19 triệu USD.
Ngày 23-2-2009, Thủ tướng khi đó là ông Kostas Karamanlis đã triệu tập một phiên họp khẩn ngay sau khi biết tin về vụ vượt ngục của Vassilis Paleokostas và Alket Rizai.
Bởi cả quản giáo và những phạm nhân tại nhà tù Korydallos đều có cảm giác giống như vừa xem một bộ phim hành động của Hollywood, khi Vassilis Paleokostas và Alket Rizai bình thản trèo lên chiếc thang dây được thả xuống từ trực thăng, trong khi tiếng súng vang lên. Và trong khi chúng treo lên thì người ở trên chiếc trực thăng bình tĩnh bắn trả lực lượng bảo vệ tại nhà tù Korydallos.
Cảnh sát Pháp cũng từng báo động để truy tìm kẻ đào tẩu sau khi tù nhân Pascal Payet, 43 tuổi vượt ngục thành công tại nhà tù Grasse (nằm về phía Đông Nam nước Pháp) tối 14-7-2007.
Vụ vượt ngục của Pascal Payet được dư luận đặc biệt quan tâm bởi diễn ra đúng ngày Pháp kỷ niệm Quốc khánh và đây là lần thứ 2 tên này vượt ngục thành công.
Pascal Payet đào tẩu khi đang phải chấp hành bản án 30 năm tù vì tội cướp của, giết người. Sau khi cứu được Pascal Payet, bọn cướp đã cho máy bay hạ cánh xuống Brignoles, cách thành phố Toulon 38km về phía Đông Nam.
Pascal Payet và công cụ đào tẩu.
Pascal Payet và công cụ đào tẩu.
Trước đó, Pascal Payet từng vượt ngục thành công bằng máy bay trực thăng hồi tháng 10-2001. Sau khi vượt ngục thành công, trong năm 2003, Pascal Payet đã giúp 3 bạn tù đang bị giam giữ tại nhà tù Luynes tẩu thoát cũng bằng máy bay trực thăng. Điều đáng nói là cả 2 lần vượt ngục và cứu bạn tù (2001 và 2003), những tên cùng đào tẩu và được Pascal Payet giúp đều nhanh chóng bị bắt trở lại, nhưng hắn phải một thời gian sau, thậm chí vài năm mới bị cảnh sát tóm.
Người dân Bỉ chỉ biết đến vụ cướp ngục giống như phim hành động sau khi ông Erik Matthew, người lái máy bay trực thăng có cuộc trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình RTL-TVI hôm 15-4-2007.
Theo ông Erik Matthew, 2 người đàn ông lạ mặt tự xưng đến từ thành phố Marseille, Pháp đã thuê ông lái trực thăng đi du lịch. Nhưng khi máy bay lượn được vài vòng thì chúng bất ngờ rút súng và lựu đạn dí vào đầu, yêu cầu bay tới nhà tù Lantin ở thành phố Liege, tỉnh Wallonia, Bỉ.
Ban đầu ông Erik Matthew không muốn thực hiện theo chỉ dẫn của bọn cướp, nhưng sau khi chúng dọa khai hoả buộc ông phải đỗ xuống sân nhà tù Lantin. Khi máy bay hạ cánh xuống sân nhà tù Lantin có khoảng 200 phạm nhân đang tập thể dục. Do chuẩn bị từ trước nên một tên vừa ném lựu đạn vào đám đông vừa xông ra ngoài, còn tên kia tiếp tục uy hiếp ông Erik Matthew để máy bay có thể cất cánh ngay sau khi chúng giải cứu được phạm nhân Erik Ferdinand, vừa bị bắt vì tội đạo tặc, nhưng chưa bị xét xử.
Tới 1001 kiểu vượt ngục khác
40 tù nhân đã trốn thoát sau tiếng nổ lớn, làm thủng bức tường nhà giam Frei Damiao de Bozanno ở thành phố Recife, bang Pernambuco, Đông Bắc Brazil. Đây được coi là vụ vượt ngục táo tợn quy mô lớn thứ hai ở Brazil thời gian gần đây. Phải đến cuối ngày 24-1, cảnh sát mới bắt giữ 36 phạm nhân, 2 người chết vì bị bắn do không chấp hành theo lệnh của cảnh sát, 1 người bị thương phải nhập viện và 1 tên vẫn đang chạy trốn.
Các nhà tù ở bang Pernambuco được xếp vào diện quá tải nhất Brazil. Theo khảo sát nãm 2015 của Tổ chức theo dõi nhân quyền, các nhà tù ở đây chỉ có sức chứa khoảng 10.500 tù nhân, nhưng phải giam tới 32.000 người, nên thường xuyên gây ra bạo loạn.
Cảnh sát tỉnh Buenos Aires, Argentina đã công bố số tiền thưởng 150.000 USD cho một số người cung cấp thông tin hữu ích giúp bắt 3 tên tội phạm đặc biệt nguy hiểm Martin Lanatta, Christian Lanatta và Victor Schillaci (bị kết án tù chung thân từ tháng 8-2008 vì tội buôn lậu ma túy và giết 3 doanh nhân) hôm 12-1, sau khi chúng trốn khỏi trại giam General Alvear, tại tỉnh Buenos Aires hôm 27-12-2015. Tổng thống Mauricio Macri, Phó Tổng thống Gabriela Michetti và Bộ trưởng Nội vụ Patricia Bullrich đã chúc mừng lực lượng cảnh sát sau khi họ bắt được 3 tên kể trên.
Gần 1 năm trước, vụ vượt ngục ngoạn mục và ly kỳ như phim ở Mỹ đã kết thúc sau khi cảnh sát bắn bị thương và bắt David Sweat tại khu vực chỉ cách biên giới Canada khoảng 3km hôm 28-6-2015.
Trước đó (26-6-2015), cảnh sát đã bắn hạ Richard Matt, khi tên này không chịu đầu hàng. Để bắt David Sweat (lĩnh án chung thân không được ân xá với tội danh giết người cấp độ một) và tiêu diệt Richard Matt (bị kết án 25 năm tù với các tội danh giết người, bắt cóc và cướp của), 2 tù nhân vượt ngục hôm 6-6-2015, gần 1.300 cảnh sát đã được huy động.
Trước đó, Chính quyền New York đã treo giải thưởng 100.000USD cho những ai cung cấp thông tin về 2 tên này. Bởi đây là cuộc vượt ngục đầu tiên trong vòng 150 năm qua ở nhà tù Clinton được mệnh danh là "tiểu Siberia", là vụ vượt ngục đầu tiên kể từ năm 1865 tại nhà tù sở hữu hệ thống an ninh hiện đại nhất nước Mỹ.
Thống đốc New York Andrew Cuomo coi đây là sự phối hợp chưa từng có tiền lệ của các lực lượng thực thi pháp luật ở mọi cấp. Người giúp 2 phạm nhân kể trên đào tẩu là bà Joyce Mitchell, nhân viên giám sát tại khu may mặc của nhà tù Clinton, đã thú nhận từng mây mưa với Richard Matt ngay tại khu vực mình quản lý.
Giám đốc cảnh sát New York Joseph d'Amico thừa nhận, chính quyền đã gặp khó khăn trong việc lần theo dấu vết của David Sweat và Richard Matt bởi chúng dùng hạt tiêu để qua mặt chó nghiệp vụ. Đồng thời cho biết, David Sweat và Richard Matt đã chia tay nhau trong quá trình đào tẩu.
"Vua vượt ngục" Nordin Benallal không thể ngờ bị bắt tại Hà Lan sau khi trốn khỏi nhà tù Bỉ chỉ vì tội ăn cắp vặt. Ngày 30-10-2007, Nordin Benallal đã bị bắt tại The Hague, Hà Lan sau khi bị nhân viên quản lý cửa hàng phát hiện đang cùng một tội phạm khác tìm cách đánh cắp đồ trong một cửa hàng trưng bày xe môtô.
Và đó là lần thứ 4 Nordin Benallal tẩu thoát thành công khỏi nhà tù và cơ quan chức năng Bỉ hiện vẫn không thể làm rõ tên này đã vượt ngục như thế nào. Chỉ biết rằng, Nordin Benallal và đồng bọn đều bị bắt trở lại một cách nhanh chóng sau khi tẩu thoát khỏi nhà tù. Và lần thứ tư Nordin Benallal bị bắt chỉ sau 2 ngày đào tẩu khỏi nhà tù Ittre bằng máy bay trực thăng.
Điều đáng nói, nhà tù Ittre mới được đưa vào sử dụng từ năm 2002 và được coi là một trong những nhà tù hiện đại nhất và an ninh nhất của Bỉ, nhưng đã bị Nordin Benallal làm ô danh sau vụ vượt ngục kể trên.
Nordin Benallal tuy mới 27 tuổi, nhưng đã phải bóc lịch trong nhiều nhà tù được bảo vệ nghiêm mật nhất và hắn luôn thành công trong những vụ đào tẩu bởi nhận được sự hỗ trợ và phối hợp nhịp nhàng từ trong tù với đồng phạm ở bên ngoài. Được biết, lần vượt ngục đầu tiên của Nordin Benallal diễn ra năm 2002, lần thứ tư xảy ra hôm 28-10-2007 và hắn đào tẩu bằng xe tải nhà tù, cải trang với tóc giả và kính râm, trèo tường bằng thang dây và cuối cùng là máy bay trực thăng.
Theo Anh Phương
Cảnh sát toàn cầu

7 cuộc vượt ngục táo tợn nhất trong lịch sử

Dân trí Trùm ma túy Mexico Joaquin 'El Chapo' Guzman đã đào hầm trốn thoát khỏi nhà tù Altiplano, nơi được mệnh danh là nghiêm ngặt nhất Mexico. Hãy cùng nhìn lại lịch sử và điểm lại những vụ đào thoát nổi tiếng nhất trong lịch sử

El Chapo và đường hầm dùng để vượt ngục (Ảnh:
El Chapo và đường hầm dùng để vượt ngục (Ảnh: Telegraph)
1. Cắt thủng bức tường thép
Trùm ma túy Guzman không phải là tên tội phạm duy nhất đào hầm trốn thoát thành công như phim. Mới hồi tháng trước, hai tên tù phạm người Mỹ là Richard Matt và David Sweat đã vượt ngục thành công bằng cách sử dụng dụng cụ để cắt thủng các bức tường thép trong phòng giam của chúng.
Bọn chúng sau đó đã bò dọc các đường ống để thoát khỏi trại cải tạo Clinton ở Dannemora, New York. Hai tên này sau đó còn để lại một lời nhắn giễu cợt các cai ngục với nội dung “Chúc một ngày tốt lành”.
Tuy nhiên, cuộc vui ngắn chẳng tày gang, Matt bị bắn chết sau 20 ngày lẩn trổn, trong khi Sweat trở lại nhà xà lim sau đó 2 ngày.
 Richard Matt (trái) và David Sweat(Ảnh: Telegraph)
Richard Matt (trái) và David Sweat(Ảnh: Telegraph)
2. Trốn thoát khỏi Alcatraz

Alcatraz là nhà tù có mức độ an ninh cao nhất. Nó nằm trên một hòn đảo nhỏ ngoài khơi San Francisco và được đánh giá là là không thể đào thoát. Nhưng vào năm 1962, ba kẻ liều lĩnh đã tìm cách “chứng thực” lời đánh giá trên. Cuộc vượt ngục của chúng là niềm cảm hứng cho bộ phim Chạy trốn khỏi Alcatraz.
Clarence Anglin, John Anglin và Frank Morris đã khoét lỗ trên tường buồng giam, để lại các hình nộm trên giường hòng đánh lừa cai ngục.
Sau khi ra khỏi nhà tù qua đường ống thông hơi, bọn chúng nhanh chóng thay đồ và biến mất vào làn nước lạnh giá của vịnh San Francisco vào lúc đêm tối.
Các cuộc điều tra sau đó của FBI kết luận rằng chúng đã bị chết đuối đâu đó ở trên biển.

3. "Hãy bắt tôi nếu có thể"
Có lẽ không có cuộc đào thoát nào ngoạn mục hơn phi vụ của Frank Abagnale - tên tội mà phần đầu của cuộc đời hắn được kể lại trong bộ phim "Hãy bắt tôi nếu có thể".
Abagnale đã bị buộc tội cho hàng loạt các tội danh lừa đảo và bị tuyên án 12 năm tù. Nhưng hắn đã rất may mắn khi nhân viên áp giải quên mất hồ sơ của hắn. Nắm lấy cơ hội, Abagnale thuyết phục họ rằng hắn là cảnh sát ngầm cải trang. Ở thời điểm đó, chính quyền thường dùng những mánh khoé như vậy để điều tra nên nhân viên áp giải đã mắc bẫy và tin lời Abagnale.
Abagnale cho biết hắn được đối xử tốt hơn các tù nhân khác nhờ có “vỏ bọc” của mình. Cho đến một lần “vỏ bọc” đó đã thực sự phát huy tác dụng khi hắn yêu cầu sự giúp đỡ của FBI. Nhân viên nhà ngục đã ngây thơ gọi cho một người mà Abagnale gọi là “Jean Sebring”. Rất nhanh chóng, “Sebring” tới và yêu cầu được gặp Abagnale ở bên ngoài nhà tù. Kết thúc câu chuyện, Abagnale đường hoàng bước ra ngoài qua cổng chính của nhà tù, và có lẽ hắn đã cười rất khoái trá trên đường về.
4. Cuộc vượt ngục của 3 tên tội phạm khét tiếng ở Anh
Nhà tù Parkhurst trên đảo Wight được ví von là Alcatraz của nước Anh, điều đó chưa đủ để ngăn chặn kế hoạch đào thoát tinh vi của ba tên tội phạm khét tiếng.
Keith Rose, Andrew Rodger và Matthew Williams đã lên kế hoạch bỏ trốn vào ngay đêm giao thừa năm 1995. Chúng sử dụng những chiếc chìa khoá tự chế để mở hàng loạt cánh cửa, sau đó cắt hàng rào lưới thép và trèo qua tường bao nhà tù. Chúng bắt taxi tới thị trấn Sandown với ý định sẽ đánh cắp một chiếc máy bay hoặc thuyền để lẩn trốn. Bộ ba cuối cùng bị phát hiện khi chưa kịp thực hiện ý định.
 Nhà tù Parkhurst (Ảnh: Telegraph)
Nhà tù Parkhurst (Ảnh: Telegraph)
5. Cuộc vượt ngục chấn động Hàn Quốc
Choi Gap-bok, một người dạy yoga bị bắt vì tội ăn cắp, đã uốn cong cơ thể để chui qua khe hở nhỏ dưới nền nhà giam, nơi vẫn thường dùng để đưa thức ăn cho tù nhân. Toàn bộ quá trình vượt ngục của Choi tại nhà tù ở thành phố Daegu chỉ diễn ra trong vòng 34 giây.

Gap-bok bị bắt lại sau đó 6 ngày, và lần này ông được đặc cách ở trong một xà lim có khe cấp thức ăn nhỏ hơn rất nhiều.
 
6. Người tù cứu rỗi nhân loại

Vụ việc Alfréd Wetzler trốn thoát khỏi nhà tù khét tiếng Auschwitz của Đức quốc xã có lẽ là cuộc đào thoát đáng hoan nghênh nhất trong lịch sử.
Wetzler, một người Do thái gốc Slovakia, đã trốn thoát cùng bạn mình bằng cách nấp trong đống củi được ngâm thuốc lá và xăng để đánh lừa chó canh. Sau 4 đêm ẩn mình trong đống củi, hai người tù khoác lên mình các bộ quần áo đánh cắp được và hành trình tới Ba Lan.
Wetzler mang theo bản báo cáo về tình trạng tồi tệ của trại Auschwitz, bao gồm sơ đồ bố trí của hệ thống đường ống khí gas, một nhãn mác của bình chứa Zyklon B, loại khí gas Đức quốc xã dùng để sát hại hàng triệu tù nhân. Đây là bản báo cáo chi tiết đầu tiên về trại Auschwitz và sau đó được dùng làm căn cứ để quân Đồng minh đánh bom phát xít Đức.
120.000 người Do thái Hungary đã được giải cứu nhờ thông tin quý báu của Wetzler.

Cánh cổng nhà tù Auschwitz (Ảnh:
Cánh cổng nhà tù Auschwitz (Ảnh: Telegraph)
7. Tên tội phạm vượt ngục bằng trực thăng
Tên sát nhân người Pháp Pascal Payet được cả thế giới biết đến thông qua hàng loạt vụ vượt ngục táo tợn bằng cách sử dụng máy bay trực thăng.
Phi vụ đầu tiên được thực hiện năm 2001, khi hắn tổ chức cho đồng bọn đón mình bằng máy bay trực thăng trên nóc của một nhà tù địa phương. Hai năm sau, hắn tiếp tục đạo diễn một vụ việc tương tự để cứu 3 đồng bọn thoát khỏi một nhà tù được canh gác cẩn mật.
Payet sau đó bị bắt và tuyên án 30 năm cho hành vi giết người vào năm 2005. Thế nhưng hắn một lần nữa thách thức luật pháp khi lợi dụng lễ kỉ niệm ngày quốc khánh Pháp để nhảy lên một chiếc trực thăng do đồng bọn chờ sẵn.

Hắn bị bắt lại vài tháng sau đó, và lần này được giam giữ tại một địa điểm bí mật, nơi hiện nay hắn vẫn đang thụ án.
Khánh TrầnTheo Telegraph

Cuộc vượt ngục gây chấn động thế giới của tử tù xuyên quốc gia

David McMillan - tên tội phạm ma túy khét tiếng người Anh trở nên nổi tiếng thế giới khi vượt ngục thành công khỏi nhà tù nổi tiếng nghiêm ngặt của Úc và nhất là nhà tù Klong Prem tại Thái Lan. Không chỉ thế, tử tù vượt ngục này còn cho ra đời một cuốn sách kể lại hành trình cuộc vượt ngục của mình.


Klong Prem là nhà tù được xây dựng kiên cố và bảo vệ nghiêm ngặt nhất Thái Lan, tuy nhiên điều này vẫn không đủ làm khó được tên tử tù buôn ma túy David McMillan. Cuộc vượt ngục thành công của hắn đã gây chấn động thế giới.
Klong Prem là nhà tù được xây dựng kiên cố và bảo vệ nghiêm ngặt nhất Thái Lan, tuy nhiên điều này vẫn không đủ làm khó được tên tử tù buôn ma túy David McMillan. Cuộc vượt ngục thành công của hắn đã gây chấn động thế giới.

David McMillan sinh ngày 9/4/1956 tại London, Anh. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung lưu, nhưng David McMillan đã sớm gia nhập những băng nhóm tội phạm đường phố, sau đó hắn gia nhập băng nhóm của bố già khét tiếng Wynne Wilson người Australia.
David McMillan sinh ngày 9/4/1956 tại London, Anh. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung lưu, nhưng David McMillan đã sớm gia nhập những băng nhóm tội phạm đường phố, sau đó hắn gia nhập băng nhóm của bố già khét tiếng Wynne Wilson người Australia.

Bề ngoài lỳ lợm cộng với cái đầu thông minh và nhanh nhẹn của David McMillan, bố già Wynne Wilson đã yên tâm giao cho hắn nhiệm vụ chủ chốt vận chuyển ma túy từ các quốc gia Nam Á như Pakistan, Afghanistan, Ấn Độ đến Anh qua Australia.
Bề ngoài lỳ lợm cộng với cái đầu thông minh và nhanh nhẹn của David McMillan, bố già Wynne Wilson đã yên tâm giao cho hắn nhiệm vụ chủ chốt vận chuyển ma túy từ các quốc gia Nam Á như Pakistan, Afghanistan, Ấn Độ đến Anh qua Australia.

Thành công trong nhiều phi vụ, nhưng tháng 6 năm 1979, David McMillan bị hải quan sân bay Heathrow của Thủ đô London bắt giữ cùng với tang vật là 7kg cần sa và anh ta đã phải ngồi tù 6 tháng. Mãn hạn tù hắn quay lại Australia và thiết lập riêng cho mình một đường dây buôn bán ma túy mà không cần chịu dưới trướng một ông trùm nào.
Thành công trong nhiều phi vụ, nhưng tháng 6 năm 1979, David McMillan bị hải quan sân bay Heathrow của Thủ đô London bắt giữ cùng với tang vật là 7kg cần sa và anh ta đã phải ngồi tù 6 tháng. Mãn hạn tù hắn quay lại Australia và thiết lập riêng cho mình một đường dây buôn bán ma túy mà không cần chịu dưới trướng một ông trùm nào.

Ngày 5-1-1982, David McMillan tiếp tục bị bắt giữ vì tội buôn bán ma túy. Bị kết án 13 năm tù và giam giữ tại nhà tù Pentridge tại thành phố Melbourne, hắn lên kế hoạch trốn thoát nhưng không thành.
Ngày 5-1-1982, David McMillan tiếp tục bị bắt giữ vì tội buôn bán ma túy. Bị kết án 13 năm tù và giam giữ tại nhà tù Pentridge tại thành phố Melbourne, hắn lên kế hoạch trốn thoát nhưng không thành.

Sau khi mãn hạn tù, David McMillan đến thủ đô Bangkok của Thái Lan tiếp tục buôn bán ma túy. Đến năm 1997 hắn bị cảnh sát Bangkok bắt giữ cùng với tang vật là 21kg heroin và 32 tờ giấy thông hành giả mạo. David McMillan đã bị chuyển đến nhà tù khét tiếng Klong Prem để chờ tuyên án tử.
Sau khi mãn hạn tù, David McMillan đến thủ đô Bangkok của Thái Lan tiếp tục buôn bán ma túy. Đến năm 1997 hắn bị cảnh sát Bangkok bắt giữ cùng với tang vật là 21kg heroin và 32 tờ giấy thông hành giả mạo. David McMillan đã bị chuyển đến nhà tù khét tiếng Klong Prem để chờ tuyên án tử.

Nhà tù Klong Prem thường giam giữ tới hơn một ngàn tù nhân ngoại quốc. McMillan bị giam giữ tại buồng giam số 030 nằm ở tầng thứ ba cùng với 18 tù nhân khác đều là người nước ngoài.
Nhà tù Klong Prem thường giam giữ tới hơn một ngàn tù nhân ngoại quốc. McMillan bị giam giữ tại buồng giam số 030 nằm ở tầng thứ ba cùng với 18 tù nhân khác đều là người nước ngoài.

David McMillan ngày đêm nghiên cứu để tìm cách vượt ngục. Trong lịch sử của nhà tù Klong Prem, chưa có tù nhân nào dám vượt ngục bởi những hàng rào thép gai có điện bao bọc bên ngoài, cùng với lực lượng cảnh vệ nghiệm ngặt bên trong.
David McMillan ngày đêm nghiên cứu để tìm cách vượt ngục. Trong lịch sử của nhà tù Klong Prem, chưa có tù nhân nào dám vượt ngục bởi những hàng rào thép gai có điện bao bọc bên ngoài, cùng với lực lượng cảnh vệ nghiệm ngặt bên trong.

David McMillan âm thầm chuẩn bị quần áo cũ, ủng cao su, dù, cùng một đèn pin nhỏ cho kế hoạch vượt ngục.
David McMillan âm thầm chuẩn bị quần áo cũ, ủng cao su, dù, cùng một đèn pin nhỏ cho kế hoạch vượt ngục.

Lựa chọn thời điểm mưa bão, David McMillan đã cưa song sắt ở cửa góc phòng của hắn. Sau khi cưa thành công, hắn bẻ cong thanh sắt và chui ra ngoài.
Lựa chọn thời điểm mưa bão, David McMillan đã cưa song sắt ở cửa góc phòng của hắn. Sau khi cưa thành công, hắn bẻ cong thanh sắt và chui ra ngoài.

Từ số quần áo cũ của các phạm nhân khác hắn gom được, cộng thêm cái rèm cửa tháo rời, hắn bện lại thành một cái dây dài – đủ để leo từ buồng giam số 030 ở tầng thứ ba xuống mặt đất.
Từ số quần áo cũ của các phạm nhân khác hắn gom được, cộng thêm cái rèm cửa tháo rời, hắn bện lại thành một cái dây dài – đủ để leo từ buồng giam số 030 ở tầng thứ ba xuống mặt đất.

McMillan đã dùng một tấm ván lấy từ kệ sách để làm thang, chân đi ủng và khéo léo trèo qua được 6 hàng gai điện. Khó khăn nhất đối với McMillan lúc này là phải chui, bò trườn dưới hệ thống cống ngầm của nhà tù dài khoảng 2,5 mét trước khi trèo qua hàng gai thứ 7.
McMillan đã dùng một tấm ván lấy từ kệ sách để làm thang, chân đi ủng và khéo léo trèo qua được 6 hàng gai điện. Khó khăn nhất đối với McMillan lúc này là phải chui, bò trườn dưới hệ thống cống ngầm của nhà tù dài khoảng 2,5 mét trước khi trèo qua hàng gai thứ 7.

Lúc này McMillan mặc một bộ quần áo bình thường mà hắn đã lén nhờ người mua khi còn ở trong tù, rồi quan sát cẩn thận, tránh rơi vào tầm để ý của lính gác. Nhận thấy cơ hội đến, hắn quấn dây vải vào những song sắt khác và leo xuống hàng rào có gài điện.
Lúc này McMillan mặc một bộ quần áo bình thường mà hắn đã lén nhờ người mua khi còn ở trong tù, rồi quan sát cẩn thận, tránh rơi vào tầm để ý của lính gác. Nhận thấy cơ hội đến, hắn quấn dây vải vào những song sắt khác và leo xuống hàng rào có gài điện.

Hắn vượt tiếp qua hào nước, leo qua một tường rào và thoát ra đường Maha Chai tại Bangkok. Tuy bị thương do xây xát khi vượt tường kẽm gai điện, nhưng hắn rất sung sướng, hạnh phúc vì đã được ở “thế giới bên ngoài”.
Hắn vượt tiếp qua hào nước, leo qua một tường rào và thoát ra đường Maha Chai tại Bangkok. Tuy bị thương do xây xát khi vượt tường kẽm gai điện, nhưng hắn rất sung sướng, hạnh phúc vì đã được ở “thế giới bên ngoài”.

Một số lính canh thấy người đi trong mưa nhưng ai nghĩ đó là tên tử tù đang vượt ngục, và David McMillan đã trốn thoát thành công. Hắn đón taxi đi đến khu phố người Hoa và trốn qua Singapore. Tháng 12-2008, Nhà xuất bản Mainstream của Anh đã cho xuất bản cuốn sách có tựa đề “Màn vượt ngục của McMillan” do chính y viết, cuốn sách thu hút sự quan tâm của dư luận.
Một số lính canh thấy người đi trong mưa nhưng ai nghĩ đó là tên tử tù đang vượt ngục, và David McMillan đã trốn thoát thành công. Hắn đón taxi đi đến khu phố người Hoa và trốn qua Singapore. Tháng 12-2008, Nhà xuất bản Mainstream của Anh đã cho xuất bản cuốn sách có tựa đề “Màn vượt ngục của McMillan” do chính y viết, cuốn sách thu hút sự quan tâm của dư luận.

Tuy nhiên, cuốn sách này đã bị cấm phát hành tại Thái Lan và Australia là hai quốc gia đang phát lệnh truy nã đặc biệt đối với David McMillan. Mặc dù bị cả hai nước Thái Lan và Australia ra lệnh truy nã đặc biệt, nhưng David McMillan may mắn thoát cả hai yêu cầu dẫn độ này, vì theo luật pháp Anh không cho dẫn độ tù nhân đến các quốc gia có án tử hình.
Tuy nhiên, cuốn sách này đã bị cấm phát hành tại Thái Lan và Australia là hai quốc gia đang phát lệnh truy nã đặc biệt đối với David McMillan. Mặc dù bị cả hai nước Thái Lan và Australia ra lệnh truy nã đặc biệt, nhưng David McMillan may mắn thoát cả hai yêu cầu dẫn độ này, vì theo luật pháp Anh không cho dẫn độ tù nhân đến các quốc gia có án tử hình.
Theo Việt Hùng
An ninh Thủ đô

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét