BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 157
(ĐC sưu tầm trên NET)
Phát minh ra thuốc nổ
Lễ trao giải Nobel
Trong
khoảng thời gian từ giữa thế kỷ 19 đến khi Cách mạng tháng Mười nổ ra,
một dòng họ gốc Thụy Điển đã đóng vai trò khá quan trọng trong nền kinh
tế Nga, đặc biệt là trong các lĩnh vực quân sự, công nghiệp, năng lượng.
Đó chính là dòng họ Nobel. Không giống như các nhà tài phiệt ngày nay,
hầu như tất cả các nhân vật của dòng họ này không chỉ là doanh nhân mà
còn là nhà phát minh, sáng chế...Bà hỏa làm tiêu tan
Năm 1837, Emmanuel Nobel, 36 tuổi, công dân Thụy Điển, đã nộp đơn cho chính quyền Nga hoàng xin đến St. Petersburg sinh sống và được chấp thuận. Đó là một nhà phát minh tự học và là một doanh nhân không mấy thành công nhưng rất ưa thích phiêu lưu, mạo hiểm.
Trước đó, ông từng tham gia kinh doanh xây dựng và đã có một nhà máy cao su tại Stockholm, Thụy Điển. Nhưng rồi công ty của gia đình bị phá sản, cha ông bị kết án tù chung thân vì vỡ nợ. Theo những nhà viết tiểu sử có thiện cảm với dòng họ Nobel thì thủ phạm gây ra là một tia lửa ngẫu nhiên. Hỏa hoạn đã thiêu rụi ngôi nhà hai tầng mà gia đình Nobel sinh sống; tất cả tiền bạc, trái phiếu, bằng phát minh, sáng chế... đều ra đi cùng bà hỏa. Sau khi cha vào tù, Emmanuel đến Nga với hi vọng khôi phục lại những gì đã mất.
Vợ ông, Henriette, ở lại Stockholm, mở một cửa hiệu nhỏ bán rau; trong số bốn con trai (Robert, Ludwig, Alfred và Emil), hai đứa lớn Robert và Ludwig phải đi bán diêm. Đã gần 130 năm trôi qua kể từ trận Poltava lịch sử (vua Thụy Điển Karl XII bại trận trước Sa Hoàng Pie đại đế trong cuộc chiến tranh xâm lược nước Nga năm 1709), là người chiến thắng, người Nga luôn tỏ ra độ lượng với người Thụy Điển. Emmanuel được các ngân hàng Nga cho vay tiền để thành lập các xưởng cơ khí, nhận được nhiều đơn đặt hàng từ phía quân đội Nga. Công việc làm ăn rất thuận buồm xuôi gió.
Đặc biệt, mọi chuyện bắt đầu thay đổi mạnh từ năm 1842, khi Emmanuel Nobel chế tạo thành công thủy lôi và đưa vào sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng của quân đội. Sau khi đã có khá nhiều tiền và công việc làm ăn ổn định, ông quyết định đưa cả gia đình sang St. Petersburg sinh sống. Alfred Nobel- vua thuốc nổ trong tương lai và là nhà sáng lập giải thưởng Nobel nổi tiếng- lúc bấy giờ mới 9 tuổi.
Công ty "Nobel và các con" đã đạt được đỉnh cao quyền lực trong thời gian chiến tranh Crime (1853-1856), khi quân đội tới tấp gửi đơn đặt hàng. Đơn hàng chủ yếu là đạn dược cho lực lượng Hải quân Nga và động cơ hơi nước cho tàu chiến.
Trong cuộc chiến này, Nga đã bại trận trước liên quân Anh-Pháp-Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng người Nga tránh được điều tồi tệ nhất: Nhờ một lượng lớn thủy lôi do Nobel chế tạo đặt dưới biển trong vùng vịnh Phần Lan nên các hạm đội Anh-Pháp không thể tiếp cận để tấn công, đánh chiếm thủ đô của đế chế Nga. Hòa bình được vãn hồi sau cuộc chiến Crime lại trở thành một đòn chí mạng giáng xuống nền công nghiệp quân sự Nga mà Nobel đang nắm vai trò trọng yếu. Không còn đơn đặt hàng, các cơ sở sản xuất của Nobel gần như tê liệt. Một lần nữa, dòng họ Nobel lâm vào tình cảnh phá sản. Emmanuel đành "quy cố hương" với hai bàn tay trắng. Nhưng các con trai của ông vẫn ở lại Nga và tiếp tục các công việc kỹ thuật, chuyển đổi công nghệ, tham gia lĩnh vực chế tạo máy.
Năm 1862, Ludwig Nobel thành lập tại St. Petersburg Nhà máy cơ khí Lugwig Nobel, với công việc chính là sản xuất động cơ Diesel. Nhà máy này đã hoạt động thành công liên tục cho đến tận ngày nay, với tên gọi được đổi thành Nhà máy diesel Nga. Sau đó, Ludwig còn thành lập Nhà máy chế tạo vũ khí ở thành phố Izhevsk (trong thế kỷ 20, nhà máy này trở nên nổi tiếng vì chuyên sản xuất súng máy cá nhân AK).
Ludwig Nobel cũng thành lập Hiệp hội Kỹ thuật Nga, thúc đẩy mạnh mẽ sự tiến bộ của khoa học và công nghệ của Nga, tham gia vào các chương trình từ thiện xã hội. Người em kế Robert Nobel trở thành thành viên cấp dưới của Ludwig, trong khi đó, Alfred Nobel vừa tham gia kinh doanh vừa dành nhiều thời gian để thực hiện các thí nghiệm khoa học.
Nỗ lực và ý chí trước thử thách
Alfred Nobel say mê với các thí nghiệm chế tạo thuốc nổ để làm cốt mìn. Những thí nghiệm này không những vô cùng tốn kém mà còn gây thiệt hại về nhân mạng cho dòng họ Nobel. Cũng trong năm 1862, một vụ nổ khủng khiếp do chất nitroglycerin đã xảy ra tại phòng thí nghiệm của Alfred Nobel ở Stockholm, giết chết một số công nhân và người qua đường.
Đau đớn thay, người em út, Emil Nobel, mới hai mươi tuổi, cũng thiệt mạng trong vụ nổ này. Ông già Ammanuel Nobel khốn khổ trở nên mất trí sau cú sốc này và sống nốt những ngày còn lại của cuộc đời trong nhà thương điên. Alfred, người sáng lập giải Nobel trong tương lai, lúc đó may mắn thoát khỏi vòng lao lý. Vụ án đã được ém nhẹm nhờ sự can thiệp và vận động hành lang của giới quân sự Thụy Điển, vốn đang rất quan tâm đến kết quả của các "thí nghiệm sát thủ" mà Alfred đang thực hiện.
Cuối cùng, Alfred Nobel đã được cấp bằng sáng chế cho chất nổ dinamit (cốt mìn) vào năm 1867 và sau đó là cho thuốc nổ bột không khói. Điều này mang lại cho ông cả danh tiếng lẫn tiền bạc. Việc cho sử dụng thuốc nổ ở các tuyến đường sắt đang diễn ra ào ạt vào thời điểm đó hoặc trong việc đào hầm mỏ đã giúp nhà phát minh nhận được cổ phiếu của các công ty xây dựng và các công ty khai thác mỏ. Alfred Nobel được cấp bằng sáng chế cho tổng cộng khoảng 350 phát minh.
Ông không chỉ thử nghiệm với vật liệu nổ, mà còn tiến hành trong cả lĩnh vực chế tạo cao su nhân tạo và tơ nhân tạo. Sau khi Alfred Nobel qua đời, tài sản của ông được định giá khoảng một tỷ đôla, bao gồm 93 nhà máy và rất nhiều bất động sản trên khắp châu Âu.
Nhìn chung, "vua thuốc nổ" được biết đến như một con người kỳ quặc. Báo chí thời bấy giờ rất ưa mô tả về sự lập dị của ông, về đường tình duyên trắc trở và những mối tình bất hạnh của nhà khoa học. Chẳng hạn, ông từng cố gắng thuyết phục quốc vương Thụy Điển thành lập Viện tự tử, trong khi chính ông luôn bị ám ảnh bởi ý nghĩ rằng, một ngày nào đó ông sẽ bị chôn cất khi còn chưa chết hẳn giống như trường hợp của nhà văn Nga Nikolai Gogol. Cũng chính bởi điều này mà trong di chúc, ông yêu cầu người thân cắt ven máu ở cổ tay ông sau khi ông trút hơi thở cuối cùng.
Nhà máy cơ khí của gia đình Nobel tại St. Petersburg.
Trong tình yêu, Alfred Nobel thực sự là người kém may mắn. Một số người cho rằng, sở dĩ không có giải Nobel Toán học bởi vì thời gian ở St. Petersburg, chàng trai Alfred Nobel 17 tuổi đã cực kỳ đau khổ khi chứng kiến cô bạn học xinh đẹp người Đan Mạch mà chàng phải lòng cuối cùng lại về tay một anh bạn người Nga chỉ vì chàng Nga này giỏi toán hơn Alfred. Khi đầu đã bạc, "vua thuốc nổ" vẫn yêu chết mê chết mệt Sophie Hess, một cô gái trẻ người Vienna.
Cuộc tình này kết thúc bằng việc "hoa đẹp thành Vienna" ẵm của ông một mớ tiền lớn để đến với một sĩ quan kỵ binh trẻ tuổi. Tóm lại, vào ngày 10/12/1896, Alfred Nobel qua đời trong tư cách một kẻ độc thân tuyệt đối: chưa bao giờ kết hôn và cũng chưa bao giờ có con cái. Ông để lại gần như toàn bộ tài sản của mình cho quỹ giải thưởng mang tên ông sẽ được trao hàng năm cho những thành tựu xuất sắc trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, y học và văn học.
Nhưng lửa vẫn không buông tha
Dần dà, anh em nhà Nobel phát triển công việc làm ăn theo nhiều hướng, đặc biệt chú ý đến lĩnh vực công nghiệp khai thác dầu non trẻ. Năm 1879, họ thành lập Hiệp hội khai thác dầu Nobel. Dầu được khai thác trên bán đảo Absheron, trên lãnh thổ của Azerbaijan, lúc đó là một phần của đế quốc Nga. Anh em nhà Nobel không chỉ sớm giành vị trí dẫn đầu trong kinh doanh dầu mỏ của Nga, mà còn dẫn đầu trên thế giới khi ứng dụng vào lĩnh vực này những sáng tạo công nghệ mang tính cách mạng.
Chẳng hạn, thay vì đào giếng chứa dầu, họ sử dụng các bể chứa bằng kim loại. Họ lập ra các đội tàu chở dầu đầu tiên trên sông Volga và biển Caspi. Shukhov, một kỹ sư xuất sắc người Nga, đã giúp họ xây dựng đường ống dẫn dầu đầu tiên trên thế giới. Trước đó, dầu được vận chuyển trong các thùng da hoặc gỗ và bằng sức kéo của... lừa.
Đối thủ chính của dòng họ Nobel trong kinh doanh dầu ở Nga là Róthchilds, một doanh nhân quốc tế. Về vấn đề có nên xuất khẩu dầu thô từ Nga hay không cũng đã bùng lên cuộc chiến tuyên truyền và vận động hành lang, thậm chí cả nhà bác học Mendeleev và Sa hoàng Alxander III cũng bị lôi vào cuộc. Cạnh tranh có lợi cho sản xuất: đến cuối thế kỷ 19, Nga vượt Mỹ để chiếm vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực khai thác dầu.
Năm 1901, 53% tổng lượng dầu trên toàn thế giới được khai thác ở Nga (Chủ yếu do tập đoàn Nobel). Đáng tiếc, năm 1905, các công nhân người Hồi giáo (được tuyển dụng từ các nước vùng vịnh Ba Tư) nổi loạn tại các mỏ dầu ở Baku, đốt dầu, phá công cụ khai thác. Dòng họ Nobel lại một lần nữa mất tất cả gia sản trong lửa...
Nguồn: Cảnh sát toàn cầu
Vĩ đại mà đơn côi, giàu sang mà bất hạnh, dường như cả cuộc
đời mình, Alfred Nobel (1833-1896) tồn tại là để hiến dâng cho nhân loại
những phát kiến quan trọng trong lĩnh vực khoa học, đồng thời phần nào
để minh chứng cho một nhận định buồn bã nhất của ông: "Tôi không có được
một gia đình làm nơi thả neo, không có bạn để yêu thương, cũng không có
kẻ thù để căm ghét".
Có
nhà tâm lý học đã giải thích việc nhà bác học lỗi lạc, nhà tỉ phú Nobel
tỏ ra rất khó khăn trong việc tìm kiếm bạn đời là bởi vì ông quá... yêu
quí mẹ mình. Tình cảm đặc biệt ấy đã khiến ông thấy trên đời không còn
người phụ nữ nào đáng yêu nữa. Các nhà nghiên cứu tiểu sử thì lại cho
rằng, đấy là hậu quả cú "sốc" của mối tình đầu tiên (chẳng là, khi Nobel
còn trai trẻ, sống trên đất Pháp, ông đắm đuối yêu một cô gái và mối
tình thơ mộng này đã tan vỡ bởi cái chết bất ngờ của người con gái nói
trên. Người ta cho rằng bởi quá đau khổ, Nobel đã tự hứa với lòng mình
không bao giờ mường tượng tới một mối tình nào nữa cả).
Thực tế chưa hẳn vậy.
Mùa xuân năm 1876, trên một tờ báo ở thành Vienna (thủ đô nước Áo) có đăng lời rao: "Một người đàn ông đã nhiều tuổi, có học, giàu có, sống ở Paris, xin mời một phụ nữ trung niên, biết vài ngoại ngữ, làm thư ký kiêm quản gia".
Bấy giờ Alfred Nobel đã ở tuổi 43, quả là một người có văn hóa cao, biết nhiều ngoại ngữ và rất giàu có. Với phát minh ra chất nổ và kíp nổ, ông cho thành lập một loạt nhà máy mang tên mình ở hầu hết các nước: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Pháp, Italia, Áo, Hungary, Tây Ban Nha, Mỹ... (nghĩa là ở những nơi người ta cần dùng đến chất nổ để khai thác hầm mỏ hoặc đào đường hầm xuyên núi). Nobel nghiễm nhiên trở thành một trong những nhân vật giàu nhất thế giới thế kỷ XIX. Tuy vậy, nỗi sầu u ẩn vẫn chất chứa trong cặp mắt thông minh của ông. Đã ngoại tứ tuần rồi mà ông vẫn sống cô lập, chưa có gia đình. Lời rao trên báo của ông không chỉ có nghĩa ông cần tìm một thư ký, mà còn muốn tìm vợ.
Người đầu tiên đáp lại lời rao này là một phụ nữ dòng dõi quí tộc Áo, ngoài ba mươi tuổi tên gọi Bertha Kinsky, khi ấy đang làm chân dạy thêm để kiếm sống.
Mới tiếp xúc với Nobel, người đàn ông có "chiều cao dưới mức trung bình, chòm râu màu sẫm, đường nét trên mặt tinh tế", Bertha cảm thấy một ấn tượng dễ mến. Nobel quả là người thông minh, hiền hậu, nhã nhặn, có tài ăn nói tuy tính tình có phần lập dị. Đáng tiếc là trước đấy, Bertha đã có người để trao gửi trái tim. Bởi vậy khi được hỏi về hoàn cảnh đời tư, bà đã thú nhận hết điều này với Nobel.
Sau một tuần nhận việc, Bertha trở lại thành Vienna để kết hôn với Count Arthur von Suttner. Việc lấy chồng không ngăn trở bà và Nobel thường xuyên thư từ cho nhau. Giữa bà và Nobel đã được kết nối với nhau bởi một tình bạn thân thiết (tình bạn không hơn không kém) kéo dài đến ngày nhà bác học tạ thế.
Hồi trẻ, Nobel từng tham gia sáng tác văn học. Ông làm thơ, soạn kịch, viết tiểu thuyết. Bản thân Bertha Kinsky sau này cũng trở thành nhà văn tên tuổi và nữ chiến sĩ đấu tranh tích cực cho hòa bình (bà là tác giả cuốn sách nổi tiếng "Đả đảo vũ khí"). Điều này hẳn đã ảnh hưởng tới tâm lý của Alfred Nobel khi ông thực hiện bản di chúc cuối cùng, trong đó ông quyết định dành hẳn một giải thưởng cho các cá nhân và tổ chức có công thúc đẩy hòa bình. Và, một điều thật ý nghĩa (mà nếu biết, hẳn Nobel sẽ rất vui): Năm 1905, gần 10 năm sau khi Nobel qua đời, Bertha Kinsky đã được trao giải thưởng Nobel về hòa bình.
Bên cạnh chuyện liên quan đến giải Nobel dành cho Bertha Kinsky, trước đây trong dư luận từng xuất hiện một lời đồn cho rằng sở dĩ Nobel không quyết định lập giải Nobel toán học vì một người phụ nữ được cho là vợ chưa cưới đã từ bỏ ông để đi theo một nhà toán học nổi tiếng. Những người nghiên cứu tiểu sử Nobel cho đây là một thông tin không có cơ sở
Lê Duy Thành
Alfred Bernhard Nobel (1833 – 1896) là một nhà hóa học, kĩ sư, nhà
phát minh, doanh nhân và nhà hảo tâm người Thụy Điển. Sau khi bị chỉ
trích vì thu lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí, ông đã quyên góp tài sản
của mình để thành lập nên chuỗi giải thưởng Nobel dành cho Hóa học, Vật lý, Y học, Văn học và Hòa bình.
Khi nói về lí do tại sao không có giải Nobel Toán học, nhiều người vẫn đồn đại về câu chuyện vợ của Alfred Nobel ngoại tình với một nhà toán học. Dù vậy, đây chỉ là giả thuyết không có căn cứ.
Thực tế, Nobel chưa bao giờ kết hôn, dù đã từng cầu hôn một người phụ nữ tên là Alexandra nhưng bị bà này từ chối. Sau này ông yêu cô thư kí Bertha Kinsky, nhưng bà cũng rời bỏ ông để kết hôn với người yêu cũ, dù hai người sau đó làm bạn thân cho đến cuối đời. Tình yêu thứ 3 trong đời ông là Sophie Hess, người từng được ông gọi là “bà Sofie Nobel” đã ở bên ông suốt 18 năm, dù họ cũng chưa bao giờ kết hôn.
Trong cả 3 mối quan hệ trên, không có sự xuất hiện hay đề cập đến việc ngoại tình với một nhà toán học nào cả.
Giả thuyết được cho là hợp lí nhất giải thích vì sao Alfred Nobel không chọn Toán học làm lĩnh vực trao giải là vì ông không có hứng thú với bộ môn này, và không cảm thấy lợi ích của việc trao giải cho các đóng góp Toán học.
Trong khi đó giải thưởng Nobel được tạo ra để tôn vinh những người đã có đóng góp lớn trong các lĩnh vực Nobel quan tâm và hiểu rõ sẽ có ích cho con người như thế nào như Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học và Hòa bình.
Nobel có rất nhiều công trình riêng về Vật lý và Hóa học, đồng thời
là một người đam mê Văn học cuồng nhiệt lúc bấy giờ. Ông cũng thấy được
lợi ích của những tiến bộ y học. Giải Nobel Hòa bình được cho là do
Bertha Kinsky gợi ý, về sau chính bà cũng đạt giải thưởng này vào năm
1905. Giải Nobel Hòa bình cũng giúp Nobel xóa đi phần nào cái danh
“thương nhân của cái chết” khi ông nổi tiếng là một người buôn bán và
sản xuất vũ khí.
Bên cạnh giả thuyết dựa vào những sự thật lịch sử nêu trên, có một giả thuyết khác cũng thường được nhắc tới dù chỉ là suy đoán đơn thuần. Giả thuyết này cho rằng lí do không có giải Nobel Toán học là vì thời điểm đó đã tồn tại một giải thưởng toán học lớn khác được thành lập bởi Mittag-Lefler, một nhà toán học nổi tiếng được cho là có “mối thù” với Nobel.
Cuối cùng Nobel đã quyên tặng 94% tài sản của mình cho giải thưởng Nobel. Ý tưởng của ông được đưa ra sau khi anh trai Nobel là Ludvig qua đời năm 1888 và một tờ báo Pháp nhầm lẫn rằng đó là Alfred Nobel nên viết "thương nhân của cái chết đã chết”, khiến Nobel bắt đầu suy nghĩ về cách cải thiện hình ảnh của mình.
Đối với các nhà toán học, có những giải thưởng danh giá khác như giải Fields Medal, giải Abel và giải Chern Medal.
Alfred Nobel – ‘Vua Thuốc Nổ’ Và Bản Di Chúc Thay Đổi Cả Thế Giới
Vào tháng 10 hằng năm cả thế giới đổ dồn con mắt theo dõi những phát
kiến được vinh dự nhận giải thưởng Nobel. Giải thưởng này mang tên nhà
sáng chế huyền thoại người Thụy Điển Alfred Nobel. Và đằng sau giải
thưởng là cả một câu chuyện dài có cả máu và nước mắt… ‘Vua thuốc nổ’
Alfred Nobel có thể đã không suy nghĩ về di sản hay bất cứ giải thưởng
nào dành cho đời sau, nếu ông không đọc được bản cáo phó của... chính
mình khi còn sống.Alfred Nobel, cuộc đời và sự nghiệp
Là nhà khoa học, nhà phát minh đại tài, Alfred Nobel là chủ nhân của 355 bằng sáng chế, trong đó đáng chú ý nhất là phát minh về thuốc nổ. Cống hiến suốt đời cho khoa học, Nobel đạt tới đỉnh cao của vinh quang và giàu có, nhưng lại bất hạnh về đời tư và ra đi trong cô độc.
Alfred Nobel.
|
Alfred
Nobel sinh ngày 12/10/1833 tại Stockholm. Cha của ông, Immanuel Nobel,
là một kỹ sư kiêm nhà sáng chế, người đã tham gia xây dựng nhiều cầu và
cao ốc tại Stockholm. Mẹ của Alfred, Andrietta Ahlsell, xuất thân từ một
gia đình giầu có. Do những rủi ro trong công trình xây dựng, Immanuel
Nobel bị phá sản, đúng vào năm cậu nhỏ Alfred Nobel chào đời.
Năm 1837, Immanuel Nobel rời Stockholm, đưa gia đình
tới lập nghiệp ở Phần Lan và Nga. Để có thêm tiền, Andrietta Nobel mở
một cửa hàng tạp hoá, cửa hàng đã đem lại cho bà và gia đình một khoản
thu nhập khiêm tốn. Cùng thời gian đó, Immanuel Nobel bắt đầu thành công
với một xưởng cung cấp trang thiết bị cho quân đội Nga ở St.
Petersburg. Ông cũng thuyết phục được Nga hoàng và các tướng lĩnh rằng
nên dùng thuỷ lôi để ngăn chặn hải quân của kẻ thù xâm nhập vào thành
phố. Thuỷ lôi do Immanuel Nobel thiết kế rất đơn giản. Chúng chỉ là
những thùng gỗ chứa đầy thuốc súng có thể đặt ngầm dưới biển. Immanuel
Nobel còn là người tiên phong trong chế tạo vũ khí và thiết kế các động
cơ hơi nước.
Immanuel Nobel.
|
Thành
công trong kinh doanh và công nghiệp, năm 1842 Immanuel Nobel đưa cả
gia đình tới St. Petersburg. Tại đây, các con trai ông bắt đầu được học
với các giáo viên tư thục những môn cơ bản như khoa học tự nhiên, ngôn
ngữ và văn học. Alfred Nobel, năm 17 tuổi, đã thành thạo tiếng Thuỵ
Điển, Nga, Pháp, Anh và Đức. Sở thích chính của cậu là thơ và văn học
Anh, cũng như vật lý và hoá học. Cha của Alfred, trong khi đó lại chỉ
mong con trai mình trở thành kỹ sư để nối nghiệp kinh doanh của ông.
Để mở rộng tầm hiểu biết của con, Immanuel Nobel gửi
Alfred ra nước ngoài học tập thêm trong lĩnh vực hoá học. Tại Paris,
thành phố mà anh ưa thích nhất, Alfred gặp gỡ với nhà hoá học trẻ người
Italia, Ascanio Sobrero, người ba năm trước đó đã phát minh ra
nitroglycerine, một chất lỏng dễ nổ. Rất quan tâm đến nitroglycerine và
phương pháp ứng dụng nó vào các công trình xây dựng, Alfred đồng thời
cũng nhận ra rằng phải giải quyết vấn đề an toàn và tìm ra cách kiểm
soát hiệu quả quá trình nổ của nó.
Năm 1852, vì công việc kinh doanh của gia đình phất
lên rất nhanh do bán hàng cho quân đội Nga, Alfred Nobel được triệu về
nhà. Cùng với cha, Alfred tiến hành các thí nghiệm để phát triển
nitroglycerine thành các chất nổ có ích trong kỹ thuật và thương mại.
Chiến tranh ở Nga (1853-1856) kết thúc và tình hình
biến đổi, Immanuel Nobel một lần nữa có nguy cơ phá sản. Cùng với hai
con trai là Alfred và Emil, ông trở về Stockholm. Hai người con trai
khác là Robert và Ludvig ở lại St.Peterburg. Vật lộn với nhiều khó khăn,
họ đã cố gắng xoay xở để cứu lấy doanh nghiệp của gia đình và sau đó
tiếp tục phát triển hãng dầu mỏ tại vùng phía của bắc đế chế Nga. Thành
công trong lĩnh vực này đã đưa họ trở thành những người giàu có nhất
thời kỳ đó.
Về Thuỵ Điển năm 1863, Alfred Nobel tập trung phát
triển chất nổ nitroglycerine. Một vài tai nạn xảy ra, trong đó có vụ nổ
năm 1864 đã giết chết người anh trai Emil và một vài người khác, khiến
các quan chức thành phố Stockholm cho rằng chế tạo chất này là quá nguy
hiểm. Các thí nghiệm về nitroglycerine bị cấm ngặt và Alfred phải đưa
phòng thí nghiệm xuống một chiếc xuồng trên hồ Malaren.
Năm 1864, Alfred Nobel bắt đầu sản xuất nitroglycerin
trên quy mô lớn. Để làm cho chất này an toàn hơn, ông đã thí nghiệm với
nhiều chất phụ gia khác nhau, và nhanh chóng nhận ra rằng,
nitroglycerine trộn với silic dioxide sẽ biến thành một dạng bột nhão,
có thể nặn thành thỏi và các dạng khác dễ nhồi vào các lỗ khoét sẵn. Năm
1867, Alfred Nobel đăng ký bản quyền sáng chế cho vật liệu này dưới tên
dynamite. Để có thể kích hoạt các thỏi thuốc nổ, ông cũng tìm cách tạo
ra ngòi cho chúng.
Thị trường dynamite và ngòi nổ tăng rất nhanh. Alfred
Nobel cũng tự học hỏi không ngừng, trở thành nhà kinh doanh tài ba. Năm
1865, nhà máy của ông tại Krummel, gần Hamburg, Đức đã xuất khẩu chất nổ
tới các quốc gia châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Trong những năm sau đó,
Alfred Nobel thành lập các nhà máy và phòng thí nghiệm ở hơn 90 điểm tại
hơn 20 quốc gia. Ông tập trung phát triển công nghệ chất nổ cũng như
phát minh ra nhiều vật liệu hoá học khác, trong đó cao su và da tổng
hợp, tơ nhân tạo… Cho đến khi qua đời vào năm 1896, Nobel có 355 bằng
sáng chế.
Đời tư không may mắn
Bertha Kinsky.
|
Công
việc và du lịch triền miên khiến Alfred Nobel hầu như không còn thời
gian cho cuộc sống riêng. Ở tuổi 43 ông mới cảm thấy cần một người phụ
nữ. Trong quảng cáo đăng trên một tờ báo, Nobel ghi: “Một người đàn ông
trung niên, giàu có, học vấn cao, tìm một phụ nữ trưởng thành, giỏi ngôn
ngữ, làm thư ký và quản gia”. Lọt vào mắt xanh của Alfred Nobel là một
phụ nữ người Áo - cô Countess Bertha Kinsky. Tuy nhiên, sau một thời
gian ngắn ngủi bên Nobel, Bertha Kinsky quay về Áo, kết hôn với Count
Arthur von Suttner. Mặc dù vậy, Alfred Nobel và Bertha von Suttner vẫn
giữ tình bạn và thư từ cho nhau.
Nhiều năm sau, Bertha von Suttner trở nên căm ghét
chiến tranh. Bà viết cuốn sách nổi tiếng Lay Down Your Arms (Đả đảo vũ
khí) và trở thành nhân vật kiệt xuất trong các phong trào vì hoà bình
thời đó. Chính điều này đã ảnh hưởng đến Alfred Nobel khi ông viết di
chúc cuối cùng, trong đó dành hẳn một giải thưởng cho các cá nhân và tổ
chức có công thúc đẩy hoà bình. Vài năm sau khi ông qua đời, Quốc hội
Nauy đã tặng giải Nobel Hoà bình cho Bertha von Suttner, năm 1905.
Nhiều công ty do Nobel sáng lập đã phát triển thành
các doanh nghiệp công nghiệp lớn và hiện vẫn đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế thế giới, như Tập đoàn Hoá chất Hoàng gia Anh, Hiệp
hội Thuốc nổ Pháp, và một tập đoàn thuốc nổ ở Nauy.
Alfred Nobel mất tại San Remo, Italia, vào ngày
10/12/1896. Trong di chúc của ông, người ta ngạc nhiên khi thấy phần lớn
số tài sản kếch xù được Alfred Nobel dùng làm giải thưởng cho những
người có đóng góp lớn lao cho nhân loại, trong lĩnh vực Vật lý, Hoá học,
Sinh lý học và Y học, Văn học và Hoà Bình.
Bích Hạnh (theo Nobel.se)
Alfred Nobel và lịch sử giải Nobel huyền thoại
ANTĐ Nhắc
tới giải thưởng Nobel, không thể nhắc tới người đã khai sinh ra nó – nhà
khoa học và nhà phát minh nổi tiếng người Thụy Điển, Alfred Nobel.
Alfred Nobel sinh ngày 21-10-1833 tại
Stockholm, Thụy Điển. Cha của ông là một kỹ sư đồng thời cũng là một nhà
phát minh có tài. Không may là việc làm ăn của ông không mấy thuận lợi
và không lâu sau khi Alfred ra đời, ông bị buộc phải thôi việc.
Quyết tâm cứu gia đình mình, ông cùng
vợ và ba người con trai chuyển tới Nga sinh sống bằng việc cung cấp các
trang thiết bị cho quân đội Nga. Công việc trở nên vô cùng thuận lợi và
nhờ đó, cậu bé Alfred được hưởng sự giáo dục tốt nhất từ các gia sư
riêng mà cha mẹ thuê về dạy học.
Thời thơ ấu
Chân dung Nobel
Chân dung Nobel
Khi còn nhỏ, Alfred Nobel học về 3
chuyên ngành là khoa học, văn học và ngoại ngữ. Ông có thể đọc viết
thông thạo nhiều ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ là Thụy Điển, tiếng Nga, Anh,
Pháp, Đức vào năm 17 tuổi. Sau này, cha ông quyết định cho ông theo học
ngành kỹ sư và đã gửi ông sang Pháp, nơi hiện đứng đầu thế giới về lĩnh
vực cơ khí tại thời điểm đó, để theo học.
Ông theo học ngành kỹ sư hóa. Trong
quá trình theo học ông gặp một nhà hóa học trẻ người Ý tên là Ascanio
Sobrero, anh này đã sáng chế ra một loại chất nổ dễ bay hơi tên là
nitroglycerine. Sobrero đã giới thiệu chất này với Nobel, đồng thời giải
thích cho ông hiểu ràng nếu sản xuất được chất này sẽ là một đề tài
nghiên cứu thú vị nhưng đồng thời cũng sẽ là mối nguy lớn nếu sử dụng nó
trong thực tế.
Tuy nhiên, Alfred không nghĩ vậy và
ông bắt đầu tiến hành các thí nghiệm với chất này. Những thí nghiệm của
ông đã dẫn tới việc sáng tạo một loại chất có ảnh hưởng to lớn tới các
ứng dụng quân sự và dân sự sau này: thuốc nổ.
Trở lại Thụy Điển
Sau khi hoàn thành việc học tại Paris,
ông trở lại Nga. Tại đây, ông đã giải thích cho cha mình về chất nổ mà
người bạn Ý đã nghiên cứu. Họ đã cùng nhau làm các thí nghiệm và khám
phá tác dụng của loại chất này với hy vọng chế tạo một thứ gì đó có tính
thương mại cao. Trong quá trình tiến hành các thí nghiệm này, họ đã gặp
phải khá nhiều sự cố nghiêm trọng, đặc biệt là cái chết của người em
trai út, Emil.
Phòng thí nghiệm của Alfred Nobel
Phòng thí nghiệm của Alfred Nobel
Không lâu sau cái chết thương tâm của
em trai, hai người anh cả trong gia đình Nobel ở lại Nga để tiếp tục
việc kinh doanh phát triển. Cha, mẹ và Alfred quay trở lại Thụy Điển
sinh sống.
Chính thức phát minh ra thuốc nổ
Bất chấp những hậu quả từ các thí
nghiệm tại Nga, Alfred tiếp tục thí nghiệm với chất nitroglycerine. Sau
cùng, ông chế tạo thành công một loại chất nổ khó bay hơi và dễ kiểm
soát hơn trong khi vẫn duy trì được hiệu quả như ở dạng ban đầu. Năm
1886, ông công bố các kết quả thí nghiệm và gọi chất này là dynamite
(thuốc nổ). Sau đó ông tiếp tục sáng chế ra kíp nổ để có thể kích nổ từ
xa một cách an toàn.
Học được những kiến thức kinh doanh từ
cha, Alfred Nobel nhanh chóng xin cấp bằng sáng chế cho thuốc nổ và
phát triển một doanh nghiệp chuyên kinh doanh sản phẩm này. Quân đội các
nước rất mong muốn sử dụng loại vũ khí mới này, tuy nhiên họ cũng gặp
phải nhiều bất tiện vì thuốc nổ phải được đặt đúng tại vị trí mong muốn
sau đó mới dùng dây dẫn cháy để cho nổ. May mắn là chỉ vài năm sau,
những cải tiến đã được thực hiện và Alfred nhanh chóng trở thành một
thương nhân giàu có.
Phát minh ra thuốc nổ
Nhu cầu thuốc nổ tăng cao không ngừng.
Nó được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như khai thác đá, khai quật,
xây dựng đường hầm và phá đá để mở đường cao tốc và đường sắt phục vụ
cho giao thông và vận chuyển hàng hóa nặng cũng như các nhu yếu phẩm
khác.
Việc kinh doanh thuận lợi giúp Alfred
mở tới 90 nhà máy sản xuất thuốc nổ tại 20 quốc gia trên thế giới. Trước
khi ông qua đời tại nhà riêng ở San Remo, phía Bắc Italia, ông đã tích
lũy được một khối tài sản đáng kinh ngạc. Ông không kết hôn và dành cả
cuộc đời mình làm các thí nghiệm hóa học. Ông qua đời trong yên bình vào
ngày 10-12-1896.
Huy chương Nobel
Huy chương Nobel
Trong di chúc của mình ông mong muốn
sẽ có một giải thưởng được trao cho những người có đóng góp quan trọng
trong lĩnh vực Vật lý, Hóa học và Dược phẩm. Thêm vào đó, ông cũng muốn
trao giải thưởng trong lĩnh vực Văn học và Hòa bình cho những cá nhân có
đóng góp trong việc phát triển mối quan hệ hòa bình giữa các quốc gia.
Giải Nobel đầu tiên được trao năm 1901, 5 năm sau ngày Nobel qua đời.
Lễ trao giải Nobel
Lễ trao giải Nobel được diễn ra tại
Thụy Điển vào ngày 10-12 hàng năm, nhân dịp kỷ niệm ngày mất của ông.
Đức vua Thụy Điển sẽ là người trao giải. Những người nhận giải sẽ được
nhận một huy chương có khắc chân dung Alfred Nobel, một bằng chứng nhận
và một khoản tiền tính bằng đồng tiền Kronor của Thụy Điển. Giải Nobel
Hòa bình cũng được trao vào cùng ngày nhưng là tại Oslo, Na-uy.
Lễ trao giải Nobel
Dù không nằm trong danh sách ban đầu
nhưng sau này, giải Nobel về Kinh tế cũng được thêm vào danh sách trao
thưởng. Các giải thưởng chỉ không được trao trong thời kỳ 2 cuộc chiến
tranh thế giới khi mâu thuẫn của các quốc gia lên tới đỉnh điểm. Người
đoạt giải Nobel trẻ nhất là Lawrence Bragg - 25 tuổi khi ông nhận giải
Nobel Vật lý vào năm 1915. Người đoạt giải cao tuổi nhất là Leonid
Hurwicz, được trao giải Nobel Kinh tế năm 2007 ở tuổi 90. Tổng thống Mỹ
Barack Obama cũng giành giải Nobel Hòa bình năm 2009 vì những nỗ lực của
mình để củng cố ngoại giao quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc.
Gia đình Nobel và bi kịch tàn lụi sự nghiệp huy hoàng
Năm 1837, Emmanuel Nobel, 36 tuổi, công dân Thụy Điển, đã nộp đơn cho chính quyền Nga hoàng xin đến St. Petersburg sinh sống và được chấp thuận. Đó là một nhà phát minh tự học và là một doanh nhân không mấy thành công nhưng rất ưa thích phiêu lưu, mạo hiểm.
Trước đó, ông từng tham gia kinh doanh xây dựng và đã có một nhà máy cao su tại Stockholm, Thụy Điển. Nhưng rồi công ty của gia đình bị phá sản, cha ông bị kết án tù chung thân vì vỡ nợ. Theo những nhà viết tiểu sử có thiện cảm với dòng họ Nobel thì thủ phạm gây ra là một tia lửa ngẫu nhiên. Hỏa hoạn đã thiêu rụi ngôi nhà hai tầng mà gia đình Nobel sinh sống; tất cả tiền bạc, trái phiếu, bằng phát minh, sáng chế... đều ra đi cùng bà hỏa. Sau khi cha vào tù, Emmanuel đến Nga với hi vọng khôi phục lại những gì đã mất.
Vợ ông, Henriette, ở lại Stockholm, mở một cửa hiệu nhỏ bán rau; trong số bốn con trai (Robert, Ludwig, Alfred và Emil), hai đứa lớn Robert và Ludwig phải đi bán diêm. Đã gần 130 năm trôi qua kể từ trận Poltava lịch sử (vua Thụy Điển Karl XII bại trận trước Sa Hoàng Pie đại đế trong cuộc chiến tranh xâm lược nước Nga năm 1709), là người chiến thắng, người Nga luôn tỏ ra độ lượng với người Thụy Điển. Emmanuel được các ngân hàng Nga cho vay tiền để thành lập các xưởng cơ khí, nhận được nhiều đơn đặt hàng từ phía quân đội Nga. Công việc làm ăn rất thuận buồm xuôi gió.
Đặc biệt, mọi chuyện bắt đầu thay đổi mạnh từ năm 1842, khi Emmanuel Nobel chế tạo thành công thủy lôi và đưa vào sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng của quân đội. Sau khi đã có khá nhiều tiền và công việc làm ăn ổn định, ông quyết định đưa cả gia đình sang St. Petersburg sinh sống. Alfred Nobel- vua thuốc nổ trong tương lai và là nhà sáng lập giải thưởng Nobel nổi tiếng- lúc bấy giờ mới 9 tuổi.
Công ty "Nobel và các con" đã đạt được đỉnh cao quyền lực trong thời gian chiến tranh Crime (1853-1856), khi quân đội tới tấp gửi đơn đặt hàng. Đơn hàng chủ yếu là đạn dược cho lực lượng Hải quân Nga và động cơ hơi nước cho tàu chiến.
Trong cuộc chiến này, Nga đã bại trận trước liên quân Anh-Pháp-Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng người Nga tránh được điều tồi tệ nhất: Nhờ một lượng lớn thủy lôi do Nobel chế tạo đặt dưới biển trong vùng vịnh Phần Lan nên các hạm đội Anh-Pháp không thể tiếp cận để tấn công, đánh chiếm thủ đô của đế chế Nga. Hòa bình được vãn hồi sau cuộc chiến Crime lại trở thành một đòn chí mạng giáng xuống nền công nghiệp quân sự Nga mà Nobel đang nắm vai trò trọng yếu. Không còn đơn đặt hàng, các cơ sở sản xuất của Nobel gần như tê liệt. Một lần nữa, dòng họ Nobel lâm vào tình cảnh phá sản. Emmanuel đành "quy cố hương" với hai bàn tay trắng. Nhưng các con trai của ông vẫn ở lại Nga và tiếp tục các công việc kỹ thuật, chuyển đổi công nghệ, tham gia lĩnh vực chế tạo máy.
Năm 1862, Ludwig Nobel thành lập tại St. Petersburg Nhà máy cơ khí Lugwig Nobel, với công việc chính là sản xuất động cơ Diesel. Nhà máy này đã hoạt động thành công liên tục cho đến tận ngày nay, với tên gọi được đổi thành Nhà máy diesel Nga. Sau đó, Ludwig còn thành lập Nhà máy chế tạo vũ khí ở thành phố Izhevsk (trong thế kỷ 20, nhà máy này trở nên nổi tiếng vì chuyên sản xuất súng máy cá nhân AK).
Ludwig Nobel cũng thành lập Hiệp hội Kỹ thuật Nga, thúc đẩy mạnh mẽ sự tiến bộ của khoa học và công nghệ của Nga, tham gia vào các chương trình từ thiện xã hội. Người em kế Robert Nobel trở thành thành viên cấp dưới của Ludwig, trong khi đó, Alfred Nobel vừa tham gia kinh doanh vừa dành nhiều thời gian để thực hiện các thí nghiệm khoa học.
Nỗ lực và ý chí trước thử thách
Alfred Nobel say mê với các thí nghiệm chế tạo thuốc nổ để làm cốt mìn. Những thí nghiệm này không những vô cùng tốn kém mà còn gây thiệt hại về nhân mạng cho dòng họ Nobel. Cũng trong năm 1862, một vụ nổ khủng khiếp do chất nitroglycerin đã xảy ra tại phòng thí nghiệm của Alfred Nobel ở Stockholm, giết chết một số công nhân và người qua đường.
Đau đớn thay, người em út, Emil Nobel, mới hai mươi tuổi, cũng thiệt mạng trong vụ nổ này. Ông già Ammanuel Nobel khốn khổ trở nên mất trí sau cú sốc này và sống nốt những ngày còn lại của cuộc đời trong nhà thương điên. Alfred, người sáng lập giải Nobel trong tương lai, lúc đó may mắn thoát khỏi vòng lao lý. Vụ án đã được ém nhẹm nhờ sự can thiệp và vận động hành lang của giới quân sự Thụy Điển, vốn đang rất quan tâm đến kết quả của các "thí nghiệm sát thủ" mà Alfred đang thực hiện.
Cuối cùng, Alfred Nobel đã được cấp bằng sáng chế cho chất nổ dinamit (cốt mìn) vào năm 1867 và sau đó là cho thuốc nổ bột không khói. Điều này mang lại cho ông cả danh tiếng lẫn tiền bạc. Việc cho sử dụng thuốc nổ ở các tuyến đường sắt đang diễn ra ào ạt vào thời điểm đó hoặc trong việc đào hầm mỏ đã giúp nhà phát minh nhận được cổ phiếu của các công ty xây dựng và các công ty khai thác mỏ. Alfred Nobel được cấp bằng sáng chế cho tổng cộng khoảng 350 phát minh.
Ông không chỉ thử nghiệm với vật liệu nổ, mà còn tiến hành trong cả lĩnh vực chế tạo cao su nhân tạo và tơ nhân tạo. Sau khi Alfred Nobel qua đời, tài sản của ông được định giá khoảng một tỷ đôla, bao gồm 93 nhà máy và rất nhiều bất động sản trên khắp châu Âu.
Nhìn chung, "vua thuốc nổ" được biết đến như một con người kỳ quặc. Báo chí thời bấy giờ rất ưa mô tả về sự lập dị của ông, về đường tình duyên trắc trở và những mối tình bất hạnh của nhà khoa học. Chẳng hạn, ông từng cố gắng thuyết phục quốc vương Thụy Điển thành lập Viện tự tử, trong khi chính ông luôn bị ám ảnh bởi ý nghĩ rằng, một ngày nào đó ông sẽ bị chôn cất khi còn chưa chết hẳn giống như trường hợp của nhà văn Nga Nikolai Gogol. Cũng chính bởi điều này mà trong di chúc, ông yêu cầu người thân cắt ven máu ở cổ tay ông sau khi ông trút hơi thở cuối cùng.
Nhà máy cơ khí của gia đình Nobel tại St. Petersburg.
Trong tình yêu, Alfred Nobel thực sự là người kém may mắn. Một số người cho rằng, sở dĩ không có giải Nobel Toán học bởi vì thời gian ở St. Petersburg, chàng trai Alfred Nobel 17 tuổi đã cực kỳ đau khổ khi chứng kiến cô bạn học xinh đẹp người Đan Mạch mà chàng phải lòng cuối cùng lại về tay một anh bạn người Nga chỉ vì chàng Nga này giỏi toán hơn Alfred. Khi đầu đã bạc, "vua thuốc nổ" vẫn yêu chết mê chết mệt Sophie Hess, một cô gái trẻ người Vienna.
Cuộc tình này kết thúc bằng việc "hoa đẹp thành Vienna" ẵm của ông một mớ tiền lớn để đến với một sĩ quan kỵ binh trẻ tuổi. Tóm lại, vào ngày 10/12/1896, Alfred Nobel qua đời trong tư cách một kẻ độc thân tuyệt đối: chưa bao giờ kết hôn và cũng chưa bao giờ có con cái. Ông để lại gần như toàn bộ tài sản của mình cho quỹ giải thưởng mang tên ông sẽ được trao hàng năm cho những thành tựu xuất sắc trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, y học và văn học.
Nhưng lửa vẫn không buông tha
Dần dà, anh em nhà Nobel phát triển công việc làm ăn theo nhiều hướng, đặc biệt chú ý đến lĩnh vực công nghiệp khai thác dầu non trẻ. Năm 1879, họ thành lập Hiệp hội khai thác dầu Nobel. Dầu được khai thác trên bán đảo Absheron, trên lãnh thổ của Azerbaijan, lúc đó là một phần của đế quốc Nga. Anh em nhà Nobel không chỉ sớm giành vị trí dẫn đầu trong kinh doanh dầu mỏ của Nga, mà còn dẫn đầu trên thế giới khi ứng dụng vào lĩnh vực này những sáng tạo công nghệ mang tính cách mạng.
Chẳng hạn, thay vì đào giếng chứa dầu, họ sử dụng các bể chứa bằng kim loại. Họ lập ra các đội tàu chở dầu đầu tiên trên sông Volga và biển Caspi. Shukhov, một kỹ sư xuất sắc người Nga, đã giúp họ xây dựng đường ống dẫn dầu đầu tiên trên thế giới. Trước đó, dầu được vận chuyển trong các thùng da hoặc gỗ và bằng sức kéo của... lừa.
Đối thủ chính của dòng họ Nobel trong kinh doanh dầu ở Nga là Róthchilds, một doanh nhân quốc tế. Về vấn đề có nên xuất khẩu dầu thô từ Nga hay không cũng đã bùng lên cuộc chiến tuyên truyền và vận động hành lang, thậm chí cả nhà bác học Mendeleev và Sa hoàng Alxander III cũng bị lôi vào cuộc. Cạnh tranh có lợi cho sản xuất: đến cuối thế kỷ 19, Nga vượt Mỹ để chiếm vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực khai thác dầu.
Năm 1901, 53% tổng lượng dầu trên toàn thế giới được khai thác ở Nga (Chủ yếu do tập đoàn Nobel). Đáng tiếc, năm 1905, các công nhân người Hồi giáo (được tuyển dụng từ các nước vùng vịnh Ba Tư) nổi loạn tại các mỏ dầu ở Baku, đốt dầu, phá công cụ khai thác. Dòng họ Nobel lại một lần nữa mất tất cả gia sản trong lửa...
Nguồn: Cảnh sát toàn cầu
Nobel và những giai thoại ly kỳ
(TN Xuân) Ít ai biết rằng giải
thưởng Nobel danh giá tôn vinh các nhân vật xuất chúng của nhân loại lại
ra đời do một sự nhầm lẫn từ báo chí Pháp.
(TN Xuân) Ít ai
biết rằng giải thưởng Nobel danh giá tôn vinh các nhân vật xuất chúng
của nhân loại lại ra đời do một sự nhầm lẫn từ báo chí Pháp.
Alfred Nobel thời trẻ
|
Đến thăm Bảo tàng Nobel ở thủ đô Stockholm (Thụy Điển) vào đầu
tháng 11.2014, chúng tôi có dịp tiếp cận với bức di chúc viết tay của
Alfred Nobel - triệu phú người Thụy Điển đã phát minh ra thuốc nổ và
đóng góp cho nhân loại giải thưởng Nobel danh giá. Khá thú vị khi biết
rằng di chúc của Alfred Nobel xuất hiện và tạo bước ngoặt trong lịch sử
nhân loại chỉ vì một sự nhầm lẫn chết người của báo chí Pháp.
Từ “thương gia tử thần” đến giải Nobel
Số là năm 1888, khi anh trai của Alfred Nobel là Ludwig Nobel qua
đời, một tờ báo Pháp đã nhầm tưởng người chết là ông - doanh nhân Thụy
Điển nổi tiếng với tài sản kếch xù, đồng thời cũng là người sáng chế ra
thuốc nổ. Bài báo gay gắt thông cáo cái chết của Alfred Nobel với cái
tít Thương gia tử thần qua đời đã trở thành một cú sốc tinh thần với
ông, lúc này vẫn đang sống rất bình thường. Nén nỗi buồn phiền, Nobel
quyết tâm thay đổi câu chuyện số phận của mình trước khi quá muộn.
Một góc Bảo tàng Nobel ở Stockholm - Ảnh: V.A
|
Ngày 27.11.1895, Alfred Nobel tới một câu lạc bộ đồng thời là một
quán bar mang tên Swedish Norwegian ở Paris (Pháp), bắt tay viết bản di
chúc của mình và được 4 người bạn có mặt ở đó chứng thực. Trong hơn 4
trang giấy, ngoài những di nguyện cho người thân (Alfred Nobel không có
con cái - PV) và các nhân viên của mình, ông muốn phần còn lại (hơn 90%
tài sản - khi đó trị giá khoảng 31 triệu kronor) được đầu tư vào một quỹ
cộng đồng với nguyên tắc: “Các khoản tiền được trao dưới hình thức giải
thưởng hằng năm cho những ai đã có những đóng góp thiết thực cho nhân
loại trong năm trước”. Cụ thể, tài sản của Alfred Nobel được những người
có trách nhiệm điều hành đầu tư vào chứng khoán an toàn, tạo thành một
quỹ đầu tư - Quỹ Nobel để phân bổ cho giải thưởng hằng năm. Giải Nobel
được trao tại Thụy Điển và Na Uy cho các nhân vật xuất chúng không phân
biệt quốc gia trong các lĩnh vực: vật lý, hóa học, y học, văn chương và
đặc biệt là giải hòa bình dành cho “những người có đóng góp kết nối tình
anh em giữa các quốc gia, bài trừ chiến tranh, thúc đẩy hòa bình”.
Sau khi Alfred Nobel qua đời vào năm 1896, trợ lý Ragnar Sohlman đã
bắt tay vào thực hiện di nguyện của ông. Cho đến năm 1901, giải Nobel
đầu tiên đã được trao tặng ở Thụy Điển và Na Uy. Từ năm 1968, Ngân hàng
Trung ương Thụy Điển còn góp quỹ để trao thêm giải Nobel về kinh tế học.
Cho đến nay, di chúc của Alfred Nobel vẫn còn được lưu giữ và trưng bày
công khai ở Bảo tàng Nobel.
Cô Sofie Hess
|
Ly kỳ giai thoại Nobel và toán học
Dưới sự điều hành của Quỹ Nobel, cho tới nay tài sản để lại của
Alfred Nobel đã sinh sôi nảy nở lên tới hơn 500 triệu USD. Những cá nhân
hoặc nhóm không quá 3 người khi được trao giải Nobel đều nhận một huy
chương bằng vàng thật, bằng chứng nhận và số tiền khoảng hơn 1 triệu
USD. Tuy nhiên, có một câu hỏi được đặt ra từ lâu nay là tại sao Nobel
lại không trao giải cho các thành tựu nghiên cứu trong lĩnh vực toán
học?
Xung quanh câu hỏi này có vài giai thoại ly kỳ. Trong đó, giai
thoại được nhiều người truyền miệng khắp nơi là người yêu của Nobel - cô
Sofie Hess đã bỏ ông đi theo một nhà toán học danh tiếng khi có thai
với người này (được cho là nhà toán học Thụy Điển Mittag-Leffler), do
vậy Nobel cảm thấy bị xúc phạm và không muốn trao giải thưởng cho môn
toán học. Rồi một giai thoại khác liên quan đến cô Sofia Kowalewska, nhà
toán học người Nga mà sau này nhờ Mittag-Leffler vận động đã trở thành
nữ giáo sư toán đầu tiên ở Trung và Bắc Âu. Theo đó thì Nobel rất ái mộ
Kowalewska nhưng - cũng vì Mittag-Leffler - mà ông không lọt vào mắt
xanh của cô. Từ đó Nobel đâm hận tất cả các nhà toán học và dĩ nhiên
không chịu lập một giải thưởng cho môn này.
Bức thư của Albert Einstein và đôi giày vải của Kim Dae-jung
|
Trên thực tế thì không có bằng chứng xác thực nào chứng minh được
hai giai thoại trên. Theo các tài liệu nghiên cứu được lưu giữ trong Bảo
tàng Nobel thì trong cuộc đời của Alfred Nobel, có 3 người phụ nữ đặc
biệt gắn bó với ông. Người đầu tiên là Alexandra - người đã từ chối lời
cầu hôn của Nobel. Thư ký của Nobel - Bertha Kinsky là người phụ nữ thứ
hai nhưng cô này đã quyết định cưới người yêu cũ của mình. Sau đám cưới,
Kinsky và Nobel vẫn giữ quan hệ rất tốt. Người thứ ba, người phụ nữ đã
có quan hệ với Nobel tới 14 năm qua thư từ là Sofie Hess. Đúng là Sofie
Hess sau đó có thai và kết hôn với một người đàn ông khác, nhưng không
liên quan tới bất cứ nhà toán học nào như lời đồn thổi. Kết thúc cuộc
đời, Nobel không hề kết hôn với người phụ nữ nào cả.
Lý do mà Nobel không trao giải cho lĩnh vực toán học có lẽ vì ông
chẳng mặn mà với môn này, hay rõ hơn là vì ông chỉ trao giải cho những
bộ môn, lĩnh vực mà ông quan tâm. Vật lý và hóa học là hai bộ môn Nobel
dành cả đời nghiên cứu rất nhiều, văn chương là sở thích của ông. Y học
cũng là một ngành mà Nobel nhìn nhận sẽ giúp ích được nhiều cho thế giới
sau này. Còn giải Nobel về hòa bình là do cô thư ký Kinsky đề xuất với
ông, bởi lúc đó Nobel bị coi là người góp phần tạo ra chiến tranh ở khắp
nơi (do bằng sáng chế về thuốc nổ của ông) và giải thưởng về hòa bình
giúp làm thay đổi nhận thức của mọi người về ông.
Mở cửa đón
khách vào năm 2001, Bảo tàng Nobel tọa lạc trong khu cổ trấn Gamla Stan
là địa điểm thu hút nhiều du khách trên thế giới đến tham quan khi tới
Stockholm. Ngoài các hiện vật, hình ảnh, tư liệu... sống động về cuộc
đời, sự nghiệp của Alfred Nobel cùng lịch sử giải Nobel, bảo tàng còn
lưu giữ những tư liệu, hiện vật quý của các nhân vật xuất chúng từng
đoạt giải Nobel như: lá thư viết tay của thiên tài Albert Einstein (giải
Nobel Vật lý năm 1921) gửi cho 2 con trai để chia tiền thưởng vào năm
1924; lá thư của cố Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung (giải Nobel Hòa
bình năm 2000) gửi cho vợ khi ông bị cầm tù trong khoảng thời gian
1976-1979 cùng với chiếc giày vải do chính người vợ đan cho ông...
Người bạn gái đặc biệt của Alfred Nobel
08:00 31/10/2012
Vĩ đại mà đơn côi, giàu sang mà bất hạnh, dường như cả cuộc
đời mình, Alfred Nobel (1833-1896) tồn tại là để hiến dâng cho nhân loại
những phát kiến quan trọng trong lĩnh vực khoa học, đồng thời phần nào
để minh chứng cho một nhận định buồn bã nhất của ông: "Tôi không có được
một gia đình làm nơi thả neo, không có bạn để yêu thương, cũng không có
kẻ thù để căm ghét".
Nhà bác học Alfred Nobel. |
Thực tế chưa hẳn vậy.
Mùa xuân năm 1876, trên một tờ báo ở thành Vienna (thủ đô nước Áo) có đăng lời rao: "Một người đàn ông đã nhiều tuổi, có học, giàu có, sống ở Paris, xin mời một phụ nữ trung niên, biết vài ngoại ngữ, làm thư ký kiêm quản gia".
Bấy giờ Alfred Nobel đã ở tuổi 43, quả là một người có văn hóa cao, biết nhiều ngoại ngữ và rất giàu có. Với phát minh ra chất nổ và kíp nổ, ông cho thành lập một loạt nhà máy mang tên mình ở hầu hết các nước: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Pháp, Italia, Áo, Hungary, Tây Ban Nha, Mỹ... (nghĩa là ở những nơi người ta cần dùng đến chất nổ để khai thác hầm mỏ hoặc đào đường hầm xuyên núi). Nobel nghiễm nhiên trở thành một trong những nhân vật giàu nhất thế giới thế kỷ XIX. Tuy vậy, nỗi sầu u ẩn vẫn chất chứa trong cặp mắt thông minh của ông. Đã ngoại tứ tuần rồi mà ông vẫn sống cô lập, chưa có gia đình. Lời rao trên báo của ông không chỉ có nghĩa ông cần tìm một thư ký, mà còn muốn tìm vợ.
Người đầu tiên đáp lại lời rao này là một phụ nữ dòng dõi quí tộc Áo, ngoài ba mươi tuổi tên gọi Bertha Kinsky, khi ấy đang làm chân dạy thêm để kiếm sống.
Mới tiếp xúc với Nobel, người đàn ông có "chiều cao dưới mức trung bình, chòm râu màu sẫm, đường nét trên mặt tinh tế", Bertha cảm thấy một ấn tượng dễ mến. Nobel quả là người thông minh, hiền hậu, nhã nhặn, có tài ăn nói tuy tính tình có phần lập dị. Đáng tiếc là trước đấy, Bertha đã có người để trao gửi trái tim. Bởi vậy khi được hỏi về hoàn cảnh đời tư, bà đã thú nhận hết điều này với Nobel.
Sau một tuần nhận việc, Bertha trở lại thành Vienna để kết hôn với Count Arthur von Suttner. Việc lấy chồng không ngăn trở bà và Nobel thường xuyên thư từ cho nhau. Giữa bà và Nobel đã được kết nối với nhau bởi một tình bạn thân thiết (tình bạn không hơn không kém) kéo dài đến ngày nhà bác học tạ thế.
Hồi trẻ, Nobel từng tham gia sáng tác văn học. Ông làm thơ, soạn kịch, viết tiểu thuyết. Bản thân Bertha Kinsky sau này cũng trở thành nhà văn tên tuổi và nữ chiến sĩ đấu tranh tích cực cho hòa bình (bà là tác giả cuốn sách nổi tiếng "Đả đảo vũ khí"). Điều này hẳn đã ảnh hưởng tới tâm lý của Alfred Nobel khi ông thực hiện bản di chúc cuối cùng, trong đó ông quyết định dành hẳn một giải thưởng cho các cá nhân và tổ chức có công thúc đẩy hòa bình. Và, một điều thật ý nghĩa (mà nếu biết, hẳn Nobel sẽ rất vui): Năm 1905, gần 10 năm sau khi Nobel qua đời, Bertha Kinsky đã được trao giải thưởng Nobel về hòa bình.
Bên cạnh chuyện liên quan đến giải Nobel dành cho Bertha Kinsky, trước đây trong dư luận từng xuất hiện một lời đồn cho rằng sở dĩ Nobel không quyết định lập giải Nobel toán học vì một người phụ nữ được cho là vợ chưa cưới đã từ bỏ ông để đi theo một nhà toán học nổi tiếng. Những người nghiên cứu tiểu sử Nobel cho đây là một thông tin không có cơ sở
Lê Duy Thành
Sự thật đằng sau lí do không có giải Nobel Toán học
Khi nói về lí do tại sao không có giải Nobel Toán học, nhiều người vẫn đồn đại về câu chuyện vợ của Alfred Nobel ngoại tình với một nhà toán học. Dù vậy, đây chỉ là giả thuyết không có căn cứ.
Thực tế, Nobel chưa bao giờ kết hôn, dù đã từng cầu hôn một người phụ nữ tên là Alexandra nhưng bị bà này từ chối. Sau này ông yêu cô thư kí Bertha Kinsky, nhưng bà cũng rời bỏ ông để kết hôn với người yêu cũ, dù hai người sau đó làm bạn thân cho đến cuối đời. Tình yêu thứ 3 trong đời ông là Sophie Hess, người từng được ông gọi là “bà Sofie Nobel” đã ở bên ông suốt 18 năm, dù họ cũng chưa bao giờ kết hôn.
Trong cả 3 mối quan hệ trên, không có sự xuất hiện hay đề cập đến việc ngoại tình với một nhà toán học nào cả.
Giả thuyết được cho là hợp lí nhất giải thích vì sao Alfred Nobel không chọn Toán học làm lĩnh vực trao giải là vì ông không có hứng thú với bộ môn này, và không cảm thấy lợi ích của việc trao giải cho các đóng góp Toán học.
Trong khi đó giải thưởng Nobel được tạo ra để tôn vinh những người đã có đóng góp lớn trong các lĩnh vực Nobel quan tâm và hiểu rõ sẽ có ích cho con người như thế nào như Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học và Hòa bình.
Bên cạnh giả thuyết dựa vào những sự thật lịch sử nêu trên, có một giả thuyết khác cũng thường được nhắc tới dù chỉ là suy đoán đơn thuần. Giả thuyết này cho rằng lí do không có giải Nobel Toán học là vì thời điểm đó đã tồn tại một giải thưởng toán học lớn khác được thành lập bởi Mittag-Lefler, một nhà toán học nổi tiếng được cho là có “mối thù” với Nobel.
Cuối cùng Nobel đã quyên tặng 94% tài sản của mình cho giải thưởng Nobel. Ý tưởng của ông được đưa ra sau khi anh trai Nobel là Ludvig qua đời năm 1888 và một tờ báo Pháp nhầm lẫn rằng đó là Alfred Nobel nên viết "thương nhân của cái chết đã chết”, khiến Nobel bắt đầu suy nghĩ về cách cải thiện hình ảnh của mình.
Đối với các nhà toán học, có những giải thưởng danh giá khác như giải Fields Medal, giải Abel và giải Chern Medal.
Nhận xét
Đăng nhận xét