BỨC TƯỢNG ĐÀI (Đăng lại)

                   ĐƯỜNG TA, TA CỨ ĐI!
 
Đường chúng ta đi

THC TI VÀ HOANG ĐƯNG
                                                             
                                                                      --Toàn tập--

Dứt áo vẽ bày cuộc rong chơi
Một buổi ngộ ra cảnh chói ngời
Cưỡi ngựa xem hoa, đà khắp chốn
 Còn dành lưu lại chút tàn hơi

Gửi vào Trời Đất một pho thôi
Hỏi cõi Trần Gian được mấy người
Ai khôn ai dại, nào ai biết
Ngông nghênh cũng phỉ trọn kiếp đời

Mai này hậu thế bới ra coi
Nhận chân ngọc bích cũng có người
Thỏa nguyện ngậm cười bên chín suối
Chuốc rượu say hồn, tôi với tôi.
Trần Hạnh Thu

BỨC TƯỢNG ĐÀI
                 

                   (Kính tặng hương hồn Xervantex)

Hỡi dòng người lại qua
Ai kết án ta
Là viển vông mù lòa
Tật nguyền, bệnh hoạn
Dại khờ, ngẩn ngơ, điên loạn?

Không! Hãy hiểu cho lòng ta
Dù người ngựa khẳng khiu, queo quắt xương da
Tơi tả hình hài, lưu đày khổ ải
Mê mải chiến công để suốt đời chất chồng thất bại
Trả giá niềm tin cho toàn chuyện bông phèng
Ta lê la rong ruổi mọi miền
Nhận gánh trên vai cán cân công lý
Múa may quay cuồng thây ma hiệp sĩ
Mò mẫm khua ngọn giáo quáng gà
Chặt xích phá xiềng cứu Vũ Trụ bao la
Bênh kẻ yếu hèn
Diệt gian trừ bạo
Chịu bao phen u đầu, sứt tai, mềm xương, xịt máu
Vẫn tận thủy, tận chung
Giữa cảnh đời mờ mịt mông lung
Bốn bề trắng đen hư ảo
Thật giả tùng phèo bát nháo...

Hỡi dòng người lại qua
Ai kết án ta
Là viển vông mù lòa
Tật nguyền bệnh hoạn
Dại khờ, ngẩn ngơ, điên loạn
Ghê rợn bóng ma
Nấp trong thân xác xấu xí úa già
Đầu thai sống lầm thế kỷ
Một hình nhân khôi hài, mất hồn, vô lý?

Không!
Hãy hiểu cho lòng ta
Hỡi thiên hạ, anh em bầu bạn gần xa
Ta tài giỏi vô song, cực kỳ tỉnh táo
Dù nát thịt nhừ xương vẫn không hề khát máu
Ta là kẻ thù của man rợ chiến tranh
Huynh đệ tương tàn
Lương tri tan nát
Ta chưa từng bắt Vũ Trụ bao la về cho riêng một kiếp
Ta xả thân mình vạch trần những băng hoại thế gian
Chỉ rõ thau vàng...
Hãy hiểu cho lòng ta, xin đừng lẫn lộn!
Nếu đã là hồn ma bệnh hoạn
Thì làm gì còn nỗi khát khao giúp ích cho đời?...
Ta chỉ nói thế thôi!

Hỡi dòng người hối hả lại qua
Hãy hiểu thấu lòng ta!
Ta chính là Con Người lòng lành phúc hậu
Con Người là ta: vui vẻ yêu đời, chứa chan hoài bão
Từ rác rưởi, phù sa
Tự kết thành tinh hoa
Vô giá, vượt tầm thời đại
Bức tượng đài của tâm hồn nhân loại
Muôn đời ngợi ca
Đôn Kihôtê,
              chàng quí tộc tài ba
                                    của xứ Mantra!*


                                                                          Trần Hạnh Thu



Chú thích: *Đôn Kihôtê là tên nhân vật chính trong bộ tiểu thuyết bất hủ "Đôn Kihôtê, chàng qúi tộc tài ba của xứ Mantra" của Xervantex (1547-1616), nhà đại văn hào người Tây-ban-nha.
    Xervantex (Miguel de Cervantes Saavedra) sinh tại thị trấn Alcala đê Enarêx, gần thủ đô Mađrít, trong một gia đình quí tộc nhỏ đã sa sút. Cha ông làm nghề thầy thuốc. Lúc nhỏ, Xervantex phải theo cha lang thang đó đây để kiếm tiền nuôi gia đình nên việc học hành cũng thất thường. Khoảng năm 22 tuổi, Xervantex
theo làm người hầu cho một vị hồng y giáo chủ ở Ý. Đây là cơ hội tốt cho ông được đọc nhiều sách và tiếp thu kiến thức văn chương. Tiếp đó, ông gia nhập quân đội Tây-ban-nha đồn trú trên đất Ý. Năm 1571, trong trận thủy chiến giữa một bên là hạm đội của đế quốc Thổ-nhĩ-kỳ và một bên là hạm đội của liên minh Cộng hòa Venise với Tây-ban-nha, Xervantex bị trọng thương, bàn tay phải bị dập nát. Sau thời gian điều trị, ông tiếp tục ở trong quân ngũ thêm ba năm nữa. Năm 1575, Xervantex lên đường về nước, mang theo bức thư giới thiệu của vị tướng chỉ huy hạm đội với hy vọng được nhà vua trọng dụng. Nhưng không may, giữa đường tàu của ông bị cướp biển tấn công và ông bị bắt giải về An-giê. Trong thời gian bị giam cầm, Xervantex đã nhiều lần tổ chức vượt ngục nhưng không thành, cũng nhiều lần cầu cứu triều đình Tây-ban-nha giải thoát nhưng vô vọng. Mãi đến năm 1580, nhờ sự nỗ lực lo liệu tiền bạc của gia đình mình và của nhà dòng, ông mới được cứu chuộc về nước. Dù đã từng lập nên công trạng nhưng Xervantex vẫn không được triều đình đoái hoài, cất nhắc. Năm 1585 ông lấy vợ và đồng thời cũng chính thức bước vào con đường văn chương với mục đích trước mắt là kiếm thêm tiền nuôi gia đình.
     Bộ tiểu thuyết "Đôn Kihôtê, chàng quí tộc tài ba của xứ Mantra" được Selinh (Schelling), triết gia người Đức đánh giá: "Chúng ta sẽ không quá lời khi khẳng định rằng cho tới nay chỉ có hai cuốn tiểu thuyết, đó là cuốn "Đôn Kihôtê" của Xervantex và cuốn "Vinhem Maixtơ" của Gớt". Còn Sơlêgơn (Schlegel), nhà phê bình văn học người Đức, thì cho rằng đó là "tác phẩm có một không hai trong loại của nó, mở đầu cho tiểu thuyết cận đại".
Cinque Terre

Đônkihôtê - nhà quý tộc tài ba xứ Mantra


Tác giả : Xervantex
Thể Loại : Tiểu Thuyết Nước Ngoài
Lượt xem : 3938

Đônkihôtê - nhà quý tộc tài ba xứ Mantra là tác phẩm xuất sắc nhất của Mighel De Xervantex Xaavedra, ra đời năm 1605.
 
Phóng Sự Quốc Tế: Don Quixote - Chàng Hiệp Sĩ Cối Xay Gió
Don Quixote và cối xay gió. Ảnh: internet
Loại bỏ

Royalty-Free Stock Photo

Download Don Quijote And Sancho Panza Stock Photography - Image: 3666062


Tượng thầy trò Don Quixote được dựng tại Madrid, Tây Ban Nha. 
Chú thích: *Đôn Kihôtê là tên nhân vật chính trong bộ tiểu thuyết bất hủ "Đôn Kihôtê, chàng qúi tộc tài ba của xứ Mantra" của Xervantex (1547-1616), nhà đại văn hào người Tây-ban-nha.
    Xervantex (Miguel de Cervantes Saavedra) sinh tại thị trấn Alcala đê Enarêx, gần thủ đô Mađrít, trong một gia đình quí tộc nhỏ đã sa sút. Cha ông làm nghề thầy thuốc. Lúc nhỏ, Xervantex phải theo cha lang thang đó đây để kiếm tiền nuôi gia đình nên việc học hành cũng thất thường. Khoảng năm 22 tuổi, Xervantex
theo làm người hầu cho một vị hồng y giáo chủ ở Ý. Đây là cơ hội tốt cho ông được đọc nhiều sách và tiếp thu kiến thức văn chương. Tiếp đó, ông gia nhập quân đội Tây-ban-nha đồn trú trên đất Ý. Năm 1571, trong trận thủy chiến giữa một bên là hạm đội của đế quốc Thổ-nhĩ-kỳ và một bên là hạm đội của liên minh Cộng hòa Venise với Tây-ban-nha, Xervantex bị trọng thương, bàn tay phải bị dập nát. Sau thời gian điều trị, ông tiếp tục ở trong quân ngũ thêm ba năm nữa. Năm 1575, Xervantex lên đường về nước, mang theo bức thư giới thiệu của vị tướng chỉ huy hạm đội với hy vọng được nhà vua trọng dụng. Nhưng không may, giữa đường tàu của ông bị cướp biển tấn công và ông bị bắt giải về An-giê. Trong thời gian bị giam cầm, Xervantex đã nhiều lần tổ chức vượt ngục nhưng không thành, cũng nhiều lần cầu cứu triều đình Tây-ban-nha giải thoát nhưng vô vọng. Mãi đến năm 1580, nhờ sự nỗ lực lo liệu tiền bạc của gia đình mình và của nhà dòng, ông mới được cứu chuộc về nước. Dù đã từng lập nên công trạng nhưng Xervantex vẫn không được triều đình đoái hoài, cất nhắc. Năm 1585 ông lấy vợ và đồng thời cũng chính thức bước vào con đường văn chương với mục đích trước mắt là kiếm thêm tiền nuôi gia đình.
     Bộ tiểu thuyết "Đôn Kihôtê, chàng quí tộc tài ba của xứ Mantra" được Selinh (Schelling), triết gia người Đức đánh giá: "Chúng ta sẽ không quá lời khi khẳng định rằng cho tới nay chỉ có hai cuốn tiểu thuyết, đó là cuốn "Đôn Kihôtê" của Xervantex và cuốn "Vinhem Maixtơ" của Gớt". Còn Sơlêgơn (Schlegel), nhà phê bình văn học người Đức, thì cho rằng đó là "tác phẩm có một không hai trong loại của nó, mở đầu cho tiểu thuyết cận đại".




Văn hào Cervantes bất tử cùng Don Quixote 

Miguel de Cervantes là tiểu thuyết gia, nhà thơ và nhà soạn kịch Tây Ban Nha nổi tiếng. Ông được biết đến nhiều nhất với cuốn tiểu thuyết hai tập "Don Quixote - nhà hiệp sĩ quý tộc tài ba xứ Mancha".
Đây không chỉ là tác phẩm quan trọng nhất của đời ông mà còn là tác phẩm vĩ đại nhất của ngôn ngữ Tây Ban Nha. Thậm chí, trong một cuộc khảo sát do Viện Nobel Na Uy tiến hành, tác phẩm này còn được bình chọn là bộ tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại...

Miguel de Cervantes.

Miguel de Cervantes sinh ngày 29/9/1547 tại Alcala de Henares, gần thành phố Madrid ở Tây Ban Nha, trong một gia đình quý tộc sa sút. Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ông chỉ học đến Trung học, nhưng là người có tinh thần tự học rất cao và đặc biệt là rất chăm chỉ đọc sách.

Hơn 22 tuổi, Cervantes đến Ý, đúng vào thời kỳ Phục hưng và làm người hầu cho một Hồng y giáo chủ. Đây là cơ hội lớn cho ông tiếp tục niềm đam mê của mình là đọc sách và học tập.

Cũng tại nước Ý, cùng với người anh Rodrigo, Cervantes tham gia quân đội Tây Ban Nha và tham dự trận thủy chiến danh tiếng Lepanto diễn ra vào tháng 10/1571, chống lại hạm đội của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, Cervantes còn tham gia vào nhiều trận chiến khác tại Tunis, Sardinia, Naples, Sicily và Genoa.

Năm 1574, khi trên đường về xứ Tây Ban Nha bằng tàu biển, Cervantes cùng với người anh đã bị hải tặc bắt cóc và bán làm nô lệ tại xứ Algiers. Các cuộc vượt ngục không thành đã khiến cho Cervantes bị hành hạ tàn nhẫn. Mãi đến năm 1580, Cervantes mới được chuộc ra.

Trở về Tây Ban Nha với cơ thể không còn lành lặn, Cervantes quyết định lập gia đình và để đảm bảo mưu sinh, ông bắt đầu quay sang viết, tuy nhiên thơ và một số kịch bản của ông không được đón nhận.

Cervantes quay sang viết truyện, đây là một hình thức văn chương không được giới trí thức lúc bấy giờ quan tâm. Cuốn tiểu thuyết đồng quê đầu tiên của Cervantes có tên là “La Galatea”, được xuất bản vào năm 1585.

Cũng trong khoảng thời gian này, Cervantes phải làm nhiều công việc, kể cả việc làm nhân viên thu mua thực phẩm cho hạm đội Armada, và cũng nhờ tiếp xúc với giới nhà nông mà ông đã hiểu rõ tâm lý và các nỗi cơ cực của họ để sau này hình thành tính cách nhân vật cho cặp nhân vật Don Quixote và Sancho Panza.

Mặc cho túng thiếu và nghịch cảnh, cuốn tiểu thuyết lừng danh “Don Quixote - Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha” đã ra đời vào tháng 1/1604.

Ngay khi vừa xuất bản, nó đã trở thành một tác phẩm bán chạy nhất thời điểm đó, với 6 lần tái bản trong 1 năm. Do cuốn truyện được nhiều người tìm đọc, một tác giả giả mạo khác đã viết ra phần tiếp của cuốn tiểu thuyết này. Sự việc gian trá ấy đã khiến cho Cervantes vội vã viết ra phần cuối của cuốn truyện, xuất bản vào năm 1615.

Hình tượng hiệp sĩ Don Quixote và giám mã Sancho Panza.

“Don Quixote - Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha” là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời đại Phục hưng và là tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của châu Âu. Qua hình tượng Don Quixote, tác giả phản ánh được tính đa diện của con người, bên cạnh tính cách gàn dở là sự tế nhị, thương yêu đồng loại, yêu quý tự do và ghét thói xa hoa ăn bám của bọn quý tộc đương thời và biết trọng đạo lý.

Qua tác phẩm, Cervantes chế giễu những tàn dư của lý tưởng hiệp sĩ phiêu lưu thời phong kiến, đả kích một thị hiếu tầm thường đang phổ biến trong công chúng, biểu lộ khát khao hướng đến một xã hội hậu phong kiến công bằng và nhân đạo hơn.

“Don Quixote - Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha” đã chinh phục người đọc trong nước cũng như ngoài nước và được dịch ra rất nhiều tiếng trên thế giới.

Lý giải tại sao bộ tiểu thuyết “Don Quixote - Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha” lại có sức chinh phục rộng lớn như vậy, đến độ trở thành cuốn sách "hay nhất của mọi thời đại", một nhà văn đã cho rằng, nếu nói về sự hấp dẫn thì nhiều cuốn sách khác trên thế giới còn hấp dẫn hơn.

Vấn đề là Don Quixote đã đánh thức trong mỗi con người chúng ta bản chất hướng thiện mà hiện thời, nó dễ bị phủ lấp bởi sự hoành hành thống trị của cuộc sống nặng về hưởng thụ, cá nhân vị kỷ, ít quan tâm đến người khác. Và đấy chính là giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm…

Trải qua gần 400 năm, vượt ra khỏi sự đào thải của thời gian, “Don Quixote - Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha” vẫn dành được sự hâm mộ rộng khắp và được công nhận là một trong những tác phẩm văn học lớn nhất của nhân loại.

Không chỉ có ảnh hưởng lớn trong khuôn khổ văn học, “Don Quixote - Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha” vẫn là đề tài của sân khấu, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, màn ảnh. Từ Đông sang Tây, từ Âu sang Á, các nhà phê bình, triết học, các nhà văn, nhà thơ, những người làm công tác văn nghệ, không ai không xác nhận giá trị tư tưởng và nghệ thuật của cuốn truyện này.

Không chỉ có sức sống mãnh liệt về mặt học thuật, “Don Quixote - Nhà quý tộc tài ba xứ Mancha” còn thật sự đi sâu vào cuộc sống thường ngày. Trong các ngày hội, những cuộc vui hóa trang ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng như ở nhiều nước châu Âu khác, người ta thường thấy xuất hiện hiệp sĩ Don Quixote và giám mã Sancho Panza "hệt như tả trong truyện".

Tại nhiều cuộc bình chọn văn học cho đến nay, bộ tiểu thuyết "Don Quixote của Miguel de Cervantes vẫn được chọn là “tiểu thuyết số một thế giới”. Nó cũng là một trong những cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất và được tái bản nhiều nhất trong lịch sử nhân loại, chỉ sau Kinh thánh.

Trung tâm Thông tin Tư liệu/TTXVN

Tây Ban Nha tìm kiếm hài cốt cha đẻ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê

Thứ ba, 29/04/2014, 09:49 - Nguồn: VOV.vn Yêu cầu xóa tin
Hôm qua (28/4), Tây Ban Nha đã khởi động một kế hoạch tìm kiếm và khôi phục hài cốt của một trong những nhà văn vĩ đại nhất Tây Ban Nha Miguel de Cervantes, tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Đôn Ki-hô-tê (Don Quixote) - nhà quý tộc tài ba xứ Mancha, nhằm trả lại cho ông những vinh quang xứng đáng.
Chương trình tìm kiếm dự kiến kéo dài tới cuối năm nay gồm 3 giai đoạn với tổng chi phí ước tính vào khoảng 138.000 USD. Giai đoạn 1 sẽ bắt đầu tại một Tu viện ở thủ đô Madrid. Theo những ghi chép còn lưu lại, đây chính là nơi Cervantes được chôn cất khi ông qua đời vào năm 1616. Giai đoạn 1 của công cuộc khai quật sẽ bao gồm việc thăm dò dưới lòng đất sử dụng hệ thống dò tìm radar. Hài cốt tìm thấy sẽ được chuyển sang cho các chuyên gia giám định để xác định thân thế.
Nhà văn vĩ đại nhất Tây Ban Nha Miguel de Cervantes
Theo nhà sử học Fernando Prado, người phụ trách chương trình tìm kiếm, sau khi tìm thấy, hài cốt của Cervantes sẽ được chôn cất lại tại tu viện xứng đáng với tên tuổi và những gì đại văn hào đã cống hiến cho nền văn học thế giới.  Ông Prado nói: “Ông là cha đẻ của dòng văn học và tiểu thuyết hiện đại. Chúng tôi giờ đã có công nghệ và kiến thức để tìm kiếm hài cốt của ông. Việc tìm thấy hài cốt của ông có ý nghĩa về mặt vật chất. Nó không góp phần làm tăng giá trị cho các tác phẩm của ông, mà chỉ đơn thuần là để mọi người có có hội bày tỏ sự thành kính đối với nhà văn”.
Cuốn tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê  - nhà quý tộc tài ba xứ Mancha của ông được đánh giá là tác phẩm vĩ đại nhất của ngôn ngữ Tây Ban Nha trong thời kỳ Phục hưng
Cervantes là nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch nổi tiếng của Tây Ban Nha. Cuốn tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê  - nhà quý tộc xứ Mancha của ông được đánh giá là tác phẩm vĩ đại nhất của ngôn ngữ Tây Ban Nha trong thời kỳ Phục hưng. Mặc dù được công nhận là một trong những đại văn hào của thế giới, song Cervantes lại có một cuộc đời khốn khó.

Vào thời điểm xuất bản lần đầu năm 1606, Đôn Ki-hô-tê - nhà quý tộc tài ba xứ Mancha đã thu hút được sự chú ý của công chúng, song hào quang này không đủ để đưa nhà văn khỏi cảnh nghèo túng và lận đận. Sự nổi tiếng chỉ đến với ông sau khi ông đã qua đời nhưng đáng tiếc là vào thời điểm đó, không ai còn nhớ được nơi ông được chôn cất./.
Hồng Nhung/VOV Trung tâm TinTheo Reuters

Bàn về tiểu thuyết Donkihote

Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn về không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh...
 Định nghĩa tiểu thuyết và các đặc điểm của thể loại tiểu thuyết
Định nghĩa tiểu thuyết:
Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn về không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng.
Các đặc điểm của thể loại tiểu thuyết:
Tiểu thuyết nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư. Tùy theo từng thời kì phát triển, cái nhìn đời tư có thể sâu sắc tới mức thể hiện được hoặc kết hợp được với các chủ đề về thế sự và lịch sử dân tộc. Yếu tố đời tư càng phát triển thì chất tiểu thuyết càng tăng, ngược lại yếu tố lịch sử dân tộc càng phát triển thì chất sử thi càng đậm đà.
Thứ hai là chất văn xuôi. Là sự tái hiện cuộc sống không thi vị hóa, lãng mạn hóa, lí tưởng hóa. Miêu tả cuộc sống như một thực tại cùng thời, đang sinh thành và phát triển tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn ngang bộn bề của cuộc đời bao gồm cả cái cao cả lẫn cái tầm thường, nghiêm túc và buồn cười, bi và hài, cái lớn và cái nhỏ…
Nhân vật trong tiểu thuyết là những con người “nếm trải”, tư duy, chịu khổ đau, dằn vặt của cuộc đời khác với nhân vật của sử thi, kịch, nhân vật truyện trung cổ là kiểu nhân vật hành động. Tiểu thuyết miêu tả nhân vật như con người đang biến đổi trong hoàn cảnh, con người trưởng thành do cuộc đời dạy bảo.
Ngoài hệ thống sự kiến biến cố và những chi tiết tính cách tiểu thuyết miêu tả suy tư của nhân vật về thế giới,về đời người, phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, trình bày tường tận tiểu sử của nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người với người, môi trường…
Tiểu thuyết xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung trần thuật để miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người trần thuật chính đặc điểm này đã làm cho tiểu thuyết trở thành một thể loại dân chủ cho phép người trần thuật có thái độ thân mật thậm chí suồng sã đối với nhân vật của mình.
Tiểu thuyết là thể loại có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác.

 

 Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và thể loại tiểu thuyết bợm nghịch
 Tác giả
Cuộc đời của nhà văn Xecvantex
Miguel De Cervantes Saavedra (1547-1616) sinh tại thị trấn Ancola đơ Henaret gần thủ đô Mađrit trong một gia đình có bảy anh em.
Sau khi tốt nghiệp đại học, ông được theo hầu giáo chủ Aquaviva-đặc sứ của Giáo hoàng tại Tây Ban Nha, nhưng không lâu sau đó vị giáo chủ qua đời, Xecvantex gia nhập quân đội Tây Ban Nha đồn trú tại Italia.
Năm 1571, trong trận thủy chiến Lêpăngđơ, Xecvantec đã chiến đấu rất anh dũng và bị thương nặng mất một cánh tay.
Năm 1575, ông được phép về thăm Tổ quốc và mang thư tiến cử công nhận ông là một chiến binh anh dũng. Tuy nhiên trên đường trở về ông bị bọn cướp biển Bắc Phi chặn đánh, sau đó bị bắt sang Angiêri. Ông tổ chức nhiều cuộc vượt ngục nhưng không thành và bị giam giữ nghiêm ngặt suốt 5 năm trời. Mãi đến năm 1580, ông được chuộc ra do tiền của gia đình và nhà dòng giúp đỡ.
Quá chán ngán với con đường công danh lận đận, ông giải ngũ và lấy vợ  năm 1585. Để kiếm sống ông viết thơ và kịch.
Mấy năm cuối đời, Xecvantex sống trong cảnh nghèo túng, tuy nhiên đây là thời kì phát triển cao độ tài năng của ông.
Sự nghiệp
Thời gian sáng tác không nhiều nhưng Xecvantex đã để lại cho nhân loại một sự nghiệp đồ sộ:
Tác phẩm đầu tiên của ông là Galate viết theo thể mục ca. Về thơ, ông ít có tiếng vang, chỉ có tập Galate và cuộc hành trình đến Thi sơn thì ít nhiều gây được ấn tượng với người đọc. Không chỉ có thơ, mà kịch của Xecvantec cũng không gây được chú ý nhiều trong nền văn học, ông có khoảng 30 vở kịch nhưng đã thất lạc chỉ còn một số vở kịch, trong đó đáng chú ý là vở Nuymanxia. Thành công hơn thơ và kịch, có lẽ là truyện ngắn của Xecvantex. Ông có tập truyện ngắn đã được xuất bản với nhan đề Những truyện đáng nêu gương với 15 truyện ngắn. Đáng chú ý nhất là các truyện ngắn Ngài võ quan bị cầm tù, Đám cưới bịp, Cuộc đối thoại giữa hai chú cẩu ở bệnh viện Valađôlit, Cô gái XưganThầy cử Viđơriera. Về tiểu thuyết, ngoài tiểu thuyết Donkihote, ông còn viết tiểu thuyết Pecxilex và Xêgixmunđa (Persiles y Segismunda) cũng được độc giả đón nhận một cách nhiệt liệt.
 

 Tác phẩm Donkihote
Tác phẩm được viết vào năm 1605, lúc đó tác giả đã 58 tuổi, tác phẩm ra đời đã làm cho tên tuổi của Xecvantex vang dội khắp nơi. Ngay trong năm đó, tác phẩm đã được tái bản 4 lần và được xuất bản tại Pháp, Italia, Bồ Đào Nha và ở Flăngđrơ.
Năm 1615, phần 2 đã được ra mắt độc giả và nhận được hoan nghênh nhiệt liệt.
Trong lời đề tựa cho phần 1, Xecvantex có nói ông muốn “nhại lại tiểu thuyết hiệp sĩ” và tác phẩm của ông “từ đầu đến cuối là một lời thóa mạ dài” đối với loại tiểu thuyết đó. Và trong 126 chương của cuốn tiểu thuyết ông đã làm được điều đó.
Cống hiến của ông trong tác phẩm Donkihote không phải chỉ là để chôn vùi tiểu thuyết hiệp sĩ mà còn làm toát lên nội dung nhân đạo chủ nghĩa sáng ngời cùng nghệ thuật độc đáo mà tác giả đã đóng góp vào cuộc đấu tranh chung cho những quyền sống của con người, cho một nền nghệ thuật tiến bộ, chân chính.
Đằng sau câu chuyện hài hước về hiệp sĩ Donkihote dường như chỉ nhằm mua vui giải trí kia, Xecvantex đã đề cập đến những vấn đề nghiêm túc, mật thiết liên quan đến vận mệnh của đất nước Tây Ban Nha. Thảm trạng của đất nước Tây Ban Nha dưới ách thống trị của bọn phong kiến và tăng lữ đã bị phơi bày và tố cáo. Nhiều quan niệm mới mẻ về các vấn đề xã hội, tôn giáo, hôn nhân và gia đình, tình yêu và hạnh phúc, văn học và nghệ thuật… đã được tác giả khéo léo đưa ra nhằm phổ biến và biểu dương những tư tưởng nhân văn chủ nghĩa tiên tiến của thời đại.
Với những giá trị mà tác phẩm mang đến cho bạn đọc, Donkihote xứng đáng là một kiệt tác của nhân loại.
Tóm tắt nội dung:
Ở Tây Ban Nha, trong một xứ gọi là Măngsơ có một nhà quý tộc tên là Kijana, năm mươi tuổi nhưng cao lênh khênh, thể chất tráng kiện nhưng gầy đét. Quanh năm nhàn hạ, y đọc sách hiệp sĩ để giải trí. Y đọc mải miết và thích thú đến nỗi chẳng thiết gì đến nhà cửa, ruộng đất gì hết. Y bán dần ruộng đất để mua loại sách đó chất đống trong nhà và coi những chuyện trong sách thực hơn những chuyện có thực ngoài đời. Thế là một ngày hắn nảy ra ý định làm một hiệp sĩ giang hồ.
Y lôi nào là áo giáp, khiên, mũ và kiếm của tổ cụ bốn đời ra kì cọ, sửa sang để trang bị cho mình. Con ngựa gầy còm trong chuồng được y đặt cho cái tên mới rất kêu là Rôximăngtơ, y cũng đổi luôn tên mình thành Đônkihôtê xứ Măngsơ. Còn phải tìm một người đẹp để tôn thờ làm bà chúa trong trái tim mình, y bèn nghĩ đến cô thôn nữ làng Tôbôzô mà đã có lần y cảm thấy lòng mình xao xuyến. Chẳng biết tên cô là gì, y liền đặt cho cô một cái tên rất quý phái: Đuynixê xứ Tôbôzô.
Thế là một ngày, y mặc áo giáp và mang khiên, đeo vũ khí đầy người, cưỡi con Rôximăngtơ ra đi. Lang thang một ngày, y tới một quán trọ bên đường. Y liền tưởng tượng ra rằng đó là lâu đài của vị lãnh chúa có thể tấn phong hiệp sĩ cho y. Thế là y xuống ngựa, trịnh trọng ra mắt chủ nhân lâu đài. Viên chủ quán biết y điên rồ nhưng chắc mẩn phen này được trận cười thỏa thích nên nhận làm lễ tấn phong cho y. Tối đó, có một gã lái buôn dắt ngựa đi uống nước, động đến võ khí trang bị của y. Cho rằng danh dự đã bị xúc phạm, y giáng một đòn vào đầu gã lái buôn khiến gã lăn ra bất tỉnh. Chủ quán thấy vậy, bày trò tống khứ y đi. Cho rằng mình đã trở thành hiệp sĩ, có thể hành nghiệp trượng nghĩa. Trên đường, thấy một em bé mục đồng bị trói và bị đánh đập tàn nhẫn, y bèn thúc ngựa xông tới. Hỏi ra mới biết tên chủ đánh em vì em làm sổng mất một con cừu, y giận lắm ra lệnh cởi trói, hứa từ nay không được hành hạ em nữa và hải trả đủ công xá cho em. Sợ hãi vì vẻ đằng đằng sát khí của lão, tên chủ răm rắp tuân lệnh. Nhưng khi Đônkihôtê vừa đi xa, hắn liền quay trở lại và đánh đập em bé tàn nhẫn hơn trước.
Tiếp tục cuộc hành trình, Đônkihôtê gặp một toán lái buôn, y xông ra cản dường họ và yêu cầu họ thừa nhận nàng Đuynixê là người đẹp nhất trên thế giới. Chuyến này Đônkihôtê bị một trận đòn nhừ tử, được bác thợ cày nhận ra và vực y lên ngựa chở về nhà.
Ở nhà hắn có cô cháu gái và bà quản gia, sau khi hắn đi, họ bèn bàn với những người bạn cũ của Đônkihôtê đem đốt hết sách hiệp sĩ. Họ hi vọng sau chuyến xuất hành vừa qua, y sẽ rút ra bài học xương máu.
Nhưng vừa hồi phục, y lại ra đi và rủ rê thêm bác thợ cày hàng xóm là Xăngsô Păngxa theo mình. Hai người ra đi thấy những chiếc cối xay gió, Đônkihôtê liền cho rằng đó là bọn khổng lồ. Mặc dầu Xăngsô Păngxa cực lực cải chính, nhưng y vẫn phóng tới,và bị những cối xay quật cho nhừ tử.
Gặp đám tù khổ sai, Đônkihôtê phẫn nộ khi tự do của con người bị tước đoạt liền xông lên đánh bọn lính áp giải. Đám tù nhân thấy vậy nhanh chóng lợi dụng thoát thân, chúng quay lại cám ơn Đônkihôtê, y yêu cầu bọn chúng tìm nàng Đuynixê để báo chiến công nhưng bị bọn chúng từ chối, y không tiếc lời nhiếc mắng chúng. Kết cục là bị bọn chúng nhặt đá ném hai thầy trò tơi bời.
Cuối cùng người nhà phải dùng mưu kế sức mạnh cho gã vào cũi đưa vào xe bò chở về.
Nhưng được ít lâu, hai thầy trò lại lên đường ra đi, có không ít những trò điên loạn diễn ra.Trong lần này, Xăngsô Păngxa được làm tổng trấn một hòn đảo, nhưng đấy là do hai vợ chồng viên quận công bày trò tiêu khiển. Họ trêu chọc hai thầy trò trong suốt thời gian hai người lưu lại lãnh địa của họ.
Một lần nữa bạn bè phải dùng mưu kế buộc Đônkihôtê từ bỏ con đường hiệp sĩ của mình. Gã buồn lắm, về đến nhà là lăn ra ốm. Trên giường bênh gã mới có dịp hồi tâm suy nghĩ. Bấy giờ gã mới nhận ra rằng, tiểu thuyết hiệp sĩ đã làm cho gã điên rồ thảm hại. Thấy sức mình đã kiệt lão lập di chúc phân phát tài sản cho Xăngsô Păngxa và cô cháu gái. Mấy ngày sau thì gã từ giã cuộc đời.
 
DONKIHOTE
 Tiểu thuyết bợm nghịch
Tiểu thuyết bợm nghịch là thể loại tiểu thuyết phát triển từ cuối thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVII có tiền thân từ những câu chuyện kể dân gian với các môtip phiêu du của nhân vật chính. Tiểu thuyết bợm nghịch như một làn sóng đầu tiên của lịch sử tiểu thuyết đã tràn qua các nước Tây Ban Nha, Anh và sau đó là Pháp và Đức.
Tiểu thuyết bợm nghịch tập trung miêu tả số phận của những con người phiêu du trong thế giới. Những kẻ đi lang thang do quá trình tan rã của chế độ phong kiến và quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa, đó chính là hình ảnh lịch sử cụ thể đầu tiên của con người cá thể- tư nhân thời cận đại. Tiểu thuyết bợm nghịch đã chuẩn bị một số tiền đề đáng chú ý cho sự phát triển tương lai của tiểu thuyết mới.
Lần đầu tiên, trong tiểu thuyết bợm nghịch văn tự sự bắt đầu chú ý miêu tả lịch sử cá nhân của những con người bình thường. Người ta thường nói đến khuynh hướng dân chủ của thể loại tiểu thuyết vì thể loại này chú ý đến vận mệnh của những con người bình thường, cuộc sống hàng ngày của quần chúng, ngôn ngữ quần chúng…
Nếu như trong các sử thi nguyên lí ngự trí là tính chất bất biến của bản chất con người và thế giới thì con người và thế giới trong tiểu thuyết bợm nghịch luôn thay đổi và vận động không ngừng.
Tác phẩm Donkihote là tác phẩm vĩ đại nhất, tiêu biểu nhất trong giai đoạn bình minh của thể loại này. Cuốn tiểu thuyết đã phản ánh được sự xung đột giữa thời đại phục hưng anh hùng với thời đại cuộc sống đã lộ nguyên hình ở cuối thế kỉ XVI. Đặc biệt tác phẩm đã báo hiệu những đặc trưng cơ bản của thể loại tiểu thuyết.
 Những đặc trưng của thể loại tiểu thuyết qua tác phẩm Donkihote củaXervantex
 Dung lượng và phạm vi phản ánh hiện thực
  Dưới ngòi bút sắc sảo của mình Xervantex đã hoàn thành một công trình đồ sộ, một công trình với với bao nhiệt huyết: “Đônkihôtê chàng quý tộc tài ba cứ Mantra” để lại một tiếng vang lớn cho nền văn học của mọi thời đại. Trương Đắc Vỵ người dịch tác phẩm ra tiếng Việt trong lời giới thiệu sách nói rằng: “Xervantex đã chôn vùi văn chương kiếm hiệp và khai sinh cho tiểu thuyết cận đại”.
Với 126 chương tác giả đã công phu sắp xếp và dẫn dắt các tình tiết một cách hợp lý, chặt chẽ với nhau.
Với hơn hai trăm nhân vật thì Xervantex đã khéo léo điều động, bố trí hợp lý trong các mối quan hệ giữa các nhân vật với nhau và với hai nhân vật trung tâm là và Sancho panxa ăn khớp với nhau  và diễn biến tâm lý, hành động tự nhiên, sinh động và hấp dẫn.
  Và khi đọc ta cảm tưởng như tác phẩm đang sống lại với xã hội Tây Ban Nha thế kỷ XVI ồn ào náo nhiệt, đầy biến động và mâu thuẫn. Tác giả nhìn cuộc sống từ gốc độ đời tư của từng nhân vật như để phản chiếu hình ảnh của nhân dân đất nước của ông dưới thời bấy giờ, và tác phẩm như một bản tố cáo về chế độ ngang trái của xã hội ngang trái bất công. Cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư đó là một đặc trưng của thể loại tiểu thuyết, đặc trưng này thoạt đầu được hình thành ngay trong tiểu thuyết cổ đại. Càng về sau đời tư càng trở thành tiêu điểm để miêu tả cuộc sống một cách tiểu thuyết. Tùy theo từng thời kỳ phát triển mà cái nhìn đời tư có thể sâu sắc đến mức thể hiện được, kết hợp với chủ đề thé sự hoặc lịch sử dân tộc. Yếu tố đời tư càng tăng thì chất tiểu thuyết càng đậm đà. Trong “Đônkihôtê nhà quý tộc tài ba xứ Mantra” Xervantex tái hiện một bức tranh về cuộc sống một chàng quý tộc nghèo Kihada và hành trình trở thành hiệp sỹ giang hồ của mình. Anh ham mê đọc tiểu thuyết đến nỗi phải “bán đi một phần ruộng đất để mua tiểu thuyết về chất thành đống trong nhà” từ những cuốn sách kiếm hiệp tiêm vào đầu óc anh ta những ý tưởng điên rồ, xa rời thực tế, chủ quan và bảo thủ. Đối lập với Đônkihôtê là bác giám mã Xantro panxa hai tính cách hoàn toàn khác nhau, cặp nhân vật lưỡng hóa, đối lập nhau nhưng họ trở thành đôi bạn thân thiết trên hành trình làm hiệp sỹ của Đônkihôtê. Ngoài ra còn có các nhân vật khác như bác phó cạo Nicolax, nàng Dulxinia, anh chàng sinh viên…cuộc đời của họ được tái hiện từ xuất thân, ngoại hình, tính cách, hành động hay những suy nghĩ toan tính tất cả đều được đưa lên trang giấy. Qua tác phẩm thì bản chất xấu xa của xã hội thời bấy giờ được phơi bày, một Tây Ban dưới ách thống trị của bọn phong kiến và tăng lữ bị phơi trần và tố cáo. Những làng mạc, cánh đồng hay những khu rừng sâu đến phố phường, chợ búa, quán trọ nơi mà các nhân vật của Xervantex hoạt động ở đó, với nhiều tầng lớp xã hội như: quý tộc, tăng lữ, thị dân, tầng lớp trí thức, lái buôn… Một bức tranh xã hội sống động và náo nhiệt.
Don Kihote Drawing
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tính dân chủ
Có thể nói trong tác phẩm này tính dân chủ đã được thể hiện cao độ.
Trước hết tiểu thuyết mô tả vận mệnh cá nhân của những con người bình thường. Nếu trước kia trong các tác phẩm cổ đại và trung thế kí người ta chỉ chú ý đến những anh hùng, các vị vua chúa tướng lĩnh hay các kỵ sĩ phong kiến… Những nhân vật này nói chung chưa có thân phận cá nhân, họ đại diện cho một dân tộc, một thành bang có khi cả nhân loại bị áp bức thì trong tiểu thuyết bất cư người nào, ở địa vị nào cũng có lịch sử cá nhân phong phú, có một tính cách riêng biệt.Trong tác phẩm Donkihote, ta có thể thấy cuộc đời của những nhân vật rất bình thường nhưng có chiều sâu tính cách phong phú. Đó là một gã quý tộc với những mê muội điên rồ với thể loại tiểu thuyết, nhưng bên cạnh đó lại là một tấm lòng yêu tự do, công bằng, chính nghĩa và sẵn sàng chiến đáu hi sinh cho những giá tri tinh thần đó. Bên cạnh đó là bác giám mã Xantrô Pan xa. Vốn là một người dân cày,  mang trong huyết quản của mình tính chất của một nngười nông dân chất phác,hòn nhiên,  thực tế. Tuy vậy, vôn là một người tiểu tư hữu lại tiêm nhiễm những thói xấu của thời đại tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa bác ta cũng tỏ ra tham lam, ranh mãnh, tính toán nhằm mục đích làm giàu. Bác ta chấp nhận ra đi với Đônkihôtê vì bị cám dỗ bởi những lời hứa hẹn của Đônkihôtê sẽ cho làm tổng trấn một hòn đảo và nhiều quyền lợi vật chất khác nữa. Có lần bác ta còn nghĩ đến cách buôn bán nô lệ da đên nếu Đôn Kihôtê cho bác làm vua ở Châu Phi…
Tính dân chủ còn được thể hiện qua ngôn ngữ của tác phẩm. Giọng văn trong tác phẩm này luôn tùy theo hoàn cảnh mà biến đổi, có khi dí dỏm bông đùa, có khi trầm lắng suy  tư, lúc từ tốn khoan thai, lúc sôi nổi thúc giục…Giọng văn và chất hài hước trong ngôn ngữ đã làm nên những nét độc đáo trong phong cách của tác giả. Chính điều này cũng làm cho khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung trần thuật bị xóa nhòa, theo giọng điệu tự nhiên đó  tác giả đã đưa người đọc đi theo những cuộc phưu lưu của nhân vật chính nhưng qua đó cũng tái hiện một bức tranh cuộc sống, xã hội và con người rất phong phú, sinh động.
      Tính đa dạng và thẩm thấu lẫn nhau của các sắc thái thẩm mĩ
Một tác phẩm văn chương bao giờ cũng hình thành bên trong nó những săc thái thẩm mĩ riêng biệt, tạo nên sức hấp dẫn của nó. Trong thể loại tiểu thuyết bợm nghịch đặc biệt là trong tiểu thuyết Donkihote ta có thể thấy sự hòa hợp rõ nét của các chất liệu thẫm mĩ khác nhau : chất anh hùng ca và chất châm biếm, tính bi kịch và tính hài kịch, cái cao cả và cái thấp hèn…cái đẹp, cái lí tưởng được phát hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày.Ta có thể thấy trong con người Đônkihôtê có đầy đủ các sắc thái thẩm mĩ khác nhau đó. Đó là con người với khát vọng bênh vực và đấu tranh cho chính nghĩa bảo vệ những kẻ hèn yếu nhưng tư tưởng đó đã hoàn toàn lạc lõng với thời đại mà ông đang sống vì thế trong suốt cuộc hành trình đi tìm chính nghĩa của mình Đôn Kihôtê hết lần này đến lần khác bị đưa ra làm trò đùa, bị đánh đập…, tuy vậy chất bi kịch là chất liệu chủ đạo trong tác phẩm.

Bàn về tiểu thuyết Donkihote

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH