KÝ ỨC CHÓI LỌI 104
(ĐC sưu tầm trên NET)
Diễn biến trận Quang Thạnh ngày 15/2/1967
Theo VNDEFENCE
Bộ đội Đặc công Việt Nam với lịch sử oai hùng bắt đầu từ giữa cuộc
kháng chiến chống Pháp, rồi tới Mỹ và các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc sau này đã trở thành một huyền thoại. Bắt đầu từ những trận “công
đồn đặc biệt” đã sinh ra những chiến sĩ đặc công và họ đã trở thành một
binh chủng chiến đấu lớn mạnh như hôm nay trong đội hình binh chủng hợp
thành của Quân đội ta.
Điều gì khiến họ đặc biệt khiến kẻ thù khiếp sợ?
Cái gì đã khiến cho kẻ thù khiếp sợ họ đến vậy? Cái gì khiến những lực lượng đặc nhiệm hàng đầu thế giới cũng phải đến học hỏi? Cái gì khiến họ trở thành đặc biệt?
Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam trong mục từ “Đặc công” đã viết về
lực lượng này như sau: “lực lượng đặc biệt tinh nhuệ được tổ chức,
trang bị và huấn luyện đặc biệt…”. Định nghĩa này đã khái quát đầy đủ
những điểm đặc biệt của Bộ đội Đặc công Việt Nam.
Trước hết, đây là một lực lượng đặc biệt, gồm những chiến sĩ đặc biệt tinh nhuệ, tinh nhuệ từ bản lĩnh chính trị đến kỹ chiến thuật đặc công, tinh nhuệ từ thể lực, võ thuật đến bắn súng, phóng dao…
Trang bị của đặc công Việt Nam khác với các lực lượng đặc nhiệm trên thế giới là rất gọn nhẹ, thường chỉ là vũ khí cá nhân. Bù vào đó, họ lại được huấn luyện rất đặc biệt để có thể tận dụng mọi thứ quanh mình sử dụng làm trang bị.
Các chiến sĩ đặc công huấn luyện ngụy trang và võ thuật.
Lực lượng đặc công trong Quân đội Nhân dân Việt Nam được tổ chức đặc biệt, từ cấp chiến lược đến cấp chiến dịch, chiến thuật, từ quy mô Binh chủng trực thuộc Bộ Quốc phòng đến các tổ, mũi đặc công trong các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.
Ở đâu cũng có Bộ đội Đặc công, từ trên rừng đến đồng bằng và đô thị, trên đất liền và ngoài biển cả, trong lòng nước và sâu dưới nước đều có những chiến sĩ đặc công.
Về hình thức tổ chức, lực lượng đặc công Việt Nam được chia thành đặc công chủ lực và đặc công địa phương.
Đặc công chủ lực là các đơn vị trực thuộc Bộ, quân khu, Quân chủng
Hải quân; làm nhiệm vụ cơ động tác chiến trên bộ, các vùng biển, đảo,
sông lớn,… nhằm đánh phá hoặc đánh chiếm những mục tiêu quan trọng, vào
thời điểm quan trọng của các chiến dịch.
Lực lượng này có khả năng tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng với các quân chủng và binh chủng như một bộ phận của binh chủng hợp thành.
Đặc công địa phương là cách gọi chung các đơn vị đặc công thuộc bộ đội địa phương và dân quân tự vệ; một lực lượng tác chiến thường xuyên, rộng khắp và đánh nhỏ lẻ đạt hiệu suất cao trong chiến tranh nhân dân.
Đặc công địa phương chủ yếu hoạt động trong địa bàn địa phương, khi cần có thể tác chiến ngoài địa phương và tác chiến hiệp đồng trong khu vực phòng thủ.
Làm nhiệm vụ phối hợp tác chiến với bộ đội địa phương và dân quân tự vệ tiêu diệt lực lượng địch, phá hủy những mục tiêu quan trọng, bảo vệ địa phương.
Về môi trường tác chiến, lực lượng đặc công Việt Nam được chia thành đặc công bộ, đặc công nước và đặc công người nhái. Đặc công bộ được huấn luyện và trang bị vũ khí chuyên dùng để tiến công những mục tiêu hiểm yếu của địch trên đất liền.
Đặc công bộ được tổ chức thành tổ, mũi, đội, liên đội, tiểu đoàn, lữ đoàn trong bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.
Nhiệm vụ chủ yếu của đặc công bộ là tiêu diệt sinh lực quan trọng, đánh phá đầu mối giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của đối phương... Đặc công bộ có khả năng tác chiến độc lập hoặc tác chiến hiệp đồng binh chủng.
Đặc công nước được huấn luyện và trang bị vũ khí, khí tài chuyên dùng
để tiến công những mục tiêu của địch ở biển, sông, hải đảo, bờ biển,
căn cứ hải quân (tàu thuyền neo đậu, cầu cống, các thiết bị bến cảng,
kho tàng...).
Đặc công nước thuộc Bộ và Quân chủng Hải quân tổ chức đến binh đội ; ở quân khu, tỉnh, huyện (có sông lớn, biển) tùy theo yêu cầu nhiệm vụ và khả năng để tổ chức các đơn vị cấp phân đội.
Đặc công nước thường tác chiến độc lập, cũng có thể tác chiến hiệp đồng binh chủng ở quy mô nhỏ và vừa. Phương pháp tác chiến chủ yếu là phá hủy bí mật, tập kích bí mật.
Đặc công nhái là đặc công nước tác chiến trên biển xa. Đặc công nhái được trang bị khí tài bơi lặn hiện đại, có khả năng lặn sâu và hoạt động xa bờ.
Về phạm vi hoạt động, lực lượng đặc công Việt Nam có đặc công cơ động, đặc công căn cứ, đặc công biệt động.
Đặc công cơ động là lực lượng đặc công trực thuộc Bộ, chỉ huy trực tiếp là Binh chủng Đặc công và Quân chủng Hải quân làm nhiệm vụ chiến đấu cơ động trên các chiến trường.
Đặc công căn cứ là lực lượng được ém (giấu) sẵn ở địa bàn được xác định gần căn cứ địch, để bám đánh những mục tiêu quan trọng của đối phương (sân bay, bến cảng, kho tàng...) trên địa bàn có ý nghĩa chiến lược, chiến dịch.
Trên cơ sở trinh sát nắm chắc mục tiêu (lực lượng, phương tiện, bố trí, hoạt động...) và có nhiều phương án tác chiến được chuẩn bị sẵn, đặc công căn cứ thực hành tiến công khi có thời cơ, hoặc theo yêu cầu phối hợp của chiến trường.
Lực lượng này còn có tên gọi là đặc công chuyên trách.
Đặc công biệt động hoặc còn gọi là biệt động là lực lượng đặc công hoạt động và tác chiến ở địa bàn thành thị (thành phố, thị xã) do đối phương kiểm soát.
Lực lượng này chủ yếu tiến công những mục tiêu đặc biệt quan trọng (cơ quan đầu não, câu lạc bộ sĩ quan, trại giam, cơ sở kinh tế - quốc phòng...).
Đặc công biệt động bao gồm các tổ, đội, đoàn, được tổ chức theo nguyên tắc ngăn cách bí mật, bố trí hợp pháp, trang bị vũ khí gọn, nhẹ, thường tác chiến theo phương pháp tập kích hóa trang, đánh nổ hẹn giờ hóa trang.
Hiện nay, trong tình hình mới, đặc công biệt động còn được giao nhiêm vụ là lực lượng đặc nhiệm chuyên trách chống khủng bố.
Xe nâng phóng thang cơ động dùng đột kích nhà cao tầng, máy bay.
Đặc công Việt Nam giống và khác gì với các lực lượng tương tự trên thế giới?
Vậy đặc công Việt Nam và các lực lượng đặc biệt, đặc nhiệm khác trên thế giới có gì giống và khác nhau? Về con người, đặc công Việt Nam cũng giống như tất cả các lực lượng đặc nhiệm khác đều có tiêu chí tuyển chọn đặc biệt khắt khe.
Những chiến sĩ được chọn đều có nền tảng thể lực, thể hình tốt, phản ứng đặc biệt tinh nhạy và được đào tạo những kỹ, chiến thuật đặc biệt.
Về trang bị, để làm những nhiệm vụ đặc biệt nên cả đặc công Việt Nam và đặc nhiệm các nước đều được trang bị những vũ khí đặc biệt, chúng phải đạt yêu cầu: gọn nhẹ, bí mật và chính xác.
Điều khiến đặc công Việt Nam khác biệt hẳn so với các lực lượng đặc nhiệm khác trên thế giới có lẽ nằm ở cách sử dụng lực lượng.
Trong khi binh sĩ thuộc các lực lượng đặc nhiệm của các quốc gia khác được tuyển chọn khắt khe, đào tạo khắc nghiệt và được sử dụng như một “lưỡi dao găm”, đánh hiểm và thắng hiểm thì đặc công Việt Nam lại được coi như một “khối thuốc nổ”, đánh hiểm mà thắng lớn.
Chưa có lực lượng đặc biệt nào trên thế giới đã trải qua hàng chục nghìn trận đánh trên khắp các địa hình từ rừng núi, hải đảo đến đô thị, trong nhiều môi trường địa lý từ trên bộ, dưới nước đến sâu trong lòng nước, cả trong nước và ở xa đất nước như đặc công Việt Nam.
Tổ đặc công thực hành huấn luyện bắn tỉa.
Cũng chưa có lực lượng đặc nhiệm nào trên thế giới gây ra cho đối phương nhiều thiệt hại như đặc công Việt Nam.
Chỉ tính riêng trong kháng chiến chống Mỹ, đặc công Việt Nam đã lập nhiều chiến công lớn:
"Tiêu diệt hàng trăm sở chỉ huy các cấp, phá hủy và phá hỏng hàng nghìn máy bay các loại, 1.600 khẩu pháo, 30 giàn tên lửa, 9.000 xe quân sự, 2,7 triệu tấn bom đạn, 600 triệu lít xăng dầu, đánh chìm, đánh hỏng 400 tàu, xuồng chiến đấu".
Với bề dày truyền thống, với cách đánh đặc trưng Việt Nam, với phương châm tác chiến bí mật, bất ngờ, mưu trí, linh hoạt, Bộ đội đặc công Việt Nam - những chiến sĩ “lai vô ảnh, khứ vô hình” sẽ vẫn mãi là nỗi khiếp sợ của bất kỳ kẻ thù nào.
Theo Trí thức trẻ
(An ninh quốc phòng) - Để có những trận đánh “xuất quỷ nhập thần”, các chiến sĩ Đặc công Việt Nam phải trải qua thời gian dài khổ luyện trên thao trường, bãi tập…
(Theo Kiến Thức)
Trận Đánh Thế Kỷ Đặc Công Việt Nam Phục Kích T,iêu Diệ,t Gọn Sư Đoàn Mãnh Hổ HànQuốc Không Lối Thoát
Trận đặc công Việt Nam 'xé xác' Rồng Xanh Đại Hàn năm 1967
04/11/2016 06:31:31
Sau trận đánh hủy diệt khiến 420 binh lính Hàn
Quốc thiệt mạng, 6 tên còn sống sót ở một đơn vị Rồng Xanh đã rút chốt
lựu đạn tự tử tập thể, một số tự bắn vào chân để phản đối lệnh đi càn
của chỉ huy.
Trước năm 1965
chính phủ Đại Hàn Dân Quốc đã gửi các đơn vị quân y và các võ sư sang
tham gia vào các hoạt động giao lưu với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nhằm
dọn đường cho việc tham gia chính thức vào chiến trường Việt Nam sau
này. Từ năm 1965 trở đi lần lượt các đơn vị chiến đấu của Đại Hàn lần
lượt cập bến quân cảng Đà Nẵng và chính thức tham chiến. Đó là Sư đoàn
bộ binh Capital có cái tên rất kêu "Mãnh hổ" đóng quân ở Qui Nhơn, tiếp
theo là sư đoàn bộ binh "Bạch Mã" đóng ở Phú Yên, Lữ đoàn thuỷ quân lục
chiến "Rồng Xanh" đóng quân tại Quảng Ngãi, Hội An.
So với lực lượng
giải phóng quân của ta thì quân Hàn Quốc được huấn luyện rất bài bản và
được chọn lựa kỹ càng. Chúng rất thành thạo về các chiến thuật "phản" du
kích, kỹ chiến thuật điêu luyện. Được huấn luyện đào tạo theo các giáo
trình huấn luyện biệt kích của Mỹ. Ngoài ra ngay cả người Mỹ cũng phải
kính nể về trình độ võ thuật của lính Hàn Quốc. Tiêu chuẩn của binh lính
tham gia vào các đơn vị kể trên là phải có trình độ cao môn Teakwon-do
hoặc Happkido truyền thống của Đại Hàn.
Lính Hàn Quốc có
thể độc lập tác chiến và tự tìm cách duy trì sự sống trong rừng sâu khi
bị lạc đơn vị trong chiến đấu một thời gian tương đối lâu. Chúng nghiên
cứu quy luật chiến đấu và hoạt động của du kích ta rất kỹ lưỡng và đối
phó khá hiệu quả trong thời gian đầu. Chúng tổ chức các đợt càn quét lớn
và rộng, đêm đêm chia quân đi phục kích các vị trí nghi ngờ với sự kiên
trì và tính kỷ luật cao độ. Khi đi càn chúng luôn luôn đi đầu, trực
thăng Mỹ và pháo binh yểm trợ trên đầu và bộ binh Mỹ ủng hộ vòng ngoài.
Quân Hàn Quốc hoạt
động gần như là độc lập với quân VNCH và không tin tưởng vào đồng minh
trong vấn đề tác chiến. Chúng sẵn sàng nổ súng tiêu diệt mà không cần
bắn cảnh cáo khi có một dân vệ VNCH đi lạc đường vào khu vực mà chúng
chiếm giữ.
Quân ta gặp khá
nhiều khó khăn và tổn thất khi đối đầu với lính Hàn Quốc. Chúng rất lỳ
lợm trong việc phục kích và khủng bố dân trong các vùng chiếm đóng với
cách thức hết sức dã man.
Quân đội Hàn Quốc
gây ra rất nhiều tội ác man rợ, trời không dung đất không tha như giết
hại cùng một lúc 500 dân làng ở Tịnh Sơn Sơn Tịnh Quảng Ngãi với thành
phần chủ yếu là người già trẻ em và phụ nữ để khủng bố răn đe mọi người
không được ủng hộ du kích và trả thù cho những tên bị quân ta tiêu
diệt...
Tư lệnh miền đã
nhận được rất nhiều thư tố cáo và yêu cầu trừng trị lũ giặc đánh thuê
man rợ của chi hội phụ nữ và dân trong vùng bị chúng chiếm đóng. Quân ta
đã tập trung lại và thề tiêt diệt địch để trả thù cho các chiến sĩ và
đồng bào hy sinh.
Các chiến sĩ ta và
trận với quyết tâm cao cùng với vành khăn tang trắng quấn trên đầu để
tưởng nhớ những đồng bào bị giặc sát hại. Và các hoạt động "Khai tử Rồng
Xanh " liên tục diễn ra.
Vào một ngày giữa
năm 1966, như thường lệ lính Hàn Quốc lên trực thăng đi càn khá đông,
chúng đổ bộ xuống một cánh đồng mà không biết đã có tiểu đoàn 48 quân
giải phóng bố trí trận địa bao vây phục sẵn. Đợi bọn giặc vào thật gần
cả tiểu đoàn đồng loạt nổ súng, địch bị bất ngờ chống cự yếu ớt và tháo
chạy tìm đường thoát thân. Quyết không để kẻ thù chạy thoát quân ta nhất
loạt xung phong truy kích tiêu diệt địch. Cuối trận đánh địch hầu như
bị tiêu diệt toàn bộ, bỏ lại hơn 200 xác chết, chỉ có một số ít tháo
chạy được.
Sau đó, nhiều đại
đội địch bị tiêu diệt gọn trong các trận bao vây và phục kích của ta.
Địch bắt đầu hoang mang và chùn tay hơn khi đi càn quét.
Tuy nhiên, tinh
thần của chúng chỉ gục ngã hẳn sau một trận đánh lớn, trận đánh giáng
một đòn mạnh vào quân đội địch. Đó là trận tấn công một tiểu đoàn lính
thuỷ đánh bộ của Lữ đoàn "Rồng Xanh" nổi tiếng tàn ác khát máu đóng đóng
tại đồi tranh Quang Thạnh tỉnh Quảng Ngãi vào năm 1967.
Trận đánh này có ý
nghĩa rất lớn, nó củng cố tinh thần cho quân giải phóng, làm hả lòng hả
dạ đồng bào Quảng Ngãi nơi quân giặc đã gây ra nhiều tội ác tày trời,
làm tan rã ý chí chiến đấu và sự hung hăng của quân Hàn Quốc đánh thuê.
Đặc biệt, trận này không phải là ta phục kích đánh lẻ tẻ mà đánh tiêu
diệt xoá sổ một lực lượng cỡ tiểu đoàn trong một căn cứ phòng ngự vững
chắc được kết cấu bởi một hệ thống các công sự phòng ngự kèm các lô-cốt
cố thủ bao quanh bởi một hệ thống dây kẽm gai gài mìn nhiều tầng, được
giám sát bảo vệ bởi các tốp lính đi tuần và canh gác cẩn mật.
Diễn biến trận Quang Thạnh ngày 15/2/1967
Tư lệnh miền đã
cân nhắc rất kỹ các kế hoạch tấn công vào cứ điểm đồi tranh Quang Thạnh.
Mục tiêu của ta đề ra là phối hợp các tiểu đoàn chiến đấu vận động bí
mật tiếp cận mục tiêu theo hình thức đặc công. Đến nơi tạo 4 cửa mở ở
bốn góc bằng cách gài bộc phá để phá đồng loạt các hàng rào dây kẽm gai
sau đó đồng loạt xung phong tiến vào tiêu diệt quân địch trong cứ điểm
bằng AK, lựu đạn và súng phun lửa kết hợp với DKZ và B-40 ở bên ngoài.
Yếu tố bất ngờ đóng vai trò chủ đạo và trận đánh phải sẽ diễn ra vào
khoảng 10 giờ tối và phải kết thúc trước càng nhanh càng tốt trước khi
trời sáng để đề phòng quân địch ở các căn cứ khác kéo đến tiếp viện và
hạn chế hoả lực của phi pháo bắn tiếp cứu
Trận đánh bắt đầu
đúng như kế hoạch, ta dùng 4 mũi tấn công bí mật tiếp cận từ các hướng,
giữa các mũi tấn công luôn luôn đảm bảo liên lạc thông suốt với nhau và
với ban chỉ huy trận đánh. Tuy nhiên do rải lộ tiêu không tốt mà một mũi
tấn công bị lạc đường mất liên lạc và không đến vị trí tập kết được.
Mặc dù chỉ còn ba mũi nhưng ta vẫn quyết định tấn công cứ điểm. Ta đã
thành công trong việc bịt mắt bọn đi tuần và bọn gác bên ngoài. 3 mũi bí
mật tiếp cận các cửa mở và đã đặt bộc phá xong, chỉ huy trận đánh ra
lệnh đồng loạt phát hoả để mở các cửa.
Sau những tiếng nổ
của bộc phá và DKZ, B-40 cùng lựu đạn. Quân ta nhất loạt xung phong đột
phá qua các cửa mở dùng AK bắn xối xả vào các giao thông hào, các ụ
phòng ngự có đặt trung liên, và các khu dã chiến cho lính ngủ nửa chìm
nửa nổi. Quân địch bị hoàn toàn bất ngờ, vòng ngoài nhanh chóng bị hoả
lực của ta tiêu diệt. Số còn lại lùi vào bên trong vừa phản kích dữ dội
vừa tìm cách tập trung lực lượng dựa vào các lô cốt phòng ngự. Nắm được ý
đồ của địch, ta vừa tăng cường sức tiến công vừa bao vây chia cắt địch
theo từng khu vực để tiêu diệt và gọi hàng.
Mặc dù sức tấn
công của ta mạnh ở 3 mũi nhưng do thiếu một mũi tấn công thứ tư cho nên
việc chia cắt cô lập địch thành các khu nhỏ để bao vây tiêu diệt triệt
để trở nên khó khăn. Quân địch dựa vào các lô-cốt hầm ngầm điên cuồng
chống cự bằng trung liên, nhất quyết không đầu hàng. Ta dùng súng phun
lửa và lựu đạn tiêu diệt các ụ phòng ngự ngoan cố này.
Đến gần sáng, ta
làm chủ phần lớn cứ điểm, căn cứ ngổn ngang xác địch. Do sơ hở, ta để
một đại đội thuộc sư đoàn bộ binh Mãnh Hổ từ bên ngoài đánh vào tiếp cứu
và chúng co cụm vào 2 lô-cốt kiên cố nhất ở trên cao, dùng hoả lực
chống cự quyết liệt...
Lúc này phi pháo ở
bên ngoài bắn vào dữ dội hơn. Do bên trong căn cứ lúc này chủ yếu là
quân ta cho nên chỉ huy trận đánh ra lệnh giải quyết số thương binh tử
sĩ và rút lui dần vì nếu kéo dài đến sáng sẽ không có lợi.
4 giờ sáng quân ta rút lui an toàn ra khỏi căn cứ đồi tranh Quang Thạnh.
Mặc dù không tiêu
diệt được 100% quân số địch, không bắt được tù binh nhưng số mà ta tiêu
diệt và loại khỏi vòng chiến đấu đủ để xoá sổ tiểu đoàn lính thuỷ đánh
bộ của Lữ đoàn Rồng Xanh đóng tại đây. Trận này ta tiêu diệt tại chỗ 420
lính địch (chúng có khoảng 500 tên trong căn cứ).
Đây là một trận
đánh lớn, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đánh quỵ Lữ đoàn thuỷ quân lục
chiến Rồng Xanh, giáng một đòn chí tử vào đội quân đánh thuê tàn ác,
củng cố tinh thần cho bộ đội khu Năm về khả năng đánh địch trong cứ điểm
phòng ngự kiên cố. Âm vang của trận đánh lớn đến nỗi làm lính địch sống
sót mất hết tinh thần. Sau trận đánh, sáu tên lính Hàn ở một đơn vị
Rồng Xanh đã rút chốt lựu đạn tự tử tập thể, một số tự bắn vào chân để
phản đối lệnh đi càn của chỉ huy.
Sau chiến thắng
này bà con ta hả lòng hả dạ và yên tâm bám đất ủng hộ du kích kiên quyết
không vào các ấp chiến lược do địch cưỡng chế.
Theo VNDEFENCE
'Đặc công Việt Nam thiện chiến ngoài sức tưởng tượng'
Khả năng bí mật đột nhập, luồn sâu đánh hiểm, sức chịu đựng dẻo dai, đặc
công Việt Nam khiến cho các lực lượng quân sự thiện chiến nhất phải
kinh ngạc.
'Ngoài sức tưởng tượng'
Học thuyết quân sự Việt Nam dựa trên sức mạnh của tinh thần yêu nước, mục đích cuối cùng là toàn vẹn lãnh thổ, từ đó hình thành và phát triển các lực lượng vũ trang nhằm đạt được mục đích đó, từ đó, nảy sinh những lực lượng đặc biệt đáp ứng yêu cầu thực tế của chiến trường và đối tượng tác chiến.
Lực lượng Đặc công, trên một khía cạnh nào đó được hình thành và phát triển từ học thuyết quân sự Việt Nam. Và hiệu quả của nó đã khiến các lực lượng quân sự thiện chiến nhất phải khiếp đảm.
Từ những chương trình huấn luyện của Team Six, SFC Thụy sĩ, GSG-9 của Đức, SBS Hải quân của Anh, Seal của Hải quân Mỹ, lực lượng Denphil, Vampel của Nga, có thể thấy được những dấu ấn rất đặc thù của Đặc công Việt Nam, đó là khả năng bí mật đột nhập, khả năng luồn sâu, khả năng phá hoại và tiêu diệt các mục tiêu quan trọng, khả năng sống còn trong môi trường đặc biệt khó khăn (rừng hoang nhiệt đới, đầm lầy, sông hồ, trên biển, trên sa mạc) với sức chịu đựng vượt ngoài sự tưởng tượng của con người.
Hình thành và phát triển trong cuộc chiến tranh dữ dội và khốc liệt chống lại một siêu cường quân sự, hùng mạnh cả về binh lực và phương tiện chiến tranh hiện đại, những phương thức và kỹ năng tác chiến của Đặc công Việt Nam đã trở thành một nguy cơ đe dọa nghiêm trọng luôn thường trực cùng quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam.
Những đòn tấn công vào những nơi được canh giữ cẩn mật nhất, lực lượng đặc công phá hủy các sân bay quân sự, kho tàng, bến cảng, tiêu diệt các đoàn vận tải quân sự, ngăn chặn và gây tổn thất nặng nề các cuộc hành quân, đánh phá các căn cứ quân sự và bắt hoặc tiêu diệt các sĩ quan cao cấp trong quân đội Mỹ và Sài Gòn, thậm chí lực lượng Đặc công – Biệt động còn tiến hành các trận tập kích hỏa lực ngay giữa nội đô thành phố. Đặc công – biệt động đã biến miền Nam trở thành một chiến trường không có hậu phương và không có bất cứ một nơi nào an toàn cho quân đội Mỹ.
Ngay từ cuộc kháng chiến giành độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, lực
lượng bộ đội “đặc biệt tinh nhuệ” đã thể hiện bản lĩnh và năng lực tác
chiến hiệu quả trước một đội quân thường trực chiến đấu chuyên nghiệp,
vũ khí trang bị hiện đại của Pháp và lực lượng lính đánh thuê lê dương.
Lực lượng đặc nhiệm là sự phát triển cao độ của du kích quân, và người Việt Nam là những chiến sĩ du kích giỏi nhất thế giới. Các lực lượng bộ đội đặc biệt tiến hành các đợt trinh sát luồn sâu và chiến đấu trong lòng địch, trong các đội quân đó, điển hình là các chiến sĩ cảm tử với khẩu hiệu “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Đó là những chiến sĩ công kiên trên các tuyến phòng ngự dày đặc đồn bốt địch, họ mang theo thuốc nổ (bộc phá) và mở con đường tấn công cho các lực lượng công kích, cửa mở qua các tuyến hàng rào dây thép gai, chông mìn và lưới đạn súng máy dày đặc luôn thấm đẫm máu và lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảm tử.
Phương thức tác chiến khởi điểm ban đầu là tác chiến Mật tập (bí mật đột nhập hệ thống phòng ngự đồn bốt) kết hợp với tác chiến Cường tập (sử dụng lực lượng tập trung công đồn). Trong những giai đoạn này đã hình thành hai lữ đoàn đặc công bộ đầu tiên là 112 và 113. Kết hợp với tác chiến trên bộ là sự phát triển của đặc công nước nhằm tấn công các tuyến đường vận tải đường sông của đối phương, đặc biệt là khu vực niền Nam Việt Nam, nơi có nhiều sông rạch và kênh vận tải, yểm trợ hỏa lực. Các trận đánh khốc liệt trên sông nước miền Nam đã hình thành lực lượng đặc công “Rừng Sác” đầu tiên. Những chiến công của họ đã bẻ gẫy mọi ý đồ chiến tranh và đưa Lực lượng vũ trang Việt Nam từ chiến thắng này đến chiến thắng khác ngày một lớn hơn. 1953 –1954 là những năm phát triển mạnh mẽ nhất của các lực lượng đặc nhiệm Việt Minh khi những lực lượng nhỏ, được trang bị tốt và có kỹ năng tác chiến hoàn hảo, từ các chiến khu miền Nam tấn công mạnh mẽ vào các đơn vị phòng ngự của quân đội Pháp. Họ đã gây những tổn thất nặng nề về binh lực, đồng thời những đòn tiến công liên tiếp vào sân bay, kho tàng quân sự, các đoàn congvoa quân sự và các tuyến đường vận tải trên khắp đất nước đã phá hủy hoàn toàn tham vọng xây dựng 18 binh đoàn cơ động mạnh của tướng Nava và đẩy quân đội Pháp vào một trận đánh cuối cùng Điện Biên Phủ, chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Đặc biệt tinh nhuệ, lẫy lừng chiến công
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy, cùng với định hướng xây dựng quân đội chính quy, các đơn vị trinh sát biệt động đã có những bước đi ban đầu khá mạnh mẽ. Cuối năm 1959 đầu năm 1960, đã có quyết định xây dựng lực lượng đặc nhiệm đổ bộ đường không, lữ đoàn dù 305 đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có căn cứ tại Bắc Giang. Lực lượng nhảy dù bao gồm các cán bộ đặc nhiệm cốt cán, được huấn luyện tại Trung Quốc, sau đó, các sĩ quan đặc nhiệm đã biên chế thành lữ đoàn dù và tiến hành các công tác huấn luyện, thực hành chiến đấu với các huấn luyện viên Liên Xô (5 chuyên gia). Cuộc đấu tranh chính trị đòi thực hiện hiệp định Genève ở miền Nam đã chuyển thành khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh giải phóng.
Từ miền Bắc, các lực lượng đặc nhiệm đã hành quân theo tuyến đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử, tiếp cận chiến trường miền Nam, xây dựng các lực lượng đặc công, biệt động tại chỗ trên các chiến khu. Từ đó, hình thành các đơn vị đặc nhiệm chính quy của Quân Giải phóng nhân dân miền Nam Việt Nam, những đơn vị bán chính quy (dân quân du kích) trên khắp miền Nam. Được huấn luyện trong các chiến khu, kỹ thuật tác chiến của đặc công được phát triển và nhân rộng trên toàn bộ miền Nam Việt Nam, từ đột nhập các khu căn cứ địch dưới nhiều hình thức, vận chuyển vũ khí khí tài vào hậu phương trong lòng địch đến các trận đánh bí mật bất ngờ, các lực lượng đặc công hình thành ở tất cả các binh chủng trên chiến trường, được phân chia thành hai ba mô hình chiến thuật tổ chức lực lượng – trinh sát đặc công, đặc công và biệt động.
Các lực lượng trinh sát đặc công thường tác chiến trong đội hình của một đơn vị binh chủng hợp thành, thực hiện nhiệm vụ trinh sát và khi cần, sẵn sàng tiến hành các đòn tiến công mở đầu cho một trận đánh, các lực lượng đặc công thủy và bộ có những trận đánh độc lập hoặc phối thuộc, là một binh chủng riêng biệt, các lực lượng biệt động là những lực lương bán chính quy, tập trung chủ yếu ở hậu phương của đối phương, biệt động có thể thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, từ tình báo chiến dịch chiến thuật, tấn công các mục tiêu quan trọng hoặc có ý nghĩa chính trị lớn (các nhân vật quan trọng của đối phương) đến các hoạt động phá hoại, bắt tù binh và hỗ trợ các chiến dịch tuyên truyền.
Chỉ tính riêng trong tháng 2/1964, 7 cuộc tấn công tiêu diệt các đối tượng nguy hiểm của chính quyền Sài Gòn và của quân đội Mỹ đã diễn ra. Các đòn tấn công của các chiến sĩ biệt động nhằm cả vào các nhân vật quan trọng của Mỹ như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, tướng William C. Westmoreland - Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn Quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất. Những đòn tấn công của đặc công Việt Nam diễn ra khắp mọi nơi, kể cả những khu vực được coi là căn cứ quân sự được bảo vệ tốt nhất và chắc chắn nhất trên thế giới như Tổng kho Long Bình, sân bay Tân Sơn Nhất, các khách sạn dành riêng cho các sĩ quan cao cấp Mỹ và cuối cùng mục tiêu là đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn bị tấn công ngày 30/3/1965.
Mục tiêu tác chiến của đặc công các binh chủng (đặc công, trinh sát đặc công công binh, đặc công pháo binh – tên lửa) chủ yếu nhằm vào các kho tàng bến cảng và căn cứ quân sự, đặc biệt nhất là sân bay – vốn là chỗ dựa hỏa lực chính và cũng là ưu thế mạnh nhất của quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam, trận đánh đầu tiên vào sân bay Biên Hòa từ 31/10 đến ngày 1/11/1964 đã gây tổn thất nặng nề cho quân đội Mỹ, phá hủy 15 máy bay, tiêu diệt nhiều binh sĩ Mỹ, tiếp theo đó là trận tập kích và trại Holloway gần Pleiky 7-8/2/1965 (8 quân nhân Mỹ chết, 106 bị thương, 5 máy bay trực thăng bị phá hủy).
Trong các trận tấn công liên tiếp vào các căn cứ kho tàng hậu cần kỹ thuật như trận tấn công vào kho xăng Esso ngày 5/8/1965 ở Đà Nẵng đã đốt cháy 10 triệu lít xăng, mất 40% tổng dự trữ xăng dầu của Mỹ ở Việt Nam. Ngoài ra, các lực lượng đặc công còn tiến hành các trận pháo kích vào các khu sân bay dã chiến, các sở chỉ huy và các địa điểm quan trọng của thành phố Sài Gòn, như trận tập kích hỏa lực súng cối ngày 27/10/1965 kết hợp với mật tập đã tiêu diệt hàng chục máy bay trực thăng chiến đấu tại căn cứ Mably Mauthen gần Phú Bài của lính thủy đánh bộ Mỹ.
Tổng kết toàn bộ thành tích của Đặc công Việt nam trong chiến tranh đã
phá hủy 1.600 khẩu pháo, 30 giàn tên lửa, 9.000 xe quân sự, 2,7 triệu
tấn bom đạn, 600 triệu lít xăng dầu; đánh chìm, đánh hỏng 400 tàu xuồng
chiến đấu, hàng nghìn máy bay chiến đấu các loại.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đặc công trên bộ là đặc công nước
Việt Nam, số lượng và kỹ năng tác chiến của lực lượng này vượt xa tất cả
những hiểu biết về khả năng tác chiến ngầm của tất cả các lực lượng
trên thế giới. Theo báo cáo của lực lượng tình báo hải quân Mỹ, đến năm
1969 trên chiến trường Miền Nam có 3 tiểu đoàn, 4 đại đội và hai trường
huấn luyện đặc công nước ở ngay miền Nam. Ngoài ra còn có trung đoàn đặc
công nước số 126 hoạt động gần khu vực vĩ tuyến 17. Lực lượng đặc công
nước Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ đã đánh chìm chiến hạm USS
Card với nhiều máy bay trực thăng chiến đấu trên boong tàu vào
2/5/1964, tàu USS Baton Rouge Victor 23/8/1966 cùng với hàng ngàn tàu
xuồng vận tải chiến đấu và kho tàng bến cảng. Có những thời điểm đặc
công nước đã phong tỏa cả quân cảng Cam Ranh, gây nhiều tổn thất cho
hoạt động cung cấp trang thiết bị, khí tài quân sự đường biển cho quân
đội Mỹ.
Chiến dịch chiến đấu tiến công lớn nhất và cũng là quan trọng nhất, chưa
từng có trong lịch sử quân sự thế giới về sử dụng lực lượng đặc nhiệm
là tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. Lực lượng đặc công,
biệt động, trinh sát đặc công kết hợp với các lực lượng vũ trang toàn
miền Nam tiến hành một cuộc tấn công và nổi dậy trên toàn bộ chiến
trường, tập kích vào tất cả các cơ quan đầu não, căn cứ quân sự của Mỹ.
Điển hình nhất là cuộc tấn công vào tòa đại sứ Mỹ, một pháo đài thật sự ở
giữa Sài Gòn. Cuộc tập kích đã tiêu diệt và làm bị thương gần 190 quân
nhân Mỹ, nhưng quan trọng hơn cả, nó đánh gãy tư tưởng chiến lược chiến
tranh của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam, chiến dịch Tổng tấn công và
nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã tiêu hủy mọi hy vọng giành thắng lợi ở
chiến trường và làm dấy lên cuộc đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh Việt
Nam ở Mỹ và khắp thế giới.
Trong chiến tranh khốc liệt, lực lượng đặc công cũng được biên chế tổ
chức và xây dựng theo hướng hiện đại. Hình thành các đơn vị trinh sát,
các đơn vị đột kích luồn sâu. Trong đó có đoàn bộ đội đặc công 198 được
tổ chức biên chế theo hướng hiện đại đầu tiên. Tính đến năm 1975. lực
lượng vũ trang Việt Nam có khoảng 47 tiểu đoàn và 13 đại đội độc lập.
Một trong những lực lượng đặc công ít người biết đến là lực đặc nhiệm tác chiến trên đường Trường Sơn với nhiệm vụ chống các toán biệt kích phá hoại của quân đội Mỹ. lực lượng này có nguồn gốc từ Lữ đoàn 305 bộ đội nhảy dù, theo các báo nước ngoài thì có khoảng 9 tiểu đoàn tác chiến dọc tuyến đường Trường Sơn, được huấn luyện theo phương pháp biệt kích. Các đơn vị này đã trực tiếp đối đầu với các lực lượng biệt kích của sư đoàn đổ bộ đường không số 1 Mỹ trong khu vực A Sầu – A Lưới và đường 9 Nam Lào. Lực lượng đặc nhiệm đã chiến đấu rất quyết liệt, đánh thiệt hại nặng nhiều đơn vị thám báo, biệt kích của đối phương.
Các hoạt động tác chiến của bộ đội Đặc công Việt Nam không giới hạn ở
đường biên giới, khi chiến tranh mở rộng, các căn cứ quân sự của Mỹ ở
Campuchia và ở Thái Lan cũng bị tấn công bởi lực lượng đặc công. Trận
đánh khá nổi tiếng Lima Site 85 trên đỉnh Phathi thuộc biên giới Lào đã
tiêu diệt căn cứ radar trinh sát dẫn đường và chỉ huy tác chiến đường
không của Mỹ. Đặc công Việt Nam cũng nhiều lần tập kích các căn cứ không
quân Mỹ ở Udon và Utapao. Đặc biệt, trận tập kích của lực lượng đoàn 1
Đặc công đã đánh thiệt hại nặng 8 máy bay ném bom B-52 của Mỹ ở căn cứ
Utapao.
Trong chiến tranh biên giới, lực lượng Đặc công Việt Nam cũng là những lực lượng chính quy đầu tiên tham chiến chống lại lực lượng đặc nhiệm “Sơn cước”. Đồng thời tiến hành những hoạt động tập kích phục kích tiêu diệt cả đoàn vận tải quân sự và cơ sở vật chất, hậu cần kỹ thuật xăng dầu của đối phương, đánh chặn những đợt đột nhập của các lực lượng biệt kích đối phương trên các tuyến đường biên giới.
Thực tế cho thấy, nếu so với các lực lượng đặc nhiệm trên thế giới, Đặc công Việt Nam là lực lượng chuyên nghiệp nhất, có kỹ năng chiến đấu hoàn hảo nhất và cũng có nhiều kinh nghiệm tác chiến tốt nhất trong môi trường chiến trường phức tạp và lực lượng đối phương mạnh hơn gấp nhiều lần. Không có được sức mạnh yểm trợ của hỏa lực đường không và các loại khí tài hiện đại, với kỹ năng tác chiến và sức chịu đựng vượt ngoài giới hạn con người, lực lượng Đặc công Việt Nam là một mô hình lực lượng mà hầu hết các lực lượng đặc nhiệm, bao gồm cả Lực lượng Hải cẩu Mỹ, lực lượng Vampel của Nga đều nghiên cứu và học tập.
Học thuyết quân sự Việt Nam dựa trên sức mạnh của tinh thần yêu nước, mục đích cuối cùng là toàn vẹn lãnh thổ, từ đó hình thành và phát triển các lực lượng vũ trang nhằm đạt được mục đích đó, từ đó, nảy sinh những lực lượng đặc biệt đáp ứng yêu cầu thực tế của chiến trường và đối tượng tác chiến.
Lực lượng Đặc công, trên một khía cạnh nào đó được hình thành và phát triển từ học thuyết quân sự Việt Nam. Và hiệu quả của nó đã khiến các lực lượng quân sự thiện chiến nhất phải khiếp đảm.
Từ những chương trình huấn luyện của Team Six, SFC Thụy sĩ, GSG-9 của Đức, SBS Hải quân của Anh, Seal của Hải quân Mỹ, lực lượng Denphil, Vampel của Nga, có thể thấy được những dấu ấn rất đặc thù của Đặc công Việt Nam, đó là khả năng bí mật đột nhập, khả năng luồn sâu, khả năng phá hoại và tiêu diệt các mục tiêu quan trọng, khả năng sống còn trong môi trường đặc biệt khó khăn (rừng hoang nhiệt đới, đầm lầy, sông hồ, trên biển, trên sa mạc) với sức chịu đựng vượt ngoài sự tưởng tượng của con người.
Hình thành và phát triển trong cuộc chiến tranh dữ dội và khốc liệt chống lại một siêu cường quân sự, hùng mạnh cả về binh lực và phương tiện chiến tranh hiện đại, những phương thức và kỹ năng tác chiến của Đặc công Việt Nam đã trở thành một nguy cơ đe dọa nghiêm trọng luôn thường trực cùng quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam.
Những đòn tấn công vào những nơi được canh giữ cẩn mật nhất, lực lượng đặc công phá hủy các sân bay quân sự, kho tàng, bến cảng, tiêu diệt các đoàn vận tải quân sự, ngăn chặn và gây tổn thất nặng nề các cuộc hành quân, đánh phá các căn cứ quân sự và bắt hoặc tiêu diệt các sĩ quan cao cấp trong quân đội Mỹ và Sài Gòn, thậm chí lực lượng Đặc công – Biệt động còn tiến hành các trận tập kích hỏa lực ngay giữa nội đô thành phố. Đặc công – biệt động đã biến miền Nam trở thành một chiến trường không có hậu phương và không có bất cứ một nơi nào an toàn cho quân đội Mỹ.
Đột nhập căn cứ địch. |
Lực lượng đặc nhiệm là sự phát triển cao độ của du kích quân, và người Việt Nam là những chiến sĩ du kích giỏi nhất thế giới. Các lực lượng bộ đội đặc biệt tiến hành các đợt trinh sát luồn sâu và chiến đấu trong lòng địch, trong các đội quân đó, điển hình là các chiến sĩ cảm tử với khẩu hiệu “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Đó là những chiến sĩ công kiên trên các tuyến phòng ngự dày đặc đồn bốt địch, họ mang theo thuốc nổ (bộc phá) và mở con đường tấn công cho các lực lượng công kích, cửa mở qua các tuyến hàng rào dây thép gai, chông mìn và lưới đạn súng máy dày đặc luôn thấm đẫm máu và lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảm tử.
Phương thức tác chiến khởi điểm ban đầu là tác chiến Mật tập (bí mật đột nhập hệ thống phòng ngự đồn bốt) kết hợp với tác chiến Cường tập (sử dụng lực lượng tập trung công đồn). Trong những giai đoạn này đã hình thành hai lữ đoàn đặc công bộ đầu tiên là 112 và 113. Kết hợp với tác chiến trên bộ là sự phát triển của đặc công nước nhằm tấn công các tuyến đường vận tải đường sông của đối phương, đặc biệt là khu vực niền Nam Việt Nam, nơi có nhiều sông rạch và kênh vận tải, yểm trợ hỏa lực. Các trận đánh khốc liệt trên sông nước miền Nam đã hình thành lực lượng đặc công “Rừng Sác” đầu tiên. Những chiến công của họ đã bẻ gẫy mọi ý đồ chiến tranh và đưa Lực lượng vũ trang Việt Nam từ chiến thắng này đến chiến thắng khác ngày một lớn hơn. 1953 –1954 là những năm phát triển mạnh mẽ nhất của các lực lượng đặc nhiệm Việt Minh khi những lực lượng nhỏ, được trang bị tốt và có kỹ năng tác chiến hoàn hảo, từ các chiến khu miền Nam tấn công mạnh mẽ vào các đơn vị phòng ngự của quân đội Pháp. Họ đã gây những tổn thất nặng nề về binh lực, đồng thời những đòn tiến công liên tiếp vào sân bay, kho tàng quân sự, các đoàn congvoa quân sự và các tuyến đường vận tải trên khắp đất nước đã phá hủy hoàn toàn tham vọng xây dựng 18 binh đoàn cơ động mạnh của tướng Nava và đẩy quân đội Pháp vào một trận đánh cuối cùng Điện Biên Phủ, chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Đặc công Miền Nam với lời thề Quyết tử. |
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy, cùng với định hướng xây dựng quân đội chính quy, các đơn vị trinh sát biệt động đã có những bước đi ban đầu khá mạnh mẽ. Cuối năm 1959 đầu năm 1960, đã có quyết định xây dựng lực lượng đặc nhiệm đổ bộ đường không, lữ đoàn dù 305 đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có căn cứ tại Bắc Giang. Lực lượng nhảy dù bao gồm các cán bộ đặc nhiệm cốt cán, được huấn luyện tại Trung Quốc, sau đó, các sĩ quan đặc nhiệm đã biên chế thành lữ đoàn dù và tiến hành các công tác huấn luyện, thực hành chiến đấu với các huấn luyện viên Liên Xô (5 chuyên gia). Cuộc đấu tranh chính trị đòi thực hiện hiệp định Genève ở miền Nam đã chuyển thành khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh giải phóng.
Từ miền Bắc, các lực lượng đặc nhiệm đã hành quân theo tuyến đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử, tiếp cận chiến trường miền Nam, xây dựng các lực lượng đặc công, biệt động tại chỗ trên các chiến khu. Từ đó, hình thành các đơn vị đặc nhiệm chính quy của Quân Giải phóng nhân dân miền Nam Việt Nam, những đơn vị bán chính quy (dân quân du kích) trên khắp miền Nam. Được huấn luyện trong các chiến khu, kỹ thuật tác chiến của đặc công được phát triển và nhân rộng trên toàn bộ miền Nam Việt Nam, từ đột nhập các khu căn cứ địch dưới nhiều hình thức, vận chuyển vũ khí khí tài vào hậu phương trong lòng địch đến các trận đánh bí mật bất ngờ, các lực lượng đặc công hình thành ở tất cả các binh chủng trên chiến trường, được phân chia thành hai ba mô hình chiến thuật tổ chức lực lượng – trinh sát đặc công, đặc công và biệt động.
Các lực lượng trinh sát đặc công thường tác chiến trong đội hình của một đơn vị binh chủng hợp thành, thực hiện nhiệm vụ trinh sát và khi cần, sẵn sàng tiến hành các đòn tiến công mở đầu cho một trận đánh, các lực lượng đặc công thủy và bộ có những trận đánh độc lập hoặc phối thuộc, là một binh chủng riêng biệt, các lực lượng biệt động là những lực lương bán chính quy, tập trung chủ yếu ở hậu phương của đối phương, biệt động có thể thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, từ tình báo chiến dịch chiến thuật, tấn công các mục tiêu quan trọng hoặc có ý nghĩa chính trị lớn (các nhân vật quan trọng của đối phương) đến các hoạt động phá hoại, bắt tù binh và hỗ trợ các chiến dịch tuyên truyền.
Chỉ tính riêng trong tháng 2/1964, 7 cuộc tấn công tiêu diệt các đối tượng nguy hiểm của chính quyền Sài Gòn và của quân đội Mỹ đã diễn ra. Các đòn tấn công của các chiến sĩ biệt động nhằm cả vào các nhân vật quan trọng của Mỹ như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, tướng William C. Westmoreland - Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn Quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất. Những đòn tấn công của đặc công Việt Nam diễn ra khắp mọi nơi, kể cả những khu vực được coi là căn cứ quân sự được bảo vệ tốt nhất và chắc chắn nhất trên thế giới như Tổng kho Long Bình, sân bay Tân Sơn Nhất, các khách sạn dành riêng cho các sĩ quan cao cấp Mỹ và cuối cùng mục tiêu là đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn bị tấn công ngày 30/3/1965.
Mục tiêu tác chiến của đặc công các binh chủng (đặc công, trinh sát đặc công công binh, đặc công pháo binh – tên lửa) chủ yếu nhằm vào các kho tàng bến cảng và căn cứ quân sự, đặc biệt nhất là sân bay – vốn là chỗ dựa hỏa lực chính và cũng là ưu thế mạnh nhất của quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam, trận đánh đầu tiên vào sân bay Biên Hòa từ 31/10 đến ngày 1/11/1964 đã gây tổn thất nặng nề cho quân đội Mỹ, phá hủy 15 máy bay, tiêu diệt nhiều binh sĩ Mỹ, tiếp theo đó là trận tập kích và trại Holloway gần Pleiky 7-8/2/1965 (8 quân nhân Mỹ chết, 106 bị thương, 5 máy bay trực thăng bị phá hủy).
Trong các trận tấn công liên tiếp vào các căn cứ kho tàng hậu cần kỹ thuật như trận tấn công vào kho xăng Esso ngày 5/8/1965 ở Đà Nẵng đã đốt cháy 10 triệu lít xăng, mất 40% tổng dự trữ xăng dầu của Mỹ ở Việt Nam. Ngoài ra, các lực lượng đặc công còn tiến hành các trận pháo kích vào các khu sân bay dã chiến, các sở chỉ huy và các địa điểm quan trọng của thành phố Sài Gòn, như trận tập kích hỏa lực súng cối ngày 27/10/1965 kết hợp với mật tập đã tiêu diệt hàng chục máy bay trực thăng chiến đấu tại căn cứ Mably Mauthen gần Phú Bài của lính thủy đánh bộ Mỹ.
Kho xăng nhà Bè bị đốt cháy năm 1968. |
Cắt hàng rào dây thép gai. |
Trinh sát đặc công. |
Máy bay F-4C bị đặc công tiêu diệt tại sân bay. |
Đòn tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất. |
Một trong những lực lượng đặc công ít người biết đến là lực đặc nhiệm tác chiến trên đường Trường Sơn với nhiệm vụ chống các toán biệt kích phá hoại của quân đội Mỹ. lực lượng này có nguồn gốc từ Lữ đoàn 305 bộ đội nhảy dù, theo các báo nước ngoài thì có khoảng 9 tiểu đoàn tác chiến dọc tuyến đường Trường Sơn, được huấn luyện theo phương pháp biệt kích. Các đơn vị này đã trực tiếp đối đầu với các lực lượng biệt kích của sư đoàn đổ bộ đường không số 1 Mỹ trong khu vực A Sầu – A Lưới và đường 9 Nam Lào. Lực lượng đặc nhiệm đã chiến đấu rất quyết liệt, đánh thiệt hại nặng nhiều đơn vị thám báo, biệt kích của đối phương.
Những binh sĩ Mỹ bị thương trên chiến trường mong chờ cứu hộ. |
Trong chiến tranh biên giới, lực lượng Đặc công Việt Nam cũng là những lực lượng chính quy đầu tiên tham chiến chống lại lực lượng đặc nhiệm “Sơn cước”. Đồng thời tiến hành những hoạt động tập kích phục kích tiêu diệt cả đoàn vận tải quân sự và cơ sở vật chất, hậu cần kỹ thuật xăng dầu của đối phương, đánh chặn những đợt đột nhập của các lực lượng biệt kích đối phương trên các tuyến đường biên giới.
Thực tế cho thấy, nếu so với các lực lượng đặc nhiệm trên thế giới, Đặc công Việt Nam là lực lượng chuyên nghiệp nhất, có kỹ năng chiến đấu hoàn hảo nhất và cũng có nhiều kinh nghiệm tác chiến tốt nhất trong môi trường chiến trường phức tạp và lực lượng đối phương mạnh hơn gấp nhiều lần. Không có được sức mạnh yểm trợ của hỏa lực đường không và các loại khí tài hiện đại, với kỹ năng tác chiến và sức chịu đựng vượt ngoài giới hạn con người, lực lượng Đặc công Việt Nam là một mô hình lực lượng mà hầu hết các lực lượng đặc nhiệm, bao gồm cả Lực lượng Hải cẩu Mỹ, lực lượng Vampel của Nga đều nghiên cứu và học tập.
Theo Tiền Phong
Đặc công Việt Nam - Cái tên đã vượt ra ngoài lãnh thổ
Điều khiến đặc công Việt Nam khác biệt hẳn so với các lực lượng đặc nhiệm khác trên thế giới có lẽ nằm ở cách sử dụng lực lượng.
Điều gì khiến họ đặc biệt khiến kẻ thù khiếp sợ?
Cái gì đã khiến cho kẻ thù khiếp sợ họ đến vậy? Cái gì khiến những lực lượng đặc nhiệm hàng đầu thế giới cũng phải đến học hỏi? Cái gì khiến họ trở thành đặc biệt?
Lực lượng đặc công Việt Nam tham gia diễu duyệt đội ngũ. Ảnh Zing.vn |
Trước hết, đây là một lực lượng đặc biệt, gồm những chiến sĩ đặc biệt tinh nhuệ, tinh nhuệ từ bản lĩnh chính trị đến kỹ chiến thuật đặc công, tinh nhuệ từ thể lực, võ thuật đến bắn súng, phóng dao…
Trang bị của đặc công Việt Nam khác với các lực lượng đặc nhiệm trên thế giới là rất gọn nhẹ, thường chỉ là vũ khí cá nhân. Bù vào đó, họ lại được huấn luyện rất đặc biệt để có thể tận dụng mọi thứ quanh mình sử dụng làm trang bị.
Các chiến sĩ đặc công huấn luyện ngụy trang và võ thuật.
Lực lượng đặc công trong Quân đội Nhân dân Việt Nam được tổ chức đặc biệt, từ cấp chiến lược đến cấp chiến dịch, chiến thuật, từ quy mô Binh chủng trực thuộc Bộ Quốc phòng đến các tổ, mũi đặc công trong các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.
Ở đâu cũng có Bộ đội Đặc công, từ trên rừng đến đồng bằng và đô thị, trên đất liền và ngoài biển cả, trong lòng nước và sâu dưới nước đều có những chiến sĩ đặc công.
Về hình thức tổ chức, lực lượng đặc công Việt Nam được chia thành đặc công chủ lực và đặc công địa phương.
Lực lượng đặc công Việt Nam tham gia phối hợp diễn tập chống khủng bố tại Singapore |
Lực lượng này có khả năng tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng với các quân chủng và binh chủng như một bộ phận của binh chủng hợp thành.
Đặc công địa phương là cách gọi chung các đơn vị đặc công thuộc bộ đội địa phương và dân quân tự vệ; một lực lượng tác chiến thường xuyên, rộng khắp và đánh nhỏ lẻ đạt hiệu suất cao trong chiến tranh nhân dân.
Đặc công địa phương chủ yếu hoạt động trong địa bàn địa phương, khi cần có thể tác chiến ngoài địa phương và tác chiến hiệp đồng trong khu vực phòng thủ.
Làm nhiệm vụ phối hợp tác chiến với bộ đội địa phương và dân quân tự vệ tiêu diệt lực lượng địch, phá hủy những mục tiêu quan trọng, bảo vệ địa phương.
Về môi trường tác chiến, lực lượng đặc công Việt Nam được chia thành đặc công bộ, đặc công nước và đặc công người nhái. Đặc công bộ được huấn luyện và trang bị vũ khí chuyên dùng để tiến công những mục tiêu hiểm yếu của địch trên đất liền.
Đặc công bộ được tổ chức thành tổ, mũi, đội, liên đội, tiểu đoàn, lữ đoàn trong bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.
Nhiệm vụ chủ yếu của đặc công bộ là tiêu diệt sinh lực quan trọng, đánh phá đầu mối giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của đối phương... Đặc công bộ có khả năng tác chiến độc lập hoặc tác chiến hiệp đồng binh chủng.
Lực lượng đặc công Rừng Sác trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước |
Đặc công nước thuộc Bộ và Quân chủng Hải quân tổ chức đến binh đội ; ở quân khu, tỉnh, huyện (có sông lớn, biển) tùy theo yêu cầu nhiệm vụ và khả năng để tổ chức các đơn vị cấp phân đội.
Đặc công nước thường tác chiến độc lập, cũng có thể tác chiến hiệp đồng binh chủng ở quy mô nhỏ và vừa. Phương pháp tác chiến chủ yếu là phá hủy bí mật, tập kích bí mật.
Đặc công nhái là đặc công nước tác chiến trên biển xa. Đặc công nhái được trang bị khí tài bơi lặn hiện đại, có khả năng lặn sâu và hoạt động xa bờ.
Đặc công người nhái. Ảnh: Thanhnien.vn |
Đặc công cơ động là lực lượng đặc công trực thuộc Bộ, chỉ huy trực tiếp là Binh chủng Đặc công và Quân chủng Hải quân làm nhiệm vụ chiến đấu cơ động trên các chiến trường.
Đặc công căn cứ là lực lượng được ém (giấu) sẵn ở địa bàn được xác định gần căn cứ địch, để bám đánh những mục tiêu quan trọng của đối phương (sân bay, bến cảng, kho tàng...) trên địa bàn có ý nghĩa chiến lược, chiến dịch.
Trên cơ sở trinh sát nắm chắc mục tiêu (lực lượng, phương tiện, bố trí, hoạt động...) và có nhiều phương án tác chiến được chuẩn bị sẵn, đặc công căn cứ thực hành tiến công khi có thời cơ, hoặc theo yêu cầu phối hợp của chiến trường.
Lực lượng này còn có tên gọi là đặc công chuyên trách.
Đặc công biệt động hoặc còn gọi là biệt động là lực lượng đặc công hoạt động và tác chiến ở địa bàn thành thị (thành phố, thị xã) do đối phương kiểm soát.
Lực lượng này chủ yếu tiến công những mục tiêu đặc biệt quan trọng (cơ quan đầu não, câu lạc bộ sĩ quan, trại giam, cơ sở kinh tế - quốc phòng...).
Đặc công biệt động bao gồm các tổ, đội, đoàn, được tổ chức theo nguyên tắc ngăn cách bí mật, bố trí hợp pháp, trang bị vũ khí gọn, nhẹ, thường tác chiến theo phương pháp tập kích hóa trang, đánh nổ hẹn giờ hóa trang.
Hiện nay, trong tình hình mới, đặc công biệt động còn được giao nhiêm vụ là lực lượng đặc nhiệm chuyên trách chống khủng bố.
Xe nâng phóng thang cơ động dùng đột kích nhà cao tầng, máy bay.
Đặc công Việt Nam giống và khác gì với các lực lượng tương tự trên thế giới?
Vậy đặc công Việt Nam và các lực lượng đặc biệt, đặc nhiệm khác trên thế giới có gì giống và khác nhau? Về con người, đặc công Việt Nam cũng giống như tất cả các lực lượng đặc nhiệm khác đều có tiêu chí tuyển chọn đặc biệt khắt khe.
Những chiến sĩ được chọn đều có nền tảng thể lực, thể hình tốt, phản ứng đặc biệt tinh nhạy và được đào tạo những kỹ, chiến thuật đặc biệt.
Về trang bị, để làm những nhiệm vụ đặc biệt nên cả đặc công Việt Nam và đặc nhiệm các nước đều được trang bị những vũ khí đặc biệt, chúng phải đạt yêu cầu: gọn nhẹ, bí mật và chính xác.
Điều khiến đặc công Việt Nam khác biệt hẳn so với các lực lượng đặc nhiệm khác trên thế giới có lẽ nằm ở cách sử dụng lực lượng.
Trong khi binh sĩ thuộc các lực lượng đặc nhiệm của các quốc gia khác được tuyển chọn khắt khe, đào tạo khắc nghiệt và được sử dụng như một “lưỡi dao găm”, đánh hiểm và thắng hiểm thì đặc công Việt Nam lại được coi như một “khối thuốc nổ”, đánh hiểm mà thắng lớn.
Chưa có lực lượng đặc biệt nào trên thế giới đã trải qua hàng chục nghìn trận đánh trên khắp các địa hình từ rừng núi, hải đảo đến đô thị, trong nhiều môi trường địa lý từ trên bộ, dưới nước đến sâu trong lòng nước, cả trong nước và ở xa đất nước như đặc công Việt Nam.
Tổ đặc công thực hành huấn luyện bắn tỉa.
Cũng chưa có lực lượng đặc nhiệm nào trên thế giới gây ra cho đối phương nhiều thiệt hại như đặc công Việt Nam.
Chỉ tính riêng trong kháng chiến chống Mỹ, đặc công Việt Nam đã lập nhiều chiến công lớn:
"Tiêu diệt hàng trăm sở chỉ huy các cấp, phá hủy và phá hỏng hàng nghìn máy bay các loại, 1.600 khẩu pháo, 30 giàn tên lửa, 9.000 xe quân sự, 2,7 triệu tấn bom đạn, 600 triệu lít xăng dầu, đánh chìm, đánh hỏng 400 tàu, xuồng chiến đấu".
Với bề dày truyền thống, với cách đánh đặc trưng Việt Nam, với phương châm tác chiến bí mật, bất ngờ, mưu trí, linh hoạt, Bộ đội đặc công Việt Nam - những chiến sĩ “lai vô ảnh, khứ vô hình” sẽ vẫn mãi là nỗi khiếp sợ của bất kỳ kẻ thù nào.
Theo Trí thức trẻ
Vì sao Đặc công Việt Nam cực kỳ tinh nhuệ?
Thứ tư, 12/08/2015, 06:37 (GMT+7)(An ninh quốc phòng) - Để có những trận đánh “xuất quỷ nhập thần”, các chiến sĩ Đặc công Việt Nam phải trải qua thời gian dài khổ luyện trên thao trường, bãi tập…
(Theo Kiến Thức)
Nhận xét
Đăng nhận xét