CÁC BẬC NHÂN TÀI KHOA HỌC 33

(ĐC sưu tầm trên NET)
97 John_Atanasoff_1726.jpg

Nhà khoa học John Vincent Atanasoff

John Vincent Atanasoff

Nơi sống/ làm việc: New York
Ngày tháng năm sinh: 4-10-1903 (115 tuổi)
Dân số Mỹ 1903: 80,632,000
XH chung: #40362
Email: Đang cập nhật
Số điện thoại: Đang cập nhật
Người nổi tiếng theo ngày sinh:
/

Tóm tắt lý lịch John Vincent Atanasoff

Nhà khoa học John Vincent Atanasoff sinh ngày 4-10-1903 tại Bang New York, Mỹ. Là Nhà khoa học sinh thuộc cung Thiên Bình, cầm tinh con (giáp) mèo (Quý Mão 1903). John Vincent Atanasoff xếp hạng nổi tiếng thứ 40362 trên thế giới và thứ 158 trong danh sách Nhà khoa học nổi tiếng. Tổng dân số của Hoa Kỳ năm 1903 vào khoảng 80,632,000 người.

Tiểu sử Nhà khoa học John Vincent Atanasoff

Nhà phát minh của Atanasoff-Berry Computer (ABC), máy tính kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới. Ông bảo vệ và giành được sự khẳng định rằng ông đã tạo ra các máy tính trong năm 1973, trường hợp Honeywell v. Sperry Rand.
Máy tính của ông được xây dựng chỉ để giải phương trình tuyến tính, nhưng nó là người đầu tiên sử dụng chữ số nhị phân để biểu diễn dữ liệu, và các đầu tiên sử dụng các thành phần điện tử để thực hiện tính toán.

John Vincent Atanasoff thời trẻ

Với một tài năng toán học cho tuổi trẻ, ông đã quyết định từ ngày trung học của mình để nghiên cứu vật lý lý thuyết.

Cuộc sống gia đình John Vincent Atanasoff

Ông sinh ra ở Hamilton, New York, cả cha mẹ ông chết trong một cuộc chiến tranh chống lại Thổ Nhĩ Kỳ khi ông là một năm cũ.

Nhà khoa học John Vincent Atanasoff trong quan hệ với những người nổi tiếng khác

Đối với công việc của mình trên ABC ông được trao tặng Huân chương Quốc gia về Công nghệ vào năm 1990 bởi Tổng thống George H. Bush.
3 weeks ago · · 0 comments

Sự ra đời của máy tính điện tử

Nhà vật lý John V. Atanasoff (với sự cộng tác của Clifford Berry) chính thức sáng tạo ra máy tính điện tử kỹ thuật số đầu tiên trong giai đoạn 1937-1942 lúc làm việc tại trường đại học của tiểu bang Iowa.
Máy tính Atanasoff-Berry (gọi là ABC) sử dụng kỹ thuật chuyển mạch kỹ thuật số hiện đại và đèn chân không như các mạch chuyển, thể hiện khái niệm số học nhị phân và mạch logic. Nó được chính thức công bố ngày 19 tháng 10 năm 1973 theo phán quyết của toà án Mỹ. Thẩm phán Earl R. Larson bác quyền sáng chế ENIAC của Eckert và Mauchly, và tuyên bố Atanasoff là nhà phát minh máy tính kỹ thuật số điện tử đầu tiên.

Cột mốc phát triển mạnh mẽ

Nhu cầu quân đội suốt thế chiến thứ II đã tạo ra một thúc đẩy lớn trong sự phát triển máy tính. Năm 1943 Tommy Flowers hoàn tất Colossus, máy tính phá mã bí mật của Anh dùng để giải mã các thông điệp bí mật của Đức. Thật không may sáng chế này không được công bố rộng rãi bởi vì thông tin vê Colossus được giữ bí mật nhiều năm sau chiến tranh.
Ngoài việc phá mật mã, các hệ thống được cần thiết để tính toán quỹ đạo các vũ khí và các nhiệm vụ khác trong quân đội. Năm 1946 John P. Eckert, John W. Mauchly và cộng sự của họ tại trường kỹ sư điện Moore thuộc đại học Pennsylvania cho ra máy tính điện tử cỡ lớn đầu tiên cho quân đội. Máy trở nên nổi tiếng với tên gọi ENIAC (The electrical numerical integrator and calculator). Nó hoạt động trên dãy số có 10 số và có thể nhân hai dãy số như vậy với tốc độ 300 tích số trong một giây bằng cách tìm giá trị mỗi tích từ bản phép nhân chứa trong bộ nhớ. ENIAC nhanh gấp 1000 lần hơn thế hệ máy rơ-le cơ điện tử trước đây. ENIAC sử dụng 18,000 đèn chân không, chiếm 1800 feet vuông (167 mét vuông) không gian, tiêu thụ 180,000Watt điện. Các thẻ đục lỗ (Punched card) có tác dụng như đầu vào và đầu ra; các thanh ghi (register) được xem như bộ cộng và cũng nơi lưu trữ đọc/ghi nhanh. Các tập lệnh khả thi để soạn chương trình cho sẵn được tạo ra nhờ dây dẫn cụ thể và mạch điều khiển dòng tính toán thông qua máy. Như vậy ENIAC phải được nối lại dây và mạch tùy theo từng chương trình. Mặc dù Eckert và Mauchly được cấp bằng sáng chế đầu tiên cho máy tính điện tử, sau đó nó mất hiệu lực và bằng sáng chế thuộc về John Atanasoff về sự sáng tạo ra máy tính Atanasoff-Berry.

sự ra đời của máy tính điện tử

Dòng thời gian quan trọng

Đầu năm 1945 nhà toán học John Von Neumann chứng minh rằng một máy tính có thể có kiến trúc vật lý cố định, đơn giản và có thể thực hiện bất kỳ sự tính toán nào một cách hiệu quả qua bộ điều khiển được lập trình chính xác mà không cần bất kỳ một thay đổi nào của phần cứng. Kỹ thuật chương trình được lưu trữ như là sáng kiến của Von Neumann trở thành nền tảng cho thế hệ máy tính kỹ thuật số tốc độ cao tương lai và được thừa nhận rộng rãi.
Năm 1947 thế hệ đầu của máy tính điện tử được lập trình hiện đại nắm bắt ưu thế của những cải tiến ra đời. Nhóm này bao gồm EDVAC và UNIVAC – những máy tính có thể thương mại đầu tiên. Những máy này dùng bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM) để chứa các phần của chương trình và dữ liệu cần thiết một cách nhanh chóng. Điển hình chúng được lập trình trực tiếp trên ngôn ngữ máy, mặc dù sự tiến bộ giữa năm 1950 được thực hiện trong vài khía cạnh của lập trình cao cấp. Phần nổi bật của thời kỳ này chính là UN1VAC (Universal automatic computer), máy tính đa năng đầu tiên được thiết kế cho sử dụng chữ và số. Điều này làm UNIVAC thành máy tiêu chuẩn cho kinh doanh, ngoài phục vụ cho khoa học và quân đội.

John Atanasoff

1903-1995
Mỹ
Khoa Học Máy Tính
98


Georg_Ohm_774.jpg

GEORG SIMON OHM, TIỂU SỬ VÀ CỐNG HIẾN

TIỂU SỬ

ohm
Georg Simon Ohm, nhà vật lý học Đức đã có công lớn trong việc xây dựng cơ sở điện học, âm học và quang học, sinh tại Erlangen năm 1787 trong một gia đình nghèo. Thuở còn thơ ấu, Ohm đã không có điều kiện học hành đầy đủ nhưng do tinh thần ham học, Ohm đã vượt qua xuất sắc các năm học ở trường tiểu học và trung học để năm 1805, bước vào trường Đại học Tổng hợp Erlangen. Cuộc sống vô cùng thiếu thốn đã buộc Ohm phải bỏ dở con đường học tập của mình, đi làm giáo viên vật lý, dạy học ở nhiều nơi để có thể vừa kiếm tiền vừa tiếp tục tự học. Chỉ trong 6 năm, ông không những tự học xong chương trình đại học mà còn viết xong luận văn và bảo vệ thành công học hàm giáo sư tại chính trường Đại học Tổng hợp Erlangen (1811). Sau đó, suốt 20 năm trời, Ohm lần lượt giảng dạy ở các trường trung học Bamberg, Kôln, Berlin đồng thời dành nhiều thì giờ nghiên cứu khoa học. Năm 1833, ông được giữ chức Hiệu trưởng trường Bách khoa Nuremberg. Uy tín của ông ngày một lên cao. Năm 1849, ông được bổ nhiệm làm giáo sư ngoài biên chế trường Đại học Tổng hợp Munich nổi tiếng nhất nước Đức thời đó và năm 1852, được chính phủ công nhận là giáo sư trong biên chế.
Năm 1827, Ohm đã nêu ra định luật quan trọng về mạch điện tức là định luật Ohm. Năm 1842, ông trở thành hội viên Hội Hoàng gia London và được thưởng huy chương. Những năm cuối đời, ông còn có công bồi đắp cho âm học. Năm 1843, Ohm đã chứng minh rằng cảm giác âm thanh đơn giản được tạo nên bởi các dao động tuần hoàn mà tai ta tách lọc từ những âm điệu phức tạp. Khám phá này sau đó được công nhận là định luật Ohm trong lĩnh vực âm học. Ngoài ra, ông còn tiến hành nghiên cứu cả lĩnh vực quang học và quang tinh thể.
Ohm mất năm 1854, hưởng thọ 67 tuổi. Để tưởng nhớ tên tuổi và công lao của ông, tại Đại hội các nhà điện học toàn thế giới năm 1881, các đại biểu đã nhất trí lấy tên ông đặt cho đơn vị điện trở, đó là đơn vị Ohm.

NHỮNG PHÁT MINH CỦA GEORG SIMON OHM

Năm 1827, Ohm – nhà vật lí người Đức dựa trên những thí nghiệm của mình đã nêu ra định luật về mối quan hệ cơ bản giữa cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở, định luật này mang chính tên ông Ohm đã mở ra những cách phân tích đúng đắn về mạch điện.

Nguyễn Đức Hiền @ 00:51 02/01/2011 

Georg Simon Ohm

1789-1854
Đức
Vật Lý
99 Andre-Marie_Ampere_789.jpg

André-Marie Ampère cha đẻ của ngành vật lý học

(KHCN) - André-Marie Ampère là nhà vật lý người Pháp và là một trong những nhà phát minh ra điện từ trường và phát biểu thành định luật mang tên ông (định luật Ampere). Đơn vị đo cường độ dòng điện được mang tên ông là ampere.

Ông sinh ra ở Lyon, gần với Poleymieux - quê của cha ông. Ông có tính tò mò và lòng say mê theo đuổi kiến thức từ khi còn rất nhỏ, người ta nói rằng ông đã đưa ra lời giải cho các tổng số học lớn bằng cách sử dụng các viên sỏi và mẩu bánh bích quy trước khi biết con số. Cha ông dạy ông tiếng Latinh, nhưng sau đó đã bỏ khi nhận thấy khả năng và khuynh hướng nghiên cứu toán học của con trai. Tuy vậy chàng thanh niên trẻ tuổi Ampère sau này đã học lại tiếng Latinh để giúp ông hiểu được các tác phẩm của Euler và Bernoulli. Cuối đời ông đã nói rằng ông biết nhiều nhất về toán học khi ông 18 tuổi, tuy vậy ông cũng đọc rất nhiều sách vở của các lĩnh vực khác như lịch sử, các ghi chép trong các chuyến du hành, thơ ca, triết học và khoa học tự nhiên.

Khi Lyon bị rơi vào tay quân đội Cách mạng Pháp năm 1793, cha của Ampère, người giữ chức vụ juge de paix (thẩm phán trị an), đã chống lại một cách kiên quyết cuộc cách mạng này, do đó đã bị bỏ tù và sau đó đã chết trên đoạn đầu đài. Sự kiện này gây ấn tượng sâu sắc đối với tâm hồn nhạy cảm của Andre-Marie, trong vài năm sau đó ông đã chìm trong sự lãnh cảm. Sau đó sở thích của ông đã được đánh thức bởi một số bức thư về thực vật học khi chúng đến tay ông, và từ thực vật học ông đã chuyển sang nghiên cứu thơ ca cổ điển, và tự mình viết những bài thơ. Sau này, ông cho biết đến năm 18 tuổi, ông tìm thấy ba mốc lớn của cuộc đời ông là rước lễ lần đầu, đọc bài "Eulogy of Descartes (Điếu văn cho Descartes)" của nhà thơ Pháp Antoine Leonard Thomas và sự kiện chiếm ngục Bastille .

Năm 1796 ông gặp Julie Carron, và họ đã gắn bó với nhau, quá trình gặp gỡ của hai người đã được ông ghi chép lại rất chất phác trong tạp chí (Amorum). Năm 1799 họ cưới nhau. Vào khoảng năm 1796 Ampère giảng dạy toán học, hóa học và ngoại ngữ tại Lyon; năm 1801 ông chuyển tới Bourg, làm giáo sư môn vật lý và hóa học, để lại người vợ ốm đau và con nhỏ (là Jean Jacques Ampère) ở Lyon. Vợ ông mất năm 1804, ông đã không bao giờ lấy lại được thăng bằng vì mất mát này. Cùng năm này ông được bổ nhiệm làm giáo sư môn toán của trường trung học (lycée) ở Lyon. Lần lượt những năm tiếp theo, ông giữ nhiều trọng trách tại các trường đại học lớn. Năm 1808, ông được cử làm Tổng thanh tra đại học; năm 1809, được bầu làm chủ nhiệm bộ môn cơ học ở Đại học bách khoa; và năm 1814 được bầu làm viện sĩ Ban hình học Viện hàn lâm khoa học.

Ông mất ngày 10/6/1836 ở Marseille và được hỏa táng ở nghĩa trang Montmartre, Paris. Với Ampère, nước Pháp xem ông như là một nhà bác học bách khoa, còn thế giới ghi nhận ông như một nhà khoa học lớn, có tầm cỡ của nhân loại. Tên của ông đã được dùng để đặt cho đơn vị cường độ dòng điện.

Cùng với sự thăng tiến trong sự nghiệp, Ampère đã đạt đến những thành tựu đáng kể trong khoa học. Ông đã nêu lên nhiều quan sát khoa học, đề xuất những thuyết có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển về sau của các ngành khoa học tự nhiên. Ông cũng đã đưa ra những quan điểm độc đáo và sâu sắc về thuyết nguyên tử.

Những công trình nghiên cứu trong lĩnh vực vật lý của Ampère đã đạt được nhiều thành tựu vĩ đại. Năm 1820, dựa vào phát hiện của nhà vật lý Hà Lan Hans Christian về tác dụng của dòng điện lên kim nam châm, ông đã tập trung nghiên cứu theo hướng mới bằng thực nghiệm, sau đó tìm ra lực điện từ và phát triển chúng thành định luật mang tên ông - Định luật Ampère.

Lực điện từ là một trong các lực cơ bản của tự nhiên, cơ sở của điện động lực học. Định luật Ampère cho phép xác định chiều và trị số của lực điện từ, là cơ sở chế tạo động cơ điện - một ứng dụng vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của nhân loại.

Không chỉ xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, Ampère còn được coi là một nhà thực nghiệm tài ba. Ông đã thiết kế và tự làm nhiều thiết bị phục vụ cho các thí nghiệm của mình. Những thiết bị này đã trở thành nền tảng cho các dụng cụ đo điện sau này như ampe kế, vôn kế, điện trở kế...
Ông còn là cha đẻ của các lý thuyết về phần tử vô hướng, của từ xuyến và của nam châm điện. Ampère đã phát triển qui tắc xác định từ trường của dòng điện (quy tắc vặn nút chai), tiên đoán dòng điện phân tử để giải thích bản chất từ của vật liệu sắt từ. Vì vậy, giới khoa học đã coi ông là một trong những nhà bác học lớn nhất của thế kỷ thứ XIX, là cha đẻ của ngành vật lý.

Luôn luôn bận rộn nghiên cứu khoa học, Ampère không còn thời giờ để chăm sóc sức khỏe bản thân nên ông yếu dần. Năm 1836, trong khi đi thanh tra một trường học ở Marseile, Ampère đã bị ốm và mất bất ngờ tại đây vào ngày 10/6/1836, để lại một niềm tiếc thương cho giới nghiên cứu khoa học ở Pháp lúc bấy giờ. Ngay cả khi nằm trên giường bệnh, Ampère cũng chỉ quan tâm đến những vấn đề lớn của nhân loại. Ông đã nói với một người bạn đến thăm ông “Sức khỏe của tôi? Đúng là sức khỏe của tôi. Song có lẽ chúng ta chỉ nên nói đến những chân lý vĩnh cửu, những sự việc và những con người đã gây hại hay làm lợi cho nhân loại”.

Mặc dù qua đời đã 178 năm, nhưng tên tuổi của André-Marie Ampèrevẫn sáng ngời trong lòng mỗi người dân Pháp và trong nền khoa học thế giới.


TH


André-Marie Ampère (1775-1836) nhà khoa học Pháp, cha đẻ Ðiện từ học

Đăng lúc: Thứ sáu - 04/04/2008 17:54 - Người đăng bài viết: Administrator

André-Marie Ampère (1775-1836) nhà khoa học Pháp, cha đẻ Ðiện từ học

André Marie Ampère là một đứa trẻ phi thường, đặc biệt có bộ nhớ thiên phú. Rất ham học hỏi và yêu thích Khoa học tự nhiên. Mới 16 tuổi đã thông thạo các tác giả La Tinh, Hi Lạp. Ông có trí nhớ rất lạ lùng, kiểu Lê Quý Ðôn của ta. Ông đọc sách và học thuộc lòng 28 quyển của từ điển Bách Khoa Toàn Thư (Encyclopédie). Sau đó ông được nổi tiếng giỏi Toán. Ông cũng đã viết một bài về mặt cắt của hình nón (sections coniques) lúc mới 13 tuổi.

Năm 1801 sau khi dạy kèm một ít để có tiền cho đám cưới của ông, ông được bổ nhiệm giáo sư Vật lý tại trường   Ecole centrale de l"Ain. Năm sau ông viết bài "Những nhận xét vể lý thuyết  trò chơi  toán học" (Considérations sur la théorie mathématique du jeu). Sau đó ông giữ chức giáo sư Toán và Thiên văn. Nhưng trước cái chết của vợ ông, ông không chịu nổi cuộc sống ở Lyon nên đến Paris sinh sống. Nhờ nhà Thiên văn  Jean-Baptiste Delambre giúp đỡ, ông tìm được một chỗ dạy kèm nơi trường lớn Polytechnique. Nghề nghiệp ông bắt đầu sáng từ đó. Năm 1808 ông trở thành Tổng thanh tra Ðại học, nhận được chức giáo sư Cơ học tại trường polytechnique và cuối cùng được nhận vào Viện Hàn Lâm năm 1814. Các Hội Khoa học tại Âu Châu mời ông làm hội viên. Mười năm sau ông dạy Vật lý tại trường Colège de France và còn dạy Triết học cho trường Ðại học Văn Chương Faculté des Lettres. Hiền lành, vui vẻ, khiêm nhường, đãng trí và vụng về trong xã giao. Người ta thương quý và kính trọng ông như một bậc hiền triết. Ông mất ngày 10 tháng 6 năm 1836 tại Marseille trong lúc đi thanh tra, vì kiệt sức do công việc.Con trai ông là Kean Jacques Ampère là sử gia và cũng có c hân trong Hàn Lâm viện Pháp.
Năm 1836 ông đi Marseille , bị bệnh phổi và tạ thế tại đây.
Những công trình của Anpère đầu tiên về Toán  rồi Hóa học. Nhưng nhờ những khám phá về Vật lý  mà ông được nổi tiếng.
Năm 1820, nhà Vật lý người Ðan Mạch Hans-Christian Oersted (1777-1851) quan sát sự đi lệch của kim nam châm khi đặt gần một dòng điện. Một thời gian ngắn sau đó François Arago (1786-1853)  trình bày cuộc thí nghiệm này trước viện Hàn Lâm. Ampère bắt đầu chú tâm vào hiện tượng này và chỉ một tuần sau, ông đã tìm ra lời giải. Tiếp theo đó ông khám phá nguồn của những tác động từ học trong một dòng điện, nghiên cứu tác động hỗ tương của những nam châm và chứng minh rằng hai dòng điện kín có tác động trên nhau. Ông cũng là người dẫn đường thuyết Ðiện tử bằng cách đưa ra giả thiết về sự hiện diện của dòng hạt từ. (courant particulaire).  Năm 1827 ông tổng hợp những khám phá của ông trong tác phẩm của ông  "Trên lý thuyết Toán học cho phững hiện tượng động điện chỉ suy ra từ thí nghiệm" (Sur la théorie mathématique des phénomènes électrodynamiques uniquement déduite de l"expérience.) Dựa trên căn bản của lý thuyết của ông, Ampère đề cập đến nhiều loại máy như điện kế, máy điện báo bằng điện và nam châm điện.
Ngoài Khoa học, ông còn nghiên cứu Triết học. Làm một ít thơ, kịch và bản hùng ca về Christophe Colomb.
Là người đầu tiên bày ra những từ về Ðiện (dòng điện và hiệu thế), Ampère xem như là một trong những nhà bác học lớn  nhất của thế kỷ thứ 19, là cha đẻ của nguyên ngành Vật lý.
Tác giả bài viết: Võ Thị Diệu Hằng 

Andre-Marie Ampere

1775-1836
Pháp
Vật Lý

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH