TIN BUỒN 37
(ĐC sưu tầm trên NET)
Muốn đi đường dài với hài
Hài vẫn được coi là sản phẩm thời vụ, chỉ để giải trí, nhưng nhờ sự đầu tư nghiêm túc của Công ty cổ phần nghe nhìn Thăng Long và cá nhân anh,hài không chỉ đơn thuần là những tiểu phẩm chọc cười mà còn mang tính chính luận, nhất là series phim Chôn nhời. Vậy đâu là lý do khiến anh đầu tư vào các sản phẩm hài của mình để nó không còn là sản phẩm thời vụ mà có sức lan tỏa sâu rộng?
Tôi làm hài đã lâu, trước kia vẫn làm theo kiểu tiểu phẩm hài nhưng 7 năm trở lại đây, tôi thấy cần phải thay đổi cho phù hợp với nhu cầu thưởng thức của người xem và muốn đi đường xa với hài. Bởi vậy mà tôi chuyển hướng làm phim hài. Phim hài có dung lượng dài hơn, có cấu tứ chặt chẽ, có số phận nhân vật, thông qua đó gửi gắm thông điệp tới khán giả. Hiện nay các đĩa hài Tết hầu hết chỉ là những tiểu phẩm hài 30-40 phút, còn phim của tôi đều trên 90 phút, hai phim Chôn nhời 5 và Họ Lý tên Thông dài tới 120 phút được làm với công nghệ chuẩn 4K có thể chiếu rạp. Muốn đi đường dài với hài trước hết phải đầu tư vào kịch bản, tôi luôn theo dõi sát tình hình thời sự để đặt biên kịch, truyền đạt ý tưởng. Thông qua các câu chuyện thời sự, tôi muốn kể câu chuyện của mình với những ý tưởng gửi gắm đằng sau những câu chuyện tưởng như hài hước.Tôi là thế hệ không còn trẻ nữa, tôi không muốn chỉ cười cợt dễ dãi mà phim của tôi làm thường gắn với một thông điệp, ẩn sau nụ cười là những phút suy ngẫm. Có lẽ vì thế mà phim của tôi có chất chính luận. Tôi chủ trương làm phim cho cả gia đình, vì Tết là dịp sum họp, các gia đình thường đoàn tụ mấy thế hệ. Bởi vậy tôi tự hào phim của mình được đông đảo khán giả có thể xem được, thích thì chưa nói tới. Ai cũng có thể tìm được ở phim hài Thăng Long những điểm thú vị để xem trong dịp năm mới.
Đâu là cái khó của một con người vừa làm nghệ sĩ vừa làm kinh
doanh, khi anh vừa bay bổng lại vừa phải tỉnh táo, bởi hai việc này rất
mâu thuẫn nhau?
Cách đây nhiều năm có người từng viết luận án tiến sĩ về kinh doanh văn hóa, trong đó viết về trường hợp tôi và NSND Hồng Vân. Thường nghệ sĩ thì không kinh doanh vì rất khó để dung hòa hai phẩm chất ấy trong một con người. Nghệ sĩ thường thăng hoa khi sáng tác, muốn làm phim hoành tráng nhưng con người kinh doanh lại ghìm mình lại. Liệu làm thế này có thu hồi được vốn không? Bao nhiêu con người trông chờ vào mình, không thể để thua lỗ được, vậy là lại phải kiềm chế. Mỗi khi làm chương trình, thường nghĩ ngay đến việc liệu có lãi không? Trăn trở, giằng xé ghê lắm.
Vậy con người phân thân ấy làm thế nào để cân bằng?
Quan điểm của tôi, đã làm nghệ thuật là phải kiếm được tiền, thời bây giờ không thể làm nghệ sĩ nghèo được. Môi trường nghệ thuật hiện nay rất cởi mở và đầy tiềm năng, rất dễ để nghệ sĩ có thể kiếm được tiền từ lao động nghệ thuật chân chính. Để cân bằng, tôi vẫn luôn đặt yếu tố kinh tế lên đầu tiên. Mỗi khi đầu tư làm một tác phẩm nghệ thuật, trong đầu tôi đã phải vạch ra phương án làm thế nào để thu hồi vốn. Phim tôi đặt vấn đề có lãi không cao, để quảng bá thương hiệu là chính, nhưng làm nhiều không kéo được vốn thì sống sao được, chưa kể cần có lãi để tiếp tục đầu tư tái sản xuất. Sự từng trải cũng giúp tôi tự cân bằng, dung hòa được hai con người tưởng như trái ngược mỗi khi sáng tác.
Có khi nào anh tạm quên con người kinh doanh để mơ mộng với nghề không?
Tôi giỏi hơn người khác chỗ này: Tiền nào tôi cũng có thể làm phim được, tôi biết cách xoay xở. Vì hàng năm hãng của tôi làm rất nhiều phim, trong đó nhiều tiểu phẩm làm theo hợp đồng. Con người kinh doanh hơn con người nghệ sĩ ở chỗ đó. Tôi mơ một ngày nào đó được làm đạo diễn mà không cần phải lo kinh doanh, chắc hẳn khi ấy sẽ vui lắm. Nhiều nơi mời tôi làm phim nhưng tôi đều phải từ chối vì bỏ đi làm phim thì công ty mình để ai lo?
Cảm ơn anh và chúc anh đạt được ước mơ!
Thông tinnghệ sĩ Phạm Bằng
qua đời vào lúc 20h ngày 31/10/2016 làm nhiều người bất ngờ, bởi cách
đây vài ngày mới bắt đầu có thông tin ông bị ốm, thậm chí khi phóng viên
gọi điện đến ông vẫn rất vui vẻ, còn nói: “Năm sau, chú sẽ tham gia
đóng hài nữa chứ, đóng phim là niềm vui của chú mà...”.
Nhiều năm nay, khán giả thường gặp lại nghệ sĩ Phạm Bằng qua những bộ phim hài tết của Đạo diễn Phạm Đông Hồng sản xuất.
Có thể nói, Đạo diễn Phạm Đông Hồng rất có duyên khi làm những chùm hài tết đặc sắc có sự xuất hiện của Phạm Bằng, chùm hài mang tên Chôn nhời 1, Chôn nhời 2, Chôn nhời 3 nhiều năm nay đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả với những tình tiết hài đặc sắc, thâm thúy, cười mà như khóc.
Theo đó, nghệ sĩ Phạm Bằng cũng đã cùng vị đạo diễn tài ba này làm nên tên tuổi của những bộ phim hài “rất Phạm Đông Hồng”.
Đạo
diễn Phạm Đông Hồng ngậm ngùi cho biết: “Tôi cảm thấy buồn và hụt hẫng
khi nghe tin nghệ sĩ Phạm Bằng ra đi, từ lâu tôi coi chú ấy như một
người thân thiết trong gia đình của mình.
Nhiều năm nay, nghệ sĩ Phạm Bằng gắn bó với Công ty CP Nghe nhìn Thăng Long với những bộ phim hài tết.
Có thể nói, nếu không có Phạm Bằng và các nghệ sĩ thân thiết khác, 3 tập của phim hài Chôn nhời sẽ không ra chất hài như tôi muốn.
Tôi biết chú Bằng ốm cách đây 3 tháng, khi đó, đoàn làm phim đã xong khâu kịch bản, chuẩn bị những công việc cần thiết cho việc quay tiếp phim Chôn nhời 4...”.
Đạo diễn Phạm Đông Hồng tiếp lời: "Sau khi làm xong kịch bản, tôi có giao cho người trợ lý gọi điện mời chú Bằng vào phần 4 của phim hài Chôn nhời.
Tuy nhiên, trợ lý báo lại với tôi rằng: Chú Phạm Bằng nói là năm nay sẽ không tham gia được phim của Đông Hồng do đã nhận lời làm phim nhựa trong Sài Gòn.
Tôi nghĩ bụng, thôi xong rồi, kịch bản đã viết xong, với sắp xếp đủ nhân vật, sao chú ấy lại từ chối. Thế là tôi điện thoại hỏi thăm, thì nghệ sĩ Phạm Bằng khi ấy mới nói thật là đang bị ốm, cần phải tĩnh dưỡng nên không làm phim được...”.
Đạo diễn phim Quan trường, Trường quan kể tiếp: “Sau khi nghe điện thoại, tôi đến thăm nghệ sĩ Phạm Bằng tại nhà riêng trên phố Hàng Giày, chú ấy đang ở cùng con trai ở đấy. nghệ sĩ Phạm Bằng nằm trong phòng riêng, phía ngoài cửa có hai người cháu đứng trông, thấy tôi vào, người cháu phải chạy vào phòng bảo: Ông ơi, có Đạo diễn Phạm Đông Hồng đến thăm, ông có cho vào không ạ?
Khi được sự đồng ý của chú ấy, người cháu kia mới dẫn tôi vào thăm.
Chú cẩn thận như vậy vì không muốn nhiều người biết bệnh tình của mình, chú bảo, chú ốm cũng xoàng xoàng thôi, chú bảo tôi là chú bị viên gan, thận nên yếu hơn trước, bác sĩ cũng bảo chú nên tĩnh dưỡng một thời gian, hạn chế đi lại”.
"Chú cũng có điều trăn trở với việc làm hài hiện nay, chú bảo: Làm hài bây giờ dễ dãi quá, ai cũng làm được hài, nhưng đọng lại với người xem thì không nhiều.
Tôi chọn chú đóng phim hài của mình chắc cũng là cái duyên, tôi thích chơi với người lớn tuổi hơn, vì họ có sự trải nghiệm, hiểu đời.
Chú là người đối xử với diễn viên trẻ rất tốt, luôn trìu mến, không bao giờ lấy cái thế vai trên của mình để quát nạt ai cả. nghệ sĩ Phạm Bằng trân trọng những người có học thức, văn hóa, và sống rất văn minh nên chú về hưu 15 năm nay rồi nhưng còn đắt sô hơn cả hồi trẻ.
Chú bảo, không phải ai mời chú cũng đi làm đâu, chú thấy hợp thì đi thôi, có cả đoàn làm phim trong Tp. HCM cũng mời chú tham gia.
Tôi trân trọng những người nghệ sĩ như chú Phạm Bằng...” - Đạo diễn Phạm Đông Hồng khẳng định.
Cô cũng cho biết, đạo diễn Phạm đông Hồng bị đột quỵ chiều ngày 15/9/2018 và mất hồi 20 giờ 10 phút ngày 15/9/2018 tại bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội. Sau đó, gia đình đã đưa ông về nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông.
Chia sẻ với báo giới, nghệ sĩ Trà My cho biết, cô rất sửng sốt khi hay tin dữ của Phạm Đông Hồng bởi trước đó ông được biết đến với hình ảnh tràn ngập năng lượng, rất khỏe mạnh và không ốm đau bệnh tật gì.
Đạo diễn Phạm Đông Hồng sinh năm 1955 trong một gia đình có truyền thống làm nghệ thuật. Bố ông là đạo diễn, Giám đốc sở văn hóa thông tin tỉnh Quảng Ninh và mẹ ông là Giám đốc thư viện tỉnh Quảng Ninh.
Ngay từ nhỏ, Phạm Đông Hồng đã được tiếp xúc nghệ thuật và tinh hoa tri thức. Ông nhanh chóng bộc lộ tài năng và niềm yêu thích với điện ảnh, sân khấu.
Trong sự nghiệp của mình, đạo diễn Phạm Đông Hồng từng hợp tác với một loạt nghệ sĩ đình đám Xuân Hinh, Xuân Bắc, Quang Thắng, Vượng Râu và để lại nhiều dấu ấn với một loạt tác phẩm như: Xuân Hinh 2009, Xuân Hinh 2013, Râu quặp, series hài Chôn nhời 1,2,3,4, Giấc mơ Chí Phèo, Cả ngố, Cổ tích thời @, Người ngựa ngựa người...
Bên cạnh mảng hài, ông cũng tham gia vào một số tác phẩm âm nhạc của nhiều ca sĩ thuộc thế hệ gạo cội như NSND Quang thọ với DVD kỷ niệm 40 năm Quang Thọ, nữ ca sĩ Anh Thơ, Trọng Tấn, Đăng Dương trong Tình ca vang mãi, tác phẩm Đồng Đội của Trọng Tấn...
Theo My Lan (Dân Việt)
Tin Nóng: Đạo Diễn Phạm Đông Hồng Đột Ngột Qua Đời Ngày 15/9 Vì Bị Đột Quỵ Tại Nhà Riêng
Đạo diễn Phạm Đông Hồng – “Ông trùm hài Tết”
Chủ nhật, 14/01/2018 - 17:25
Tên tuổi của đạo diễn
Phạm Đông Hồng đã trở thành “thương hiệu” gắn liền với phim hài Tết. Bắt
đầu làm hài Tết từ năm 1994 với đĩa hài Tết ăn khách Râu quặp, cho đến
nay, không năm nào phim hài Tết của ông vắng bóng trên thị trường, thậm
chí có năm ông làm tới 4 phim. Điểm khác biệt của phim hài Tết “gắn mác”
Phạm Đông Hồng là đều được đầu tư kỹ lưỡng từ kịch bản, bối cảnh tới
công nghệ làm phim với dàn diễn viên được chọn lọc kỹ càng. Mỗi tác phẩm
của ông, ẩn sau chất hài dân dã là tính chính luận, gửi gắm những nghĩ
suy về thời cuộc cùng triết lý nhân sinh sâu sắc. Bởi vậy, phim của ông
“phủ sóng” hầu khắp các kênh truyền hình từ mùng 1 đến mùng 6 Tết hàng
năm cùng lượng đĩa “khủng” được tiêu thụ và phát trên kênh Youtube. Là
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần nghe nhìn Thăng Long, đạo
diễn Phạm Đông Hồng được coi là “ông trùm hài Tết” khi đã tạo nên được
một dòng phim mang thương hiệu của riêng mình: Hài Tết dân gian.
Đạo diễn Phạm Đông Hồng và các diễn viên trên trường quay phim Chôn nhời 5
Hài vẫn được coi là sản phẩm thời vụ, chỉ để giải trí, nhưng nhờ sự đầu tư nghiêm túc của Công ty cổ phần nghe nhìn Thăng Long và cá nhân anh,hài không chỉ đơn thuần là những tiểu phẩm chọc cười mà còn mang tính chính luận, nhất là series phim Chôn nhời. Vậy đâu là lý do khiến anh đầu tư vào các sản phẩm hài của mình để nó không còn là sản phẩm thời vụ mà có sức lan tỏa sâu rộng?
Tôi làm hài đã lâu, trước kia vẫn làm theo kiểu tiểu phẩm hài nhưng 7 năm trở lại đây, tôi thấy cần phải thay đổi cho phù hợp với nhu cầu thưởng thức của người xem và muốn đi đường xa với hài. Bởi vậy mà tôi chuyển hướng làm phim hài. Phim hài có dung lượng dài hơn, có cấu tứ chặt chẽ, có số phận nhân vật, thông qua đó gửi gắm thông điệp tới khán giả. Hiện nay các đĩa hài Tết hầu hết chỉ là những tiểu phẩm hài 30-40 phút, còn phim của tôi đều trên 90 phút, hai phim Chôn nhời 5 và Họ Lý tên Thông dài tới 120 phút được làm với công nghệ chuẩn 4K có thể chiếu rạp. Muốn đi đường dài với hài trước hết phải đầu tư vào kịch bản, tôi luôn theo dõi sát tình hình thời sự để đặt biên kịch, truyền đạt ý tưởng. Thông qua các câu chuyện thời sự, tôi muốn kể câu chuyện của mình với những ý tưởng gửi gắm đằng sau những câu chuyện tưởng như hài hước.Tôi là thế hệ không còn trẻ nữa, tôi không muốn chỉ cười cợt dễ dãi mà phim của tôi làm thường gắn với một thông điệp, ẩn sau nụ cười là những phút suy ngẫm. Có lẽ vì thế mà phim của tôi có chất chính luận. Tôi chủ trương làm phim cho cả gia đình, vì Tết là dịp sum họp, các gia đình thường đoàn tụ mấy thế hệ. Bởi vậy tôi tự hào phim của mình được đông đảo khán giả có thể xem được, thích thì chưa nói tới. Ai cũng có thể tìm được ở phim hài Thăng Long những điểm thú vị để xem trong dịp năm mới.
Chôn nhời 5 quy tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng
Có lẽ nhờ “chọn nguyên liệu”
kỹ càng mà phim của anh thường là những tác phẩm có nội dung hấp dẫn,
được đầu tư ý tưởng và kỹ thuật tốt. Vậy bí quyết để thu hút sự chú ý
phải chăng là những câu chuyện thời sự nóng bỏng được lồng ghép khéo léo
trong mỗi tình huống hài hước gây cười cùng với các diễn viên được chọn
với tiêu chí hợp vai nhưng đều là những nghệ sĩ tên tuổi hoặc cũng là
một gương mặt đang “hot”?
Có lẽ là do cá tính mà tôi thường làm phim với ý tưởng từ những vấn đề
xã hội đang quan tâm. Ngay từ tháng 2 hàng năm, tôi đã bắt đầu những
gạch đầu dòng trên quyển sổ của mình về những sự kiện nổi cộm, để rồi từ
đó đặt hàng biên kịch. Để xây dựng kịch bản cần có đầu óc tổng hợp, từ
sự kiện nghĩ ra tình huống, qua đó gửi gắm ý tưởng. Khi đã kỹ về khâu
kịch bản thì đầu tư lớn để làm phim, từ bối cảnh, ê kíp làm phim đến
trang thiết bị kỹ thuật. Cả hai phim năm nay chúng tôi đều ghi hình với
thiết bị 4k chuẩn phim chiếu rạp. Mỗi thứ một tí góp phần làm nên tác
phẩm chỉn chu.
Tôi chủ trương chọn diễn viên hợp vai, đặc biết tránh những diễn viên
đã quá quen mặt để tạo sự mới lạ. Ngoài ra, mỗi phim đều có những điểm
đặc biệt để thu hút khán giả. Họ Lý tên Thông được đầu tư rất kỹ về bối cảnh khi quay ở Ninh Bình – nơi phim trường mà phim Kong: Skull Island
từng quay. Điểm đặc biệt của phim này không chỉ ở bối cảnh đẹp, hoành
tráng mà còn là dàn diễn viên quần chúng rất chuyên nghiệp và dễ mến.
Sau khi tham gia đóng trong phim bom tấn của Hollywood, những nông dân
chân chất ở đây đã có thêm một nghề mới: nghề làm diễn viên quần chúng.
Không chỉ diễn xuất tốt, nhiều bà cụ già có hình thức rất độc đáo, lên
phim chắc hẳn sẽ rất thú vị. Tôi nghĩ cùng với bối phim và phim trường,
các diễn viên nghiệp dư này cũng chính là một tiềm năng cần khai thác.
Chôn nhời 5
sẽ còn kéo dài được nhiều năm nữa là bởi bám sát tình hình thời sự nên
mỗi năm đều có cái mới. Điểm thú vị ở chỗ khi xem phim, khán giả có thể
liên tưởng đến những vấn đề xã hội từng gây xôn xao dư luận đằng sau các
tình huống gây cười.
Vì sao dù đã qua đời, nghệ sĩ Phạm Bằng vẫn hiện hữu trong trong Chôn nhời qua câu chuyện của các nhân vật khác?
Sự có mặt của bác Phạm Bằng như một lời tri ân tới người nghệ sĩ gạo
cội từng gắn liền tên tuổi và hình ảnh với vai quan tri phủ trong những
phần đầu của series Chôn nhời.
Tôi chủ trương để nhân vật của ông không bao giờ chết bởi bác là một
nhân vật được nhiều người yêu quý. Tôi có ý tưởng, năm nào đó Chôn nhời sẽ hồi tưởng lại hình ảnh của bác thông qua những cảnh phim cũ để tôn vinh nghệ sĩ kỳ cựu này.
Làm nghệ thuật phải kiếm được tiền
Cách đây nhiều năm có người từng viết luận án tiến sĩ về kinh doanh văn hóa, trong đó viết về trường hợp tôi và NSND Hồng Vân. Thường nghệ sĩ thì không kinh doanh vì rất khó để dung hòa hai phẩm chất ấy trong một con người. Nghệ sĩ thường thăng hoa khi sáng tác, muốn làm phim hoành tráng nhưng con người kinh doanh lại ghìm mình lại. Liệu làm thế này có thu hồi được vốn không? Bao nhiêu con người trông chờ vào mình, không thể để thua lỗ được, vậy là lại phải kiềm chế. Mỗi khi làm chương trình, thường nghĩ ngay đến việc liệu có lãi không? Trăn trở, giằng xé ghê lắm.
Vậy con người phân thân ấy làm thế nào để cân bằng?
Quan điểm của tôi, đã làm nghệ thuật là phải kiếm được tiền, thời bây giờ không thể làm nghệ sĩ nghèo được. Môi trường nghệ thuật hiện nay rất cởi mở và đầy tiềm năng, rất dễ để nghệ sĩ có thể kiếm được tiền từ lao động nghệ thuật chân chính. Để cân bằng, tôi vẫn luôn đặt yếu tố kinh tế lên đầu tiên. Mỗi khi đầu tư làm một tác phẩm nghệ thuật, trong đầu tôi đã phải vạch ra phương án làm thế nào để thu hồi vốn. Phim tôi đặt vấn đề có lãi không cao, để quảng bá thương hiệu là chính, nhưng làm nhiều không kéo được vốn thì sống sao được, chưa kể cần có lãi để tiếp tục đầu tư tái sản xuất. Sự từng trải cũng giúp tôi tự cân bằng, dung hòa được hai con người tưởng như trái ngược mỗi khi sáng tác.
Cảnh phim Họ Lý tên Thông
Con người kinh doanh tỉnh
táo hơn con người nghệ sĩ nên anh rất cập nhật. Những năm gần đây thu
tiền ở đâu khi xem phim đĩa đã trở thành xu hướng cũ, lượng đĩa bán ra
cũng bị ảnh hưởng, anh đã tìm những con đường khác để đưa tác phẩm của
mình tiếp cận công chúng?
Tôi luôn đặt tâm thế mình trong tư thế động, cập nhật. Cách đây 6 năm
tôi đã có ý tưởng thành lập công ty nghe nhìn công nghệ số nhưng đi
trước thời đại nên bị thua lỗ. Bây giờ đã thành xu hướng giải trí rồi. Hiện
nay công ty của tôi kinh doanh trên Youtube, mạng xã hội, điện thoại và
bán bản quyền tuyền hình. Đây là một thị trường tiềm năng khi hiện có
tới hơn 200 kênh truyền hình. Năm ngoái phim của Thăng Long phát sóng
trên 52 kênh truyền hình, rải suốt từ mình 1 đến mùng 6 Tết. Mạng xã
hội, kênh Youtube cũng gánh đỡ nhiều cho việc bán đĩa. Trang Youtube của
công ty đã được 2 nút bạc của Youtube.
Đạo diễn Phạm Đông Hồng và các diễn viên trên trường quay phim Họ Lý tên Thông
Tôi giỏi hơn người khác chỗ này: Tiền nào tôi cũng có thể làm phim được, tôi biết cách xoay xở. Vì hàng năm hãng của tôi làm rất nhiều phim, trong đó nhiều tiểu phẩm làm theo hợp đồng. Con người kinh doanh hơn con người nghệ sĩ ở chỗ đó. Tôi mơ một ngày nào đó được làm đạo diễn mà không cần phải lo kinh doanh, chắc hẳn khi ấy sẽ vui lắm. Nhiều nơi mời tôi làm phim nhưng tôi đều phải từ chối vì bỏ đi làm phim thì công ty mình để ai lo?
Cảm ơn anh và chúc anh đạt được ước mơ!
Hồng Vân
ĐD Phạm Đông Hồng ngậm ngùi kể về những kỷ niệm với NS Phạm Bằng
Lạc Thành |
Đạo diễn Phạm Đông Hồng cho biết, anh coi nghệ sĩ Phạm Bằng như một người chú thân thiết. Ông tiếc thương khi nghệ sĩ Phạm Bằng đột ngột qua đời...
Nhiều năm nay, khán giả thường gặp lại nghệ sĩ Phạm Bằng qua những bộ phim hài tết của Đạo diễn Phạm Đông Hồng sản xuất.
Có thể nói, Đạo diễn Phạm Đông Hồng rất có duyên khi làm những chùm hài tết đặc sắc có sự xuất hiện của Phạm Bằng, chùm hài mang tên Chôn nhời 1, Chôn nhời 2, Chôn nhời 3 nhiều năm nay đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả với những tình tiết hài đặc sắc, thâm thúy, cười mà như khóc.
Theo đó, nghệ sĩ Phạm Bằng cũng đã cùng vị đạo diễn tài ba này làm nên tên tuổi của những bộ phim hài “rất Phạm Đông Hồng”.
Nhiều năm nay, nghệ sĩ Phạm Bằng gắn bó với Công ty CP Nghe nhìn Thăng Long với những bộ phim hài tết.
Có thể nói, nếu không có Phạm Bằng và các nghệ sĩ thân thiết khác, 3 tập của phim hài Chôn nhời sẽ không ra chất hài như tôi muốn.
Tôi biết chú Bằng ốm cách đây 3 tháng, khi đó, đoàn làm phim đã xong khâu kịch bản, chuẩn bị những công việc cần thiết cho việc quay tiếp phim Chôn nhời 4...”.
Đạo diễn Phạm Đông Hồng tiếp lời: "Sau khi làm xong kịch bản, tôi có giao cho người trợ lý gọi điện mời chú Bằng vào phần 4 của phim hài Chôn nhời.
Tuy nhiên, trợ lý báo lại với tôi rằng: Chú Phạm Bằng nói là năm nay sẽ không tham gia được phim của Đông Hồng do đã nhận lời làm phim nhựa trong Sài Gòn.
Tôi nghĩ bụng, thôi xong rồi, kịch bản đã viết xong, với sắp xếp đủ nhân vật, sao chú ấy lại từ chối. Thế là tôi điện thoại hỏi thăm, thì nghệ sĩ Phạm Bằng khi ấy mới nói thật là đang bị ốm, cần phải tĩnh dưỡng nên không làm phim được...”.
Đạo diễn phim Quan trường, Trường quan kể tiếp: “Sau khi nghe điện thoại, tôi đến thăm nghệ sĩ Phạm Bằng tại nhà riêng trên phố Hàng Giày, chú ấy đang ở cùng con trai ở đấy. nghệ sĩ Phạm Bằng nằm trong phòng riêng, phía ngoài cửa có hai người cháu đứng trông, thấy tôi vào, người cháu phải chạy vào phòng bảo: Ông ơi, có Đạo diễn Phạm Đông Hồng đến thăm, ông có cho vào không ạ?
Khi được sự đồng ý của chú ấy, người cháu kia mới dẫn tôi vào thăm.
Chú cẩn thận như vậy vì không muốn nhiều người biết bệnh tình của mình, chú bảo, chú ốm cũng xoàng xoàng thôi, chú bảo tôi là chú bị viên gan, thận nên yếu hơn trước, bác sĩ cũng bảo chú nên tĩnh dưỡng một thời gian, hạn chế đi lại”.
"Chú cũng có điều trăn trở với việc làm hài hiện nay, chú bảo: Làm hài bây giờ dễ dãi quá, ai cũng làm được hài, nhưng đọng lại với người xem thì không nhiều.
Tôi chọn chú đóng phim hài của mình chắc cũng là cái duyên, tôi thích chơi với người lớn tuổi hơn, vì họ có sự trải nghiệm, hiểu đời.
Chú là người đối xử với diễn viên trẻ rất tốt, luôn trìu mến, không bao giờ lấy cái thế vai trên của mình để quát nạt ai cả. nghệ sĩ Phạm Bằng trân trọng những người có học thức, văn hóa, và sống rất văn minh nên chú về hưu 15 năm nay rồi nhưng còn đắt sô hơn cả hồi trẻ.
Chú bảo, không phải ai mời chú cũng đi làm đâu, chú thấy hợp thì đi thôi, có cả đoàn làm phim trong Tp. HCM cũng mời chú tham gia.
Tôi trân trọng những người nghệ sĩ như chú Phạm Bằng...” - Đạo diễn Phạm Đông Hồng khẳng định.
ĐD Phạm Đông Hồng 'bật mí' chuyện trả cát - xê đóng phim hài tết
Thứ 2, 12/12/2016 | 13:19
Mới đây, đạo diễn Phạm Đông Hồng đã "phơi bày" chuyện trả cát - xê đóng hài tết cho các diễn viên tham gia...
15 năm nay, cứ dịp tết đến xuân về là đạo diễn Phạm Đông Hồng cùng ê – kíp của mình lại “rục rịch” chuẩn bị làm phim hài Tết. Nhiều người bật mí, cứ chuẩn bị tết ông Công, ông Táo là phải mua đĩa hài tết về xem cho có... không khí. Xem nhiều phim hài
tết, nhưng nhiều người “ngoại đạo” vẫn cứ thắc mắc rằng, liệu tiền cát –
xê trả cho diễn viên phim hài tết có gì đặc biệt? Liệu có phải nhiều
đạo diễn đã “cắn răng” trả tiền cát – xê cho diễn viên thì họ mới đồng ý
đóng phim hài tết? Cuộc trò chuyện với đạo diễn Phạm Đông Hồng đã cho
khán giả hiểu hơn về chuyện này....
Chào đạo diễn Phạm Đông Hồng, tôi
thấy cứ dịp cuối năm là nhiều đạo diễn lại gấp rút tổ chức quay hài tết,
năm nay, anh vẫn theo “guồng quay” của các năm chứ?
Hoà chung với không khí làm phim tết,
nhiều năm nay tôi và ê – kíp của mình đã nỗ lực để cho ra những sản phẩm
phim hài tốt nhất. Vào dịp tết 2017 này, tôi đã làm 3 phim hài tết, đó
là hai phim hài kiểu dân gian phát vào tết âm lịch Đinh Dậu và một phim
hài kiểu hiện đại phát vào tết dương lịch 2017. Với phong cách làm hài
hiện đại, mang hơi thở của cuộc sống thời @, tôi hy vọng rằng, khán giả
sẽ đón nhận và ủng hộ những bộ phim của chúng tôi. Bởi để có những bộ
phim ấy, các diễn viên đã rất vất vả, làm việc ngày đêm với thái độ
nghiêm túc nhất.
Theo anh, làm thế nào để những bộ phim của mình có điểm nhấn để khán giả lựa chọn?
Năm nay, tôi mời các gương mặt diễn viên
mới như: NSƯT Công Lý, NSƯT Chí Trung, Tường Vy, NSƯT Tiến Đạt, ca sĩ
Lâm Chí Khanh... Tôi cũng mời diễn viên hài Lê Thị Dần - người gây ấn
tượng với khán giả chương trình Thách thức danh hài với biệt
danh "cô gái 100 triệu” hay NSND Bùi Bài Bình, NSƯT Đức Khuê, diễn viên
Trang Cherry để vào làm phim, hy vọng với các diễn viên tài năng và kịch
bản hay, khán giả sẽ ủng hộ bộ phim này. Việc làm thế nào để phim có sự
khác biệt là bài toán nan giải của nhiều đoàn làm phim. Tôi cho rằng,
để có sức hút, phim hài tết cần có kịch bản thật hay, vì thế nhiều năm
nay, tôi chú trọng vào khâu kịch bản cho phim tết. Có những năm tôi nghĩ
kịch bản từ sau khi nghỉ tết, có sự kiện gì hay, tôi ghi chú ra sổ để mình không bị “sót’” các sự kiện hay trong năm.
Đã có thời người ta gọi là “thời kỳ hoàng kim” của phim hài tết đúng không anh?
Đúng vậy, 15 năm trước chúng tôi làm hài rất thích, cứ chuẩn bị làm phim hài tết là các đại lý lại gọi điện liên tục để báo số lượng lấy đĩa phát hành, có những năm “cháy hàng” vì nhiều đại lý các tỉnh mang cả ô tô riêng lên lấy đĩa hài tết.
Tuy nhiên, những năm gần đây, phim hài tết phải cạnh tranh với nhiều thứ như mạng xã hội,
youtube hay “cam go” nhất là nạn băng đĩa lậu. Vì thế có những năm,
doanh thu từ việc bán đĩa hài tết của chúng tôi cũng sụt giảm khá nhiều.
Có những năm, đĩa hài chưa phát hành nhưng ngoài cửa hàng, băng đĩa lậu
đã bán tràn lan vì thế những người làm phim hài tết như chúng tôi cũng
khá đau đầu với bài toán kinh tế, rồi việc phát hành và lựa chọn việc
bảo mật thông tin phim hài sao cho có hiệu quả nhất.
Người ta đồn đoán rằng, Phạm Đông
Hồng nhiều năm nay liên tục mời được những diễn viên có tên tuổi tham
gia phim hài tết, có phải vì anh thường… trả tiền cát – xê đóng phim cao
không?
Tôi trả tiền cát – xê như nào, người
ngoài không biết, trừ tôi và diễn viên. Vì thực ra, việc trả tiền cát –
xê hài tết là do thoả thuận giữa đạo diễn và diễn viên tham gia. Mọi thứ
là do hai bên thấy được là được, không có quy định nào là tham gia phim
hài sẽ trả cát – xê cố định là bao nhiêu. Tôi nó thật, nhiều năm nay
tôi có một “thương hiệu” làm phim hài tết cũng “có số có má” trong làng
phim, nên nhiều diễn viên cũng rất muốn làm phim hài với tôi…
Tuy thế, số tiền anh bỏ ra để mời các diễn viên nổi tiếng tham gia phim của mình cũng rất cao đúng không?
Nhiều diễn viên tham gia phim hài của
tôi không bao giờ nói đến chuyện cát – xê, cứ thấy kịch bản hay là tham
gia như NSND Quốc Anh, NSƯT Minh Hằng... họ không bao giờ đòi hỏi tiền
cát - xê diễn hài hay hỏi han gì về vấn đề tiền bạc. Nhiều nghệ sĩ nổi
tiếng, "có sao, có gạch" tham gia làm phim tết của tôi nói rằng, họ tham
gia đóng phim vì đam mê với nghệ thuật chứ không phải chuyện làm phim
cho Đông Hồng sẽ được bao nhiều tiền. Quan trọng là họ được làm nghề,
sống với nghề chứ không phải chuyện tiền bạc đâu.
Nhưng để thuyết phục được các diễn viên “có tiếng” tham gia đóng phim tết, anh có mất nhiều thời gian không?
Nhiều diễn viên trước khi nhận lời có
làm phim hài với tôi hay không thường xem trước kịch bản và xem họ sẽ
diễn cùng với ai. Nhiều diễn viên “ngâm cứu” kịch bản nửa tháng mới trả
lời là có tham gia với đoàn làm phim hay không, thì lúc ấy mới nói đến
chuyện cát – xê. Đừng nghĩ là cứ trả nhiều tiền thì sẽ mời được diễn
viên tham gia. Nếu trả cát – xê cao nhưng phải đóng một vai “không ra
gì”, thương hiệu của họ sẽ đi xuống thì họ cũng không tham gia vì thương
hiệu không mua được bằng tiền. Tôi có cái hơn người là tôi đặt diễn
viên vào đúng vị trí của họ, để họ phát huy được khả năng của mình.
“Đặt đúng vị trí” là thế nào thưa anh?
“Nếu bạn là người “có đai, có đẳng” thì
cái “tầm” của bạn sẽ khác, nhiều người thường hỏi tôi rằng, vì sao tôi
lại mời được nhiều diễn viên nổi tiếng như NSND Quốc Anh, NSƯT Minh
Hằng, NSƯT Kim Oanh, NSƯT Xuân Bắc, NSND Tự Long, NSƯT Công Lý, NSƯT Chí
Trung, Trung Dân, Trang Moon, Lê Thị Dần,
Lâm Chi Khanh… vào hài tết của mình được… tôi trả lời rằng, vì tôi may
mắn mời được họ vào phim để họ có thể thoải mái “vùng vẫy” trong nghệ
thuật. Hơn nữa, tôi thường viết kịch bản theo kiểu “đo ni đóng giầy” tức
là tôi nhắm diễn viên nào vào vai này, thì sẽ viết kịch bản phù hợp với
người đó. Tôi không bao giờ nói chuyện tiền cát- xê trước mà tôi sẽ gửi
kịch bản trước, diễn viên đồng ý tham gia phim mới làm các bước tiếp
theo… Thậm chí, nhiều diễn viên còn chủ động gọi điện cho tôi để đăng ký
vào vai hài tết từ đầu năm…”.
Lạc Thành
Đạo diễn "vua hài Tết đất Bắc" đột ngột qua đời ở tuổi 63
Chủ Nhật, ngày 16/09/2018 00:22 AM (GMT+7)
Chia sẻ với báo giới, nghệ sĩ Trà My cho biết, cô rất sửng sốt khi hay tin dữ của Phạm Đông Hồng bởi trước đó ông được biết đến với hình ảnh tràn ngập năng lượng, rất khỏe mạnh và không ốm đau bệnh tật gì.
Thông tin đạo diễn Phạm Đông Hồng qua đời ở tuổi 63 vừa được các nghệ sĩ hài miền Bắc đồng loạt chia sẻ. Trên trang cá nhân, nghệ sĩ Trà My - một người em thân thiết của cố đạo diễn viết: "Bất ngờ quá anh ơi! Không một lời chào vĩnh biệt đến gia đình, người thân, bạn bè và những khán giả thân yêu của anh. Vĩnh biệt anh. Đạo diễn Phạm Đông Hồng".Cô cũng cho biết, đạo diễn Phạm đông Hồng bị đột quỵ chiều ngày 15/9/2018 và mất hồi 20 giờ 10 phút ngày 15/9/2018 tại bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội. Sau đó, gia đình đã đưa ông về nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông.
Chia sẻ với báo giới, nghệ sĩ Trà My cho biết, cô rất sửng sốt khi hay tin dữ của Phạm Đông Hồng bởi trước đó ông được biết đến với hình ảnh tràn ngập năng lượng, rất khỏe mạnh và không ốm đau bệnh tật gì.
Cách đây 3 tháng vị đạo diễn vẫn chia sẻ những hình ảnh tất bật trên phim trường khi thực hiện sản phẩm mới.
Khi hay tin dữ về vị đạo diễn từng cộng tác qua nhiều tác phẩm, nam diễn viên, đạo diễn Vượng Râu xót xa viết: "Anh Hồng ơi! Hai anh em còn mấy cái chưa làm mà! Sao anh chơi xấu với em thế!? Anh đừng làm thế nhé". Trong khi đó, đạo diễn trẻ Trịnh Lê Phong cũng bày tỏ lòng tiếc thương đàn anh trong sự bàng hoàng.Đạo diễn Phạm Đông Hồng sinh năm 1955 trong một gia đình có truyền thống làm nghệ thuật. Bố ông là đạo diễn, Giám đốc sở văn hóa thông tin tỉnh Quảng Ninh và mẹ ông là Giám đốc thư viện tỉnh Quảng Ninh.
Ngay từ nhỏ, Phạm Đông Hồng đã được tiếp xúc nghệ thuật và tinh hoa tri thức. Ông nhanh chóng bộc lộ tài năng và niềm yêu thích với điện ảnh, sân khấu.
Đạo diễn Phạm Đông Hồng và NSƯT Quang Thắng trong hậu trường phim hài do ông làm đạo diễn.
Sau nhiều năm theo đuổi nghệ thuật hài, Phạm Đông Hồng là một trong
những đạo diễn hiếm hoi vẫn trung thành với thể loại hài dân gian vốn
kén khán giả lẫn diễn viên.Trong sự nghiệp của mình, đạo diễn Phạm Đông Hồng từng hợp tác với một loạt nghệ sĩ đình đám Xuân Hinh, Xuân Bắc, Quang Thắng, Vượng Râu và để lại nhiều dấu ấn với một loạt tác phẩm như: Xuân Hinh 2009, Xuân Hinh 2013, Râu quặp, series hài Chôn nhời 1,2,3,4, Giấc mơ Chí Phèo, Cả ngố, Cổ tích thời @, Người ngựa ngựa người...
Bên cạnh mảng hài, ông cũng tham gia vào một số tác phẩm âm nhạc của nhiều ca sĩ thuộc thế hệ gạo cội như NSND Quang thọ với DVD kỷ niệm 40 năm Quang Thọ, nữ ca sĩ Anh Thơ, Trọng Tấn, Đăng Dương trong Tình ca vang mãi, tác phẩm Đồng Đội của Trọng Tấn...
Nhiều nghệ sĩ, người thân, fan... xót xa trước sự ra đi của thí sinh “Thách thức danh hài”.