VÕ THUẬT TINH HOA 69
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bí ẩn Võ sư là đại cao thủ Võ Bùa VN - Môn võ kỳ bí nhất từng gặp
Võ công kỳ lạ ấy là võ bùa, võ thần hay Thất Sơn thần quyền. Võ sư
Nguyễn Phong Cư, người đầu tiên đem võ bùa ra Bắc. tên tuổi một thời
lừng lẫy giang hồ, từng khiến nhiều cao thủ võ lâm nghe tên đã thấy run
rẩy sợ hãi ..
Kỳ lạ người được ‘thánh nhân’ trong rừng truyền tuyệt thế võ công chỉ trong... nửa giờ
(VTC News) - Chỉ hơn nửa giờ hấp thụ “võ công tuyệt thế” đó, ông Hỡi đã cảm nhận thấy nhiều sự biến đổi trong cơ thể mình.
Chuyến công tác tại một huyện
miền núi của tỉnh Phú Thọ, tôi đã vô tình gặp lại một đại cao thủ của
môn võ kỳ lạ này. Bất ngờ hơn, chính ông là người đầu tiên đưa võ công
huyền bí này ra đất Bắc và truyền dạy cho cả ngàn người. Lạ hơn nữa, tên
tuổi một thời lừng lẫy giang hồ, từng khiến nhiều cao thủ võ lâm nghe
tên đã thấy run rẩy sợ hãi ấy sống thanh bạc, ẩn dật dưới mái quê nghèo
yên ả, thậm chí, nhiều người trong xóm còn không biết ông là người… có
võ.
Cao thủ mai danh sau lũy tre làng
Tên
người đàn ông bí ẩn ấy, làng võ Việt có lẽ ai cũng biết. Ông là Nguyễn
Phong Cư, hiện đang sống ở thôn 3, xã Tình Cương (Cẩm Khê, Phú Thọ).
Thực ra, nói là tình cờ, nhưng trước đây, khi tìm hiểu về những môn
phái võ lạ ở Việt Nam, tôi đã rất muốn gặp ông. Thế nhưng, cơ duyên chưa
đến nên dù đã nhiều cố gắng nhưng tâm nguyện đó của tôi không thành
hiện thực.
Ngày ấy, khi tìm hiểu về
những cao thủ võ Việt và những môn phái võ cổ truyền, tôi thấy sẽ là
khiếm khuyết lớn nếu không nhắc tới Thất Sơn thần quyền, hay còn gọi nôm
na là võ bùa. Tuy nhiên, ở ngoài Bắc, sau khi rộ lên một thời gian
khoảng cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 thì bởi cuộc “tương tàn”
trên, các môn sinh theo học dòng võ này bỗng dưng… “mất tích”.
Phải
khó khăn lắm chúng tôi mới tìm được một cao thủ của dòng võ này ở Hà
Nội. Người đó là Ngô Xuân Chín, giang hồ gọi là Chín “cụt”, một thương
binh bị mất cả hai chân. Trong câu chuyện của mình, ông Chín kể, chừng
năm 1980, khi còn trong quân ngũ, thấy bạn bè tập môn võ kỳ lạ này, ông
đã chết mê chết mệt.
Qua
sự giới thiệu của những người bạn ấy, khi ra quân, dù đã bị cụt cả hai
chân, ông đã nhiều lần tìm về Phú Thọ để tầm sư học đạo. Phải mất cả
chục lần ngược xuôi, cảm thương sự kiên trì của ông, ông Nguyễn Văn Lộc,
danh sư võ bùa có cả trăm môn sinh ở xã Văn Khúc (cạnh xã Tình Cương)
khi ấy mới chịu thu nạp ông làm đệ tử.
Và,
đúng như cái tên thần quyền, chỉ sau một giờ truyền dạy, ông đã “hấp
thụ” được cơ bản bí quyết của môn võ lạ kỳ này. Về Hà Nội rèn luyện,
chừng vài tháng sau, ông ngược lên Phú Thọ để sư phụ mình kiểm tra. Tại
buổi lễ “tốt nghiệp” ấy, để ý, ông thấy sư phụ mình thường hay hỏi ý
kiến của một người đàn ông dáng cao lớn, rắn chắc. Sau này, tìm hiểu ông
mới biết người đó chính là sư phụ của sư phụ mình. Không ai khác, người
đó chính là ông Nguyễn Phong Cư, người đầu tiên đem võ bùa ra Bắc.
Ngay
thời gian đó, tôi đã muốn ngược lên Phú Thọ để gặp những người truyền
dạy thần quyền ấy nhưng ông Chín đã can. Ông bảo, nghiệp võ đã khiến
những cao nhân ấy mệt mỏi không muốn tiếp xúc với bất cứ ai nữa.
Lần
này, về Tình Cương, tuy những lời dặn trước đây của ông Xuân Chín vẫn
văng vẳng nhưng tôi vẫn muốn thử vận may của mình. Hỏi nơi ở của ông Cư
thì được biết, ở xã này, chỉ có mấy người mang tên ấy. Thế nhưng, chẳng
ai biết trong số những người mang tên đó, ai là cao thủ võ lâm. Mãi sau,
khi tình cờ hỏi chuyện một cán bộ xã nghỉ hưu thì được biết, ông Cư ở
thôn 3 chính là người tôi muốn gặp.
Nhà
ông Cư ở lưng chừng dốc. Hôm ấy, ông đang nai lưng cùng đám thợ cải
tạo, sửa chữa lại ngôi nhà gỗ đã cất được mấy chục năm của mình. Thấy
người lạ đến thăm ông ngạc nhiên lắm. Càng ngạc nhiên hơn khi biết chúng
tôi là nhà báo muốn gặp ông để hỏi chuyện về “nghiệp võ” huy hoàng năm
nào.
Sau phút ngạc nhiên đó, người
đàn ông tuổi đã lục tuần đó bỗng chùng nét mặt. Ông bảo, bây giờ, việc
ông quan tâm nhất là phụ giúp vợ con chạy chợ mưu sinh, chứ chuyện võ
nghệ thì ông đã “tuyệt giao” từ lâu lắm rồi, không muốn nhắc đến nữa.
Tuy nhiên, khi nhắc đến những cao thủ thần quyền từng một thời làm mưa
làm gió ở Hà Nội như Chín “cụt”, Thành “vuông”…, những đệ tử ruột của
ông năm nào thì những ký ức xưa cũ trong ông lại ồ ạt trào về.
Gặp cao nhân hệt như trong phim kiếm hiệp
Ông
Cư kể, ông đến với môn võ kỳ lạ này như định mệnh. Ngày ấy, khi đất
nước còn chìm trong khói lửa chiến tranh ông được cử đi học trường trung
cấp giao thông để phục vụ chiến trường. Thế nhưng, may mắn, khi ông sắp
tốt nghiệp thì chiến tranh cũng dứt. Chuẩn bị ra trường, ông xin thực
tập tại một công ty cầu đường đang tham gia thi công cây cầu bắc qua
sông Long Đại ở mãi huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ở công ty, ông
kết thân với một người bạn hơn mình mấy tuổi tên là Hỡi. Ông bạn này mê
săn bắn, hễ rảnh việc là vác súng vào rừng. Một buổi, khi đi săn về, ông
Hỡi bảo ông là vừa gặp một chuyện lạ lùng không thể tin là có thật.
Chuyện
là, chiều đó, mải mê đuổi theo bầy chim, ông Hỡi, bạn ông đã lạc vào
một trang trại rộng lớn ở cạnh khu rừng vắng mà không biết lối ra. Đang
loay hoay tìm đường thì bạn ông thấy phía xa có khói trắng bốc lên. Đi
về hướng có vệt khói đó, bất ngờ ông Hỡi gặp một người đàn ông nhỏ thó
đang ngồi canh lò đốt đá vôi. Mệt, khát ông Hỡi đã dừng chân hỏi chuyện
và xin nước uống.
Người đàn ông đó
nói giọng Huế, cử chỉ thì rất đỗi thân thiện, ân cần. Qua câu chuyện,
người đàn ông đó nói ông ta tên là Nguyễn Văn Cảo, nhà ở gần chợ Đông Ba
(Huế) nhưng bởi chiến tranh nên phải ly tán ra ngoài này để làm thuê
kiếm sống.
Ông Hỡi và ông Cảo cứ
thế mải mê trò chuyện, hệt như đã thân quen nhau từ lâu lắm. Khi mặt
trời chuẩn bị khuất núi, đến lúc phải chia tay, bịn rịn, ông Cảo bảo,
ông không biết mình sẽ ở đất này bao lâu nữa và hai người còn có duyên
gặp lại hay không. Do vậy, để đánh dấu buổi gặp gỡ này, ông Cảo muốn
tặng ông Hỡi một món quà.
Nghe
ông Cảo nói vậy, ông Hỡi đã rất xúc động nhưng vẫn băn khoăn rằng không
biết người đàn ông có vóc người nhỏ thó và nghèo khổ ấy định tặng mình
thứ gì giữa chốn hoang vu này. Chẳng để ông phải chờ đợi lâu, ông Cảo
bảo, ông muốn truyền lại cho ông Hỡi võ công mà cả đời mình đã khổ công
rèn luyện.
Nghe ông Cảo nói vậy,
ông Hỡi thấy vô cùng kinh ngạc. Võ công phải học cả năm, cả đời chứ làm
sao có thể truyền lại trong chốc lát được. Thấy ông Hỡi sửng sốt thế,
ông Cảo đã cười xòa và bảo, võ công đó là thần quyền, ai nhanh nhạy chỉ
học trong nửa giờ là đâu vào đấy. Còn rèn luyện nâng cao đến đâu thì do
tự thân mỗi người.
Nói rồi ông Cảo
vào lều lấy mấy que nhang cùng 2 lá bùa có viết những chữ loằng ngoằng
ra truyền thụ võ công cho ông Hỡi. Khi ấy, vẫn chưa hết ngạc nhiên và
nghi ngại nhưng nghĩ người bạn mới quen ấy chân tình nên ông Hỡi cứ làm
theo tất cả những gì mà ông Cảo hướng dẫn. Và, quả lạ lùng, chỉ hơn nửa
giờ hấp thụ “võ công tuyệt thế” đó, ông Hỡi đã cảm nhận thấy nhiều sự
biến đổi trong cơ thể mình.
Ông Cư
kể, đêm đó, nghe ông Hỡi thuật lại cầu chuyện mình vừa gặp khi chiều,
thoạt đầu, ông cũng chẳng tin. Ông cho rằng ông Hỡi đã thần thánh, bịa
ra chuyện đó để mua vui với mọi người. Để chứng minh những lời mình vừa
kể, ông Hỡi ra sân, lẩm nhẩm đọc chú rồi… đi quyền.
Thấy
chân tay ông Hỡi múa may loằng loằng, động tác chẳng giống mấy người
biết võ nên mọi người càng không tin. Bực mình, ông Hỡi bảo, ai không
tin thì vào đánh thử. Nghe ông Hỡi nói thế, mấy cậu thanh niên hiếu
thắng đã nhảy bổ vào. Thế nhưng, lạ kỳ, hễ người nào lao vào đều bị
những thế võ loằng ngoằng của ông Hỡi đánh bật ra. Có người còn văng ra
xa đến vài thước hệt như bị sức mạnh vô hình nào đó đẩy vậy.
Tận
thấy cảnh đó, tuy vô cùng kinh ngạc nhưng ông Cư cũng chưa hẳn tin vào
câu chuyện mà ông Hỡi kể. Biết có chứng minh thế nào thì bạn mình cũng
chẳng tin, nên khi ai về giường nấy ông Hỡi vỗ vai ông bảo: “Tuần sau
được nghỉ, tôi dẫn anh đến gặp người đó thì khắc biết!”.
Tuần
sau, vừa tinh mơ, hai ông đã vội lên đường. Thế nhưng, tới trang trại
nọ, những lò nung vôi vẫn còn nguyên đó mà chẳng thấy bóng người. Hỏi ra
mới biết, hai ông đã chậm chân bởi trước đó ông Cảo đã về Huế từ 3 hôm
trước.
Bế quan nghiền bí kíp của tiền nhân
Ông
Cư bảo, môn phái nào cũng vậy, sự học là vô biên, không bao giờ có giới
hạn. Cái sự vô biên ấy với thần quyền còn mênh mông hơn gấp bội. Nếu
các môn võ khác có chiêu thức, có bài bản, người luyện tập chỉ cần
chuyên cần cùng với chút năng khiếu thì có thể đạt tới cảnh giới tối
thượng nhưng thần quyền thì không phải vậy. Tuyệt kỹ võ công của thần
quyền là sự xuất thần, là sự “ngẫu hứng thần thánh”. Chính bởi sự vô
định đó nên không có thước đo, chuẩn mực nào có thể đánh giá, so sánh
được. Bởi thế, luyện thần quyền thành tài hay không hoàn toàn phụ thuộc
vào cái duyên của người tập.
Tuy
nhiên, ông Cư bảo, suốt mấy chục năm qua, bế quan nghiền ngẫm, từ cuốn
bí kíp mà ông may mắn có được do sáng tổ Trần Ngọc Lơ để lại, ông đã
biên soạn, chỉnh sửa và cho ra đời cuốn “bí kíp” thần quyền mới với nội
dung cơ bản hơn, dễ hiểu, dễ học hơn.
Lần
tìm trong ngăn tủ với vô khối những giấy tờ nhuốm màu thời gian, ông Cư
lấy cho chúng tôi xem cuốn sách mà ông đã dày công biên soạn đó. Cuốn
sách được đánh máy cẩn thận với những hình vẽ sắc nét, rõ ràng. Tuy
nhiên, với những người ngoại đạo thì những hình vẽ đó chẳng khác gì đánh
đố bởi không thể đoán biết chúng thể hiện nội dung gì.
Ông
Cư bảo, chỉ những người học thần quyền mới đọc được những hình vẽ đó,
những chữ kiểu tượng hình đó. Thế nhưng, đọc cũng chỉ là phát âm như
kiểu mật khẩu chứ còn nội dung nó thế nào thì cũng chưa ai có thể giải
thích rõ ràng, cặn kẽ. Ngay bản thân ông cũng vậy, đến tận bây giờ ông
cũng chỉ biết nhận mặt hình, mặt chữ chứ còn nội dung nó thế nào thì ông
vẫn không thể tỏ tường. Và, chính điều đó đã khiến thần quyền càng trở
nên bí ẩn. Không ai có thể giải thích được vì sao cứ khi lẩm nhẩm những
hình, những chữ đó thì… võ công lại đột ngột tìm về. Chữ đó là của ai,
quy ước gì, đến từ đâu… vẫn là những câu hỏi mà người tập thần quyền như
ông đang cố tìm câu trả lời dù biết việc đó là vô ích.
Cuộc chiến sinh tử với… áo cơm
Ông
Cư bảo, thần quyền đến với ông là cái duyên, cái mệnh. Bởi thế, suốt
cuộc đời này, dù muốn, dù không ông vẫn phải buộc chặt cuộc đời mình với
môn võ lạ kỳ này. Thế nhưng, cơm áo chẳng đùa với… cao nhân, bởi cuộc
mưu sinh nên trước đây, bây giờ và có lẽ là vài năm tới nữa, ông phải
tạm gác võ công sang một bên để toan lo cuộc sống.
Ông
kể, rời quân ngũ trở về quê, đối diện với cuộc sống thực tại, những mơ
mộng về cuộc đời phiêu lưu giang hồ của ông thời trẻ ngay lập tức vụt
tan. Không còn những mộng mơ nay đây mai đó cùng đám huynh đệ luyện võ
dưới trăng, không còn những chuyến đi dài ngày thăm anh em cùng môn phái
ở những vùng đất lạ nữa mà thay vào đó là việc gánh vác trọng trách
giúp vợ nuôi các con khôn lớn, thành người.
Sống
cạnh sông Hồng nặng đỏ phù sa nên nhà ông theo nghề nông thuần túy.
Những năm trước đây, ông kể, dù bạc mặt với ruộng, với vườn nhưng như
bao gia đình ở vùng trung du này, lo cái ăn cái mặc cũng xẩm mặt tím
mày.
Những lúc nông nhàn, vợ chồng
ông lại kẽo kẹt xe hoa quả, rong ruổi đến các chợ vùng sâu, vùng xa để
bán buôn, trao đổi. Những khi quần quật với ruộng vườn hay lăn mình bên
chiếc xe trĩu nặng đó, chẳng ai còn nhận ra ông từng là một cao thủ
quyền thần nữa. Ngay cả ông cũng vậy, ông bảo, nhiều khi ông cũng không
nhận ra chính mình nữa. Thế nhưng, cuộc sống là vậy, nhiều khi vẫn phải
quên đi lý tưởng, hoài bão để đối diện với thực tại.
Hôm
chúng tôi tìm về Tình Cương gặp ông là hôm ông được vợ mình “cho phép”
nghỉ việc chợ búa. Ông ở nhà để cùng đám thợ sửa nhà. Mồ hôi nhễ nhại,
áo quần lấm lem. Nói tương lai, ánh mắt ông xa xăm lắm. Ông bảo, chắc
phải vài năm nữa, khi kinh tế gia đình ổn định hơn, ông mới dám cùng thần quyền tái xuất giang hồ chứ bây giờ thì chưa thể.
Ông
kể, trong suốt thời gian mai danh ẩn tích vừa qua, cũng có nhiều người
bởi đam mê môn võ lạ này đã không quản đường xá xa xôi lặn lội tìm đến
bái ông làm thầy, khẩn mong ông truyền thụ thứ võ công siêu hạng đó. Thế
nhưng, nghĩ mình còn nhiều việc phải lo nên ông đã khéo léo chối từ tất
cả. Một vài năm tới, nếu có cơ hội phát dương môn võ trở lại, ông tin
chắc rằng sẽ có rất nhiều sẽ tìm đến với ông để cùng ông đi tiếp chặng
đường võ học còn dang dở ấy.
Quá khứ ngủ yên
Nhắc
đến môn võ thần bí này không thể không nhắc tới cao nhân Nguyễn Văn Lộc
(xã Văn Khúc, Cẩm Khê) ngay giáp xã Tình Cương, nơi ông Cư ở. Ông Lộc
từng học Thiếu lâm khi còn trong quân đội, thế nhưng, sau trận tỉ thí
với ông Cư, thấy thần quyền có sức mạnh vô song, ông Lộc đã bái ông Cư
làm thầy ngay từ “buổi ban đầu” đó. Và, cũng chính từ ông Lộc, thần
quyền đã lan tỏa khắp các tỉnh thành và được nhiều người biết tới.
Theo
chỉ dẫn của ông Cư, men theo con đường đất đỏ ngoằn nghoèo, chúng tôi
tìm đến nhà ông Lộc. Nhà ông Lộc nằm trên mỏm đồi, trước mắt là bãi đầm
phá trắng xóa nước. Ngôi nhà cấp 4 nhỏ xinh nép mình dưới tán tre mát
rượi. Trưa hè, thôn quê im lìm, chỉ thấy tiếng ve và tiếng gió đưa xào
xạc. Nhà ông Lộc đóng cửa im ỉm. Gọi một hồi mới thấy người đàn bà thấp
bé từ dưới bếp chạy ra bảo: “Các chú tìm nhà tôi à? Nhà tôi vừa đi làm
vắng, mời các chú vào nhà xơi nước!”.
Vừa
rót nước mời khách người đàn bà đó vừa nhanh nhảu: “Hẳn các chú ở Hà
Nội lên? Các chú lên sớm vài phút nữa thì gặp nhà tôi ở nhà đấy, ông ấy
vừa đi đặt đó dưới đầm ấy! Các chú cứ uống nước đi, nếu có việc cần thì
tôi sẽ gọi ông ấy về!”.
Trong lúc
chờ chồng về, trò chuyện với chúng tôi, vợ ông Lộc bảo, chồng bà hay có
khách phương xa đường đột tìm đến. Họ đến tìm ông cũng chỉ với một mục
đích nhờ ông truyền dạy thần quyền. Có người đến cả vài ba lần, thế
nhưng, theo bà thì hình như tất cả những vị khách đó đều phải ra về
trong thất vọng. Chẳng biết vì lý do gì mà chồng bà không chịu nhận họ
làm đệ tử.
Đang mải câu chuyện thì
chợt vợ ông Lộc khoát tay: “Kia kìa, ông ấy về rồi đấy!”. Phóng tầm mắt
ra đầm nước dưới chân đồi, chúng tôi thấy người đàn ông nhỏ thó đang mải
mê chèo chiếc thuyền con tiến lại. Những động tác chèo của ông hấp tấp,
vội vàng trông vô cùng vất vả. Chỉ một loáng sau đã thấy ông xuất hiện
trước nhà. Nước da ông đen đúa, khuôn mặt ông khắc khổ hệt như những lão
nông cả đời chỉ biết đến những vất vả của ruộng đồng, cấy hái.
Sau
cái bắt tay nồng nhiệt, cũng như ông Cư, ông Lộc bảo, nghiệp võ ông
cũng đã gác lại mấy chục năm rồi. Gánh nặng gia đình đã níu chân ông,
không cho ông bay nhảy nữa. “Nhà tôi trước hay đi lắm nhưng mấy chục năm
nay tinh có ở nhà thôi! Các bạn ông ấy ở đâu đó thỉnh thoảng đến chơi
thì đến chứ ông ấy ít đi lắm!”, vợ ông chen ngang.
Trong
lúc vợ mình trò chuyện với khách, ông Lộc vớ điếu cày, rít liền mấy
hơi, thả khói mù mịt. “Nghiệp võ với tôi là chuyện quá khứ rồi các anh
ạ! Tôi cũng đã có tuổi, sức khỏe cũng chẳng có nữa, thế nên đành giã từ
thôi, chẳng biết thế nào được!”.
Sau
bi thuốc lào, buông mắt theo những vệt khói mờ ảo, ông Lộc nói bằng
giọng buồn buồn:“Biết các anh vất vả lên đây, nhưng thôi, để khi nào có
thời gian, tôi sẽ cùng các anh trò chuyện, chứ hôm nay tôi bận lắm!”.
Ông Lộc từ chối khi chúng tôi có nhã ý hỏi về chuyện ông truyền dạy thần
quyền, rồi cùng mấy anh em huynh đệ đưa thần quyền về định gây dựng môn
phái ở Hà Nội hồi đầu thập niên 90 của thế kỷ trước.
Nói
xong lời chối từ đó, ông ngồi thần mặt như tiếc nuối điều gì ghê gớm
lắm. Hình như, với người đàn ông này, quá khứ đã để lại nhiều nhiều kỷ
niệm vui ít, buồn nhiều nên ông không muốn nhắc tới. Biết là có thuyết
phục thế nào cũng vô hiệu nên chúng tôi cũng đành thôi.
Ngồi
trò chuyện với chúng tôi thêm vài phút nữa ông Lộc lại tất tả đứng dậy,
đội nón mê lên đầu và khấp khởi đi. Nhìn người đàn ông tất tưởi trong
nắng chiều nhợt nhạt ấy, dù biết rất rõ nhưng chúng tôi cũng chẳng thể
nghĩ ông lại là một trong những cao thủ thần quyền tiếng tăm một thời
vang dội.
Thu Trinh
Chuyện về hai võ sư dùng côn đánh chết 3 con cọp ở Bình Dương
Trong khoảng thời gian không đầy 2 giờ cận chiến, 3 con cọp dữ đã bị hai ông hạ sát.
Võ lâm mở đất
Vào nửa cuối thế kỷ 17, những người Việt từ miền Thuận Quảng đã làm một cuộc Nam tiến vào khai phá xứ Đồng Nai, lịch sử ghi nhận đây là cuộc di dân lớn nhất so với trước đó. Theo lịch sử Bình Dương 300 năm, chính những di dân này lập ra làng Tân Khánh, nay là Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, Bình Dương.
Khi ấy, nơi đây là vùng đất mới, hoang sơ và tất nhiên nhiều thú dữ. Trong hành trang Nam tiến, ngoài công cụ lao động thô sơ họ còn mang theo miếng võ của tổ tiên lưu truyền trong những ngày đầu dựng nước. Vừa để phòng thân, vừa rèn thể lực đó là miếng võ "miệt rừng" - hay còn gọi võ lâm. Nhưng mãi đến hai thế kỷ sau miếng võ của những người đi khai hoang mới được nhiều người biết đến.
Đó là vào đầu thế kỷ 19, Vua Gia Long lên ngôi, chính sách tìm diệt cựu thần nhà Tây Sơn để trả thù thì mảnh đất Tân Khánh đón tiếp một cô gái xinh đẹp họ Võ. Vừa đặt chân đến vùng đất này, cô mở một quán nước ven đường, trên quầy treo thanh kiếm. Nhiều khách tò mò hỏi, cô không úp mở, nói quý khách nào vào uống nước không trả tiền thì vui lòng chào thanh kiếm trước khi rời quán. Mặc dù xã hội lúc ấy nhiễu nhương, khách đa tình cũng chẳng dám lả lơi. Bởi đã có vài bậc anh hùng "thử chào thanh kiếm" nhưng cũng không thể bước qua.
Về sau người ta mới biết cô gái xinh đẹp ấy chính là bà Võ Thị Trà, một hậu duệ của bộ tướng nhà Tây Sơn vào đây lánh nạn. Ban ngày là cô hàng nước, ban đêm là một nữ tướng với những đường kiếm "rồng bay phụng múa". Không lâu sau, trai tráng trong làng đến xin "thọ giáo" cô vài thế võ để phòng thân.
Và cũng kể từ đây Tân Khánh được biết đến như là vùng đất võ của phương Nam. Để rồi, tên đất gắn với tên người và khai sinh ra phái võ cổ truyền Tân Khánh - Bà Trà đã trở thành huyền thoại bất tử với thời gian.
Cũng trong khoảng thời gian này, lịch sử vùng đất Đông Nam Bộ ghi nhận nữ tướng Bà Trà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chóng lại bọn tham quan địa phương từ căn cứ Truông Mây, trong suốt 10 năm, từ 1850 - 1859.
Cọp Bàu Lòng - Võ Tòng Tân Khánh
Theo tiến sĩ, võ sư Hồ Tường - chưởng môn đời thứ năm của phái võ này, hiện đang dạy võ tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP Hồ Chí Minh, Bà Trà có rất nhiều đệ tử, trong số đó có hai đệ tử chân truyền đã trở thành huyền thoại của môn phái. Đó là hai anh em ông Võ Văn Ất (hai Ất) và Võ Văn Giáp (Ba Giáp). Cả hai ông có hơn 10 lần đối đầu với cọp. Hai người có sở trường sử dụng trường côn, dân làng có thói quen gọi là "roi".
Một trong số "chiến tích" lưu danh trong sử sách đó là trận chiến của hai ông với ba con cọp dữ vào một buổi chiều ở địa danh Hố Ngỡi, nằm bên cạnh làng Tân Khánh - nay là Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên. Trong khoảng thời gian không đầy 2 giờ cận chiến, 3 con cọp dữ đã bị hai ông hạ sát. Từ đây, võ phái đánh cọp lại càng vang danh. Đến nỗi ngày nay, bất cứ ai đến vùng đất này cũng được nghe từ người già đến trẻ con kể vanh vách từng câu chuyện về "hai ông già đánh cọp".
Một trong số những câu chuyện kể về đánh cọp của hai ông được người dân thuộc lòng: "Cọp Bàu Lòng - Võ Tòng Tân Khánh". Họ xem đấy như là câu chuyện "giáo khoa" trong kho tàng của võ lâm Tân Khánh - Bà Trà. Bởi theo họ, "Võ Tòng Tân Khánh" tài năng hơn… Võ Tòng bên Tàu nhiều!
Số là sau khi tiêu diệt 3 con cọp dữ ở Hố Ngỡi, danh tiếng võ nghệ của hai ông vang danh khắp vùng. Xứ Bàu Lòng (Chơn Thành, Bình Phước) nhiều năm bị ông "ba mươi" về làng bắt bò, heo... của dân làng. Mỗi lần bắt vài ba con, khiến cho dân làng sợ hãi, thậm chí không dám ra đồng sản xuất. Nhiều lúc việc đồng áng gấp rút họ phải tập hợp những trai tráng, cùng với mõ tre, tên tẩm thuốc độc… rồi chờ mặt trời lên cao mới dám ra đồng. Lúc bấy giờ ban hội tề trong làng họp bàn, cử người lên trên gặp thầy Cai Tổng xin súng về trừ cọp. Đến khi gặp cọp, cầm súng trong tay nhưng chẳng ai dám bóp cò. Hay chuyện, cai tổng liền cử người đi mời hai ông Ất, Giáp về trị cọp.
Chiếc xe bò chở hai ông Ất, Giáp về đến Bàu Lòng được 3 hôm mà chẳng thấy cọp về làng. Hai ông tỏ ra "sốt ruột" vì bỏ công ăn việc làm ở nhà. Dân làng kháo nhau, có lẽ cọp biết có thầy võ nên nên sợ không dám về làng? Bước sang ngày thứ 4, cơm trưa vừa xong, hai ông chợt nghe tiếng la thất thanh của lũ trẻ liền bước ra xem sự thể thì thấy ông "ba mươi" xuất hiện.
Trong lúc mọi người còn đang khiếp vía thì thấy ông Giáp cắp roi nhảy ra sân thủ thế. Ông Ất tay chống nạnh, đứng nhìn nơi ngạch cửa. Ở ngoài sân, cọp thấy người liền gầm lên rồi phóng tới chụp đùa. Ông Giáp né nhanh, liền đó vung roi đâm trúng vào hông cọp khá mạnh. Cọp gầm lên rồi quay lại chụp liền. Ông Giáp lại vung roi, lúc đập, lúc đâm. Cọp nhảy tới, nhảy lui gầm thét. Người chứng kiến quên phần sợ hãi. Cuộc giao tranh độ tàn điếu thuốc, bất ngờ cọp hộc lên một tiếng rồi vọt ra ngoài vòng chiến, nằm ngửa chỏng vó lên trời.
Theo tiến sĩ, võ sư Hồ Tường, đó là thế "trâu vằn", gọi là miếng tổ của cọp, ai sơ suất nhảy vào là toi mạng. Roi đánh thì bị cọp bắt, tiện dịp móc họng luôn đối phương. Ông Giáp thấy cọp thủ thế "trâu vằn" không thèm đánh, đứng chống roi nghỉ.
Một hồi lâu, cọp không thấy ông Giáp xông vào phá miếng nghề của mình, liền gầm lên phóng lại vòng chiến. Ông Giáp vung roi đánh tiếp. Một lần nữa dân Bàu Lòng được xem mê mệt, cát bụi mù mịt không phân biệt được đâu là người, đâu là thú. Lát sau cọp bèn giở lại miếng cũ. Ông Giáp lại chống roi đứng chờ tái chiến.
Lần này chờ cũng không thấy ông Giáp phá miếng "trâu vằn". Cọp lại xoay mình phóng vào vòng chiến. Phen này ông Giáp ra đòn rất hiểm. Chỉ ít phút sau người ta nghe tiếng cọp rống thật to, nhảy ra khỏi vòng bỏ chạy. Tiếp theo, một tiếng rống to hơn, dài hơn, nhìn lại thấy ông Ất đứng bên xác cọp. Tất cả mọi người đứng xem không ai thấy ông Ất ra tay. Nhưng ông Ất thì đoán được đường rút lui của cọp, ông liền lao ra chặn đầu, dưới ngọn roi ngàn cân của ông, cọp hết đường thoát.
Đi tìm hậu duệ của Võ lâm Tân Khánh
Theo tiến sĩ, võ sư Hồ Tường, không chỉ có những bậc tiền bối mới có tài đả cọp, năm 1914, ông Ất được chính quyền Pháp mời về Sài Gòn đánh cọp nhân lễ khai thị chợ Bến Thành. Nhưng ông từ chối và giao cho con gái "rượu" là bà Năm Vuông (Võ Thị Vuông), lúc ấy mới ngoài 20 tuổi.
Hàng ngàn quan khách dự lễ hôm đó ai cũng tỏ ra e ngại cho phận nữ nhi, phận "liễu yếu, sương mai" đâu dễ đương đầu chúa sơn lâm? Chỉ một tiếng gầm thôi cũng đủ làm người nhát gan mất vía. Ông Ất giao trách nhiệm đương đầu với cọp dữ trên sàn đấu cho con gái mình thật bội phần nguy hiểm, song ông tin vào tài năng võ học của con mình đủ sức hạ bất cứ con cọp dữ nào.
Bản thân bà Năm Vuông cũng hiểu rõ phận nữ nhi không dễ "tốc chiến, tốc thắng" mà phải đánh dai dẳng, nhằm phá sức cọp mới bảo toàn tính mạng. Cuộc thư hùng giữa người và thú khởi từ ban mai, đến giờ ngọ mới kết thúc. Người và thú máu me nhuộm đỏ. Cọp xoay trở rất nhanh, đưa vuốt chụp liên hồi, nhưng bà Năm Vuông nhanh hơn. Khi thọc ngược đao, lúc tả, lúc hữu… thân pháp nhịp nhàng, đáng mặt con nhà võ.
Cọp dần dần ra máu nhiều và kiệt sức, xoay trở chậm chạp. Sau cùng nhận lấy ngọn lao hiểm kết thúc cuộc đấu. Năm 1973, NXB Lửa Thiêng đã dành nhiều trang nói về cuộc giao đấu "sinh tử" này trong cuốn "Những môn võ bí truyền trên thế giới", của tác giả Hàn Thanh.
Đến nay trải qua bao biến đổi thăng trầm của những tháng ngày tao loạn, võ phái Tân Khánh - Bà Trà đã bước sang đời thứ năm. Tiến sĩ, võ sư Hồ Tường cho biết, anh em ông Ất, ông Giáp được xếp vào hàng tiên sư, đời thứ nhất; kế đến Võ Văn Trực (Sáu Trực); Võ Văn Phiên (Bảy Phiên); Hồ Văn Lành (tức võ sư Từ Thiện, mất 2005).
Đến nay, hậu duệ đời thứ năm cũng là hậu duệ duy nhất còn lại biết các thế võ đánh cọp của môn phái này chính là tiến sĩ, võ sư Hồ Tường - con trai võ sư Từ Thiện, hiện dạy võ từ thiện tại TP Hồ Chí Minh. Theo tiến sĩ, võ sư Hồ Tường, võ đánh cọp có 10 thế riêng, mỗi thế có 10 biến thế, diễn nôm như sau: Thế thứ nhất hoành đả hỏa xa; thứ hai phù phóng; thứ ba roi hoành; thứ tư phục hổ tang tành; thứ năm xà địa giữ mình cho xinh; thứ sáu roi đăm lèo; thứ bảy hồi mã đừng theo mà lầm; thứ tám phục hổ đạt trùng; thứ chín bát tự; thứ mười đâm đôi.
Đối với các bậc tiên sư của ông, chưa nghe nói có con hổ dữ nào thoát được 10 thế võ này. Đặc trưng của phái võ này là lối tấn công phối hợp và liên hoàn. Những đòn chân, đòn tay, tung theo đường thẳng, làm rối loạn sự phòng ngự của đối phương, giúp cho sự tấn công đạt hiệu quả cao. Những kỹ thuật cận chiến dùng đầu gối, cùi chỏ, nắm đấm, cạnh bàn tay, ức bàn tay… giúp môn sinh có kỹ năng chiến đấu trong mọi tình huống. Quyền cước không cầu kỳ, phù hợp với thể tạng người Việt Nam bé nhỏ.
Một võ phái từng một thời lẫy lừng như vậy, nhưng giờ đây ở nơi khai sinh ra phái võ vang danh thiên hạ nhưng rất khó tìm thấy vết tích của võ đường? Gần đây, tỉnh Bình Dương đã có quyết định khôi phục lại làng võ này.
Tiến sĩ sử học Hồ Sơn Diệp (Trường ĐH KHXH&NV TP Hồ Chí Minh), người chấp bút đề án "Khôi phục võ lâm Tân Khánh Bà Trà", cho biết đề án đang trong giai đoạn hoàn chỉnh và triển khai. Theo đề án, tới đây sẽ tiến hành xây dựng võ đường, nhà truyền thống, khôi phục các bài quyền, binh khí, trang phục cho môn phái…. Tiến tới đưa môn phái này hòa nhập vào làng võ cổ truyền quốc gia và thế giới.
Đến khi đó, võ lâm Tân Khánh - Bà Trà sẽ không còn là tài sản của người Bình Dương nữa mà sẽ trở thành di sản văn hóa quốc gia. Bởi việc để một phái võ nổi tiếng như vậy thất truyền là có tội với tiền nhân. Vì trong thực tế những người biết võ Tân Khánh - Bà Trà có thể đánh và đánh thắng cọp dữ là điều đã được tiền nhân ghi nhận.
Nguồn: Phương Cường (CAND)
Võ lâm mở đất
Vào nửa cuối thế kỷ 17, những người Việt từ miền Thuận Quảng đã làm một cuộc Nam tiến vào khai phá xứ Đồng Nai, lịch sử ghi nhận đây là cuộc di dân lớn nhất so với trước đó. Theo lịch sử Bình Dương 300 năm, chính những di dân này lập ra làng Tân Khánh, nay là Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, Bình Dương.
Khi ấy, nơi đây là vùng đất mới, hoang sơ và tất nhiên nhiều thú dữ. Trong hành trang Nam tiến, ngoài công cụ lao động thô sơ họ còn mang theo miếng võ của tổ tiên lưu truyền trong những ngày đầu dựng nước. Vừa để phòng thân, vừa rèn thể lực đó là miếng võ "miệt rừng" - hay còn gọi võ lâm. Nhưng mãi đến hai thế kỷ sau miếng võ của những người đi khai hoang mới được nhiều người biết đến.
Đó là vào đầu thế kỷ 19, Vua Gia Long lên ngôi, chính sách tìm diệt cựu thần nhà Tây Sơn để trả thù thì mảnh đất Tân Khánh đón tiếp một cô gái xinh đẹp họ Võ. Vừa đặt chân đến vùng đất này, cô mở một quán nước ven đường, trên quầy treo thanh kiếm. Nhiều khách tò mò hỏi, cô không úp mở, nói quý khách nào vào uống nước không trả tiền thì vui lòng chào thanh kiếm trước khi rời quán. Mặc dù xã hội lúc ấy nhiễu nhương, khách đa tình cũng chẳng dám lả lơi. Bởi đã có vài bậc anh hùng "thử chào thanh kiếm" nhưng cũng không thể bước qua.
Về sau người ta mới biết cô gái xinh đẹp ấy chính là bà Võ Thị Trà, một hậu duệ của bộ tướng nhà Tây Sơn vào đây lánh nạn. Ban ngày là cô hàng nước, ban đêm là một nữ tướng với những đường kiếm "rồng bay phụng múa". Không lâu sau, trai tráng trong làng đến xin "thọ giáo" cô vài thế võ để phòng thân.
Và cũng kể từ đây Tân Khánh được biết đến như là vùng đất võ của phương Nam. Để rồi, tên đất gắn với tên người và khai sinh ra phái võ cổ truyền Tân Khánh - Bà Trà đã trở thành huyền thoại bất tử với thời gian.
Cũng trong khoảng thời gian này, lịch sử vùng đất Đông Nam Bộ ghi nhận nữ tướng Bà Trà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chóng lại bọn tham quan địa phương từ căn cứ Truông Mây, trong suốt 10 năm, từ 1850 - 1859.
Cọp Bàu Lòng - Võ Tòng Tân Khánh
Theo tiến sĩ, võ sư Hồ Tường - chưởng môn đời thứ năm của phái võ này, hiện đang dạy võ tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP Hồ Chí Minh, Bà Trà có rất nhiều đệ tử, trong số đó có hai đệ tử chân truyền đã trở thành huyền thoại của môn phái. Đó là hai anh em ông Võ Văn Ất (hai Ất) và Võ Văn Giáp (Ba Giáp). Cả hai ông có hơn 10 lần đối đầu với cọp. Hai người có sở trường sử dụng trường côn, dân làng có thói quen gọi là "roi".
Một trong số "chiến tích" lưu danh trong sử sách đó là trận chiến của hai ông với ba con cọp dữ vào một buổi chiều ở địa danh Hố Ngỡi, nằm bên cạnh làng Tân Khánh - nay là Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên. Trong khoảng thời gian không đầy 2 giờ cận chiến, 3 con cọp dữ đã bị hai ông hạ sát. Từ đây, võ phái đánh cọp lại càng vang danh. Đến nỗi ngày nay, bất cứ ai đến vùng đất này cũng được nghe từ người già đến trẻ con kể vanh vách từng câu chuyện về "hai ông già đánh cọp".
Một trong số những câu chuyện kể về đánh cọp của hai ông được người dân thuộc lòng: "Cọp Bàu Lòng - Võ Tòng Tân Khánh". Họ xem đấy như là câu chuyện "giáo khoa" trong kho tàng của võ lâm Tân Khánh - Bà Trà. Bởi theo họ, "Võ Tòng Tân Khánh" tài năng hơn… Võ Tòng bên Tàu nhiều!
Video hấp dẫn hổ phục kích lợn rừng
Số là sau khi tiêu diệt 3 con cọp dữ ở Hố Ngỡi, danh tiếng võ nghệ của hai ông vang danh khắp vùng. Xứ Bàu Lòng (Chơn Thành, Bình Phước) nhiều năm bị ông "ba mươi" về làng bắt bò, heo... của dân làng. Mỗi lần bắt vài ba con, khiến cho dân làng sợ hãi, thậm chí không dám ra đồng sản xuất. Nhiều lúc việc đồng áng gấp rút họ phải tập hợp những trai tráng, cùng với mõ tre, tên tẩm thuốc độc… rồi chờ mặt trời lên cao mới dám ra đồng. Lúc bấy giờ ban hội tề trong làng họp bàn, cử người lên trên gặp thầy Cai Tổng xin súng về trừ cọp. Đến khi gặp cọp, cầm súng trong tay nhưng chẳng ai dám bóp cò. Hay chuyện, cai tổng liền cử người đi mời hai ông Ất, Giáp về trị cọp.
Chiếc xe bò chở hai ông Ất, Giáp về đến Bàu Lòng được 3 hôm mà chẳng thấy cọp về làng. Hai ông tỏ ra "sốt ruột" vì bỏ công ăn việc làm ở nhà. Dân làng kháo nhau, có lẽ cọp biết có thầy võ nên nên sợ không dám về làng? Bước sang ngày thứ 4, cơm trưa vừa xong, hai ông chợt nghe tiếng la thất thanh của lũ trẻ liền bước ra xem sự thể thì thấy ông "ba mươi" xuất hiện.
Trong lúc mọi người còn đang khiếp vía thì thấy ông Giáp cắp roi nhảy ra sân thủ thế. Ông Ất tay chống nạnh, đứng nhìn nơi ngạch cửa. Ở ngoài sân, cọp thấy người liền gầm lên rồi phóng tới chụp đùa. Ông Giáp né nhanh, liền đó vung roi đâm trúng vào hông cọp khá mạnh. Cọp gầm lên rồi quay lại chụp liền. Ông Giáp lại vung roi, lúc đập, lúc đâm. Cọp nhảy tới, nhảy lui gầm thét. Người chứng kiến quên phần sợ hãi. Cuộc giao tranh độ tàn điếu thuốc, bất ngờ cọp hộc lên một tiếng rồi vọt ra ngoài vòng chiến, nằm ngửa chỏng vó lên trời.
Theo tiến sĩ, võ sư Hồ Tường, đó là thế "trâu vằn", gọi là miếng tổ của cọp, ai sơ suất nhảy vào là toi mạng. Roi đánh thì bị cọp bắt, tiện dịp móc họng luôn đối phương. Ông Giáp thấy cọp thủ thế "trâu vằn" không thèm đánh, đứng chống roi nghỉ.
Một hồi lâu, cọp không thấy ông Giáp xông vào phá miếng nghề của mình, liền gầm lên phóng lại vòng chiến. Ông Giáp vung roi đánh tiếp. Một lần nữa dân Bàu Lòng được xem mê mệt, cát bụi mù mịt không phân biệt được đâu là người, đâu là thú. Lát sau cọp bèn giở lại miếng cũ. Ông Giáp lại chống roi đứng chờ tái chiến.
Lần này chờ cũng không thấy ông Giáp phá miếng "trâu vằn". Cọp lại xoay mình phóng vào vòng chiến. Phen này ông Giáp ra đòn rất hiểm. Chỉ ít phút sau người ta nghe tiếng cọp rống thật to, nhảy ra khỏi vòng bỏ chạy. Tiếp theo, một tiếng rống to hơn, dài hơn, nhìn lại thấy ông Ất đứng bên xác cọp. Tất cả mọi người đứng xem không ai thấy ông Ất ra tay. Nhưng ông Ất thì đoán được đường rút lui của cọp, ông liền lao ra chặn đầu, dưới ngọn roi ngàn cân của ông, cọp hết đường thoát.
Đi tìm hậu duệ của Võ lâm Tân Khánh
Theo tiến sĩ, võ sư Hồ Tường, không chỉ có những bậc tiền bối mới có tài đả cọp, năm 1914, ông Ất được chính quyền Pháp mời về Sài Gòn đánh cọp nhân lễ khai thị chợ Bến Thành. Nhưng ông từ chối và giao cho con gái "rượu" là bà Năm Vuông (Võ Thị Vuông), lúc ấy mới ngoài 20 tuổi.
Hàng ngàn quan khách dự lễ hôm đó ai cũng tỏ ra e ngại cho phận nữ nhi, phận "liễu yếu, sương mai" đâu dễ đương đầu chúa sơn lâm? Chỉ một tiếng gầm thôi cũng đủ làm người nhát gan mất vía. Ông Ất giao trách nhiệm đương đầu với cọp dữ trên sàn đấu cho con gái mình thật bội phần nguy hiểm, song ông tin vào tài năng võ học của con mình đủ sức hạ bất cứ con cọp dữ nào.
Bản thân bà Năm Vuông cũng hiểu rõ phận nữ nhi không dễ "tốc chiến, tốc thắng" mà phải đánh dai dẳng, nhằm phá sức cọp mới bảo toàn tính mạng. Cuộc thư hùng giữa người và thú khởi từ ban mai, đến giờ ngọ mới kết thúc. Người và thú máu me nhuộm đỏ. Cọp xoay trở rất nhanh, đưa vuốt chụp liên hồi, nhưng bà Năm Vuông nhanh hơn. Khi thọc ngược đao, lúc tả, lúc hữu… thân pháp nhịp nhàng, đáng mặt con nhà võ.
Cọp dần dần ra máu nhiều và kiệt sức, xoay trở chậm chạp. Sau cùng nhận lấy ngọn lao hiểm kết thúc cuộc đấu. Năm 1973, NXB Lửa Thiêng đã dành nhiều trang nói về cuộc giao đấu "sinh tử" này trong cuốn "Những môn võ bí truyền trên thế giới", của tác giả Hàn Thanh.
Đến nay trải qua bao biến đổi thăng trầm của những tháng ngày tao loạn, võ phái Tân Khánh - Bà Trà đã bước sang đời thứ năm. Tiến sĩ, võ sư Hồ Tường cho biết, anh em ông Ất, ông Giáp được xếp vào hàng tiên sư, đời thứ nhất; kế đến Võ Văn Trực (Sáu Trực); Võ Văn Phiên (Bảy Phiên); Hồ Văn Lành (tức võ sư Từ Thiện, mất 2005).
Đến nay, hậu duệ đời thứ năm cũng là hậu duệ duy nhất còn lại biết các thế võ đánh cọp của môn phái này chính là tiến sĩ, võ sư Hồ Tường - con trai võ sư Từ Thiện, hiện dạy võ từ thiện tại TP Hồ Chí Minh. Theo tiến sĩ, võ sư Hồ Tường, võ đánh cọp có 10 thế riêng, mỗi thế có 10 biến thế, diễn nôm như sau: Thế thứ nhất hoành đả hỏa xa; thứ hai phù phóng; thứ ba roi hoành; thứ tư phục hổ tang tành; thứ năm xà địa giữ mình cho xinh; thứ sáu roi đăm lèo; thứ bảy hồi mã đừng theo mà lầm; thứ tám phục hổ đạt trùng; thứ chín bát tự; thứ mười đâm đôi.
Đối với các bậc tiên sư của ông, chưa nghe nói có con hổ dữ nào thoát được 10 thế võ này. Đặc trưng của phái võ này là lối tấn công phối hợp và liên hoàn. Những đòn chân, đòn tay, tung theo đường thẳng, làm rối loạn sự phòng ngự của đối phương, giúp cho sự tấn công đạt hiệu quả cao. Những kỹ thuật cận chiến dùng đầu gối, cùi chỏ, nắm đấm, cạnh bàn tay, ức bàn tay… giúp môn sinh có kỹ năng chiến đấu trong mọi tình huống. Quyền cước không cầu kỳ, phù hợp với thể tạng người Việt Nam bé nhỏ.
Một võ phái từng một thời lẫy lừng như vậy, nhưng giờ đây ở nơi khai sinh ra phái võ vang danh thiên hạ nhưng rất khó tìm thấy vết tích của võ đường? Gần đây, tỉnh Bình Dương đã có quyết định khôi phục lại làng võ này.
Tiến sĩ sử học Hồ Sơn Diệp (Trường ĐH KHXH&NV TP Hồ Chí Minh), người chấp bút đề án "Khôi phục võ lâm Tân Khánh Bà Trà", cho biết đề án đang trong giai đoạn hoàn chỉnh và triển khai. Theo đề án, tới đây sẽ tiến hành xây dựng võ đường, nhà truyền thống, khôi phục các bài quyền, binh khí, trang phục cho môn phái…. Tiến tới đưa môn phái này hòa nhập vào làng võ cổ truyền quốc gia và thế giới.
Đến khi đó, võ lâm Tân Khánh - Bà Trà sẽ không còn là tài sản của người Bình Dương nữa mà sẽ trở thành di sản văn hóa quốc gia. Bởi việc để một phái võ nổi tiếng như vậy thất truyền là có tội với tiền nhân. Vì trong thực tế những người biết võ Tân Khánh - Bà Trà có thể đánh và đánh thắng cọp dữ là điều đã được tiền nhân ghi nhận.
Nguồn: Phương Cường (CAND)
Thất Sơn thần quyền: nữ cao thủ một mình đả bại cả chục người
Tận thấy sự lợi hại của môn võ lạ lùng trên, ông Nguyễn Phong Cư đã quyết định vào Huế để tìm gặp người đàn ông bí ẩn đã dạy thần quyền cho bạn mình.
LTS: Nhiều năm nay, giang hồ đồn thổi làng võ Việt đang lưu giữ
những bí kíp võ công được các cao thủ săn lùng hệt như phim ảnh kiếm
hiệp của Trung Quốc.
Những cuốn bí kíp võ công đó có thật sự tồn tại và nó có giá trị như nào, lần tìm qua nhiều manh mối, chúng tôi đã có những thông tin, câu chuyện bất ngờ, thú vị.
Ông Cư bảo, ông rất kinh ngạc khi thấy bạn mình tay không hạ gục mấy thanh niên lực lưỡng dù chưa từng một ngày luyện võ. Tuy nhiên, câu chuyện mà ông ông Hởi kể về chuyện bỗng nhiên được truyền thụ võ công thần thánh thì ông vẫn hoài nghi.
Biết có chứng minh thế nào thì bạn mình cũng chẳng tin nên khi ai về giường nấy ông Hỡi vỗ vai ông bảo: “Tuần sau được nghỉ, tôi dẫn anh đến gặp người đó thì khắc biết!”.
Tuần sau, vừa tinh mơ, hai ông đã vội lên đường. Thế nhưng, tới trang trại nọ, những lò nung vôi vẫn còn nguyên đó mà chẳng thấy bóng người.
Hỏi ra mới biết, hai ông đã chậm chân bởi trước đó ông Cảo đã về Huế
từ 3 hôm trước. Tuy không thấy người cần gặp nhưng nhìn cử chỉ, điệu bộ
và sự nhiệt tình của ông Hởi thì ông cũng lờ mờ tin những chuyện bạn
mình kể là thật.
Tuy nhiên, sự diệu kỳ của môn võ quái lạ trên thì ông chưa tin. Ông bảo, hồi ấy thanh niên, lại được học hành bài bản nên những thứ liên quan đến thần thánh, ma mị với ông chỉ là chuyện nhảm nhí, hoang đường.
Ở công trường, ông Hởi vẫn miệt mài tập luyện thứ võ công lạ lùng kia. Và, chứng kiến bạn mình tập luyện, rồi giao đấu chiến thắng cả những thầy võ có tiếng trong khu vực, ông cũng rất lấy làm kinh ngạc.
Bởi thế, ngay khi kỳ thực tập kết thúc, ông đã có một quyết định mà theo ông đó là duyên tiền định. Quyết định đó “ám” cả vào đời ông những năm tháng sau này. Ông vào Huế tìm cao nhân bí ẩn mà ông Hởi đã gặp.
Theo như lời ông Hởi thì hôm gặp ở trong rừng, người đàn ông bí ẩn trên nói mình ở gần chợ Đông Ba, nơi bến sông tàu thuyền tấp nập. Mang theo một cân đường trắng, của quý lúc bấy giờ, ông nhảy tàu từ Quảng Bình vào tìm kiếm cao nhân.
Tới nơi, đúng như địa chỉ ông Hởi nói, chẳng mất nhiều công sức ông đã tìm được “thánh nhân”. Nơi gia đình ông Cảo ở là bến sông được mọi người quen gọi là bãi Dâu. Thấy sự xuất hiện bất ngờ của ông, anh em ông Cảo tỏ thái độ nghi ngại, e dè.
Ông Cư bảo, sau này ông mới hiểu sự nghi ngại ấy. Chẳng gì thì ông
cũng là người Bắc, được đào tạo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, còn
anh em ông Cảo thì trong quá trình hoạt động võ thuật trước đây thì cũng
ít nhiều dính líu đến chế độ cũ.
Bởi thế, mang “quà ra mắt” là cân đường trắng đến, anh em ông Cảo không nhận và đương nhiên, mong muốn bái sư học võ của ông cũng bị từ chối thẳng thừng.
“Ngày ấy, tuy đã đến gặp anh em ông Cảo rồi nhưng tôi vẫn chưa thực sự tin là có thứ võ thuật ấy đâu. Mình đến là chỉ muốn kiểm tra thực hư xem thế nào thôi, có thực thì học, không có thì về”, ông Cư kể lại.
Nữ cao thủ một mình đánh cả chục người
Bị cao nhân ngoảnh mặt, nhưng bởi quá tò mò, ông Cư vẫn nán lại để tìm hiểu thực hư. Và rồi những ngày vạ vật ở bến sông ấy, ông đã chứng kiến một chuyện khiến ông thực sự tin “võ bùa” là có thật.
Một sáng, ngay bên sông giáp chợ ấy, ông thấy có đám đông láo nháo. Có đánh nhau, theo đám đông, ông chạy về phía đám người đang quây vòng trong vòng ngoài ấy. Lách đám đông vào, ông thấy cả chục người đang lao vào đánh nhau với một… phụ nữ.
Và, kỳ lạ, bằng những đòn đánh khùng khoằng, người đàn bà thân hình
mảnh khảnh trên liên tiếp đánh văng những gã trai lực lưỡng thay nhau bổ
vào mình. Những thế võ trên na ná những chiêu thức mà bạn ông, ông Hởi,
đã tập luyện ở công trường ngoài Quảng Bình.
Sau khi hạ đo ván đám người trên, người đàn bà kia lách vào đám đông và mất dạng. Hỏi mọi người xung quanh, ông đã mừng như vớ được vàng. Người đàn bà ấy cũng ở bến sông và chính là em gái ông Cảo.
Tận mắt chứng kiến màn giao đấu trên, ngay lập tức ông lại tìm đến nhà ông Cảo. Tuy nhiên, vẫn nỗi nghi ngại trên, ông Cảo vẫn không nhận lời.
Không nản chí, ông cứ lảng vảng quanh nhà với hi vọng sự chân thành của mình sẽ khiến cao nhân đổi ý. Và, đúng như suy nghĩ của ông, đến ngày thứ 15 thì ông Cảo bảo người ra mình ra gặp ông, nói là mua cân hoa quả vào nhà thắp hương cho sư tổ.
Giống như ông Hởi, chẳng mất nhiều thời gian ông đã được ông Cảo mở huyệt đạo, truyền dạy cho những khẩu quyết cơ bản của môn võ lạ lùng trên. Sau hơn tuần lễ thụ đạo, ở lại thăm gia đình sư phụ vài hôm nữa thì ông cáo biệt ra về.
Luyện võ như… buôn hàng cấm
Trên chuyến tàu ì ạch ra Bắc để về quê, trong đầu ông ngổn ngang bao dự định. Và dù miên man bất cứ chuyện gì thì sau cùng ông vẫn thấy văng vẳng những câu khẩu quyết để… gọi “võ thần” và cả những lời dặn dò mà anh em ông Cảo đã truyền cho ông.
Về nhà, trong lúc chờ tổ chức phân việc, ông Cư đã tranh thủ luyện thứ võ công thần thánh mà mình học được chỉ qua các câu thần chú ấy. Tuy nhiên, bởi sự huyễn hoặc của môn võ này, sợ mọi người hiểu lầm, ông luyện công trong bí mật.
Ông Cư kể, ngày ấy, ngoài Bắc, phong trào bài trừ mê tín dị đoan được đẩy đến đỉnh điểm, những thứ gì siêu nhiên, khó giải thích thì đều được “đào tận gốc, trốc tận rễ”. Thêm nữa, thứ mà ông học được lấy về từ “đàng trong” nên cũng vô cùng nhạy cảm.
Bởi vậy, khi về tới nhà ông không dám khoe với ai là mình đã học được thứ võ công lạ lùng trên.
Nhà ông ngoảnh mặt ra sông Hồng. Nơi ấy có bãi bồi rộng, dân trong làng ra đó trồng chuối. Ông Cư kể, suốt 3 tháng trời, không đêm nào ông không luyện võ ở bãi bồi ấy.
Cứ khi mọi người chuẩn bị đi ngủ thì ông xách đèn, cầm dĩa nói là đi soi cá, đi đặt đó tôm rồi táp vào vườn chuối tập luyện.
Khi ấy, việc gọi quyền với ông đã dễ như trở bàn tay. Cứ chắp tay, cứ lẩm nhẩm thần chú thì ngay lập tức quyền về.
Cho đến bây giờ, ông cũng không thể lý giải được quyền ấy đến từ đâu, chỉ biết rằng, khi đọc chú thì chân tay mình không còn theo sự điều khiển của trí não nữa.
Đến ngày cuối cùng của tháng thứ ba, khi tay không có thể đâm xuyên cả thân chuối to như thân người thì ông gật đầu mãn nguyện. Cũng hôm đó, ông quyết định “xuống núi”.
Ông Cư bảo, ngày ấy tuổi trẻ, có chút háo thắng nên ông đã hơi vội vàng. Và, cũng chính bởi sự vội vàng đó nên đời ông đã có nhiều ngày tháng long đong và “võ bùa” cũng phải trải qua nhiều bận lận đận, thăng trầm.
Những cuốn bí kíp võ công đó có thật sự tồn tại và nó có giá trị như nào, lần tìm qua nhiều manh mối, chúng tôi đã có những thông tin, câu chuyện bất ngờ, thú vị.
Ông Cư bảo, ông rất kinh ngạc khi thấy bạn mình tay không hạ gục mấy thanh niên lực lưỡng dù chưa từng một ngày luyện võ. Tuy nhiên, câu chuyện mà ông ông Hởi kể về chuyện bỗng nhiên được truyền thụ võ công thần thánh thì ông vẫn hoài nghi.
Biết có chứng minh thế nào thì bạn mình cũng chẳng tin nên khi ai về giường nấy ông Hỡi vỗ vai ông bảo: “Tuần sau được nghỉ, tôi dẫn anh đến gặp người đó thì khắc biết!”.
Tuần sau, vừa tinh mơ, hai ông đã vội lên đường. Thế nhưng, tới trang trại nọ, những lò nung vôi vẫn còn nguyên đó mà chẳng thấy bóng người.
Lăng mộ ông Nguyễn Văn Cảo, người đàn ông bí ẩn truyền thần quyền cho ông Hởi trong rừng (Ảnh nhân vật cung cấp)
Tuy nhiên, sự diệu kỳ của môn võ quái lạ trên thì ông chưa tin. Ông bảo, hồi ấy thanh niên, lại được học hành bài bản nên những thứ liên quan đến thần thánh, ma mị với ông chỉ là chuyện nhảm nhí, hoang đường.
Ở công trường, ông Hởi vẫn miệt mài tập luyện thứ võ công lạ lùng kia. Và, chứng kiến bạn mình tập luyện, rồi giao đấu chiến thắng cả những thầy võ có tiếng trong khu vực, ông cũng rất lấy làm kinh ngạc.
Bởi thế, ngay khi kỳ thực tập kết thúc, ông đã có một quyết định mà theo ông đó là duyên tiền định. Quyết định đó “ám” cả vào đời ông những năm tháng sau này. Ông vào Huế tìm cao nhân bí ẩn mà ông Hởi đã gặp.
Theo như lời ông Hởi thì hôm gặp ở trong rừng, người đàn ông bí ẩn trên nói mình ở gần chợ Đông Ba, nơi bến sông tàu thuyền tấp nập. Mang theo một cân đường trắng, của quý lúc bấy giờ, ông nhảy tàu từ Quảng Bình vào tìm kiếm cao nhân.
Tới nơi, đúng như địa chỉ ông Hởi nói, chẳng mất nhiều công sức ông đã tìm được “thánh nhân”. Nơi gia đình ông Cảo ở là bến sông được mọi người quen gọi là bãi Dâu. Thấy sự xuất hiện bất ngờ của ông, anh em ông Cảo tỏ thái độ nghi ngại, e dè.
Ông Cư biểu diễn công phu thần quyền.
Bởi thế, mang “quà ra mắt” là cân đường trắng đến, anh em ông Cảo không nhận và đương nhiên, mong muốn bái sư học võ của ông cũng bị từ chối thẳng thừng.
“Ngày ấy, tuy đã đến gặp anh em ông Cảo rồi nhưng tôi vẫn chưa thực sự tin là có thứ võ thuật ấy đâu. Mình đến là chỉ muốn kiểm tra thực hư xem thế nào thôi, có thực thì học, không có thì về”, ông Cư kể lại.
Nữ cao thủ một mình đánh cả chục người
Bị cao nhân ngoảnh mặt, nhưng bởi quá tò mò, ông Cư vẫn nán lại để tìm hiểu thực hư. Và rồi những ngày vạ vật ở bến sông ấy, ông đã chứng kiến một chuyện khiến ông thực sự tin “võ bùa” là có thật.
Một sáng, ngay bên sông giáp chợ ấy, ông thấy có đám đông láo nháo. Có đánh nhau, theo đám đông, ông chạy về phía đám người đang quây vòng trong vòng ngoài ấy. Lách đám đông vào, ông thấy cả chục người đang lao vào đánh nhau với một… phụ nữ.
Tuy đã gần thất thập nhưng đường quyền của người đàn ông này vẫn vô cùng mạnh mẽ.
Sau khi hạ đo ván đám người trên, người đàn bà kia lách vào đám đông và mất dạng. Hỏi mọi người xung quanh, ông đã mừng như vớ được vàng. Người đàn bà ấy cũng ở bến sông và chính là em gái ông Cảo.
Tận mắt chứng kiến màn giao đấu trên, ngay lập tức ông lại tìm đến nhà ông Cảo. Tuy nhiên, vẫn nỗi nghi ngại trên, ông Cảo vẫn không nhận lời.
Không nản chí, ông cứ lảng vảng quanh nhà với hi vọng sự chân thành của mình sẽ khiến cao nhân đổi ý. Và, đúng như suy nghĩ của ông, đến ngày thứ 15 thì ông Cảo bảo người ra mình ra gặp ông, nói là mua cân hoa quả vào nhà thắp hương cho sư tổ.
Giống như ông Hởi, chẳng mất nhiều thời gian ông đã được ông Cảo mở huyệt đạo, truyền dạy cho những khẩu quyết cơ bản của môn võ lạ lùng trên. Sau hơn tuần lễ thụ đạo, ở lại thăm gia đình sư phụ vài hôm nữa thì ông cáo biệt ra về.
16 lời thề của môn sinh thần quyền.
Trên chuyến tàu ì ạch ra Bắc để về quê, trong đầu ông ngổn ngang bao dự định. Và dù miên man bất cứ chuyện gì thì sau cùng ông vẫn thấy văng vẳng những câu khẩu quyết để… gọi “võ thần” và cả những lời dặn dò mà anh em ông Cảo đã truyền cho ông.
Về nhà, trong lúc chờ tổ chức phân việc, ông Cư đã tranh thủ luyện thứ võ công thần thánh mà mình học được chỉ qua các câu thần chú ấy. Tuy nhiên, bởi sự huyễn hoặc của môn võ này, sợ mọi người hiểu lầm, ông luyện công trong bí mật.
Ông Cư kể, ngày ấy, ngoài Bắc, phong trào bài trừ mê tín dị đoan được đẩy đến đỉnh điểm, những thứ gì siêu nhiên, khó giải thích thì đều được “đào tận gốc, trốc tận rễ”. Thêm nữa, thứ mà ông học được lấy về từ “đàng trong” nên cũng vô cùng nhạy cảm.
Bởi vậy, khi về tới nhà ông không dám khoe với ai là mình đã học được thứ võ công lạ lùng trên.
Nhà ông ngoảnh mặt ra sông Hồng. Nơi ấy có bãi bồi rộng, dân trong làng ra đó trồng chuối. Ông Cư kể, suốt 3 tháng trời, không đêm nào ông không luyện võ ở bãi bồi ấy.
Ông Cư kể, ngày trước, ông đã phải tập luyện thần quyền trong bí mật.
Khi ấy, việc gọi quyền với ông đã dễ như trở bàn tay. Cứ chắp tay, cứ lẩm nhẩm thần chú thì ngay lập tức quyền về.
Cho đến bây giờ, ông cũng không thể lý giải được quyền ấy đến từ đâu, chỉ biết rằng, khi đọc chú thì chân tay mình không còn theo sự điều khiển của trí não nữa.
Đến ngày cuối cùng của tháng thứ ba, khi tay không có thể đâm xuyên cả thân chuối to như thân người thì ông gật đầu mãn nguyện. Cũng hôm đó, ông quyết định “xuống núi”.
Ông Cư bảo, ngày ấy tuổi trẻ, có chút háo thắng nên ông đã hơi vội vàng. Và, cũng chính bởi sự vội vàng đó nên đời ông đã có nhiều ngày tháng long đong và “võ bùa” cũng phải trải qua nhiều bận lận đận, thăng trầm.
Đi tìm dấu vết môn phái võ Thất Sơn Thần Quyền
Thất
Sơn Thần Quyền là một trong những võ phái ra đời rất sớm ở vùng Thất Sơn (Bảy
Núi, An Giang). Ngoài quyền cước thông thường, người học võ còn luyện “thần quyền”.
Di ảnh
của võ sư Hoàng Bá, truyền nhân cuối cùng của Thất Sơn Thần Quyền ở An Giang.
Ảnh do gia đình cung cấp. |
Võ sư sáng lập
Theo
một vài ghi chép, Thất Sơn Thần Quyền do võ sư Trần Ngọc Lộ, từng là Bí thư Đại
Việt cách mạng quận bộ Phú Thứ (Huế) sáng lập nên. Tuy là người gốc Huế, nhưng
Trần Ngọc Lộ là một trong “thập nhị hiền thủ” – đệ tử dưới trướng của Phật thầy
Tây An Đoàn Minh Huyên. Vốn là người giỏi võ, lại đức độ, võ sư Trần Ngọc Lộ
không thể lập giáo phái vì sợ mang tiếng phản thầy, phản giáo, nên ông lập võ đạo.
Để ghi nhớ công ơn của thầy đã truyền dạy và khoảng thời gian ẩn cư tại vùng Bảy
Núi, võ sư Trần Ngọc Lộ đã lấy tên Thất Sơn Thần Quyền đặt cho võ phái của
mình.
Đệ
tử Thất Sơn Thần Quyền nhập môn ngoài học quyền cước còn được học cả đạo. Võ là
để rèn luyện thân thể, sức khỏe dẻo dai, bảo vệ chính nghĩa, giúp đỡ kẻ yếu.
Còn đạo là đạo đức, đạo lý sống ở đời. Thêm vào đó, đệ tử Thất Sơn Thần Quyền
còn có thêm niềm tin rằng nếu ra sức luyện tập, đến một lúc nào đó có thể luyện
thành “thần quyền”, có sức mạnh siêu phàm có thể “hô phong, hoán vũ”, có thể 1
đánh 10, thậm chí vài chục người. Chính đức tin này đã thu hút rất nhiều người
tìm đến học Thất Sơn Thần Quyền. Tuy nhiên, không phải đệ tử nào cũng được học
“thần quyền”. Tương truyền, chỉ có người được chọn kế thừa Trưởng môn mới được
chân truyền “thần quyền” để trấn môn.
Cho
đến bây giờ, người dân vùng Bảy Núi vẫn còn truyền miệng câu chuyện về một đạo
sĩ già có phàm danh “ông Đạo Ngựa”. Do hành tung ông rất bí ẩn nên không ai biết
chính xác danh tính của ông, cũng không biết nơi ông sinh sống. Chỉ biết rằng mỗi
tháng một lần, ông cưỡi ngựa xuống chân núi Sam (Châu Đốc) để đổi gạo. Một lần
chứng kiến cảnh dân nghèo bị cướp, ông ra tay can thiệp. Nhìn thấy một ông lão
gầy nhom, râu tóc bạc phơ, bọn cướp phá lên cười. Thế nhưng khi bọn chúng vung
dao xông vào vây chém thì ông lão gầy guộc trở nên hết sức nhanh nhẹn. Vừa
tránh những đường dao chí mạng, tay nắm dây cương ngựa, chân liên tục tung cước
khiến cả bọn té sấp dưới đường. Bọn cướp tháo chạy, ông thoắt lên lưng ngựa,
ngược dốc núi trở về và biến mất giữa rừng già. Về sau, người ta mới biết ông
chính là một trong những đệ tử chân truyền của Thất Sơn Thần Quyền đã mai danh ẩn
tích, tu tại một hang động bí ẩn ở núi Sam. Nhưng cũng từ đó "ông Đạo Ngựa”
không còn xuất hiện và không ai tìm được ông nữa.
Võ sư
Phan Thanh Thuận, đệ tử cuối cùng của võ sư Hoàng Bá.
Ảnh do nhân vật cung cấp. |
Truyền nhân cuối cùng
Chúng
tôi cất công lần theo dấu vết truyền thuyết trên khắp vùng Bảy Núi trong một thời
gian dài, nhưng vẫn không gặp được truyền nhân nào của Thất Sơn Thần Quyền.
Trong khi lân la trò chuyện với các võ sư thuộc Trung tâm Huấn luyện TDTT tỉnh
An Giang, chúng tôi được biết có một vị võ sư già trước đây là đệ tử của phái
Thất Sơn. Theo chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến tận nhà thì tiếc là vị võ sư ấy đã
qua đời ở tuổi 71 (năm 2010). Đó chính là võ sư Hoàng Bá (tên thật Trần Kim
Truyền), nhà ở cầu Tầm Bót, Phường Mỹ Phước, Thành phố Long Xuyên. Ông chính là
đệ tử chân truyền cuối cùng của võ phái Thất Sơn Thần Quyền ở An Giang.
Võ
sư Hoàng Bá vốn rất nổi tiếng trong giới võ thuật miền Nam từ những năm trước
1975. Ông Bảy Sang (85 tuổi, chú ruột võ sư Hoàng Bá) cho biết dòng họ ông
không có truyền thống võ đạo. “Thuở nhỏ, cha nó bắt phải đi học chữ, nhưng do
mê võ nên thằng Truyền chỉ học chữ buổi sáng, đến buổi chiều nó lén đi học võ với
các sư phụ Tư Ngộ, Hai Tỷ ở gần nhà. Năm 16, 17 tuổi, nó đã đi thi đấu võ đài” –
ông Bảy Sang nói.
Mặc
dù võ nghệ đã khá, chàng thanh niên Trần Kim Truyền vẫn lén gia đình tìm đến
vùng Bảy Núi tầm sư học võ và trở thành đệ tử chân truyền chính tông cuối cùng
của Thất Sơn Thần Quyền. Tuy nhiên, thuở sinh tiền, võ sư Hoàng Bá cho biết ông
chưa lĩnh hội được “thần quyền” thì sư phụ đã cho xuất sơn xuống núi. Biết
“duyên phận” chỉ đến đó nên ông cũng không thể cưỡng cầu. Sau đó, ông về mở võ
đường, thu nhận đệ tử tại Long Xuyên, lấy tên là Hoàng Bá. Những năm từ 1958 đến
1960, lò võ Hoàng Bá nhanh chóng nổi tiếng trong giới võ thuật miền Nam, cả nước
và thậm chí khu vực Đông Nam Á qua các cuộc thượng đài. “Hồi đó lên võ đài là
phải ký giấy “sinh – tử”, 2 cái hòm (quan tài) được để sẵn bên hông. Mặc dù người
học võ không được phép đánh chết người, nhưng vì quyền cước không có mắt nên phải
làm như vậy. Bởi vậy, cha thằng Truyền không đồng tình cho nó theo nghiệp võ” –
ông Bảy Sang nhớ lại.
Năm
1960, trong một trận đấu tranh giải khu vực Đông Nam Á, võ sư Hoàng Bá bất ngờ
đối mặt đồng môn là võ sĩ Nosar của Campuchia – một truyền nhân của Thất Sơn Thần
Quyền. Trận đấu sau đó đã được dừng lại vì trong 9 điều thệ của đệ tử Thất Sơn
Thần Quyền có cấm đồng môn tương sát. Cũng từ đó, đệ tử Thất Sơn Thần Quyền khắp
nơi tề tựu về Long Xuyên để chấn hưng lại môn phái. Trong số 10 võ sư gạo cội
thì chỉ có 1 người được truyền thụ “thần quyền”, nhưng chưa kịp truyền dạy cho
đệ tử nào thì ông này đã qua đời. Riêng võ sư Hoàng Bá sau đó lấy tên lò là Thất
Sơn Võ Đạo, thu nhận rất nhiều đệ tử. Có một thời gian dài, võ sư Hoàng Bá còn
làm huấn luyện viên môn võ cổ truyền cho các võ sĩ tại Trung tâm Huấn luyện TDTT
tỉnh An Giang đi thi đấu đạt nhiều thành tích cao. Đệ tử cuối cùng của võ sư
Hoàng Bá là anh Phan Thanh Thuận, hiện cũng đang là huấn luyện viên võ cổ truyền
tại trung tâm này. Anh Thuận theo học tại nhà võ sư Hoàng Bá từ năm 1991 – 1994.
Lúc này, võ sư Hoàng Bá đã đóng cửa võ đường và Thuận là đệ tử cuối cùng. Anh
Thuận cho biết, những thế võ anh theo học có rất nhiều bài quyền cận chiến hay
như Mãnh hổ tọa sơn, Linh miêu đoạt thạch, Tam sơn trấn ải, Xí mứng, Phá xí mứng,
Pha bốc bế,...
MAI TUYẾT – Theo: www.thethao.thanhnien.com.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét