Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

KIẾP GIANG HỒ 209

(ĐC sưu tầm trên NET)
                                         Top 10 Băng Đảng Mafia Khét Tiếng Nhất Thế Giới

"Bố già" Evsei Agron - "cơn ác mộng" của cộng đồng người nói tiếng Nga ở Mỹ

0 Hoàng Tuất (Theo Lenta)
ANTD.VN - Evsei Agron (biệt danh Evsei Leningradsky) chuyển sang Mỹ vào cuối năm 1975. Được sự bảo trợ của một gia tộc mafia Sicily, còn được gọi là Cosa Nostra, những kẻ thống trị thế giới ngầm ở Mỹ, Agron trở thành cơn ác mộng của khu vực nói tiếng Nga ở New York. Tuy nhiên, hắn vẫn không thoát khỏi bàn tay của các đối thủ. 
ảnh 1“Bố già” mafia Evsei Agron và vợ thứ hai Rozova
Quyết tâm thực hiện giấc mơ Mỹ
Evsei Agron sinh năm 1932 tại Saint Petersburg, Nga. Hắn đã 3 lần ngồi tù vì trộm cắp tài sản, gian lận tài chính, thực hiện các giao dịch bất hợp pháp. Hắn được công nhận là trùm tội phạm trong trại giam và đã trở thành người quản lý quỹ chung của các “ông trùm”. Ngay từ thời điểm đó, Agron được biết đến rộng rãi trong giới tội phạm có tổ chức ở Nga. Tuy nhiên, hắn cũng có nhiều kẻ thù. Một trong những kẻ đó là “ông trùm” Vyacheslav Ivankov (Bố già Yaponchik).
Biết không thể phát triển “sự nghiệp” của mình ở trong nước, Agron quyết định đi tìm hạnh phúc ở Mỹ. Sau khi có đủ giấy tờ để được xuất cảnh, hắn bị phát hiện còn mắc khoản nợ 2 triệu rúp mà hắn đã vay của quỹ chung để đánh bạc. Agron xin hoãn trả nợ vì thiếu tiền. “Ông trùm” Ivankov phản đối, nhưng các “ông trùm” khác lại ủng hộ hắn…
Ngày 8-10-1975, Agron bay sang New York. Ban đầu, hắn ở nhờ nhà của một người đồng hương. Ông này sang Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai và trở thành nhân viên cảnh sát khi trưởng thành. Agron không ở đó lâu vì thấy mình có khả năng xâm nhập vào giới tội phạm địa phương và thực hiện giấc mơ Mỹ.
Agron sau đó dọn đến ở khu vực phía Nam quận Brooklyn của New York nơi sinh sống của phần lớn người di cư từ Liên Xô và thành lập băng đảng của mình. Cho đến đầu những năm 1980, băng của Agron có gần 500 thành viên. Bọn đàn em của hắn thường đe dọa, ép các doanh nhân trên địa bàn phải cống nạp và trả thù người tố cáo.
Một bà mẹ và người con trai bị đâm lòi mắt và bị sát hại tại nhà riêng sau khi người phụ nữ này ra tòa án làm chứng chống lại các thành viên băng đảng của Agron bị xét xử về tội giết người. Agron được cho là cũng có mặt trong các vụ “xử lý” những doanh nhân “cứng đầu” và luôn mang theo gậy ba toong điện. Tuy nhiên, ca sĩ Maya Rozova, người vợ thứ hai của Agron lại khẳng định rằng chồng mình chỉ mang theo khẩu súng ngắn cỡ nòng 32 ly…
ảnh 2Salerno (đội mũ) - chủ gia đình mafia Genovese
Thu được khoảng 100 triệu USD/năm
Agron được đại diện của gia đình Genovese - một trong những gia tộc mafia Sicily, còn được gọi là Cosa Nostra, những kẻ thống trị thế giới ngầm ở Mỹ ủng hộ. Đổi lại, kẻ bảo trợ đã nhận được các khoản tiền lớn từ những vụ làm ăn của Agron. 2 băng đảng này thường phối hợp hành động, cùng sử dụng những mánh khóe gian lận tại sòng bạc Dune ở Las Vegas nơi có hàng trăm nghìn USD đã được “rửa”.
Tay chân của Agron còn tổ chức nhiều vụ cướp táo tợn, tấn công xe tải chở hàng hóa… Các khoản quyên góp nặng nề, những vụ lừa đảo, tống tiền, cướp giật tài sản của người dân ở Brighton Beach mang lại cho Agron khoảng 100 triệu USD/năm. Ngoài ra, hoạt động buôn bán ma túy cũng bổ sung cho hắn hàng chục nghìn USD.
Agron có nhiều kẻ thù. Vụ mưu sát hắn xảy ra lần đầu vào năm 1980, khi đang tản bộ dọc theo bờ kè trên đảo Coney, New York. Agron bị bắn vào bụng, nhưng vẫn qua khỏi vì được cấp cứu kịp thời. Tháng   1-1984, hắn lại bị bắn vào cổ và mặt. Tuy được cứu sống, nhưng một phần của khuôn mặt của Agron bị tê liệt vĩnh viễn. “Ông trùm” ma túy Boris Goldberg bị nghi ngờ đã tổ chức ám sát Agron do tranh chấp địa bàn…
Ngày 4-5-1985, Boris Nayfeld (Biba), lái xe kiêm vệ sĩ của Agron đưa sếp đến phòng tắm hơi và ngồi đợi ở bên dưới. Khi vừa bấm nút thang máy, Agron bị kẻ lạ mặt dùng súng ngắn bắn 2 phát đạn vào đầu. “Bố già” mafia này chết tại chỗ và sau đó, được chôn cất tại một nghĩa trang ở New York.
Evsei Agron (SN 1932 tại Saint Petersburg, Nga) được đại diện của gia đình Genovese - một trong những gia tộc mafia Sicily, còn được gọi là Cosa Nostra, những kẻ thống trị thế giới ngầm ở Mỹ ủng hộ. Đổi lại, kẻ bảo trợ đã nhận được các khoản tiền lớn từ những vụ làm ăn của Agron. 2 băng đảng này thường phối hợp hành động, cùng sử dụng những mánh khóe gian lận tại sòng bạc Dune ở Las Vegas nơi có hàng trăm nghìn USD đã được “rửa”. 

Những 'trùm mafia' Nga ở Mỹ hết thời làm ăn

Thứ năm 22/02/2018 09:17
Cuối tháng 1/2018, các phương tiện truyền thông đưa tin, Boris Nayfeld (biệt danh Biba), kẻ từng được coi là “trùm mafia” Nga khét tiếng nhất ở New York, Mỹ tỏ ý muốn được về nước Nga. Trả lời phỏng vấn phóng viên của Associated Press (AP), Nayfeld nói rằng, ông ta đã mất tất cả và muốn được tạo cơ hội để bắt đầu cuộc sống mới…

Boris Nayfeld, trùm mafia ở Mỹ
Muốn được trở về cố hương
Boris Nayfeld năm nay 70 tuổi. Ông ta vừa được tha tù lần thứ ba, đã ly hôn và hiện thất nghiệp. Phóng viên của AP phỏng vấn ông ta tại một nhà hàng ở Brighton Beach, New York. Nayfeld nói rằng mình đã mất tất cả - thời gian, vợ, việc làm và muốn được tạo cơ hội để bắt đầu cuộc sống mới.
Trong nhiều thập kỷ, Nayfeld là một “trùm mafia” khét tiếng trong các khu vực nói tiếng Nga ở New York. Hiện nay ông ta muốn được về Nga để tìm kiếm công việc phù hợp. Nhưng Nayfeld không thể rời khỏi Mỹ lúc này vì đang trong giai đoạn thử thách 3 năm sau khi mãn hạn tù vào tháng 10/2017 về tội mưu sát. 
Nayfeld rời Belarus đến Mỹ vào cuối những năm 1970 cùng với làn sóng di cư của những người Do Thái từ Liên Xô. Ông ta thừa nhận đã quan hệ với giới tội phạm ngay khi đến miền đất hứa. Trong suốt cuộc đời  của mình, Nayfeld đã từng bị kết án về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, buôn lậu thuốc lá, vận chuyển heroin từ Thái Lan vào Ba Lan, đe dọa giết các đối thủ...
Nayfeld cũng bị mưu sát. Chiếc ô tô của ông ta bị cài bom nhưng nó đã không phát nổ. Năm 1986, trùm tội phạm này bị bắn vào cánh tay, còn đệ tử bị thiệt mạng khi những kẻ lạ mặt mang theo súng tiểu liên xông vào văn phòng của ông ta. Một năm trước đó, Nayfeld đã có mặt tại hiện trường vụ giết ông chủ của mình - “bố già” mafia Nga ở Mỹ Evsei Agron. Ngay sau đó, Nayfeld trở thành lái xe kiêm vệ sĩ của chủ mới là Marat Balagula, kẻ đã tổ chức giết Agron.
Trong báo cáo của tình báo Mỹ năm 1997, Nayfeld được coi là người tổ chức phân phối ma túy cho mafia Nga. Ông ta khẳng định không hối tiếc về cuộc đời tội phạm và nếu có cơ hội, vẫn làm điều tương tự, nhưng không muốn quay lại nhà tù. Hiện tại, Nayfeld được nhận khoản tiền trợ cấp xã hội 750 USD/tháng và cố tránh các địa điểm mà chiến hữu cũ cùng những tên tội phạm trẻ tụ tập.
Chuyển hướng hoạt động
Ngày nay, mafia Nga ở các thành phố của Mỹ đã chuyển hướng hoạt động, thực hiện nhiều hơn các vụ lừa đảo qua thẻ tín dụng, tổ chức đánh bạc và mại dâm. Một trong những ông trùm mafia Nga khét tiếng hiện nay ở Mỹ là Razhden Shulayan (Razhden Pitersky). Razhden là người Saint Petersburg, được công nhận là “ông trùm” vào tháng 5/2013. 
Tháng 6/2013, Razhden đã bị bắt tại Litva trong cuộc đột kích quy mô lớn của cảnh sát được tiến hành ở 9 quốc gia châu Âu (có tổng cộng 13 tên trùm tội phạm bị bắt giữ). Ngày 8/6/2017, Văn phòng Công tố New York đã đưa ra cáo buộc nhằm vào 33 thành viên thuộc băng tội phạm có tổ chức của “ông trùm” Razhden vì đã thực hiện các vụ giết người thuê, buôn bán ma túy và vũ khí, trộm cắp, cướp tài sản, tống tiền, lừa đảo...
Trong khi hầu hết tay chân của mình cư trú tại quận Brooklyn, New York, Razhden lại sống ở thị trấn Edgewater, bang New Jersey. Các thành viên trong băng nhóm của Razhden hoạt động mạnh ở New York, New Jersey, Pennsylvania, Florida và Nevada. Chúng thường sử dụng thiết bị đặc biệt tấn công nhiều sòng bạc ở Atlantic và Philadelphia, tống tiền các doanh nhân, tổ chức đánh bài poker bất hợp pháp tại Brighton Beach, đòi nợ của những con bạc bị thua, sử dụng giấy tờ giả, chiếm đoạt các xe vận chuyển hàng, mở câu lạc bộ đêm để bán ma túy… 
Nếu bị kết tội, Razhden sẽ phải đối mặt với tổng cộng 60 năm tù về các tội tống tiền, tấn công sòng bạc, sử dụng giấy tờ giả, vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa chiếm đoạt được, vận chuyển, tiêu thụ thuốc lá lậu.
Theo ANTĐ

Số phận những bóng hồng phía sau ông trùm mafia Mỹ

Phía sau sự mạnh mẽ, quyết đoán của mỗi ông trùm mafia là những phụ nữ xinh đẹp. Họ một lòng một dạ sẵn sàng hy sinh vì tình yêu.
So phan nhung bong hong phia sau ong trum mafia My hinh anh 1
Nữ diễn viên Alice Granville đang băng bó cho vết thương ở cánh tay. Cô bị chính người chồng mafia nổ súng bắn ngay tại bữa tiệc, với mục đích khó hiểu nhằm “thể hiện tình cảm”. 
So phan nhung bong hong phia sau ong trum mafia My hinh anh 2
Smitty White bị bắt ở sở cảnh sát vào năm 1942, sau cái chết của bạn trai  Ralph Prisco trong một vụ cướp bất thành. Vào thế kỷ 17, những bóng hồng của các ông trùm mafia, kẻ côn đồ còn được gán mác “đả nữ”, “gái giang hồ “ hoặc gái điếm. Trong những trận chiến sinh tử, họ không chỉ đồng lõa, đổ máu cùng người tình, thậm chí dám đánh cược cả mạng sống của mình.
So phan nhung bong hong phia sau ong trum mafia My hinh anh 3
“Nữ hoàng gangster” Virginia Hill là bạn gái của tên cướp khét tiếng Bugsy Siegel. Hill đã đi khỏi nơi sống sau khi người tình của cô bị ám sát ngay tại nhà riêng. Siegel bị giết và bắn xuyên qua cửa sổ bằng súng trường ngay tại nhà bạn gái. Mãi đến năm 1851, khi làm nhân chứng trong một phiên xét xử băng đảng tội phạm có tổ chức, Hill mới thừa nhận mối quan hệ tình cảm với Siegel.
So phan nhung bong hong phia sau ong trum mafia My hinh anh 4
Cô gái 19 tuổi Virgina Ornmark bên cạnh người tình Fred Schmidt, 24 tuổi. Họ nhìn chằm chằm vào ống kính máy ảnh sau khi bị bắt giữ vì tội ám sát ông chủ cửa hàng đồ lót năm 1944. NY Post nhận định: “Ở cạnh một trong những người đàn ông nguy hiểm nhất thế giới khiến những người phụ nữ hoài nghi về hạnh phúc trong tình yêu”.
So phan nhung bong hong phia sau ong trum mafia My hinh anh 5
Chung sống cả đời với một tên sát nhân đồng nghĩa với việc với nỗi lo về những rắc rối, lùm xùm luôn hiện hữu. Có lẽ Lottie Coll hiểu rõ điều này hơn ai hết. Vợ của tên cướp biển người Pháp Vincent 'Mad Dog' Coll giữ chặt chiếc khăn tay, giấu nước mắt khi bị buộc tội tại phiên tòa năm 1933.
So phan nhung bong hong phia sau ong trum mafia My hinh anh 6
Mặc dù đã làm vợ và làm mẹ, Janice Drake thường xuyên”góp vui” tại câu lạc bộ, vũ trường cùng với những tên máu mặt của các băng đảng tội phạm có tổ chức. Năm 1952, người phụ nữ này bị cảnh sát triệu tập để thẩm vấn. Gã tay chơi Nat Nelson bị ám sát chỉ vài giờ sau cuộc gặp gỡ ăn tối với Drake. 
So phan nhung bong hong phia sau ong trum mafia My hinh anh 7
Năm 1954, ông trùm xã hội đen Anthony Carfano, 62 tuổi, và người vợ xinh đẹp Janice Drake bị bắn chết trong chiếc Cadillac màu đen.
So phan nhung bong hong phia sau ong trum mafia My hinh anh 8
Người mẫu quảng cáo Marion ‘Kiki’ Robert có mối quan hệ chặt chẽ với thế giới ngầm mafia. Cô là tình nhân của tên cướp John Diamond, kẻ phân phối chủ yếu rượu lậu ở vùng Manhattan vào cuối những năm 1920. Diamond bị bắn chết khi đang ân ái với Robert.
So phan nhung bong hong phia sau ong trum mafia My hinh anh 9
Là thành viên quan trọng của băng đảng mafia, Palma Vitale rất thành thạo trong việc mang khuôn mặt lạnh lùng, vô cảm. Trong ảnh, đả nữ này dường như vô hồn trong buổi xét xử cô năm 1961.
 
So phan nhung bong hong phia sau ong trum mafia My hinh anh 10
Một cảnh sát áp tải cô gái 17 tuổi tên Nancy Serville vào nhà giam năm 1935. Cô này bị cáo buộc là gián điệp cho băng đảng cướp bóc ở phố Queens.

Trà My
Ảnh: NY Pos

Thế giới ngầm đẫm máu ở New York đầu thế kỷ 20

Đầu thế kỷ 20 chứng kiến "thời kỳ bình minh" của tổ chức FBI, như một nỗ lực chống lại tội phạm bạo lực, đẫm máu ở Mỹ.
The gioi ngam dam mau o New York dau the ky 20 hinh anh 1
Những năm 1930, hai tên trùm sừng sỏ Joe the Boss và Kid Twist quản lý mọi địa bàn thuộc thành phố New York. Chúng mang trong mình tư tưởng sẵn sàng ra tay giết người, cướp bóc để trục lợi. Trong ảnh, các thám tử tụ tập ở bên cạnh hiện trường của một vụ giết người trên đường Mulbery. Ảnh: Getty.
The gioi ngam dam mau o New York dau the ky 20 hinh anh 2
Tội phạm có tổ chức ở New York trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều hình ảnh văn hoá đại chúng Mỹ, mang tính biểu tượng và được khai thác trong nhiều bộ phim truyền hình.
Đầu thế
kỷ 20 chứng kiến "thời kỳ bình minh" của tổ chức FBI, như một nỗ lực chống lại tội phạm bạo lực ở Mỹ. Trong ảnh, các điều tra viên sử dụng nhiều thiết bị để khám nghiệm hiện trường vụ án, gồm đèn cầm tay, găng tay cao su, băng, thiết bị lấy vân tay và kính lúp. Ảnh: Getty.
The gioi ngam dam mau o New York dau the ky 20 hinh anh 3
Kẻ thù của Joe the Boss và Kid Twist sẽ bị xử lý theo những cách tàn bạo, khủng khiếp như bắn chết ở nơi công cộng hoặc "giầy bê tông" - nhúng chân nạn nhân vào bê tông và thả xuống sông làm mồi cho cá. Ảnh: Bettman.
The gioi ngam dam mau o New York dau the ky 20 hinh anh 4
Trong ảnh là cơ thể đẫm máu của Joe the Boss. May mắn sống sót sau nhiều lần bị ám sát, hắn ta bị bắn chết tại quán cà phê Nuova Villa Tammaro ở đảo Coney vào năm 1931. Ảnh: Bettman.
The gioi ngam dam mau o New York dau the ky 20 hinh anh 5
Murder, Incorporated là
một trong nhiều băng nhóm giết người ở New York vào đầu thế kỷ 20. Walter Sage, thành viên chủ chốt của nhóm Incorporated, bị giết hại vào năm 1937 sau khi bị băng mafia phát hiện bỏ túi một khoản tiền lợi nhuận lớn. Bọn chúng đâm Sage bằng rìu, buộc chặt thi thể vào khung máy và tảng đá rồi thả xuống hồ Swan Lake ở ngoại ô New York. Ảnh: Bettman.
The gioi ngam dam mau o New York dau the ky 20 hinh anh 6
Thời kỳ đó, việc các thành viên mafia trả thù lẫn nhau, nổ súng công khai ngay trên đường phố là nỗi ám ảnh với người dân New York. Ảnh: Bettman.
The gioi ngam dam mau o New York dau the ky 20 hinh anh 7
Ngày 12/11/1941, Kid Twist được cho là đã làm chứng chống lại một trong những tên cộm cán của Murder và Incorporate, ông ta thiệt mạng sau khi rơi xuống từ cửa sổ tầng 6 của một toà nhà. Các nhà điều tra cho rằng hắn đã cố gắng trốn thoát bằng cách buộc các tấm ga trải giường với nhau. Ảnh: Bettman.
The gioi ngam dam mau o New York dau the ky 20 hinh anh 8
Giai đoạn đó, Mỹ thi hành lệnh cấm trên toàn quốc về việc mua bán, nhập khẩu, vận chuyển đồ uống có cồn. Người bán và sản xuất rượu thường hoạt động dưới lòng đất khắp thành phố New York. Mùa hè năm 1925, con tàu SS Augus tus ở cảng New York được phát hiện chở hơn 3.000 thùng rượu trị giá 200.000 USD. Ảnh: Bettman.
The gioi ngam dam mau o New York dau the ky 20 hinh anh 9
 Thị trường thuốc phiện bắt đầu phát triển mạnh ở khu phố Chinatown. Nhập khẩu
heroin dưới nhiều hình thức, thậm chí dưới dạng thuốc chữa bệnh, bị cấm vào năm 1924. Song, nhiều tên tội phạm vẫn tìm cách lách luật. Ảnh: Getty.
The gioi ngam dam mau o New York dau the ky 20 hinh anh 10
Cảnh sát tích cực truy quét nạn buôn lậu ma tuý trong thành phố. Tuy nhiên, đây tiếp tục là vấn nạn đau đầu không chỉ ở New York mà còn khắp nước Mỹ. Ảnh: Getty.
Đầu những năm 1900, tội phạm trẻ em xuất hiện
ngày càng nhiều ở New York. Trong ảnh, cảnh sát đang áp giải 2 cậu bé có hành vi móc túi
. Ảnh: Getty.

Chi Lê

Cái chết bí ẩn của trùm mafia Nga từng là một "bố già" ở Mỹ

Hoàng Tuất |
Cái chết bí ẩn của trùm mafia Nga từng là một "bố già" ở Mỹ
Alexander đã bị một kẻ lạ mặt bắn chết

Alexander Bor (biệt danh Timokha Gomelsky) từng được biết đến là trùm tội phạm quốc tế. Hắn đã được công nhận là “ông trùm” ở Nga, Belarus, rồi trở thành sát thủ tại Đức, “bố già” ở Mỹ và câu kết với mafia Ý.

Nạn nhân bị đâm 11 nhát dao
Alexander Bor sinh năm 1954 tại Belarus. Trước đây, Alexander có họ là Tymoshenko. Năm 16 tuổi, hắn bị bắt cùng một nhóm bạn và bị buộc tội hiếp dâm tập thể.
Ngày 23-10-1970, Alexander bị kết án 6 năm tù, được đưa đến trại cải tạo dành cho trẻ vị thành niên ở tỉnh Voronezh, Nga (khi đó, Nga và Belarus đều thuộc Liên Xô).
Đến tuổi thành niên, hắn được chuyển sang trại giam khác. Sau khi được tha tù, Alexander trở thành một tay giang hồ thực sự và quyết định trở về quê nhà, sau đó thành lập băng nhóm riêng.
Alexander lại bị bắt, bị kết án 5 năm tù vào ngày 7-1-1982 về tội côn đồ và đã chấp hành hình phạt ở cả Belarus và Nga. Lần này, hắn làm quen được với “ông trùm” Vyacheslav Ivankov (Yaponchik). Tháng 11-1986, sau khi được tự do, hắn sang châu Âu sinh sống theo ý của Yaponchik.
Để thực hiện dự định này, Alexander đã kết hôn với Yelena Bor, người có quốc tịch Mỹ và đổi họ của mình sang họ của vợ.
Ban đầu, Alexander chuyển tới Tây Đức. Khi biết rằng, Yefim Laskin, kẻ đứng đầu các băng đảng tội phạm người Nga tại Đức luôn ngăn các trùm tội phạm từ Liên Xô vào Tây Âu, hắn nhận lệnh loại bỏ Laskin. Chiều 27-9-1991, Laskin đã bị một sát thủ dùng dao đâm liên tiếp gần hồ bơi Ungererbad ở Munich. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, Laskin bị đâm 11 nhát dao.
Cảnh sát còn thu được bộ tóc giả dính máu ở gần đó và chiếc khăn tay đẫm máu tại bãi đậu xe. Kết quả kiểm tra ADN cho thấy, các vết máu thuộc về Laskin và người lạ mặt. Cuối những năm 1990, cảnh sát đã kiểm tra tất cả những người từng tiếp xúc với Laskin, trong đó có cả Alexander. Mẫu ADN của hắn trùng với mẫu ADN thu được từ các vật chứng của vụ án.
“Rửa” hàng trăm triệu USD
Tuy nhiên, Alexander đã kịp chạy sang Mỹ nơi Yaponchik đang “trị vì”. Tại đây, Alexander mua một tòa biệt thự sang trọng trên đảo Long Island và giúp các doanh nhân Nga rửa tiền thông qua những công ty nước ngoài giả mạo và đã thu lợi lớn. Theo ước tính sơ bộ, hắn đã “rửa” hàng trăm triệu USD.
Alexander đã hợp tác với 2 gia tộc mafia Ý là Gambino và Grovano. Nhiệm vụ chính của hắn và đồng bọn là đẩy giá cổ phiếu lên cao giả tạo thông qua các nhân viên môi giới được thuê riêng, bán lại chứng khoán ở mức giá cao nhất và biến mất cùng với số tiền thu được.
Alexander còn hợp tác với Mikhail Syroezhin, người Saint Petersburg, nhưng không biết rằng, Mikhail là người cung cấp thông tin cho FBI (Cục Điều tra Liên bang Mỹ).
Thông qua Mikhail, mọi mánh khóe làm ăn của Alexander và mafia Ý bị phanh phui. Mikhail cho biết, chỉ riêng ở Nga, Alexander nắm giữ gần 30 công ty và thu được khoảng 1 triệu USD/năm. Do sợ bị bắt, Alexander trở về Nga.
Ngày 9-9-1999, Alexander đã bị bắt tại sân bay Munich nơi hắn đang chờ chuyển chuyến bay về Matxcơva. Ngày 27-9-2002, đúng 11 năm sau cái chết của Laskin, Alexander bị kết án chung thân. Hắn kháng cáo xin giảm án và đã được giảm án xuống 13 năm tù. Tuy nhiên, năm 2006, Alexander được tha tù trước thời hạn và trở về Nga.
Mặc dù được cả “bố già” Yaponchik và Aslan Usoyan (bố già Hasan) công nhận là “ông trùm” và hoành hành địa bàn Cộng hòa Belarus, Alexander vẫn chống lại cả 2 người đỡ đầu của mình do các mâu thuẫn nội bộ và chạy theo ông trùm Tariel Oniani (Taro)…
Alexander về sống tại làng Maslovo, tỉnh Matxcơva. Ngày 31-5-2014, khi vừa bước xuống xe để vào nhà thờ, hắn bị một kẻ lạ mặt dùng súng ngắn có gắn ống giảm thanh bắn chết trước sự bất lực của các vệ sĩ và biến mất. Hiện cảnh sát vẫn chưa xác định được hung thủ và động cơ của vụ giết người.
Link bài viết gốc tại đây.
theo An ninh Thủ đô

Lật lại cái chết bí ẩn của trùm mafia khét tiếng nhất nước Nga

Bắc Giang |
Lật lại cái chết bí ẩn của trùm mafia khét tiếng nhất nước Nga

Theo tờ The Guardian của Anh, sau 2 lần bị ám sát hụt, trùm mafia khét tiếng bậc nhất nước Nga Aslan Usoyan đã bị mất mạng.

Thế giới ngầm Nga bớt đi một trùm cộm cán hay "kẻ trộm sống theo luật", tuân thủ theo những luật lệ nghiêm khắc của giới giang hồ.
Aslan Usoyan là ai?
Theo tờ New York Times, Aslan Usoyan (2/1937 - 1/2013) còn được gọi là Bố già Hassan (Ded Hasan), người dân tộc Kurd Yezidi ở Gruzia, một trùm mafia Nga được biết đến "mafia uy tín nhất nước Nga" hay "kẻ trộm sống theo luật", tuân thủ theo những luật lệ nghiêm khắc của giới giang hồ Nga.
Aslan Usoyan từng ngồi bóc lịch trong tù nhiều năm dưới thời Xô Viết vì tội trộm cướp, đầu cơ và chống đối cảnh sát Gruzia, tiếp tục ở Moskva, Ural, Siberia, Uzbekistan, Krasnodar, Sochi, và một số vùng khác của Liên Xô-viết cũ.
Lật lại cái chết bí ẩn của trùm mafia khét tiếng nhất nước Nga - Ảnh 1.
Lật lại cái chết bí ẩn của trùm mafia khét tiếng nhất nước Nga - Ảnh 2.
Bố già Aslan Usoyan

Cuộc đời Usoyan gặp khốn đốn kể từ từ năm 2007 khi bị kéo vào một cuộc chiến tranh băng đảng với tên cướp Gruzia Tariel Oniani, người đang tìm cách lấy lại quyền lực ở Moskva. Một số kẻ thân cận của Usoyan đã bị giết ở Armenia Alek Minalyan, một người chịu trách nhiệm của một công ty xây dựng đang thi công một số công trình chuẩn bị cho Thế vận hội Mùa Đông 2014 ở Sochi.
Tháng 7 năm 2008, cảnh sát đã có những nỗ lực trong việc giải quyết xung đột giữa các trùm tội phạm nhưng Usoyan lại vô sự, thậm chí còn xuất hiện và trả lời phỏng vấn báo chí, coi tình trạng vô luật pháp là điều không thể chấp nhận được.
Tháng 4 năm 2010, Usoyan đã bị lực lượng an ninh Ukraina bắt giữ vì nhập cảnh bất hợp pháp bằng giấy tờ giả, nhân đây Usoyan còn bị cáo buộc kết nối với một nhóm tội phạm có tổ chức tại Armenia. Ngày 16 tháng 9 năm 2010, Usoyan đã bị bắn bởi một viên đạn cỡ nòng 9mm bởi một kẻ bắn tỉa không xác định rõ danh tính tại một trung tâm Moskva, nhưng rất may Usoyan thoát chết và ngay lập tức phe cánh Usoyan thông báo và làm lễ tang giả để che mắt, bảo đảm an toàn cho ông trùm.
Trong những năm thập niên đầu tiên thế kỷ 21, chính quyền tổng thống Obama đã đặt lệnh trừng phạt với các thành viên của tổ chức tội phạm Brothers’Circle. FBI nghi ngờ Usoyan là một trùm tội phạm hàng đầu của Nga tại Mỹ sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ và có dính líu tới tổ chức tội phạm nói trên. Cũng theo FBI, hiện nay có khoảng 300 nhóm tội phạm Nga hoạt động xuyên quốc gia, hoạt động trên mọi lĩnh vực, trong đó Mỹ là một trong những địa bàn màu mỡ nhất.
Theo tài liệu của cảnh sát, bố già Hassan kết hôn với một phụ nữ tên là Dulshi Avdoevaia, có hai con, 1 trai Nodari và 1 gái Nuna. Con trai Nodari có thời gian đảm nhiệm chức Giám đốc hệ thống siêu thị Capital. Con dâu của Usoyan là một trong những người phụ nữ sành sỏi, sáng lập nhiều công ty lớn tại Nga và 3 người cháu trai được coi là những kẻ kế cận đầy triển vọng cho ông nội trong việc điều hành thế giới ngầm.
Chiến tích của "trùm mafia uy tín nhất của Nga"
Từ thập niên 60, Usoyan đã cầm đầu một nhóm tội phạm chuyên tổ chức hoạt động kinh doanh chợ đen trên khắp đất nước.
"Kẻ trộm sống theo luật" đã trở thành một ông trùm giàu có, lắm của nhiều tiền và uy tín trong giới mafia ở Nga. Ngày nay, băng nhóm của Usoyan vẫn là một trong những băng đảng mạnh nhất thời hậu Xô-viết mà người ta tình nghi là cháu nội của Usoyan đã kế ngôi.
Thời hoàng kim, nhờ các sòng bạc và buôn bán vũ khí, sau khi Liên Xô tan rã, Usoyan đã vươn vòi bạch tuộc ra khắp nước Nga và nhiều nơi khác trên thế giới, đồng thời là mục tiêu của nhiều băng nhóm xã hội đen khác.
Lật lại cái chết bí ẩn của trùm mafia khét tiếng nhất nước Nga - Ảnh 3.
Aslan Usoyan khi bị bắt hồi tháng 4/2010

Theo tờ The Guardian, vài năm trước khi bị ám sát, các ông trùm trong giới mafia Nga đã gặp nhau để giải quyết bất đồng và phân chia lại lãnh địa nhưng xem ra mọi thứ chỉ bằng mặt, còn đằng sau vẫn là những cuộc chiến ngầm đẫm máu.
Nhưng sau khi Usoyan bị bắn hạ việc tranh dành lãnh địa đã nhanh chóng hoàn tất, các cuộc thanh trừng cũng giảm hẳn, điều này có thấy ảnh hưởng của Usoyan không hề nhỏ.
Usoyan từng bị tòa án Stalin, vùng Tbilisi kết án 5 năm tù giam vì tội cướp tài sản, năm 1966, bị kết án 3 năm tù giam vì tội trộm cắp nhưng cả hai lần, Usoyan đều nhanh chóng được tự do nhờ sự giúp đỡ của những ông trùm trong vùng.
Sau khi ra tù, Usoyan chỉ huy đàn em bảo kê và thu tiền bất chính từ doanh nghiệp. Bất kì công ty, tập đoàn nào phản đối đều bị Usoyan kéo quân tới đập phá và đe dọa. Usoyan ưa bạo lực nên sẵn sàng sai đàn em tấn công bất kì ai phản kháng.
Sau khi đủ lông cánh, Usoyan đã tách ra hoạt động độc lập và phải mất hơn 1 thập kỷ mới xây dựng được đế chế riêng. Vào giữa thập niên 90 thế kỷ trước, thời gian diễn ra một cuộc xung đột đẫm máu giữa các băng nhóm tội phạm tại Nga, dẫn đến sự ra đời và nổi lên của giới mafia Gruzia, còn những băng nhóm người Slavic xưa hùng mạnh nay đã mất ngôi.
Lật lại cái chết bí ẩn của trùm mafia khét tiếng nhất nước Nga - Ảnh 4.
"Kẻ trộm sống theo luật" Usoyan thu được bộn tiền nhờ bảo kê và buôn bán vũ khí

Cũng trong thời gian nói trên Usoyan đã tuyên chiến với băng đảng có tên Rudick Baku do một trùm người Armenia, Rudolf Oganov đứng đầu nhằm chiếm quyền bảo kê các doanh nghiệp trong vùng Krasnodar.
Cuộc chiến kết thúc bằng cái chết của Oganov hồi tháng 2/1999 tại một quán cà phê ven đường ở Moscow bằng hơn 40 viên đạn. Usoyan đã đánh bại những ông trùm da trắng và tiếp đó là những băng đảng lớn khác.
Sang những năm đầu tiên của thế kỷ 21, Usoyan chính thức tuyên chiến với một gia tộc mafia khác, đứng đầu là Tariel Oniani hay còn được gọi là Tarot bởi Usoyan muốn duy trì quyền quản lý khu vực Lasha Rustav nhưng gia tộc Oniani cũng không phải vừa và dẫn đến nhiều vụ thanh trừng đẫm máu khác.
Cuộc đụng độ giữa hai nhóm băng đảng này đã làm nhiều người chết, trong đó có Vyacheslav Kirillovich Ivankov, biệt danh “người lùn Phù tang” người từng đứng ra hòa giải với Usoyan nhưng bị cảnh sát ngăn chặn, đáng tiếc, con người “vận động hành lang” đầy tiềm năng này lại bị một tay bắn tỉa siêu hạng hạ sát ngày 28/7/2009, và qua đời đau khổ vì vết thương ở ổ bụng nhiễm trùng.
Cách thức tiến hành vụ ám sát này rất giống với vụ bắn Usoyan. Cảnh sát Moskva gọi đây là cách thức thanh trùng “rất Nga”, Ivankov thường xuyên thay đổi các thói quen đi lại, sinh hoạt bên trong tổ chức của Aslan Usoyan. Từ đây, cuộc xung đột giữa gia tộc Usoyan và Oniani vẫn chưa kết thúc.
Lật lại cái chết bí ẩn của trùm mafia khét tiếng nhất nước Nga - Ảnh 5.
Usoyan (trái) và Tariel Oniani

Đầu tháng 2/5/2008, Usoyan triệu tập một cuộc họp gồm những ông trùm khét tiếng nhất trong thế giới tội phạm để thảo luận về các vấn đề kiểm soát hoạt động thu phí kinh doanh trong Thế vận hội 2014 tại Sochi. Dù tranh cãi nhưng các ông trùm đã nhất trí ủy thác cho bố già Hassan kiểm soát hoạt động này bởi lý do chính là Krasnodar vốn được coi vùng đất của Bố già Hassan từ những năm 1990.
Hãng tin RT của Nga cho biết, các băng nhóm muốn diệt trừ Usoyan vì ông ta sở hữu khối bất động sản đắc địa ở Sochi. Ngoài ra, Usoyan còn nắm trong tay nhiều công ty lớn tranh giành quyền đấu thầu tại thành phố đăng cai thế vận hội lớn nhất thế giới. Đây đích thực là mỏ vàng mà không tổ chức tội phạm nào dễ dàng bỏ qua.
Ai đứng sau cái chết của Aslan Usoyan?
Nhà hàng Dvor Karetny nổi tiếng nhất thủ đô Moscow, cách Kremlin chừng 2 km, điểm đến ăn chơi của giới nhà giàu, tài phiệt Nga. Nhưng chính nơi đây lại là địa điểm để giới mafia thanh trừng lẫn nhau.
Đó là buổi sáng đầu xuân năm 2013, một người đàn ông cao tuổi, lùn béo bước nhanh khỏi nhà hàng, trong khi đi nhanh về phía chiếc xe chờ sẵn thì bỗng dưng một tiếng nổ đanh gọn chắc nịch phát ra, người đàn ông gục ngã. Dù đã được đưa đi viện cấp cứu ngay nhưng không thể qua khỏi, đó chính là ông trùm tiếng, Aslan Usoyan.
Aslan Usoyan bị bắn vào đầu bởi một tay bắn tỉa ngồi trên tầng thứ sáu của một căn hộ chung cư liền kề sau khi rời khỏi một nhà hàng phục vụ.
Lật lại cái chết bí ẩn của trùm mafia khét tiếng nhất nước Nga - Ảnh 6.
Nhà hàng Dvor Karetny nơi bố già Usoyan bị bắn chết

Bất chấp những nỗ lực của các vệ sĩ cùng xe cứu thương, Usoyan đã chết trên đường đến bệnh viện. Gia đình quyết định đưa xác về chôn cất tại Tbilisi, nhưng sân bay quốc tế Tbilisi từ chối cho chiếc máy bay hạ cánh. Cái chết của Usoyan được cho là “giọt nước tràn ly” trong giới tội phạm lên cao, nhất là trong bối cảnh chuẩn bị cho TVH 2014, sự kiện được cho là rất hấp dẫn, có thể mang lại những khoản lợi nhuận kếch xù cho mafia.
Cái chết của Usoyan khiến các băng đảng nhanh chóng ngoi lên và tìm quyền kiểm soát đế chế của Usoyan ở Moscow và Sochi. Sau cái chết của Usoyan, nhiều kẻ thân tín khác của bố già cũng chết theo.
Một diễn biến đáng quan tâm, vào ngày đầu tháng 2/2013, Rovshan Dzhaniyev, một tên tội phạm gốc Azerbaijan, được cho là bị bắn chết ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ được dư luận tình nghi là thủ phạm chính trong vụ ám sát ông trùm Usoyan.
Tuy nhiên, cảnh sát lại khẳng định trên tờ Moscow Times rằng chính Dzhaniyev đã ra tay giết hại Usoyan và bị thủ tiêu, thông tin này chỉ đúng một nửa, nửa còn lại, thì Dzhaniyev không hề bị bắn chết mà chỉ tung tin đồn để tránh bị trừ khử.
Để thay lời kết, các thám tử tư tin rằng vụ ám sát bố già Hassan hồi tháng Giêng 2013 là do bàn tay của Oniani, nhưng cũng có nguồn tin, các vụ trừ khử những ông trùm mafia Nga hậu Xô-viết, kể cả Bố già Usoyan đều có bàn tay của chính quyền nhằm bảo toàn an ninh cho xã hội.
Lật lại cái chết bí ẩn của trùm mafia khét tiếng nhất nước Nga - Ảnh 7.
Đã hơn 4 năm trôi qua kể từ ngày Usoyan bị bắn hạ dư luận vẫn chưa rõ ai là thủ phạm

theo Nông nghiệp Việt Nam

Sát thủ máu lạnh Nga: 'Khởi nghiệp' bằng rocket diệt tăng, bại lộ vì... sa lưới tình

Hồng Anh |
Sát thủ máu lạnh Nga: 'Khởi nghiệp' bằng rocket diệt tăng, bại lộ vì... sa lưới tình
Sát thủ Alexei Sherstobitov.

"Chiến binh Alexei" nói rằng, gã còn sống sót cho đến ngày nay là nhờ trí thông minh, sự tỉ mỉ, sự kiên nhẫn cực độ và đặc biệt là sự tàn nhẫn hiếm kẻ nào sánh bằng.

"Trước đây từng có rất nhiều kẻ giống như tôi, nhưng họ đều đã chết và nằm lại trong rừng hay ở một nơi nào đó trên khắp nước Nga", sát thủ Alexei Sherstobitov, người từng khét tiếng một thời với cái tên "Chiến binh Alexei", nói với phóng viên đài truyền hình quốc gia khi đang chịu bản án 23 năm tù.
Mới đây Sherstobitov đã xuất bản 3 tập tự truyện bằng tiếng Nga với tên gọi (tạm dịch) là "Kẻ thanh toán: Lời tự thú của một tay sát thủ chuyên nghiệp", kể về việc gã đã thoát khỏi cái chết ra sao, và điều gì đã khiến gã bị cầm tù như ngày nay.
Chiến binh Alexei
Con đường làm sát thủ của Sherstobitov bắt đầu kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ vào tháng 12/1991. Trong bối cảnh xã hội bất ổn, an ninh trật tự rối ren, các băng nhóm tội phạm có tổ chức bắt đầu phát triển và vượt khỏi tầm kiểm soát tại nước Nga.
Các băng đảng này, thường do cựu sĩ quan quân đội hoặc cựu điệp viên KGB (tổ chức tình báo Nga) cầm đầu, đã trà trộn vào tất cả các hoạt động kinh tế và kiếm lời bằng cách thu tiền bảo kê, tra tấn và giết hại những chủ doanh nghiệp dám phản kháng mà không bị truy tố trách nhiệm.
Giữa các băng đảng tội phạm ở Nga thường xảy ra các vụ thanh toán công khai đẫm máu, tuy nhiên những nhiệm vụ như 'xử lý' người đứng đầu doanh nghiệp đối thủ đều do những tay sát thủ đơn độc đảm nhiệm.
Nhu cầu càng tăng cao, Sherstobitov càng thêm nổi tiếng là cỗ máy giết người hiệu quả nhất nước Nga vào thời điểm đó. Với khả năng giết người nhanh chóng và làm giả bằng chứng chuyên nghiệp, cảnh sát Moskva khi ấy đã không thể ngờ rằng gã đã lấy đi từng ấy mạng sống.
Sát thủ máu lạnh Nga: Khởi nghiệp bằng rocket diệt tăng, bại lộ vì... sa lưới tình - Ảnh 2.
Alexei Sherstobitov khi còn là một sĩ quan quân đội.
Trước khi Liên Xô sụp đổ, Sherstobitov đã từng là một sĩ quan quân đội. Tuy nhiên gã đã rời quân ngũ năm 1992. Trong bối cảnh xã hội rối ren, Sherstobitov đã phải chật vật trang trải để chu cấp cho gia đình, và chấp nhận làm chân sai vặt cho một băng đảng mafia.
Khi thấy Sherstobitov túng quẫn, băng đảng này đã gài bẫy đưa gã vào con đường tội phạm: Chúng cố tình khiến gã làm thất lạc một kiện hàng vũ khí, sau đó bắt gã chịu trách nhiệm cho tổn thất này.
Kẻ cầm đầu băng đảng này - cựu sĩ quan KGB Grigory Gusyatinsky - đã đề nghị Sherstobitov nhận nhiệm vụ thanh toán một đối thủ có bí danh là Eagle Owl (Cú Đại bàng) để được cấn trừ khoản nợ. Sherstobitov đã nhận nhiệm vụ này vì biết đây là đường sống duy nhất của gã vào thời điểm đó.
Sherstobitov đã lựa chọn rocket chống tăng cầm tay RPG-18 trong phi vụ đầu tiên của mình thay vì những loại súng nhỏ gọn hơn như những tay sát thủ khác thường lựa chọn.
Thế nhưng ngày hôm đó Eagle Owl đã gặp may khi quả rocket chỉ xuyên từ kính hậu qua kính chắn gió của chiếc Mercedes-Benz và phát nổ cách xa vị trí của hắn. Tuy hắn mất đi một vài ngón tay, nhưng đã giữ được mạng sống của mình.
Tuy để mục tiêu chạy thoát, nhưng kể từ sau phi vụ đó Sherstobitov đã tìm thấy "con đường" dành cho mình, và trở nên nổi tiếng vì loại vũ khí hạng nặng gã lựa chọn. Ấn tượng với kĩ năng của Sherstobitov, ông trùm Gusyatinsky cũng đã cho gã một "công việc" toàn thời gian với mức lương 5.000 USD/tháng.
Sherstobitov đã xây dựng hình ảnh một tay sát thủ chuyên nghiệp, đáng kính trọng kiểu samurai, chỉ xử lý "những kẻ không đáng được sống".
Sát thủ máu lạnh Nga: Khởi nghiệp bằng rocket diệt tăng, bại lộ vì... sa lưới tình - Ảnh 4.
Alexei Sherstobitov hồi trẻ.
Trong cuốn tự truyện, Sherstobitov cũng đã kể chuyện được giao nhiệm vụ trừ khử nhà tài phiệt Boris Berezovsky. Gã cho biết ông trùm đã hủy nhiệm vụ vào phút chót khi gã đã chuẩn bị bóp cò. Nhà tài phiệt Berezovsky đã được tha mạng và sau đó liền chạy trốn sang Anh.
Tuy nhiên gã đã phá lệ trong phi vụ ám sát doanh nhân người Gruzia Otari Kvantrishvili tại Moskva năm 1999. Sau khi mục tiêu trúng phát đạn chí tử của Sherstobitov, vệ sĩ của ông ta đã xả thân che chắn cho ông chủ. Cuối cùng Sherstobitov đã lấy mạng của cả hai, dù người vệ sĩ không phải là mục tiêu của gã.
Sherstobitov cũng từng giết chết nhiều người vô tội - trong đó có cả trẻ em - trong một vụ đánh bom xe hơi.
Lộ chân tướng vì 'sa' lưới tình
"Chiến binh Alexei" nói rằng gã đã được tự do trong một thời gian dài và còn sống sót cho đến ngày nay là nhờ trí thông minh, sự tỉ mỉ, sự kiên nhẫn cực độ và đặc biệt là sự tàn nhẫn hiếm kẻ nào sánh bằng.
Chỉ có những ông trùm lớn mới biết ngoại hình và danh tính thật của Sherstobitov. Gã thường ngụy trang kĩ lưỡng khi tham dự những "cuộc họp" băng đảng, và sở hữu hơn một chục cuốn hộ chiếu với nhiều tên gọi khác nhau.
Gã thậm chí còn sẵn sàng trừ khử những kẻ từng biết đến mình, trong đó có cả ông trùm đầu tiên đưa gã vào con đường làm sát thủ chuyên nghiệp - Gusyatinsky.
"Nếu tôi không giết họ, thì những kẻ khác cũng sẽ trừ khử họ", Sherstobitov nói về quyết định ra tay với những người từng thân thiết với gã trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình.
Khi những bất ổn trong thập niên 1990 dần được giải quyết, các băng đảng tội phạm có tổ chức cũng dần bị chính phủ Nga triệt phá. Sherstobitov hiểu rằng đã đến lúc gã phải ẩn thân.
Sát thủ máu lạnh Nga: Khởi nghiệp bằng rocket diệt tăng, bại lộ vì... sa lưới tình - Ảnh 6.
Chiến binh Alexei khét tiếng một thời.
Trong khi những tay mafia thường lẩn trốn ở những địa điểm dễ tìm thấy như Tây Ban Nha và Hy Lạp, thì "Chiến binh Alexei" lựa chọn trở thành "Thợ xây Alexei" trong một ngôi làng nhỏ ở ngoại ô Moskva. Gã đã biến mất và dần bị lãng quên. Dù sao thì cảnh sát Nga khi ấy thậm chí còn không tin là Chiến binh Alexei có thật.
Gã đã có thể sống bình yên như thế đến cuối đời và không bị ai phát hiện... nếu như không sa vào lưới tình. Năm 1995, Sherstobitov đã phải lòng thiếu nữ 17 tuổi Irina. Gã đã mất nhiều thời gian theo đuổi cô gái ấy, nhưng sau đó hai người đã chia tay vì gã không muốn lộ vỏ bọc và liên lụy đến cô.
Thế nhưng, 2 năm sau, Sherstobitov lại bất ngờ tái xuất để đi tìm người tình cũ. Gã không ngờ rằng cô gái năm ấy đã đính hôn với một trong những ông trùm lớn nhất ở Nga, Andrei Koligov.
Sự xuất hiện của gã đã khiến Irina xao động và quyết định hủy đám cưới với Koligov. Sherstobitov đã 'cướp người' thành công và cùng người tình trốn đến quần đảo Canary bằng hộ chiếu giả.
Sát thủ máu lạnh Nga: Khởi nghiệp bằng rocket diệt tăng, bại lộ vì... sa lưới tình - Ảnh 7.
Trang bìa một tập tự truyện của Alexei Sherstobitov.
Thật không may cho gã, Koligov chính là một trong số rất ít những người còn sống sót biết đến danh tính thực sự của Sherstobitov. Chuyện cướp dâu ngay trước ngày cưới đã khiến Koligov vô cùng phẫn nộ, hắn đã thề sẽ giết chết cả đôi tình nhân nếu tìm thấy họ.
8 năm sau, Sherstobitov và vợ đã trở về Nga và tái hòa nhập với cuộc sống thường nhật ở quê nhà. Sherstobitov tiếp tục sử dụng vỏ bọc thợ xây, còn Irina làm người mẫu ảnh tạp chí. Irina chưa từng biết đến những việc làm sai trái xưa kia của chồng mình.
Năm 2005, ông trùm Koligov từ trong tù đã tình cờ nhìn thấy hình ảnh người tình cũ trong một tờ tạp chí. Cơn ghen tuông nổi lên, hắn đã khai ra tung tích của "chiến binh Alexei" khét tiếng năm nào.
Giới chức Nga đã dễ dàng tìm ra cô người mẫu Irina, và từ đó lần ra tung tích của Sherstobitov. Năm 2006, gã đã bị bắt giữ khi vào viện thăm cha. Tại phiên xét xử năm 2008 ở Moskva, tòa đã tuyên án 23 năm tù giam cho 14 tội danh giết người của Sherstobitov.
Irina đã ly hôn với Sherstobitov ngay sau khi gã nhận bản án, tuy nhiên 2 năm sau gã đã tái hôn với người vợ mới Marina - một nhà trị liệu tâm lý.
Trong tù, Sherstobitov đã tìm thấy cho mình một sự nghiệp mới chân chính hơn: trở thành một người nổi tiếng, tác giả cuốn tự truyện bán chạy, và thậm chí là cố vấn cho cảnh sát trong nhiều vụ án và tư vấn kĩ năng sống cho mọi người.
Tuy nhiên, gã không thích dùng từ "sát nhân", mà thường tự gọi công việc trước đây của mình là "thanh toán".
Sát thủ máu lạnh Nga: Khởi nghiệp bằng rocket diệt tăng, bại lộ vì... sa lưới tình - Ảnh 8.
Alexei Sherstobitov và người vợ mới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét