CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II - 1
-Xét
được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng
của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến
tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát
lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người
trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống!
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham danh lợi và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn?
-Và vô cớ tàn sát sinh linh, con người có phải là ác độc!?
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cuộc chiến gây ra tổn thất lớn về nhân mạng cho cả hai phe. Số người thiệt mạng tại các nước Đồng minh là trên 61 triệu người, còn phe Trục là 12 triệu người. Video trên ghi lại quang cảnh hoang tàn của Berlin vào tháng 7/1945, hai tháng sau Đức Quốc xã đầu hàng. Video: ChronoHistory
Tham khảo: toptenz
Không chỉ ở sự quản lý, ông đã không lắng nghe tướng của mình khi họ cầu xin ông cho phép làm những việc chỉ có một người điên sẽ không làm . Chẳng hạn như việc bảo vệ Normandy - Erwin Rommel cho rằng quân Đồng minh sẽ tấn công ở Normandy chứ không phải Calais. Ông muốn di chuyển quân đội của mình về phía bắc để chống lại các cuộc tấn công. Hitler từ chối vì nghĩ rằng cuộc tấn công thực sự vẫn còn trong lúc hàng trăm hàng ngàn quân Đồng minh đã đổ vào bờ. Cái giá phải trả khi không lắng nghe là quân phát xít đã để mất Pháp.
Kế hoạch đầy tham vọng của Hitler đã thảm bại - Nga đã không thua và Anh trở nên mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, người Đức lại thua một lần nữa khi cố gắng rải quân ra nhiều mặt trận.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống!
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham danh lợi và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn?
-Và vô cớ tàn sát sinh linh, con người có phải là ác độc!?
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Trận chiến cuối cùng Tập 1
Thế chiến II - cuộc chiến khốc liệt nhất lịch sử nhân loại
Cuộc chiến giữa phe Đồng minh, dẫn đầu là Anh, Liên Xô, Mỹ và phe Trục phát xít gồm các thế lực chính Đức, Italy và Nhật Bản là cuộc chiến rộng và thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại.
Cuộc chiến gây ra tổn thất lớn về nhân mạng cho cả hai phe. Số người thiệt mạng tại các nước Đồng minh là trên 61 triệu người, còn phe Trục là 12 triệu người. Video trên ghi lại quang cảnh hoang tàn của Berlin vào tháng 7/1945, hai tháng sau Đức Quốc xã đầu hàng. Video: ChronoHistory
Sau khi Thế chiến kết thúc, Mỹ và Liên Xô trỗi dậy trở siêu cường quốc
thế giới. Khối Đồng Minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng giữ gìn hòa
bình và ngăn chặn các cuộc chiến tranh thế giới mới, dẫn đến sự ra đời
của Liên Hợp Quốc tháng 6/1945.
Phương Vũ
10 sai lầm ngớ ngẩn nhất khiến Hitler phải bại vong trong thế chiến thứ 2 (Phần 1)
Những sai lầm của kẻ độc tài đã dẫn
đến sự thất bại của Đức Quốc Xã. Đó là vận đen của Hitler mà cũng là
điều may mắn cho cả thế giới.
Chúng ta
đều biết đến Hitler như một kẻ độc tài, bài trừ người Do Thái và có
nhiều âm mưu chính trị nham hiểm. Thậm chí ông ta còn lãnh đạo chính
quyền phát xít gây ra chiến tranh thế giới thứ 2. Tuy cuối cùng thất bại
nhưng những tội ác của trùm phát xít này là không thể tha thứ.
Trong
bài viết này chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu một chút về những sai lầm của
Hitler, những sai lầm cơ bản này đã dẫn đến thất bại của Hitler nói
riêng và Đức Quốc Xã nói chung.
1. Hủy bỏ dự án sản xuất súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới
Khi Đức
tấn công vào đất Nga trong chiến tranh thế giới 2, nhu cầu về một loại
vũ khí mới là cần thiết để giúp quân phát xít để đối phó với sự rộng lớn
của lãnh thổ và hàng triệu binh sĩ Nga. Đó phải là một vũ khí mang độ
chính xác, phạm vi, và sức thâm nhập của các loại súng trường.
Ngoài ra
cũng phải có sự kết hợp của tốc độ cao, thời gian nạp đạn nhanh và khả
năng cơ động của một khẩu súng máy. Các nhà phát triển đã tạo ra MBK 42 –
khẩu súng trường tấn công đầu tiên của thế giới.
Và kết
quả bước đầu thật đáng kinh ngạc. Các đơn vị được trang bị các loại vũ
khí mới này đã đem lại lợi thế tuyệt vời ở nước Nga, sử dụng chúng để
cắt sâu vào đất Nga.
Sau đó
trong một đấu tranh chính trị ở Berlin, Hitler đã giận dữ và quyết định
bỏ toàn bộ dự án. Ông ta đã hủy bỏ toàn bộ các thử nghiệm và khả năng
của loại súng mới này. Các chỉ huy Đức đổi tên loại súng này thành
“MP43” ( maschinenpistol 43) và tiếp tục sản xuất sau lưng của Hitler
trong một thời gian. Nhưng khi Fuhrer biết về điều đó, ông đã cho ngừng
tất cả lại.
Sau một
thời gian ông ta đã hiểu được lợi ích và tiềm năng của loại súng này,
quyết định cho dự án hoạt động lại. Đó là khoảng thời gian giữa những
năm 1943 và có lẽ quyết định này là quá muộn khi người Nga đã bắt đầu
chiếm phần áp đảo.
2. Hủy bỏ máy bay phản lực đầu tiên trên thế giới – Messerschmitt 262
Ngành
hàng không trong Thế chiến II vẫn còn bị chi phối bởi thế hệ những máy
bay chân vịt. Nhưng bạn có biết người Đức đã phát minh ra chiếc máy bay
phản lực đầu tiên trên thế giới, được gọi là Me -262. Me 262 đã được cho
thử bay vào khoảng năm 1943.
Chính Quốc trưởng Hitler đã ngăn cản
việc đưa vào tham chiến chiếc máy bay tiêm kích phản lực đầu tiên trên
thế giới Me 262, khi hoàn toàn tin tưởng vào hệ thống pháo phòng không
thường tỏ ra vô dụng. Mãi đến cuối năm 1943, khi máy bay đồng minh ném
bom Berlin và Hamburg, chiếc máy bay thử nghiệm Me 262 thứ 5 mới được
trình lên Quốc trưởng Hitler.
Thế nhưng, Hitler lại không nhận ra
những mặt mạnh của máy bay tiêm kích phản lực và ra lệnh cải tạo Me 262
thành máy bay ném bom tốc độ cao.
Hitler
đã hoàn toàn sai lầm bởi thứ quân đội Đức thiếu lúc đó là các máy bay
đánh chặn chứ không phải máy bay ném bom. Đã có nhiều ý kiến trái chiều
những Hitler muốn thực hiện theo cách của mình.
Kết quả
là khắp bầu trời đã được bôi đen bởi các máy bay ném bom của Mỹ và Anh.
Mãi đến tháng 11/1944, Bộ trưởng Công nghiệp quốc phòng Albert Speer mới
thuyết phục được Hitler sử dụng Me 262 làm máy bay đánh chặn. Nhưng
quyết định của Hitler cũng trở nên quá muộn và khiến cho quân phát xít
thất bại.
3. Quân đội Đức không bao giờ được phép rút lui
Hitler
không phải là một chiến lược quân sự, điều đó có thể giải thích lý do
tại sao ông lại quá cuồng tín với khẩu hiệu vô lý “không rút lui, chiến
đấu đến người cuối cùng”. Rõ ràng không phải là một nhà chiến lược quân
sự cũng có thể nhận ra rằng sức mạnh ý chí tuyệt đối sẽ không làm được
gì nhiều khi phải chống lại những loạt đại bác.
Ông ta
thực sự tin rằng chiến trường là nơi chiến đấu như trong phim với danh
dự, chiến thắng là điều tất yếu. Hitler đã tuyên truyền và áp đặt điều
này với lính của mình , ngay cả khi người Nga đánh tan tác quân đội Đức.
Trong
cuộc gọi từ Stalingrad, ông ta không cho phép Frederich Paulus chiến đấu
theo cách của mình, nhất quyết không cho quân đội tháo chạy khỏi Liên
Xô khi dòng bao vây của hồng quân còn yếu. Thay vào đó, Hitler bắt họ
phải chống đỡ đến cùng. Kết quả là sự thất bại và tiêu tan mọi hi vọng
của người Đức.
Nhưng
ngay cả khi thất bại đó xảy ra Hitler cũng không hiểu ra vấn đề. Ông từ
chối cho phép quân đội của mình quay trở lại và củng cố phòng ngự bờ
đông sông Rhine vào năm 1945. Đây rõ ràng là sự lựa chọn thông minh,
nhưng Hitler lập tức gửi một tin nhắn từ chối họ – “không được rút lui”.
Quân Đồng Minh đã nắm lấy cơ hội này và càn quét cả khu vực. Đức Quốc
xã cuối cùng cũng phải rút lui và thất bại hoàn toàn, đang từ thế chủ
động chuyển sang bị động.
Sau đó
không lâu, ngay tại Berlin. Hitler lại trực tiếp bắt quân của mình chiến
đấu lại quân Nga dọc theo sông Oder chứ không cho rút về để thắt chặt
phòng thủ bên trong thành phố. Một ngày sau đó, người Nga tiến vào
Berlin, và chỉ có khoảng 80.000 người Đức. Một nửa trong số đó là dân
thường. Kết cục thảm hại đã xảy ra và rõ ràng nguyên nhân chính là do sự
ngang bướng và tính hiếu thắng của chính Hitler.
4. Quân đội Đức không sẵn sàng để chiến đấu trong thời tiết khắc nghiệt ở Nga
Nghe đến
“Nga” là hình ảnh cái rét âm độ, băng tuyết phủ đầy đã hiện lên. Đây là
một đất nước có mùa đông dài và khắc nghiệt vô cùng. Người dân bản xứ
phải chống chọi với cái lạnh bằng rượu, cá ướp, quần áo và cả sự thích
nghi. Rõ ràng với một quốc gia đi xâm lược như Đức thì sự chuẩn bị để
đối đầu với cái lạnh là rất quan trọng dù là thời điểm tiến công là mùa
nào. Vì cuộc chiến hoàn toàn có thể kéo dài ngoài ý muốn.
Mùa đông năm 1941 là một trong những mùa
đông lạnh khủng khiếp nhất trong lịch sử nước Nga, đặc biệt là trong
suốt cao điểm quân Đức tấn công Moscow. Cách đó 1 thế kỷ, quân của
Napoleon cũng trong tình thế tương tự và thời tiết cản bước, chuyển thế
có lợi cho quân Nga. Hitler đã không hề lên kế hoạch cho trận chiến
trong mùa đông, và không có sự chuẩn bị tương xứng cho binh sĩ cũng như
vũ trang.
Mùa đông khắc nghiệt đó đã giúp cho quân
Nga tập hợp và chuẩn bị cho các trận phản công của Chiến tranh thế giới
thứ 2, mà mọi người dân Nga đều biết tới với tên gọi “Cuộc chiến Vệ
quốc vĩ đại”. Và một lần nữa tầm nhìn hạn hẹp của Hitler lại gây ra hậu quả.
Mùa xuân
năm 1942, khi Đức sẵn sàng để tiến quân thì đã quá muộn. Nước Nga đã
phục hồi đủ để phản công lại. Quân phát xít mất đi thế chủ động. Đây lại
là một sai lầm không đáng có của một thủ lĩnh như Hitler.
5. Quá lạm dụng tên lửa V1 và V2
Hitler không ngừng hy vọng vào “vũ khí
thần diệu” sẽ cứu nguy cho nước Đức Quốc xã. “Những thành tựu” đạt được
trong kỹ thuật tên lửa và chế tạo các loại máy bay đã vượt qua Mỹ và
Liên Xô tới 10-15 năm. Giá như không có những tư liệu khoa học của
Kamler (người đứng đầu trung tâm nghiên cứu của tổ chức SS) thì không
biết khi nào người Mỹ mới hoàn thành được chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ
của mình. Và có thể tự tin nói rằng: “Người Mỹ mở được cánh cửa của mình đi vào vũ trụ là nhờ những bí mật của Đệ Tam Đế chế”.
Có một
sự thật là Hitler xứng đáng là thiên tài trong việc làm suy yếu và sử
dụng sai những tiềm năng khổng lồ như súng trường tấn công MP43 và máy
bay chiến đấu Me -262. Nhưng không dừng lại, ông còn mắc thêm sai lầm
với tên lửa đạn đạo, sai lầm lần này lại là vì lý do quá lạm dụng vào
tên lửa, thay vì tiếp tục nghiên cứu dự án bom nguyên tử.
Hitler
không tán thành vung tiền vào các nghiên cứu dài hạn mà chưa biết chắc
có thành công hay không như dự án làm bom nguyên tử. Chiến thắng chớp
nhoáng của Đức trước các cường quốc châu Âu khiến Hitler càng tin vào
“thiên tài” của mình. Thời gian 1937-1940, Đức chi 550 triệu mác để
nghiên cứu chế tạo tên lửa V1 và V2, trong khi vấn đề bom nguyên tử bị
bỏ ngỏ.
Trong
lúc Hitler dành thời gian và tiền bạc chú trọng đầu tư vào tên lửa thì
phía Mỹ đã thành công trong việc chế tạo bom nguyên tử. Đây chính là dấu
chấm hết cho chiến tranh thế giới 2 và cả Đức Quốc Xã.
Ánh Trăng tổng hợp
10 sai lầm ngớ ngẩn nhất khiến Hitler phải bại vong trong thế chiến thứ 2 (Phần 2)
Những sai lầm của kẻ độc tài đã dẫn
đến sự thất bại của Đức Quốc Xã. Đó là vận đen của Hitler mà cũng là
điều may mắn cho cả thế giới.
Tiếp theo phần 1
6. Không bao giờ lắng nghe ý kiến của các tướng khác
Hitler tự xem mình là thiên tài quân sự
sau khi chỉ huy quân đội Đức giành được các thắng lợi ban đầu của cuộc
chiến. Nhưng càng lấn sâu vào cuộc chơi, y lại càng sa lầy và đổ lỗi cho
các tướng lĩnh cái tội không chịu thi hành lệnh của mình. Điều này dẫn
đến sự bất mãn trong một vài người. Về sau Hitler chỉ còn nghe theo lời
bản thân mình.
Nhưng khi chiến tranh tiếp tục với những
diễn biến phức tạp hơn, Hitler trở nên ít tin tưởng hơn. Ông ta bắt đầu
kiểm soát mọi khía cạnh từ lớn đến nhỏ của trên tất cả các mặt trận.
Hãy nhớ rằng ông ta không phải là một nhà chiến lược quân sự, do đó, sự
quản lý chặt chẽ từ Hitler chỉ làm mọi việc đi theo chiều hướng xấu.
Cụ thể như tại trận chiến rừng Ardennes ở
Bỉ vào tháng 12/1944, dù các tướng lĩnh Đức đã nghi ngờ vào một thất
bại nhưng Hitler vẫn không chịu nghe theo. Kết quả thất bại của chiến
dịch này càng làm cho Đức tiến gần hơn đến sụp đổ .
7. Trao quyền chỉ huy không quân cho Goering
Một trong những thất bại lớn nhất của
Đức trong thế chiến 2 là trước Không lực Hoàng Gia Anh. Lý do cho thất
bại này không chỉ vì sự xuất sắc đặc biệt của các phi công hay lợi thế
sân nhà của Anh mà bởi sai lầm của Hitler. Khi ấy, ông đã giao không
quân cho Thống chế Hermann Goering.
Thuộc quyền thống chế Goering, Tổng tư lệnh KQ Đức, có khoảng 2.600 máy bay. Mệnh
lệnh của Goering rất đơn giản. Đầu tiên, họ phải tấn công tất cả các
sân bay căn cứ của lực lượng tiêm kích Không quân Hoàng gia, đặc biệt
các máy bay Spitfire và Hurricane, vô hiệu hóa các máy bay tiêm kích và
sân bay của chúng.
Tuy nhiên hệ thống radar phòng không
trải dài dọc theo bờ biển nước Anh đã phát huy vô cùng hiệu quả, đánh
chặn các đợt ném bom của máy bay Đức từ rất sớm, khiến quân Đức rất khó
để đạt được mục tiêu của mình.
Bức tường điện tử vô hình được dựng lên
dọc theo toàn bộ bờ biển nước Anh, đã làm Goering phát cáu. Vì vậy hai
hoặc ba ngày sau khi bắt đầu các cuộc tấn công, Goering ra mệnh lệnh tấn
công và phá hủy mạng lưới radar.
Tuy
nhiên, Goering ra lệnh bãi bỏ việc tấn công đài ra-đa, biện luận rằng
không ích gì phải tiếp tục tấn công như thế bởi vì các đài ra-đa đã bị
tấn công vẫn còn hoạt động. Dần dần quân Đức đã bị mất nhiều máy bay hơn
nhiều.
Ngay cả
khi các kết quả tệ hại , Hitler vẫn không tước quyền chỉ huy của Goering
và tìm một người có khả năng về quân sự hơn. Cuối cùng là Đức đã thua
Anh dù quân số đông hơn nhiều.
8. Sai lầm khi đưa quân chiến đấu ở trên hai mặt trận cùng lúc
Hitler hẳn nhận thức được sai lầm của
Đức ở thế chiến 1 là chiến đấu dàn trải trên nhiều mặt trận. Ông ta hẳn
sẽ cố gắng để tránh phạm vào sai lầm đó, tuy nhiên, lần này, lòng khao
khát xâm lược nước Nga lại đẩy Hitler vào bẫy chết.
Đầu tiên là chiến trường Châu Âu. Hitler
đã nắm được quyền kiếm soát phần lớn châu Âu và tấn công sang Anh.
Nhưng trong cuộc tấn công bằng không quân do Goering chỉ huy, Đức đã
thua. Hitler đáng nhẽ nên nhìn nhận lại và sửa chữa sai lầm, củng cố
quân đội vào 1 mục tiêu chính, thanh trừng xong toàn bộ Châu Âu.
Lẽ ra nếu ông ta kiên trì thì mọi chuyện
sẽ khác. Nhưng thay vào đó, ông ta lại đưa ra mục tiêu khác song song
là Nga. Sự kiêu căng đã làm cho Hitler suy nghĩ rằng Anh có thể thắng
một trận nhưng điều đó không có nghĩa họ là một mối đe dọa nghiêm trọng
với Đức trên Châu Âu hay bất kì chỗ nào. Ngay sau khi giải quyết xong
Nga thì sẽ quay lại đối phó với Anh.
Tuy nhiên, tấn công Nga chỉ làm phân tán
lực lượng quân đội và cho quân Đồng Minh thời gian phục hồi. Sự chiếm
đóng ở các nước Châu Âu khác cũng trở nên lơi lỏng khi phải tập trung
vào mục tiêu khổng lồ là nước Nga.
Kế hoạch đầy tham vọng của Hitler đã
thảm bại – Nga đã không thua và Anh trở nên mạnh mẽ hơn. Nói cách khác,
người Đức lại thua một lần nữa khi cố gắng rải quân ra nhiều mặt trận.
9. Tuyên bố chiến tranh với Hoa Kỳ
Vào ngày 11 tháng 12 năm 1941, vài ngày
sau sự kiện Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng và Hoa Kỳ tuyên chiến với
Nhật, Đức Quốc xã đã tuyên chiến với Hoa Kỳ để đáp trả lại những gì mà
họ khẳng định là một loạt những hành vi khiêu khích của Chính phủ Hoa Kỳ
khi mà nước này chính thức ở vào tình trạng trung lập trong Chiến tranh
thế giới thứ hai.
Quyết định tuyên chiến được Adolf Hitler
đưa ra gần như ngay lập tức, không có sự chuẩn bị hay tham khảo ý kiến.
Sau đó trong cùng ngày, Hoa Kỳ cũng đã tuyên chiến với Đức.
Tất nhiên, Hitler đã không biết rằng khi
bị tuyên chiến nước Mỹ có thể biến quân đội của mình thành một người
khổng lồ quân sự. Sự nguy hiểm còn là vấn đề trung lập của Mỹ, ngay lập
tức sau lời tuyên chiến Mỹ đứng về phe Đồng Minh.
Với khoảng cách địa lý và đường biển xa kha khá thì Hitler khó có thể mang quân đến tấn công như với các nước xung quanh.
Mỹ còn là một đất nước giàu có, tài
nguyên dồi dào, về mặt con người cũng phát triển với dân số đông, nhiều
nhà khoa học… Đất nước này vẫn đứng vững ngay trong cuộc Đại Suy Thoái.
Một thiên tài kinh tế chính trị như
Hitler nên thấy trước điều đó khi Mỹ tham chiến. Và cuối cùng hai quả
bom nguyên tử của Mỹ đã kểt thúc chiến tranh.
10. Ám ảnh bởi Stalingrad
Đây là một trong những trận đánh đẫm máu
nhất của toàn bộ thế chiến thứ 2, trận Stalingrad trở thành bước ngoặt
của cuộc chiến. Nếu bỏ qua tham vọng về các mỏ dầu ở Caucasus thì Hitler
có lẽ đã lệnh cho Tập đoàn quân số 6 bao vây Stalingrad rồi tính đến
Caucasus sau.
Nhưng hóa ra Hitler lại tập trung vào cả
2 mục tiêu là thành phố và các mỏ dầu (trong khi mỏ dầu mới là mục tiêu
mà Hitler cần khi đến đây), khiến Tập đoàn quân số 6 phải chiến đấu
trên toàn bộ khu vực thành phố: Từng dãy phố, từng căn nhà… mọi ngóc
ngách, khiến binh sĩ Đức chịu thiệt hại nặng nề.
Nga sau đó thực hiện một cuộc tấn công
và bao vây toàn bộ Stalingrad và tiêu diệt cả Tập đoàn quân số 6 ( Tập
đoàn quân này không được phép rút vì chỉ thị của Hitler đưa ra ).
Ánh Trăng tổng hợpNhững sai lầm ngớ ngẩn của kẻ độc tài Hitler (P I)
Những sai lầm của kẻ độc tài đã dẫn đến sự thất bại của Đức Quốc Xã, và cũng là một phần may mắn của cả thế giới.
Chúng ta đều biết đến Hitler như một kẻ độc tài, bài trừ do thái và
có nhiều âm mưu chính trị nham hiểm. Thậm chí ông ta còn lãnh đạo chính
quyền phát xít gây ra chiến tranh thế giới thứ 2. Tuy cuối cùng thất
bại nhưng mọi tội ác là không thể tha thứ. Trong bài viết này chúng ta
hãy cùng đi tìm hiểu một chút về những sai lầm của Hitler, những sai lầm
cơ bản này đã dẫn đến thất bại của Hitler nói riêng và Đức Quốc Xã nói
chung, và cũng là một phần may mắn cho cả thế giới.
10. Hủy bỏ dự án sản xuất súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới
Khi Đức tấn công Liên Xô trong chiến tranh thế giới II, nhu cầu về
một loại vũ khí mới là cần thiết để giúp quân phát xít để đối phó với sự
rộng lớn của lãnh thổ và hàng triệu binh sĩ Nga. Đó phải là một vũ khí
mang độ chính xác, phạm vi, và sức thâm nhập của các loại súng trường.
Ngoài ra cũng phải có sự kết hợp của tốc độ cao, thời gian nạp đạn nhanh
và khả năng cơ động của một khẩu súng máy. Các nhà phát triển đã tạo ra
MBK 42- khẩu súng trường tấn công đầu tiên của thế giới .
Và kết quả bước đầu thật đáng kinh ngạc. Các đơn vị được trang bị
các loại vũ khí mới này đã đem lại lợi thế tuyệt vời ở Nga, sử dụng
chúng để cắt sâu vào Liên Xô. Sau đó trong một đấu tranh chính trị ở
Berlin, Hitler đã giận dữ và quyết định bỏ toàn bộ dự án. Ông ta đã hủy
bỏ toàn bộ các thử nghiệm và khả năng của loại súng mới này. Các chỉ huy
Đức đổi tên loại súng này thành " MP43 " ( maschinenpistol 43) và tiếp
tục sản xuất sau lưng của Hitler trong một thời gian. Nhưng khi Fuhrer
biết về điều đó, ông đã cho ngừng tất cả lại.
Sau một thời gian ông ta đã hiểu được lợi ích và tiềm năng của loại
súng này, quyết định cho dự án hoạt động lại. Đó là khoảng thời gian
giữa những năm 1943 và có lẽ quyết định này là quá muộn khi người Nga đã
bắt đầu chiếm phần áp đảo.
9. Hủy bỏ máy bay phản lực đầu tiên trên thế giới -Messerschmitt 262
Ngành hàng không trong Thế chiến II vẫn còn bị chi phối bởi thế hệ
những máy bay chân vịt. Nhưng bạn có biết ? Người Đức đã phát minh ra
chiếc máy bay phản lực đầu tiên trên thế giới, được gọi là Me -262. Me
262 đã được cho thử bay vào khoảng năm 1943. Tuy nhiên, trong giai đoạn
đầu, máy bay được thiết kế như một máy bay đánh chặn - một máy bay chiến
đấu chuyển động nhanh. Me 262 hoàn toàn áp đảo so với các loại máy bay
của đồng minh thời đó là Spitfire và P-51 Mustang, bởi tốc độ khủng
khiếp của nó.
Nhưng Hitler không muốn đánh chặn, ông ta không nhận ra những mặt
mạnh của máy bay phản lực và ra lệnh cải tạo Me 262 thành máy bay ném
bom tốc độ cao.
Hitler đã hoàn toàn sai lầm bởi thứ quân đội Đức thiếu lúc đó là
các máy bay đánh chặn chứ không phải máy bay ném bom . Đã có nhiều ý
kiến trái chiều những Hitler muốn thực hiện theo cách của mình. Kết quả
là khắp bầu trời đã được bôi đen bởi các máy bay ném bom của Mỹ và Anh.
Mãi đến tháng 11/1944, Bộ trưởng Công nghiệp quốc phòng Albert Speer mới
thuyết phục được Hitler sử dụng Me 262 làm máy bay đánh chặn. Nhưng
quyết định của Hitler cũng trở nên quá muộn và khiến cho quân phát xít
thất bại.
8. Quân đội Đức không bao giờ được phép rút lui
Hitler không phải là một chiến lược quân sự, điều đó có thể giải
thích lý do tại sao ông lại quá cuồng tín với khẩu hiệu vô lý " không
rút lui, chiến đấu đến người cuối cùng" .Rõ ràng không phải là một nhà
chiến lược quân sự cũng có thể nhận ra rằng sức mạnh ý chí tuyệt đối sẽ
không làm được gì nhiều khi phải chống lại những loạt đại bác.
Ông ta thực sự tin rằng chiến trường là nơi chiến đấu như trong
phim với danh dự, chiến thắng là điều tất yếu. Hitler đã tuyên truyền và
áp đặt điều này với lính của mình , ngay cả khi người Nga đánh tan tác
quân đội Đức.
Trong cuộc gọi từ Stalingrad, ông ta không cho phép Frederich
Paulus chiến đấu theo cách của mình, nhất quyết không cho quân đội tháo
chạy khỏi Liên Xô khi dòng bao vây của hồng quân còn yếu. Thay vào đó,
Hitler bắt họ phải chống đỡ đến cùng. Kết quả là sự thất bại và tiêu tan
mọi hi vọng của người Đức.
Nhưng ngay cả khi thất bại đó xảy ra Hitler cũng không hiểu ra vấn
đề. Ông từ chối cho phép quân đội của mình quay trở lại và củng cố phòng
ngự bờ đông sông Rhine vào năm 1945. Đây rõ ràng là sự lựa chọn thông
minh, nhưng Hitler lập tức gửi một tin nhắn từ chối họ - " không được
rút lui". Quân Đồng Minh đã nắm lấy cơ hội này và càn quét cả khu vực.
Đức Quốc xã cuối cùng cũng phải rút lui và thất bại hoàn toàn, đang từ
thế chủ động chuyển sang bị động.
Sau đó không lâu, ngay tại Berlin. Hitler lại trực tiếp bắt quân
của mình chiến đấu lại quân Nga dọc theo sông Oder chứ không cho rút về
để thắt chặt phòng thủ bên trong thành phố. Một ngày sau đó, người Nga
tiến vào Berlin, và chỉ có khoảng 80.000 người Đức. Một nửa trong số đó
là dân thường. Kết cục thảm hại đã xảy ra và rõ ràng nguyên nhân chính
là do sự ngang bướng và tính hiếu thắng của chính Hitler.
7. Quân đội Đức không sẵn sàng để chiến đấu trong thời tiết khắc nghiệt ở Nga
Nghe đến “Nga” là hình ảnh cái rét âm độ, băng tuyết phủ đầy đã
hiện lên. Đây là một đất nước có mùa đông dài và khắc nghiệt vô cùng.
Người dân bản xứ phải chống chọi với cái lạnh bằng rượu, cá ướp, quần áo
và cả sự thích nghi. Rõ ràng với một quốc gia đi xâm lược như Đức thì
sự chuẩn bị để đối đầu với cái lạnh là rất quan trọng dù là thời điểm
tiến công là mùa nào. Vì cuộc chiến hoàn toàn có thể kéo dài ngoài ý
muốn.
Tháng 6 năm 1941, Đức bắt đầu tiến đến xâm lược Nga. Hitler đã quá
tự tin và cho rằng chỉ cần 1 đến 2 tháng để quân phát xít thành công.
Tất cả mọi người sẽ được nhấm nháp trà tại Berlin vào tháng Chín, Hitler
đã khẳng định vậy. Và một lần nữa tầm nhìn hạn hẹp của Hitler lại gây
ra hậu quả.
Sáu tháng sau cuộc tiến công , người Đức đã đạt được những kết quả
đáng kinh ngạc nhưng cũng không có nghĩa rằng họ đã đánh bại được Hồng
Quân. Phát xít đóng quân ở ngay ngoại ô Moscow, đe dọa đến điện Kremli.
Rõ ràng, nếu Moscow thất thủ thì cả đất nước sẽ mất đi đầu não và nước
Nga sẽ thất bại. Nói xa hơn, sự thất bại của Liên Xô cũng sẽ kéo theo sự
thất bại của quân Đồng Minh.
Nhưng theo lịch sử thì mọi chuyện hoàn toàn không diễn biến như
vậy. Lý do ? Đó chính là mùa đông. Người Đức đã không chuẩn bị cho cái
lạnh khắc nghiệt của miền bắc nước Nga. Người Đức không quen với thời
tiết khắc nghiệt và cũng không có sự chuẩn bị trước về thể lực, quân
lương, áo rét. Trong khi đó, người Nga trực tiếp chiến đấu trên quê
hương mình, họ cố gắng cầm cự, phát triển quân đội trong khi người Đức
cố gắng chống chọi với cái lạnh.
Mùa xuân năm 1942, khi Đức sẵn sàng để tiến quân thì đã quá muộn.
Nước Nga đã phục hồi đủ để phản công lại. Quân phát xít mất đi thế chủ
động. Đây lại là một sai lầm không đáng có của một thủ lĩnh như Hitler.
6. Quá lạm dụng tên lửa V1 và V2
Quân đội Đức trong chiến tranh thế giới 2 đã phát triển được một số
những công cụ vũ trang mang tính chất đột phá như súng trường, máy bay
phản lực. Thậm chí tên lửa đạn đạo cũng là một sự phát triển từ phía
quân đội Đức. Tất cả những sáng chế này đều có vai trò quan trọng và khả
năng tạo ưu thế cho bất kì quân đội nào có chúng. Thật không may ,
chúng lại được đặt trong tầm kiểm soát của Hitler.
Có một sự thật là Hitler xứng đáng là thiên tài trong việc làm suy
yếu và sử dụng sai những tiềm năng khổng lồ như súng trường tấn công
MP43 và máy bay chiến đấu Me -262. Nhưng không dừng lại, ông còn mắc
thêm sai lầm với tên lửa đạn đạo, sai lầm lần này lại là vì lý do quá
lạm dụng vào tên lửa, thay vì tiếp tục nghiên cứu dự án bom nguyên tử.
Hitler không tán thành vung tiền vào các nghiên cứu dài hạn mà chưa
biết chắc có thành công hay không như dự án làm bom nguyên tử. Chiến
thắng chớp nhoáng của Đức trước các cường quốc châu Âu khiến Hitler càng
tin vào “thiên tài” của mình. Thời gian 1937-1940, Đức chi 550 triệu
mác để nghiên cứu chế tạo tên lửa V1 và V2, trong khi vấn đề bom nguyên
tử bị bỏ ngỏ.
Trong lúc Hitler dành thời gian và tiền bạc chú trọng đầu tư vào
tên lửa thì phía Mỹ đã thành công trong việc chế tạo bom nguyên tử. Đây
chính là dấu chấm hết cho chiến tranh thế giới 2 và cả Đức Quốc Xã.
Những sai lầm ngớ ngẩn của kẻ độc tài Hitler (Phần II)
Phần tiếp theo với 5 sai lầm ngớ ngẩn nhất của kẻ độc tài Hitler.
5. Không bao giờ lắng nghe ý kiến của các tướng khác
Hitler là một nhà kẻ độc tài đúng nghĩa. Ông ta không hề tin tưởng
và lắng nghe các tướng của mình. Cho dù họ là những nhà chiến lược quân
sự thực thụ và đưa ra nhiều ý kiến rất hợp lý. Chỉ trong các trận chiến
trên nước Pháp, Hitler đã nghe theo các tướng của mình và giành được
thắng lợi.
Nhưng khi chiến tranh tiếp tục với những diễn biến phức tạp hơn,
Hitler trở nên ít tin tưởng hơn. Ông ta bắt đầu kiểm soát mọi khía cạnh
từ lớn đến nhỏ của trên tất cả các mặt trận. Hãy nhớ rằng ông ta không
phải là một nhà chiến lược quân sự, do đó, sự quản lý chặt chẽ từ Hitler
chỉ làm mọi việc đi thèo chiều hướng xấu.
Không chỉ ở sự quản lý, ông đã không lắng nghe tướng của mình khi họ cầu xin ông cho phép làm những việc chỉ có một người điên sẽ không làm . Chẳng hạn như việc bảo vệ Normandy - Erwin Rommel cho rằng quân Đồng minh sẽ tấn công ở Normandy chứ không phải Calais. Ông muốn di chuyển quân đội của mình về phía bắc để chống lại các cuộc tấn công. Hitler từ chối vì nghĩ rằng cuộc tấn công thực sự vẫn còn trong lúc hàng trăm hàng ngàn quân Đồng minh đã đổ vào bờ. Cái giá phải trả khi không lắng nghe là quân phát xít đã để mất Pháp.
4. Trao quyền chỉ huy không quân cho Goering
Một trong những thất bại lớn nhất của Đức trong thế chiến 2 là thất
bại trước Không lực Hoàng Gia Anh. Lý do cho thất bại này không chỉ vì
sự xuất sắc đặc biệt của các phi công và lợi thế sân nhà của Anh mà còn
bởi sai lầm của Hitler khi đã giao không quân cho Thống chế Hermann
Goering.
Goering cũng giống như Hitler là không có kinh nghiệm chỉ huy. Vì
vậy, khi Hitler ra lệnh cho ông tìm cách đối phó với nước Anh, Goering
cho rằng phải tấn công ngay. Cuộc tổng không kích của Goering nhắm vào
nước Anh bắt đầu ngày 15 tháng 8 với mục đích tiêu diệt Không lực Hoàng
gia Anh và qua đấy tạo một điều kiện thuận lợi cho cuộc đổ bộ. Ông bảo
chỉ cần mất 2 đến 4 tuần là tiêu diệt hoàn toàn Không quân Anh.
Kỹ năng của Anh trong việc chỉ đạo máy bay chặn đánh những đội hình
máy bay Đức đông đảo hơn chủ yếu là nhờ ra-đa. Từ lúc cất cánh, máy bay
Đức đã bị theo dõi trên màn hình ra-đa của Anh, và hành trình của họ
được vẽ ra một cách chính xác đến nỗi bên Anh biết được nên chặn đánh họ
ở đâu và lúc nào. Đây là điều mới lạ trong chiến tranh không quân và
khiến cho Đức hoang mang, vì Đức kém xa Anh trong việc phát triển và sử
dụng thiết bị điện tử.
Ngày 15 tháng 8, Goering ra lệnh bãi bỏ việc tấn công đài ra-đa,
biện luận rằng không ích gì phải tiếp tục tấn công như thế bởi vì các
đài ra-đa đã bị tấn công vẫn còn hoạt động. Dần dần quân Đức đã bị mất
nhiều máy bay hơn nhiều. Ngay cả khi các kết quả tệ hại , Hitler vẫn
không tước quyền chỉ huy của Goering và tìm một người có khả năng về
quân sự hơn. Cuối cùng là Đức đã thua Anh dù quân số đông hơn nhiều.
3. Sai lầm khi đưa quân chiến đấu ở trên hai mặt trận cùng lúc
Hitler hẳn nhận thức được sai lầm của Đức ở thế chiến 1 là chiến
đấu dàn trải trên nhiều mặt trận. Ông ta hẳn sẽ cố gắng để tránh phạm
vào sai lầm đó, tuy nhiên, lần này, lòng khao khát xâm lược nước Nga lại
đẩy Hitler vào bẫy chết.
Đầu tiên là chiến trường Châu Âu. Hitler đã nắm được quyền kiếm
soát phần lớn châu Âu và tấn công sang Anh . Nhưng trong cuộc tấn công
bằng không quân do Goering chỉ huy, Đức đã thua. Hitler đáng nhẽ nên
nhìn nhận lại và sửa chữa sai lầm. Củng cố quân đội vào 1 mục tiêu
chính, thanh trừng xong toàn bộ Châu Âu. Lẽ ra nếu ông ta kiên trì thì
mọi chuyện sẽ khác. Nhưng thay vào đó, ông ta lại đưa ra mục tiêu khác
song song là Nga . Sự kiêu căng đã làm cho Hitler suy nghĩ rằng Anh có
thể thắng một trận nhưng điều đó không có nghĩa họ là một mối đe dọa
nghiêm trọng với Đức trên Châu Âu hay bất kì chỗ nào. Ngay sau khi giải
quyết xong Nga thì sẽ quay lại đối phó với Anh. Tuy nhiên, tấn công Nga
chỉ làm phân tán lực lượng quân đội và cho quân Đồng Minh thời gian phục
hồi. Sự chiếm đóng ở các nước Châu Âu khác cũng trở nên lơi lỏng khi
phải tập trung vào mục tiêu khổng lồ là Liên Xô.
Kế hoạch đầy tham vọng của Hitler đã thảm bại - Nga đã không thua và Anh trở nên mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, người Đức lại thua một lần nữa khi cố gắng rải quân ra nhiều mặt trận.
2. Tuyên bố chiến tranh với Hoa Kỳ
Khi Nhật Bản tấn công Hoa Kỳ vào tháng Mười Hai năm 1941 , Hitler
thông qua thỏa thuận ba bên và tuyên chiến với Mỹ. Đây là một động thái
ngu ngốc. Việc tuyên chiến với một quốc gia giàu có, xa xôi và đang ở
thế trung lập như vậy hoàn toàn có thể mang nguy cơ bị tấn công bất ngờ.
Vì vậy, tôn trọng cam kết với Nhật Bản cũng chẳng giúp ích được gì.
Nhưng tất nhiên, Hitler đã không biết rằng khi bị tuyên chiến nước
Mỹ có thể biến quân đội của mình thành một người khổng lồ quân sự. Sự
nguy hiểm còn là vấn đề trung lập của Mỹ, ngay lập tức sau lời tuyên
chiến Mỹ đứng về phe Đồng Minh. Với khoảng cách địa lý và đường biển xa
kha khá thì Hitler khó có thể mang quân đến tấn công như với các nước
xung quanh.
Mỹ còn là một đất nước giàu có, tài nguyên dồi dào, về mặt con
người cũng phát triển với dân số đông, nhiều nhà khoa học … Đất nước này
vẫn đứng vững ngay trong cuộc Đại Suy Thoái. Một thiên tài kinh tế
chính trị như Hitler nên thấy trước điều đó khi Mỹ tham chiến. Và cuối
cùng hai quả bom nguyên tử của Mỹ đã kểt thúc chiến tranh.
1. Ám ảnh bởi Stalingrad
Trong tháng 10 năm 1942, Hitler có chút thay đổi về mục điêu ở phía
Nam nước Nga. Mục tiêu ban đầu của quân phát xít là Caucasus – nơi
nhiều các mỏ dầu ở phía Nam nước Nga. Nếu nắm giữ được khu vực này, dự
trữ dầu khổng lồ sẽ biến nền kinh tế vốn đã đang phát triển mạnh của Đức
thành một đế chế. Tuy nhiên, thành phố Stalingrad (nay là Volgograd ) -
pháo đài cuối cùng của quân đội Nga trên mặt trận phía Đông cũng không ở
quá xa. Hitler đã quyết định : chuyển hướng phần lớn đoàn quân đi về
phía Nam đi chiếm Stalingrad. Ông tin tưởng mọi người được về nhà trước
Giáng Sinh.
Thật không may, và điều này dường như là một nỗi ám ảnh với Hitler.
Nhưng thành phố Stalingrad không dễ bị đánh bại như mong đợi. Quân đội
Nga hứng chịu tổn thất to lớn trong trận chiến, nhưng họ vẫn kiên cường
và cố thủ đợi thời cơ. Hitler đã sai lầm khi điều quân ở Caucasus – nơi
trọng yếu ra khỏi vị trí và đưa họ đến Stalingrad. VIệc này không giúp
đỡ người Đức vì có thêm quân thì họ cũng chỉ bao vây cố định ở ngoài
thành phố. Tuy nhiên, nỗi ám ảnh về cuộc chiến của Hitler đã làm mất
Caucusus , nơi lúc đầu là mục tiêu chính khi đến Nga.
Tham khảo: toptenz
Nhận xét
Đăng nhận xét