CÂU CHUYỆN TÂM LINH 158
(ĐC sưu tầm trên NET)
Phép phong thủy phân biệt hình thế của đất làm năm loại: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
Tùy theo thế đất và hình dáng của cuộc đất (giống con vật gì) để theo đó đặt tên, tiên đoán lành dữ cho những ai sử dụng cuộc đất ấy, như: lục long tranh châu, phượng hoàng ẩm thủy, hổ trục quần dương, hoặc quần tiên hội ẩm (được xem là những cuộc đất quý).
Thực hư Cao Biền trấn yểm thành Đại La
Theo tư liệu lịch sử và phong thủy, Cao Biền khi sang xâm lấn nước ta đã tiến chiếm thành Đại La và cho đắp lớn thành này cao đến 2 trượng 6 thước, chu vi hơn 1982 trượng, trên thành xây 55 vọng gác, với nhiều điểm phòng vệ quân sự.
Để làm rào chắn cho thành Đại La, Cao Biền đã tập trung các hộ ở vây quanh với bốn vạn căn nhà.
Là người giỏi về thuật phong thủy, xem địa lý, đoán cát hung, nên Cao Biền đã dò xét rất kỹ vị trí để xây thành Đại La (mà sau này vua Lý Thái Tổ khi dời đô về Thăng Long đã cho xây mới lại) và dò tìm đầu mối long mạch nước ta.
Nhắc đến vua Lý Thái Tổ (tức Lý Công Uẩn), nhắc đến thành Đại La và kinh đô Thăng Long, vì đều liên quan đến việc Cao Biền sử dụng những thuật lạ của phong thủy để trấn yểm và tiêu hủy khí tượng đế vương ở nước ta thời ấy theo lệnh của vua Đường Ý tông (860 – 873).
Tài liệu ghi, khi Đường Ý tông quyết định cử Cao Biền sang nước ta, đã ngầm bảo: “Trẫm nghe An Nam có nhiều ngôi đất thiên tử, ngươi tinh thâm về địa lý, nên hết sức yểm đi và vẽ hình thế đất ấy đem về cho trẫm xem”.
Vâng lời vua Đường, Cao Biền đến nước ta bỏ công đi khắp nơi, xem xét núi non, rừng biển, sông hồ, chỗ nào địa thế tốt, có khí địa linh, thì đều yểm cả.
Riêng núi Tản Viên là Cao Biền không dám đụng tới vì cho rằng đó là chỗ thiêng liêng của chư thần thường ngự, không thể yểm được.
Trong những nơi mà Biền nhắm đến có một điểm khá quan trọng, đó là làng Cổ Pháp – nơi sẽ sinh ra bậc đế vương của trời Nam.
Vì thế, sau nhiều ngày chú tâm xem xét về cuộc đất toàn vùng, Cao Biền cùng các thầy pháp và thầy địa lý của Trung Quốc đã ra tay “cắt đứt long mạch” bằng cách đục đứt sông Điềm và 19 điểm ở Phù Chấn để yểm.
La Quý nối chỗ đứt long mạch
Nhưng mưu thâm độc của vua Đường và Cao Biền trong việc phá hủy thế phong thủy và làm tan khí tượng đế vương ở nước ta đã bị một thiền sư thời ấy là ngài La Quý phá tan.
Ngài La Quý là trưởng lão tu ở chùa Song Lâm, thuở nhỏ du phương tham vấn khắp nơi, sau đến gặp pháp hội của thiền sư Thông Thiện liền khai ngộ.
Khi đắc pháp, ngài La Quý tùy phương diễn hóa, nói ra lời nào đều là lời sấm truyền. Ngài rất thông tuệ, nhìn xuyên sông núi, biết rõ nguồn gốc phong thủy, biết quá khứ và tiên đoán được tương lai.
Trước khi mất, vào năm 85 tuổi (năm 936), ngài gọi đệ tử truyền pháp là Thiền Ông đến căn dặn:
“Ngày trước, Cao Biền đã xây thành bên sông Tô Lịch, dùng phép phong thủy, biết vùng đất Cổ Pháp của ta có khí tượng đế vương, nên đã nhẫn tâm đào đứt sông Điềm và khuấy động 19 chỗ trấn yểm ở Phù Chẩn.
Nay ta đã chủ trì lắp lại những chỗ bị đào đứt được lành lặn như xưa. Trước khi ta mất, ta có trồng tại chùa Châu Minh một cây bông gạo.
Cây bông gạo này không phải là cây bông gạo bình thường, mà là vật để trấn an và nối liền những chỗ đứt trong long mạch, mục đích để đời sau sẽ có một vị hoàng đế ra đời và vị này sẽ phò dựng chính pháp của chư Phật”.
Vị hoàng đế mà ngài La Quý báo trước là Lý Công Uẩn. Lý Công Uẩn mồ côi từ nhỏ, được sư Khánh Vân đem về chùa nuôi, lớn lên Lý Công Uẩn được thiền sư Vạn Hạnh nuôi dạy và sau này lên ngôi tức vua Lý Thái Tổ, mở ra thời đại hộ pháp hưng thịnh trong lịch sử Việt Nam...
Như vậy, thuật phong thủy với khí tượng đế vương của các vùng đất đã liên quan nhiều đến lịch sử Việt Nam từ xa xưa.
Đến đời Lê, có ngài Nguyễn Đức Huyên sinh tại làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tỉnh, là người lặn lội học khoa địa lý phong thủy tận nơi khai sáng của khoa này trên đất Trung Hoa và cũng là người Việt Nam đầu tiên viết sách địa lý lưu truyền đến nay.
Ngài là danh nhân có tên gọi quen thuộc không những trong dân gian mà cả giới nghiên cứu nữa: Tả Ao.
Tả Ao đã phân tích, nêu rõ hình các cuộc đất kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, cũng như việc tìm long mạch ra sao. Xin nêu ra đây đoạn nhỏ trong sách “Tả Ao địa lý toàn thư” do Cao Trung biên dịch, đại ý nêu hai mạch:
Mạch dương cơ và Mạch âm phần. Mạch dương cơ nếu nhỏ thì dùng làm nhà, nếu lớn hơn làm doanh trại, hoặc rộng và tốt có thể dùng làm thị trấn, xây kinh đô. Còn Mạch âm phần dùng chôn cất.
Đại cương là vậy, về chi tiết còn có nhiều loại mạch khác, như Mạch mã tích tức mạch chạy như vết chân ngựa, lúc cạn lúc sâu; Mạch hạc tất tức mạch ở giữa nhỏ, hai đầu to ra dần, như gối của con hạc; Mạch phong yếu tức mạch nhỏ nhắn, phình ra to dần như lưng con ong;
Mạch qua đằng tức mạch không chạy thẳng mà ngoằn ngoèo như các thân cây bí cây bầu, có khả năng kết được bên trái hoặc bên phải đường đi của mạch nên được xem là loại mạch quý.
Đất kết có hai loại: một loại dùng chôn xương người chết và một loại để người sống ở đều tốt.
Riêng đất để người sống ở, sách Tả Ao địa lý toàn thư đã đề cập đến đất dương cơ liên quan tới lịch sử nước ta:
Trừ nhà Hùng Vương được đất quá lớn ra, thì sau đó, nhà Đinh và tiền Lê trở về trước, những triều đại thịnh trị thật ngắn ngủi, không được tới ba đời, nên quốc sư Vạn Hạnh phải tìm một đại địa khác làm kinh đô.
Đó là Thăng Long hay Hà Nội. Lý Công Uẩn nghe theo, dời kinh đô về Thăng Long nên nhà Lý làm vua được tám đời; và sau đó nhà Trần và hậu Lê (Lê Lợi) cũng nhờ có đại địa đó làm kinh đô, nên bền vững lâu dài hơn”.
---------------------------
Truy cập chuyên mục mới KHÁM PHÁ để với những câu chuyện Bí Ẩn, Sự Thật Thú Vị và Độc Dị Lạ các bạn nhé!
Rùng Rợn Sự Thật Cao Biền Trấn Yểm Việt Nam
Ly kỳ chuyện Cao Biền trấn yểm ở Việt Nam
Vâng lời vua Đường, Cao Biền đến nước ta bỏ công đi khắp nơi, xem xét núi non, rừng biển, sông hồ, chỗ nào địa thế tốt, có khí địa linh, thì đều yểm cả.
Tùy theo thế đất và hình dáng của cuộc đất (giống con vật gì) để theo đó đặt tên, tiên đoán lành dữ cho những ai sử dụng cuộc đất ấy, như: lục long tranh châu, phượng hoàng ẩm thủy, hổ trục quần dương, hoặc quần tiên hội ẩm (được xem là những cuộc đất quý).
Thực hư Cao Biền trấn yểm thành Đại La
Theo tư liệu lịch sử và phong thủy, Cao Biền khi sang xâm lấn nước ta đã tiến chiếm thành Đại La và cho đắp lớn thành này cao đến 2 trượng 6 thước, chu vi hơn 1982 trượng, trên thành xây 55 vọng gác, với nhiều điểm phòng vệ quân sự.
Để làm rào chắn cho thành Đại La, Cao Biền đã tập trung các hộ ở vây quanh với bốn vạn căn nhà.
Là người giỏi về thuật phong thủy, xem địa lý, đoán cát hung, nên Cao Biền đã dò xét rất kỹ vị trí để xây thành Đại La (mà sau này vua Lý Thái Tổ khi dời đô về Thăng Long đã cho xây mới lại) và dò tìm đầu mối long mạch nước ta.
Nhắc đến vua Lý Thái Tổ (tức Lý Công Uẩn), nhắc đến thành Đại La và kinh đô Thăng Long, vì đều liên quan đến việc Cao Biền sử dụng những thuật lạ của phong thủy để trấn yểm và tiêu hủy khí tượng đế vương ở nước ta thời ấy theo lệnh của vua Đường Ý tông (860 – 873).
Tài liệu ghi, khi Đường Ý tông quyết định cử Cao Biền sang nước ta, đã ngầm bảo: “Trẫm nghe An Nam có nhiều ngôi đất thiên tử, ngươi tinh thâm về địa lý, nên hết sức yểm đi và vẽ hình thế đất ấy đem về cho trẫm xem”.
Vâng lời vua Đường, Cao Biền đến nước ta bỏ công đi khắp nơi, xem xét núi non, rừng biển, sông hồ, chỗ nào địa thế tốt, có khí địa linh, thì đều yểm cả.
Riêng núi Tản Viên là Cao Biền không dám đụng tới vì cho rằng đó là chỗ thiêng liêng của chư thần thường ngự, không thể yểm được.
Trong những nơi mà Biền nhắm đến có một điểm khá quan trọng, đó là làng Cổ Pháp – nơi sẽ sinh ra bậc đế vương của trời Nam.
Vì thế, sau nhiều ngày chú tâm xem xét về cuộc đất toàn vùng, Cao Biền cùng các thầy pháp và thầy địa lý của Trung Quốc đã ra tay “cắt đứt long mạch” bằng cách đục đứt sông Điềm và 19 điểm ở Phù Chấn để yểm.
La Quý nối chỗ đứt long mạch
Nhưng mưu thâm độc của vua Đường và Cao Biền trong việc phá hủy thế phong thủy và làm tan khí tượng đế vương ở nước ta đã bị một thiền sư thời ấy là ngài La Quý phá tan.
Ngài La Quý là trưởng lão tu ở chùa Song Lâm, thuở nhỏ du phương tham vấn khắp nơi, sau đến gặp pháp hội của thiền sư Thông Thiện liền khai ngộ.
Khi đắc pháp, ngài La Quý tùy phương diễn hóa, nói ra lời nào đều là lời sấm truyền. Ngài rất thông tuệ, nhìn xuyên sông núi, biết rõ nguồn gốc phong thủy, biết quá khứ và tiên đoán được tương lai.
Trước khi mất, vào năm 85 tuổi (năm 936), ngài gọi đệ tử truyền pháp là Thiền Ông đến căn dặn:
“Ngày trước, Cao Biền đã xây thành bên sông Tô Lịch, dùng phép phong thủy, biết vùng đất Cổ Pháp của ta có khí tượng đế vương, nên đã nhẫn tâm đào đứt sông Điềm và khuấy động 19 chỗ trấn yểm ở Phù Chẩn.
Nay ta đã chủ trì lắp lại những chỗ bị đào đứt được lành lặn như xưa. Trước khi ta mất, ta có trồng tại chùa Châu Minh một cây bông gạo.
Cây bông gạo này không phải là cây bông gạo bình thường, mà là vật để trấn an và nối liền những chỗ đứt trong long mạch, mục đích để đời sau sẽ có một vị hoàng đế ra đời và vị này sẽ phò dựng chính pháp của chư Phật”.
Vị hoàng đế mà ngài La Quý báo trước là Lý Công Uẩn. Lý Công Uẩn mồ côi từ nhỏ, được sư Khánh Vân đem về chùa nuôi, lớn lên Lý Công Uẩn được thiền sư Vạn Hạnh nuôi dạy và sau này lên ngôi tức vua Lý Thái Tổ, mở ra thời đại hộ pháp hưng thịnh trong lịch sử Việt Nam...
Như vậy, thuật phong thủy với khí tượng đế vương của các vùng đất đã liên quan nhiều đến lịch sử Việt Nam từ xa xưa.
Đến đời Lê, có ngài Nguyễn Đức Huyên sinh tại làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tỉnh, là người lặn lội học khoa địa lý phong thủy tận nơi khai sáng của khoa này trên đất Trung Hoa và cũng là người Việt Nam đầu tiên viết sách địa lý lưu truyền đến nay.
Ngài là danh nhân có tên gọi quen thuộc không những trong dân gian mà cả giới nghiên cứu nữa: Tả Ao.
Tả Ao đã phân tích, nêu rõ hình các cuộc đất kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, cũng như việc tìm long mạch ra sao. Xin nêu ra đây đoạn nhỏ trong sách “Tả Ao địa lý toàn thư” do Cao Trung biên dịch, đại ý nêu hai mạch:
Mạch dương cơ và Mạch âm phần. Mạch dương cơ nếu nhỏ thì dùng làm nhà, nếu lớn hơn làm doanh trại, hoặc rộng và tốt có thể dùng làm thị trấn, xây kinh đô. Còn Mạch âm phần dùng chôn cất.
Đại cương là vậy, về chi tiết còn có nhiều loại mạch khác, như Mạch mã tích tức mạch chạy như vết chân ngựa, lúc cạn lúc sâu; Mạch hạc tất tức mạch ở giữa nhỏ, hai đầu to ra dần, như gối của con hạc; Mạch phong yếu tức mạch nhỏ nhắn, phình ra to dần như lưng con ong;
Mạch qua đằng tức mạch không chạy thẳng mà ngoằn ngoèo như các thân cây bí cây bầu, có khả năng kết được bên trái hoặc bên phải đường đi của mạch nên được xem là loại mạch quý.
Đất kết có hai loại: một loại dùng chôn xương người chết và một loại để người sống ở đều tốt.
Riêng đất để người sống ở, sách Tả Ao địa lý toàn thư đã đề cập đến đất dương cơ liên quan tới lịch sử nước ta:
Trừ nhà Hùng Vương được đất quá lớn ra, thì sau đó, nhà Đinh và tiền Lê trở về trước, những triều đại thịnh trị thật ngắn ngủi, không được tới ba đời, nên quốc sư Vạn Hạnh phải tìm một đại địa khác làm kinh đô.
Đó là Thăng Long hay Hà Nội. Lý Công Uẩn nghe theo, dời kinh đô về Thăng Long nên nhà Lý làm vua được tám đời; và sau đó nhà Trần và hậu Lê (Lê Lợi) cũng nhờ có đại địa đó làm kinh đô, nên bền vững lâu dài hơn”.
---------------------------
Truy cập chuyên mục mới KHÁM PHÁ để với những câu chuyện Bí Ẩn, Sự Thật Thú Vị và Độc Dị Lạ các bạn nhé!
theo Hôn nhân và pháp luật
Chuyện thiền sư Việt phá giải thuật phong thủy của Cao Biền
- Trần Hưng
- •
- Chủ nhật, 26/08/2018 • 57.5k lượt xem
Câu chuyện ly kỳ về việc thiền sư Việt phá giải thuật phong thủy của Cao Biền được ghi chép lại trong “Thiền Uyển tập anh”.
“Thiền
uyển tập anh” hay “Ðại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục” là tài liệu
lịch sử cổ nhất của Phật giáo Việt Nam, ghi lại tương đối hệ thống các
tông phái Thiền học và sự tích các vị Thiền sư nổi tiếng từ cuối thế kỷ 6
đến thế kỷ 13, tức là vào cuối thời Bắc thuộc cho đến thời Đinh, Lê, Lý
và một số ít vị lớp sau còn sống đến đầu triều Trần.
Theo
sách “Thiền Uyển tập anh” ghi chép thì vào thời nhà Đường ở Trung Quốc,
vua Đường Ý Tông muốn xâm chiếm nước Nam, nhưng nhận thấy vùng đất nơi
đây thời kỳ nào cũng có những nhân tài nổi lên. Vua Đường bèn tìm cách
trấn yểm linh khí của nước Nam.
Năm
Giáp Thân (864), vua Đường cho Cao Biền là một nhà phong thủy đại tài
của Trung Quốc thời đó đến Giao Châu làm Tiết Độ Sứ. Khi đi, vua
Đường dặn dò Cao Biền rằng:
“Trưng
Thị là hai người đàn bà mà làm rung chuyển cả cơ nghiệp nhà Đông Hán;
rồi lại Triệu Ẩu, Lý Bôn … Làm cho ta vất vả lắm mới dẹp được. Nay trẫm
thấy linh khí An Nam quá thịnh, e sau có biến. Khanh đến đó trước bình
giặc Nam Chiếu, sau tìm cách trấn yểm linh khí An Nam, đi và vẽ bản đồ
về cho trẫm.”
Cao
Biền đi khắp nơi xem xét địa thế và phát hiện có rất nhiều linh khí ở
nước Nam. Khi cho xây thành Đại La bên sông Tô Lịch, biết đất ở làng Cổ
Pháp có khí tượng Đế vương, Cao Biền đã cắt đứt long mạch nơi đây bằng
cách đào đứt con sông Điềm (các nghiên cứu cho rằng có thể là sống Đuống
ngày nay) và 19 điểm ở ao Phù Chẩn (thuộc làng Phù Chẩn, thị trấn Từ
Sơn, Bắc Ninh).
Tuy nhiên, việc Cao Biền phá hoại phong thủy đã bị thiền sư nước Nam tiên đoán từ trước…
Câu
chuyện bắt đầu từ thiền sư Định Không thuộc thế hệ thứ 8 thiền phái Tì
Ni Đa Lưu Chi (diệt hỷ), ở chùa Thiện Chúng thuộc địa phận hương Dịch
Bảng, phủ Thiên Đức. Khoảng niên hiệu Đường Trinh Nguyên (785-805), sư
dựng chùa Quỳnh Lâm ở bản hương. Khi xây chùa, thợ làm móng đào được một
bình hương và mười chiếc khánh đồng. Sư sai người đem ra sông rửa sạch,
một chiếc rơi xuống sông trôi liệng mãi đến khi chạm đất mới nằm im.
Sư
giải thích rằng: Thập khẩu là chữ cổ, Thủy khứ là chữ Pháp. Còn thổ là
chỉ vào hương ta. Nhân đó đổi tên hương Diên Uẩn thành hương Cổ Pháp. Và
có đọc hai câu thơ rằng:
Pháp khí xuất hiện thập khẩu đồng chung
Lý hưng vương tam phẩm thành công.
Lý hưng vương tam phẩm thành công.
Dịch là:
Pháp khí hiện ra mười cái chung đồng
Họ Lý làm vua ba phẩm thành công.
Họ Lý làm vua ba phẩm thành công.
Ngay
từ trước khi Cao Biền nhận lệnh trấn yểm nước Nam thì năm 808, thiền sư
Định Không đã cho gọi người kế tục mình là Thông Thiện đến dặn dò trước
khi viên tịch rằng: “Ta muốn mở rộng làng xóm, nhưng e nửa chừng
gặp tai họa, chắc có kẻ lạ đến phá hoại đất nước ta. Sau khi ta mất, con
khéo giữ pháp này, gặp người họ Đinh thì truyền, nguyện ta đã mãn”. Vậy là vị thiền sư đã tiên đoán được việc Cao Biền phá phong thủy, và việc người kế tục đệ tử của ông sẽ mang họ Đinh.
Sau
này, sư Thông Thiện gặp một đệ tử rất thông minh là Đinh La Quý. Đoán
biết đây là người kế tục mình nên ông đã truyền thụ hết các sở học cho
đệ tử.
Theo dân gian thì ngài La Quý
tùy phương diễn hóa, nói ra lời nào đều là lời sấm truyền. Ngài rất
thông tuệ, nhìn xuyên sông núi, biết rõ nguồn gốc phong thủy, biết quá
khứ và tiên đoán được tương lai.
Chính
ngài La Quý là người đã nối lại long mạch cho làng Cổ Pháp. Năm 936
(thời Dương Đình Nghệ), biết mình sắp mất, ngài La Quý gọi đệ tử chân
truyền của mình là Thiền Ông đến nói:
“Ngày
trước, Cao Biền đã xây thành bên sông Tô Lịch, dùng phép phong thủy,
biết vùng đất Cổ Pháp của ta có khí tượng Đế vương, nên đã nhẫn tâm đào
đứt sông Điềm và khuấy động 19 chỗ trấn yểm ở Phù Chẩn.
Nay
ta đã chủ trì lắp lại những chỗ bị đào đứt được lành lặn như xưa. Trước
khi ta mất, ta có trồng tại chùa Châu Minh một cây bông gạo.
Cây
bông gạo này không phải là cây bông gạo bình thường, mà là vật để trấn
an và nối liền những chỗ đứt trong long mạch, mục đích để đời sau sẽ có
một vị hoàng đế ra đời và vị này sẽ phò dựng chính pháp của chư Phật”.
Thiền sư La Quý còn cẩn thận dặn dò Thiền Ông rằng: “Sau khi ta tịch, con khéo đắp một ngọn tháp bằng đất, dùng phép, yểm dấu trong đó, chớ cho người thấy”.
Vậy
việc nối lại khí tượng đế vương làng Cổ Pháp có tác dụng không? Vị đế
vương làng Cổ Pháp là ai? Trong sách “Thiền Uyển tập anh” có ghi chép
rằng, trước khi mất ngài La Quý có làm một bài thơ tiên đoán như sau:
Đại sơn long đầu khỉCù vĩ ẩn châu minhThập bát tử định thiềnMiên thọ hiện long hìnhThổ kê thử nguyệt nộiĐịnh kiên nhật xuất thanh
Dịch là:
Đại sơn đầu rồng ngửngĐuôi cù ẩn Châu minhThập bát tử định thànhBông gạo hiện long hìnhThỏ gà trong tháng chuộtNhất định thấy trời lên
Ở
câu thứ 3 “thập bát tử” tức chữ thập (+), chữ bát (八), chữ tử (子) tạo
thành chữ Lý (李) ý chỉ vị vua sau này mang họ Lý. Hai câu sau nói ra vị
vua này lên ngôi vào tháng chuột (tháng 11) năm gà (tức năm dậu 1009).
Vị vua mang họ Lý lên ngôi vua vào tháng 11 năm 1009 chính là vua Lý
Công Uẩn.
Năm
1009, trước khi Lý Công Uẩn lên ngôi, một tia sét lớn đánh vào cây bông
gạo khiến cây bị gãy cành, nhưng cây không chết. Chính vì thế mà làng
Diên Uẩn, Cổ Pháp còn gọi là làng Dương Lôi hay Đình Sấm. Có giả thiết
cho rằng sự việc này cũng là do thầy phong thủy Trung Quốc làm.
Đúng
như lời đoán trước khi mất của thiền sư La Quý, vua Lý Công Uẩn là
người làng Cổ Pháp. Khi ông lên ngôi đã duy hộ Phật Pháp, dùng Phật Pháp
để giáo hóa muôn dân, khiến đạo đức thăng hoa, xã hội ổn định. Kể từ
đó, Đại Việt hùng mạnh, mở ra thời kỳ thịnh trị.
Vào
thời nhà Lý, Đại Việt bị kẹp giữa gọng kìm bởi liên minh Tống – Chiêm,
thế nhưng nhà Lý không chỉ giữ vững Giang Sơn mà còn có những cuộc Nam
– Bắc tiến phá tan gọng kìm liên minh Tống – Chiêm.
Năm
1069, vua Lý Thánh Tông cùng danh tướng Lý Thường Kiệt dẫn quân Nam
tiến đánh Chiêm Thành, chiếm thành và bắt sống vua Chiêm.
Lấy
tấn công để phòng thủ, năm 1075, Lý Thường Kiệt đưa quân Bắc tiến, đánh
sang đất Tống. Quân Đại Việt chiếm nhiều Châu Trại trên đất Tống như
Khâm Châu, Liêm Châu, Lộc Châu, Bạch Châu, Ung Châu. Quân Tống đại bại,
hàng chục tướng nhà Tống bị tử trận. (Xem bài: Lý Thường Kiệt: Từ hoạn quan đến vị tướng tài lừng danh sử Việt)
Sự
lên ngôi của vua Lý Công Uẩn đã mở ra thời kỳ cường thịnh của Đại Việt,
cũng cho thấy sự tài ba của các thiền sư Việt khi phá giải thuật phong
thủy của Cao Biền.
Trần Hưng
Hà Đồ và Lạc Thư ẩn tàng chữ Vạn của Phật gia và Thái cực của Đạo gia
- Nguyễn Vĩnh
- •
- Thứ sáu, 06/04/2018 • 7.8k lượt xem
Người
am hiểu lý học, toán quái chắc hẳn đều ít nhiều tìm hiểu về Hà Đồ và
Lạc Thư. Hai đồ hình này đều xuất hiện từ thời văn minh cổ đại rất xa
xưa, sớm hơn cả Phật giáo và Đạo giáo.
Sau
này, trong các nền văn hóa phương Đông có hai đồ hình khá phổ biến là
đồ hình chữ Vạn (卍) của Phật gia và đồ hình Thái cực của Đạo gia.
Hà Đồ và Lạc Thư
Hà
Đồ, Lạc Thư và Bát Quái là ba họa đồ được truyền lại từ thời xa xưa, có
nguồn gốc từ các bộ tộc phía Nam sông Dương Tử cổ đại (là nơi phát tích
của người Việt cổ). Mỗi họa đồ được truyền tụng, phát triển, và sử dụng
với nhiều mục đích khác nhau.
Theo
truyền thuyết cổ xưa, trên sông Hoàng Hà đã từng xuất hiện một con long
mã trên mình có vẽ Hà Đồ. Còn trên sông Lạc Thủy xuất hiện con thần quy,
trên lưng có vẽ Lạc Thư.
Phục
Hy căn cứ vào Hà Đồ để suy diễn ra Tiên thiên Bát quái, còn Chu Văn
Vương lại căn cứ vào Lạc Thư để suy diễn ra Hậu thiên Bát quái. Theo đó,
những đồ hình này hàm chứa nhận thức của cổ nhân về vũ trụ.
Ngày
nay, những người đam mê Kinh Dịch, thuật số, lý học vẫn luôn xoay quanh
những đồ hình ấy để nghiên cứu. Có người cho rằng đó chỉ là toán học
thời cổ đại, có người lại cho rằng chúng ẩn chứa khả năng biết rõ quá
khứ và tiên đoán tương lai. Tuy nhiên ít ai biết rằng Thái cực của Đạo
gia và chữ Vạn của Phật gia đều ẩn giấu trong Hà Đồ và Lạc Thư.
Lạc Thư
Trong
truyền thuyết khi vua Đại Vũ trị thủy, trên sông Lạc xuất hiện con rùa
lớn, trên lưng rùa xuất hiện hoa văn tạo thành bức đồ hình, gọi là “Lạc
Thư”. Đồ hình đó như sau:
Hình 1: Lạc Thư.
Chúng
ta để ý số lượng các dấu chấm trong Lạc Thư này và thay thế chúng bằng
các chữ số để biểu thị. Như vậy ta được một ma trận 3×3 như sau:
Hình 2: Ma trận Lạc Thư.
Ta thấy rằng Lạc Thư này rất minh hiển và cân đối, bất luận là hàng ngang, dọc, hay đường chéo đều có tổng các số là 15.
Hà Đồ
Tương
truyền vào thời Phục Hy khoảng 5.000 năm trước, trên sông Hoàng Hà xuất
hiện một con Long Mã (đầu rồng mình ngựa), trên lưng có những dấu chấm
trắng và đen tạo thành bức đồ hình gọi là “Hà Đồ”, đồng thời Phục Hy
dựa vào đó mà tạo ra bát quái.
Hình 3: Hà Đồ.
Trong
cả Hà Đồ và Lạc Thư thì các số có chấm màu trắng (có tổng số chấm là
1,3,5,7,9) là dương, các số có chấm màu đen (có tổng số chấm là
2,4,6,8,10) là âm.
Thái cực
Bên
trong Hà Đồ có bao hàm Thái cực, nhưng lại không phải kiểu Thái cực mà
chúng ta quen thuộc, mà là kiểu Thái cực nguyên sơ hơn, có được bằng
cách nối liền các chấm đen và nối liền các chấm trắng ở ngoài:
Hình 4: Thái cực trong Hà Đồ.
Loại Thái cực đồ này từng được cổ nhân sử dụng, ví dụ như bản vẽ do Lai Trí Đức ghi lại vào năm 1599:
Chữ Vạn
Ở
Hà Đồ (hình 3 bên dưới) ta thấy các cặp âm – dương đi liền với nhau,
phía dưới cùng có số lượng dấu chấm là 1 và 6 chấm (1-6), tương tự phía
trên cùng có số lượng dấu chấm là 2 và 7 chấm (2-7), bên trái có số
lượng dấu chấm là 3 và 8 chấm (3-8), bên phải có số lượng dấu chấm là 4
và 9 chấm (4-9).
Hình 3: Hà Đồ.
Hình 2: Ma trận Lạc Thư.
Từ
hình 2 của Lạc Thư, lấy 5 làm trung tâm rồi nối các cặp số mà Hà Đồ chỉ
ra (1-6), (2-7), (3-8), (4-9), sau đó nối với trung tâm ở giữa sẽ được
đồ hình như sau:
Hình 5: Chữ Vạn trên Lạc Thư.
Đến đây hẳn ai cũng đã thấy xuất hiện phù hiệu chữ Vạn (卍).
Nhận thức về vũ trụ
Tuy nhiên đến đây vẫn chưa phải là hết. Văn
hóa phương Đông từ xưa đến nay có Đạo gia và Phật gia là chủ yếu. Đạo
gia có Thái Cực, Phật gia có phù hiệu chữ Vạn (卍), chúng đều là nhận
thức về vũ trụ của hai gia phái này. Vậy thì điều này cũng có liên quan
tới Hà Đồ và Lạc Thư.
Số
lẻ cấu thành Lạc Thư (tổng số con số ở hình 1 là 9) ở đó ẩn tàng phù
hiệu chữ Vạn (卍); Còn số chẵn cấu thành Hà Đồ (tổng số con số ở hình 3
là 10) ở đó ẩn tàng Thái Cực. Như vậy chữ Vạn (卍) diễn xuất số lẻ, Thái Cực diễn xuất số chẵn.
Từ hình 5 lấy phù hiệu chữ Vạn (卍) thay thế số lẻ, lấy Thái Cực thay thế số chẵn thì ra đồ hình như sau:
Đồ hình này ẩn chứa sự kết hợp của hai tín ngưỡng lớn tại phương Đông, đúng là một đồ hình vô cùng đặc biệt. Có
thể có người cho rằng Hà Đồ, Lạc Thư hay Kinh Dịch vốn là của Đạo gia
nên dĩ nhiên là có Thái Cực. Nhưng vì sao chúng còn ẩn chứa phù hiệu chữ
Vạn (卍) của Phật gia?
Theo
thiển ý của người viết, các đồ hình ấy chứa đựng hiểu biết của cổ nhân
về vũ trụ, mà vũ trụ to lớn này thì Phật và Đạo đều nằm trong, nên trong
Hà Đồ hay Lạc Thư thì đều bao hàm cả Phật và Đạo. Trên đây chỉ là một
chút mạn đàm, mong được chia sẻ tới người đam mê Kinh Dịch gần xa.
Nguyễn Vĩnh
Những vụ trấn yểm nổi tiếng Việt Nam
Nước ta hội đủ núi rừng, đồng bằng và biển với hệ thống sông
ngòi chằng chịt, được các nhà khoa học trong và nước đánh giá là 'vùng
đất tốt'. Bởi vậy, không ít những vụ trấn yểm nổi tiếng đã đi vào giai
thoại vẫn chưa được lý giải.
Cột đồng Mã Viện
Tiến
sĩ Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm dịch thuật, dịch vụ Văn hóa và
Khoa học – Công nghệ đánh giá, cột đồng Mã Viện là một trong những vụ
trấn yểm nổi tiếng và bí ẩn nhất mọi thời đại. Các tài liệu xưa đều ghi
lại đó là một cây cột đồng lớn trên có khắc sáu chữ Hán: “Đồng trụ
chiết, Giao Chỉ diệt” (Cột đồng gãy, Giao Chỉ không còn) do viên chỉ huy
quân đội nhà Hán là Mã Viện sai làm từ các dụng cụ bằng đồng thu được
của người Việt, và cho dựng sau khi chinh phục được cuộc nổi dậy của Hai
Bà Trưng ở Giao Chỉ vào năm 43.
Việc
làm này đã được nhiều sử gia Việt Nam và Trung Quốc quan tâm. Tuy
nhiên, cột đồng Mã Viện có thật hay chỉ là lời truyền, và nếu có thì nó
được dựng ở nơi đâu thì vẫn chưa có kết luận thỏa đáng. Sách Thủy Kinh
chú sớ của Lịch Đạo Nguyên viết: Mã Văn Uyên đã cho dựng cái mốc đồng để
làm giới hạn cuối cùng của đất phía nam Trung Quốc ngày nay. Mốc đồng
ấy tức là cột đồng.
Tương tự, sách Đại Việt sử
lược, là quyển sử thuộc hàng xưa nhất ở Việt Nam, cũng chép rằng: Mã
Viện dựng trụ đồng làm ranh giới cuối cùng. Theo đó, cột đồng Mã Viện là
có thật. Tuy nhiên, chỗ dựng thì xem ra khá mơ hồ. Chúng tôi tra trong
các sách sử khác thì thấy có hai luồng ý kiến.
Sử
thần Ngô Sĩ Liên cũng ghi là cột đồng tương truyền dựng ở trên động Cổ
Lâu, thuộc Châu Khâm. Tuy nhiên, từ điển Từ Hải (Trung Quốc) chỉ rõ nơi
dựng cột, đó là núi Phân Mao ở động Cổ Sâm, tức núi Phân Mao ở phía tây
Khâm Châu. Năm 1540, Mạc Đăng Dung cắt đất hiến cho nhà Minh nên từ đấy
núi Phân Mao thuộc về đồ bản nhà Minh
Học giả
Đào Duy Anh viết năm 1943 khẳng định cột đồng là có thật và được dựng ở
núi Thành xã Hùng Sơn (Nghệ An). Học giả Đào Duy Anh tin tưởng lời phán
đoán của mình là đúng vì nó gần ăn khớp với sự ghi chép của sách Ngô Lục
và Tùy Thư. Tuy nhiên, không ít ý kiến phản bác đã đưa ra và cho rằng,
đã là vật trấn yểm thì Mã Viện đủ khôn khéo để phao tin đánh lạc hướng
người Việt.
Bùa yểm Cao Biền
Nhà
nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý học
Đông phương cho biết, Cao Biền một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử gắn
liền với những giai thoại trấn yểm khi bước chân sang Giao Châu vì thấy
long mạch nước Nam rất vượng nên muốn phá đi.
Trại giam khám Chí Hòa nhìn từ trên cao.
Chuyện
cổ thường hư cấu rằng, Cao Biền thường mặc áo phù thủy, cưỡi diều giấy
đi khắp nơi xem địa thế. Thậm chí, còn giả lập đàn tế lừa thổ địa đến
rồi dùng kiếm báu chém đầu, chôn kim khí để triệt long mạch. Một buổi
sáng, Cao Biền ra đứng ở bờ Lô Giang phía đông thành Đại La, thấy một
trận gió lớn nổi lên cùng một vị thần cao hơn hai trượng chập chờn trên
sóng nước.
Cao Biền sợ quá nên muốn yểm thần.
Đêm nằm mộng thấy thần tới nói rằng: “Chớ yểm ta, ta là tinh ở Long Đỗ,
đứng đầu các địa linh. Ông xây thành ở đây, ta chưa được gặp, cho nên
tới xem đó thôi, ta có sợ gì bùa phép”. Sáng hôm sau, Biền lập đàn niệm
chú phù yểm nhưng sấm động ầm ầm, kinh thiên động địa.
Trong
khoảnh khắc, kim đồng thiết phù bật ra khỏi đất, biến thành tro bay tan
trên không. Cao Biền kinh hãi, than rằng: “Xứ này có thần linh dị, ở
lâu tất chuốc lấy tai vạ” và sau đó cho lập đền thờ ở ngay chỗ ấy và
phong cho thần là thần Long Đỗ, chính là đền Bạch Mã ở phố cổ Hà Nội
ngày nay.
Theo nhà nghiên cứu Tuấn Anh, có hàng
trăm câu chuyện về việc Cao Biền trấn yểm nước Nam. Trong số đó, nổi
tiếng là câu chuyện về sông Tô Lịch và các huyệt đế vương bị Cao Biền
trấn yểm. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên xem đó là một giai thoại.
Sài gòn trước 1975
Nhà
nghiên cứu Trung Trí cho biết, ở Sài Gòn trước năm 1975 có hai công
trình hình bát giác được cho là biểu tượng phong thủy trấn yểm long
mạch, đó là hồ Con Rùa và khám Chí Hòa. Tuy nhiên, xoay quanh câu chuyện
này có khá nhiều giai thoại khác nhau.
Đền Bạch Mã.
Sau
khi nhậm chức, Nguyễn Văn Thiệu đã cho người mời thầy địa lý từ Hồng
Kông sang Việt Nam để trấn yểm Dinh Độc Lập. Thầy này phán rằng Dinh Độc
Lập được xây trên long mạch, trấn ngay vị trí đầu rồng. Đuôi rồng rơi
vào vị trí Công trường Chiến sĩ trận vong. Cần phải dùng một con rùa lớn
trấn yểm đuôi rồng lại thì sự nghiệp của tổng thống mới mong bền vững.
Ngay
sau đó, tổng thống Thiệu cho người xây hồ nước theo hình bát giác,
phỏng theo bát quái đồ gồm bốn đường đi bộ xoắn ốc hướng đến khu vực
trung tâm đài tưởng niệm và con rùa bằng hợp kim đội bia đá. Khu vực
trung tâm còn có một cột cao được xem như một chiếc đinh lớn đóng xuống
giữa hồ để ghim đuôi rồng lại. Tuy nhiên, đầu năm 1976 tấm bia và con
rùa bị phá hủy trong một vụ nổ.
Lại có giai
thoại khác về hồ Con Rùa gắn liền với nguồn gốc xây Dinh Độc Lập, lấy
núi giả trong Thảo Cầm Viên làm bình phong, sông Thị Nghè làm lưu thủy,
tạo thế long chầu, hổ phục. Người Pháp biết điều này, liền cho xây nhà
thờ Đức Bà mặt trước bên phải Dinh, hòng phá chữ. Do vậy mà sau này
thổng thống Thiệu đã xây thêm hồ Con Rùa để phá thủy, làm nước phun lên
cao.
Công trình kiến trúc khác được cho là biểu
tượng phong thủy thứ hai của Sài Gòn là trại giam Chí Hòa xây dựng từ
năm 1943. Kiến trúc của Khám Chí Hòa vô cùng độc đáo và được thiết kế
theo thuyết ngũ hành bát quái do kiến trúc sư người Nhật Bản đảm nhiệm.
Khám cao ba tầng có hình bát giác với 8 cạnh đều, 8 góc tượng trưng cho 8
quẻ trong Kinh Dịch.
Theo nhà nghiên cứu Trung
Trí, khám Chí Hòa được xây dựng dựa trên mô hình trận đồ bát quái của
Gia Cát Lượng. Ngay tâm của bát quái trận đồ cũng có một đài phun nước
như cột yểm của hồ Con Rùa được gọi là “tru tiên kiếm”. Mô hình bát quái
này khiến cho những tên tội phạm xảo quyệt, tinh ranh nhất dù có ra
được khỏi phòng giam cũng không biết trốn theo đường nào. Nhưng nếu “tru
tiên kiếm” bị nhổ lên, phá đi thì toàn bộ thiết kế kiểu trận đồ bát
quái sẽ không còn tác dụng.
Chính lối kiến trúc
nhuốm màu sắc huyền linh này khiến người ta gọi lối vào duy nhất của
khám Chí Hòa là cửa Tử. Nghĩa là đã vào rồi thì không có cách nào để
nhận biết đường ra nếu không thông lý số, kinh dịch. Có lẽ đó là lý do
mà lịch sử khám Chí Hòa chỉ có 2 trường hợp vượt ngục thành công. Một là
những người tù cách mạng năm 1945; hai là Phước “tám ngón” vượt khám
Chí Hòa năm 1995.
“Nếu thống kê kỹ, Việt Nam ta
có khá nhiều câu chuyện nổi bật về việc trấn yểm và bị trấn yểm. Ngay cả
các làng quê cũng không thiếu chuyện về việc cha ông trấn yểm để mong
an lành. Còn chuyện về Cao Biển trấn yểm nước Nam ta lại là một điển
hình, trong đó tính giai thoại nhiều hơn thực tiễn”, nhà nghiên cứu
Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Lý học Đông phương.
Theo Trần Hòa - Khoahocdoisong
Nhận xét
Đăng nhận xét