ĐÂU LÀ SỰ THẬT? 6
-Đã là lịch sử thì không phải sự thật, và trái lại, đã là sự thật thì không phải lịch sử!
-Xuất phát từ nhận thức sai cũng như từ ngụy biện cho rằng, nói dối để phụng sự chính nghĩa mà nhà chép sử nào cũng lươn lẹo, sợ nói và thường nói trớ, nói không đúng sự thật.
-Ôi, người đời dối trá đã quen, đã thành tập quán, không còn biết liêm sỉ!
-----------------------------------------------------------------
Suốt thập niên vừa qua, tuy đã có khá nhiều cán bộ lão thành, sĩ quan
cao cấp cũng như trung cấp đã nghỉ hưu, hoặc đang tại ngũ cùng lên
tiếng, yêu cầu giải quyết dứt điểm những vụ tai tiếng ấy, song cả Đảng
CSVN lẫn chính quyền và giới lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn bất
động.
Mãi đến gần đây, giới hữu trách mới thực hiện hành động có thể xem là đầu tiên trước một chuỗi phản ứng đáng chú ý, về những vụ tai tiếng kéo dài liên quan đến Tổng cục 2. Hành động đầu tiên đó là gì? Mời qúy vị nghe Trân Văn tổng hợp và tường thuật...
Năm 1996, với tư cách Chủ tịch Quốc hội, ông Nông Đức Mạnh, ban hành Pháp lệnh Tình báo và theo đó, vai trò của Tổng cục 2 đã vượt khỏi tầm quản lý của Bộ Quốc phòng. Tổng cục 2 được xác định là “lực lượng trọng yếu, tin cậy, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng CSVN, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ”.
Ông Bùi Tín - cựu Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, người theo dõi rất sát các diễn biến liên quan đến Tổng cục 2, tóm tắt về vụ Sáu Sứ: Vụ Sáu Sứ còn gọi là vụ Năm Châu, xảy ra từ Đại hội 7, năm 1991. Vụ đó do bàn tay của Tổng cục 2, bố trí cho một
số Đảng viên lâu năm ở miền Nam là Năm Châu và Sáu Sứ ra Hà Nội, mục đích để giăng bẫy ông Võ Nguyên Giáp, rồi từ đó, kết luận là ông Võ Nguyên Giáp bè phái, tham quyền, có ý đồ tập trung một số tay chân của mình để lật đổ Bộ Chính trị và chính quyền hồi đó. Thế nhưng tất cả những chuyện này là chuyện dựng đứng. Do đó mà ông Giáp yêu cầu phải làm rõ vụ Năm Châu và Sáu Sứ. Lúc ấy, họ cho rằng ông Giáp có ý định giành quyền Tổng bí thư và được ông Trần Văn Trà tiếp sức. Ông Trần Văn Trà định là giành chức Bộ trưởng Quốc phòng. Thế nhưng tất cả những cái đó đều là sự bịa đặt của Lê Đức Anh, của Nguyễn Chí Vịnh, của Đỗ Mười, để làm hại ông Võ Nguyên Giáp. Đấy là tóm tắt vụ Sáu Sứ với Năm Châu. Cả ông Năm Châu, bà Sáu Sứ đều đã chết rồi.
chức cơ sở làm tài liệu giả, vu cáo nhiều đồng chí là đã làm tay sai cho địch. Người của Tổng cục 2 đã bán kế hoạch phòng thủ bầu trời cho nước ngoài. Người của Tổng cục 2 làm parabol để thu tiền bất hợp pháp, gian lận thuế giá trị gia tăng. Người của Tổng cục 2 còn đưa tài liệu lên mạng Internet nói xấu cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, Tổng cục 2 đã sử dụng một số người phức tạp, cài cắm người vào các cơ quan Đảng, Nhà nước để lấy tin, tung tin, bịa đặt, lừa dối Đảng… Cán bộ tình báo quân sự còn cấp giấy chứng minh quân báo cho tay chân Năm Cam hoạt động và liên hệ chặt chẽ với tay chân Năm Cam... vẫn không được xử lý.
Cuộc đối đầu giữa các cán bộ lão thành cách mạng, các tướng lĩnh cao cấp, với giới lãnh đạo đương nhiệm trong việc xử lý những sai phạm của Tổng cục 2 đã lan sang giới sĩ quan trung cấp đang tại ngũ, kể cả những sĩ quan đang làm việc tại Tổng cục 2.
Cuối năm 2008, ông Vũ Minh Trí, một trung tá làm việc tại Cục Kỹ thuật của Tổng cục 2, lên tiếng tố cáo thêm hàng loạt sai phạm ở cơ quan tình báo quốc phòng.
Đơn tố cáo của trung tá Vũ Minh Trí là lý do khiến sáu tháng sau, tướng Giáp viết hai lá thư, một gửi cho hai cựu Tổng bí thư Đảng CSVN là ông Đỗ Mười và ông Lê Khả Phiêu, một gửi các thành viên của Bộ Chính trị, để cùng cảnh báo: Tình hình đang cực kỳ nguy hiểm đối với Quân đội, đối với Đảng!
Sau ba lá thư vừa kể, giới lãnh đạo đương nhiệm của đảng, của chính quyền và của quân đội bắt đầu hành động. Trong bài tới chúng tôi sẽ tường thuật thêm về những hành động này.
Lá thư ghi ngày 16
tháng 12 năm 2008 của Trung tá Vũ Minh Trí không chỉ khiến dư luận xôn xao. Lá
thư này còn là nguyên nhân khiến tháng 6 năm ngoái, tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục
viết cùng lúc hai lá thư, gửi hai cựu Tổng bí thư Đảng CSVN là các ông: Đỗ Mười,
Lê Khả Phiêu và các thành viên đương nhiệm trong Bộ Chính trị, bày tỏ sự bất
bình về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Chí Vịnh làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Tướng
Giáp yêu cầu giải quyết những sai trái một cách kiên quyết, triệt để, đúng
nguyên tắc, nhằm bảo vệ quân đội, bảo vệ đảng, bảo vệ độc lập tự chủ của đất nước.
Đồng thời nhắc nhở “cần chú ý bảo vệ người tố cáo”.
Hồi thượng tuần tháng 6, chỉ
trong vòng hai ngày, tướng
Võ Nguyên Giáp – một nhân
vật được xem như “khai quốc công thần” của nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hiện nay – đã gửi liên tiếp hai lá thư, lập lại
một yêu cầu từng được
ông nêu ra từ đầu năm 2004, đó là những nhân vật cao cấp trong Đảng
và chính quyền đương nhiệm, cần
giải quyết triệt để
những vấn đề liên quan đến
Tổng cục 2 thuộc Bộ
Quốc Phòng.
Các tình tiết trước, trong và sau scandal “Tổng cục 2” chỉ ra một nguy cơ khác, đáng ngại hơn đối với vận mệnh quốc gia.
Tiền thân của cơ quan tình báo quân đội Việt Nam hiện nay là Phòng Tình báo Quân ủy hội, thành lập vào tháng 10 năm 1945, do ông Hoàng Minh Đạo phụ trách. Sau một sắc lệnh được ban hành vào tháng 3 năm 1946 về tổ chức Bộ Quốc Phòng, tháng 3 năm 1947, Phòng Tình báo Quân ủy hội được chuyển thành Cục Tình báo, còn được gọi là Cục Quân báo hoặc gọi tắt là Cục 2.
Trong 48 năm sau đó, Cục 2 vẫn chỉ là một cơ quan trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Thế rồi đến năm 1995, Cục 2 được nâng lên thành Tổng cục 2, với tên gọi chính thức là Tổng cục Tình báo Quốc phòng và từ vị trí phụ thuộc, Tổng cục 2 được chuyển thành cơ quan ngang hàng với Bộ Tổng Tham mưu.
Vai trò của Tổng cục 2, được ông Nông Đức Mạnh, khi ấy đang là Chủ tịch Quốc hội, hợp pháp hoá bằng Pháp lệnh Tình báo ban hành vào tháng 12 năm 1996. Sau đó, pháp lệnh vừa kể được ông Võ Văn Kiệt chi tiết hoá, bằng Nghị định 96, ban hành vào tháng 9 năm 1997.
Pháp lệnh Tình báo đã đưa Tổng cục 2 thoát ra khỏi sự kiểm soát của Bộ Quốc Phòng khi xác định: “Lực lượng tình báo Việt Nam là một trong những lực lượng trọng yếu, tin cậy của Đảng và nhà nước, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ (gọi tắt là lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước)”.
Và Nghị định 96 đã phá vỡ mọi giới hạn về vai trò và hoạt động của Tổng cục 2, khi nhấn mạnh: “Đối tượng và mục tiêu của lực lượng tình báo thuộc Bộ quốc phòng là những nơi có tin tức, tài liệu liên quan đến nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
Trong đó đặc biệt chú ý đến các quốc gia, tổ chức và các cá nhân ở trong nước và ngoài nước có âm mưu hoạt động, đe doạ chống lại Đảng CSVN, Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam”
Cũng vì thế, Tổng cục 2 trở thành một cơ quan, liên tục bị các công thần như: ông Phạm Văn Xô – một trong những lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, cựu Phó Ban Tổ chức Trung ương hoặc những cán bộ, sĩ quan cao cấp của Đảng CSVN, chính quyền Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam như:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp – cựu Bộ trưởng Quốc Phòng, người thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Đại tướng Chu Huy Mân - cựu Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, cựu Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Đại tướng Nguyễn Quyết - cựu Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, cựu Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh - cựu Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Thượng tướng Phùng Thế Tài - cựu Phó Tổng tham mưu trưởng. Thượng tướng Lê Ngọc Hiền - cựu Phó Tổng tham mưu trưởng. Thượng tướng Hoàng Minh Thảo – cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Quân sự. Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp – cựu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương. Trung tướng Đồng Văn Cống - cựu Phó Tổng thanh tra Quân đội.
Trung tướng Lê Tự Đồng - cựu Viện phó Học viện Quân sự cấp cao. Trung tướng Phạm Hồng Sơn - cựu Viện phó Học viện Quân sự cấp cao. Trung tướng Nguyễn Hoà – cựu Trưởng Đoàn Chuyên gia Quân sự tại Lào.
Thiếu tướng Nguyễn Tài - cựu Thứ trưởng Bộ Công an. Ông Nguyễn Văn Thi - cựu Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Tư lệnh Miền... cùng với rất đông cán bộ lão thành cách mạng, sĩ quan cấp tá, đòi phải kiểm tra toàn diện, xử lý triệt để.
Trong nhiều thư được gửi liên tục cho Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, những nhân vật vừa kể đã nêu ra vai trò, ý đồ của một số người tham gia nâng Cục 2 thành Tổng cục 2 và biến Tổng cục 2 thành một cơ quan “siêu quyền lực”, khiến Tổng cục 2 trở thành hiểm họa.
Trong đó, có hai sai phạm bị xác định là “siêu nghiêm trọng” và được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần: Vụ Sáu Sứ và vụ T4.
Ông Bùi Tín - cựu Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, người theo dõi rất sát các diễn biến liên quan đến Tổng cục 2, tóm tắt về vụ Sáu Sứ:
“Vụ Sáu Sứ còn gọi là vụ Năm Châu, xảy ra từ Đại hội 7, năm 1991. Vụ đó do bàn tay của Tổng cục 2, bố trí cho một số Đảng viên lâu năm ở miền Nam là Năm Châu và Sáu Sứ ra Hà Nội, mục đích để giăng bẫy ông Võ Nguyên Giáp, rồi từ đó, kết luận là ông Võ Nguyên Giáp bè phái, tham quyền, có ý đồ tập trung một số tay chân của mình để lật đổ Bộ Chính trị và chính quyền hồi đó.
Thế nhưng tất cả những chuyện này là chuyện dựng đứng. Do đó mà ông Giáp yêu cầu phải làm rõ vụ Năm Châu và Sáu Sứ. Lúc ấy, họ cho rằng ông Giáp có ý định giành quyền Tổng bí thư và được ông Trần Văn Trà tiếp sức. Ông Trần Văn Trà định là giành chức Bộ trưởng Quốc phòng.
Thế nhưng tất cả những cái đó đều là sự bịa đặt của Lê Đức Anh, của Nguyễn Chí Vịnh, của Đỗ Mười,để làm hại ông Võ Nguyên Giáp. Đấy là tóm tắt vụ Sáu Sứ với Năm Châu. Cả ông Năm Châu, bà Sáu Sứ đều đã chết rồi.”
Vụ T4 cũng có tính chất tương tự, ông Bùi Tín kể tiếp:
“Vụ T4 là vụ Nguyễn Chí Vịnh, cầm đầu Tổng cục 2 bịa đặt rằng họ đã đặt được một gián điệp của Việt Nam vào cơ quan CIA vàđiệp viên đó có bí danh là T4. T4 thông báo danh sách những người đã cộng tác với CIA, đã tiếp xúc với CIA, đã làm tay sai cho CIA.
Danh sách đó dài lắm. Nó lên tới hơn 20 người. Trong đó có Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Trần Văn Trà rồi những người lúc bấy giờ đang còn tại chức như Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, bà Võ Thị Thắng,..
Mục đích của họ là gì? Mục đích của họ là bôi nhọ những người đó, rồi Tổng cục 2 cùng với Lê Đức Anh và Đỗ Mười được nước láng giềng lớn giúp đỡ làm một cuộc đảo chính, lật đổ hết và dựng lên một chính quyền mới, một Bộ Chính trị mới, một Ban Chấp hành Trung ương hoàn toàn mới và hoàn toàn là tay sai của Bắc Kinh.
Đó là mưu đồ của T4 và cũng đã bị ông Giáp tố cáo, yêu cầu phải giải quyết một cách triệt để.”
Theo nhiều tài liệu, Sáu Sứ và T4 chỉ là hai trong hàng loạt sai phạm đã xảy ra tại Tổng cục 2 và sự phẫn nộ trong hàng ngũ các công thần, những trụ cột của chế độ đã buộc Đảng CSVN phải tính đến việc xem xét toàn diện các sai phạm này vào năm 2005.
Kết qủa xem xét, xử lý ra sao? Chúng tôi sẽ tiếp tục tổng hợp và tường trình trong bài kế tiếp.
Buổi phát thanh này, Trân Văn trình bày tiếp những diễn biến sau đợt phản ứng đầu tiên, kéo dài trong hai năm 2004 và 2005.
Không chỉ dàn dựng vụ Sáu Sứ và T4 với những tình tiết như ông Bùi Tín đã kể trong bài trước, tại Tổng cục 2 còn xảy ra nhiều chuyện tày trời khác.
Khó mà tưởng tượng được những hành động phạm pháp nghiêm trọng ấy lại diễn ra trong một cơ quan làm nhiệm vụ tình báo quân sự cấp chiến lược. Cơ quan tình báo mà bịa ra cơ sở đặc tình “ma” để lừa dối, vu khống chính trị cán bộ cao cấp từ Tổng bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng, Đại tướng, Thượng tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng… là phạm tội ngang với tội phản bội Tổ Quốc, phản bội Đảng.
Cũng theo tướng Nguyễn Nam Khánh: Những bản tin mà Tổng cục 2 đưa ra là nhằm vu khống chính trị, lừa dối, chia rẽ nội bộ Đảng, phá hoại Đảng, Nhà nước và quân đội, gây sự phân tâm, lũng đoạn tinh thần cán bộ đảng viên và nhân dân, vi phạm nghiêm trọng pháp luật, nguyên tắc kỷ luật đảng, tạo ra oan trái và đau khổ cho nhiều đồng chí. Với những bản tin mà tôi không thể trích dẫn hết, đã buộc cấp lãnh đạo cao nhất điều tra, thẩm tra, ít nhất là 10 vụ gây ra rất nhiều phức tạp.
Tướng Nguyễn Nam Khánh nhận định: Đó là hành động phá hoại đảng, phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa, phá hoại Tổ Quốc. Đó không phải là chuyện riêng nội bộ Tổng cục 2, nội bộ Bộ quốc phòng. Đó là vấn đề của toàn Đảng, của pháp luật, của chế độ xã hội chủ nghĩa, liên quan đến an ninh của Tổ Quốc, đến đại đoàn kết dân tộc. Đó chính là nguy cơ làm mất sự ổn định chính trị, đã gây hậu quả nghiêm trọng... Nếu không kiên quyết xử lý thì sẽ dẫn đến mất ổn định chính trị ngày càng tăng, như một ung nhọt làm tan rã Đảng và chế độ.
Ông Bùi Tín kể: Lá thư của ông Giáp được rất nhiều vị tướng, từ ông Chu Huy Mân đến một số vị thiếu tướng, đặc biệt ông Nguyễn Nam Khánh hết sức ủng hộ. Do đó trước Đại hội 10, năm 2005, Ông Nông Đức Mạnh bị buộc phải tổ chức ra một ban, gọi là Ban Kiểm tra liên ngành đặc biệt, gồm đại diện của: Toà án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Tối cao, Bộ Tư pháp, Ban Bảo vệ Trung ương, Cục Bảo vệ Quân đội, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính,... lên đến hơn 20 người. Ban Kiểm tra liên ngành đã làm việc và đã có một báo cáo- mà tôi được biết là dày đến 70 trang – hoàn thành trước Đại hội 10.
Trước khi Đại hội 10 họp thì ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh cùng với Bộ Chính trị lúc đó có một sáng kiến là ỉm báo cáo này đi. Họ cho là báo cáo này nguy hiểm quá. Nếu trong Đảng và nhân dân được biết thì có thể tạo ra sự đảo lộn rất lớn về chính trị. Ông ấy viện cớ là nếu phổ biến, trung ương mà biết, đại hội mà biết thì gia đình, bạn bè họ đều biết thì khó có thể giữ được bí mật. Cho nên ông Nông Đức Mạnh mới thuyết phục Bộ Chính trị, thuyết phục Ban Chấp hành Trung ương trước Đại hội 10 là không phổ biến báo cáo tuyệt mật đó.
Ông ấy yêu cầu là do sự ổn định của chế độ, ổn định của Đảng, coi như Bộ Chính trị khoá trước đã xem và coi như đã giải quyết xong xuôi. Hủy báo cáo này đi, coi như báo cáo này không có.
Vì sao những người có trách nhiệm xem xét, giải quyết các sai phạm xảy ra ở Tổng cục 2 đã quyết định như vậy mà câu chuyện về cơ quan này vẫn chưa kết thúc? Ông Bùi Tín giải thích: Vấn đề này không thể ỉm hoàn toàn được, bởi vì nó dai dẳng, bởi vì ngay trong Tổng cục 2 đã có những sĩ quan dũng cảm, có những sĩ quan trung thành với sự thật, trung thành với nhân dân, thấy những việc làm bậy quá nên tiếp tục tố cáo. Trong đó có hai ông là ông Vũ Minh Ngọc và ông Vũ Minh Trí. Ngay từ năm 2005, ông Vũ Minh Ngọc đã có một lá thư gọi là “Thất trảm sớ”, nêu lên 7 tên rất nguy hiểm, cần phải gạt bỏ mới có thể cứu được Đảng, cứu được chế độ. Sau đó, ông Vũ Minh Ngọc viết thư thứ hai và cũng gửi cho cả tướng Giáp. Tướng Giáp rất ủng hộ ý kiến: Phải giải quyết triệt để vụ án siêu nghiêm trọng của Tổng cục 2. Năm nay, thư của ông Vũ Minh Trí hâm lại vụ này và tướng Giáp lại lên tiếng ủng hộ một lần nữa.
Người gửi “Thất trảm sớ” – Trung tá Vũ Minh Ngọc hiện nay thế nào? Tâm trạng cũng như suy nghĩ của một số cán bộ lão thành cách mạng sau khi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương khoá 9 quyết định ém nhẹm vụ Tổng cục 2 ra sao? Đó sẽ là nội dung bài thứ ba. Mời qúy vị đón nghe.
Trong hai bài trước, Trân Văn đã tổng hợp và tường trình về những nội
dung có liên quan đến các sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại Tổng cục 2,
cũng như lối xử lý hết sức khó hiểu của lãnh đạo Đảng CSVN đối với Tổng
cục 2.
Ở bài này, Trân Văn phỏng vấn một số nhân vật có liên quan hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến việc tố cáo các sai phạm tại Tổng cục 2.
Chúng tôi đã thử gọi điện thoại, phỏng vấn một số người để xin thêm ý kiến của họ về vụ Tổng cục 2, cũng như suy nghĩ, thái độ của họ về cách xử lý vụ này của lãnh đạo Đảng CSVN.
Cuộc phỏng vấn đầu tiên được thực hiện với cựu Trung tá Vũ Minh Ngọc – nhân vật đã từng gửi “Thất trảm sớ”. Người nhấc điện thoại là vợ cựu Trung tá Vũ Minh Ngọc, bà cho biết: Bây giờ ông cháu đang bị bệnh cho nên trí nhớ không tốt lắm nhưng mà thôi cũng để ông cháu gặp cho nó khuây khỏa... Có người gọi có phải bác Ngọc không và muốn hỏi chuyện... Đây ông nghe...
Tuy đang trong tình trạng bán thân bất toại kèm nhiều chứng bệnh khác, sức khoẻ rất kém, song khi nghe đề cập đến Tổng cục 2, cựu Trung tá Vũ Minh Ngọc, 82 tuổi vẫn cố gắng xác nhận với chúng tôi qua một cuộc trao đổi ngắn:
Trân Văn: Sau khi bác gửi thư, đến nay có hồi báo gì không ạ?
Trung tá Vũ Minh Ngọc: Chưa có hồi âm gì ạ.
Trân Văn: Từ khi bác gửi thư, các cơ quan chức năng có cử người đến hỏi thăm thêm về những nội dung trong thư không?
Trung tá Vũ Minh Ngọc: Không ạ!
Trân Văn: Hiện nay, vụ Tổng cục 2 cũng vẫn cứ còn như cũ phải không ạ?
Trung tá Vũ Minh Ngọc: Vâng!
Cuộc phỏng vấn thứ hai, theo dự tính sẽ thực hiện với ông Nguyễn Văn Thi, vẫn được gọi là Năm Thi, Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Tư lệnh Miền giai đoạn trước tháng 4 năm 1975, có 69 tuổi Đảng, người mà từ năm 1986 đã gửi sáu lá thư yêu cầu lãnh đạo Đảng CSVN giải quyết hàng loạt vấn nạn trong Đảng, trong đó có vụ Tổng cục 2.
Đến tháng 2 năm 2006, ông Nguyễn Văn Thi tiếp tục gửi lá thư thứ 7, trực tiếp phê bình Tổng Bí thư, các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khoá 9 vì đã hành xử không dân chủ với ông cũng như những đảng viên khác đã từng gửi các thư tương tự.
Tuy nhiên chúng tôi không thể trò chuyện với ông. Vợ ông giải thích: Nhà tôi bịnh nặng lắm, đang nằm nhà thương anh ạ! Đúng ra là ổng không còn tỉnh. Anh hỏi... nó, nó quá muộn rồi. Vấn đề đó anh đừng hỏi nữa vì những vấn đề có liên quan đến ông Cống, ông Xô này kia nọ...
Nói chung là người ta đã làm đền thờ ông Đồng Văn Cống này kia nọ rồi... Nói chung, tôi chỉ mong rằng đừng có ai nói thêm về những việc như thế và cũng hổng muốn nghe, cũng hổng được rảnh tâm lắm.
Dù Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 9, đã từng xác định đóng lại vụ Tổng cục 2 song trong lá thư thứ 7, ghi ngày 3 tháng 2 năm 2006, gửi Hội nghị Trung ương lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 9, ông Nguyễn Văn Thi vẫn tiếp tục khẳng định:
Trách nhiệm đó trước hết thuộc về người đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, đến Bộ Chính trị mà tôi và nhiều Đảng viên trong cả nước cho rằng, Trung ương Đảng khoá 9 đã tiếp tục duy trì ảnh hưởng của hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh vì nể nang hoặc cố tình để bảo vệ chức danh do nhờ hai ông này mà có được.
Không đưa ra giải quyết các vụ án này là che giấu khuyết điểm của Trung ương 9 đã tiếp tục kéo dài từ khoá 4 đến nay để bảo vệ quyền lợi cá nhân của một số người, bất chấp uy tín của toàn Đảng và tiếp tục không muốn đổi mới để cải cách hệ thống chính trị và quản lý Nhà nước, không muốn thay đổi nhân sự lãnh đạo Trung ương Đảng bằng những người trong sạch, có đức, có tài, có uy tín trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.
Hậu quả sẽ là Đảng viên chân chính cả nước sẽ tiếp tục đấu tranh để chỉ rõ trách nhiệm thuộc về Ban Chấp hành khoá 9 mà người đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư.
Theo Trung tá Trí, ngoài ông Nguyễn Chí Vịnh, trung tướng, Tổng cục trưởng, từng bị Đại học Kỹ thuật Quân sự đuổi học khi còn là sinh viên sĩ quan vì hạnh kiểm kém, Tổng cục 2 đang là nơi dung dưỡng nhiều người thiếu kinh nghiệm, kiến thức, tư cách, thậm chí có tiền án, ham danh, hám lợi, song vẫn thăng tiến rất nhanh cả về cấp bậc lẫn chức vụ bởi là thân nhân, thân hữu, hoặc là thủ túc của ông Nguyễn Chí Vịnh.
Trong thư, Trung tá Trí viết: Chúng làm điệp báo nhưng không tổ chức xây dựng điệp viên, tình báo viên mà nghĩ ra khái niệm “cán bộ mật”, “cán bộ diện B” để đưa từ bên ngoài quân đội vào tổ chức điệp báo hàng ngàn người mà nếu xét theo nguyên tắc, yêu cầu của điệp báo chiến lược thì hoàn toàn không có khả năng điệp báo (đặc biệt là về mặt quân sự). Phần lớn số này là người thân quen của chúng.
Với các “cộng tác viên mật” cũng có tình trạng tương tự. Điều kỳ lạ là trong số “cán bộ mật”, “cộng tác viên mật” đó, có rất nhiều người đang làm việc trong các cơ quan quân – dân – chính – đảng của ta, một số người còn là cán bộ cấp cục –vụ – viện trở lên. Trên khắp thế giới, từ xưa tới nay, chỉ có chúng làm điệp báo chiến lược mà không xây dựng điệp viên, tình báo viên.
Chúng dùng tổ chức và hoạt động điệp báo làm bình phong, dùng kế hoạch điệp báo làm công cụ chủ yếu để bòn rút công quỹ. Có thể khẳng định trong 10 năm trở lại đây, tất cả các kế hoạch điệp báo có mức kinh phí đáng kể của Tổng cục 2 đều ít nhiều mắc sai phạm về mặt kinh tế, tài chính.
Nếu thanh tra, kiểm tra, kiểm toán một cách chặt chẽ, chắc chắn sẽ phát hiện ra nhiều vụ tham nhũng lớn, nhiều tên tham nhũng lớn.
Thư của Trung tá Vũ Minh Trí còn nhiều nội dung đáng chú ý khác và người “hâm” lại vụ Tổng cục 2 – Trung tá Vũ Minh Trí nói gì với Đài Á Châu Tự Do? Mời quý vị xem bài 4.
Quý
vị cũng đã nghe một số nhân vật nhắc đến Trung tá Vũ Minh Trí, sĩ quan Tổng cục
2, tác giả lá thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008, được xem như tác nhân “hâm” lại
một scandal từng bị nhấn chìm. Vừa rồi, lá thư này đã được Đại tướng Võ Nguyên
Giáp nhắc đến để lập lại yêu cầu lãnh đạo Đảng và Nhà nước kiên quyết xử lý vụ
Tổng cục 2.
2009-08-18
Trong năm bài của loạt bài “Cơ quan Tình báo quân đội Việt Nam và những dấu hiệu của một đại họa”, quý vị đã nghe nhiều ý kiến của các công thần cũng như tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp trong Đảng CSVN, trong chính quyền và trong quân đội cùng cảnh báo rằng, Tổng cục 2 đang làm cho tình hình trở thành cực kỳ nguy hiểm đối với quân đội, đối với Đảng.
Sai phạm nghiêm trọng của Tổng cục 2
Phải chăng sự nguy hiểm chỉ đe dọa quân đội và Đảng? Mời quý vị nghe Trân Văn tường trình bài cuối cùng và chúng tôi mong nhận thêm ý kiến phản hồi từ quý thính giả sau loạt bài này…
Trong nhiều thư, đơn tố cáo, yêu cầu giải quyết những sai phạm nghiêm trọng tại Tổng cục 2 suốt từ thập niên 1990 đến nay, tên ông Lê Đức Anh được lập đi, lập lại khá nhiều lần.
Đáng chú ý là tên của ông Lê Đức Anh không chỉ xuất hiện trong những tài liệu liên quan đến Tổng cục 2.
Cũng vì vậy, việc đối chiếu một số tài liệu khác có thể góp phần lý giải câu hỏi, vì sao các sai phạm của Tổng cục 2, tuy kéo dài hơn một thập niên, gây bất bình sâu rộng nơi cán bộ, đảng viên cả trong, lẫn ngoài quân đội nhưng vẫn không thể xử lý đến nơi, đến chốn.
Ở hồi ký “Hồi ức và suy nghĩ” của ông Trần Quang Cơ, cựu Thứ trưởng Ngoại giao, ông Trần Quang Cơ đã từng kể như thế này về ông Lê Đức Anh, trong phần tường thuật về “Đại hội 7 và cái giá phải trả cho việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc”:
Sau Ðại hội 7, mọi vấn đề quan trọng về đối ngoại của Nhà nước đều do Hồng Hà, Bí thư Trung ương, phụ trách đối ngoại, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê Ðức Anh và tất nhiên được sự tán thưởng của Tổng Bí thu Ðỗ Mười, quyết định. Những phần công việc vốn do Bộ Ngoại giao đảm nhiệm nay đều do Hồng Hà và Ban Ðối ngoại chủ trì. Một thí dụ điển hình về việc vì ý đồ cá nhân họ sẵn sàng bỏ qua danh dự và quốc thể:
Ngày 5 tháng 8 năm 1991, tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng, Hồng Hà tuyên bố: “Từ nay trong quan hệ với Trung Quốc các ngành cứ tập trung ở chỗ anh Trương Ðức Duy (Ðại sứ Trung Quốc), không cần qua sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh”. Lê Ðức Anh cho biết khi ở Trung Quốc, Phó ban Ðối ngoại Trung Quốc Chu Lương có đề nghị: “Vì lý do kỹ thuật, quan hệ giữa hai Ðảng xin làm qua Trương Ðức Duy”.
Hoặc thế này: Ðể dọn đường cho cuộc gặp cấp thứ trưởng ở Bắc Kinh tháng 8 năm 1991, tối 31 tháng 7 Hồng Hà đảm bảo với Từ Ðôn Tín: “Ðồng chí Lê Ðức Anh và tôi sẽ làm việc trực tiếp với thứ trưởng Nguyễn Dy Niên (người được chỉ định đi đàm phán với Trung Quốc chỉ vì chưa có “tiền sự” với Trung Quốc) trước khi đồng chí ấy đi Trung Quốc. Chúng tôi phải báo cáo với Bộ Chính trị để có ý kiến chỉ đạo không những về nội dung mà cả về tinh thần và thái độ làm việc.
Tinh thần của chúng tôi là phấn đấu làm cho cuộc gặp thành công”. Sau khi đã cam kết từ nay không nói đến vấn đề diệt chủng nữa, Hồng Hà hỏi Từ: “Tôi muốn hỏi đồng chí ngoài vấn đề diệt chủng, còn hai vấn đề gai góc là vấn đề quân đội các bên Campuchia và vai trò Liên Hiệp Quốc thì phương hướng giải quyết nên thế nào, để chúng tôi có thể góp phần làm cho cuộc gặp thứ trưởng Việt – Trung ở Bắc Kinh sắp tới đạt kết quả tốt”.
Một thái độ ươn hèn, yếu đuối
Ông Trần Quang Cơ than: Xin ý kiến đối phương và hướng giải quyết vấn đề để đàm phán trước khi đàm phán, thật là chuyện có một không hai trong lịch sử đối ngoại!…
Trở lại với nội dung chính của loạt bài này, liệu lần này, vụ Tổng cục 2 và những “sai phạm nghiêm trọng” ở cơ quan này sẽ được giải quyết dứt điểm? Ông Bùi Tín nhận định: Tất cả mọi vấn đề quy chiếu vào mối quan hệ với Trung Quốc, trong đó nổi bật là thái độ yếu đuối, có thể nói là ươn hèn và phụ thuộc.
Ngay từ năm 1991, ông Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng là Ủy viên Bộ Chính trị đã phải kêu lên là chúng ta lại bước vào thời kỳ Bắc thuộc mới. Chính do những nhận định như thế của Nguyễn Cơ Thạch mà Bắc Kinh yêu cầu Bộ Chính trị phải gạt ngay ông Nguyễn Cơ Thạch ra. Đúng là sau đó, Nguyễn Cơ Thạch bị mất chức.
Tôi nghĩ đấy là một biểu hiện rất rõ, từ vấn đề bauxite, vấn đề Tổng cục 2, vấn đề mất đất, mất biển, vấn đề tàn sát ngư dân đều quy chiếu vào mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Thái độ của Bộ Chính trị hiện nay là một thái độ ươn hèn, yếu đuối. Bởi vì họ nghĩ rằng, muốn tồn tại thì phải dựa vào Trung Quốc, bởi vì họ cho rằng Việt Nam và Trung Quốc cùng theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin, cùng chung chế độ độc đảng, họ nghĩ rằng Trung Quốc lớn như thế thì khó mà có thể chìm, do đó mà bám lấy cái phao này.
Tôi nghĩ là họ đã tính lầm bởi tinh thần tự chủ của dân tộc Việt Nam mạnh lắm. Tôi nghĩ là nhân dân mình đã thức tỉnh. Do đó trong tình hình mới, tôi nghĩ là họ khó có thể bịt được vụ Tổng cục 2.
Sư lớn mạnh của các đoàn “tình báo hành động”
Đó là hy vọng của một số người, còn đây là thực tế được một người trong cuộc, Trung tá Vũ Minh Trí tường thuật tại thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008: Nhiều người ở Tổng cục 2 rất lo ngại khi thấy giữa thời bình, khả năng xảy ra chiến tranh đã được Đảng nhận định qua mấy kỳ đại hội là không có mà Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ lại xây dựng lực lượng trinh sát bộ đội nằm trong đội hình Cục quân báo rồi Cục tình báo vốn chỉ ở cấp tiểu đoàn thời chống Pháp, chống Mỹ, cấp trung đoàn thời chiến tranh hai đầu biên giới phía Bắc và phía Tây Nam lên thành 3 đoàn “tình báo hành động” là: K3,74,94.
Cả ba đều có quy mô cấp lữ đoàn (đoàn trưởng được thăng quân hàm tới đại tá), đều do tay chân thân tín nhất của Nguyễn Chí Vịnh nắm, đều đóng ở các đô thị lớn bậc nhất của đất nước, đều triển khai nhiều hoạt động điệp báo và đều được trang bị các vũ khí, trang thiết bị đặc chủng, trong đó có mấy chục xe thiết giáp.
Họ tự hỏi “tình báo hành động” thực chất là gì? Tại sao các đoàn “tình báo hành động” đó lại có quy mô lớn như vậy trong khi quy mô lực lượng trinh sát bộ đội của các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng chỉ ở cấp tiểu đoàn? Chúng nhằm vào đối tượng tác chiến nào? Rõ ràng lo ngại của họ không phải là vô cớ.
Trong thư ghi ngày 10 tháng 6 năm nay, gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, tướng Giáp yêu cầu xem xét vụ Tổng cục 2 và “có chủ trương giải quyết những sai trái một cách kiên quyết, triệt để, đúng nguyên tắc” không chỉ “để bảo vệ quân đội, bảo vệ Đảng” mà còn nhằm “bảo vệ độc lập tự chủ của đất nước”.
“Bảo vệ độc lập tự chủ của đất nước” cũng là ý đã được ông nhắc tới khi yêu cầu xem xét những chủ trương liên quan đến bauxite cách nay vài tháng.
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-military-intelligence-bureau-and-the-signs-of-one-crushing-calamity-part6-08182009135251.html
-Xuất phát từ nhận thức sai cũng như từ ngụy biện cho rằng, nói dối để phụng sự chính nghĩa mà nhà chép sử nào cũng lươn lẹo, sợ nói và thường nói trớ, nói không đúng sự thật.
-Ôi, người đời dối trá đã quen, đã thành tập quán, không còn biết liêm sỉ!
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ai đang nắm tổng cục 2: Cơ quan tình báo Quân đội và là cơ quan ám sát lớn nhất của Việt Nam ?
Tổng cục 2 là cách gọi tắt cơ quan đặc trách tình báo của Quân đội Nhân
dân Việt Nam và kể từ năm 2004 đến nay, ba từ “Tổng cục 2”nhắc nhiều
người nhớ đến một scandal, tuy ầm ĩ nhưng vẫn chưa có hồi kết.
Hồi thượng tuần tháng 6, chỉ trong vòng hai ngày, tướng Võ Nguyên Giáp –
một nhân vật được xem như “khai quốc công thần” của nhà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay – đã gửi liên tiếp hai lá thư, lập
lại một yêu cầu từng được ông nêu ra từ đầu năm 2004, đó là những nhân
vật cao cấp trong Đảng và chính quyền đương nhiệm, cần giải quyết triệt
để những vấn đề liên quan đến Tổng cục 2 thuộc Bộ Quốc Phòng.
Bài viết: Cơ quan tình báo quân đội Việt Nam và những dấu hiệu của một
đại họa - phần 1
Tác giả: Trân Văn
Nguồn: RFA
Những scandal ở Tổng cục 2 đã được giải quyết thế nào? (phần 1)
Trân Văn, phóng viên đài RFA
2010-04-06
2010-04-06
Mãi đến gần đây, giới hữu trách mới thực hiện hành động có thể xem là đầu tiên trước một chuỗi phản ứng đáng chú ý, về những vụ tai tiếng kéo dài liên quan đến Tổng cục 2. Hành động đầu tiên đó là gì? Mời qúy vị nghe Trân Văn tổng hợp và tường thuật...
“Siêu quyền lực” nên sai phạm “siêu nghiêm trọng”
Cơ quan tình báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam vốn là một bộ phận trực thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam và thường được gọi là Cục 2. Năm 1995, Cục 2 đột nhiên được nâng lên thành Tổng cục 2 và trở thành ngang hàng với Bộ Tổng Tham mưu.Năm 1996, với tư cách Chủ tịch Quốc hội, ông Nông Đức Mạnh, ban hành Pháp lệnh Tình báo và theo đó, vai trò của Tổng cục 2 đã vượt khỏi tầm quản lý của Bộ Quốc phòng. Tổng cục 2 được xác định là “lực lượng trọng yếu, tin cậy, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng CSVN, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ”.
Tổng cục 2 được xác định là “lực lượng trọng yếu, tin cậy, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng CSVN, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ”.Vậy Tổng cục 2 đã làm được những gì? Thành tích lớn nhất của Tổng cục 2, được nhiều công thần của Đảng, nhà nước và quân đội Việt Nam nhắc đi, nhắc lại, suốt từ cuối thập niên 1990 đến nay là hai vụ Sáu Sứ và T4.
Ông Bùi Tín - cựu Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, người theo dõi rất sát các diễn biến liên quan đến Tổng cục 2, tóm tắt về vụ Sáu Sứ: Vụ Sáu Sứ còn gọi là vụ Năm Châu, xảy ra từ Đại hội 7, năm 1991. Vụ đó do bàn tay của Tổng cục 2, bố trí cho một
số Đảng viên lâu năm ở miền Nam là Năm Châu và Sáu Sứ ra Hà Nội, mục đích để giăng bẫy ông Võ Nguyên Giáp, rồi từ đó, kết luận là ông Võ Nguyên Giáp bè phái, tham quyền, có ý đồ tập trung một số tay chân của mình để lật đổ Bộ Chính trị và chính quyền hồi đó. Thế nhưng tất cả những chuyện này là chuyện dựng đứng. Do đó mà ông Giáp yêu cầu phải làm rõ vụ Năm Châu và Sáu Sứ. Lúc ấy, họ cho rằng ông Giáp có ý định giành quyền Tổng bí thư và được ông Trần Văn Trà tiếp sức. Ông Trần Văn Trà định là giành chức Bộ trưởng Quốc phòng. Thế nhưng tất cả những cái đó đều là sự bịa đặt của Lê Đức Anh, của Nguyễn Chí Vịnh, của Đỗ Mười, để làm hại ông Võ Nguyên Giáp. Đấy là tóm tắt vụ Sáu Sứ với Năm Châu. Cả ông Năm Châu, bà Sáu Sứ đều đã chết rồi.
Nguyễn Chí Vịnh, cầm đầu Tổng cục 2 bịa đặt rằng họ đã đặt được một gián điệp của Việt Nam vào cơ quan CIA và điệp viên đó có bí danh là T4.Còn vụ T4? Ông Bùi Tín kể tiếp: Vụ T4 là vụ Nguyễn Chí Vịnh, cầm đầu Tổng cục 2 bịa đặt rằng họ đã đặt được một gián điệp của Việt Nam vào cơ quan CIA và điệp viên đó có bí danh là T4. T4 thông báo danh sách những người đã cộng tác với CIA, đã tiếp xúc với CIA, đã làm tay sai cho CIA. Danh sách đó dài lắm. Nó lên tới hơn 20 người. Trong đó có Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Trần Văn Trà rồi những người lúc bấy giờ đang còn tại chức như Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, bà Võ Thị Thắng,.. Mục đích của họ là gì? Mục đích của họ là bôi nhọ những người đó, rồi Tổng cục 2 cùng với Lê Đức Anh và Đỗ Mười được nước láng giềng lớn giúp đỡ làm một cuộc đảo chính, lật đổ hết và dựng lên một chính quyền mới, một Bộ Chính trị mới, một Ban Chấp hành Trung ương hoàn toàn mới và hoàn toàn là tay sai của Bắc Kinh. Đó là mưu đồ của T4 và cũng đã bị ông Giáp tố cáo, yêu cầu phải giải quyết một cách triệt để.
Bất khả xâm phạm
Trong nhiều thư ngỏ gửi lãnh đạo Đảng CSVN, tướng Võ Nguyên Giáp gọi Tổng cục 2 là một tổ chức “siêu đảng, siêu chính phủ, phá hoại Đảng một cách có hệ thống” và yêu cầu xử lý nghiêm minh. Ngoài tướng Giáp, còn có hàng loạt công thần của đảng, nhà nước và quân đội Việt Nam như các ông: Phạm Văn Xô – một trong những lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đại tướng Chu Huy Mân, Đại tướng Nguyễn Quyết, Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, Thượng tướng Phùng Thế Tài, Thượng tướng Lê Ngọc Hiền, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, Trung tướng Đồng Văn Cống, Trung tướng Lê Tự Đồng, Trung tướng Phạm Hồng Sơn, Trung tướng Nguyễn Hoà, Thiếu tướng Nguyễn Tài, ông Nguyễn Văn Thi... nêu quan điểm và yêu cầu tương tựTrong nhiều thư ngỏ gửi lãnh đạo Đảng CSVN, tướng Võ Nguyên Giáp gọi Tổng cục 2 là một tổ chức “siêu đảng, siêu chính phủ, phá hoại Đảng một cách có hệ thống” và yêu cầu xử lý nghiêm minh.Tuy nhiên các sai phạm đã xảy ra tại Tổng cục 2, như tướng Nguyễn Nam Khánh - một trong những người được Bộ Chính trị Đảng CSVN phân công theo dõi công việc bảo vệ chính trị nội bộ, nhận định: Tổ chức thu thập tài liệu và theo dõi cán bộ cao cấp, tổ
chức cơ sở làm tài liệu giả, vu cáo nhiều đồng chí là đã làm tay sai cho địch. Người của Tổng cục 2 đã bán kế hoạch phòng thủ bầu trời cho nước ngoài. Người của Tổng cục 2 làm parabol để thu tiền bất hợp pháp, gian lận thuế giá trị gia tăng. Người của Tổng cục 2 còn đưa tài liệu lên mạng Internet nói xấu cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, Tổng cục 2 đã sử dụng một số người phức tạp, cài cắm người vào các cơ quan Đảng, Nhà nước để lấy tin, tung tin, bịa đặt, lừa dối Đảng… Cán bộ tình báo quân sự còn cấp giấy chứng minh quân báo cho tay chân Năm Cam hoạt động và liên hệ chặt chẽ với tay chân Năm Cam... vẫn không được xử lý.
Tổ chức thu thập tài liệu và theo dõi cán bộ cao cấp, tổ chức cơ sở làm tài liệu giả, vu cáo nhiều đồng chí là đã làm tay sai cho địch. Người của Tổng cục 2 đã bán kế hoạch phòng thủ bầu trời cho nước ngoàiHai nhân vật chính trong những vụ tai tiếng này là tướng Đặng Vũ Chính – Tổng cục trưởng Tổng cục 2 được cho về hưu, con rể tướng Chính là tướng Nguyễn Chí Vịnh được chọn để thay cha vợ đảm nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục 2.
Cuộc đối đầu giữa các cán bộ lão thành cách mạng, các tướng lĩnh cao cấp, với giới lãnh đạo đương nhiệm trong việc xử lý những sai phạm của Tổng cục 2 đã lan sang giới sĩ quan trung cấp đang tại ngũ, kể cả những sĩ quan đang làm việc tại Tổng cục 2.
Cuối năm 2008, ông Vũ Minh Trí, một trung tá làm việc tại Cục Kỹ thuật của Tổng cục 2, lên tiếng tố cáo thêm hàng loạt sai phạm ở cơ quan tình báo quốc phòng.
Đơn tố cáo của trung tá Vũ Minh Trí là lý do khiến sáu tháng sau, tướng Giáp viết hai lá thư, một gửi cho hai cựu Tổng bí thư Đảng CSVN là ông Đỗ Mười và ông Lê Khả Phiêu, một gửi các thành viên của Bộ Chính trị, để cùng cảnh báo: Tình hình đang cực kỳ nguy hiểm đối với Quân đội, đối với Đảng!
Sau ba lá thư vừa kể, giới lãnh đạo đương nhiệm của đảng, của chính quyền và của quân đội bắt đầu hành động. Trong bài tới chúng tôi sẽ tường thuật thêm về những hành động này.
Những scandal ở Tổng cục 2 đã được giải quyết thế nào? (phần 2)
Trân văn, phóng viên RFA
2010-04-06
2010-04-06
Và họ đã đồng thanh lên tiếng suốt hàng chục năm, yêu
cầu giới lãnh đạo đương nhiệm phải giải quyết triệt để, và gần đây, có những dấu
hiệu cho thấy giới lãnh đạo đương nhiệm đã bắt đầu hành động.
Lũng đoạn toàn bộ hệ thống?
Một
số người theo dõi sát tình hình chính trị tại Việt Nam cho biết, từ cuối thập
niên 1990 đến giữa thập niên 2000, hàng loạt cán bộ lão thành cách mạng, cũng
như tướng lĩnh cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam đã gửi hàng trăm lá thư,
yêu cầu giới lãnh đạo đương nhiệm xử lý dứt điểm các sai phạm ở Tổng cục 2,
song giới này không hề hồi âm hoặc đáp ứng.
Hầu
hết những người từng lên tiếng yêu cầu
xem xét, xử lý các sai phạm xảy ra ở Tổng cục 2, trong giai đoạn từ cuối thập
niên 1990, đến giữa thập niên 2000 như: ông Phạm Văn Xô, Đại tướng Chu Huy Mân,
Thượng tướng Lê Ngọc Hiền, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Thượng tướng Đặng Vũ
Hiệp, Trung tướng Đồng Văn Cống, Trung tướng Nguyễn Hoà,... đều đã qua đời, phần
lớn những người còn lại thì già yếu, bệnh tật.
Xin ý kiến đối phương và hướng giải quyết vấn đề để đàm phán trước khi đàm phán, thật là chuyện có một không hai trong lịch sử đối ngoại!...Trích “Hồi ức và suy nghĩ” – Trần Quang Cơ
Những sai phạm liên
quan đến Tổng cục 2, cũng như các yêu cầu chấn chỉnh tổ chức này, tưởng chừng sẽ
chìm sâu như nhiều vụ việc động trời khác thì lá thư ghi ngày 16 tháng 12 năm
2008, của Trung tá Vũ Minh Trí, làm việc tại Cục Kỹ thuật của Tổng cục 2, lại
khiến dư luận bùng lên.
Trong thư, Trung tá
Trí tố cáo, thay vì thực hiện công tác tình báo quân sự thì Tổng cục 2 tiếp tục
tổ chức nghe lén, theo dõi, thu thập thông tin về nhiều cán bộ cao cấp của cả đảng,
chính phủ lẫn quân đội, tung tin giả để lũng đoạn nội bộ. Chưa kể, Tổng cục 2
đang dùng các kế hoạch, hoạt động điệp báo để bòn rút công quỹ, nếu thanh tra,
kiểm tra, kiểm toán một cách chặt chẽ, chắc chắn sẽ phát hiện ra nhiều vụ tham
nhũng lớn, nhiều tên tham nhũng lớn.
Điểm đáng chú ý nhất
là theo Trung tá Trí, Tổng cục 2 đã thành lập ba đoàn “Tình báo hành động” ở
quy mô lữ đoàn, được trang bị vũ khí, thiết bị đặc chủng, kèm thiết giáp. Thay
mặt nhiều đồng đội, Trung tá Trí nêu ra một số thắc mắc. Chẳng hạn: Thực chất của
các đoàn “Tình báo hành động” là gì? Chúng nhắm vào đối tượng tác chiến
nào?
Trong giai đoạn từ
cuối thập niên 1990 đến giữa thập niên 2000, khi lên tiếng yêu cầu xem xét, xử
lý dứt điểm các sai phạm xảy ra ở Tổng cục 2, nhiều cán bộ lão thành cách mạng,
cũng như tướng lĩnh cao
cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam đã nhắc đến vai trò và trách nhiệm của ông
Lê Đức Anh, cựu Đại tướng, cựu Tổng Tham
mưu trưởng, cựu Bộ trưởng Quốc phòng, cựu Chủ tịch Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam.
Tên của ông Lê Đức
Anh không chỉ xuất hiện trong những tài liệu liên quan đến Tổng cục 2. Một số
người cho rằng, cần đối chiếu các tài liệu liên quan đến Tổng cục 2 với một số tài liệu khác
và điều đó có thể góp phần lý giải câu hỏi, vì sao các sai phạm của Tổng cục 2,
tuy kéo dài hơn một thập niên, gây bất bình sâu rộng nơi cán bộ, đảng viên cả
trong, lẫn ngoài quân đội nhưng vẫn không thể xử lý đến nơi, đến chốn.
Trong những tài liệu được đề cập, chẳng hạn như “Hồi ức và suy nghĩ” của
ông Trần Quang Cơ, cựu Thứ trưởng Ngoại giao, ông Lê Đức Anh chính là người chỉ
đạo toàn bộ quá trình “bình
thường hoá quan hệ với Trung Quốc”. Quá trình “bình thường hoá” này bất thường
tới mức, trong “Hồi ức và suy nghĩ”, ông Trần Quang Cơ phải than: Xin ý kiến đối phương và hướng giải quyết vấn đề để
đàm phán trước khi đàm phán, thật là chuyện có một không hai trong lịch sử đối
ngoại!...
Lờ tướng, xử tá
Giới lãnh đạo đương
nhiệm của cả đảng, chính quyền lẫn quân đội Việt Nam tiếp tục giữ sự im lặng và
bất động cho đến tám tháng sau.
Theo báo chí Việt
Nam, hồi đầu tháng 2 vừa qua, ông Phùng Quang Thanh, đại tướng, Bộ trưởng Quốc
phòng đã đến Quân Y viện 108, thăm tướng Võ Nguyên Giáp. Báo chí Việt Nam
tường thuật rằng: Bộ trưởng Phùng Quang Thanh bày tỏ mong muốn Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn luôn mạnh khoẻ, trường thọ,
tiếp tục có nhiều đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước
và sự trưởng thành phát triển của QĐND Việt Nam.
Sáu ngày sau, hôm 10
tháng 2 năm 2009, Bộ Quốc phòng và Đảng ủy Tổng cục 2 ban hành cùng lúc hai quyết
định, tước quân hàm sĩ quan và khai trừ Trung tá Vũ Minh Trí ra khỏi Đảng CSVN,
vì: Đã tố cáo sai đối với Đảng ủy Tổng cục 2 và đồng chí Nguyễn Chí Vịnh,
gửi đơn tố cáo đến một số nơi không có chức năng xem xét giải quyết và nội dung
tố cáo đã đưa lên Internet làm lộ bí mật một số vấn đề về tổ chức và hoạt động
của Tình báo Quốc phòng Việt Nam... Vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng, kỷ
luật của Quân đội.
Sau hàng trăm lá thư
của hàng loạt cán bộ lão
thành cách mạng, cũng như tướng lĩnh cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam yêu
cầu giới lãnh đạo đương nhiệm xử lý dứt điểm các sai phạm ở Tổng cục 2, đây là lần đầu tiên giới lãnh đạo đương nhiệm của đảng,
chính quyền và quân đội Việt nam có hành động đáp ứng. Cho dù hành động đó đi
ngược lại mong muốn của những người gửi đơn.
Chúng tôi đã phỏng vấn
Trung tá Vũ Minh Trí, người từng lên tiếng tố cáo và mới bị xử lý:
Trân Văn: Thưa ông chúng tôi được biết là Bộ Quốc phòng và Đảng ủy Tổng cục 2 vừa
có hai quyết định kỷ luật ông, ông có thể cho biết hai quyết định này có những
nội dung gì không ạ?
Trung tá Vũ
Minh Trí: Ông
vừa nói rằng là các ông đã có văn bản ấy rồi cho nên tôi nghĩ cũng không cần phải
nhắc lại.
Trân Văn: Và ý kiến của ông về các quyết định kỷ luật này như thế nào ạ?
Trung tá Vũ
Minh Trí: Ông cũng vừa nói là
ông đã có ý kiến của tôi, không biết là ý kiến ở chỗ nào, đúng không ạ (?). Thực
ra thì nếu mà ý kiến đấy có chữ ký của tôi thì chắc là ý kiến chính thức vì
cũng có người đã hỏi tôi và tôi đã trả lời. Thế cho nên nếu mà ông có văn bản
thì tôi nghĩ cũng không cần phải trả lời. Ông có thể trích nguyên văn bản mà
ông đã có trong tay.
Còn nếu mà nói đơn giản thì tôi cũng như rất nhiều người nữa muốn đấu tranh chống lại tham nhũng, tiêu cực. Đơn giản thế thôi ông ạ!Trung tá Vũ Minh Trí
Trân Văn: Thưa ông, trong văn bản ghi ý kiến của ông, ông có cho biết rằng còn
rất nhiều tồn tại chưa được giải quyết và ông sẽ tiếp tục đấu tranh để làm rõ
những sai phạm đã xảy ra ở Tổng cục 2. Với cách tiếp nhận và giải quyết những
khiếu nại, tố cáo của ông và với những gì xảy ra với ông trong thời gian vừa
qua, vì sao mà ông quyết định vẫn phải tiếp tục đấu tranh?
Trung tá Vũ
Minh Trí: Khi định làm việc gì
thì người ta đều đặt ra mục đích cuối cùng. Tôi thì chưa đạt được mục đích cuối
cùng của tôi nên rõ ràng là tôi phải tiếp tục công việc.
Trân Văn: Thưa ông, mục đích cuối cùng của ông là gì?
Trung tá Vũ
Minh Trí: Như tôi đã phản ánh
trong rất nhiều văn bản, mục đích cuối cùng của tôi là giúp cho quân đội, cho Đảng,
cho Nhà nước, tránh khỏi hiểm họa tự diễn biến ông ạ!
Còn nếu mà nói
đơn giản thì tôi cũng như rất nhiều người nữa muốn đấu tranh chống lại tham
nhũng, tiêu cực. Đơn giản thế thôi ông ạ!
Trân Văn: Cám ơn ông.
Trung tá Vũ
Minh Trí: Tôi nghĩ thế này ông
ạ, tôi chỉ lưu ý ông một điều rằng, tất cả các văn bản của tôi thì các ông nên
xác định rõ là có đúng của tôi không thì hẵng trích. Chứ sợ rằng trích một văn
bản mà giả mạo hay không chính xác thì ảnh hưởng đến uy tín của chính người
trích. Bởi vì thực ra tôi cũng có trả lời một vài vị có tính chất là rất gia
đình. Nếu mà nó bị lạc ra ngoài thì cũng hơi khó đấy!
Thế nên tôi nghĩ
rằng là ông nên xác minh lại cho nó chính xác. Thế thôi ông ạ!
Trân Văn: Dạ vâng. Cám ơn ông đã lưu ý.
Trung tá Vũ
Minh Trí: Chào ông. Cám ơn
ông.
Trên Internet hiện
đang có một văn bản ghi bốn ý kiến mà Trung tá Vũ Minh Trí phát biểu sau khi nhận
các quyết định kỷ luật. Trong đó, có ý kiến cho rằng, đến nay, các lãnh đạo cao
cấp của Đảng, Nhà nước chưa có kết luận về thư Trung tá Trí đã gửi, nên
ông xem mọi kết luận, quyết định đối với ông của Thưởng vụ Đảng ủy quân sự
Trung ương và Bộ quốc phòng, Thường vụ Đảng ủy Tổng cục 2, Tổng cục trưởng Tổng
cục 2 đều là vô giá trị và bất hợp pháp. Trung tá Vũ Minh Trí hy vọng những quyết
định vô giá trị và bất hợp pháp ấy sẽ sớm bị bác bỏ.
Liệu những sai phạm
đã và đang xảy ra tại Tổng cục 2 sẽ được Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN xem
xét trong kỳ đại hội sắp tới, như mong ước của nhiều cán bộ, đảng viên, trong
đó có không ít người đã qua đời? Chưa ai có thể trả lời câu hỏi này song với lối
xử lý như vừa qua, câu chuyện về Tổng cục 2 chắc chắn chưa thể kết thúc.
Tổng Cục 2, cơ quan tình báo gây nhiều quan ngại (phần 1)
Trân Văn, phóng viên RFA
2009-08-12
2009-08-12
Scandal “Tổng cục 2”
Đã và đang có những dấu hiệu cho thấy “Tổng cục 2” không còn đơn thuần là một scandal về những thủ đoạn tàn độc mà một số cá nhân, phe nhóm trong Đảng CSVN sử dụng để triệt hạ đối thủ của mình, nhằm thâu tóm quyền lực.Các tình tiết trước, trong và sau scandal “Tổng cục 2” chỉ ra một nguy cơ khác, đáng ngại hơn đối với vận mệnh quốc gia.
Tiền thân của cơ quan tình báo quân đội Việt Nam hiện nay là Phòng Tình báo Quân ủy hội, thành lập vào tháng 10 năm 1945, do ông Hoàng Minh Đạo phụ trách. Sau một sắc lệnh được ban hành vào tháng 3 năm 1946 về tổ chức Bộ Quốc Phòng, tháng 3 năm 1947, Phòng Tình báo Quân ủy hội được chuyển thành Cục Tình báo, còn được gọi là Cục Quân báo hoặc gọi tắt là Cục 2.
Trong 48 năm sau đó, Cục 2 vẫn chỉ là một cơ quan trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Thế rồi đến năm 1995, Cục 2 được nâng lên thành Tổng cục 2, với tên gọi chính thức là Tổng cục Tình báo Quốc phòng và từ vị trí phụ thuộc, Tổng cục 2 được chuyển thành cơ quan ngang hàng với Bộ Tổng Tham mưu.
Vai trò của Tổng cục 2, được ông Nông Đức Mạnh, khi ấy đang là Chủ tịch Quốc hội, hợp pháp hoá bằng Pháp lệnh Tình báo ban hành vào tháng 12 năm 1996. Sau đó, pháp lệnh vừa kể được ông Võ Văn Kiệt chi tiết hoá, bằng Nghị định 96, ban hành vào tháng 9 năm 1997.
Pháp lệnh Tình báo đã đưa Tổng cục 2 thoát ra khỏi sự kiểm soát của Bộ Quốc Phòng khi xác định: “Lực lượng tình báo Việt Nam là một trong những lực lượng trọng yếu, tin cậy của Đảng và nhà nước, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ (gọi tắt là lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước)”.
Và Nghị định 96 đã phá vỡ mọi giới hạn về vai trò và hoạt động của Tổng cục 2, khi nhấn mạnh: “Đối tượng và mục tiêu của lực lượng tình báo thuộc Bộ quốc phòng là những nơi có tin tức, tài liệu liên quan đến nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
Trong đó đặc biệt chú ý đến các quốc gia, tổ chức và các cá nhân ở trong nước và ngoài nước có âm mưu hoạt động, đe doạ chống lại Đảng CSVN, Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam”
Cũng vì thế, Tổng cục 2 trở thành một cơ quan, liên tục bị các công thần như: ông Phạm Văn Xô – một trong những lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, cựu Phó Ban Tổ chức Trung ương hoặc những cán bộ, sĩ quan cao cấp của Đảng CSVN, chính quyền Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam như:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp – cựu Bộ trưởng Quốc Phòng, người thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Đại tướng Chu Huy Mân - cựu Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, cựu Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Đại tướng Nguyễn Quyết - cựu Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, cựu Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh - cựu Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Thượng tướng Phùng Thế Tài - cựu Phó Tổng tham mưu trưởng. Thượng tướng Lê Ngọc Hiền - cựu Phó Tổng tham mưu trưởng. Thượng tướng Hoàng Minh Thảo – cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Quân sự. Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp – cựu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương. Trung tướng Đồng Văn Cống - cựu Phó Tổng thanh tra Quân đội.
Trung tướng Lê Tự Đồng - cựu Viện phó Học viện Quân sự cấp cao. Trung tướng Phạm Hồng Sơn - cựu Viện phó Học viện Quân sự cấp cao. Trung tướng Nguyễn Hoà – cựu Trưởng Đoàn Chuyên gia Quân sự tại Lào.
Thiếu tướng Nguyễn Tài - cựu Thứ trưởng Bộ Công an. Ông Nguyễn Văn Thi - cựu Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Tư lệnh Miền... cùng với rất đông cán bộ lão thành cách mạng, sĩ quan cấp tá, đòi phải kiểm tra toàn diện, xử lý triệt để.
Siêu quyền lực
Tổng cục 2 đã hoạt động ra sao và đã làm những gì khiến các công thần, những trụ cột của chế độ phẫn nộ đến như vậy?Trong nhiều thư được gửi liên tục cho Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, những nhân vật vừa kể đã nêu ra vai trò, ý đồ của một số người tham gia nâng Cục 2 thành Tổng cục 2 và biến Tổng cục 2 thành một cơ quan “siêu quyền lực”, khiến Tổng cục 2 trở thành hiểm họa.
Trong đó, có hai sai phạm bị xác định là “siêu nghiêm trọng” và được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần: Vụ Sáu Sứ và vụ T4.
Ông Bùi Tín - cựu Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, người theo dõi rất sát các diễn biến liên quan đến Tổng cục 2, tóm tắt về vụ Sáu Sứ:
“Vụ Sáu Sứ còn gọi là vụ Năm Châu, xảy ra từ Đại hội 7, năm 1991. Vụ đó do bàn tay của Tổng cục 2, bố trí cho một số Đảng viên lâu năm ở miền Nam là Năm Châu và Sáu Sứ ra Hà Nội, mục đích để giăng bẫy ông Võ Nguyên Giáp, rồi từ đó, kết luận là ông Võ Nguyên Giáp bè phái, tham quyền, có ý đồ tập trung một số tay chân của mình để lật đổ Bộ Chính trị và chính quyền hồi đó.
Thế nhưng tất cả những chuyện này là chuyện dựng đứng. Do đó mà ông Giáp yêu cầu phải làm rõ vụ Năm Châu và Sáu Sứ. Lúc ấy, họ cho rằng ông Giáp có ý định giành quyền Tổng bí thư và được ông Trần Văn Trà tiếp sức. Ông Trần Văn Trà định là giành chức Bộ trưởng Quốc phòng.
Thế nhưng tất cả những cái đó đều là sự bịa đặt của Lê Đức Anh, của Nguyễn Chí Vịnh, của Đỗ Mười,để làm hại ông Võ Nguyên Giáp. Đấy là tóm tắt vụ Sáu Sứ với Năm Châu. Cả ông Năm Châu, bà Sáu Sứ đều đã chết rồi.”
Vụ T4 cũng có tính chất tương tự, ông Bùi Tín kể tiếp:
“Vụ T4 là vụ Nguyễn Chí Vịnh, cầm đầu Tổng cục 2 bịa đặt rằng họ đã đặt được một gián điệp của Việt Nam vào cơ quan CIA vàđiệp viên đó có bí danh là T4. T4 thông báo danh sách những người đã cộng tác với CIA, đã tiếp xúc với CIA, đã làm tay sai cho CIA.
Danh sách đó dài lắm. Nó lên tới hơn 20 người. Trong đó có Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Trần Văn Trà rồi những người lúc bấy giờ đang còn tại chức như Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, bà Võ Thị Thắng,..
Mục đích của họ là gì? Mục đích của họ là bôi nhọ những người đó, rồi Tổng cục 2 cùng với Lê Đức Anh và Đỗ Mười được nước láng giềng lớn giúp đỡ làm một cuộc đảo chính, lật đổ hết và dựng lên một chính quyền mới, một Bộ Chính trị mới, một Ban Chấp hành Trung ương hoàn toàn mới và hoàn toàn là tay sai của Bắc Kinh.
Đó là mưu đồ của T4 và cũng đã bị ông Giáp tố cáo, yêu cầu phải giải quyết một cách triệt để.”
Theo nhiều tài liệu, Sáu Sứ và T4 chỉ là hai trong hàng loạt sai phạm đã xảy ra tại Tổng cục 2 và sự phẫn nộ trong hàng ngũ các công thần, những trụ cột của chế độ đã buộc Đảng CSVN phải tính đến việc xem xét toàn diện các sai phạm này vào năm 2005.
Kết qủa xem xét, xử lý ra sao? Chúng tôi sẽ tiếp tục tổng hợp và tường trình trong bài kế tiếp.
Cơ quan Tình báo quân đội VN và những dấu hiệu của một đại họa (Phần 2)
Trân Văn, phóng viên đài RFA
2009-08-13
2009-08-13
Buổi phát thanh này, Trân Văn trình bày tiếp những diễn biến sau đợt phản ứng đầu tiên, kéo dài trong hai năm 2004 và 2005.
Không chỉ dàn dựng vụ Sáu Sứ và T4 với những tình tiết như ông Bùi Tín đã kể trong bài trước, tại Tổng cục 2 còn xảy ra nhiều chuyện tày trời khác.
Phá hoại Đảng một cách có hệ thống
Sau lá thư đề ngày 3 tháng 1 năm 2004 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong đó ông yêu cầu, Hội nghị Trung ương 9, khoá 9 xử lý kiên quyết, dứt điểm, nghiêm minh một tổ chức mà ông nhận định là “siêu đảng, siêu chính phủ, phá hoại Đảng một cách có hệ thống”, ở lá thư viết ngày 17 tháng 6 năm 2004 – một trong những tài liệu được nhận định là quan trọng nhất đối với vụ Tổng cục 2 - Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, một trong những người được Bộ Chính trị phân công theo dõi việc bảo vệ chính trị nội bộ, cho biết: Các vấn đề của Tổng cục 2 còn nhiều như tổ chức thu thập tài liệu và theo dõi cán bộ cao cấp, tổ chức cơ sở làm tài liệu giả, vu cáo nhiều đồng chí là đã làm tay sai cho địch. Người của Tổng cục 2 đã bán kế hoạch phòng thủ bầu trời cho nước ngoài. Người của Tổng cục 2 làm parabol để thu tiền bất hợp pháp, gian lận thuế giá trị gia tăng. Người của Tổng cục 2 còn đưa tài liệu lên mạng Internet nói xấu cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, Tổng cục 2 đã sử dụng một số người phức tạp, cài cắm người vào các cơ quan Đảng, Nhà nước để lấy tin, tung tin, bịa đặt, lừa dối Đảng… Cán bộ tình báo quân sự còn cấp giấy chứng minh quân báo cho tay chân Năm Cam hoạt động và liên hệ chặt chẽ với tay chân Năm Cam...Khó mà tưởng tượng được những hành động phạm pháp nghiêm trọng ấy lại diễn ra trong một cơ quan làm nhiệm vụ tình báo quân sự cấp chiến lược. Cơ quan tình báo mà bịa ra cơ sở đặc tình “ma” để lừa dối, vu khống chính trị cán bộ cao cấp từ Tổng bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng, Đại tướng, Thượng tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng… là phạm tội ngang với tội phản bội Tổ Quốc, phản bội Đảng.
Cũng theo tướng Nguyễn Nam Khánh: Những bản tin mà Tổng cục 2 đưa ra là nhằm vu khống chính trị, lừa dối, chia rẽ nội bộ Đảng, phá hoại Đảng, Nhà nước và quân đội, gây sự phân tâm, lũng đoạn tinh thần cán bộ đảng viên và nhân dân, vi phạm nghiêm trọng pháp luật, nguyên tắc kỷ luật đảng, tạo ra oan trái và đau khổ cho nhiều đồng chí. Với những bản tin mà tôi không thể trích dẫn hết, đã buộc cấp lãnh đạo cao nhất điều tra, thẩm tra, ít nhất là 10 vụ gây ra rất nhiều phức tạp.
Tướng Nguyễn Nam Khánh nhận định: Đó là hành động phá hoại đảng, phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa, phá hoại Tổ Quốc. Đó không phải là chuyện riêng nội bộ Tổng cục 2, nội bộ Bộ quốc phòng. Đó là vấn đề của toàn Đảng, của pháp luật, của chế độ xã hội chủ nghĩa, liên quan đến an ninh của Tổ Quốc, đến đại đoàn kết dân tộc. Đó chính là nguy cơ làm mất sự ổn định chính trị, đã gây hậu quả nghiêm trọng... Nếu không kiên quyết xử lý thì sẽ dẫn đến mất ổn định chính trị ngày càng tăng, như một ung nhọt làm tan rã Đảng và chế độ.
“Thất trảm sớ”
Những ý kiến như thế của tướng Nguyễn Nam Khánh, của ông Phạm Văn Xô, một trong những lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi của hàng chục vị tướng và nhiều cán bộ lão thành cách mạng, nhiều sĩ quan cấp tá đã được tiếp nhận thế nào? Việc xem xét, xử lý các sai phạm ra sao?Ông Bùi Tín kể: Lá thư của ông Giáp được rất nhiều vị tướng, từ ông Chu Huy Mân đến một số vị thiếu tướng, đặc biệt ông Nguyễn Nam Khánh hết sức ủng hộ. Do đó trước Đại hội 10, năm 2005, Ông Nông Đức Mạnh bị buộc phải tổ chức ra một ban, gọi là Ban Kiểm tra liên ngành đặc biệt, gồm đại diện của: Toà án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Tối cao, Bộ Tư pháp, Ban Bảo vệ Trung ương, Cục Bảo vệ Quân đội, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính,... lên đến hơn 20 người. Ban Kiểm tra liên ngành đã làm việc và đã có một báo cáo- mà tôi được biết là dày đến 70 trang – hoàn thành trước Đại hội 10.
Trước khi Đại hội 10 họp thì ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh cùng với Bộ Chính trị lúc đó có một sáng kiến là ỉm báo cáo này đi. Họ cho là báo cáo này nguy hiểm quá. Nếu trong Đảng và nhân dân được biết thì có thể tạo ra sự đảo lộn rất lớn về chính trị. Ông ấy viện cớ là nếu phổ biến, trung ương mà biết, đại hội mà biết thì gia đình, bạn bè họ đều biết thì khó có thể giữ được bí mật. Cho nên ông Nông Đức Mạnh mới thuyết phục Bộ Chính trị, thuyết phục Ban Chấp hành Trung ương trước Đại hội 10 là không phổ biến báo cáo tuyệt mật đó.
Ông ấy yêu cầu là do sự ổn định của chế độ, ổn định của Đảng, coi như Bộ Chính trị khoá trước đã xem và coi như đã giải quyết xong xuôi. Hủy báo cáo này đi, coi như báo cáo này không có.
Vì sao những người có trách nhiệm xem xét, giải quyết các sai phạm xảy ra ở Tổng cục 2 đã quyết định như vậy mà câu chuyện về cơ quan này vẫn chưa kết thúc? Ông Bùi Tín giải thích: Vấn đề này không thể ỉm hoàn toàn được, bởi vì nó dai dẳng, bởi vì ngay trong Tổng cục 2 đã có những sĩ quan dũng cảm, có những sĩ quan trung thành với sự thật, trung thành với nhân dân, thấy những việc làm bậy quá nên tiếp tục tố cáo. Trong đó có hai ông là ông Vũ Minh Ngọc và ông Vũ Minh Trí. Ngay từ năm 2005, ông Vũ Minh Ngọc đã có một lá thư gọi là “Thất trảm sớ”, nêu lên 7 tên rất nguy hiểm, cần phải gạt bỏ mới có thể cứu được Đảng, cứu được chế độ. Sau đó, ông Vũ Minh Ngọc viết thư thứ hai và cũng gửi cho cả tướng Giáp. Tướng Giáp rất ủng hộ ý kiến: Phải giải quyết triệt để vụ án siêu nghiêm trọng của Tổng cục 2. Năm nay, thư của ông Vũ Minh Trí hâm lại vụ này và tướng Giáp lại lên tiếng ủng hộ một lần nữa.
Người gửi “Thất trảm sớ” – Trung tá Vũ Minh Ngọc hiện nay thế nào? Tâm trạng cũng như suy nghĩ của một số cán bộ lão thành cách mạng sau khi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương khoá 9 quyết định ém nhẹm vụ Tổng cục 2 ra sao? Đó sẽ là nội dung bài thứ ba. Mời qúy vị đón nghe.
Tổng cục 2 và những dấu hiệu của một đại họa (phần 3)
Trân Văn, phóng viên đài RFA
2009-08-14
2009-08-14
Ở bài này, Trân Văn phỏng vấn một số nhân vật có liên quan hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến việc tố cáo các sai phạm tại Tổng cục 2.
Chờ đợi cho đến chết
Đến nay, hầu hết những người từng lên tiếng yêu cầu xem xét, xử lý các sai phạm ở Tổng cục 2, trong giai đoạn từ cuối thập niên 1990, đầu thập niên 2000 đến năm 2005 như: ông Phạm Văn Xô, Đại tướng Chu Huy Mân, Thượng tướng Lê Ngọc Hiền, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, Trung tướng Đồng Văn Cống, Trung tướng Nguyễn Hoà,... đều đã qua đời, phần lớn những người còn lại thì già yếu, bệnh tật.Chúng tôi đã thử gọi điện thoại, phỏng vấn một số người để xin thêm ý kiến của họ về vụ Tổng cục 2, cũng như suy nghĩ, thái độ của họ về cách xử lý vụ này của lãnh đạo Đảng CSVN.
Cuộc phỏng vấn đầu tiên được thực hiện với cựu Trung tá Vũ Minh Ngọc – nhân vật đã từng gửi “Thất trảm sớ”. Người nhấc điện thoại là vợ cựu Trung tá Vũ Minh Ngọc, bà cho biết: Bây giờ ông cháu đang bị bệnh cho nên trí nhớ không tốt lắm nhưng mà thôi cũng để ông cháu gặp cho nó khuây khỏa... Có người gọi có phải bác Ngọc không và muốn hỏi chuyện... Đây ông nghe...
Tuy đang trong tình trạng bán thân bất toại kèm nhiều chứng bệnh khác, sức khoẻ rất kém, song khi nghe đề cập đến Tổng cục 2, cựu Trung tá Vũ Minh Ngọc, 82 tuổi vẫn cố gắng xác nhận với chúng tôi qua một cuộc trao đổi ngắn:
Trân Văn: Sau khi bác gửi thư, đến nay có hồi báo gì không ạ?
Trung tá Vũ Minh Ngọc: Chưa có hồi âm gì ạ.
Trân Văn: Từ khi bác gửi thư, các cơ quan chức năng có cử người đến hỏi thăm thêm về những nội dung trong thư không?
Trung tá Vũ Minh Ngọc: Không ạ!
Trân Văn: Hiện nay, vụ Tổng cục 2 cũng vẫn cứ còn như cũ phải không ạ?
Trung tá Vũ Minh Ngọc: Vâng!
Cuộc phỏng vấn thứ hai, theo dự tính sẽ thực hiện với ông Nguyễn Văn Thi, vẫn được gọi là Năm Thi, Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Tư lệnh Miền giai đoạn trước tháng 4 năm 1975, có 69 tuổi Đảng, người mà từ năm 1986 đã gửi sáu lá thư yêu cầu lãnh đạo Đảng CSVN giải quyết hàng loạt vấn nạn trong Đảng, trong đó có vụ Tổng cục 2.
Đến tháng 2 năm 2006, ông Nguyễn Văn Thi tiếp tục gửi lá thư thứ 7, trực tiếp phê bình Tổng Bí thư, các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khoá 9 vì đã hành xử không dân chủ với ông cũng như những đảng viên khác đã từng gửi các thư tương tự.
Tuy nhiên chúng tôi không thể trò chuyện với ông. Vợ ông giải thích: Nhà tôi bịnh nặng lắm, đang nằm nhà thương anh ạ! Đúng ra là ổng không còn tỉnh. Anh hỏi... nó, nó quá muộn rồi. Vấn đề đó anh đừng hỏi nữa vì những vấn đề có liên quan đến ông Cống, ông Xô này kia nọ...
Nói chung là người ta đã làm đền thờ ông Đồng Văn Cống này kia nọ rồi... Nói chung, tôi chỉ mong rằng đừng có ai nói thêm về những việc như thế và cũng hổng muốn nghe, cũng hổng được rảnh tâm lắm.
Dù Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 9, đã từng xác định đóng lại vụ Tổng cục 2 song trong lá thư thứ 7, ghi ngày 3 tháng 2 năm 2006, gửi Hội nghị Trung ương lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 9, ông Nguyễn Văn Thi vẫn tiếp tục khẳng định:
Trách nhiệm đó trước hết thuộc về người đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, đến Bộ Chính trị mà tôi và nhiều Đảng viên trong cả nước cho rằng, Trung ương Đảng khoá 9 đã tiếp tục duy trì ảnh hưởng của hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh vì nể nang hoặc cố tình để bảo vệ chức danh do nhờ hai ông này mà có được.
Không đưa ra giải quyết các vụ án này là che giấu khuyết điểm của Trung ương 9 đã tiếp tục kéo dài từ khoá 4 đến nay để bảo vệ quyền lợi cá nhân của một số người, bất chấp uy tín của toàn Đảng và tiếp tục không muốn đổi mới để cải cách hệ thống chính trị và quản lý Nhà nước, không muốn thay đổi nhân sự lãnh đạo Trung ương Đảng bằng những người trong sạch, có đức, có tài, có uy tín trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.
Hậu quả sẽ là Đảng viên chân chính cả nước sẽ tiếp tục đấu tranh để chỉ rõ trách nhiệm thuộc về Ban Chấp hành khoá 9 mà người đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư.
Vẫn đòi làm rõ
Thực tế cho thấy, điều ông Nguyễn Văn Thi khẳng định hoàn toàn chính xác. Ngày 16 tháng 12 năm 2008, Trung tá Vũ Minh Trí, đang làm việc tại Tổng cục 2 đã gửi một lá thư dài 13.000 chữ, khẳng định, Tổng cục 2 hiện làm cho “quân đội ta, Đảng ta, Nhà nước ta đang gặp phải hiểm họa vô cùng to lớn ngay từ bên trong, ngay ở bên trên”, cơ quan này hiện “khủng hoảng trầm trọng và toàn diện về lý luận, tư duy nghiệp vụ, phương châm, phương pháp, thủ đoạn, nề nếp, chế độ công tác, tổ chức lực lượng…”.Theo Trung tá Trí, ngoài ông Nguyễn Chí Vịnh, trung tướng, Tổng cục trưởng, từng bị Đại học Kỹ thuật Quân sự đuổi học khi còn là sinh viên sĩ quan vì hạnh kiểm kém, Tổng cục 2 đang là nơi dung dưỡng nhiều người thiếu kinh nghiệm, kiến thức, tư cách, thậm chí có tiền án, ham danh, hám lợi, song vẫn thăng tiến rất nhanh cả về cấp bậc lẫn chức vụ bởi là thân nhân, thân hữu, hoặc là thủ túc của ông Nguyễn Chí Vịnh.
Trong thư, Trung tá Trí viết: Chúng làm điệp báo nhưng không tổ chức xây dựng điệp viên, tình báo viên mà nghĩ ra khái niệm “cán bộ mật”, “cán bộ diện B” để đưa từ bên ngoài quân đội vào tổ chức điệp báo hàng ngàn người mà nếu xét theo nguyên tắc, yêu cầu của điệp báo chiến lược thì hoàn toàn không có khả năng điệp báo (đặc biệt là về mặt quân sự). Phần lớn số này là người thân quen của chúng.
Với các “cộng tác viên mật” cũng có tình trạng tương tự. Điều kỳ lạ là trong số “cán bộ mật”, “cộng tác viên mật” đó, có rất nhiều người đang làm việc trong các cơ quan quân – dân – chính – đảng của ta, một số người còn là cán bộ cấp cục –vụ – viện trở lên. Trên khắp thế giới, từ xưa tới nay, chỉ có chúng làm điệp báo chiến lược mà không xây dựng điệp viên, tình báo viên.
Chúng dùng tổ chức và hoạt động điệp báo làm bình phong, dùng kế hoạch điệp báo làm công cụ chủ yếu để bòn rút công quỹ. Có thể khẳng định trong 10 năm trở lại đây, tất cả các kế hoạch điệp báo có mức kinh phí đáng kể của Tổng cục 2 đều ít nhiều mắc sai phạm về mặt kinh tế, tài chính.
Nếu thanh tra, kiểm tra, kiểm toán một cách chặt chẽ, chắc chắn sẽ phát hiện ra nhiều vụ tham nhũng lớn, nhiều tên tham nhũng lớn.
Thư của Trung tá Vũ Minh Trí còn nhiều nội dung đáng chú ý khác và người “hâm” lại vụ Tổng cục 2 – Trung tá Vũ Minh Trí nói gì với Đài Á Châu Tự Do? Mời quý vị xem bài 4.
Cơ quan Tình báo Quân đội Việt Nam và những dấu hiệu của một đại họa (phần 4)
Trân Văn, phóng viên đài RFA
2009-08-15
2009-08-15
Bây
giờ, mời quý vị tiếp tục nghe Trân Văn giới thiệu các nội dung đáng quan tâm
trong thư của Trung tá Vũ Minh Trí và cuộc trao đổi ngắn giữa Trân Văn và trung
tá này...
Hồi đầu tháng này, các diễn
đàn điện tử công bố hai lá thư do Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết cách nay hai
tháng. Trong cả hai thư, tướng Võ Nguyên Giáp cùng cho biết lý do viết thư là
vì đã nhận và đọc thư của Trung tá Vũ Minh Trí.
Lề lối lãnh đạo
Ở thư đầu, ghi ngày 8
tháng 6, gửi cho hai cựu Tổng Bí thư là ông Đỗ Mười và ông Lê Khả Phiêu, tướng
Giáp cho rằng: “Các anh phải thống nhất độ quan trọng của vấn đề và góp phần
cùng Bộ Chính trị và Trung ương giải quyết bằng được”.
Tình hình đang cực kỳ nguy hiểm đối với Quân đội, đối với Đảng.Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Sang thư sau, ghi ngày 10
tháng 6, gửi các thành viên trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư, tướng Giáp thẳng
thắn nêu thắc mắc về lối mà lãnh đạo Đảng và chính phủ hiện nay sử dụng ông
Nguyễn Chí Vịnh, sau hàng loạt sai phạm được xem là “siêu nghiêm trọng”: “Đồng
chí Nông Ðức Mạnh nói với tôi là (NV: ông Nguyễn Chí Vịnh) không thể lên
trung tướng và chưa biết đưa đi đâu để rèn luyện nhưng thực tế lại không làm
như vậy mà tiếp tục thăng quân hàm và giao trọng trách Tổng cục trưởng, hiện
nay vừa đề bạt là Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng làm cho ai cũng ngạc nhiên, lo lắng
và nếu không làm rõ thì chắc sẽ còn lên nữa”.
Lũng đoạn, phá hoại
Trong
bài trước chúng tôi đã giới thiệu một phần nội dung thư tố cáo của Trung tá Vũ
Minh Trí, đó là việc ông Nguyễn Chí Vịnh thu nạp thân nhân, thân hữu, tập hợp
thủ túc để lũng đoạn Tổng cục 2 và bòn rút công quỹ. Tuy nhiên ông Nguyễn Chí Vịnh
và các “chiến hữu” của ông ta còn làm những gì để sau khi đọc thư của Trung tá Trí, tướng Giáp phải
lên tiếng cảnh báo: “Tình hình đang cực kỳ
nguy hiểm đối với Quân đội, đối với Đảng”?
Trong
thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008, Trung tá Vũ Minh Trí kể rằng, ông Nguyễn Chí
Vịnh và “phe lũ” đã “lừa dối cấp trên”, gửi nhiều “tin tình báo” không khẳng định được độ xác thực của
nội dung thông tin, chiếm tỷ lệ lớn nhất và gây tác hại nhiều nhất là “tin về nội bộ”, gây nên sự nghi kỵ,
rối ren. Rất nhiều thông tin là do thêm thắt, ngụy tạo nhằm vu cáo, bôi nhọ, lật
đổ.”
Cũng theo
Trung tá Trí, Tổng cục 2 đã thu thập, tạo dựng thông tin về hàng ngàn cán bộ quân – dân –
chính đảng, trong đó có hàng trăm người từ cấp ủy viên trung ương trở lên, không ít người đang là viên chức cao cấp
của Đảng như ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, của chính
phủ như hai phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Hoàng Trung Hải, một số bộ trưởng, thứ
trưởng, kể cả hai thứ trưởng Bộ Công an là các ông Nguyễn Văn Hưởng, ông Nguyễn
Khánh Toàn. Rồi bí thư các tỉnh, các thành phố lớn như ông Lê Thanh Hải
(TP.HCM), ông Nguyễn Bá Thanh (thành phố Đà Nẵng)...
Dù Tổng cục
2 đã tạo ra vô số rắc rối trong quá khứ vì theo dõi, thu thập rồi ngụy tạo
thông tin, thế nhưng tình trạng này vẫn tái diễn, Trung tá Trí tiết lộ: “Gần đây Nguyễn
Chí Vịnh
giao cho một cơ quan trực thuộc Tổng cục trưởng Tổng cục 2 nhiệm vụ tổ chức thu thập thông tin, lập hồ sơ về nhiều
cán bộ cấp cao ngoài Tổng cục 2 trong khi Tổng cục 2 không hề có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ an
ninh, bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra, kiểm tra Đảng đối với các tổ chức, cá
nhân bên ngoài Tổng cục 2”.
Chính Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ mới phá hoại Tổng cục 2 toàn diện nhất, triệt để nhất.Trung tá Vũ Minh Trí
Cũng vì vậy,
Trung tá Trí nhận định: Chính Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ mới
phá hoại Tổng cục 2 toàn diện nhất,
triệt để nhất. Trước sự phá hoại ghê gớm của chúng, trước thực trạng bi đát của
Tổng cục 2 hiện nay,
có người nêu câu hỏi: Phải chăng chúng là “điệp viên ảnh hưởng” của các thế lực
thù địch? Đánh giá như vậy về Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ có quá mức không?... Hoàn toàn không nếu
đã đọc hàng loạt tin tức, tài liệu mà trong đó Tổng cục 2 nhận định: Nguyễn Mạnh Cầm, Phan Diễn,
Trần Bạch Đằng,
Võ Nguyên Giáp,
Nguyễn Nam Khánh,
Trương Tấn Sang, Võ
Viết Thanh,
Phan Văn Trang,
Nguyễn Ngọc Trừu,... là có yếu tố địch.
Hoàn toàn không nếu đánh giá thực trạng Tổng cục 2 hiện nay một cách
khách quan, chặt chẽ theo đúng yêu cầu của việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
Thư của Trung tá Vũ Minh
Trí còn cung cấp nhiều chi tiết khác được xem là hết sức nhạy cảm như sự hỗ trợ
đặc biệt mà các ông Lê Đức Anh – cựu Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương, Nông Đức
Mạnh – Tổng Bí thư đương nhiệm, Phạm Văn Trà – cựu Bộ trưởng Quốc Phòng, Nguyễn
Huy Hiệu – hiện là Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Lê Văn Dũng – hiện là Chủ nhiệm Tổng
cục Chính trị,... dành riêng cho ông Nguyễn Chí Vịnh. Cũng vì vậy, trong thư
ghi ngày 10 tháng 6, tướng Giáp yêu cầu Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung
ương “cần chú ý bảo vệ người tố cáo”.
Trách nhiệm, dũng cảm
Chúng tôi đã thực hiện một
cuộc phỏng vấn ngắn với Trung tá Vũ Minh Trí, tác giả thư tố cáo ghi ngày 16 tháng
12 năm 2008:
Trân Văn: Thưa ông, tôi được đọc thư của ông về vụ Tổng cục 2
và sau đó là thư của tướng Giáp, tôi muốn hỏi thăm ông về lá thư. Thưa ông,
theo ông, với hiện tình của Tổng cục 2 như hiện nay, nó vi phạm những nguyên tắc
nào trong tổ chức Quân đội Nhân dân Việt Nam ạ?
Trung tá Vũ Minh Trí: Vâng! Thực ra tất cả những
thư của tôi, tôi không gửi đến những địa chỉ bên ngoài ông ạ! Cho nên là những
nội dung đấy, tôi cũng chỉ trao đổi với những cơ quan hay là những cá nhân có
thẩm quyền thôi! Đấy là một, thứ hai là những chuyện này cũng không tiện trao đổi
trên điện thoại, cho nên là rất cám ơn ông đã quan tâm nhưng mà xin ông cho kiếu
được không ạ?
Trân Văn: Dạ được ạ! Tôi hiểu! Chỉ xin hỏi thêm ông một vài
câu.
Trung tá Vũ Minh Trí: Dạ vâng, ông cứ hỏi ạ...
Trân Văn: Thưa ông, cho đến nay, ông có gặp khó khăn từ đồng đội
của mình không ạ? Nếu tôi không lầm thì có lẽ ông cũng làm việc trong Tổng cục
2?
Trung tá Vũ Minh Trí: Ông ạ! Nếu đã gọi là đồng
đội thì thật sự không gặp khó khăn gì. Nếu là đồng đội thì sẽ giúp đỡ mình
thôi. Nếu thật sự là đồng đội của tôi đều rất là ủng hộ tôi, đều rất là giúp đỡ
tôi, ông ạ!
Trân Văn: Dạ, trong thư của tướng Giáp, tướng Giáp có nhắc trực
tiếp đến ông và tướng Giáp cho rằng, việc mà ông đã làm là việc làm của một người
có trách nhiệm cao, dũng cảm. Tôi nghĩ có lẽ là nội tình hết sức phức tạp thì
tướng Giáp mới đưa ra nhận định như thế, thành ra tôi muốn hỏi thăm thêm những
diễn biến sau việc ông gửi lá thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008 đi...
Trung tá Vũ Minh Trí: Thực ra để làm đến nơi, đến
chốn việc nào, kể cả việc nhỏ cũng đều là phức tạp. Tôi cũng chưa được đọc thư
của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nếu quả thực đại tướng đánh giá như vậy thì tôi
thấy cũng hơi ngượng bởi vì mình cũng chưa được như vậy đâu ông ạ!
Vì sao Tổng
cục 2 có thể “lợi dụng tính chất hết sức chuyên biệt của tình báo để
mưu cầu lợi riêng, bất chính” như Trung tá Vũ Minh Trí nhận xét
trong hàng chục năm mà vẫn vô sự? Điều đó có lợi cho ai? Chúng tôi sẽ tổng hợp
và tường trình trong bài cuối. Mời quý vị đón nghe.
Cơ quan Tình báo quân đội Việt Nam và những dấu hiệu của một đại họa (phần 5)
Trân Văn, phóng viên đài RFA
2009-08-16
2009-08-16
Đáng
chú ý là sau hàng chục năm, những “sai phạm nghiêm trọng” đó vẫn không được xem
xét, xử lý thấu đáo nên tiếp tục làm nội bộ Đảng, nội bộ chính quyền, nội bộ
quân đội Việt Nam bị phân hóa trầm trọng. Cũng vì vậy, đã có khá nhiều người tự
hỏi, có những ai đã và đang đứng phía sau vụ này (?).
Trân
Văn tiếp tục tổng hợp và tường trình bài thứ năm của loạt bài này...
Ai đứng phía sau?
Tuy không
đưa ra câu trả lời cho câu hỏi, ai đã và đang đứng phía sau các “sai phạm
nghiêm trọng” xảy ra ở Tổng cục 2 nhưng Trung tá Vũ Minh Trí, người viết lá thư tố cáo ghi ngày 16 tháng
12 năm 2008 đã cung cấp một số chi tiết, giúp người đọc tự tìm câu trả lời. Đó
là: Thời gian qua, Tổng cục 2 bỏ qua tiêu chuẩn, thu hút, tiếp nhận con cháu rất nhiều
cán bộ cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước như: Lê Đức Anh, Lê Văn Dũng, Phùng Khắc Đăng, Nguyễn Huy Hiệu, Vũ Tuyên
Hoàng, Bùi Văn Huấn,
Nông Đức Mạnh, Phạm
Hồng Lợi,
Cao Tiến Phiếm,
Nguyễn Hồng Quân, Phạm Văn Trà, Đỗ Quang Trung... vào đào tạo ở Học viện
Khoa học Quân sự, làm việc
trong Tổng cục 2 (việc mà
thời trước hầu như không có).
Lê Đức Anh không phải là công nhân cao su như tự khai trong lý lịch mà là người giúp việc thân cận cho chủ đồn điền De Lalant, một sĩ quan phòng nhì của Pháp...Thư tố cáo ngày 3 tháng 2 năm 2005
Cũng theo
Trung tá Vũ Minh Trí: Không phải ngẫu nhiên mà trong Tổng cục 2 có nhiều ý kiến
cho rằng, những năm
qua, Nguyễn Chí Vịnh đã
“qua mặt”, đã “lừa” được hầu hết lãnh đạo cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà
nước, thậm chí “bỏ túi” được các vị Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh, Phạm Văn Trà, Lê Văn Dũng, Nguyễn Huy Hiệu, Phạm Văn Long,...
Vai trò Lê Đức Anh
Nếu lật lại
các tài liệu liên quan đến Tổng cục 2, có thể thấy trong hầu hết đơn, thư tố
cáo, yêu cầu giải quyết vụ Tổng cục 2, hầu hết công thần cũng như tướng lĩnh
cao cấp của chế độ đều cùng đề cập đến một người, giữ vai trò như cha đẻ Tổng cục
2, đồng thời là tổng đạo diễn các vụ việc được gọi là “siêu nghiêm trọng”. Đó
là ông Lê Đức Anh.
Ở lá thư viết
ngày 17 tháng 6 năm 2004, Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh kể: Trước Đại hội
7 (NV: Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Khóa 7 có nhiệm kỳ từ 1991 đến 1996), tâm trạng cán bộ,
cả phía Nam và phía Bắc có nhiều lo lắng, băn khoăn về nhân sự cấp cao của Đảng,
nhiều cán bộ không vừa lòng một số đồng chí trong Bộ Chính trị Khóa 6. Nhiều ý
kiến muốn thay đổi một số Ủy viên Bộ Chính trị. Trong đó dư luận tập
trung không đồng tình đồng chí Lê Đức Anh... và trong thực tế, vụ Năm Châu - Sáu Sứ bùng lên ở thời điểm nhạy
cảm đó, đã giúp ông Lê Đức Anh tiếp tục đảm nhiệm cương vị Ủy viên Bộ Chính trị.
Tướng Nguyễn
Nam Khánh kể tiếp: Trong khóa 7, đồng chí Lê Đức Anh được bầu vào Bộ Chính
trị và sau đó được bầu làm Chủ tịch nước, phụ trách cả an ninh, quốc phòng và đối ngoại... Được sự chỉ đạo của
đồng chí Lê Đức Anh, Pháp lệnh tình báo và Nghị định 96/CP đã
được soạn thảo và chuyển qua Quốc hội và Chính phủ... Lợi dụng Nghị định 96/CP, Tổng cục 2 đã
có sự lộng quyền nghiêm trọng, sự thao túng nghiêm trọng, phá hoại dân chủ và
phá hoại đoàn kết nội bộ, gây
chia rẽ và bè phái rất nghiêm trọng trong Đảng. Tổng cục 2 muốn vu khống ai thì
vu khống, muốn trừng trị ai thì bày chuyện trừng trị, muốn gài người vào cơ
quan nào thì gài, tổ chức kinh doanh tràn lan, lạm dụng các hoạt động gọi là “tình báo” để tiêu tiền, thậm
chí tạo ra “cơ sở đặc
tình” không có
thật để tiêu tiền.
Man trá lý lịch
Tiểu sử cá
nhân của ông Lê Đức Anh do Đảng và chính quyền Việt Nam công bố, cho biết, ông
Lê Đức Anh là Ủy viên Bộ Chính trị trong bốn khóa liên tục, từ khóa 5 đến khóa
8, kéo dài từ 1982 đến 2001. Ông Lê Đức Anh từng là Tổng Tham mưu trưởng, Bộ
trưởng Quốc Phòng, Chủ tịch Nhà nước. Năm 2008, ông được tặng huy hiêu “70 năm
tuổi Đảng”.
Theo chúng tôi thì những vụ việc nghiêm trọng, xảy ra trong hơn hai chục năm qua,... đều có bàn tay của nhân vật từng hoạt động cách mạng và kháng chiến ở Nam Bộ mà chúng tôi đều biết rõ. Đó là nguyên cai đồn điền cao su, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Cố vấn Lê Đức Anh.Thư tố cáo ngày 3 tháng 2 năm 2005
Tuy nhiên
theo một thư tố cáo ghi ngày 3 tháng 2
năm 2005 của các ông Phạm
Văn Xô (Hai Xô - một trong những lãnh đạo
đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, cựu Phó Ban Tổ chức Trung ương), ông Đồng
Văn Cống (Bảy Cống - cựu Phó Tổng thanh tra Quân đội), ông Nguyễn Văn Thi (Năm
Thi - cựu Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Tư lệnh Miền) – những người từng là cấp trên của
ông Lê Đức Anh thì ông Lê Đức Anh đã man khai cả lý lịch cá nhân, lẫn man khai
tư cách Đảng viên: Lê Đức Anh không phải là công nhân cao su như tự khai trong lý lịch mà là
người giúp việc thân cận cho chủ đồn điền De Lalant, một sĩ quan phòng nhì của
Pháp...
Cũng theo các ông này, ông Lê Đức Anh chưa bao giờ được kết nạp vào Đảng CSVN
và họ cũng như một số cán bộ cách mạng lão thành khác ở miền Nam, đã lên tiếng
tố cáo sự man trá này từ năm 1982.
Trong thư đã dẫn, các ông Phạm Văn Xô, Đồng Văn Cống, Nguyễn Văn Thi nhận định:
Theo chúng tôi thì những vụ việc nghiêm trọng, xảy ra trong hơn hai chục năm
qua, từ Vụ Xiêm Riệp (1983), Sáu Sứ (1991), vụ nâng Cục 2 lên thành Tổng cục 2
với quyền hạn siêu Đảng, siêu Nhà nước, được hợp pháp hóa bằng Pháp lệnh tình
báo của Quốc hội và Nghị định 96/CP, vụ T4 (1997-1999), đến vụ nói xấu, vu khống
nhằm lật đổ Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trước đại hội 9... đều có bàn tay của nhân
vật từng hoạt động cách mạng và kháng chiến ở Nam Bộ mà chúng tôi đều biết rõ.
Đó là nguyên cai đồn điền cao su, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Cố vấn Lê Đức
Anh.
Tại một tài liệu khác là thư của ông Nguyễn Đức Tâm - cựu Trưởng Ban Tổ chức
Trung ương Đảng, ghi ngày 3 tháng 1 năm 2001 – với tư cách là một trong những
người đã từng nhận các đơn thư tố cáo - ông Tâm phân trần: Về thư đồng chí Năm Thi tố cáo đồng
chí Lê Ðức Anh tôi đã trao đổi với anh Lê Ðức Thọ, anh Thọ có ý kiến đại thể
như sau: Ðây chỉ là vấn đề cần quan tâm nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận, sau
này sẽ tiếp tục điều tra (lúc này cũng đang rối lên về nhân sự chủ chốt của Ðại
hội 6). Sau Ðại hội 6, tôi cũng đặt ra vấn đề với anh Nguyễn Văn Linh nhưng anh
Linh không giao trách nhiệm để tổ chức điều tra (lý do có thể rất phức tạp, tôi
không dám viết ra đây, chỉ xin trực tiếp báo cáo với Bộ Chính trị hoặc Ủy Ban
Kiểm tra Trung ương.
Tên ông Lê Đức Anh không chỉ xuất hiện trong các thư, đơn tố cáo đòi xử lý
triệt để vụ Tổng cục 2. Việc đối chiếu những tài liệu khác có thể góp phần lý
giải câu hỏi, vì sao các sai phạm của Tổng cục 2, tuy kéo dài hơn một thập niên
nhưng không thể xử lý. Mời quý vị đón nghe bài cuối.
Cơ quan Tình báo quân đội Việt Nam và những dấu hiệu của một đại họa (phần 6)
Trân Văn, phóng viên đài RFA2009-08-18
Trong năm bài của loạt bài “Cơ quan Tình báo quân đội Việt Nam và những dấu hiệu của một đại họa”, quý vị đã nghe nhiều ý kiến của các công thần cũng như tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp trong Đảng CSVN, trong chính quyền và trong quân đội cùng cảnh báo rằng, Tổng cục 2 đang làm cho tình hình trở thành cực kỳ nguy hiểm đối với quân đội, đối với Đảng.
Sai phạm nghiêm trọng của Tổng cục 2
Phải chăng sự nguy hiểm chỉ đe dọa quân đội và Đảng? Mời quý vị nghe Trân Văn tường trình bài cuối cùng và chúng tôi mong nhận thêm ý kiến phản hồi từ quý thính giả sau loạt bài này…
Trong nhiều thư, đơn tố cáo, yêu cầu giải quyết những sai phạm nghiêm trọng tại Tổng cục 2 suốt từ thập niên 1990 đến nay, tên ông Lê Đức Anh được lập đi, lập lại khá nhiều lần.
Đáng chú ý là tên của ông Lê Đức Anh không chỉ xuất hiện trong những tài liệu liên quan đến Tổng cục 2.
Cũng vì vậy, việc đối chiếu một số tài liệu khác có thể góp phần lý giải câu hỏi, vì sao các sai phạm của Tổng cục 2, tuy kéo dài hơn một thập niên, gây bất bình sâu rộng nơi cán bộ, đảng viên cả trong, lẫn ngoài quân đội nhưng vẫn không thể xử lý đến nơi, đến chốn.
Ở hồi ký “Hồi ức và suy nghĩ” của ông Trần Quang Cơ, cựu Thứ trưởng Ngoại giao, ông Trần Quang Cơ đã từng kể như thế này về ông Lê Đức Anh, trong phần tường thuật về “Đại hội 7 và cái giá phải trả cho việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc”:
Sau Ðại hội 7, mọi vấn đề quan trọng về đối ngoại của Nhà nước đều do Hồng Hà, Bí thư Trung ương, phụ trách đối ngoại, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê Ðức Anh và tất nhiên được sự tán thưởng của Tổng Bí thu Ðỗ Mười, quyết định. Những phần công việc vốn do Bộ Ngoại giao đảm nhiệm nay đều do Hồng Hà và Ban Ðối ngoại chủ trì. Một thí dụ điển hình về việc vì ý đồ cá nhân họ sẵn sàng bỏ qua danh dự và quốc thể:
Ngày 5 tháng 8 năm 1991, tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng, Hồng Hà tuyên bố: “Từ nay trong quan hệ với Trung Quốc các ngành cứ tập trung ở chỗ anh Trương Ðức Duy (Ðại sứ Trung Quốc), không cần qua sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh”. Lê Ðức Anh cho biết khi ở Trung Quốc, Phó ban Ðối ngoại Trung Quốc Chu Lương có đề nghị: “Vì lý do kỹ thuật, quan hệ giữa hai Ðảng xin làm qua Trương Ðức Duy”.
Hoặc thế này: Ðể dọn đường cho cuộc gặp cấp thứ trưởng ở Bắc Kinh tháng 8 năm 1991, tối 31 tháng 7 Hồng Hà đảm bảo với Từ Ðôn Tín: “Ðồng chí Lê Ðức Anh và tôi sẽ làm việc trực tiếp với thứ trưởng Nguyễn Dy Niên (người được chỉ định đi đàm phán với Trung Quốc chỉ vì chưa có “tiền sự” với Trung Quốc) trước khi đồng chí ấy đi Trung Quốc. Chúng tôi phải báo cáo với Bộ Chính trị để có ý kiến chỉ đạo không những về nội dung mà cả về tinh thần và thái độ làm việc.
Tinh thần của chúng tôi là phấn đấu làm cho cuộc gặp thành công”. Sau khi đã cam kết từ nay không nói đến vấn đề diệt chủng nữa, Hồng Hà hỏi Từ: “Tôi muốn hỏi đồng chí ngoài vấn đề diệt chủng, còn hai vấn đề gai góc là vấn đề quân đội các bên Campuchia và vai trò Liên Hiệp Quốc thì phương hướng giải quyết nên thế nào, để chúng tôi có thể góp phần làm cho cuộc gặp thứ trưởng Việt – Trung ở Bắc Kinh sắp tới đạt kết quả tốt”.
Một thái độ ươn hèn, yếu đuối
Ông Trần Quang Cơ than: Xin ý kiến đối phương và hướng giải quyết vấn đề để đàm phán trước khi đàm phán, thật là chuyện có một không hai trong lịch sử đối ngoại!…
Trở lại với nội dung chính của loạt bài này, liệu lần này, vụ Tổng cục 2 và những “sai phạm nghiêm trọng” ở cơ quan này sẽ được giải quyết dứt điểm? Ông Bùi Tín nhận định: Tất cả mọi vấn đề quy chiếu vào mối quan hệ với Trung Quốc, trong đó nổi bật là thái độ yếu đuối, có thể nói là ươn hèn và phụ thuộc.
Ngay từ năm 1991, ông Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng là Ủy viên Bộ Chính trị đã phải kêu lên là chúng ta lại bước vào thời kỳ Bắc thuộc mới. Chính do những nhận định như thế của Nguyễn Cơ Thạch mà Bắc Kinh yêu cầu Bộ Chính trị phải gạt ngay ông Nguyễn Cơ Thạch ra. Đúng là sau đó, Nguyễn Cơ Thạch bị mất chức.
Tôi nghĩ đấy là một biểu hiện rất rõ, từ vấn đề bauxite, vấn đề Tổng cục 2, vấn đề mất đất, mất biển, vấn đề tàn sát ngư dân đều quy chiếu vào mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Thái độ của Bộ Chính trị hiện nay là một thái độ ươn hèn, yếu đuối. Bởi vì họ nghĩ rằng, muốn tồn tại thì phải dựa vào Trung Quốc, bởi vì họ cho rằng Việt Nam và Trung Quốc cùng theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin, cùng chung chế độ độc đảng, họ nghĩ rằng Trung Quốc lớn như thế thì khó mà có thể chìm, do đó mà bám lấy cái phao này.
Tôi nghĩ là họ đã tính lầm bởi tinh thần tự chủ của dân tộc Việt Nam mạnh lắm. Tôi nghĩ là nhân dân mình đã thức tỉnh. Do đó trong tình hình mới, tôi nghĩ là họ khó có thể bịt được vụ Tổng cục 2.
Sư lớn mạnh của các đoàn “tình báo hành động”
Đó là hy vọng của một số người, còn đây là thực tế được một người trong cuộc, Trung tá Vũ Minh Trí tường thuật tại thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008: Nhiều người ở Tổng cục 2 rất lo ngại khi thấy giữa thời bình, khả năng xảy ra chiến tranh đã được Đảng nhận định qua mấy kỳ đại hội là không có mà Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ lại xây dựng lực lượng trinh sát bộ đội nằm trong đội hình Cục quân báo rồi Cục tình báo vốn chỉ ở cấp tiểu đoàn thời chống Pháp, chống Mỹ, cấp trung đoàn thời chiến tranh hai đầu biên giới phía Bắc và phía Tây Nam lên thành 3 đoàn “tình báo hành động” là: K3,74,94.
Cả ba đều có quy mô cấp lữ đoàn (đoàn trưởng được thăng quân hàm tới đại tá), đều do tay chân thân tín nhất của Nguyễn Chí Vịnh nắm, đều đóng ở các đô thị lớn bậc nhất của đất nước, đều triển khai nhiều hoạt động điệp báo và đều được trang bị các vũ khí, trang thiết bị đặc chủng, trong đó có mấy chục xe thiết giáp.
Họ tự hỏi “tình báo hành động” thực chất là gì? Tại sao các đoàn “tình báo hành động” đó lại có quy mô lớn như vậy trong khi quy mô lực lượng trinh sát bộ đội của các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng chỉ ở cấp tiểu đoàn? Chúng nhằm vào đối tượng tác chiến nào? Rõ ràng lo ngại của họ không phải là vô cớ.
Trong thư ghi ngày 10 tháng 6 năm nay, gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, tướng Giáp yêu cầu xem xét vụ Tổng cục 2 và “có chủ trương giải quyết những sai trái một cách kiên quyết, triệt để, đúng nguyên tắc” không chỉ “để bảo vệ quân đội, bảo vệ Đảng” mà còn nhằm “bảo vệ độc lập tự chủ của đất nước”.
“Bảo vệ độc lập tự chủ của đất nước” cũng là ý đã được ông nhắc tới khi yêu cầu xem xét những chủ trương liên quan đến bauxite cách nay vài tháng.
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-military-intelligence-bureau-and-the-signs-of-one-crushing-calamity-part6-08182009135251.html
Bình luận bởi nguyen manh hung — 20/09/2009 @ 9:19 chiều |
Mọi người phải thật sự cảnh giác với thông tin từ mạng Internet, vì không ai kiểm chứng thông tin này cả.
Bình luận bởi Minh Giám — 17/01/2010 @ 8:11 sáng |
Bình luận bởi W.A.T.C.H.M.E.N — 07/02/2010 @ 8:46 sáng |
Nguời viết thục sự có tâm trong sáng hay không cũng không ai biết.
Có lẽ chúng ta chỉ nên đọc để suy ngẫm chứ chua thể tin ngay đựoc.
Bình luận bởi Trịnh Kiên — 08/02/2010 @ 6:58 sáng |
Bình luận bởi no name — 19/02/2010 @ 2:31 chiều |
à ! mà phản động là cái gì thế ? nghe hoài mà không hiểu dùng từ đó thế nào cho đúng, cái bọn dốt dùng từ lung tung nên không biết phản động là cái chi mô.
các bác rảnh quá không có chuyện làm hay sao mà lên đây dại khôn thiên hạ thế ? dỡ hơi thật !? lượng đi cho nước nó trong …..
hì hì hì ….
Bình luận bởi congly — 08/05/2010 @ 4:12 chiều |