Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI I - 9

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham danh lợi và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hồ Sơ Mật - Đại chiến Thế giới lần thứ Nhất - Tập 9/10

Ngày Anzac hay câu chuyện về tinh thần Úc

 
00:0007:00
(Getty Images AsiaPac)
Người Úc cả ở trong và ngoài nước đang kỷ niệm Ngày Anzac vào hôm nay, ngày 25/4. Thế nhưng, câu chuyện phía sau Ngày Anzac là gì? Và tại sao nước Úc lại tiêu nhiều tiền hơn cho các lễ kỷ niệm hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác từng tham chiến trong Thế chiến thứ nhất?
By
Myles Morgan, Nam Sơn
Published on
Wednesday, April 25, 2018 - 18:07
File size
3.21 MB
Duration
7 min
Vào ngày 25/4 hàng năm, nhiều người Úc sẽ cùng thực hiện một lời thề, rằng: "Chúng tôi sẽ nhớ đến họ." Đó là một câu trong đoạn thơ The Ode, là một phần của bài thơ For the Fallen (tạm dịch: Cho người nằm xuống) của Laurence Binyon. Việc đọc đoạn thơ The Ode được xem như là một chi tiết truyền thống không thể thiếu trong Ngày ANZAC.
Ngày ANZAC gồm các hoạt động mang tính truyền thống như diễu hành, chơi thể thao và tam gia trò chơi 'sấp ngửa'. Giám đốc Đài tưởng niệm Chiến tranh Úc, ông Brendan Nelson nói, Ngày ANZAC nằm trong trái tim của những người Úc. Ông Nelson nói: "Mỗi quốc gia đều có những câu chuyện kể để góp phần làm nên truyền thống của quốc gia ấy. ANZAC và Ngày ANZAC chính là câu chuyện của nước Úc chúng ta. Vào ngày này, chúng ta kỷ niệm những cuộc đổ bộ ở Gallipoli. Trong ngày này, chúng ta tưởng nhớ đến những người lính, cả nam lẫn nữ, 2 triệu người tất cả, những người đã và đang mặc quân phục".
Đài tưởng niệm chiến tranh Úc tại Canberra sẽ là trung tâm tổ chức các hoạt động kỷ niệm, với hàng chục ngàn người tham dự buổi lễ lúc bình minh và lễ tưởng niệm quốc gia. Trên các bức tường của đài tưởng niệm, có tên của hơn 100 ngàn người Úc đã thiệt mạng trong chiến tranh. Và ngày ANZAC được tổ chức chính là để tưởng nhớ đến sự hy sinh của họ.
ANZAC là từ viết từ tiếng Anh của Quân đội Úc và New Zealand (Australian and New Zealand Army Corps). Hai quốc gia đã cùng hợp lực trong cuộc đổ bộ chung đầu tiên của quân đội hai nước, vào ngày 25/4/1915, tại Gallipoli ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy chiến dịch đó đã thất bại nhưng sự kiện hôm đó đã mang tính biểu tượng cho tinh thần của người Úc.
Tại Melbourne, nhà nghiên cứu lịch sử Carolyn Holbrook, thuộc Đại học Deakin, vốn đã viết nhiều công trình về Ngày Anzac. "Họ đã không thể đi xa. Họ không đạt được bất kỳ mục tiêu nào đã đặt ra từ trước. Họ đã cố trụ lại trên bãi biển. Và việc di tản là một phần thành công nhất của chiến dịch ấy, bởi hầu như có rất ít nạn nhân trong thời gian đó. Có khoảng 8.000 người Úc hy sinh trong chiến dịch Gallipoli trong suốt 8 tháng, nhưng chỉ chiếm khoảng 5% tổng số binh lính đã hy sinh ở Gallipoli" - bà bày tỏ.
Cũng cần nhắc đến bối cảnh lúc ấy. Đó là vào năm 1915, tức 14 năm sau khi nước Úc được liên bang hóa. Vào năm 1901, các thuộc địa đã trở thành các bang của Thịnh vượng chung Úc. Và Tiến sĩ Holbrook nói rằng, Chiến tranh thế giới Thứ nhất mang đến cho người Úc cơ hội để tự hào về tinh thần Úc. "Có một nỗi hổ thẹn không nhỏ giữa những người Úc, về những gì chúng ta mà gọi là 'Nỗi ô nhục của những tù nhân'. Lại có lo ngại rằng, chúng ta không đủ tốt, hoặc gần như không tốt, khi so sánh với người Anh, nếu xét về sự hình thành của đất nước chúng ta. Rằng ở phương Nam này, chủng tộc Anh vĩ đại đang thoái hóa. Và chúng ta là một quốc gia đang đi tìm những thần thoại, để chúng ta có quyền tự tin về dân tộc mình. Và ngày ANZAC tương hợp với những kiếm tìm đó"- bà nói.
Do vậy, khi báo chí Anh và Úc ca ngợi những người lính Anzac đổ bộ vào bãi biển tại Gallipoli, bây giờ được gọi là ANZAC Cove, vậy là một huyền thoại được ra đời. Và người Úc kỷ niệm ngày lễ này gần như ngay lập tức.
Ý nghĩa của Ngày ANZAC thực ra cũng đã có sự thay đổi qua hàng trăm năm. Những năm chiến tranh, ngày này ít được kỷ niệm; trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, ngày này cũng không thực sự phổ biến lắm. Thậm chí, còn có một cuộc tranh luận liên quan đến Ngày ANZAC vào những năm 1980. Nhưng năm 2014, chính phủ liên bang đã có sáng kiến về Lễ kỷ niệm một trăm năm Anzac, với những buổi lễ được tổ chức trong bốn năm, đánh dấu một thế kỷ trôi qua kể từ Thế Chiến thứ nhất.
Bà Carolyn Holbrook nói rằng, sáng kiến này đi cùng với việc, Úc nằm trong số những quốc gia chi nhiều nhất cho tổ chức các lễ kỷ niệm. Bà Holbrook nói: "Úc đã chi tiêu nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, gồm cả các quốc gia quan trọng từng tham chiến như Anh, Pháp và Đức, trong tổ chức kỷ niệm Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Chính phủ Úc chi khoảng 330 triệu Úc kim, các tiểu bang và vùng lãnh thổ chi thêm khoảng 140 triệu Úc kim. Ngoài ra, còn có ít nhất 80 triệu Úc kim nữa từ các doanh nghiệp. Tính ra, tổng cộng các khoản chi khoảng 550 triệu đô la".
Tuy nhiên, ông Brendan Nelson, Giám đốc Đài Tưởng niệm Chiến tranh Úc, nói rằng điều đó xét ra cũng hợp lý. "Mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi năm, chúng ta tưởng niệm và tri ân tất cả 102.800 người Úc đã ngã xuống trong chiến tranh, hay trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình mà Úc tham gia. Họ đã hiến dâng cuộc sống của họ cho chúng ta hôm nay, cho đất nước và cho nền tự do của chúng ta. Do vậy, sẽ không có chỗ cho những suy nghĩ, kiểu như, “Chúng ta đã tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất, chúng ta đã tưởng nhớ 62 ngàn người hy sinh. Vậy nên, giờ chúng ta hãy lo toan chuyện khác”.
Năm nay, kỷ niệm ngày ANZAC, có hàng ngàn các hoạt động và tuần hành lúc bình minh được tổ chức trên khắp nước Úc và thế giới. Bà Carolyn Holbrook nói, dẫu sau này, trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai, rồi tại Hàn Quốc, Việt Nam, Iraq và Afghanistan, cũng đã có nhiều người Úc ngã xuống; nhưng không thể phủ nhận một điều rằng, những người lính ở Thế chiến Thứ nhất vẫn tiếp tục giữ một vị trí đặc biệt trong tinha thần ngày Anzac. "Với người Úc, điều đó gần như đóng một vai trò quan trọng về tinh thần, kiểu như trong lĩnh vực tín ngưỡng. Trở lại với thời gian đó, tôi nghĩ, thần thoại đã phát huy hiệu quả. Nó đã khuấy động thêm tình cảm và sự thương tiếc, sự nhớ tưởng đến các tiền nhân" - TS. Holbrook nói.
Sự phổ biến của Ngày ANZAC, do vậy, dường như không hề bị giảm đi. Năm ngoái, bất chấp trời mưa cũng như việc các biện pháp an ninh được tăng cường, vẫn có gần 40 ngàn người đã tham gia các hoạt động lúc bình minh và lễ diễu hành quốc gia ở Canberra.

Phép màu khiến quân Anh và Đức đang bắn nhau quay ra bắt tay, đá bóng

Chủ Nhật, ngày 24/12/2017 12:00 PM (GMT+7)

Tưởng rằng những kẻ thù ở hai đầu chiến tuyến chỉ có thể nghĩ tới việc tiêu diệt nhau. Vậy nhưng phép màu đã xảy ra ở chiến trường nước Pháp, vào dịp Giáng sinh.

Phép màu khiến quân Anh và Đức đang bắn nhau quay ra bắt tay, đá bóng - 1
Bức vẽ trên tờ The Illustrated London News, ngày 9.1.1915, về cảnh lính Anh và Đức bắt tay đổi mũ với nhau giữa hai chiến hào
Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất nổi bật với hình ảnh những chiến hào và điều kiện chiến đấu đáng sợ không thể tưởng tượng nổi mà những người lính phải chịu đựng hàng ngày. Tuy vậy, bất chấp mọi sự tệ hại, một phép màu đã xảy ra vào năm 1914. Nó trở thành mối đe doạ với chính phủ các bên cũng như tiến trình của cuộc chiến.
Mối đe doạ đó là gì? Giáng sinh.
Người Đức bắt đầu cuộc chiến vào tháng 7.1914. Chiếm được Bỉ và một phần nước Pháp, họ tự tin rằng mình sẽ chiếm Paris nhanh chóng và cuộc chiến sẽ kết thúc trước Giáng sinh. Người Anh, người Pháp, và các đồng minh của họ cũng tin rằng mình sẽ đánh bại quân Đức trước Giáng sinh. Tất cả bọn họ đã lầm.
Quân Đồng minh đẩy lùi bước tiến của người Đức trong Trận Marne lần thứ nhất, kéo dài từ ngày 5 đến ngày 12.9, ép quân Đức rút về thung lũng Aisne cố thủ. Quân Đồng minh tiến tới vào ngày 13.9, và Trận Aisne lần thứ nhất bắt đầu. Trận đánh kết thúc trong thế giằng co.
Người Đức muốn tiến tới vùng bờ biển của nước Pháp, và phe Đồng minh không muốn điều đó xảy ra. Hai bên đào rất nhiều tuyến hào, cố gắng đánh tạt sườn nhau. Các lớp hào bị chia cách bởi các vùng được gọi là “no man's land” (vùng đất nằm giữa khu vực chiến sự mà không bên nào chiếm đóng được do sức ép của quân địch).
Quân Đồng minh ngặn chặn quân Đức bằng cách đào hào về hai phía Đông - Tây, người Đức cũng làm điều tương tự, cho đến khi chiến tuyến của cả hai phe kéo dài tới Biển Bắc.
Đến đầu tháng 12, mỗi bên đã đào hơn 250km chiến hào cũng như hứng chịu những thiệt hại to lớn trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến. Anh mất gần 100.000 quân. Với Pháp, chỉ riêng trong tháng 8, thiệt hại của họ đã gấp đôi con số đó, gần như tương đương với thiệt hại của Đức.
Không phải mọi binh lính đều chết trong chiến đấu. Bệnh tật có tác động rất kinh khủng trong điều kiện lạnh lẽo, chật hẹp và ẩm ướt, cũng như bùn và nước bẩn. Trong chiến hào, chân người lính thường ướt sũng. Thiếu thốn sự điều trị, vậy là tình trạng hoại tử và cái chết lan ra khắp nơi.
Có khi hào được đào sâu để chôn cất chính những người lính mà chúng bảo vệ. Nhưng kể cả những đoạn hào tốt nhất cũng có thể trở thành những cái bẫy chết người nếu trúng đạn trực diện, vì lực nổ của bom đạn sẽ tập trung hơn so với khi nổ ở không gian mở. Thường thì binh lính chỉ có thể nhìn trong vô vọng khi bom đạn nổ trước mặt, vì họ không thể trốn đi khi tất cả bị dồn sát vào nhau.
Cuối cùng là công tác tuyên truyền. Các bên đều miêu tả đối phương như súc vật vô cảm, vì người ta sẽ giết nhau dễ dàng hơn nếu không nhìn đối phương như con người nữa.
Vậy nhưng đến tối ngày 24.12, các vùng đình chiến xuất hiện. Không ai rõ nó bắt đầu từ đâu, nhưng người ta tin rằng nó bắt đầu từ vùng Flanders trước khi lan rộng ra toàn bộ Mặt trận Phía Tây.
 Phép màu khiến quân Anh và Đức đang bắn nhau quay ra bắt tay, đá bóng - 2
Những người lính Anh thuộc đơn vị Khinh kỵ Northumberland gặp mặt quân Đức ở "no man's land"
Quân Đức bắt đầu hát những bài ca Giáng sinh. Rồi đèn và thuốc lá được thắp lên – một điều nguy hiểm vì nó sẽ giúp quân Anh thấy rõ vị trị quân Đức.
Nhưng kể cả khi hầu hết người Anh không hiểu tiếng Đức, họ vẫn nhận ra các giai điệu. Một số trong bọn họ đã hát cùng bằng tiếng Anh. Vì thế, ánh đèn và diêm được thắp sang nhiều hơn dọc theo tuyến quân Đức. Không một người Anh nào muốn bắn họ.
Đến buổi sáng ngày Giáng sinh, Trung sĩ Công binh J.J. ‘Nobby’ Hall dán một dấu hiệu báo mừng Giáng sinh lên một cây gậy và vẫy nó dọc theo chiến hào. Một dấu hiệu tương tự cũng được vẫy lên ở tuyến quân Đức.
Đến buổi trưa, một lính Đức nhảy ra khỏi chiến hào bất chấp việc bị quân Anh ngắm bắn. Anh ta giơ tay và đi qua “no man’s land” mà không mang vũ khí. Binh nhì Ike Sawyer tiến ra để gặp mặt. Khi đến giữa vùng trống, họ bắt tay. Từ phía quân Đức, nhiều binh lính cũng tiến lên, giơ tay và gặp những người Anh ở giữa vùng trống.
Vài lính Đức bẻ cành cây thông để làm cờ trắng khi họ băng qua. Những món quà gồm thức ăn, thuốc lá, quần áo được trao đổi với nhau. Hai bên đã chơi những trận bóng đá, và người Đức không thể nhịn cười khi chơi cùng những người Scotland không thèm mặc gì dưới những bộ “kilt” - bộ đồ truyền thống của người Scotland, khá giống một chiếc váy.
Tình bạn ấm áp như vậy chỉ xuất hiện ở trận tuyến giữa Anh và Đức. Người Pháp không có tâm trạng mà kết thân với kẻ thù đang chiếm lấy một phần đất nước họ. Ở Mặt trận Phía Đông, người Nga không ăn mừng Giáng sinh cho đến ngày 7.1 (nước Nga lúc này vẫn theo bộ lịch cũ nên tính ngày chậm hơn các nước khác).
Vì có nhiều người Đức làm việc ở Anh trước chiến tranh, nên họ có thể nói tiếng Anh khá tốt. Thậm chí, Đại uý Clifton Stockwell đã bắt tay một lính Đức làm bồi bàn ở nhà hàng ông hay tới ăn trước cuộc chiến. Một lính Anh khác thì để một lính Đức từng làm thợ cắt tóc trước chiến tranh được cắt tóc và cạo râu cho mình.
Lính Anh và lính Đức gặp nhau ở “no man’s land” trong cuộc đình chiến không chính thức. Mặc dù mọi người dành tình cảm ấm áp cho nhau, họ cũng có một quy tắc bất thành văn: Cả hai bên không được tới chiến hào đối phương để không làm lộ vị trí kho vũ khí và vị trí phòng thủ. Và cũng không phải tất cả các vị trí trên chiến tuyến giữa Anh và Đức được yên bình, một số nhỏ vẫn chiến đấu trong dịp Giáng sinh.
Chính quyền các bên cảm thấy như bị làm nhục. Họ đe doạ bằng những hình phạt khắc nghiệt cho những ai làm thân với quân địch, nhưng nó chẳng có hiệu quả gì với những người lính lúc này đã làm bạn với nhau.
Điều đáng sợ nhất với chính quyền các bên đó là cuộc chiến sẽ kết thúc ở Mặt trận Phía Tây. Hơn nữa, các phong trào chống lại hoàng gia và ủng hộ chủ nghĩa cộng sản lan rộng ở nhiều nước làm giới cai trị phương Tây lo sợ điều tệ hại nhất có thể xảy ra cho chính phủ của họ nếu binh lính vứt bỏ vũ khí và đi đến hoà bình lâu dài.
Với những người trên chiến tuyến, sự đình chiến hầu hết đều kéo dài đến hết ngày 26.12. Ở một số nơi khác nó còn diễn ra lâu hơn, nhưng với binh nhì Archibald Stanley, nó đã kết thúc ngay sau ngày 24.12. Sĩ quan chỉ huy của anh này, lo sợ một cuộc nổi loạn, đã cho phép đình chiến trong ngày hôm đó. Ngay hôm sau, ông ta ra lệnh cho binh lính bắn bất kỳ lính Đức nào còn đứng ở “no man’s land”. Nhưng chẳng ai tuân lệnh.
Đến chiều muộn, sợ rằng mình đang mất quyền kiểm soát, viên sĩ quan người Anh bắn chết một sĩ quan Đức không vũ trang. Mọi thứ tệ hại dần từ đó. Cuộc chiến tiếp diễn và những vũ khí mới được sử dụng như khí gas độc, vậy là cả hai bên không còn hứng thú với một cuộc đình chiến thứ hai nữa.
Phép màu khiến quân Anh và Đức đang bắn nhau quay ra bắt tay, đá bóng - 3
Peter Knight và Stefan Langheinrich, cháu của những người lính tham gia Thế chiến thứ nhất, bắt tay nhau ở đài tưởng niệm Cuôc đình chiến Giáng sinh ở Frelinghien, Pháp để tái hiện hình ảnh sự kiện
Đến ngày 11.11.2008, một đài tưởng niệm Cuộc đình chiến Giáng sinh được dựng lên ở Frelinghien, Pháp. Con cháu của các cựu binh, những người đã liều lĩnh để tinh thần Giáng sinh tác động đến họ trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất dù chỉ trong ngày một hai ngày, đã tham dự ngày khánh thành đài tưởng niệm.
Hitler có thể đánh bại đồng minh nếu sớm có vũ khí này
Ít người biết rằng, mẫu máy bay tàng hình đầu tiên của Mỹ, F-117A Nighthawk và sau này là máy bay ném bom chiến lược B-2,...
Theo Huy Đức (WarHistoryOnline)

Những xe quân sự kỳ quái trong chiến tranh thế giới thứ I

Đây là 10 chiếc xe quân sự kỳ lạ được sản xuất tới năm 1918. Hầu hết trong số chúng đã được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu từ tháng 7.1914 - 11.1918.


Những xe quân sự kỳ quái trong chiến tranh thế giới thứ I - ảnh 1 Garford-Putilov là một loại xe bọc thép chiến đấu được sản xuất tại Nga trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Mặc dù nó được coi là một cỗ máy chắc chắn và đáng tin cậy, nhưng Garford-Putilov là hết sức yếu kém. Với tổng trọng lượng khoảng 11 tấn và chỉ có một động cơ 30 mã lực, xe có tốc độ tối đa khoảng 16-18 km/h. Thiết kế này cũng đã bị quá tải (đầu xe quá nặng) và do đó đã rất hạn chế khả năng di chuyển của xe bọc thép này.

Những xe quân sự kỳ quái trong chiến tranh thế giới thứ I - ảnh 2

EV/4 Panzerkraftwagen Ehrhardt là một trong những ví dụ đầu tiên về thiết kế xe bọc thép cao và cạnh phẳng mà người Đức sử dụng chủ yếu cho nhiệm vụ lập kế hoạch nội bộ, sử dụng cho đến khi bắt đầu Thế chiến II. Nó nặng gần 9 tấn, đoàn vận hành có 8 hoặc 9 người và trang bị 3 súng máy.

Những xe quân sự kỳ quái trong chiến tranh thế giới thứ I - ảnh 3


Austin là một chiếc xe bọc thép do nước Anh sản xuất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nó cũng được quân đội Nga sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và các lực lượng khác nhau sử dụng trong cuộc Nội chiến Nga.

Những xe quân sự kỳ quái trong chiến tranh thế giới thứ I - ảnh 4

Büssing A5P là loại xe bọc thép được sản xuất tại Đức trong Thế chiến I. Việc sản xuất A5P bắt đầu vào năm 1916 và được sản xuất với số lượng hạn chế. Nó có khoang xe lớn và chở được 10 người, trang bị 3 súng máy 7,92 mm, thường là MG 08 hoặc MG 15 nA. Một số xe thậm chí còn trang bị 2 pháo 20 mm. Các xe bọc thép Büssing A5P phục vụ trên mặt trận phía Đông cho đến năm 1917.

Những xe quân sự kỳ quái trong chiến tranh thế giới thứ I - ảnh 5

Xe bọc thép Jeffery được phát triển bởi Công ty Thomas B. Jeffery ở Kenosha, Wisconsin, Mỹ vào năm 1915.

Những xe quân sự kỳ quái trong chiến tranh thế giới thứ I - ảnh 6


Đây là loại xe bọc thép do nước Anh phát triển vào năm 1914 và được sử dụng trong Thế chiến I, trong những năm đầu của Thế chiến II. Rolls-Royce, trong chiến tranh phục vụ trên nhiều mặt trận của ở Trung Đông. Loại xe bọc thép này đã được hiện đại hóa vào năm 1920 và 1924, kết quả là có 2 mẫu Rolls-Royce 1920 và Rolls-Royce 1924. Năm 1940, 34 xe bọc thép loại này đã phục vụ tại Ai Cập với trung đoàn 11 Hussars, tháp pháo "cũ" thay thế bằng một khẩu súng chống tăng, súng máy Bren 0,303-inch và phóng lựu đạn khói.

Những xe quân sự kỳ quái trong chiến tranh thế giới thứ I - ảnh 7


Charron, Girardot et Voigt 1902 là một sản phẩm của Pháp, được thiết kế bởi kỹ sư Gruzia Mikheil Nakashidze vào năm 1902. Nó được trang bị một khẩu súng máy Hotchkiss, và giáp dày 7 mm cho chỗ ngồi của xạ thủ ở phía sau, tốc độ di chuyển của xe là 50km/giờ.



Những xe quân sự kỳ quái trong chiến tranh thế giới thứ I - ảnh 8

Xe chiến đấu (Motor War Car) là chiếc xe bọc thép thực sự đầu tiên trên thế giới. Nó được thiết kế và xây dựng bởi nhà phát minh FR Simms người Anh năm 1899. Xe có lớp vỏ giáp dày 6 mm và được trang bị một động cơ Cannstatt Daimler bốn xi-lanh 3,3 lít 16 mã lực, nó có tốc độ tối đa khoảng 14,5 km /h.

Những xe quân sự kỳ quái trong chiến tranh thế giới thứ I - ảnh 9

Quadricycle được thiết kế và xây dựng bởi nhà phát minh người Anh FR Simms vào năm 1898. Ông đã chế tạo chiếc xe bằng cách gắn một khẩu súng máy Maxim trên các bánh xe phía trước thanh De Dion-Bouton của xe Quadricycle này. Ông cũng đặt một lá chắn sắt ở phía trước của xe để bảo vệ người lái. Người lái xe cũng là người điều khiển súng máy.
Theo Lao Động

CHIẾN BINH GỐC VIỆT TRONG LỊCH SỬ

on

Giao Chỉ – San Jose

Nghĩa trang dành cho binh lính Đông Dương tại Gironde, nơi những người con đất Việt yên nghỉ. Cimetière pour les soldats d’Indochine en Gironde, terre où le peuple vietnamien reposent en paix.
Thâm niên quân vụ
Nếu một thanh niên gốc Việt gia nhập quân đội Mỹ vào đầu thập niên 80, ngày nay chiến binh này đã giải ngũ và có thể trải qua trên 30 năm quân vụ. Thâm niên còn hơn các đại tướng của quân lực Việt Nam cộng hoà.
Tháng 9 năm nay 2014 hội quân nhân Mỹ gốc Việt sẽ có dịp tuyên dương người lính thâm niên nhất trong 1 dạ tiệc tại Hotel Hilton thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Người đó là chuẩn úy chuyên viên bậc 5 Phạm Kim. Trong tài liệu mà viện bảo tàng Việt Nam ghi nhận được có 2 vị đại tá cũng trên 30 quân vụ nếu tính gồm cả thời VNCH và thời kỳ phục vụ trong đơn vị đồng minh. Đại tá Trần đình Vỵ có trên 20 năm từ trung sĩ mà lên đại tá tại Việt Nam cho đến hơn 10 năm từ thiếu tá lên đại tá trong binh đoàn lê dương của Pháp. Y sĩ đại úy Nguyễn Dương của VNCH có hơn 10 năm tại Việt Nam lại thêm 20 năm trong quân đội Mỹ. Cấp bậc cuối cùng là đại tá quân y của lục quân. Cuộc đời của quý vị đã trải qua những kinh nghiệm rất lạ lùng đặc biệt. Quân đôi là một trường đời khác biệt và luôn luôn có nhiều thử thách. Họ là những người có được phần số nhưng biết nắm lấy cơ hội và đã hoàn tất trách vụ trong một thời gian rất lâu dài. Ngôn ngữ, thể chất, văn hóa, kỳ thị, cô đơn là những vấn nạn hàng ngày. Đời của quý vị là những chuyện cần đươc kể lại.
Tham dự thế chiến thứ nhất.
Nói đến các chiến binh gốc Việt trong hàng ngũ đồng minh. Chúng ta phải đi ngược dòng lịch sử tìm hiểu về chuyện 100 năm xưa khi thế chiến thứ nhất bùng nổ tại Âu Châu thàng 8-2014. Năm 1946 toàn quốc Việt Nam kháng chiến, trong tuổi thiếu niên gia đình tôi tản cư về quê mẹ làng Bình Hải, huyện Yên Mô , Ninh Bình. Tôi theo học lớp nhất. Thầy giáo toán lấy 1 cô gái xinh đẹp trong làng. Cô giáo là con 1 bà góa có chồng được kể lại là đi lính Pháp đánh giặc Đức.
Năm 1914 trong làng phải đề cử tráng đinh đi lính giúp nước Pháp. Anh tráng đinh này là 1 trong hàng ngàn binh sĩ An Nam tham dự đệ nhất thế chiến tại Âu Châu. Anh thanh niên quê Bình Hải ra đi độc thân, nhưng thực ra đã để lại 1 thôn nữ có bầu thành ra bị coi là chửa hoang. Người chiến binh đó không bao giờ trở lại. Cô giáo họ Đặng vợ thầy dậy toán vẫn nhắc nhở mãi về người cha biệt xứ. Trong làng sau này có vài người trở về trong hàng ngũ lính Liên hiệp Pháp sau khi thế chiến thứ nhất chấm dứt năm 1918. Nhưng cha cô giáo không thấy trở về.
Hình ảnh lính Việt trên chiến trường Âu Châu.
Mới đây trên mạng lưới điện toán phổ biến tràn ngập hình ảnh chiến binh Việt Nam tham dự thế chiến thứ nhất. Hãy tưởng tượng 100 năm trước, các thanh niên Việt Nam mặc quân phục nửa tây nửa ta. Chân quấn vải gọi là xà cạp, đầu đội nón chóp kiểu lính thú, cầm cây súng trường với lưỡi lê thật dài. Tất cả xuống tàu cập bến Marseille. Các chiến binh này tập trung thành các đại đội biệt lập trong binh đoàn Pháp tham dự các mặt trận từ Pháp, Bỉ, Hy Lạp và các quốc gia Âu Châu. Tất cả đều sinh hoạt bằng Việt ngữ, ăn cơm bằng đũa, hút thuốc lào. Do các thầy cai, thầy đội Việt Nam chỉ huy và liên lạc với các sĩ quan Pháp.
Hình ảnh hiếm về binh lính người Việt trong Thế chiến I
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mở màn Thế chiến I, xem lại một số hình ảnh về binh lính người Việt tham chiến trong thành phần Quân đội Pháp.
Khi Pháp thực hiện việc xâm lăng và cai trị Việt Nam (khi đó họ gọi là An Nam), để bình định thêm các thuộc địa và gây chiến với nhiều quốc gia khác, lực lượng binh lính người Việt được chiêu mộ để phục vụ cho mục đích chiến tranh này, dấu chân của họ đã in khắp các chiến trường Âu Phi.
Không thể tưởng tượng con số thanh niên Việt trong 4 năm 1914-1918 đã có đến gần 100,000 ngưởi tham dự đại chiến thế giới lần I tại Pháp.
Năm 1915, những người lính An Nam cập cảng Marseille cùng binh lính Pháp tham gia Chiến tranh thế giới thứ I (CTTG I) người Việt đầu tiên đặt chân lên đất Pháp để rồi từ đó ngang dọc Âu châu. 
En 1915, le port de Marseille, les soldats annamites et les soldats français ont participé à la Première Guerre mondiale (CTTG I) bo-anh-trai-august-18-2014-3 
 Lính An Nam ‘Vietnam) tại Saint-Raphael, đây là những người lính thiện chiến nhất trong chế độ bảo hộ Pháp 
bo-anh-trai-august-18-2014-4bo-anh-trai-august-18-2014-5
Người Pháp dùng rất nhiều lính Việt tại chiến trường Ypres
bo-anh-trai-august-18-2014-6
Năm 1914 – 1918 tại mặt trận sông Marne, binh lính An Nam trong các chiến hào
bo-anh-trai-august-18-2014-7
Năm 1916, lính An Nam tại chiến trường Hy Lạp xa xôi
bo-anh-trai-august-18-2014-8
Văn hóa Việt vẫn được những người lính mang theo tới tận trời Âu
bo-anh-trai-august-18-2014-9
Một hình ảnh rất thuần Việt: hút thuốc Lào.
Lính An Nam thời đó đã chiến đấu dũng cảm tại mặt trận sông Marne miền bắc gần biên giới Đức. Tại đây 2 bên đồng minh và liên hiệp đã có cả trăm ngàn người thương vong. Lính viễn chinh An Nam cũng có nhiều hy sinh đáng kể. Hiện nay các tử sĩ gốc Việt được chôn cất tại các nghĩa trang dành cho lính Đông Dương tại Gironde, Gére và Udomista Albanie.
Sau chiến tranh số còn lại được về quê cũ. Một số còn tiếp tục ở lại quân ngũ đến đệ nhị thế chiến. Phần lớn ở lại đất Pháp lập gia đình và trở thành những cộng đồng Việt đầu tiên có mặt tại Âu châu. Trong thời gian từ 1914 đến 1918 tổng số chiến binh An Nam tại Âu châu là 100 ngàn người.
Hình ảnh tại nghĩa trang Gironde có mộ bia đề tên tử sĩ An Nam Đặng văn Thu, tôi không biết đây có phải là cha của vợ ông thầy dậy toán cũa tôi ở làng Bình Hải gần 70 năm trước.
Thời kỳ đó thanh niên Việt Nam đi lính cho Pháp tham dự đệ nhị thế chiến dường như hiếm có các sĩ quan. Giỏi lắm chỉ là ông cai, thầy đội hay lên đến quan quản tức là thượng sĩ đã là cao cấp lắm. Riêng có trường hợp đại úy phi công anh hùng của quân đội Pháp là ông Đỗ Hữu Vỵ con trai của tổng đốc Nam Kỳ Đỗ hữu Phương.
Đại úy Đỗ hửu Vỵ rớt máy bay bị thương nên chuyển qua chỉ huy đơn vị lê dương và hy sinh tại mặt trận biên giới Đức.
Ngày nay, người Việt tại Pháp không biết bao nhiêu người còn nhớ đến những người lính An Nam chiến đấu bên cạnh phe đồng minh trong thế chiến. Dường như chỉ còn 1 số rất ít quan tân đến đặt vòng hoa tưởng niệm hàng năm. Công việc làm bia tưởng niệm và đặt hoa hàng năm vẫn chỉ còn trông cậy vào 2 vị chiến binh cao niên làbác sĩ Hoàng cơ Lân và đại tá Trần đình Vỵ.
Lính Mỹ hy sinh tại Âu châu cả đệ nhất và đệ nhị thế chiến với cả trăm ngàn quân. Hàng năm vẫn có các du khách Mỹ ghé đến tưởng niệm tại các nghĩa trang trên đất Pháp.
Còn về phần người Việt, ngay cả trong sử của người xưa cũng không ghi nhận, nói chi đến việc ghé thăm.
Trong quân đội Mỹ
Trăm năm trước, năm 1914 là chuyện của thế chiến thứ nhất, bây giờ 100 năm sau 2014, chúng ta có các tin tức và hoàn cảnh mới.
Ngày thứ bẩy 27-9-2014 tại thủ đô Hoa Kỳ với lá rụng mùa thu, hội quân nhân Mỹ gốc Việt VAAFA sẽ tổ chức đại hội lần thứ 4. Từ San Jose, nhân danh Việt Museum chúng tôi sẽ có 1 phái đoàn lên thủ đô tham dự. Ngoài việc hiện diện trong đêm dạ tiệc của VAAFA, chúng tôi sẽ phối hợp đi thăm viếng và đặt vòng hoa tại các nơi sau đây.
Đài kỷ niệm đệ nhất thế chiến, nơi ghi dấu các chiến binh Hoa Kỳ, đồng minh trong đó có cả chục ngàn lính Việt Nam hy sinh từ 100 năm qua.
Kế tiếp là bức tường tưởng niệm 58 ngàn lính Mỹ hy sinh tại Việt Nam. Vào đến nghĩa trang Arlington phái đoàn sẽ ghé lại khu tử sĩ miền Nam có mặt trong nghĩa trang quốc gia của liên bang mà lúc đầu chỉ dành cho miền Bắc.
Nhưng quan trọng hơn hết là phái đoàn sẽ đến thăm khu có phần mộ của 10 chiến binh Việt Nam Cộng Hòa. Trong nhiều hoàn cảnh đặc biệt, cơ quan chung sự Hoa Kỳ đã đem di hài lính Việt Nam chung với tử sĩ Hoa Kỳ về thủ đô. Sau cùng các chiến binh VNCH đã nằm riêng ở 1 khu chiến sĩ đồng minh của Mỹ. Các chiến binh VNCH nằm ở đây đã nửa thế kỷ. Những bông hoa muộn gửi đến những người tử sĩ sẽ nhắc nhở đồng bào ta ở thủ đô lưu tâm đến mỗi kỳ lễ chiến sĩ trận vong.
https://bienxua.files.wordpress.com/2016/05/2bc35-m25e125bb25992bc25e125bb25a7a2bha2bsi2btqlc2ble2bngoc2bbinh2bt25e125ba25a1i2bnghia2btrang2bquoc2bgia2barlingtong.jpg?w=372&h=496
Trong các năm qua, 5.000 chiến binh Mỹ gốc Việt chiến đấu trên chiến trường Trung đông đã có 12 người hy sinh. Các tử sĩ khác chôn cất gần nơi gia đình cư ngụ tại các tiểu bang. Riêng có 2 chiến binh chôn tại Arlington.
https://bienxua.files.wordpress.com/2016/05/47128-m25e125bb25992bc25e125bb25a7a2bha2bsi2btqlc2balan2bdinh2blam2bt25e125ba25a1i2bnghia2btrang2bquoc2bgia2barlington.jpg?w=541&h=405
Vào chiều ngày chủ nhật 28 tháng 9-2014 tại hội trường khu Eden của hội người Việt cao niên, chúng tôi sẽ có buổi nói chuyện về Việt Museum đã hoàn tất tại San Jose. Câu chuyện 100 năm người Việt mặc quân phục chiến đấu trong đệ nhất và đệ nhị thế chiến. Cuộc chiến đấu tại Việt Nam trong 21 năm từ 54 đến 75. và chuyên 5000 quân nhân gốc Việt hiện diện trong quân đội Hoa Kỳ. Trong mọi hoàn cảnh và ở bất cứ phương trời nào người Việt vẫn chứng tỏ nỗ lực làm tròn nhiệm vụ.Thể hiện đặc tính truyền thống của dân tộc.Tại Pháp 100 năm trước có đại úy phi công Đỗ hữu Vỵ những năm sau cùng chiến đấu chống Đức trong binh đoàn Lê Dương. 80 năm sau có đại tá Trần đình Vỵ cũng chỉ huy lính lê dương tại Pháp. Ngày nay chúng ta có chuẩn tướng Lương xuân Việt chỉ huy đơn vị khinh kỵ Hoa Kỳ. Dù ở phương trời Âu 100 năm trước hay ở đất Mỹ 100 năm sau thì người lính gốc Việt cũng vẫn một lòng quyết tâm đề cao dòng giống Lạc Hồng. Đoạn văn sau cùng tướng Lương Xuân Việt đã đọc bằng Việt ngữ trong bài diễn văn nhận cấp bậc tại Texas.
https://dongsongcu.files.wordpress.com/2016/07/3dd33-10577072_10204625676427064_3371892082046539962_n.jpg?w=479&h=719
Thưa quý vị lãnh đạo cộng đồng và các anh em quân lực Việt nam Cộng hòa. Sự hiện diện của quý khách là một vinh dự cho gia đình chúng tôi. Tôi biết có nhiều người phải lận đận đường xa đến tham dự. Nhìn những bộ quân phục lòng tôi thật bùi ngùi, xót xa. Những người đã làm con tim tôi rung động về 3 chữ Danh dự, Trách nhiệm, Tổ quốc. Và ý nghĩa của lời dặn dò của cha ông để lại như: Nam quốc sơn hà, Nam đế cư… Di đại nghĩa, thắng hung tàn. Di chí nhân, dịch cường bạo. (Đem đại nghĩa, thắng hung tàn. Lấy chí nhân, thay cường bạo) Chính thân phụ tôi, là đồng đội của các anh, nên lúc nào nửa trái tim tôi cũng hướng về đất mẹ dù đã hơn 30 năm xa cách. Không có sự hy sinh xương máu của các anh thì chúng tôi chắc chắn cũng không có ngày hôm nay. Tổ quốc mãi mãi ghi ơn. Vậy tôi xin các anh nhận cái chào của tôi…
https://i0.wp.com/media.npr.org/assets/img/2015/04/29/afghanistan_042915_luong_dpg_03edit_custom-9e48ea6cbc198a660c333018d4134238b75996ee-s800-c85.jpg
Trong lịch sử thăng cấp tướng, đây là lần đầu tiên 2 phút Việt ngữ đã được xử dụng. Ông nói cho chúng ta, cho người chiến binh VNCH và cho thân phụ của ông không còn nữa:
Tại quê hương Việt Nam và trên thế giới, biết bao nhiêu anh hùng liệt nữ Việt Nam đã qua đi từ cả trăm năm. Nếu phải nói với tiền nhân bằng Việt ngữ, bạn sẽ tìm đến đâu và sẽ nói điều gì . . .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét