Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

TIN BUỒN 38

(ĐC sưu tầm trên NET)

NSND Đoàn Dũng qua đời vì bạo bệnh

Dân trí Theo chia sẻ từ Hội điện ảnh TPHCM, NSND Đoàn Dũng, nguyên hiệu trưởng trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 8h50 sáng ngày 17/9/2018 tại TPHCM, hưởng thọ 79 tuổi.

Sáng nay (17/9), đại diện Hội Điện ảnh TPHCM thương tiếc báo tin NSND Đoàn Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM đã qua đời vào lúc 8h50 sau thời gian điều trị tại bệnh viện Thống Nhất (Tân Bình, TPHCM).
Trước đó, nghệ sĩ Đoàn Dũng đã phải nhập viện từ ngày 26/6 với nhiều chứng bệnh như xơ gan cổ trướng, suy thận cấp độ ba..., thỉnh thoảng lên cơn mê sảng. Ngày 30/8 ông được chuyển sang nằm phòng cách ly vì bệnh trở nặng.
NSND Đoàn Dũng qua đời sáng ngày 17/9/2018 tại TPHCM, hưởng thọ 79 tuổi.
NSND Đoàn Dũng qua đời sáng ngày 17/9/2018 tại TPHCM, hưởng thọ 79 tuổi.
NSND Đoàn Dũng tên thật là Nguyễn Anh Dũng, sinh năm 1939 ở Hà Nội. Ông được nhà nước phong tặng các danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 1997... Ông là sinh viên khóa đầu tiên của trường Nghệ thuật sân khấu I (nay là Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội), chung lớp với NSND Thế Anh, NSND Trà Giang... Ra trường, ông được điều về hoạt động tại Nhà hát kịch Việt Nam, sau đó trở thành Phó giám đốc nhà hát. Ông giữ chức vụ hiệu trưởng Đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM từ năm 1996, đến 2000 thì về hưu. Ông cũng có nhiều thế hệ học trò đã thành danh như Lý Hùng, Ngọc Hiệp...
Trong sự nghiệp, NSND Doand Dũng gây ấn tượng với những vai diễn xuất sắc trong các vở kịch: Một đêm giông tố của Carazian, Đêm đen, Nhân chứng và lịch sử, Người cha thô bạo, Người cầm súng, Những bông hoa anh túc... Ngoài sân khấu, ông còn đóng các phim, như: Biển lửa, Rừng O Thắm, Bức tường không xây, Ngõ hẹp, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm...
NSND, họa sĩ Doãn Châu từng dí dỏm khi chia sẻ về Ðoàn Dũng: "To béo, phục phịch, râu ria xồm xoàm. Bề ngoài trông có dáng vẻ Trương Phi võ biền hơn là một nghệ sĩ, nhưng con người đó lại rất dễ xúc cảm. Ðôi khi rất mau nước mắt... Người đàn ông xù xì luôn đặt tình nghĩa, trọng chữ tín lên trên hết".
Linh cữu NSND Đoàn Dũng được quàn tại Nhà tang lễ TPHCM (25 Lê Quý Đôn, Quận 3). Lễ viếng bắt đầu từ 8h sáng ngày 18/9/2018. Lễ động quan vào 6h sáng ngày 19/9/2018.
Băng Châu

Diễn viên Hồng Ánh bàng hoàng, không dám tin NSND Đoàn Dũng qua đời

(VTC News) - Diễn viên Hồng Ánh bàng hoàng, không dám tin NSND Đoàn Dũng - một người nghệ sĩ tài năng, tâm huyết, luôn đau đáu cho tương lai của điện ảnh và sân khấu Việt Nam qua đời.
Sáng 17/9, NSND Đoàn Dũng qua đời, hưởng thọ 79 tuổi. Ngay sau khi thông tin này được chia sẻ, khán giả và nhiều nghệ sĩ không khỏi bàng hoàng, tiếc thương cho một người nghệ sĩ tài hoa.
Đạo diễn Phương Điền buồn bã thông báo tin NSND Đoàn Dũng qua đời. Bên cạnh đó, anh cũng đăng chi tiết về thông tin tang lễ và nhắn gửi những người học trò khác của cố nghệ sĩ sắp xếp thời gian để cùng đến tiễn đưa người thầy đáng kính của mình.
Dien vien Hong Anh bang hoang, khong dam tin NSND Doan Dung qua doi hinh anh 1
NSND Đoàn Dũng.
Diễn viên Hồng Ánh bàng hoàng và không dám tin NSND Đoàn Dũng qua đời. "Vậy là từ hôm nay điện ảnh và sân khấu Việt Nam vắng bóng dáng và giọng nói rộn ràng hào sảng của bố trong các buổi hội thảo về nghề, các kì liên hoan phim, các buổi kỉ niệm họp mặt rồi.
Con chào tạm biệt bố, một người nghệ sĩ tài năng, tâm huyết luôn đau đáu cho tương lai của điện ảnh và sân khấu Việt Nam.
Nơi đó bố hãy thật vui, hãy dõi theo và phù hộ cho thế hệ nghệ sĩ kế thừa sự nghiệp của bố tình yêu, lòng dũng cảm và ý chí rèn luyện bền bỉ với nghề nha bố. Sài Gòn sáng nay mưa buồn quá bố ơi! Con nhớ bố nhiều" - nữ diễn viên xúc động.
Cùng tâm trạng với diễn viên Hồng Ánh, đạo diễn Thanh Hiệp không giấu được sự xúc động bởi mới đây, NSND Đoàn Dũng còn gọi điện thoại để nói về những bức xúc trong việc trao tặng danh hiệu nghệ sĩ.
Dien vien Hong Anh bang hoang, khong dam tin NSND Doan Dung qua doi hinh anh 2
 Đạo diễn Thanh Hiệp chụp ảnh cùng người thầy của mình.
"Thầy mang nhiều nỗi niềm trăn trở về công tác đào tạo đội ngũ diễn viên, đạo diễn mà cả đời thầy canh cánh ước mong: Thế hệ sau sẽ thực sự làm chủ ngôi nhà sân khấu. Thế hệ đạo diễn của lớp chúng tôi thời đó không nhờ thầy can thiệp quyết liệt cũng chịu chung cảnh ngộ như vài đàn anh, đàn chị học đạo diễn nhưng không được cấp bằng.
Tấm bằng đại học đạo diễn của chúng tôi mang nhiều kỷ niệm quý giá, trong đó có công lao đào tạo, truyền đạt kiến thức và hơn hết là tinh thần làm nghề nghiêm túc, tử tế từ thầy. Vĩnh biệt người thầy của chúng con" - đạo diễn Thanh Hiệp xúc động.
Ngoài ra, nhiều nghệ sĩ khác như nghệ sĩ Lê Bình, Kiều Trinh, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, MC Tùng Leo...cũng đau buồn với tin NSND Đoàn Dũng qua đời.
Dien vien Hong Anh bang hoang, khong dam tin NSND Doan Dung qua doi hinh anh 3

Sáng 17/9, NSND Đoàn Dũng qua đời tại bệnh viện Thống Nhất - TP.HCM sau một thời gian chống chọi với những căn bệnh và hưởng thọ 79 tuổi. Được biết, linh cữu của cố nghệ sĩ sẽ quàn tại Nhà tang lễ Lê Quý Đôn TP.HCM. Lễ viếng bắt đầu từ 8h sáng 18/9, lễ động quan vào 6h sáng 19/9 và đưa đi an táng tại nghĩa trang TP.HCM.
NSND Đoàn Dũng tên thật là Nguyễn Anh Dũng, sinh năm 1939 và rất quen mặt với khán giả qua nhiều bộ phim như Em bé Hà Nội, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Dòng sông thơ ấu, Ngõ hẹp... Không chỉ là một diễn viên, ông từng đảm nhận chức phó giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam và hiệu trưởng trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM.
Sinh thời, ông cũng là người thầy đào tạo nên nhiều thế hệ đạo diễn, diễn viên và nay nhiều người đã thành danh như Lý Hùng, Ngọc Hiệp...
Dung Phạm

NSND Đoàn Dũng bị nhiễm trùng thần kinh và nhiều căn bệnh khác

Nghệ sĩ Doãn Châu xác nhận thông tin NSND Đoàn Dũng bị nhiễm trùng thần kinh và nhiều chứng bệnh khác, đang được điều trị tại bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM).

Theo thông tin từ gia đình NSND Đoàn Dũng, ông nhập viện điều trị từ ngày 26/6 với nhiều căn bệnh như xơ gan cổ trướng, suy thận cấp độ 3, gút, hỉnh thoảng lên cơn mê sảng.
Sau thời gian điều trị, các bác sĩ xác định Đoàn Dũng bị bệnh nhiễm trùng thần kinh khiến lúc tỉnh, lúc mê. Đến sáng 30/8, ông được chuyển vào phòng cách ly.
NSND Doãn Châu cho biết hiện nay mọi người muốn vào thăm NSND Đoàn Dũng cũng không được vì ông không thể nói chuyện. Trước đó, vào tháng 4, ông ngồi ghế giám khảo Liên hoan sân khấu Kịch nói toàn quốc 2018. Sau đó, bệnh tình ông trở nặng. 
Trên mạng xã hội, nhiều thế hệ học trò của ông chia sẻ thông tin, bày tỏ sự lo lắng và mong ông sớm khỏe lại.
NSND Đoàn Dũng tên thật là Nguyễn Anh Dũng, sinh năm 1939 tại Hà Nội. Ông được xem là bậc thầy trong lĩnh vực đạo diễn, từng giữ chức vụ Phó giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, hiệu trưởng trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM từ năm 1996. Nhiều học trò của ông đã thành danh như Lý Hùng, Ngọc Hiệp. 
NSND Doan Dung bi nhiem trung than kinh va nhieu can benh khac hinh anh 1

 NSND Đoàn Dũng (phải) cùng NSND Quốc Trị trong một buổi giao lưu. Ông là gương mặt quen thuộc với khán giả yêu truyền hình.

Ông cũng từng góp mặt trong một số phim nổi tiếng như Rừng O Thắm, Thủ lĩnh áo nâu, Biển lửa, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Dòng sông thơ ấu, Ngõ hẹp... 
Ông được nhà nước phong tặng các danh hiệu như NSƯT năm 1984, NSND năm 1997. Ngoài ra, ông còn được trao Huy chương vì sự nghiệp Nghệ thuật Sân khấu, Huy chương vì sự nghiệp Nghệ thuật Điện ảnh, Huy chương vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật...

NSND Đoàn Dũng và những câu chuyện nghề khó quên…

11:44 | 17/10/2016
(TGĐA) - NSND Đoàn Dũng tên thật là Nguyễn Anh Dũng, sinh ngày 15/8/1939 tại Hà Nội (ở làng Thanh Miến, hộ Lục, huyện Thọ Xương, ngay cạnh Quốc Tử Giám). Hiện nay vẫn còn nhà thờ Họ ở ngõ Thanh Miến.



NSND Đoàn Dũng
Thời “ô mai sấu” và cái tên Đoàn Dũng
Hồi học tiểu học có một cô bạn cùng trường tên là Đoàn Quế Hương, tóc dài, áo trắng thướt tha… từng làm ông bị hút hồn bởi vẻ đẹp hiền dịu, thanh lịch – một rung động đầu đời trong sáng, ngây thơ theo ông suốt bao năm tháng…
Chập chờn kỷ niệm mùa thu nắng
Còn đó tương tư mãi tận giờ
Chỉ hận người xưa không gặp được
Nên nhiều cay đắng vẫn bơ vơ!
Đến khi lớn lên, trường thành, kỷ niệm thời mơ mộng đó khiến ông quyết định lấy họ của nàng ghép vào tên mình để trở thành Đoàn Dũng đến tận bây giờ, thấm thoắt đã 78 năm trời.
Ông học tại Hà Nội đến năm 1957 tốt nghiệp tú tài (10/10) trung học phổ thông. Năm 1958, có phong trào tình nguyện vào quân đội theo tiếng gọi của Thành đoàn Thanh niên Hà Nội và Thành đội Hà Nội. Hồi đó hào hứng, sôi nổi lắm! Ngày làm lễ chính thức tại Câu lạc bộ Lao động Hà Nội có sự chứng kiến của Thành đoàn và UBND Thành phố (Ngày 10/10/1958 là ngày Đoàn Dũng nhập ngũ trở thành anh lính cụ Hồ). Tất cả  được tập trung ở làng Hoàng Mai (quận Hai Bà Trưng) để phân về các đơn vị. Người thì về Thái Nguyên, người thì về Phú Thọ, Yên Bái,… Ông được phân công về Sơn Tây – thủ phủ của pháo binh Việt Nam.
Từ Hà Nội lên Sơn Tây, họ sôi nổi hát suốt dọc đường, quên cả mệt nhọc, chân bỏng rát cũng mặc. Theo đoàn quân có các thanh niên trai, gái đạp xe theo sau cười khúc khích, í ới suốt chặng đường… Nhưng khi đến Phùng thì phải giải tán, mọi người không được đi theo nữa vì phải đảm bảo yếu tố “bí mật”. Lại một cuộc chia tay bạn bè, người yêu bịn rịn, bao nhiêu nước mắt… Những chiếc khăn tay, những lá thư, tấm ảnh trao cho nhau (có cảm giác như ra chiến trường, xúc động thật nhiều…)
Ông cùng đồng đội tiếp tục đi mà chẳng biết điểm đến là đâu... Sau mới biết đó là Sơn Tây! Hào hứng, nhớ nhung, hoang mang cứ lâng lâng rất khó tả… Địa điểm ở vùng đồi (Stôngrát là tên ngày xưa, gần chân núi Ba Vì, thuộc địa phận Sơn Tây). 5 giờ sáng dậy điểm danh, tập thể dục, khi chỉ huy gọi tên ai thì người đó hô to “Có” rất dõng dạc sau thì cười khúc khích rất vui, nhìn nhau bâng khuâng, ngỡ ngàng như học sinh đứng trước thầy cô khi khai giảng năm học mới, nhìn nhau thấy lớn hẳn lên:
Ba đỉnh Ba Vì sương đêm nhẹ phủ
Ngọt như giấc mơ thiếu nữ
Xuân tròn căng ngực tuổi hai mươi.
Sau ba tháng là tân binh (ở lữ 364 C814 F351) được biên chế về C14 E208 F351 Vĩnh Yên. Ở đơn vị mới ông được phân công thêm dạy học văn hóa (ngoài học nghiệp vụ quân đội là trắc địa). Hồi đó các chiến sĩ cán bộ từ đại đội đến tiểu đoàn, trung đoàn thời kháng chiến chống Pháp trình độ văn hóa còn thấp lắm! Đơn vị pháo E208 trong đó có C14 là C chỉ huy gồm có: trinh sát, thông tin trắc địa… Do vừa rời ghế nhà trường đi bộ đội ngay nên ông tiếp thu những kỹ năng, kỹ thuật đặc chủng pháo binh rất nhanh. Thậm chí còn về dạy lại các chiến sĩ nông thôn, thật vui khi vừa làm lính lại vừa làm thầy.
Vở Người cầm súng (Đoàn Dũng trong vai Ivanxadin)
Những năm tháng ở bộ đội đang xây dựng doanh trại, ông đã lao động  nhiều đầu việc như đóng gạch, đục đá ở Đồn hang Tuyên Quang, nung vôi, rồi trở về Việt Trì để xây dựng doanh trại. Sau đó còn vác gỗ từ dưới chân núi Tam Đảo lên. Khổ đấy nhưng rất vui khỏe, ăn cơm ba bữa hết gần 1kg gạo như không, sống vô tư với nhiều cung bậc cảm xúc vui đấy, buồn đấy, nhớ nhà, nhớ bạn,…
Thời kỳ ở Vĩnh Yên có một kỉ niệm thật ngây ngô của tuổi trẻ làm ông nhớ mãi. Hôm đó vào ngày Chủ nhật được nghỉ, các lính được ra thị xã Vĩnh Yên chơi, khi qua sân bóng đá của thị xã thì thấy một chiếc máy bay trực thăng đỗ ở đó, có mấy người nước ngoài đang chỉ trỏ lúng túng… Ông tự nghĩ chắc họ cần sự giúp đỡ gì chăng? (Nhanh nhẩu đoảng) chạy xuống xem họ cần gì? (Vì biết đôi chút tiếng Pháp). Khi đến nơi mới biết họ là người Liên Xô (Nga) mà tiếng Nga một chữ ông cũng không biết. Thế là thôi! Về đơn vị không hiểu sao mấy ông cán bộ cấp trên biết chuyện. Gọi ông lên hỏi cho ra nhẽ và cho một trận phê bình nên thân. Thật cũng may chả có chuyện gì! Hồi đó tự nhiên tiếp xúc với người nước ngoài là nguy hiểm lắm, nhiều hệ lụy mà mình không thể ngờ tới. Hồi đó ở Hà Nội mà có chuyện như vậy thì phiền phức lắm vì đang giai đoạn đấu tranh với Nhân Văn giai phẩm…Thật hú vía!
Năm 1959, đơn vị ông được chọn đi duyệt binh mừng lễ độc lập 2/9/1959. Ông và các chiến sĩ phải tập luyện rất vất vả ở sân bay Bạch Mai Hà Nội. Nhưng cũng may đơn vị ông là dân pháo binh ngồi bồng súng trên xe duyệt qua Quảng trường Ba Đình rồi tiếp tục diễu qua các phố Hà Nội. Đang đi thì bỗng nghe thấy mấy tiếng kêu rất to “Thằng Đoàn Dũng kìa”, hóa ra đám bạn học cũ nhận ra ông – một cậu ấm Hà Nội chính gốc ngồi chễm chệ trên xe ôtô, đằng sau kéo một khẩu pháo to đùng thật oách quá…
Năm 1961, Hà Nội có mở hai trường nghệ thuật, đó là: Trường Điện ảnh Việt Nam và Trường Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam. Đây là hai trường nghệ thuật đầu tiên mở theo hệ chính quy, đào tạo theo giáo trình của Liên Xô ( Nga). Bạn bè ở Hà Nội viết thư lên đơn vị giục giã ông về thi tuyển. Bên Trường Điện ảnh đã tuyển xong, chỉ còn bên Sân khấu đang tuyển nốt phần thí sinh còn lại. Vì trước khi vào bộ đội ông có tham gia Câu lạc bộ Thanh niên trực thuộc Đoàn Thanh niên Lao động hoạt động văn nghệ: ca nhạc kịch. Bên ca nhạc có các nghệ sĩ như: NSND Trung Kiên, NSND Quý Dương, NSND Trần Hiếu,… còn bên kịch có NSND Đoàn Dũng, NSND Zoãn Hoàng Giang, NSƯT Minh Ngọc,… tham gia biểu diễn khắp nơi để lại những tiếng vang dữ dội không kém gì các đoàn văn công chuyên nghiệp. Thậm chí xuống Hải Phòng biểu diễn có hàng trăm diễn viên ca nhạc kịch tham gia tưng bừng. Chính cũng từ cái nôi này, một số vào Nhạc viện, một số vào Trường Sân khấu học. Tất cả đã tạo nên một thế hệ vàng âm nhạc và sân khấu điện ảnh Việt Nam
Năm 1961 khi về Trường Sân khấu Việt Nam thi tuyển, lúc đó ông vẫn còn ở bộ đội, đơn vị đang có ý định cho đi học Trường Sĩ quan Pháo binh ở Sơn Tây, ông tranh thủ thời gian về trường liều lĩnh đi thi. Khi thi tuyển ông vẫn mặc quân phục. Ban giám khảo gồm các đạo diễn bậc thầy: NSND Giáo sư Tiến sĩ Đình Quang, NSND Đạo diễn Ngô Y Linh (sau này là Nguyễn Vũ), nhà viết kịch Bửu Tiến, cô Kim Oanh (học ở Trung Quốc mới về) và Đạo diễn NSND, chuyên gia Aptansky ở Liên Xô sang giúp trường tuyển sinh. Ban giám khảo yêu cầu ông hãy trình bày tiểu phẩm đi, thế là ông cứ ngớ người không biết tiểu phẩm là gì? chỉ trả lời mới ở đơn vị về không biết! Mọi người cười vui vẻ, sau đó ban giám khảo qua trao đổi hỏi ông có biết hát hay ngâm thơ không? ông trả lời có ạ và xin ngâm một bài thơ: Đợi anh về của Simônốp. Mọi người gật đầu đồng ý, thế là ông say sưa đọc thơ thật diễn cảm. Được hai phần ba bài thì nghe thấy chuyên gia Liên Xô hô “stop”, làm ông sững người, sượng sùng, lúng túng, vụng về… Ban giám khảo bảo “thôi được rồi, đồng chí về chờ kết quả!”
Sau đó ông ra ngoài sân đứng tần ngần không biết làm gì, nghĩ mình khéo trượt mất rồi! Vừa lúc thấy thầy Đình Quang đi ra, ông lấy hết can đảm mạnh dạn hỏi thầy: Thưa đồng chí! Xin phép cho tôi được hỏi một chút có được không ạ? Thầy Đình Quang tủm tỉm gật đầu. Ông nhẹ nhàng hỏi: Tôi có được trúng tuyển không ạ? Và mau miệng nói luôn Tôi phải về đơn vị ngay nhận nhiệm vụ đi học Trường Sĩ quan Pháo binh! Thầy Đình Quang chần chừ một lúc rồi nói: Thôi được tôi sẽ cho đồng chí một cái giấy tạm thời trúng tuyển. Nhưng đồng chí không được cho ai biết vì đây là trường hợp ngoại lệ vi phạm quy chế. Thế là ông mừng quá vâng vâng, dạ dạ.
NSND Đoàn Dũng trong phim Dòng sông thơ ấu
Về đơn vị ông trình bày xin ra quân, cũng may mà ông đã đủ thời gian làm tròn nghĩa vụ quân sự. Đơn vị cũng biết ông có năng khiếu văn nghệ, thường tổ chức đi biểu diễn văn nghệ giữa các đơn vị với nhau hoặc biểu diễn phục vụ cho dân vùng đóng quân. Những lần đó ông mang về cho đơn vị không ít giải thưởng. Hơn nữa ông lại là thầy giáo dạy văn hóa cho các đồng chí lãnh đạo nên cũng được cảm tình và ưu ái. Ông được làm lễ ra quân để về Trường Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam. Thế mà khi ông về trường học lại chậm hơn các bạn khác đến sáu tháng. Từ đó ông lao vào học vì lòng đam mê cháy bỏng, luôn luôn được lời khen của các thầy cô hết bốn năm học. Ông đỗ loại ưu, được phân công về Nhà hát Kịch Việt Nam.
Về Nhà hát Kịch Việt Nam như diều gặp gió, ông say mê ngày đêm lao vào đọc, học để nâng cao kiến thức. Ở Trường Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam hồi đó chương trình, giáo trình đại học của Liên Xô học đủ bốn năm ra trường chỉ là bằng trung cấp, không được công nhận là đại học vì ở Việt Nam lúc đó chưa có Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh. Mãi đến năm 1983, Bộ mới cho phép mở Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh – thầy Đình Quang làm Hiệu trưởng. Ông xin về trường bổ túc kiến thức để được cấp bằng Đại học Sân khấu và Điện ảnh khóa đầu tiên của trường. Sau đó ông thấy mình cần phải nâng cao kiến thức hơn nữa để có thể phân tích tác phẩm và làm nghề, ông đi học Trường Đại học Tổng hợp (Khoa Ngữ văn). Thế là may mắn có được thêm vốn văn học, điều này cũng là cơ sở rất thuận lợicho nghiệp của ông sau này. Thời kỳ bắt buộc cán bộ khung phải học thêm bộ môn Triết trên đại học để làm quản lý và ông đã đỗ thủ khoa. Trong ngày lễ công bố kết quả, đồng chí Bộ trưởng Trần Hoàn (hồi còn sống) đến dự đã ôm chặt ông, coi thành tích đó là điều vinh dự cho Bộ (luận văn của ông là: “Vận dụng phép biện chứng của nhận thức về mối quan hệ diễn viên và nhân vật”).

55 năm chuyện nghề
Năm 1963, khi dựng vở Một đêm giông tố của tác giả (Crarazian – Rumani), thầy Đình Quang phân vai chính cho ông – là ông chủ Đumitrackê. Một vở hài kịch rất hay… Đumitrackê bị vợ ngoại tình, sau khi đi tuần về nhà người tình (Ventruyrianô) trốn mất không bắt được quả tang. Đumitrackê lồng lộn đánh ghen bắt được chiếc gậy cầm tay ở đầu giường vợ (chiếc gậy này thường là vật cầm tay của những công tử quyền quý). Thế là ông đã sáng tạo ra một lớp kịch mới, lấy chiếc gậy đó làm đạo cụ “Nhân cách hóa” như một kẻ tình địch tóm cái gậy, bắt lên vuốt xuống tạo ra một lớp kịch khá thú vị, sống động được hội đồng nhà trường, bạn bè báo giới ca ngợi hết lời. Vào những năm đó là một hiện tượng hiếm hoi vì những lớp kịch đó không có trong kịch bản nên để lại ấn tượng sâu sắc đầu đời của sinh viên được đánh giá xuất sắc.
Vở Những bông hoa anh túc ông đóng vai một người cha đi bán số may mắn tìm ra số phận của một ai đó. Con ông là kẻ xấu, kẻ phản bội. Ông cho nó rút lá số để cảnh báo, cảnh tỉnh con. Ông đã xử lý, tay run không dám nhìn đứa con rút thẻ, tay chân như muốn gãy đổ, lòng đau cuộn thắt, dùng hình thể quay lại diễn bằng lưng, còng xuống đôi vai nặng trĩu đau khổ (hồi đó không ai dám diễn sự đau khổ bằng lưng). Đây là sự táo bạo trong giây phút thăng hoa đột xuất rất được bạn bè đồng nghiệp cũng như truyền thông khen ngợi về một sự tìm tòi độc đáo.
Rồi tiếp đến, Nhà hát dựng vở Khúc thứ ba bi tráng của Liên Xô do nghệ sĩ nhân dân Dương Ngọc Đức đạo diễn, ông đóng vai đầy tớ “Ápđinđa” bị ông chủ keo kiệt đến tận cùng của cuộc đời nghèo khó đến nỗi trước khi ra đi bỏ lại cho người đầy tớ thân cận một chiếc vali nặng trĩu quần áo rách (chi tiết vali quần áo rách là của tác giả quy định như vậy). Nhưng sau bao đêm mất ăn, mất ngủ tìm cách sáng tạo sao cho có hiệu quả, có sức biểu cảm thuyết phục cả hình lẫn thoại? Vậy là ông xin thay chiếc vali quần áo rách bằng vali toàn cành củi bạch dương để khi người đầy tớ khệ nệ bê chiếc vali khi chiếc vali bục ra thì những cành bạch dương kêu lục cục, loảng xoảng giữa sân khấu tạo một hình ảnh đáng thương, gợi cảm đau đớn như xát muối vào lòng khán giả. Tay ông vừa cầm hai thanh củi vừa gõ vào nhau mà độc thoại một đoạn lời gây xúc động thật mãnh liệt, lớp kịch đó khán giả xem vỗ tay ca ngợi, ngỡ ngàng cho sự sáng tạo độc đáo đó. Sau này báo chí phân tích nhiều kỳ kỹ năng sáng tạo hình tượng nhân vật của tôi. Đạo diễn NSND Dương Ngọc Đức và bạn bè đều chia vui cho công lao tìm tòi sáng tạo bất ngờ của tôi, thật vui! Cứ thế từng bước tôi tự xác định hướng đi cho mình, luôn luôn nỗ lực sáng tạo…
Khi dựng vở Người cầm súng một số nghệ sĩ trong đó có ông được sang Liên Xô để nghiên cứu, gặp gỡ NSND Ulianốp – người đóng vai anh lính Ivan, vai chính của vở mà ông được chọn đóng. Một lớp kịch khó ông đã trao đổi với đạo diễn về những phương án diễn lớp kịch đó như thế nào! Anh lính Ivan ở chiến trường về người vẫn đầy bụi bặm súng đạn đi lấy nước cho anh em đồng đội, bất ngờ lạc vào cung điện Kremlin, đang lang thang thì bắt gặp một người đầu hói, ông hỏi thăm rất bỗ bã tìm nước ở đâu? Ông ta mỉm cười và chỉ chỗ lấy nước, anh lính thủy bảo vệ Lênin thấy ông vụng về, thật thà và có vẻ không biết Lênin là ai nên anh ta vừa cười vừa nói: Đồng chí có biết là đồng chí vừa gặp ai không? ông lắc đầu, cười hiền lành nói không biết.  Người lính thủy vỗ vai ông bảo đồng chí vừa gặp Lênin đấy! Quá bất ngờ ông ngớ người ra, há hốc miệng không nói nên lời, bất ngờ quá, có bao giờ mình nghĩ là được gặp Lênin đâu! Và quay ra khán giả nở một nụ cười hồn nhiên, chân chất, mộc mạc,…rồi chạy khắp sân khấu hét to “Tôi vừa gặp Lênin” đồng thời thuận tay vứt luôn cái ấm lấy nước và hô to một lần nữa “Tôi vừa gặp Lênin”. Đèn sân khấu tắt, đóng màn kết cho một lớp kịch thật tuyệt vời. Các bạn Liên Xô cùng xem đứng dậy vỗ tay, thích thú khen ngợi hết lời (vì vở này là vở kinh điển ở Liên Xô mà người đóng vai anh lính Ivan đó là NSND Ulianốp rất quen với khán giả Liên Xô). NSND Ulianốp khi đến lớp khó này xử lý khi biết mình vừa gặp Lênin thì tay đánh rơi chiếc ấm xuống sàn mà thôi, không gây hiệu quả bằng lớp diễn của ông. Tôi. Với 1ớp kịch này hồi đó báo chí ca ngợi giây phút xuất thần, báo chí Liên Xô cũng ca ngợi đoạn diễn đó (điều này các bạn học ở Liên Xô khi xem báo rồi báo về cho ông biết). Sau này, khi làm giảng viên của Trường Cao đẳng Sân khấu và Điện ảnh ông cũng lấy kinh nghiệm này làm ví dụ cho sự sáng tạo của người nghệ sĩ để họ biết sự mày mò, kiên nhẫn, tìm tòi, sáng tạo táo bạo thì mới xây dựng được những hình tượng nhân vật để lại dấu ấn trong lòng khán giả.
Vở Lịch sử và nhân chứng của Tất Đạt do đạo diễn NSND Dương Ngọc Đức dựng để đi hội diễn chuyên nghiệp sân khấu toàn quốc năm 1985 ở Thành phố Hồ Chí Minh. Có một lớp kịch tác giả quy định nhân vật công nhân nhà máy điện. Bác Hồ thăm anh em công nhân, Bác vào nhà anh công nhân này, ông đã mạnh dạn đề nghị với đạo diễn cho sáng tạo khác đi. Anh công nhân sáng mắt thành anh công nhân mù mắt để có đất diễn trực tiếp với Bác, được phép sờ má, sờ râu! Thế là vào lớp diễn ông quay ra khán giả, trên tường có treo ảnh Bác…và ông được lần lần sờ tay lên mặt ảnh của Bác và đến khi Bác xuất hiện ông được trực tiếp sờ mặt, sờ râu Bác (nếu sáng mắt thì làm sao dám làm thế). Một lớp kịch táo bạo đến không ngờ, ngay tác giả cũng tâm phục khẩu phục. Với vai diễn này ông được trao tặng huy chương vàng (trong vở chỉ có hai huy chương vàng – vai Bác Hồ và vai anh công nhân của ông– ngoài huy chương vàng của vở).
Năm tháng trôi đi, ông được chuyên gia Bungrari NSND Saxôtrôianốp dựng vở Người đốt đền phân công vai Erostas. Trong quá trình xây dựng vở có rất nhiều vất vả, khó khăn nhưng cuối cùng đã thành công bất ngờ để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả trong Nam, ngoài Bắc, đi đâu người ta cũng nhắc đến tên tôi Erostas. Cho đến tận bây giờ vẫn có người nhắc đến hình tượng nhân vật bất hủ đó. Có một chi tiết khi nhân vật Erostas tung đồng xu lên rồi ngửa tay bắt lấy đồng xu… Nhiều đêm diễn không sao nhưng có một hôm đang diễn bỗng nhiên nghe thấy một khán giả kêu lên: Nó bắt đồng xu giả đấy! Đêm hôm đó ông về không ngủ được, suy nghĩ mông lung mãi đến gần sáng thì nảy ra được cách xử lý khác đi. Khi tung đồng xu lên ông đỡ lấy vào giữa lòng bàn tay, sau đó cầm đồng xu đưa lên hàm răng cắn và cười ngạo nghễ sau mới úp tay vào xóc xóc xem số phận đỏ đen! Khán giả ồ lên thích thú. Điều này cũng rất đúng với quá trình sáng tạo hình tượng nhân vật, nhiều khi tập mãi ở sàn diễn mà không tìm ra cách xử lý hay, chỉ đến khi khán giả xem và có sự phản xạ của khán giả dội lên, người nghệ sĩ nắm bắt được giây phút đó chắp thêm cánh cho sự sáng tạo của nghệ sĩ có dấu ấn cuộc sống.
Về sau, khi nhận các vai diễn bên điện ảnh, ông cũng mang lên màn ảnh để nghiên cứu diễn sao cho có cá tính, vì điện ảnh rất cần chi tiết  tả tính cách nhân vật, xây đắp cho hình tượng nhân vật có đời sống phong phú. Nhân vật và đời sống xã hội trên phim thật gần gũi, chân thực hơn bao giờ hết.
Gặp gỡ Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi diễn vở Bài ca Điện Biên (Đoàn Dũng thứ 3 từ trái sang cạnh Đại tướng)
Như vở Trừng phạt của đạo diễn NSND Bạch Điệp, ông đóng một anh lính cộng hòa bị điên vì xã hội ruồng bỏ, vợ con thì chết! Đạo diễn Bạch Điệp đề nghị ông sáng tạo ngẫu hứng một phân đoạn không có trong kịch bản: Anh lính điên cộng hòa ngồi giữa bãi cát mênh mông, cô đơn, vô vọng, đặt trước mặt một loạt những mặt nạ mà anh ta tự nói (độc thoại) với những mặt nạ giấy đó về cuộc đời với vợ con (thu thanh ngay tại chỗ). Sau này khi xem lại đoạn ngẫu hứng đó thật bất ngờ, đạt hiệu quả rất tốt. Đây cũng là một kỷ niệm đẹp khi làm phim với NSND Bạch Điệp.
Năm 1984 – Một đêm diễn lịch sử nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà hát Kịch nói Việt Nam dựng vở Bài ca Điện Biên của tác giả Tất Đạt. Nhà hát cử một nhóm đạo diễn: NSƯT Dương Viết Bát, NSND Doãn Hoàng Giang, NSND Đoàn Dũng, NSND Trọng Khôi,… Các ông đã được Bộ Văn hóa đồng ý huy động bốn đoàn nghệ thuật của Hà Nội với số nghệ sĩ 300 người, đông nhất từ trước tới nay. Nhà hát Lớn Hà Nội được dàn dựng  thành một chảo lửa – các dân công miền xuôi, miền ngược (đồng bào thiểu sổ) cùng chung vai đi chiến dịch thật hào hùng. Khán giả ngỡ ngàng với không khí đó (nào xe đạp thồ, gồng gánh í ới khắp nhà hát), thậm chí ở ngay tầng thượng của nhà hát cũng vang lên những tiếng gọi của bộ đội truyền tin cho các đơn vị… Alô sông Lô đâu trả lời… Hồng Hà đây… Sông Cầu đâu… tất cả hòa lên như một bản giao hưởng bất tận. Những năm sau này từ khán giả, báo chí (nghệ sĩ tham gia vở diễn) đều vương vấn mãi cho một kỳ tích nghệ thuật mà có lẽ sau này khó có một đêm diễn đầy hào khí như vậy – một lớp kịch mà ông không bao giờ quên trong sự nghiệp sân khấu của mình.
Trong vở diễn có một câu thoại: “Báo cáo Đại tướng tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp! Chúng tôi đã bắt sống được tướng Đờ Cát vẫn cái mũ nồi đỏ trên đầu, vẫn cầm cái “Canne” (gậy quyền lực) trên tay…”. Câu nói này ở thời kỳ đó rất “nhạy cảm”. Trên chỉ đạo không được nêu tên Đại tướng tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chỉ được: “Báo cáo tổng tư lệnh mặt trận” mà thôi! Thật khổ! Cả ngày hôm đó từ sáng cho tới sát giờ biểu diễn ông luôn luôn lo lắng, hoang mang – lúc giữ nguyên, lúc cắt, miệng lúc nào cũng  lẩm nhẩm… mãi đến tận sát giờ diễn thì được lệnh của Thứ trưởng NSND Giáo sư Tiến sĩ Đình Quang bảo vẫn giữ nguyên.  Ôi trời! Núi chì trên vai đã được giải tỏa, với ông thì miệng luôn nhắc đi nhắc lại cho khỏi quên “Báo cáo Đại tướng tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp…”
Điều hạnh phúc bất ngờ khi ông vừa nói xong câu đó “Báo cáo…” thì cả nhà hát đều đứng dậy vỗ tay không ngớt (thời kỳ này cấp trên bảo cắt mà mình lại giữ nguyên thì nguy hiểm lắm, nó ảnh hưởng tới sinh mệnh chính trị, chứ không lơ mơ được!) Ngay hai chiếc vé mời vợ chồng Đại tướng đi xem cũng gay lắm. Nhà hát thì mong muốn Đại tướng đi xem (không biết hai chiếc vé đó có đến tận tay Đại tướng hay không) cho nên nhà hát cử ông và NSƯT Bích Châu lên tận nhà mời Đại tướng đi xem (cho chắc chắn). Việc làm này vi phạm vì đã mời vượt cấp, cũng may cấp trên bỏ qua!
Diễn xong cả đoàn chạy ùa xuống phòng khán giả mời Đại tướng lên chụp ảnh kỷ niệm với anh em nghệ sĩ. Hồi đó Bộ trưởng Văn hóa Văn Phác chỉ thị đồng chí nào làm việc tốt, hiệu quả sẽ kết nạp Đảng ngay (coi như chiến sĩ tham gia chiến dịch). Đạo diễn NSND Doãn Hoàng Giang được ông giới thiệu (người giới thiệu thứ nhất) vào Đảng và NSND Doãn Hoàng Giang được kết nạp ngay.
Điện ảnh và những vai diễn cùng năm tháng
Năm 1960 đang học ở Trường Nghệ thuật Sân khấu thì đoàn làm phim A Phủ mời hai lớp diễn viên Sân khấu và Trường Điện ảnh đi làm quần chúng đóng đồng bào Mèo (Mông). Nhìn thấy hai nghệ sĩ: Đức Hoàn và Trần Phương đóng ông thầm ước ao bao giờ mình được đóng phim như họ, rồi chăm chú xem họ đóng phim mà thèm!
Trong phim Biển lửa
Đến năm 1964, ông được đạo diễn Phạm Kỳ Nam mời đóng vai Đại đội trưởng Toàn trong phim Biển lửa. Phim rất hoành tráng, điều động cả một đoàn quân Âu Phi tham gia. Hồi đó những đoàn quân này họ là hàng binh mình vẫn tạm giam giữ cho họ lao động ở nông trường nên được điều động đi đóng phim họ sung sướng lắm, nhắng nhít cứ như trẻ con. Ông nhớ mãi những chi tiết để đời: đạo diễn yêu cầu ông chèo thuyền tập kết với nhau đi đánh sân bay Cát Bi Hải Phòng. Khốn khổ trời nóng mặc áo trấn thủ quay giữa trưa, lấy ống kính chuyên dụng giả làm đêm trăng. Ông hì hục, loạng choạng không biết chèo thuyền, mồ hôi ướt đẫm. Ở trên bờ đạo diễn cứ hô chèo đi, chèo thẳng. Khốn nỗi thuyền cứ quay ngang không đi đúng hướng máy quay. Lúng túng mãi không được ông đành phải xin với đạo diễn cho buộc dây thừng ngầm dưới nước để kéo cho đúng góc độ máy quay. Không ngờ sáng kiến của ông được chấp nhận, thế là thoát một cảnh vô cùng khó khăn, vất vả (từ đó ông rút ra được một điều thú vị là diễn viên phải thâm nhập thực tế, học làm nông dân, thuyền chài, lái xe, phi ngựa… để khi rơi vào tình huống của phim phải sử dụng những đạo cụ địa phương cho thành thạo mà hồi đó có ai dạy bảo đâu, sau này tiếp cận những phương pháp dạy của phương Tây mới mở mắt ra!. Kinh nghiệm đánh quả nổ cũng vậy, có một cảnh ông phải bê một chiến sĩ cùng đơn vị đang bì bõm lội sông thì có nổ giả làm đạn địch bắn. Nào ngờ quả nổ do bộ phận khói lửa cũng chưa có kinh nghiệm nên họ đặt quả nổ nhiều thuốc quá (thí dụ chỉ cần một lạng thì đặt thuốc hai lạng). Khi đi qua quả nổ to qúa, gây sóng ngầm đánh ngã làm ông bủn rủn cả chân tay. Vậy mà khi ngã nhưng trên tay ông vẫn cố bê đồng đội, rồi vẫn lấy hết sức đứng dậy để thực hiện nốt phân cảnh ấy vì nếu bỏ ngang xương phải quay lại thì phức tạp, ảnh hưởng cả đoàn phim vô cùng… Mọi người đều chia vui vì lòng dũng cảm và ý thức nghề nghiệp rất cao để  của ông để vẫn hoàn cảnh quay.
Phim Rừng O Thắm cũng vậy, có nhiều phân đoạn nguy hiểm mà hồi đó kinh phí còn nghèo lại chưa có kinh nghiệm thực tế. Khi lội xuống suối để gánh cầu cho xe ô tô chạy qua, khổ một nỗi không có cọc bảo hiểm cứ nhảy đại xuống mà gánh cầu, thật  nguy hiểm chết người mà vẫn vô tư. Gánh cầu cho xe qua rất nặng, sơ sẩy một chút chỉ cần một người không gắng chịu thì cầu sập ngay, ôtô đè lên chết người như không. Cũng vì lòng đam mê đóng phim, thậm chí lại thiếu hiểu biết nữa mà cùng làm liều, nghĩ lại rùng mình, may mắn thoát chết quá sức tưởng tượng.
Khi làm việc với đạo diễn NSND Hải Ninh đóng vai Vệ trong Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, ông đã vào tận giới tuyến Cửa Tùng để quan sát, nghiên cứu nên đã tạo được hình tượng Vệ thật ấn tượng, đến nỗi cái tên đó thành tên đời thường mỗi khi khán giả, bạn bè gặp ông đều đùa gọi Vệ, Vệ…
Năm 1987 khi làm phim Thủ lĩnh áo nâu, ông vào vai cụ Đề Thám, NSND Trà Giang đóng vai vợ Ba của Đề Thám. Có một chuyện cười ra nước mắt: Đến giờ nghỉ ăn cơm trưa ông tháo bộ râu ra để bên cạnh chỗ ngồi và nghĩ rằng ăn xong lại gắn râu vào diễn tiếp. Không ngờ, khi đang mải ăn thì bỗng có một làn gió thổi mà ông chẳng hề để ý, thế là gió cuốn phăng bộ râu của cụ Đề Thám đi đâu mất tiêu… Ăn xong quay lại để lấy râu. Thì ơi thôi… không thấy râu đâu cả, hoảng sợ ông vội kêu toáng lên “Mất râu cụ Đề rồi”. Mọi người tưởng ông nói đùa, nhưng ông thì mặt tái mét không còn một giọt máu… vì nếu mất bộ râu thì cả đoàn phải hoãn quay một thời gian dài vì phải chờ hóa trang  đan lại bộ râu…. Thế là cả đoàn tủa ra đi tìm như tìm kim đáy bể, mấy chục con người ai cũng cúi gầm mặt xuống đất, riêng ông vừa cúi gầm mặt vừa bò từng bước một mà tìm “râu cụ Đề”. Phải mất mấy tiếng đồng hồ mới thấy một người trong đoàn hô to thấy “râu cụ Đề” đây rồi. Thật hú vía! Chỉ vì một sơ suất nhỏ …làm hại nguyên cả đoàn.   Cuộc sống là vậy, đừng bao giờ vô tình với những chi tiết nhỏ sẽ xảy ra những hệ lụy không lường trước được.
Nhớ lại thời gian đóng phim ông may mắn được gặp bà Hoàng Thị Thế – con gái của Đề Thám ở Pháp về có lên chơi với đoàn phim. Ông mạnh dạn tới gặp bà và có hỏi: Thưa bà thấy tôi đóng hình tượng cụ Đề Thám ra sao, thì thấy bà nghiêng nghiêng mặt, nheo mắt rồi buông một câu tiếng Pháp: Rất tốt!
Đứng bục giảng… vẫn đam mê diễn
Năm 1988, Bộ Văn hóa thông tin điều ông vào Thành phố Hồ Chí Minh làm giảng viên rồi làm Hiệu phó, Hiệu trưởng trường Sân khấu- Điện ảnh ông luôn lấy những kinh nghiệm trong hơn 50 năm sáng tạo để lồng vào bài giảng cho sinh viên nên đạt được những kết quả rất tốt đẹp…
Ông đã biên soạn những chuyên đề để giảng dạy cho các em ở các lớp: đạo diễn, diễn viên, lý luận phê bình… đó là: Phương pháp sáng tạo nhân vật; Sự khác nhau cơ bản khi diễn xuất trước ống kính và sàn diễn sân khấu như thế nào? Vận dụng phép biện chứng của nhận thức về mối quan hệ giữa diễn viên và nhân vật
Phim Tình yêu bên bờ vực thẳm
Đồng thời rút ra những nét cơ bản của nghệ thuật “thể hệ Stanislapsky” để giúp đỡ các em sinh viên nắm những nét chính: “Sống đúng quy định hoàn cảnh”. Sống chứ không phải diễn… Hay: Phải biết “giả thử” mới có cơ sở để tưởng tượng, để sáng tạo.
Biết bao khó khăn ông đều cố gắng vượt qua để làm tốt nhiệm vụ… Tuy nhiên, lòng đam mê được diễn vẫn đeo đuổi ông. Không nề hà phim điện ảnh hay truyền hình và ông tiếp tục hóa thân vào các vai như ông hội đồng, nông dân miền Nam… cho đến Tôn Sĩ Nghị tướng Tàu trong phim Tây Sơn hào kiệt. Thế là một cuộc chinh chiến nữa, một ông nông dân miền Nam –khác xa với ông nông dân Bắc bộ. Từ địa chủ miền Nam cũng khác xa địa chủ phú nông miền Bắc. Một cuộc thể nghiệm nghiêm túc trên trường quay đã mang lại hiệu quả lớn, được bà con cô bác Nam bộ,hay trong giới truyền thông ấn tượng, khi ông này mất hết vàng, tiền do bà vợ trẻ lấy rồi trốn theo trai. Đây là một trường đoạn thú vị, nó thể hiện tính bủn xỉn, keo kiệt của một tay trọc phú. Ông đã yêu cầu thiết kế làm một chùm chìa khóa có sợi dây đeo lủng lẳng bên mình nhưng phải có túi vải nhung bọc lấy chùm chìa khóa, tiền vàng thì bỏ vào một hộp khảm trai có bọc vải điều. Tất cả để đầu tư cho nhân vật ngay từ ngoại hình để khán giả thấy ngay sự keo kiệt, bủn xỉn quá đáng. Rồi tới  cả hành thái khi đếm tiền từng tập một, ông đem kẹp vào chân như bà bán hàng ở ngoài chợ, hay đến đếm vàng có thói quen đưa lên răng cắn cắn, cười khà khà thích thú sung sướng… Tất cả chi tiết đó được đạo diễn và anh em trong đoàn khen ngợi là thầy biết khai thác chi tiết quan trọng để thực nghiệm, tả rõ tính cách nhân vật. Nhất là ở phim Tây Sơn hào kiệt trong vai Tôn Sĩ Nghị – tướng Tàu ngạo mạn, ông dùng tiếng cười (trong nghệ thuật tuồng để thể hiện tiếng cười ngạo mạn rất hiệu quả) rồi tiếp sau đó là tiếng nói bằng tiếng Tàu và có tiếng Việt thuyết minh ngay cạnh đó, song song hai thứ tiếng gây một ảo giác rất hiệu quả, thú vị cho khán giả xem…
Trải qua những năm tháng vừa là diễn viên, đạo diễn rồi chuyển sang làm thầy giáo thật lắm gian truân! Vinh quang và cay đắng, vui buồn xen kẽ (cũng như biết bao số phận nhân vật mà ông  từng xây dựng, sáng tạo). Đạt được điều đó là do cả quá trình ông  kiên trì, mày mò, say mê  và không ngừng học hỏi để luôn sáng tạo. Suốt cả cuộc đời chỉ biết đi “tìm”, học hỏi, tích lũy, quyết tâm phải làm bằng được những điều mơ ước hằng ấp ủ “Hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai”. Cả một cuộc đời dâng hiến “giá trị của mỗi người là anh phải dám sống hết mình cho một điều gì đó”, phải dành trọn vẹn đời mình để nâng niu, quý trọng hình tượng nghệ thuật mà mình sáng tạo ra.
NSND Đoàn Dũng được kết nạp vào Đảng năm 1982 và đã được Nhà nước phong tặng các danh hiệu:Nghệ sĩ ưu tú đợt (một) năm 1984; Nghệ sĩ nhân dân đợt (bốn) năm 1997; Năm 1999, được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhì ; Huân chương Lao động Hạng nhì; Bằng khen của Bộ về danh hiệu Giảng viên dạy giỏi cấp Bộ. Ngoài ra còn có Huy chương vì sự nghiệp Nghệ thuật Sân khấu; Huy chương vì sự nghiệp Nghệ thuật Điện ảnh; Huy chương vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật
Một số vở diễn tiêu biểu: Một đêm giông tố, Nguyễn Văn Trỗi, Bên hàng rào Tà Cơn, Sang sông, Âm mưu và tình yêu, Trưởng giả học làm sang (Molière), Những bông hoa anh túc, Bay trước mùa xuân, Hận thù từ đâu tới, Chuông đồng hồ điện Kremlin, Khúc thứ ba bi tráng, Người cầm súng, Người cha thô bạo, Vụ án người đốt đền (Êrôstas), Nghêu Sò Ốc Hến, Nhân danh công lý, Nila cô gái đánh trống trận, Đêm đen Hoa pháo, Câu chuyện tình yêu Lịch sử và nhân chứng, Đôi mắt, Bài ca Điện Biên….
Về Điện ảnh có các phim tiêu biểu: Bức tường không xây, Biển lửa, Độ dốc, Rừng O Thắm ,Ngõ hẹp, Cha và con, Em bé Hà Nội, Tình yêu bên bờ vực thẳm, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Thủ lĩnh áo nâu (Đề Thám), Trừng phạt, Dòng sông thơ ấu, Trái đắng, Nàng Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Ngọn tháp Hà Nội, Đất và lửa Ninh Thành Lợi, Đứa con kẻ tử tù, Tây Sơn hào kiệt, Nàng Xê Đa….



Vũ Liên

Vĩnh biệt NSND Đoàn Dũng - người thầy của nhiều thế hệ

Vĩnh biệt NSND Đoàn Dũng - người thầy của nhiều thế hệ
(PL)- Sự ra đi của NSND Đoàn Dũng để lại niềm tiếc thương trong lòng nhiều thế hệ diễn viên, đạo diễn, nhà biên kịch… vốn là những học trò của ông ngày cũ.
Vào 8 giờ 50 phút sáng 17-9, tại BV Thống Nhất (TP.HCM), NSND Đoàn Dũng đã qua đời sau những ngày chống chọi với nhiều loại bệnh: Viêm gan siêu vi B, suy thận… Và gần nhất, trong tuần qua, ông đã phải nhập viện ở phòng cách ly do nhiễm trùng thần kinh.
Nhiều nghệ sĩ thảng thốt: “Bố ơi!”
NSND Đoàn Dũng những năm sau này chủ yếu xuất hiện trong vai trò giám khảo các liên hoan, hội diễn sân khấu, điện ảnh chứ ít tham gia đóng phim; thế nhưng khi tin ông nằm xuống được đăng tải thì rất nhiều nghệ sĩ các thế hệ gọi ông da diết: “Bố ơi!”, “Thầy ơi!”.
Trên trang Facebook của mình, diễn viên Hồng Ánh chia sẻ: “Vậy là từ hôm nay điện ảnh và sân khấu Việt Nam đã vắng bóng dáng và giọng nói rộn ràng hào sảng của bố trong các buổi hội thảo về nghề, các kỳ liên hoan phim, các buổi kỷ niệm họp mặt rồi. Con chào tạm biệt bố nhé, một người nghệ sĩ tài năng, tâm huyết luôn đau đáu cho tương lai của điện ảnh và sân khấu Việt Nam. Nơi đó bố hãy thật vui, hãy dõi theo và phù hộ cho thế hệ nghệ sĩ kế thừa sự nghiệp của bố tình yêu, lòng dũng cảm và ý chí rèn luyện bền bỉ với nghề nha bố. Sài Gòn sáng nay mưa buồn quá bố ơi!”.
Tiếng gọi “Bố ơi!” xuất hiện trong tất cả những dòng trạng thái (status) trên mạng xã hội của các nghệ sĩ dành cho ông.
Nghệ sĩ Mạnh Cường của Nhà hát kịch Hà Nội thì chia sẻ một kỷ niệm mới nhất của NSND Đoàn Dũng: Trong đợt Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc tại TP.HCM vào tháng 4-2018, sau khi vở Vùng lạnh được diễn, dù là thành phần ban giám khảo nhưng vì xúc động với vở diễn mà ông không ngại lên sân khấu nắm tay, rơi nước mắt chúc mừng các diễn viên.
Vĩnh biệt NSND Đoàn Dũng - người thầy của nhiều thế hệ - ảnh 1
NSND Đoàn Dũng sinh thời. Ảnh: Hội Điện ảnh TP.HCM
“Cây đa, cây đề” của điện ảnh Việt Nam
NSND Đoàn Dũng tên thật là Nguyễn Anh Dũng, sinh ngày 15-8-1939 tại Hà Nội. Ông học tại Hà Nội, sau đó tham gia quân đội. Trong thời gian quân ngũ, ngoài việc học nghiệp vụ quân đội là trắc địa, ông còn dạy văn hóa. Chính những trải nghiệm đó đã giúp ông vào vai người lính trong nhiều phim, kịch sau này.
Ông cũng là sinh viên khóa đầu tiên của Trường Nghệ thuật sân khấu I (nay là ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội). Ông cùng lớp với NSND Thế Anh, NSND Trà Giang... Sau khi ra trường, ông hoạt động tại Nhà hát kịch Việt Nam, sau đó trở thành phó giám đốc nhà hát.
Sau khi vào TP.HCM ông làm giảng viên, rồi hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu và Điện ảnh TP.HCM. Ông đã đào tạo nhiều thế hệ đạo diễn, diễn viên: Lý Hùng, Ngọc Hiệp... Ông được phong tặng Nghệ sĩ ưu tú đợt đầu tiên vào năm 1984, Nghệ sĩ nhân dân đợt thứ tư vào năm 1987 và năm 1999.
Ông từng tham gia một số phim nổi tiếng như Em bé Hà Nội, Rừng O Thắm, Thủ lĩnh áo nâu, Biển lửa, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Dòng sông thơ ấu, Ngõ hẹp... Trong đó, vai diễn Đề Thám ở phim Thủ lĩnh áo nâu của ông tạo được rất nhiều ấn tượng cho người xem.
Linh cữu của NSND Đoàn Dũng được quàn tại Nhà tang lễ TP.HCM (25 Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM). Lễ viếng bắt đầu từ 8 giờ ngày 18-9. Lễ truy điệu lúc 8 giờ ngày 19-9, sau đó đưa đi an táng tại Nghĩa trang TP.HCM.
QUỲNH TRANG

Các vai diễn ghi dấu ấn của NSND Đoàn Dũng

Cố nghệ sĩ được nhớ đến khi biến hóa qua các nhân vật trong "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Hoàng Hoa Thám" hay "Rừng O Thắm".
06:09 - 17/09/2018
Ngày 17/9, nghệ sĩ Đoàn Dũng qua đời ở TP HCM, thọ 79 tuổi. Ông sinh năm 1939 ở Hà Nội, có hơn nửa thế kỷ hoạt động nghệ thuật, được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1984, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) năm 1997... Nghệ sĩ từng là phó giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam và hiệu trưởng đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM.
Đoàn Dũng là sinh viên khóa đầu của trường Nghệ thuật sân khấu I (nay là đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội), theo chuyên ngành kịch. Ông hoạt động song song ở cả mảng sân khấu và phim ảnh, có nhiều tác phẩm được nhớ đến. Trong sự nghiệp, cố nghệ sĩ chuyển đổi đa dạng giữa dạng vai chính diện và phản diện.
Biển lửa
canh-phim-bien-lua-1537167873_500x300.jpg
 
 
Cảnh phim Biển lửa
Năm 1964, Đoàn Dũng tham gia phim Biển lửa của Phạm Kỳ Nam, kể về những trận chiến nơi tiền tuyến. Nhân vật của ông là đại đội trưởng Toàn - một chiến sĩ dũng cảm. Trong phim, Đoàn Dũng phải đóng nhiều cảnh hành động. Ở một trích đoạn, ông phải bế một chiến sĩ lội sông. Khi nhóm làm hiệu ứng cho nổ quá mạnh, sóng ngầm khiến Đoàn Dũng bủn rủn cả chân tay. Tuy nhiên, ông vẫn cố bê đồng đội diễn nốt để không làm hỏng đúp quay. Nghệ sĩ cũng kể lại kỷ niệm vui khi diễn cùng các hàng binh người châu Âu, châu Phi - được điều động để đóng vai quân địch. Dù là lính phe địch, họ vui mừng, nhắng nhít khi ra trường quay do tạm thoát cảnh ở tù, lao động.
Rừng O Thắm
doan-dung-rung-o-tham-1537169911_500x300.jpg
 
 
Đoàn Dũng Rừng O Thắm
Rừng O Thắm (1967) do Hải Ninh đạo diễn và biên kịch, kể về những chiến công của nữ chiến sĩ giao thông vận tải Thắm (Đỗ Thủy đóng). Câu chuyện diễn ra trong một ngày, lấy bối cảnh một đoạn đường ngắn nơi nhân vật chính phải hoàn thành nhiệm vụ giúp đoàn xe đi qua. Đoàn Dũng thủ vai một người lính lạc quan trong lúc kẻ thù đánh phá ác liệt. Ông mạo hiểm tự diễn cảnh lội xuống suối gánh cầu cho ôtô chạy qua.
Vĩ tuyến 17 ngày và đêm
doan-dung-vi-tuyen-17-ngay-va-dem-1537169317_500x300.jpg
 
 
Đoàn Dũng Vĩ tuyến 17 ngày và đêm
Đoàn Dũng góp mặt trong tác phẩm nổi tiếng của điện ảnh cách mạng Việt Nam năm 1972, do Hải Ninh đạo diễn. Nhân vật của ông là Vệ - một dân quân bị tên ác ôn Trần Sùng (Lâm Tới đóng) khống chế. Ông lột tả nhân vật vừa hung ác vừa bất lực qua những cảnh lè nhè, say khướt, đôi mắt xếch dữ tợn. Để nhập vai, Đoàn Dũng cho biết đã vào Cửa Tùng (Quảng Trị) ngay trong thời chiến để quan sát thực tế. Bộ phim của đạo diễn Hải Ninh xoay quanh cuộc sống ở hai bên đường biên giới chia cắt Việt Nam thời chống Mỹ. Nhân vật trung tâm là Dịu - một người phụ nữ ở lại bờ Nam khi chồng tập kết ra Bắc, sau thành bí thư chi bộ và nhiều lần bị chính quyền miền Nam bỏ tù.
Hoàng Hoa Thám
doan-dung-hoang-hoa-tham-1537171514_500x300.jpg
 
 
Đoàn Dũng Hoàng Hoa Thám
Năm 1987. đạo diễn Trần Phương thực hiện bộ phim Hoàng Hoa Thám, gồm hai tập Thủ lĩnh áo nâuLửa cháy đường chân trời. Đoàn Dũng thủ vai Hoàng Hoa Thám (1858 - 1913), thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Yên Thế. Người anh hùng áo nâu nhiều lần giành chiến thắng, khiến kẻ địch kính sợ và gọi là Hùm thiêng Yên Thế. Đây là vai chính nổi bật trong sự nghiệp điện ảnh của Đoàn Dũng. Nghệ sĩ thể hiện sinh động hình ảnh người anh hùng can đảm, kiên cường, được bà Hoàng Thị Thế - con gái Hoàng Hoa Thám - khen ngợi trên trường quay. Ở phim này, nghệ sĩ Trà Giang thủ vai bà Ba Cẩn - vợ Hoàng Hoa Thám.
Tây Sơn hào kiệt
doan-dung-tay-son-hao-kiet-ton-si-nghi-1537173306_500x300.jpg
 
 
Đoàn Dũng Tây Sơn hào kiệt Tôn Sĩ Nghị
Năm 2010, Đoàn Dũng hóa thân Tôn Sĩ Nghị - vị tướng Trung Quốc - trong Tây Sơn hào kiệt, tác phẩm kể chuyện Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Ông khắc họa cái ác, sự kiêu ngạo của nhân vật qua tiếng cười cường điệu giống nghệ thuật tuồng. Sự xấu xa của nhân vật đối lập với vẻ oai hùng, trượng nghĩa của Nguyễn Huệ (Lý Hùng đóng). Ngoài đời, Lý Hùng là một trong những học trò của Đoàn Dũng trong thời gian ông làm việc ở TP HCM.
Ngoài các phim này, Đoàn Dũng góp mặt trong Tình yêu bên bờ vực thẳm, Em bé Hà Nội, Dòng sông thơ ấu, Ngọn tháp Hà Nội, Đất và lửa Ninh Thành Lợi, Đứa con kẻ tử tù... Ồng còn là giám khảo của nhiều giải thưởng phim ở Việt Nam. Nghệ sĩ làm việc tận tụy đến cuối đời, hồi tháng 4 còn chấm Liên hoan sân khấu kịch nói toàn quốc.
Ân Nguyễn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét