Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2018

NỖI NIỀM OAN KHUẤT 35

Hét lên đi, ơi quê hương yêu dấu! 

-----------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Nỗi oan khuất của dân đã thấu tận trời xanh vì cán bộ CS lường gạt cướp đất
Chỉ vì tin vào chính quyền và đại diện bên dự án với những lời nói vâng dạ nhẹ nhàng của kẻ biết lỗi của Anh Hiếu mà phần mồ mả của gđ tôi lại một lần nữa bị tàn phá Gia đình tôi rất mong được sự giúp đỡ của cộng đồng và các nhà báo chân chính vào cuộc giúp đỡ gia đình tôi nói lên sự thật việc tàn phá mộ mả đau sót này tại bãi tha ma cổ giải phướn la dương phường dương nội từ năm 2010 đến nay chưa được giải quyết

Bí mật vụ án oan từng thay đổi cả nước Mỹ

Cách đây 100 năm, một vụ hành hình đã xảy ra ở bang Georgia (Mỹ). Vụ hành hình không kinh khủng hơn các vụ khác nhưng bất thường ở chỗ nạn nhân là một người Do Thái da trắng bị kết án dựa trên lời khai của một người da màu và việc hành hình đó lại không phải do cơ quan tư pháp thực hiện. Vụ việc khi ấy đã kích động tâm lý bài Do Thái của cả bang Georgia và thu hút sự chú ý toàn nước Mỹ.

Bỏ qua chứng cứ
Rạng sáng ngày 17.8.1915, Leo Frank - một kỹ sư người Mỹ gốc Do Thái bị hành hình. Frank bị kết án cách đó 2 năm vì tội giết một bé gái 13 tuổi tên là Mary Phagan  làm việc tại Công ty Bút chì Quốc gia ở Atlanta nơi Frank là người quản lý. Phagan bị phát hiện nằm trên sàn nhà trong vũng máu ở tầng hầm nhà máy. Cái chết bi thảm của em khiến dư luận dậy sóng với vấn đề giai cấp, chủng tộc và tôn giáo ở miền Nam nước Mỹ. Dư luận ở Atlantan dường như cáo buộc đạo Do Thái của Frank chính là thứ gây nên tội lỗi cho anh ta.
 bi mat vu an oan tung thay doi ca nuoc my hinh anh 1
Leo Frank.
Frank 29 tuổi, lớn lên ở miền Bắc, là kỹ sư, kết hôn với con gái của một gia đình Do Thái giàu có thuộc tầng lớp thượng lưu lâu đời ở Atlanta. Với xuất thân như vậy, anh bị phần lớn xã hội Georgia coi là người ngoài cuộc, xa lạ.
Là người cuối cùng thừa nhận nhìn thấy Phagan còn sống, Frank là nghi can chính liên quan đến cái chết của cô bé Phagan. Tuy nhiên, sau khi bị bắt, Frank không chỉ là một nghi can bình thường. Mọi định kiến thâm căn cố đế với người Do Thái chợt bùng lên mạnh mẽ trong xã hội.
Vụ giết người tàn bạo đã khiến dư luận đòi chính quyền nhanh chóng đưa kẻ thủ ác ra trước công lý. Khi cảnh sát xuất hiện tại nhà Frank sáng hôm sau vụ giết người, Frank tỏ ra lo lắng. Anh đi cùng cảnh sát tới chỗ thi thể Phagan ở nhà máy. Frank cho biết vào ngày hôm trước, mình đã ở văn phòng chừng hơn 20 phút sau khi Phagan ra ngoài. Một công nhân khai rằng lúc cô đến văn phòng để lĩnh lương thì không thấy Frank. Cô này đợi vài phút rồi đi về. Người bảo vệ ca đêm hôm đó khai rằng Frank đã gọi điện vào cuối ngày để hỏi xem mọi thứ có ổn không - hành động mà Frank chưa bao giờ làm. Dựa trên các lời khai đó, Frank đã bị bắt.
 bi mat vu an oan tung thay doi ca nuoc my hinh anh 2
Mary Phagan.
Sau đó, cảnh sát có thêm nhiều bằng chứng để quyết định đưa Frank ra xét xử. Nhân chứng chính của vụ án là Jim Conley, một người bảo vệ da màu bị bắt khi đang giặt vết máu đỏ trên áo. Người này khai đã giúp Frank tiêu hủy xác của Phagan. Dù bốn bản khai của Conley đều có những chi tiết mâu thuẫn nhưng dựa vào lời khai của Conley, bồi thẩm đoàn vẫn kết án Leo Frank.
Trong khi đó, người dân Atlanta mong chờ một bản án cho kẻ giết người. Họ tụ tập quanh tòa án, hò hét khi bồi thẩm đoàn sau 25 ngày xét xử đã tuyên bố Frank có tội.
Luật sư của Frank sau đó đã nộp liên tiếp 2 đơn kháng án lên Tòa án Tối cao Georgia và 2 đơn lên Tòa án Tối cao Mỹ với lý do quy trình xét xử có vấn đề vì Frank không có mặt khi tòa ra bản án và bồi thẩm đoàn bị áp lực quá lớn từ dư luận. Tòa án Tối cao Mỹ đã bác đơn kháng cáo này.
 bi mat vu an oan tung thay doi ca nuoc my hinh anh 3
Báo chí Atlanta đưa tin về vụ Frank.
Trong khi đó, ông Thomas E. Watson, chủ báo Jeffersonian, đã thực hiện một chiến dịch lên án Frank và được người dân Georgia hưởng ứng nhiệt tình. Cáo buộc của ông Watson nhằm vào người Do Thái nói chung và Frank nói riêng khiến tờ báo của ông bán rất chạy và Watson còn nhận được vô số lá thư khen ngợi ông cũng như tờ báo. Ông Watson và tờ báo đã thổi bùng ngọn lửa căm giận của công chúng.
Sự man rợ của đám đông
Khi mọi đơn kháng cáo đều bị bác, các luật sư của Frank tìm cách giảm hình phạt cho Frank từ Thống đốc bang Georgia sắp mãn nhiệm là ông John M. Slaton. Thời điểm ông Slaton xem lại vụ án, ông phải chịu áp lực lớn từ dư luận. Ông đã xem lại hơn 10.000 trang văn bản, thăm nhà máy bút chì nơi xảy ra án mạng và cuối cùng kết luận là Frank vô tội. Tuy nhiên, trước ngày tử hình Frank, ông lại chỉ giảm tội từ tử hình xuống chung thân.
Quyết định của Thống đốc Slaton khi ấy đã khiến dân chúng Georgia giận dữ, dẫn tới bạo loạn khắp Atlanta. Các cuộc tuần hành tới dinh thự của ông Slaton đã được một số đối thủ của ông tổ chức. Tình trạng nghiêm trọng, hỗn loạn đến mức ông Slaton phải ban bố thiết quân luật và điều cả vệ binh quốc gia. Khi nhiệm kỳ thống đốc của ông Slaton kết thúc vài ngày sau đó, cảnh sát đã phải hộ tống ông và vợ ra ga xe lửa. Hai vợ chồng ông lên tàu hỏa và rời bang Georgia suốt cả chục năm sau.
Rạng sáng 16.8.1915, Frank bị một số người dân ở thành phố Marietta - quê nhà của cô bé Phagan - lôi ra khỏi phòng giam sau khi họ đột nhập vào nhà tù, cắt dây điện thoại, khống chế cai ngục. Họ lái xe đưa thẳng Frank về Marietta. Đoàn xe dừng lại ở bìa một khu rừng gần nơi cô bé Phagan lớn lên. Họ dẫn Frank tới một gốc cây sồi, bắt anh đứng lên một cái bàn và tròng thòng lọng quanh cổ anh. Lúc 7 giờ, người ta hỏi Frank có muốn nói điều gì không. Frank nói: "Tôi bây giờ nghĩ về vợ và mẹ nhiều hơn mạng sống của tôi". Trước khi treo cổ, họ đã cho Frank một cơ hội nhận tội cuối cùng nhưng Frank vẫn im lặng. Người ta đá đổ chiếc bàn và Frank treo lơ lửng.
 bi mat vu an oan tung thay doi ca nuoc my hinh anh 4
Leo Frank bị hành hình.
Hàng nghìn người đã đến để ăn mừng, chụp ảnh với thi thể của Frank. Họ cắt từng mẩu dây thừng buộc cổ Frank và xé từng mảnh quần áo của anh. Cuối cùng, một quan tòa trong vùng phải đứng trước  đám đông, cầu xin họ để người ta đưa xác Frank đi. Quan tòa này nói: "Cho dù lúc sống Frank có gây tội ác gì đi chăng nữa thì anh ta cũng có một người bố và một người mẹ, hãy rủ lòng thương họ".
Thế nhưng ngay khi Frank được hạ xuống, đám đông lại bủa vây cái xác. Trong số đó có người còn giẫm chân liên tục lên mặt Frank. Về sau, các bức ảnh ghê rợn về vụ treo cổ còn được đăng báo và in làm bưu thiếp bày bán tại các cửa hàng cùng với các mẩu dây thừng và quần áo của Frank. Người ta còn bán cả cành cây từ cây sồi Frank bị treo cổ.
Khi được đưa về tới Atlanta, thi thể Frank cũng chưa được yên thân. Đám đông ở đây ùa về nơi cất giữ thi thể Frank đòi xem mặt anh ta bằng được nếu không sẽ đập vỡ cửa. Đám đông hỗn loạn phá vỡ một cửa kính, buộc cảnh sát phải đưa quan tài Frank ra nhà nguyện. Tại đây, trong vòng 5 tiếng, khoảng 15.000 người đã đổ đến để xem xác Frank.
Sau đó, thi thể Frank được chuyển từ Georgia về thành phố New York ngày 19.8, được “trưng bày” như một chiến lợi phẩm để hàng nghìn người vui sướng, hả hê vì đã giết được một người bị cáo buộc tội hiếp dâm, giết người… Nhưng cũng có cả nghìn người xuất hiện để tiếc thương cho số phận của chàng kỹ sư xấu số.
Trang sử đen tối
Những ngày sau đó, báo chí đều đưa tin rằng nhóm người hành hình Frank là các lãnh đạo dân sự thành phố Marietta và hạt Cobb, gồm các luật sư, doanh nhân và chính khách. Thế nhưng, không ai bị bắt. Thực tế, nhiều người có ở Georgia ủng hộ vụ hành hình. Thị trưởng Atlanta, ông J. G. Woodward đã tuyên bố: "Khi chuyện liên quan đến danh dự của một phụ nữ, không có giới hạn nào mà chúng ta không thể thực hiện để trả thù và bảo vệ".
Thế nhưng, ngoài dư luận Georgia và Atlanta nói riêng, những khu vực khác ở Mỹ rùng mình trước vụ hành hình. Cựu Tổng thống William Howard Taft (Tổng thống thứ 27 của Mỹ) gọi vụ hành hình là "cơn giận đáng ghê tởm".
Vụ án của Frank không chỉ là một thất bại của công lý mà còn là biểu tượng cho nỗi sợ của miền Nam nước Mỹ lúc bấy giờ. Công nhân bất mãn vì bị các ông chủ nhà máy miền Bắc đến miền Nam bóc lột trong quá trình tái tổ chức lại nền kinh tế nông nghiệp suy tàn. Do là người Do Thái nên Frank càng khiến dân miền Nam bất mãn khi tâm lý chống Do Thái âm ỉ bị báo chí Georgia thổi bùng lên.
Các bài xã luận đăng trên báo chí toàn nước Mỹ ủng hộ một phiên tòa xét xử mới dành cho Frank và tuyên bố anh vô tội. Điều này lại càng củng cố niềm tin của nhiều người dân Georgia rằng đó là nỗ lực của người Do Thái dùng tiền và ảnh hưởng của mình để che mắt công lý.
Năm 1986, Hội đồng Ân xá và Tạm tha bang Georgia đã ân xá cho Frank với tuyên bố: Không đề cập đến vấn đề có tội hay vô tội, trong bối cảnh thừa nhận rằng bang đã thất bại trong bảo vệ Leo M. Frank do đó bảo lưu cơ hội tiếp tục kháng cáo bản án, trong bối cảnh thừa nhận bang đã thất bại trong việc đưa những kẻ giết Frank ra trước công lý cũng như thất bại trong nỗ lực hàn gắn vết thương cũ, xét theo hiến pháp và thẩm quyền, Hội đồng Ân xá và Tạm tha ban lệnh ân xá cho Leo M. Frank.
Lệnh ân xá một phần dựa trên lời khai năm 1982 của ông Alonzo Mann - người lúc đó đã 83 tuổi. Khi xảy ra vụ án giết Phagan, ông Mann là công nhân ở công ty bút chì và đã nhìn thấy Conley khiêng xác của Phagan xuống tầng hầm vào ngày cô bé chết. Conley đã dọa giết cậu bé Mann nếu cậu hé răng và mẹ cậu bé khuyên cậu bé im lặng.
Xét về mặt lịch sử, cái chết của Frank đã gây ảnh hưởng trong suốt thế kỷ. Đó là vụ hành hình duy nhất mà nạn nhân là một người Mỹ gốc Do Thái. Cái chết của Frank gây tác động ở cả miền Bắc và Nam nước Mỹ, cả trong cộng đồng Do Thái và phi Do Thái.
Đáng lưu ý là, hai tổ chức đã mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn quốc sau vụ Frank. Chỉ một thời gian ngắn sau khi Frank bị treo cổ, 33 thành viên của nhóm tự xưng là Hiệp sĩ của Mary Phagan đã tập trung trên một đỉnh núi gần Atlanta và thành lập nhóm Ku Klux Klan (thường gọi tắt là "the Klan", hay đảng 3K) của Georgia. Một cộng đồng Do Thái cũng đã thành lập Liên đoàn chống phỉ báng để chống lại chủ nghĩa bài Do Thái.
Vụ xét xử và hành hình Frank có ảnh hưởng sâu sắc tới cộng đồng người Do Thái khắp nước Mỹ. Ở miền Nam, người Do Thái bị đẩy vào tình trạng chối bỏ đạo Do Thái của mình. Họ thậm chí còn trở nên bị đồng hóa mạnh hơn, có tâm lý chống Israel. Họ tránh xa những thứ Do Thái khiến họ bị chú ý. Còn ở miền Bắc, người Do Thái kín tiếng sau cái chết của Frank. Họ lo sợ nếu lên tiếng ủng hộ Frank sẽ kích động căng thẳng ở miền Nam.
Trang lịch sử đen tối của nước Mỹ đã khép lại từ lâu. Ngày nay, người Do Thái ở Mỹ an toàn ở mọi nơi. Mỹ không những không phải là nước bài Do Thái mà còn là nơi tốt nhất trên thế giới ngoài Israel để người Do Thái sinh sống.
Theo Minh Nhật (An ninh thế giới)

“Ác quỷ” hiếp dâm con vợ gây nên vu án oan đình đám

Chàng trai hàm oan vì bị khép vào tội hiếp dâm, chịu án 11 năm tù, cô gái biết rõ sự việc đồng cảm với chàng trai tốt bụng. Lâu dần, tình thương trở thành tình yêu mãnh liệt, sau nhiều năm đấu tranh, cô đã giúp anh tìm lại được sự trong sạch   

Tình bạn thời niên thiếu
Năm lên 4 tuổi, Liễu Nguyệt theo mẹ tái giá đến nhà cha dượng là Dương Nghĩa (ngụ thôn Hà Đông, xã Nhị Đạo, khu Phong Mãn, thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc). Trước đó người cha dượng của cô đã có một đời vợ, được một con trai hiện đang ở cùng nhà. Người vợ cũ cũng đã lấy chồng ở cách đó không xa và sinh được một người con gái tên Cao Lợi Phương.
Năm 1991, lúc Lợi Phương vừa tròn 14 tuổi, cô thường xuyên qua lại nhà người anh cùng mẹ khác cha của mình. Ở đó, cô kết thân với nhóm bạn trong đó có cô bé Liễu Nguyệt kém cô một tuổi và một chàng trai tên Ngô Dũng năm đó 18 tuổi. Đám trẻ thường xuyên chơi đùa, chúng thường trêu chọc ghép đôi với nhau, trong đó Ngô Dũng và Liễu Nguyệt thành một đôi.
Ngô Dũng là con trai duy nhất trong một gia đình nông dân, năm 14 tuổi đã phải bỏ học ở nhà chăn bò cho cha. Tuy tính cách của cậu sống nội tâm nhưng lại trượng nghĩa, thường bênh vực các em khi bị bọn trẻ trong làng bắt nạt.
Ngô Dũng đối xử với Liễu Nguyệt tốt hơn so với những đứa trẻ khác cũng có lí do của nó, bởi anh hiểu rõ hoàn cảnh gia đình cô. Kể từ lúc mẹ cô sinh thêm một em bé với cha dượng, cô thường xuyên bị cha dượng ngược đãi, việc đánh chửi thậm tệ đã thành như cơm bữa. Anh coi và quan tâm chăm sóc cô như em gái.
Lúc đó tuy Liễu Nguyệt mới 13 tuổi nhưng đã phổng phao, phát triển như một thiếu nữ. Nhìn cô bé xinh đẹp và đáng thương ấy, đã có lúc anh tính chuyện xin cưới cô về làm vợ. Nhưng do là người sống có trách nhiệm, anh lại gác lại những suy nghĩ của mình: “Cô bé còn đang đi học, việc học lại quan trọng như vậy, nên mình không thể làm người ta lỡ dở việc ấy được”.
Một tối mùa hè năm 1991, Ngô Dũng đang ở nhà ngoài, chuẩn bị đi ngủ, bỗng Liễu Nguyệt đẩy cửa chạy vào, vừa ôm lấy anh vừa khóc: “Anh Dũng, anh có thích em không? Nếu anh thực sự có tình cảm với em, thì ngày mai chúng mình cùng nhau trốn đi”. “Em đừng như vậy, em vẫn còn nhỏ, chúng mình làm sao có thể…”, Ngô Dũng nói.
“Em không thể tiếp tục ở trong nhà ấy nữa, anh đưa em đi trốn đi anh”, cô cầu xin. Anh hỏi cô có phải cha dượng lại đánh đập cô hay không, nhưng cô chỉ khóc mà không trả lời. Anh miễn cưỡng khuyên nhủ, an ủi cô về nhà xong, cả đêm hôm ấy anh không sao chợp mắt. Trong lòng như có ngọn lửa cứ cuộn lên cào cấu gan ruột: “Dương Nghĩa thật quá đáng, nhất định có ngày mình phải cho ông ta một bài học mới được”.
Tai nạn bất ngờ
Sau hôm đó, tự nhiên nhà họ Dương quản lí Liễu Nguyệt vô cùng nghiêm khắc, luôn có hai lớp cửa sắt tách biệt cô với thế giới bên ngoài. Về việc giữa cô và Ngô Dũng có tình ý với nhau, người cha dượng phản đối kịch liệt. Bình thường, Dương Nghĩa chỉ cho phép Lợi Phương được vào nhà chơi cùng cô.
Một ngày cuối năm lạnh lẽo, do lâu ngày ở trong nhà buồn chán, cô nhờ Lợi Phương đi tìm Ngô Dũng đến nhà chơi. Lúc đó anh đang đi xem đánh mạt chược ở nhà anh cùng mẹ khác cha của Lợi Phương. Cô lén đưa anh vào nhà Liễu Nguyệt, cả ba cùng tán chuyện rôm rả.
Được một lúc, Lợi Phương muốn ra phòng ngoài xem tiếp bộ phim mình đang theo dõi. Trước khi ra ngoài, Ngô Dũng băn khoăn nói: “Lợi Phương, em đi đâu vậy, để bọn anh ở đây thế này sao được”. Khoảng ba phút sau, cảm thấy ngại ngùng nên hai người cũng ra ngoài theo, đúng lúc ấy Dương Nghĩa cảm thấy bồn chồn xuống nhà bắt gặp.
Dương Nghĩa cảnh cáo Ngô Dũng: “Chúng mày yêu đương tao không cấm, nhưng cũng phải đợi cho Liễu Nguyệt lớn hơn một chút mới được phép”. Ngô Dũng nghĩ bình thường không có chuyện gì xảy ra nên nói mấy câu khách sáo rồi về nhà.
Không ngờ, ngày hôm sau Dương Nghĩa đến thẳng nhà anh anh, vừa bước vào cửa đã nắm cổ áo anh chửi bới, cấm anh sau này không được phép đến nhà tìm Liễu Nguyệt. Do trong nhà lúc đó còn có bố mẹ nên anh không dám nói lời nào, chỉ ngậm ngùi nuốt cơn giận vào trong lòng.
Hành động dại dột
Ngày 5.2.1992, tức mồng hai Tết Âm lịch, Ngô Dũng ngồi uống rượu với mấy người anh rể, khi đã ngà ngà say, anh lại nhớ đến bộ mặt của Dương Nghĩa lúc mắng mình. Cơn nóng giận bị ma men dẫn lối, anh đã đưa ra một quyết định sai lầm: “Chẳng qua mày mới đi tù mấy năm về, cứ có cái mác đi tù là có thể về làng tác oai tác quái được hay sao? Để xem hôm nay mày làm gì được tao”, nghĩ đoạn anh xách dao dến nhà Dương Nghĩa.
Thấy Ngô Dũng đến gây sự, Dương Nghĩa không thèm để ý, hai người lao vào đánh nhau, trong lúc ẩu đả Ngô Dũng rút dao đâm đối thủ hai nhát vào lưng, máu chảy ướt đẫm, nằm bất động. Bố của Ngô Dũng vội vàng chạy đến sợ hãi, vội vàng đưa Nghĩa đi bệnh viện cấp cứu.
May mắn là Dương Nghĩa không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bị đứt mạch máu, mất máu cấp, cơ bị tổn thương. Ngày 17.3.1992, Ngô Dũng bị tạm giam vì liên quan đến tội cố ý gây thương tích. Nghe tin Ngô Dung vướng vào vòng lao lí, Lợi Phương vô cùng hối hận, cô nghĩ nếu mình không dẫn anh vào nhà Dương Nghĩa thì đã không xảy ra chuyện đáng buồn như vậy
Hơn một tháng sau, Dương Nghĩa xuất viện, nhà họ Ngô đền cho Dương thêm 3000 Nhân dân tệ tiền tổn hại tinh thần, cầu xin Dương làm đơn bãi nại. Dương ngoài mặt tỏ ý nể tình người cùng xã nên không truy cứu trách nhiệm pháp luật của Ngô Dũng. Biết được tin này, Cao Lợi Phương cũng cảm thấy nhẹ nhõm hơn chút ít.
Tri nhân tri diện bất tri tâm
Mấy ngày sau, một tin tức khiến gia đình nhà họ Ngô và Lợi Phương cảm thấy kinh ngạc: Dương Nghĩa kiện Ngô Dũng tội cưỡng hiếp Liễu Nguyệt. Sự việc xảy ra vào hôm Lợi Phương dẫn Ngô Dũng đến nhà Dương Liễu.
Lợi Phương đờ đẫn: “Trời ơi, hôm đó tôi là người biết rõ nhất mà, tôi mới đi ra khỏi phòng mới chưa đầy ba phút, Dương Nghĩa cũng bắt gặp Ngô Dũng đi ra ngoài, làm sao anh có thể hiếp dâm nhanh như vậy được chứ”, tuy chưa từng trải nhưng trực giác mách bảo cô điều đó tuyệt đối không thể nào là sự thật.
Sau đó, nhiều chuyện phát sinh khiến cô càng kinh ngạc hơn. Một ngày đầu tháng 5, Dương Nghĩa tìm cô nói: “Chúng ta đều là người thân cả, cháu phải bênh vực chú mới đúng chứ, Ngô Dũng cầm dao đâm chú xuýt chết, việc này chú phải làm đến nơi đến chốn để báo thù. Nếu có người đến điều tra thì cháu cứ nói Ngô Dũng cầm dao uy hiếp bắt chú phải ra khỏi phòng, sau đó cưỡng hiếp Liễu Nguyệt ở trong phòng”.
Lúc đó cô mới 15 tuổi, nhưng cô hiểu rõ những lời chú Dương nói, rõ ràng là vu oan cho Ngô Dũng. Thấy cô bé không trả lời, Dương Nghĩa hỏi gấp: “Có được không?”. “Chú, chú làm như vậy là bắt cháu nói dối vu oan cho người khác, cháu không làm được”, cô khảng khái trả lời.
Ngày hôm sau, người anh cùng mẹ khác cha với cô cũng đến để thuyết phục cô làm theo lời Dương Nghĩa đã dặn, Cao Lợi Phương vẫn kiên định: “Anh à! Anh cũng muốn em nói dối sao, vốn dĩ không có chuyện như vậy mà, anh bắt em phải nói thế nào đây”, người anh nghe em gái nói vậy thì nổi giận đùng đùng: “Sao người trong nhà mày không giúp mà đi bảo vệ người ngoài, nếu không nói thì mày đừng bao giờ đến đây nữa, mày họ Cao sau này chẳng liên quan gì đến nhà họ Dương”.
Nghe anh trai nói lời tuyệt tình, trong lòng đau xót, cô chạy ra khỏi nhà anh trai, vừa chạy vừa khóc, từ đó về sau không quay lại đó nữa. Giữa tháng 5, các cơ quan điều tra đến gặp Cao Lợi Phương, cô đem toàn bộ sự thực và những lời mớm để làm chứng cứ giả của Dương Nghĩa. Nhưng đáng tiếc những lời nói đáng quan tâm này của nhân chứng không được các cơ quan tư pháp để ý.
Chứng cứ rõ ràng khó lòng thoát tội
Do Lợi Phương không chịu làm chứng giả nên Dương Nghĩa đã tính kế khác. Hắn tố cáo Ngô Dũng hiếp dâm Liễu Nguyệt vào ngày tết thiếu nhi năm 1991 trong khu rừng ở gần nhà, đồng thời có đơn tố cáo của Liễu Nguyệt. Sau đó hắn uy hiếp những đứa trẻ chơi cùng phải làm chứng gây bất lợi cho Ngô Dũng.
Trong trại giam, biết Dương Nghĩa đang tìm cách hại mình, Ngô Dũng vô cùng tức giận nhưng trong lòng anh cũng yên tâm hơn khi nghĩ: Liễu Nguyệt chưa có bạn trai khác; hơn nữa mình với cô ấy mới chỉ cầm tay, thậm chí còn chưa hôn một lần nào, chắc chắn cô ấy vẫn còn “con gái” nên nếu kết quả khám nghiệm đúng như vậy thì mình sẽ không sao.
Nghĩ vậy, Ngô Dũng yêu cầu pháp y khám nghiệm, nhưng kết quả khám nghiệm lại nằm ngoài suy nghĩ của anh, màng trinh của Liễu Nguyệt đã rách từ trước, vết rách đã lâu. Khi nhận được tin, người anh giống như điện giật: “Sao có thể như vậy được? Cô ấy không có lí do gì để tố cáo mình, mình không làm gì cả”.
Sau đó, các kiểm sát viên vào thẩm vấn Ngô Dũng, hỏi cặn kẽ những việc anh đã làm vào ngày tết thiếu nhi năm 1991. Anh cảm thấy tình thế đang xấu đi, có kiểm định của pháp y, có đơn tố cáo của Liễu Nguyệt, lại còn có cả người làm chứng nữa. Cuối cùng cơ quan tư pháp nhận định có việc Ngô Dũng cưỡng hiếp Liễu Nguyệt.
Tháng 7.1992, tòa án nhân dân khu Phong Mãn thành phố Cát Lâm mở phiên xét xử Ngô Dũng tội hiếp dâm, trên tòa anh một mực khẳng định mình vô tội. Anh vừa khóc vừa thuật lại chuyện từ khi mình với Liễu Nguyệt thích nhau chỉ cầm tay chứ không hề có hành động uy hiếp cưỡng bức.
Tuy nhiên, trước những “chứng cứ thuyết phục” và lập luận logic, Ngô Dũng đành ngậm ngùi nước mắt lưng tròng chấp nhận oan khuất. Cùng với đó là những lời tuyên án vô tình anh sẽ phải chịu.
Khi Ngô Dũng ở tù chịu hình phạt, Lợi Phương thường sang nhà anh chăm sóc bố mẹ coi như thay anh báo hiếu, tự nhận mình là “con dâu”. Mấy năm sau cha anh qua đời nhưng mọi người đều giấu anh sự thực tàn khốc này. Mỗi lần các chị vào thăm anh đều hỏi sao không thấy ba vào, mỗi lần thấy những ánh mắt hoảng loạn của các chị anh lại cảm thất bất an nhưng lại không dám nghĩ theo chiều hướng xấu.
Ngày 12.1.2001, Ngô Dũng được giảm án thêm một năm nữa, có nghĩa là anh sắp được ra tù. Đêm 11.1, một phạm nhân cùng thôn với anh vô tình nói tin cha anh đã mất khiến anh rơi vào trạng thái đau thương tuyệt vọng. Mấy lần anh tự đập đầu mình vào tường để tự sát nhưng không thành.
Ngày 16.1.2001, Ngô Dũng được chính thức tự do. Lợi Phương đến nhà Ngô Dũng, hai người gặp mặt nhìn nhau hồi lâu. “Anh về rồi à?” cô hỏi, “về rồi”, chàng trai trả lời, tuy lời nói không nhiều nhưng dường như cả hai người đều có thể nghe thấy tiếng tim mình đang đập.
Ngày 8.7, căn nhà không có tiếng cười gần mười năm nay bỗng nhiên rộn ràng hẳn lên, Ngô Dũng và cô gái đã ngày đêm chờ đợi anh làm lễ thành hôn, cô gái ấy chính là Lợi Phương. Kết hôn xong, hai người đến khu chợ Hướng Dương, thành phố Cát Lâm làm nghề buôn rau quả, hai vợ chồng vừa kiếm tiền vừa đi kêu oan.
“Điều anh muốn là cho em một người chồng trong sạch, con cái có người cha trong sạch, cho dù có phải bán cả cửa nhà, ăn mày khắp nơi cũng phải đòi lại sự trong sạch này”, Ngô Dũng nói với vợ.
Vì vậy, sáng anh làm việc ở chợ rau, tối đến lại đi tìm lần lượt những nhân chứng trước đây để lấy chứng cứ, sau đó anh lại tranh thủ thời gian lên các cấp của cơ quan tư pháp để kêu oan. Việc kêu oan bền bỉ của anh cuối cùng cũng được Viện kiểm sát nhân dân khu Phong Mãn thành phố Cát Lâm để ý đến.
Từ những chứng cứ, tài liệu mà Ngô Dũng cung cấp, họ phát hiện ra rằng những chứng cứ ở cấp sơ thẩm dùng để nhận định Ngô Dũng tội hiếp dâm là chưa đầy đủ. Vì vậy, ngay sau đó viện kiểm sát lập tức thành lập tổ chuyên án liên hợp bao gồm nhiều cơ quan, chia nhau điều tra lấy chứng cứ vụ án hiếp dâm này lại từ đầu.
Vụ án oan hé lộ chân tướng
Kết quả điều tra khiến mọi người đều sững sờ: Dương Nghĩa là đối tượng tình nghi số một hiếp dâm con riêng của vợ, tức Liễu Nguyệt. Dưới sự thuyết phục của những điều tra viên, nhân chứng hiện đã lấy chồng sinh con cuối cùng cũng dám nói ra sự thật.
Lúc còn nhỏ cô thường xuyên bị cha dượng cưỡng hiếp, đồng thời còn bị ép buộc tố cáo hãm hại Ngô Dũng. Ngày 23.4.2003, Dương Nghĩa bị triệu tập lên viện kiểm sát khu Phong Mãn. Trước những chứng cứ không thể chối cãi, Dương Nghĩa úi đầu nhận tội đồng thời khai báo toàn bộ quá trình phạm tội của mình.
Một ngày mùa hè năm 1991, vợ Dương Nghĩa cùng con trai về quê, hôm đó trời mưa to nên không về nhà kịp, trong nhà chỉ có Liễu Nguyệt cùng người cha dượng. Ăn cơm xong, hai người đều đi ngủ sớm, nửa đêm Dương Nghĩa thức dậy đi vệ sinh, khi quay trở lại thấy Liễu Nguyệt chỉ mặc độc chiếc áo mỏng nằm trên giường ngủ say.
Thú tính trong người nổi lên, hắn trèo lên giường nằm đè lên người Liễu Nguyệt dở trò đồi bại. Cô gái tỉnh giấc sợ hãi định kêu cứu, lúc này Dương Nghĩa hiện nguyên hình là con quỷ với bản chất hung dữ, vô nhân tính, uy hiếp: “Cấm kêu, cũng tuyệt đối không được nói cho ai biết, nếu không tao giết cả mày lẫn mẹ mày”.
Vốn từ nhỏ đã bị cha dượng đánh đập hành hạ, Liễu Nguyệt chỉ biết khóc lóc đẩy người cha dượng vô nhân tính ra một cách tuyệt vọng. Nhưng sức một cô bé yếu đuối sao có thể thắng được một người đàn ông khỏe mạnh, đang hừng hực nhục dục trong người.
Liễu Nguyệt khóc cả đêm hôm ấy, nhưng cô không dám nói với ai. Dương Nghĩa thấy tội ác của mình không bị phát hiện nên dục vọng càng lúc càng lớn. Ba năm sau đó, cứ mỗi khi vợ và con vắng nhà Dương Nghĩa lại giở trò đồi bại với cô bé, lo sợ trước sự độc ác của Dương Nghĩa, mỗi lần như vậy cô đành phải câm lặng không dám phản kháng.
Cô không còn nhớ rõ mình bị cha dượng xâm hại bao nhiêu lần, đã có lúc cô cố phản kháng lại một cách yếu ớt đó chính là đêm chạy đến nhà Ngô Dũng yêu cầu anh đưa mình bỏ trốn. Nhưng hôm đó cô lại sợ sự thật bại lộ sẽ bị Ngô Dũng khinh thường nên anh chỉ đoán già đoán non một cách thông thường là cô bị cha dượng đánh đập.
Liễu Nguyệt không biết rằng, chính sự phản ứng quá yếu ớt của mình như vậy càng thôi thúc Dương Nghĩa nhiều lần hãm hại cô. Hơn thế nữa lần này còn liên lụy đến cả người mà cô yêu thương, đó chính là Ngô Dũng.
Sau khi Dương Nghĩa bị Ngô Dũng đâm trọng thương, hắn luôn nuôi hận trong lòng. Do có kinh nghiệm phạm tội nên hắn biết rõ, việc mình hiếp dâm con gái riêng của vợ thế nào cũng có ngày bị bại lộ, nên tại sao mình không nhân cơ hội đổ thừa cho Ngô Dũng. Ai ở trong thôn này chẳng biết hai đứa có tình ý với nhau. Như vậy là một mũi tên mà trúng hai đích, với ý nghĩ độc địa ấy hắn bắt đầu tìm cách lấy chứng cứ giả.
Sau nhiều lần chất vấn Liễu Nguyệt, cô đều nói Ngô Dũng chưa từng động chạm đến mình nhưng hắn vẫn uy hiếp: “Ra ngoài mày vẫn phải nói là bị Ngô Dũng cưỡng hiếp, nếu không tao bóp chết cả hai mẹ con”. Lại thêm một lần nữa Liễu Nguyệt bị khuất phục mà không có phản ứng nào khác, cô chấp nhận viết đơn tố cáo Ngô Dũng. Phản ứng duy nhất của cô chỉ là khóc và khóc.
Sau đó một ngay, Dương Nghĩa lừa một đứa trẻ trong thôn đến nhà, là bạn thường chơi cùng Liễu Nguyệt và Ngô Dũng. Lúc vào nhà, Nghĩa khóa trái cửa, hai tay cầm hai con dao sáng loáng dứ dứ trước mặt cậu, rồi kề lên cổ cậu bé tội nghiệp. Đứa trẻ sợ hãi đành phải kí tên điểm chỉ lên tờ giấy làm chứng đã được viết sẵn. Vậy là, Ngô Dũng bỗng nhiên trở thành kẻ hiếp dâm trong chuồng bò nhà Ngô Dũng.
Ngày 16.5.2003, đạo diễn vụ án oan “hiếp dâm” là tên ác quỷ Dương Nghĩa đã bị công an bắt giữ và tuyên án không lâu sau đó. Gần 10 năm sống trong ác mộng, giờ như được hồi tỉnh, Ngô Dũng và Lợi Phương càng trở lên gắn kết hơn, một năm sau một đứa trẻ mang họ Ngô ra đời, bắt đầu một cuộc sống mới. Đúng như lời Ngô Dũng đã hứa, để con sinh ra có một người cha trong sạch.
Sau khi câu chuyện được đăng tải, có nhiều người cho rằng do Liễu Nguyệt quá nhu nhược, không dám hi sinh vì tình yêu nên mới để vụ án oan kéo dài như vậy. Nhưng cũng có người thông cảm bởi cô cũng là người bị hại, mặc cảm nên không dám nói ra cũng là điều dễ hiểu. Tuy vậy, dù sao đây cũng là một kết cục có hậu, thật cảm động vì Lợi Phương dám đứng ra bảo vệ và hi sinh chờ đợi.
Theo Dự Minh – Cường Bùi (Pháp luật Việt Nam)

Chuyện tình oan trái của vị hoàng đế đồng tính Trung Hoa

Vẻ đẹp của chàng khiến nhiều người phải tò mò lui tới để chiêm ngưỡng. "Tình sử" của tác giả Phùng Mộng Long miêu tả về vẻ đẹp của Hàn Tử Cao như sau: "Dung mạo tuyệt mĩ, da trắng nõn, tóc đen tuyền, lông mày thanh tú".

Đệ nhất mỹ nam với dung mạo “thần tiên”
Theo Chinese Today,Trần Tử Cao vốn tên thật là Man Tử. Hàn Tử Cao là người Sơn Âm, Lương Triều, vốn xuất thân từ một gia đình nông dân, mưu sinh bằng nghề đóng giày.
Dù có xuất thân nghèo khó song diện mạo của Hàn Tử Cao vô cùng khôi ngô tuấn tú, tương truyền diện mạo của chàng đẹp đẽ, sáng tươi như ngọc, tóc mượt đen dài, mắt đẹp mày tằm.
Vẻ đẹp của chàng khiến nhiều người phải tò mò lui tới để chiêm ngưỡng. "Tình sử" của tác giả Phùng Mộng Long miêu tả về vẻ đẹp của Hàn Tử Cao như sau: "Dung mạo tuyệt mĩ, da trắng nõn, tóc đen tuyền, lông mày thanh tú".
 chuyen tinh oan trai cua vi hoang de dong tinh trung hoa hinh anh 1
(Ảnh minh họa)
Thậm chí, theo nhiều ghi chép, vẻ đẹp của Hàn Tử Cao khiến cả nam giới lẫn nữ giới đều động lòng, đặc biệt là với các thiếu nữ. Song, những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của chàng vẫn không khiến người nghe có thể tưởng tượng được như các câu chuyện người ta không ngừng truyền tai nhau về Hàn Tử Cao.
Thời thế loạn lạc, bạo loạn nổi lên khắp nơi, giặc thường xuyên cướp bóc khiến Hàn Tử Cao phải cùng cha mình đi đây đi đó kiếm sống. Trong chuỗi những ngày nay đây mai đó, Hàn Tử Cao không ít lần gặp thảo khấu, cũng như loạn quân. Sử sách đã ghi lại, có những phút sinh tử, đao kiếm kề ngay cổ song Hàn Tử Cao vẫn bình an nhờ vào dung mạo được ví như "thần tiên".
Có lần khi đang ngồi đóng giày, Hàn Tử Cao thấy ầm ầm ngựa phi, tiếng kêu khóc ngày càng gần, khi ngẩng lên đã thấy đao sắp kề vào cổ. Thế nhưng lúc Hàn Tử Cao nhìn vào mắt kẻ định giết mình thì thanh đao đột nhiên dừng lại. Vẻ đẹp của chàng đã khiến tên cướp không thể nào ra tay.
Nhiều chuyện được tương truyền rằng nhiều tên cướp khi nhìn thấy vẻ đẹp của Tử Cao thậm chí vứt bỏ binh khí vì không nỡ làm tổn thương chàng dù là một sợi tóc, kéo chàng chạy trốn khỏi đám hỗn loạn.
Mối tình đồng tính khuynh đảo ngai vàng
Một ngày nọ, khi Hàn Tử Cao đến phủ Thái thú xin giấy thông hành để về thăm quê nhà thì gặp Trần Tây, cháu trai của vua Trần Bá Tiên, sau này chính là vua Trần Văn Đế. Trần Tây khi đó là quan Ti Không Thái thú, thấy dung mạo rạng ngời của Hàn Tử Cao bỗng động lòng mê muội.
Trần Tây liền bước đến chỗ Hàn Tử Cao lấy tay nâng mặt chàng lên và hỏi: "Người đẹp, ngươi có đồng ý theo ta cùng hưởng vinh hoa phú quý hay không?". Tử Cao tin người đàn ông trẻ tuổi anh tuấn trước mặt có thể mang đến may mắn cho mình liền gật đầu đồng ý. Khi đó, Hàn Tử Cao mới 16 tuổi, Trần Tây cũng chỉ mới 22.
 chuyen tinh oan trai cua vi hoang de dong tinh trung hoa hinh anh 2
(Ảnh minh họa)
Sau khi vào cung Nam Triều, Hàn Tử Cao dốc lòng hầu hạ Trần Tây. Vẻ đẹp dịu dàng của Hàn Tử Cao khiến Trần Tây không thể rời mắt. Họ quấn quýt nhau như hình với bóng, bất chấp những lời gièm pha của những người xung quanh.
Trần Tây cũng đã đổi tên từ Man Tử của chàng thành Tử Cao vì cho rằng cái tên thật của chàng quá tầm thường. Thậm chí, Trần Tây còn hứa hẹn với Tử Cao rằng: "Nếu sau này ta làm vua, sẽ lập ngươi làm hoàng hậu, giang sơn này là của riêng đôi ta".
Trần Tây có hai tật xấu nổi tiếng được ghi chép lại, một là thích đánh người và hai là không ngủ qua đêm ở phòng của bất kỳ ai khác. Tuy nhiên, kể từ khi có Hàn Tử Cao, Trần Tây đã phá lệ, thường xuyên đến phòng của Hàn Tử Cao ngủ qua đêm.
Tình cảm ngày một thắm thiết, sau khi lên ngôi, Trần Tây muốn thực hiện lời hứa sắc phong Hàn Tử Cao làm hoàng hậu. Song ngay khi thông tin này truyền ra ngoài, triều đình đã vô cùng kinh ngạc. Trước sức ép của các quan trong triều, Trần Văn Đế đành từ bỏ việc không lập nam hoàng hậu.
Không lâu sau Trần Văn Đế lâm bệnh nặng. Tử Cao là người đã luôn túc trực bên vua, ngày đêm chăm sóc như một người vợ thực thụ từ chuyện ăn cơm, uống thuốc. Trước lúc lâm chung, Trần Văn Đế đuổi hết mọi người ra ngoài, chỉ giữ Tử Cao ở bên mình để nói những lời ly biệt.
 chuyen tinh oan trai cua vi hoang de dong tinh trung hoa hinh anh 3
Ngôi mộ phát hiện năm 2016 được cho là mộ của Trần Tây và Trần Tử Cao.
Năm 566, Trần Văn Đế qua đời. Trước ngôi mộ của Trần Văn Đế là tượng hai con kỳ lân đều là con đực để chứng tỏ tình cảm của mình dành cho Tử Cao. Sau khi Trần Văn Đế qua đời, em trai ông là Trần Tu đã gán tội mưu phản để xử chết Hàn Tử Cao.
Theo Diệu Ly (Khám Phá)

Ảo thuật gia khiến quân Đức kinh hãi vì làm xe tăng biến mất

authorĐường Chính Thứ Hai, ngày 23/07/2018 08:47 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Thế giới từng ngưỡng mộ và thán phục trước những màn ảo thuật tài tình của ảo thuật gia David Copperfield, khi ông “hô” biến bức tượng Nữ Thần Tự do trong chớp mắt rồi “phù phép” nó trở lại, hay đi xuyên qua Vạn Lý Trường Thành. Nhưng ít ai biết rằng nhiều thập kỷ trước, có một ảo thuật gia bằng tài năng hiếm thấy của mình đã giúp quân đội Anh giành nhiều chiến thắng quan trọng trước quân đội Đức hùng mạnh trong Thế chiến Thứ II. Ông chính là ảo thuật gia lừng danh Jasper Maskelyne.

ao thuat gia khien quan duc kinh hai vi lam xe tang bien mat hinh anh 1
Tài năng thiên bẩm
Jasper Maskelyne sinh năm 1902 tại phía tây thủ đô London của Anh trong một gia đình có truyền thống hành nghề ảo thuật, bố và ông nội của Maskelyne đều là những ảo thuật gia nổi tiếng.
Với sự thông minh, ham học hỏi, Maskelyne đã ứng dụng khoa học một cách tài tình vào các màn biểu diễn như làm biến mất tàu, xe, nhà cửa hay nuốt lưỡi lam mà cho đến tận ngày nay, các tiết mục ảo thuật ấy của ông vẫn mới lạ và hấp dẫn. Tên tuổi của ông nổi như cồn không những ở Anh, châu Âu mà còn bay xa tới tận Bắc Mỹ.
 ao thuat gia khien quan duc kinh hai vi lam xe tang bien mat hinh anh 2
Maskelyne đang biểu diễn màn nuốt lưới lam. (Ảnh cắt từ video).
Năm 1939, Chiến tranh Thế giới Thứ II bùng nổ, Phát xít Đức đánh chiếm được nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở châu Âu và đang nhăm nhe tấn công nước Anh. Ở tuổi 37, Jasper Maskelyne quyết định từ giã sân khấu, nơi làm rạng danh tên tuổi của ông để nhập ngũ với mong muốn đem tài năng của mình “biểu diễn” trước “khán giả” là kẻ địch hùng mạnh sở hữu nhiều vũ khí và công nghệ tối tân.
Maskelyne được điều về một đơn vị có nhiệm vụ ngụy trang, và ông phải tham gia các khóa đào tạo về ngụy trang do quân đội tổ chức. Tuy nhiên các chương trình huấn luyện này dường như không hấp dẫn được một ảo thuật gia tài nghệ như ông.
 ao thuat gia khien quan duc kinh hai vi lam xe tang bien mat hinh anh 3
Jasper Maskelyne tại đơn vị ngụy trang. (Ảnh: Kapanmayan Dosya).
Để thuyết phục người đứng đầu đơn vị ấy, ông đã ngụy trang một ụ súng máy rồi mời vị sĩ quan chỉ huy đến kiểm tra. Dù nắm rõ khu vực nơi đặt ụ súng nhưng người sĩ quan ấy không tài nào phát hiện ra được vị trí chính xác của nó. Nhờ lần “trổ tài” ấy, Maskelyne đã có cơ hội vận dụng tài tình các màn ảo thuật của mình trong việc ngụy trang, bảo vệ các mục tiêu thật hoặc tạo ra các mục tiêu giả nhằm đánh lạc hướng của kẻ địch.
Để đánh lừa máy bay do thám Đức, ông đã tạo ra hàng ngàn chiếc xe tăng, xe bọc thép và vũ khí giả, đồng thời còn tạo những hình nhân di chuyển, điều khiển vũ khí để máy bay trinh thám Đức lầm tưởng đó là căn cứ quân sự. Trong khi đó, các căn cứ thật lại được ông ngụy trang thành các trang trại chăn nuôi gia súc, nhờ đó nhiều căn cứ quân sự của Anh đã được bảo vệ an toàn hoặc giảm tổn thất.
 ao thuat gia khien quan duc kinh hai vi lam xe tang bien mat hinh anh 4
Xe tăng giả do Maskelyne chế tạo. (Ảnh: The Better Wiki).
Trổ tài trong trận chiến lừng danh
Chiến tranh leo thang, Phát xít Đức chiếm được nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn, trong đó có một phần lãnh thổ Bắc Phi. Liên quân trong đó có nước Anh đang tìm cách lấy lại thế cân bằng. Tháng 1/1941 mặt trận Bắc Phi bùng nổ, Maskelyne được điều lên tuyến lửa của mặt trận Bắc Phi nơi quân Anh và quân Đức đang giao tranh ác liệt, cũng là nơi ông đã lập nên “chiến tích” lừng danh mà không cần phải tốn một viên đạn.
Để giành lợi thế trong trận chiến Bắc Phi, Adolf Hitler đã cử một trong những trợ thủ đắc lực của mình là tướng Erwin Rommel với biệt danh là “Cáo già sa mạc” rất giỏi tác chiến trên địa hình sa mạc của Bắc Phi làm chỉ huy quân đội Đức. Cho đến thời điểm ấy, Erwin Rommel được coi là vị tướng điều quân bất khả chiến bại.
Khi ấy, các căn cứ của quân đội Anh chịu tổn thất nặng nề bởi hứng chịu các trận ném bom dữ dội của máy bay Đức, một trong số đó là cảng Alexandria (Ai Cập). Đây là căn cứ hậu cần quan trọng, nơi quân đội Anh vận chuyển binh lính, vũ khí, lương thực chi viện cho chiến trường Bắc Phi.
 ao thuat gia khien quan duc kinh hai vi lam xe tang bien mat hinh anh 5
Cảng Alexandria, Ai Cập. (Ảnh: Origo).
Maskelyne nằm trong số những binh lính từ Anh sang chi viện cho mặt trận Bắc Phi được đưa đến căn cứ Alexandria. Sau khi nắm được tình hình, ông đã đưa ra giải pháp vô cùng táo bạo.
Để bảo vệ cho căn cứ Alexandria, ông đã tạo một bản sao của căn cứ này tại một cảng biển cách đó chừng 2km. Tại căn cứ giả, ông dùng các nguyên liệu đơn giản để hình thành nên một căn cứ giống y như thật với ụ tàu, tàu chiến, các tòa nhà, hệ thống phòng không và cả binh lính chỉ bằng bìa cát tông, gỗ, bùn, đất…
Không quân Đức thường ném bom vào ban đêm nên Maskelyne thắp sáng căn cứ giả, còn cảng Alexandria thật thì tối đen. Khi phi công Đức xác định nhầm mục tiêu và ném bom xuống cảng giả, Maskelyne cùng đồng đội còn kỳ công làm biến mất một vài mục tiêu dưới mặt đất như nhà, tàu để “bẫy” phi công nhầm tưởng đó là do người đi trước thả bom phá hủy mục tiêu, nên lại tiếp tục thả bom xuống các vị trí này.
Căn cứ quân sự thường phải có hệ thống phòng không và sẽ đáp trả khi bị máy bay ném bom nên để đánh lạc hướng không quân Đức, Maskelyne và các cộng sự đã tạo ra hệ thống đèn nháy hay máy bắn pháo hoa để phi công Đức tưởng lầm rằng đó là ánh sáng từ nòng pháo. Ban ngày ông rải bông và giấy trên cảng thật để ngụy trang thành cảnh bị bom đạn phá hủy.
Thêm nữa, Maskelyne lại có ý tưởng táo bạo khi tạo ra một loại thiết bị kết hợp giữa ánh sáng và gương phản chiếu rồi bố trí dọc theo cảng giả để không những làm tăng tính chân thực của cảng giả, mà còn làm cho phi công Đức bị mất phương hướng. Kết quả là nhiều máy bay Đức đã lao vào nhau.
Bằng cách này, cảng Alexandria đã được bình yên, làm hậu phương vững chắc cho chiến trường Bắc Phi. Đây cũng là một trong những chiến công ấn tượng nhất của Maskelyne.
Không tốn đạn mà vẫn góp phần vào chiến thắng
Tại mặt trận Bắc Phi, Maskelyne được biên chế vào một đơn vị đặc biệt làm nhiệm vụ phản gián và ngụy trang do chính Thủ tướng Anh Winston Churchill ký quyết định thành lập. Tại đây Maskelyne đã tập hợp được một nhóm cộng sự gồm 12 người và đặt tên là The Magic Gang (Những Chiến binh Ảo thuật). Nhóm này có thể làm những chiếc xe tăng, quân lính và tòa nhà xuất hiện và biến mất một cách thần bí.
Do chiến trường Bắc Phi trải dài nên Magic Gang phải phân thành nhiều nhóm nhỏ để tác chiến tại các khu vực khác nhau. Họ sử dụng gỗ và vải bố để ngụy trang những chiếc xe tăng thành những chiếc xe tải chở hàng. Đôi khi họ làm biến mất cả đoàn xe tăng hay pháo phòng không, cũng có lúc họ lại tạo ảo giác xuất hiện những đạo quân khổng lồ, hoặc dùng gỗ và vải bố để tạo ra các đoàn xe tăng giả.
Do cuộc chiến kéo dài, nguồn nguyên vật liệu sử dụng cho các màn ảo thuật của Magic Gang tại Bắc Phi dần khan hiếm, Maskelyne và đồng đội của ông đã phải ứng biến bằng bất cứ thứ gì họ có trong tay. Đôi khi họ đã chế tạo ra sơn ngụy trang từ nước sốt thiu và phân lạc đà và thu được hiệu quả rất cao.
 ao thuat gia khien quan duc kinh hai vi lam xe tang bien mat hinh anh 6
Biến xe tăng thành xe tải chở hàng. (Ảnh: thaiwhoiswho.blogspot.com).
Dần giành lại được thế cân bằng, mùa thu năm 1942, quân đội Anh quyết định mở chiến dịch phản công quy mô lớn mang tên: Chiến dịch Bertram. Kế hoạch đặt ra là dồn các đạo quân Đức vào “túi” El Alamein để xe tăng và không quân Anh tập trung tiêu diệt. Quan trọng và cũng là khó khăn nhất trong chiến dịch này là làm thế nào bí mật điều động xe tăng và binh lính từ hai phía đông, tây rồi đánh úp quân Đức theo thế gọng kìm tại El Alamein.
Maskelyne cùng Magic Gang đã tạo ra hàng ngàn chiếc xe tăng giả rồi hành quân theo nhiều hướng để đánh lừa máy bay trinh thám Đức. Ngày 23.10.1942, quân Anh bất ngờ khai hỏa mở màn chiến dịch Bertram, dồn quân Đức vào thành phố Al Alamein. Trên không, máy bay Anh ném bom liên tục, mặt trận bên dưới thì xe tăng tấn công dồn dập từ hai phía đông, tây. Kết quả sau 10 ngày triển khai chiến dịch Bertram, quân Đức bị tổn thất nặng nề với 20 nghìn binh lính bị tiêu diệt hoặc bắt sống, 1.500 phương tiện bị tịch thu hoặc phá hủy.
Chiến thắng của chiến dịch Bertram có ý nghĩa quan trọng làm suy yếu quân Đức tại Bắc Phi, tạo ra nhiều lợi thế cho quân đồng minh, trong đó có sự đóng góp công sức không nhỏ của Maskelyne trong việc làm điên đảo đội quân Đức hùng mạnh. Thất bại này của quân đội Đức đã khiến Hitler liệt Maskelyne vào danh sách đen những người cần phải bị tiêu diệt và tướng quân khét tiếng Erwin Rommel bị triệu hồi về nước và giáng chức.
Chiến tranh Thế giới Thứ II kết thúc với phần thắng thuộc về quân đồng minh, Maskelyne giải ngũ và Magic Gang giải thể. Những chiến công thầm lặng của Maskelyne và đồng đội trong Magic Gang tưởng chừng như bị lãng quên theo dĩ vãng đau buồn của chiến tranh, cho đến khi Maskelyne xuất bản cuốn hồi ký của mình. Từ đây, các nhà nghiên cứu, các hãng phim vào cuộc, lúc ấy người ta mới biết được những chiến công lẫy lừng chẳng tốn một viên đạn của ảo thuật gia Maskelyne – người anh hùng thầm lặng trong Thế chiến Thứ II.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét