Chuyển đến nội dung chính

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI I - 4

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham danh lợi và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hồ Sơ Mật - Đại chiến Thế giới lần thứ Nhất - Tập 4/10

Người chiến binh cuối cùng của Thế chiến thứ nhất

TP - Claude Stanley Choules, cựu binh có tham gia chiến đấu cuối cùng của Đại chiến Thế giới lần thứ nhất đã qua đời ngày 5-5-2011 tại Australia, thọ 110 tuổi.

Người chiến binh cuối cùng của Thế chiến thứ nhất

Người chiến binh cuối cùng của Thế chiến thứ nhất - ảnh 1
Claude Choules qua đời trong một nhà dưỡng lão ở thành phố Perth. Những năm cuối đời, người cựu chiến binh này bị mất hẳn thị lực và thính lực, nhưng ông vẫn minh mẫn và từ chối không dùng thuốc.
Chứng nhân cuối cùng của một bi kịch lớn
Hai năm trước khi chết, do con cái nài nỉ, ông đã dự một khóa viết văn sau đó ghi lại các hồi ức của mình rồi xuất bản thành cuốn sách có tên Người cuối cùng trong những người cuối. Vậy nên, ở tuổi 108 khi đó, ông có thể là tác giả xuất bản sách nhiều tuổi nhất thế giới. Ông cũng là người cao tuổi nhất Australia, cao tuổi thứ 7 trên thế giới, là người cao tuổi thứ 3 trong các cựu binh được xác định còn sống, lính thủy cuối cùng của Đại chiến Thế giới I và là chiến binh cuối cùng tham gia cả hai Thế chiến. Ông cũng trở thành người già nhất còn sống sinh ra ở Vương quốc Anh sau khi người giữ kỷ lục này là Stanley Lucas qua đời vào ngày 21-6-2010.
Trong cuốn Người cuối cùng trong những người cuối, ông kể rằng ông gia nhập lực lượng hải quân Anh khi mới 14 tuổi 1 tháng. Để lọt vào quân đội, ông đã phải khai thêm đôi tuổi. Yêu mến tính tình hài hước vui nhộn của Choules, các đồng đội đặt cho cậu biệt danh "Chuckles" – Thằng cười.
Đại chiến thế giới lần thứ nhất, ông tham gia trên một chiến hạm.
Bản chất của cuộc chiến tranh này được nữ nhà văn Mỹ Barbara Tachman mô tả đầy màu sắc trong tác phẩm nổi tiếng Những khẩu đại bác tháng Tám: "Các cuộc tiến công giống như một cuộc loạn đả khi mà hàng trăm, hàng nghìn người chết chỉ để chiếm chục mét lãnh thổ của địch quân, chuyển từ con hào này sang con hào khác cũng đầy bùn lầy nhão nhoét, xúc phạm đến lương tri và phẩm giá con người". Chiến tranh cuối cùng cũng kết thúc, hậu quả để lại của nó là sự thất vọng. "Thế hệ chúng ta không còn lại những ngôn từ vĩ đại" - Nhà văn Anh David Lawrence nói với những người cùng thời. Còn nhà thơ Bỉ Emile Verhaeren thì nói với nỗi đau về "con người mà tôi đã từng...".
Claude Choules may mắn không phải dầm mình trong các lô cốt ngập nước ở Ypern (Bỉ), không phải trải qua địa ngục của cối xay thịt Verdun (Pháp), không phải lao lên trong những đợt tấn công vô vọng ở Passchendaele (Bỉ). Con đường chiến tranh của ông khiêm tốn hơn. Thoạt tiên, năm 1915, ở tuổi 15, ông phục vụ trên con tàu huấn luyện HMS Circe tại căn cứ ở Plymouth. Năm 1917, khi mới 16 tuổi, ông chuyển qua tàu chiến đấu HMS Revenge. Đây là tàu mang cờ hiệu của Hải đoàn tác chiến thứ nhất hạm đội Anh đóng ở Scapa Flow, khu vực quần đảo Orkney Islands, ngoài khơi Scotland.
Trên con tàu HMS Revenge, Claude Choules được chứng kiến Hải quân Đức đầu hàng ở Firth of Forth, bên bờ đông Scotland, vào ngày 21-11-1918. Việc đầu hàng diễn ra 10 ngày sau khi các bên đình chiến. “Không còn dấu hiệu chiến đấu nào từ phía người Đức khi họ đi ra từ sương mù vào lúc khoảng 10 giờ sáng” – Ông viết như vậy về sự kiện này trong cuốn hồi ký. Ông cũng nhớ lại rằng lá cờ Đức đã bị kéo mạnh xuống đúng vào lúc hoàng hôn. “Cái ngày trọng yếu nhất của biên niên sử hải chiến đã kết thúc như thế - ông viết - Cả một hạm đội đã đầu hàng mà không bắn một phát súng”.
Sinh nhật lần thứ 108 của Claude Choules
Sinh nhật lần thứ 108 của Claude Choules.
Và ông cũng có mặt tại Scapa Flow gần Orkney Islands ngày 21-6-1919, khi người Đức đánh đắm tất cả các chiến hạm của họ thuộc Hạm đội biển lớn, hạm đội tác chiến chủ yếu trong Thế chiến I của họ, để chúng không lọt vào tay người Anh.
Ông không phải là anh hùng của cuộc Đại chiến gần 100 năm trước, nhưng ông là người cuối cùng đã chiến đấu trong nó sống cho đến thời đại chúng ta và điều đó ở một mức độ nhất định sẽ lưu danh ông vào sử sách. Ông không phải là người đầu tiên và người giỏi nhất, nhưng ông là người cuối cùng. Với sự ra đi của ông, một dấu chấm nhất định được đặt vào lịch sử của Thế chiến thứ nhất. Trong việc này có một nỗi buồn nào đó không tránh khỏi. Giờ không còn ai có thể kể trực tiếp cho chúng ta bi kịch lớn lao đó của loài người nữa. Và chúng ta, hậu duệ của họ chỉ có thể mang đi tiếp những gì họ đã kể...
Người ghét chiến tranh
Năm 1926, Claude Choules cùng 11 lính thủy kỳ cựu khác của Hải quân Anh sang làm công tác hướng dẫn ở Xưởng tàu chiến Flinders, gần Melbourne, Australia.
Choules và thế hệ của ông đã hy sinh cho nền tự do của chúng ta và chúng ta sẽ không bao giờ quên", Thủ tướng Australia Julia Gillard
Sau khi trải nghiệm và thích lối sống của Australia , ông chuyển hẳn sang phục vụ trong Hải quân Hoàng gia Australia. Ông giải ngũ năm 1931 nhưng vẫn có tên trong lực lượng dự bị như một hướng dẫn viên về thủy lôi và chống ngầm. Ông chưa bao giờ trở lại Anh.
Trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, ông là sĩ quan chuyên về thủy lôi ở cảng Fremantle (bang Western Australia), sau đó phụ trách việc tiêu thổ ở bờ Tây đảo Australia.
Nhiệm vụ của ông là phá hủy các cảng và kho xăng dầu ở Fremantle trong trường hợp quân Nhật đánh chiếm. Choules cũng chịu trách nhiệm xử lý các loại thủy lôi của Đức dạt vào bờ trong thời gian chiến tranh tại vùng Esperance, West Australia.
Sau chiến tranh, Choules tiếp tục ở lại Hải quân Hoàng gia Australia một thời gian rồi chuyển qua lực lượng cảnh sát biển. Đến năm 1956 thì ông về hưu ở tuổi 55, sau 41 năm phục vụ. Sau đó ông làm nghề đánh bắt tôm. Ông mua một con tàu và trong vòng 10 năm tiếp theo đánh bắt hải sản dọc bờ biển Western Australia.
Nói về việc trở thành người Australia, Choules khẳng định khi ông trả lời phỏng vấn đài phát thanh Australia năm 2009: “Tôi từng chẳng là gì, nhưng tôi đã trở thành một ai đó ở nơi đây”. Ông cũng nói: “Tôi đã có một khởi đầu nghèo khó nhưng kết thúc mỹ mãn”.
Choules tránh xa các cuộc kỷ niệm ngày chiến tranh kết thúc, từ chối mọi lời mời đi diễu hành trong đoàn danh dự, vì ông phản đối mọi sự ca ngợi chiến tranh, mặc dù nó đã làm ông nổi tiếng toàn thế giới với tư cách là một trong những người cuối cùng còn sống. Trong cuốn sách của mình ông viết rằng ông luôn ghét chiến tranh, nhưng coi việc tham gia vào nó như một phương thức kiếm sống.
Người chiến binh cuối cùng của Thế chiến thứ nhất - ảnh 3
Người đàn ông tốt của gia đình
Claude Choules sinh ra ở Pershore, Worcestershire, Anh, ngày 3-3-1901, sáu tuần sau khi Nữ hoàng Victoria qua đời, và là một trong 7 người con của gia đình vợ chồng Harry và Madeline. Cuộc đời ông không suôn sẻ. Mới 5 tuổi, người ta nói với ông rằng mẹ ông đã chết, nhưng sự thật đau lòng hơn: bà bỏ nhà ra đi theo nghiệp diễn viên. Các con ông nói rằng điều này đã gây tổn thương cho ông suốt đời. Có phải vì thế không mà ông rất yêu thương gia đình của mình? Ông Adrian, con trai của Choules nói: “Bố tôi chăm lo rất tốt cho gia đình và những người trong gia đình đáp lại bằng việc chăm sóc ông rất chu đáo. Ông biết là chỉ có thể nhận khi đã cho và ông là một hình mẫu đẹp về chuyện đó. Ông ấy là một người đàn ông tuyệt vời của gia đình”.
"Gia đình là thứ quan trọng nhất trong cuộc đời bố tôi” –con gái của ông, bà Anne Pow, cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn năm 2010. Bà Daphne Choules-Edinger, 84 tuổi, một con gái khác của ông, thì nói: "Tất cả chúng tôi đều yêu thương ông. Thật buồn khi nghĩ rằng không còn ông ở đây nữa. Nhưng mọi chuyện đã được sắp đặt như vậy".
Claude Choules và vợ ông là bà Ethel gặp nhau trong ngày đầu tiên trong hải trình 6 tuần đưa họ từ Anh sang Australia trên một con tàu khách. “Tôi nghĩ đó là tình yêu từ cái nhìn đầu tiên, ít nhất là từ phía tôi.” – ông viết trong cuốn hồi ký. Mười tháng sau, ngày 3-12-1926, họ cưới và sau đó đến sống ở bang Western Australia. Họ sống với nhau 76 năm, cho đến khi bà mất năm 2003 ở tuổi 98. Họ có với nhau 3 con, 11 cháu, 22 chắt và 3 chút. Bà Anne Pow kể rằng cho đến những ngày cuối bên nhau, bố và mẹ người hơn, người kém trăm tuổi của bà vẫn thích ngồi cạnh nhau, tay nắm tay.
Ngay cả khi đã hơn 100 tuổi, ông vẫn khoẻ mạnh và có cuộc sống tích cực. Ông vẫn khiêu vũ cho đến vài năm trước đây. Ông bơi thường xuyên ở các bãi biển nước ấm và chỉ dừng khi tuổi đã quá 100. Ông thích bắt đầu một ngày bằng một bát cháo yến mạch đặc và thỉnh thoảng tự thưởng cho mình những thức mà ông ưa thích như nước xoài và sô cô la. Ông tiết lộ bí quyết sống lâu của mình là “tiếp tục thở”. Đôi khi ông ghi công sự sống lâu của mình cho dầu gan cá. Nhưng các con của ông nói rằng trong thâm tâm, ông tin tình yêu của gia đình dành cho ông đã giúp ông sống lâu đến vậy.
Ông đã từng xuất hiện trong các loạt phim, tài liệu của Hãng BBC như The Last Tommy (2005) và Harry Patch – The Last Tommy (2009).
Sau cái chết của Claude Choules, ở tuổi 110, bà Florence Green, người Anh, trở thành cựu binh cuối cùng của Thế chiến I còn sống. Tuy nhiên khác với Claude Choules, bà không trực tiếp chiến đấu mà làm cô nuôi trong một đơn vị nữ của Không quân Anh
Báo giấy

Những ảnh lạ lùng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất


Đặt súng máy trên lưng voi, nâng 3 đồng đội cùng tháp pháo và tác chiến trên bè là những hình ảnh kỳ lạ của những người lính trong Thế chiến I.
Áo giáp “không thể xuyên thủng” của binh sĩ.
Áo giáp “không thể xuyên thủng” của binh sĩ.
Binh lính ngắm bắn qua lỗ thủng trên xe bọc thép di động.
Binh lính Đức ngắm bắn qua lỗ thủng trên "xe bọc thép" di động.
Một kiểu tác chiến độc đáo khác.
Một kiểu tác chiến độc đáo khác.
Tàu sân bay HMS Argus của Hải quân Hoàng gia Anh có màu sơn độc đáo nhằm che mắt đối phương và bảo vệ tàu. Ảnh được chụp cuối năm 1918.
Tàu sân bay HMS Argus của Hải quân Hoàng gia Anh có màu sơn độc đáo nhằm che mắt đối phương và bảo vệ tàu. Ảnh được chụp cuối năm 1918.
Nhung anh la lung trong Chien tranh The gioi thu nhat hinh anh 1
Nhóm binh sĩ tung đồng đội lên không trung trước khi bước vào trận chiến tại mặt trận nước Anh năm 1915.
Nhung anh la lung trong Chien tranh The gioi thu nhat hinh anh 2
650 sĩ quan thuộc một sư đoàn kỵ binh của Mỹ xếp hình đầu ngựa tại trại Cody, năm 1917.
Nhung anh la lung trong Chien tranh The gioi thu nhat hinh anh 3
Lưng voi là điểm lý tưởng để đặt súng máy.
Hai binh sĩ Đức không có khuôn mặt giống con lừa đứng giữa nhờ đội mũ phòng độc có hình thù kỳ dị.
Vẻ ngoài của hai binh sĩ Đức trông giống con lừa đứng giữa khi đội mũ phòng độc.
Nhung anh la lung trong Chien tranh The gioi thu nhat hinh anh 4
Một lính Pháp khoe sức mạnh cơ bắp khi nâng 3 đồng đội ngồi trên xe pháo.
Nhung anh la lung trong Chien tranh The gioi thu nhat hinh anh 5
Mũ bảo hiểm bằng thép với tấm chắn phía trước giúp bảo vệ mắt của binh sĩ từ vỏ đạn hay đất, đá... Bức ảnh chụp tại thành phố Batimore, bang Maryland của Mỹ, năm 1918.
Hải Anh
Ảnh: War History Online

Nga-Trung tập trận: Kịch bản trước Thế chiến thứ nhất đang lặp lại?

Quốc Vinh |
Nga-Trung tập trận: Kịch bản trước Thế chiến thứ nhất đang lặp lại?
Vostok 2018 là cuộc tập trận quân sự lớn nhất của Nga từ trước đến nay.

Sự kết hợp giữa hai nước, với nguồn tài nguyên thiên nhiên của Nga và sức mạnh công nghiệp của Trung Quốc, chắc chắn sẽ mang đến một thách thức lớn đối với phương Tây.

Cuộc tập trận "sấm sét"
Theo các chuyên gia quân sự, các cuộc tập trận quân sự gần đây giữa Nga và Trung Quốc, có thể làm tăng mối lo ngại về an ninh đối với các quốc gia châu Âu. Hiện châu lục này đang theo dõi xem Bắc Kinh và Moscow có thể thách thức các cường quốc khác trên thế giới như thế nào.
Vostok 2018 là cuộc tập trận quân sự lớn nhất của Nga kể từ năm 1981, với sự tham gia của 300.000 quân - trong đó có 3.200 quân từ Trung Quốc và một nhóm lực lượng đến từ Mông Cổ.
Các quan chức Trung Quốc cho biết, trọng tâm của cuộc tập trận được mở rộng từ các bài tập chống khủng bố cho đến phát triển kỹ năng phòng thủ cũng như xây dựng lòng tin lẫn nhau giữa hai quốc gia.
"Cuộc tập trận giúp nâng cao khả năng của quân đội hai nước trong xử lý các mối đe dọa an ninh. Các bài tập này cũng là một thử nghiệm quan trọng về khả năng chiến đấu của quân đội chúng tôi", SCMP dẫn lời Shao Yuanming, một quan chức cấp cao của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho biết.
Với hơn 36.000 phương tiện quân sự của Nga và 1.000 phương tiện vũ khí đến từ Trung Quốc, các bài tập bắt đầu diễn ra từ ngày 11/9 và kết thúc vào ngày 17/9.
Hoạt động quân sự nói trên diễn ra trong lúc Trung Quốc và Mỹ đang bước vào cuộc đối đầu thương mại căng thẳng. Trong khi đó, Nga cũng đang đối mặt với các biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU khiến cho kinh tế nước này khốn đốn và dẫn đến sự mất giá của đồng rúp.
Vostok 2018 đã khuấy động mối quan tâm nghiêm trọng đối với Mỹ và các đồng minh của NATO, đặc biệt hơn nữa là các quốc gia vùng Baltic trước đây nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô và sau khi Nga tiến hành sáp nhập Crimea vào năm 2014.
"Trong khi các hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Nga đang tăng tốc, đặc biệt trong những năm gần đây, mối quan hệ chặt chẽ này có thể khiến một số nước nhỏ lo lắng - đặc biệt là những quốc gia đang sợ rằng hoạt động quân sự của Nga giống như một mối đe dọa", một nhà ngoại giao châu Âu giấu tên nói với SCMP.
Nga-Trung tập trận: Kịch bản trước Thế chiến thứ nhất đang lặp lại? - Ảnh 1.
Cuộc tập trận Vostok 2018 sẽ là bài thử lòng tin của Nga-Trung.
Phát ngôn viên của NATO, Dylan White, nói rằng cuộc tập trận Vostok 2018 diễn ra trùng với thời điểm cuộc tập trận quân sự Rapid Trident 2018 của NATO ở Ukraine cũng được tiến hành trong tháng này.
"Động thái này phù hợp với những gì mà chúng tôi đã nhìn thấy trong thời gian qua: Một nước Nga quyết đoán hơn, tăng đáng kể ngân sách quốc phòng và sự hiện diện quân sự", ông White nói hôm 11/9.
Mối quan hệ Nga - Trung Quốc
Jonathan Holslag - Giáo sư về chính trị quốc tế tại đại học Free có trụ sở ở Brussels, nói rằng trong khi không có nhiều lo ngại ngay lúc này về cuộc tập trận chung giữa Trung Quốc và Nga, các nhà hoạch định chính sách châu Âu đang theo dõi chặt chẽ cách mà Moscow và Bắc Kinh vượt qua sự ngờ vực lẫn nhau.
"Sự kết hợp giữa hai nước, đặc biệt là với nguồn tài nguyên thiên nhiên của Nga và sức mạnh công nghiệp của Trung Quốc, chắc chắn sẽ mang đến một thách thức lớn đối với phương Tây", Holslag nói.
Trong một dấu hiệu tiếp theo cho thấy mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và Nga, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với người đồng nhiệm Nga Vladimir Putin hôm 11/9 rằng, cả hai quốc gia đều đồng ý phản đối chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Trong khi đó, tại cuộc gặp bên lề Diễn đàn Kinh tế phương Đông được tổ chức ở Vladivostok (Nga), Tổng thống Putin nhấn mạnh Trung Quốc và Nga có mối quan hệ tin cậy "trong lĩnh vực chính trị, an ninh và quốc phòng".
Alexander Gabuev, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Carnegie Moscow, đánh giá mối quan hệ ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Nga đã làm tăng thêm nguy cơ phân chia thế giới thành các nền kinh tế thị trường dân chủ do Mỹ dẫn đầu và các quốc gia coi Mỹ là mối đe dọa.
"Sự cạnh tranh giữa các cường quốc thế giới đang trở lại và ngày càng trở nên đối kháng nhau", Gabuev nói. "Điều đó đang nhắc nhở chúng ta về kịch bản trước khi xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất".
theo Người đưa tin

Những y tá dũng cảm thời chiến

Nano |
Những y tá dũng cảm thời chiến

GD&TĐ - Khi mọi người nghĩ về các y tá thời chiến, người ta thường nhớ đến những cái tên như Florence Nightingale. Nhưng vô số y tá ít được biết đến cũng có những đóng góp vô cùng to lớn. Có những y tá ít đã cứu nhiều mạng sống, với lòng can đảm và dẻo dai phi thường.

Augusta Chiwy
Vào đêm Giáng sinh năm 1944, y tá tình nguyện Augusta Chiwy gần như trở thành một vị anh hùng. Một quả bom đã tấn công trạm cứu trợ của cô ở Bastogne, Bỉ, giết chết 30 người. Chiwy đã báo cáo lên cấp trên với một cách nhìn hài hước: "Một khuôn mặt đen trong tất cả những tuyết trắng là một mục tiêu khá dễ dàng. Những người Đức đó phải là những người đánh giá khủng khiếp".
Chiwy có tuổi thơ khó khăn. Có mẹ là người châu Phi và cha là người Bỉ, cô đã đến thăm cha cô trong những ngày nghỉ khi trận chiến của Bulge bắt đầu. Chiwy là một y tá được đào tạo và khi đó đang làm việc như trợ lý cho một bác sĩ người Mỹ có trợ lý đã bị giết.
Trong cơn hoài bão của chính mình, Chiwy đã chịu đựng một trận bão tuyết và lạnh lẽo. Cô bị suy dinh dưỡng, làm việc quá sức, và đôi khi còn bị những thương binh mà cô chăm sóc phân biệt chủng tộc.
Chiwy đã giúp hàng trăm binh lính Mỹ, thậm chí còn tắm họ bằng tuyết được đun nóng. Nhưng trong gần 70 năm, không ai ghi nhận công lao của cô. Năm 2011, vua Bỉ đã trao tặng Chiwy huân chương Vương miện. Chính phủ Mỹ cũng vinh danh cô với Giải thưởng Dân sự cho Phục vụ Nhân đạo.
Elsie Knocker và Mairi Chisholm
Những y tá dũng cảm thời chiến - Ảnh 1.
Mọi người thường gọi hai người phụ nữ này là "hai chị em điên rồ", nhưng thực ra, một trong hai người là người Scotland và cả hai đều cực kỳ can đảm. Elizabeth "Elsie" Knocker và Mairi Chisholm (người Scotland) đã đến Bỉ ngay từ đầu Thế chiến thứ nhất để làm tài xế xe cứu thương.
Những người phụ nữ này đều có chung tình yêu với những chiếc ô tô và nhanh chóng chia sẻ một ý tưởng khiến họ trở nên những truyền thuyết sống động.
Trong khi làm lái xe vận chuyển cho quân y, Knocker nhận thấy một vấn đề nghiêm trọng. Với những khoảng cách mà cô phải di chuyển, binh lính thường chết vì sốc trước khi đến bệnh viện.
Cô đề xuất để những người lính bị thương được điều trị gần mặt trận, nhưng bị bác bỏ, vì phụ nữ không được phép ở lại trong vòng 5 km từ chiến trường. Phớt lờ mệnh lệnh, cô và Chisholm đã thiết lập một cơ sở y tế tạm thời cách chiến hào chỉ chừng 5, 6 mét.
Tận dụng ngôi hầm rượu của một ngôi nhà đổ nát, hai người đã sơ cứu và chữa trị cho khoảng 23.000 thương vong trong suốt bốn năm.
Tấm lòng nhân ái và quả cảm của họ đã thu hút sự chú ý của những người nổi tiếng như Marie Curie (người đã khám phá ra radium) và vua Bỉ. Năm 1915, vua Bỉ đã trao huy chương cho những nỗ lực của hai nữ y tá. Những người phụ nữ đã chiến đấu cho đến năm 1918 và hy sinh trong một cuộc tấn công của kẻ thù. (Còn tiếp)
theo GD&TĐ

Tiết lộ "bí mật" thứ vũ khí đi trước thời đại hơn 800 năm của chiến binh Viking

Nguyễn Hằng |

Tiết lộ "bí mật" thứ vũ khí đi trước thời đại hơn 800 năm của chiến binh Viking
Ảnh minh họa

Người Viking vốn nổi tiếng là những chiến binh đáng sợ trên chiến trường và thanh kiếm của họ không chỉ được coi là vũ khí có vai trò quan trọng mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa.

Những chiến binh Viking sử dụng khá nhiều loại vũ khí, nhưng chủ yếu bao gồm kiếm, rìu và giáo mác. Hầu hết chúng đều được sử dụng nhằm mục đích chiến đấu nhưng nhiều khi cũng được coi như là các biểu tượng.
Đặc biệt, đối với người Viking, thanh kiếm không chỉ là đơn thuần được coi là vũ khí. Hơn nữa, do những thanh kiếm có chất lượng tuyệt vời này rất khó chế tạo nên chúng trở nên quý hiếm, đắt giá.
Tiết lộ bí mật thứ vũ khí đi trước thời đại hơn 800 năm của chiến binh Viking - Ảnh 1.
Chiến binh Viking và những thanh kiếm vô cùng sắc bén.
Bên cạnh đó, vì không quá phổ biến nên kiếm chỉ được các vị vua, thủ lĩnh tối cao hoặc người Viking có thứ hạng cao trong xã hội thì mới sử dụng. Chúng được coi là biểu tượng của người có vị trí cao.
Tiết lộ bí mật thứ vũ khí đi trước thời đại hơn 800 năm của chiến binh Viking - Ảnh 2.
Phần đốc kiếm Viking được trang trí, chế tác tinh xảo.
Người Viking tin rằng thanh kiếm và chiến binh có mối liên hệ gắn kết với nhau. Cụ thể, thanh kiếm cho sức mạnh cho chiến binh, nhưng đồng thời sức mạnh của chiến binh cũng có thể được chuyển sang cho thanh kiếm.
Tiết lộ bí mật thứ vũ khí đi trước thời đại hơn 800 năm của chiến binh Viking - Ảnh 3.
Những thanh kiếm Viking có chất lượng tốt và độ sắc bén khiến các nhà nghiên cứu bất ngờ.
Những thanh kiếm sắc bén, được tạo ra từ quá trình chế tác đặc biệt, và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của người Viking. Theo quan niệm của người Viking, một thanh kiếm được coi là lý tưởng khi nó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện, bao gồm nhẹ, mạnh mẽ, linh hoạt, dễ xử lý và có hai cạnh sắc nhọn.
Không những có ý nghĩa quan trọng, kiếm Viking sở hữu kỹ thuật đi trước thời đại hơn 800 năm
Một trong những hiện vật Viking bí ẩn nhất khiến các nhà khoa ngạc nhiên chính là thanh kiếm Ulfberht, khi không những sở hữu đặc điểm mềm dẻo, nhẹ, linh hoạt mà nó gần như không bị gỉ sét.
Theo các nhà nghiên cứu, cho đến nay, có khoảng 170 thanh kiếm Ulfberht được tìm thấy với niên đại từ khoảng năm 800 đến 1.000. Tất cả đều được chế tác từ kim loại nguyên chất và đáng chú ý là phải đến hơn 800 năm sau thì kỹ thuật để rèn được kim loại từ các quặng như trên mới được ra đời.
Tiết lộ bí mật thứ vũ khí đi trước thời đại hơn 800 năm của chiến binh Viking - Ảnh 4.
Kỹ thuật rèn kiếm Ulfberht của người Viking rất thần kỳ, thậm chí là đi trước thời đại tới hơn 800 năm.
Điều này cho thấy cách thức mà người Viking sử dụng để rèn ra thanh kiếm Ulfberht thực sự rất bí ẩn và đi trước thời đại hàng trăm năm.
Theo Tiến sĩ Alan Williams, một nhà khảo cổ học và là người tư vẫn cho bộ sưu tập vũ khí của Bảo tàng London, kiếm Viking có chất lượng tốt hơn nhiều so với bất kỳ thanh kiếm nào khác trước đó ở châu Âu. 
Tiết lộ bí mật thứ vũ khí đi trước thời đại hơn 800 năm của chiến binh Viking - Ảnh 5.
Những thanh kiếm đã trở thành một phần không thể thiếu cả trên chiến trường lẫn đời sống tinh thần của các chiến binh Viking.
Thanh kiếm nhẹ, linh hoạt, sắc nhọn, dễ xứ lý nên phát huy tác dụng rất lớn trên chiến trường. Trong khi chiến đấu, hầu hết người Viking sẽ một tay cầm thanh kiếm và tay còn lại cầm khiên. Đặc biệt, các nhà khảo cổ còn phát hiện ra rằng, các thanh kiếm Viking khi bị hư hỏng thường được mang đi sửa chữa lại.
Bằng chứng là một số thanh kiếm được tìm thấy có dấu vết lưỡi dao bị vỡ làm hai và sau đó được hàn gắn lại với nhau và tiếp tục được sử dụng. Kiếm rất quý và đắt nên mất chúng được coi là thảm họa đối với người Viking.
Nhờ những thanh kiếm có chất lượng tốt tuyệt vời như Ulfberht đã giúp cho khả năng chiến đấu của người Viking trở nên hoàn thiện, góp phần tương trợ cho các đội quân đến từ Bắc Âu này trong các chuyến đi xâm chiếm và thiết lập thuộc địa tại nhiều vùng đất.
Các thanh kiếm với chất lượng thuộc hàng hảo hạng cùng với khả năng chiến đấu quả cảm của những chiến binh Viking đã trở thành huyền thoại và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều đội quân ở phần lớn châu Âu, đông bắc châu Mỹ,...
Tham khảo nguồn: Ancientpages, Thevintagenews
theo Helino

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH