CHIẾN TRANH THẾ GIỚI I - 2

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham danh lợi và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hồ Sơ Mật - Đại chiến Thế giới lần thứ Nhất - Tập 2/10

Phận "long đong" lễ duyệt binh đầu tiên của nước Mỹ

Liên Hà |
Phận "long đong" lễ duyệt binh đầu tiên của nước Mỹ
Các đơn vị quân đội tham gia cuộc diễu hành từ Capitol đến Nhà Trắng tại Washington trong lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump hồi tháng 1.2017. Ảnh: AP.

Lễ duyệt binh do ông Donald Trump yêu cầu tổ chức dự kiến diễn ra ngày 10.11 - ngày kỷ niệm kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất đã bị hoãn sang năm sau.

Trong tuyên bố ngày 16.8, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, lễ duyệt binh theo yêu cầu của Tổng thống Donald Trump được lên kế hoạch tổ chức ở Washington vào tháng 11 bị hoãn sang năm 2019.
"Bộ Quốc phòng và Nhà Trắng lên kế hoạch cho lễ duyệt binh để tôn vinh các cựu binh của Mỹ và kỷ niệm 100 năm chiến tranh thế giới thứ nhất. Ban đầu chúng tôi dự định tổ chức sự kiện này vào ngày 10.11.2018 nhưng đã nhất trí chuyển sang năm 2019" - Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Rob Manning cho biết.
Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ chia sẻ với CNBC trước đó rằng, lễ duyệt binh ước tính tiêu tốn ít nhất 92 triệu USD.
Theo AP, ước tính này vượt xa 3 lần so với chi phi sơ bộ mà Nhà Trắng dự kiến. Các quan chức giấu tên cho biết, khoảng 50 triệu USD sẽ được Lầu Năm Góc chi trả cho máy bay, các khí tài, nhân sự và các khoản hỗ trợ khác cho lễ duyệt binh đầu tiên của nước Mỹ. Phần còn lại sẽ do các cơ quan khác chịu trách nhiệm và chủ yếu liên quan tới chi phí an ninh.
Theo các quan chức Mỹ, các kế hoạch vẫn chưa được Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis phê duyệt. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jamie Davis hôm 16.7 cho hay, chi phí và các chi tiết cho lễ duyệt binh vẫn đang được tính toán, chưa có quyết định cuối cùng.
Cũng theo AP, lễ duyệt binh có sự tham gia của binh sĩ từ 5 lực lượng vũ trang gồm: Quân đội, hải quân, không quân, thủy quân lục chiến và lực lượng tuần duyên cũng như các đơn vị trong đồng phục theo từng giai đoạn lịch sử Mỹ.
Dự kiến có một số máy bay quân sự tham gia lễ duyệt binh. Bộ Tư lệnh Bắc Mỹ chịu trách nhiệm thực hiện lễ duyệt binh này.
Hồi tháng 7, hãng tin ABC dẫn lời một quan chức quân đội Mỹ cho biết, có khoảng 5.000 đến 7.000 binh sĩ có thể tham gia lễ diễu hành dự kiến tổ chức ở Washington DC. Ngoài binh sĩ, lễ duyệt binh còn có hàng trăm phương tiện, một số kỵ binh và 50 máy bay.
Một bản ghi nhớ của Lầu Năm Góc được công bố hồi tháng 3 cho biết, lễ duyệt binh sẽ diễn ra trên Đại lộ Pennsylvania, kéo dài 1,9km giữa Điện Capitol và Nhà Trắng.
Đáng chú ý, lễ duyệt binh đầu tiên do Mỹ tổ chức sẽ có các khí tài trên không hạng nặng, có khả năng là có các máy bay cổ. Tuy nhiên, lễ duyệt binh sẽ "chỉ sử dụng các khí tài bánh lốp, không dùng xe tăng - cần phải xem xét để giảm thiểu thiệt hại cho cơ sở hạ tầng địa phương" bởi lo ngại xe tặng hạng nặng sẽ làm hư hại đường sá ở quận Columbia.
Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu tổ chức một lễ duyệt binh ở Mỹ sau khi ông bị ấn tượng với lễ duyệt binh mừng Quốc khánh Pháp tháng 7.2017.
theo Lao động

Nga nhắc nhở Mỹ về sự can thiệp quân sự "đẫm máu" 100 năm trước

Trí Đức |
Nga nhắc nhở Mỹ về sự can thiệp quân sự "đẫm máu" 100 năm trước

Trong một bài viết đăng trên trang Facebook của mình, Đại sứ quán Nga tại Hoa Kỳ đã nhắc nhở Washington về sự kiện kỷ niệm 100 năm ngày Mỹ can thiệp quân sự vào Nga.

"Năm 1918, 100 năm trước đây, quân đội Mỹ đã đổ bộ vào thành phố cảng Vladivostok (Viễn đông Nga) và bắt đầu cuộc can thiệp đẫm máu tại Nga… Hơn 200 lính Mỹ đã thiệt mạng do chiến tranh du kích", bài viết của Đại sứ quán Nga nêu rõ.
Ngày 5/8/1918, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đơn phương tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga. Và 10 ngày sau đó, các đơn vị quân đội viễn chinh của Mỹ đã đổ bộ xuống thành phố cảng Vladivostok.
Lý do cho sự can thiệp này là Chính phủ Liên Xô, lên nắm quyền sau cuộc cách mạng tháng Mười, đã quyết định ký kết hiệp ước hòa bình với Đức, kết quả là Nga rút khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất trên thực tế.
Trước đó, vào tháng 12/1917, Hoa Kỳ, Anh, Pháp và các đồng minh của họ đã quyết định chia tách các khu vực lợi ích trong lãnh thổ của Đế quốc Nga cũ và thiết lập mối liên hệ với các quốc gia mới nổi.
Những người can thiệp yêu cầu thanh toán các khoản nợ của chính phủ Sa hoàng, cũng như các ưu đãi thương mại. Trong những năm can thiệp, một số lượng lớn các giá trị và tài nguyên thiên nhiên đã bị mất, nhiều dân thường vô tội đã bị giết dưới tay lực lượng quân sự nước ngoài.
Sau thất bại của quân đội Kolchak, sự can thiệp quân sự ở Nga bắt đầu mất ý nghĩa, mùa xuân năm 1920 quân đội Mỹ đã rời khỏi đất nước Xô Viết. Vào năm 1922, quân đội nước ngoài cuối cùng rời nước Nga Xô Viết, và một số vùng lãnh thổ được giải phóng vào giữa thập kỷ này.
theo Infonet

Vụ biến mất vào mây đầy bí ẩn của 800 lính Anh trong Thế chiến I

Song Hy |

Vụ biến mất vào mây đầy bí ẩn của 800 lính Anh trong Thế chiến I
Ảnh minh họa.

Vụ biến mất tập thể của 800 binh lính Anh trong thời kỳ Thế chiến I cho đến nay vẫn là ẩn số chưa có lời giải.

Năm 1908, vua Edward VII (Anh) yêu cầu thuộc hạ của mình là Frank Beck thành lập một tiểu đoàn từ danh sách nhân công làm việc ở điện Sandringham. Vui mừng vì có được sự tin tưởng của nhà vua, Frank Beck sau đó kêu gọi hàng trăm người tình nguyện gia nhập vào danh sách này.
Không lâu sau khi được chọn và huấn luyện, đội quân mới được thành lập mang tên E Company đã phải bước vào chiến dịch đầu tiên.
Địa điểm chiến đấu đầu tiên và cũng là cuối cùng của họ là Suvla Bay, cứ điểm nằm ở địa phận Thổ Nhĩ Kỳ. Đóng quân ở khu vực này khi đó còn có một lực lượng quân sự của New Zealand.
Để tiếp cận vị trí chiến đấu, E Company phải di chuyển lên một ngọn núi cao thuộc vùng Garibaldi của Thổ Nhĩ Kỳ. Thời tiết khắc nghiệt và chưa có kinh nghiệm hành quân lên núi cao khiến sức khỏe nhiều binh sĩ suy giảm đáng kể.
Chưa kể đến việc họ nhận được lệnh tấn công chỉ 2 ngày sau khi di chuyển lên khu vực này dù đang trong tình trạng mệt mỏi, đói khát và chưa được huấn luyện chuyên nghiệp.
Trong khi đó, bên kia chiến tuyến, đội quân Thổ Nhĩ Kỳ lại rất hiếu chiến, hừng hực khí thế bởi đã quen thuộc địa hình.
Khi thế trận vẫn còn lộn xộn, binh lính hai bên đang hỗn chiến thì một đám mây tràn xuống và bao phủ lên khắp cả một vùng. Không lâu sau đó, cả đoàn quân gồm 800 binh sỹ Anh đi vào màn sương mỏng và mất tích không để lại một dấu vết.
22 người lính New Zealand đóng quân gần đó khẳng định chứng kiến cảnh tượng khó tin này khi đang canh gác trên một ngọn đồi cách hiện trường chỉ 60 m. Họ nói nhìn thấy đội quân đó bước vào đám mây trước khi khối mây đó bốc lên cao và biến mất.
Ban đầu phía Anh cho rằng lính của họ đã bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắt làm tù binh nên sau cuộc chiến đã yêu cầu chính phủ nước này trao trả.
Tuy nhiên, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định họ không hề bắt một người lính Anh nào và đến nay số phận của 800 binh sỹ nói trên vẫn là ẩn số.
theo VTC News

Ảnh: Kỷ vật của một binh sĩ tham chiến trong Thế chiến I

Trần Khánh |
Ảnh: Kỷ vật của một binh sĩ tham chiến trong Thế chiến I

Những kỷ vật của binh nhì Mick Ward- người tham gia chiến đấu trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất - đang được trưng bày tại Melbourne, Australia.


Ảnh: Kỷ vật của một binh sĩ tham chiến trong Thế chiến I - Ảnh 1.
Những hình ảnh và kỷ vật cá nhân của binh nhì Michael "Mick" Ward được tìm thấy trong một chiếc túi da của ông được trưng bày ở Melbourne.
Ảnh: Kỷ vật của một binh sĩ tham chiến trong Thế chiến I - Ảnh 2.
Giám tuyển cao cấp của Bảo tàng Melbourne Deborah Tout-Smith xem xét chiếc túi da của ông Ward.
Ảnh: Kỷ vật của một binh sĩ tham chiến trong Thế chiến I - Ảnh 3.
Cuốn sổ ghi chi tiết các khoản chi tiêu của binh nhì Ward giai đoạn từ 24/12-1917-1/7/1918.
Ảnh: Kỷ vật của một binh sĩ tham chiến trong Thế chiến I - Ảnh 4.
Một bức ảnh tìm thấy trong túi da của binh nhì Ward.
Ảnh: Kỷ vật của một binh sĩ tham chiến trong Thế chiến I - Ảnh 5.
Cuốn nhật ký mà ông Ward dùng ghi chép các hoạt động hàng ngày khi tham gia chiến đấu ở mặt trận phía Tây từ năm 1916-1918.
Ảnh: Kỷ vật của một binh sĩ tham chiến trong Thế chiến I - Ảnh 6.
Một chiếc phong bì cũ nát được tìm thấy tại Victoria Baracks năm 1924.
Ảnh: Kỷ vật của một binh sĩ tham chiến trong Thế chiến I - Ảnh 7.
Một vài bức ảnh tìm thấy trong chiếc túi da.
Ảnh: Kỷ vật của một binh sĩ tham chiến trong Thế chiến I - Ảnh 8.
Một cuốn lịch năm 1918 kèm dòng chữ "Lời chào từ Australia".
Ảnh: Kỷ vật của một binh sĩ tham chiến trong Thế chiến I - Ảnh 9.
Đơn thuốc cùng những bản tin được thu thập lại.
Ảnh: Kỷ vật của một binh sĩ tham chiến trong Thế chiến I - Ảnh 10.
Chiếc ví của binh sĩ Amos Mederith, hy sinh tháng 10/1917.
Ảnh: Kỷ vật của một binh sĩ tham chiến trong Thế chiến I - Ảnh 11.
Toàn bộ kỷ vật liên quan đến binh nhì Ward được Bảo tàng Melbourne mua lại và trưng bày từ năm 2016.
theo VOV

Cuộc đời kỳ lạ của chú khỉ đầu chó Jackie: “Người lính” dũng cảm được vinh danh sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất

Đinh Hương |
Cuộc đời kỳ lạ của chú khỉ đầu chó Jackie: “Người lính” dũng cảm được vinh danh sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất
Ảnh: Internet

Vì những cống hiến tận tụy của mình, chú khỉ Jackie được vinh dự trở thành linh vật chính thức của Trung đoàn 3 Transvaal và cuối cùng nhận được huân chương dũng cảm vô cùng cao quý.

Cuộc chiến tranh nào cũng vậy, những người ở đầu chiến tuyến, trực tiếp xông pha chiến đấu dưới màn mưa bom biển đạn vì bảo vệ lý tưởng và tổ quốc của mình, luôn là những con người dũng cảm và kiên cường nhất.
Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, có một người lính vô cùng đặc biệt, hiên ngang trước quân địch dũng mãnh, tận tâm tận lực cùng các đồng đội trong từng trận đánh.
Người lính ấy tên là Jackie, tuy là một chú khỉ đầu chó nhưng công sức mà chú đã đóng góp cho quân đội Nam Phi phải nói là chẳng kém cạnh bất kỳ ai.
Jackie không phải là chú khỉ đầu chó duy nhất từng được tuyển dụng để phụ việc cho con người tại Nam Phi. Trước đó một chú khỉ khác tên Jack, được đào tạo để trở thành một nhân viên hỏa xa, và chú khỉ ấy đã luôn hoàn thành nhiệm vụ một cách hoàn hảo.
Tuy vậy với Jackie, chú khỉ lại gia nhập quân đội với một trách nhiệm nặng nề và nguy hiểm hơn rất nhiều. Jackie phải chiến đấu ở tiền tuyến, giúp đỡ các chiến sĩ trong rất nhiều trận đánh ác liệt với quân địch. Điều đặc biệt gì ở Jackie khiến cho chú khỉ này được quân đội trọng dụng đến như thế?
Cuộc đời kỳ lạ của chú khỉ đầu chó Jackie: “Người lính” dũng cảm được vinh danh sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 1.
Ảnh: Internet
Jackie là một chú khỉ đầu chó Chacma. Cuộc đời của Jackie ban đầu cũng rất bình thường, là một con vật nuôi của người chủ tên Albert Marr.
Albert phát hiện Jackie khi chú khỉ nhỏ lang thang trên nông trại của ông vào một buổi chiều. Vì nhìn thấy chú khỉ rất đáng yêu, Albert quyết định đem nó về nuôi như một con vật cưng ở trong nhà.
Jackie sống cùng Albert trong một vài năm. Cả hai bắt đầu hình thành mối dây liên kết vô cùng sâu sắc. Jackie luôn nghe lời và trung thành với chủ nhân, còn Albert thì huấn luyện và thương yêu chú khỉ như một thành viên trong gia đình.
Cuộc đời kỳ lạ của chú khỉ đầu chó Jackie: “Người lính” dũng cảm được vinh danh sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 2.
Ảnh: Internet
Đến năm 1915, Albert được lệnh gọi đi nhập ngũ. Vì không muốn bỏ rơi Jackie ở nhà, Albert đã xin phép người chỉ huy và cuối cùng ông đã được mang cả Jackie cùng gia nhập vào quân đội.
Vào quân ngũ, Jackie cũng được đối xử như một người lính thực thụ. Chú được phát một bộ đồng phục với phù hiệu, nón, sổ chấm công và cả bộ đồ ăn riêng của mình. Jackie cũng tham gia vào các buổi luyện tập và phải thực hiện nhiệm vụ không khác gì các đồng đội.
Cuộc đời kỳ lạ của chú khỉ đầu chó Jackie: “Người lính” dũng cảm được vinh danh sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 3.
Ảnh: Internet
Jackie thích nghi rất nhanh chóng, không lâu sau chú đã bắt đầu cư xử giống như một người lính. Khi chỉ huy đi ngang qua, Jackie đứng thẳng nghiêm túc giơ tay chào. 
Vì có khứu giác và thị giác rất tinh anh, Jackie được tin tưởng giao cho nhiệm vụ canh gác về đêm khi những đồng đội khác nghỉ ngơi.
Với sự nổi tiếng của mình, Jackie sau đó được vinh dự trở thành linh vật của Trung đoàn 3 Transvaal của quân đội Nam Phi. Jackie theo chân các đồng đội trong rất nhiều trận đánh lịch sử trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
Cuộc đời kỳ lạ của chú khỉ đầu chó Jackie: “Người lính” dũng cảm được vinh danh sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 4.
Ảnh: Internet
Trong một lần chiến đấu tại Pháp, Jackie bị trọng thương bởi hỏa lực của quân địch. Các bác sĩ nhanh chóng đưa Jackie trở về doanh trại để chữa trị nhưng đáng tiếc một chân của chú khỉ phải bị cắt bỏ.
Quá trình phẫu thuật cắt chân buộc Jackie phải bị gây mê, mà liều lượng và những ảnh hưởng của thuốc gây mê đối với loài khỉ đầu chó ra sao không ai biết được. 
Các bác sĩ quân y rất lo lắng rằng Jackie sẽ không bao giờ tỉnh lại nữa. Ấy vậy mà sau vài ngày hôn mê, Jackie đã hồi tỉnh một cách kỳ diệu.
Cuộc đời kỳ lạ của chú khỉ đầu chó Jackie: “Người lính” dũng cảm được vinh danh sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 5.
Ảnh: Internet
Vì sự dũng cảm và những cống hiến tận tụy của mình, Jackie vinh dự được trao huy chương Medal of Valor và được thăng cấp từ binh nhì trở thành hạ sĩ. Kết thúc chiến tranh, Jackie được lệnh giải ngũ tại trại Maitland ở Cape Town.
Ngoài ra chú khỉ còn được cấp giấy phép xuất ngũ, được nhận lương hưu quân đội và đơn xin việc dành cho lính xuất ngũ.
Cuộc đời kỳ lạ của chú khỉ đầu chó Jackie: “Người lính” dũng cảm được vinh danh sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất - Ảnh 6.
Ảnh: Internet
Jackie trải qua những năm tháng sống yên bình và hạnh phúc cùng gia đình Albert cho đến khi qua đời vào năm 1921. 
Cho đến ngày hôm nay, Jackie là chú khỉ đầu chó duy nhất từng tham gia chiến đấu trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và cũng là chú khỉ đầu chó duy nhất được thăng đến cấp hạ sĩ.
(Nguồn: all that is interesting)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH