Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI I - 1

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham danh lợi và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 

-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hồ Sơ Mật - Đại chiến Thế giới lần thứ Nhất - Tập 1/10

Nấm mồ của Thế chiến thứ nhất: 51 sư đoàn tham chiến, 700.000 người bỏ mạng

Nhật Minh |

Nấm mồ của Thế chiến thứ nhất: 51 sư đoàn tham chiến, 700.000 người bỏ mạng
Hình minh họa

Trong Chiến tranh Thế giới thứ 1 có rất nhiều trận tử chiến giữa phe Liên minh và Hiệp ước, đáng chú ý nhất phải kể đến trận Vécđoong.

Sự phát triển không đồng đều giữa những "ông chủ" tư bản trên thế giới cộng với chênh lệch về thị trường và thuộc địa là nguyên nhân đẩy loài người tới Chiến tranh thế giới thứ Nhất.
Trong cuộc chiến phi nghĩa này có rất nhiều trận tử chiến giữa phe Liên minh và Hiệp ước, đáng chú ý nhất phải kể đến trận Véc-đoong.
Nấm mồ của Thế chiến thứ nhất: 51 sư đoàn tham chiến, 700.000 người bỏ mạng - Ảnh 1.
Thành cổ Véc-đoong (Pháp). Nguồn: Internet.
Vị trí chiến lược của thành Véc-đoong
Véc-đoong (Verdun) là một thành phố xung yếu ở phía Đông thành Pari, nơi đây là tiền tiêu của chiến tuyến quân đội Pháp trong chiến tranh.
Chiến cuộc ác liệt diễn ra ở đây suốt gần 1 năm, từ tháng 2/1916 đến tháng 12/1916. Chiến dịch Véc-đoong mang tính chất bản lề, quyết định thành bại trong chiến lược phòng ngự của quân Pháp trước sức tấn công như vũ bão của quân đội Đức.
Ý đồ của Pháp và Đức
Để đối phó với quân Đức, quân đội Pháp đã bí mật bố trí một trận địa dày đặc các công sự trên thành lũy cổ. Pháp huy động vào Véc-đoong 11 sư đoàn với 600 cỗ pháo, được bố trí thành ba tuyến, cụ thể, 5 sư đoàn đóng ở phía Bắc, 3 sư đoàn ở phía Đông, Đông Nam, số còn lại tập trung ở phía Tây.
Còn đối với Đức, ý đồ khi chọn Véc-đoong là nơi quyết chiến nhằm thu hút phần lớn chủ lực của Pháp để tập trung tiêu diệt, buộc Pháp phải cầu hòa. Hoàng thái tử Đức trực tiếp chỉ huy các tướng lĩnh cùng 50 sư đoàn, với hơn 1.200 cỗ pháo và 170 máy bay, một số quân khổng lồ cho mặt trận này.
Tử chiến ở Véc-đoong
Nấm mồ của Thế chiến thứ nhất: 51 sư đoàn tham chiến, 700.000 người bỏ mạng - Ảnh 2.
Sức tàn phá của Chiến tranh thế giới thứ Nhất. Nguồn: Internet
Sáng ngày 21/2/1916, quân Đức bắt đầu nổ súng tấn công, trong vòng nửa ngày, pháo binh của Đức đã nã vào thành phố cổ kính Véc-đoong hơn 2 triệu quả đạn, phá hủy gần như toàn bộ. Ngay sau đó, bộ binh Đức tiến vào. Do chênh lệch lực lượng, quân Pháp thất thủ, buộc phải lùi về phía sau giữ đất.
Sau 5 ngày tiến công dồn dập, quân Đức đã tiến sâu vào Véc-đoong 5km, và chiếm được Đô-mông (một pháo đài chiến lược của thành phố).
Đứng trước nguy cơ thất bại, Tổng tư lệnh quân đội Pháp đã cử tướng Pê-tanh tăng viện và làm chỉ huy mặt trận Véc-đoong. Quân Pháp đã bí mật vận chuyển hàng vạn lính và khối lượng lớn lương thực chi viện cho mặt trận trong một thời gian ngắn.
Bước sang đầu tháng 3, quân Đức mở rộng cuộc tấn công sang phía Tây sông Mơ-dơ, âm mưu chiếm lấy cao điểm 304 và 295. Quân Pháp chiến đấu anh dũng, hai bên thương vong nhiều vô kể.
Để nhanh chóng giành thắng lợi. Cuối tháng 6, đầu tháng 7 năm đó, quân Đức dùng hơi độc tấn công vào Vaux (yết hầu của Véc-đoong) nhưng đều không giành được thắng lợi.
Trước tình thế khó khăn của trận chiến Véc-đoong, từ đầu tháng 7/1916 liên quân Anh-Pháp đã bất ngờ mở cuộc tấn công lớn vào vùng Somme, mục đích tiêu hao sinh lực và quân tiếp viện của Đức. Nhân cơ hội đó, từ trung tuần tháng 8, Pháp đã tổ chức phản công, giành được nhiều vị trí chiến lược từ tay quân Đức ở Véc-đoong.
Không chiếm được Véc-đoong, quân Đức đã thay tướng Phankenhen bằng Tổng tư lệnh Henđenbuốc (8/1916). Tuy vậy, tình hình vẫn không có gì khả quan, quân Đức buộc phải tạm đình chỉ tấn công Véc-đoong.
Nhanh chóng nắm lấy thời cơ, đầu tháng 10, quân Pháp đã chủ động phản công giành lại những vùng đã mất. Ngày 15/12/1916, 8 sư đoàn của Pháp đã lấy lại được toàn bộ vùng Mơdơ, kết thúc thắng lợi chiến dịch. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho chiến thắng sau cùng lại quá lớn.
Hậu quả của trận tử chiến
Véc-đoong được coi là một trong những trận hao người tốn của nhất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Thành phố, làng mạc, rừng cây, các công trình dân sự, quân sự bị tàn phá hoang tàn.
Số đạn dược tiêu tốn ở Véc-đoong được các nhà quân sự ước tính lên đến 1.350.000 tấn thép. Thương vong về nhân mạng của Pháp và Đức là 700.000 người. Từ sự hủy hoại về người và của, cũng như sự ác liệt của chiến sự, khiến Véc-đoong được mệnh danh là "mồ chôn người".
Nấm mồ của Thế chiến thứ nhất: 51 sư đoàn tham chiến, 700.000 người bỏ mạng - Ảnh 3.
Nhân mạng trong Chiến tranh thế giới thứ Nhất. Nguồn: Internet
Tài liệu tham khảo chính
Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (2006), Lịch sử thế giới cận đại, Nxb Giáo dục, HN.
102 sự kiện nổi tiếng thế giới (1996), Nxb Văn hóa-Thông tin, HN.
Lê Vinh Quốc (chủ biên) (1996), Các nhân vật lịch sử cận đại, tập 1, Nxb Giáo dục, HN.
theo Trí Thức Trẻ

100 năm Chiến tranh thế giới thứ nhất

Cách đây 100 năm, ngày 4/8/1914, Đức xâm lược Bỉ, đánh dấu sự khởi đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Kéo dài trong 4 năm, từ tháng 8/1914 đến tháng 11/1918, đây là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại, với sức tàn phá khủng khiếp về vật chất và ảnh hưởng sâu sắc về tinh thần.

Nguyên nhân và hậu quả

Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất là kết quả của sự phát triển kinh tế chính trị của chủ nghĩa tư bản thế giới vào những năm đầu thế kỷ XX. Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển tới giai đoạn mới - giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Sự tranh giành thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc tất yếu dẫn đến chiến tranh để chia lại đất đai trên thế giới.

Ngoài mục đích phân chia lại thị trường, các nước đế quốc gây chiến để đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân trong các nước đế quốc, và đàn áp phong cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc.

Những hình ảnh về cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Và chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã xảy ra giữa hai khối liên minh quân sự được hình thành sau thế kỷ XIX: một bên là liên minh ba cường quốc, gồm: đế quốc Anh - Pháp - Nga, hay được gọi là khối hiệp ước Entente ba bên, sau này còn thêm Mỹ và một số nước khác tham gia; bên kia là phe Liên minh ba nước, hay còn gọi là Liên minh trung tâm, gồm đế quốc Đức, đế chế Áo - Hung.

Lợi dụng sự việc Đại công tước Franz Ferdinand của Áo - Hung bị một phần tử dân tộc chủ nghĩa người Serbia ám sát tại Sarajevo ngày 28-6-1914, Hoàng đế Wilhelm II của Đức, con người có khát vọng chiến tranh, đã hứa chi viện cho Áo-Hung để cùng trừng phạt Serbia. Sau đó, ngày 28/7/1914, Áo-Hung đã tuyên chiến với Serbia. Đêm hôm đó, quân Áo nã pháo vào thủ đô Belgrade, làm hơn 5.000 người dân bị thiệt mạng.

Sa hoàng Nga Nikolai II lập tức phát động binh lính. Đức gửi tối hậu thư cho Nga - Pháp yêu cầu đình chỉ việc chi viện, nhưng đều bị Nga - Pháp cự tuyệt. Ngày 1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga, và ngày 3/8 đã tuyên chiến với Pháp. Ngày 4/8/1914, Đức vượt biên giới tấn công Bỉ, đánh dấu sự khởi đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.


Cùng ngày Đức xâm lược Bỉ, Anh tuyên chiến với Đức. Ngày 6/8, Áo - Hung tuyên chiến với Nga. Sau đó, các nước Italy, Romania, Nhật, Mỹ lần lượt tham chiến. Cuộc chiến lan ra ở ba châu lục lớn, với 33 nước tham chiến.

Quân Mỹ tham chiến tại nước Pháp năm 1918.

Đây là lần đầu tiên thế giới biết đến một kiểu chiến tranh tổng lực, chiến tranh toàn diện. Chiến tranh diễn ra không những ác liệt trên bộ, trên không, trên biển, mà các bên còn thực hiện bao vây bóp nghẹt kinh tế của nhau, thử thách tiềm lực kinh tế và sức mạnh tinh thần của đối phương. Sau hơn 4 năm chiến tranh, ngày 11/11/1918, Đức và các nước cùng phe đã phải đầu hàng vô điều kiện.

Cuộc chiến làm 13,6 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỉ USD.

Ngoài sự thiệt hại về người và vật chất, cuộc chiến tranh này còn gây tổn thương về tâm lý cho nhiều thế hệ tại châu Âu. Cuộc chiến cũng làm cho châu Âu tụt hậu và vai trò lãnh đạo mà châu Âu đảm đương trong hơn 300 năm đã dần dần chuyển sang bên kia đại dương cho nước Mỹ.

Những bài học

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã kết thúc được 100 năm; cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, mà theo một số nhà nghiên cứu đó chỉ là sự tiếp nối của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đã kết thúc 69 năm, song những bài học của hai cuộc chiến đến nay vẫn còn nguyên giá trị lịch sử:

Một là, thế giới đã đi vào giai đoạn phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị có trình độ cao. Ở mức trình độ đó, thế giới không thể còn chỗ cho chủ nghĩa đế quốc và các loại chủ nghĩa nước lớn trắng trợn. Với các quan hệ quốc tế chặt chẽ và quyền lợi đan xen thì chủ nghĩa ích kỷ ở phạm vi quốc gia và quốc tế tất yếu dẫn đến xung đột đối kháng, và chiến tranh thì đều thiệt hại cho tất cả các bên. Chính vì vậy, ngay sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nước đã đồng lòng tổ chức ra Hội quốc liên (nay là Liên hợp quốc) để điều hoà các quan hệ quốc tế trên cơ sở các bên cùng chấp nhận được.

Lính Áo trên chiến trường.

Hai là, trong điều kiện các mối quan hệ chặt chẽ của thế giới, của công nghệ cao, của qui mô toàn cầu, với tốc độ tàn phá khủng khiếp của chiến tranh thì “không ai có thể có lợi trong cuộc chiến tranh nếu nổ ra, thậm chí là chiến tranh khu vực”.

Ba là, yếu tố dân tộc quốc gia có động lực rất lớn và các quyền lợi chính đáng của nó phải được tôn trọng. Tình hình quốc tế không thể yên ổn nếu dựa trên cơ sở không tôn trọng tình cảm, quyền lợi chính đáng của quốc gia, dân tộc. Một dân tộc bị dồn vào thế cùng đường sẽ phản ứng rất quyết liệt gây hậu họa cho hoà bình thế giới.

Hiện nay, tuy đã có nhiều cuộc chiến tranh khu vực nổ ra và đã có lúc thế giới bên bờ vực chiến tranh, nhưng về cơ bản hoà bình thế giới vẫn được giữ vững và chưa thấy có dấu hiệu của một đại chiến mới. Điều đó cho thấy ít nhiều thì nhân loại cũng đã rút được các bài học chính trị của hai cuộc đại chiến, đã biết hoá giải các mâu thuẫn bằng hoà bình.

Về cơ bản hoà bình thế giới vẫn được giữ vững, nhưng hiện nay ở một số khu vực, một số nước trên thế giới, máu của người dân vẫn đổ, những đồng tiền đóng thuế của họ vẫn bị quăng vào những việc làm hết sức phi lý - đó là chiến tranh. Hãy để “bóng ma của chiến tranh”trong một tương lai gần chỉ còn là “dĩ vãng” đối với nhân loại.

Thông tin Tư liệu/TTXVN

11 bức ảnh khó tin về Thế chiến thứ nhất


Máy nghe trộm khổng lồ, binh sĩ đồng tính, lính Italy đóng băng là 3 trong số những ảnh khó tin về quân đội và công nghệ ở cuộc đại chiến đầu thế kỷ 20.
Nhập mô tả cho sảnh
Trước khi radar ra đời, những binh lính trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất phải sử dụng thiết bị nghe trộm khổng lồ để xác định hướng di chuyển của máy bay đối phương. Thiết bị bao gồm loa khuếch đại âm thanh và tai nghe.
Nhập mô tả cho ảsnh
Mảnh bom với chiều dài 4 cm găm vào cuốn kinh thánh của Kurt Geiler, một lính bộ binh thuộc quân đội Đức.
Nhập mô tả cho ảsnh
18.000 binh sĩ xếp thành hình tượng Nữ thần Tự do. Chỉ riêng ngọn đuốc với chiều dài 0,8 km cần đến 12.000 người. Chính phủ Mỹ in ảnh trên trái phiếu chiến tranh.
Nhập mô tả cho ảsnh
Trong Thế chiến I, 65.000 binh sĩ phải điều trị chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương (PTSD), hàng nghìn người khác mang tiếng hèn nhát vì bệnh rối loạn tâm lý. PTSD gây ra những chấn thương trong não, dẫn đến các triệu chứng tương tự như chấn thương não (TBI) mà các cựu binh mắc phải sau vụ khủng bố ngày 11/9 ở Mỹ.
Nhập mô tả cho ảssnh
Một binh sĩ Áo - Hung với đôi mắt ấn tượng.
Nhập mô tả cho ảnsh
Xác binh sĩ Italy trong băng trên dãy Alps trong cuộc chiến với quân Áo.                                                                      
Nhập mô tả cho ảnsh
Động tác thân mật của hai binh sĩ đồng tính trong Thế chiến I.                                                            
Nhập mô tả cho ảsnh
Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, hai phe Hiệp Ước và Liên Minh sử dụng động vật để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát cũng như truyền tin. Bồ câu tỏ ra rất phù hợp cho những nhiệm vụ như vậy.
Nhập mô tả cho ảsnh
Một nữ công nhân khai thác gỗ. Trong Thế chiến I, những người phụ nữ làm việc trong các ngành công nghiệp phục vụ chiến tranh. Họ đóng góp một phần không nhỏ vào chiến thắng của phe Hiệp Ước.
Nhập mô tả cho ảnsh
Năm 1916, một nhiếp ảnh gia đã chụp cảnh bé gái dũng cảm đứng cạnh quả bom nổ chậm. Ngày nay, người ta vẫn thấy vật liệu nổ sót lại từ hai cuộc chiến tranh thế giới ở châu Âu.
Nhập mô tả cho sảnh
Bức ảnh tuyên truyền cho thấy hình ảnh "người lính lý tưởng" theo cảm nhận của người dân nước Pháp trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
Nguyễn Sương
Ảnh: Wearethemighty

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét