CHIẾN TRANH THẾ GIỚI I - 5
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
-Xét
được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng
của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến
tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát
lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người
trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống!
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham danh lợi và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn?
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hình minh họa
Theo B.P
Một
năm sau, Rags được gia đình Thiếu tá Raymond W. Hardenbergh nhận nuôi.
Những năm còn lại của cuộc đời, chú được nuôi nấng và chăm sóc đúng
nghĩa dưới một mái nhà thời bình.
Câu chuyện của Rags nhanh chóng được nhiều người biết đến. Về sau, chú được nhận huân chương kháng chiến, được phong hàm Trung tá.
Ngày chú chết, ngày 6/3/1936, 18 năm sau cái chết của anh lính James Donovan, Rags được chôn cất theo nghi thức quân đội tại nghĩa trang Silver Spring, bang Maryland, Mỹ.
Cuộc đời và câu chuyện xúc động của chú chó Rags về sau được tác giả Grant Hayter-Menzies viết lại trong cuốn sách "From Stray Dog To World War I Hero" (tạm dịch: Từ chú chó lang thang trở thành người hùng Thế chiến I).
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống!
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham danh lợi và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn?
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Hồ Sơ Mật - Đại chiến Thế giới lần thứ Nhất - Tập 5/10
Bằng khả năng điêu khắc, người phụ nữ này đã giúp vô số thương binh Thế chiến I lấy lại cuộc sống bình thường
Long.J |
Nếu không có bà, rất nhiều thương binh sau Thế chiến I sẽ chìm vào đau khổ tuyệt vọng do cơ thể biến dạng vì bom đạn.
Thế chiến I
(diễn ra từ ngày 28/7/1914 - 11/11/1918) được xem như một trong những
cuộc chiến tranh ác liệt, quy mô lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Sự
thật, về quy mô và độ tàn khốc, nó chỉ xếp sau Thế chiến II.
Trong giai đoạn này, có hai thứ khiến những người liên quan ghi nhớ: Sự man rợ, ác độc và lòng từ bi của con người. Những nỗi đau chiến tranh đã đi qua và có lẽ không cần nhắc lại nữa. Tuy nhiên, tình người là thứ mãi mãi cần được tôn vinh.
Một trong những cá nhân "đại diện cho cái thiện và lòng từ bi" trong thời kỳ máu lửa đó là Anna Coleman Watts Ladd - nhà điêu khắc người Mỹ, chuyển đến Pháp cùng chồng vào năm 1917.
Tại Pháp, bà được giới thiệu với Francis Derwent Wood, chủ của "Tin Noses Shop", nơi Wood tạo ra mặt nạ để che đi những thương tật của binh lính Thế chiến I. Được truyền cảm hứng từ công việc của Wood, Ladd đã tạo ra "Studio for Portrait-Masks" của riêng mình.
Khỏi cần tranh cãi, bàn tay của bà đã giúp vô số người lính tạm thời lấy lại hình hài vốn có, tìm được hạnh phúc và gạt bỏ ý định tự tử.
Theo B.P
Trong giai đoạn này, có hai thứ khiến những người liên quan ghi nhớ: Sự man rợ, ác độc và lòng từ bi của con người. Những nỗi đau chiến tranh đã đi qua và có lẽ không cần nhắc lại nữa. Tuy nhiên, tình người là thứ mãi mãi cần được tôn vinh.
Một trong những cá nhân "đại diện cho cái thiện và lòng từ bi" trong thời kỳ máu lửa đó là Anna Coleman Watts Ladd - nhà điêu khắc người Mỹ, chuyển đến Pháp cùng chồng vào năm 1917.
Tại Pháp, bà được giới thiệu với Francis Derwent Wood, chủ của "Tin Noses Shop", nơi Wood tạo ra mặt nạ để che đi những thương tật của binh lính Thế chiến I. Được truyền cảm hứng từ công việc của Wood, Ladd đã tạo ra "Studio for Portrait-Masks" của riêng mình.
Khỏi cần tranh cãi, bàn tay của bà đã giúp vô số người lính tạm thời lấy lại hình hài vốn có, tìm được hạnh phúc và gạt bỏ ý định tự tử.
Anna Coleman Watts Ladd đang hoàn thiện mặt nạ cho một thương binh Thế chiến I tại "Studio for Portrait-Masks".
Những khuôn mặt bị thương tổn nặng nề do bom đạn sẽ được che đi bằng mặt nạ, giúp họ lấy lại sự tự tin, cảm thấy được an ủi.
Sau
Thế chiến I, vô số thương bệnh binh rơi vào trầm uất vì cơ thể không
còn lành lặn. Những cá nhân như Ladd đã trao cho họ cơ hội sống thứ 2
trong đời
Sự kinh hoàng và khủng khiếp của chiến tranh có lẽ không câu từ nào tả hết, nhưng những người lính có mặt lại hiểu hơn ai hết.
Nếu không có mặt nạ của Ladd và Wood, khó lòng nhận ra những người lính này
Nếu không có bà, rất nhiều thương binh sau Thế chiến I sẽ chìm vào đau khổ tuyệt vọng do cơ thể biến dạng vì bom đạn.
Năm 1932, để vinh danh những cống hiến của Ladd, Chính phủ Pháp phong cho bà là một trong những Hiệp sĩ của Quân đoàn Danh dự.
Năm 1932, để vinh danh những cống hiến của Ladd, Chính phủ Pháp phong cho bà là một trong những Hiệp sĩ của Quân đoàn Danh dự.
theo Trí Thức Trẻ
Sau 81 năm chìm trong bí ẩn, sự thật về vụ mất tích của nữ phi công nổi tiếng nhất nước Mỹ đã được hé lộ
MIKE SPIDERUM |
Bà là một nữ phi công đại tài, là nguồn cảm hứng của phụ nữ thời đại mới, là một tượng đài bất tử của ngành hàng không. Sự mất tích bí ẩn của bà đã làm rúng động hàng triệu trái tim trên thế giới. Vậy chìa khóa nào có thể giải mã được bí ẩn suốt 81 năm này?
Amelia, cánh hải âu một mình băng qua Đại Tây Dương
Dù đã 81 năm trôi qua kể từ lúc sự mất tích của Amelia Earhart được lan đi trên khắp thế giới, nhưng những gì bà để lại cho hậu thế vẫn mãi là một nguồn cảm hứng bất tận chắp cánh cho bất cứ người trẻ nào trên con đường theo đuổi ước mơ và hoài bão của họ, đặc biệt là nữ giới thời bấy giờ.
Amelia Earhart là một nhà văn nhưng cũng đồng thời nổi danh khắp thế giới với tư cách là một nữ phi công phi thường
Amelia Earthart là một nhà văn nhưng cũng đồng thời nổi danh khắp thế giới với tư cách là một nữ phi công phi thường. Bà là người phụ nữ đầu tiên một mình lái chiếc phi cơ Electra L-10E vượt qua Đại Tây Dương.
Bà cũng là nữ phi công đầu tiên được lực lượng không quân Mỹ trao tặng Huân chương Distinguish Flying Cross, loại huân chương dành riêng cho những ai có hành động anh hùng hay đạt được những thành tựu phi thường khi tham gia các chuyến bay trên không.
Chuyến hành trình cuối cùng
Đối với giới hàng không, ngày 2 tháng 7 năm 1937 thật sự là một ngày đen tối trong lịch sử của họ, bởi lẽ đó chính là ngày Amelia đã chính thức mất tích trong chuyến hành trình trên Thái Bình Dương.
Thảm kịch này đã làm rúng động toàn thế giới. Khi đó, nhiều thuyết âm mưu cùng hàng loạt các giả thiết được đưa ra về sự mất tích của bà. Có người cho rằng, nữ phi công đã gặp tai nạn tại Thái Bình Dương, số khác lại cho rằng máy bay của bà đã rơi xuống tại một hòn đảo phía nam cũng tại vùng biển này.
Thế
nhưng, đối với Ric Gillespie, một người rất hăng hái trong công cuộc
tìm kiếm vị nữ phi công, việc Amelia mất tích lại chuyển biến theo một
hướng khác. Tại thời điểm đó, họ nhận được những cuộc gọi cầu cứu thông
qua sóng vô tuyến phát ra từ máy bay của Amelia.
Điều này khiến Gillespie tin rằng, vị nữ phi công đã gặp nạn và cô cùng chiếc máy bay của mình có lẽ đã rơi tại đâu đó ở đất liền chứ không phải lênh đênh trên biển vì tại thời điểm đó, các bộ phát tín hiệu của máy bay không thể hoạt động khi chúng bị ướt.
à vì Amelia đã dùng tín hiệu radio để phát đi thông điệp cầu cứu, nên một số người vô tình bắt chung tần số đã nghe được thông điệp cầu cứu của cô.
Lúc đấy, các tàu chiến của Mỹ đã được gửi đi để tìm kiếm Amelia nhưng tất cả đều trở về trong vô vọng chỉ vì các tàu chiến phải mất đến một tuần để đến nơi nhưng lúc đấy, tín hiệu lại biến mất. Chính phủ Mỹ đã chi đến 4 tỷ đô la cho nhiệm vụ tìm kiếm nữ phi công nhưng lại không thu được bất kỳ kết quả khả quan nào.
Điểm đến cuối cùng của cuộc hành trình
Một vài năm sau vụ mất tích, một bộ xương của nữ giới được tìm thấy tại bờ biển Kiribati và Gillespie tin rằng, bộ xương này không ai khác chính là Amelia Earhart.
Cùng với những giả thuyết và bằng chứng có được, giờ đây, Gillespie đã có thể viết nên những dòng cuối cùng trong trang sử về cuộc đời của Amelia, nữ phi công anh hùng.
Amelia
đã gặp một vài trục trặc máy bay và cuối cùng rơi xuống tại hòn đảo
Nikumaroro. Trong tuyệt vọng, bà đã gửi đi tín hiệu cầu cứu với hy vọng
hải quân có thể tới được nơi của mình nhưng tín hiệu đã mất sau một
tuần. Và đó cũng chính là lý do vì sao hải quân không thể định vị được
nơi gặp nạn của bà.
Thế nhưng đến đây, câu chuyện về Amelia vẫn chưa thể kết thúc, vì bí ẩn những tháng ngày sau đó của Amelia khi bị cô lập hoàn toàn đã vĩnh viễn chìm sâu vào lòng đất. Có lẽ vị nữ phi công anh hùng đã phải cố gắng chật vật để tồn tại cho đến hơi thở cuối cùng.
Dù đã 81 năm trôi qua kể từ lúc sự mất tích của Amelia Earhart được lan đi trên khắp thế giới, nhưng những gì bà để lại cho hậu thế vẫn mãi là một nguồn cảm hứng bất tận chắp cánh cho bất cứ người trẻ nào trên con đường theo đuổi ước mơ và hoài bão của họ, đặc biệt là nữ giới thời bấy giờ.
Amelia Earthart là một nhà văn nhưng cũng đồng thời nổi danh khắp thế giới với tư cách là một nữ phi công phi thường. Bà là người phụ nữ đầu tiên một mình lái chiếc phi cơ Electra L-10E vượt qua Đại Tây Dương.
Bà cũng là nữ phi công đầu tiên được lực lượng không quân Mỹ trao tặng Huân chương Distinguish Flying Cross, loại huân chương dành riêng cho những ai có hành động anh hùng hay đạt được những thành tựu phi thường khi tham gia các chuyến bay trên không.
Chuyến hành trình cuối cùng
Đối với giới hàng không, ngày 2 tháng 7 năm 1937 thật sự là một ngày đen tối trong lịch sử của họ, bởi lẽ đó chính là ngày Amelia đã chính thức mất tích trong chuyến hành trình trên Thái Bình Dương.
Thảm kịch này đã làm rúng động toàn thế giới. Khi đó, nhiều thuyết âm mưu cùng hàng loạt các giả thiết được đưa ra về sự mất tích của bà. Có người cho rằng, nữ phi công đã gặp tai nạn tại Thái Bình Dương, số khác lại cho rằng máy bay của bà đã rơi xuống tại một hòn đảo phía nam cũng tại vùng biển này.
Một trong những bức ảnh cuối cùng của Amelia
Điều này khiến Gillespie tin rằng, vị nữ phi công đã gặp nạn và cô cùng chiếc máy bay của mình có lẽ đã rơi tại đâu đó ở đất liền chứ không phải lênh đênh trên biển vì tại thời điểm đó, các bộ phát tín hiệu của máy bay không thể hoạt động khi chúng bị ướt.
à vì Amelia đã dùng tín hiệu radio để phát đi thông điệp cầu cứu, nên một số người vô tình bắt chung tần số đã nghe được thông điệp cầu cứu của cô.
Lúc đấy, các tàu chiến của Mỹ đã được gửi đi để tìm kiếm Amelia nhưng tất cả đều trở về trong vô vọng chỉ vì các tàu chiến phải mất đến một tuần để đến nơi nhưng lúc đấy, tín hiệu lại biến mất. Chính phủ Mỹ đã chi đến 4 tỷ đô la cho nhiệm vụ tìm kiếm nữ phi công nhưng lại không thu được bất kỳ kết quả khả quan nào.
Điểm đến cuối cùng của cuộc hành trình
Một vài năm sau vụ mất tích, một bộ xương của nữ giới được tìm thấy tại bờ biển Kiribati và Gillespie tin rằng, bộ xương này không ai khác chính là Amelia Earhart.
Cùng với những giả thuyết và bằng chứng có được, giờ đây, Gillespie đã có thể viết nên những dòng cuối cùng trong trang sử về cuộc đời của Amelia, nữ phi công anh hùng.
Amelia đã gặp một vài trục trặc máy bay và cuối cùng rơi xuống tại hòn đảo Nikumaroro
Thế nhưng đến đây, câu chuyện về Amelia vẫn chưa thể kết thúc, vì bí ẩn những tháng ngày sau đó của Amelia khi bị cô lập hoàn toàn đã vĩnh viễn chìm sâu vào lòng đất. Có lẽ vị nữ phi công anh hùng đã phải cố gắng chật vật để tồn tại cho đến hơi thở cuối cùng.
theo Helino
Biết chủ nhân hy sinh, chú chó nhỏ “để tang” bằng cách khiến ai cũng xúc động!
Trang Ly |
Khi buộc phải chấp nhận cái chết của chủ nhân, chú chó Rags bỏ ăn 1 tuần và chỉ nằm lặng lẽ một góc phòng.
Ngày 22/3/1936, trên trang nhất của tờ New York Times đăng một bài cáo phó tựa đề "Khuyển binh Rags, người hùng thời chiến, qua đời ở tuổi 20".
Trong
bài cáo phó dài 16 dòng của tờ báo nổi tiếng ở Mỹ có đoạn: "Rags trở
thành biểu tượng của sự trung thành và lòng can đảm thời chiến tranh. Từ
một chú chó lang thang, vô chủ, Rags được sống và chiến đấu cùng với
những người lính quả cảm. Trải qua những hiểm nguy trên chiến trường,
Rags dù bị mù một mắt, điếc một tai vẫn sống kiên cường nhiều năm khi
chiến tranh đã tàn. Chú chó nhỏ ấy sẽ luôn được người đời nhớ mãi về
sau..."
Chiến tranh kết thúc cũng là lúc tàn dư rơi rớt
của cuộc chiến kéo dài 4 năm ấy cướp đi của Rags một con mắt, nhưng có
lẽ, với chú điều này không đau đớn bằng sự ra đi mãi mãi của người lính James Donovan, người đã cưu mang và cho chú những năm tháng cuộc đời đầy ý nghĩa kể từ sau cái ngày Paris rực rỡ cờ hoa ấy...
Paris cách đây 100 năm,
Khắp
thủ đô Paris ngập tràn cờ hoa và tiếng cười rộn ràng. Nước Pháp khi đó
đang kỷ niệm ngày Quốc khánh (Bastille Day) lần thứ 129 của mình (1789 -
1918).
Hòa chung niềm vui đó, hai người lính thuộc Sư
đoàn 1 Bộ binh Lục quân Mỹ tên là James Donovan và George Hickman cũng
đang nâng cốc trong một quán bar nhỏ trên đồi Montmartre. Đó là những
giây phút rảnh rang hiếm có của họ khi được điều sang Pháp tham gia
chiến đấu tại Mặt trận phía Tây.
Bất chợt họ nhìn thấy
một miếng giẻ rách kỳ lạ dưới chân. Tiếng động phát ra từ miếng giẻ
khiến họ giật mình định hình lại thứ mà mình đang nhìn thấy thực chất
là... một chú chó.
Trái ngược với khung cảnh ồn ào, vui
tươi bên ngoài, chú chó nhỏ run rẩy, trông đói khát và nhàu nhĩ trong bộ
lông thiếu đi sự chăm sóc cẩn thận của bàn tay con người.
Chú ta bị bỏ hoang!
Cảm thông trước những gì mà chú ta đang phải trải qua, anh lính James Donovan quyết định nhanh chóng: Mang chú về đơn vị nuôi.
Cuộc
gặp gỡ định mệnh ngày 14/7/1918 ấy về sau đã đi vào lịch sử. Cả tình
bạn cũng như tình đồng chí mà người lính James Donovan và chú chó tên
Rags chia sẻ cùng nhau khiến bao người xúc động cũng đi vào lịch sử!
Rags thuộc giống chó sục Scotland (Scottish Terrier). Ngày chú được James Donovan mang về nuôi, chú khoảng 2 tuổi.
Sống
giữa tình cảm yêu mến và sự chăm sóc tận tình của James Donovan cùng
đồng đội, Rags nhanh chóng quên đi những ngày tháng sống lang thang, đói
khát giữa thủ đô hoa lệ xa xôi.
Không chỉ hòa nhập với
cuộc sống có tình thương của con người, Rags còn được tiếp cận với những
ngày tháng luyện tập quy củ để trở thành một khuyển binh dũng cảm.
Ảnh chụp chú chó Rags cùng một người lính. Nguồn: Todayinhistory
Sau
khi nhận thấy những tố chất đặc biệt từ Rags, anh lính James Donovan
huấn luyện Rags trở thành chú chó "liên lạc". Chỉ một thời gian ngắn
sau, Rags không để James Donovan thất vọng, chú nhanh chóng nắm được
nhiệm vụ của mình trên chiến trường.
Sứ mệnh quan
trọng của của Rags là truyền tin trên chiến trận. Tờ giấy chứa thông tin
sẽ được buộc trên chiếc vòng đeo cổ của Rags. Chú có nhiệm vụ di chuyển
đến đội nhận tin và quay trở lại an toàn.
Rags
còn có thể dẫn đường cho những người lính bị thương về chiến hào của
quân mình mà không bị nhầm đường giữa làn khói bom và đạn lạc. Người ta
còn kể rằng, chú chó nhỏ chỉ 2 tuổi ấy còn có khả năng sử dụng đôi tai
cực thính của mình để lắng nghe âm thanh của lựu pháo, từ đó cảnh báo
đồng đội (người lính) của mình khỏi nguy hiểm.
Trải qua
những tháng ngày chung sống và huấn luyện miệt mài, Rags và James
Donovan gắn với nhau như hình với bóng. Họ cùng nhau trải qua những giây
phút sinh tử trên chiến trận.
Vài tháng trước khi Chiến
tranh Thế giới thứ nhất kết thúc, quân Đồng minh triển khai chiến dịch
cuối cùng trải khắp Mặt trận phía Tây nhằm chống lại quân Đức mang tên
Chiến dịch Meuse-Argonne.
Rạng sáng ngày 26/9/1918,
khoảng 700 xe tăng của quân Đồng minh cùng 1,2 triệu lính Mỹ tổng tấn
công vào các vị trí của quân Đức tại rừng Argonne và dọc sông Meuse.
Trong
số những người lính quả cảm ấy có binh nhất James Donovan và khuyển
binh Rags. Khi sống cũng như chiến đấu, đôi bạn ấy luôn kề cận nhau. Họ
ẩn nấp cùng nhau dưới chiến hào, cùng chiến đấu và rồi... cùng bị thương
nặng.
Chiến dịch 47 ngày cuối cùng của Thế chiến I kết
thúc trong sự khải hoàn của quân Đồng minh. Giữa khúc ca toàn thắng,
người ta không thể quên được vết thương lòng và nỗi đau thể xác mà chú
chó Rags phải hứng chịu.
Quân Đức khi đó đã sử dụng khí
mù tạt để chống lại quân Đồng minh. Rags bị thương chân, mù một con mắt
và điếc một bên tai. Còn anh lính trẻ James Donovan - người cưu mang và
cũng là đồng đội của chú - bị thương rất nặng.
Cả hai
sau đó được đưa đến bệnh viện chăm sóc. Ngày Rags khá hơn cũng là lúc
người ta chuyển James Donovan về Chicago (Mỹ) để điều trị. Những ngày
tháng anh lính còn thở, ngày nào chú chó nhỏ cũng túc trực bên giường
bệnh của anh.
Thế rồi...
Dưới
sức tàn phá khủng khiếp của khí mù tạt (gây những vết bỏng hóa học trên
da, mắt, phổi; khiến nạn nhân tàn tật, ung thư, mù vĩnh viễn hoặc tử
vong), binh nhất James Donovan không qua khỏi!
Anh hy sinh!
Đôi
bạn cùng san sẻ những giây phút quý giá trong làn bom đạn chiến tranh,
cùng chiến đấu ngày nào trên chiến hào - giờ, một người đã hy sinh, Rags
bỗng chốc cô độc trên đời với vết thương nhức nhối đến tận cuối đời.
Đồng
đội của James Donovan lúc đó không biết phải "nói" với Rags về cái chết
của anh như thế nào. Giây phút họ bế Rags lên giường bệnh để chú nhìn
lại gương mặt chủ mình lần cuối là giây phút lấy đi nhiều nước mắt của
những người chứng kiến.
Hơi thở đã tắt của James Donovan
không làm Rags buồn bởi Rags không chấp nhận sự thật đó. Cho đến khi,
sau những ngày nằm canh gác ở cửa ra vào phòng bệnh mà James từng nằm,
sau những ngày cất tiếng sủa gọi chủ nhưng không thấy hồi âm, Rags mới
tin.
Một tuần... là khoảng thời gian Rags bỏ ăn. Chú chỉ
lặng lẽ nằm yên nơi góc phòng nhỏ. Người ta kể lại rằng, chú chó nhỏ ấy
không bao giờ quay lại bệnh viện nơi James Donovan trút hơi thở cuối
cùng lần nào nữa!
Bức ảnh chụp Rags năm 1920. Nguồn: Americacomesalive
Câu chuyện của Rags nhanh chóng được nhiều người biết đến. Về sau, chú được nhận huân chương kháng chiến, được phong hàm Trung tá.
Ngày chú chết, ngày 6/3/1936, 18 năm sau cái chết của anh lính James Donovan, Rags được chôn cất theo nghi thức quân đội tại nghĩa trang Silver Spring, bang Maryland, Mỹ.
Cuộc đời và câu chuyện xúc động của chú chó Rags về sau được tác giả Grant Hayter-Menzies viết lại trong cuốn sách "From Stray Dog To World War I Hero" (tạm dịch: Từ chú chó lang thang trở thành người hùng Thế chiến I).
Phần mộ của chú chó Rags. Nguồn: Americancomealive.Bài viết sử dụng nguồn:
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét