CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 163

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Trinh sát kể chuyện - Tập 4: BĂNG CƯỚP CHẶT TAY
Tướng cướp Hồ Duy Trúc là đối tượng cầm đầu băng cướp chuyên dùng hung khí để tấn công người dân. Sau thời gian dài theo giõi, cuối cùng các trinh sát hình sự Công an Huyện Nhà Bè đã quăng trọn mẻ lưới bắt gọn các đối tượng nguy hiểm này. 

Tướng cướp tàn bạo Hồ Duy Trúc: "Chém trước cướp sau"

Băng cướp do Hồ Duy Trúc cầm đầu từng một thời gian dài gieo rắc nỗi sợ hãi tột cùng cho người dân Sài Gòn. Thế nhưng, phía sau lưng kẻ cầm đầu tội ác là một bức tranh bi kịch với đầy đủ các gam màu u ám.

Trên chuyến tàu rời ga Sài Gòn lúc nửa đêm ngược TP. Phan Rang với chiều dài hơn 300km, tôi khắc khoải cố đi tìm cho mình câu trả lời về chân dung thật sự của “tướng cướp chặt tay cướp SH gây rúng động Sài Gòn” một thời. Trên hành trình ấy, bóng dáng người đàn bà bé nhỏ, gào khóc giữa sân toà khi con trai bị tuyên án tử càng khiến bản thân thêm ám ảnh.
Bởi, phiên tòa 4 năm trước từng thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận cả nước. Nhiều tình tiết phía sau vành móng ngựa khiến mọi người tin hơn vào cớ: Tử hình Hồ Duy Trúc là việc thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.
Mới đây Trúc được Chủ tịch nước ký quyết định ân xá từ án tử hình xuống chung thân. Con đường sống của tướng cướp Hồ Duy Trúc được tái sinh lần nữa. Nhưng 4 năm qua là một bi kịch thật sự trút xuống cha mẹ, anh chị em và ngay cả tổ ấm bé nhỏ không hôn thú của tướng cướp một thời.
Ngày đền tội của phi đội “chém trước cướp sau”
Trước khi gặp gia đình Hồ Duy Trúc- tướng cướp cầm đầu băng nhóm “chặt trước cướp sau”, tôi từng mường tượng kịch bản đa chiều về gia đình thuộc thành phần bất hảo với nhiều hành động lạnh tóc gáy.
20 tuổi, Trúc đã “nổi danh” là kẻ ra tay máu lạnh. Lược trích tình tiết gây án của Trúc, những người mạnh mẽ đến dường nào cũng cảm thấy rùng mình. Trúc và đồng bọn gây tội ác một cách có tổ chức, sử dụng nhiều hung khí nguy hiểm gây hoang mang dư luận.
Trong đó, với vai trò là kẻ lĩnh xướng “phi đội bay”, Trúc cùng đồng bọn thực hiện hàng loạt vụ cướp gây thương tích cho nhiều người. Vụ án dưới chân cầu Phú Mỹ (quận 7, TP.HCM) là đỉnh điểm của tội ác không thể dung thứ của băng cướp manh động này.
Trên đường trở về nhà, chị Nguyễn Thị Ngọc Thuý bất đắc dĩ trở thành “con mồi” của Trúc và đồng bọn. Với lý lịch trích ngang từng thực hiện hàng loạt vụ cướp trước đó, Trúc đủ độ liều lĩnh vung mã tấu chém 3 nhát vào tay nạn nhân nhằm cướp xe SH. Bàn tay chị gần đứt lìa. Nạn nhân được đưa đi cấp cứu kịp thời nên đã nối lại bàn tay nhưng để lại thương tật 47%.
Hồ Duy Trúc, kẻ từng cầm đầu băng nhóm chuyên thực hiện các phi phụ gây hoang mang dư luận tại Sài Gòn. Ảnh: TP 
Thống kê qua con số từ tháng 6 đến tháng 11.2012, Trúc và đồng bọn đã thực hiện tổng cộng 17 vụ, cướp 15 chiếc xe máy, gây thương tích cho 12 người. Con số khô khốc như lột tả được bộ mặt tàn bạo do tướng cướp Trúc cầm đầu. Người dân Sài Gòn một thời gian dài khiếp đảm mỗi khi nhắc đến các “bóng ma” chuyên ẩn dật gây tội ác trong đêm.
Điều khiến nhiều người ghê sợ ở “phi đội bay” không phải vì những vết thương mà chúng gây ra cho các nạn nhân, mà chính cái cách chúng ra tay lạnh lùng đến tàn nhẫn. Những nhát dao vung lên không chỉ chém cho “con mồi” bị thương mà bọn chúng sẵn sàng chém tới 2-3 nhát cố cho đứt hẳn. Trước khi phiên tòa đưa kẻ cầm đầu này ra xét xử, nhiều người dân từng nguyện cầu- kẻ gây tội ác sẽ phải đối diện với bản án cao nhất.
Cuối tháng 12.2013, thời điểm Trúc và đồng bọn đối diện với hàng loạt bản án nghiêm khắc của TAND TP.HCM, gồm: Hồ Duy Trúc (20 tuổi,) mức án tử hình, Trần Văn Luông (25 tuổi)- đồng bọn bị tù chung thân về tội Cướp tài sản. Cũng bị kết án về tội danh này, các bị cáo Nguyễn Hoàng Phương (20 tuổi), Huỳnh Thanh Sơn (31 tuồi, quê Tây Ninh) và Trần Thanh Tuyền phải nhận từ 12 đến 20 năm tù.Liên quan đến vụ án, 3 bị cáo khác nhận từ 9 tháng đến 12 năm tù về các tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng. Bản án tuyên Trúc nhận mức tử hình đã nhận được những tràng pháo tay nhiệt tình của nhiều người chứng kiến.
Ngay như mẹ của tướng cướp Hồ Duy Trúc trong các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm khép lại, ấn tượng đọng theo khiến cả cộng đồng mạng, cả những người chứng kiến và những người thực thi công lý đều ngán ngẩm trước phát ngôn của bà trước sân toà: “Ai biểu đi xe tay ga, đeo hột xoàn chi cho nó chém”; “Tao biết con tao bị tử hình thì tao chuẩn bị dao giết con Thúy (nạn nhân bị chặt tay, cướp SH) tại tòa”; “Một lũ nhà giàu hùa nhau đẩy thằng Trúc bị tử hình, ai kêu đeo hột xoàn, đi xe tay ga chi cho nó chém”.
Mẹ của Hồ Duy Trúc từng gây náo loạn tại phiên tòa sau phiên xét xử. Những câu nói bộc phát của bà khiến vô tình trở thành tâm điểm bị “ném đá”. Ảnh: Quang Nguyễn 
Người đàn bà tuổi xế chiều, thân hình gầy như ống điếu, mái tóc hoa tiêu từng là tâm điểm của những cuộc “ném đá” không thương tiếc sau hành động chửi bới, gào thét ở sân toà. Bà từng phải hứng chịu những lời chỉ trích cay nghiệt, sỉ vả nhất. “Cộng đồng mạng” vô tư ném đá vì cách bảo vệ con quá mức của bà. Đa số các ý kiến đều lên án, chính sự giáo dục của gia đình không tốt khiến Trúc có những suy nghĩ sai lầm rồi sa chân vào con đường tội ác.
Vòng xoáy tù tội
Nhưng, khi ngược từ Sài Gòn xuôi tận về Ninh Thuận, gặp lại gia đình tướng cướp Hồ Duy Trúc, tôi thật bị “sốc”. Sốc với hoàn cảnh bi đát của người thân kẻ mang trọng án đang phải gánh chịu. Hình ảnh chứng kiến trước mắt khiến những ai dù có trái tim sắt đá cũng phải chạnh lòng. Hiện thực quá phũ phàng!. Phía sau lưng của Hồ Duy Trúc là một bức tranh buồn ít người biết. Và đó cũng chính là nguồn cơn cho mọi lỗi lầm tuổi trẻ Trúc phải trả giá cho đến ngày hôm nay.
Tuổi thơ của tướng cướp liều lĩnh lớn lên trong giông tố, bi kịch và nước mắt. “Hành trang” cuộc đời cha mẹ trang bị cho tất cả gần 10 anh chị em Trúc là bữa đói bữa no, sớm bỏ học ngang chừng lăn lộn mưu sinh giữa cuộc đời. Những đứa con nghèo đói như cỏ dại sống lay lắt trong mái tranh nghèo rách nát nằm cuối con hẻm tại KP1, phường Mỹ Hương, TP.Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Gọi là nhà, nhưng thực ra đó chỉ là mấy cột gỗ được dựng lên, phía trên lợp ít tấm tôn, tứ vách tan hoang, nền nhà đất đỏ. Trong “căn nhà” đó, là nơi quần tụ của hơn chục con người không nghề nghiệp, không biết tương lai sáng- tối ra sao, sống cầm cự bằng rau dại, chuối xanh, nước cháo. Trúc lớn lên từ sự nghèo đói. Để đến bây giờ, khi con trai rơi vào lao lý, ông Hồ Duy Tùng (bố của Trúc, 60 tuổi) vẫn tự trách bản thân.
Người đàn ông mái tóc bạc trắng, tất bật thấy khách từ xa đến hỏi thăm, giọng buồn như muốn khóc bảo, giá như: ông không sống trong cảnh nghèo đói, không ngược xuôi kiếm cơm nuôi đàn con, dành thời gian dạy bảo thì giờ đây, Trúc không phải ngày ngày đếm thời gian sám hối trong tù. Hai từ “giá như” ông nói trong thảng thốt, bởi đứa con trai ông bà từng sinh nặng đẻ đau lúc trưởng thành, cố tìm cách thoát khỏi nỗi ám ảnh nghèo đó, mưu cầu cuộc đời tốt đẹp hơn bằng con đường cướp giật đã phải trả giá rất đắt.
Trong cuộc trò chuyện, ông Tùng liên tục hối hận, xót xa khi Trúc rơi vào vòng xoáy tội lỗi.
Hồi còn ở quê, Trúc gia nhập đám bạn xấu chuyên tổ chức ăn chơi, đua đòi. Tuổi trẻ bồng bột lại không được giáo dục đầy đủ, cứ thế Trúc lún sâu vào vũng bùn. Lớn lên trong nghèo khó, Trúc tìm vào Sài Gòn học nghề điện lạnh, nhưng việc học cũng chẳng đầu chẳng đuôi. Trúc kết giao rồi rủ rê bạn bè lập băng nhóm đi cướp nhằm thay đổi phận nghèo.
Trước khi gây ra vụ án chấn động “chặt tay cướp SH” thì Trúc, Phương cùng đồng bọn từng về Ninh Thuận gây ra 2 vụ cướp, bị cơ quan công an tỉnh này truy nã nên cả nhóm tiếp tục bỏ trốn vào Sài Gòn. 20 tuổi, Trúc khoác lên mình bản án 5 năm đầu tiên do TAND TP.Phan Rang - Tháp Chàm tuyên, sau đó mang thêm án tử.
Tuổi thơ thiếu thốn, lớn lên trở thành con ngựa bất kham gieo rắc nỗi sầu đau đến nhiều người, hành trình cuộc đời tuổi trẻ gắn với xã hội của Trúc thật ngắn ngủi. Tôi không cố dùng mọi cách để biện hộ thêm cho Trúc và gia đình của tướng cướp khét tiếng này. Nhưng trong chuyến ngược về vùng đất Tháp Chàm, gặp gỡ từng người trong gia đình, tôi mới thấm thía hơn những bi kịch thật sự của mỗi số phận phía sau.
Theo Ngọc Bình/Saostar

Nạn nhân bị chặt tay không muốn tử hình Hồ Duy Trúc?

(Pháp luật) - Hiện giờ, chị chưa quyết định có xin giảm án cho Hồ Duy Trúc hay không nhưng sẽ bàn tính với gia đình và những bị hại khác.

Từng nghĩ đến chuyện xin giảm án
Phiên tòa xét xử tướng cướp Hồ Duy Trúc (20 tuổi) và đồng bọn đã kết thúc, trong đó, kẻ cầm đầu bị tuyên án tử. Đây được xem là mức án hiếm hoi đối với những vụ án cướp tài sản nhưng lại được sự đồng tình của dư luận.
Phiên tòa kết thúc nhưng sức nóng của vụ án vẫn không thôi sôi sùng sục.
Đã hơn 1 năm trôi qua kể từ ngày xảy ra vụ việc, nhưng đến giờ này chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy, nạn nhân trong vụ án, vẫn còn bàng hoàng, ám ảnh khi nhớ lại.
Chị Thúy vẫn còn ám ảnh về đêm kinh hoàng bị bọn cướp chặt tay
Chị Thúy vẫn còn ám ảnh về đêm kinh hoàng bị bọn cướp chặt tay
Tuy nhiên, thấy mẹ của Trúc khóc vật vã, lòng chị lại xót xa. Lúc này, nhiều người hỏi và chị trả lời thực lòng: “Tôi vẫn còn 15 ngày kể từ khi phiên tòa để suy nghĩ lại. Các bị cáo gây tội thì phải nhận lấy mức án tương xứng. Tuy nhiên, cũng là một người mẹ, thấy mẹ của Trúc như thế tôi chịu không nổi”.
Chị cho biết, hiện chưa quyết định việc có xin giảm án cho Trúc hay không nhưng sẽ bàn tính với gia đình và những bị hại khác. Trong thâm tâm chị Thúy, không hề muốn tướng cướp bị tử hình vì tuổi đời hắn còn quá trẻ.
Đưa cánh tay đầy sẹo lên cho chúng tôi xem, chị Thúy cho biết, do cuộc sống vợ chồng không được hạnh phúc, ly dị từ khi con gái chưa biết đi. Chị đưa con về sống chung với cha mẹ ruột. Hàng ngày, đi làm thuê để kiếm tiền nuôi con. Từ khi vụ án xảy ra, chị dốc hết tiền để trải qua hai cuộc phẫu thuật, nhưng cánh tay “tàn phế” không cầm, nắm được bất kỳ thứ gì. Thậm chí, lắm khi thương con nhưng chị cũng không thể ôm vào lòng.
Bác sĩ khuyên chị Thúy nên đến trung tâm phục hồi chức năng để tập luyện cánh tay. Ban đầu cũng đến, nhưng thời gian gần đây, tiền đã hết, lại không có người chở đi nên chị chỉ ở nhà. Điều chị mong ước nhất hiện nay là phía các bị cáo sẽ bồi thường tiền để chị có chi phí tiếp tục chữa trị, lấy lại được phần đó chức năng của cánh tay. “Đó là mong ước của tôi, chứ cũng khó xảy ra lắm. Vì gia đình đều nghèo, các bị cáo lại bị tuyên mức án khá cao nên người nhà sẽ khó có thiện chí bồi thường”, chị chia sẻ.
Bài học về cách dạy con
Có lẽ, phiên tòa này sẽ kết thúc như hàng trăm, hàng triệu vụ án khác, nếu người nhà bị cáo không “quậy tưng” tòa, dùng nhiều lời, hành động sỉ nhục những người bảo vệ pháp luật. Đặc biệt, trong lúc tức giận, người nhà tướng cướp lớn giọng: “Nếu tao biết thằng Trúc bị tử hình thì tao đã đem theo dao chém chết con Thúy”.
Bên cạnh chị Thúy, còn hơn 10 người khác cũng là nạn nhân của băng cướp Hồ Duy Trúc.
Theo ý kiến của đại đa số người dân, bản án tử hình dành cho Hồ Duy Trúc là bản án phù hợp và xác đáng.
Sau khi phiên tòa khép lại thì những dư âm sau đó khiến nhiều người suy ngẫm và tranh luận nhiều hơn về cách hành xử của gia đình người thân của Trúc.
Mẹ Trúc không giữ nổi bình tĩnh khi HĐXX tuyên án tử hình dành cho Trúc
Mẹ Trúc không giữ nổi bình tĩnh khi HĐXX tuyên án tử hình dành cho Trúc
“Tao biết con tao bị tử hình thì tao chuẩn bị dao giết con Thúy tại tòa. Một lũ nhà giàu hùa nhau đẩy thằng Trúc bị tử hình, ai kêu đeo hột xoàn, đi xe tay ga chi cho nó chém”.
Phát ngôn này, có lẽ còn gây chấn động hơn. Và nó gần như giải thích lý do vì sao Hồ Duy Trúc lại có thể hành động dã man như vậy.
Chỉ một câu nói, ngắn gọn nhưng lại thể hiện đầy đủ bản chất về cách giáo dục con của người mẹ.
Đã có rất nhiều độc giả gửi thư về tòa soạn để bày tỏ quan điểm về bản án tử hình của Hồ Duy Trúc và những câu chuyện đằng sau bản án, đặc biệt là cách hành xử của gia đình Trúc tại phiên tòa. Có người cảm thông nhưng cũng có người lên án chỉ trích gay gắt cách hành xử của gia đình Trúc.
Nhiều ý kiến cho rằng, vì được giáo dục từ những suy nghĩ như vậy, chẳng trách cậu ta có thể ngang nhiên cầm dao mà chém người không gớm tay.
Một bạn đọc chia sẻ: “Gốc rễ ra sao thì cành lá như vậy. Tử hình cũng dễ hiểu thôi. Trưng cầu ý dân giờ chắc quá nửa tử hình là chắc”.
Một bạn đọc khác lại chia sẻ: “Không bàn luận gì về án tử hình, nhưng cướp của rồi lại chặt tay ngưoi ta thât là tàn nhẫn. Còn việc đe trả thù nạn nhân trước pháp luật thì càng không thể chấp nhận được”.
Tuy nhiên, cũng có bạn đọc chia sẻ: “Người ta nói hổ dữ cũng không ăn thịt con, bà mẹ chỉ hành sử theo bản năng để cứu đứa con mà mình mang nặng đẻ đau dù nó có là tướng cướp đi nữa thì Trúc vẫn là con của bà mẹ bất hạnh trên”.
Hồ Duy Trúc, có thể đã chẳng trở nên như thế này, nếu được chỉ cho cái sai từ những hành vi bạo lực của mình từ thuở bé. Một thanh niên mới hai mươi tuổi, không thể trở nên dã man như vậy chỉ trong một ngày, môt giờ, đó phải là kết quả của một chuỗi những hành động sai trái đã được bao che.
Lỗi nhỏ được bao che, theo tháng ngày sẽ trở thành những lỗi lầm lớn. Một hành động bạo lực được bao che, theo tháng ngày sẽ trở thành những hành vi bạo lực tàn ác và dã man hơn.
Nhìn một người mẹ già khóc lóc quỳ trước sân tòa án xin tha tội cho con ai cũng thương cảm , ban đầu cũng có người cảm thấy bản án tử hình dành cho Hồ Duy Trúc là khá nặng vì dù sao cũng chưa gây ra chết người .
Nhưng khi bản án tử hình được tuyên, chứng kiến gia đình Trúc làm loạn tòa án, họ chửi bới đe dọa các nạn nhân, rượt đánh luật sư và nghe những ngôn từ mà họ thốt lên, ai nấy đều ngỡ ngàng.
Vẫn biết mẹ nào chẳng thương con, nhưng thương thì cho roi cho vọt, dạy con điều hay lẽ phải để con nên người chứ không phải dung túng cho con làm điều sai trái. Thậm chí đến tận bây giờ khi con mình phạm tội mà người mẹ vẫn bao biện và đổ lỗi cho người khác?
"Con tôi chỉ chặt tay cướp của chứ đâu có giết người sao lại bị tử hình?". Chính vì nhận thức sai lầm rằng chặt tay người khác chỉ bị đi tù nên Trúc và đồng bọn mới liên tục phạm sai lầm như vậy.
Chính sự giáo dục của gia đình không tốt đã khiến Trúc có những suy nghĩ sai lầm rồi xa chân vào con đường tội lỗi và hôm nay cũng chính họ lại khép cánh cửa hi vọng dành cho Trúc một lần nữa.
Đây cũng là bài học cho những bậc làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái, đừng vì thương con không đúng mà làm hại con, đến khi khóc lóc van xin thì đã muộn.
Thanh Vy (tổng hợp)

Cô gái muốn làm vợ tướng cướp Hồ Duy Trúc dù chỉ 1 ngày

17/04/2014 16:00

Những ngày này, Hằng chạy ngược xuôi xin làm thủ tục đăng ký kết hôn với tướng cướp Hồ Duy Trúc. Cô ấy khao khát được làm một người vợ đàng hoàng, cho dù chồng là tử tội.

Lý lẽ của tình yêu
Một tử tù đang chờ ngày đền tội, có lẽ tất cả đã đánh dấu chấm hết cho một cuộc đời, một tương lai. Nhưng Hồ Duy Trúc để lại là đứa con không cha, một người vợ không hôn thú đang quằn quại khổ sở và nhục nhã ê chề. Những ngày này, Nguyễn Thu Hằng (22 tuổi) tất bật chạy ngược chạy xuôi để làm thủ tục đăng ký kết hôn với Hồ Duy Trúc, kẻ tội đồ từng gây ra hàng loạt vụ án chặt tay cướp của man rợ nhất từ trước đến nay.
Vì sao phải cố công làm cái việc lạ lùng như thế? Đâu có ai muốn làm vợ một tên tướng cướp, một tử tù sắp phải "dựa cột". Nhiều người đã ném vào mặt Hằng những lời như vậy. Ngày 4/4, 10 ngày sau khi tòa phúc thẩm tuyên y án tử hình Hồ Duy Trúc, tôi gặp mẹ con Hằng, ông bà Hồ Duy Tùng, Trần Thị Út tại công viên 23/9 (TP.HCM) địa điểm quen thuộc họ từng vạ vật suốt thời gian chờ tòa xử án con trai.
hoduytruc
  Hồ Duy Trúc.
Hằng ôm con ngồi bệt dưới đất, đứa bé khóc ngặt nghẽo bởi nắng nóng, đói khát. Hằng liên tục thúc bầu sữa vào miệng để hãm cơn khóc của con nhưng nó vẫn quấy, khóc chán chê, nó mệt quá thì lăn ra ngủ. Tại ghế đá công viên, nào là bọc, bịch, thùng, ba lô… mang từ quê lên cộng với ba thân xác rũ rượi, xơ xác không khác nào nhóm người đi hành khất. Hằng cho biết: "Em vừa gửi đồ ăn cho Trúc ở trong Khám Chí Hòa, giờ ra đây ngồi nghỉ rồi em bắt xe về Phan Rang (Ninh Thuận)".
Tôi không hiểu nguyên nhân nào tạo động lực cho Hằng miệt mài đi và về trong điều kiện và hoàn cảnh vô cùng bi đát của cô. Thì ra động lực của Hằng chính là được kết hôn với Hồ Duy Trúc. Đó là niềm khao khát duy nhất trước khi Trúc không còn trên đời này nữa. Để làm gì? Hằng bảo: "Để con em có cha, thế thôi!".
Xin điểm qua về cuộc đời của Hằng để thấy rõ hơn chuỗi bị kịch mà cô gái trẻ này đã và sẽ gánh suốt đời.
Mẹ Hằng mất cách đây 14 năm trong vụ tai nạn giao thông. Gia tài phải bán sạch để chạy chữa cho bà, khi chỉ còn đúng căn nhà hoang chuẩn bị cầm cố thì bà "đi", thế là nhà giữ lại được. Đang học lớp 7, Hằng phải nghỉ. Anh trai Hằng cũng nghỉ nốt và phải sang nhờ cậu ruột nuôi giùm. Hai cha con Hằng còm cõi bán bong bóng nuôi nhau. Hằng ra đời sớm, dạn dày hơn với cuộc đời, cứng cáp hơn những đứa trẻ cùng lứa. Ông Tùng, bà Út dắt díu nhau từ Ninh Thuận về TP Hồ CHí Minh chầu chực chở thăm con.
Hằng gặp Trúc trong một lần theo bạn đến Sài Gòn chơi cho biết. Hằng nhỏ thó, thấp lùn, da ngăm đen. Không hiểu có ma lực gì mà Trúc say như điếu đổ và Hằng cũng say theo. Rồi Hằng về Phan Rang, chỉ được 15 ngày, Trúc gọi điện hối thúc Hằng dọn lên Sài Gòn cùng chung sống. Hằng chạy theo tiếng gọi của tình yêu, nhập vai thành người lớn và sống cảnh vợ chồng với Trúc. Quy luật tất yếu của cuộc sống chung chạ, Hằng có thai thì vừa lúc Trúc sa lưới pháp luật. Người đời có thể đang căm ghét, thù hằn với những tội ác mà Hồ Duy Trúc gây nên, nhưng với riêng Hằng, Trúc luôn là người đàn ông cô yêu suốt đời.
Bởi lẽ đó mà khi vừa biết Trúc sa lưới pháp luật, lúc cái thai mới hai tuần tuổi, Hằng nằng nặc giữ lại. Người thân khuyên Hằng bỏ đi, nó mới chỉ là một cục máu, chưa tạo hình hài. Người dì đưa cho Hằng viên thuốc, nói dứt lòng: "Giải quyết đi và làm lại cuộc đời. Mày không thể giữ dòng máu của một tên tướng cướp". Hằng vẫn chỉ là cô bé thiếu ăn, thiếu học, thiếu hiểu biết pháp luật, trước áp lực và sự kỳ thị của xã hội, Hằng giữ quan điểm của mình chỉ bằng thứ tình yêu đầu đời trong sáng.
Hằng lý lẽ: "Em chưa bao giờ có ý định phá thai, bởi em yêu Trúc. Em muốn giữ lại chút tình yêu cuối cùng này". Mặc cho Hằng giải thích, người lớn không ai chịu nghe cả. Cho đến bây giờ, điều Hằng ân hận nhất là nông nổi, bồng bột. Đã quá ngây thơ tin tưởng vào phẩm giá của Trúc, yêu hết mình và hiến dâng tất cả. Nhưng nếu biết trước Trúc là tướng cướp thì Hằng không bao giờ làm vậy. Đi thăm Trúc ở trại tạm giam, Hằng đã đay nghiến: "Anh lừa dối tôi để đi cướp, anh thật là ác độc".
Còn Hằng vì ngu dại, mê muội, chạy theo thứ tình yêu non trẻ, mù quáng, dấu chấm hết cho một cuộc tình để lại là một mầm sống mang trong mình dòng máu bất hảo. Còn một ngày được sống, xin cho em làm vợ Hằng về quê, làm mướn trong cửa hàng nem chua được 35.000 đồng/ngày công. Số tiền ấy không đủ để bồi dưỡng bà bầu nên bác sĩ chẩn đoán đứa bé trong bụng bị suy dinh dưỡng trầm trọng.
Hằng ở với cha, người đàn ông 64 tuổi ít nói, chỉ khóc từ ngày con gái vác cái bụng bầu về. Ông làm nghề bán bong bóng dạo. Nay, mỗi trái bong bóng phải gánh thêm một nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền. Chưa kể nỗi nhục con gái "không chồng mà chửa". Thai 5 tháng tuổi, cái bụng lùm lên không thể che giấu nổi nữa, Hằng bị hàng xóm phát hiện. Lúc này, danh tính Hồ Duy Trúc đã nổi đình nổi đám trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Hằng không thể giấu được, chẳng lẽ nói dối là "đi hoang". Thôi đành nói thật, tác giả bào thai là của tướng cướp nổi tiếng Hồ Duy Trúc. Người ta nhìn Hằng cười khinh, miệt thị. Ngày trở dạ, vì yếu quá, vì không có sức khỏe nên Hằng được chỉ định mổ. Hằng hỏi ý kiến của Trúc và quyết định đặt tên con là Nguyễn Hồ Duy Khoa. Hằng sinh con trên danh nghĩa không chồng, không hôn thú, đứa trẻ không có tên cha. Giữ họ Hồ Duy trong tên của con, Hằng muốn tặng một đặc ân cho Hồ Duy Trúc, bởi Trúc là con trai độc nhất trong dòng họ.
Trúc chết, coi như tuyệt tôn. Trước lúc bị bắt, Hồ Duy Trúc không hề biết người yêu mình có thai, khi gặp lại đã thấy Hằng sắp đẻ, hắn thảng thốt và khóc rất nhiều. Đời hắn đã chẳng còn gì, nay biết tin có con, có giọt máu hương khói dòng họ Hồ Duy, hắn vùng vẫy muốn sống, muốn trở thành người lương thiện, muốn cưới Hằng. Đây chính là lời sau cùng hắn nói tại phiên tòa. Biết tin Trúc nhận án tử, ông Tùng - bà Út hoang mang đột cùng, thay vì xa lánh Hằng, nay ông bà dang tay nhận con dâu, cháu nội. Một lời vợ thằng Trúc, hai lời con thằng Trúc.
Hằng ghé sát tai tôi nói nhỏ: "Chỉ bây giờ thôi chứ ngày đang mang thai, chẳng ai dòm ngó đến em cả. Họ xỉ vả em kinh lắm. Cho em là đồ con gái hư hỏng". Trời đứng bóng, nắng nóng ỏi bức, Hằng vẫn ầu ơ ru con, thằng bé ngủ ngon lành. Nó ngủ bất cứ đâu, ở công viên, ở trại giam, ở sạp bán trái cây. Đời nó mới sinh ra đã "đầu đường xó chợ", nên chỉ hy vọng sau này lớn lên đừng mang dòng máu lạnh lùng tàn nhẫn như cha của nó. Hằng chỉ mặt thằng con, hờn trách: "Con của tướng cướp đấy, ở quê em ai cũng nói như thế. Mới sinh ra đã mang tiếng, đã chết tên rồi".
Tám tháng tuổi, nó đã bị người đời chỉ mặt kêu là tướng cướp con. Nhưng có lẽ điều ấy bây giờ không làm cho Hằng buồn, không hơi sức đâu mà buồn mấy chuyện đó nữa. Hằng đang gõ cửa luật sư, nhờ gấp rút làm đăng ký kết hôn với Trúc. Nếu không nhanh, e rằng không có cơ hội, con Hằng mãi mãi là đứa trẻ ngoài giá thú. Hằng khóc thật thảm thương, cô tâm sự: "Đi thăm Trúc lần nào anh ấy cũng khuyên em nên lấy chồng đi. Con thì để cho ông bà nội nuôi. Em thì nghĩ, giờ lo nuôi con khôn lớn trước đã, không biết có ai chấp nhận lấy em không, vì cùng với Trúc, đời em cũng quá nổi tiếng rồi".
Thằng bé lớn lên mà biết được cha nó là tướng cướp nó càng buồn hơn, mà điều này là chắc chắn, liệu nó có sống nổi với miệng lưỡi người đời không? Còn em đăng ký kết hôn thì mang tiếng gái đã có chồng, mà chồng như vậy cũng chẳng hãnh diện gì, lại một vết đen trong lý lịch. Đó là dự báo có thật trong tương lai, nhưng Hằng không quan tâm điều đó. Trong suy nghĩ của cô, thứ lớn lao nhất chính là đứa con có đủ cha mẹ, dù cha mẹ nó là ai.
Hy vọng bây giờ chính là lá thư xin ân xá của Chủ tịch nước, Hằng tâm nguyện, chỉ cần Trúc không chết thì con trai cô có cơ hội nhìn mặt cha.
Ngày 24/12/2013, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử băng cướp chặt tay cô gái, cướp xe SH tại chân cầu Phú Mỹ (quận 2, TP.HCM) do Hồ Duy Trúc (20 tuổi, quê Ninh Thuận) cầm đầu. Trong vụ án có 8 bị cáo phải hầu tòa về các tội: "Cướp tài sản, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có". Theo đó, HĐXX tuyên phạt Hồ Duy Trúc mức án cao nhất là tử hình, các bị cáo khác cùng chịu mức án từ 9 năm đến chung thân. Ngày 24/3/2014, tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM xét xử tuyên y án tử hình đối với Hồ Duy Trúc.
Nguồn: Cand.com.vn

Cha mẹ tướng cướp Hồ Duy Trúc khóc khi biết con thoát án tử

Sáng nay 23/12/2015, ông Hồ Duy Tùng và bà Út, cha mẹ của Hồ Duy Trúc đến thăm con ở trại giam Chí Hòa.
Hôm qua 22/12, sau khi các báo đăng tin Trúc sẽ thoát án tử hình, họ đang trên đường từ Phan Rang vào thăm con. Nghe luật sư Lê Nguyễn Lê Vy báo tin qua điện thoại, ông bà mừng khôn tả.
Trong tù, Trúc cũng đã hay tin, sáng nay vừa gặp mặt, Trúc nói: 'Cha mẹ ơi con được sống rồi!'. Cả nhà ôm nhau khóc, mừng vui không nói nên lời.
Bé Nguyễn Hồ Duy Khoa (áo trắng), con trai Hồ Duy Trúc khi 4 tháng tuổi tại hàng trái cây ở chợ Phan Rang của bà nội
Bé Nguyễn Hồ Duy Khoa (áo trắng), con trai Hồ Duy Trúc khi 4 tháng tuổi tại hàng trái cây ở chợ Phan Rang của bà nội
Hành vi dã man của Hồ Duy Trúc (chặt tay 1 nữ nạn nhân để cướp xe SH trên cầu Phú Mỹ) khiến dư luận rúng động về sự tàn bạo. Trúc bị 2 cấp tòa sơ và phúc thẩm tuyên án tử hình về tội Cướp tài sản.
Theo Nghị quyết 109/2015/NQ-QH13 hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự Quốc hội vừa ban hành, không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm tội mà Bộ luật hình sự 2015 đã bỏ hình phạt tử hình, trong đó có tội cướp.
Với những bị án chưa thi hành án, sẽ được hạ xuống chung thân. Trúc thoát chết!
Hồ Duy Trúc và những anh chị em của mình có một tuổi thơ cay đắng và đói nghèo ở một căn nhà rách bên sông Dinh (Phan Rang).
Chị gái Trúc là Hồ Thị Khánh Minh, chính là vợ sắp cưới của Tô Công Luân - chàng sinh viên nghèo ở làng Bình Quý (Ninh Phước - Ninh Thuận), qua đời sau khi sang Trung Quốc bán thận năm 2008.
Khánh Minh khi đó 17 tuổi, bụng mang dạ chửa nhưng không có tiền, vì thế Luân vượt biên sáng Trung Quốc bán thận và bị những kẻ dã man cắt luôn cả 2 quả thận.
Minh đã vượt biên giới sang Quảng Châu đưa Luân về trong cảnh thân tàn ma dại rồi cùng mẹ mình và gia đình Luân đưa cậu vào Sài Gòn, chăm sóc, chữa trị cho đến ngày Luân mất.
Gần tháng sau thì đứa con trai của họ chào đời trong một căn chòi đất ở xóm bờ đê ven sông Dinh. Nay, nó đã vào lớp 1. 
Hồ Duy Trúc
Còn Hồ Duy Trúc cũng có đứa con trai ra đời khi anh ta đang ở trong tù. Bé được Luật sư Lê Vy nhận đỡ đầu và giờ đang học mẫu giáo.
Tội ác nào cũng đáng bị trừng phạt nhưng việc thoát chết của Hồ Duy Trúc sẽ giúp con anh ta thoát cảnh mồ côi cha.
Cha mẹ Trúc mỗi xuân về lại ra bãi sông Dinh gieo bông vạn thọ và nhổ bán những ngày giáp tết. Mấy năm rồi, mỗi mùa hoa là lòng họ thêm héo hắt đếm từng ngày việc Trúc bị thi hành án tử hình.
Giờ, họ đã có thể nghĩ về những ngày mai - khá xa - khi Minh cải tạo tốt và giảm án để trở về. Ngày đó nếu nhanh chắc con của anh ta cũng học gần xong cấp hai và ông bà đã rất già.
Ông Hồ Duy Tùng và bà Út, cha mẹ của Hồ Duy Trúc tại chợ hoa Phan Rang năm 2009
Ông Hồ Duy Tùng và bà Út, cha mẹ của Hồ Duy Trúc tại chợ hoa Phan Rang năm 2009
Gặp Trúc sáng nay, ông Hồ Duy Tùng kể vợ chồng ông chỉ biết khóc, cám ơn mọi người đã thông cảm với nổi tủi đau có đứa con hư gây tội ác. Rồi dặn con cải tạo tốt mà về nuôi cháu, chớ mẹ cha già như chuối chín cây biết rụng hồi nào.
Hết giờ thăm nuôi, họ lại tất tả về Phan Rang. Ở đó có mấy dứa cháu nội ngoại vắng cha và ở đó bên bãi sông Dinh, còn có mùa vạn thọ chờ bán tết. Mùa hoa này hẳn sẽ tươi hơn.

 

Tướng cướp Hồ Duy Trúc thoát án tử hình?


Hai năm sau ngày xét xử, phạm nhân Hồ Duy Trúc có thể thoát án tử vì anh ta không thuộc diện phải thi hành án theo nghị quyết mới ban hành của Quốc hội.

Hồ Duy Trúc sẽ thoát án tử hình. Ảnh: Khắc Thành

Ngày 23/12, luật sư Lê Nguyễn Lê Vi và luật sư Nguyễn Đức Chánh (cùng thuộc Đoàn luật sư TP HCM, người bào chữa cho tướng cướp Hồ Duy Trúc) xác nhận, thân chủ của họ đã thoát án tử hình theo Nghị quyết số 109/2015/QH13 của Quốc hội ban hành ngày 27/11 về việc thi hành Bộ luật Hình sự.
Theo đó, khoản 2 Điều 1 của nghị quyết này quy định: Không áp dụng hình phạt tử hình với những người phạm tội mà Bộ luật Hình sự 2015 đã bỏ hình phạt tử hình; không áp dụng tử hình với người từ 75 tuổi trở lên.
Các tội đã bỏ hình phạt tử hình gồm: Cướp tài sản; Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm; Tàng trữ trái phép chất ma túy; Chiếm đoạt chất ma túy;Phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; Chống mệnh lệnh; Đầu hàng địch.

Tử tù Hồ Duy Trúc: 'Em đừng bỏ rơi con, tội lắm'

Trước khi chia tay người vợ không hôn thú, tử tù Hồ Duy Trúc dặn: "Em cố gắng nuôi con nên người, nếu không nổi hay muốn đi bước nữa hãy giao thằng bé cho ông bà nội chăm sóc...".
Hình phạt tử hình đã tuyên đối với những bị cáo này nhưng chưa thi hành án thì không thi hành và Chánh án TAND Tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân. Như vậy phạm nhân Hồ Duy Trúc không phải thi hành án tử hình về tội Cướp tài sản theo Điều 133 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) mà sẽ được chuyển hình phạt xuống chung thân.
Luật sư Lê Vi, người bào chữa cho Trúc từ những ngày đầu chia sẻ: Thời điểm xảy ra vụ việc, hành vi của Trúc bị dư luận cả nước lên án. Bản thân luật sư cũng không đồng tình với tội ác mà Trúc đã gây ra. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về gia đình Trúc, luật sư Lê Vi quyết định nhận lời bào chữa miễn phí.
Trúc sinh ra trong một gia đình rất nghèo ở TP Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), anh ta là con trai duy nhất trong gia đình có 12 anh chị em. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, một người thân của Trúc bị lừa sang Trung Quốc bán nội tạng. Cha mẹ Trúc nay đã già yếu phải nuôi cùng lúc mười mấy đứa cháu nhỏ, miếng ăn không đủ no. Bản thân anh ta có một đứa con nhỏ, sinh ít tháng.
"Cha mẹ Trúc đã quá khổ rồi, giờ mất đứa con trai duy nhất nữa thì cám cảnh lắm. Vì thế, tôi quyết định bào chữa, mục đích không chỉ cứu một mạng người mà còn cứu cả gia đình Trúc. Tôi chỉ mong tòa án và dư luận xét hoàn cảnh gia đình Trúc, mở cho họ một tia hy vọng cuối cùng", luật sư Vi nói.
Tuy nhiên, lời bào chữa của luật sư không thể làm cho Trúc thoát án tử hình. Bào chữa không thành, vị luật sư này nhận nuôi con trai nhỏ của Trúc. "Tôi vô cùng vui mừng, hạnh phúc sau khi mọi nỗ lực đã được đền đáp. Tôi mong Trúc cố gắng cải tạo để được hưởng chính sách khoan hồng, sớm quay về với gia đình, làm lại cuộc đời", luật sư Vi nói.
Băng cướp trước vành móng ngựa. Ảnh: K.T.
Băng cướp trước vành móng ngựa. Ảnh: K.T.
Trước đó, phiên tòa sơ thẩm cuối tháng 12/2013 đã tuyên phạt tử hình Trúc về tội Cướp tài sản. Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP HCM đã bác kháng cáo, y án tử hình với anh ta.
Cùng tội danh trên, đồng phạm của Trúc là Trần Văn Luông (27 tuổi, ngụ Bến Tre) lĩnh án tù chung thân, Nguyễn Hoàng Phương (22 tuổi, ngụ Ninh Thuận) 20 năm, Huỳnh Thanh Sơn (33 tuổi, ngụ Tây Ninh) 18 năm và Trần Thanh Tuyền (24 tuổi, ngụ Ninh Thuận) 12 năm tù.
Các bị cáo có hành vi giúp sức và tiêu thụ tài sản cho băng cướp của Duy gồm Đàm Văn Võ, Cao Danh Hưng, Huỳnh Bảo Anh nhận các mức án từ 9 tháng đến 12 năm tù.
Theo bản án sơ thẩm, Trúc và Nguyễn Hoàng Phương từng tham gia vào nhiều vụ cướp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Bị công an tỉnh này truy bắt, hai thanh niên này rủ nhau vào TP HCM "lập nghiệp". Nơi đất khách quê người, Trúc và Phương thành lập băng cướp mới.
Băng cướp có 5 thành viên gồm Trúc, Luông, Phương, Tuyền và Huỳnh Thanh Sơn. Ban ngày chúng tụ tập nhậu nhẹt, sử dụng ma túy. Đêm xuống cả nhóm điều khiển xe máy mang theo dao, mã tấu lòng vòng trên nhiều tuyến đường tìm "con mồi" để ra tay.
Từ tháng 6 - 11/2012, nhóm này đã gây ra 18 vụ chém người, cướp của trên địa bàn TP HCM làm nhiều người bị thương, lấy được số tài sản trị giá 610 triệu đồng. Đặc biệt là vụ chặt tay chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy (31 tuổi, ngụ quận 2) cướp xe SH trên cầu Phú Mỹ gây xôn xao dư luận. Nạn nhân may mắn thoát chết nhưng bị thương tật với tỷ lệ 47%.

Khắc Thành

Vợ bỏ, tướng cướp Hồ Duy Trúc sám hối bằng nồi cá kho của mẹ

Đối với tướng cướp Hồ Duy Trúc, dù may mắn tái sinh thêm lần nữa nhưng 'bản án' tướng cướp này đang đối diện còn đau gấp trăm lần khi người thân lần lượt bỏ ra đi.
Đoạn cuối cuộc tình sau song sắt
4 năm trước trên sân tòa sau phiên xét xử tướng cướp Hồ Duy Trúc và đồng bọn, mọi người có mặt tại đây chứng kiến những cảm xúc đa chiều: “Giận dữ, nguyền rủa, thở phào nhẹ nhỏm và nước mắt”. Băng nhóm 6 tháng gây ra 17 vụ cướp, 12 nạn nhân và một cánh tay phải nối lại đã phải trả giá.
Cũng sau phiên xét xử, nhiều người tiếp tục trút mọi sự tức giận lên gia đình Trúc. Bởi, bà Nguyễn Thị Út - mẹ bị cáo có nhiều phát ngôn chạm đến sự phẫn nộ của dư luận. Nhưng trong luồng suy nghĩ cực đoan ấy, hình ảnh vợ tướng cướp nước mắt ngấn lệ, ôm bụng bầu, lủi thủi ngồi ở trước sân tòa khiến nhiều người thương cảm.
Người con gái tên Hằng với mối tình lầm lỡ từng khao khát một lần cầm tờ giấy kết hôn và mặc áo cưới chỉ biết ôm mặt khóc nức nở khi ai đó hỏi chuyện. Bởi cô cũng chính là một “nạn nhân” trong trò chơi tình ái của Trúc. Để kết quả cuối cùng, ngoài tình yêu thương được Hằng mặc định “tình yêu không bao giờ có lỗi” là một nỗi đau dai dẳng cả đời cô mang theo.
“Tình yêu không có lỗi” - có chăng lỗi lầm lớn nhất của Hằng là trao nhầm trái tim cho Hồ Duy Trúc.
Mười mấy năm trước, mẹ Hằng gặp tai nạn giao thông, cả gia đình bán hết tài sản tìm cách chữa trị nhưng rồi tuyệt vọng. Bi kịch bắt đầu đổ ập từ đây. Hai anh em Hằng nghỉ học. Người anh qua ở với cậu ruột, còn cô ở với cha. Ngày ngày Hằng phụ cha bán bong bóng trước cổng trường tiểu học. Cuộc sống của hai cha con cứ trôi qua trong sự khó khăn, hiu quạnh.
Cuối tháng 10.2012, Hằng được một người bạn rủ vào Sài Gòn chơi. Run rủi thế nào, cô gặp Trúc. Vỏ bọc bề ngoài của tướng cướp dễ dàng đánh lừa tất cả mọi người, trong đó có Hằng. Trúc luôn tự hào khoe nghề nghiệp của mình là thợ sửa chữa điện lạnh. Hằng là một trong số rất nhiều người tin vào điều đó. Trong 1 tháng ở Sài Gòn, trái tim cô “say nắng” Trúc lúc nào không hay biết. Một tháng đủ để cô gái mới lớn trải nghiệm tất cả các cung bậc cảm xúc của kẻ lõi đời mang tên Hồ Duy Trúc!.
Đến khi quay về sống với cha ở quê được 15 ngày, Trúc gọi điện cho Hằng vào Sài Gòn sống cùng. Nghe theo tiếng gọi tình yêu, cô lập tức xuôi về phía Nam thêm lần nữa. Hằng xin được công việc khâu bao bì ở đường Tân Kỳ Tân Quý (quận Bình Tân, TP.HCM) với mức lương 3 triệu đồng/tháng. Vậy nhưng, mới được vài tuần thì cô phải lết “thân tàn ma dại” về nhà. Người cha chết đứng khi nghe con thông báo đang mang thai của kẻ “chặt
tay cướpSH” vừa bị bắt khiến cả xã hội phẫn nộ.
Hằng kể, nếu biết Trúc sống bằng nghề đi cướp thì cô không bao giờ trao thân gửi phận. Đến khi mọi chuyện vỡ lở thì chẳng còn gì để nói. Riêng cái thai, trước sự thúc ép từ hai phía gia đình Trúc và người thân của mình, Hằng còn không dám về nhà. Tiền không có ăn, cái thai 6 tháng được bác sĩ chẩn đoán bị suy dinh dưỡng trầm trọng. Là bà bầu mà trông Hằng khô đét, gầy tong, không đêm nào cô ngủ tròn giấc.
Cô mang lý lẽ của tình yêu biện minh cho hành động trốn chạy gia đình: “Vì em thương anh Trúc. Em muốn giữ lại giọt máu để chứng minh tình yêu. Hơn nữa, đứa trẻ không có tội tình gì cả”.
Hằng một mình “vượt cạn”, đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần. Vì không có hôn thú nên đứa trẻ không được mang họ cha, trong giấy khai sinh mục tên cha bỏ trống. Hằng nhìn con, nghĩ đến tương lại xám xịt trước mắt. Nhưng đứa trẻ không có tội, nó là niềm an ủi lớn nhất lúc này đối với người mẹ trẻ. Đứa trẻ ấy được Trúc và Hằng thống nhất đặt tên là Nguyễn Hồ Duy Lưu. Sau khi Hồ Duy Trúc bị kết án tử hình, Hằng ôm con về nhà bố đẻ ở TP.Phan Rang (Ninh Thuận) bấu víu.
Bố cô, người đàn ông 62 tuổi, góa vợ đang sống bằng nghề bán bong bóng dạo nên Hằng cũng không nương tựa được lâu. Cô lại ôm con ngược xuôi vào Nam thuê trọ, làm công nhân. Nơi đất khách quê người, Hằng sống thui thủi một mình trong căn phòng trọ tồi tàn ở phường Tam Hiệp (TP.Biên Hòa, Đồng Nai).
Cha mẹ của Trúc từng một thời oán trách cô đồng lõa, không khuyên can con trai họ sa lầy vào tội lỗi. Đến sau này, khi Trúc bị tuyên án và đứa cháu ra đời nên vợ chồng ông Tùng, bà Út bắt đầu nguôi giận, quay sang nhận con dâu, nhận cháu nội. Thấy cuộc sống của mẹ con Hằng khốn khổ, cha mẹ Trúc bảo cô sang nhà phụ bán hoa quả, để tiện chăm sóc. Lần đầu tiên, Hằng được sống trong cảnh “danh chính ngôn thuận” với vai trò nàng dâu.
Trả giá lỗi lầm
Sau phiên tòa phúc thẩm, Trúc bị tuyên y án và biệt giam ở Khám Chí Hòa (TP. HCM), Hằng vài lần cùng gia đình chồng đến thăm. Lần cuối cùng, cuộc “đoàn tụ” trong trại giam của gia đình Trúc diễn ra vào cuối năm 2014.
Trước mặt Trúc là đứa con trai ốm yếu, chưa một lần được chính mình nâng niu, chăm sóc. Đứa con trai thơ dại nhìn Trúc, miệng bi bô lặp theo các từ do mẹ bày: “Ba!Ba! con yêu ba”. Còn người đối diện là “vợ”- chưa một lần mặc áo cưới nhưng vẫn gọi Trúc bằng “chồng”. Cạnh bên là cha mẹ Trúc - mái tóc ngày càng bạc trắng, gầy gò. Trúc không nói nên lời, chỉ lặng im khóc.
Trước khi chia tay người thân, Trúc dặn dò vợ thật kỹ: “Dù có như thế nào, em đừng bỏ rơi con, tội lắm!”. Đây cũng là lần cuối cùng Trúc được gặp vợ con. Bởi kết thúc cuộc chạm mặt đó, Hằng quyết định ôm con một lần nữa chạy trốn quá khứ. Cô cắt đứt hết mọi thông tin liên lạc với bố mẹ chồng.
“Nó không muốn sau này con lớn lên, ai đó hỏi cha đâu sẽ không có câu trả lời. Đứa bé vô tội, nó cần được sống trong môi trường tốt, không bị vấy bẩn bởi quá khứ của ba mình. Hai vợ chồng già cũng không thể trách con dâu, có trách thì trách chính con trai mình là tác nhân gây ra mọi tội lỗi”, ông Tùng nói.
Đến bây giờ, ông Tùng cũng không hay biết Hằng đang phiêu dạt nơi đâu. Những lúc vào trại giam thăm, Trúc luôn miệng hỏi “vợ con thế nào? Con trai con lớn chưa, nó biết làm gì, sao lâu rồi không ghé thăm”, hai ông bà chỉ biết lặng im.
Hàng tháng, cha mẹ Trúc vượt hàng trăm km vào thăm con. Người thân bên cạnh Trúc duy nhất lúc này là cha mẹ già, còn lại tất cả đều bỏ rơi hắn.
Hiện tại, Trúc được di lý về trại giam ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) thụ án. Mới đây, Hồ Duy Trúc được Chủ tịch nước ký quyết định ân xá từ án tử hình xuống chung thân. Vì vậy, sau lần tái sinh làm lại cuộc đời, Trúc cảm thấy mình may mắn và ngày ngày sám hối, cải tạo. Nguồn động viên lớn nhất của Trúc lúc này chính là gia đình.
Hàng tháng, cha mẹ Trúc đều đặn ngược xuôi mượn tiền bắt xe đò đi mấy trăm km từ Ninh Thuận vào thăm. Món quà lớn nhất ông bà mang theo gửi cho con là ít cá kho đồng, ít chuối sáp. Nhìn cha mẹ sức khỏe yếu dần, Trúc không dám khóc, chỉ khao khát hứa cải tạo tốt, cố gắng làm lại từ đầu.
***
Đôi khi cái chết là dấu chấm hết đối với một con người, đặc biệt những trường hợp như Hồ Duy Trúc. Nhưng thêm một lần được tái sinh với mức chung thân, những năm tháng còn lại của Trúc trong trại giam, “bản án” lương tâm mới là điều khủng khiếp khiến hắn phải trả giá đắt.
Hơn ai hết, nỗi đau hiện hữu trước mắt là Trúc mất vợ, mất con và đẩy cha mẹ mình rơi cùng quẫn khi tuổi xế chiều.
Theo Ngọc Bình/Saostar

Những số phận sau lưng tướng cướp Hồ Duy Trúc

Hồ Duy Trúc - tướng cướp cầm đầu băng nhóm gây ra hàng loạt vụ cướp chấn động Sài Gòn 4 năm về trước không thể ngờ rằng, người đau lớn nhất về những tội ác mà hắn gây ra lại chính là cha mẹ, anh chị em và vợ con.
Mời độc giả xem clip phiên xử phúc thẩm tướng cướp chặt tay: (Nguồn VTC14)
</ifarme>
Người mẹ chưa một ngày được bình yên
Lần đầu tiên sau ngày Hồ Duy Trúc bị tuyên án, tôi có dịp ngồi đối diện với người đàn bà náo loạn pháp đình từng phát ngôn với những câu nói gây phẫn nộ dư luận: “Ai biểu đi xe tay ga, đeo hột xoàn chi cho nó chém”. Thế nhưng, trước mắt tôi là một con người hoàn toàn khác, nét mặt ẩn sâu nhiều đau khổ. Không còn thái độ hùng hổ, gào thét mà cách nói chuyện của bà luôn tỏ ra sợ sệt.
Ngồi khép mình bên quán cafe, giọng bà thỉnh thoảng đứt quãng khi kể về cuộc đời mình, về những đứa con và những thân phận đang vây quanh.
Mỗi lần tính toán, bà Út lại giơ ngón tay lên nhẩm tính.
Bà bảo, tội ác của Trúc bà đón nhận vì ngay với bản thân cũng không thể dung thứ cho lỗi lầm con trai gây ra. Nhắc lại hành động ở chốn pháp đình, người đàn bà qua tuổi 60 cúi gầm mặt, giãi bày rằng thời điểm đó cứ nghĩ khi con trai bị tuyên án, dẫn giải ra xe đặc chủng là khoảnh khắc bà mất con mãi mãi.
Đơn giản, với thiên chức của một người mẹ, dù con trai có là tử tù, có là tên tướng cướp bị xã hội nguyền rủa nhưng với bà, Trúc vẫn là đứa con bà đứt ruột đẻ đau. Tình máu mủ khi nghĩ đến phút giây chia biệt, bà không kìm nén được cảm xúc.
Có lẽ Trúc không thể ngờ rằng, hành vi của mình đã bồi thêm đòn đánh chí mạng vào một người mẹ đã chịu quá nhiều bất hạnh. Để đến bây giờ, sau những biến cố cuộc đời, người mẹ già của Hồ Duy Trúc vẫn chưa một ngày bình yên với nhiều nỗi lo toan phiền muộn.
Cuộc đời bà Nguyễn Thị Út nếm trải quá đủ cay đắng, bầm dập. Bà mồ côi cả cha lẫn mẹ từ bé. Những người anh, người chị chưa kịp lớn đã tha phương cầu thực rồi thất lạc, đến nay bà không biết chính xác mình có bao nhiêu anh em ruột và ai mất ai còn.
Từ bé bà sớm thất học, sống trong sự đùm bọc của hàng xóm láng giềng. Năm 16 tuổi, bà đi ở đợ cho một chủ tiệm may và phải lòng với anh thợ điện. Cuộc hôn nhân không cưới hỏi để lại cho bà 5 mặt con. Trong đó một cháu chết khi chưa đầy tuổi, một con gái khác hơn 2 tuổi bị bắt cóc. Người con trai thứ 2 từ nhỏ đã bị tật nguyền. Những đứa con chào đời như vậy khiến người chồng không hôn thú rời bỏ Út đi biệt xứ không ai hay tin. Từ đó, bà sống khép mình, từ chối ý định làm quen của nhiều người đàn ông khác.
Mối lương duyên của ông Tùng - bà Út nước mắt nhiều hơn niềm vui.
Rồi bà gặp ông Hồ Duy Tùng - người đàn ông kém 2 tuổi. Cuối thập niên 70, bà Út đi bước nữa và lần lượt thêm 7 đứa con ra đời. Hồ Duy Trúc là con áp út, cũng là đứa con trai chung duy nhất của mối duyên chắp vá.
Những đứa con còn lại, số phận cũng đen đặc trong gam màu cay đắng. Buồn thay, đến thời điểm này mấy người con gái đường tình duyên cũng lắm éo le…giống mẹ!.
6 người con gái, chỉ có 1 cô được cưới hỏi đàng hoàng; số còn lại đều vì “có con với người ta nên gọi bố của chúng là chồng”. Sau khi sinh vài đứa con, cả 6 chị em đều lần lượt bỏ lại cho ông bà ngoại những đứa cháu còn đỏ hỏn rồi rời nhà đi khắp nơi mưu sinh.
Gánh nặng tiếp tục đè oặt lên đôi vai bà khi con gái sau các cuộc ly hôn, “thành quả” mang theo về nhà là 12 đứa cháu ném cho ông bà ngoại chăm sóc. Những đứa cháu quần áo lấm lem, bồng bế nhau tự chơi đùa dựa dẫm nhau sống qua ngày. Hàng ngày, có mấy đứa lớn quần áo chắp vá thì theo chân ông bà ngoại đẩy xe ra chợ bán chuối.
Quầy hàng của bà Út nằm bên cạnh đường, trên sạp bày bán chuối sáp, món hàng duy nhất cả đại gia đình hơn mười mấy con người trông dựa vào.
Gia đình bi thảm, ăn chuối sống qua ngày
Ngôi nhà của bà Út nằm cuối con hẻm tại KP1, phường Mỹ Hương, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, tài sản lớn nhất của vợ chồng bà Út là hàng trăm nải chuối xanh. Mấy chục năm qua, nhờ buôn bán chuối nên ông bà vá víu được cuộc sống tạm bợ cho đàn con và đám cháu chắt.
Mỗi ngày may mắn, hai vợ chồng cũng kiếm được 100-200 ngàn đồng. Ngày nào mưa gió, vắng khách, quán ế ẩm, hai ông bà mang chuối sáp (loại chuối xanh được luộc chín) về nhà. Hôm đó, cả gia đình lại ăn chuối cầm hơi.
Ngoài món chuối, đám cháu chắt của bà Út cũng được nếm đầy đủ các hương vị: Nhịn đói, húp nước cháo, ăn mì tôm sống thường xuyên. Những đứa trẻ như cỏ dại, mong manh trong tấm áo rách được truyền lại từ đứa lớn sang đứa bé lớn lên từng ngày.
Tụi nhỏ mai này chưa biết đi về đâu khi con chữ bẻ đôi không biết. Chỉ có điều, ông Tùng, bà Út hy vọng, đám cháu, chắt của mình không trượt ngã vào con đường như Trúc.
Tuổi già như bà Út, ông Tùng không biết cầm cự được đến bao lâu sau các cuộc biến cố. Lúc này, điều duy nhất họ luôn cầu nguyện là bản thân “không được ốm đau bệnh tật”, chỉ chừng đó thôi cũng là mừng lắm rồi.
Theo Ngọc Bình/Saostar

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH