CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II - 2
-Xét
được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng
của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến
tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát
lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người
trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống!
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham danh lợi và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn?
-Và vô cớ tàn sát sinh linh, con người có phải là ác độc!?
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nick ‘Irv’ Irving, cựu thành viên lực lượng đặc biệt Ranger của Lục quân Mỹ, đã sử dụng một khẩu súng trường SR-25, biệt danh “Diana bẩn thỉu” để bắn hạ các mục tiêu trong cuộc Chiến tranh Iraq. Anh
rất yêu quý “cô gái” Diana này và không thích việc người khác sờ vào
khẩu súng. Irving cũng thường dành tới 4 tiếng đồng hồ mỗi ngày để sơn
khẩu súng.
Gần đây, Irving đã kể lại sự nghiệp của anh trong một cuốn sách được xuất bản chỉ vài tuần sau sự kiện công chiếu phim “American Sniper” (Lính bắn tỉa Mỹ) nói về cuộc đời Chris Kyle, lính bắn tỉa đã giết nhiều kẻ địch nhất trong lịch sử Mỹ.
Bộ phim, với ngôi sao Bradley Cooper trong vai Kyle, đã kể lại việc Kyle bắn chết 255 kẻ địch ra sao, trước khi bị sát hại bởi một cựu quân nhân của Lục quân, người đang bị chấn thương tâm lý vào thời điểm gây án.
Trong hồi ký, với một số phần nội dung được trích ra và đăng trên tờ New
York Post, Irving đã kể lại việc anh trở thành người lính bắn tỉa da
đen đầu tiên trong Tiểu đoàn 3 của lực lượng Ranger như thế nào.
Irving là con trai của 2 người lính làm việc trong Fort Meade, Maryland.
Tuy nhiên anh đã không muốn trở thành quân nhân cho tới lúc bắt đầu tò
mò về vũ khí khi còn là một thiếu niên. Anh đã tự chế một khẩu súng hơi
và cuối cùng là tham gia quân đội, phục vụ nhiều đợt chiến đấu ở Iraq, Afghanistan.
Trong quá trình huấn luyện, một viên trung sĩ nói với Irving: “Sau khi
cậu giết một người, cảm giác sẽ rất đặc biệt. Sẽ không còn cảm giác nào
giống như thế. Hãy nhớ lấy lời tôi. Cậu sẽ không muốn chơi trò săn bắn
nào khác. Cậu không tìm thấy niềm vui trong đó. Một khi đã giết người,
cậu không thể thay thế được cảm giác của việc đó.”
Irving có màn bắn người đầu tiên ở bên ngoài Ramallah, khi anh đang điều
khiển súng máy 12,7mm gắn trên một chiếc xe bọc thép Stryker. Lần ấy
một chiếc xe dân sự đã chạy ngang qua đoàn xe Stryker của Irving, trước
khi dừng lại, đảo hướng rồi lao về phía đoàn xe với tốc độ cao. Chỉ huy
của Irving đã ra lệnh cho anh phải tiêu diệt mục tiêu.
Irving viết trong sách rằng anh bắn 7 viên đạn 12,7mm vào chiếc xe. “Tôi thấy có thứ gì đó phát nổ trong xe. Hóa ra đó không phải là một quả bom tự chế mà chính là người đàn ông trong xe. Anh ta đã biến thành những mảnh máu và thịt.”
Trong khi đồng đội phấn khích la hét trước màn bắn hạ, Irving lại cảm thấy choáng váng trước việc có thể giết ai đó dễ dàng như thế. Anh bị ám ảnh trước hình ảnh người đàn ông bị bắn nát trong xe và đã gặp ác mộng vào đêm đó.
“Tôi mơ thấy mình đang ở trong một căn phòng, với chiếc quạt trần quay
trên đầu. Các cánh quạt là tứ chi của nạn nhân, bên cạnh đầu và ngực anh
ta. Anh ta đang nhìn tôi bằng cái nhìn trừng trừng của người đã chết.
Nhưng khi chiếc quạt quay nhanh hơn, anh ta bắt đầu la hét về phía tôi.
Cuối cùng quạt nhanh tới mức chân tay anh ta đứt rời ra và máu thịt anh
ta bắn đầy căn phòng, phủ lên cả người tôi”, Irving viết.
Một lần khác, Irving đã ở trên cao và bắn chết một kẻ đánh bom tự sát.
Sau trận chiến, cấp trên kể lại với anh: “Viên đạn đầu rỗng mở rộng ra
khi đâm vào cơ thể gã đánh bom và đã đẩy mọi thứ ra khỏi lồng ngực gã.
Trái tim của gã được tìm thấy đang nằm bên ngoài lồng ngực, vẫn còn đập
vài nhịp và đang phun máu tươi lên cây lá ở quanh đó.”
Irving dùng những câu chữ bay bổng khi mô tả khoảnh khắc tiêu diệt mục tiêu. “Tôi kéo cò súng và trải nghiệm cảm giác giống như trong một đoạn phim quay chậm. Mùi của khí ga phụt ra ngoài ốm hãm thanh, trộn với mùi ngọt ngào của loại dầu lau súng mà tôi sử dụng. Mắt tôi vẫn tập trung vào tâm ngắm, nằm ở giữa kính ngắm. Tôi chứng kiến cảnh mục tiêu gục xuống, giống như một quả bóng bị xì hơi vậy”, anh viết.
Irving, người đang điều hành một điểm huấn luyện kỹ năng chiến đấu ở San Antonio, nói rằng anh không còn là chính mình sau khi xuất ngũ. Anh thậm chí còn từng lấy cắp một lọ nước ngọt ra khỏi siêu thị mà không ý thức được rằng mình đang hành động sai. Anh cũng thường đi ngủ với một khẩu súng đặt dưới gối, hoặc trong táp đầu giường.
Cuộc sống của Irving được cho là giống với Kyle, người đã bị bắn chết hồi năm 2013. Khi còn phục vụ trong quân đội Mỹ, danh tiếng của Kyle lớn tới mức đối phương đặt cho anh biệt danh Con quỷ Ramadi và còn treo thưởng 80.000 USD cho ai lấy được mạng sống của anh.
Trong một trận chiến, Irving được cho là đã bắn chết tới 40 tay súng. Thành tích nổi tiếng nhất của anh là bắn hạ mục tiêu từ cự ly lên tới gần 2km.
Vào thời điểm mùa xuân năm 1942, hầu hết các nước châu Âu đều là
trung lập hoặc nằm dưới sự kiểm soát của Adolf Hitler. Lo sợ trước một
cuộc xâm lược của Đức, Anh đã bắt đầu tự phát triển vũ khí sinh học của
riêng mình nhằm làm gián đoạn nền kinh tế nước này, chuyển thế thượng
phong về phía quân Đồng Minh.
Thủ tướng Anh lúc đó là Winston Churchill đã giao nhiệm vụ này cho Tiến sĩ Paul Fildes – giám đốc Khoa Sinh học, trực thuộc cơ sở nghiên cứu quân sự bí mật Porton Down nằm gần thành phố Salisbury của hạt Wiltshire. Ngay sau đó, 1 sáng kiến đã được trình lên: tuồn các viên thức ăn bổ sung cho gia súc có chứa khuẩn bệnh than vào các trang trại của người Đức. Theo ông Fildes, chiến dịch này sẽ gần như xóa sổ nguồn thịt của nước Đức, đồng thời đầu độc, giết chết hàng triệu người và gây ra 1 nạn đói khủng khiếp – những hậu quả chắc chắn sẽ đánh gục nước Đức.
Ngay sau khi được các quan chức quốc phòng duyệt thông qua, 5 triệu viên thức ăn nhiễm khuẩn bệnh than đã được sản xuất. London dự định thả loại vũ khí sinh học này trên nhiều khu vực tại Đức bằng 12 máy bay ném bom RAF được thiết kế riêng cho nhiệm vụ này.
Vào mùa đông năm 1942 và mùa xuân năm 1943, Anh quyết định thử nghiệm vũ khí mới trên hòn đảo Gruinard – 1 hòn đảo tư nhân ở Scotland. Để giữ bí mật, chính phủ đã trưng dụng hòn đảo và hứa hẹn rằng khi cuộc thử nghiệm kết thúc, người chủ có thể mua lại tài sản của mình với giá 500 pound (khoảng gần 700 USD tính theo tỷ giá hiện tại). Trong cuộc thử nghiệm này, quân đội sẽ kích nổ một quả bom nhỏ được bọc bởi các viên thức ăn nhiễm độc tại một địa điểm gần với đàn cừu mới được chuyển lên đảo. Kết quả thử nghiệm khá thành công: dòng bệnh than cực kỳ nguy hiểm trong các viên thức ăn đã giết chết đàn cừu chỉ trong vài ngày. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu quân sự cũng nhận thấy rằng vụ nổ đã phát tán vi khuẩn ra khắp đảo, khiến chính phủ phải cách ly hoàn toàn khu vực này và cho chôn toàn bộ xác cừu.
Sau khi thử nghiệm thành công vũ khí mới, chính phủ Anh bắt đầu lên kế hoạch triển khai kế hoạch có tên Chiến dịch Ăn chay (Operation Vegetarian). Vào mùa xuân năm 1944, 5 triệu viên thức ăn và các máy bay RAF đã chuẩn bị sẵn sàng đợi lệnh của Thủ tướng Churchil. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nước Đức đã không còn hùng mạnh như trước mà đang thua trên khắp các chiến trường. Lo sợ cuộc tấn công sinh học sẽ ảnh hưởng tới tương lai các nền kinh tế châu Âu, ông quyết định đình chỉ chiến dịch và cho tiêu hủy toàn bộ số viên thức ăn trong lò đốt.
Vào năm 1990, Thứ trưởng Quốc phòng Anh Michael Neubert trở thành người đặt chân lên hòn đảo nay đã an toàn. Sau gần 50 năm, các biển cảnh báo đã được dỡ bỏ và hòn đảo đã có thể đón chào những du khách tới thăm. Trong cùng năm đó, hậu duệ của người chủ đảo cũ đã mua lại đảo Gruinard với giá 500 pound (khoảng gần 700 USD tính theo tỷ giá hiện tại) – đúng như những gì mà chính quyền Thủ tướng Churchill đã hứa vào năm 1942.
Trong khoảng thời gian từ tháng 12.1937 tới tháng 3.1938, một trong
những vụ thảm sát kinh hoàng nhất lịch sử thế giới hiện đại đã xảy ra.
Quân Nhật đã chiếm thành phố Nam Kinh, Trung Quốc và bắt đầu chiến dịch
cướp, giết, hiếp man rợ với nhân dân trong vùng.
Theo số liệu của các nhà sử học phía Trung Quốc và một số tổ chức tình nguyện, ít nhất 250.000 tới 300.000 người Trung Quốc bị giết ở thời điểm đó. Hầu hết trong số này là phụ nữ và trẻ em. Số lượng phụ nữ bị hãm hiếp lên tới 2 vạn người và nhiều trường hợp dân lành bị chặt xác tới chết.
Dù vậy, Nhật Bản và nhiều nhà sử học khác phủ nhận thảm sát Nam Kinh quy mô rộng tới vậy. Họ khẳng định các vụ giết chóc, hãm hiếp có xảy ra nhưng ở phạm vi nhỏ hơn nhiều so với số liệu trong các bài báo. Ngoài ra, sự việc xảy ra trong thời chiến “cũng là điều dễ hiểu”.
Quân đội Trung Quốc rệu rã thời điểm đó không phải là đối thủ của quân Nhật thiện chiến và trang bị tốt. Do đó, vùng lãnh thổ lớn của Trung Quốc bị nằm dưới tay quản lý của người Nhật.
Sau năm 1931, quân Nhật củng cố vị trí ở Mãn Châu Quốc trong khi Trung Quốc đang nội chiến giữa đảng cộng sản và phe Quốc dân Đảng. Thời điểm đó, Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch chỉ huy đóng quân ở Nam Kinh.
Nhiều người Nhật, đặc biệt là hàng ngũ tướng tá rất muốn gia tăng tầm ảnh hưởng tại Trung Quốc nên tháng 7.1937, một cuộc binh biến giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã diễn ra. Động thái này ngay lập tức leo thang thành một cuộc chiến quy mô lớn.
Quân Nhật có chiến thắng ban đầu nhưng sau đó Trung Quốc đã phòng vệ tốt trước các đợt tấn công của đối phương. Sau đó, Nhật Bản tràn vào Thượng Hải và nhanh chóng chiếm Nam Kinh. Lúc này, Tưởng Giới Thạch và quân lính đã bỏ Nam Kinh và quân Nhật chiếm vùng đất này không chút khó khăn.
Phóng viên Tillman Durdin của tờ Thời báo New York từng đưa tin về giai đoạn đầu của cuộc thảm sát, nhưng sau đó bị buộc về nước giữa chừng.
Tillman viết: “Năm đó tôi 29 tuổi và là phóng sự đầu tiên tôi làm cho Thời báo New York. Tôi lái xe tới bến cảng ở Nam Kinh. Khi tới cổng, tôi phải trèo qua một đống ngổn ngang xác chết để vào trong cảng”.
“Xe hơi của tôi nhiều lúc phải cán ngang những thi thể ven đường. Ở khúc sông gần đó, tôi thấy một nhóm binh sĩ Nhật đang hút thuốc, nói chuyện rôm rả trong khi chứng kiến những người khác hành hình một đám lính Trung Quốc”, Tillman viết. “Lính Nhật đi thành hàng 15 người và xả súng vào những tù binh bắt giữ”.
John Magee, một nhà truyền giáo Thiên Chúa nói quân Nhật giết hại không chỉ binh lính tìm thấy mà “bất kể dân thường ở mọi độ tuổi”. John nói: “Nhiều người Trung Quốc nằm rạp trên đất như thỏ bị bắn hạ trong rừng”.
Sau khi chứng kiến quân Nhật hãm hiếp và tàn sát trong một tuần, John cùng những người phương Tây khác lập ra một khu vực an toàn quốc tế để giữ tính mạng của chính mình.
Một người phụ nữ Mỹ mang tên Minnie Vautrin cũng giữ một cuốn nhật ký trong thời gian đen tối của lịch sử thế giới.
Ngày 16.12.1937, cô viết: “Ngày hôm nay chẳng có tội ác nào là không được thực hiện. 30 cô gái đã bị bắt cóc khỏi trường ngoại ngữ trong đêm qua. Sớm nay, tôi nghe được những câu chuyện ghê rợn về những cô gái bị bắt lúc nửa đêm khi đang ngủ trong nhà. Có em mới chỉ 12 tuổi”.
“Những thi thể loang lổ máu là bằng chứng rõ ràng nhất của thảm họa này. Sự kiện thảm sát sẽ bị lãng quên nhưng chắc chắn tôi sẽ không thể quên được vụ việc man rợ này”, Minnie nhấn mạnh.
Minnie quay về Mỹ năm 1940 do suy nhược thần kinh nghiêm trọng. Một năm sau, cô tự tử.
John Rabe, một người Đức phụ trách nhóm phát xít cũng cảm thấy ghê tởm trước những gì chứng kiến. Ông từng là chỉ huy khu vực an toàn quốc tế và ghi lại nhiều thước phim khủng khiếp. Dù vậy, số phim này buộc phải xóa khi ông quay về Đức. John cho biết những vụ hãm hiếp, giết người thậm chí xảy ra ở giữa vùng được bảo vệ.
Shiro cũng phải chịu đựng vì sự thú nhận của mình: “Khi có một bảo tàng chiến tranh ở Kyoto, tôi đã tới và thừa nhận hành vi ác độc. Người đầu tiên chỉ trích tôi là một phụ nữ ở Tokyo. Bà ấy nói rằng tôi đang chà đạp và xúc phạm những người đã khuất trong chiến tranh. Sau đó, bà ấy liên tục gọi điện thoại cho tôi trong 4 ngày liên tiếp. Những bức thư, bài viết gửi tới tôi với nội dung ngày một khắc nghiệt. Cảnh sát phải bảo vệ tôi vì sợ tôi bị giết hại”.
Đền thờ Yasukuni là nơi thờ những người lính Nhật Bản tử nạn trong chiến tranh và một số lượng không nhỏ trong số này bị cộng đồng quốc tế coi là tội phạm chống lại loài người.
Giáo sư Ienaga Saburo đã dành nhiều năm đấu tranh buộc chính quyền Tokyo phải đưa thông tin về vụ thảm sát vào sách giáo khoa. Dù vậy, những thành công đạt được là rất ít ỏi.
Theo Quang Minh – BBC (Dân Việt)
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống!
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham danh lợi và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn?
-Và vô cớ tàn sát sinh linh, con người có phải là ác độc!?
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Trận chiến cuối cùng Tập 2
Hồi ký thành tích giết chóc của xạ thủ 'tử thần' lục quân Mỹ
Một người lính bắn tỉa da đen vừa kể lại câu chuyện anh đã được đồng đội
trong Lục quân Mỹ đặt cho biệt danh “Tử thần” ra sao, sau khi tiêu diệt
33 kẻ địch trong chưa đầy 4 tháng.
Nick ‘Irv’ Irving và khẩu súng "Diana bẩn thỉu" |
Gần đây, Irving đã kể lại sự nghiệp của anh trong một cuốn sách được xuất bản chỉ vài tuần sau sự kiện công chiếu phim “American Sniper” (Lính bắn tỉa Mỹ) nói về cuộc đời Chris Kyle, lính bắn tỉa đã giết nhiều kẻ địch nhất trong lịch sử Mỹ.
Bộ phim, với ngôi sao Bradley Cooper trong vai Kyle, đã kể lại việc Kyle bắn chết 255 kẻ địch ra sao, trước khi bị sát hại bởi một cựu quân nhân của Lục quân, người đang bị chấn thương tâm lý vào thời điểm gây án.
Những cú bắn đỉnh cao của xạ thủ
Một
lính Anh tham chiến tại Afghanistan năm 2013 đã tiêu diệt 6 phần tử nổi
dậy chỉ bằng một viên đạn sau khi bắn trúng ngòi nổ của một quả bom ở
khoảng cách 850 m.
Một bức ảnh của Nicholas Irving. |
Irving viết trong sách rằng anh bắn 7 viên đạn 12,7mm vào chiếc xe. “Tôi thấy có thứ gì đó phát nổ trong xe. Hóa ra đó không phải là một quả bom tự chế mà chính là người đàn ông trong xe. Anh ta đã biến thành những mảnh máu và thịt.”
Trong khi đồng đội phấn khích la hét trước màn bắn hạ, Irving lại cảm thấy choáng váng trước việc có thể giết ai đó dễ dàng như thế. Anh bị ám ảnh trước hình ảnh người đàn ông bị bắn nát trong xe và đã gặp ác mộng vào đêm đó.
Bí quyết bắn súng trong trời mưa của xạ thủ bắn tỉa Mỹ
Điều
kiện thời tiết xấu, như khi trời chuyển mưa to, không phải là nỗi lo
ngại đối với một cựu lính bắn tỉa kỳ cựu thuộc lực lượng đặc nhiệm của
lục quân Mỹ.
Irving tập luyện bắn tỉa với khẩu .300 Win Mag, (Ảnh: nypost.com) |
Irving dùng những câu chữ bay bổng khi mô tả khoảnh khắc tiêu diệt mục tiêu. “Tôi kéo cò súng và trải nghiệm cảm giác giống như trong một đoạn phim quay chậm. Mùi của khí ga phụt ra ngoài ốm hãm thanh, trộn với mùi ngọt ngào của loại dầu lau súng mà tôi sử dụng. Mắt tôi vẫn tập trung vào tâm ngắm, nằm ở giữa kính ngắm. Tôi chứng kiến cảnh mục tiêu gục xuống, giống như một quả bóng bị xì hơi vậy”, anh viết.
Irving, người đang điều hành một điểm huấn luyện kỹ năng chiến đấu ở San Antonio, nói rằng anh không còn là chính mình sau khi xuất ngũ. Anh thậm chí còn từng lấy cắp một lọ nước ngọt ra khỏi siêu thị mà không ý thức được rằng mình đang hành động sai. Anh cũng thường đi ngủ với một khẩu súng đặt dưới gối, hoặc trong táp đầu giường.
Cuộc sống của Irving được cho là giống với Kyle, người đã bị bắn chết hồi năm 2013. Khi còn phục vụ trong quân đội Mỹ, danh tiếng của Kyle lớn tới mức đối phương đặt cho anh biệt danh Con quỷ Ramadi và còn treo thưởng 80.000 USD cho ai lấy được mạng sống của anh.
Trong một trận chiến, Irving được cho là đã bắn chết tới 40 tay súng. Thành tích nổi tiếng nhất của anh là bắn hạ mục tiêu từ cự ly lên tới gần 2km.
Theo Vietnamplus
Thế chiến 2: Kế hoạch giết chết hàng triệu người Đức của nước Anh
Mai Đại (tổng hợp) Thứ Tư, ngày 17/01/2018 19:00 PM (GMT+7)
Sự kiện: Vũ khí quân sự
(Dân Việt) Trong giai đoạn đầu Thế chiến 2, khi mà vũ khí hạt nhân chưa được phát minh, vũ khí sinh học được coi là tác nhân hủy diệt hàng loạt đáng sợ nhất. Để đối phó với một Đức Quốc Xã hùng mạnh,người Anh đã lên kế hoạch tấn công sinh học vốn có thể giết chết hàng triệu người nhằm “hạ gục” người khổng lồ này.
Thủ tướng Anh lúc đó là Winston Churchill đã giao nhiệm vụ này cho Tiến sĩ Paul Fildes – giám đốc Khoa Sinh học, trực thuộc cơ sở nghiên cứu quân sự bí mật Porton Down nằm gần thành phố Salisbury của hạt Wiltshire. Ngay sau đó, 1 sáng kiến đã được trình lên: tuồn các viên thức ăn bổ sung cho gia súc có chứa khuẩn bệnh than vào các trang trại của người Đức. Theo ông Fildes, chiến dịch này sẽ gần như xóa sổ nguồn thịt của nước Đức, đồng thời đầu độc, giết chết hàng triệu người và gây ra 1 nạn đói khủng khiếp – những hậu quả chắc chắn sẽ đánh gục nước Đức.
Ngay sau khi được các quan chức quốc phòng duyệt thông qua, 5 triệu viên thức ăn nhiễm khuẩn bệnh than đã được sản xuất. London dự định thả loại vũ khí sinh học này trên nhiều khu vực tại Đức bằng 12 máy bay ném bom RAF được thiết kế riêng cho nhiệm vụ này.
Vào mùa đông năm 1942 và mùa xuân năm 1943, Anh quyết định thử nghiệm vũ khí mới trên hòn đảo Gruinard – 1 hòn đảo tư nhân ở Scotland. Để giữ bí mật, chính phủ đã trưng dụng hòn đảo và hứa hẹn rằng khi cuộc thử nghiệm kết thúc, người chủ có thể mua lại tài sản của mình với giá 500 pound (khoảng gần 700 USD tính theo tỷ giá hiện tại). Trong cuộc thử nghiệm này, quân đội sẽ kích nổ một quả bom nhỏ được bọc bởi các viên thức ăn nhiễm độc tại một địa điểm gần với đàn cừu mới được chuyển lên đảo. Kết quả thử nghiệm khá thành công: dòng bệnh than cực kỳ nguy hiểm trong các viên thức ăn đã giết chết đàn cừu chỉ trong vài ngày. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu quân sự cũng nhận thấy rằng vụ nổ đã phát tán vi khuẩn ra khắp đảo, khiến chính phủ phải cách ly hoàn toàn khu vực này và cho chôn toàn bộ xác cừu.
Hòn đảo Gruinard - nơi diễn ra cuộc thử nghiệm vũ khí sinh học của chính phủ Anh
Tuy thành công, cuộc thử nghiệm cũng gây ra 1 sự cố không hề nhỏ.
Theo đó, một cái xác cừu trong cuộc thử nghiệm bằng cách nào đó đã rơi
xuống biển và trôi dạt tới Scotland. Hậu quả là khuẩn bệnh than nhanh
chóng lây lan, giết chết khoảng 100 gia súc và vật nuôi địa phương. May
mắn thay, chính phủ đã kịp thời cách ly khu vực trước khi “thần chết”
này kịp chạm tới con người. Sự việc đã bị giấu kìn trong 1 thời gian dài
và mãi đến những năm 80 của thế kỷ trước, công chúng mới biết sự thật
sau khi các tài liệu liên quan được giải mật.Sau khi thử nghiệm thành công vũ khí mới, chính phủ Anh bắt đầu lên kế hoạch triển khai kế hoạch có tên Chiến dịch Ăn chay (Operation Vegetarian). Vào mùa xuân năm 1944, 5 triệu viên thức ăn và các máy bay RAF đã chuẩn bị sẵn sàng đợi lệnh của Thủ tướng Churchil. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nước Đức đã không còn hùng mạnh như trước mà đang thua trên khắp các chiến trường. Lo sợ cuộc tấn công sinh học sẽ ảnh hưởng tới tương lai các nền kinh tế châu Âu, ông quyết định đình chỉ chiến dịch và cho tiêu hủy toàn bộ số viên thức ăn trong lò đốt.
Ảnh trong đoạn phim tài liệu cho thấy các nhà khoa học đem xác cừu đi chôn
Mặc dù chiến dịch bị hủy, câu chuyện về hòn đảo Gruinard vẫn còn tiếp
tục tới tận sau này. Vào giữa những năm 80, hòn đảo vẫn bị cách ly do
bị nhiễm độc. Chính phủ vẫn giữ im lặng về hòn đảo cho đến khi có 1 nhóm
người nặc danh đe dọa phát tán mẫu đất của đảo Gruinard ra khắp nước
Anh. Áp lực từ công chúng cùng với nỗi lo ngại một đại dịch bệnh than
bùng nổ đã khiến London quyết định khử độc hòn đảo bằng Formaldehyd và
nước biển.Vào năm 1990, Thứ trưởng Quốc phòng Anh Michael Neubert trở thành người đặt chân lên hòn đảo nay đã an toàn. Sau gần 50 năm, các biển cảnh báo đã được dỡ bỏ và hòn đảo đã có thể đón chào những du khách tới thăm. Trong cùng năm đó, hậu duệ của người chủ đảo cũ đã mua lại đảo Gruinard với giá 500 pound (khoảng gần 700 USD tính theo tỷ giá hiện tại) – đúng như những gì mà chính quyền Thủ tướng Churchill đã hứa vào năm 1942.
Cuộc thảm sát kinh hoàng của quân Nhật Bản ở Trung Quốc
Thứ Năm, ngày 14/12/2017 19:00 PM (GMT+7)
Một trong những vụ thảm sát và hãm hiếp tàn bạo nhất lịch sử đã diễn ra khi đế quốc Nhật kiểm soát vùng đất Nam Kinh rộng lớn ở Trung Quốc.
Một người dân Trung Quốc bị hành quyết.
Ngày 13.12 vừa qua, người Trung Quốc đã tổ chức kỉ niệm tròn 80 năm vụ thảm sát Nam Kinh. Sự kiện này không chỉ mang tính bước ngoặt trên chiến trường, mà còn để lại rất nhiều nỗi đau dai dẳng mà người Trung Quốc phải hứng chịu dưới tay phát xít Nhật Bản. Mời bạn đọc cùng nhìn lại những sự kiện chấn động diễn ra trong giai đoạn quân phát xít Nhật đánh chiếm Trung Quốc qua loạt bài này. |
Theo số liệu của các nhà sử học phía Trung Quốc và một số tổ chức tình nguyện, ít nhất 250.000 tới 300.000 người Trung Quốc bị giết ở thời điểm đó. Hầu hết trong số này là phụ nữ và trẻ em. Số lượng phụ nữ bị hãm hiếp lên tới 2 vạn người và nhiều trường hợp dân lành bị chặt xác tới chết.
Dù vậy, Nhật Bản và nhiều nhà sử học khác phủ nhận thảm sát Nam Kinh quy mô rộng tới vậy. Họ khẳng định các vụ giết chóc, hãm hiếp có xảy ra nhưng ở phạm vi nhỏ hơn nhiều so với số liệu trong các bài báo. Ngoài ra, sự việc xảy ra trong thời chiến “cũng là điều dễ hiểu”.
Quân Nhật Bản tràn vào Nam Kinh.
Nhìn lại lịch sử, năm 1931 quân Nhật tấn công Mãn Châu Quốc ở Trung
Quốc sau sự kiện đánh bom đường ray xe lửa do quân Nhật sở hữu. Đây thực
chất là một âm mưu hợp thức hóa quy trình xâm lược của chính quyền
Tokyo thời đó.Quân đội Trung Quốc rệu rã thời điểm đó không phải là đối thủ của quân Nhật thiện chiến và trang bị tốt. Do đó, vùng lãnh thổ lớn của Trung Quốc bị nằm dưới tay quản lý của người Nhật.
Sau năm 1931, quân Nhật củng cố vị trí ở Mãn Châu Quốc trong khi Trung Quốc đang nội chiến giữa đảng cộng sản và phe Quốc dân Đảng. Thời điểm đó, Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch chỉ huy đóng quân ở Nam Kinh.
Nhiều người Nhật, đặc biệt là hàng ngũ tướng tá rất muốn gia tăng tầm ảnh hưởng tại Trung Quốc nên tháng 7.1937, một cuộc binh biến giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã diễn ra. Động thái này ngay lập tức leo thang thành một cuộc chiến quy mô lớn.
Quân Nhật có chiến thắng ban đầu nhưng sau đó Trung Quốc đã phòng vệ tốt trước các đợt tấn công của đối phương. Sau đó, Nhật Bản tràn vào Thượng Hải và nhanh chóng chiếm Nam Kinh. Lúc này, Tưởng Giới Thạch và quân lính đã bỏ Nam Kinh và quân Nhật chiếm vùng đất này không chút khó khăn.
Xác phụ nữ Trung Quốc bị chất lên xe, kéo khỏi làng.
Thời điểm này, quân Nhật vẫn chưa “nổi tiếng” với việc giết chóc bừa
bãi. Chiến tranh Nga-Nhật năm 1905, chỉ huy Nhật từng thể hiện thái độ
nhã nhặn khiến đối phương dù thua cuộc nhưng rất nể phục. Sau hơn 30
năm, mọi chuyện đã khác.Phóng viên Tillman Durdin của tờ Thời báo New York từng đưa tin về giai đoạn đầu của cuộc thảm sát, nhưng sau đó bị buộc về nước giữa chừng.
Tillman viết: “Năm đó tôi 29 tuổi và là phóng sự đầu tiên tôi làm cho Thời báo New York. Tôi lái xe tới bến cảng ở Nam Kinh. Khi tới cổng, tôi phải trèo qua một đống ngổn ngang xác chết để vào trong cảng”.
“Xe hơi của tôi nhiều lúc phải cán ngang những thi thể ven đường. Ở khúc sông gần đó, tôi thấy một nhóm binh sĩ Nhật đang hút thuốc, nói chuyện rôm rả trong khi chứng kiến những người khác hành hình một đám lính Trung Quốc”, Tillman viết. “Lính Nhật đi thành hàng 15 người và xả súng vào những tù binh bắt giữ”.
Lính Nhật đứng cạnh bờ sông chất đầy xác người Trung Quốc.
Khi Tillman rời hiện trường, ông nhìn thấy ít nhất 200 người Trung
Quốc bị xử tử trong 10 phút ngắn ngủi. Lính Nhật tỏ vẻ rất thích thú
trước hành động tàn ác này. Tillman khẳng định vụ cuồng sát và cưỡng
hiếp ở Nam Kinh là “một trong những thảm kịch tồi tệ nhất lịch sử hiện
đại”.John Magee, một nhà truyền giáo Thiên Chúa nói quân Nhật giết hại không chỉ binh lính tìm thấy mà “bất kể dân thường ở mọi độ tuổi”. John nói: “Nhiều người Trung Quốc nằm rạp trên đất như thỏ bị bắn hạ trong rừng”.
Sau khi chứng kiến quân Nhật hãm hiếp và tàn sát trong một tuần, John cùng những người phương Tây khác lập ra một khu vực an toàn quốc tế để giữ tính mạng của chính mình.
Một người phụ nữ Mỹ mang tên Minnie Vautrin cũng giữ một cuốn nhật ký trong thời gian đen tối của lịch sử thế giới.
Ngày 16.12.1937, cô viết: “Ngày hôm nay chẳng có tội ác nào là không được thực hiện. 30 cô gái đã bị bắt cóc khỏi trường ngoại ngữ trong đêm qua. Sớm nay, tôi nghe được những câu chuyện ghê rợn về những cô gái bị bắt lúc nửa đêm khi đang ngủ trong nhà. Có em mới chỉ 12 tuổi”.
Một mương nước ngập xác người chết.
“Chúng ta sẽ không thể biết chính xác có bao nhiêu ngàn người bị giết
bởi súng đạn và những lưỡi lê vấy máu. Nhiều lúc quân Nhật rưới dầu lên
xác và đốt”, Minnie viết.“Những thi thể loang lổ máu là bằng chứng rõ ràng nhất của thảm họa này. Sự kiện thảm sát sẽ bị lãng quên nhưng chắc chắn tôi sẽ không thể quên được vụ việc man rợ này”, Minnie nhấn mạnh.
Minnie quay về Mỹ năm 1940 do suy nhược thần kinh nghiêm trọng. Một năm sau, cô tự tử.
John Rabe, một người Đức phụ trách nhóm phát xít cũng cảm thấy ghê tởm trước những gì chứng kiến. Ông từng là chỉ huy khu vực an toàn quốc tế và ghi lại nhiều thước phim khủng khiếp. Dù vậy, số phim này buộc phải xóa khi ông quay về Đức. John cho biết những vụ hãm hiếp, giết người thậm chí xảy ra ở giữa vùng được bảo vệ.
Lính Nhật ngồi cạnh hàng chục chiếc đầu của dân Trung Quốc.
Sau Thế chiến II, một trong những lính Nhật từng tham chiến ở Nam
Kinh nói về những việc mình làm. Azuma Shiro nhớ lại: “Có khoảng 37
người gồm các bà cụ và trẻ em. Chúng tôi bắt giữ họ và tập trung thành
một hình vuông. Một phụ nữ bế hai đứa trẻ ở hai tay. Chúng tôi đâm và
giết chết họ, như 3 củ khoai tây bị xiên vào lò nướng. 30 ngày sau đó,
hôm nào tôi cũng giết người không chút ghê tay”.Shiro cũng phải chịu đựng vì sự thú nhận của mình: “Khi có một bảo tàng chiến tranh ở Kyoto, tôi đã tới và thừa nhận hành vi ác độc. Người đầu tiên chỉ trích tôi là một phụ nữ ở Tokyo. Bà ấy nói rằng tôi đang chà đạp và xúc phạm những người đã khuất trong chiến tranh. Sau đó, bà ấy liên tục gọi điện thoại cho tôi trong 4 ngày liên tiếp. Những bức thư, bài viết gửi tới tôi với nội dung ngày một khắc nghiệt. Cảnh sát phải bảo vệ tôi vì sợ tôi bị giết hại”.
Một người đàn ông bị chặt đầu giữa đường.
Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản vẫn chưa thừa nhận và xin lỗi về sai
lầm gây ra. Cựu Bộ trưởng Tư pháp Shigeto Nagano cáo buộc Trung Quốc bịa
chuyện về vụ thảm sát Nam Kinh. Thủ tướng đương nhiệm Shinzo Abe cũng
nhiều lần tới thăm hoặc gửi hoa tới đền thờ chiến tranh Yasukuni bất
chấp phản đối của Trung Quốc và Hàn Quốc.Đền thờ Yasukuni là nơi thờ những người lính Nhật Bản tử nạn trong chiến tranh và một số lượng không nhỏ trong số này bị cộng đồng quốc tế coi là tội phạm chống lại loài người.
Giáo sư Ienaga Saburo đã dành nhiều năm đấu tranh buộc chính quyền Tokyo phải đưa thông tin về vụ thảm sát vào sách giáo khoa. Dù vậy, những thành công đạt được là rất ít ỏi.
_________
Một người
phụ nữ Trung Quốc từng ước rằng mình thật xấu xí để không phải qua tay
nhiều lính Nhật Bản tới vậy. Mời bạn đón đọc kì tới xuất bản tối 15.12.
Báo Trung Quốc vừa đăng tải câu chuyện đầy ám ảnh về một nô lệ tình dục Trung Quốc, bị bắt cóc, hãm hiếp bởi quân...
Bí mật 'lò thanh trừng' thời thế chiến II
Thứ Tư, 21/9/2016 06:56 GMT+7
(PLO) -Thời Chiến tranh thế giới thứ
hai ở Ukraine, người Do Thái đã bị làm nhục và bị giết hại một cách hết
sức dã man. Hôm nay, các nhân chứng đã phá vỡ “Luật im lặng” để tường
thuật cho nhân loại biết về bí mật của một nơi gọi là “Lò thanh trừng”
chuyên lùng và diệt các nạn nhân Do Thái ở Ukraine.
Từ 1,4 đến 1,6
triệu người Do Thái đã bị sát hại ở Ukraine hồi Đại chiến thế giới thứ
hai, họ bị chôn vùi trong các ngôi mộ tập thể, như ngôi mộ lộ thiên
Kamianets-Podilskyi
Đã 70 năm trôi qua kể
từ ngày kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai đầy nghiệt ngã,
và quy mô chấn động của nạn tàn sát người Do Thái ở Ukraine cuối cùng
đã được tiết lộ nhờ công sức và hành động quả cảm của một vị linh mục
Công giáo người Pháp khi ông dành nhiều năm để nghiên cứu về quy mô tàn
sát tàn bạo này.
Tội ác kinh hoàng
Có khoảng 2.000 ngôi
mộ tập thể an táng các nạn nhân người Do Thái, nơi cánh đàn ông, đàn bà
và trẻ con, đã bị chôn vùi bởi quân Đức. Trong nhiều trường hợp, người
Do Thái được lệnh phải đào những cái hố lớn, rồi bị ép lột đồ trần
truồng trước khi bị bắn chết bởi những tên sát nhân “máu lạnh”. Một số
nạn nhân bị chôn sống.
Linh mục Pháp, đức cha
Patrick Desbois, người từng là một tù binh chiến tranh bị nhốt trong một
trại tập trung ở Ukraine dưới thời Chiến tranh thế giới thứ hai, đã
có một cuộc tìm kiếm công phu. Ông đã khám phá ra hàng tá tài liệu
chỉ rõ cách thức làm thế nào mà người Do Thái bị hành quyết để “mua vui”
cho Đức Quốc xã.
Tờ Mail Online dẫn lời
sử gia hàng đầu Ukraine, Mikhail Tyaglyy, nói rằng số lượng người Do
Thái là nạn nhân của các đợt thanh trừng chỉ riêng ở Ukraine nằm trong
khoảng từ 1,4 triệu đến 1,6 triệu người, cao hơn mức công bố trước đó
áng chừng ở mốc 1 triệu người.
Cuộc tìm kiếm đã đưa
cha Desbois đến địa điểm có 4 ngôi mộ tập thể quanh vùng Rava Ruska, nằm
kề biên giới Ba Lan, với khoảng 15.000 người Do Thái đã bị sát hại,
cũng là nơi tồn tại một trại của Đức Quốc xã mà ông nội Claudius
Desbois của đức Cha Desbois từng bị giam hãm.
Dần dần, những dân làng
cao niên – từng sống yên lặng trong suốt đời mình, chủ yếu dưới chính
quyền Liên Xô – đã mở lòng với Cha Desbois, cùng hàng trăm nhân chứng
khác tại nhiều ngôi làng và thành phố ở khắp Ukraine.
Một phụ nữ Do Thái bị lính Đức cưỡng bức cởi truồng, rồi đánh đập đến chết |
Lời kể ám ảnh
Một trong các câu
chuyện từ Rava Ruska là của một sĩ quan Đức Quốc xã – người đã nhìn
thấy một thiếu nữ Do Thái rời khỏi khu “nhà thổ” ra chợ để mua bơ. Viên
sĩ quan khi đó lệnh cho cô gái phải khỏa thâncho người bán bơ trét bơ
lên khắp người rồi dùng gậy đánh cô gái đến chết.
Trong một câu chuyện
khác, cựu sĩ quan Đức Quốc xã này kể rằng đã nhìn thấy cái cảnh “một
lính Đức tìm cách cướp đứa bé con từ một người mẹ Do Thái. Đứa nhỏ cỡ 2
tuổi, tên lính đã dộng đầu đứa bé vào tường cho đến khi nó chết... Đầu
đứa bé vỡ toang, máu tuôn xối xả trong ánh mắt đau khổ tột độ của cha mẹ
bé”.
Còn một nhân chứng cao
tuổi được biết đến dưới cái tên Yaroslav đã dẫn Cha Desbois đến một địa
điểm ngoài thành phố Rava Ruska, và nói rằng ông cụ đã tận mắt chứng
kiến một hành vi giết hại man rợ một bé trai 13 tuổi vào năm 1942.
Yaroslav là người cao
tuổi đầu tiên trong làng kể với Cha Desbois về cái thời khắc mà cụ ám
ảnh mãi không quên. Cụ Yaroslav mô tả, dòng người Do Thái đi chân trần
và bị ép lột bỏ quần áo trước khi họ tập trung tại “một ngôi mộ” ở Rava
Ruska.
Cha Desbois với giọng
nói đầy vẻ xúc động, kể: “Cụ Yaroslav dẫn tôi vào rừng cùng với 50 cụ
già nông dân khác, họ đều rất khắc khổ, từng chứng kiến vụ giết người.
Họ mô tả các nạn nhân bị bắn chết lần lượt.
Một cụ nói rằng một
tên lính Đức đến “mộ” bằng xe gắn máy. Hắn lái xe quanh làng. Cùng lúc
đó mọi người ngờ ngợ chuyện gì đang diễn ra. Hóa ra, tên lính Đức đang
thẩm định địa điểm chính xác để “đào mả”, đó chính là “ngôi mộ tập thể
dành cho các nạn nhân Do Thái ở Rava Ruska”.
Nhân dịp có mặt đức Cha
Desbois, ước độ 1.500 người Do Thái đã tuần hành đến khu vực có hố đào
khổng lồ, nơi vùi xác những người Do Thái bị sát hại bằng thuốc nổ. Cụ
Yaroslav kể lại thảm cảnh khi đám người Do Thái bị bắn chết, những tử
thi nằm xếp chồng lên nhau, trên cùng là xác những thanh niên trẻ người
dân địa phương bị lính Đức trưng dụng đào mộ trước đó.
Quần áo của các nạn
nhân bị lính Đức tranh giành để lột tiền bạc và tài sản quý. Sau khi
lấp đất, ngôi mộ tập thể có dấu hiệu như bị ai đó đào bới cho thấy rất
có khả năng các nạn nhân vẫn chưa chết và cố đào mộ để thoát ra ngoài.
Một tuần sau đó, máu người chết vẫn không ngừng rỉ ra từ ngôi mả rùng
rợn này.
Cụ bà Olha Havrylivna –
năm đó (năm 1942) khoảng 12 tuổi và đã tận mắt chứng kiến sự tàn bạo ở
đây. Giọng run rẩy, cụ Havrylivna thều thào nhớ lại: “Chúng tôi liên
tục nhìn thấy cảnh bắt bớ, giết hại đến tàn nhẫn.
Người Do Thái ở Ukraine không những bị lính Đức thanh trừng mà họ còn là đối tượng để bị hành hạ nơi công cộng |
Đám lính Đức mang những
người Do Thái đến làng chúng tôi, bắt các nạn nhân đứng bên miệng hố và
lần lượt bắn chết họ. Bọn tôi trông thấy ngôi mộ như có sự dịch chuyển
chứng tỏ một vài người vẫn còn sống. Hồi đó, tụi tôi còn nhỏ quá, nên
thật khó để hiểu chuyện gì đang diễn ra. Đó là một bi kịch, một tấn bi
kịch thảm sầu.
Ngày đó, chúng tôi đến
xem đám lính Đức dẫn người Do Thái, đa phần các nạn nhân ở ngưỡng 60 hay
70 tuổi. Chúng tôi nhìn thấy họ nhưng không được phép đến quá gần”. Cụ
Olha Havrylivna nhớ lại, có khoảng 15 tên lính Đức đứng quanh “ngôi
mộ” và các “tử tội” đứng thành từng tốp. Những người Do Thái đầu tiên
rơi vào huyệt trong tình trạng tuyệt vọng cùng cực.
Không thể tha thứ
Một nhân chứng khác là
cụ ông Gregory Haven, nhớ lại cảnh bọn lính Đức trước khi hành quyết
các nạn nhân đã ra lệnh cho toàn bộ người Do Thái trong làng phải mang
một cái băng trên cánh tay phải, có hình ngôi sao David.
Quần áo của các nạn
nhân màu trắng và có một ngôi sao đen. Bọn lính Đức bắt đầu “bắn chết
người già và trẻ con, để lại những người tuổi từ 18 đến 45 để làm việc
cho chúng. Cách đó 3 km, bọn lính Đức giết hại các nạn nhân.
Tôi không nhìn thấy các
nạn nhân nhưng nghe tiếng súng nổ liên hồi. Tôi trông thấy cảnh một
người Do Thái trẻ mang những tử thi trên một chiếc xe bò để chở đến một
nghĩa địa Do Thái.
Suốt mùa Đông năm 1942,
máu tươi nhuộm đỏ nền đất”. Ở một trong những vụ giết người hàng loạt,
ngay buổi tối hôm đó, cụ Gregory Haven rùng mình nhớ lại: “Chúng tôi bắt
đầu ngửi một thứ mùi lạ, đó là mùi của chết chóc, lính Đức buộc những
người có xe ngựa chở cát đến lấp các ngôi mộ tập thể. Bọn họ đổ Chlorine
vào mộ nhằm khiến cho mộ sụt sâu thêm một mét, rồi máu tươi bắt đầu
ngừng chảy”.
Ông nội của Cha
Desbois – một tù chính trị Pháp – đã về được đến nhà sau một thời gian
cố gắng duy trì sự sống bằng cách ăn hoa cỏ dại. Cha Desbois lặng người
nhớ lại: “Nội tôi im bặt kể từ lúc đó. Cụ chỉ nói rằng ngoài trại vậy
là kinh khủng hơn bên trong. Tôi muốn hiểu tại sao, và rồi tôi khám phá
ra rằng 18.000 người Do Thái đã bị bắn chết tại Rava Ruska”.
Các tình tiết đã trở
nên rõ ràng cho Cha Desbois cũng như các cụ già Ukraine như cụ Yaroslav,
những nhân chứng của các tội ác kinh tởm, muốn kết thúc “Luật im lặng”
đối với những hình ảnh khủng khiếp mà họ đã nhìn thấy khi còn trẻ.
4.000 người Do Thái bị thủ tiêu ở Lviv, cách thành phố Rava Ruska khoảng 31 dặm. |
Cha Desbois kết luận:
“Những người có mặt tại các vụ thanh trừng chỉ muốn nói hết những gì mà
họ biết trước khi nhắm mắt xuôi tay. Nhiều người bị lính Đức trưng dụng
để đào mồ chôn tập thể, rồi cuối cùng họ cũng chung số phận với nạn
nhân. Thật kinh khủng! Đó là những tội ác không thể tha thứ
của chủ nghĩa phát xít”...
Nhận xét
Đăng nhận xét