Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

BUỒN NHỚ MÊNH MANG 4

(ĐC sưu tầm trên NET)

Chiều

Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Xuân Diệu » Thơ thơ (1938)
 
Hôm nay, trời nhẹ lên cao,
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn...
Lá hồng rơi lặng ngõ thuôn,
Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương.
Phất phơ hồn của bông hường,
Trong hơi phiêu bạt còn vương máu hồng.
Nghe chừng gió nhớ qua sông,
E bên lau lách thuyền không vắng bờ.
- Không gian như có dây tơ,
Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu.
Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều,
Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn...


 
Sầu Cố Đô - Duy Khánh

Sầu Cố Đô

Tác giả: Duy Khánh

Chân thành xin gửi người anh... nơi chốn xa
Đôi lời ấp ủ ngày qua
Người em gái nhỏ quê nhà
Mắt sầu vương ngấn lệ hồn hoa
Dù bao tháng đợi năm chờ
Lời thề xưa còn chưa xóa mờ

Đây cầu Gia Hội thuyền ai... neo bến thương
Đây chiều Thiên Mụ mờ sương
Và đây Vỹ Dạ đêm trường
Trăng về chưa ấm lại dòng Hương
Thì ai cách trở đôi đường
Tìm về đây chắp nối tình thương

DK:
Nam Giao... chiều nao nắng đổ
Về xuôi bến Ngự... mang mang câu hò... nghe nặng tình xưa
Đêm nay... mưa về hoàng thành
Vẳng tiếng ca cầm... nên chạnh lòng đau... anh hỡi anh

Thông cảm nỗi buồn người em... không hỡi anh
Đây người em nhỏ miền Trung
Tình yêu xếp chặt trong lòng
Đêm về nghe gió lạnh sầu đông
Thì cho cách biệt muôn trùng
Người tình quê xin vẫn chờ mong 
 
Hình ảnh hoang tàn của cố đô Huế
Cập nhật ngày: 14/12/2013 09:46:45
Cố đô Huế đã từng rơi vào tình trạng hoàng tàn do chiến tranh và thời gian tàn phá. Dưới đây là hình ảnh kinh thành Huế trên suốt chặng đường phục dựng từ hoang phế...
 Sau năm 1975, quần thể di tích cố đô Huế mang trên mình nhiều vết thương của chiến tranh, nhất là cuộc tấn công, nổi dậy và bảo vệ, rút lui ở Kinh thành Huế mùa xuân Mậu Thân 1968. Nhiều kiến trúc đã bị phá hủy hoàn toàn, các công trình cổ khác ở tình trạng đổ nát, trước nguy cơ có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.
Ngọ Môn - Biểu tượng của Di sản văn hóa Huế tại thời điểm tan hoang mùa xuân Mậu Thân 1968 và hôm nay
Tiếp tục trải qua một thời gian khó khăn vào giai đoạn đầu kiến thiết lại đất nước, tình trạng hoang phế của di tích cố đô Huế tiếp tục ở tình trạng báo động. Ngoài ra, vào các năm 1953, 1971, 1984, 1999, Huế còn trải qua nhiều trận bão lũ lớn, càng làm cho các di tích bị tổn thương nặng nề.
Từ năm 1981, lời kêu gọi cứu vãn di tích Huế đã được triển khai. Một cuộc vận động quốc tế đã được chính phủ, địa phương thực hiện. Di tích Huế đã từng bước được cứu vãn và hồi sinh, để rồi được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1993. Tiếp tục, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích cố đô Huế từ 1995 đến 2010 (tiếp tục được điều chỉnh đến năm 2020) nhằm định hướng cho công cuộc bảo tồn tại đây.
Nhiều cửa thành bị đổ nát, hoang phế sau chiến tranh ở nhiều tình trạng, mức độ khác nhau 
Từ năm 2003, các cửa thành được trùng tu, bảo tồn. Trong ảnh là một góc Kinh thành Huế với 2 cửa Quảng Đức (tên gọi dân gian là cửa Sập – cửa gần) và cửa Tây Nam (cửa Nhà Đồ - cửa phía xa) đã được phục nguyên 
Phu Văn Lâu, xây dựng năm 1819 dưới thời vua Gia Long, dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hay kết quả các kỳ thi Hội do triều đình tổ chức. Nơi đây đã được trùng tu 4 lần vào năm 1905 (sau cơn bão cực lớn năm Thìn 1904), 1922, 1974 và 1994 
và Phu Văn Lâu hôm nay
Mặt trước của Điện Thái Hòa năm 1968 
Sau khi trùng tu
Linh Tinh môn và Văn Miếu Môn đầu thế kỷ 20 – và được trùng tu năm 2008 
Không những trùng tu di tích mà các lễ hội lớn, nghi thức cung đình xưa cũng đã được phục dựng lại nguyên bản. Trong ảnh là đoàn ngự đạo tế Nam Giao thời Nguyễn và đoàn ngự đạo được phục dựng trong lễ tế đàn Nam Giao tại Festival Huế 2006
Múa Lục cúng hoa đăng xưa và được phục dựng hôm nay. Điệu múa này nằm trong Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam tại Huế - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận vào năm 2003
Tuy nhiên vẫn có những công trình kiến trúc khó có thể trùng tu như cũ bởi chiến tranh đã tàn phá hoàn toàn. Như Điện Kiến Trung (ảnh) được xây dựng năm 1921 dưới thời vua Khải Định để làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung. Đây là 1 tòa nhà 2 tầng xây theo phong cách châu Âu với các hình ảnh trang trí nội thất, ngoại thất cực kỳ tinh xảo. Năm 1947, điện Kiến Trung bị phá hủy bởi chiến tranh.
Giờ đây, ngôi điện lộng lẫy ngày nào chỉ còn phần nền móng
Cầu Trường Tiền - biểu tượng của Huế bị gãy trong chiến cuộc Mậu Thân 1968, người dân phải làm cầu phao để qua lại
Và cầu Trường Tiền duyên dáng bên sông Hương hôm nay
Cung Trường Sanh xây năm 1821 thời vua Minh Mạng với vai trò ban đầu là hoa viên, sau chuyển thành nơi ăn ở sinh hoạt của một số bà Hoàng thái hậu và Thái hoàng thái hậu. 
Được trùng tu từ 2005 đến 2007 bởi TTBTDTCĐ Huế, hiện mạo của Cung đã đưa lại hình dáng ban đầu
Cửa Hiển Nhơn xây vào năm 1805, dưới thời vua Gia Long, đến năm 1833 vào thời vua Minh Mạng, cửa được đắp ghép mảnh sành. Vào thời vua Khải Định được trùng tu thêm 1 lần nữa. Cửa Hiển Nhơn dành riêng cho quan lại và nam giới ra vào Hoàng thành. Trong chiến sự 1968, cửa đã bị bom đạn phá hủy hoàn toàn. 
Sau năm 1975, cửa Hiển Nhơn được trùng tu như ngày nay.
Theo Báo Dân trí

  
Ngày Trở Về - Duy Khánh

Lời bài hát Ngày Trở Về

Ngày trở về, anh bước lê
Trên quãng đường đê đến bên lũy tre
Nắng vàng hoe, vườn rau trước hè cười đón người về

Mẹ lần mò, ra trước ao
Nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ
Tiếc rằng ta, đôi mắt đã lòa vì quá đợi chờ

Ngày trở về, trong bếp vui
Anh nói chuyện nghe: chuyện đời chiến sĩ
Sống say mê, đường xa lắm khi nương hồn về quê

Chiều lặn tà, anh bước ra
Vườn khuya sáng mờ, ruộng đất hoang vu
Luống nghẹn ngào, hẹn sớm tinh mơ anh về đồng lúa.

Ngày trở về, có anh nông phu chống nạng cày bừa
Vì thương yêu anh nên ngày trở về
Có con trâu xanh hết lòng giúp đỡ

Ngày trở về, lúa ngô thi nhau hát đùa trước ngõ
Gió mát trăng thanh, ôi ngày trở về
Có anh thương binh sống đời hòa bình.


Ngày trở về, những đóa hoa
Thấm thoát mười năm nhớ anh vắng xa
Có nhiều khi đời hoa chóng già vì thiếu mặn mà
Đàn trẻ đùa bên lũ trâu
Tiếng hát bình minh thoáng trên bãi dâu
Gió về đâu, còn thương tiếc người giọng hát rầu rầu.

Người kể rằng : Ai hỡi ai
Ai nhớ chuyện ai, chuyện người con gái
Chiến binh ơi, vì sao nát tan gia đình yên vui
Đừng giận hờn, thôi tiếc thương
Vì Xuân đã về trên khắp quê hương
Chớ thẹn thuồng vì nếu tôi quen em ngoài đồng vắng.

Ngày trở về, có anh thương binh lấy vợ hiền lành
Người đẹp bên anh, ta cùng học hành
Những khi tan công, hết việc, xếp gánh
Ngày lại ngày có em vui tươi xách gạo bến nước
Có nắm cơm ngon, ôi trời lạnh lùng
Có đôi uyên ương sống đời mặn nồng

Ôi trời lạnh lùng
Có đôi uyên ương sống đời mặn nồng

Hương sắc Việt Nam: Trở về quê hương, đâu rồi thời đôi chân nhỏ lấm bùn, lon ton theo mẹ?

Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Văn hóa-Nghệ thuật thời báo Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian…
Ta ngược phố
về cánh đồng lặng gió
Phải nơi đây thuở tơ mềm ngọn cỏ?
Châu chấu xanh,

Cào cào vàng,
Lúa mẩy vàng,
Nhon nhón ngóng mắt ai.

Tìm đâu cái thuở một hai,
Ngồi bệt gốc đa đầu làng,
Rập rờn sóng lúa mênh mang…
Chạy mãi lên trời, sim mua Yên Mã
Tìm đâu cái thuở một hai. Ngồi bệt gốc đa đầu làng. (Ảnh: Thoibao.today)
Ngồi bệt gốc đa,
Bên cạnh ao làng,
Sen lùa gió, thơm từng cánh trắng.
Thơm phất phơ, mìn mịn nhụy vàng.
Chân dính bùn,
Giấc trưa có trời xanh mây trắng,
Giỏ cua nghiêng,
Tám cẳng hai càng,

Rủ nhau bò lổn nhổn,
Trơ mắt nhìn thằng bé tuổi thơ,
Rơi tõm tẽn xuống hồ văn vắt sóng.
Sen lùa gió, thơm từng cánh trắng. (Ảnh: Wikipedia.org)
Ta lầm lụi bước lên đê làng,
Trước cổng tam quan, bước chân nấn ná.
Thương mẹ cả đời phơi sương, gió
Lặn lội thân cò, xứ người tha hương..

Trước cổng tam quan, bước chân nấn ná. (Ảnh: Klook.com)
Ngày Mẹ trở về cả làng ra tiễn,
Khói hương bay, quyền quyện lũy tre dày.
Bốn năm rồi,
Mắt còn mọng, cay cay…
Ta lại men theo con đường nhỏ,
Cố chầm chậm, lắng dấu chân một thuở.
Lang thang trước mỗi cổng nhà,
Mời Ông, mời Bà đến uống nước chè xanh…

Ngày Mẹ trở về cả làng ra tiễn. (Ảnh: Pinterest.com)
Ôi đường quê, lanh lảnh tiếng chim.
Tiếng ve ran, rập rờn bướm lượn.
Những cổng nhà râm bụt,
Những vườn rào, mươn mướt lá mồng tơi…

Những con đường, như dài mãi xa xôi…
Bước chân bấm bùn, lon ton theo chân mẹ…

Bao năm xa quê,
Bước thật chậm, thật êm, thật khẽ…
Chẳng gặp lại,
bước xưa xa ngái những tháng ngày…

Con đường xưa, ta đi trong mê mải …
Đi từ sáng đến chiều, chưa hết giấc mơ hoa…


Con đường hôm nay,
chỉ vài bước là qua.
Ngày tháng ngắn rồi,
Không gian chậm lại,

Chỉ ấu thơ, còn mãi..
Chỉ ấu thơ, quê hương rộng rãi,
Chỉ ấu thơ có dáng mẹ đi cùng..
Chỉ ấu thơ, quê hương rộng rãi. (Ảnh: pinterest.com)
Tìm đâu thuở ấu thơ?
Ta lạc bước,
Mông lung….
La Vinh
 

  
Gạo Trắng Trăng Thanh | Duy Khánh - Hà Thanh

Gạo Trắng Trăng Thanh

Tác giả: Hoàng Thi Thơ
Trong đêm trăng, tiếng chày khua, ta hát vang trong đêm trường mênh mang
Ai đang say, chày buông rơi, nghe tiếng vơi tiếng đầy

Ai đang đi, trên đường đê, tai lắng nghe muôn câu hò đê mê
Vô đây em, dù trời khuya anh nhớ đưa em về

Muôn câu hò, hò hò khoan, đang mãi vang trong đêm dài,
Gái trai làng chiều hôm nay đang mãi say theo tiếng chày

Đêm chơi vơi gạo cười tươi, như chuyền hơi ấm, ấm lòng người

Hò hò hò
Anh em giã trắng cối này
Hò hò hò
Duyên ta ví đặng sông dài Long là Cửu Long

Muôn cầu hò hò hò khoan đang mãi vang trong đêm dài
Gái trai làng chiều hôm nay đang mãi say theo tiếng chày

Đêm chơi vơi, Gạo cười tươi như chuyền hơi ấm, ấm lòng người
Hò hò hò

Em ơi! Gạo trắng như ngà
Hò hô hò
Nuôi dân giết giặc
Hò hô hò
nước nhà là quang vinh.

Ai xa xăm, ai buồn chăng, nghe hát vang muôn câu hò thênh thang
Chân băng ngang, vào nơi đây, chấp mối duyên lỡ làng,

Trong đêm thanh, trăng tàn canh, bao tiếng ca theo tiếng chày nhanh nhanh
Dư âm xa, còn vang mãi trong ánh đêm trăng tà

Trong đêm thanh, trăng tàn canh, bao tiếng ca theo tiếng chày nhanh nhanh
Dư âm xa còn vang mãi trong ánh đêm trăng tà
còn vang mãi trong ánh đêm trăng tà
...còn vang mãi trong xóm nghèo làng ta...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét