Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2021

TT&HĐIII - 25/r


                                                                Bình Ngô đại cáo

                                                       Cương Quốc Công Nguyễn Xí


PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.

CHƯƠNG IV: ĐỊA LINH NHÂN KIỆT

“Thủ đô là cái đại tập thành của cả đất nước từ khí non sông tụ lại. Không bàn tán về những thành phố khác, mà nói về Hà Nội thì không ai không nhớ đến bài ca chính khí của nó…
Hà Nội không phải là một đất thánh, theo cái nghĩa tín đồ hành hương, nhưng Hà Nội là một đất thiêng, kẻ ngoài nào mà xúc phạm vào nó là phải đền tội”
“Khi một giống nòi bị dồn đến chỗ chỉ có thể lựa chọn cái chết và nô lệ thì xông vào cái chết là dũng cảm hơn. Nơi nào mà nó không phải là thiết yếu thì bạo lực mới bị lên án. Có những trường hợp phải công nhận bạo lực bởi vì không còn cách nào khác”

"Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?"
                                                            (Khuyết danh)

   

 

 

(Tiếp theo)

***


Nguyễn Chích (1382–1448) hay Lê Chích  là công thần khai quốc nhà Lê sơ, người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Ông quê ở xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Ông là một nông dân nghèo, mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ, là người ít nói, ít cười, hiền lành, trung thực, có chí lớn.  

Năm Nguyễn Chính 25 tuổi, nước Đại Ngu của nhà Hồ mất do cuộc xâm lược của nhà Minh. Ông nuôi chí đánh đuổi người Minh để cứu nước, cầm đầu một đội nghĩa binh khá lớn (lực lượng còn sót lại của cuộc khởi nghĩa Nhị Đế chăng?), hoạt động ở vùng nam Thanh Hóa - bắc Nghệ An. Sử sách không chép rõ thời điểm Nguyễn Chích nổi dậy chống quân Minh, nhưng các nhà nghiên cứu cho răng ông khởi nghĩa khoảng sau khi nhà Hậu Trần mất (1413) cho tới trước khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (1418). Căn cứ ban đầu mà ông xây dựng là tại Vạn Lộc. Từ Vạn Lộc, Nguyễn Chích đánh ra các vùng xung quanh, cả huyện Đông Sơn quân Minh không dám đến cướp phá.

Sau đó Nguyễn Chích tiến quân đánh chiếm núi Hoàng và núi Nghiêu là vùng giáp 3 huyện Đông Sơn, Nông Cống và Triệu Sơn, xây dựng khu vực này thành căn cứ lớn. Căn cứ này có vách núi dựng đứng và sông Hoàng chảy qua là chiến hào tự nhiên, thuận lợi cho việc phòng thủ lẫn tiến công. Từ Hoàng Nghiêu, Nguyễn Chích mở rộng phạm vi hoạt động ra vùng lân cận ở Thanh Hoá và bắc Nghệ An. Sách Đại Nam nhất thống chí chép: "Hiệu lệnh của ông được thi hành ở các huyện Đông Sơn, Nông Cống và Ngọc Sơn".

Quân Minh lo lắng. Tướng người Việt theo quân Minh là Lương Nhữ Hốt tìm cách dụ hàng Nguyễn Chích nhưng thất bại. 

Năm 1418, Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thọ Xuân, Thanh Hoá). Nghe tin thanh thế của Nguyễn Chích, Lê Lợi sai người mang thư đến mời ông về cùng tham gia quân Lam Sơn. Nguyễn Chích đồng ý theo Lê Lợi, nhưng thời gian đầu ông vẫn ở căn cứ Hoàng Nghiêu. Từ Hoàng Nghiêu, ông mang quân ra đánh Lương Nhữ Hốt ở đồn Cổ Vô, được Lê Lợi phong chức Vinh lộc đại phu Lân hổ vệ tướng quân. Sau đó Lê Lợi lại phong ông làm Đô đốc đạo phủ quản tổng đô đốc quân dân, tước Quan nội hầu.

Cuối năm 1420, ông mang toàn bộ lực lượng gia nhập với Lê Lợi – lúc đó đóng ở Mường Nanh. Ông được Lê Lợi phong làm Thiết đột hữu vệ Đồng tổng đốc chủ quân sự.

Từ năm 1421 đến 1423, ông tham gia nhiều trận đánh với quân Lam Sơn như trận Ba Lẫm (tháng 12 năm 1421) và trận Sách Khôi (tháng 2 năm 1422) đánh bại 10 vạn quân Minh của Trần Trí. Trong những trận đánh nêu trên, Nguyễn Chích đã thể hiện tài năng mật thám vượt trội của mình. Đội ngũ gián điệp dưới trướng của ông đã nhiều lần cung cấp những thông tin hữu ích góp phần vào những thắng lợi đó. Nhờ công lao đó, ông được Lê Lợi thăng lên chức thiếu uý.

Nhờ hiểu biết tường tận địa thế vùng Thanh - Nghệ, với nhãn quan quân sự của một người kinh qua trận mạc và trở thành tướng tài, Nguyễn Chích cho rằng nên tạm thời rời bỏ căn cứ chật hẹp ở miền rừng núi Thanh Hóa mà tiến vào chiếm lấy Nghệ An, xây dựng thành căn cứ địa vững chắc, tạo bàn đạp phản công tiêu diệt dịch. Tháng 9-1424, trong cuộc họp bàn các tướng lĩnh nhằm đề ra kế tiến thủ trong thời kỳ mới, mọi người đã nhất trí với đề nghị của Nguyễn Chích: “Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng người đông. Tôi đã từng qua lại Nghệ An, nên rất thông thuộc đường đất, nay ta trước hãy đánh lấy Trà Long, chiếm lĩnh bình định cho được Nghệ An để làm chỗ đất dừng chân, rồi dựa vào đấy mà lấy tiền tài sức lực, sau sẽ quay cờ trẩy ra Đông Đô thì có thể tính xong được việc dẹp yên thiên hạ”.

Chấp thuận kế hoạch của ông, Lê Lợi quyết định tiến vào Nghệ An. Đầu tiên quân Lam Sơn tập kích đồn Đa Căng (nay thuộc xã Vạn Hòa - Nông Cống, Thanh Hoá) do Lương Nhữ Hốt giữ, đánh lui quân cứu viện của viên tù trưởng địa phương theo quân Minh là Cầm Bành. Sau đó quân Lam Sơn đánh thành Trà Lân. Tướng Minh là Trần Trí mang quân từ Nghệ An tới cứu Cầm Bành, bị quân Lam Sơn đánh lui. Lê Lợi vây Cầm Bành, Trần Trí đóng ngoài xa không dám cứu. Bị vây ngặt lâu ngày, Cầm Bành phải đầu hàng.

 Tháng 11 năm 1424 quân Lam Sơn liên tiếp giành thắng lợi, hạ thành Trà Lân và tiến vào Nghệ An, sau đó đánh bại quân Minh ở Khả Lưu, Bồ Ải (tháng 5 năm 1425). Sau đó thắng tiếp một số trận lớn, diệt được các toán quân địch từ Tây Đô đuổi theo và từ Nghệ An ra chặn. Sau hai tháng vây hãm, và ngụy vận, thành Trà Long ra hàng. Lê Lợi sai Đinh Liệt mang quân vào đánh Nghệ An, lại mang quân chủ lực cùng tiến vào, Trần Trí bị thua liền mấy trận phải rút vào thành cố thủ. Lý An, Phương Chính từ Đông Quan (thuộc Đông Hưng, Thái Bình) vào cứu Trần Trí ở Nghệ An, Trí cũng mang quân ra ngoài đánh. Lê Lợi dùng kế nhử địch đến sông Độ Gia phá tan. Trần Trí chạy về Đông Quan, còn An và Chính lại chạy vào thành Nghệ An.

Tháng 5 năm 1425, Lê Lợi lại sai Đinh Lễ đem quân ra đánh Diễn Châu, quân Minh thua chạy về Tây Đô (Thanh Hóa). Sau đó ông lại điều Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Triện tiếp ứng cho Đinh Lễ đánh ra Tây Đô, quân Minh ra đánh lại bị thua phải rút vào cố thủ trong thành.

Dọc đường hành tiến và đánh thắng địch, nhân dân địa phương nhiệt tình hưởng ứng, ủng hộ nghĩa binh, thêm 5 ngàn thanh niên nhập ngũ, có cả những ngụy quân sau khi khoan hồng cũng tình nguyện theo vì “cảm kích, nguyện ra sức lập công”.

Thành Nghệ An bị bao vây cô lập, quân Lam Sơn tiến ra đánh Diễn châu và Tây Đô (tháng 6 năm 1425). Nhân đà thắng lợi, tháng 8 năm 1425, Lê Lợi sai Trần Nguyên Hãn mang quân vào đánh chiếm đất Tân Bình và Thuận Hoá. Hai thành này cũng bị vây. 

Lê Lợi một mặt siết vòng vây quanh thành Nghệ An và Tây Đô, mặt khác sai Trần Nguyên Hãn, Doãn Nỗ, Lê Đa Bồ đem quân vào nam đánh Tân Bình, Thuận Hóa. Tướng Minh là Nhậm Năng ra đánh bị phá tan. Sau Lê Lợi lại sai Lê Ngân, Lê Văn An mang thủy quân tiếp ứng cho Trần Nguyên Hãn chiếm đất Tân Bình, Thuận Hoá. Quân Minh phải rút vào cố thủ nốt.

Các nhà sử học đánh giá rất cao về kế vào Nghệ An của Nguyễn Chích. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm kể từ khi thực hiện kế hoạch của ông, quân Lam Sơn làm chủ 1 vùng rộng lớn từ Thanh Hoá và Thuận Hoá, bao vây các thành địch. Nếu so sánh với thời gian 6 năm 1418 – 1423 chỉ quanh quẩn ở mấy huyện ở Thanh Hoá thì thấy hiệu quả của việc thay đổi chiến thuật này rất lớn.
Đầu năm 1425, địch huy động toàn bộ quân ở thành Nghệ An ra, theo sông Lam, tiến đến gần Khả Lưu đắp lũy trú quân, nghĩa quân khéo léo nghi binh, nhử địch tiến quân vào nơi đã mai phục sẵn diệt được hàng vạn tên. Địch vẫn còn đông, dựng trại lập lũy nhử nghĩa quân tới đánh. Nghĩa quân cử một bộ phận tiến về phía Thanh Chương hoạt động nghi binh còn đại bộ phận bí mật vòng ra sau lưng địch, mai phục ở Bố Ải. Địch thấy nghĩa quân xuất hiện phía sau, kéo binh tiến đánh, lọt ổ mai phục, bị tiêu diệt rất nhiều mà theo. “Lam Sơn thực lục” thì “thuyền giặc chặn ngang dòng, xác chết nổi lấp sông, khí giới chất đầy khe núi”. Nghĩa quân thừa thắng truy kích ba ngày đêm và tiến về bao vây thành Nghệ An.
Vừa vây thành Nghệ An, quân ta vừa đánh chiếm các phủ, huyện…, đến đâu dân hưởng ứng và giặc xin hàng đến đấy (có trường hợp như tri phủ Ngọc Pha và Cầm Quý mang 8 ngàn quân tới theo Lê Lợi). Trong vòng 3 tháng, toàn phủ được giải phóng (trừ hai thành cô lập bị vây là Nghệ An và Diễn Châu).
Trước tình hình đó, tháng 5-1425, quân Minh huy động một đội binh thuyền, từ Đông Quan, theo đường biển vào Nghệ An ứng cứu. Bị quân ta mai phục đánh thắng một trận lớn ở Đỗ Gia (Hương Sơn, Hà Tĩnh), rồi diệt một đoàn thuyền lương từ Đông Quan vào trong khi vẫn hãm thành Diên Châu, toàn bộ địch ở Nghệ An phải rút hết vào thành, bị động phòng thủ.
Lúc này, bộ chỉ huy cuộc kháng chiến nhận định: “Quân giặc dồn hết về cửa thành Nghệ An, các nơi khác tất trống rỗng”, nên huy động một đạo quân ra vây Tây Đô, giải phóng Thanh Hóa, một đạo quân khác vào giải phóng Tân Binh - Thuận Hóa. Đến đâu cũng được nhân dân hưởng ứng, lực lượng nghĩa binh được bổ sung hàng vạn người. Cuối năm 1425, sau 8 năm kháng chiến anh dũng, nghĩa quân Lam Sơn đã trưởng thành vượt bậc, từ một đội quân du kích nhỏ đã vươn vai thành một lực lượng thiện chiến hàng vạn người đủ cả các binh chủng thủy bộ, thuyền chiến, voi trận… Chiếm giữ một vùng giải phóng rộng lớn, từ Tam Điệp đến nam đèo Hải Vân, tạo thành hậu phương vững chắc cho cuộc tổng tiến công ra Bắc, đánh tan giặc Minh, kết thúc chiến tranh.
Như vậy đến cuối năm 1425, Lê Lợi làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào, các thành địch đều bị bao vây
Lượng sức đã mạnh trong khi giặc đã suy yếu, dựa vào thành lũy cố thủ chờ viện binh sang, Lê Lợi cùng bộ chỉ huy khởi nghĩa quyết định đánh ra Bắc.
Tháng 9-1946, ba đạo quân (với các tướng chỉ huy gồm:  Phạm Văn Xảo, Đỗ Bí, Trịnh Khả, Lê Triện ra phía Tây bắc, Lưu Nhân Chú, Bùi Bị ra phía Đông bắc; Đinh Lễ, Nguyễn Xí ra đánh Đông Quan) tổng cộng trên vài vạn người của nghĩa quân khẩn trương hành quân ra, trước là đánh tiêu hao địch, “vỗ về nhân dân”, bao vây uy hiếp thành trại của quân Minh, sau là chuẩn bị kế hoạch đánh viện binh của chúng đang rục rịch tiến sang. Quân Lam Sơn liên tiếp thắng trận, đánh tan các đạo viện binh của Vương An Lão và Vương Thông, đẩy quân Minh vào thế phòng thủ ở Đông Quan và các thành ở Bắc Bộ. Trong thời gian đó, Nguyễn Chích được giao việc vây thành Nghệ An. Sau đó ông được Lê Lợi điều ra bắc, giữ chức tổng tri Hồng châu và Tân Hưng. 
Sử chép ba đạo quân ra Bắc của Lê Lợi chỉ có tổng số 9000 người. Các nhà nghiên cứu cho rằng con số đó chưa chính xác vì các trận đánh của ba đạo quân này đều có quy mô khá lớn và lực lượng quân Minh sang nhập vào khá đông, do đó để giành thắng lợi, 3 cánh quân (sau đó lại chia thành 4) chắc phải đông hơn. Với một vài ngàn người khó đương nổi lực lượng đông và mạnh của quân Minh như vậy. Căn cứ sách "Đại Việt thông sử", khi quân Minh sắp rút về, Lê Lợi đã bàn với các tướng, đại ý rằng: quân Lam Sơn hiện có tổng số 35 vạn, ông dự định sẽ cho 25 vạn về làm ruộng và tuyển lấy 10 vạn làm quân thường trực của triều đình. Qua đó thì thấy những cánh quân ra Bắc phải có một vài vạn mỗi cánh quân.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển đến cao trào thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của toàn dân trên phạm vi toàn quốc. Ngụy quyền tan rã, chính quyền đô hộ vở lỡ từng mảng, nhiều vùng rộng lớn được giải phóng.
Bị uy hiếp mạnh, quân Minh buộc phải kéo quân từ Đông Quan ra đối phó, bị ta chặn đánh thắng hai trận ở Ninh Kiều (Chương Mỹ - Hà Tây) và Nhân Mục (ngoại thành Hà Nội), tiêu diệt hàng vạn tên. Phía Tam Giang, nghĩa quân cũng tiêu diệt được một bộ phận đáng kể trong số một vạn quân địch ứng cứu từ Vân Nam sang, số còn lại lui vào thành Tam Giang cố thủ. Tổng binh giặc là Trần Trí ở Đông Quan lo sợ, phải bí mật điều bớt quân từ Nghệ An ra tăng cường cho phòng thủ Đông Quan.
Đầu tháng 11-1426, năm vạn viện binh nhà Minh, do Vương Thông chỉ huy, ồ ạt kéo sang, tiến thẳng đến Đông Quan, tăng quân số ở đây lên 10 vạn tên. Với ý đồ nhanh chóng giành lại thế chủ động chiến lược, Vương Thông hùng hổ phản công ngay. Trước đó, đại quân Lam Sơn đã tiến ra tập kết ở Thanh Hóa sẵn sàng cho những đòn đánh lớn.
Vương Thông bày binh dàn ra ba nơi: Cổ Sở (phía tây nam Phùng - Hà Tây), Sa Đôi (vùng Phú Đô thuộc Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội), và ở Thanh Oai với mục đích bao vây tiêu diệt lực lượng nghĩa quân đang hoạt động ở khu vực này.
Không thụ động chờ địch, quân ta (gồm đạo quân đang hoạt động ở vùng Tây nam ngoại vi Đông Quan do Phạm Văn Xảo, Lý Triện chỉ huy và đạo quân đang hoạt động ở vùng nam ngoại vi Đông Quan, do Đinh Lễ, Nguyễn Xí chỉ huy, phối hợp) quyết định ra quân tiến công trước mặc dù lực lượng ít hơn quân địch rất nhiều. Mục tiêu đầu tiên là đánh cánh quân Mỹ Kỳ ở Thanh Oai, tương đối yếu và sơ hở nhất. Nghĩa quân của Phạm Văn Xảo và Lý Triện khéo léo dụ địch đến cầu Ba La (gần thị xã Hà Đông), nơi có địa hình lầy lội, rồi phục binh đổ ra tiêu diệt gần toàn bộ.

Lăng mộ Lý Triện (xưa kia gọi là Quán Cấm) xây theo hình bát giác (tức tám canh) bằng đá ong. Xung quanh lăng mộ ngày xưa là một rừng cây và rất linh thiêng. 
Ngày hội đình Yên Duyệt
 
         Tương truyền năm 1427 Lý Triện cùng Đỗ Bí bao vây phía Bắc thành Đông Quan (nay thuộc Từ Liêm – Hà Nội) do chủ quan đã bị quân giặc phản kích Đỗ Bí bị bắt sống, còn Lý Triện bị thương rất nặng ở cổ. Ngài đã tự băng bó và nằm trên mình ngựa. Ngựa theo đường cũ chạy đến phần đất của làng Yên Duyệt thì gặp một bà cụ bán hàng nước bên bìa sông. Lý Triện hỏi bà hàng nước: “tôi bị thương thế này có sống được không?”. Bà hàng nước nhìn thầy người mặc áo quan hỏi mình như vậy thì sợ sệt và trả lời rằng: “lạy quan lớn, chỉ có người nhà trời mới sống được”. Sau khi nghe bà hàng nước trả lời thì Lý Triện cả người và ngựa thác ở đây.
Nhân dân làng Yên Duyệt đã chôn cất và ngôi mộ vẫn còn đến ngày nay.

Tiện đà, nghĩa quân định đánh úp sau lưng cánh quân giặc do Phương Chính chỉ huy ở Sa Đôi, nhưng bọn này đã rút về cụm lại gần cánh quân của Vương Thông ở Cổ Sở. Nghĩa quân cũng lui về Cao Bộ (Chương Mỹ, Hà Tây), hội với nghĩa quân của Đinh Lễ, Nguyễn Xí từ Thanh Đàm kéo tới.

                     Nguyễn Xí
Kết quả hình ảnh cho Nguyễn Xí
Nguyễn Xí là một vị tướng, nhà chính trị, công thần khai quốc nhà Hậu Lê và là đại thần trải qua 4 đời vua thời Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, sinh ra ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, gốc người làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, Việt ... Wikipedia
Mất: 1465

ĐỀN THỜ NGUYỄN XÍ

Vương Thông tiến xuống Ninh Kiều, thực hiện kế hoạch chia quân từ trước mặt, sau lưng rồi đồng loạt đánh dồn nghĩa quân để bao vây tiêu diệt. Tương kế tựu kế, nghĩa quân tổ chức mai phục ở Chúc Động, Tốt Động (Chương Mỹ - Hà Tây)
Mờ sáng ngày 7-11-1426, quân Minh lọt vào trận địa mai phục, bị quân ta bất ngờ xông lên từ bốn phía đánh mãnh liệt. Trên 5 vạn địch bị tiêu diệt và bắt sống, các tướng Lý Lượng, Trần Hiệp bị giết. Tổng binh Vương Thông bị thương, vội thu tàn binh rút chạy về Đông Quan.
Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động đã phá tan kế hoạch phản công chiến lược nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường của quân Minh và đồng thời trở thành trận thắng lừng danh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Sau trận thắng lớn có ý nghĩa chiến lược đó, Lê Lợi dẫn đại quân từ Thanh Hóa ra Bắc, tiến đánh thành Đông Quan. Đêm 22-11-1426, nghĩa quân do đích thân Lê Lợi chỉ huy đánh, chính thức mở màn chiến dịch giải phóng Đông Quan. Quân ta tiêu diệt tất cả các căn cứ, cứ điểm phòng vệ ngoại vi, sau đó áp sát thành, ngày đêm công phá dữ dội, Sử cũ chép:
“Vua “Lê Lợi” thân đốc thúc các tướng sĩ ngày đêm đánh thành Đông Đô. Bọn tướng Minh là Vương Thông, Sơn Thọ đánh trận nào thua trận nấy, lòng nản, khí nhụt, kế cùng, viện tuyệt” (Đại Việt sử ký toàn thư)
Đại bản doanh của Bình Định Vương lúc đầu đặt ở Đông Phù Liệt, sau dời lên Tây Phù Kiệt (Thanh Trì), đến đầu năm 1427 dời sang Bồ Đề (Gia Lâm). Bốn đạo quân Lam Sơn đóng đồn trại ở bốn cửa thành Đông Quan, tạo thế vây chặt chẽ, uy hiếp; ngăn chặn việc liên lạc của giặc với bên ngoài.
Vương Thông dùng kế hoãn binh, một mặt xin giảng hòa, một mặt vẫn ngoan cố cố thủ chờ viện binh sang. Quân ta chủ trương vừa siết chặt vòng vây, vừa tích cực địch vận, dụ hàng.
Vương Thông núng thế, không dám ra đánh, viện cớ tìm lại tờ chiếu của vua Minh Thành Tổ năm 1407 khi đánh nhà Hồ, có nội dung muốn lập lại con cháu nhà Trần (vì nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần nên Minh Thành Tổ lấy danh nghĩa lập lại nhà Trần để mang quân sang đánh nhà Hồ, nay Vương Thông muốn vin vào đó) ra điều kiện với Lê Lợi rằng Thông sẽ rút về nếu Lê Lợi lập con cháu nhà Trần làm vua. Lê Lợi vì đại cuộc, muốn quân Minh nhanh chóng rút về nên đồng ý. Ông sai người tìm được Trần Cảo bèn lập làm vua, còn ông tự xưng là Vệ quốc công. Theo sử sách, Trần Cảo tên thật là Hồ Ông, tự xưng là cháu nội vua Trần Nghệ Tông, được tù trưởng châu Ngọc Ma tiến cử với Lê Lợi. Vương Thông ngoài mặt giảng hòa nhưng lại sai quân đào hào cắm chông phòng thủ và mật sai người về xin cứu viện. Lê Lợi biết chuyện liền cắt đứt giảng hòa.
Lợi dụng sơ hở, Vương Thông tổ chức một số cuộc tập kích gây tổn thất cho nghĩa quân Lam Sơn (các tướng Lý Triện, Đinh Lễ hy sinh, Đỗ Bí, Nguyễn Xí bị bắt) nhưng không xoay chuyển nổi tình thế.

Đầu năm 1427, Nguyễn Chích cùng tướng Bùi Quốc Hưng mang quân bao vây, hạ thành Tiêu Diêu (Gia Lâm, Hà Nội) và Thị Cầu (Bắc Ninh), quân Minh trong hai thành này phải mở cửa ra hàng.

Sau khi các tướng vây thành Đông Quan là Đinh Lễ, Lý Triện tử trận và Nguyễn Xí cùng Đỗ Bí bị bắt khi quân Minh đánh úp từ trong ra, Lê Lợi điều Nguyễn Chích về vây mặt nam thành này.

Thái độ trí trá, lật lọng của Vương Thông đã làm cho cuộc giảng hòa không đạt kết quả.
Lúc bấy giờ, Đông Quan trở thành mặt trận trung tâm, nóng bỏng nhất.
Theo Minh sử thì tới cuối tháng 1 năm 1427, nhà Minh điều động từ Bắc Kinh, Nam Kinh và khắp các tỉnh miền nam Trung Quốc khoảng 70.000 quân. Để cung ứng lương thảo, tại các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây hễ nơi nào có dư lương thực đều phải tức tốc vận chuyển về để cung ứng cho đạo quân viễn chinh. Tới cuối tháng 3, nhà Minh lại điều thêm 2.200 vệ binh từ Vũ Xương và Thành Đô, 10.000 quân tinh nhuệ từ Nam Kinh và 33.000 quân từ các tỉnh miền nam Trung Quốc đặt dưới quyền Liễu Thăng và Mộc Thạnh.
Đầu năm 1427, nhà Minh ra lệnh điều động 15 vạn quân sang cứu viện. Trong 20 năm xâm lược và đô hộ, nhà Minh đã phải 9 lần gửi viện binh, nhưng đây là lần gửi viện binh lớn nhất, biểu hiện quyết tâm cao độ trong việc duy trì ách đô hộ ở nước ta của chúng.
Trước khi viện binh kéo sang, quân địch chỉ còn đóng giữ, phòng thủ trong bốn thành là Đông Quan, Chí Linh, Cổ Lộng và Tây Đô, với lực lượng gồm 5 vạn ở Đông Quan và 5 vạn phân bổ cho ba thành còn lại.
Nghe tin có viện binh, nhiều tướng Lam Sơn muốn đánh để hạ gấp thành Đông Quan. Tuy nhiên, theo ý kiến của Nguyễn Trãi, Lê Lợi cho rằng đánh thành là hạ sách vì quân trong thành đông, chưa thể lấy ngay được, nếu bị viện binh đánh kẹp vào thì nguy; do đó ông quyết định điều quân lên chặn đánh viện binh trước để nản lòng địch ở Đông Quan. Lực lượng chủ lực của nghĩa quân có 10 vạn. Lúc đó, các lãnh tụ Lam Sơn đã chủ trương “vây thành diệt viện” hết sức đúng đắn: “Đánh thành là hạ sách, ta đánh thành lâu hàng tháng, hàng năm mà không hạ được, quan ta sức mỏi mà khí nhụt, nếu viện binh giặc đến thì trước mặt, sau lưng đều có giặc, đó là con đường nguy. Không bằng nuôi dài, chừa sức để chờ viện, diệt viện thì thành phải hàng, thế là làm một mà được hai, kế vẹn toàn vậy”.
Đầu tiên, ông ra lệnh dời người ở những vùng địch đi qua như Lạng Giang, Bắc Giang, Quy Hóa, Tuyên Quang, bỏ đồng không để cô lập địch. Biết cánh Liễu Thăng là quân chủ lực, ông sai Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Văn Linh, Đinh Liệt mang quân phục ở Chi Lăng, lại sai Lê Văn An, Nguyễn Lý mang quân tiếp ứng. Đối với cánh quân Mộc Thạnh, ông biết Thạnh là viên tướng lão luyện, sẽ ngồi chờ thắng bại của Liễu Thăng mới hành động nên hạ lệnh cho Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả cố thủ không đánh.
Đầu tháng 10-1427, viện binh địch chia làm hai đạo tiến vào nước ta, đạo thứ nhất gồm 10 vạn tên do Liễu Thăng chỉ huy theo đường Lạng Sơn, đạo thứ hai gồm 5 vạn theo đường Lào Cai, cùng nhằm hướng Đông Quan. Bên ta điều một vạn quân chặn Mộc Thạch ở phía Lê Hoa (Hà Giang), một vạn quân tiên phong lên mai phục ở ải Chi Lăng, 2 vạn quân tiếp ứng lên sau, tập trung chủ yếu đánh Liễu Thăng, một bộ phận tiếp tục vây các thành, còn đại quân thủy bộ tập trung ở mạn sông Thương.
Tướng trấn giữ biên giới là Trần Lựu. Quân Liễu Thăng vừa vượt biên giới đã bị quân ta chặn đánh, rồi vừa đánh vừa lui dần từng bước từ Ải Nam Quan về Ải Lưu rồi dụ địch về Chi Lăng.  Ngày 18 tháng 9 âm lịch, Liễu Thăng đuổi đến Chi Lăng. Trần Lựu lại thua, Thăng đắc thắng mang 100 quân kị đi trước, lọt vào trận địa mai phục. Ngày 20, Thăng bị phục binh của Lê Sát, Trần Lựu đổ ra chém giết. Bị nghĩa quân giáng cho một đòn sấm sét, tiêu diệt hoàn toàn, Liễu Thăng bỏ mạng bên sườn núi Mã Yên. Tới tận ngày 25 tháng 12 năm 1427, vua Minh mới nhận được tin Liễu Thăng bị giết. 
Lực lượng địch phía sau còn đông, tiếp tục đánh mở đường tiến tới. Các tướng thừa dịp xông lên, phối hợp với đạo quân tiếp ứng của nghĩa quân cũng vừa tới kịp, đánh thêm một số trận nữa, tiêu diệt thêm 2 vạn quân địch, Lương Minh (phó tổng binh) và Lý Khánh tự vẫn. Tướng Minh còn lại thượng thư Hoàng Phúc, đô đốc Thôi Tụ ổn định quân ngũ, cố kéo về thành Xương Giang lập thế thủ. Dọc đường hành quân, bị quân ta đánh truy kích, tập kích liên tục. Tướng giặc là thượng thư Lý Khánh, quá căng thẳng, tự tử tại Phố Cát. 
Đến được Xương Giang thì thành đã mất (bị ta hạ trước khi viện binh sang khoảng nửa tháng), quân Minh phải đóng quân giữa đồng, đắp lũy chống giữ. 
Lê Lợi sai Trần Nguyên Hãn chặn đường vận lương, sai Phạm Vấn, Nguyễn Xí tiếp ứng cho Lê Sát cùng sáp đánh, ngày 3-11-1427, mở cuộc tổng công kích giết 5 vạn quân Minh ở Xương Giang. Hoàng Phúc, Thôi Tụ và hơn 3 vạn quân bị bắt. Do quyết tâm không quy hàng, Thôi Tụ bị giết. Hoàng Phúc bị bắt khi định chạy theo ngả Chi Lăng, y cùng quẫn định tự sát thì thuộc hạ quỳ xuống van xin ngăn lại, Lê Lợi biết chuyện khen ngợi, tới ngày 17 tháng 12 năm 1427 thì cho người thả về Trung Quốc theo đường Long Châu, tỉnh Quảng Tây.
Mộc Thạnh nghe tin Liễu Thăng thua to nên kinh hồn, bèn rút chạy. Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả đuổi theo chém hơn 1 vạn quân, bắt sống 1000 người ngựa. Theo Minh thực lục, ngày 14 tháng 12 năm 1427, Mộc Thạnh cùng thuộc hạ chạy tới Cao Trại, Thủy Vĩ thì bị quân Lam Sơn phục kích cả trên sông lẫn trên bờ, phải vất vả làm lại thuyền mới đi tiếp được
Thế là, chỉ trong vòng một tháng, quân Lam Sơn đã đánh tan đạo viện binh của Liễu Thăng. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang là chiến thắng oanh liệt nhất của nghĩa quân Lam Sơn, đóng vai trò như một dấu chấm hết đối với cuộc xâm lược, đối với ách đô hộ và cả đối với cái quyết tâm cứu vãn cuối cùng của nhà Minh. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đi vào sử xanh, trở thành một trong những chiến công hiển hách nhất trong sự nghiệp chống xâm lăng của dân tộc Việt.
Viện binh bị đánh tan, hoàn toàn tuyệt vọng, Vương Thông và quân địch trong các thành buộc phải xin giảng hòa cho rút về nước (thực chất là đầu hàng vô điều kiện). Ngày 29-12-1427, được ta cấp ngựa, thuyền và lương thực đầy đủ, 86000 quân tướng bại trận nhà Minh bắt đầu rút khỏi nước ta và đến ngày 3-1-1428, đất nước Đại Việt sạch bóng thù, hoàn toàn giải phóng.
Sau 10 năm trường kỳ và bền gan chiến đấu, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã giành được thắng lợi rực rỡ. Đã có rất nhiều cuộc nổi dậy, khởi nghĩa nhỏ có lớn có và trong đó từng có những cuộc khởi nghĩa được người đời hy vọng và quần chúng ngày càng hướng về, nhưng đến nửa đường đứt gánh và rốt cuộc thất bại. Cuộc dựng cờ dậy nghĩa ở Lam Sơn, lúc đầu, về mặt hình thức, thì cũng tương tự như mọi cuộc dựng cờ dậy nghĩa khác, về mặt hoàn cảnh, thì có phần khó khăn hơn, thậm chí là rất khó khăn, ấy vậy mà chỉ từ một đốm lửa nhỏ, duy nhất có nó vượt qua được bão tố, bùng lên thành một ngọn lửa lớn rồi bừng bừng lan xuống Nghệ An, lan ra phía Bắc, thiêu cháy sạch bè lũ bán nước và cướp nước. Hiện tượng đó phải hiểu như thế nào?
Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử quân sự đã phân tích rất nhiều về nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Theo họ thì nguyên nhân có nhiều, nào là có mục đích vì dân vì nước, biết dựa vào dân để đánh lâu dài, nào là có đội ngũ tướng lĩnh mẫn cán, xuất sắc với đường lối quân sự đúng đắn, chỉ đạo chiến lược tài giỏi, có cách đánh sáng tạo, biết kết hợp quân sự với ngoại giao, vừa đánh vừa binh vận v..v… và v..v… và đều đúng cả. tất cả những nguyên nhân đó đều đã được chính Nguyễn Trãi (người trong cuộc) tổng kết. Chung kết lại, đó là:
“Nêu hiệu, gậy làm cờ, tụ tập về khắp bốn phương dân chúng
Thết quân, rượu hòa nước, dưới trên đều một bụng cha con
Lấy yếu chống mạnh, hay đánh bất ngờ
Lấy ít địch nhiều, thường dùng mai phục
Rốt cuộc là lấy đại nghĩa để thắng hung tàn
Đem chí nhân mà thay cường bạo”
(Bình Ngô đại cáo)
Nhưng từ đâu để có được những yếu tố đó, những nguyên nhân đó? Chúng ta cho rằng cái thời đoạn từ lúc có hội thề Lũng Nhai đến năm 1422 đã là hạt nhân làm nên tất cả. Nếu toàn cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một thiên anh hùng ca về đấu tranh giải phóng dân tộc thì thời đoạn nói trên chính là giai điệu chủ đạo của thiên anh hùng ca ấy. Nó là hạt nhân của quá trình kháng chiến thắng lợi. Nó không chói chang như vàng bạc, lấp lánh rạng rỡ như kim cương, bởi vì nó là một viên ngọc long lanh. Nó là một bài học vô giá một khi còn chiến tranh xâm lược và khởi nghĩa chống xâm lược.
Vùng thượng du Lam Sơn có thể là hiểm yếu, nhưng thiếu gì những nơi có địa hình hiểm yếu như thế và cuộc nổi dậy, khởi nghĩa nào mà không tự chọn cho mình một chỗ được cho là hiểm yếu để sống còn?
Như chúng ta đã nói, một địa hình thiên nhiên, bản thân nó chẳng có gì là hiểm yếu, chỉ có nhận thức của con người về nó và hành động tạo dựng của con người đối với nó mới làm cho nó có hiểm yếu hay không. Hơn nữa, như Hồ Chí Minh nói “Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa”. Nếu không có nhân hòa thì thiên thời cũng trôi qua, địa lợi cũng câm nín. Vả lại, khi không còn bí mật nữa thì hiểm yếu đối với người cũng là hiểm yếu đối với ta, cuối cùng cũng chả lợi gì cho bên nào trong hai bên đang đấu tranh đối kháng hay nói đúng hơn, bên nào “biết” hơn thì địa hình trở nên có lợi cho bên đó hơn. Sự sống của động thực vật nước ngọt buổi khởi đầu, khó mà sống còn được trên một hòn đảo dù hiểm yếu cỡ nào nhưng nhỏ nhoi, lọt thỏm giữa vòng vây đại dương quanh năm sóng trào, nắng chan, bão dập nếu không biết cách nhanh chóng thích nghi. Không thích nghi được thì sự tồn tại của bản thân chúng cũng không thể duy trì được chứ nói gì đến sự phát triển.
Ấy vậy mà cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã làm được điều tưởng chừng như không thể. Trong một khu vực nhỏ hẹp, trước một lực lượng có lúc suy kiệt đến cùng cực, vẫn trụ lại được, đã là một sự quá ư tài tình, chưa nói đến là không những trụ vững, tồn tại được mà còn phát triển và ngày một lớn mạnh. Nói không ngoa tý nào, nếu nhìn nhận thật kỹ, chúng ta thấy hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn thời kỳ ấy đã thực hiện được đến mức tối ưu những đòi hỏi về cơ động, uyển chuyển, biến hóa, kịp thời, hầu như không phạm sai lầm nào trong phán đoán, nhận định cũng như trong hành động thực tiễn. Có thể thấy ở đó cái cốt lõi của những trận đánh giành thắng lợi trong suốt thời kỳ lịch sử trước đó của dân tộc Việt. Có thể thấy ở đó hình bóng của binh pháp Tôn Tử, của “Binh thư yếu lược”. Có thể rút ra từ đó những nguyên lý cơ bản nhất của lý luận quân sự, về sự lựa chọn và giải quyết rốt ráo, phù hợp trong từng thời gian các mối quan hệ như: phân tán - tập trung, tiến công - phòng thủ, ít - nhiều, yếu - mạnh, rút lui bảo toàn - tiến công tạo thế, chính - kỳ, hư - thực …
Một đội quân nhỏ nhoi, mới dấy, còn trong thời kỳ trứng nước mà làm được ngay như vậy, hoặc rất nhanh chóng làm được như vậy thì chỉ có thể rằng: ngay từ đầu, nghĩa quân Lam Sơn đã có những vị chỉ huy tài giỏi, kinh qua trận mạc, nhuần nhuyễn quyền mưu và làu thông, thấu tỏ binh pháp. Bản thân Lê Lợi, với văn tài, võ lược mà theo truyền thuyết dân gian cũng như chính sử ghi chép đã “thổ lộ”, là ở mức độ chưa thể gọi là xuất chúng, không thể làm được điều đó. Chắc rằng trong thành phần lực lượng dấy binh thuở ban đầu của cuộc kháng chiến Lam Sơn đã có sẵn một số chỉ huy và binh lính đã từng đi theo và chiến đấu dưới ngọn cờ của những cuộc khởi nghĩa khác, sau khi những cuộc đó thất bại, đã theo về để đi tiếp con đường nghĩa dũng của đời mình. Nhưng như thế vẫn chưa đủ để làm nên một đội quân ưu tú; một đội quân mới từ trứng nở ra đã bị diều hâu xông đến đánh, phải nhanh chân trốn né, để rồi bất thình lình mai phục tại Lạc Thủy, đánh một đòn chí mạng, tiêu diệt đến 3000 địch quân; một đội quân tuy nhỏ nhưng đã biết tạo thế mạnh bằng cách “rủ” quần chúng và địa hình rừng núi theo mình đi đánh giặc, để rồi xuất kỳ bất ý tiến ra đột kích từ đó và rút lui, tan biến vào đó.
Để cho đầy đủ thì cần một mắt xích nữa và phải là mắt xích hợp thành cơ bản mà nếu thiết mắt xích đó thì có thể vẫn có cuộc dậy nghĩa Lam Sơn nhưng không phải cuộc dậy nghĩa Lam Sơn tiến đến toàn thắng như đã thấy trong lịch sử. Đó chính là nhân vật Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi là một nhân tài nhưng thiếu bản lãnh của người làm tướng. Trong khi đó, Lê Lợi đủ bản lĩnh và vật lực nhưng chưa đủ niềm tin để dựng cờ vì còn thiếu một “Bình Ngô sách”. Lê Lợi dựng cờ và ngọn cờ đó ngày một phất cao ngạo nghễ được là nhờ có cái gốc cứng vững trên nền tảng “đại nhân đại nghĩa” mà Nguyễn Trãi đã là người đề xướng và khởi công xây đắp nên. Trên cái nền tảng mang tính quần chúng cao độ ấy, tài năng các tướng nghĩa quân mới đủ điều kiện thỏa sức thi thố và mau chóng thăng hoa. Dũng khí binh sĩ cũng nhờ thế mà hừng hực dâng cao.
(Còn tiếp)
Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG I/968

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 Online cập nhật hôm nay | Tin tức 24h mới nhất ngày 31/12/2020 | ANTV
 
Thời Sự Quốc Tế Mới Nhất Sáng Ngày 01 Tháng 01 Năm 2021 | Thời Sự Quốc Tế
 
Tin thế giới mới nhất 31/12 | Trung Quốc tiến hành cùng lúc 4 cuộc tập trận trên Biển Đông | FBNC
 
Loại trực thăng Việt Nam sở hữu từ lâu, tới nay Mỹ mới loay hoay chế tạo | Tin Quân Sự
 
Tin tức | Bản tin sáng ngày 01/01 | Tin tức 24h mới nhất hôm nay
 
Về Quê (Phó Đức Phương) - Ngọc Tân

Mãn nhãn với pháo hoa lung linh, rực rỡ giữa trời đêm

Dân Trí MobileTin bài theo ấn bản địa phương
Năm 1443, triều đình phong Lê Khôi là Nhập nội Thiếu úy, sai đi Trấn thủ Nghệ An. Ngay từ khi đặt chân tới xứ Nghệ, ông đã được nhân dân nơi đây chào đón. Sử sách chép rằng: “Sĩ phu và dân chúng vùng này đứng chật hai bên đường chào đón, đưa hai tay lên ngang trán mừng reo và nói rằng: Chúng tôi mong ông đã lâu, sao nay trời mới giáng phúc ban ơn cho chúng tôi”.
Nguyễn Thanh Hùng, nghi can đâm chết 3 người tại Bình Dương bị công an bắt giữ ngay sau khi gây án. Ảnh: Công an cung cấp.

Lời khai ban đầu của nghi phạm đâm chết 3 người tại Bình Dương

Dân Việt

Cô nàng trợ lý khoa học xinh đẹp của Siêu Trí Tuệ: Visual ngoài đời chẳng đùa được đâu!

Kênh 14
Thầy Thu tử vong ngay tại sân Trường THCS Phan Châu Trinh. Ảnh: Người Lao Động.

Sát hại hôn thê rồi tự sát vì mâu thuẫn trong quá trình chụp ảnh cưới

Người đưa tin
Xem tiếp...