Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

THƯỢNG VÀNG HẠ CÁM 3

(ĐC sưu tầm trên NET)


Ý nghĩa thực sự ẩn giấu sau những biểu tượng phổ biến nhất

Trong cuộc sống, chúng ta không ít lần bắt gặp những biểu tượng. Đằng sau những biểu tượng phổ biến nhất như biểu tượng hòa bình, biểu tượng mặt cười, biểu tượng đồng đô la là những câu chuyện thú vị.
    1. Biểu tượng Hòa bình
    Biểu tượng hòa bình xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1958 trong Chiến dịch Giải trừ quân bị hạt nhân (CND). Biểu tượng này là sự kết hợp của hai kí hiệu chữ cái D và N (tên tiếng Anh Disarmanent (Giải trừ quân bị) và Nuclear (Hạt nhân).
    Chữ N biểu trưng cho hai lá cờ nằm trong chữ V lộn ngược trong biểu tượng, còn chữ D có một lá cờ hướng lên và lá cờ còn lại hướng thẳng xuống.
    Ý nghĩa thực sự ẩn giấu sau những biểu tượng phổ biến nhất 1
    Tương truyền, biểu tượng này do vị Hoàng đế La Mã cổ đại Nero (37- 68 sau Công nguyên) “phát minh” ra khi ông lệnh đóng đinh Thánh Peter lên cây thánh giá ngược, hàm ý cây thánh giá đã bị gãy hỏng.
    Ngoài ra, còn có người cho rằng biểu tượng này có “dính dáng” đến ma quỷ trong thời trung cổ. Dù sao đi nữa, biểu tượng này vẫn được nhiều người chấp nhận là có nguồn gốc trong phong trào giải trừ vũ khí cuối những năm 1950.
    2. Biểu tượng Y học
    Sự kết hợp giữa một cây gậy cùng một con rắn quấn xung quanh là biểu tượng của ngành y học nói chung.
    Có người cho rằng, biểu tượng này được miêu tả trong Ngũ Kinh của Môi-sơ trong Kinh Thánh Do Thái, khi Môi-sê ném cây gậy của mình xuống, lập tức nó thiêu đốt những con rắn (cá sấu) của những pháp sư Ai Cập.
    Ngũ Kinh có viết: “Mỗi người trong số họ đều ném chiếc gậy của mình xuống, lập tức chúng biến thành rất nhiều con mãng xà lớn. Nhưng chỉ riêng chiếc gậy của Aaron là nuốt gọn tất cả”.
    Ý nghĩa thực sự ẩn giấu sau những biểu tượng phổ biến nhất 2
    Truyền thuyết khác kể rằng, Vị thần La Mã Apollo có một người con trai tên là Aesculapius được phong làm vị thần đảm nhiệm y thuật và chữa bệnh.
    Các con của Aesculapius cũng là những nữ thần về y học là Hygeia và Panaceia, một người là nữ thần bảo vệ sức khỏe (chữ “hygiene” bắt nguồn từ chữ Hygeia mà ra), một người là nữ thần chữa bách bệnh.
    Trong kỷ nguyên hiện đại, hình ảnh chiếc gậy và con rắn quấn quanh là biểu tượng phổ biến của các hiệp hội y khoa trên toàn thế giới.
    Biểu tượng Dịch vụ Y tế khẩn cấp (EMS) cũng lồng hình con rắn vào. Ngoài ra, biểu tượng “RX”, tượng trưng cho đơn thuốc, cũng được các ngành dược phẩm sử dụng cùng với đó là hình ảnh con rắn quấn quanh chiếc chén (chiếc chén của nữ thần Hygeia).
    3. Biểu tượng Chữ Thập đỏ
    Kinh hoàng trước thảm cảnh các dịch vụ y tế nghèo nàn đối với các nạn nhân sau trận chiến Solferino giữa Pháp và Áo năm 1859, một thương nhân người Thụy Sĩ Jean - Henri Dunant đề xuất ý tưởng thành lập một tổ chức trung lập nhằm chăm sóc cho những nạn nhân trong thời chiến.
    Phong trào Chữ Thập đỏ quốc tế chính thức bắt đầu từ năm 1863, và trong bản Công ước Geneva đầu tiên năm 1864 đã công nhận tình trạng đặc biệt của các nhân viên y tế và dân thường bị thương trên chiến trường.
    Ý nghĩa thực sự ẩn giấu sau những biểu tượng phổ biến nhất 3
    Biểu tượng Chữ Thập đỏ được in trên hình nền màu trắng, ngược màu với lá cờ của Thụy Sĩ (chữ thập màu trắng, nền cờ màu đỏ), quê hương của thương nhân Dunant.
    Theo đó, lá cờ trắng được đông đảo quốc tế công nhận là dấu hiệu của sự đầu hàng, và Thụy Sĩ cũng là đất nước nổi tiếng về tính trung lập của mình.
    4. Biểu tượng Mặt cười
    Nhà thiết kế ngành thương mại người Mỹ Harvey Ball (1921 – 2001) nổi tiếng là người đầu tiên thiết kế biểu tượng mặt cười cho Công ty Bảo hiểm nhân thọ Mỹ năm 1963.
    Nhằm tiếp thêm tinh thần cho nhân viên, biểu tượng mặt cười hiển thị ở khắp mọi nơi, từ các nút bấm, áp – phích cho đến các tấm thẻ bàn. Kết quả là các nút bấm in hình mặt cười bán ra và thu được doanh thu khổng lồ, 50 triệu đô la, năm 1971.
    Ý nghĩa thực sự ẩn giấu sau những biểu tượng phổ biến nhất 4
    Một nghịch lý là chính tác giả của nó, Harvey Ball, chỉ được trả vỏn vẹn 45 đô la (900 nghìn VND) bản quyền cho “đứa con” của mình, dù vậy theo như lời con trai của Harvey Ball “ông không bao giờ hối tiếc về quyết định đó”.
    5. Kí hiệu đồng Đô la Mỹ và Bảng Anh
    Kí hiệu đồng đô la có nguồn gốc từ đồng Pê-sô Mêhicô, được biết đến là đồng đô la Tây Ban Nha (Mêhicô trước đây là thuộc địa của Tây Ban Nha). Đơn vị tiền tệ này được sử dụng rộng rãi ở Bắc Mỹ trong khoảng thời gian Cách mạng Mỹ diễn ra vào cuối thế kỷ 18.
    Câu chuyện được chấp nhận rộng rãi nhất về ký hiệu đồng đô la có lẽ bắt nguồn từ chữ viết tắt đồng Pê-sô Tây Ban Nha và Mêhicô là “PS” (trong đó “P” là Pê-sô, “S” là Spain - Tây Ban Nha). Sau này, chữ S được viết lồng vào chữ P tạo thành kí hiệu ($) mà chúng ta thường thấy.
    Ý nghĩa thực sự ẩn giấu sau những biểu tượng phổ biến nhất 5
    Đối với kí hiệu đồng Bảng Anh (£) - đợn vị tiền tệ chính thức của Vương quốc Anh, bắt nguồn từ chữ cái “L”, chữ viết tắt của “Libra” - đơn vị trọng lượng của La Mã cổ đại, tương đương 0,329 kg, bắt nguồn từ chữ cái tiếng Latinh về sự cân bằng, hay “cung Thiên Bình” theo chiêm tinh học thời bấy giờ.
    6. Biểu tượng Búa & Liềm



    Đây biểu tượng được biết đến từ sau cuộc Cách mạng tháng 10 Nga (1917) về giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga. Trong đó, chiếc búa biểu trưng cho giai cấp công nhân trong ngành công nghiệp, còn chiếc liềm đại diện cho tầng lớp lao động trong ngư nghiệp và nông nghiệp.
    7. Biểu tượng Nam giới



    Trong khi biểu tượng của nữ giới là chiếc gương và lược (biểu tượng của sao Kim – thần Vệ Nữ) thì biểu tượng của nam giới là hình cây giáo và cái khiên (biểu tượng của sao Hỏa). Hãng xe nổi tiếng Volvo của Thụy Điển đã sử dụng biểu tượng nam giới/sao Hỏa làm logo cho hãng xe của mình.
    Khoahocthuvi.net

    Nhà thờ có khả năng "tự biến mất" tại Bỉ

    Reading Between the Lines là nhà thờ kì lạ có khả năng "tự biến mất" tại Bỉ. Do kiến trúc đặc biệt nên ở một số góc độ nhất định, nhà thờ này như biến mất.
      Tại nước Bỉ có một nhà thờ độc đáo từ cái tên cho tới kiến trúc.
      Tại nước Bỉ có một nhà thờ độc đáo từ cái tên cho tới kiến trúc.
      Reading between the Lines” là đứa con tinh thần của Pieterjan Gijs và Arnout Van Vaerenbergh, người đang điều hành công ty kiến trúc Gijs Van Vaerenbergh.
      Reading between the Lines” là đứa con tinh thần của Pieterjan Gijs và Arnout Van Vaerenbergh, người đang điều hành công ty kiến trúc Gijs Van Vaerenbergh.
      Nhà thờ
      Nhà thờ "tự biến mất" này được xây dựng tại thành phố Borgloon (Bỉ) gồm 2000 cột thép và 100 tấm thép đều nhau được xếp chồng lên, tạo thành một gian giữa giáo đường và một gác chuông.
      Cấu trúc này còn có thể khiến người xem bối rối hơn khi quan sát từ bên trong bởi vị trí của mặt trời làm hiệu ứng biến đổi khôn lường và vô cùng bất ngờ khi chiếu qua các cột của nhà thờ, tạo cảm giác đặc biệt linh thiêng.
      Cấu trúc này còn có thể khiến người xem bối rối hơn khi quan sát từ bên trong bởi vị trí của mặt trời làm hiệu ứng biến đổi khôn lường và vô cùng bất ngờ khi chiếu qua các cột của nhà thờ, tạo cảm giác đặc biệt linh thiêng.
      Lấy cảm hứng từ các nhà thờ địa phương, nhà thờ cao hơn 9m này được xây dựng trở thành một công trình nghệ thuật công cộng nằm trên một con đường đi bộ địa phương.
      Lấy cảm hứng từ các nhà thờ địa phương, nhà thờ cao hơn 9m này được xây dựng trở thành một công trình nghệ thuật công cộng nằm trên một con đường đi bộ địa phương.
      Người xem có thể tiếp cận tòa nhà từ nhiều hướng khác nhau và được chứng kiến một ảo ảnh quang học khi nhìn từ một góc đặc biệt.
      Người xem có thể tiếp cận tòa nhà từ nhiều hướng khác nhau và được chứng kiến một ảo ảnh quang học khi nhìn từ một góc đặc biệt.
      Chính vì vậy, người xem cảm thấy nhà thờ dường như đang biến mất trước mắt mình khi ánh sáng xuyên qua những tấm thép được chồng xếp lên nhau theo chiều ngang.
      Chính vì vậy, người xem cảm thấy nhà thờ dường như đang biến mất trước mắt mình khi ánh sáng xuyên qua những tấm thép được chồng xếp lên nhau theo chiều ngang.
      Tuy nhiên, vì tập trung vào thị giác hơn là thực tế nên Gijs Van Vaerenbergh đã thực hiện thiết kế trung tâm nhà thờ dựa vào trải nghiệm mà nó mang đến cho khách tham quan.
      Tuy nhiên, vì tập trung vào thị giác hơn là thực tế nên Gijs Van Vaerenbergh đã thực hiện thiết kế trung tâm nhà thờ dựa vào trải nghiệm mà nó mang đến cho khách tham quan.
      Khoahocthuvi.net

      4 kỳ án động trời trong Tử Cấm Thành

      Cố Cung luôn được canh gác nghiêm ngặt tưởng chừng bất khả xâm phạm, nhưng hơn 500 năm tồn tại đã có nhiều kỳ án động trời trong Tử Cấm Thành.
        Cố Cung còn gọi là Tử Cấm Thành đây là trung tâm chính trị quốc gia của hoàng đế hai triều Minh và Thanh. Nơi đây được canh phòng và bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt với tường cao, hào sâu và tầng tầng lớp lớp vệ quân dày đặc.
        Nhưng trong hơn 500 năm tồn tại, nơi đây vẫn xảy ra rất nhiều những vụ thích khách đột nhập, ăn trộm, hỏa hoạn, án cung cấm, thậm chí bách tính thường dân vẫn trà trộn ra vào hoàng cung.
        Tử Cấm Thành là nơi hoàng đế sống, ngoài thái giám cung nữ và các vương công đại thần mới được ra vào còn lại những người khác không thể vào. Thậm chí, dưới triều Thanh, việc vương công đại thần có thể vào được Tử Cấm Thành cũng bị hạn chế.
        Theo quy định thông thường có 6 loại người có thể ra vào Tử Cấm Thành. Nếu là nam giới có “Môi phu” (thợ than) tức người đưa than và chất đốt đến hoàng cung, người chuyên cung cấp hoa cho hoàng cung và quân nhân vào dọn tuyết là ba loại đàn ông có thể vào Tử Cấm Thành.
        Phụ nữ thì có vú nuôi cung cấp sữa cho hoàng tử, công chúa, bà lang tinh thông y thuật, giỏi châm cứu và bà đỡ có thể trực tiếp ra vào Tử Cấm Thành. Nhưng những người này cũng chỉ được vào trong một nơi quy định nhất định nào đó và vào thời gian quy định rõ ràng chứ không phải là tùy tiện ra vào.
        Điều này chứng tỏ đối với người bình thường việc vào hoàng cung chỉ là một giấc mơ xa vời. Tuy thế nhưng trong lịch sử mấy trăm năm tồn tại của Tử Cấm Thành Trung Quốc lại những kỳ án cung cấm vô cùng ly kỳ.
        1. Kỳ án đạo sĩ trà trộn vào cung thông dâm với cung nữ
        Vào triều Minh, rất nhiều hoàng đế tôn sùng đạo giáo vì thế xã hội có rất nhiều đạo sỹ. Có một số đạo sỹ đã tận dụng được khe hở này và tìm cách trà trộn vào cung. Vào năm thứ 12 đời Minh Hiến Tông (tức năm 1476), có một yêu đạo tên Lý Tử Long đã dùng bàng môn tà đạo mê hoặc mọi người.
        Không hiểu ông ta đã giảng giải gì mà đám thái giám và cung nữ đều tôn ông ta như thần minh thánh sống nên thường tìm cách dẫn ông ta vào cung chơi.
        Cố Cung -Tử Cấm Thành.
        Cố Cung -Tử Cấm Thành.
        Thậm chí đám thái giám còn cả gan dẫn ông ta lên vãn cảnh núi Vạn Thọ (nay là Cảnh Sơn). Lúc bấy giờ, trong cung có một cung nữ vì mơ muốn được hoàng thượng lâm hạnh để mang long thai nên đã mời Lý Tử Long đại sư đến làm phép.
        Sau khi ông ta giả thần giả quỷ đã thông dâm với cung nữ này. Việc này cứ diễn ra trong cung mà không ai biết cho mãi đến khi tên yêu đạo bị cấm vệ quân bắt được. Ông ta cùng với rất nhiều thái giám đã bị chặt đầu bêu trước đông người làm gương.
        Việc này khiến Minh Hiến Tông cảm thấy hoang mang lo sợ cho sự an nguy của hoàng cung. Ông ta cảm thấy lực lượng cấm vệ quân và lực lượng tuần tra của Đông Xưởng không đủ nên đã cho thiết lập Tây Xưởng.
        Đồng thời cắt cử thái giám thân cận Uông Trực thống lĩnh Tây Xưởng. Cũng chính vì thế mà tên thái giám Uông Trực này đã làm náo loạn triều cương. Từ chuyện này mới thấy cung cấm và kỉ cương xã hội triều Minh lúc này đã tương đối hỗn loạn.
        2. Hòa thượng trà trộn thâm nhập hoàng cung
        Khi triều Thanh bắt đầu, cung cấm nghiêm minh hộ quân dũng mãnh vì thế cấm thành tương đối là an toàn và bình yên. Sau đời Càn Long, trật tự xã hội không được như trước. Đến đời Gia Khánh các tổ chức tông giáo dân gian mọc lên như "măng mọc sau mưa xuân".
        Các môn phái đạo giáo kỳ quặc phát triển rầm rộ. Vào năm thứ 28 Càn Long (tức năm 1763), vào một ngày tháng Chạp lạnh giá, có một tăng nhân tên Hồng Ngọc, vừa đi đường vừa lẩm bẩm khi đi đến trước Tây Hoa Môn thì muốn vào vào Tử Cấm Thành.
        Khi bị hộ vệ trực cổng thành ngăn lại thì quay trở ra nhưng kiên quyết không chịu rời đi mà liên mồm nói xằng bậy vì không được vào cửa.
        Một góc Ngự Hoa Viên trong Tử Cấm Thành.
        Một góc Ngự Hoa Viên trong Tử Cấm Thành.
        Đám hộ quân đành phải bắt giam vào ngục và thẩm vấn. Sau này thái y khám bệnh thì hóa ra tăng nhân này bị chứng bệnh thần kinh. Sau này được thả và giao lại cho viên tại Xương Bình Châu quản thúc.
        Năm thứ 9 Gia Khánh (tức năm 1805) lại xảy ra một vụ án cung cấm. Vào tháng Giêng tại Kính huyện, phủ Ninh Quốc, An Huy có vị hòa thượng tên Liễu Hữu, sau khi vân du đến núi Phổ Đà, Triết Giang đột nhiên đứng trước trời đất bao la lòng nảy sinh ham muốn kỳ quặc vào kinh thành diện kiến hoàng thượng.
        Ông ta còn tưởng tượng ra cảnh hoàng thượng sẽ ban thưởng cho mình làm trụ trì, sau đó gặp mặt mời cùng đi tuần thú phương Nam. Đầu nghĩ vậy, Liễu Hữu liền đi từ Giang Nam qua Sơn Đông thẳng tiến Bắc Kinh.
        Đến ngày 25 tháng 3, cuối cùng cũng đến được Bắc Kinh. Vì muốn được bái kiến hoàng thượng nên rất nhiều lần ông ta đã đến quỳ trước Đông Hoa Môn để tìm cơ hội vào cung. Nhưng cổng thành canh gác nghiêm ngặt không thể nào vào được. Ông ta không hề nản lòng, hàng ngày vẫn đi xin bố thí và chờ đợi cơ hội.
        Xuân qua đông tới, thoáng chốc đã hơn nửa năm trôi qua. Ngày 24/11, trong cái giá rét căm căm, Liễu Hữu lại tiếp tục đến đứng vọng ngoài Đông Hoa Môn nhưng lại bị hộ quân gác cổng đuổi đi.
        Lần này cũng như bao lần, ông ta không rời đi mà đến bên ngoài Đông Môn của Cảnh Sơn ngồi suốt đêm dưới cái giá lạnh thấu xương. Đến gần sáng, ông ta nhìn thấy có vài người đốt đèn cầm hộp thức ăn đi về phía mình nên ông ta phán đoán đây là đội Bát Thành đang mang thực phẩm vào cung. Ông ta liền trà trộn vào đám người này để qua Thần Vũ Môn.
        Sau khi lọt vào Tử Cấm Thành, Liễn Hữu đi vào hành lang hẹp phía Đông bên phải. Nhưng thâm cung đại điện, tường cao, đêm tối ánh sáng không có nên đành men theo bờ tường đi về hướng Nam, chưa được bao xa thì bị vệ quân đi tuần ban đêm bắt giam.
        Chuyện này nhanh chóng đến tai hoàng đế Gia Khánh nên đã hạ lệnh nghiêm trị. Cuối cùng Liễu Hữu bị ép hoàn tục, đánh 60 trượng, lưu đầy một năm và đeo gông hai tháng thị uy trước dân chúng.
        Hộ quân quan trực Thần Vũ Môn cũng bị phạt đánh, bãi chức. Những vụ án này đã gây hoang mang cho hoàng cung vì sự an toàn đã bị đe dọa.
        3. Lập tiệm bánh bao trong Tử Cấm Thành
        Ngày 23/3/1853, tức Hàm Phong năm thứ 3, bên cạnh Long Tông Môn gần Dưỡng Tâm điện ngay sát nơi hoàng thượng ở có một chủ tiệm bánh bao nhỏ tên Vương Khố Nhi bị đội tuần tra bắt giữ. Ông ta vốn chỉ là một người buôn bán nhỏ lẻ mưu sinh ở huyện Uyển Bình Thuận Thiên Phủ.
        Tháng 9/1851, ông đã vô tình nhặt được một thẻ bài trong cung tuy không biết là vật gì nhưng cũng đoán đây là đồ trong cung. Về nhà ông ta bèn nghĩ và quyết đinh sẽ vào cung hỏi cho rõ đây là vật gì, nếu là vật báu thì chắc chắn sẽ được ban thưởng.
        Sau khi vào đến trước cửa cung thành, ông ta đã bị đám vệ binh ngăn cản không cho vào nên trong lòng cảm thấy có chút run rẩy bèn móc tấm thẻ bài ra, không ngờ đám vệ binh mời ông ta vào.
        Khi vào trong, ông ta nhìn đông ngó tây, đầu óc quay cuồng vì thấy cái gì cũng rộng lớn và xa lạ, lại thấy thái giám cung nữ đi lại nườm nượp thì vội vàng về nhà.
        Ngọ Môn trong Tử Cấm Thành.
        Ngọ Môn trong Tử Cấm Thành.
        Ông ta nghĩ rằng đó là giấc mơ và Tử Cấm Thành vốn không phải là nơi dành cho lê dân bá tính, nếu lén lút đi vào sẽ là phạm pháp. Nghĩ đến thế ông ta cảm thấy sợ hãi và không dám kể chuyện này với ai.
        Nhưng được mấy tháng sau, cứ nghĩ đến chuyện vào Tử Cấm Thành tự dưng trong lòng lại sôi sục. Cuối cùng, ông ta lại vào lần nữa. Lần này ông ta cũng nhờ vào tấm thẻ bài để dễ dàng vào trong mà không hề bị ai ngăn cản.
        Sau vài lần đi ra đi vào đơn giản tự dưng ông ta nảy ra ý định bán bánh bao trong cung. Thế là ông ta gánh một gánh bánh bao rồi chọn một góc để làm quầy hàng. Đúng là đám thái giám vẫn thường xuyên mua bánh bao của ông ta dù giá tiền đắt gấp 10 lần ở ngoài nhưng tuyệt nhiên cũng chẳng có ai nghi ngờ thân phận của ông ta.
        Dần dần Vương Khố Nhi trở thành thường khách của Tử Cấm Thành và đường hoàng bước vào cổng chính của hoàng cung, bình yên bán bánh bao kiếm sống.
        Cho đến một ngày tháng 4 năm thứ 2 Hàm Phong ( năm 1852) thì mọi chuyện vỡ lở. Một hôm, người anh họ của Vương tên Trương Quế Lâm đến chơi. Sau khi rượu say, ông ta đã kể cho người này nghe bí mật của mình.
        Gã họ Trương nghe xong thì cảm thấy vừa kinh ngạc vừa vui mừng và ngỏ ý muốn mượn tấm thẻ của Vương Khố Nhi để vào Tử Cấm Thành một chuyến. Không ngờ Vương Khố Nhi đã đồng ý, đồng thời còn cạo chữ Viên Sỹ Đông trên tấm thẻ chữa thành Trương Quý Lâm.
        Vì Vương Khố Nhi đã vào cung nhiều lại quen biết rất nhiều người trong cung nên không cần thẻ cũng vẫn vào được. Thậm chí có người đầu bếp tên Trương Xuân Thành trong cung còn giúp hai anh em ông ta đến làm chỗ ông ấy.
        Cứ như thế hai anh em nhà họ bình an vô sự kiếm được việc làm “phạm pháp” trong cung. Sau một thời gian trong cung thực hiện việc kiểm tra nghiêm ngặt nên Vương Khố Nhi đã tính đòi lại thẻ bài của Trương Quế Lâm để quay về buôn bán. Nhưng đáng tiếc là chưa kịp ra khỏi cung thì bị phát hiện và bị bắt.
        4. “Bóng ma điên nhảy múa” trong điện Thái Hòa
        Mùng 8/7/1905 tức năm thứ 31 Quang Tự, khi một đội tuần tra đi tuần tam điện thì phát hiện ra song cửa sổ hướng Đông tại gian phía Tây của điện Thái Hòa bị rơi ra.
        Khi dừng chân lắng nghe thì thấy rõ có tiếng người. Bọn họ lập tức bẩm báo lên trên. Đại thần tổng quản phủ nội vụ đã dẫn theo một đội kỵ binh bao vây điện Thái Hòa.
        Điện Bảo Hòa trong Tử Cấm Thành.
        Điện Bảo Hòa trong Tử Cấm Thành.
        Khi mở được khóa cửa chính của điện thì thấy một người đang nhảy múa trong điện. Sau khi bắt giữ khám xét người này, quan binh thu được một con dao ngắn, một con dao nhỏ, một hầu bao bên trong đựng hai hộp diêm, 9 đồng tiền đồng, một tờ ngân phiếu, 760 văn tiền mặt, một tấm vải bọc màu vàng bên trong có miếng ngọc thạch bị sứt một miếng, một dây đai bằng vải màu tro, một cái áo khoác ngắn màu trắng bạc, một cái tẩu thuốc không có thân, một cây quạt, một điếu bát, một miếng đá màu tím và một chiếc khăn mùi xoa hoa tím.
        Sau khi thẩm vấn, anh ta khai tên là Giả Vạn Hải, 29 tuổi người huyện Đại Hưng ngoại thành Bắc Kinh. Tiếp tục phỏng vấn thấy người này có nhiều biểu hiện thần kinh không bình thường.
        Sau khi bẩm báo lên Từ Hy thái hậu và hoàng đế Quang Tự thì giao cho hình bộ tiếp tục điều tra thẩm vấn. Suốt quá trình thẩm vấn và điều tra, Giả Vạn Hải ánh mặt ngây dại, lời nói thì luyên thuyên thiếu logic, dấu hiệu bị điên. Sau một tháng điều tra xét hỏi vẫn không thu được kết quả khả quan gì cuối cùng anh ta bị treo cổ.
        Nguồnkienthuc.net.vn

        Những tập tục đáng sợ nhất trên thế giới

        Uống nọc rắn, tự đánh mình đến chảy máu, ăn thịt đồng loại hay khiêu vũ cùng xác chết là một vài trong số rất nhiều tập tục cổ quái và đáng sợ nhất trên thế giới
          1. Mùa chay của Philippines
          Ở San Fernando, Pampanga của Philippine, người dân thường sử dụng roi vọt để tự đánh vào cơ thể mình. Một vài người tin rằng hành động hi sinh này sẽ mang lại sức khỏe và ban phước lành cho gia đình họ, còn một vài người lại cho rằng đây là một hành động sám hối.

          Họ thường tự gây thương tích trên lưng mình bằng dao cạo trước khi tham gia các nghi lễ dùng roi vọt quất lên người mình.Những người khác chọn đóng đinh trên cây thập tự, một số người khác lại tự nguyện lăn mình trên giường đinh để thể hiện sự hy sinh.
          2. Tập tục ăn chay của Thái Lan
          Tập tục kỳ lạ này được thực hiện bởi các tín đồ với niềm tin có thể xua đuổi cái ác ra khỏi gia đình và người thân của họ. Họ dùng roi quất chảy máu nhòe nhoẹt khắp cơ thể. Tất cả các tín đồ đều tin rằng những hành động hi sinh này sẽ không khiến họ mắc phải những căn bệnh truyền nhiễm.
          3. Uống máu rắn ở Thái Lan
          Uống máu rắn tươi được tin rằng có thể chữa lành tất cả các loại bệnh tật. Tập tục này được thực hiện ở Thái Lan và một số nước châu Á như Philippines.
          Những tập tục đáng sợ nhất trên thế giới 1
          4. Bộ tộc Masai ở Kenya
          Các bộ tộc Masai nổi tiếng về việc uống máu tươi của động vật, giống như các bộ lạc Zulu. Không chỉ đàn ông Masai trải qua các nghi lễ cắt bao quy đầu, mà những người phụ nữ cũng phải trải qua các nghi lễ cắt bộ phận sinh dục của mình. Các chiến binh Masai được đào tạo để săn sư tử bằng cách chỉ sử dụng một lá chắn và giáo.
          5. Tập tục của bộ tộc Sambia
          Trong bộ tộc Sambia ở Papua New Guinea, thanh niên phải trải qua một nghi lễ trưởng thành được thực hiện bởi người dân trong làng. Những thanh niên được tách ra khỏi những thiếu nữ, bởi vì họ tin rằng, nam giới sẽ bị ảnh hưởng bởi những người phụ nữ và trở thành người đồng tính.
          Những tập tục đáng sợ nhất trên thế giới 2
          Vì vậy, ở tuổi lên 5, chàng trai trẻ người Sambia chọc những thanh gỗ nhọn vào bên trong mũi và để cho nó chảy máu, sau đó họ bị ép "uống" máu của chính họ.
          Sau nhiều năm thực hiện các nghi lễ này lặp đi lặp lại nhiều lần, các chàng trai được phép kết hôn. Sau khi quan hệ tình dục và kết hôn, thanh niên người Sambia tắm bùn để làm sạch bản thân mình vì vậy họ sẽ không bị ô nhiễm bởi các bà vợ của họ.
          6. Bộ tộc Satere Mawe
          Kiến Bullet là cư dân của rừng mưa Amazon và theo nghiên cứu nọc độc của chúng không chỉ gây tổn thương mà còn đau như bị lửa đốt.
          Kiến Bullet có thể gây ra thương tích, tê liệt tạm thời và tử vong cho các nạn nhân.   Bộ tộc Satere Mawe sử dụng loài kiến này cho các nghi lễ trưởng thành của họ.
          Những tập tục đáng sợ nhất trên thế giới 3
          Những con kiến được khâu vào trong bao tay và những thanh niên trong bộ tộc đeo bao tay này từ năm 12 tuổi. Thời gian mỗi lần đeo bao tay là nửa tiếng và nghi lễ này được lặp lại 20 lần.
          7. Bộ tộc Zulu
          Các thanh niên của bộ tộc Zulu được “gửi vào” một khu vực tách biệt được gọi là "trại nam giới" dùng cho nghi lễ cắt bao quy đầu - nghi lễ kỳ lạ được thực hiện bởi tù trưởng.   Các chàng trai trẻ bị "bắt cóc" khỏi làng và được đưa đến một nơi bí mật.
          Chỉ có những phụ nữ cao tuổi được phép đến gần “trại nam giới” để mang thực phẩm và cung cấp thức uống. Các chàng trai trẻ bị bôi bụi trắng lên mặt và cơ thể.
          Những tập tục đáng sợ nhất trên thế giới 4
          Những tảng đá sắc nhọn và lưỡi giáo được sử dụng trong việc cắt bao quy đầu và bôi bùn cùng phân động vật hay phân hữu cơ lên vết thương để cầm máu.
          Nghi lễ kỳ lạ này gây ra chấn thương nghiêm trọng, thậm chí khiến bộ phận sinh dục bị biến dạng, nếu không được điều trị thì có thể dẫn đến cái chết.
          8. Tập tục hiến sinh của Aztec, Ấn Độ
          Aztec nổi tiếng với việc thực hành nghi lễ hiến sinh. Hàng ngàn người đã mất mạng chỉ vì nghi lễ này. Ăn thịt đồng loại cũng nằm trong nghi lễ và theo một số câu chuyện sau khi các nghi lễ hiến sinh hoàn thành, các nạn nhân trở thành bữa ăn của những người trong bộ tộc.
          9. Bộ tộc Mayoruna của Brazil và Peru
          Nghi lễ kỳ lạ của người Mayoruna hoặc Matis, Ấn Độ bắt đầu bằng cách sử dụng các chất độc chiết xuất từ một loài ếch độc được tìm thấy tại khu rừng nhiệt đới Amazon, và tiêm nó vào cơ thể.
          Đây là nghi lễ đã được thực hiện hơn một trăm năm của bộ lạc Mayoruna và Matis.   Theo các nghiên cứu, độc tố của loài ếch độc có thể gây tổn thương não và có thể dẫn đến bệnh Alzheimer, trầm cảm hoặc bệnh Parkinson.
          Những tập tục đáng sợ nhất trên thế giới 5
          Sau khi chích thuốc độc, nạn nhân có thể bị nôn mửa, nhịp tim nhanh và buồn nôn. Chẳng bao lâu sau khi tỉnh dậy sau một giấc ngủ sâu, nạn nhân có thể đi săn trong một thời gian dài mà không hề cảm thấy đói hoặc kiệt sức.
          Họ tin vào việc tiêm độc tố làm tăng sức mạnh, sức chịu đựng và sự dẻo dai, khiến cho họ trở thành "thợ săn bất khả chiến bại".
          10. Chánh niệm (Ấn Độ)
          Chánh niệm là một nghi thức truyền thống được thực hiện trong tang lễ của những người theo đạo Hindu. Qua đó, một người góa phụ sẽ tự thiêu mình bên cạnh xác của người chồng để tự vẫn. Hành động chánh niệm này được thực hiện một cách hoàn toàn tự nguyện, phần lớn bắt nguồn từ suy nghĩ bên trong của chính người góa phụ.

          Sự tồn tại của tập tục đáng sợ này đã trở thành tiêu điểm tranh luận và gây sức ép lên xã hội Ấn Độ trong suốt một quãng thời gian khá dài và vẫn chưa thể được giải quyết triệt để cho tới ngày hôm nay.
          11. Aghoris (Ấn Độ)
          Aghoris là nhóm người thuộc giáo phái Hindu chuyên tôn thờ thần Shiva, vị thần của sự hủy diệt. Đơn giản vì họ tin rằng Shiva đã tạo ra mọi thứ trên đời và chẳng có điều gì trên đời là xấu xa cả. Các hoạt động như quan hệ tình dục, uống rượu, nghiện ma túy và ăn thịt hoàn toàn không bị cấm đoán giữa các Aghoris.

          Tuy nhiên, những người này lại mộ đạo tới mức sẵn sàng cho phép mình ăn thịt đồng loại. Đã có rất nhiều xác chết được phát hiện bên cạnh bờ sông gần khu vực mà những người Aghoris sinh sống. Tất cả đều bị mất đi các bộ phận chân tay khi chúng đã bị cắt ra để ăn sống.
          12. Cắt cụt ngón tay
          Nghi lễ này là của người Dani, một bộ tộc sinh sống tại các khu vực đất đai màu mỡ ở thung lũng Baliem, Tây Papua, New Guinea. Người Dani sẽ cắt cụt ngón tay của họ để bày tỏ nỗi buồn sâu sắc trong lễ tang người thân hoặc bày tỏ tình yêu đối với người mà họ vô cùng yêu mến.

          Khi một người trong bộ tộc qua đời, người thân của của người xấu số như vợ hoặc chồng sẽ cắt cụt ngón tay và chôn chúng cùng với thi thể người quá cố. Ngón tay đại diện cho cơ thể và linh hồn sẽ luôn đi theo người chết. Ngoài việc cắt cụt ngón tay, họ còn bôi tro hoặc đất sét lên mặt để bày tỏ nỗi buồn trước sự ra đi vĩnh viễn của người thân yêu.
          13. Khiêu vũ cùng xác chết (Famadihana)
          Fimadihana (Khiêu vũ cùng xác chết) là một nghi thức kỳ lạ của người Malagasy ở Madagascar. Nghi lễ được tổ chức đều đặn 7 năm một lần nhằm tưởng nhớ người đã khuất và thắt chặt mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

          Theo đó, những phần còn lại của người đã khuất sẽ được đào lên và khoác “quần áo mới” rồi cùng nhảy múa hân hoan cùng những người thân trong gia đình quanh khu mộ. Cuối cùng, thi thể được đem đi chôn cất lại sau khi được đưa đi khắp làng.
          Khoahocthuvi.net
          Xem tiếp...

          CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 114

          (ĐC sưu tầm trên NET)

          Chính sử nhà Nguyễn viết gì về “đối thủ” Quang Trung? (1)

           

          Bị coi là "ngụy quyền", hình ảnh của hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ hiện lên như thế nào trong chính sử triều Nguyễn?

          - Sau khi lên cầm quyền, triều đình nhà Nguyễn đã rất tích cực trong việc thủ tiêu các di tích và sách sử về nhà Tây Sơn - kẻ thù không đội trời chung của họ.
          Kỳ 1: Vừa là “ngụy” vừa là anh hùng.
          Chỉ đến thời vua Tự Đức, Đại Nam liệt truyện - một tài liệu chính sử của Sử quán triều Nguyễn mới có những ghi chép về các vị vua Tây Sơn trong một thiên có nhan đề “Ngụy Tây liệt truyện” (có nghĩa là Truyện về sự tiêu vong của ngụy quyền Tây Sơn).

          Điều đáng chú ý là dù bị coi là “ngụy”, nhưng hình ảnh của hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ hiện lên trong Ngụy Tây liệt truyện như một con người phi thường, với khí phách và tài năng của một vị anh hùng lịch sử.

          Theo mô tả của Ngụy Tây liệt truyện, ngay từ ngoại hình, Nguyễn Huệ đã một con người phi phàm với “tiếng nói như tiếng chuông to, mắt lập lòe như tia lửa”. Ông là người “đánh giặc rất giỏi, người người đều sợ”.

          Bằng những lời lẽ không giấu giếm sự nể phục, tác phẩm cho biết: “Nguyễn Huệ đã bốn lần đánh phá Gia Định, lâm trận đi đầu các binh sĩ, hiệu lệnh rất nghiêm minh, quân sĩ đều kính phục”.
          Tài cầm quân của Nguyễn Huệ được miêu tả khá kỹ trong trận đánh Vị hoàng ở vùng Thanh Nghệ trên đường ra Bắc dẹp quân Trịnh:

          “Khi Nguyễn Huệ đã tiến tới Vị Hoàng, kinh thành Thăng Long chấn động. Trịnh Khải sai Trịnh Tự Quyền đen bộ binh xuống Sơn Nam, sai Đinh Tích Nhưỡng đem chiến thuyền chặn ngang sông Lỗ Giang lập thế trận hình chữ nhất. Lúc đấy nước lụt vừa yên, đang đêm Nguyễn Huệ cho năm chiếc thuyền chiến Mông xung (thuyền cơ động dùng để đột kích) trước hết tiến bức Lỗ Giang mà đánh.

          Binh của Đinh Tích Nhưỡng Tranh nhau bắn, nhưng chiến thuyền của địch lặng lờ không động đậy gì. Đến sáng binh của Đinh Tích Nhưỡng mới biết đó là thuyền không, thì thuốc đạn đã hết. Chiến thuyền của Nguyễn Huệ ụp tới thuận theo gió, súng nổ rền trời, đạn bay đoạn ngang cây cổ thụ…”.

          Đến cuộc chiến chống sự xâm lược của quân Thanh, khí phách và tài năng của Nguyễn Huệ càng được tỏ rõ.

          Khi Tôn Sĩ Nghị đưa quân vào Thăng Long, tuyên phong Lê Chiêu Thống làm An Nam quốc Vương (1788) và bày tỏ sự coi thường quân Tây Sơn, Nguyễn Huệ đã vô cùng phẫn nộ. Ngụy Tây liệt truyện viết:

          “Ngô Văn Sở bỏ các trấn ở Bắc thành. Vua Chiêu Thống sai quan đến nhậm chức các nơi. Các quan văn võ lục tục kéo đến đô thành Thăng Long bái Yết. Họ đều xin Sĩ Nghị ra quân. Sĩ nghị bảo: Năm sắp hết, việc gì mà vội? Không cần đánh gấp. Quân giặc ốm. chúng ta chính đang nuôi chúng mập béo để chúng tự đến nạp thịt vậy.

          Sĩ Nghị truyền lệnh cho các đội quân hạ trại nghỉ ngơi, hẹn ra xuân mùng 6 tháng Giêng ra quân.

          Nguyễn Huệ được cấp báo mắng to: Chó Ngô là quân gì mà dám tung hoành?”.

          Ngay sau đó Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Quang Trung và tiến hành cuộc hành quân huyền thoại ra đất Bắc.

          Vị anh hùng của Tây Sơn đã chứng tỏ mình là một người có trí tuệ sáng suốt khi hành xử thấu tình đạt lý với hai bại tướng không chặn được quân Thanh. Theo Ngụy Tây liệt truyện thì:

          “Ngày 20 tháng Chạp vua Quang Trung đến núi Tam Điệp. Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân phủ phục bên đường xin nhận tội. Vua Quang Trung nói: Tội của các ngươi đáng muôn lần chết. Nhưng ta lại nhớ Bắc Hà mới dẹp yên, lòng người chưa phụ vào. Bọn ngươi bảo toàn được quân đội để tránh mũi dùi nhọn của giặc, trong thì kích thích chí khí của quân sĩ, ngoài thì làm kiêu căng lòng giặc. Đó cũng là cái kế dụ địch. Ta cho bọn ngươi lập công chuộc tội để xem chiến tích của bọn ngươi sau này”.

          Tài năng quân sự của hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ không chỉ thể hiện ở việc đánh trận mà còn ở nghệ thuật truyền dũng khí cho quân sĩ, được kể lại như sau:

          “Vua Quang Trung đãi quân sĩ ăn uống no say rồi nói với toàn quân: Nay chúng ta hãy ăn Tết trước, đợi sang xuân mùng 7 vào thành Thăng Long rồi ta mở yến tiệc một lần nữa. Bọn ngươi hãy nhớ xem ta nói có ngoa hay không”.

          Dưới sự dẫn dắt của hoàng đế Quang Trung, đội quân Tây Sơn nhanh chóng nhổ bật các chướng ngại để bước vào trận đánh sinh tử ở đại bản doanh của kẻ thù.

          Trận Ngọc Hồi được Ngụy Tây liệt truyện mô tả:

          “Hừng sáng ngày mùng 5 quân Nam tiến đánh lũy Ngọc Hồi. Trên lũy đạn bắn xuống như mưa. Vua Quang Trung ra lệnh cho quân sĩ lấy ván gỗ núp mà xung trận. Vua Quang Trung tự đánh voi đốc quân ở phía sau.

          Quân Nam đã phá được cửa lũy, liền bỏ ván gỗ xuống đất, dùng đoản đao đánh giết. Quân Thanh chống không nổi, tan rã bỏ chạy tứ phía mắc vào bẫy ngầm, địa lôi phát nổ, tử thương rất nhiều. Vua Quang Trung giục trống thúc quân truy đuổi, phá luôn mấy đồn Văn Điển, An Quyết…

          Ngày ấy vua Quang Trung xua quân vào thành. Chiếu bào của vua biến thành màu sạm đen vì thuốc súng”.

          Đọc những đoạn trên, khó có thể hình dung Ngụy Tây liệt truyện đang nói về một kẻ tử thù của triều Nguyễn. Người ta chỉ thấy hình ảnh vua Quang Trung hiện lên như một đấng anh hùng kiệt xuất.

          Ngụy Tây liệt truyện cũng ghi nhận sự khiếp sợ của người phương Bắc trước uy thế của vua Quang Trung:

          “Vua Quang Trung cho quân đuổi theo đến cửa ải Lạng Sơn, và lên tiếng sẽ giết sạch không sót mạng nào để tìm tung tích vua Chiêu Thống. Người nhà Thanh kinh khủng, từ cửa ải trở về Bắc, già trẻ dìu nhau trốn chạy. Hàng mấy trăm dặm tuyệt nhiên người và khói bếp lạnh tanh”.
          Kỳ 2: Chiến lược ngoại giao xuất sắc

          Hoàng Phương

          Chính sử nhà Nguyễn viết gì về “đối thủ” Quang Trung? (2)

           

          Ngụy Tây liệt truyện đã đề cập khá chi tiết chuyến "công du" thành công rực rỡ của "vua giả" Phạm Công Thiện trên đất nhà Thanh.

          Ngụy Tây liệt truyện đã đề cập khá chi tiết chuyến “công du” thành công rực rỡ của “vua giả” Phạm Công Thiện trên đất nhà Thanh.

          Kỳ 2: Chiến lược ngoại giao xuất sắc
          Hoàng đế Quang Trung.
          Hoàng đế Quang Trung.
          Với tầm nhìn của mình, hoàng để Quang Trung hiểu rằng để có thể tránh họa binh đao, dân chúng được hưởng thái bình lâu dài thì phải thiết lập quan hệ ngoại giao hòa hảo với chính kẻ thù của mình.

          Ngụy Tây liệt truyện viết: “Khi Tôn Sĩ Nghị dìu dắt nhau chạy về Bắc, các sắc thư của hắn mang theo rơi rớt dọc đường. Vua Quang Trung thu được, nói với Ngô Thì Nhậm: Ta xem thư của vua Thanh, chẳng qua là họ xem thế mạnh yếu mà giúp vậy thôi. Việc giúp nhà Lê không phải ở bản tâm chân thật, mà chỉ mượn đó làm danh nghĩa để mưu lợi. Nay sau khi thua trận, họ tất cho là nhục, hẳn là không chịu dứt can qua. Nhưng hai nước giao binh cũng không phải là cái phúc cho nhân dân. Nay chỉ khéo ở lời thù tiếp ngoại giao mới có thể dứt được đao binh”.

          Vì vậy, ngay sau khi đánh đuổi quân Thanh ra khỏi bờ cõi, vua Quang Trung đã “làm mềm lòng” vua Thanh bằng cách ra lệnh cho người quân binh nhà Thanh bị bắt làm tù binh đều được cấp lương phạn và được chọn nơi cho tạm trú.

          Sứ giả nhà Thanh đã đưa thư sang gợi ý vua Quang Trung hãy “nhận ân huệ” của nhà Thanh, nhưng thực bụng là tỏ ý muốn giảng hòa. Vua Quang Trung nhận được thư, trong lòng khinh bỉ, nhưng ngoài mặt vẫn sai người dâng biểu cho nhà Thanh xin làm An Nam Quốc vương.

          Tờ biểu được viết bằng những lời lẽ rất khiêm nhường, trần tình về cuộc chiến vừa xảy ra và xin lỗi vua Thanh vì đã lỡ tay… diệt sạch quân thiên triều. Nhưng ẩn sau các lời lẽ đó là những hàm ý hết sức cứng rắn, khiến sứ giả nhà Thanh thất kinh khi tiếp nhận.

          Theo Ngụy Tây liệt truyện, tờ biểu có các đoạn sau:

          “Ôi, đường đường là thiên tử lại đi so hơn thua với nước bé thì ắt là muốn chinh chiến mãi không thôi để cùng khốn binh sĩ, lạm dụng vũ lực hầu sướng khoái cái lòng tham tàn bạo thì thật lòng Đại hoàng đế không nhẫn”

          “Vạn nhất can qua mãi không dứt, tình thế đến nỗi nào thật không phải do thần muốn và không dám biết đến”

          Đoạn trên chẳng khác nào câu lời chửi xéo vào cái sự tham tàn của vua Thanh, trong khi đoạn dưới là một thông điệp đầy thách thức, tỏ ý sẵn sàng đánh đến cùng với nhà Thanh, bất chấp kết cục ra sao thì ra.

          Dù vậy, với việc hoàng đế Quang Trung chấp nhận giảng hòa và xin phong vương, vua Thanh đã vui mừng chuẩn y. Để khẳng định uy thế thiên triều, vua Thanh yêu cầu Quốc vương An Nam đích thân sang chiêm cận ở cửa ải.

          Vua Quang Trung đã từ chối khéo đề nghị này. Theo Ngụy Tây liệt truyện, thư hồi đáp vủa vua Quang Trung viết: “Vốn đích thân đến cửa khuyết của triều đình để tỏ tình xin tội, nhưng vì trong nước vừa bị chiến tranh, lòng người chưa yên, thần kính cẩn sai đứa cháu ruột là Nguyễn Quang Biểu theo tờ biểu vào chiêm cận”.

          Vua Thanh chuẩn y cho Nguyễn Quang Biểu lên kinh đô, nhưng vẫn nhất quyết yêu cầu vua Quang Trung sang chiêm cận để bày tỏ thành tâm.

          Nguỵ Tây liệt truyện viết: “Vua Quang Trung lại dâng biểu tạ ơn, xin sang năm vào chiêm cận. Vua Thanh tin thật, liền sắc phong vua Quang Trung làm An Nam quốc vương, sai Thanh Lâm, quan hậu bổ Quảng Tây làm lễ thụ phong”.

          Sau nhiền lần trì hoãn theo dụng ý của vua Quang Trung, buỗi lễ đã được tiến hành. Nhưng người xuất hiện trong buổi lễ không phải vua Quang Trung mà là người đóng thế Phạm Công Trị.

          Ngụy Tây liệt truyện đã mô tả khá chi tiết chuyến “công du” thành công rực rỡ của “vua giả” Phạm Công Thiện trên đất nhà Thanh. Dưới đây là trích đoạn trong Ngụy Tây liệt truyện:

          “Mùa xuân năm Canh Tuất (1790), Phúc An Khang (Tổng đốc Lưỡng Quảng) giục Quang Trung sửa soạn sang chầu.

          Vua Quang Trung lại mượn cớ có tang mẹ xin cho con là Quang Thùy thay mình vào chiêm cận. phúc An Khang không chịu, bí mật sai người đến cửa quan đem theo nỗi niềm ẩn khuất bày vẽ nếu bất đắc dĩ không đi được thì nên tìm người giống mình mà thay thế.

          Vua Quang Trung bèn cho Phạm Công Trị giả mạo lấy tên mình và sai bề tôi là Ngô Văn Sở, Đặng Văn Chân, Phan huy Ích, Vũ Huy Tấn, Vũ Danh Tiêu, Nguyễn Tiến Lộc, Dỗ Văn Công với ngoại lệ hai thớt voi đực để làm khổ bọn quan Tàu dọc đường dịch trạm.

          Lưỡng Quảng tổng đốc Phúc An Khang và Quảng Tây Tuần phủ Tôn Vĩnh Thanh đưa phái đoàn đến kinh đô. Vua Thanh bao thưởng rất trọng hậu để biểu thị ý đặc biệt...

          Vua Thanh cho giả vương y phục chén bát cũng đồng bậc như thân vương. Vua Thanh lại thưởng thêm vạn bạc lượng.

          Khi giả vương đến cáo từ để trở về nước, vua thanh lại cho giả vương đến bên sạp ngự và vỗ vai giả vương an ủi dạy bảo ôn tồn rồi sai họa công vẽ chân dung mà ban thưởng (nay còn bức ảnh truyền lại).

          Khi giả vương đã trở về rồi, vua Thanh sai đưa sang ban cho chữ Phúc và đồ trân ngoạn của ngự dụng. Sứ giả qua lại không ngớt”.

          Như vậy, bằng tài ngoại giao của mình, vua Quang Trung đã biến một kẻ thù hùng mạnh thành bằng hữu mà không hề hạ thấp vị thế của mình, cũng như của cả triều đại và dân tộc. Đây thực sự là một chiến công lớn mà không cần dùng đến gươm giáo của người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ.

          Kỳ 3: Vua Quang Trung nhòm ngó đất nhà Thanh

          Hoàng Phương   

          Chính sử nhà Nguyễn viết gì về “đối thủ” Quang Trung? (3)

           

          Hoàng đế Quang Trung đã nhiều lần có động thái thách thức và đưa ra yêu sách về chủ quyền với triều đình Mãn Thanh.

          Vua Quang Trung có ý bất bình, khuyến khích quân sĩ làm thuyền tàu, âm thầm nuôi chí nhòm ngó đất Quảng Đông, Quảng Tây. Vua Quang Trung thường nói với các tướng: Được thêm vài năm bồi dưỡng uy lực nhuệ khí ta nào sợ chúng…
          [links()]
          Kỳ 3: Vua Quang Trung nhòm ngó đất nhà Thanh

          Theo Ngụy Tây liệt truyện, sau khi đánh đuổi quân Thanh khỏi bờ cõi rồi thiết lập lại quan hệ ngoại giao hòa hảo với vua Càn Long, hoàng đế Quang Trung đã nhiều lần có động thái thách thức và đưa ra yêu sách về chủ quyền với triều đình Mãn Thanh.

          Sau khi tiêu diệt các đội quân phản loạn trong nước, vua Quang Trung đã dùng các chiến công này để phô trương sức mạnh với nhà Thanh. Ngụy Tây liệt truyện viết:

          “Tháng 6 quân Tây Sơn khắc phục Trấn Ninh, bắt được người cầm đầu Chiêu Kiểu, Chiêu Nam, tháng 8 diệt được Trịnh Cao, Quy Hợp, tháng 10 Quốc trưởng Vạn Tượng phải bỏ thành chạy. Quân Tây Sơn bắt được voi ngựa chiêng trống và đuổi ra xa đến biên giới Xiêm La, chém được viên súy Tả Phan Dung và Hữu Phan Siêu rồi đem quên về Bảo Lạc. Lê Duy Chi (em Lê Chiêu Thống) và Phúc Tấn Văn Đồng không thể địch nổi đều bị giết.

          Vua Quang Trung sai Vũ Vĩnh Thành, Trần Ngọc Thị sang triều nhà Thanh dâng tin chiến thắng, tiếng là cung thuận nhưng thật ra là khoa trương võ công”.
          Việc đất đai nước Việt bị nhà Thanh xâm lấn vào các đời vua trước khiến vua Quang Trung luôn trăn trở và âm thầm nuôi chí phục thù, chuẩn bị giành lại lãnh thổ bằng sức mạnh quân sự. Ngụy Tây liệt truyện có đoạn:
          “Thuở trước 6 châu ở Hưng Hóa và ba động ở Tuyên Quang vào cuối thời Lê đều bị các thổ ty nhà Thanh xâm chiếm, đã được nhiều lần giãi bày mà vẫn không được thu hồi.

          Vua Quang Trung gửi thư cho tổng đốc Lưỡng Quảng xin phân rõ biên giới cũ. Tổng đốc Lưỡng Quảng cho rằng biên giới đã định xong mà trả thư lại.

          Do đó vua Quang Trung có ý bất bình, khuyến khích quân sĩ làm thuyền tàu, âm thầm nuôi chí nhòm ngó đất Quảng Đông, Quảng Tây. Vua Quang Trung thường nói với các tướng: Được thêm vài năm bồi dưỡng uy lực nhuệ khí ta nào sợ chúng”.

          Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển quân đội, sự cao tay trong chiến lược quốc phòng của vua Quang Trung còn thể hiện ở việc sử dụng các lực lượng đối kháng trong lòng Để chế Mãn Thanh để làm suy yếu an ninh biên ải của đối thủ phương Bắc.

          Theo Ngụy Tây liệt truyện: “Lúc ấy giặc Tàu Ô ở Lưỡng Quảng bị nhà Thanh đánh đuổi, thế bức phải quy phục triều đình Việt Nam. Vua Quang Trung thu dụng tên đầu đảng, ban cho hắn chức tổng binh. Vua Quang Trung lại thâu nạp đảng cướp Thiên Địa hội, cho hắn thừa thế ẩn hiện cướp phá Trung Quốc. Đường biển vì thế mà không thông, nhưng quan nhà Thanh sợ vua Quang Trung hùng cường mà không hỏi đến”.

          Những hoài bão của vị hoàng đế vĩ đại trong lịch sử Việt Nam không chỉ dừng lại ở các mảnh đất bị mất vào tay nhà Thanh. Vua Quang Trung còn muốn mở rộng cương giới của người Việt bằng cách giành lại toàn bộ hai tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây - vốn thuộc nước Nam Việt thời Triệu Ðà, bị nhà Hán thôn tính.

          Việc vua Quang Trung cầu hôn một công chúa của vua Càn Long chính là động thái mở màn kế hoạch đầy tham vọng của ông. Ngụy Tây liệt truyện viết: “Năm Nhâm Tý (1792) vua Quang Trung sai làm tờ biểu cầu hôn để thăm dò ý vua Thanh và cũng để mượn cớ gây hấn. Nhưng vua Quang Trung lại bị bệnh mà việc ấy phải thôi”.

          Theo một số nguồn sử liệu, vua Càn Long đã chấp thuận lời cầu hôn và đồng ý trao Quảng Tây cho hoàng đế Quang Trung làm đất đóng đô, coi như của hồi môn cho con gái. Nhưng vua Quang Trung bỗng đột ngột băng hà, khiến kế hoạch đổ vỡ…

          Hoàng Phương

          Chính sử nhà Nguyễn viết gì về “đối thủ” Quang Trung? (4)

           

          Trong Ngụy Tây liệt truyện, cái chết của hoàng đế Quang Trung được miêu tả khá chi tiết và nhuốm màu sắc kỳ bí.

          Tình tiết thần thoại về cái chết của hoàng đế Quang Trung được các sử gia nhà Nguyễn dựng lên nhằm hai mục đích: Thứ nhất là làm nổi bật hình ảnh của đối thủ như một kẻ nghịch tặc bị thần thánh trừng trị. Thứ hai là khẳng định tính chính danh của nhà Nguyễn như một triều đại được dựng nên hợp với ý trời.

          Kỳ cuối: Cái chết bí ẩn của vua Quang Trung

          Vào tuổi tứ tuần, giữa lúc chuẩn bị mở một chiến dịch tổng lực để tiêu diệt liên minh Nguyễn Ánh - Pháp, hoàn thành việc thống nhất đất nước; đồng thời nỗ lực giành lại hai tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông từ nhà Thanh, hoàng đế Quang Trung đột ngột băng hà. Biến cố này là một trong những nghi vấn lớn nhất của lịch sử Việt Nam.

          Trong Ngụy Tây liệt truyện, cái chết của hoàng đế Quang Trung được miêu tả khá chi tiết và nhuốm màu sắc kỳ bí:

          “Một buổi chiều, vua Quang Trung đang ngồi bỗng xây xẩm tối tăm, thấy một ông già đầu bạc mặc áo trắng từ trên không trung hạ xuống, tay cầm thiết bảng mắng rằng: Cha ông ngươi sống trên đất của các chúa, đời đời làm dân của chúa, ngươi sao dám phạm đến lăng tẩm?

          Nói xong, lão lấy thiết bảng đập vào trán vua Quang Trung. Vua Quang Trung mê man ngã xuống, hồi lâu mới tỉnh và kể lại với quan Trung thư Trần Văn Kỷ.

          Từ đó, bệnh của vua Quang Trung chuyển nặng. Vua gọi quan Trấn thủ Nghệ An Nguyễn Quang Diệu về bàn bạc để dời đô về Nghệ An. Bàn bạc chưa xong thì Thế tổ Cao hoàng Nguyễn Ánh đã lấy lại được Gia Định và chiếm Bình Thuận, Bình Khang, Diên Khánh với thanh thế chấn động.

          Vua Quang Trung nghe được lo buồn mà bệnh ngày càng tăng, liền gọi bọn Quang Diệu vào dặn rằng: Ta mở rộng bờ cõi chiếm cả vùng Nam phục này, nay vì bệnh tật mà ắt không dậy được. Thái tử tư chất khá cao nhưng tuổi còn bé, ngoài thì có mối thù với nước Gia Định, vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) thì tuổi già ham dật lạc không lo hậu họa. Khi ta thác rồi, việc chôn cất phải sơ sài trong một tháng cho xong mà thôi. Bọn ngươi phải phò Thái tử sớm rời về Vĩnh Đô để khống chế thiên hạ. Nếu không, như thế thì binh Gia Định đến bọn ngươi không có chỗ chôn.

          Bọn Diệu cùng khóc mà nhận lệnh, rồi giết ngựa bạch mà thề.

          Ngày 29 tháng 9 năm Nhâm Tý (1792), vua Quang Trung băng, ở ngôi được 5 năm, thọ được 40 tuổi”.

          Cái chết của hoàng đế Quang Trung đánh dấu quá trình suy yếu và diệt vong quả nhà Tây Sơn, dẫn đến việc Nguyễn Ánh thống nhất đất nước vào năm 1802.

          Theo giải thích của Ngụy Tây liệt truyện, cơn bệnh đột ngột dẫn tới cái chết của vị hoàng đế Tây Sơn là sự trừng phạt cho việc “Nguyễn Huệ tàn ngược vô đạo, lúc đô thành Phú Xuân bị chiếm, các tôn lăng của chúa Nguyễn đều bị xâm phạm”.

          Dễ dàng nhận thấy, những tình tiết thần thoại về cái chết của hoàng đế Quang Trung được các sử gia nhà Nguyễn dựng lên trong Ngụy Tây liệt truyện nhằm hai mục đích: Thứ nhất là làm nổi bật hình ảnh của đối thủ như một kẻ nghịch tặc bị thần thánh trừng trị. Thứ hai là khẳng định tính chính danh của nhà Nguyễn như một triều đại được dựng nên hợp với ý trời.

          Bên cạnh đó, nếu gạt bỏ những yếu tố hoang đường và dụng ý chính trị thì những mô tả trong Ngụy Tây liệt truyện đã hé mở phần nào nguyên nhân dẫn đến cái chết của vua Quang Trung trên phương diện y học hiện đại.

          Theo giả thuyết của các nhà nghiên cứu ngày nay, nhiều khả năng vị hoàng đế vĩ đại của nhà Tây Sơn đã bị suy sụp bởi một cơn tăng huyết áp đột ngột và qua đời vì tai biến mạch máu não.

          Hoàng Phương
          Xem tiếp...

          BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 71

          -Mọi người đều mù quáng đi trên con đường đời của mình! Vì đố ai thấy chính xác con đường ấy!
          -Đến chặng cuối đường đời, hình dáng nó mới hiện lên rõ nét với những nỗi niềm hối tiếc khó nói được thành lời!
           -Và đời ta, ta không thể đánh giá đúng được mà phải để đời sau đánh giá!
          - Hiền-ác là hai giá trị tùy thuộc vào nhận thức nên rất dễ chuyển hóa thành nhau. Tuy nhiên chân lý tuyệt đối chỉ có một!
          -Cuộc sống chân-thiện-mỹ có vẻ như bản năng (!?), không thể bắt chước được! 

          ------------------------------------------------------------
          (ĐC sưu tầm trên NET)

          Wolfgang Amadeus Mozart

          Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
          Mozart
          Wolfgang-amadeus-mozart 1.jpg
          W. A. Mozart, chân dung vào năm 1819 do Barbara Krafft vẽ
          Thông tin nghệ sĩ
          Tên khai sinh Wolfgang Amadeus Mozart
          Sinh 27 tháng 1, 1756
          Nguyên quán Salzburg
          Mất 5 tháng 12, 1791 (35 tuổi)
          Nhạc cụ Dương cầm
          Wolfgang Amadeus Mozart Signature.svg
          Wolfgang Amadeus Mozart (phiên âm: Vôn-găng A-ma-đêu Mô-da, Tiếng Đức: [ˈvɔlfɡaŋ amaˈdeus ˈmoːtsart], tên đầy đủ Johannes Chrysostomus Wolfgangus Theophilus Mozart (27 tháng 1, 17565 tháng 12, 1791) là nhà soạn nhạc người Áo, ông là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng, và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu Âu. Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao trong các lĩnh vực nhạc piano, nhạc thính phòng, nhạc giao hưởng, nhạc tôn giáoopera. Tuy đặc điểm nhạc của ông bị một số người chê trong thời đó, ông đã được nhiều nhà soạn nhạc sau này ngưỡng mộ và các tác phẩm của ông đã trở thành một phần quan trọng trong nhiều cuộc hoà nhạc. Joseph Haydn đã viết rằng "hậu thế sẽ không nhìn thấy một tài năng như vậy một lần nữa trong 100 năm."

          Tiểu sử

          Thời thơ ấu


          W. A. Mozart thời thơ ấu
          Wolfgang Amadeus Mozart sinh ngày 27 tháng giêng, 1756, tại Salzburg, Thánh chế La Mã (nước Áo hiện nay). Leopold Mozart, một nhạc sĩ violin và cũng là một giáo viên, đã đích thân giáo dục con trai của ông. Wolfgang không phải cắp sách đến trường; thay vào đó cậu được học tại nhà với cha và chị gái của cậu. Âm nhạc là môn học chính. Tuy nhiên, cậu bé Mozart vẫn được học toán, môn học cậu rất thích, và các môn khác như La tinh, tiếng Pháp, tiếng Ý và một ít tiếng Anh. Cậu cũng đọc rất nhiều văn học kịch nghệ, đó là chất liệu mà cậu sẽ dùng để viết opera sau này.

          ông Leopold Mozart
          Wolfgang không thích chơi những trò chơi trẻ con bình thường, trừ phi có liên quan tới âm nhạc. Nhờ sự chăm lo dạy dỗ của người cha, vốn là một nhạc sĩ nổi tiếng của thành Viên, đến năm 3 tuổi đã nghe hiểu được âm nhạc, 4 tuổi đánh được đàn dương cầm cổ và organ. Cậu bắt đầu soạn nhạc cho đàn phím từ lúc năm tuổi, viết những bản nhạc hòa tấu khi cậu lên sáu. Những bản sonata cho violin được xuất bản khi cậu lên tám. Thật ra có thể nói rằng Mozart đã khởi đầu sự nghiệp âm nhạc trước thời gian cậu lên năm và theo đuổi cho đến ngày qua đời, ngót ba mươi năm âm nhạc.

          Johann Christian Bach, tranh của Thomas Gainsborough, 1776 (Museo Civico, Bologna)
          Học vấn của Mozart phát triển cùng những chuyến du lịch, được xem như những cột mốc trong cuộc đời cậu. Khi cậu lên sáu, Wolfgang và người chị Maria Anna Mozart, lớn hơn cậu năm tuổi và cũng là một thần đồng âm nhạc, cùng đi với cha của họ đến München. Cuối năm đó họ chơi nhạc cho Hoàng hậu của Viên. Năm lên 7, cậu đã tổ chức những buổi diễn nhạc ở Paris, và được một nhà xuất bản ở đây xuất bản một tập nhạc, gồm 4 bản violinorgan[cần dẫn nguồn]. Sau đó, cha cậu lại dẫn cậu đi khắp các nước Ý, Anh Quốc..., gia đình Mozart nổi danh khắp những nơi cậu đến, và Wolfgang, với tài năng sớm phát triển của cậu, đã chinh phục mọi người. Quan trọng hơn, Mozart có cơ hội thưởng thức âm nhạc thịnh hành trong các thành phố này. Mozart đã gặp những nhạc sĩ khác và bắt đầu thành hình quan điểm về sự nghiệp của họ.
          Mozart có ký ức chi tiết âm nhạc phi thường, ông có thể hợp nhất tinh hoa âm nhạc khác nhau của quốc gia này với quốc gia khác vào trong tác phẩm của mình. Tại Luân Đôn, Mozart gặp nhà soạn nhạc Johann Christian Bach, con trai của nhạc sĩ vĩ đại Johann Sebastian Bach. Christian trở thành người dẫn dắt nhạc sĩ Mozart trẻ và quan tâm theo dõi sự nghiệp của cậu. Trở về nước, Mozart nghiên cứu tổng phổ âm nhạc của J. C. Bach, và ảnh hưởng của Bach được thể hiện trong tác phẩm của Mozart vào thời gian ấy.

          Sự nghiệp


          W. A. Mozart
          Khoảng cuối năm 1769, năng khiếu âm nhạc sớm phát triển của Mozart đã bắt đầu nở rộ, tuy mới chỉ lên mười ba, cậu bắt đầu sự nghiệp sáng tác một cách nghiêm túc. Đức Tổng Giám mục tại Salzburg đã chấp nhận Mozart như một nhạc trưởng, bằng cách cấp một khoản thu nhập cho cậu. Hai cha con Mozart đã thực hiện ba chuyến viễn du sang Ý để công diễn, họ đã được công nhận và gây được sự chú ý đến sự nghiệp của cậu trong giới quý tộc ở đó. Tại Milano Mozart được ủy nhiệm viết opera, vở Mitridate. Vở này sau đó, do chính Mozart chỉ huy, đã được tán thưởng nồng nhiệt. Trở về Salzburg, Mozart biên soạn một loạt giao hưởng và nhạc phụng sự cho giáo hội.
          Việc trở về Salzburg của Wolfgang vào 1773 là một trong những cột mốc, lúc ấy có một sự bùng nổ sáng tác khác thường, và một sự chuyển tiếp ra khỏi ảnh hưởng âm nhạc Ý để thiên về phong cách âm nhạc Đức, được đại diện bởi Joseph Haydn.
          Vị Tổng Giám mục mới, Ngài Hieronymus, Bá tước Colloredo, không mấy hài lòng với tần suất yêu cầu của Mozart. Về phần Mozart, khi thấy mức sống của Salzburg đã tăng lên nhiều, nhưng sự yêu chuộng nghệ thuật thì xuống dốc đáng đau buồn, lúc ấy, mối quan hệ của Mozart với Bá tước Colloredo ngày càng trở nên gay gắt.
          Cuối cùng, vào tháng 8 năm 1777, ở tuổi hai mươi mốt, Wolfgang xin từ nhiệm, và Bá tước Colloredo đã đồng ý. Thời gian này, Leopold quyết định rằng ông phải còn ở lại phục vụ nhà thờ. Cho nên Wolfgang cùng mẹ đã chuyển đi München, rồi đến Mannheim.
          Trong những thành phố này, Mozart có cơ hội để trình diễn với một số những nhạc sĩ tinh tế nhất châu Âu, nhưng không có việc làm lâu dài nào.
          Tuy vậy, Mozart đã lưu lại Mannheim một ít lâu. Anh đã phải lòng một ca sĩ mười sáu tuổi vừa tài năng vừa xinh đẹp, tiểu thư Aloysia Weber. Wolfgang đã làm kinh hoảng người cha, khiến ông ấy phải ra sức thuyết phục con trai chuyển tới Paris.
          Tại Paris, Mozart biên soạn giáo trình âm nhạc, tiếp xúc các nhà xuất bản, viết bất cứ cái gì anh có thể bán hoặc trình diễn - những bản sônat cho đàn violin và đàn phím, một concero cho sáothụ cầm, những bản biến tấu đàn phím, và symphony Paris của anh. Nhưng thành phố này tỏ ra là sự chán nản khác. Mozart tiếp tục đánh vật với khoản tài chính eo hẹp và lại bị đè nặng thêm bằng cái chết của người mẹ. Buồn bã và miễn cưỡng, anh trở về Salzburg quê cha, mang theo nợ nần, nhưng tin tưởng rằng viễn cảnh của mình sẽ sáng sủa hơn. Người yêu của anh, tiểu thư Aloysia, trong thời gian ấy đã chuyển đi với gia đình tới thành Viên, nơi mà người ta muốn cô ấy kết hôn với một diễn viên kiêm họa sĩ tài tử, Joseph Lange.
          Khi nhận nhiệm vụ nhạc trưởng và đệm đại phong cầm cho nhà thờ lớn, Mozart cảm thấy những nhiệm vụ đó quá tẻ nhạt. Vào 1781 anh tới München để diễn opera, vở Idomeneo, một thành công rực rỡ. Sau đó, được tòa Tổng Giám mục triệu hồi về thành Viên, Mozart đã tìm thấy một công việc có uy tín. Nhưng mối quan hệ căng thẳng giữa vị giáo sĩ và nhạc sĩ đã khiến Mozart cuối cùng đã tự rút lui vào tháng 6 năm đó.
          Có lẽ trong những tháng kế tiếp Mozart đã gặp Haydn lần thứ nhất, người nhạc sĩ này đang viếng thăm thành Viên. Tình bằng hữu phát triển đã mang lại ảnh hưởng cho tốt công việc của cả hai nhạc sĩ về sau. Mozart, trong thời gian ấy, đã cư ngụ với gia đình Weber, và rồi, vào năm 1782, kết hôn với tiểu thư Constanze, em gái của Aloysia, mặc dù gặp sự phản đối mạnh mẽ của cha ruột. Từ đó, có một sự lãnh đạm giữa Wolfgang và cha của anh mà không bao giờ hàn gắn được. Trong những vấn đề tài chánh, cả Wolfgang lẫn Constanze đều không thận trọng. Họ đã sớm rơi vào tình trạng khó khăn.
          Không có khả năng để giữ một sự chỉ định lâu dài, Mozart lại soạn giáo trình và viết nhạc để kiếm tiền. Vì muốn được nêu danh như một người chơi piano, ông viết nhiều những concerto piano tuyệt vời cho chính mình.
          Một thời gian sau, ông đạt được kết quả đáng kể. Thành công vang dội sau vở opera Le nozze di Figaro (Đám cưới Figaro), Mozart du lịch tới Praha, nơi ông được ủy nhiệm viết một opera mới. Hợp tác với văn hào Lorenzo da Ponte, trong năm 1787, Mozart hoàn thành vở Don Giovanni. Đa số mọi người khen ngợi, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng âm nhạc của ông ngày càng khó tiếp cận hơn. Phong thái âm nhạc nhẹ nhàng trước đây của ông đang biến mất dần; nhạc công và thính giả có nhiều lời than phiền là ngày càng khó cảm thụ hơn.
          Mười năm cuối đời của Mozart là một thời kỳ dài của cả sự đau khổ do tài chính kiệt quệ, lẫn sức mạnh sáng tạo khác thường. Ba bản giao hưởng cuối cùng, được viết trong vòng sáu tuần lễ vào năm 1788 đã không bao giờ được trình tấu lúc sinh thời của ông. Tổng cộng, những năm này ông đã sáng tác những hơn hai trăm tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau.

          Wolfgang Amadeus Mozart trên con tem của Đức
          Năm 1791 Mozart gặp khó khăn trong việc soạn nhạc cho vở opera Die Zauberfloete (Cây sáo thần), khi hợp tác với văn hào Emanuel Schikaneder.
          Công việc bị gián đoạn trong tháng 7 vì một chuyến viếng thăm của nhân vật lạ mặt huyền bí đã đưa ra đề nghị hậu hĩnh cho tác phẩm Requiem. Tâm hồn bị chấn động với đề tài này vì cảm nghiệm sự suy tàn do sức khoẻ cạn kiệt, Mozart trở nên bị ám ảnh với nhạc đề lễ mồ dành cho sự ra đi của chính mình. Có nhiều giả thuyết cố lý giải rằng ai có thể đã ủy nhiệm một công việc như vậy. Một nhà sáng tác nào đó muốn sử dụng tác phẩm với tên của họ? Một người bạn già cố gắng bí mật giúp đỡ Mozart về mặt tài chính?
          Tháng 9, tác phẩm Die Zauberfloete được hoàn thành và trình diễn. Mozart viết tiếp Requiem, nhưng không thể hoàn thành nó. Ông mất ngày 4 tháng 12 năm 1791. Hôm sau, bạn bè đến tham dự tang lễ ngoài trời; Constanze không đủ sức để có mặt. Sau đó, giữa một cơn bão tuyết dữ dội, thi hài được chuyên chở không có người đưa tiễn tới một đất thánh bên ngoài cổng thành phố. Gia đình Mozart vì khó khăn đã đưa thi hài chôn trong một nghĩa trang công cộng của người nghèo để Mozart yên giấc ngàn thu. Ở đó, mộ chôn chi chít và cho đến ngày nay người ta vẫn chưa xác định được mộ ông chôn ở chỗ nào.

          Thiên tài Mozart và cái chết phức tạp nhất thế giới

          Thiên tài Mozart và cái chết phức tạp nhất thế giới
           

          Có nhiều tranh cãi về cái chết của thiên tài Mozart, thậm chí gần đây có giả thiết, Mozart chết vì không chịu… tắm nắng.

          Tài năng thiên bẩm như thần Eros
          Vào hơn 250 năm trước, nước Áo đã đón nhận một sinh linh mới ra đời, người sau này trở thành nhạc sĩ nổi tiếng nhất, thành công nhất và là thần đồng bị khai thác triệt để nhất trong lịch sử âm nhạc thế giới- Wolfgang Amadeus Mozart. Ngay từ năm 6 tuổi, với tài năng thiên bẩm hiếm có của mình, Mozart đã kiếm tiền nhiều gấp 60 lần người cha của mình, khi đó là một nhạc sỹ cung đình. Nhiều người khi đó đã gọi ông với cái tên “Thiên tài của thiên tài”.
          Mozart khi còn nhỏ...
          Mozart tập đánh đàn clavico khi lên 3 tuổi. 5 tuổi, ông đã bắt đầu sáng tác và học violin cùng với cha. Khi ông bố nhanh chóng nhận ra thiên tài của con trai, ông đã buộc Mozart làm việc cật lực, và áp đặt cho con mình một kỷ luật sắt. Ông đã làm tất cả để mang lại cho con trai những gì tốt đẹp nhất, kể cả phải hy sinh nghề nghiệp và sự riêng tư của mình. Mới 6 tuổi, Mozart đã được mời trình diễn tại thủ đô Vienne của nước Áo, trước mặt Nữ hoàng Marie- Thérèse và triều đình. Ở đó, người ta đã bịt mắt để thách đố cậu trình diễn, rồi lại dùng một tấm khăn phủ lên bàn phím, tuy nhiên Mozart vẫn hoàn thành xuất sắc tác phẩm của mình.

          Việc chơi nhạc đối với Mozart ngay từ tấm bé cũng cần như việc hít thở. Sáng nào cũng vậy, từ 6 giờ Mozart đã sáng tác ngay trên giường. Được trời ban cho một trí nhớ phi thường, ngay từ lúc 14 tuổi, con người kỳ diệu này đã tỏ cho mọi người thấy rằng, ông đã sáng tác các tác phẩm “ở trong đầu”, rồi sau đó không có gì ngoài việc cứ tuôn ra giấy mà chẳng có một nét gạch xóa nào.

          Những người theo chủ nghĩa lãng mạn ở thế kỷ 19 lại coi Mozart là thần Eros, người có bản năng thiên bẩm và hoàn hảo từ khi còn nhỏ. Họ coi ông là tấm gương mẫu mực để dạy con cái, mong chúng bộc lộ tài năng từ tấm bé.
          ... và khi trưởng thành.

          Không chỉ để lại cho thế giới một kho tàng tác phẩm đồ sộ và vô giá gồm 626 tác phẩm lớn nhỏ, ngay từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, người ta đã phát hiện ra âm nhạc của thiên tài Mozart còn có khả năng trị liệu. Thế giới hiện đại ngày nay đã dùng nhạc của ông để chữa bệnh đau đầu, bệnh Alzheimer, thậm chí hy vọng giúp trẻ em thông minh hơn bằng cách cho chúng nghe khi còn ở trong bụng mẹ.

          Người có cái chết “phức tạp” nhất thế giới
          Vì là một nhà soạn nhạc vĩ đại, một thiên tài của thiên tài nên cái chết vào năm 35 tuổi của Mozart đã bị mang ra mổ xẻ “tơi bời”, đến nỗi sự ra đi đột ngột của ông còn được ví như là người có cái chết "phức tạp" nhất thế giới. Trong suốt 218 năm qua kể từ khi Mozart qua đời, người ta vẫn không thôi tranh cãi về nguyên nhân khiến ông từ giã cõi đời sớm như vậy.

          Wolfgang Mozart qua đời tại Vienna ngày 5/12/1791, khi mới 35 tuổi. Hồ sơ khai tử khi ấy chỉ thấy ghi một kết luận hết sức chung chung là ông chết vì bị sốt cao. Việc mổ tử thi đã không được thực hiện. Trước khi lìa đời khoảng 15 ngày đã có những dấu hiệu bệnh tật xuất hiện như sốt cao, nổi ban, phù chi, đau nhức toàn thân và rối loạn tâm lý. Theo sử sách lúc bấy giờ, Mozart được mai táng trong một ngôi mộ tập thể tại nghĩa trang St.Mark ở ngoại thành Vienna.7 năm sau, theo chủ trương bốc mộ của chính quyền để dành chỗ chôn người mới, tất cả đều được cải táng. Vì là mộ tập thể, không thể xác định hài cốt nào của Mozart. Từ đó, hài cốt Mozart được phân tán đi đâu không ai rõ và cho đến giờ chưa ai tìm thấy được một mảnh hài cốt nào được xác định chính xác là của Mozart.

          Năm ngày trước khi qua đời, Mozart bị sốt cao. Vị bác sĩ điều trị cho ông đã cố gắng làm giảm nhiệt độ thân thể ông nhưng ngay sau đó Mozart bị đột quị và rơi vào tình trạng hôn mê, một ngày sau nhạc sĩ thiên tài ra đi mãi mãi. Lời đồn rằng, sinh thời Mozart bị mắc bệnh lây qua đường tình dục. Nhạc sĩ đã dùng thủy ngân như là một dược phẩm và có lẽ thủy ngân đã dần dần hủy hoại thân thể ông. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là lời đồn thổi.

          Một giả thuyết khác gây sốc hơn về cái chết của nhà soạn nhạc vĩ đại này: Chết vì ngoại tình(?). Theo những gì mà dư luận khi đó bàn tán thì đương thời Mozart được mời dạy nhạc cho một quý bà xinh đẹp. Người chồng của quý bà này đối đãi rất hào phóng và tử tế với Mozart. Nhưng Mozart đã cám dỗ Maria Magdalenda, tên của người phụ nữ này. Khi người chồng phát hiện ra sự tình, anh ta đã đột nhập vào nhà Mozart và hành hạ ông. Cùng thời gian này Mozart cũng đang mang bệnh nên không thể chịu nổi cơn đòn ghen của kẻ đang điên lên vì bị cắm sừng.
          Không chỉ bị mổ xẻ chuyện ngoại tình, một nguyên nhân khác được đưa ra sau cái chết của Mozart chính là việc ông đã sốc khi biết tin bị… cắm sừng. Một số học giả phương Tây ngày nay cho rằng người con trai thứ 6 của ông với người vợ có tên là Constanze thực ra là con của kẻ khác. Mà “kẻ khác” ở đây chính là một trong những học trò theo học của Mozart. Theo nhiều giả thuyết đưa ra, do ghen tức với tài năng của người thầy nên ngoài việc dụ dỗ vợ thầy, Franz Xavier Zyusmeir- tên của người học trò kia đã hạ độc chính thầy giáo của mình(?).

          Năm 1999, trên tạp chí "Biên niên sử ngành nội khoa" ngày 18/8 của Hà Lan có đưa ra một giả thuyết mới khi tiến hành nghiên cứu hồ sơ tử vong xung quanh thời điểm Mozart qua đời tại Vienna từ 11/1791 - 1/1792 và so sánh với các nguyên nhân tử vong khác trong những năm trước và sau đó. Kết quả cho thấy vào thời điểm Mozart qua đời, tại Vienna xảy ra một dịch bệnh nhiễm trùng khuẩn cầu chuỗi, gây sốt, sưng phù nề và dẫn tới tử vong, đặc biệt ở nam thanh niên.

          Theo những người gần gũi với Mozart được chứng kiến những ngày cuối đời của ông, nhà soạn nhạc thiên tài chỉ phát bệnh không lâu trước khi chết, trong đó có các triệu chứng điển hình như phù nề, đau lưng, sốt phát ban. Đây là các triệu chứng cho thấy Mozart có thể đã tử vong vì căn bệnh viêm khí quản do nhiễm khuẩn cầu chuỗi dẫn tới viêm cầu thận cấp tính. Giới khoa học cho rằng mặc dù đây chưa phải là kết luận cuối cùng về nguyên nhân cái chết của Mozart, song nó rất đáng quan tâm.

          Chết là do không tắm nắng?
          Mặc dù đã có hàng trăm giả thuyết phân tích về cái chết của Mozart nhưng sau hơn hai thế kỷ, cái chết của nhà soạn nhạc thiên tài người Áo Wolfgang Amadeus Mozart vẫn là đề tài được giới khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong một công bố gần đây nhất của Trung tâm nghiên cứu sức khỏe, dinh dưỡng và ánh sáng mặt trời ở San Francisco cho biết: Nếu nhà soạn nhạc vĩ đại Wolfgang Amadeus Mozart dành một vài phút dưới ánh nắng mặt trời mỗi ngày, có thể ông sẽ không qua đời sớm. Nói một cách ngắn gọn là Mozart chết là do không chịu dành thời gian để...  tắm nắng.

          Theo William B.Grant thuộc Trung tâm nghiên cứu sức khỏe, dinh dưỡng và ánh sáng mặt trời ở San Francisco, Mỹ và Stephen Pilz thuộc Đại học Y khoa Graz, Áo, ánh sáng mặt trời hiếm hoi cùng với thói quen làm đêm của Mozart đã khiến cơ thể ông thiếu vitamin D.

          Trong giả thuyết được đưa ra ở trên, các nhà nghiên cứu viết rằng ở vĩ độ của thủ đô Vienna, 48 độ bắc, nơi Mozart cư ngụ lúc sinh thời, “không thể tạo vitamin D từ ánh sáng cực tím B suốt 6 tháng trong năm”. Họ cũng nói rằng Mozart sáng tác chủ yếu vào ban đêm. Rất có thể mức 25-hydroxyvitamin D trong máu quá thấp đã góp phần gây ra cái chết của ông. Khả năng này cũng có liên quan đến các bệnh truyền nhiễm như sốt, đau cổ họng và cảm lạnh mà Mozart đã bị từ năm 1762 - 1783, trong khoảng thời gian từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 5.

          Mozart bị ốm yếu trong nhiều năm liền. Việc thiếu hụt vitamin này có thể đã khiến ông dễ dàng mắc nhiều bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là một vài tháng của mùa đông, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh. Họ đưa ra giả thuyết rằng, ngày Mozart qua đời ở tuổi 35 (5.12.1791) là rơi vào giai đoạn 2-3 tháng mùa đông, khi các tia cực tím B ở mức thấp nhất.
          Theo Người đưa tin

          Những bí ẩn về cuộc đời thiên tài âm nhạc Mozart

            Thứ năm, 23 Tháng hai 2006, 14:29 GMT+7


            Nhung bi an ve cuoc doi thien tai am nhac Mozart
            Mozart lúc còn nhỏ.
            Được trời ban cho một trí nhớ phi thường, ngay từ lúc 14 tuổi, con người kỳ diệu này đã tỏ cho mọi người thấy rằng, ông đã sáng tác các tác phẩm “ở trong đầu”, rồi sau đó không có gì ngoài việc cứ tuôn ra giấy mà chẳng có một nét gạch xóa nào.

            Bấm ngay Subscribe / Đăng Ký xem video hay mới nhất >>

            Khi ông bố nhanh chóng nhận ra thiên tài của con trai, ông đã buộc Mozart làm việc cật lực, và áp đặt cho con mình một kỷ luật sắt. Ông đã làm tất cả để mang lại cho con trai những gì tốt đẹp nhất, kể cả phải hy sinh nghề nghiệp và sự riêng tư của mình. Và ông đã được tưởng thưởng, khi nhạc sĩ Joseph Haydn vĩ đại công khai tuyên bố với ông vào năm 1785: “Con trai ngài là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất mà tôi được biết”. Morzart là một cậu bé ngoan và hồn nhiên, luôn sẵn sàng đi theo ông bố mà cậu thán phục.
            Mới 5 tuổi rưỡi, Mozart đã soạn được bản menuet đầu tiên, và ông đã viết được 626 tác phẩm, trong đó có bản Requiem cuối cùng còn dang dở. Mới 6 tuổi, Mozart đã được trình diễn tại Vienne, trước mặt Nữ hoàng Marie- Thérèse và triều đình. Người ta bịt mắt cậu để cậu trình diễn, rồi lại dùng một tấm khăn phủ lên bàn phím. Sau khi trình diễn không có một lỗi nào, cậu nhảy lên đầu gối Nữ hoàng và thề là muốn cưới bà làm vợ. Nữ hoàng trao cho ông bố 100 ducats, riêng Mozart thì bà cho 2 bộ quần áo của các con bà không còn mặc nữa.
            Việc chơi nhạc đối với cậu cũng cần như việc hít thở. Sáng nào cũng vậy, từ 6 giờ Mozart đã sáng tác ngay trên giường. Để thỏa mãn niềm đam mê này, cậu đã đi du lịch rất nhiều, khoảng 10 năm, nghĩa là gần 1/3 cuộc đời ngắn ngủi của cậu. Trên đường đi, Mozart đã viết khá nhiều thư từ (2.000 lá thư là những minh chứng về nhân cách của ông), và soạn nhiều bản nhạc.
            Thế còn phụ nữ? Tuy nhiều lần tán tỉnh cô em họ Marie Anna Thekla, rồi say mê cô nàng Nancy Storace xinh đẹp, hay thật sự ông rất yêu Aloysia Weber, một giọng ca tuyệt hay và rất xinh đẹp (cô không yêu ông), nhưng rốt cuộc, Mozart cưới Constance, em của Aloysia và sống rất chung thủy. Constance không phải là kẻ thiếu đứng đắn như nhiều lời đồn thổi, mà là một người vợ tận tâm. Cô đã chăm sóc nhà soạn nhạc thiên tài này trong suốt 9 năm và sinh cho ông 6 người con. Khi Mozart qua đời, cô chỉ mới 29 tuổi, và dù trải qua những tháng ngày suy sụp, Constance cũng luôn ra sức làm rạng rỡ danh tiếng của chồng, người mà cô lưu giữ trong ký ức cho đến khi qua đời ở tuổi 80 vào năm 1842 tại Salzbourg.
            Ảnh minh họa
            Người vợ luôn túc trực bên giường lúc Mozart lâm trọng bệnh.

            Mozart đã kiếm được rất nhiều tiền, cho dù phải cạnh tranh với Salieri, là người mà người ta cho rằng đã đầu độc cuộc đời ông. Là chủ quản nhà nguyện tại triều đình Vienne, Salieri điều hành những đơn đặt hàng, và lẽ dĩ nhiên là đã không nâng đỡ kẻ mà ông ta hiểu là vượt trội ông ta. Nhưng Mozart biết cách để được trả tiền, vì ông phải lo cho một gia đình đông con. Năm cuối đời với 38 tác phẩm được đặt hàng, Mozart đã kiếm được số tiền tương đương 1 triệu euro.

            Thế nhưng, ông vẫn để lại nhiều món nợ lớn, bởi vì không chỉ chơi billard, trò cờ bạc đã mê hoặc ông, hủy hoại ông, nhấn chìm ông... Tuy nhiên, trong thời gian hấp hối, Mozart không hề cô đơn, gia đình và bạn bè vẫn vây quanh ông, hàng ngày bác sĩ riêng lui tới với ông, cả Salieri cũng đến thăm ông.
            Theo các chuyên gia, vì sức khỏe yếu, bị yếu thận nặng nên Mozart đã qua đời vì một bệnh dịch do khuẩn cầu chuỗi mà thời đó người dân thành Vienne mắc phải. Tuy Constance chỉ có thể đủ tiền trang trải cho một đám tang, nhưng dù gì Mozart cũng được chôn cất đàng hoàng trong một hầm mộ tập thể chứa được 16 quan tài vào năm 1791. Người biết cách làm đẹp cho từng nốt nhạc duyên dáng của mình làm chúng ta phải điên đảo cho đến tận bây giờ đã qua đời như thế khi chưa đầy 35 tuổi
            Theo Minh Thu - (ANTG/Gala)

            Bí mật về cái chết của nhà soạn nhạc thiên tài Mozart

            2:04 PM | 07/02/2015 - Sống tâm lý
            (SKGĐ) Có thể Mozart sẽ không qua đời sớm, có thể ông chết vì lý do này chứ không phải lý do kia… Sau gần 2 thế kỷ trôi qua, tất cả giả thuyết về cái chết của thiên tài âm nhạc Mozart vẫn là điều bí ẩn.

            Thiên tài âm nhạc Mozart có tên thật là Wolfgang Amadeus Mozart sinh ra trong một gia đình nhạc sĩ nghèo ở thành phố Salzburg, Áo. Từ bé Mozart đã không được cắp sách tới trường như bạn bè đống trang lứa. Thay vào đó Mozart theo học ở nhà với cha và chị gái, và âm nhạc là môn học chính của gia đình họ.
            Năm 14 tuổi, con người kỳ diệu này đã chứng tỏ cho mọi người thấy rằng, ông đã sáng tác sẵn các tác phẩm “ở trong đầu”, rồi sau đó chỉ cần để nó tuôn ra giấy mà chẳng có một nét gạch xóa nào. Vì vậy mà Mozart còn được mệnh danh là nhạc sĩ sáng tác ngay trên giường.
            Trí lực siêu phàm của Mozart
            Trí lực siên phàm của Mozart bộc lộ rất sớm. Khi 2 tuổi, chỉ cần nghe mẹ đánh đàn cậu bé đã có thể đánh ngay lại được bản nhạc ấy. Mozart cũng chỉ mất có 2 năm để học thành thục về đàn violon và clavecent. 4 tuổi cậu bé Mozart đã có thể hí hoáy viết nhạc và sáng tác được một bản concerto đúng qui cách và có dụng ý hẳn hoi.
            Đó chính là bản Khát vọng mùa xuân mà thiếu nhi thế giới hiện nay hằn yêu thích. Lên 5 tuổi, thiên tài âm nhạc này đã tham gia biểu diễn trong dàn nhạc giáo đường Salzburg cùng cha mình. 6 tuổi cậu đã cùng cha và chị gái đã đi biểu diễn tại nhiều thành phố lớn.
            Tại buổi biểu diễn có sự tham dự của Nữ hoàng Marie- Thérèse và triều đình nước Áo tại thủ đô Vienne, Mozart đã đồng ý cho người bịt mắt mình rồi lại dùng một tấm khăn phủ lên bàn phím trước khi trổ tài. Với những thử thách ngặt nghèo như thế, Mozart vẫn hoàn thành xuất sắc phần trình diễn của mình. Trước tài năng vượt trội của Mozart, Nữ hoàng Marie- Thérèse đã phải thốt lên: “Đây thực sự là một hiện tượng siêu phàm”.
            Trí lực phi thường của Mozart còn được biết đến trong lần ông ông ghé thăm Nhà nguyện Sixtine, ở thành Rome nước Ý. Khi đó, dàn hợp ca tòa thánh đang hát một bài hợp xướng 8 bè rất hay và không cho phép người nghe ghi lại bản nhạc. Nhưng với Mozart, chỉ cần lần nghe duy nhất đó, khi về ông đã viết lại thành bản nhạc hoàn chỉnh không một nốt sai.
            Mozart - khi thiên tài lạc lối
            16 tuổi Mozart đã phải lòng một ca sỹ mười sáu tuổi vừa tài năng vừa xinh đẹp, tiểu thư Aloysia Weber. Điều này đã làm kinh hoảng người cha, khiến ông ấy phải ra sức thuyết phục con trai chuyển tới Paris. Ở Paris, ông lại tiểu thư Aloysia và sau này ông cặp kè và qua lại với rất nhiều gái điếm và những phụ nữ quý tộc.
            Có thời điểm, Mozart kiếm được rất nhiều tiền, những ông đều vung tay bằng hết cho rượu chè, gái gú thâu đêm. Ông sống vô độ, đêm thức chơi bời hay sáng tác cả đêm và ban ngày thì ngủ suốt, ông sống không có bất một quy tắc nào.
            Dù là một tài năng âm nhạc, nhưng khoảng thời gian chưa xin được việc Mozat phải chịu cảnh luồn cúi trước những kẻ có quyền thế để chờ cơ hội. Thời gian đó, hàng ngày Mozart phải ngồi chầu chực hàng giờ liền trong tiền sảnh nhà vị tổng giám mục giáo phận để chờ được sai phái, viết nhạc chiều theo ý của ông ta.
            Mozart buộc phải làm công việc soạn nhạc, chuyên soạn nhạc thuê cho người khác, sáng tác nhạc cho những vở balê loại rẻ tiền, dạy nhạc tư với giá quá bèo bọt. Ông ngày càng tụt xuống thấp trong nấc thang xã hội, nhà ở ngày thu hẹp lại, những lo nghĩ về cuộc sống ngày càng tăng... và âm nhạc ông viết ra ngày càng hay, càng đẹp.
            Là một nhạc sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ, được nhà vua mến mộ, nhưng Mozart luôn sống trong cảnh túng thiếu, nghèo khổ và khi chết cũng không được chôn ở nghĩa trang chính của thành Salzburg vì khi sống ông không chịu cộng tác với giáo hội.
            Cái chết của Mozart vẫn chỉ là giả thuyết
            Vào một ngày mùa đông ảm đạm năm 1971, Mozart đã trút hơi thở cuối cùng trên giường bệnh trong cô đơn lặng lẽ tại Vienna- Áo, khi mới 35 tuổi. Sau hơn hai thế kỷ, cái chết của nhà soạn nhạc thiên tài người Áo - Mozart vẫn là đề tài được giới khoa học quan tâm nghiên cứu.
            Cho đến nay đã có tới 150 giả thuyết khác nhau về cái chết của thiên tài âm nhạc này. Khi còn sống, Mozart là người đau khổ với nhiều chứng bệnh trong suốt quãng đời ngắn ngủi của mình.
            Xem qua hồ sơ y tế, người ta thấy ông có nhiều vấn đề về sức khỏe trong suốt quãng đời ngắn ngũi của mình. Ông bị bệnh đậu mùa, viêm amiđan, viêm phổi, thương hàn, và cả thấp khớp.
            Theo những người gần gũi với Mozart được chứng kiến những ngày cuối đời của ông, nhà soạn nhạc thiên tài chỉ phát bệnh không lâu trước khi chết, trong đó có các triệu chứng điển hình như phù nề, đau lưng, sốt phát ban.
            Còn trong hồ sơ khai tử khi ấy chỉ thấy ghi một kết luận hết sức chung chung là ông chết vì bị sốt cao. Trước khi lìa đời khoảng 15 ngày đã có những dấu hiệu bệnh tật xuất hiện như sốt cao, nổi ban, phù chi, đau nhức toàn thân và rối loạn tâm lý.
            Có nhiều cách giải thích về cơn sốt chết người này. Bác sỹ Jan V. Hirschmann - chuyên viên thú y ở Seattle, Mỹ cho rằng, Mozart đã ăn nhằm thịt heo nấu nướng không vệ sinh, sinh ra giun xoắn, bởi cơn sốt kèm theo các triệu chứng điển hình khác như phát ban, các chi sưng to và đau nhức. Bác sĩ Hirschmann nghi ngờ điều này vì trước khi chết 44 ngày, Mozart có viết cho vợ một lá thư khoe đã ăn sườn heo “thật tuyệt”.
            Còn nữ TS. Faith Fitzgerald, giáo sư âm nhạc của Đại học California là một người rất hâm mộ thiên tài Mozart. Bà đã thông kê từ các phương tiện truyền thông và các báo cáo khoa học trên khắp thế giới và từ 150 giả thiết khác nhau về cái chết của nghệ sĩ bậc thầy âm nhạc này. Tuy nhiên, bản thân Fitzgerald lại tin rằng Mozart chết vì chứng thấp khớp cấp bởi những biểu hiện của ông khi chết là các chi sưng to, đau nhức và sốt cao.
            Mozart đã để lại một di sản âm nhạc đồ sộ và vô giá với 626 tác phẩm lớn nhỏ, trong đó có 24 vở nhạc kịch nổi tiếng, 50 bản giao hưởng, cùng nhiều bản ca khúc, hòa tấu.
            Giả thiết gần đây nhất được đưa ra là Mozart chết do thiếu vitamin D. Thiếu vitamin D là một yếu tố có liên quan đến nhiều bệnh, kể cả bệnh nhiễm. Giả thuyết về mối liên hệ giữa vitamin D và cái chết của Mozart có logic và cơ sở sinh học.
            Dựa vào suy luận về thời khóa biểu làm việc của ông, người ta thấy Mozart thường soạn nhạc vào ban đêm, do đó ông thường ngủ suốt ngày. Vienna nằm ở vĩ độ 400 Bắc, và trong điều kiện địa lí đó, cơ thể chỉ có thể hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời khoảng 6 tháng một năm. Mozart ngã bệnh và qua đời vào giữa mùa đông. Nói một cách ngắn gọn là Mozart chết là do không chịu dành thời gian để... tắm nắng.
            Giả thuyết cuối cùng mang tính thần bí nhiều hơn. Theo những người cùng thời với Mozart, thì nhà soạn nhạc này đã dựa trên mâu thuẫn lâu đời giữa Hội Tam điểm và Cơ Đốc giáo để sáng tác vở opera Cây sáo thần. Những bí mật nghi lễ của Hội Tam điểm bị phơi bày trong vở opera đã làm các thành viên của hội nổi giận lôi đình và chỉ có cái chết của Mozart mới làm họ hả cơn giận.
            Còn không ít người cho rằng Mozart chết do một thiên tài âm nhạc khác có tên là Antonio Salieri đã ra tay sát hại Mozart bằng cách đầu độc, vì mối tư thù cá nhân. Hay Mozart chết do bị tình địch giết hại, chết vì ngoại tình, chết do bệnh tình dục…
            Khoa học hiện đại ngày nay đã tạo nhiều cơ hội để nghiên cứu cụ thể, sát thực hơn về những cái chết bí hiểm. Nhưng rất tiếc rằng cho đến nay người ta chưa tìm được bất kỳ dấu tích gì về hài cốt của Mozart, vì vậy mà mọi giả thuyết vẫn chỉ là giả thuyết.
            Ngân Khánh
            Xem tiếp...