Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

BÀI VIẾT HAY 95

(ĐC sưu tầm trên NET)

Những Ngộ Nhận Về Ông Trương Vĩnh Ký
Hồng Điểu
31-May-2015
Ngày 24/3/2015 vừa qua, trong dịp trao giải thưởng Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh, Ông Nguyên Ngọc đã nêu ý kiến: Xây “Ngôi đền tinh hoa văn hóa Việt Nam” nhằm tôn vinh những nhân vật kiệt xuất có công đối với văn hóa Việt Nam. Trong số ba nhân vật đầu tiên được đề cập đến có tên ông Trương Vĩnh Ký, cũng gọi là Petrus Ký.
Trương Vĩnh Ký là ai ?  Nhân vật này đã có công lao kiệt xuất gì mà được ông Nguyên Ngọc quan tâm muốn  đưa vào “Ngôi đền tinh hoa Văn hóa Việt Nam” do ông dự kiến xây ?
▪ I. VÒNG ĐỜI 1837 - 1898
Trương Vĩnh Ký lúc nhỏ có tên Trương Chánh Ký, sinh năm 1837 ở ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, Tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre).
Năm ông 8 tuổi, cha ông là Trương Chánh Thi bị bệnh mất ở Cao Miên (Campuchia) trong một chuyến đi công tác cho Triều Nguyễn. Linh mục Tám, người được ông Thi che chở khi triều đình cấm Đạo, đã dề nghị mẹ ông cho ông theo Đạo Công giáo, lấy tên là Jean Baptiste Trương Chánh Ký (sau đổi là Trương Vĩnh Ký, gọi tắt là Petrus Ký). Khi linh mục Tám mất, linh mục Long (người Pháp, mới qua Việt Nam), đã tiếp dạy Trương Vĩnh Ký chữ La-tinh, rồi giới thiệu ông cho linh mục Hòa (tên Pháp là Belleveaux) đang dạy tại trường Đạo Pinha-lu ở Phnom Penh. Trương Vĩnh Ký theo học trường này, nhờ đó có dịp học thêm tiếng Miên, Lào, Miến Điện, Trung Quốc…với nhiều học sinh cùng trường.
Năm 1851, Trương Vĩnh Ký được gởi vào ngôi trường đặc biệt - trường Dulalma -  của các thừa sai dòng Tên (Jésuites) và Đa Minh (Dominicains) ở Penang (Mã-Lai), là nơi đào tạo những nòng cốt cho việc truyền giáo và xâm nhập các nước Châu Á của liên minh Công giáo-quân sự Châu Âu ở Viễn Đông. Trong thời gian học tại đây (1851-1858) Trương Vĩnh Ký học thêm tiếng Ấn Độ, Anh, Tây Ba Nha, Mã Lai, Nhật, Hy lạp, Thái, Pháp…
Năm 1858 (21 tuổi) Trương Vĩnh Ký về nước. Cũng năm ấy quân Pháp đánh Đà Nẵng, nên chánh sách cấm Đạo của triều đình càng gay gắt. Trương Vĩnh Ký không thể ở quê Cái Mơn được, chuyển qua dạy học ở Trường đạo Cái Nhum của cố Hòa. Năm 1860 Ông được linh mục người Pháp Dominique Lefèbvre giới thiệu đến giúp làm thông ngôn cho viên Trung tá Hải quân Pháp Jean Bernard Jauréguiberry đang chỉ huy địa hạt Gia Định thay Tổng tư lệnh Rigault de Genouilly đang đưa quân trở ra Đà Nẵng. Thời gian này Trương Vĩnh Ký cũng có dịp làm thông ngôn cho các tướng lĩnh Pháp Charner, Page, Bonard khi các tướng này lần lượt hạ các đồn Chí Hòa, Thuận Kiều, Mỹ Tho, Biên Hòa…Ông lập gia đình và xây nhà riêng ở quê vợ vùng Chợ Quán-Sài Gòn.
Năm 1862 ông làm thông ngôn cho phái đoàn Pháp ra Huế nghị hòa, buộc Triều Nguyễn ký Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) ở Gia Định nhượng 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. Sau đó Trương Vĩnh Ký được Pháp cử vào phái đoàn Pháp, cùng phái đoàn Phan Thanh Giản sang Paris nhằm thương lượng chuộc lại 3 tỉnh Nam Kỳ (1863). Cuộc thương lượng bất thành, nhưng dịp này Trương Vĩnh Ký được các chính phủ Pháp, Tây Ba Nha ưu ái cho đi tham quan nhiều nước châu Âu.
Năm 1864 Trương Vĩnh Ký trở về nước tiếp tục làm thông ngôn cho soái phủ Pháp ở Nam Kỳ.  Năm 1865 ông làm trợ tá cho một quan chức người Pháp - Ernest Potteaux - xuất bản tờ Gia Định Báo, tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam . Nhưng phải đến năm 1869, chuẩn Đô đốc Ohier mới ký quyết định giao cho Trương Vĩnh Ký làm Giám đốc Gia Định Báo (Huỳnh Tịnh Của làm Chủ bút). Trong thời gian làm báo, ông vẫn là giáo sư nhiều trường do Pháp mở, như Trường Thông ngôn Sài Gòn (Collège des interprètes, tức trường Adran cũ), Trường của Sở Công vụ người bản xứ  (Services des affaires indigènes), Trường đào tạo nhân viên cho Văn phòng Trung ương An Nam  (Bureau Central Annamite, do linh mục Legrand de la Liraye điều khiển).
Năm 1870, sứ thần Tây Ba Nha Patocot xin Pháp “cho mượn” Trương Vĩnh Ký làm thông ngôn trong chuyến đi Huế thương thảo với Nam triều về một hiệp ước thương mại và giao hảo. Thời gian này ông có dịp đi Hong Kong, Ma Cao, Quảng Đông, Quảng Tây… Nhưng cũng chính chuyến đi giúp Tây Ba Nha của Trương Vĩnh Ký đã là duyên cớ sau này một số quan chức Pháp sinh lòng đố kỵ
Năm 1872, Trương Vĩnh Ký được thăng hàm Tri huyện hạng nhất, đồng thời được bổ làm Đốc học (Giám đốc) Trường Sư phạm, kiêm chức Thư ký Hội đồng châu thành Chợ Lớn.
Năm 1874, ông là giáo sư Trường Hậu bổ (Collège des stagiaires) -  tức trường đào tạo quan Tham biện cho bộ máy trực trị của Pháp; rồi sau thay Eliacin Luro làm Giám đốc. Lương ông lúc đó đã đứng hàng thứ ba ở Đông Dương. Ông còn là hội viên của “Hội đồng học chính cao cấp”(còn gọi là “Thượng Hội đồng Giáo dục”), một tổ chức phụ trách việc tiến hành cuộc “chinh phục tinh thần” người dân bản xứ, tiếp theo cuộc “chinh phục bằng vũ lực”.
Năm 1876 ông được Thống Đốc Nam Kỳ cử ra Bắc Kỳ dò xét tình hình báo cáo cho Pháp, chuẩn bị cho cuộc xâm lược Bắc Kỳ sau đó.
Năm 1877 Đô đốc Duperré chọn Trương Vĩnh Ký -  người An Nam đầu tiên và duy nhất -  cử vào làm Ủy viên Hội đồng Cai trị Sài Gòn.
Năm 1883, ông được Hàn Lâm Viện Pháp phong chức Viện sĩ. Năm 1886 nhận Bắc Đẩu Bội Tinh Ngũ Đẳng.
Đặc biệt năm 1886, Tổng trú sứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ Paul Bert vừa sang nhậm chức, đã mời ông ra Huế giúp việc. Ông nhận hàm Tham tá Đệ tam phẩm, sung Hàn Lâm viện thị giảng học sĩ, được bố trí đứng chân trong Cơ Mật Viện của vua Đồng Khánh, ông vua do Pháp dựng lên sau biến cố ở Huế 5/7/1885, Vua Hàm Nghi cùng cận thần Tôn Thất Thuyết… phải lánh ra Quảng Trị ban Chiếu Cần Vương. Với vai trò đó Trương Vĩnh Ký đã góp phần quan trọng giúp Paul Bert đập tan phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi.   
Paul Bert chết đột ngột vào cuối năm 1886.  Trương Vĩnh Ký không được người kế tục Paul Bert tin dùng. Trương Vĩnh Ký lui về Sài Gòn tiếp tục dạy học ở trường đào tạo tham biện (Trường Hậu Bổ), và viết sách…
Lương của  ông Trương Vĩnh Ký được ưu ái trả bằng tiền franc, lên đến 9.000 phờ-răng (franc), lúc đó tỷ giá 1 đồng bạc Đông Dương = 4 đồng franc ; chuyển đổi ra đồng bạc Đông Dương là một số tiền lớn; trong khi lương Tri huyện thời đó là 30 đ/tháng; lương Lại dịch (viên chức thường) là 10 đ/tháng !
Riêng thời gian Trương Vĩnh Ký  dành cho việc hoạt đông văn hóa là từ khi ông còn rất trẻ, từ năm 1864 đến năm 1894 (30 năm). Trong lĩnh vực này ông soạn sách dạy chữ Quốc ngữ, phiên âm tác phẩm  chữ Nôm,  dịch sách chữ Hán ra Quốc ngữ, nghiên cứu các vấn đề về phong tục, lịch sử, xã hội, khoa học tự nhiên… của xứ Nam Kỳ và nhiều địa phương khác phục vụ việc tìm hiểu xứ sở, người dân vùng đất mới chinh phục của thực dân Pháp.
Trương Vĩnh Ký mất năm 1898. Phần mộ chôn ở Chợ Quán, nay thuộc Quận 5, góc đường Trần Hưng Đạo -Trần Bình Trọng.
▪ II. NHỮNG ĐIỂM ĐÁNG QUAN TÂM TRONG “CUỐN SỔ BÌNH SANH” TRƯƠNG VĨNH KÝ
1/ Tính chất con người Trương Vĩnh Ký trong thời gian cộng tác với Pháp về chính trị (dưới danh nghĩa “Thông ngôn”) 1860-1886.
Thời gian này có 3 mốc  quan trọng :
  • Khi Trung tướng Hải quân Pháp Jean Bernard Jauréguiberry đảm nhiệm vai trò quyền Tư lệnh quân Pháp ở Gia Định (thay Rigault de Genouilly), Trương Vĩnh Ký lúc ở tuổi 22 (1859) đã viết thư thúc giục Jauréguiberry nhanh chóng đánh chiếm Nam Kỳ : “…Tôi nhân danh là người đại diện cho tín hữu Kitô kính dâng lên Ngài lời cầu xin của chúng tôi…Nỗi thống khổ của chúg tôi hằng gánh chịu dưới bạo quyền của các quan lại triều đình gây ra…Tất cả chúng tôi chắc sẽ chịu chết nếu Ngài không không kịp đánh đuổi kẻ thù của chúng ta” (Thư viết tay khoảng cuối tháng 3/1959-Văn khố Hải quân Pháp, Paris; SUM Vincennes – Vũ Ngự Chiêu sưu tầp <giaodiem.com>). Năm sau 1860, khi quân Pháp chiếm một số tỉnh Nam Kỳ, Trương Vĩnh Ký làm thông ngôn cho các tướng Pháp Charner, Page, Bonard…Như vậy, ngay sau khi rời tu viện Pénang, Trương Vĩnh Ký đã sớm làm tay sai cho quân xâm lược (23 tuổi).
  • Năm 1876 (39 tuổi), theo lệnh của Thống đốc Nam Kỳ Đô đốc Duperré , Trương Vĩnh Ký bí mật ra Bắc “tìm hiểu tình hình”, chuẩn bị cho quân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ  6  năm sau đó (25/4/1882). Trương Vĩnh Ký báo cáo tình hình (tuy có nhiều chi tiết không đúng), thúc giục quân Pháp nhanh chóng tiến quân ra chiếm Bắc Kỳ  :”…Sự khốn cùng đang bao trùm dân chúng…đòi hỏi một sự thay đổi và một nền cai trị hữu hiệu…giải thoát một dân tộc đang cảm thấy suy vong”. Trương Vĩnh Ký cũng vẽ ra triển vọng Pháp sẽ thu được những quyền lợi vật chất cụ thể khi chiếm đoạt được xứ này :”…Xứ sở này chẳng thiếu tài nguyên, đất đai mà tôi dám quyết rằng có thể sánh với thổ nhưỡng của nước Pháp…chưa nói tới những tài nguyên khoáng chất bao la , và tôi xin phép nói rằng dân của xứ này đã chết đói trên một chiếc giường đầy vàng…”. Trương Vĩnh Ký cũng báo cáo với viên Thống đốc Pháp về những điều ông ta ca ngợi sự bảo hộ của Pháp với một số sĩ phu Bắc Kỳ :”…Tất cả quý vị đều phải thấy rằng nếu nhà cầm quyền Pháp có ý xâm chiếm xứ này, họ có thể làm việc ấy từ lâu một cách dễ dàng, không phải bàn cãi gì cả. Quí vị phải hiểu rằng quí vị là những kẻ yếu, thật sự quá yếu, cần một sự giúp đỡ của ai đó để gượng dậy…Và tốt hơn chỉ nên tin tưởng vào những bạn đồng minh…dựa vào họ một cách thành thật để đứng lên; phải thẳng thắn, không hậu ý..dang cả hai tay ra với họ…(Thư ngày 28/4/1876 gởi quyền Thống đốc Pháp ở Nam Kỳ, do Bùi Kha viện dẫn - <sachhiem.net>. Xem toàn văn tiếng Pháp http://tongiaovadantoc.com/...).
  • Năm 1886(49 tuổi), khi Paul Bert sang nhậm chức Tổng trú sứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ, do quen trước trong chuyến công du Pháp năm 1863-1864, Trương Vĩnh Ký được Paul Bert mời giúp việc ở triều đình Huế. Theo yêu cầu của Paul Bert, Nam triều phong cho Trương Vĩnh Ký Hàm Tham tá đệ tam phẩm (tương đương thứ trưởng), đứng chân trong Cơ Mật Viện của vua Đồng Khánh, vị vua do Pháp dựng lên khi vua Hàm Nghi và cận thần Tôn Thất thuyết khởi nghĩa ở Huế (5/7/1885) chống Pháp không thành công phải lánh ra Quảng Trị ban Chiếu Cần Vương. Vai trò của Trương Vĩnh Ký là bí mật điều khiển Đồng Khánh và Cơ Mật Viện (cơ quan lãnh đạo cao nhất của triều đình Huế) làm theo ý đồ của Pháp. Trương Vĩnh Ký báo cáo cho Paul Bert :”…Tôi sẽ trấn áp tất cả các hãnh thần và bao vây nhà vua, tôi sẽ kiếm những người thật sự có khả năng cho Viện Cơ Mật” (Báo cáo ngày 17/6/1886 gởi Paul Bert). Trương Vĩnh Ký cũng gợi ý cho Paul Bert tổ chức lực lượng đặc biệt để triệt phá bọn “phiến loạn” (Cần Vương) : “…Hãy nhanh chóng lập các đoàn lạp binh (thanh niên Công giáo) và võ trang cho họ. Ngài không có gì phải quan ngại…bởi vì quân khí do ngài cung cấp, cho mượn, hoặc bán đều thuộc trách nhiệm trực tiếp của nhà vua và chính quyền An Nam, sau cuộc bạo hành ngày 5/7, nay chỉ còn cách thuần phục nước Pháp…” (Thư ngày 5/10/1886)…”Bọn phiến loạn (người viết nhấn mạnh) không đáng sợ, họ chỉ có những khí giới cổ lỗ của chính quyền An Nam và vài võ khí mới mua lại được của bọn buôn lậu Trung Hoa. Cái chứng cớ phơi bày ra ở Quảng Trị và Quảng Bình, họ đã không thể cắt được dù chỉ một lần đường dây điện thoại. Họ rất dễ bị tiêu mòn và trở lại ngoan ngoãn…”.
Chính Trương Vĩnh Ký đã nói rõ vai trò bí mật của mình ở Cơ Mật Viện trong một thư gởi viên Giám đốc nội vụ Noel Pardon (sau khi Paul Bert chết) : “…Về phần tôi, xâm nhập vào Cơ Mật Viện của nhà vua, vai trò của tôi là làm cho nhà vua và triều thần hiểu được các ý tốt (sic) của chính phủ Pháp cũng như điều động chính sách của chính phủ An Nam đi gần với chính sách của nước Pháp” (Thư ngày 19/1/1887, trình cho Bihourt, người kế vị Paul Bert, qua viên Giám đốc nội vụ Noel Pardon). Người ta thường gọi vai trò này là loại “điệp viên của Pháp”.
Qua những cột mốc lớn trong vòng đời của ông, ta có thể kết luận : người “TRÍ THỨC” Công giáo Trương Vĩnh Ký theo phục vụ cho giới lãnh đạo cao cấp của đội quân xâm lược Pháp khi tuổi ông còn rất trẻ, ngay từ những ngày đầu chúng đến Việt Nam; và duy trì tính chất Việt gian phản quốc đó liên tục qua nhiều vai trong suốt cuộc đời, cho đến ngày bị thất sủng sau khi Paul Bert, người bảo trợ chính của ông đột ngột qua đời (1887). và cho đến ngày ông mất (1898).
▪ III. HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA CỦA TRƯƠNG VĨNH KÝ
Hoạt động văn hóa của Trương Vĩnh Ký cũng không ra ngoài quỹ đạo của chính sách thực dân Pháp tại Việt Nam.
1/ Chúng ta trở lại bối cảnh tình hình năm quân Pháp vừa đến Nam Kỳ :
Sau khi chiếm được Nam Kỳ bằng vũ lực (1860), thực dân Pháp đã nghĩ ngay đến việc thiết lập thể chế cai trị dân bản xứ. Có hai khuynh hướng tổ chức chế độ cai trị : Phe Aubaret – Philastre chủ trương chỉ đô hộ về quân sự và kinh tế. Phe Lagrandìère, Chasseloup Laubat, - thắng thế,  chủ trương trực trị, đồng hóa, tức Pháp sẽ đặt sĩ quan Pháp ở tất cả các cấp chính quyền. Người bản xứ thì cần thiết cho việc hầu hạ như cu ly, bồi bếp, chạy giấy, thông ngôn, ký lục…Viên Thanh tra sự vụ bản xứ (Affaires Indigènes) Eliacin Luro thành lập Trường Tham biện (Collège des stagiaires, cũng gọi là Trường Hậu bổ) dạy cho số người Pháp (từ Pháp sang) “nghề” làm quan chức cai trị. Mặt khác, khi thời kỳ chinh phục bằng vũ lực đã qua, đến thời kỳ “nghiên cứu để cai trị”, Pháp cần sử dụng nhiều “thông ngôn” người bản xứ để giúp Pháp tìm hiểu  đất nước và con người bản xứ, giúp trang bị kiến thức thông thường cho số người Pháp trong bộ máy cai trị thực dân. Cho nên Tướng Charner lập trường Adran từ rất sớm, sau đổi thành Trường Thông ngôn (Collèges des interprètes). Tướng Bonard chủ trương giữ nguyên cơ cấu tổ chức xã hội Việt Nam ở làng. Viên Giám đốc nội vụ Paulin Vial nói thẳng :”Đó là phương pháp duy nhất thích hợp với sự an toàn của chúng ta (người Pháp), vì nó chia rẽ dân bản xứ bằng cách thừa nhận họ tự trị các làng xã, một điều họ rất quan tâm…Nó mang an ninh cho nhà cầm quyền Pháp, không cho nhân dân có thể liên kết với nhau trong mọi hành động chung chống lại chúng ta.” (Paulin Vial, “L’Annam et le Tonkin”, trích dẫn bởi Vũ Quốc Thúc trong “Pháp chế sử Việt Nam”). Thực dân Pháp còn cho rằng, để triệt tiêu mọi ảnh hưởng của số sĩ phu lãnh đạo kháng chiến thì phải thay thế chữ Nho bằng chữ Quốc ngữ, dùng Quốc ngữ làm công cụ đắc lực cho chính sách trực trị, đồng hóa của chúng (Địa chí Văn hóa Tp HCM, Tập II, trang 200-201). Pháp mở trường dạy chữ Quốc ngữ, nhưng lúc đầu các trường này rất ít người học. Còn những người học xong thì cũng không có gì để đọc ngoài mấy quyển sách về tiểu sử các ông thánh. Cho nên yêu cầu về phiên âm, phiên dịch, viết sách Quốc ngữ là cấp thiết.
Đó là bối cảnh chính trị-xã hội ở Nam Kỳ những năm sau Hòa ước Nhâm Tuất 1962 và khi Phan Thanh Giản đầu hàng Pháp năm 1967 (Pháp chiếm hết 6 tỉnh Nam Kỳ).
2/ Trương Vĩnh Ký là người phiên âm, dịch  nhiều sách nhất trong những buổi đầu ấy.
Nhà sử học Jean Bouchot, trong sách của ông (“Petrus Ký, Erudit Cochinchinois, (P.Ký, nhà thông thái Nam Kỳ) Jean Bouchot, Imprimerie Commerciale, 1925) đã khen cái ý thức, cái tài năng của Trương Vĩnh Ký :”Tất cả những gì ông (Trương Vĩnh Ký) đã dịch từ Hán ra chữ Quốc ngữ đều không có mục đích nào khác là làm cho người Nam chấp nhận mẫu tự La tinh và giảm bớt dùng chữ Hán”…”Việc đó ông Trương Vĩnh Ký đáp ứng đúng với yêu cầu của các vị Đô đốc-Thống đốc đã từng bày tỏ ngay từ lúc Pháp mới chinh phục Nam Kỳ, những điều mà ông Vial, Giám đốc nội chính đã nói lên và ông Vial đã đánh giá đó là những trở ngại do chữ Hán gây ra giữa người Pháp và người Nam” (ĐCVH Tp HCM, tập I, trảng 203). Luro đã viết trong phúc trình lên Thống đốc Nam Kỳ :”Từ lâu tôi đã thỉnh cầu một cách vô hiệu rằng người ta phải phiên dịch, dưới sự chăm sóc của một Hội đồng có đủ quyền hành, lịch sử nước An Nam và những sách cao quí của triết lý Trung Hoa. Người dân ít nghe tiếng quan thoại, vào trình độ họ sẽ rất sung sướng có được những cuốn sách dịch bằng ngôn ngữ thường ngày của họ một cách thanh nhã. (Taboulet, La geste francaise en Indochine, (Sự nghiệp lớn của Pháp ở Đông Dương) Tập II, trang 594 – Trích lại cùa Nguyễn Sinh Duy “Cuốn sổ binh sanh Trương Vĩnh Ký”,Nam Sơn xb, Sài Gòn , tháng 3/1975).
Trên lĩnh vực này Trương Vĩnh Ký cũng cộng tác với Pháp rất sớm, từ 1864, và đeo đuổi suốt đời, đến  năm 1894 (30 năm). Trong thời gian 30 năm ấy, theo chủ trương của Pháp, Trương Vĩnh Ký đã viết, dịch, phiên âm, khảo cứu  hơn 124 đầu sách (theo Nguyễn Sinh Duy, Sđd), gồm 3 thể loại sau :
1)* Loại cẩm nang giao dịch : phần lớn là những giáo trình ông dạy ở Trường Thông Ngôn, Trường Hậu bổ (Tham biện); có thể kể : Abrégé de la grammaire annamite, 1867 (Tóm lược văn phạm tiếng An Nam ; Cours pratique de la langue Annamite, 1868 (Giáo trình thực hành tiếng An Nam);  Mẹo luật dạy tiếng Pha-lăng-sa , 1869…
2)* Loại nghiên cứu truyền thống bản xứ :
- Loại tài liệu nghiên cứu này đã được giáo sĩ Legrand de la Liraye soạn thảo từ khoảng năm 1844-1855, nhưng cũng chỉ là những ghi chép sơ sài. Trương Vĩnh Ký là người Việt đầu tiên lấp đầy những khiếm khuyết của nhà truyền giáo trên. Trong Lời tựa cuốn Cours d’Histoire annamite (Giáo trình Lịch sử xứ An Nam) Trương Vĩnh Ký nhấn mạnh :”Tôi muốn quí vị, bằng thứ tiếng Pháp hay ho và phong phú này sẽ làm quen với lịch sử của nước chúng tôi. Tôi hy vọng thiên thuật sự này được hiểu bằng một thứ ngôn ngữ mà quí vị đang theo học, sẽ giúp quí vị đi sâu vào tất cả những tinh tế của nó, đồng thời cho phép quí vị chọn lọc một cách thuận lợi cái đặc sắc trong đó” (Nguyễn Sinh Duy trích dẫn theo Bouchot, Sđd, trang 27). Dưới ngòi bút Trương Vĩnh Ký “cơ cấu xã hội Việt Nam được tập hợp một cách có phương pháp và hệ thống, đặc biệt rất quan trọng, rất chính xác cũng như rất khích lệ cho những yêu cầu đúng lúc đối với các nhà cai trị Pháp đương thời” (Nguyễn Sinh Duy, Sđd, trang 42). Các sách loại này có : Cours d’Histoire annamite(Giáo trình Lịch sử nước An Nam), Tập I, 1875- Tập II, 1877; Saigon d’autrefois (Sài Gòn xưa) 1882 ; Saigon d’aujourd’hui, 1885 (Sài gòn ngày nay); Ước lược truyện tích nước Nam, 1887; Annam politique et social (Chính trị và xã hội nước An Nam );…
-  Loại nghiên cứu chuyên đề : Trên các lĩnh vực địa lý, canh nông, thực vật học… Trương Vĩnh Ký  làm việc cật lực, thậm chí với một nghị lực và lòng say mê “phi thường”, nhưng thực ra nó chỉ đóng góp cho yêu cầu cúa Ủy ban nghiên cứu phát triển Canh nông và Kỹ nghệ Nam Kỳ (Comité Agricole et Industriel de la Cochinchine) mà chủ đích là phục vu việc tận khai thác thuộc địa Nam Kỳ của thực dân Pháp. Nhiều sách, bản đồ loại này của Trương Vĩnh Ký đã được đưa vào loại tài liệu mật, như tập Dư đồ thuyết lược, mà trước đó  những bản đồ của Dayot, Brun,Taberd… thế kỷ XVIII không đáp ứng được (Nguyễn Sinh Duy, Sđd, trang 46).
3)* Loại phổ biến chữ Quốc Ngữ : Từ sau năm 1862, khi Pháp đã chiếm 3 tỉnh Đông Nam Kỳ, chữ Quốc ngữ trở thành công cụ cho “chính sách thực dân bắng sách vở”, là văn tự chính thức cho các giấy tờ hành chánh, tư pháp và thương mại. Áp dụng và phổ biến chữ Quốc ngữ vào dân gian không gì hơn là chuyển ngữ ngay nền văn chương truyền khẩu.
  Trương Vĩnh Ký viết, phiên âm, dịch thuật… các sách thuộc loại này, như Sách vần Quốc ngữ, Chuyện đời xưa, Kim Vân Kiều, (1875), Đai Nam quốc sử diễn ca (1875), Sơ học vấn tân quốc ngữ diễn ca (1877), Gia huấn ca, Nữ tắc, Thơ mẹ dạy con, Lục Vân Tiên truyện,  Tam tự kinh quốc ngữ diễn ca, Tam thiên tự giải âm, Minh Tâm Bửu giám, Trung Dung, Bất cượng, chớ cượng làm chi…. Sách Trương Vĩnh Ký đều do Chính phủ thuộc địa ấn hành và bao tiêu.
Như vậy thực tế đã chỉ rõ, toàn bộ công trình biên tập và khảo cứu của Trương Vĩnh Ký đều được viết theo lệnh, hoặc gợi ý của nhà cầm quyền thuộc địa bấy giờ. Nhiều người gọi “Đó là công trình đào xới thuộc địa” của những Aubaret, Luro, Vial, Silvestre, Philastre, Schreiner, Liraye…được thể hiện bằng nhận định và cảm nghĩ xác thực của một con người bản xứ tay sai Trương Vĩnh Ký, điều mà các quan thực dân Pháp không thể có được.
Sau này, những công trình đó trở thành những tài liệu nghiên cứu lịch sử, văn hóa của lớp người đến sau, đó là vấn đề hoàn toàn khác, là sự phát triển khách quan của công cuộc “Trở về cội nguồn” của nhiều thế hệ người Việt Nam yêu nước; điều đó hoàn toàn nằm ngoài chủ đích của Trương Vĩnh Ký và các quan thầy của ông. Đặt cho Trương Vĩnh Ký những mỹ từ “Nhà bác học lớn” đầu tiên của Việt Nam (Jean Bouchot), một “thiên tài về ngôn ngữ học” v,v…(họ không biết rằng Trương Vĩnh Ký  đến sau Lê Quý Đôn, Trịnh Hoài Đức… khá lâu), đó là những xưng tụng không đúng thực tế lịch sử,  càng không đúng với bản chất, động cơ đích thực của Trương Vĩnh Ký. Nếu cần nói thì nên khẳng định một thực tế khác : khi kẻ tay sai phản phúc càng giỏi phục vụ kẻ cướp nước thì tai họa cho nhân dân càng lớn, nếu người dân, người trí thức chân chính Việt Nam không có bản lĩnh “tương kế tựu kế” lấy “gậy của ông đập lại lưng ông”, như các thế hệ nhân sĩ trí thức đầu thế kỷ XX sau này đã làm với chữ Quốc ngữ trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, Minh Tân, Duy Tân …và các tên tuổi lớn Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn An Ninh … Họ nối tiếp các giá trị tinh thần truyền thống của Dân tộc là Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, Khí phách kiên cường bất khuất, xả thân vì nghĩa lớn Giải phóng dân tộc, đặc biệt là Bản lĩnh Trí tuệ Việt Nam … chớ không phải nối tiếp sự nghiệp làm Văn hóa bán nước của Trương Vĩnh Ký .
Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động Trần Văn Giàu đã nói rất đúng :“Khi mà xâm lược và kháng chiến đang chọi nhau dữ dội, trên chiến trường Thắng (lợi) Thất (bại) chưa ngã ngũ hẳn, khi ấy mà ai đứng hẳn về phe địch thì nhà chép sử nào, dù có rộng xét mấy cũng không thể lấy bất kỳ số sách vở sáng tác hay phiên dịch nào để biện bạch và giảm nhẹ trách nhiệm tinh thần của một người dân nước, nhất là của một “Kẻ Sĩ” (Địa Chí Văn hóa Tp HCM,1985, Sđd, Tập II, trang 232).
▪ IV. TÂM SỰ CUỐI ĐỜI
Cuối đời, khi bị thất sủng, Trương Vĩnh Ký có ba điểm đáng chú ý :
*  Một là, bài thơ phô bày tâm sự u ẩn của ông :
Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai
Xô đẩy người vô giữa cuộc đời,
Học thức giữ tên : Con mọt sách
Công danh rút cục : Cái quan tài
Dạo hòn lũ kiến men chân bước
Bò xối con trùng chắt lưỡi hoài
Cuốn sổ bình sanh công với tội
Tìm nơi thẩm phán để thưa khai.
Đó là bài thơ ông làm khi sắp lâm chung, sau khi bị thất sủng, lui về vườn trong sự kỳ thị, mai mỉa của người dân, như ông thú nhận : “Trong con mắt của đồng bào tôi, tôi đã bị lên án nặng nề” (Jean Bouchot, Sđd, trang 66). Ông tự ví mình : “Về danh vọng bây giờ nó không còn cám dỗ con sư tử đã già dặn và mất hết sức mạnh”(Thư gởi bác sĩ Chavanne ngày 8/4/1887). Con sư tử già dặn và mất hết sức mạnh ư ? Người ta thường nói : lời người già trăng trối là thiêng liêng, thế nhưng trong lời thơ để lại, dù cố tìm cái gọi là “ý tại ngôn ngoại” chúng ta cũng không hề thấy dấu vết của “danh dự kẻ sĩ”, tức sự nối tiếp giá trị truyền thống dân tộc, là tấm lòng vì nước vì dân, ý chí độc lập tự chủ, kiên cường bất khuất, trí tuệ, bản lĩnh dân tộc trước sự hưng vong của đất nước, hay tối thiểu một nỗi ân hận về con đường đi theo “Giặc” của mình. Không ! Ông cũng tầm thường như bao kẻ tay sai, khi về già, bị bỏ rơi, ẩn dật (nhưng không hề nghèo với đồng lương như ta đã biết) : chán đường công danh, công tội với đời chờ sự phán xét của “bề trên”, đó là tâm sự của ông lúc cuối đời. Vì bản thân có lẽ ông tự cho là công nhiều hơn tội, thậm chí không có tội gì ?
*  Hai là, ông lập lại câu nói người xưa : “Đi với họ mà không theo họ” (Cách ngôn La tinh : ‘Sic vos non vobis’, theo Wikipedia). Đúng là ông không vô “Dân Tây” và thường mặc áo dài, khăn đóng, nhưng thực tế thì ông lại “Tây” hơn Tây. Câu nói đầu lưỡi của ông trong các thư gởi quan chức Pháp cấp trên: “Người bầy tôi trung thành và tận tụy Trương Vĩnh Ký”; ở người khác có thể chỉ là sáo ngữ nhưng với Trương Vĩnh Ký câu đó phản ảnh đúng thực chất con ngưới.
*  Ba là, ông cho khắc trên mộ bia câu :“Xin hãy thương xót tôi , hỡi các anh chị  là những người bạn tôi” (Miseremini Mei Saltem Vos Amici Mei). Đây là một câu văn trích ra từ Sách của Gióp (Job 19:21-27) trong Cựu ước, thuật lại chuyện Gióp bị Thượng đế và loài người lìa bỏ (Theo Wikipedia). Nguyên văn trong sách là :“Xin thương tôi, xin thương xót tôi, hỡi các anh là những người bè bạn, vì chính tay Thiên Chúa đã đánh tôi ! Tại sao các anh bắt chước Thiên Chúa mà đi săn đuổi tôi, và vẫn chưa no nê với máu thịt của tôi sao ? Ôi, những lời tôi nói đây, phải chi có ngừơi chép lại, phải chi có người ghi vào sách, có người đục bằng sắt, trám bằng chì, tạc vào đá cho đến muôn đời !”.
Nếu hiểu đúng như nguyên văn thì đây không phải lời nói khiêm nhường. Trương Vĩnh Ký muốn cao hơn chăng ? Ghi vào sách, đục bằng sắt, trám bằng chì, tạc vào đá ? Ông Nguyên Ngọc đang muốn làm điều đó theo di trối của Trương Vĩnh Ký ?
Thì đây, có một bài thơ đề tượng ông :
ĐỀ TƯỢNG TRƯƠNG VĨNH KÝ
Người Việt được Tây đúc tượng đồng
Chúa ơi ! Vinh dự nhất là ông,
Áo dài khăn đóng An-Nam đặc,
Kim khánh mề đay Bảo hộ phong,
Mưa nắng chẳng sờn gan sắt đá ;
Búa rìu sá kể miệng non sông,
Tay cầm quyển “Đit-son-ne” Pháp,
Pháp rút đi rồi hỏi tiếc không ?
Sài-Gòn – 1959
Cử Tạ
Và xin gởi ông Nguyên Ngọc câu ca dao :
    “Trăm năm bia đá thì mòn,
“Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.
4/2015
Hồng Điểu
Nguồn: tác giả Nguyễn Hồng Điểu cung cấp
Xem tiếp...

THẾ GIỚI KỲ ẢO 74

(ĐC sưu tầm trên NET)

 

Vầng sáng kỳ lạ bao quanh mặt trăng xuất hiện ở Anh

Rất nhiều người dân ở Anh đã được chứng kiến vầng sáng kỳ lạ bao quanh mặt trăng vào đêm Thứ Hai (2/2), Dailymail cho biết.

vầng sáng, mạt trời, Mặt trăng, Bài chọn lọc,
Vầng hào quang trên bầu trời nước Anh.
Theo Dailymail, rất nhiều người đã kịp chụp lại cảnh tượng kỳ lạ này. Một số thì phấn khích, một số thì tỏ ra lo lắng vì các hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ liên tiếp xuất hiện trong thời gian gần đây.
vầng sáng, mạt trời, Mặt trăng, Bài chọn lọc,

Theo các nhà khoa học, hiện tượng này xảy ra khi có sự phản chiếu của ánh sáng từ những bông tuyết trong các đám mây ti. Đặc biệt khi các đám mây ti ở độ cao 6.100 m so với mực nước biển và ánh sáng từ mặt trăng tới những bông tuyết đi theo một góc nhỏ hơn 22°, vầng hào quang này sẽ trở nên rất rõ ràng và thường lớn hơn mặt trăng 44 lần.
vầng sáng, mạt trời, Mặt trăng, Bài chọn lọc,


Màu trên vòng hào quang này sẽ xuất hiện tùy theo góc chiếu sáng, nên nếu nhìn kĩ bạn sẽ thấy phía bên trong có sắc đỏ, còn phía ngoài màu xanh.
vầng sáng, mạt trời, Mặt trăng, Bài chọn lọc,
Bức ảnh bên phải là chụp được vòng hào quang ngay phía trên ngọn hải đăng ở đảo Wright, bên trái là bức ảnh được chụp từ nhà của Jason Hedges ở Sussex, Anh.
Hiện tượng này không chỉ xảy ra chỉ với mặt trăng, mà còn có thể xảy ra với mặt trời. Thỉnh thoảng, vòng hào quang này còn kèm theo hiện tượng mặt trời giả, khiến cho ánh sáng tạo thành một đường thẳng.
Theo 24h
Một bé trai 5 tuổi nhớ lại tiền kiếp được kênh truyền hình chứng thực

Một bé trai 5 tuổi nhớ lại tiền kiếp được kênh truyền hình chứng thực (Video)
Luke, một cậu bé 5 tuổi sống tại bang Ohio cho rằng mình nhớ được ký ức về tiền kiếp. Câu chuyện đã được kênh truyền hình chứng thực. (Ảnh chụp từ Youtube)
Luke, một cậu bé 5 tuổi sống tại bang Ohio cho rằng mình nhớ được ký ức về tiền kiếp.
Luke nói rằng kiếp trước cậu là một phụ nữ da đen, 30 tuổi, tên làm Pam, sống tại Chicago, bị chết trong một trận hỏa hoạn tại một khách sạn. Vì thời gian được mô tả khá chi tiết nên đã làm cho bố mẹ lắng nghe những gì Luke nói và bắt đầu tìm kiếm thông tin. Họ đã tìm được một báo cáo về một người phụ nữ có cái tên gần giống là Pamela Robinson, người đã thiệt mạng trong khách sạn Paxton phát hoả vào năm 1993 tại Chicago.
Erika, mẹ của Luke kể rằng từ lúc 2 tuổi, cậu đã nhắc đến việc mình từng là một phụ nữ tóc đen. Cậu cũng đề cập đến việc đã từng gặp Chúa trên thiên đàng trước khi bị đẩy ngược trở xuống đây và khi mở mắt ra, cậu đã trở thành một em bé và Erika gọi tên của cậu.
Kênh truyền hình chuyên điều tra những sự kiện huyền bí đã tiến hành điều tra việc này và chứng thực câu chuyện của Luke. Trong chương trình The Ghost inside my child (tạm dịch là “bóng ma bên trong con tôi”), Luke đã chỉ ra Pam trong một tờ giấy có rất nhiều hình của phụ nữ da đen tầm 30 tuổi mà trong đó, chỉ có một người duy nhất là người phụ nữ đã chết Pamela Robinson.


Theo daikynguyenvn.com

 

Xem tiếp...

ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 76

(ĐC sưu tầm trên NET)

Nguyễn Trung Trực

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tượng Nguyễn Trung Trực tại sân đền thờ chính ở TP Rạch Giá.
Nguyễn Trung Trực (chữ Hán: 阮忠直; 18391868) là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19Nam Bộ, Việt Nam.

Thân thế và sự nghiệp

Là dân chài

Sinh ra dưới thời Minh Mạng, thuở nhỏ ông có tên là Chơn. Từ năm Kỷ Mùi (1859) đổi là Lịch (Nguyễn Văn Lịch, nên còn được gọi là Năm Lịch), và cũng từ tên Chơn ấy cộng với tính tình ngay thật, nên ông được thầy dạy học đặt thêm tên hiệu là Trung Trực.
Nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện Phù Cát, trấn Bình Định (ngày nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Ông nội là Nguyễn Văn Đạo, cha là Nguyễn Văn Phụng (hoặc Nguyễn Cao Thăng), mẹ là bà Lê Kim Hồng.
Sau khi hải quân Pháp nhiều lần bắn phá duyên hải Trung Bộ, gia đình ông phải phiêu bạt vào Nam, định cư ở xóm Nghề (một xóm trước đây chuyên nghề chài lưới), làng Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, Phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) và sinh sống bằng nghề chài lưới vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ. Không rõ năm nào, lại dời lần nữa xuống làng Tân Thuận, tổng An Xuyên.(nay là xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau).
Ông là con trưởng trong một gia đình có 8 người con. Lúc nhỏ, ông rất hiếu động, thích học võ nên khi lớn lên ông là người có thể lực khỏe mạnh, giỏi võ nghệ và là người có nhiều can đảm, mưu lược.

Làm Quản cơ

Tháng 2 năm 1859 Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Vốn xuất thân là dân chài, nằm trong hệ thống lính đồn điền của kinh lược Nguyễn Tri Phương, nên ông sốt sắng theo và còn chiêu mộ được một số nông dân vào lính để gìn giữ Đại đồn Chí Hòa, dưới quyền chỉ huy của Trương Định.
Nhờ chiến công đốt tàu L’Espérance ngày 10 tháng 12 năm 1861, ông được triều đình phong chức Quyền sung Quản đạo nên còn được gọi là Quản Chơn hay Quản Lịch. Trong sự nghiệp kháng thực dân Pháp của ông, có hai chiến công nổi bật, đã được danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt khen ngợi bằng hai câu thơ sau:
Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên đia
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.
Thái Bạch dịch:
Sông Nhật Tảo lửa hồng rực cháy, tiếng vang trời đất,
Đồn Kiên Giang lưỡi kiếm tuốt ra, quỷ thần sợ khóc.

Hỏa hồng Nhật Tảo

Bài chính: Trận Nhật Tảo
Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ ngày 25 tháng 2 năm 1861, Nguyễn Trung Trực về Tân An. Đến ngày 12 tháng 4 năm 1861, thành Định Tường thất thủ, quân Pháp kiểm soát vùng Mỹ Tho, thường cho những tàu chiến vừa chạy tuần tra vừa làm đồn nổi di động. Một trong số đó là chiếc tiểu hạm Espérance (Hy Vọng), án ngữ nơi vàm Nhựt Tảo (nay thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An).
Vào khoảng sáng ngày 10 tháng 12 năm 1861, Nguyễn Trung Trực cùng Phó quản binh Huỳnh Khắc Nhượng, Tán quân Nguyễn Học, Võ Văn Quang và hương thôn Hồ Quang Chiêu...tổ chức cuộc phục kích đốt cháy tàu chiến này.
Trận này quân của Nguyễn Trung Trực đã diệt 17 lính và 20 cộng sự người Việt, chỉ có 8 người trốn thoát (2 lính Pháp và 6 lính Tagal, tức lính đánh thuê Philippines, cũng còn gọi là lính Ma Ní).
Lúc đó, viên sĩ quan chỉ huy tàu là trung úy hải quân Parfait không có mặt, nên sau khi hay tin dữ, Parfait đã dẫn quân tiếp viện đến đốt cháy nhiều nhà cửa trong làng Nhật Tảo để trả thù.
Theo sau chiến thắng vừa kể, nhiều cuộc tấn công quân Pháp trên sông, trên bộ đã liên tiếp diễn ra...

Kiếm bạt Kiên Giang

Bài chính: Trận đồn Kiên Giang

Tượng đài Nguyễn Trung Trực tại công viên trung tâm thành phố Rạch Giá
Sau lần đốt được tàu L’Espérance của Pháp, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân tiếp tục chiến đấu qua lại trên các địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Khi Hòa ước Nhâm Tuất 1862 được ký, ba tỉnh miền Đông lọt vào tay thực dân Pháp, Nguyễn Trung Trực nhận chức Lãnh binh, đưa quân về hoạt động ở ba tỉnh miền Tây. Đầu năm 1867, ông được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy[8] để trấn giữ đất Hà Tiên, nhưng ông chưa kịp đến nơi thì tòa thành này đã bị quân Pháp chiếm mất vào ngày 24 tháng 6 năm 1867. Không theo lệnh triều đình rút quân ra Bình Thuận, Nguyễn Trung Trực đem quân về lập mật khu ở Sân chim (tả ngạn sông Cái Lớn, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang). Từ nơi này, ông lại dẫn quân đến Hòn Chông (nay thuộc xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, lập thêm căn cứ kháng Pháp.
Ở Kiên Giang, sau khi nắm được tình hình của đối phương và tập trung xong lực lượng (trong số đó có cả hương chức, nhân dân Việt - Hoa - Khmer); vào 4 giờ sáng ngày 16 tháng 6 năm 1868, Nguyễn Trung Trực bất ngờ dẫn quân từ Tà Niên (nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) đánh úp đồn Kiên Giang (nay là khu vực UBND tỉnh Kiên Giang), do Trung úy Sauterne chỉ huy.
Kết thúc trận, nghĩa quân chiếm được đồn, tiêu diệt được 5 viên sĩ quan Pháp, 67 lính, thu trên 100 khẩu súng cùng nhiều đạn dược và làm chủ tình hình được 5 ngày liền.
Đây là lần đầu tiên, lực lượng nghĩa quân đánh đối phương ngay tại trung tâm đầu não của tỉnh. Nhận tin Chủ tỉnh Rạch Giá cùng vài sĩ quan khác bị giết ngay tại trận, George Diirrwell gọi đây là một sự kiện bi thảm (un événement tragique).
Hai ngày sau (ngày 18 tháng 6 năm 1868), Thiếu tá hải quân A. Léonard Ausart, Đại úy Dismuratin, Trung úy hải quân Richard, Trung úy Taradel, Trần Bá Lộc, Tổng Đốc Phương nhận lệnh Bộ chỉ huy Pháp ở Mỹ Tho mang binh từ Vĩnh Long sang tiếp cứu. Ngày 21 tháng 6 năm 1868, Pháp phản công, ông phải lui quân về Hòn Chông (Kiên Lương, Kiên Giang) rồi ra đảo Phú Quốc, lập chiến khu tại Cửa Cạn nhằm kình chống đối phương lâu dài.

Ra Phú Quốc và bị bắt

Bài chính: Trận Cửa Cạn
Tháng 9 năm 1868, chiếc tàu Groeland chở Lãnh Binh Tấn (tức Huỳnh Văn Tấn, còn được gọi Huỳnh Công Tấn, trước có quen biết ông Trực vì cùng theo Trương Định kháng Pháp. Sau này, Tấn trở thành cộng sự cho Pháp), cùng 150 lính ở Gò Công đến đảo Phú Quốc để bao vây và truy đuổi ông Trực.
Nhà sử học Phạm Văn Sơn thuật chuyện:
Hương chức và dân trên đảo bị đội Tấn dọa phải theo và phụ lực với hắn để bao vây bọn ông Trực. Sau hai trận ghê gớm, bọn ông Trực phải trốn vào trong núi. Đội Tấn rượt theo, nghĩa quân bị kẹt trong một khe núi nhỏ hẹp. Cùng đường, bọn ông Trực phải ra hàng...
Giám đốc Sở nội vụ Paulin Vial viết:
Nguyễn Trung Trực chịu nộp mạng, chỉ vì thiếu lương thực và vì mạng sống của bao nghĩa quân đang bị bao vây hàng tháng trời ròng rã tại Phú Quốc
Nhưng có người lại cho rằng để bảo toàn lực lượng nghĩa quân, nhân dân trên đảo và lòng hiếu với mẹ (Pháp đã bắt mẹ của ông để uy hiếp), Nguyễn Trung Trực tự ra nộp mình cho người Pháp và đã bị đưa về giam ở Sài Gòn.
Nhưng theo lời khai ít ỏi của Nguyễn Trung Trực khi ông bị giam cầm ở Khám Lớn Sài Gòn với Đại úy Piquet, thanh tra bổn quốc sự vụ, thì sự việc như thế này, trích biên bản hỏi cung:
...Tôi cho biết rõ rằng tôi đã tự ý quy thuận lãnh binh Tấn. Vì hắn đến đảo, hắn bảo viết thơ yêu cầu tôi quy hàng, vì chúng tôi bị bao vây trong núi không có gì để sống, tôi bảo một người dân trói tôi và dẫn tôi đến Tấn. Nếu tôi muốn tiếp tục chiến đấu, hắn không bắt tôi được dễ dàng như thế...
Rất tiếc bản cáo của lãnh binh Tấn gửi cho thống đốc Nam kỳ về "việc bắt Nguyễn Trung trực và Tống binh Cân" đã bị thất lạc từ ngày 23 tháng 5 năm 1950, vì thế sự việc chưa được tường tận.

Thọ tử

Bắt được Nguyễn Trung Trực, Pháp đưa ông lên giam ở Khám Lớn Sài Gòn để lấy khẩu cung. Theo Việt sử tân biên, mặc dù Lãnh binh Tấn đã hết sức can thiệp để Pháp tha mạng cho ông Trực, nhưng Thống đốc Nam Kỳ G. Ohier không chịu. Vì cho rằng không thể tha được "một người đã không coi luật quốc tế ra gì, đã hạ một cái đồn của chúng ta và giết chết 30 người Pháp!" Và rồi ngày 27 tháng 10 năm 1868, nhà cầm quyền Pháp đã đưa ông Trực về lại Rạch Giá và sai một người khmer trên Tưa (người dân thường gọi ông là Bòn Tưa) đưa ông ra hành hình tại chợ Rạch Giá, hưởng dương khoảng 30 tuổi.
Người ta kể rằng:
Vào buổi sáng ngày 27 tháng 10 năm 1868, nhân dân Tà Niên nơi nổi tiếng về nghề dệt chiếu, và nhiều nơi khác đổ xô ra chợ Rạch Giá, vì Pháp đem Nguyễn Trung Trực ra hành quyết. Ông Trực yêu cầu Pháp mở trói, không bịt mắt để ông nhìn đồng bào và quê hương trước phút "ra đi". Bô lão làng Tà Niên đến vĩnh biệt ông, đã trải xuống đất một chiếc chiếu hoa có chữ "thọ"(chữ Hán) màu đỏ tươi thật đẹp cho ông bước đứng giữa. Ông hiên ngang, dõng dạc trước pháp trường, nhìn bầu trời, nhìn đất nước và từ giã đồng bào… 
Tương truyền, trước khi bị hành quyết Nguyễn Trung Trực đã ngâm một bài thơ:
Thư kiếm tùng nhưng tự thiếu niên,
Yêu gian đàm khí hữu long tuyền,
Anh hùng nhược ngộ vô dung địa.
Bảo hận thâm cừu bất đái thiên.
Thi sĩ Đông Hồ dịch:
Theo việc binh nhưng thuở trẻ trai,
Phong trần hăng hái tuốt gươm mài.
Anh hùng gặp phải hồi không đất,
Thù hận chang chang chẳng đội trời.

Đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Phú Quốc.

Câu nói lưu danh

Khi ông bị người Pháp giải về Sài Gòn, viên thống soái Nam Kỳ lúc bấy giờ vừa dụ hàng vừa hăm dọa, Nguyễn Trung Trực đã trả lời rằng:
Thưa Pháp soái, chúng tôi chắc rằng chừng nào ngài cho trừ hết cỏ trên mặt đất, thì mới may ra trừ tiệt được những người ái quốc của xứ sở này.
Khi bị giam ở Khám Lớn Sài Gòn, ông cũng đã bình tĩnh nói với người hỏi cung là Đại úy Piquet:
Số phận tôi đã đầy đủ, tôi đã không thành công trong việc cứu nguy nước tôi, tôi chỉ xin một điều là người ta kết liễu đời tôi càng sớm càng tốt.
Và trước khi hy sinh, ông còn khẳng khái nhắc lại:
Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây

Khen ngợi


Mộ Nguyễn Trung Trực trong khuôn viên đền thờ chính tại Rạch Giá 
Danh sĩ Nguyễn Thông viết:
"Nguyễn Văn Lịch tính thâm trầm, nghiêm nghị và can đảm…". (truyện Hồ Huân Nghiệp trong Kỳ Xuyên văn sao)
Paulin Vial kể:
Trong khi Đại úy hải quân Piquet, thanh tra bổn quốc sự vụ chất vấn ông Trực, ông Trực tỏ ra rất cương quyết và rất đàng hoàng chính đáng. Các câu trả lời của ông đã cho thấy một cách chính xác phẩm chất của con người đó, người đã đóng một vai trò đáng kể.
Ở đoạn văn khác, Paulin Vial khen ngợi:
Nguyễn Trung Trực là "người rất tự trọng, có tư cách đáng quý và đầy nghị lực", là " người có gương mặt thông minh và dễ có thiện cảm" là " một người chỉ huy trẻ tuổi, rất can đảm, chống nhau với ta ngót mười năm trời.
Alfred Schreiner cho biết:
Trong suốt thời kỳ bị giam cầm, ông Trực không có lúc nào tỏ ra yếu đuối cả, một cách thẳng thắng và đàng hoàng, ông công nhận các chiến công của ông và cũng nhận là đã khinh thường sức mạnh của Pháp. Ngoài ra, ông chỉ yêu cầu ban cho ông một ân huệ, ấy là được xử tử ông ngay tức khắc.
Trong một bài thơ điếu, Huỳnh Mẫn Đạt có câu:
Anh hùng cường cảnh phương danh thọ
Tu sát đê đầu vị tử nhân.
Dịch nghĩa:
Anh hùng cứng cổ danh thơm mãi
Lũ sống khom lưng chết thẹn dần
Tương truyền, được tin ông thọ tử, vua Tự Ðức sai hoàng giáp Lê Khắc Cẩn làm lễ truy điệu, đọc bài điếu với chính bút ngự rằng:
Ký bi ngư nhân
Hùng tại quốc sĩ
Hỏa Nhựt Tảo thuyền
Ðồ Kiên Giang lũy
Ðịch khái đồng cừu
Thân tiên tự thỉ
Hiệu khí cổ kim
Thử nhân nam tư
Xích huyết hoàng sa
Ô hô dĩ hi
Huyết thực thiên thu
Chương nhữ trung nghĩa.
Thái Bạch dịch:
'Giỏi thay người chài
Mạnh thay quốc sĩ
Đốt thuyền Nhật Tảo,
Phá lũy Kiên Giang.
Thù nước chưa xong
Thân sao đã mất
Hiệu khí xưa nay
Người nam tử ấy
Máu đỏ, cát vàng
Hỡi ơi thôi vậy
Ngàn năm hương khói,
Trung nghĩa còn đây.
Và cúng chính nhà vua này đã sắc phong ông làm Thượng Ðẳng Linh Thần, thờ tại làng Vĩnh Thanh Vân, Rạch Giá nơi ông đã hiên ngang thà chịu chết chớ không chịu đầu hàng Pháp. Đã rất nhiều năm qua, dân làng Vĩnh Thanh Vân, nhất là những ngư dân, luôn tôn kính và tự hào về Nguyễn Trung Trực, một người xuất thân từ giới dân chài áo vải, vậy mà đã trở thành một vị anh hùng, đúng với ý nghĩa: "Sống làm Tướng và chết làm Thần!" và "anh khí như hồng", nghĩa là khí tiết của người anh hùng rực rỡ như cầu vồng bảy sắc.

Tưởng nhớ


Tượng Nguyễn Trung Trực tại Phú Quốc, nơi ông bị Pháp bắt
Sau khi ông bị hành hình, dân chúng cảm thương vô cùng nên đã bí mật thờ ông như một vị anh hùng trong đền thờ Nam Hải đại vương (cá Ông hay cá Voi), chính là ngôi đền thờ Nguyễn Trung Trực tại thành phố Rạch Giá hiện nay.
Và khi người Pháp không còn cai trị Việt Nam, vào năm 1970, nhân dân địa phương đã lập tượng Nguyễn Trung Trực bằng đồng, màu đen đặt trước "chợ nhà lồng" Rạch Giá (cũ). Hiện nay, tượng thờ này được sơn lại màu nâu đỏ, và đã được di dời vào trong khuôn viên khu đền thờ của ông tại thành phố Rạch Giá. Năm 2000, người ta đã cho làm một tượng mới bằng cũng bằng đồng lớn hơn, màu xám, để thay thế, và khu "chợ nhà lồng" mà sau này nó còn có tên là "Khu thương mại", cũng đã di dời nơi khác để nơi đó trở thành công viên.
Nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long... nhân dân đã lập đền thờ ông và hằng năm đều có tổ chức lễ tưởng niệm trọng thể. (Đình Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá tổ chức lễ giỗ vào các ngày từ 27 đến 29 tháng 8 âm lịch. Đình và mộ nơi này đã được công nhận là di tích Lịch–Văn hóa cấp quốc gia vào ngày 06 tháng 12 năm 1989).
Tại huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, nơi diễn ra trận "Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa" của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu L’Esperance của Pháp (ngay cạnh Vàm sông Nhựt Tảo), chính quyền và nhân dân đã xây dựng và khánh thành Đền Tưởng niệm Nguyễn Trung Trực trên khu đất rộng 6 ha ngày 14/10/2010.

Gia quyến

Cha mẹ

Tương truyền, Nguyễn Trung Trực rất có hiếu với mẹ. Là con trưởng, hàng ngày ông phải đi đánh bắt cá để có tiền phụ giúp gia đình. Theo sách Hỏi đáp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, lúc ông đến ở Tà Niên, chuẩn bị tấn công đồn Kiên Giang, ông đã đưa mẹ đến ẩn náu ở nhà ông Dương Công Thuyên ở chợ Rạch Giá. Đến khi rút Hòn Chông, ông cũng đưa mẹ đi theo. Chỉ đến khi vượt biển ra đảo Phú Quốc, ông mới đành phải để mẹ ở lại.
Không bắt được ông, thực dân Pháp đã sai người bắt mẹ ông, rồi tìm mọi cách để bà viết thư khuyên con ra hàng, nhưng bà không nghe. Về sau, biết tin con ra hàng, bà tức giận thổ huyết mà chết. Nhưng có người lại nói rằng mẹ ông không bị quân Pháp bắt. Đây là chuyện bịa để buộc ông vì chữ hiếu mà ra hàng. Lúc Pháp tấn công Hòn Chông, thì bà đã đi lánh nạn ở đâu không rõ. Nhưng sau đó bà về ẩn náu ở Tân Thuận (nay là xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) rồi mất ở đó.
Cũng theo sách này, cha Nguyễn Trung Trực mất sớm, bỏ lại 8 người con khiến mẹ ông phải sớm hôm tảo tần vất vả. Nhưng theo câu chuyện còn lưu lại trong họ tộc cha ông Trực không mất sớm. Bởi sau khi Nguyễn Trung Trực bị bắt ở Phú Quốc, ông vẫn còn sống để đưa gia đình mình và gia đình của các nghĩa quân xuống ghe về ẩn náu ở Cà Mau. Khi chồng đi, bà Tô Kim Hồng (sách Hỏi đáp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực ghi là Lê Kim Hồng, tức mẹ ông Trực), vẫn còn ở lại Hòn Chông, trong sự quản thúc của chính quyền thực dân và bà đã mất ở đó. Mãi sau này hài cốt của bà mới được cải táng về nằm bên cạnh chồng ở Cà Mau. Hiện nay, hậu duệ của dòng họ Nguyễn Trung Trực đông đúc cả ngàn người, sống rải rác ở khắp nơi, nhưng tập trung đông nhất là ở hai xã Tân Đức và Tân Tiến, huyện Đầm Dơi.

Vợ con

Cũng theo lời kể thì ông có người vợ tên Điều (tục gọi là bà Đỏ. Có nguồn cho rằng bà Điều và bà Đỏ là hai chị em ruột chứ không phải một người), người làng Minh Lương (nay thuộc huyện Châu Thành, Kiên Giang). Bà Điều là người đã từng theo sát ông trong suốt thời gian chống Pháp ở Kiên Giang. Có lần bà đi do thám đồn Săn Đá ở Rạch Giá, bị đối phương bắt được, nhưng Nguyễn Trung Trực đến giải cứu kịp. Sau, bà bị bắt lần nữa, bị nhốt trong khám lớn Rạch Giá, mãi đến khi ông Trực đánh chiếm đồn bót trên (1868) mới giải thoát cho bà. Chưa rõ hai người có con hay không, bà đã hy sinh ở đâu và lúc nào.
Khi ở đảo Phú Quốc, ông có thêm một vợ tên là Lê Kim Định (tục gọi bà Quan Lớn Tướng), sinh được một trai nhưng chết non. Hiện còn mộ và đền thờ của bà ở Cửa Cạn (Phú Quốc)... Theo lời kể, thì khi nghĩa quân bị vây khổn vào năm 1968, bà Định đã dùng ghe theo dòng sông Cửa Cạn để ra biển về đất liền. Nhưng chẳng may gặp đoạn sông bị cát lấp, ghe của bà bị mắc lại, không đi được. Kiệt sức, bà sinh non trong một đêm mưa bão, và rồi bị băng huyết mà chết. Hài nhi sinh non cũng chết theo. Có người tìm gặp cả hai thi hài, đem giấu vào một bọng cây. Đến khi yên ổn, người dân mới đem hài cốt hai mẹ con bà chôn cất tử tế tại bãi Ông Lang. Mộ bà được gọi là mộ Bà Lớn.
Trong biên bản hỏi cung khi ông Trực bị giam ở Khám Lớn Sài Gòn, có câu:...Số phận tôi đã đầy đủ, tôi đã không thành công trong việc cứu nguy nước tôi, tôi chỉ xin một điều là người ta kết liễu đời tôi càng sớm càng tốt và mong rằng người ta cho những đứa con của tôi lên Sài Gòn. Nếu căn cứ vào câu này, thì ông Trực có ít nhất hai ba đứa con, nhưng cuộc đời của họ sau này ra sao, không thấy tài liệu nào nói đến.

Ảnh

Xem thêm

Tranh cãi về ngôi mộ trong đền Nguyễn Trung Trực

Hơn 27 năm sau khi hài cốt được cho là của anh hùng Nguyễn Trung Trực được đưa vào đền lập mộ, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau từ phía các nhà nghiên cứu, lãnh đạo địa phương và đặc biệt là gia đình của vị anh hùng dân tộc này.

Đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá mỗi năm có hàng chục vạn người đến cúng viếng - Ảnh: T.T Đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá mỗi năm có hàng chục vạn người đến cúng viếng
- Ảnh: T.T
 
Hài cốt tìm được bị hậu duệ phản đối
Qua chỉ dẫn của nhà văn Sơn Nam, năm 1986, Sở Văn hóa tỉnh Kiên Giang cho khai quật một ngôi mộ được cho là của vị anh hùng Nguyễn Trung Trực trong khuôn viên Tòa Bố cũ (nay là UBND tỉnh Kiên Giang) và đưa bộ hài cốt về chôn ở đền thờ Nguyễn Trung Trực ở thị xã Rạch Giá.

Tranh cãi về ngôi mộ trong đền Nguyễn Trung Trực - ảnh 2 Nếu biết sai thì phải sửa sai. Từ trước đến giờ các vị thần thánh, anh hùng chỉ có hình thôi người ta vẫn tôn thờ, không hình người dân vẫn tôn thờ. Nguyễn Trung Trực là nhân vật lịch sử có thật, thì không thể để điều gì tồn tại sự giả dối được Tranh cãi về ngôi mộ trong đền Nguyễn Trung Trực - ảnh 3

Ông Diệp Hoàng Du,
Phó trưởng ban Tuyên giáo
Tỉnh ủy Kiên Giang

Tuy nhiên, ông Nguyễn Khương Ninh, hậu duệ đời thứ 5 của Nguyễn Trung Trực và một số cán bộ lão thành lẫn cán bộ đương nhiệm ở Kiên Giang cho rằng đó không phải là hài cốt của ông. Riêng ông Ninh đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, tập hợp tài liệu quan trọng phản biện về nguồn gốc bộ hài cốt này để khiếu nại nhiều nơi, đề nghị làm rõ.
Trong đơn kiến nghị gửi Báo Thanh Niên, ông Nguyễn Khương Ninh viết: “Với điều kiện khoa học kỹ thuật hiện đại, các cơ quan hữu trách, các nhà khoa học cần phải tiến hành giám định chiếc hộp sọ trong đền thờ cụ Nguyễn hiện nay và bộ hài cốt được cho là của cụ Nguyễn Trung Trực đang đặt tại ngôi mộ trong khuôn viên đền. Nếu kết quả giám định xác định thực sự xương sọ, bộ hài cốt là của cụ Nguyễn Trung Trực thì là điều đáng mừng, rất tốt. Ngược lại, nếu không phải thì phải đưa hộp sọ ra khỏi đền thờ và bộ hài cốt ra khỏi ngôi mộ”.
Không chỉ ông Nguyễn Khương Ninh mà nhiều cán bộ đương chức lẫn về hưu của tỉnh Kiên Giang bày tỏ tha thiết cần xem xét, giám định lại hài cốt được cho là của Nguyễn Trung Trực. Ông Nguyễn Văn Cầu, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, người chỉ đạo việc tìm kiếm, bốc dỡ hài cốt nói với phóng viên Thanh Niên: “Sau này tôi nghe có ý kiến nói hài cốt này không đúng, tôi đã đề nghị cho đi kiểm tra bộ xương cốt đó. Nhưng đến nay có làm hay không thì tôi không nghe báo”. Bức xúc hơn, ông Diệp Hoàng Du, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang, bày tỏ: “Theo truyền thống dân tộc, việc “thờ lộn” là không thể chấp nhận được. Nếu biết sai thì phải sửa sai. Từ trước đến giờ các vị thần thánh, anh hùng chỉ có hình thôi người ta vẫn tôn thờ, không hình người dân vẫn tôn thờ. Nguyễn Trung Trực là nhân vật lịch sử có thật, thì không thể để điều gì tồn tại sự giả dối được”. Ông Ngô Văn Huệ, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Kiên Giang đưa ý kiến: “Lịch sử thì phải là sự thật, chứ không thể nói méo mó được. Nếu cần thiết lật lại (vụ hài cốt - PV) thì phải có chứng minh khoa học đàng hoàng…”.
Một trong những người phản ứng mạnh mẽ việc vội vàng xác định ngôi mộ và hài cốt của Nguyễn Trung Trực là ông Nguyễn Tấn Thanh (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, nay đã mất) và con trai là Nguyễn Tiến Dũng (lúc đó là cán bộ Công an tỉnh Kiên Giang). Sau 30.4.1975, ông Thanh được cấp nhà trong khuôn viên Dinh tham biện cũ của Pháp và ngôi mộ được khai quật nằm sát cạnh nhà của ông. Ông Thanh đã có văn bản gửi lãnh đạo tỉnh, trong đó nêu rõ ông cố của ông là đội trưởng nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực. Ông Thanh kiến nghị phải giám định hài cốt và thẩm định lại những chi tiết còn nghi vấn. Thập niên 1980, khi khoa học giám định ở VN chưa phát triển, ông Thanh đã từng đề nghị đưa bộ hài cốt đi Đức giám định cho chính xác.
Biên bản giám định
Tháng 4.1986, khi tổ chức khai quật ngôi mộ dưới gốc một cây đa trong khuôn viên trụ sở UBND tỉnh Kiên Giang, đại diện Bảo tàng Kiên Giang đã mời ông Lê Trung Khá, cán bộ khảo cổ chuyên ngành nhân chủng học tại TP.HCM, tham gia giám định hài cốt. Tuy nhiên, những đánh giá của ông Khá lại cho nhiều tình tiết mâu thuẫn với lịch sử cuộc đời anh hùng Nguyễn Trung Trực. Từ độ tuổi đến trạng thái bộ xương tìm thấy đều phát sinh nghi vấn. Trong biên bản khai quật của Bảo tàng Kiên Giang, ông Khá đánh giá: “Xương tộc Việt, đàn ông. Người cao khoảng 1,60 m, người này khoảng 50 tuổi, bộ xương này đã chôn trên 100 năm…”.
Trong khi đó, nhiều tài liệu lịch sử ghi anh hùng Nguyễn Trung Trực bị Pháp xử chém đầu vào năm 1868, khi ông 30 tuổi. Theo lời ông Nguyễn Khương Ninh, để làm sáng tỏ sự việc, ông đã đến TP.HCM tìm gặp ông Lê Trung Khá. Ông Khá khẳng định hai biên bản của Bảo tàng Kiên Giang lập không ghi đúng nội dung giám định. Chính tay ông Khá đã viết hai biên bản giám định, một bản do ông giữ, còn một bản giao cho ông Dương Văn Truyện (lúc đó là Giám đốc Bảo tàng Kiên Giang). Ông Khá xác định nội dung giám định là: 7 đốt xương cổ và xương hàm của hài cốt còn nguyên, chứng tỏ người chết không bị chém đầu, xương sọ dày chứng tỏ giàu có ăn uống quá đầy đủ, còn nhiều chiếc răng bị mòn vẹt dính chất vôi, chứng tỏ người chết cao niên và có ăn trầu. Ông Khá xác định bộ hài cốt này không phải là hài cốt Nguyễn Trung Trực. Điều này có phần trùng khớp với lời kể của ông Nguyễn Văn Cầu. Theo ông Cầu thì sau lời chỉ dẫn của nhà văn Sơn Nam dẫn tới tìm ra bộ hài cốt, ông đã chỉ đạo cho bốc cốt lên để cải táng. Trong quá trình bốc cốt, ông trực tiếp có mặt tại hiện trường và thấy hài cốt “còn nguyên xương ống chân, xương hàm, sọ đầu…”.
Ông Nguyễn Khương Ninh cung cấp thêm tài liệu khai quật trong thời gian đó, theo ông là “có nhiều khuất tất” với 2 biên bản khai quật, nội dung có điểm khác nhau. Biên bản thứ nhất phần nội dung của ông Lê Trung Khá ghi tuổi của xương khai quật được là 50 tuổi. Thế nhưng biên bản thứ hai, tuổi được sửa còn 40 tuổi. Ông Ninh nói: “Rất đau đớn khi nhận một người lạ làm tổ tiên mình. Một vị anh hùng được dân tộc tôn thờ”, vì theo ông, đó là “sự xúc phạm ghê gớm không chỉ đối với người đã khuất, với gia tộc mà còn với cả người dân cả nước nói chung và người dân Nam bộ nói riêng”.
Quanh nội dung giám định của ông Lê Trung Khá, một nguyên lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang cho biết thời điểm đó chưa có khái niệm giám định bộ hài cốt tìm được. Bản thân ông cũng “không mấy tin” ông Lê Trung Khá vì ông Khá chỉ đánh giá bằng mắt thường, không thể nói là tuyệt đối chính xác. “Chưa có tài liệu nào khẳng định đầu và thân thể Nguyễn Trung Trực không được chôn cùng một nơi”, vị này nói. Lúc đó, theo vị này thì căn cứ được cho là có giá trị nhất dẫn đến việc tìm kiếm hài cốt là từ chỉ dẫn của nhà văn Sơn Nam.
Nhà văn Sơn Nam đã nhầm ?
Tuy nhiên, ngay cả chỉ dẫn của nhà văn Sơn Nam cũng gặp phải nhiều ý kiến hoài nghi. Về thông tin vị trí ngôi mộ được cho là của Nguyễn Trung Trực, ngày 15.10.1986 nhà văn Sơn Nam đã viết tờ cam kết như sau: “Năm 1943 - 1944 tôi có làm thư ký ở Tòa Bố Rạch Giá. Vì tò mò tôi có tìm hiểu về Nguyễn Trung Trực, nhất là nơi chôn hài cốt. Tên Phó Tham biện bấy giờ là Roger Lucas, có nhà riêng ở khuôn viên Tòa Bố, nói nhiều lần với tôi rằng xác của Nguyễn Trung Trực chôn ở sát bên Tòa Bố, tức là chỗ mà tôi đã chỉ rõ để khai quật. Tòa Bố thời pháp, từ năm 1880 về sau xây không chính xác đúng nền Tòa Bố cũ. Vì vậy Tòa Bố sau có vách đá kiểu đồn lính, lại sát kề bên mộ. Giặc giữ xác Nguyễn Trung Trực sát đồn, sợ nghĩa quân lén đào xới đem chôn nơi khác rồi khởi nghĩa lần nhì. Hoặc nghĩa quân cho rằng người bị giặc chém là Nguyễn Trung Trực giả. Chúng chém công khai để xác nhận sự thật…”.
Đây không phải lần đầu tiên nhà văn Sơn Nam xác định Pháp chôn thi hài Nguyễn Trung Trực trong Tòa Bố. Năm 1968, Tập san Sử Địa của Đại học Sư phạm Sài Gòn ra số đặc biệt kỷ niệm 100 năm ngày mất của Nguyễn Trung Trực. Trong tạp chí này nhà văn Sơn Nam đã viết: “Điều rắc rối nhất là nơi chôn thi hài ông Nguyễn Trung Trực. Thuở ấy, để tránh chuyện cướp thi hài, chắc bọn Pháp chẳng dám đem chôn ở ngoại ô. Chúng đem chôn trong vùng gần đồn để dễ kiểm soát. Cấm không cho ai lại gần. Hồi năm 1944, một dạo chúng tôi làm thư ký Tòa Bố Rạch Giá tình cờ được nghe tên chủ tỉnh Maxime Vialar nói với người thơ ký phụ trách việc cơ mật: “Mộ Nguyễn Trung Trực ở sát gốc cây đa đàng kia. Đừng cho lính mã tà dẫn tội (phạm nhân - PV) tới làm cỏ gần đó”. Cây đa này ở sau Tòa Bố, trên khoảng đất trống giữa Tòa Bố và Dinh chủ tỉnh”.
So sánh các đoạn trích trên chúng ta thấy có mấy sự khác nhau giữa những gì Sơn Nam viết năm 1968 và 1986 như sau: về nguồn tin, hoàn cảnh tiếp cận thông tin ngôi mộ, trong tờ cam kết nhà văn Sơn Nam viết Phó Tham biện Roger Lucas, …, nói nhiều lần với tôi. Nhưng trong bài báo ông lại viết là tình cờ được nghe tên chủ tỉnh Maxime Vialar nói với người thơ ký phụ trách việc cơ mật. Về vị trí ngôi mộ, khi thì ông cho là ở sát bên Tòa Bố, khi thì cho là ở sát gốc cây đa đàng kia. Cây đa này ở sau Tòa Bố, trên khoảng đất trống giữa Tòa Bố và Dinh chủ tỉnh. Khi lại cho là nơi mấy cây đa trong vòng rào Tòa Bố.
Một nguyên lãnh đạo khác của UBND Kiên Giang nhớ lại: “Lúc đầu là xác định “có thể” là hài cốt của Nguyễn Trung Trực. Nguyện vọng của tôi cũng như của Đảng bộ lúc đó là tìm được hài cốt về thờ cúng, chứ không có ý gì khác1.Còn nếu sau này có bộ xương cốt nào khác được xác định chính xác là của Nguyễn Trung Trực, hoặc có nhận định gì khác thuyết phục thì sẵn sàng thay đổi. Ở đây không có gì cố chấp cả”.
Thế nhưng, đến nay, 28 năm, sau nhiều phản ứng liên tục của con cháu vị anh hùng Nguyễn Trung Trực, có giới nghiên cứu, các nhà lãnh đạo lão thành lẫn đương nhiệm, vụ việc thực hư hài cốt cụ Nguyễn Trung Trực vẫn chưa được sáng tỏ. Trong khi, có thông tin đang lập dự án nâng cấp ngôi mộ này với số tiền đầu tư không nhỏ khiến nhiều người thêm bức xúc.
Anh hùng Nguyễn Trung Trực nổi tiếng với hai chiến công oanh liệt đốt tàu Espérance trên sông Nhật Tảo và đánh chiếm đồn Rạch Giá. Theo tài liệu lịch sử, Nguyễn Trung Trực bị Pháp bắt và chém đầu tại chợ Rạch Giá. Truyền thuyết cho rằng Pháp đã bêu đầu ông tại chợ để thị uy nhưng đang đêm có người bí mật cướp mất. Không tài liệu nào xác định thi thể Nguyễn Trung Trực được chôn ở đâu. Chỉ có một số giả thiết là được chôn nơi kín đáo, bí mật vì Pháp sợ người dân khai quật hài cốt cụ, làm biểu tượng tiếp tục khởi nghĩa. Cũng có thông tin cho rằng Pháp chôn hài cốt của Nguyễn Trung Trực trong dinh Tham biện, cho đóng cọc và xiềng xích xung quanh. Nhiều đêm Nguyễn Trung Trực hiển linh rung xiềng xích vang động làm giặc kinh hoàng. Và thêm giả thiết thi hài Nguyễn Trung Trực được chôn trong khuôn viên Tòa Bố (Dinh tỉnh trưởng) thời đó...
Anh Kiệt - Tiến Trình

Chi tiết xúc động khi Nguyễn Trung Trực ra pháp trường

(Kiến Thức) - Nguyễn Trung Trực hiên ngang dõng dạc trước pháp trường, nhìn bầu trời, nhìn đất nước và giã từ đồng bào.

Khoảng cuối tháng 9/1868, Nguyễn Trung Trực bị địch bắt. Sau khi ông bị hành hình, dân chúng khâm phục và cảm thương vô cùng đã bí mật thờ ông như một vị anh hùng trong đền thờ Nam Hải đại vương, là ngôi đền thờ Nguyễn Trung Trực tại TP Rạch Giá hiện nay.
Giỏi thay người chài...
Người đời truyền rằng, vào buổi sáng 27/10/1868, nhân dân Tà Niên, nơi nổi tiếng về nghề dệt chiếu và nhiều nơi khác đổ xô ra chợ Rạch Giá vì thực dân Pháp đem Nguyễn Trung Trực ra hành quyết ở đây. Nguyễn Trung Trực yêu cầu thực dân Pháp mở trói, không bịt mắt để nhìn đồng bào và quê hương trước phút ra đi. Bô lão làng Tà Niên đến vĩnh biệt ông, đã trải xuống đất một chiếc chiếu hoa có chữ thọ (chữ Hán) màu đỏ tươi thật đẹp cho ông bước đứng giữa. Nguyễn Trung Trực hiên ngang dõng dạc trước pháp trường, nhìn bầu trời, nhìn đất nước và giã từ đồng bào.
Trước khi bị hành quyết, Nguyễn Trung Trực đã ngâm một bài thơ: "Thư kiếm tùng nhưng tự thiếu niên - Yêu gian đàm khí hữu long tuyền - Anh hùng nhược ngộ vô dung địa - Bảo hận thâm cừu bất đái thiên".
Thi sĩ Đông Hồ dịch: "Theo việc binh nhưng thuở trẻ trai - Phong trần hăng hái tuốt gươm mài - Anh hùng gặp phải hồi không đất - Thù hận chang chang chẳng đội trời". 
Được tin Nguyễn Trung Trực thọ tử, vua Tự Đức sai hoàng giáp Lê Khắc Cẩn làm lễ truy điệu, đọc bài điếu với chính bút ngự rằng:  “Giỏi thay người chài - Mạnh thay quốc sĩ - Đốt thuyền Nhật Tảo - Phá luỹ Kiên Giang - Thù nước chưa xong- Thân sao đã mất - Hiệu khí xưa nay - Người nam tử ấy - Máu đỏ cát vàng - Hỡi ôi thôi vậy - Ngàn năm hương khói - Trung nghĩa còn đây".
Vua Tự Đức đã sắc phong ông làm Thượng Đẳng Linh Thần, thờ tại làng Vĩnh Thanh Vân, Rạch Giá, nơi ông đã hiên ngang thà chịu chết chứ không chịu đầu hàng thực dân Pháp. Đã rất nhiều năm qua, dân làng Vĩnh Thanh Vân, nhất là những ngư dân luôn tôn kính và tự hào về Nguyễn Trung Trực, một người xuất thân từ giới dân chài, áo vải vậy mà đã trở thành một vị anh hùng đúng với nghĩa: "Sống làm tướng và chết làm thần và anh khí như hồng, nghĩa là khí tiết của người anh hùng rực rỡ như cầu vồng bẩy sắc".
Chi tiet xuc dong khi Nguyen Trung Truc ra phap truong
Tượng đài danh tướng Nguyễn Trung Trực. 
Khắp nơi lập đền thờ
Danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt (1807 - 1882) vị quan nhà Nguyễn trong bài điếu Nguyễn Trung Trực, bằng tuyệt bút của mình đã thể hiện khá đầy đủ nhân cách và hai chiến công của Nguyễn Trung Trực bằng hai câu thơ: “Hoả hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa- Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”. Thái Bạch dịch: “Lửa bừng Nhật Tảo rêm trời đất - Kiếm tuốt Kiên Giang rợn quỷ thần”.
Sau khi ông bị hành hình, dân chúng khâm phục và cảm thương vô cùng đã bí mật thờ ông như một vị anh hùng trong đền thờ Nam Hải đại vương, là ngôi đền thờ Nguyễn Trung Trực tại TP Rạch Giá hiện nay.
Vào năm 1970, nhân dân địa phương đã lập tượng Nguyễn Trung Trực bằng đồng màu đen đặt trước Chợ nhà lồng Rạch Giá cũ. Hiện nay, tượng thờ này được sơn lại màu nâu đỏ và đã được di dời vào trong khuôn viên khu đền thờ của ông tại TP Rạch Giá.
Nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nhân dân đã lập đền thờ Nguyễn Trung Trực và hằng năm đều tổ chức lễ tưởng niệm trọng thể. Đình Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá tổ chức lễ giỗ vào các ngày từ 27 - 28/8 âm lịch. Đình và mộ nơi này đã được công nhận là di tích Lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào ngày 6/12/1989 (về hài cốt và mộ phần của Nguyễn Trung Trực, còn nhiều ý kiến khác nhau).
Tại huyện Tân Trụ, tỉnh Long An, nơi diễn ra trận “Hoả hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa” của Nguyễn Trung Trực, chính quyền và nhân dân đã xây dựng và khánh thành Đền tưởng niệm Nguyễn Trung Trực ngày 14/10/2010.
Hiện nay, hậu duệ của dòng họ Nguyễn Trung Trực đông đúc cả ngàn người sống rải rác khắp nơi, nhưng đông đúc nhất là ở hai xã Tân Đức và Tân Tiến huyện Đầm Dơi.
TS Nguyễn Thành Hữu
Xem tiếp...

SIÊU QUẬY 18

(ĐC sưu tầm trên NET)

136 triệu USD bị lấy đi trong 'Vụ cướp Thế kỷ'

Giá trị của số trang sức bị một kẻ có vũ khí lấy đi tại một khách sạn ở thành phố Cannes, miền nam nước Pháp, lên tới 136 triệu USD. Băng trộm cướp trang sức khét tiếng Pink Panther bị nghi là có liên quan trong vụ này.
AFP dẫn lời các công tố viên cho hay đây là một trong số những vụ cướp trang sức lớn nhất thế giới từ trước đến nay. Các nhà chức trách ban đầu ước tính giá trị của số trang sức bị lấy đi "chỉ" là 53 triệu USD. Tuy nhiên, việc đánh giá vụ cướp táo tợn tại khách sạn Carlton cho thấy số trang sức có giá trị cao hơn gấp hai lần rưỡi tính toán lúc đầu.
Việc công bố giá trị của số trang sức bị cướp ngay lập tức khiến báo chí Pháp gọi đây là "Vụ cướp Thế kỷ". Thậm chí, ngay cả con số ước tính ban đầu là 53 triệu USD cũng khiến vụ việc được liệt kê vào danh sách những vụ cướp lớn nhất trong những năm qua.
Vụ cướp xảy ra hôm 28/7. Một tên cướp đơn độc mang theo súng ngắn xông vào khách sạn sang trọng Carlton ở Cannes. Y cho những viên kim cương và nhiều viên đá quý khác vào một chiếc vali. Tên cướp hành động một cách táo tợn giữa ban ngày.
Số trang sức bị cướp thuộc sở hữu của tỷ phú người Israel, Lev Leviev. Đại gia đang sinh sống tại London tổ chức một cuộc trưng bày những viên kim cương quý của nhà Leviev tại hành lang khách sạn Cartlon trong mùa hè này.
Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên và khá cay đắng. Năm 1955, khách sạn Carlton chính là nơi được đạo diễn Alfred Hitchcock dùng làm bối cảnh cho bộ phim To Catch A Thief (tạm dịch là "Bắt một tên trộm"). Đây là một bộ phim ly kỳ với sự tham gia của các diễn viên Grace Kelly và Cary Grant, với nội dung kể về một vụ trộm trang sức.
Một chuyên gia lưu ý rằng vụ cướp diễn ra sau khi các thành viên của băng trộm cướp trang sức khét tiếng Pink Panther (Báo Hồng) vượt ngục gần đây. Hôm 25/7, Milan Poparic trốn thoát khỏi một nhà tù ở Thụy Sĩ sau khi nhưng tên đồng đảng phá cổng và tấn công lính gác với những khẩu AK-47. Poparic là thành viên thứ ba của băng Pink Panther vượt ngục tại Thụy Sĩ.
Theo cảnh sát quốc tế (Interpol), băng Pink Panther đã nhắm vào những viên đá quý và đồng hồ đắt tiền ở châu Âu, Trung Đông, châu Á và Mỹ, với tổng giá trị lên tới gần 600 triệu USD. Jonathan Sazonoff, biên tập viên của trang Mạng An ninh Bảo tàng tại Mỹ, cho hay vụ cướp ở khách sạn Carlton mang phong cách của băng Pink Panther.
Mô phỏng vụ cướp
Vụ cướp táo tớn kể trên diễn ra hơn hai tháng sau vụ trộm hôm 16/5 tại một căn phòng của khách sạn Novotel cũng thuộc thành phố Cannes. Reuters dẫn một nguồn tin cảnh sát giấu tên cho biết số nữ trang được đặt trong két tại phòng khách sạn Novotel được thuê bởi một nhân viên của Chopard, một hãng trang sức hạng sang.
Vụ trộm này được phát giác khi liên hoan phim Cannes đang diễn ra. Những món đồ trang sức dự kiến được các ngôi sao mượn để đeo khi đi trên thảm đỏ. Chopard là một trong những nhà tài trợ chính thức của liên hoan phim Cannes, phụ trách chế tác "Cành cọ vàng", giải thưởng của liên hoan phim.
Hà Giang

Cướp táo tợn đồ trang sức trị giá 53 triệu USD

Một người đàn ông có vũ trang tấn công gian triển lãm đồ trang sức tại thành phố Cannes của Pháp hôm nay, vơ lấy đống đồ trị giá 40 triệu euro rồi chuồn mất.
Các nhà điều tra cho biết vụ cướp diễn ra giữa ban ngày tại khách sạn Carlton ở Cannes, thành phố nổi tiếng thế giới với liên hoan phim hàng năm thu hút những dàn sao điện ảnh mang trên mình đầy đồ trang sức lấp lánh.
diamond-jewellery-671x1024-1375021322_50
Trang sức kim cương và hồng ngọc, ảnh minh hoạ từ jewels-d'allure.com
Tay súng trong vụ cướp hôm nay đã vượt qua mọi hàng rào an ninh rồi tẩu thoát với một valy đựng đồ quý, theo AFP. Đây là vụ cướp lớn và táo tợn nhất trong mấy năm gần đây ở Pháp. Hồi năm 2008, ba tên trộm đã vơ vét gần như toàn bộ đồ trang sức ở một triển lãm tại Paris, trị giá 85 triệu euro.
Trong dịp Liên hoan phim Cannes hồi tháng 5, những tên trộm cũng đã khoắng một mẻ trang sức trị giá 1,4 triệu USD vào một buổi mờ sáng. Số tài sản này khi đó đang ở trong một khách sạn, và dự định được đem cho các ngôi sao điện ảnh thuê để dùng trong kỳ liên hoan. Trong một vụ trộm khác cùng thời gian đó, một chuỗi vòng cổ kim cương giá 1,9 triệu USD cũng bị lấy mất. Phòng khách sạn của ít nhất hai nhà làm phim bị trộm viếng thăm lấy đi tiền mặt và đồ dùng cá nhân.
Ánh Dương

Bé gái ăn vạ tại Nhà Trắng khiến Obama bối rối

Cô bé giận dỗi và nằm úp mặt xuống thảm ở Nhà Trắng, làm tổng thống Mỹ bối rối.
em-be4-4355-1432357218.jpg
Cô bé Claudia giận dỗi nằm úp mặt xuống thảm Nhà Trắng. Ảnh: Pete Souza/White House.
Trong bức ảnh được gia đình Moser đưa lên trang cá nhân hôm 21/5, cô bé Claudia Moser giận dỗi nằm úp mặt xuống thảm, trước mặt ông Obama và các quan khách. Ông chủ Nhà Trắng tỏ ra bối rối khi đưa hai tay ra phía trước tỏ ý "bó tay".
Đệ nhất phu nhân Michelle Obama cũng có mặt trong ảnh và lúng túng trước tình huống này. Bức ảnh do nhiếp ảnh gia Nhà Trắng Pete Souza chụp trong một sự kiện diễn ra tại đây vào tháng trước.
Theo Yahoo Parenting, tấm ảnh lan truyền trên mạng sau khi bác của Claudia, Benjamin, và mẹ em đăng trên trang cá nhân. "Đây thực sự có thể là bức ảnh đẹp nhất từng có. Cháu gái tôi, Claudia, giận dỗi tại bữa tiệc lễ Passover (một lễ quan trọng của người Do Thái)", Benjamin, cây viết của tờ New York Times, bình luận. Trong khi đó, Laura Moser, mẹ cô bé, khoe: "Con gái tôi là một hiện tượng mạng".
Hàng trăm người sau đó đã chia sẻ lại ảnh qua Twitter. Claudia không phải em bé đầu tiên khiến người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ lúng túng. Trước đây, con trai của một mật vụ từng ngã úp mặt lên ghế sofa tại phòng Bầu Dục trong lúc cha mẹ đang nói chuyện cùng ông Obama.
em-be-5-1694-1432357218.jpg
Cậu bé ngã úp mặt lên sofa trong lúc bố mẹ đang chuyện trò cùng ông chủ Nhà Trắng. Ảnh: Lawrence Jackson
Bình Minh
Xem tiếp...

CÂU CHUYÊN TÌNH BÁO 50

(ĐC sưu tầm tên NET)

Phá vỡ âm mưu đảo chính của Mỹ ở Macedonia

VietnamDefence - Ở Macedonia đã vô hiệu hóa một nhóm khủng bố mà những kẻ tổ chức đã bị theo dõi trong ít nhất 8 tháng, qua đó ngăn chặn được âm mưu đảo chính mới do Washington dự định vào ngày 17.5.
Thủ tướng Macedonia Nikola Gruevski thông báo kết thúc chiến dịch chống khủng bố
Mục tiêu đảo chính là làm lan rộng sự hỗn loạn ngự trị ở Ukraine sang Macedonia và ngăn chặn xây dựng đường ống dẫn khí đốt của Nga đến các nước EU.

Sự kiện Kumanovo

Sáng sớm ngày 9/5/2015, cảnh sát Macedonia bắt đầu chiến dịch diệt trừ một nhóm vũ trang đã xâm nhập vào nước này nhằm thực hiện các cuộc tấn công khủng bố.
Trước khi bắt đầu chiến dịch, dân thường đã được sơ tán.
Sau khi, các tay súng khủng bố khai hỏa, đấu súng ác liệt bắt đầu, kết quả là 14 tên khủng bố bị diệt, 8 nhân viên công lực chính phủ bị thương, 30 tên bị bắt làm tù binh, ngoài ra còn nhiều người bị thương.

Đây không phải là hành động khủng bố mà là âm mưu đảo chính
Cảnh sát Macedonia đã nắm bắt rõ tình hình trước khi mở chiến dịch này. Theo Bộ trưởng Nội vụ Ivo Kotevski, bọn khủng bố đã chuẩn bị một chiến dịch quy mô lớn vào ngày 17/5 (tức là khi diễn ra tuần hành của người Albania ở Skopje).

Cảnh sát đã xác định được rằng, tất cả các tay súng đều là cựu thành viên của “Quân đội giải phóng Kosovo” [1].

Tòa nhà mà bọn khủng bố ẩn náu sau cuộc đột kích
Trong số đó có:

- Sami Ukshini, được biết đến là “Chỉ huy Chim ưng" (Commandant Sokoli), mà gia đình hắn đã đóng vai trò lịch sử trong UÇK.

- Rijai Bey, cựu vệ sĩ của Ramush Haradinaj (trùm buôn lậu ma túy, chỉ huy quân sự UÇK, sau đó là thủ tướng Kosovo. Y đã 2 lần bị xét xử vì tội ác chiến tranh bởi Tòa án hình sự quốc tế về Nam Tư trước đây, nhưng được trắng án vì 9 nhân chứng chính đã bị thủ tiêu trong quá trình diễn ra phiên tòa).

- Dem Shehu, vệ sĩ của Ali Ahmeti, lãnh đạo hiện nay và người sáng lập đảng BDI của người Albania.

- Mirsad Ndrecaj, được biết đến với biệt danh “Chỉ huy NATO” (NATO Commandant), cháu của Malic Ndrecaj, lữ đoàn trưởng lữ đoàn 132 của UÇK.

Những kẻ cầm đầu chủ yếu của chiến dịch, trong đó có Fadil Fejzullahu (bị giết trong cuộc tấn công), đều có quan hệ mật thiết với Đại sứ Mỹ ở Skopje, ông Paul Wohlers.

Fadil Fejzullahu, một trong những tên cầm đầu nhóm vũ trang (bị giết trong cuộc đột kích) cùng với kẻ bảo trợ mình là Paul Wohlers, Đại sứ Mỹ ở Skopje
Paul Wohlers là con trai của nhà ngoại giao Mỹ Lester Wohlers, người từng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tuyên truyền của phương Tây và lãnh đạo bộ phận điện ảnh của Cơ quan Thông tin Mỹ (U.S. Information Agency). Bản thân Paul Wohlers là cựu phi công hải quân và chuyên gia về phản gián. Ông ta từng là Phó Giám đốc Trung tâm tác chiến (United States Department of State Operations Center - cơ quan làm nhiệm vụ giám sát và bảo vệ các nhà ngoại giao).

Mặc dù Macedonia không phải là thành viên NATO, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg vẫn chăm chú “theo dõi” chiến dịch của cảnh sát ở Kumanovo
Để xóa bỏ mọi nghi ngờ về những kẻ bảo trợ cho chiến dịch khủng bố, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã phát biểu từ trước khi kết thúc cuộc đột kích. Và không phải là để lên án khủng bố và bày tỏ sự ủng hộ với chính phủ hợp pháp của Macedonia mà để giới thiệu nhóm khủng bố như phe đối lập sắc tộc hợp pháp: “Tôi lo ngại theo dõi các sự kiện đang diễn ra ở Kumanovo. Tôi dành sự thiện cảm cho gia đình những người bị chết và bị thương. Điều quan trọng là tất cả các nhà lãnh đạo chính trị và các nhà lãnh đạo cộng đồng cùng nỗ lực xác lập sự bình yên và bắt tay vào điều tra công khai và xác định các nguyên nhân của những gì đã diễn ra. Tôi kêu gọi mỗi người hãy lập tức thể hiện sự kiềm chế và tránh leo thang xung đột vì lợi ích của đất nước và cả khu vực”.

Phải bị mù hoàn toàn mới không hiểu Tổng thư ký NATO nói gì.



Khi còn là tỉnh trưởng tỉnh Strumica, Zoran Zaev đã bị cáo buộc bảo kê cho việc xây dựng một trung tâm thương mại và bị bắt vì tội tham nhũng. Để phản đối, đảng của ông ta đã rút khỏi nghị viện. Cuối cùng, ông ta đã được ân xá bởi Tổng thống Macedonia Branko Crvenkovski khi đó đang đứng đầu đảng của ông ta. Tháng 6/2013, Zaev được bầu làm chủ tịch SDSM
Tháng 1/2015, tại Macedonia đã ngăn chặn được âm mưu đảo chính ủng hộ lãnh tụ đảng Liên minh xã hội-dân chủ Macedonia (SDSM) đối lập Zoran Zaev. Bốn người bị bắt, Zaev bị tịch thu hộ chiếu, báo chí phương Tây bắt đầu lên án “xu hướng tiến đến chế độ độc đoán”.

Zoran Zaev được các sứ quán Mỹ, Anh, Đức và Hà Lan công khai ủng hộ. Nhưng dấu vết duy nhất còn lại của âm mưu đảo chính này chỉ ra vai trò của Mỹ.

Ngày 17/5, đảng (SDSM) [2] của Zoran Zaev sẽ tổ chức cuộc tuần hành. Họ định phân phát 2.000 mặt nạ để ngăn cản cảnh sát nhận diện những tên khủng bố tham gia cuộc tuần hành. Trong khi tuần hành, nhóm vũ trang giấu mặt bằng mặt nạ sẽ tấn công ột số cơ quan và phát động “cuộc cách mạng” giả hiệu kiểu như ở quảng trường Maidan ở Kiev, Ukraine.

Chỉ đạo cuộc đảo chính là Mile Zechevich, cựu nhân viên một chi nhánh của Quỹ George Soros.

Để hiểu vì sao Washington phải cấp tốc lật đổ chính phủ Macedonia, cần nhớ lại cuộc chiến tranh đường ống khí đốt. Bởi vì nền chính trị thế giới là một bàn cờ lớn, trên đó mỗi nước đi của bất cứ quân cờ nào cũng gây ra ảnh hưởng đối với tất cả những quân cờ khác.

Cuộc chiến khí đốt
Đường ống khí đốt “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” (Turkish Stream) dự kiến sẽ đi qua Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Macedonia và Serbia để cung cấp khí đốt của Nga cho EU. Theo sáng kiến của Thủ tướng Hungaria Viktor Orbán, ngày 7/4/2015, tại Budapest đã diễn ra cuộc gặp các ngoại trưởng các nước liên quan để thống nhất lập trường đối với Mỹ và EU.

Kể từ năm 2007, Mỹ cố gắng phá hoại quan hệ đã có giữa Nga và EU. Họ đã phá hoại được dự án “Dòng chảy phương Nam” (South Stream) khi buộc được Bulgaria từ chối tham gia, nhưng ngày 1/12/2014, trước sự kinh ngạc của tất cả, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất dự án mới, sau đó ông đã thuyết phục được Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan ký hiệp định mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO [3]. Moskva sẽ cung cấp khí đốt cho Ankara, để sau đó Ankara cung cấp tiếp cho EU và bằng cách đó để vượt qua cấm vận chống Nga của Brussels. Ngày 18/4/2015, tân Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsípras đã chấp nhận để tuyến đường ống này đi qua nước ông [4]. Thủ tướng Macedonia Nikola Gruevski đã tiến hành đàm phán thận trọng vào tháng 3 năm nay [5]. Cuối cùng, Serbia, nơi tuyến đường ống “Dòng chảy phương Nam” lẽ ra sẽ đi qu, đã tuyên bố với Bộ trưởng Năng lượng Nga Aleksandr Novak trong buổi tiếp ở Belgrade vào tháng 4 năm nay rằng, nước này sẵn sàng chuyển sang tham gia “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” [6].

Để ngăn cản dự án của Nga, Washington đã gia tăng các nỗ lực của mình:

- Ở Thổ Nhĩ Kỳ, họ ủng hộ CHP chống lại Tổng thống Erdoğan, hy vọng khiến ông thất cử;

- Ở Hy Lạp, ngày 8/5, Mỹ cử Amos Hochstein, Giám đốc Cục Tài nguyên năng lượng đến yêu cầu chính phủ Tsípras từ bỏ thỏa thuận với Gazprom;

- Mỹ dự định ngăn cản tuyến đường của đường ống khí đốt Nga bằng cách đưa một nhân vật bù nhìn lên nắm quyền ở Macedonia;

- Ở Serbia, họ tái khởi động dự án ly khai một vùng lãnh thổ nhỏ là Vojvodina để chuyển cho Hungaria [7].

Bình luận cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng: “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” cũng sẽ cung cấp khí đốt cho Hungaria và Áo, do đó sẽ kết liễu dự án khác thay thế mà Mỹ đã đàm phán với Tổng thống Iran Hassan Rohani (bất chấp khuyên can của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo) để cung cấp khí đốt Iran cho các nước này [8].

*****
[1] « L’UÇK, une armée kosovare sous encadrement allemand », par Thierry Meyssan, Réseau Voltaire, 15 avril 1999.
[2] Le SDSM est membre de l’Internationale socialiste.

[3] “How Vladimir Putin Upset NATO’s Strategy”, by Thierry Meyssan, Translation Roger Lagassé, Voltaire Network, 13 December 2014.

[4] “Möglicher Deal zwischen Athen und Moskau: Griechenland hofft auf russische Pipeline-Milliarden”, Von Giorgos Christides, Der Spiegel, 18. April 2015.

[5] “Геннадий Тимченко задержится на Балканах. Вместо South Stream "Стройтрансгаз" построит трубу в Македонии”, Юрий Барсуков, Коммерсант, 12 марта 2015 r.

[6] «Énergie : la Serbie souhaite participer au gazoduc Turkish Stream», B92, 14 avril 2015.

[7] “Brussels’s Next Balkans Ersatz State: Vojvodina”, by Wayne Madsen, Strategic Culture Foundation (Russia), Voltaire Network, 7 March 2015.

[8] “Behind the anti-terror alibi, the gas war in the Levant”, by Thierry Meyssan, Translation Roger Lagassé, Voltaire Network, 3 October 2014.

Nguồn: Failure of the US coup d’État in Macedonia / Thierry Meyssan // voltairenet.org, 18.5.2015.

Các nhà ngoại giao Mỹ hối hả chuẩn bị cách mạng màu ở Cuba

VietnamDefence - Mục tiêu lật đổ chế độ ở Cuba của Mỹ không hề thay đổi, có chăng chỉ là biện pháp.

Cách hành xử không phù hợp của các nhà ngoại giao Mỹ có thể cản trở quá trình bình thường hóa quan hệ Cuba-Mỹ.

Ngay trước vòng đàm phán tiếp theo với Mỹ, chính phủ Cuba bày tỏ lo ngại với hành vi của các nhà ngoại giao Mỹ trên lãnh thổ Cuba. Sự ủng hộ tích cực mà các vị khách Mỹ bắt đầu giành cho các nhóm đối lập ở Cuba khiến địch thủ lâu đời của Mỹ lo ngại.

Vòng đàm phán thứ hai được phát động trong khuôn khổ quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Cuba diễn ra vào tháng 2/2015. Ngay trước cuộc gặp quan trọng này đối với số phận quan hệ tương lai giữa hai nước láng giềng, nhà đàm phán chính từ phía Cuba đã thông báo trên đài truyền hình quốc gia rằng, Mỹ cần phải chấm dứt ủng hộ phe đối lập nếu muốn các nhà ngoại giao của họ có quyền tự do đi lại ở Cuba.

Victoria Nuland phát bánh 'cổ vũ' đảo chính lật đổ Yanukovich ở Ukraine tháng 2/2014

“Các nhà ngoại giao (Mỹ) phải chấm dứt các hành động nhằm kích động, tổ chức, chuẩn bị và tài trợ cho các phần tử chống chính phủ trong đất nước chúng tôi. Các đại diện Mỹ đang lợi dụng việc tự do đi lại với các mục đích không phù hợp với quy chế ngoại giao và vượt ra ngoài khuôn khổ chức trách của các nhân vật cụ thể”, bà Josefina Vidal”, Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ, Bộ Ngoại giao Cuba tuyên bố.

Washington không che giấu sự thù địch với chính phủ cộng sản Cuba và chế độ độc đảng ở nước này. Và tuy phe đối lập ở Cuba không được sự ủng hộ rộng rãi, Mỹ thông qua các nhà ngoại giao của mình chăm sóc họ khá kỹ lưỡng với cớ chia xẻ đồng cảm với những người không có cơ hội bày tỏ chính kiến.

Tuyên bố của bà Josefina Vidal có thể là trở ngại trên con đường tiếp xúc ngoại giao giữa Mỹ và Cuba mà kết quả trông đợi là gỡ bỏ lệnh cấm vận do Mỹ áp đặt chống Cuba đã hơn 50 năm.

“Chúng tôi không định đem chủ quyền của Cuba và các vấn đề liên quan đến chính sách đối nội của chính phủ làm đối tượng đàm phán, mọi thứ còn lại đều có thể thảo luận”, bà Josefina Vidal cảnh báo.

Nguồn: rueconomics.ru, 3.2.2015.

Đức chi bao nhiêu cho đảo chính ở Ukraine?

VietnamDefence - Người đóng thuế Đức đã phải trả hàng trăm triệu euro cho đảo chính ở Ukraine, tờ báo Đức Deutsche Wirtschafts Nachrichten (DWN) đưa tin. Đừng nói người Đức hiền! Làm gián điệp cho Mỹ, lật đổ chế độ ở các nước... họ làm tất.
Quỹ Konrad Adenauer từng đóng vai trò lớn trong việc ủng hộ các đảng đối lập ở Ukraine, hoạt động ở nước này từ năm 1994 và trong hơn 20 năm qua đã thực hiện hơn 500 dự án trong lĩnh vực chính trị.

Cuộc đảo chính tháng 2/2014 ở Ukraine được thực hiện một phần bằng tiền của người đóng thuế Đức, DWN viết.

Từ năm 1994, Quỹ Konrad Adenauer đã hoạt động ở Ukraine. Trong năm 2014, các dự án của quỹ này mà hoạt động chủ yếu do người đóng thuế Đức chi trả, đã được chi 130 triệu euro. 70% số đó đã được chi cho “quan hệ đối tác quốc tế”, phần lớn là chi cho hoạt động chính trị ở Ukraine.

Quỹ Adenauer đã tài trợ cho các đảng đối lập ở Ukraine, tham gia thành lập đảng UDAR (Liên minh Dân chủ Ukraine vì cải cách) của võ sĩ quyền Anh Vitaly Klichko, giúp đỡ bảo đảm vật chất-kỹ thuật và đào tạo. “Đảng thân châu Âu này đã có nhiệm vụ thực hiện hội nhập Ukraine với EU”, DWN bình luận.

Quỹ Adenauer cũng ủng hộ tất cả các đảng đối lập ủng hộ ký hiệp định liên kết với EU. “Việc lật đổ Yanukovich và bổ nhiệm Vitaly Klichko vào chức vụ cao có lẽ cũng chính là kế hoạch ở Ukraine (của họ)”, DWN kết luận.

Quỹ Adenauer đang tiếp tục hậu thuẫn UDAR. Mới đây, Klichko đã giành giải thưởng Konrad Adenauer “vì ủng hộ hòa bình và dân chủ ở Ukraine”. Tuy nhiên, một số chính trị gia Đức cho rằng, cựu vô địch quyền Anh này không xứng đáng với giải thưởng đó vì ông ta tích cực hợp tác với các phần tử dân tộc cực đoan và liên tục bảo vệ chúng. “Klichko khẳng định rằng, các phần tử phát xít ở Maidan chỉ là sự tưởng tượng của tuyên truyền Nga”, DWN viết và lưu ý rằng, thị trưởng Kiev thậm chí còn bác bỏ việc quen biết với một số tên cầm đầu các tiểu đoàn tình nguyện.

Quỹ Konrad Adenauer là một trong những tổ chức chính trị có ảnh hưởng nhất thế giới và có văn phòng đại diện ở hơn 120 nước. Nhiệm vụ của quỹ là ủng hộ “các giới tinh hoa chính trị, kinh tế và xã hội vốn đang đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các thiết chế dân chủ và các thiết chế thuộc về kinh tế thị trường”. DWN cho rằng, các tổ chức như thế thường làm việc trong “vùng xám về pháp lý”.

Nguồn: RIA, 3.5.2015.

Xem tiếp...