Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

CÂU CHUYỆN TÂM LINH 51 (Xác chết đi lại...)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Kỳ lạ chuyện xác chết đi lại, tìm đường về nhà ở Indonesia

(Ngoisao.vn) - Chuyện xác chết "đội mồ sống dậy", tìm đường về nhà ở bộ tộc Toraja, Indonesia hiện vẫn là một ẩn số khó lý giải đối với các nhà khoa học.
Câu chuyện kỳ lạ này có nguồn gốc từ tập tục Ma’nene của người Baruppu tại huyện miền núi Tana Toraja thuộc tỉnh Nam Sulawesi, Indonesia. Theo phong tục truyền thống, xác chết của những người thân trong gia đình, tổ tiên được những người còn sống đào lên. Sau đó, họ đem những thi thể này về nhà, thay quần áo mới như một cách tưởng nhớ người đã khuất. Thời gian cử hành các nghi lễ kéo dài trong 3 ngày. 
Điều kỳ lạ là những xác chết này có thể tự đứng dậy, di chuyển khắp làng và tự tìm đường về nhà như người sống. Điều này bắt nguồn từ việc, người dân ở đây tin rằng, hồn ma của người quá cố cần phải quay trở về ngôi làng mà họ từng sinh sống để gặp lại người thân, họ hàng. Do đó, họ mời pháp sư đến gọi linh hồn và khiến xác chết sống lại. Pháp sư có thể làm cho một xác chết nằm yên trong quan tài có thể đi lại khắp làng cũng như xuất hiện trong đám giỗ của chính họ. Thông qua những lời cầu khấn, bài văn tế... của pháp sư, người thân, con cháu sẽ không bị người quá cố trách phạt vì hành động đào mộ này.

Chuyện xác chết tự "đội mồ sống dậy" ở Indonesia không phải là chuyện quá xa lạ

Nhờ tài nghệ của các pháp sư, các xác chết có thể tự mình đi lại như robot
và tự tìm được đường về nhà

Sau khi trở về nhà, xác chết sẽ được thay trang phục mới và đặt lại vào quan tài
Sau khi được "làm phép", xác chết có thể đi lại bình thường mà không gặp rắc rối gì. Điều đặc biệt là, nếu có người nói chuyện với thây ma trên đường trở về, thây ma đó sẽ ngã xuống và không thể đứng dậy tiếp tục cuộc hành trình.
Tuy tập tục này khá phổ biến ở Indonesia nhưng cho đến nay, các nhà khoa học vẫn không thể lý giải được lý do vì sao các pháp sư có thể khiến các thây ma đi lại và tự tìm đường về nhà. 

Xác chết sẽ tự tìm được đường về nhà nhờ phép thuật của pháp sư

Người chết sẽ được đặt lại vào quan tài và đem chôn như cũ
Tora (Theo Giadinhonline.vn)
 
 
 
Kinh ngạc chuyện hồi sinh sau 1 thế kỷ
Carroll Beckwith (trái) là một trong những “kiếp trước” của Robert Snow

Kinh ngạc chuyện hồi sinh sau 1 thế kỷ

Có đến 28 chi tiết cụ thể được tiết lộ trong cuốn băng ghi âm lúc Robert bị thôi miên đã được chứng thực là ăn khớp hoàn toàn với cuốn nhật ký cá nhân 17 nghìn trang giấy của Carroll Beckwith.

Cảnh sát Robert Snow luôn tránh đề cập đến những chuyện mang tính tâm linh hay đưa ra các suy luận vô căn cứ về các hiện tượng bất thường của bản thân. Ông đã rất chắc chắn về sức mạnh trí óc của bản thân và cho rằng mình không thể bị thôi miên. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh suy nghĩ này là sai. Ngay sau khi ngồi lên chiếc ghế trong phòng làm việc của tiến sĩ Mariellen Griffith, một chuyên gia tâm lý với 15 năm kinh nghiệm, Robert đã được trải nghiệm cuộc sống của nhiều kiếp trước.
Kinh ngạc chuyện hồi sinh sau 1 thế kỷ - 1
Ông Robert Snow 
Đúng vậy, Robert đã trải qua rất nhiều kiếp, nhưng một trong số đó đã để lại ấn tượng đặc biệt khiến ông không thể ngừng nghĩ về nó. Nó quá sống động, quá thực, đến nỗi mà ông đã bắt đầu nghi ngờ về sự sáng suốt của mình. Robert cần phải biết là chúng đến từ đâu? Vì thế nên ông đã vận dụng những kĩ năng điều tra của mình để tìm ra sự thật.
Một trong những “kí ức” đã ám ảnh Robert mạnh mẽ là studio của một nghệ sĩ sống ở thế kỷ 19.
Tôi có một cái tủ kính nhỏ và một tủ đựng hồ sơ…Tôi rất cô đơn…Tôi nghĩ tôi là một nghệ sĩ – cả chỗ này toàn là những bức vẽ…Tôi đang vẽ một bức chân dung của ai đó. Tôi không thích vẽ chân dung…Nhưng tôi cần số tiền này.” – Trích đoạn ghi âm “kí ức” của Robert.
Sau đó, Robert miêu tả rằng ông đang vẽ một bức tranh chân dung của một người phụ nữ gù, “Tôi không nghĩ là Amanda có thể có con. Ý tôi là chúng tôi không thể có con…Tôi đang gọi một ly rượu…".
Ông còn nhớ là đã nhìn thấy một cây dương cầm và một cây gậy chống. Nhưng chỉ có một thứ cứ quanh quẩn trong tâm trí Robert, ấy là bức chân dung của người phụ nữ gù. Thật kì cục!
Robert bắt đầu bị ám ảnh bởi những kí ức này. Ông đã quyết định, cách tốt nhất đề điều tra kĩ càng hiện tượng này là cố gắng tìm được bức tranh đó. Robert hy vọng có thể đã nhìn thấy nó trong một cuốn sách hoặc ở một bảo tàng nào đó. Đây là việc làm lý trí duy nhất mà ông có thể làm…bất cứ điều gì có liên quan đến cuộc sống ở kiếp trước. Ông đã tìm kiếm hàng trăm cuốn sách ở thư viện nhưng không có kết quả.
Sau một năm, gần như là tình cờ, vợ ông đề nghị đi du lịch ở New Orleans. Một buổi chiều khi Robert tới thăm một phòng tranh ở Khu phố Pháp, nơi đang trưng bày những bức tranh cổ từ một bộ sưu tập cá nhân. Ở đó, ông nhìn thấy bức chân dung của người phụ nữ gù, chính là bức vẽ đã xuất hiện rất sống động trong kí ức về quá khứ của Robert.
Kinh ngạc chuyện hồi sinh sau 1 thế kỷ - 2
Bức chân dung người phụ nữ gù
“Mọi thứ xung quanh dường như đang quay cuồng. Tôi há hốc miệng nhìn chằm chằm vào bức chân dung, kí ức về những điều trong một quá khứ mà tôi hoàn toàn không có chút ít khái niệm nào về nó đang hiện lên rõ mồn một, và như có một luồng điện hàng trăm vôn đang chạy dọc trong người, làm tay chân tôi đông cứng lại...
Phải mất nhiều phút sau đó, tôi đã không tiến đến gần bức tranh mà nhắm mắt đứng yên tại chỗ để lại một lần nữa nhìn thấy cảnh tượng chính mình đang vẽ bức tranh đó trong studio, và rồi lại mở mắt ra để nhìn thấy một bức vẽ hoàn chỉnh hiển hiện trước mắt. 
Mọi thứ bắt đầu tạo nên cảm giác kì quái, giống như bạn vừa tỉnh lại sau một giấc mơ quá sức sống động, và sau đó bạn phải tự nói với bản thân rằng đó chỉ là một giấc mơ mà thôi. Đó không phải là sự thật.
Cuối cùng, mặc dù tôi biết, với một sự chắc chắn tuyệt đối rằng đó chính là bức tranh mà tôi đã thấy trong khi bị thôi miên, nhưng tôi vẫn cố gắng thuyết phục bản thân rằng đó chỉ là mơ bởi điều này quá sức kì quặc nếu là sự thật.
Sau khi dành ra vài phút nữa để cân nhắc kĩ càng hơn, tôi bắt đầu nhận thấy sự tuyệt vọng trong việc tìm ra lời giải đáp cho toàn bộ chuyện này. Nhưng dù có thất vọng hay không thì những chuyện như thế này không thể xảy ra trong đời thực.
Làm sao có thể trùng hợp đến như vậy khi bỗng dưng Melanie đòi đi New Orleans? Tại sao chúng tôi lại đến phòng tranh này để rồi bức vẽ hiện ra ngay trước mắt tôi đây?”
Sau đó, Robert mới biết người đàn ông đã vẽ bức chân dung ấy tên là Carroll Beckwith, người luôn đi lại với một cây gậy chống và sở hữu một studio riêng. Robert tìm hiểu kĩ hơn và cuối cùng phát hiện ra rằng Beckwith có một cuốn nhật ký viết tay được lưu giữ ở Học viện thiết kế quốc gia. Trong đó chứa toàn bộ những chi tiết về cuộc đời người nghệ sĩ này, từ năm 19 tuổi cho đến một ngày trước khi ông qua đời ở tuổi 65.
Kinh ngạc chuyện hồi sinh sau 1 thế kỷ - 3
Carroll Beckwith – một trong những “kiếp trước” của Robert Snow
Mọi thứ đều nằm trong cuốn nhật ký đó, chuyện Beckwith yêu thích rượu như thế nào, chuyện vợ ông ta không thể có con, nỗi cô đơn của ông ta... Điều này có liên quan tới việc ông ta phải đi lại với sự hỗ trợ của gậy chống và rằng ông ta ghét phải vẽ tranh chân dung biết bao nhiêu, cùng với ghi chú cuối cùng, cái ngày trước khi ông qua đời – về một bức chân dung của một phụ nữ gù.
Thực sự thì có đến 28 chi tiết cụ thể được tiết lộ trong cuốn băng ghi âm lúc Robert bị thôi miên đã được chứng thực là ăn khớp hoàn toàn với cuốn nhật ký cá nhân 17 nghìn trang giấy của Carroll Beckwith.
Sau toàn bộ những chuyện này, ngài cảnh sát trưởng Robert Snow đã phải thay đổi hoàn toàn cái nhìn về thế giới. Tất cả mọi thứ đều có ý nghĩa và mục đích mới. Trong khi đang cố gắng “làm quen” với những kiến thức mới thì Robert vẫn phải giữ kín toàn bộ thông tin về cuộc điều tra cá nhân này nếu không muốn chức vụ hiện tại bị hủy hoại nghiêm trọng.
Cuối cùng, sau khi nghỉ hưu, Robert đã tiết lộ toàn bộ sự thật. Câu chuyện của ông đã trở thành một trong những câu chuyện được nghiên cứu kĩ càng nhất và cũng là một bằng chứng thuyết phục nhất về sự hồi sinh.
Video câu chuyện đặc biệt của Robert Snow:

Hải Yến (Theo Viewzone) (Khampha.vn)
 

Ly kỳ chuyện người phụ nữ đến từ "kiếp trước"

Câu truyện mà khoa học bó tay nhưng ai nấy đều tin vì quá thuyết phục
Kiếp trước có thực sự tồn tại?
Chuyện con người không chỉ sống có một lần hay chuyện chết đi xuống âm phủ, uống chén canh Mạnh Bà rồi đầu thai sang kiếp khác tưởng chừng chỉ có trong các cuốn tiểu thuyết. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những điều mà khoa học đến nay vẫn chưa lý giải được. Có những bằng chứng buộc ta phải tin vào những câu truyện tưởng như bịa đặt ấy.
Câu chuyện về Shanti Devi
Ngày 18/1/1902, một bé gái được đặt tên là Ludgi đã chào đời trong gia đình nhà Chaturbhuj đang sinh sống tại ngôi làng Mathura, Ấn Độ. 
Khi Ludgi lên 10 tuổi, một cuộc hôn nhân được sắp đặt giữa cô và người đàn ông cùng làng tên là Kedarnath Chaube,. Qua tuổi dậy thì, Ludgi mang bầu lần đầu tiên nhưng đã bị sẩy thai. Lần mang bầu thứ hai, cô đã sinh được một bé trai kháu khỉnh ở bệnh viện công Agra. Tuy nhiên, sau khi vượt cạn, cô gặp biến chứng nghiêm trọng dẫn đến tử vong.
1 năm, 10 tháng, 7 ngày sau cái chết của Ludgi, vào ngày 11/12/1926, một bé gái xinh đẹp được sinh ra ở Babu Rang Bahadur Mathur, thuộc Chirawala Mohulla, một vùng đất nhỏ ở Delhi. Cô bé được đặt tên là Shanti Devi.
Shanti bị mắc chứng chậm nói cho đến năm lên 4 tuổi. Khi bắt đầu biết nói, cô bé đã gây ngạc nhiên cho gia đình khi tuyên bố rằng: “Đây không phải là nhà của tôi! Tôi có một người chồng và một đứa con trai ở Mathura! Tôi phải trở về bên họ!".
Shanti còn nói nằng chồng cô ở Mathura, là chủ của một của hàng bán quần áo và họ có một cậu con trai. Cô tự gọi mình là Chaubine (có nghĩa là vợ của Chaube). Bố mẹ cô bé cho rằng, đó hoàn toàn là do trí tưởng tượng quá xa của con gái và chẳng hề để tâm đến những lời nói này. Tuy nhiên sau đó họ bắt đầu lo lắng khi cô bé cứ liên tục nhắc lại câu truyện đó hết lần này đến lần khác, kể lại những sự việc xảy ra trong cuộc sống của cô và người chồng ở Mathura.
Ly kỳ chuyện người phụ nữ đến từ "kiếp trước" - 1
Trong hình hài một bé gái, Shanti đã tìm mọi cách để gặp lại được
"gia đình kiếp trước" của mình
Có khi trong những bữa ăn, Shanti nói: “Khi còn sống ở Mathura, con đã ăn rất nhiều loại kẹo khác nhau”. Đôi lúc, khi được mẹ thay quần áo, cô bé hay nói rằng loại trang phục này mình đã từng mặc qua. Điều gây tò mò hơn là, cô gái có nhắc đến 3 đặc điểm đặc biệt của người chồng: anh có làn da trắng, có một cái mụn cóc lớn bên má trái và đẹo kính cận. Cô gái còn nhớ rằng cửa hàng của chồng mình nằm ngay trước ngôi đền Dwarkadhish. Shanti thậm chí còn kể rất chi tiết về nguyên nhân cái chết của mình là do khó sinh.
Trước khi cô bé lên 6 tuổi, ba mẹ Shanti rất hoảng loạn và lo lắng. Họ đã tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ gia đình để rồi quá ngạc nhiên khi một cô bé lại có thể miêu tả vô cùng chi tiết và chính xác về quy trình phẫu thuật đẻ mổ. Theo Shanti, chính cô đã phải trải cuộc phẫu thuật đó.
Khi Shanti lớn hơn, cô van nài ba mẹ đưa mình trở về Mathura. Tuy vậy, không bao giờ cô ấy nhắc đến tên của chồng mình. Theo phong tục ở Ấn Độ, người vợ không được phép nói tên chồng mình. Thậm chí khi bị gặng hỏi, Shanti chỉ đỏ mặt và nói: “Con sẽ nhận ra anh ấy nếu được đưa về Manthura.”
Ba mẹ Shanti nghĩ rằng con gái họ bị rối loạn trí óc và đã cố gắng hết sức để ngăn cản, không cho cô tiếp tục nói đến những chuyện kỳ lạ. Nhưng Shanti vẫn không ngừng nói về một “gia đình khác” của mình và còn cho biết cả địa chỉ nhà và thông tin chi tiết về "chồng" cũng như "gia đình nhà chồng".
Cuối cùng, một giáo viên ở trường Trung học Ramjas ở Delhi đã nói với Shanti rằng, nếu cô nói tên người chồng của mình thì thầy giáo sẽ đưa cô đến Mathura. Dường như đã bị thuyết phục, Shanti khẽ thì thầm vào tai thầy giáo cái tên “Kedarnath Chaube”. Người thầy giáo nói với Shanti rằng ông sẽ sắp xếp cho một chuyến đi tới Mathura ngay sau khi kiểm tra một vài điều. Sau đó, ông đã viết một bức thư gửi cho Kedarnath Chaube, thuật lại chi tiết những gì Shanti đã nói và mời anh ta đến Delhi.
Thật ngạc nhiên, người thầy giáo đã rất nhanh chóng nhận được bức thư hồi đáp từ Kedarnath, thừa nhận rằng người vợ trẻ của anh ta là Ludgi vừa mới qua đời. Điều còn gây sốc hơn nữa là toàn bộ những gì mà Shanti miêu tả về ngôi nhà cũ, những thành viên trong gia đình ở “kiếp trước” không sai một li...
Sau đó, câu truyện của Shanti đã nhanh chóng lan truyền ra khắp đất nước Ấn Độ. Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã bị hấp dẫn bởi câu truyện này.
Khi Mahatma Gandhi – một người thầy giáo theo chủ nghĩa hòa bình – nghe được câu truyện, ông đã tìm gặp Shanti để nói chuyện riêng và ngỏ ý mời cô về ở trong ashram (tu viện hoặc nhà chùa) của ông.
Gandhi phát động một ủy ban điều tra và báo cáo về câu truyện của cô gái nhỏ Shanti. Rất nhanh chóng, 15 người nổi tiếng bao gồm cả chính trị gia, các nhà lãnh đạo đất nước và nhân viên của các hãng truyền thông đã cùng nhau thành lập nên một ủy ban điều tra và nghiên cứu. Họ đã thuyết phục ba mẹ Shanti đưa cô cùng đi đến Mathura.
Sau khi đi bằng tàu đến Mathura, Shanti đã nhanh chóng đưa cả đoàn thẳng tiến về ngôi nhà cũ của cô. Cô còn miêu tả lại rất chính xác quang cảnh nơi đây nhiều năm về trước, trước khi nó được xây dựng lại.
Nhằm kiểm tra Shanti Devi, Kanjimal đã giới thiệu Kedarnath là anh trai chồng của Shanti. Shanti đỏ mặt và đứng nép vào một bên. Có người hỏi vì sao cô lại xấu hổ trước mặt anh trai của chồng. Shanti đã nói: “Không, đó không phải là anh trai của chồng tôi. Anh ấy chính là chồng của tôi.” Sau đó cô nói với mẹ rằng: “Không phải con đã nói là anh ấy có làn da trắng với cái mụn cóc to ở bên má trái gần tại sao?”
Sau đó, Shanti nhờ mẹ chuẩn bị bữa ăn cho khách. Khi mẹ cô hỏi bà nên chuẩn bị món gì thì Shanti đã nói rằng chồng mình rất thích ăn bánh kếp khoai tây và cà ri bí ngô. Kedarnath lúc đó không nói nên lời, bởi vì đó chính là món ăn yêu thích của anh.
Kedarnath hỏi Shanti rằng liệu cô có thể nói thêm một điều gì đó “khác thường” để anh có thể thực sự chấp nhận chuyện cô chính là vợ anh hay không. Shanti đã đáp lại: “Vâng, có một cái giếng trong sân nhà chúng ta và em đã từng tắm ở đó".
Ly kỳ chuyện người phụ nữ đến từ "kiếp trước" - 1
Shanti khi về già
Cô thậm chí còn có thể nói vanh vách về những thông tin “bí mật” trong gia đình, như là ai trong gia đình đã ngoại tình, điều mà người ngoài không thể nào biết được. Nhưng điều này vẫn chưa đủ để thuyết phục Kedarnath. Anh ấy cần một cái gì đó thực sự riêng tư, điều mà chỉ có người vợ quá cố của anh mới biết được.
Thực ra, Ludgi bị viêm khớp rất nặng, điều này khiến cô gặp khó khăn trong khi đi lại cũng như khi “gần gũi” chồng. Nhưng Ludgi đã tìm ra cách để cô có thể khắc phục được điều này trong khi hai vợ chồng thân mật. Đây là chuyện mà chỉ riêng Ludgi và anh Kedarnath biết được, nhưng thật kì diệu khi Shanti đã nói ra hết, thật chi tiết rõ ràng. Cuối cùng thì Kedarnath đã bị thuyết phục!
Tiến sĩ Ian Stevenson, một người nghiên cứu rất sâu về vấn đề luân hồi cho biết: “Tôi cũng từng phỏng vấn Shanti Devi, cha cô ấy và cả những nhân chứng xung quanh, bao gồm cả Kedarnath, người chồng đã khẳng định Shanti Devi chính là Ludgi – vợ anh ta. Nghiên cứu của tôi đã chỉ rõ ra rằng, Shanti đã trả lời chính xác ít nhất 24 câu hỏi có liên quan đến kí ức của Ludgi".
Sau này, Shanti đã không kết hôn và tiếp tục trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học. Chuyên gia Mahatma Gandhi đã lập một ủy ban để điều tra và báo cáo được xuất bản vào năm 1936. Ngoài ra, một tác giả Thụy Điển cũng đến thăm cô 2 lần để viết 1 cuốn sách về trường hợp này. Các cuộc phỏng vấn của cuối của Shanti đã diễn ra chỉ bốn ngày trước khi bà qua đời vào ngày 27/12/1987.
Theo Khampha.vn (Theo Giadinhonline.vn)
 

Sửng sốt chuyện cậu bé 2 tuổi nhớ về "kiếp trước"

Trong câu chuyện của James Leininger, rất nhiều yếu tố kỳ quặc phát sinh nhưng chẳng một ai, kể cả các chuyên gia có thể tìm ra một điểm dối trá nào trong đó.
Đây là một trường hợp hiếm hoi về một cậu bé người Mỹ đã làm tốn biết bao giấy mực của các học giả và giới truyền thông. Thông thường, những gia đình phương Tây sẽ không tin vào những câu chuyện loại này mà họ sẽ ngay lập tức đưa người thân đến gặp các bác sĩ tư vấn.
Trong câu chuyện của James Leininger, rất nhiều yếu tố kỳ quặc phát sinh nhưng chẳng một ai, kể cả các chuyên gia có thể tìm ra một điểm dối trá nào trong đó.
Câu chuyện của bé James Leininger – Linh hồn sống sót
Năm đó, khi James Leininger vẫn chưa tròn 2 tuổi, những cơn ác mộng tồi tệ đã bắt đầu xảy ra. Những tiếng thét của James khiến bố mẹ cậu cực kỳ hoảng sợ. Khi họ đến bên cạnh thì đều sẽ thấy cảnh James đang đá chân, đấm tay vào không khí – như thể đang cố gắng trốn thoát khỏi một cái hộp tưởng tượng. Thậm chí cậu bé còn hét lên những từ ngữ ngắt quãng mà bố mẹ không thể hiểu được.
Đôi lúc, người mẹ còn nghe thấy từ miệng con trai mình những câu nói kì lạ: “Máy bay rơi. Cháy rồi! Người đàn ông trẻ không thể trốn thoát!”
James vẫn thường chơi máy bay đồ chơi nhưng chưa bao giờ mơ thấy chúng bị rơi hay cháy nổ. Cậu bé còn chưa bao giờ xem những bộ phim chiến tranh trên TV hay ở rạp chiếu bóng. Những điều bất thường này khiến bố mẹ cậu hết sức bối rối. Những cơn ác mộng có vẻ như bắt đầu từ sau khi James được bố đưa tới một bảo tàng máy bay ở Dallas, nơi trưng bày những chiếc máy bay thời chiến, khi ấy cậu bé mới 18 tháng tuổi. Nhưng tại sao?
Niềm đam mê với máy bay lớn dần, cũng là lúc những cơn ác mộng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Bố mẹ James đã mua cho cậu bé rất nhiều loại máy bay, đủ kiểu dáng, kích cỡ khác nhau với hi vọng con mình chơi nhiều sẽ…nhanh chán.
Họ để ý rằng, khi đến gần chiếc máy bay đồ chơi có chỗ ngồi, cậu bé thường đi một vòng xung quanh để kiểm tra trước khi ngồi vào bên trong – giống như một phi công thực thụ.
Sửng sốt chuyện cậu bé 2 tuổi nhớ về "kiếp trước" - 1
James giống như một phi công thực thụ – kiểm tra
một vòng trước khi lên máy bay
Một lần, mẹ cậu bé đưa cho con trai chiếc máy bay ở dưới bụng có một thứ giống như là trái bom. Khi bà chỉ cho cậu bé xem thì nga lập tức James đã "chỉnh" mẹ và nói đó là “drop tank” – thùng chứa xăng phụ, có thể thả rơi khi cần thiết.
Bà Andrea Leininger, mẹ của James Leininger cho biết: “Tôi chưa bao giờ nghe nói đến “drop tank”…Tôi chẳng biết nó là thứ gì cả.”
Khi James được hơn 3 tuổi, bố mẹ đã quyết định đưa cậu bé đến gặp một bác sĩ chuyên trị liệu các vấn đề gặp phải ở trẻ em. Gần như ngay lập tức, những cơn ác mộng đã giảm thiểu rõ rệt. James được khuyến khích kể lai những điều mà cậu bé nhớ được ngay trước giờ đi ngủ, khi được thư giãn và buồn ngủ. Chính từ lúc đó, những câu chuyện gây ngạc nhiên của cậu bé bắt đầu được tiết lộ.
Trong số tất cả những điều mà James kể lại với bố mẹ mình thì cậu bé có nói mình là một phi công và đã từng lái chiếc máy bay Corsair (một loại máy bay tiêm kích). Theo lời kể của James: “Bánh xe loại máy bay này rất hay bị xẹp.” Cậu bé còn nhắc đến chuyện từng bị chỉ định chuyển lên con tàu có tên là “Natoma” và sau đó đã bị bắn rơi bởi quân Nhật Bản trong trận chiến ở Iwo Jima! James thậm chí còn nhắc đến một người bạn trong quân ngũ tên là Jack Larson.
Sửng sốt chuyện cậu bé 2 tuổi nhớ về "kiếp trước" - 2
Chiếc máy bay Corsair và con tàu tên Natoma
Tất cả những chuyện này quá sức khó hiểu với bố mẹ James, nên họ đã quyết định tìm hiểu xem liệu có cơ sở thực tế nào không. Gần như ngay lập tức, bố của James, ông Bruce đã phát hiện ra, Corsair chính xác là một loại máy bay được sử dụng trên biển Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ II và rằng, nó thực sự đã từng bị nổ lốp nếu hạ cánh khó khăn. Sau đó, ông còn tìm thấy ghi chép về một tàu chở máy bay loại nhỏ hoạt động trong trận chiến ở Iwo Jima có tên là “Vịnh Natoma”. Nhưng điều đáng chú ý nhất ở đây là thực sự có một phi công tên là Jack Larson đã từng phục vụ trên vịnh Natoma. Và thực ra thì Larson vẫn còn sống ở gần Arkansas.
Trong khoảng thời gian này, James bắt đầu vẽ tranh về chiếc máy bay của mình và khi nó bị bắn rơi. Sự thật là việc này dường như đã giúp cậu bé thoát khỏi những cơn ác mộng khủng khiếp.
Bruce nhanh chóng liên lạc với Jack Larson và được biết rằng người phi công duy nhất bị bắn rơi trong phi hành đoàn vịnh Natoma có tên là James M.Huston Jr., bị bắn trực diện và rơi xuống như một quả cầu lửa. Bruce cho biết đó là lúc ông tin rằng con trai mình thực sự có “kiếp trước” và đó không ai khác, chính là James M. Huston Jr.
Sửng sốt chuyện cậu bé 2 tuổi nhớ về "kiếp trước" - 3
“Cậu ấy quay trở lại bởi vì cậu ấy có một việc nào đó chưa kịp hoàn thành.”
Gia đình Leiningers đã viết một bức thư cho chị gái của Huston, Anne Barron, về cậu con trai bé nhỏ của họ. Và bây giờ thì bà Anne cũng đã tin vào câu chuyện này. Có tổng cộng hơn 50 mẩu kí ức khác nhau đã được xác thực.
“Đứa bé đã thuyết phục tất cả với những điều mà một đứa trẻ không tài nào có thể biết được.”Walden Welch là một nhà chiêm tinh học, người đã kiểm tra lá số tử vi của cả cậu bé James Leininger và người phi công đã thiệt mạng trong Thế chiến II – James M.
Huston Jr. Welch cũng là một người tin vào sự thuyết luân hồi và ông chú ý đến những sự sắp đặt bất thường xảy ra giữa những linh hồn tái sinh. Tuy nhiên, ông cũng nhắc lại rất nhiều trường hợp lừa đảo và tỏ ra vô cùng mệt mỏi khi dính dáng đến vụ việc này. Do nhận được yêu cầu từ một người bạn là Giám đốc sự kiện của A.R.E (thường được biết đến là Quỹ Edgar Cayce, ông đã đồng ý nhận lời điều tra.
“Walden, anh đã bao giờ nghe kể về chuyện một cậu bé nhớ lại kiếp trước của mình là một phi công và bị bắt chết bởi quân đội Nhật trong Thế chiến II hay chưa? Bố mẹ cậu bé đã viết thư nhờ tôi hỏi xem liệu anh có thể nghiên cứu lá số tử vi của cậu bé và đưa ra những nhận xét chuyên môn của mình về những điều mà anh tìm thấy liên quan đến chuyện này…
Theo suy nghĩ của anh thì người tên là James Huston với cậu bé James Leinginger này là một hay chỉ giống nhau mà thôi? Cậu bé sinh ra vào lúc 6h chiều, thứ 6 ngày 10/4/1998, ở San Mateo, California, Mỹ. Còn viên phi công được cho là sinh ngày 22/10/1923 ở South Bend, Indiana, không rõ giờ sinh. Gia đình này mong muốn được nghe những đánh giá về mặt chiêm tinh của anh liên quan đến vấn đề này và tôi sẽ gửi lại cho họ bất kỳ điều gì anh nói nếu anh quan tâm.”
Walden đã quá quen với những bài viết về sự luân hồi và chiêm tinh học của nhà tâm linh tài ba nhất nước Mỹ – Edgar Cayce. Mặc dù ông chỉ là nhà tiên tri chứ không phải nhà chiêm tinh học nhưng Cayce đã soạn ra rất nhiều tài liệu có nhắc đến chiêm tinh học.
“Cayce nói rằng, vị trí của cung mọc (Cung Mặt Trời) ở kiếp trước thường sẽ là vị trí của cung lặn (Cung Mặt Trăng) ở kiếp sau và ngược lại. Đây là mẫu sơ đồ chiêm tinh điển hình của một người nếu họ chết trước khi hoàn thành một “kiếp” thường là những cái chết do tai nạn. Mặt khác, với những “kiếp sống hoàn chỉnh”, khi cái chết về thể xác xảy ra, thì những vị trí của cung mọc và cung lặn được tái hiện y nguyên ở kiếp sau.
Điều này nghe có vẻ khó hiểu nhưng trên thực tế, quá trình này diễn ra rất đơn giản, thực sự rất đơn giản. Tuy vậy, tôi không thể không nghi ngờ về tính đúng đắn của nghiên cứu này, không biết liệu nó có còn đúng nữa hay không. Có thể ví mẫu sơ đồ chiêm tinh như một vết mực đổ trên giấy, bị thấm từ mặt này qua mặt khác, giống như một tấm gương tự phản chiếu chính mình.” – Walden Welch
Sửng sốt chuyện cậu bé 2 tuổi nhớ về "kiếp trước" - 4
Sửng sốt chuyện cậu bé 2 tuổi nhớ về "kiếp trước" - 5
Sơ đồ chiêm tinh của James Huston (trên
và James Leininger (dưới)
Walden đã tính toán dữ liệu ngày sinh của James Huston. “Mặt trời” của viên phi công nằm ở cung Thiên Bình, còn “Mặt trăng” ở vị trí cung Bạch Dương. Tiếp theo, ông tính toán đến dữ liệu về cậu bé James, và đặt hai sơ đồ song song cạnh nhau.
“Hơi lạnh chạy dọc sống lưng tôi, tóc gáy tôi dựng đứng lên. Cậu bé được sinh ra với mặt trời ở cung Bạch Dương và mặt trăng ở cung Thiên Bình, vị trí đối diện chính xác với Huston. Thậm chí, điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là vị trí cung mọc và cung lặn của cả hai người đều nằm chính xác ở cùng một tọa độ. Đây chính xác là sơ đồ chiêm tinh mà Cayce nhắc đến về một cuộc sống chưa được kết thúc hoàn chỉnh mà bị cắt ngang bởi một tai nạn bất ngờ. Tôi đã hi vọng về một cái gì đó phức tạp hơn nhiều thế này, nhưng rốt cuộc thì điều đó đã được chứng thực bởi toán học. Hai linh hồn này chính xác là một.”
Theo Khampha.vn (Theo Giadinhonline.vn)
 
 
Xem tiếp...

Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014

ABBA - SUNGHA JUNG

(ĐC sưu tầm trên NET)


Xem tiếp...

TIẾU LÂM KIM CỔ 47 (Saakashvili)

Đoán mò vui:
-Lành tính,thiếu bản lĩnh, xu thời
-Sống nhờ may mắn, giữa chừng hết may tới rủi
-Không có bạn thật sự, cũng ít người ghét thật sự
-Rủi tới nhưng được yên tuổi già
-Già mà không thọ 
-Nương tựa người thân
-Người thân gây nhiều giận hờn với đời, nhưng được quí nhân phù trợ.

-----------------------------

(ĐC chép từ anninhthudo.vn)

Gruzia ra lệnh bắt giam cựu Tổng thống Mikheil Saakashvili

Thứ bảy 02/08/2014 18:57
ANTĐ - Ngày 2-8, truyền thông địa phương đưa tin, Tòa án thành phố Tbilisi đã tán thành tuyên bố của văn phòng công tố Gruzia và đã ra lệnh bắt giam trước khi xét xử cựu Tổng thống Mikheil Saakashvili. 
    Hôm 29-7, ông Saakashvili đã bị kết án vắng mặt tội lạm dụng quyền lực liên quan đến việc đàn áp những người biểu tình hồi tháng 11-2007, cuộc tấn công vào Công ty truyền hình Imedi và mua sắm tài sản.
    Cựu Bộ trưởng Nội vụ Vano Merabishvili, cựu Tổng Công tố viên Zurab Adeishvili, cựu Bộ trưởng Quốc phòng David Kezerashvili và cựu Thị trưởng Tbilisi Gigi Ugulava cũng nằm trong danh sách nghi phạm trong vụ án này.
    Văn phòng Tổng Công tố Gruzia cho biết, họ đã ra lệnh khởi tố vụ án hình sự đối với cựu Tổng thống Saakashvili sau khi ông không trình diện trước tòa án để thẩm vấn vào hôm 28-7.

    Cựu Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili

    Ông Saakashvili đã rời khỏi nước này ngay sau khi tổng thống mới của Gruzia tuyên thệ nhậm chức vào tháng 11-2013, hiện ông được cho là đang ở  New York. Các công tố viên đã triệu tập ông để thẩm vấn với tư cách là một nhân chứng vào tháng 3-2014, nhưng ông đã từ chối hợp tác với các nhà điều tra.
    Các luật sư đại diện cho các ông Saakashvili, Adeishvili và Kezerashvili cho rằng những cáo buộc này chỉ hoàn toàn mang tính động cơ. Sau phán quyết này của tòa án, các luật sư bảo vệ cho các bị cáo cho biết họ sẽ kháng cáo quyết định bắt giữ vắng mặt các cựu chính trị gia này.
    Đức Hùng
    Theo RIA
    Xem tiếp...

    NHÂN TÍNH 12

    (ĐC sưu tầm trên NET)

    http://zacc.cafeblog.hu/files/2014/03/127.gif
    Ảnh độngẢnh động32 bức ảnh động hài hước nhất năm 2013 29
    Xem tiếp...

    Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

    HIỆN THỰC KỲ ẢO 47 (Vu Lan - Cô Hồn)

    (ĐC sưu tầm trên NET)



    Cúng cô hồn

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Cúng cô hồn là một hoạt động tâm linh tương đối phổ biến tại Việt Nam với việc thực hiện các nghi thức cúng tế cho các cô hồn, thường là vào tháng Bảy âm lịch.

    Quan niệm

    Tín ngưỡng cổ truyền tin rằng con người có hai phần: hồn và xác. Khi chết, hồn lìa khỏi xác, xác bị phân hủy còn hồn sẽ tiếp tục tồn tại. Hồn có thể về trời, hoặc đầu thai kiếp khác (làm người hoặc vật), hoặc bị đày xuống địa ngục tùy theo những điều lành hay dữ mà người đó làm khi còn sống. Tuy nhiên, dân gian cũng tin rằng, nếu một người bị chết oan hoặc do tác động của những nghiệp xấu, các cô hồn không (hoặc chưa) được cõi nào tiếp nhận, phải lang thang và chịu đói rét, hoặc quấy rối người sống.
    Vì tin có linh hồn nên đa số người Việt Nam giữ tục lệ thờ cúng tổ tiên và người thân đã qua đời, kể cả khi việc thờ cúng này không phù hợp với giáo lý của tôn giáo mà họ theo. Cúng cô hồn có thể là một hành vi mang tính nhân đạo, để "cứu giúp" những linh hồn khốn khổ. Nhưng đồng thời, cúng cô hồn cũng có thể là một hình thức "hối lộ" để khỏi bị các oan hồn quấy phá, hoặc để được họ "hỗ trợ".
    Có những gia đình làm kinh doanh, họ cúng cô hồn nhiều lần trong năm, thường vào các ngày 2 và 16 âm lịch mỗi tháng. Trong các dịp cúng giỗ, ngoài cúng vái tổ tiên, người ta còn làm một mâm cỗ để cúng cô hồn. Dịp cúng cô hồn lớn nhất là ngày rằm tháng bảy, trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo. Một số người tin rằng việc cúng cô hồn bắt nguồn từ ngày lễ Vu Lan này.


    Đồ lễ cúng

    Để cúng, người ta hay thắp hương, đèn (hoặc nến). Thường thì người ta khấn vái thầm thì với nội dung mời "bà con cô bác" (ý nói các cô hồn) thụ hưởng các món cúng. Đôi khi người ta đọc một bài văn tế cô hồn (thường là dạng văn vần), trong đó có thể miêu tả các cái chết thảm khốc. Bài văn tế nổi tiếng nhất có lẽ là bài Văn tế thập loại chúng sinh của đại thi hào Nguyễn Du. Nhiều bài tế cô hồn phóng tác dựa theo tác phẩm này với nội dung phù hợp với hoàn cảnh của địa phương nơi cúng.
    Các món đem cúng thường luôn có hương, hoa, đèn; gạo, muối, nước lã là những đồ cúng thô hầu như luôn có, kèm theo là các món ăn, tráng miệng v.v. Trong chùa hoặc tại các gia đình có truyền thống Phật giáo, người ta cúng bằng các món ăn chay. Một món đặc biệt hay gặp trong mâm cỗ cúng cô hồn là món cháo loãng, người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.
    Buổi cúng thường kết thúc với việc vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã. Ở vài nơi, người ta cho phép trẻ con cướp (cỗ) cô hồn khi việc cúng được tiến hành xong.
    Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 17:51, ngày 4 tháng 7 năm 2014.



    Nguồn gốc tháng cô hồn và những điều cấm kị trong tháng 7
     
    Trong tháng 7 âm lịch, cửa địa ngục mở ra, giải phóng cho ma quỷ. Với người miền Bắc chủ yếu được coi là ngày xá tội vong nhân, còn với người miền Nam lại có ý nghĩa chính là Vu lan báo hiếu.
      Truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì “thả cửa” để cho ma quỷ túa ra tứ phương, đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục. Bởi vậy, vào đêm 14/7, người ta thường đốt nến, hóa vàng bạc hoặc giết gà vịt cúng quỷ đói để cầu được bình an và những điều tốt đẹp, không bị ma quỷ hại phá, đó chính là nguồn gốc của tên gọi Tết Quỷ.
      Ở Việt Nam, rằm tháng bảy với người miền Bắc chủ yếu được coi là ngày xá tội vong nhân, còn với người miền Nam lại có ý nghĩa chính là Vu lan báo hiếu. Tuy cùng một ngày nhưng hai lễ này mang ý nghĩa khác nhau.



      Ngày xá tội vong nhân
      Xá tội vong nhân trong quan niệm của Đạo giáo dựa trên truyền thuyết cho rằng, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở cửa địa ngục – Quỷ môn quan - từ ngày 2/7 để ma quỷ được trở lại cõi trần, và đến rằm tháng 7 thì tất cả ma quỷ đều phải trở về, cửa địa ngục đóng lại.
      Trong dân gian Việt Nam, các quan niệm, truyền thuyết của Phật giáo và Đạo giáo hòa lẫn với nhau. Vì vậy, người ta không chỉ đề phòng ma quỷ trong ngày rằm tháng 7 mà gần như suốt nửa đầu tháng, nên tháng 7 được gọi là tháng cô hồn. Họ cho rằng đây là tháng quỷ ma đầy đường nên con người hay gặp chuyện đen đủi.
      Theo truyền thuyết, một đại đệ tử của Phật là đức A Nan Đà một buổi tối đang ngồi trong tịnh thì thấy một con ngạ quỷ người gầy quắt, cổ dài, miệng nhả ra lửa bước vào, nói rằng 3 ngày nữa A Nan Đà sẽ chết và cũng trở thành quỷ miệng lửa (diệm khẩu) như nó. Quỷ nói: “Nếu muốn tránh thì ông phải bố thí cho lũ ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc đồ ăn, và cúng dường Tam bảo giúp chúng tôi, để chúng tôi được tái sinh vào cõi trên thì ông cũng được tăng thọ”.
      Tôn giả A Nan Đà đem chuyện này nói với đức Phật. Phật bèn làm một bài chú tên là “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ đà la ni”, đem tụng trong lễ cúng tam bảo để cầu siêu thoát cho quỷ đói miệng lửa. Về sau, dân gian hiểu rộng ra thành lệ cúng và cầu phúc cho vong nhân nói chung, nhất là những cô hồn không có thân nhân cúng tế, phải vật vờ không nơi nương tựa.
      Lễ cúng vốn mang tên “phóng diệm khẩu”, tức thả quỷ miệng lửa, dần dần thành xá tội vong nhân – tha tội cho mọi người đã chết.
      Ngày lễ Vu Lan báo hiếu
      Truyền thuyết về Vu lan liên quan đến tôn giả Mục Kiền Liên, một trong các đại đệ tử của đức Phật Thích Ca, một người sớm đắc quả A La hán thoát khỏi vòng luân hồi. Không còn bị vô minh che mắt, ngài có thể nhìn thấu hàng vạn tiền kiếp của mình cũng như mọi điều trong các cõi. Là một người con chí hiếu, đức Mục Kiền Liên muốn nhìn xem người mẹ đã khuất của mình bây giờ đang ở cảnh giới nào.
      Thế nhưng tuy đã tìm ở nhiều tầng địa ngục, Mục Kiền Liên vẫn chưa thấy mẹ. Chỉ đến khi soi thiên nhãn đến tầng ngục sâu nhất, dành cho những người sinh thời phạm những tội ác ghê gớm nhất, ngài mới thấy mẹ mình đang bị đày đọa ở đó trong hình hài của ngạ quỷ (quỷ đói) với hình dạng quỷ đói hết sức đáng sợ: bụng to như núi, mà cổ họng chỉ nhỏ như cây kim, không thể ăn uống gì được, thân thể hai người chỉ còn da bọc xương mà thôi.
      Mục Kiền Liên thấy vậy vô cùng đau xót bèn cầm một bát thức ăn dùng thần lực mang xuống âm phủ cho mẹ, nhưng thức ăn vừa đưa sát miệng liền hoá thành tro bụi.
      Mục Kiền Liên dù tu hành đắc đạo, nhiều phép thần thông nhưng chẳng thể làm gì giúp người mẹ đang phải trả giá cho tội lỗi của mình. Ngài bèn trở về cầu cứu Phật Thích Ca.
      Đức Phật nói: “Cha mẹ ngươi thời còn sống đạ tạo ra vô số tội lỗi, cho nên sau khi chết phải bị đoạ vào địa ngục làm quỷ đói để chịu quả báo, một mình ngươi không thể đủ sức cầu độ cho họ được, mà phải dựa vào uy lực của tăng chúng mười phương mới mong giải thoát nổi. Vào ngày rằm từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, tất cả tăng chúng đều cùng tụ họp tinh tiến tu hành, đến ngày rằm tháng 7 thì kết thúc và trong ngày này sẽ có nhiều tăng chúng đắc chánh quả.
      Ngày ấy, nếu ngươi muốn cứu song thân khỏi khổ quỷ đói, phải cúng dường cơm chay cho tăng chúng, như vậy công đức rất lớn, không những việc làm đó có thể giải thoát cho song thân ngươi khỏi khổ quỷ đói, mà thậm chí còn có thể khiến 7 kiếp của song thân người còn được hưởng phúc trên trời. Giá như cha mẹ ngươi còn tại thế, thì việc cầu cúng ấy cũng có thể khiến họ được thêm phúc đức và trường thọ”.
      Mục Kiền Liên làm theo, quả nhiên bà mẹ được siêu thăng. Phật dạy, những người khác muốn báo hiếu cho cha mẹ đã khuất cũng có thể làm theo cách này. Từ đó, ngày rằm tháng 7 trở thành ngày lễ Vu lan (từ gốc tiếng Phạn là Ullambana, nghĩa là giải thoát khỏi sự khốn khổ vì bị treo ngược, ý nói cảnh đọa đày của mẹ Mục Kiền Liên).
      Để người thân đã khuất giảm tội nghiệt và hưởng phúc lành, nhiều gia đình mời tăng sĩ về nhà lập đàn cầu siêu rất linh đình. Tuy nhiên theo kinh Địa Tạng, lợi ích của việc này có 7 phần thì 6 phần là cho người sống, chỉ 1 phần cho người chết. Việc người chết hưởng phúc hay chịu khổ vẫn tùy thuộc chủ yếu vào việc họ làm lúc sinh thời.
      Tục cúng vong hồn tháng 7 ở Việt Nam
      Ngoài ra, nếu chỉ ỷ lại cho tăng ni đọc kinh hộ thì cũng ít tác dụng nếu như người nhà không làm các việc thiện, kiểu như làm công đức hộ cho người chết, thì việc đọc kinh cũng đem lại ít kết quả. Nếu họ làm được nhiều việc thiện thì cũng không nhất thiết mời tăng ni về tụng kinh, bởi bản thân những việc thiện đó sẽ được hồi hướng cho người chết, hóa giải một phần nghiệp chướng của họ.
      Trong tháng cô hồn, ngoài việc sắm lễ cúng, người ta còn truyền tai nhau rất nhiều điều nên kiêng kỵ trong "tháng cô hồn" này.
       
      18 điều cấm kỵ được lan truyền
      1. Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập quấy phá.
      2. Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm vào tháng này, nếu không sẽ dễ gặp điều không may.
      3. Không được nhổ lông chân vào ngày này, vì dân gian cho rằng “một sợi lông chân quản ba con quỷ”, người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần.
      4. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã vì như vậy sẽ khiến ma quỷ bu đến.
      5. Không ăn vụng đồ cúng, vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào mình.
      6. Không phơi quần áo vào ban đêm, vì ma quỷ trông thấy sẽ “mượn” và để lại “quỷ khí” trong các quần áo ấy.
      7. Những người khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu.
      8. Không nên bơi lội, vì ma quỷ sẽ cùng đùa với bạn, nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị chúng làm trẹo chân.
      9. Không hù doạ người khác khiến họ giật mình “hồn bay phách lạc”, dễ bị ma quỷ xâm nhập.
      10. Cây đa trước nhà là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích những chỗ như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó.
      11. Không nên thức quá khuya, vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược, dễ nhiễm “quỷ khí”.
      12. Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi, không nên đến gần những chỗ ấy.
      13. Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai hoạ không chừng.
      14. Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác hình như có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình. Vì đó có thể do ma quỷ trêu chọc.
      15. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường, nếu không ma quỷ nhìn thấy sẽ đoán rằng có người sống đang nằm trên giường và chúng sẽ lên giường ngủ chung với bạn.
      16. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.
      17. Không nên ở một mình trong thời gian này, nếu không sẽ dễ bị ma quỷ dẫn dắt hoặc quấy phá.
      18. Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi ma quỷ luôn lảng vảng chung quanh đó sẽ “vô hình” vào ảnh chung với người sống, đó là điều không tốt.
       
      Nguồn gốc tháng cô hồn và những điều cấm kị trong tháng 7
      Những điều không nên khác
      - Thề thốt nói bậy bất cứ trong giây phút nào trong ngày tháng cô hồn. Nguy hiểm nhất thề thốt nói bậy ngay giờ trưa từ 11 giờ đến 12 giờ 45 phút hoặc từ 18 giờ chiều cho đến rạng sáng.
      - Không được núp mưa dưới gốc cây.
      - Không mặc quần áo có in hình thù quỷ quái ghê sợ.
      - Không đi về quá đêm khuya.
      - Không tụ tập lượn lách đua xe.
      - Không mài dao kéo trong tháng này.
      - Không chở đồ cồng kềnh và chở nhiều người trên một chiếc xe.
      - Không nên động thổ, nhập trạch trong tháng cô hồn.
      - Không nên và hạn chế mua xe trong tháng này. Nếu bất đắc dĩ vì một lý do nào đó mà cần phải mua xe thì nên tham khảo quý thầy chùa, sư, thầy phong thủy.
      - Không nên mua xe những ngày sát chủ, ngày kỵ thiên can - địa chi tương khắc.
      - Hạn chế ký kết hợp đồng, nếu cần cho việc đại sự thì nên xem ngày cho kỹ.
      - Không nên tự ý chặt cây có gốc to.
      - Không nên may quần áo trắng trong tháng này.
      - Không nên thả tiền thật.
      - Nếu nằm trong phòng bệnh viện khi ngủ không được tắt đèn.
      - Tuyệt đối không được cúng những đồ ăn mặn. Nếu cúng mặn có nghĩa là khơi dậy “tham, sân, si” có thể làm cho âm phần dữ tợn hơn nữa.

      NT(Nguồn Saoonline)

      Mâm cỗ cúng rằm tháng 7: Chuẩn bị sao cho đúng?


      Mâm cỗ cúng rằm tháng 7: Chuẩn bị sao cho đúng?
                                        Mâm cỗ cúng rằm tháng 7
      (PLO) - Cứ vào dịp rằm tháng bảy âm lịch, các gia đình thường thắp hương tưởng nhớ đến người thân và thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát.
      Theo giáo lý nhà Phật, cúng rằm tháng bảy hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng vu lan báo hiếu. Việc cúng rằm tháng 7, có thể đến chùa, có thể cúng tại nhà gồm các lễ như: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và cúng phóng sinh.
      1. Cúng Phật
      Trước tiên, đó là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.
      Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh - Kinh Vu Lan - để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài, nhưng không đến mức quá dài, lại thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh.
      2. Cúng thần linh và gia tiên
      Ngày Rằm tháng Bảy, theo tín ngưỡng dân gian, còn là ngày mở cửa ngục, các vong nhân được xá tội nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa.
      Một số người Việt Nam tin rằng Lễ Xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân trước kia. Hằng năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa... bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.
      Trên mâm cúng gia tiên bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức..., mũ kepi, người giúp việc ... đến những vật hiện đại: nhà cao tầng, xe ô tô, xe máy, điện thoại... để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.
      3. Cúng chúng sinh
      Cuối cùng là lễ cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái  ở kiếp trước...Những vong hồn này rất đáng thương vì không được ai thờ cúng, hoặc chết đường chết chợ lang thang vạ vật không tìm được đường về với tổ tiên.
      Trên mâm cúng chúng sinh lễ vật gồm có: quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...), các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu (có thể thêm nước ngọt, bia nếu có điều kiện), cốc gạo trộn lẫn với muối (cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), ngô, khoai lang luộc, cháo hoa... và những lễ vật khác dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa.
      Lễ cúng chúng sinh nên cúng ngoài trời, hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể khấn nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi những bám víu trần thế đau khổ, chỉ đường đến các chùa to miếu lớn để được nương tựa ánh sáng từ bi vô lượng nơi cửa chùa./.
      Ngọc Hà (Tổng hợp)

                                               
      Xem tiếp...

      BÀI VIẾT HAY 83 (Lưu manh, ba que)

      (ĐC chép từ http://petrotimes.vn)

      » Học giả An Chi giải đáp »  

      Lưu manh là gì?

      (Petrotimes) - Bạn đọc: Xin ông cho biết nghĩa gốc của hai tiếng lưu manh. Chữ manh ở đây có phải cũng là manh trong thong manh và manh mối không, thưa ông? (Trần Văn Bá)
      Học giả An Chi: Trước nhất xin nói về nghĩa của từng thành tố. Chữ manh 氓 có hai nghĩa mà “Hán ngữ đại tự điển” (Thành Đô, 1993) đã cho như sau:
      “1 - Dân; cổ đại xưng bách tính (Người dân; xưa chỉ trăm họ)”. Mao Trạch Đông họa thơ Quách Mạt Nhược (“Họa Quách Mạt Nhược đồng chí”) có câu:
      Tăng thị ngu manh do khả huấn
      Yêu vi quỷ hoặc (quắc) tất thành tai.
      Dịch ý:
      Sư cũng dân lành còn sửa được
      Yêu tinh là quỷ dấy tai ương
      Trong bài “Manh” thuộc phần “Vệ phong” của Kinh Thi, mà câu đầu tiên là “Manh chi si si”, chữ manh cũng có nghĩa này. Đây là một bài thơ trữ tình hay nhất và sớm nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc.
      “2 - Dã dân. Chu triều chỉ cư trú tại bỉ dã địa khu tùng sự nông nghiệp sinh sản đích nô lệ”. (Dân quê. Thời Chu, chỉ những người nô lệ cư trú tại những vùng quê để sản xuất nông nghiệp).
      Âm xa xưa của chữ manh 氓 trong tiếng Việt là mống, còn được giữ lại trong những lối nói mang tính quán ngữ như: không mống nào chạy thoát, chết không còn một mống. Nó chẳng có liên quan gì đến chữ manh trong thong manh cả. Thong manh là biến thể ngữ âm của thanh manh 青盲, một chứng bệnh về nhãn khoa. Vậy, một đằng là manh 氓 bộ thị 氏 , một đằng là manh 盲 bộ mục 目¿, chẳng liên quan gì đến nhau. Mà nó cũng chẳng liên quan gì đến chữ manh trong manh mối vì ở đây, chữ manh là một hình vị Hán Việt chính tông mà chữ Hán là 萌, có nghĩa là “khai mào”, “khởi đầu”, “dấy lên” như có thể thấy trong một cấu trúc khá quen thuộc là manh nha. Một đằng thuộc bộ thị 氏, một đằng thuộc bộ thảo 艹(艸), nên cũng chẳng liên quan gì đến nhau.
      Lưu 流÷ có nghĩa gốc là trôi, chảy, rồi nghĩa phái sinh là du thủ du thực, rày đây mai đó.
      Hai tiếng trên ghép lại thành danh ngữ lưu manh 流氓, được “Hán ngữ đại tự điển” giảng là: “Nguyên chỉ vô nghiệp du dân, hậu lai chỉ phẩm chất ác liệt, bất vụ chính nghiệp, vi phi tác đãi đích nhân”. (Vốn chỉ lưu dân không nghề nghiệp; về sau chỉ những kẻ phẩm chất dữ dằn, không làm việc chính đáng, làm bậy làm càn).
      Thế là lưu manh vốn có nghĩa trung hòa, nhưng nay thì hai tiếng này có nghĩa là kẻ du thủ, du thực, rày đây mai đó, không có công việc làm ăn, rồi nghĩa bóng là đứa du côn, bất lương. Tùy theo ngữ cảnh mà nó có thể được dùng như danh từ hoặc tính từ. Với tư cách tính từ, nó hoàn toàn tương ứng với tiếng Anh rogue trong ngữ đoạn rogue state (= quốc gia lưu manh) mà Chính quyền Reagan của Hoa Kỳ từng dùng hồi thập niên 80 của thế kỷ trước để chỉ chế độ và chính sách của ông Muammar Kaddafi ở Lybia. Sau vụ đánh sập Tòa tháp đôi WTC ngày 11-9-2001 ở New York, thì ngày 16-9 năm đó, Chính quyền G.W.Bush đã công bố danh sách một số “quốc gia lưu manh” bao gồm: CHDCND Triều Tiên, Pakistan, Iraq, Iran, Afghanistan và Lybia. Chẳng biết có lưu manh hay không nhưng nhãn tiền thì các quốc gia này không đi xâm lược ai. Chứ hiện nay thì Hoa Kỳ, Anh, Pháp, EU và NATO hẳn hoi là những quốc gia và tổ chức lưu manh, ngang nhiên quẳng sọt rác Nghị quyết 1973 của Liên Hiệp Quốc cho phép lập vùng cấm bay ở Benghazi để oanh tạc Lybia mà ăn cướp dầu hỏa, vàng và tiền của nhân dân và quốc gia này.
      Hiện nay, hai tiếng lưu manh cũng được dùng làm định ngữ để chỉ một khuynh hướng văn học: văn học lưu manh, mà dưới đây, chúng tôi xin dẫn một đoạn của Báo Tuổi Trẻ để giới thiệu với bạn đọc:
      “Như thế, khái niệm “lưu manh" từ chỗ tụt quần áo trần truồng và xả ra ngôn từ rác rưởi, dễ bị nhận diện, đã trở thành lưu manh trong lý tưởng, lối sống và kinh khủng hơn là lưu manh trong các giá trị, ví dụ như: thưởng thức nghệ thuật xong sẽ đưa ra các lời bình luận thấp kém, phản bác, công kích nghệ sĩ; ngắm tượng Vệ Nữ xong chỉ phát hiện nàng này không mặc quần lót; gặp một cô giáo quên mình cứu học sinh thì chỉ nghĩ giá như cô giáo này làm điếm sẽ kiếm được nhiều tiền hơn; nhìn xã hội phong kiến chỉ thấy niềm vui sướng được ngủ với hàng đàn mỹ nữ mà không bị pháp luật sờ gáy; sống ích kỷ với thú vui bản thân bất chấp đạo đức xã hội lại được coi như đi tìm kiếm cái tôi đích thực, cái tôi cô đơn, khác biệt...”.
      “Từ điển văn học online của Trung Quốc đưa ra một định nghĩa, theo đó, văn học lưu manh gần như buộc phải có hai thành tố cốt lõi là sex và báng bổ”.
      “Văn học lưu manh được đông đảo độc giả và nhà phê bình quan tâm là bởi mỗi tác phẩm đều kéo theo sau nó rất nhiều lời phê phán lẫn tung hô của nhiều hạng người khác nhau trong xã hội”.
      Nói chung thì lưu manh đại khái là như thế.
      A.C

      » Học giả An Chi giải đáp »  

      Ba que xỏ lá và cờ ba que

      (Petrotimes) - Bạn đọc: Kính thưa học giả An Chi, trên số 58 Báo Năng lượng Mới ông đã giải thích về gốc và nghĩa của từ "lưu manh". Xin phiền ông giải thích thêm về từ "ba que". Có phải là ngày xưa cờ của chế độ Sài Gòn cũ có 3 vạch nên gọi là "cờ ba que" và khi nói về kẻ địch thì người ta nói là "đồ ba que". Xin cảm ơn ông. (Thúy Hằng, Thái Bình)
      Học giả An Chi: Trong thời Pháp thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những “trò chơi có thưởng”. Trò chơi của bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá. Mỗi lá có đính một chiếc vòng nhỏ ở cuống. Người chơi cầm cái que nhỏ xỏ vào ba vòng này. Mỗi người chỉ được xỏ một lần. Người nào xỏ vào được một lúc cả ba lá và nhấc được chúng lên thì được lĩnh thưởng. Ai xỏ trật, tức xỏ không vào lá nào hoặc chỉ vào một trong ba lá sẽ mất số tiền đặt cược.
      Cũng liên quan tới trò chơi này, có người kể lại cách thức chơi của bọn chủ trò có khác chút ít. Chúng thường dùng ba que nhỏ, trong đó chỉ có một que xỏ vào chiếc lá rồi chìa cho mọi người xem. Chúng tuyên bố rằng, nếu ai rút trúng que có chiếc lá khi chúng nắm tay lại thì người đó trúng thưởng. Ngược lại, người chơi sẽ mất số tiền đặt cược trước. Dù chơi theo cách thức nào đi nữa, thì bọn chủ trò vẫn có nhiều mưu mẹo, khiến cho người chơi bao giờ cũng thua cuộc. Vì thế, người ta mới gọi bọn chủ trò là bọn “ba que xỏ lá” với hàm ý là bọn bịp bợm, lừa đảo, dối trá. Từ cách thức chơi thứ nhất, nhiều người cho rằng hình thức ban đầu của “ba que xỏ lá” là “xỏ lá ba que”.
      Sở dĩ có sự thay đổi này là do việc đọc chệch cho thuận miệng, dễ đọc, dễ nhớ.
      Thành ngữ “ba que xỏ lá” dần dần được mở rộng phạm vi sử dụng. Nó được dùng để chỉ tất cả những hạng người lừa lọc, bịp bợm, đểu cáng.
      Trên đây là câu trả lời trên mạng được đánh giá là hay nhất về thành ngữ xỏ lá ba que/ba que xỏ lá. Còn cờ ba que thì lại là một khái niệm khác, không trực tiếp liên quan đến chuyện xỏ lá ba que.
      Cờ ba que vốn là cờ ba sọc mà lược sử có thể tạm kể như sau. Sau khi Đế quốc Nhật đảo chính thực dân Pháp, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập trên danh nghĩa, dưới sự bảo hộ của Nhật. Ngày 11/3/1945, ông ta tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Quý Mùi 1883 và Hòa ước Giáp Thân 1884. Chính phủ mới được thành lập ngày 17/4/1945, đứng đầu là Trần Trọng Kim, Quốc hiệu được đổi thành Đế quốc Việt Nam và ngày 8/5/1945, quốc kỳ được chọn gọi là cờ quẻ Ly. Cờ này nền vàng, ở chính giữa có một quẻ Ly màu đỏ. Quẻ Ly là một trong 8 quẻ của bát quái, gồm một vạch liền, một vạch đứt rồi lại một vạch liền; bề rộng của các vạch này chỉ bằng khoảng 1/15 bề rộng chung của lá cờ. Cờ quẻ Ly về danh nghĩa là cờ của cả nước Việt Nam, nhưng trong thực tế Nhật vẫn cai trị Nam kỳ. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Nam kỳ mới được trao trả vào ngày 14/8/1945. Nhưng 16 ngày sau đó (chiều ngày 30/8/1945) thì Bảo Đại tuyên bố thoái vị nên trên thực tế, Nam kỳ chưa bao giờ dùng cờ quẻ Ly.
      Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, lãnh thổ Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở xuống được Anh cai quản. Anh sau đó đã giao lại cho Pháp tiếp tục quản lý. Chính quyền Pháp đã khuyến khích phong trào Nam kỳ tự trị. Ngày 26/3/1946, Nam kỳ Cộng hòa quốc (République de Cochinchine) thành lập. Từ ngày 1/6, “quốc gia” này dùng quốc kỳ nền vàng, với 5 sọc vắt ngang ở giữa, gồm ba sọc xanh và hai sọc trắng chen nhau. Hình dáng lá cờ biểu tượng cho ba con sông Đồng Nai, Tiền Giang và Hậu Giang trên đất Nam Kỳ. Lá cờ này tồn tại được 2 năm cho đến khi chính quyền Nam kỳ quốc giải thể và sáp nhập vào Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại ngày 2/6/1948.
      Theo tướng Đỗ Mậu, cựu Phó thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, lá cờ vàng ba sọc do linh mục Trần Hữu Thanh vẽ ra. Nhưng có thông tin khác cho rằng, do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ và đã trình cho Bảo Đại chọn trong một phiên họp ở Hongkong năm 1948. Nó có nền vàng với ba sọc đỏ và hai sọc vàng chen nhau nằm vắt ngang ở giữa, tượng trưng cho quẻ Càn trong Bát Quái. Có thông tin hợp lý cho rằng, ba sọc đỏ trên lá cờ là tượng trưng cho Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam) và Nam Kỳ (Cochinchine). Bề ngang của mỗi sọc đỏ và vàng này bằng nhau và bề ngang chung của năm sọc bằng một phần ba bề ngang chung của lá cờ.
      Ngày 2/6/1948, chính phủ bù nhìn lâm thời của Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam. Lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ sau này tiếp tục là quốc kỳ của chính quyền Quốc gia Việt Nam (1949-1955), rồi sau đó là quốc kỳ cho suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa (1955-1975).
      Trở lên là lược sử lá cờ ba que, lấy từ Wikipedia, qua những biến tấu của nó (chủ yếu là về màu sắc) nhưng dù có biến như thế nào thì cũng chỉ là hiện thân ô nhục của thân phận thuộc địa, khá lắm thì cũng chỉ là con rối do ngoại bang trực tiếp giật dây mà thôi. Cờ ba que – đúng ra là cờ ba sọc – thực chất chỉ là cờ bù nhìn, hết bù nhìn của Nhật đến bù nhìn của Pháp, hết bù nhìn của Pháp đến bù nhìn của Hoa Kỳ cho đến lúc Nguyễn Văn Thiệu bỏ cờ chạy thoát thân. Giuse Phạm Hữu Tạo đã viết về thân phận của cờ ba que trên nhandanvietnam.org như sau:
      “Khi có hiệp thương ở Trung Giã (4/7/1954 – AC), sau khi Pháp thua ở Điện Biên Phủ, mặt tiền của hội nghị do một tướng Pháp và tướng Văn Tiến Dũng đồng chủ tọa, cột cờ trước phòng hội nghị chỉ có cờ đỏ Sao Vàng (cờ Việt Nam) và cờ Tam Tài (cờ Pháp). Cái “cờ ba que” cờ vàng ba sọc đỏ của chính quyền bù nhìn Bảo Đại chỉ được treo dưới “đít” lá cờ Pháp (cờ ba que được phục sinh kéo dài 21 năm, bởi quân xâm lược đế quốc Mỹ, hà hơi cho chế độ Diệm - Thiệu (…) và bị xé bỏ vất vào thùng rác của Liên Hiệp Quốc, sau ngày Đại Thắng Mùa Xuân 1975)”.
      Nếu muốn dùng từ ngữ một cách thực sự chính xác, ta phải nói rằng, cờ của bù nhìn Bảo Đại cũng như của chế độ Sài Gòn sau 1954 là “cờ ba sọc”. Sọc là gì? “Từ điển tiếng Việt” (2007) của Trung tâm Từ điển học do Hoàng Phê chủ biên giảng là: “Vệt màu chạy dọc hoặc ngang trên mặt vải hay trên mặt một số vật”. Còn que là gì? Cũng quyển từ điển này giảng: “Vật cứng, dài và nhỏ, có thể cầm được dễ dàng để dùng vào việc gì”. Cứ như trên thì hiển nhiên là, ở đây, sọc thích hợp hơn que, nếu không muốn nói rằng que là một từ dùng có phần khiên cưỡng. Nhưng đằng sau sự khiên cưỡng này lại chính là ý chí và ý thức của người dân yêu nước, khinh bỉ và ghét bỏ cái lá cờ không cần biết do ai thiết kế, “design”, nhưng chắc chắn chỉ là một mớ vải do thực dân, đế quốc “sổ” ra từ lòng chế độ cai trị của nó mà thôi. Người dân đã quyết gọi nó là “cờ ba que” thì nó phải “chết tên” cờ ba que.
      A.C

      Xem tiếp...

      TIN "TỨC" 3 (Kiểm soát xuất khẩu gạo...)

      -Hợp tác làm ăn, giao thương với "ông nội" Trung Quốc này phải hết sức cẩn thận mới được! Đã có rất nhiều bằng chứng thực tế cho thấy "ông nội" này đầy thủ đoạn hiểm ác, "chơi" ép, xấu, bẩn có tính hệ thống, dường như nhằm chủ trương phá hoại Việt Nam là chính. Nhìn lại và suy xét, thấy lạnh toát cả người. Khiếp sợ thật đấy!
      -Các "bác" bề trên có thấy thế không nhỉ!?

      ------------------------------------------------

      (ĐC sưu tầm trên NET)

      Rủi ro khó lường khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

      Thứ hai 11/06/2012 07:14
      ANTĐ - Từ cuối năm 2011 đến nay, xuất khẩu gạo Việt Nam gặp nhiều khó khăn ở hầu hết các thị trường, duy chỉ có thị trường Trung Quốc lượng nhập tăng mạnh. Song nhiều nhà xuất khẩu gạo Việt Nam cũng như Hiệp hội Lương thực đều cho rằng, thị trường Trung Quốc vẫn là một “ẩn số” diễn biến khó lường.


      Nhiều người cho rằng, doanh nghiệp Trung Quốc “âm mưu” phá thị trường gạo thơm Việt Nam

      Mức nhập khẩu lớn nhất từ trước tới nay


      Kế hoạch năm 2012 sẽ xuất khẩu 6,5 - 7 triệu tấn gạo, nhưng tình hình xuất khẩu mặt hàng này những tháng đầu năm rất phức tạp và bất lợi cho Việt Nam. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hết quý I-2012 cả nước mới xuất khẩu hơn 1 triệu tấn, giảm 42% so với cùng kỳ. Bộ Công Thương nhận định, tình hình xuất khẩu gạo sẽ còn khó khăn đến hết tháng 6-2012, nhất là đối với việc tiêu thụ gạo cấp thấp. Tuy nhiên, trong khi xuất khẩu sang các thị trường khác gặp khó khăn thì xuất khẩu gạo đi Trung Quốc lại có tốc độ tăng trưởng mạnh. Nếu như cả năm 2011, Trung Quốc nhập 250.000 tấn gạo, thì đến tháng 4 năm nay, khách hàng Trung Quốc mua tới 1,2 triệu tấn gạo từ Việt Nam, trong đó đã nhận 400.000 tấn, số còn lại sẽ giao trong các tháng còn lại của năm 2012. Theo đánh giá, đây là lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều nhất từ trước đến nay.

      Nguyên nhân khiến Trung Quốc tăng cường nhập khẩu lương thực từ cuối năm 2011 sang đến những tháng đầu năm nay, được cho rằng, hiện sản xuất lương thực của Trung Quốc không theo kịp đà tiêu dùng tăng cao trong nước. Mặc dù là nước sản xuất song Trung Quốc cũng là nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới. Do khối lượng dự trữ gạo thấp, khoảng 40 - 47 triệu tấn đã đẩy giá gạo trên thị trường nội địa Trung Quốc tăng lên 580 USD/tấn. Việc Trung Quốc dự kiến tăng nhập khẩu gạo gấp 4 lần trong năm 2012 đã khiến quốc gia này trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ 3 thế giới sau Indonesia và Nigeria.

      Nhiều hành động “khó hiểu”

      Cũng chính bởi Trung Quốc tăng mạnh lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam mà vào cuối tháng 4-2012, VFA đã thành lập Trung tâm xúc tiến xuất khẩu gạo cao cấp Việt Nam. Mục tiêu của VFA dần dần sẽ mở chi nhánh ở một số tỉnh lớn của Trung Quốc, trực tiếp giao dịch mua bán gạo với nước này bằng con đường chính ngạch. Song, dù đang là thị trường nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam nhưng phía Trung Quốc không bao giờ công bố con số nhập khẩu chính thức, vì vậy, phía các doanh nghiệp Việt Nam cũng luôn trong trạng thái vừa xuất vừa lo.

      Hơn nữa, thông lệ quốc tế là hình thức thanh toán qua L/C nhưng thanh toán của các doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu là CT, nghĩa là hàng tới cảng Trung Quốc thì tiền mới được giải ngân. Do hình thức thanh toán này tiềm ẩn nhiều rủi ro nên hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra e ngại khi bán.

      Dù Trung tâm xúc tiến Thương mại Việt Nam - Trung Quốc đã được thông qua quy chế, nhưng đến thời điểm này, theo đánh giá của VFA, chính sách mua gạo của khách hàng Trung Quốc là khó hiểu. Họ liên tục thay đổi quyết định: dừng mua, rồi lại đột ngột mua trở lại. Cách làm này chủ yếu để làm thế nào hạ giá gạo xuống mức thấp nhất.

      Cũng theo thông tin từ VFA, thời gian qua, việc mua bán gạo sang Trung Quốc còn có thêm trục trặc khác là họ yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam trộn gạo trắng vào gạo thơm nhằm trục lợi. Theo tính toán thì với giá gạo trắng khoảng 8.000 - 8.500 đồng/kg, nếu trộn 50% vào với gạo thơm và bán dưới mác gạo thơm thì thương nhân Trung Quốc sẽ lợi 1/3 giá. Việc làm trên của một số khách hàng Trung Quốc không chỉ đơn thuần là lợi ích kinh tế mà có thể nhằm hạ thấp uy tín, chất lượng gạo Việt Nam. Sâu xa hơn, việc này có thể phá hỏng nền sản xuất gạo chất lượng cao, gạo thơm của Việt Nam, đồng thời phá thị trường gạo Việt Nam tại Trung Quốc. VFA đánh giá đây là vấn đề rất nghiêm trọng.

      Theo ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA ngay sau khi phát hiện được thông tin này, VFA lập tức cảnh cáo các doanh nghiệp tiếp tay cho thương nhân Trung Quốc, đồng thời có công văn chỉ đạo nghiêm cấm hành vi trộn gạo đối với tất cả doanh nghiệp hội viên khác. VFA nhấn mạnh: doanh nghiệp Việt Nam cần cảnh giác trước hành động này. Đồng thời VFA cũng chỉ đạo các doanh nghiệp thành viên “hết sức chú ý để tránh tổn thất, hậu quả” khi ký hợp đồng xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc. Bởi đã có dấu hiệu cho thấy thị trường này đang tìm mọi cách để hủy hợp đồng mua gạo đã ký với Việt Nam. Họ sử dụng các hàng rào kỹ thuật để từ chối nhận hàng khi đến cảng hoặc hủy hợp đồng.

      UBND tỉnh Tiền Giang vừa có văn bản chỉ đạo UBND huyện Châu Thành và Tân Phước chủ động phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền đến các doanh nghiệp, cá nhân mua bán khóm (dứa) và nông dân trồng khóm cẩn thận khi giao dịch trực tiếp với thương nhân người nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Khi giao dịch mua bán thì không bán nợ hoặc gối đầu để tránh thiệt hại. Trước đó, tại hai huyện trên, hai thương nhân Trung Quốc đến đặt trạm mua khóm với lượng mua lên tới 50-80 tấn/ngày. Tuy nhiên, nhiều ngày qua, hai thương nhân này lại bỗng dưng biến mất, khiến các chủ thu gom khóm lao đao.
      Tuyết Nhung 

      Thái Lan rời bỏ vị trí xuất khẩu gạo số 1 thế giới: Quyền lợi người dân trên hết

      Thứ năm 06/09/2012 01:04
      ANTĐ - Thái Lan đang đối mặt với nguy cơ mất vị trí là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới do chính sách thu mua gạo chính phủ nước này. 
      Việc Chính phủ Thái Lan cam kết mua lúa của nông dân với số lượng nhiều nhất có thể và cao hơn giá thị trường đang khiến cho giá gạo xuất khẩu của nước này trở nên đắt đỏ hơn và kém cạnh tranh.

      Nhờ chương trình trợ giá của chính phủ, gạo của nông dân Thái Lan sẽ được chính phủ thu mua cao hơn 50% so với giá thị trường thế giới. Tuy nhiên chính sách này lại tiêu tốn số tiền ngân sách lên tới hàng tỷ USD. Để giảm thiểu thiệt hại, Chính phủ Thái Lan đang đợi giá xuất khẩu gạo tăng để bán ra. Nhưng do giá gạo thế giới tương đối ổn định, Thái Lan đang rời bỏ vị trí là nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới.

      Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, Korbsook Iamsuri cho biết, khối lượng xuất khẩu gạo liên tục giảm kể từ cuối năm 2011. Tính đến tháng 5-2012, khối lượng xuất khẩu gạo của Thái Lan đã giảm 43,1% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra cho rằng vị trí số một hay thứ mấy về xuất khẩu gạo không quan trọng, miễn là hỗ trợ được người nông dân và họ tin tưởng chính sách trợ giá sẽ có lợi về lâu dài.

      Hoàng Cường
      (Theo The Nation)
       

      Kiểm soát xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

      Thứ sáu 01/08/2014 07:15
      ANTĐ - Bộ Công Thương đang chỉ đạo theo dõi sát tình hình xuất khẩu gạo và nông sản sang Trung Quốc để tránh rủi ro.
        Hiện Ban chỉ đạo Thương mại biên giới tuyến biên giới Việt - Trung đã đưa ra nhiều kế hoạch nhằm bảo đảm ổn định cho hoạt động giao thương những tháng cuối năm. Cụ thể là sẽ xây dựng các phương án xuất khẩu, mua - bán, trao đổi qua thương mại biên giới một số mặt hàng nông sản theo hướng linh hoạt, tạo điều kiện cho xuất khẩu…

        Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), việc Trung Quốc lại mua gạo của Việt Nam trong thời gian gần đây là một trong những nguyên nhân khiến giá gạo trong nước tăng lên. Lượng gạo xuất qua đường chính ngạch sang Trung Quốc trung bình chỉ từ 30.000 - 70.000 tấn/tháng và lượng gạo xuất tiểu ngạch có thể lên tới 100.000 tấn/tháng, thậm chí cao hơn.

        Vân Hằng

        Xem tiếp...