Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

CUỘC CHIẾN THẦN THÁNH 1

Nếu gọi cuộc chiến thắng phát xít Hittle của Liên Xô là "Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại", thì phải gọi cuộc chiến thắng Mỹ-ngụy của Dân Tộc ta là "Cuộc chiến tranh cứu nước thần thánh"! Còn nếu gọi cuộc chiến thắng phát xít Hittle của Liên Xô là "Cuộc chiến tranh vệ quốc thần thánh", thì phải gọi cuộc chiến thắng Mỹ-ngụy của Dân Tộc ta là "Cuộc chiến tranh cứu nước  vĩ đại"! Đó là hai cuộc chiến cứu mình đồng thời cũng cứu người, tưởng thua mà thắng vẻ vang, mang nét thần kỳ.
-Lời Võ Văn Kiệt: "Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn".
-Có hai luồng ý kiến khen và chê câu nói trên. Riêng phần tôi, luôn đứng về bên luồng khen! Tôi cho rằng, câu nói đó không những chính xác theo nghĩa đen, mà còn thỏa mãn về mặt tình cảm ghét chiến tranh của con người. Ngày 30/4 là ngày Giải Phóng khỏi ách nô dịch của Dân Tộc, không lẽ không vui? Nhưng để có ngày đó, Dân Tộc Việt đã phải đổi bằng khoảng 5 triệu sinh mạng con em mình (nếu kể cả chiến tranh với Pháp thì hơn thế nữa!) ở cả hai phía chính nghĩa lẫn phi nghĩa. Ngày Chiến Thắng, trong niềm vui chung, tất nhiên cũng có nỗi buồn riêng của từng gia đình về những người thân đã nằm xuống vĩnh viễn, không về. Có thể nói, chiến tranh Việt Nam là cần thiết nhưng quá đắt, ai coi ngày 30/4 là ngày vui trọn vẹn thì rõ ràng là người vô cảm, cuồng tín, và ai coi ngày đó là ngày "quốc hận"thì chính là kẻ ác tâm, mù quáng lịch sử Việt Nam!


-------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trênNET)







Chiến tranh Việt Nam qua góc nhìn cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ



    Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel viết: "Ký ức cuộc chiến ở Việt Nam năm 1968, sự bạo lực, kinh hoàng, những nạn nhân chiến tranh mà tôi chứng kiến đã hình thành nên tôi".
    Chiến dịch tổng tấn công Tết Mậu thân (ngày 30/1/1968) là một trong những trận đánh lớn và quan trọng trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ của lực lượng cách mạng Việt Nam. 47 năm trôi qua kể từ khi ông Hagel tình nguyện nhập ngũ và đến chiến trường tại Việt Nam (1967 - 1968), ông vẫn nhớ rất rõ đêm mà chiếc xe chở ông và các binh sĩ cán phải mìn khi tuần tra trong năm 1968.
    Chiến tranh Việt Nam qua góc nhìn cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Ảnh 1

    Ông Chuck Hagel (phải) và em trai Tom Hagel đều tham gia cuộc chiến ở Việt Nam. Ảnh: AP.


    "Chuyện đêm hôm ấy cứ như vừa mới xảy ra hôm qua", cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tâm sự trên trang Military Times. Khi đó, binh sĩ 21 tuổi Hagel bị thương nặng ở ngực vì các mảnh đạn còn một phần gương mặt bị bỏng vì vụ nổ. Ông và những đồng đội "bị thương rất nặng" và phải chờ trực thăng quân y tới đưa về căn cứ điều trị.
    "Em trai tôi cũng có mặt ở đó. Họ để chúng tôi nằm tại một bệnh viện dã chiến. Những ký ức này hằn sâu trong tâm trí tôi. Hoàn cảnh, môi trường đã định hình chúng tôi. Ký ức cuộc chiến ở Việt Nam năm 1968, sự bạo lực, kinh hoàng, những nạn nhân chiến tranh mà tôi chứng kiến đã hình thành nên tôi", ông Hagel nói.
    Con đường trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ của ông Hagel rất đặc biệt. Ông là cựu binh từng tham chiến ở Việt Nam đầu tiên giữ trọng trách này, cũng là hạ sĩ quan đầu tiên điều hành cả bộ máy quân sự của Mỹ. Hơn nữa, so với những người tiền nhiệm, ông Hagel không có kinh nghiệm dày dạn chuyên về an ninh quốc gia, mà chuyên phụ trách các vấn đề cựu chiến binh và những cộng đồng quân sự. Khi rời ghế Bộ trưởng Quốc phòng, ông Hagel sẽ được nhớ tới như một người luôn thận trọng trong mọi quyết định sử dụng sức mạnh quân sự.
    Chiến tranh Việt Nam qua góc nhìn cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Ảnh 2

    Ông Chuck Hagel tham gia cuộc chiến ở Việt Nam năm 1968. Ảnh: AP.


    "Mỗi người chúng ta đều luôn tự đặt ra những câu hỏi khó khăn. Chẳng hạn, nếu quyết định hành động thì phải biết điểm kết thúc không dễ dàng vì luôn có hậu quả phát sinh. Chuyện gì sẽ xảy ra kế tiếp? Bạn muốn dừng lại ở đâu? Nếu bạn quyết định không hành động gì thì cũng phải tự hỏi những câu tương tự", ông Hagel chia sẻ.
    Theo ông Hagel, một Bộ trưởng Quốc phòng phải luôn cảnh giác để không vô tình rơi vào xu hướng muốn sử dụng vũ lực. "Những người quản lý bộ này phải trả lời rõ ràng trước quốc hội, trước tổng tư lệnh, rằng nhiệm vụ là gì, mục tiêu là gì, làm thế nào để thực hiện nhiệm vụ hiệu quả nhất".
    Ông Hagel thừa nhận những quan điểm trên hình thành chủ yếu từ ký ức chiến tranh ở Việt Nam. "Tôi học được những điều này sau 12 tháng tham chiến trong năm 1968. Bạn không thể áp đặt ý chí, giá trị, tiêu chuẩn hay thể chế của mình lên những xã hội khác ở các quốc gia khác. Chúng sẽ không bao giờ thành công. Con người muốn tự do, muốn quyền của họ. Họ muốn được tôn trọng. Chúng ta phải tôn trọng những nền văn hóa, tôn giáo và cách sống khác biệt".
    Chiến tranh Việt Nam qua góc nhìn cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Ảnh 3

    Ngày 28/1, tại căn cứ quân sự Myer Henderson gần thủ đô Washington, Tổng thống Obama đã cử hành lễ tiễn ông Chuck Hagel rời nhiệm sở. Ông Hagel thông báo từ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào cuối tháng 11/2014. Tổng thống Obama đã chấp thuận đề nghị này, đồng thời đề cử ứng viên kế nhiệm Hagel là ông Ashton Carter, cựu thứ trưởng ở Lầu Năm Góc. Ảnh: Xinhua.


    Những người thân cận bên ông Hagel cho biết vị cựu binh này rất ngại chia sẻ công khai về khoảng thời gian chiến đấu ở Việt Nam, vì ông không muốn để bị hiểu nhầm rằng ông đang tận dụng kinh nghiệm của mình để được thăng tiến chính trị.
    Một trong những điều mà ông Hagel nhớ nhất về cuộc chiến ở Việt Nam là con số thương vong của binh sĩ. "Chúng tôi đưa về quê hương 16.000 nam thanh niên và một số phụ nữ đã thiệt mạng trong cuộc chiến. Tôi tận mắt nhìn thấy các đồng đội phải chịu đựng nỗi đau chiến tranh. Tôi cũng nhìn thấy điều này ở người dân Việt Nam. Tôi nhìn thấy những hậu quả tàn khốc luôn có trong mọi cuộc chiến. Do vậy, tôi luôn cố gắng, trong mọi quyền hạn và khả năng của mình, để tác động đến một thế giới mà trong tương lai sẽ không phải sử dụng đến vũ lực quân sự".
    THEO TRI THỨC TRỰC TUYẾN

    Những bí ẩn không lời giải của Mỹ từ cuộc chiến tranh Việt Nam

    (Tin Nóng) Ngày 8.3.2015 đánh dấu nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày những lính thủy đánh bộ Mỹ đặt chân lên bãi biển Đà Nẵng, chính thức mở đầu cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành tại Việt Nam. Cuộc chiến tranh tàn khốc này đã kết thúc, nhưng để lại nhiều bí ẩn mà người Mỹ đến nay chưa tìm ra lời giải đáp.

    Những bí ẩn không lời giải của Mỹ từ cuộc chiến tranh Việt Nam - ảnh 1 Chuyên gia rà phá bom mìn Mỹ Daniel Dobb (phải) chỉ cho bà Rose Gottemoeller, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế, dấu hiệu có bom mìn tại một địa điểm ở Quảng Trị, trong chuyến thăm của bà Gottemoeller tại Việt Nam đầu tháng 3.2015 để đánh giá các nỗ lực do Mỹ tài trợ nhằm rà phá vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh - Ảnh: Reuters
    Cuộc chiến tranh tại Việt Nam đã trở thành một trong những cuộc xung đột gây tranh cãi nhất trong lịch sử cận đại của Mỹ: thời mà những người đàn ông không có sự lựa chọn ngoài việc phải đi chiến đấu ở nước ngoài, với những lý do mà nhiều bạn bè, thậm chí cả gia đình họ cũng không hiểu và chỉ một số người có thể trở về từ cuộc chiến.
    Với khoảng thời gian nay đã khá xa, chúng ta có thể nhìn lại vài điều bí ẩn mà có lẽ sẽ chẳng bao giờ có câu trả lời, theo báo chí Mỹ.

    Phi công Charles Shelton: Từ mất tích thành tử trận

    Đại tá phi công Charles Shelton là người cuối cùng được chính thức xem như một tù nhân trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Mãi đến ngày 20.9.1994, ông mới được thay đổi từ tình trạng “mất tích trong chiến tranh” (MIA - Missing in Action) trở thành “tử trận” (KIA - Killed in Action), sau lời yêu cầu của các con ông.
    Năm 1965, máy bay của Shelton bị bắn rơi khi ông đang bay trinh sát trên đất Lào. Lúc đầu, ông vẫn giữ liên lạc vô tuyến với không quân, nhưng sau đó mất liên lạc và đó là lần cuối cùng Shelton được nghe nói đến. Tuy nhiên, có rất nhiều câu chuyện đồn đoán về những gì xảy ra với Shelton. Một số nói rằng ông đã bị bắt làm tù binh và vẫn sống sót qua nhiều thử thách. Vài câu chuyện còn đi xa hơn cho rằng ông đã giết chết kẻ tra tấn, gây ấn tượng cho kẻ thù bằng sự dũng cảm của mình. Gia đình còn nghe những câu chuyện cho rằng ông vẫn còn sống khỏe mạnh tại California nhưng bị cấm tiếp xúc với họ, với sự bảo vệ của chính phủ (?).
    Những bí ẩn không lời giải của Mỹ từ cuộc chiến tranh Việt Nam - ảnh 2 Những lính thuỷ quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ lên bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng ngày 8.3.1965, chính thức mở đầu cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành tại Việt Nam - Ảnh bìa tạp chí Life
    Những bí ẩn không lời giải của Mỹ từ cuộc chiến tranh Việt Nam - ảnh 3 Bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) ngày nay - Ảnh: DPA
    Trong những năm 1980, những lính Mỹ nào vẫn còn được xem như tù nhân chiến tranh, được phân loại lại thành dạng “không tìm thấy thi thể” (body not recovered) hay “tử trận” (KIA), ngoại trừ Shelton. Viên đại tá đã trở thành một biểu tượng cho tất cả những người có số phận chưa rõ ràng, nhưng là một phần mất mát cho gia đình ông. Hơn 25 năm sau khi ông mất, do chán nản và kiệt sức sau nhiều thập kỷ không biết sự thật, vợ của Shelton đã tự tử. Sau đó, các con ông đã yêu cầu được chính thức đổi thành “tử trận” và tên ông được thêm vào bia mộ trong nghĩa trang Arlington, nơi vợ ông được chôn cất.

    Cuộc tranh luận về súng M16

    Năm 1966, lính Mỹ ở Việt Nam được cung cấp loại súng trường tự động M16, được cho là một cuộc cách mạng trong chiến đấu, nhưng thật không may nó hoàn toàn không như dự tính.
    Khẩu súng mới đã thất bại thảm hại khi đến tay những người đang chiến đấu. Tài liệu quân đội được giải mật gần đây cho thấy khoảng 80% báo cáo có vấn đề liên quan đến vũ khí. Vấn đề được gọi là “lỗi trích khí”, vỏ đạn đã sử dụng vẫn nằm lại trong buồng đạn sau khi bắn, buộc những người lính - thường phải chiến đấu giữa một địa hình trống trải - phải dùng một thanh kim loại để đẩy ra. Đến năm 1967, các ủy ban của Quốc hội Mỹ còn xem xét các vấn đề khác, phải thử nghiệm, ghi nhận kết quả một cách quan liêu, trong lúc chiến tranh vẫn tiếp diễn.
    Những bí ẩn không lời giải của Mỹ từ cuộc chiến tranh Việt Nam - ảnh 4 Bên cạnh nỗi lo về khẩu súng M16, ám ảnh lớn nhất của quân Mỹ trong chiến tranh tại Việt Nam là bị phục kích khi đổ bộ từ trực thăng xuống - Ảnh: Quân đội Mỹ
    Trong khi đó, quân đội Mỹ trên chiến trường lại gặp vấn đề khác với khẩu súng trường. Khi nhận súng mới, các binh sĩ đã không được cung cấp các thiết bị lau chùi và bảo quản súng. Trong khi các nhà sản xuất và quân đội nhấn mạnh rằng súng không cần phải làm sạch, những người lính trên chiến trường nhận thấy bên trong nòng súng không những không được mạ crôm như kiểu súng cũ, mà còn rất dễ bị ăn mòn trong điều kiện khí hậu tại Việt Nam.
    Sau cùng, các tiểu ban điều tra phát hiện quân đội đã có lỗi vì đã không huấn luyện về vũ khí mới cho binh lính và không thử nghiệm đầy đủ vũ khí, đạn dược trước khi thông qua. Không biết bao nhiêu người lính đã chết do vũ khí mắc lỗi, khi nhiều báo cáo cho biết tìm thấy thi thể  binh sĩ Mỹ bên cạnh khẩu M16 bị kẹt đạn, họ không còn khả năng tự vệ trong khi đang cố làm cho súng hoạt động.
    Thật kỳ lạ là vấn đề này vẫn chưa được giải quyết. Qua nhiều thập kỷ sau những tranh cãi ban đầu, súng M16 vẫn được sử dụng và đang bị điều tra về độ thiếu tin cậy. Những người lính và gia đình của họ vẫn tự hỏi tại sao những khẩu súng trường với ‘thành tích’ mang cái chết đến cho nhiều người sử dụng chúng vẫn còn là vũ khí của quân đội Mỹ.

    Chiến dịch Marigold

    Từ 1965-1968, Mỹ và Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã có những trao đổi liên lạc với sự hỗ trợ của các nhà ngoại giao Ba Lan (gọi là chiến dịch Marigold) và cho rằng nếu thành công, chiến tranh có thể kết thúc trong nhiệm kỳ tổng thống Lyndon B. Johnson. Trong hồi ký của mình, ông Johnson đề cập đến các nỗ lực ngoại giao thất bại, nhưng những gì đã xảy ra vẫn còn đang gây tranh cãi.
    Không ai biết chắc gì nhiều về các cuộc đàm phán, bao gồm người đã khởi đầu và vì sao họ kết thúc. Không rõ Mỹ, Bắc Việt Nam, hay các nhà ngoại giao Ba Lan đã khởi xướng việc này. Thậm chí có ý kiến cho rằng nước Ý là người đầu tiên xây dựng nền tảng cho các cuộc đàm phán hòa bình nhưng thất bại vào phút chót.
    Những bí ẩn không lời giải của Mỹ từ cuộc chiến tranh Việt Nam - ảnh 5 Vỏ bom Mỹ tại Bảo tàng bom mìn ở tỉnh Quảng Trị - Ảnh: Reuters
    Hầu hết các thông tin có sẵn về Marigold vẫn còn khá mờ mịt, phần lớn lấy từ các bài báo dựa trên những thông tin rò rỉ không chính thức. Các văn bản một thời được xem là tài liệu mật đang dần được công khai: Các bài viết của Jerzy Michalowski, một trong các đặc vụ Ba Lan tham gia vào việc thiết lập cuộc đàm phán hòa bình. Họ ghi lại các cuộc thảo luận giữa Ba Lan và Liên Xô, trong đó Moscow hỗ trợ các cuộc đàm phán hòa bình; họ cũng nói đến các chuyến thăm Bắc Kinh, nhưng Trung Quốc không tham gia vào ý tưởng của cuộc đàm phán. Tuy nhiên, phần lớn các tài liệu mâu thuẫn với những gì đang được nói về Marigold và sau cùng, nó lại gợi lên nhiều câu hỏi hơn là trả lời.
    Thật khó tin rằng chiến dịch Marigold đã gần như kết thúc cuộc xung đột tại Việt Nam. Cuộc họp đã được lên kế hoạch giữa các nhà ngoại giao tại Warsaw, với những điều khoản và điều kiện được nêu ra, các bên đã đồng ý gặp mặt. Tuy nhiên, kể từ đó, mọi thứ đã rối ren: Trình tự thời gian trong tài liệu bị sắp xếp lẫn lộn và thiếu nhiều phần trong các bài tường thuật. Có vẻ như mỗi bên đều đã chờ đợi để tiếp xúc, Ba Lan đã nỗ lực đưa người Mỹ và Việt Nam đến cuộc gặp gỡ trực tiếp. Trong khi đó, quân đội Mỹ vẫn tiếp tục các cuộc tấn công ở Hà Nội và miền Bắc. Cuối cùng, các cuộc đàm phán thất bại và chiến tranh tiếp diễn.

    Chuyến bay bí ẩn Flying Tiger 739

    Những bí ẩn không lời giải của Mỹ từ cuộc chiến tranh Việt Nam - ảnh 6 Một chuyến bay của hãng Flying Tiger - Ảnh: Tư liệu
    Ngày 16.3.1962, chuyến bay Flying Tiger 739 chở 107 người Mỹ đã biến mất đâu đó giữa đảo Guam và Philippines. Tất cả được tuyên bố là đã chết, sau khoảng 2 tháng biến mất cách bí ẩn. Không có dấu vết của bất kỳ mảnh vụn nào được tìm thấy, cũng như biết được những gì đã xảy ra với chuyến bay.
    Thành viên gia đình những người trên chuyến bay cho biết họ là những người lính được đưa đến Nam Việt Nam. Không có ghi chép chính thức về chuyến bay có liên quan đến cuộc chiến và cũng không có cơ quan chính phủ nào chính thức thừa nhận các thành viên trên chuyến bay có nhiệm vụ quân sự. Tuy nhiên, gia đình lại cho rằng các thành viên nằm trong danh sách chọn lọc từ các căn cứ quân sự khác nhau trong cả nước để thực hiện nhiệm vụ.
    Tài liệu của chính phủ Mỹ cho thấy vài người trong số họ là cố vấn truyền thông, hạ sĩ quan quân nhu và không gì hơn. Vài tài liệu của gia đình đã được biên soạn lại, cho thấy ngoài nhiệm vụ còn có điều gì đó vẫn giữ bí mật trong nhiều thập kỷ.
    Theo một báo cáo của Ủy ban Hàng không Dân dụng Mỹ, máy bay đang hướng đến Sài Gòn và không mang theo hàng hóa gì, hành khách gồm 93 người Mỹ, ba thành viên quân đội miền Nam Việt Nam và phi hành đoàn 11 người. Không có cuộc gọi cầu cứu, thông tin liên lạc hay bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy có điều bất thường cho đến khi chỉ đơn giản là không nhận được lời hồi đáp. Sau đó, một tàu chở dầu Liberia báo cáo nhìn thấy một vụ nổ trên lộ trình chuyến bay, nhưng không tìm được dấu vết nào.
    Những thành viên trong gia đình đang hối thúc để tên người thân của họ được liệt kê trên bức tường tưởng niệm chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington, nhưng chính phủ vẫn kiên quyết im lặng về vai trò của những người này. Các gia đình tin rằng người thân của họ đã tham gia vào một “chiến dịch đen” và còn nhớ vài người trong số họ nói rằng có linh tính xấu và có thể sẽ không trở về nhà.

    Archie Mitchell, Daniel Gerber và Eleanor Ardel Vietti

    Những bí ẩn không lời giải của Mỹ từ cuộc chiến tranh Việt Nam - ảnh 7 Ba tình nguyện viên người Mỹ vẫn còn mất tích bí ẩn
    Đến cuối cuộc chiến, đã có 17 thường dân Mỹ được chính thức liệt kê là mất tích do chiến tranh. Trong số đó có ba tình nguyện viên người Mỹ đã làm việc tại một bệnh viện phong.
    Ngày 30.5.1962, bệnh viện phong ‘Ban Me Thuot Leprosarium’ có 9 nhân viên, bao gồm bác sĩ phẫu thuật Eleanor Ardel Vietti, mục sư Archie Mitchell (nhà truyền giáo và nhân viên hành chính), và Daniel Gerber (tình nguyện viên bệnh viện) đã bị tấn công. Vợ của Mitchell cùng 4 người con cũng ở đó, nhưng họ đã không hề hấn gì và ra đi cùng các y tá người Việt. Sau khi rút lui, nhóm tấn công cùng 3 tình nguyện viên đã biến mất. Trong suốt cuộc chiến, thỉnh thoảng có các báo cáo về nơi ở của 3 tù nhân dân sự, nhưng không thể liên lạc với họ và cũng chẳng ai có thể khẳng định về số phận của họ.
    Kỳ lạ thay, đây không phải là lần đầu những bi kịch chiến tranh xảy ra với Archie Mitchell. Gần 17 năm trước khi ông bị bắt cóc ở Việt Nam trước mặt vợ con mình, Mitchell cũng chứng kiến sự kiện bi thảm dẫn đến cái chết của nhiều người trên đất Mỹ trong Thế chiến thứ II.
    Trong một thời gian ngắn, Nhật Bản đã tung ra những quả khí cầu chất đầy bom bay qua Thái Bình Dương đến Mỹ. Chỉ vài quả phát nổ, nhưng cũng đủ để Mỹ tổ chức một đơn vị lính dù đặc biệt để đối phó với mối đe dọa này. Đơn vị “Triple Nickles” đã thực hiện 36 nhiệm vụ trong suốt Thế chiến II. Một khí cầu có bom chưa nổ đã giết chết người vợ đầu tiên Elsie Mitchell và 5 người con của ông Mitchell trong một chuyến dã ngoại. Vào lúc một đài tưởng niệm dành riêng cho các nạn nhân tại Mỹ được dựng lên, Archie Mitchell đã ở châu Á.

    Thủy quân lục chiến trong sự kiện tàu hàng Mayaguez với Khmer Đỏ

    Sự kiện Mayaguez được xem là trận chiến cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam. Bắt đầu bằng việc lực lượng Khmer Đỏ xông lên tàu hàng SS Mayaguez của Mỹ và kết thúc khi lực lượng không quân và thủy quân lục chiến Mỹ thực hiện nhiệm vụ giải cứu thủy thủ đoàn con tàu, vào tháng 5.1975.
    Những bí ẩn không lời giải của Mỹ từ cuộc chiến tranh Việt Nam - ảnh 8 Lính Mỹ xông lên tàu hàng Mayaguez ở đảo Koh Tang, Campuchia giải cứu thuỷ thủ đoàn, tháng 5.1975 - Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
    Cuộc xung đột diễn ra gần đảo Koh Tang trong vịnh Thái Lan trở nên đẫm máu và vẫn không rõ những gì đã xảy ra với vài lính thủy đã chết tại đó. Với tổng cộng 15 người thiệt mạng trong vụ việc cũng cho thấy sự khốc liệt và từ năm 1991, các nhóm tìm kiếm từ Campuchia và Mỹ đã khai quật hòn đảo để tìm hài cốt những người lính còn mất tích.
    Ba lính thủy quân lục chiến mất tích, trong đó binh nhất Gary Hall 18 tuổi, bị bỏ lại trong cuộc rút quân hỗn loạn của quân đội Mỹ, tuy gia đình nhận được tin đồn cho rằng anh không còn trên đảo nhưng đã bị đưa vào đất liền và bị hành quyết. Cũng có tin đồn tương tự với chuẩn hạ sĩ Joseph Hargrove và binh nhì Danny Marshall.
    Nguồn gốc những tin đồn xuất phát từ Em Sơn, tư lệnh các lực lượng Khmer Đỏ trong trận chiến và câu chuyện của ông đã thay đổi vài lần. Những người lính bị cho là đã lần lượt bị bắt và xử tử trên đất liền hoặc đã sống sót sau trận chiến và bị bắt giữ. Câu chuyện từ người chỉ huy và những người sống sót khác lại cho rằng họ bị giết do đạn lạc, bị Khmer Đỏ đánh đến chết, hoặc bị giam giữ tại một nhà tù… là đề tài vô cùng nhạy cảm và hơn 20 cuộc điều tra chưa làm rõ được điều gì. Thời gian để tìm hiểu những gì thực sự đã xảy ra có thể bị hạn chế, khi nay đã có kế hoạch xây dựng một khách sạn và khu nghỉ mát cao cấp trên bãi biển Koh Tang.

    Ai giết hạ sĩ Robert Daniel Corriveau ?

    Những bí ẩn không lời giải của Mỹ từ cuộc chiến tranh Việt Nam - ảnh 9  Hạ sĩ Robert Daniel Corriveau - Ảnh: DoD
    Năm 1968, hạ sĩ Robert Daniel Corriveau biến mất khỏi bệnh viện tâm thần Bệnh viện Hải quân Philadelphia và bị cho là đào ngũ. Anh đã trở về từ Việt Nam và bị các triệu chứng nay được gọi là rối loạn stress sau chấn thương. Chỉ đến khi em gái anh bắt đầu đấu tranh và nhấn mạnh rằng anh cô không phải là một kẻ đào ngũ, mà là một phần của sự thật bị phơi bày.
    Trong năm 2012, bằng cách sử dụng ADN từ người em của Corriveau, thi thể của anh đã được xác định. Chỉ 3 giờ sau khi anh biến mất khỏi bệnh viện, cảnh sát phát hiện ra một thi thể ngay tại rào chắn và thi thể vẫn mang tên John Doe trong hơn 40 năm qua.
    Hiện nay, Corriveau không còn bị xem là một kẻ đào ngũ nhưng là một nạn nhân bị giết với vết đâm vào tim, nhưng không còn gì khác để biết chính xác về những gì đã xảy ra. Thi thể  anh được phát hiện cách bệnh viện khoảng 50 km. Đến một tuần lễ sau, gia đình mới được thông báo về sự mất tích của anh.
    Hiện nay Corriveau đã được Mỹ trao tặng huy chương, tưởng thưởng cho sự phục vụ của anh ta tại Việt Nam. Gia đình biết rằng anh không phải là một kẻ đào ngũ và vẫn hy vọng rằng ai đó có thể đứng ra giúp họ giải quyết vụ án giết người này.

    Hiệu quả chiến dịch ‘Wandering Soul’ (Oan hồn vất vưởng)

    Chiến dịch “Oan hồn vất vưởng” được hoạch định nhằm khai thác niềm tin của người Việt về những người đã khuất. Người chết mà không được chôn cất tử tế, oan hồn của họ được cho sẽ mãi lang thang trên đường, bị kẹt lại, bị dày vò và tìm đến người còn sống.
    Trong nỗ lực nhằm gieo sự sợ hãi vào lòng đối phương, nhân viên quân sự Mỹ với sự giúp đỡ của một số tình nguyện viên Việt Nam đã thu lại những âm thanh kỳ quái rùng rợn từ khắp các cánh rừng. Các băng ghi âm này gọi là “Ghost Tape No.10” (băng ma số 10) và được sử dụng rộng rãi, nhưng không ai biết gì về hiệu quả của nó.
    Những bí ẩn không lời giải của Mỹ từ cuộc chiến tranh Việt Nam - ảnh 10 Máy bay Mỹ phun chất khai quang diệt lá cây trên rừng núi Trường Sơn trong chiến tranh tại Việt Nam - Ảnh: Không lực Mỹ
    Các báo cáo rất khác nhau và sơ sài. Một số nói rằng băng này hoàn toàn không có tác dụng và đối phương dễ dàng nhận ra trò bịp bợm. Báo cáo khác lại cho rằng thành công khi chí ít cũng làm lung lay tinh thần một số quân lính và có báo cáo tuyên bố rằng nó làm kẻ địch sợ hãi, phải rời bỏ hàng ngũ và đầu hàng.
    Về mặt nào đó, chiến dịch “Oan hồn vất vưởng” không hoàn toàn kết thúc sau chiến tranh. Tên gọi này được tái sử dụng cho chương trình do Úc và New Zealand khởi động. Sau khi các gia đình Việt Nam hỗ trợ trong việc tìm kiếm và trả lại hài cốt những lính Úc, quân đội Úc và Bảo tàng Cựu chiến binh Việt Nam đã quyết định đáp lại cử chỉ thiện chí. Họ yêu cầu gom góp lại bất kỳ vật kỷ niệm chứng tích nào đã lấy từ Việt Nam, để trao lại quyền sở hữu vào tay các gia đình những người quá cố.

    Nghĩa vụ quân sự của tổng thống George W.Bush

    Trong năm 2000 và một lần nữa vào năm 2004, những câu hỏi về thời gian nghĩa vụ quân sự của George W. Bush lại được nêu lên. Ban đầu là câu hỏi khá nhẹ nhàng, nhưng sau đó ngày càng có thêm nhiều câu hỏi. Những hồ sơ liên quan có vẻ quá sơ sài, nhiều thiếu sót và mâu thuẫn. Mặc dù hồ sơ trả lương khi ông Bush phục vụ tại căn cứ không quân Ellington năm 1973 khá bình thường, nhưng hồ sơ y tế trong một khoảng thời gian cho thấy ông không có mặt tại đó. Các hồ sơ khác chứng tỏ sự hiện diện của ông tại căn cứ không quân ở Texas còn ít hơn.
    Những bí ẩn không lời giải của Mỹ từ cuộc chiến tranh Việt Nam - ảnh 11 Trung uý George W. Bush khi còn ở trong Vệ binh Quốc gia, tránh được tham chiến tại Việt Nam - Ảnh: Không lực Mỹ
    Ngoài ra, ông Bush còn bị cáo buộc đã dùng các mối quan hệ của gia đình để tránh tham gia cuộc chiến tranh ác liệt tại Việt Nam khá dễ dàng. Trước đó, vào năm 1968, số điểm đạt được cho thấy ông gần như không đủ điểm tối thiểu để vượt qua kỳ thi phi công theo yêu cầu. Tuy nhiên, với sự nổi tiếng của mình, ông Bush luôn hình có một hồ sơ chỉnh chu với hình ảnh một chàng Bush trẻ trung.
    Một câu hỏi chưa được trả lời triệt để: Phải chăng nước Mỹ tự cho rằng vị ông Bush sẽ được ưu tiên thoát khỏi cuộc chiến tồi tệ tại Việt Nam và được học lái máy bay? Những mẫu đơn ông Bush kê khai dường như cũng chỉ ra rằng ông đã xác định không muốn bị gửi đi chinh chiến ở nước ngoài. Sau đó, ông nói đã bị từ chối thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài, nhưng điều này chỉ diễn ra sau hậu trường, nên vẫn chưa rõ ràng.
    Năm 2004, ‘xì-căng-đan’ lại nổi dậy khi bản tin ‘60 phút’ của nhà báo Dan Rather có một số tài liệu dường như cho thấy ông Bush đã từ chối mệnh lệnh phục tùng đội Vệ binh Quốc gia và cuối cùng đã bị đình chỉ nhiệm vụ vì không đạt tiêu chuẩn vệ binh. Tuy nhiên, không rõ những tài liệu này xuất phát từ đâu. Sau cùng câu chuyện phải được rút lại và nói lời xin lỗi.
    P.Nguyễn Dũng
    (tổng hợp)
    Các chính khách, tướng lĩnh Mỹ viết về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (15/04/2011)
    Tổng thống Mỹ Nich-xơn, người đã từng chứng kiến thất bại của quân đội Mỹ trong 12 ngày đêm B52 ném bom đánh phá thủ đô Hà Nội và một số thành phố khác ở miền Bắc, đã viết trong hồi ký của mình: "Điều lo ngại chính của tôi trong tuần lễ ném bom đầu tiên không phải là những đợt phản đối của trong nước và thế giới, mà chính là thiệt hại nặng nề của B52".
    Ông ta đã cay đắng thừa nhận: "Sai lầm nghiêm trọng của chúng ta là không biết một trong những quy luật của chiến tranh. Đó là, đừng bao giờ bước vào cuộc chiến tranh, nếu không biết cách nào để ra khỏi cuộc chiến tranh đó".
    Tổng thống Nich-xơn còn nhấn mạnh sự thất bại của mình trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam: "Cuộc chiến tranh Việt Nam không phải giới cầm quyền nước Mỹ chỉ thua trên chiến trường. Nó còn thua ngay trên nước Mỹ, ở các hành lang của Quốc hội, trong phòng ăn các công ty, trong các buồng giám đốc của các tổ chức nghiên cứu, trong các buồng chủ bút của các tờ báo và của hệ thống vô tuyến truyền hình, trong các hội trường ở Gioóc-giơ Tao, các phòng khách của "những người đẹp" ở Niu Oóc và trong các lớp học của các trường đại học lớn, đó là các tầng lớp đã đưa lại sự mạnh mẽ, bảo đảm thắng lợi trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai, đã làm cho Mỹ thất bại một trong những cuộc chiến đấu trọng yếu nhất của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba, đó là Việt Nam". (1)
    Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Namara, trong cuốn hồi ký "Nhìn lại quá khứ tấn thảm kịch và bài học về Việt Nam", đã viết: " "Chúng tôi ở trong chính quyền Kennedy và Johnson, tham gia vào các quyết định về Việt Nam, đã hành động theo những gì mà chúng tôi coi là nguyên tắc và truyền thống của dân tộc này. Chúng tôi đã ra các quyết định dưới ánh sáng của các giá trị đó."..."Nhưng chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi mắc nợ các thế hệ tương lai trong việc giải thích tại sao sai lầm như vậy".
    Về mục đích viết hồi ký, Mc Namara viết: "Mục đích chính của tôi chẳng phải là để biện minh cho những sai lầm, cũng chẳng phải để đổ lỗi, mà để nhận ra những sai lầm chúng tôi đã phạm phải, để hiểu được tại sao chúng tôi phạm những sai lầm đó và suy nghĩ xem làm thế nào có thể tránh được sai lầm đó trong tương lai".
    Tướng C. Oetmolen, Tổng Chỉ huy quân viễn chinh Mỹ ở miền Nam (1964-1968) trong hồi ký "Tường trình một người lính" đã viết: "Lịch sử rất có thể đánh giá lại rằng nhảy vào Việt Nam là một trong những sai lầm lớn nhất của đất nước chúng ta".
    Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hen-ri Kit-xinh-giơ đã phải nhục nhã ký vào Hiệp định Pa-ri chấp nhận rút quân khỏi Việt Nam cũng phải thốt lên rằng: "Có điều gì ô nhục hơn khi ba hãng truyền hình Mỹ đã phát về những cảnh diễu hành kỷ niệm chiến thắng Mỹ ngay tại thành phố, đất nước đã giành được chiến thắng đó". (2)
    M. Taylor, cha đẻ của "chiến tranh đặc biệt", Đại sứ Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1964-1965), Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Johnson (1965-1968) trong cuốn sách viết về thế hệ thanh niên Mỹ đã than thở: "Cái giá đắt khác nữa mà chúng ta phải trả cho cuộc chiến tranh này là sự chia rẽ nội bộ nước Mỹ, là việc để lộ những nhược điểm nội tại của chúng ta trước thế giới, và là tình trạng mất chủ quyền hành động để đối phó với các vấn đề đối nội, đối ngoại khẩn cấp của chúng ta. Do thất bại này, chúng ta phải trả một cái giá nặng nề là sự tan vỡ của nền đoàn kết quốc gia. Tất cả chúng ta có phần mình trong sự thất bại của Mỹ ở Việt Nam và chẳng có gì là tốt đẹp cả. Chúng ta không hề có một anh hùng nào trong cuộc chiến tranh này mà chỉ toàn là một lũ ngu xuẩn. Chúng tôi cũng nằm trong số đó". M. Taylor còn thừa nhận: "Chúng ta không đánh giá nổi đức tính cực kỳ hy sinh vì sự nghiệp của người Việt Nam".
    Tướng Uây-en , Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, được cử làm cố vấn của "tuyến phòng thủ Phan Rang" vào tháng 4 năm 1975, đã thừa nhận: "Tình hình quân sự ở miền Nam Việt Nam là tuyệt vọng". Sau khi nghe Tướng Uây-en báo cáo như vậy, Tổng thống Mỹ Ford đã phải thốt lên: "Không có cách gì cứu được Sài Gòn".
    Thượng nghị sĩ Mỹ Ét-uốt Ken-nơ-đi thì nhận xét: "Ngọn lửa cuộc kháng chiến của Việt Nam châm ngòi cho ngọn lửa nổi loạn trên chính đất nước Mỹ". Đô đốc Đum-oan, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ chua chát: "Cuộc chiến tranh Việt Nam làm mất đi của hải quân Mỹ một thế hệ tàu chiến". Frank Snepp, nhân viên tình báo chiến lược CIA của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, trong hồi ký "Cuộc tháo chạy tán loạn" đã viết: "Ngay từ đầu, chính sách của chúng ta quá tồi, không rõ ràng, chính sách ấy chỉ có thể đưa đến chiến thắng của cộng sản". Trùm tình báo Mỹ William Colby, trong hồi ký về chiến tranh Việt Nam (xuất bản năm 1989), đã viết: "...Tổng thống Ford cắt đứt mọi hy vọng hão huyền vào phút cuối, ra lệnh di tản hoàn toàn sứ quán Mỹ lúc 3 giờ 45 ngày 30 tháng 4 năm 1975. Trước đó không lâu, Tom Polgar, phụ trách CIA bên đó, có gửi cho tôi (William Colby) một bức điện báo tin kết thúc liên lạc để phá hủy mật mã và máy móc. Ông kết luận bằng những lời sau đây: "Đây là một cuộc chiến đấu lâu dài và khó khăn, và chúng ta đã thất bại. Kinh nghiệm đó là duy nhất trong lịch đất nước chúng ta, không có nghĩa là sự kết thúc của Hoa Kỳ với tư cách là cường quốc thế giới. Tuy nhiên, tầm quan trọng của thất bại và hoàn cảnh xảy ra, hình như đòi hỏi chúng ta phải đánh giá lại những chính sách nửa vời thiển cận là đặc điểm chủ yếu sự tham gia của chúng ta ở đây, mặc dầu sự can thiệp về người và của rõ ràng là hào phóng. Ai không biết rút ra bài học của lịch sử sẽ bị sa vào sự lặp lại. Hy vọng rằng chúng ta sẽ không biết đến những Việt Nam khác và chúng ta đã rút ra được bài học. Sài Gòn từ biệt ngài". (3)
    Cựu Tổng thống Mỹ Gerald Ford, ngày 15-6-2000, khi trả lời thư của Colin Broussard, cụu binh thủy quân lục chiến Mỹ tại Việt Nam, đã nói lên nỗi niềm tâm sự của mình về một thực tế thất bại của chiến tranh Việt Nam: "Tháng 4-1975 chắc chắn là một thời điểm khắc nghiệt, mãi mãi không làm phôi pha nỗi đau buồn nhất trong cuộc đời hoạt động chính trị của tôi. Tôi cầu xin để những tổng thống Mỹ sau này không bao giờ phải đứng trước những quyết định tàn nhẫn như tôi đã từng...25 năm qua, tôi vẫn còn ray rứt và mãi mãi khóc thương cho 2.500 lính Mỹ tới bây giờ vẫn còn mất tích...Mỗi nước đều có hồn dân tộc được tôi luyện qua gian khổ. Họ có thể bị quân đội nước ngoài đô hộ, nhưng linh hồn của một dân tộc vĩ đại như Việt Nam thì mãi mãi sáng ngời..."
                       Chính Luận

    Nhật ký bằng thư của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

    09:00 10/05/2006
    Gửi cho tôi hàng trăm lá thư được viết từ chiến trường miền Nam Việt Nam cho người yêu hoặc vợ, các cựu binh Mỹ nhắn nhủ: “Hãy đọc và sẽ biết vì sao chúng tôi thất bại”. Phía sau những lá thư là tình yêu, là cuộc đời, là trăn trở, nghĩ suy vì những hành động tội lỗi của thế hệ trẻ nước Mỹ từng tham gia vào cuộc chiến tranh phi nghĩa.
    Gary Canant những ngày tại chiến trường Việt Nam.
    Trong suốt một năm qua, tôi đã nói với các cựu chiến binh Mỹ về cơn sốt nhật ký chiến tranh, về những tấm gương liệt sĩ như Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm... đang làm rung động hàng triệu con tim VN, đặc biệt là giới trẻ vì lòng dũng cảm, vị tha và lý tưởng cao đẹp của họ. Điều đó đã làm nên sức mạnh thần kỳ để một dân tộc nhỏ bé, nghèo nàn như VN chiến thắng cường quốc Mỹ.
    Một số cựu binh sống gần thư viện Texas, nơi đang lưu giữ bản gốc nhật ký Đặng Thùy Trâm, đã đến tận nơi để xem. Số khác không biết tiếng Việt nhờ tôi tìm hộ những bài báo bằng tiếng Anh liên quan đến cơn sốt nhật ký chiến tranh ở VN. Và rồi có những cựu binh Mỹ đi đầu trong nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh nảy ra ý tưởng rằng sao không giúp bạn đọc ở VN tìm hiểu về phía bên kia cuộc chiến qua thư từ, nhật ký của những chiến binh trẻ.
    Người thổi kèn ở thành phố Kansas
    Trong số các lá thư cựu binh Mỹ gửi cho tôi, thư của Gary Canant đặc biệt nhất. Gary có mặt ở vùng chiến sự ác liệt Đông Hà, Quảng Trị, Đà Nẵng và bắt đầu viết cho người vợ trẻ ở Mỹ ngay ngày đầu tiên ở VN (20/5/1968) đến lúc trở về vào tháng 3/1970.
    Thư tình của Gary có thể xem như những trang nhật ký vì hầu như ngày nào ông cũng viết cho Maxie, người là vợ ông chỉ chưa đầy một tháng trước khi nhận lệnh tới trại Lejeune, Bắc California để chuẩn bị sang chiến trường VN. Trước đó, Gary làm nhiệm vụ như một sĩ quan vận tải hàng không được gần 2 năm. Tại trại Lejeune,  Gary bất ngờ nhận lệnh tới chiến trường VN. Dù không muốn, nhưng Gary không còn lựa chọn nào khác là phải tuân lệnh.
    Gary hồi tưởng những tuần đầu tiên của cuộc hôn nhân chẳng khác nào sự đùa giỡn của tạo hóa. Chưa kịp cảm nhận như thế nào là hạnh phúc, đôi vợ chồng trẻ đã sống cách biệt vì Gary phải vào trại lính. Nếu cứ như vậy anh lính trẻ Gary vẫn còn hy vọng và cố chịu đựng. Tuy nhiên, tất cả đã vụt tắt khi Gary nhận lệnh sang VN. Hồi đó ai cũng biết sang chiến trường VN đồng nghĩa với việc có rất ít cơ hội sống sót trở về.
    Trước khi sang chiến trường VN, Gary được huấn luyện cấp tốc trong 2 tuần tại trại Pendleton ở California. Gary và những chiến binh khác tập hít đất, leo đồi, bắn súng, ăn lương khô, sống trong hầm, thăm mô hình trại tù binh, tập tấn công các làng bản VN, tham gia các lớp học lý thuyết... và chỉ được nghỉ để ăn, ngủ.
    Gary viết cho Maxie những ngày được huấn luyện ở trại Pendleton:
    “Thứ Năm, Maxie thân yêu,... Như anh đã nói, những ngày ở đây rất bận rộn. Bọn anh phải dậy từ lúc 4 giờ hoặc 4 giờ 30 phút sáng và thường tối mặt tới 10 giờ đêm. Là một sĩ quan nên mọi thứ dễ thở hơn, nhưng trách nhiệm cũng nặng hơn. Các sĩ quan được đối xử tốt và anh không cảm thấy nhiệm vụ ở đây quá khủng khiếp như những người khác đánh giá... Cả ngày, bọn anh tập bắn, đi bộ và ở trong các lớp học. Mọi thứ trôi qua nhanh ngoại trừ trong lớp học bởi vì nó buồn chán như địa ngục và khó có thể tỉnh táo để nghe giảng...”.
    Những lá thư của Gary được bà Maxie lưu giữ đến nay, trong khi thư của bà gửi cho ông hầu như không còn nữa. Nếu không là chiến binh có lẽ Gary đã trở thành nhà văn bởi những dòng nhật ký bằng thư của ông ngập tràn cảm xúc; mỗi chữ, mỗi câu đều chất chứa hình ảnh và tâm hồn lãng mạn của tuổi trẻ. Trong thư có người VN, làng xóm, đồi núi, hàng cây, ngọn cỏ, mưa, nắng, gió và thậm chí cả muỗi, vắt... Đặc biệt, thư của Gary còn ghi lại những hình ảnh, câu chuyện chân thực về đời lính chiến của ông cũng như các chiến binh trẻ khác của Mỹ ở chiến trường miền Nam VN. 
    36 năm trước, Gary Canant lên chiếc trực thăng Chinook gần khu phi quân sự, cách Khe Sanh khoảng 22 km, để bắt đầu cuộc hành trình từ VN trở về Mỹ. Giờ đây cựu binh Gary vẫn đang trong cuộc hành trình này. Gary tâm sự, ông vẫn còn một lỗ hổng trong cuộc đời được gọi là VN suốt 1/3 thế kỷ qua.
    Trở về quê nhà ở Mỹ, Gary cố xua đi mọi ký ức về những năm tháng ở VN. Ngay cả việc xem phim, ông chỉ xem thể loại giải trí nhẹ nhàng và không bao giờ dám để mắt tới những bộ phim chiến tranh, nặng nề. Không người Mỹ nào xung quanh Gary muốn nghe về VN, họ nói rằng các chiến binh Mỹ đã bắn giết cả trẻ em, đã làm những điều tồi tệ ở VN.
    Gary để tóc dài, thường lang thang bên ngoài hơn là ở nhà với gia đình. Trong các cuộc chuyện trò, nếu người khác lái sang chủ đề quân sự hoặc chiến tranh, Gary chỉ nói rằng ông từng ở trong quân đội, hiếm khi tiết lộ mình thuộc lực lượng lính thủy đánh bộ và đã sang chiến trường VN.
    Gary nghiện rượu và thuốc lá nặng hơn cả thời gian ở chiến trường VN. Gary thú nhận: “Tôi đã phải trả giá đắt cho những năm tháng ở VN. Tôi uống quá nhiều để quên đi tất cả. May mắn là tôi đã biết dừng lại trước khi phá hủy mọi thứ”. Gary kể với tôi, về Mỹ, ông vẫn mang theo nỗi buồn từ chiến trường VN. Ông thường xuyên say khướt ở bên ngoài để quên đi trách nhiệm phải nuôi dạy 2 đứa con. Ông cảm thấy dằn vặt, chán ghét đến mức không tham gia bất kỳ hội cựu chiến binh nào, tránh gặp gỡ mọi người kể cả các cựu chiến binh. Cứ như vậy, Gary trở thành một cựu binh “bí mật”.--PageBreak--
    Những đứa con của Gary đã phải hứng chịu hậu quả từ người cha chán đời, luôn say khướt và hầu như không ở nhà. Gary tâm sự, đến tận ngày nay các con ông vẫn còn vết thương tinh thần lẫn thể xác vì sự “hư hỏng” của ông. Gary bị ám ảnh bởi chiến tranh đến mức có lần ông nói với tôi rằng sẽ không bao giờ trở lại VN nữa.
    Và rồi cựu binh Gary đã “sống sót” như ông thừa nhận nhờ tình yêu của bà Maxie. Năm 1990, việc Gary giành được bằng Thạc sĩ về Quản trị kinh doanh của Đại học Hartford (Connecticut) khiến người thân của ông xem như một chuyện lạ. Nhờ tấm bằng Thạc sĩ, Gary kiếm được việc làm có thu nhập khá. Hiện ông làm tại chi nhánh của Tập đoàn Bảo hiểm New York Life ở thành phố Kansas.
    Kỳ diệu hơn, sau 21 năm nghiện nặng, Gary đã bỏ được rượu và thuốc lá, thay vào đó, ông chơi thể thao hoặc đi du lịch. Hiện Gary đang sống cùng bà Maxie ở thành phố Kansas, miền Trung nước Mỹ. Họ có 2 người con trai, trong đó có 1 người gia nhập quân đội và từng phải sang chiến trường ở Iraq. Đây lại là một nỗi đau nữa mà Gary không muốn nhắc tới. Thế hệ của Gary đã chịu đựng quá đủ rồi và ông không thể ngờ con trai lại đang phải ném mình vào một cuộc chiến tranh tàn khốc khác.
    Nay Gary đã gia nhập Hội Cựu chiến binh Mỹ, tham gia đội kèn chơi nhạc tại nghĩa trang cựu binh ở thành phố Kansas, thỉnh thoảng còn tới Bức tường chiến tranh ở Washington D.C... Qua những lần tâm sự với tôi, có lẽ Gary đã cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi biết rằng ngày nay hầu hết người dân VN có cách nhìn thiện cảm với cả cựu chiến binh Mỹ từng gây tội ác với họ. Tôi nói với Gary rằng cách duy nhất để không còn “vết thương” trong cuộc đời là trở lại thăm VN.
    Trong thư gửi cho tôi dịp Giáng sinh 2005, Gary viết:
    “Giá như tôi có thể trở lại VN để cùng anh đi tới Đông Hà, Khe Sanh và một số nơi khác tại Quảng Trị. Tôi muốn được chơi những điệu kèn buồn để tiễn biệt và tưởng nhớ những người lính ở phía bên kia cuộc chiến đã mãi mãi nằm xuống... Tôi và Maxie muốn được góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh”.
    Tình yêu Nửa vòng Trái Đất
    Gary và các chiến binh trẻ khác bắt đầu cuộc hành trình nửa vòng trái đất đến VN từ California tới Hawaii để tiếp nhiên liệu. Sau đó, máy bay tiếp tục đưa họ tới Okinawa.
    “Maxie, anh không thể xác định hôm nay là thứ Sáu hay thứ Bảy. Bọn anh sẽ bay đến Okinawa sớm”.
    Gary cho biết, trên chuyến bay này, các chiến binh trẻ bắt chuyện để tìm hiểu nhau, cười đùa một cách thoải mái như thời còn ngồi trên ghế trường trung học mà chưa thể hình dung được những gì sẽ đến với họ ở chiến trường VN.
    “Thứ Bảy, Maxie,... Bọn anh đến Okinawa sau gần 15 giờ bay và 2 giờ mệt mỏi chờ đợi ở Hawaii. Bọn anh đến đây lúc 4 giờ sáng, hoàn thành một số thủ tục để tiếp tục bay đến Đà Nẵng lúc 5 giờ 15 phút. Không có thời gian để ngắm nhìn phong cảnh và căn cứ ở đây... Anh rời nước Mỹ ngày 16, nhưng phải ngày 19 mới tới VN và do chênh lệch múi giờ dường như không có ngày 17... Tái bút: Thư tới, anh sẽ viết từ VN”.
    Sau khi máy bay hạ cánh ở Đà Nẵng ngày 19/5/1968, Gary và các chiến binh khác được đưa lên chiếc C-130 để bay tới Đông Hà. Cảm nhận đầu tiên của anh lính trẻ Gary là sự mệt mỏi và cái nóng ở VN.
    Thư đầu tiên Gary viết từ VN ngày 20/5:
    “Maxie, anh được phân vào một đại đội ở Đông Hà, gần với khu phi quân sự, nhưng ở sau tiền tuyến. Nơi đây có vẻ an toàn nên đừng lo lắng cho anh. Điều nguy hiểm duy nhất là đạn pháo bay tới, bay lui và bọn anh thường phải ở dưới chiến hào... Anh sống trong lều với 6 chiến binh khác cùng đại đội. Bọn anh đào hầm ngay trong lều nên không phải lo lắng về những gì sẽ đến vào ban đêm”.
    Lúc đầu Gary làm việc như một thư ký bàn giấy, nhưng sau đó ông phải làm lính tuần tra, gác đêm, trinh sát và những nhiệm vụ đặc biệt khác... Gary cho biết những tháng đầu ông không thể ngủ dưới hầm vì mắc chứng sợ hãi bị giam giữ.
    Sau ít tháng ở Đông Hà, đại đội của Gary chuyển tới căn cứ Vandegrift ở Quảng Trị. Trong thư, thậm chí Gary đã vẽ bản đồ để vợ có thể hình dung được vị trí đóng quân của mình. Theo ông miêu tả, căn cứ của ông ở Quảng Trị được bao quanh bởi đồi núi và chỉ cách Khe Sanh hơn 12 km. Sau hơn 1 năm ở Quảng Trị, Gary lại được chuyển tới căn cứ ở Đà Nẵng.
    Gary nói với tôi rằng, tình yêu với bà Maxie, niềm khát khao được trở về sum họp là chỗ dựa tinh thần duy nhất giúp ông sống sót. Sống sót không chỉ từ trong các trận chiến mà từ chính sự cô đơn, thất vọng, buồn chán đến điên cuồng về cuộc chiến tranh phi nghĩa. Tình yêu cũng chính là chút lòng tin, niềm hy vọng còn sót lại trong tâm hồn một chiến binh đang sống mà không dám nghĩ đến ngày mai và chiến đấu không có lý tưởng như Gary.
    Gary cho biết, những chiến binh không còn tình yêu, không còn sự bấu víu, nếu không chết trận, thì bị sa vào nghiện ngập ma túy hoặc bị những căn bệnh tinh thần nặng nề sau chiến tranh. Một ngày không viết thư cho Maxie hoặc không nhận được lá thư nào của bà, Gary như phát điên lên. Gary hiểu rằng tình yêu, hay những phút giây được ở bên người mình thương yêu chỉ là giấc mơ, bởi ông và các chiến binh khác không dám nghĩ mình sẽ sống sót trở về...
    “Thứ Năm,
    Maxie thân yêu,
    Chán ngắt. Anh chẳng nhận được lá thư nào của em trong 2 ngày qua. Thật khó diễn tả khi không có thư em – hai ngày là không thể chịu đựng được. Hy vọng anh sẽ nhận được thư em vào ngày mai. Anh cần một chỗ dựa tinh thần.
    Maxie. Anh mệt mỏi và buồn chán quá. Anh buồn chán vì phải sống xa em. Anh buồn chán vì những gì mình đang làm. Tinh thần anh bị xé nát. Anh mơ được lên máy bay trở về và được ở bên em. Anh muốn ôm em thật chặt. Anh muốn yêu và được yêu...”.
    Giữa tận cùng của sự buồn chán, thất vọng, Gary luôn tự dối mình bằng những giấc mơ về tình yêu:

    “Thứ Tư,
    Maxie thân yêu,
    Anh mong cuộc chiến này kết thúc sớm... Nó đang xé nát và lấy đi một phần trong con người anh. Anh không thể giải thích được điều này. Dường như một phần trong anh đã chết... Chẳng còn gì có thể vực dậy tinh thần của anh ngoài chút hy vọng được ở bên em.
    Niềm hạnh phúc được ở bên em đường như chỉ là một giấc mơ... Anh cảm thấy mình đang tụt dốc”.

    (Còn nữa)
    Trí Đường

    Nhật ký bằng thư của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam (kỳ II)

    09:02 11/05/2006
    Gary tâm sự, chiến tranh đối với một anh lính trẻ là tiếng đạn pháo xé nát không gian, tiếng động cơ trực thăng, là sự chuyển động của bóng cây vào những đêm phải đứng gác, là hơi khói sặc sụa trong các chiến hào vì phải nhả đạn trong nhiều giờ. Đó là những quả pháo bắn nhầm chỗ, những tiếng nổ ngay gần lều của Gary khiến những gương mặt thân quen hàng ngày đột nhiên biến mất.
    Gary trong một công sự dã chiến.
    Đó là cảm giác khó tả khi phải cầm bút viết thư chia buồn gửi tới bố mẹ của những anh lính tử trận. Đó là nóng, lạnh, bụi, bùn đất, muỗi, rệp... Đó còn là những thói hư tật xấu, sự cô đơn, sợ hãi, nỗi ám ảnh tội lỗi và câu hỏi “tại sao mình lại phải ở đây”...
    Những ngày còn ở Đông Hà, Gary viết:
    “Đêm thứ Bảy,
    ...Bọn anh xem trực thăng quần đảo và bắn phá vào những điểm được cho là có Việt Cộng đang ẩn náu. Không biết những cuộc không kích như vậy có hiệu quả không, nhưng có một thực tế là Việt Cộng bắn trả máy bay khi chúng từ bỏ mục tiêu. Thật nực cười khi bọn anh ngồi đây và quan sát một phần của cuộc chiến tranh đang diễn ra, thậm chí chụp ảnh nữa”.

    Những lá thư miêu tả cảnh chiến tranh xung quanh căn cứ kèm theo ảnh đã khiến bà Maxie bị sốc và Gary cũng bắt đầu hoảng sợ dù chưa trực tiếp tham chiến. Và rồi mọi chuyện càng trở nên tồi tệ khi Gary trực tiếp lao mình vào từng trận chiến.
    Đêm 7/6/1968, Gary bỏ dở lá thư đang viết và thư hôm sau ông giải thích:
    “Đêm qua, bọn anh phải “đón khách” (quân Giải phóng tấn công - PV) lúc 2 giờ sáng. Anh đang lột trần ra ngủ và thật khủng khiếp khi cố mặc quần trong đêm tối. Anh nhảy nhầm vào một cái hố... chiến hào rất lạnh...
    Còn hôm nay, sau một ngày đi tuần tra, bắt bớ, buổi chiều bọn anh phải ở trong chiến hào để “đón khách”. Anh vừa tháo giày khi “khách” đến nên phải chạy bằng chân trần. Làm sao có thể gọi là cuộc sống khi một người chui dưới chiến hào suốt buổi chiều. Anh mong nó sẽ kết thúc sớm. Thật vô nghĩa”.
    Chết chóc:
    “Thứ Bảy,
    Đại đội vừa bị tấn công và bọn anh cũng chưa biết rõ điều gì xảy ra. Tính đến nay đã có 5 chiến binh tử trận, 6 người khác bị thương...”.

    Lại một thứ Bảy khác: “Bọn anh tính được có 50 người chết và bị thương, 3 người mất tích”.
    Gary cho biết công việc sau mỗi trận chiến:
    “Thứ Hai,
    Bọn anh bận rộn với việc thu nhặt giấy tờ của những người chết và bị thương trong những ngày qua... Đêm qua, anh không thể ngủ được vì nghĩ đến cuộc chiến tranh và những người đã chết ở đây”.

    “Thứ Năm,
    ...Đại đội anh lại bị tấn công. Chỉ vài người bị thương, không ai chết... Thế cũng đã may mắn rồi vì ít nhất họ vẫn có cơ hội để trở về quê nhà. Anh hy vọng vị Tổng thống tương lai sẽ kết thúc sớm cuộc chiến tranh này. Tất cả đều vô nghĩa”.

    Chiến tranh luôn mang tới những điều không thể ngờ:
    “Thứ Sáu,
    Thư trước anh viết rằng đại đội lại bị tấn công, anh chỉ không ngờ rằng kết cục lại tồi tệ như vậy. Hôm nay bọn anh mới phát hiện có 40 người bị thương, 4 người chết và không dám chắc đó là tất cả. Anh sẽ không mất tự chủ như trước nữa – Em biết đấy, anh đã bị sốc nhiều lần... Tất cả những gì anh muốn nói là sự vô nghĩa đến khủng khiếp”.

    “Ngày 8/7,
    ...Hôm nay đại đội lại có thêm 2 chiến binh tử trận. Hai là quá nhiều... Mảnh đất này không là nơi để sống mà là nơi để chết. Nó làm cho anh đau khổ khi phải chứng kiến những người xung quanh phải nằm lại đây mãi mãi trong cuộc chiến tranh phi nghĩa này bởi vì lỗi lầm của một số tướng lĩnh ngu ngốc. Chắc em đã biết việc bọn anh rút khỏi Khe Sanh sau khi đã có quá nhiều người chết để bảo vệ nó. Thật ngu ngốc!... Khi nào nó kết thúc? Khi nào những người cầm quyền mới nhận ra cuộc chiến phi nghĩa này và đưa bọn anh ra khỏi đây?... Thật nực cười!
    ...
    Con người đang chết dần ở đây chẳng vì cái gì và anh đang tức giận... Tại sao? Tại sao? Tại sao? Nó là một đống... phân. Bọn anh ở đây vì mệnh lệnh”.

    Sống sót sau từng trận chiến tàn khốc như vậy, Gary đã làm một bài thơ nói về thứ âm thanh “bụp, đoàng” quá quen thuộc của súng đạn và kết luận:
    “...Tôi nghe đã đủ rồi
    Mãi mãi
    Chẳng muốn nghe thêm dù chỉ một lần”.

    Các trận chiến nối tiếp ngày qua ngày đến mức Gary và các chiến binh khác cảm thấy như thiếu đi một cái gì đó nếu không có “khách”. Tuy nhiên, Gary không dám nói thật cảm giác này với bà Maxie. Gary chỉ tâm sự với tôi điều này khi cố lục lại ký ức về những năm tháng mà ông không bao giờ muốn nhắc đến.
    Nhật ký đại đội:
    Gary kể với tôi rằng, các đơn vị đều phải có nhật ký ghi lại hoạt động như ai đến, ai đi, bao nhiêu người chết hoặc bị thương. Gary từng được giao nhiệm vụ ghi nhật ký đại đội có tới hơn 200 chiến binh. Lúc đầu Gary rất hào hứng với công việc này để chứng tỏ khả năng của mình và cũng là cách chạy trốn chiến tranh. Tuy nhiên, Gary sớm nhận ra rằng việc ghi nhật ký chiến tranh của một đơn vị lính chiến cũng nặng nề và khủng khiếp không kém gì việc cầm súng trực tiếp bắn giết.
    Thư viết vào tháng 6/1969, Gary cho biết sự tàn khốc của chiến tranh:
    “Bọn anh đón 65 người mới trong tháng này, nhưng chỉ 2 người trong số họ trải qua 13 tháng tham chiến mà không phải vào bệnh xá lần nào”.
    Thư ngày 1/8:
    “Một ngày khủng khiếp. Các chiến binh trong đại đội nhận án phạt phải đi ra ngoài tuần tra vì phạm lỗi. Trong 200 chiến binh chỉ có 3 người không phạm lỗi. Ngày mai anh sẽ phải ghi nhật ký về tất cả những chiến binh phạm lỗi... Tuần qua, đại đội có 35 người chết và bị thương - Vì thế bọn anh sẽ đón 35 người mới trong tuần này”.

    Thư chia buồn:
    Khi một chiến binh tử trận, một trong những nhiệm vụ đầu tiên của người còn sống là phải viết hoặc đánh máy thư chia buồn cho thân nhân của họ ở Mỹ. Gary tâm sự, đây là công việc khó khăn nhất phải làm ở chiến trường Việt Nam bởi ông không biết giải thích thế nào với những người còn sống ở Mỹ về cái chết của con, chồng hoặc cha của họ. Gary tâm sự với vợ rằng, hầu như lá thư nào cũng phải bắt đầu với câu:

    “Thưa ông bà,
    Thật khó bày tỏ sự thương tiếc và đau buồn của chúng tôi về cái chết của con trai ông bà gần đây...”.

    Mỗi lá thư, cần phải nêu ra lý do dẫn tới cái chết, không cần chi tiết. Ngoài những nội dung mà hầu như thư nào cũng giống nhau, Gary phải đánh máy một cách chính xác những thông tin riêng của người tử trận. Mỗi lần phải làm việc này, Gary tâm sự, ông như bị tra tấn.
    “Thứ Ba,
    ...Hôm nay bọn anh có nhiều xác chết. Anh phải hoàn thành vài lá thư chia buồn tối nay, nhưng không biết phải viết thế nào. Có lẽ anh sẽ viết vào ngày mai. Thư chia buồn cũng là những vết thương với người còn sống”.

    Trường hợp đau đớn nhất mà Gary kể với vợ:
    “Thứ Tư,
    ... Bọn anh đã hoàn thành một đống thư chia buồn vào tối nay. Anh phải viết 3 lá thư cho 1 người tử trận - 1 cho vợ, 2 cho bố mẹ của anh ta vì họ đã ly dị.
    Thật khó để viết 3 lá thư khác nhau cho 1 người tử trận”.--PageBreak--

    Đời lính chiến - những chuyện chưa từng biết
    Nghiện ngập:
    Chán ghét chiến tranh, sợ chết, nên ma túy, thuốc lá, rượu đã nghiền nát cuộc sống của những người lính trẻ như Gary. Trong các lá thư gửi vợ, Gary cho biết đã phải đấu tranh, vật vã thế nào nhưng cuối cùng vẫn dính vào những thói quen tệ hại trên vì mọi thứ luôn có sẵn và rất rẻ. Gary nhiều lần bỏ dở lá thư đang viết cho vợ vì phải đến hộp đêm, vì uống quá nhiều... và để quên đi nỗi sợ hãi. Ông khuyên vợ không phải lo lắng vì vẫn kiềm chế được, nhưng ngay sau đó lại thừa nhận đã quá muộn để trở lại cuộc sống bình thường. Lúc đầu Gary và các chiến binh Mỹ khác chỉ hút 1 điếu thuốc, uống 2 cốc bia, nhưng sau đó họ hút 3 - 4 gói thuốc và uống để say mỗi ngày.

    Tuy nhiên, Gary vẫn thừa nhận với tôi ông đã may mắn hơn nhiều chiến binh khác khi chưa dính vào ma túy. Gary còn nhớ có một chiến binh trong đại đội của ông bị bắt vì dùng ma túy và sau đó phải ra tòa án binh. Những năm Gary tham chiến ở Việt Nam, ma túy chưa trở nên phổ biến trong đại đội của ông.
    Để vợ khỏi lo lắng, Gary giải thích:
    “Thứ Hai,
    Maxie,... em không phải lo lắng về việc anh hút thuốc bởi vì anh đã biết hút từ trước khi đến đây. Anh cố hút ít đi, nhưng không thể bỏ. Anh cần nó để vượt qua quãng thời gian này...”.

    “Thứ Tư,
    ... Đừng lo lắng về việc anh hay say xỉn bởi vì anh không thể mua nhiều mỗi ngày”.

    Gary cho biết đã đăng ký vào câu lạc bộ đàn ông ở Đông Hà, Quảng Trị, Đà Nẵng, nơi chỉ phục vụ bia rượu. Ông uống để hòa nhập với những người xung quanh, uống để quên và uống để nhớ đến thế giới thực... Bà Maxie đã rất thất vọng vì chồng mình rơi vào nghiện ngập. Bố mẹ của bà Maxie cũng biết chuyện con rể mình nghiện ngập và điều này từng khiến Gary rất khó chịu.
    “Thứ Hai,
    ...Anh uống hàng đêm bởi vì anh cô đơn và những người khác trong đại đội đều uống. Anh chán ghét chỗ này, chán ghét chiến tranh và việc phải xa em. Anh cần một thứ gì đó để vượt qua thời gian này... Nhưng nếu em muốn anh sẽ không uống nữa”.

    Tuy nhiên, Gary ngày càng nghiện bia rượu nặng hơn.
    "Thứ Bảy, 1969,
    Xin lỗi, anh đã không viết cho em tối qua. Một người bạn của anh bị say ở câu lạc bộ...”.

    Giải thích cho tất cả, ông viết:
    “Em hỏi tại sao những người đàn ông lại uống nhiều như vậy. Anh chỉ có thể trả lời cho chính anh và cho thực tại. Maxie, anh cô đơn và buồn chán. Chẳng có gì để làm trong thời gian rảnh rỗi, chẳng nơi nào để đi... Em cũng biết anh không uống nhiều khi có em ở bên”.
    Gary chỉ còn biết hứa với vợ:
    “Khi trở về mọi thứ sẽ thay đổi”.
    Giải trí:
    Tại chiến trường Việt Nam, Gary và các chiến binh không được xem bất kỳ chương trình truyền hình tiếng Anh nào. Tờ báo tiếng Anh duy nhất là “Stars and Stripes” (Sao và Vạch) của quân đội Mỹ và họ chỉ nghe tin tức từ một đài phát thanh quân sự. Thỉnh thoảng Gary cũng vùi đầu vào đọc sách khi mượn được từ người khác. Tuy nhiên, những cuốn sách mà Gary đọc chỉ được tính trên đầu ngón tay như “The Adventurers” (Những người thám hiểm), “Joy in the morning” (Vui sớm), “Last Exit to Brooklyn” (Lần đào thoát cuối cùng tới Brooklyn)... Để phục vụ đời sống tinh thần của lính chiến, thỉnh thoảng cũng có những buổi trình diễn ca nhạc, nhưng theo Gary là chán ngắt.
    Thu nhập và loại tiền đặc biệt của chiến binh:
    Gary tâm sự rằng tại vùng chiến sự, họ còn được trả loại tiền đặc biệt được gọi là MPC “Military Payment Certificates” (Chứng nhận sự trả tiền của quân đội) thay cho đồng USD. MPC có thể mua mọi thứ trong các câu lạc bộ như thuốc lá, rượu, bia... Khi nhận USD, Gary và các chiến binh khác thường gửi về Mỹ vì họ không thể tiêu chúng tại vùng chiến sự. Trong lá thư viết cho bà Maxie ngày 1-8-1968, Gary cho biết chi tiết thu nhập của một lính chiến như ông trong một tháng, sau khi trừ đi các khoản phí bắt buộc như an ninh xã hội, bảo hiểm... còn 399 USD. Cụ thể về thu nhập bao gồm: Lương cơ bản:  291 USD; Tiền trực tiếp tham chiến (Combat pay): 65 USD; Chiến đấu ở nước ngoài: 16 USD; Sự chia cắt (với người thân): 30 USD. Tổng cộng là 507 USD. Tuy nhiên, các khoản chi phí bắt buộc khác tiêu tốn mất 108 USD.
    Gary tâm sự, thực ra những chiến binh trực tiếp ở vùng chiến sự như ông tiêu tốn rất ít vì không có nhiều chỗ để tiêu. Ngoài thuốc lá, bia rượu họ chẳng biết tiêu vào việc gì.
    Thu nhập của Gary trong tháng 8/1969 cao hơn những tháng trước.
    “Thứ Năm,
    ...Anh làm khá tốt trong việc kiếm thêm tiền vào tháng này. Anh nghĩ mình sẽ được trả 15 USD cho việc viết lách. Nếu không anh cũng đang được nhận 8 USD cho mỗi lần... Mỗi đêm tới câu lạc bộ, anh tiêu không nhiều, nhưng sẽ là một khoản lớn nếu tính cả tháng... Nếu tới Đà Nẵng, anh sẽ tiêu nhiều vào thức ăn, trà, kem..., những thứ không có ở Đông Hà”.

    Buồn chán:
    Những từ như “chẳng có gì mới xảy ra”, “tẻ nhạt”, “chán quá”, “thất vọng”, “mệt mỏi”... xuất hiện hầu như trong mọi lá thư của Gary.
    “Thứ Bảy,
    ...Chẳng có gì mới xảy ra ở đây ngoại trừ công việc buồn chán mà anh vẫn làm hàng ngày là đánh máy”.

    “Ngày 7/6,
    ...Thời gian chẳng là gì cả (không có lịch). Anh thậm chí chẳng cần biết hôm nay là ngày nào”.

    “Thứ Hai,
    ...Anh mong mỗi ngày trôi qua thật nhanh... Chán quá, anh muốn ở bên em”.

    “Chủ Nhật,
    ...Anh cảm thấy như bị cầm tù ở đây”.

    “Thứ Bảy,
    ...Anh cảm thấy cô đơn và buồn chán đến khủng khiếp. Những chiến binh xung quanh anh, người bị thương, kẻ tử trận... Anh không sao, nhưng thực sự cảm thấy đau đớn...”.

    Trở về:
    Một ngày tháng 3/1970, Gary và các chiến binh khác rời Đà Nẵng trên một chuyến bay thương mại. Khi tiếp viên phân phát áo lạnh, Gary nghĩ mọi việc đã kết thúc với mình mà không ngờ rằng nó thực ra vẫn còn ở phía trước. Khác với 3 năm trước khi các chiến binh cười đùa thoải mái trong hành trình tới Việt Nam, nay không ai nói với nhau lời nào khi trở về. Cũng như lúc đi, máy bay dừng ở Okinawa trước khi đưa các chiến binh tới căn cứ Không quân El Torro ở California. Xuống máy bay, các chiến binh được chào đón bằng buổi biểu diễn của một ban nhạc. Họ được cắt tóc và chờ để giải ngũ làm thường dân.
    (Còn tiếp)
    Trí Đường

    Nhật ký bằng thư của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam (kỳ III)

    08:29 16/05/2006
    Ngoài những lời lẽ yêu thương, nhung nhớ dành cho Kathy, chính Jeff cũng không thể hiểu nổi tại sao trong các lá thư ông lại thường miêu tả một cách chi tiết toàn bộ các trận chiến đã xảy ra. Jeff tâm sự, có lẽ đời lính chiến như ông không còn gì khác ngoài phục kích, càn quét, súng đạn, bắn giết, xác chết...
    Jeff năm 1969.
    Chuyện buồn của Jeff
    Đêm qua bọn anh đã giết một đứa trẻ...
    “Ngày 7/2/1969,
    Kathy thân yêu, Tết đang đến và đại đội của anh đã chuyển tới Rạch Kiến, cách Sài Gòn chỉ 16km. Anh đoán rằng bọn anh sẽ sớm gặp rắc rối  khi chuyển đến nơi mới... Poncho đã đi nghỉ phép và anh trở thành người nhiều tuổi nhất trong đơn vị (22 tuổi - PV) ngoại trừ lái xe. Anh là một xạ thủ chịu trách nhiệm với khẩu súng máy cỡ 50 nên luôn được ở trên đường, trong khi những người khác phải đi xuống ruộng.

    Đêm qua có “khách” và bọn anh đã nổ súng... Anh đã bắn khoảng 400 viên đạn từ khẩu súng máy và chúng đỏ rực trong đêm... Đây là một thứ vũ khí tồi tệ, rất tồi tệ, nhưng anh lại có nó từ khi đến đây để làm những điều tồi tệ bằng mọi cách. Bọn anh đã giết một đứa trẻ đêm qua – có thể do anh hoặc bất kỳ ai khác trong hơn 100 người của đại đội, nhưng anh vẫn cảm thấy tội lỗi. Anh hy vọng chiến tranh có thể kết thúc sớm hoặc làm một công việc khác phía sau để không còn phải giết bất kỳ ai... Anh biết khó có thể được tha thứ, nhưng anh thực sự không có nhiều sự lựa chọn...
    Anh yêu em...
    Jeff”.

    Đây cũng chỉ là 1 trong hơn 100 lá thư mà cựu binh Jeff Northridge viết cho người yêu, cô Kathy. Cựu binh Jeff tham chiến ở Việt Nam năm 1968 – 1969 và đơn vị của ông đóng ở Bình Phước (Long An). Hiện ông là một trong những nhân vật tích cực nhất, có nhiều đóng góp cho các cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam trong việc trao đổi, tìm kiếm thông tin hàn gắn vết thương quá khứ. Ông đã giúp hàng trăm sinh viên Mỹ tìm hiểu về cuộc chiến tranh Việt Nam và thân nhân của các cựu binh muốn tìm hiểu về cha, anh mình.
    Jeff sinh năm 1946 tại Los Angeles (California), gia nhập quân đội và phải sang chiến trường Việt Nam theo mệnh lệnh. Jeff viết thư cho Kathy hàng ngày và cũng nhận được thư Kathy 2-3 lần mỗi tuần. Cũng như Gary, trong những ngày tháng đầu tiên đến Việt Nam, các cựu binh khác đều có cách nhìn thiện cảm với vùng đất nhiệt đới mới lạ này. Trong những lá thư đầu tiên, Jeff tâm sự với người yêu rằng mọi thứ với ông đều mới lạ, hấp dẫn. Từ cây lúa, cây dừa đến những loài vật như trâu, chó, khỉ, rắn độc và cả những con rạch, dòng sông... đều rất thơ mộng dưới mắt chiến binh trẻ Jeff. Thậm chí, Jeff còn cảm nhận được mùi đặc biệt của vùng nhiệt đới Việt Nam. Đó là mùi của cây, của súc vật, mùi của bùn đất sau những trận mưa...
    Cũng như Gary, Jeff có thiện cảm với người dân địa phương ở Bình Phước (Long An) nơi ông đóng quân, đặc biệt là hình ảnh của lũ trẻ chăn trâu và những em thơ giờ tan học... Vậy nhưng, sự háo hức, lãng mạn của tuổi trẻ nhanh chóng bị vùi lấp bởi thực tế chiến tranh. Bức tranh trái ngược giữa tâm hồn lãng mạn và sự gớm ghiếc của chiến tranh đã đẩy cuộc sống của Jeff trở thành bi kịch đến tận ngày nay.
    Jeff được xem là một trong những chiến binh may mắn vì chỉ bị thương nhẹ vào ngày 3/5/1969. Hơn thế nữa trong những ngày tháng ở chiến trường Việt Nam, Jeff có được chỗ dựa tinh thần rất lớn là tình yêu, sự động viên của Kathy và đặc biệt họ đã kết hôn với nhau.
    Tuy nhiên, chính Jeff cũng không thể ngờ những bi kịch xảy ra sau đó chỉ vì nỗi ám ảnh chiến tranh, tội lỗi. Jeff từng chỉ cho tôi xem lòng bàn tay bỏng rát vì những vết sẹo do phải bắn súng máy quá nhiều.
    Jeff gửi cho tôi những lá thư ông viết cho bà Kathy và giãi bày rằng làm sao có thể sống một cách yên ổn với những việc khủng khiếp mình đã gây ra hoặc chứng kiến ở Việt Nam.
    “Ngày 10/4/1969,
    Phù thủy nhỏ thân yêu,
    Đại đội càn quét liên tiếp trong những ngày qua, nhưng chẳng thu được gì. Bọn anh có thêm hơn chục người bị thương...
    Một trong những người bị giết bởi chỉ huy của bọn anh, đó là một thường dân. Viên chỉ huy ra lệnh cho người đàn ông này cởi quần áo ra để xem có mặc quần áo lót của Việt Cộng bên trong người không, nhưng anh ta không hiểu. Vì thế viên chỉ huy chĩa súng vào đầu anh ta và bóp cò khi thường dân này đang cầu xin. Những chiến binh chứng kiến điều này đều bị ám ảnh và muốn báo cáo lên trên. Tuy nhiên, mọi người đều sợ rắc rối trong khi chưa chắc đã đưa được viên chỉ huy này ra tòa án binh. Vì thế chuyện này cũng được cho qua”...

    “Ngày 17/4/1969,
    Kathy thân yêu,
    ...Bọn anh đi phục kích với 4 xe hộ tống. Khoảng 10 giờ tối, một số chiến binh phát hiện khoảng 5 người đàn ông cách chỗ bọn anh 200 mét. Các chiến binh được đánh thức dậy, nhưng chỉ huy say rượu nên người khác đành ra lệnh. Bọn anh bắn như vãi đạn bằng những khẩu súng máy và cả 4 xe cùng lao tới, mỗi xe có 4 chiến binh, xe anh có 3... Anh nhìn thấy một người đang cố chạy trốn ở phía bên phải xe của anh. Anh nhằm bắn vào chân anh ta. Poncho (tên một chiến binh ở xe khác) cũng nhìn thấy và bắn anh ta. Anh đang bận nạp đạn vào súng máy nhưng cũng có thể nhìn thấy thêm một Việt Cộng nữa bị giết ở bên trái xe. Sau đó bọn anh ngừng bắn và nghe thấy tiếng la hét của một chiến binh trong đại đội bị trúng đạn.
    ...Anh lại giết thêm một số người. Anh nghĩ đây là điều không thể tránh được. Hãy tha thứ cho anh”.

    “Ngày 3/5/1969,
    Kathy thân yêu,
    Anh xin lỗi vì đã không viết cho em. Có quá nhiều chuyện xảy ra. Một ngày sau khi anh viết cho em lá thư gần đây nhất, đại đội đụng độ với khoảng 150 Việt Cộng. Bọn anh bao vây họ với sự hỗ trợ của 2 đại đội nữa... Bọn anh có 2 người chết, 6 người bị thương... Sáng nay lại một trận chiến, những xác chết...”.--PageBreak--

    Bi kịch hậu chiến
    Trở về từ Việt Nam cuối năm 1969, Jeff trở thành sinh viên ngành toán học Đại học Pomona (Claremont, California). Jeff đã kết hôn với Kathy khi cả hai đang là sinh viên. Hồi đó phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam lan rộng khắp nước Mỹ, đặc biệt trong các trường đại học. Jeff trở thành sinh viên vào đúng thời điểm phong trào phản chiến nóng bỏng nhất ở Đại học Pomona. Không có nhiều người trong trường đại học biết Jeff từng tham chiến ở Việt Nam nên ông được đối xử bình thường như những sinh viên khác. Jeff chú tâm vào việc học và muốn quên đi mọi thứ. Nhưng vào buổi tiệc Hallowen năm 1971, vì không có quần áo dạ tiệc, Jeff đã dùng lại bộ đồng phục màu xanh thời chiến, đeo huy hiệu, huy chương... để đi dự tiệc. Các sinh viên đã bị sốc với cách ăn mặc như một chiến binh khát máu của Jeff. Từ đó đến nay, Jeff không bao giờ lặp lại sai lầm này nữa, nhưng sự ám ảnh khiến ông ngày càng suy sụp.
    5  năm sau khi kết hôn, Jeff và Kathy đã ly dị vì ông bị hội chứng rối loạn tinh thần và trầm uất như nhiều cựu chiến binh khác. Bà Kathy không thể chịu đựng thêm nữa nếu tiếp tục sống với Jeff. Và Jeff cũng muốn giải thoát cho bà. Tuy nhiên, đến nay hai người vẫn giữ liên lạc với nhau. Người vợ thứ hai cũng không thể sống được với Jeff dù bà đã đưa ông tới chữa trị các căn bệnh về tinh thần tại trung tâm chăm sóc sức khỏe cựu chiến binh.
    Hiện Jeff sống cùng người mẹ đã 86 tuổi và chú mèo Isis vì ông không có con. Đồng lương ít ỏi của một cựu binh chỉ đủ cho Jeff tằn tiện nuôi sống mình cùng mẹ già; trả tiền điện thoại, Internet phục vụ cho việc liên lạc và trao đổi thông tin với các cựu binh, giúp nhiều thân nhân tìm lại người thân... Hàng ngày Jeff truy cập vào website của các hội chiến binh, tham gia các diễn đàn, sẵn sàng giúp đỡ bất kỳ ai đang cần thông tin liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Rất muốn trở lại Việt Nam, nhưng Jeff thú thật với tôi rằng đã cố dành dụm tiền trong nhiều năm qua nhưng vẫn chưa có đủ dù chỉ khoảng 5.000 USD cho một chuyến đi ngắn ngày.
    Những câu chuyện chiến tranh, cảnh bắn giết (thậm chí cả thường dân và những em bé), những xác chết... đã dằn vặt, dày vò cuộc đời Jeff một cách tàn nhẫn. Jeff chấp nhận tất cả một cách nhẹ nhàng như để tự trừng phạt mình. Vậy nhưng điều mà Jeff ân hận nhất là những câu chuyện chiến tranh mà ông kể khá chi tiết trong các lá thư đã ảnh hưởng nặng nề tới bà Kathy. Trong lá thư gửi cho tôi gần đây, Kathy nói rằng bà thành thực xin lỗi vì không muốn nhắc lại bất kỳ một điều gì về những lá thư của Jeff về ký ức chiến tranh dù bà không trực tiếp tham chiến. Nhiều người vợ như bà Kathy cũng đang phải hứng chịu bi kịch thời hậu chiến mà không chỉ chồng họ, cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam.
    Jeff tâm sự: “Tôi có cảm tình đặc biệt với người Việt Nam. Quá tồi tệ vì chiến tranh đã xảy ra. Tôi không có bất kỳ sự ác cảm nào với những cựu binh ở bên kia chiến tuyến và tôi hy vọng họ cũng đối với tôi như vậy”.
    Cuộc sống cô đơn, bất hạnh, luôn bị ám ảnh bởi những mặc cảm tội lỗi của Jeff cũng là câu chuyện của nhiều cựu chiến binh Mỹ khác từng tham chiến ở Việt Nam mà họ đã tâm sự với tôi
    Trí Đường

    Lính Mỹ đã tôn trọng bộ đội Việt Nam như thế nào?

    Trong mắt nhiều lính Mỹ, bộ đội Việt Nam là những người có kỷ luật, chiến đấu thông minh và rất gan dạ.

    Lindsey Kiang là một nhà sử học người Mỹ có nhiều năm công tác tại Việt Nam. Ông đang thực hiện một cuốn sách nói về cuộc chiến đấu của nhân dân thủ đô Hà Nội chống lại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 của Mỹ năm 1972. Là một lính Thủy quân lục chiến, tuy không trực tiếp tham chiến nhưng Kiang có nhiều bạn bè là cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam. Qua các câu chuyện của bạn bè về cuộc chiến ở Việt Nam, Kiang cảm thấy rất ấn tượng về những người lính Việt Nam và ông đã viết bài đăng báo nói lên điều đó. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc:
    Đã gần 50 năm kể từ khi những người lính Mỹ đặt chân đến Việt Nam. Đối với nước Mỹ, đó là khởi đầu của một cuộc chiến dài, cay đắng và không nhận được nhiều sự ủng hộ. Đối với người dân Việt Nam, cuộc chiến còn tàn phá khủng khiếp hơn, nhưng cuối cùng họ đã thắng và giành được độc lập, thống nhất, điều mà họ khao khát đã quá lâu rồi.
      Lính Mỹ đã tôn trọng bộ đội Việt Nam như thế nào? - Ảnh 1

    Lính Mỹ thời chiến tranh ở Việt Nam. Ảnh minh họa.

    Sau chừng đó thời gian, nhiều cựu chiến binh Mỹ vẫn còn nghĩ về những người lính phía bên kia… Ấn tượng gì đã khiến ký ức này trở nên sâu đậm đến vậy? Tôi nhập ngũ và công tác tại lực lượng Thủy quân lục chiến sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam, tôi không phải là một cựu chiến binh. Tuy nhiên, tôi có rất nhiều bạn là cựu chiến binh và tôi cũng luôn thích thú với lịch sử quân sự nên những câu hỏi trên thường được tôi nghĩ đến.

      Lính Mỹ đã tôn trọng bộ đội Việt Nam như thế nào? - Ảnh 2

    Chân dung tác giả Lindsey Kiang. Ảnh do tác giả cung cấp.

    Trong thời gian xảy ra cuộc chiến, đã có hơn 2 triệu người Mỹ tham chiến tại Việt Nam nên thật hiển nhiên khi có rất nhiều ý kiến, quan điểm của từng cá nhân cựu chiến binh. Nhưng khi viết về lịch sử qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp những người đã tham gia chiến đấu, tôi thấy nhiều sự nhất quán đáng kể.
    Tất cả những điều tôi đọc, tôi nghe được từ họ đều toát lên một sự tôn trọng dành cho các cựu chiến binh Việt Nam, bất kể đó là Giải phóng quân của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam hay quân chính quy của miền Bắc. Những nhận xét đó thường là: Bộ đội Việt Nam thông minh, tiết tháo, có kỹ năng và lòng quyết tâm. Họ cũng là những người dũng cảm tuyệt vời trước hỏa lực khủng khiếp của pháo binh và không quân Mỹ. Nhiều cựu chiến binh Mỹ thường nhắc lại với niềm cảm phục sâu sắc khả năng chống đỡ của đối thủ dưới làn đạn mà những trận rải thảm B-52 là ví dụ điển hình.
    Có một câu chuyện được kể lại bởi một cựu binh thủy quân lục chiến Mỹ từng tham gia trận đánh tại Khe Sanh năm 1968. Lính thủy quân lục chiến Mỹ lúc đó chiếm giữ căn cứ chính và một sân bay trong một thung lũng bao quanh bởi những ngọn đồi. Trong nhiều tuần, chỉ có một tay súng bắn tỉa nằm trên ngọn đồi đó bắn vào căn cứ, gây ra một vài tổn thất và hạn chế hoạt động của lính Mỹ.
    Lính Mỹ đã phải mở nhiều cuộc tuần tiễu có pháo binh bắn phá nhưng vẫn không triệt hạ được tay súng này. Cuối cùng, lính Mỹ phải mở một đợt không kích với rất nhiều máy bay và đủ loại bom đạn, từ bom na-pan đến pháo 20mm. Tất cả lính Mỹ ở đó đã phải chui dưới hào khi diễn ra trận bom đạn tơi bời trên những ngọn đồi.
    Nhưng khi máy bay vừa rút, phía những ngọn đồi, lửa vẫn còn rừng rực cháy, khói bốc cao tận trời, tưởng như không gì có thể sống sót được, thì tiếng súng trường lại vang lên. Tất cả những người lính thủy quân lục chiến Mỹ trong căn cứ nhất loạt đứng dậy reo hò bày tỏ sự ngạc nhiên ngưỡng mộ đối thủ của mình. Tay súng dũng cảm đó quả là một thách thức đáng kể!
      Lính Mỹ đã tôn trọng bộ đội Việt Nam như thế nào? - Ảnh 3

    Bộ đội Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Ảnh minh họa.

    Ở miền Nam, lính Mỹ cũng đánh giá cao bộ đội của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Mặc dù có số lượng và hỏa lực áp đảo, có nguồn lực dồi dào và khả năng di chuyển cao nhưng lính Mỹ và đồng minh luôn vấp phải những khó khăn khi đối đầu với đối thủ, những người được quyết định đánh khi nào. Có thể thấy rằng, những người lính dũng cảm này đã tận dụng được yếu tố bất ngờ để giành chiến thắng trong những tình thế ngặt nghèo nhất. Ở miền Nam, họ được gọi là Việt Cộng hay “VC”-theo bảng chữ cái quân sự của Mỹ được phát âm là "Vích-to Sác-ly". Nhưng thay vì nói hai chữ "Vích-to Sác-ly" thì nhiều lính Mỹ thường trịnh trọng gọi Việt Cộng là "ngài Sác-ly".
    Miền Trung Việt Nam là nơi những đội quân tinh nhuệ nhất của quân đội Mỹ đối đầu với quân chính quy Bắc Việt Nam. Những trận đánh ác liệt đã để lại vết thương nhức nhối trọn đời. Đối với các cựu chiến binh Mỹ, ngoài những nỗi đau thể xác, họ còn phải chịu cả nỗi đau tinh thần. Nhưng dù vậy, họ vẫn đánh giá cao đối thủ của mình.
    Tôi có một người bạn thân từng là đại đội trưởng một đại đội thủy quân lục chiến, đã tham gia nhiều trận đánh ở tỉnh Quảng Ngãi. Vào tháng 3/1966, đơn vị của anh ấy đánh một trận lớn với một đơn vị thuộc Trung đoàn 21 bộ đội chủ lực miền Bắc. Đơn vị này được trang bị tốt, hầm hào công sự chắc chắn và ngụy trang khéo léo. Đó là một trận đánh khốc liệt diễn ra trong khoảng cách gần.
    Bộ đội Việt Nam đã đánh một trận rất kiên cường và không chịu rút lui. Đơn vị của bạn tôi, với sự hỗ trợ của pháo binh, cuối cùng đã phá vỡ được trận địa của đối phương nhưng bị thương vong rất lớn. Đến khi trận đánh gần kết thúc, một trung sĩ nói với bạn tôi rằng: “Thưa ngài, lính Bắc Việt đánh giỏi như chúng ta".
    Nên biết rằng, lính thủy đánh bộ Mỹ là những chiến binh ưu tú nhất, được chọn từ bộ binh sang. Đó quả là một lời khen ngợi đối thủ. Giờ đây, bạn tôi lập một ban thờ nhỏ trong nhà để thờ những đồng đội và cả những chiến sĩ Việt Nam. “Họ rất dũng cảm, rèn luyện tốt và có tinh thần chiến đấu cao"-Anh ấy nói. Bạn tôi mong muốn một ngày sẽ đến thăm lại Việt Nam để gặp những cựu chiến binh từng tham gia trận đánh ngày hôm ấy.
    Tôi ngạc nhiên khi đọc nhật ký của một vài người lính Mỹ ghi tại chiến trường có suy nghĩ rằng một ngày nào đó sẽ trở lại Việt Nam. Trong khi bay vào chiến trận bằng những chiếc máy bay trực thăng, họ nhìn thấy màu xanh bát ngát của những cánh đồng lúa dọc theo bãi bờ, những rặng rừng xanh mơ và cả những đỉnh núi hùng vĩ trên ngút ngàn Tây Nguyên.
    Ngay cả trong những khoảnh đời căng thẳng và định mệnh đó, nhiều anh lính Mỹ cũng hứa với lòng nếu may mắn sống sót sẽ trở lại mảnh đất Việt Nam hiền hòa xinh đẹp này. Hạnh phúc thay, có nhiều cựu chiến binh giờ đây đã làm được việc đó.
    (còn nữa)
    Theo báo Quân đội nhân dân

    Lính Mỹ đã tôn trọng bộ đội Việt Nam như thế nào? (kỳ 2)

    Cũng giống như dưới mặt đất, ở trên không, bộ đội Việt Nam cũng tỏ ra là những chiến sĩ quật cường khiến lính Mỹ phải ngả mũ kính phục.

    Cuộc chiến ở trên không cũng ác liệt chẳng kém gì dưới đất. Trận chiến trên bầu trời Bắc Việt Nam được ghi nhận là nơi lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh, những loại tác chiến điện tử, máy bay siêu âm, tên lửa được sử dụng nhiều và số lượng lớn. Cũng giống như cuộc chiến dưới mặt đất, hệ thống phòng không của miền Bắc dù khá tân tiến (được chế tạo trên dưới 10 năm trước đó) đã phải đối đầu với lực lượng không quân mạnh hơn gấp bội, với bề dày kinh nghiệm sau chiến tranh Triều Tiên và đủ loại máy bay hiện đại đã được điện tử hóa tinh vi.
    Có hàng trăm cuốn nhật ký, hồi ký, lịch sử và công trình nghiên cứu của người Mỹ bày tỏ sự khâm phục với lực lượng phòng không của miền Bắc Việt Nam. Ngay cả trong chiến tranh, không quân Mỹ cũng luôn đánh giá rằng đây là hệ thống phòng không tích hợp mạnh nhất thế giới. Tất nhiên, ở trên không, người Mỹ sẽ chẳng thể nào bị đánh bại bởi một dân tộc nhỏ bé, mà chẳng qua cuộc đụng độ này họ gặp một đối thủ quá quật cường, dẫn đến kết quả là những nỗ lực trên không đã phải trả một giá đắt về người và phương tiện. Ngoài ra còn có lý do về chính trị, những trận không kích này luôn bị phản đối tại nước Mỹ và dường như đã thất bại từ lúc chưa bắt đầu.
      Lính Mỹ đã tôn trọng bộ đội Việt Nam như thế nào? (kỳ 2) - Ảnh 1

    Minh họa trận không chiến giữa Mig-21 Việt Nam và F-4 Phantom của Mỹ.

    Đầu tiên, những phi công Mỹ phải ngả mũ trước các phi công Việt Nam. Phía không quân Mỹ có quá nhiều phi công non kinh nghiệm phải đối đầu với những tay lái MiG điêu luyện. Phi công Việt Nam ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm sau những trận đánh và sau những lần bắn rơi máy bay Mỹ, trong khi đó phi công Mỹ lại chẳng có ai xuất kích quá 100 lần.
    Thành tích nổi trội của phi công Việt Nam khiến người Mỹ phát hoảng. Và kết quả là, trong một thời gian dài ngừng không kích giữa năm 1968, lực lượng hải quân Mỹ đã nhanh chóng thiết lập một chương trình mang tên “Top Gun-Họng súng trên không” nhằm đào tạo lại các phi công, giúp họ có màn trình diễn tốt hơn trước các tay lái MiG. Phi công nói chung là những người hào sảng, họ tôn trọng nhau trong và sau trận đánh; họ sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm chung, phi công Mỹ và phi công Việt Nam cũng vậy. Dăm năm sau cuộc chiến trên không này, những cánh bay năm xưa đã gặp nhau, chào mừng ấm áp, kể lại chuyện xưa, thăm hỏi gia đình lẫn nhau.
    Lực lượng thứ hai khiến phi công Mỹ bái phục là lực lượng phòng không ở miền Bắc Việt Nam. Lực lượng này cho họ ít kỷ niệm “lãng mạn” vì đã bắn rụng nhiều máy bay nhất. Nhiều hơn cả những tay lái MiG. Tôi có ông bạn bay trên chiếc “Wild Weasel-Chồn hoang”-loại máy bay làm nhiệm vụ tấn công hệ thống ra-đa mặt đất và các trận địa tên lửa. Họ bày ra lối bay “nhử mồi” các đơn vị tên lửa của Việt Nam.
    Khi sóng ra-đa phát ra, “Chồn hoang” sẽ lao vào nguồn phát phóng vài quả tên lửa Shrike hoặc bom hạng nặng, hy vọng sẽ tiêu diệt luôn cả tổ hợp tên lửa gần đó trước khi nó kịp hành động. Đó quả là một đòn chí mạng. Phi công Mỹ luôn ngạc nhiên không hiểu tại sao các tổ hợp tên lửa lại thoát được đòn chí mạng này. Và, phi công Mỹ lại thêm khâm phục trí thông minh cũng như khả năng ứng biến, kỹ thuật tinh thông của những chiến sĩ ra-đa, tên lửa này vì họ luôn biết cách đối đầu trong tình thế ngặt nghèo nhất.

      Lính Mỹ đã tôn trọng bộ đội Việt Nam như thế nào? (kỳ 2) - Ảnh 2

    Thượng tướng Nguyễn Hữu An và H.Mo-rơ thăm lại Thung lũng Ia đrăng năm 1993.

    Nhiều cựu chiến binh Mỹ ước rằng họ sẽ không phải nhớ những giây phút đau thương nhất đời họ, bởi quá nhiều người không quên nổi đắng cay. Và cũng còn rất nhiều cựu chiến binh Mỹ khác đã viết lại những tình huống, sự kiện để làm rõ hơn về sự tôn trọng của lính Mỹ dành cho không chỉ người chiến sĩ Việt Nam mà còn cả nhân dân Việt Nam, những người đã chịu đựng bao đau khổ để giành lại độc lập, tự chủ.
    Mọi người hẳn đã biết họ, đó là Thượng nghị sĩ Giôn Mắc-kên (John McCain) và nguyên Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Pi-tơ Pi-tơ-xơn (Pete Peterson). Cả hai đều là phi công và bị bắn rơi ở miền Bắc. Cả hai cũng nếm trải mấy năm trời làm tù binh chiến tranh. Còn có cả các cựu chiến binh Giêm Oép (James Webb), Chắc Hây-gơ (Chuck Hagel), Giôn Ke-ri (John Kerry) và nhiều người ít nổi tiếng hơn. Hầu hết trong số họ đã vận động tích cực suốt nhiều năm cho sự hòa giải trong quan hệ Mỹ-Việt. Sự hòa giải này đến từ sự tôn trọng của các cựu chiến binh dành cho nhau.
    Sự tôn trọng cũng được biểu hiện qua nhiều cách khác, rất riêng tư mà cũng rất nhân văn. Một vài năm trước, tôi có vinh dự được cùng một đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu đi thăm Oa-sinh-tơn. Chúng tôi đã đến Bảo tàng Lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ. Thấy vị đại tá đi cùng tôi mặc quân phục, một quý ông lẹ làng đến hỏi chúng tôi từ đâu tới. Sau khi nghe tôi giải thích, quý ông kia rất thích thú và thổ lộ chính mình cũng là cựu chiến binh thuộc lực lượng Thủy quân lục chiến và nói ông sẽ vui nếu được chụp ảnh với vị đại tá này. Tất nhiên là vị đại tá đồng ý. Hai người siết tay nhau thân mật trong khi tôi bấm máy ảnh.
    Chúng tôi cùng đi tham quan bảo tàng, thì bỗng có một nhân viên chạy tới nói rằng có người muốn gặp vị đại tá. Lần này là một vị tướng, người đang đi hộ tống một đoàn quan khách Hàn Quốc. Vị tướng nghe nói có một sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đến thăm bảo tàng và nóng lòng muốn gặp. Vị tướng này cũng là một cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam. Vị tướng đặc biệt muốn dẫn chúng tôi đi tham quan bảo tàng. Đó là một trải nghiệm xúc động, khi hai cựu thù trở thành bạn hữu theo một cách hết sức tự nhiên, hết sức con người.
    Một trong những người hùng chiến trận của nước Mỹ là H.Mo- rơ (H.Moore), người từng giữ chức tiểu đoàn trưởng trong trận đánh tại thung lũng Ia Đrăng năm 1965. Trận đụng độ đầu tiên giữa quân Mỹ và quân chính quy Bắc Việt Nam. Ba mươi năm sau, về hưu với quân hàm cấp tướng, Mo-rơ trở lại thăm chiến trường xưa và gặp những người từng đối địch. Ông viết:
    “Niềm khát vọng hòa bình, đoàn tụ không dứt đã đưa tôi trở lại “Thung lũng chết” vào năm 1993. Chúng tôi được gặp Thượng tướng Nguyễn Hữu An, người trực tiếp chỉ huy trận đánh ở Ia Đrăng. Thay vì xốc nhau bằng lưỡi lê, chúng tôi cùng mở rộng vòng tay. Chúng tôi cùng xếp thành một vòng tròn rộng mở, người này ôm vai bá cổ người kia. Chúng tôi đọc lời cầu nguyện trong nước mắt, chia sớt những ký ức buồn.
    Mặc dù chúng tôi không hiểu về ngôn ngữ của nhau nhưng chúng tôi như có cùng tâm trạng. Thượng tướng Nguyễn Hữu An cùng tôi bước dọc trận địa năm xưa, cùng nhau tìm lại những địa hình đã thấm máu đồng đội. Những công sự nay đã mọc đầy hoa dại. Không tiếng bom rơi, đạn nổ trên đầu, thay vào đó là tiếng chim hót véo von. Tướng An để tôi khoác tay, tôi cảm nhận được sự dịu dàng nồng ấm. Chúng tôi đã đi một con đường dài từ chiến tranh đến hòa bình. Vòng tay trìu mến này là minh chứng".
    Từ lòng tôn trọng đã dẫn đến sự hòa giải. Từ sự hòa giải dẫn tới “hòa bình, đoàn kết” đó là thứ mà tướng Mo-rơ và nhiều người khác nữa kiếm tìm. Cầu cho những người ngã xuống yên nghỉ trong an lành.

    Theo báo Quân đội nhân dân

    Lữ đoàn 173 sừng sỏ của Mỹ bị Việt Nam đánh quỵ như thế nào?

    Ngày 12/11/1967, đài BBC bình luận: Lữ đoàn 173 Hoa Kỳ là đơn vị sừng sỏ chưa từng biết thua trận, lần đầu tiên đã tháo chạy trước Việt Cộng.

    Lữ dù 173 Mỹ lần đầu phải tháo chạy
    Ngày 30/10/1967, Sư đoàn 1 của Mặt trận B3 chiếm lĩnh trận địa bắt đầu vào chiến dịch Đắc Tô 1. Cùng lúc quân Mỹ cũng triển khai một cuộc hành quân để phá cuộc tiến công mùa khô của ta. Mỹ đưa nhiều quân và thiết bị quân sự lên Plei Cu đồng thời cho quân ra các khu vực thuộc Gia Lai, Đắc Lắc.
    Theo kế hoạch của ta, Sư đoàn 1 cho Tiểu đoàn 6 (Trung đoàn bộ binh 24) được tăng cường một Đại đội sơn pháo và một Trung đội ĐKZ lên chiếm các điểm cao khống chế sân bay Tân Cảnh nhằm gây sức ép buộc quân Mỹ phải ra giải tỏa những "cái gai" nhức nhối ấy. Chỉ cần quân Mỹ nhảy ra đánh nhau với Tiểu đoàn 6 thì Sư đoàn 1 sẽ dẫn dụ chúng vào ổ phục kích bày sẵn.
    Ngày 3/11, toàn Sư đoàn 1 đã bố trí xong thế trận. Trung đoàn 66 chiếm Ngọc Cam Liệt, Đắc Vây Côn. Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 174 chiếm sườn Tây của điểm cao 875. Điểm cao 875 là nơi quân ta chọn làm điểm quyết chiến chiến dịch. Ta sẽ dụ ít nhất 1 tiểu đoàn địch vào đây để tiêu diệt và kết thúc chiến dịch.
    Lữ đoàn 173 sừng sỏ của Mỹ bị Việt Nam đánh quỵ như thế nào? - Ảnh 1

    Các binh lính của Lữ đoàn 173 Hoa Kỳ tại Đắc Tô năm 1967.

    Theo hồi ký Chiến trường mới của tướng Nguyễn Hữu An, Sư đoàn 1 đã dự kiến sẵn tình huống: Do các trận đánh của những đơn vị phía trước dẫn dụ địch, chúng có thể đổ bộ xuống mấy cái nương ở sườn điểm cao 875. Khi đã đổ bộ xuống, tất yếu địch sẽ mò lên đỉnh chiếm điểm cao. Khi đó quân ta chốt trên điểm cao sẽ chặn chúng đồng thời lực lượng lớn của Trung đoàn 174 sẽ tấn công vào sườn phía sau của địch. Đó là nét chính của chiến thuật “vận động kết hợp chốt” mà Sư đoàn 1 dự định thực hiện.
    Trong lúc ta đang triển khai lực lượng thì Mỹ cũng đổ quân xuống một số nơi và qua hành động của chúng, phía ta nhận định Mỹ đã đoán được khu vực mở chiến dịch của ta. Bộ chỉ huy chiến dịch thở phào vì không phải khổ công dụ chúng ra, chúng đã tự ra.
    Ngày 3/11, Mỹ đổ 1 tiểu đoàn xuống dãy Ngọc Bơ Biêng và tiến lên trận địa chốt của Tiểu đoàn 6 (Trung đoàn 320) nhưng bị quân ta đánh lui.
    Lữ đoàn 173 sừng sỏ của Mỹ bị Việt Nam đánh quỵ như thế nào? - Ảnh 2

    Pháo của quân Mỹ bắn lên đồi trong chiến dịch Đắc Tô.

    Ngày 4/11, Lữ đoàn 173 và Tiểu đoàn 3 của Lữ đoàn 1 quân Mỹ đến Tân Cảnh. Đến ngày 6/11 thì một bộ phận Lữ đoàn 173 giao chiến với Tiểu đoàn 9 (Trung đoàn 66) quân ta. Trong những ngày sau đó, quân Mỹ đột kích mạnh và chiếm được một số vị trí trong khu vực có Sư đoàn 1 của ta.
    Lữ đoàn 173 Mỹ sau khi lần lượt đổ quân xuống Cao điểm 823, 845, 882 trên dãy Ngọc Cam Liệt, bắt đầu tiến công vào sườn phải Sư đoàn 1, để tiến lên chiếm cao điểm 875.
    Nhưng ngày 11/11, Tiểu đoàn 4 của Lữ đoàn 173 lọt vào ổ phục kích của Tiểu đoàn 7 và Tiểu đoàn 8 thuộc Trung đoàn 66 nên bị thiệt hại nặng.
    Trận này được hồi ký của tướng An kể lại: “Ngày 11/11 địch dùng tiểu đoàn 4 (thiếu 1 đại đội) thuộc lữ 173 từ điểm cao 823 nống ra phía Tây. Tiểu đoàn 7 (Trung đoàn 66) đã bố trí sẵn ở hướng đó. Nhận được tin địch ra, Trung đoàn 66 cho Tiểu đoàn 8 xuất kích phối hợp với Tiểu đoàn 7. Sau một giờ bốn mươi lăm phút ta đã tiêu diệt gọn cánh quân này.
    Phán đoán địch sẽ đổ quân xuống bãi trống ở cách nơi vừa xảy ra trận đánh khoảng hơn 1.000m để chi viện cho Tiểu đoàn 4 Mỹ và giải quyết hậu quả, Trung đoàn 66 đã nhanh chóng đưa Tiểu đoàn 8 về ngay nơi đó phục kích. Quả nhiên tình huống diễn ra đúng như vậy. Khoảng ba bốn chục chiếc trực thăng chở hai đại đội của Tiểu đoàn 1 (thuộc Lữ 173) tới, tiếng máy bay nổ inh tai nhức óc, vài chiếc đã tiếp đất, vài chiếc đang treo lơ lửng trên không cách mặt đất vài trăm mét, còn hàng chục chiếc khác đang vòng lượn xuống thấp dần. Tiểu đoàn 8 đã dùng toàn bộ hỏa lực liên thanh đồng loạt bắn vào máy bay địch. Ngay từ phút đầu đã có nhiều máy bay bốc cháy. Kết quả 7 chiếc rơi và bốc cháy tại chỗ, hàng chục tên Mỹ chết thui trong máy bay. Số quân đã ra khỏi máy bay hoảng hốt tháo chạy.
    Anh em Tiểu đoàn 8 truy kích tiêu diệt gần hết, hàng trăm xác địch bỏ lại ngổn ngang trên trận địa. Buổi tối, qua đài thu thanh bán dẫn, tôi nghe đài BBC bình luận, đại ý: Lữ dù 173 Hoa Kỳ là một đơn vị có truyền thống gan góc, một đơn vị sừng sỏ chưa hề biết thua trận là gì, lần đầu tiên đã chịu tháo chạy trước quân Việt cộng”.
    Lữ đoàn 173 sừng sỏ của Mỹ bị Việt Nam đánh quỵ như thế nào? - Ảnh 3

    Ngày 27/11/1967, khi quân ta đã rút đi, lính Mỹ đang đứng tôn vinh các đồng đội thiệt mạng ở điểm cao 875.

    Nhưng đó chưa phải điều tệ nhất
    Sau trận thiệt hại nói trên, Mỹ tiếp tục đổ quân xuống điểm cao 845 nhưng không bị chặn đánh vì ta muốn dụ chúng vào điểm cao 875. Tướng An viết: “Chúng tôi chủ trương cho bọn địch ở 845 sống yên ổn để làm mồi nhử địch vào sâu hơn. Bởi 845 không có giá trị gì về chiến thuật. Nếu muốn giữ 845 địch nhất định sẽ chiếm các điểm cao 882 và 875, vì mỗi điểm cao chỉ cách nhau khoảng hơn một trăm mét có thể khống chế lẫn nhau. Một lần nữa bọn Mỹ lại bị ta dắt mũi”.
    Trong khi đó, cả 3 tiểu đoàn của Trung đoàn 174 đã hoàn tất mọi chuẩn bị để chờ quân Mỹ chui đầu vào rọ ở điểm cao 875.
    Quả như dự đoán, trong ngày 13 và 14, địch kéo sang đánh điểm cao 882 nhưng bị Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 174 đẩy lùi nhiều đợt.
    Đến lúc này, chiến trường đã thu hẹp vào quanh điểm cao 875. Sở chỉ huy tiền phương Sư đoàn 1 di chuyển về gần sát sở chỉ huy Trung đoàn 174. Trong khi đó vào ngày 17/11, Mỹ đã lần lượt tung hết Lữ 173 và phần lớn Sư đoàn 4 cùng một số đơn vị khác vào khu vực này.
    Ngày 18, một tiểu đoàn của Lữ 173 mò lên điểm cao 875 đã đụng độ với bộ phận chốt của ta và bị thương vong 90 người phải lui về chỗ cũ.
    Vào lúc này, cả Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 của Lữ 173 đã ở cao điểm 875. Bộ tư lệnh chiến dịch nhận định thời cơ thực hiện quyết tâm đã tới.
    Ngày 19 và 20 địch tập trung bom, pháo bắn phá dữ dội vào cao điểm 875. Sau mỗi đợt hỏa lực chuẩn bị, bộ binh Mỹ xông lên nhưng đều bị quân ta đánh dạt xuống. Trong 2 ngày, ta đã đẩy lùi 7 đợt xung phong của địch.
    Lữ đoàn 173 sừng sỏ của Mỹ bị Việt Nam đánh quỵ như thế nào? - Ảnh 4

    Điểm cao 875 bị quân Mỹ bắn phá dữ dội biến thành ngọn đồi trọc.

    Đơn vị giữ chốt của ta được lệnh khống chế không cho quân Mỹ lên lấy xác để buộc chúng phải mở một cuộc tấn công để giải quyết số thương vong cũ. Đúng như dự kiến của ta, Tiểu đoàn 2 của Lữ 173 đã mở một cuộc tấn công lên. Nhưng lần này nó bị 2 tiểu đoàn của quân ta đánh vòng từ phía sườn và sau 3 tiếng đồng hồ quyết liệt, Tiểu đoàn 2 của Lữ 173 bị tiêu diệt.
    Như con bạc khát nước, Mỹ đổ thêm quân xuống nhưng ta đã bố trí hỏa lực khống chế các bãi đổ bộ, trong suốt buổi chiều 20/11, Mỹ mất 8 trực thăng rơi tại chỗ mà không đổ được tên lính nào xuống.
    Trong cả ngày 21/11, Mỹ cho các loại bom pháo thi nhau bắn vào cao điểm 875 định hủy diệt chốt của ta. Chiều tối ngày 21, Mỹ xua quân đánh lên chốt và chiếm được một đoạn chiến hào. Hai bên đánh giáp lá cà quyết liệt suốt mấy giờ. Sau cùng quá mệt mỏi, binh lĩnh của cả hai bên nằm ngủ cách nhau vài chục mét. Sáng sớm ngày 22, quân ta phản kích, dùng lựu đạn và tiểu liên đẩy địch xuống giành lại đoạn chiến hào. Đến 9h sáng địch lại xung phong chọc thủng được trận địa chốt của ta.
    Đến lúc này, chỉ huy chiến dịch nhận định ta đã đạt được mục tiêu đề ra với kết quả diệt gọn 2 tiểu đoàn của Lữ 173 và đánh thiệt hại nặng các tiểu đoàn khác của Mỹ. Tinh thần binh sỹ ta vẫn hăng hái nhưng cơ sở vật chất đã cạn. Do vậy chỉ huy quyết định kết thúc chiến dịch. Đêm 22/11 tướng Nguyễn Hữu An hạ lệnh cho các đơn vị của Sư đoàn 1 rút khỏi khu vực tác chiến, chỉ để lại một bộ phận hỏa lực khống chế không cho địch lấy xác ở cao điểm 875 và một bộ phận các đơn vị của Trung đoàn 66, 320 ngăn cản không cho địch đánh lên cao điểm 875. Các đơn vị này sẽ rút sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
    Lữ đoàn 173 sừng sỏ của Mỹ bị Việt Nam đánh quỵ như thế nào? - Ảnh 5

    Lính Mỹ ở điểm cao 875 ngày 27/11/1967 sau khi quân ta đã rút đi.

    Quân ta đã rút lui bí mật, an toàn. 36 giờ sau khi ta rút, lính Mỹ mới lên được chốt 875. Kết quả, theo Wikipedia, chỉ riêng trận đánh ngày 20/11 ở điểm cao 875, Mỹ có 123 lính chết và 252 lính khác bị thương trong tổng số 570 lính tham chiến. Đây có lẽ là trận đánh hao quân nhất của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.
    Phía Mỹ cũng công bố họ diệt 1200 binh sỹ của Việt Nam nhưng con số này bị đánh giá là phóng đại vì Mỹ thực tế lính Mỹ chỉ thu được 94 vũ khí cộng đồng và 275 vũ khí cá nhân của quân đội Việt Nam.
    Trần Vũ

    Tù binh phi công Mỹ ở Hỏa Lò: Những bí mật được 'giải mã'

    Trong cuộc gặp gỡ nhân dịp ra mắt cuốn sách "Phi công Mỹ ở Việt Nam" (NXB Công an Nhân dân) của nhà văn Đặng Vương Hưng, chúng tôi đã gặp nhiều nhân chứng, từng là Quản giáo trại giam Hỏa Lò những năm 1968-1973. Những ký ức của họ góp phần giải mã bí mật về số phận và cuộc sống của những phi công Mỹ ở Việt Nam, thể hiện chính sách nhân đạo của chúng ta trong chiến tranh.
    Giải mã những bí mật
    Ông Trần Trọng Duyệt là trại trưởng tù binh Hỏa Lò từ năm 1968 đến 1973. Năm nay đã 80 tuổi, cả một đời chinh chiến trên nhiều chiến trường Nam - Bắc,  đối với ông, thời gian ở Hỏa Lò dù chỉ 5 năm nhưng đó là quãng đáng nhớ trong cuộc đời. Thời đó, ông vừa là Chỉ huy trại vừa là chính trị viên, kiêm Bí thư chi bộ. Trại có 5 quản giáo đều giỏi tiếng Anh, một tổ bảo vệ cũng biết ngoại ngữ. Chính John Mac Cain đã dạy tiếng Anh cho Đại tá Trần Trọng Duyệt, nên tiếng Anh ông dùng hồi đó, đặc sệt chất Anh- Mỹ. Ông khẳng định: "Trên thế giới, có lẽ không có nước nào đối xử với tù binh Mỹ tốt như ở nước ta. Đó là nhờ truyền thống khoan hồng và nhân đạo đã có từ hàng ngàn năm trước của dân tộc ta".
    Theo ông Trần Trọng Duyệt, trong số á hơn 400 tù binh có 4 vị cấp tá, 38 vị Trung tá, 177 vị Đại úy... Trong chiến tranh, tại Hà Nội, tù binh phi công Mỹ được giam giữ chủ yếu ở ba địa điểm chính: Khu vực Fafim đường Nguyễn Trãi bây giờ (tù binh phi công Mỹ gọi là Sở thú), số nhà 17 phố Lý Nam Đế (gọi là Đồn điền) và Hỏa Lò (tù binh Mỹ hài hước gọi là Khách sạn Hilton) thường xuyên có đông tù binh nhất.
    Ông kể, lúc đầu, những tù binh phi công Mỹ không thừa nhận nước ta, trong tư tưởng của họ, Việt Nam vẫn là một nước bé và Mỹ là nước lớn. Thế nên, các quản giáo trại giam đã phải dẫn họ ra Văn Miếu, hồ Hoàn Kiếm, kể những câu chuyện về lịch sử 4000 năm, mang văn hóa Việt Nam, chèo, tuồng ra diễn để cảm hóa và thuyết phục họ.
    Đại tá Trần Trọng Duyệt
    Đại tá Trần Trọng Duyệt
    Chế độ chăm sóc các tù binh Mỹ cũng rất đặc biệt. Họ hưởng chế độ 1.6 trong khi chế độ của anh em mình không bằng 1/3. Họ vẫn thường được ăn những thứ xa xỉ thời gian khổ ấy như sữa, gà tây, súp thịt hầm. Bà Trần Thị Nghiên - người chuyên cung cấp thực phẩm cho nhà tù phi công Mỹ kể rằng: "Mua thức ăn cho quân ta, chỉ cần chất lượng điểm 6 là được rồi, nhưng mua cho phi công Mỹ, chất lượng phải đạt chuẩn 10. Thời đó, tôi đội mưa bom, bão đạn, đi tận từng làng để đặt mua đồ ăn ngon nhất, phục vụ họ. Thức ăn thường xuyên là gà tây, thịt bò, chuối tiêu...".
    Thời đó, bộ đội và nhân dân ta còn phải ăn sắn độn khoai mới no. Thế nhưng, chúng ta vẫn dành một chế độ đặc biệt đối với các tù binh Mỹ. "Bởi đó là vốn quý, để sau này chúng ta có thể đấu tranh trên mặt trận ngoại giao với địch. Đó là một nhiệm vụ đặc biệt".
    Hoạt động của các tù binh phi công Mỹ ở trại giam Hỏa Lò
    Hoạt động của các tù binh phi công Mỹ ở trại giam Hỏa Lò
    Không những đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt, các tù binh Mỹ ở Việt Nam còn được đáp ứng nhu cầu tinh thần. Hàng ngày họ ra sân phơi nắng, chơi bóng chuyền, bóng rổ, đọc sách báo. Đặc biệt, những ngày lễ quan trọng như ngày Độc lập, ngày lễ Tạ Ơn, Noel... tôn trọng tín ngưỡng của tù binh, trại còn mời cả mục sư Bùi Hoàng Thử đến làm lễ theo nghi thức tôn giáo của họ. Rồi còn đưa tù binh Mỹ đi thăm quan Văn Miếu, chùa Một Cột, Hồ Hoàn Kiếm... vừa thay đổi không khí, vừa để cho họ có cơ hội hiểu về Việt Nam.
    Ông Đặng Xuân Xiêm- Tổ phó quản giáo trại giam Hỏa Lò từ 1970-1973 kể: Ông hỏi những tù binh rằng, vì sao lại đến Việt Nam. Trong đầu họ gần như không có khái niệm gì về mảnh đất này, họ chỉ chấp hành mệnh lệnh của chính phủ và lên đường mà thôi.
    Ông Đặng Xuân Xiêm trả lời phỏng vấn
    Ông Đặng Xuân Xiêm trả lời phỏng vấn
    Có một câu chuyện thú vị, Đại tá Trần Trọng Duyệt kể lại hào hứng: "Thời đó, tôi còn cho tù binh Mỹ đi đóng phim. Bộ phim “Cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn” của Bộ Công an, sử dụng hai phi công Mỹ vào vai cố vấn Mỹ ở Sài Gòn, một trung tá và một đại tá. Nhưng có một chi tiết buồn cười là từ đầu đến cuối bộ phim, hai vị này chỉ mặc độc một bộ quần áo. Sau này xem phim, hai ông bảo, phim hay, nhưng ông cho tôi đóng vai đại tá Mỹ nghèo nhất thế giới, chỉ có một bộ quần áo".
    Chuyện con mèo của nữ tù binh duy nhất ở Hỏa Lò
    Đó là khoảng giữa năm 1971, Đại tá Trần Trọng Duyệt nhớ lại một kỷ niệm thú vị trong cuộc đời binh nghiệp của mình. Ông nhận được chỉ thị của Tổng cục Chính trị, phải đảm bảo chế độ đặc biệt cho nữ tù binh duy nhất. "Cô ấy tên là Monica, nguyên là sĩ quan quân y trong quân đội Mỹ, gốc Đức, dáng người mảnh mai, xinh đẹp. Lúc đó, chúng ta đang cần sự ủng hộ của các nước đồng minh, nên việc giam giữ nữ tù binh này rất quan trọng. Tôi đã bố trí cho Monica một phòng riêng, rộng khoảng 10m, kê một chiếc giường hộp (loại giường này chỉ dùng cho cấp tá quân đội ta), với đầy đủ ấm chén, phích nước và một lọ hoa. Lúc đầu Monica không chịu. Cô ta tuyệt thực. Các đồng chí quản giáo giải thích như thế nào cô cuũng chỉ khóc lóc và đưa ra lý do, không thích ở một mình vì phòng đó xấu và sợ ma". Chính đại tá Trần Trọng Duyệt đã phải trực tiếp gặp và dẫn Monica lên phòng làm việc của mình xem và nói: "Cô xem, tôi là trại trưởng, tôi cũng phải ở phòng không hơn phòng của cô, thậm chí không có lọ hoa. Vậy cô muốn gì nữa đây".
    Từ đó, cô gái ngoan ngoãn đồng ý và lúc nào gặp Đại tá Duyệt cũng vui vẻ.
    Những ngày ở trong trại Hỏa Lò, nữ tù binh này được chăm sóc theo chế độ đặc biệt. Lần đầu tiên, Đại tá Trần Trọng Duyệt đã cử một cậu lính trẻ đi mua đồ dùng cá nhân thiết yếu, thậm chí cả mua sắm "phụ tùng" cho Monica. Người lính trẻ chưa vợ, xấu hổ, đi lùng cả Hà Nội, nhiều lúc ngượng đỏ chín mặt.
    "Hình như cô gái đó rất có cảm tình với tôi. Có những lúc, tôi còn dẫn Monica đi dạo phố, qua Thủy Tạ, lên Hàng Ngang, Hàng Đào. Lúc đó, chúng tôi đi bên cạnh nhau như một đôi tình nhân". Lần đó, ông Duyệt và Ban chỉ huy trại còn bị nhắc nhở là "thiếu tinh thần cảnh giác".
    Có một câu chuyện thú vị về cô gái này. Đó là lá thư Monica viết cho ông Trần Trọng Duyệt để xin nuôi một con mèo làm bạn. Lá thư viết một bên tiếng Đức - một bên bằng tiếng Anh, chữ nhỏ li ti và rất thẳng hàng. Monica viết:  "Kính gửi ông chỉ huy
    Từ tháng 12 năm 1971, tôi đã xin phép nuôi một con mèo. Tôi rất thích động vật, nhất là loài mèo, vì vậy tôi rất vui vì nhà cầm quyền cho phép. Tôi cho rằng, đối xử như vậy là nhân đạo, dù là hành động nhỏ, nhưng rất văn minh, biểu lộ chính sách khoan hồng, nhân đạo của nhà nước Việt Nam..."
    Sau đó, Monica được nuôi mèo, cô ta rất vui. Lá thư của Monica đang được lưu giữ tại Phòng trưng bày hiện vật tù binh phi công Mỹ ở Hỏa Lò. Rất tiếc, Đại tá Trần Trọng Duyệt không có tấm ảnh nào chụp với nữ tù binh duy nhất của trại Hỏa Lò. Đã 30 năm trôi qua, Đại tá Trần Trọng Duyệt vẫn nhớ ánh mắt chớp chớp của Monica tại sân bay quay lại nhìn ông lần cuối trước khi về nước. "Như một cuộc chia ly. Tôi nghĩ, cô gái có tình cảm đặc biệt với mình. Lúc đó, tôi chợt nhớ đến bộ phim Người thứ 41- Một bộ phim nổi tiếng vì sự cảm hóa của cái đẹp đã xóa nhòa ranh giới giữa kẻ thù. Tôi nghĩ, tình cảm con người, đã vượt lên khỏi giai cấp, thù hận".
    Rất nhiều, những câu chuyện về tù binh phi công Mỹ ở Việt Nam được tiết lộ một cách đầy đủ và hệ thống trong cuốn sách của nhà văn Đặng Vương Hưng, qua lời kể của các nhân chứng. Những câu chuyện đã thuộc về quá khứ, nhưng góp thêm cái nhìn về một góc khuất của lịch sử.
    Số phận của những tù binh Phi công Mỹ trong chiến tranh Việt Nam luôn là một câu hỏi lớn. Họ bị bắt làm tù binh, giam giữ ở đâu? Họ được ăn ở, sinh họat và đối xử như thế nào? Phía Mỹ đã tố chức một cuộc tập kích đường không quy mô và rất kỳ công để giải cứu những tù binh nhưng bất thành ra sao? Tác giả cuốn sách Phi công Mỹ ở Việt Nam (Nhà xuất bản Công an Nhân dân) - nhà văn Đặng Vương Hưng đã có điều kiện tiếp xúc với nhiều nhân chứng, tài liệu lưu trữ "tuyệt mật" một thời của cả phía Việt Nam và phía Mỹ. Trên tinh thần tôn trọng sự thật, cuốn sách muốn cung cấp cho bạn đọc một góc nhìn trung thực và khách quan từ nhiều phía, góp phần làm sáng rõ những bí ẩn của lịch sử, với những chuyện còn ít biết về Tù binh phi công Mỹ ở Việt Nam, những chi tiết đời thường thú vị, nhưng mang tính nhân văn sâu sắc.
     .
    CSTC

    Người lính miền Bắc nghĩ gì về thương phế binh VNCH?

    Mặc Lâm, biên tập viên RFA
    2015-12-31
    000_Hkg9084623-622.jpg
    Ảnh minh họa chụp một sĩ quan QĐNDVN tại Hà Nội hôm 11/10/2013.
    AFP

    Những mất mát của thân thể không thể thay thế

    Sau chiến tranh người thương phế binh VNCH bị phân biệt đối xử một cách công khai bởi những người chiến thắng, tuy nhiên đối với gần như hầu hết bộ đội miền Bắc thì cái nhìn của họ đối với người từng cầm súng phía bên kia chiến tuyến không vô cảm và cục bộ như của chính quyền hiện nay.
    Cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt đã 40 năm nhưng nỗi buồn vẫn đọng lại trên rất nhiều phần thân thể của những người thương phế binh chế độ cũ. Vết thương trên mình có thể lành nhưng mất mát của thân thể không có gì thay thế được.
    Trong những cuộc chiến giữa hai quốc gia thì thương phế binh được đất nước của mình chăm sóc kể cả khi thua cuộc nhưng trường hợp Việt Nam thì khác, cả hai phía cùng một quốc gia nên kẻ thắng cuộc cũng là người thua mặc dù chỉ một một nửa dân số, trong đó có hàng chục ngàn thương phế binh của chế độ cũ.
    Tôi cho rằng dù sao nữa thì những người thương phế binh mặc dù là họ bên kia chiến tuyến họ chiến đấu cho mục đích của họ nhưng phải thừa nhận rằng họ không đáng chịu chế độ khắc nghiệt như thế.
    -Đại tá Phạm Xuân Phương
    Những người lính này không ai có trách nhiệm tới. Họ bị chính quyền mới xem như thành phần ngụy quân ngụy quyền, và cuộc sống có khó khăn cách mấy thì cũng phải tự bươn chải chiến đấu với cuộc sống mới.
    Đại tá Phạm Xuân Phương, một cán bộ cao cấp của quân đội miền Bắc công tác tại Cục Chính trị trong thời gian chiến tranh nhận xét việc phân biệt, kỳ thị của chính quyền đối với thương phế binh VNCH mà ông gọi là khắc nghiệt như sau:
    “Đứng về phương diện nhân đạo của cái khái niệm nhân đạo chung của thế giới thì tôi không ủng hộ cái việc đó đâu. Tôi cho rằng dù sao nữa thì những người thương phế binh mặc dù là họ bên kia chiến tuyến họ chiến đấu cho mục đích của họ nhưng phải thừa nhận rằng họ không đáng chịu chế độ khắc nghiệt như thế. Tôi nghĩ nếu những người thương phế binh của phía bên này nếu mà được hưởng ưu đãi này ưu đãi khác thì phía thương phế binh của phía VNCH có lẽ cũng nên được ăn ở cư xử một cách thỏa đáng hơn chứ không nên có sự phân biệt quá đáng như thế.”
    Mới đây một bức thư chung của nhiều vị dân biểu, nghị sĩ Hoa Kỳ gửi cho Bộ Ngoại giao Mỹ đề nghị xem xét và nhận số sĩ quan thương phế binh của VNCH sang Mỹ định cư như đã từng có chương trình HO cách đây hơn 30 năm.
    Tin vui này lập tức lan rộng và niềm hy vọng cho người thương binh ở quê nhà thêm vững chắc. Nhiều người tin rằng tuy cuộc vận động nhắm vào cấp sĩ quan nhưng trong hoàn cảnh của những mất mát chung thì vết thương của họ hoàn toàn không thể phân biệt giữa người lính và chỉ huy của họ, vì vậy chương trình khi đi vào thực hiện không ai tin quốc hội Mỹ lại phân biệt những thương binh đã bỏ một phần thân thể của họ trong cuộc chiến mà Hoa Kỳ là đồng minh lớn nhất.
    000_Hkg10174184-400.jpg
    Một thương phế binh VNCH sau buổi nhận tiền từ thiện tại chùa Liên Trì, TPHCM hôm 9/4/2015. AFP PHOTO.
    Nhà thơ Bùi Minh Quốc mặc dù không khoác áo bộ đội nhưng ông theo sát người lính miền Bắc qua công tác phóng viên của tạp chí Văn nghệ giải phóng khu V luôn luôn trong tuyến đầu và vì vậy ông quan sát được rất nhiều trận đánh cùng các bi kịch chiến tranh mà cả hai bên chịu đựng. Ông chia sẻ với tin vui này:
    “Chính sách của chính quyền Việt Nam lâu nay từ sau 75 tới nay rất tệ. Tức là họ phân biệt đối xử và họ không quan tâm tới cái quyền sống của số anh chị em thương phế binh của phía VNCH này. Cho đến lúc gần đây do những chuyển biến của cục diện, tình hình chính trị thế giới và quốc nội thì họ buộc phải có những chuyển hướng và bây giờ nghe tin chính phủ Mỹ có một chính sách như thế tôi rất mừng rất hoan nghênh.”
    Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, cũng là một bộ đội của quân đội Bắc Việt cho biết:
    “Khi nghe thông tin này tôi rất ủng hộ. Vừa qua tôi có tiếp xúc với anh em thương phế binh VNCH tại nhà thờ 38 Kỳ Đồng tôi đã gặp rất nhiều anh em và đã phỏng vấn họ. Trong trường hợp này nếu có chương trình như vậy thì tôi rất ủng hộ vì thực ra họ là những người lính đã chịu rất nhiều thiệt thòi bởi vì kết cục của cuộc chiến tranh 55-75 là một kết cục hoàn toàn bất lợi cho anh em binh sĩ VNCH và đặc biệt là những người thương phế binh. Họ không được chăm sóc từ phía chính quyền. Họ không được hưởng một điều gì cả.”

    Những người xứng đáng được trả công

    Chiến tranh đã qua, người thắng trận tuy không phải ai cũng chia sẻ đồng đều quyền lợi an sinh xã hội nhưng dù sao thì những thương phế binh VNCH ngày ngày ngồi một mình trong bóng tối vì không di chuyển được hay đang phải đấu tranh kiếm sống ngoài chợ đời cũng đều chung một ý tưởng bị bạc đãi vì đã cầm súng chống lại phía bên kia. Đề nghị đưa họ sang định cư ở Mỹ có lẽ sẽ làm cho nguồn hy vọng bừng cháy trở lại không phải cho chính bản thân mà là cho con cái của họ, những người xứng đáng được trả công vì đã bỏ một phần thân thể cho đất nước Việt Nam.
    Khi mà tôi phát biểu với anh em thương phế binh VNCH thì câu đầu tiên của tôi là tôi muốn gửi đến tình thương mến của tôi đối với anh em, những người đang thiệt thòi trong cuộc sống bởi vì kết cục cuộc chiến tranh nó là như vậy cho nên họ chịu số phận như vậy.
    -Nhà báo Nguyễn Tường Thụy
    Trong thời gian gần đây, Dòng Chúa Cứu Thế nằm tại nhà thờ đường Kỳ Đồng Saigon đã có những hoạt động từ thiện giúp đỡ cho anh em thương phế binh. Mặc dù sự chia sẻ của xã hội không nhiều nhưng những gói quà ít ỏi lại chứa rất nhiều tình cảm con người với nhau, khả dĩ vơi bớt những đau đớn mà họ và gia đình gặp phải hàng ngày. Thế nhưng những tấm lòng ấy cũng bị săm soi bởi chính quyền vì họ không tin trong những gói quà ấy không chứa đựng mầm mống bất ổn cho chế độ. Nhà báo Nguyễn Tường Thụy kể lại:
    “Tôi được biết khi anh em đi nhận quà của chương trình tri ân thương phế binh VNCH thì họ bị cản trở ở các địa phương cho nên họ rất thiệt thòi và tôi đã tiếp xúc rất nhiều với họ rồi. Chương trình này diễn ra trong 10 ngày mỗi ngày có thể tặng quà cho 200 tới 300 người thôi trong khi đó thì danh sách rất nhiều người. Tôi đã thấy những hoàn cảnh mà vợ đưa chồng đi, những người thương phế binh cụt chân cụt tay…
    Khi mà tôi phát biểu với anh em thương phế binh VNCH thì câu đầu tiên của tôi là tôi muốn gửi đến tình thương mến của tôi đối với anh em, những người đang thiệt thòi trong cuộc sống bởi vì kết cục cuộc chiến tranh nó là như vậy cho nên họ chịu số phận như vậy. Tôi là một người lính trong quân đội Bắc Việt trước tình cảnh ấy thì tôi cũng phải nói là rất xúc động, xúc động vô cùng.”
    Đại tá Phạm Xuân Phương nhận xét về đề nghị cho chương trình định cư của anh em thương phế binh VNCH:
    “Tôi cho rằng nếu nhà nước không đảm đương nỗi thì để cho họ đi là tốt chứ có gì đâu.”
    Tất cả hy vọng vẫn còn phía trước và không người Việt Nam nào đành lòng nói không với đồng bào mình nhất là khi họ đáng được có đời sống không chật vật như hôm nay bởi những gì họ đã cống hiến từ chính thân thể của họ.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét