Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

MUÔN NẺO MƯU SINH 4

(ĐC sưu tầm trên NET)

Ông lão nhọc nhằn mưu sinh trên dòng kênh đen

Dân trí Dù đã qua tuổi 70, ngày ngày ông Bảy vẫn cùng chiếc xuồng cũ kỹ bơi dọc kênh Tàu Hủ để nhặt ve chai, rác thải trôi trên mặt sông để bán lấy ít tiền lẻ sống qua ngày.

Mưu sinh trên dòng kênh đen
Dưới cái nắng giữa trưa gay gắt, ông Bảy chỉ có thể bảo vệ mình bằng cái nón nỉ cũ và chiếc áo công nhân. Ngồi trên chiếc xuồng cũ kĩ, ông chậm rãi khua chèo để chiếc xuồng đuổi theo những chai nhựa, bọc ny lông… đang trôi nổi trên mặt kênh. Rồi ông cố cúi mình xuống nhặt nhạnh từng thứ đáng giá bỏ lên xuồng, để cuối ngày hy vọng bán được hai ba chục ngàn đong gạo. Hai chữ mưu sinh thật là khắc nghiệt đối với người đàn ông đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” này.

Ông Bảy bắt đầu công việc của mình.
Ông Bảy bắt đầu công việc của mình.

Bơi xuồng trên dòng nước đen ngòm, ông tranh thủ vớt thật nhiều ve chai, phế liệu.
Bơi xuồng trên dòng nước đen ngòm, ông tranh thủ vớt thật nhiều ve chai, phế liệu.

Công việc này cũng không đơn giản, chụp được một chai nhựa cũng phải đợi vài giây cho nước bên trong chảy hết ra rồi mới quẳng ra sau.
Công việc này cũng không đơn giản, chụp được một chai nhựa cũng phải đợi vài giây cho nước bên trong chảy hết ra rồi mới quẳng ra sau.

Phút thảnh thơi, ông gác mái dầm, kiểm tra sơ qua những thứ mình đã vớt.
Phút thảnh thơi, ông gác mái dầm, kiểm tra sơ qua những thứ mình đã vớt.

Đôi lúc cũng gặp phải vài món nội thất mà ai đó cố tình “trang trí” cho dòng kênh đen.
Đôi lúc cũng gặp phải vài món nội thất mà ai đó cố tình “trang trí” cho dòng kênh đen.


Với những loại rác có kích cỡ lớn, ông Bảy cũng đành bất lực. Chiếc ghế đệm này nếu phân hủy cũng phải hơn 50 năm.
Với những loại rác có kích cỡ lớn, ông Bảy cũng đành bất lực. Chiếc ghế đệm này nếu phân hủy cũng phải hơn 50 năm.

Có thể đây là thứ mà các “cần thủ” để lại cho ông…
Có thể đây là thứ mà các “cần thủ” để lại cho ông…

Hàng ngày ông Bảy phải dầm mình cùng dòng nước bẩn để vớt ve chai.
Hàng ngày ông Bảy phải dầm mình cùng dòng nước bẩn để vớt ve chai.

Một người hành nghề sửa xe trên đường Võ Văn Kiệt cho biết: “Cả một xuồng ve chai bán được chừng vài chục ngàn nhưng đã nuôi sống gia đình ông Bảy nhiều năm qua…”.
Một người hành nghề sửa xe trên đường Võ Văn Kiệt cho biết: “Cả một xuồng ve chai bán được chừng vài chục ngàn nhưng đã nuôi sống gia đình ông Bảy nhiều năm qua…”.

Trên chiếc xuồng cũ kĩ, hàng ngày, ông Bảy ngược dòng kênh đen để mưu sinh và góp ít công sức làm sạch dòng kênh này.
Trên chiếc xuồng cũ kĩ, hàng ngày, ông Bảy ngược dòng kênh đen để mưu sinh và góp ít công sức làm sạch dòng kênh này.

Hôm nay có lẽ là ngày bội thu.
Hôm nay có lẽ là ngày bội thu.

Hàng ngày, bên những dòng xe tấp nập, ông Bảy vẫn lặng lẽ mưu sinh…
Hàng ngày, bên những dòng xe tấp nập, ông Bảy vẫn lặng lẽ mưu sinh…
Phạm Nguyễn
phamnguyen.dtr@gmail.com

 

Chuyện cả làng viết đơn xin... nhặt rác

Dân trí Để được nhặt rác phải viết đơn. Một cuộc cạnh tranh về "hoàn cảnh nghèo" đang diễn ra; ai nghèo hơn người đó sẽ “thắng”, sẽ được duyệt cấp thẻ vào bãi nhặt rác!

Đó là câu chuyện bi hài ở xã nghèo Đông Nam (Đông Sơn - Thanh Hóa). Gần 1 năm nay, kể từ khi khu liên hợp xử lý chất thải sinh hoạt TP Thanh Hóa và các vùng phụ cận chuyển về xã Đông Nam hoạt động, hàng chục hộ dân nghèo của xã này bỗng có thêm một nghề kiếm cơm mới - nghề nhặt rác.
Còng lưng trên những bãi rác, ngày mưa cũng như ngày nắng, những con người lao động ở xã nghèo này cho đó là may mắn, hạnh phúc vì có cơ hội kiếm thêm miếng cơm manh áo cho gia đình.


Để được nhặt rác trong bãi, những người lao động này phải viết đơn trình bày hoàn cảnh, xin, được cấp thẻ cho vào bãi rác.
Để được nhặt rác trong bãi, những người lao động này phải viết đơn trình bày hoàn cảnh, xin, được cấp thẻ cho vào bãi rác.
Theo những lao động ở đây, để được vào bãi nhặt rác, người dân phải làm đơn, phải là người có hoàn cảnh khó khăn, có bảo hiểm y tế… Sau khi được chính quyền địa phương duyệt, công ty duyệt, mới được cấp thẻ vào nhặt rác.
Tại bãi rác Đông Nam, từ sáng tinh mơ đã có hơn chục người phụ nữ dáng mảnh khảnh, chân đi ủng, tay mang găng, mặt bịt kín chờ sẵn. Chỉ cần thấy bóng dáng chiếc xe chuyên chở rác đi vào bãi là ai nấy chạy thật nhanh đến. Và rồi, một cuộc cạnh tranh lặng lẽ nhưng không kém phần "khốc liệt" bắt đầu. Không ai nói chuyện với ai, mỗi người họ một góc tranh thủ cần mẫn cào bới, nhặt thật nhanh những thứ gì có thể dùng hoặc bán được.
Sau giờ phút cật lực với đống rác mới, mọi người mới uể oải lê những bao tải đựng những gì đã thu nhặt được về các lán nhỏ, phân loại phế liệu rồi cân bán.


Những người phụ nữ không quản nắng mưa, khó nhọc, hiểm nguy, mưu sinh trên bãi rác để có được thu nhập lo cho gia đình.
Những người phụ nữ không quản nắng mưa, khó nhọc, hiểm nguy, mưu sinh trên bãi rác để có được thu nhập lo cho gia đình.
Cái nắng đầu hè đổ xuống ngày càng gay gắt, bãi rác bắt đầu bốc lên một thứ mùi hôi thối nồng nặc. Một số người sau những giờ phút cật lực vật lộn với đống rác đã trở về dưới những lùm cây để nghỉ. Trong khi một số người khác vẫn cặm cụi, lê những bước chân mệt mỏi cố tìm cho mình những gì còn sót lại.
Một vài chị em may mắn có chồng, con đến phụ trợ phân loại phế liệu, cân bán; còn những người không có ai đi cùng phụ giúp thì phải tự mình làm tất cả. Cật lực mưu sinh đến trưa, một số chị em cố ở lại chờ đợi những chuyến xe rác mới.
Chị Nguyễn Thị Ngân, thôn Phúc Đoài là một trong những thành viên có hoàn cảnh éo le nhất nhóm. Chồng chị mất vì ung thư gan cách đây gần 1 năm, một mình chị phải gánh trên vai 2 con nhỏ, cháu lớn mới học lớp 2. Suốt 3 năm chồng ốm đau, mọi của cải, đồ đạc trong gia đình chị đã lũ lượt đội nón ra đi. Mỗi khi đến ngày được vào nhặt rác, chị phải dậy thật sớm lo đồ ăn cho các con rồi mới theo các chị em khác đi làm. Mỗi tháng, cứ luân phiên các tổ thì chị có 7 lượt (7 ngày) được vào nhặt rác. Trung bình mỗi ngày nỗ lực chị thu về được 150-200 nghìn đồng.


Những phút nghỉ ngơi hiếm hoi của những phận người mưu sinh trên rác.
Những phút nghỉ ngơi hiếm hoi của những phận người mưu sinh trên rác.
Ngồi kế bên chị Ngân, chị Ngô Thị Sang (48 tuổi, thôn Hạnh Phúc) cũng có hoàn cảnh vô cùng éo le. Thu nhập của một mình chị dành để lo cho mẹ già 80 tuổi, hai đứa con nhỏ và người chồng bệnh tật không còn khả năng lao động.
Theo ông Phùng Sỹ Hùng - Phó Giám đốc xí nghiệp xử lý môi trường - Công ty THHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa, những người nhặt rác ở đây chủ yếu là những người có hoàn cảnh khó khăn, được phía công ty tạo điều kiện cho vào nhặt phế liệu kiếm thêm thu nhập. Công ty không thu bất kỳ một khoản nào. Tuy nhiên, người vào nhặt phế liệu cũng phải có bảo hiểm y tế, vì việc nhặt phế liệu trên rác có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người dân.
Được biết, ngoài những yêu cầu bắt buộc về bảo hiểm y tế, có hoàn cảnh khó khăn, không có công việc ổn định thì người dân còn phải cam kết các quy định của công ty như không thu nhặt phế liệu khi các phương tiện máy móc của công ty đang hoạt động; không đi lại lộn xộn; chấp hành sự điều hành của công ty trong quá trình thu nhặt phế liệu; không trộm cắp; không tranh giành, cãi lộn gây mất trật tự… Nếu tai nạn rủi ro trong khu vực bãi chứa và xử lý rác thải của đơn vị (bị điện giật, bị ô tô chở rác, máy ủi,... đâm va, ốm đau, bệnh tật… người nhặt rác phải chịu mọi hậu quả. Công ty không có trách nhiệm bồi thường, thanh toán bất kỳ tổn thất nào.
Quy định chặt chẽ là vậy nhưng với các chị ở đây, được ký vào bản cam kết đó, được cấp thẻ vào bãi nhặt rác, đã là cả một sự may mắn lớn lao...
Nguyễn Thùy

Thủ khoa hội họa đi bán cà phê mưu sinh

Dân trí Thủ khoa đầu vào trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, tốt nghiệp đầu ra loại xuất sắc với 9,7 điểm. Chưa có việc làm đúng chuyên môn, cử nhân này đang đi bán cà phê với thu nhập khoảng 7 triệu đồng/tháng tại Hà Nội.

Thủ khoa đi bán cà phê
Nắng cũng như mưa, một ngày bình thường của bạn Nguyễn Hải Giang (Bắc Ninh) diễn ra như sau: Buổi sáng dậy, cho mèo ăn và đi làm ở quán cà phê cách nơi trọ khoảng 7km. Sau một ngày vừa làm công việc pha chế, phục vụ, vừa dọn dẹp, trông coi quán đến cuối buổi chiều thì Giang về nhà, cho mèo ăn, nghỉ ngơi và kết thúc một ngày.
Ít người biết rằng, cách đây gần 6 năm, Hải Giang là thủ khoa của trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Năm 2015, Giang tốt nghiệp ra trường với số điểm 9,7 điểm, cũng là thuộc tốp đầu của những sinh viên cùng lứa.
Ngoài ra, khi còn là sinh viên trong trường, Giang có thành tích học tập xuất sắc và tham gia nhiều hoạt động sinh viên và được kết nạp vào Đảng. Giang cũng từng được vinh danh thủ khoa ở Phủ Chủ tịch và được giải thưởng Hoa Trạng nguyên.
Hải Giang khá may mắn khi tìm được công việc tại quán cà phê đúng gu của mình.
Hải Giang khá may mắn khi tìm được công việc tại quán cà phê đúng "gu" của mình.
Với hồ sơ “đẹp” như vậy, về lý thuyết Giang sẽ dễ tìm được việc.
Khi về quê ở Bắc Ninh, với chuyên ngành Hội họa, Giang nộp hồ sơ và được nhận vào một trường mầm non tư thục làm giáo viên bộ môn.
Giang tâm sự: “Thật ra, như công việc của em chỉ cần bằng cao đẳng là được. Nhưng em lại là bằng đại học, nên người ta phải trả lương đại học”. Và thế là, dù là cử nhân ngành hội họa, được nhận vào làm giáo viên bộ môn, nhưng Giang phải làm thêm nhiều công việc khác như: Chăm trẻ, vẽ tranh tường, trang trí lớp, viết bài đăng website của trường và đủ thứ việc không tên khác.
Ngoài ra, chỉ vì “làm được việc”, Hải Giang còn chịu đủ thứ ghen tị, nói xấu, và đủ thứ “chuyện đàn bà” đổ lên đầu. Sau ba tháng, Giang bỏ việc. Giang kể: “Hồi em mới bỏ việc, có người bảo xin cho em đi làm ở khu công nghiệp, nhưng phải giấu bằng đại học đi. Em cứ buồn cười. Mẹ em nghe người ta bảo chạy việc vào nhà nước hết 150 triệu đồng, nhưng em thương mẹ nên không chịu”.
Chưa hết hy vọng với nghề
“Ban đầu, mẹ em vẫn chưa biết em đi bán cà phê đâu. Vẫn nghĩ em ở Hà Nội đi học tiếng Anh đấy. Sau thì mẹ biết, vẫn thương con và thích em đi dạy học vì nghĩ thế thì ổn định. Nhưng em nghĩ 150 triệu đồng ấy thà để em kinh doanh còn hơn" - Giang kể.
Tiền thuê nhà hết 1,5 triệu đồng/tháng, bán cà phê không thì không đủ chi tiêu ở thành phố đắt đỏ như Hà Nội, phải làm thêm rất nhiều việc khác. Mỗi tuần Hải Giang dạy thêm mỹ thuật 3 buổi tối ở các trung tâm. Ngoài ra, cô còn viết thuê tiểu luận và khóa luận.
Công việc mới dù không hay ho, nhưng cũng giúp có thêm thu nhập. Giang kể: “Nhiều bạn lười nên em có việc làm. Họ thuê em viết tiểu luận, cứ 300.000 đồng/luận văn. Cái nào viết tay thì cứ 200.000 đồng/15 trang. Nói chung giá em làm rẻ nên cũng đắt hàng. Như khóa luận tốt nghiệp thì 3.000.000 đồng/bản. Khóa luận thạc sĩ thì cao hơn. Mình vừa đọc, vừa làm, kiến thức nó lại vào đầu mình, lại có thêm tiền”.
Tắm - Tranh sơn mài của Hải Giang.
"Tắm" - Tranh sơn mài của Hải Giang.
“Đi làm quán cà phê cũng vui và không quá vất vả, lại được gặp gỡ nhiều người thú vị. Bạn bè cùng học với em nhiều người vất vả lắm, nhiều bạn ra trường không làm đúng ngành học của mình mà đi làm nhiều nghề khác nhau như: Làm đồ gỗ, làm tượng, vẽ tranh tường…thậm chí có người chuyển hẳn sang làm dẫn chương trình truyền hình”.
Mưu sinh như vậy, nhưng Hải Giang vẫn còn thời gian dành cho cho nghề nghiệp của mình.
Cô tâm sự: “Bằng cấp, bằng khen giờ cất hết. Em không tiếc thời gian đi học mà cái chính là giờ học xong không biết dùng vào đâu. Em muốn đi học nữa, học cao lên, thậm chí ra nước ngoài học vì có môi trường học tập, làm việc tốt hơn, nhưng không phải cứ muốn là được”.
“Em đang tham gia vào một nhóm làm về các hoa văn trong vốn cổ Việt Nam. Dự án này mà xong thì có tính ứng dụng rất cao, có thể áp dụng vào rất nhiều ngành nghề khác nhau như may mặc, thời trang, làm trang sức hay gốm sứ…Còn nếu không em sẽ về quê, mở một quán cà phê và làm trung tâm cứu hộ chó mèo. Em còn trẻ và còn rất nhiều dự định”.
Hoàng Lan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét