Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

BÍ ẨN KHẢO CỔ 44

(ĐC sưu tầm trên NET)

Ngọn đồi bí ẩn làm "rung chuyển lịch sử thế giới"

Nếu những di chỉ khảo cổ về Gunung Padang (Jawa Barat, Indonesia) hoàn toàn chính xác thì nó sẽ giáng một đòn sấm sét vào lịch sử loài người trên thế giới.


575e62fb-0d9f9487fd

Cảm giác của bạn khi mới nhìn qua bức ảnh này là gì? Một ngọn đồi, một chóp núi bình thường như bao nhiêu nơi khác mà thôi ư? Hàng thiên niên kỷ qua nhiều người cũng đã nhầm tưởng như vậy, nhưng Gunung Padang (tên của địa danh này) lại ẩn giấu những di chỉ khảo cổ làm rúng động thế giới, thậm chí còn đe doạ tới tính xác thực về lịch sử loài người. 

575e62fa-cc07a3bdff

 Năm 1914 Gunung Padang lần đầu tiên xuất hiện trong kết quả một nghiên cứu cho văn phòng thuộc địa của Hà Lan (tại Indonesia – nơi di tích này tọa lạc). Năm 1947 một nhóm nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ thuộc Đại học Quốc gia Úc đã công bố những kết quả nghiên cứu về niên đại của khu vực bí ẩn này làm dấy lên những cuộc tranh cãi trong giới khảo cổ, nhà nghiên cứu lịch sử và dư luận.

575e62fb-844f599f20

 Gunung Padang được cho là kim tự tháp cuối cùng ở Đông Nam Á, là một trong những di tích cổ đại quan trọng nhất từng được phát hiện trên thế giới. Di tích này từng được xác định niên đại lên đến ít nhất 5.000 năm tuổi, rồi từ 8.000 đến 10.000 năm và sau cùng lên đến niên đại được báo cáo là 23.000 năm. Trước đó di tích Göbekli Tepe (Thổ Nhĩ Kỳ) được coi là di chỉ cự thạch lâu đời nhất trên Trái Đất. Göbekli Tepe có niên đại từ tận khoảng 10.000 TCN, tức sớm hơn 4.000 năm so với bất kỳ công trình nhân tạo nào trên Trái Đất. Nhưng Gunung Padang đã hạ gục Göbekli Tepe.

575e6320-7cbff07e35

 Niên đại quá xa xôi đó cho thấy Gunung Padang không chỉ là di tích cự thạch cổ xưa nhất trên Trái Đất, mà nó còn là công trình có dạng kim tự tháp cổ xưa nhất theo vốn hiểu biết hiện nay của chúng ta. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng công trình này có vô số căn phòng và căn hầm bên dưới nền đất đắp cao mọc um tùm cây, các dãy tường và khu vực liền kề được phủ kín bên dưới thảm thực vật dày đặc vốn đã phát triển trên di tích này trong hàng thế kỷ

575e6320-860744dbfe

 Sửng sốt hơn là trong quá trình khoan lõi lấy mẫu định tuổi tại di tích này, các nhà khoa học đã nhận thấy phần lớn công trình "bị vùi lấp" trên thực tế đã được gia cố bằng một loại xi măng nào đó. Trong thành phần của nó có chứa 45% quặng sắt, 41% silica và 14% đất sét, một loại hỗn hợp mà theo các nhà nghiên cứu, là một bằng chứng khác cho thấy những kỹ thuật xây dựng tinh xảo bậc cao đã từng được sử dụng quá trình thi công công trình này.

575e62fc-110bcc75a1

 Không khó để các nhà khảo cổ, các nhà nghiên cứu cùng du khách có thể tìm được các phiến đá có chạm khắc những hình những con vật thiêng ở Gunung Padang.

575e62fb-79f259eb82

 Một bản kiến trúc 3D tái hiện lại vẻ uy nghiêm và đồ sộ của Gunung Padang. Nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ đây có thể là một mảng của thành phố Atlantis văn minh xa xưa bị trôi dạt tới đây sau Kỷ Băng Hà cuối cùng.

575e6509-cb01e79d49

 Một đồ hoạ khác về Gunung Padang. Nếu hình dạng của nó đúng như thế này thì những Kim tự tháp Ai Cập dường như còn nhỏ bé và dễ xây dựng hơn nhiều. Khu di tích này thuộc về nền văn minh nào? Người ta xây dựng nó với mục đích gì? Tại sao niên đại của nó lại có thể lên tới 23.000 năm? Đó chính là những câu hỏi lớn chưa tìm được lời giải đáp, thách thức cả nhân loại.

575e636e-2b1ea9c30b

 Theo thuyết tiến hóa của Darwin, nền văn minh của nhân loại xuất hiện không thể quá 10.000 năm, thời điểm đó con người chỉ ăn lông ở lỗ, chưa tiến hoá và thông minh. Nếu Gunung Padang khi kiểm tra lại mà các kết quả khảo cổ chính xác tuyệt đối thì nó là bằng chứng để chống lại học thuyết này. Bởi vậy Gunung Padang trở thành tâm chấn của giới khảo cổ, khi bức màn bí mật về Kim tự tháp cổ xưa nhất của thế giới ở Đông Nam Á được vén lên nó sẽ quyết định rằng lịch sử thế giới có phải viết lại hay không.

Nguồn: Thiếu niên tiền phong/Daily Mail

Bí ẩn quanh chiếc ngai vàng duy nhất còn tồn tại ở Việt Nam

Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng và cũng là triều đại duy nhất để lại ngai vua còn nguyên vẹn đến tận ngày nay.

 Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay, Trung tâm Bảo tồn di tích (BTDT) Cố đô Huế và Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế vẫn còn lưu giữ hàng ngàn cổ vật có giá trị gắn liền với các vua chúa thời nhà Nguyễn. Đặc biệt trong số đó là chiếc ngai vàng, một cổ vật độc bản vô cùng quý giá vừa được công nhận là bảo vật quốc gia...
Cuộc chiến ngai vàng...
Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng và cũng là triều đại duy nhất để lại ngai vua còn nguyên vẹn đến tận ngày nay. Triều Nguyễn được vua Gia Long khai lập từ năm 1802, trải qua 143 năm, chiếc ngai vàng được xem là biểu tượng quyền lực của nhà vua. 
Câu chuyện “cuộc chiến ngai vàng”, hay “4 tháng thay 3 vua” bắt đầu vào thời vua Tự Đức. Do không có con ruột nên theo di chiếu, ngày 19-7-1883, vua Tự Đức truyền ngôi lại cho con nuôi Nguyễn Phúc Ưng Chân, còn gọi là Dục Đức. Tuy nhiên, khi vừa mới lên ngôi được 3 ngày thì vua Dục Đức bị hai quan Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phế bỏ, sau đó đem giam ở ngục thất và bị bỏ đói đến chết. 

thumb_660_17_ngai_ss30.4.16-1

Chiếc ngai vàng cuối cùng của triều Nguyễn tại điện Thái Hòa, Đại nội Huế 


Ngày 30-7-1883, con thứ 29 và là con út của vua Thiệu Trị là Nguyễn Phúc Hồng Dật được Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết ép lên ngôi vua, lấy hiệu Hiệp Hòa. Khi vừa lên ngôi, Hiệp Hòa buộc phải ký một hiệp ước với Pháp có những điều khoản nặng nề, như: Nước Nam phải chấp nhận sự bảo hộ của Pháp, Pháp có quyền kiểm soát quan hệ của nước Nam với các quốc gia khác... Với bản hiệp ước này, uy tín của vua Hiệp Hòa bị tổn hại nghiêm trọng. 
Theo sử sách chép lại, do nhận thấy Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường có lập trường chính trị trái ngược mình nên nhà vua đã viết một bức thư giao cho người anh em thúc bá mang sang tòa Khâm để nhờ người Pháp hạ hai quan Phụ chính trên. Tuy nhiên, lá thư có đóng dấu ấn của nhà vua nằm trong chiếc hộp son đã bị Nguyễn Văn Tường bắt được. Lập tức triều thần nhóm họp buộc vua Hiệp Hòa thoái vị và nhận “án tử” bằng cách uống độc dược tự vẫn sau 4 tháng lên ngôi.
Cuối tháng 11-1883, các quan đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết chọn con nuôi của vua Tự Đức là hoàng tử Nguyễn Phúc Ưng Đăng, mới 15 tuổi lên ngôi vua, lấy hiệu Kiến Phúc. Tuy nhiên, cũng chỉ sau 8 tháng lên ngồi ngai vàng, trong lúc tình hình đất nước đang rối ren thì vua Kiến Phúc, đột nhiên mắc bệnh qua đời. Và việc lập phế, tranh giành quyền lực này chỉ kết thúc khi vua Hàm Nghi lên ngôi vào năm 1884.
Theo bà Huỳnh Thị Anh Vân, Giám đốc Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế, trong suốt 143 năm của triều đại nhà Nguyễn, ngai vàng được đặt giữa điện Thái Hòa như một “nhân chứng” lịch sử của triều Nguyễn nói riêng và Việt Nam nói chung. Đây là nơi các vua Nguyễn tổ chức lễ đại triều, lễ vạn thọ, tiếp kiến sứ thần ngoại giao, hoặc các nghi lễ quan trọng khác của triều đình từ khi thiết lập triều Nguyễn đến khi kết thúc vào năm 1945. 
“Đến nay, ngai vàng triều Nguyễn là hiện vật độc bản duy nhất có giá trị lịch sử, văn hóa và mỹ thuật to lớn. Đặc biệt mới đây, vào tháng 1-2016, ngai vàng đã được xếp hạng là bảo vật Quốc gia”, bà Anh Vân cho biết.
Những câu chuyện nhuốm màu tâm linh
Để tìm hiểu kỹ hơn về chiếc ngai vàng của triều Nguyễn, chúng tôi tìm gặp nhà nghiên cứu Huế - Phan Thuận An. Theo ông An, dù không có sử sách nào nhắc đến các vua triều Nguyễn có bao nhiêu ngai vàng nhưng qua hình ảnh tư liệu cho thấy, 13 đời vua nhà Nguyễn có nhiều ngai vàng được sử dụng khác nhau. Ví như thời vua Duy Tân có đến 4 ngai vàng, thời vua Khải Định có 2 ngai vàng... 
Nhà nghiên cứu Phan Thuận An cho hay, từ thời vua Đồng Khánh (lên ngôi năm 1885), triều đình bắt đầu cho người Pháp vào Đại nội chụp ảnh. Lúc này vua Đồng Khánh ngồi ở ngai vàng có chụp 2 bức ảnh, trong đó một bức được đưa qua Pháp và bức còn lại hiện treo ở Đại nội. 
Đến thời các vua Thành Thái, Duy Tân và Khải Định... thì có nhiều hình ảnh hơn về các vị vua ngồi trên ngai vàng. Qua hình ảnh cho thấy diện mạo ngai vàng thời vua Đồng Khánh khác với thời vua Thành Thái, Duy Tân từ bệ ngai vàng, lưng tựa, tay vịn đến các hoa văn trang trí. 

thumb_660_17_ngai_ss30.4.16-2

Nhà nghiên cứu Huế - Phan Thuận An kể chuyện liên quan đến chiếc ngai vàng triều Nguyễn. 


Năm 1923, trong khi trùng tu Điện Thái Hòa và một số cung điện để chuẩn bị lễ “Tứ tuần Đại Khánh”, vua Khải Định đã cho sửa sang lại bửu tán phía trên ngai vàng từ chất liệu vải quý sang sơn son thếp vàng; dưới bửu tán có 3 tấm bệ được chạm khắc các họa tiết và trên là ngai vua…   
Tháng 8-1945, vua Bảo Đại chính thức thoái vị, đánh dấu sự sụp đổ của nhà Nguyễn sau hơn 143 năm tồn tại với 13 vị vua từng lên ngôi trị vì. Thời điểm này, hàng trăm cổ vật, như Kim ấn, Ngọc tỷ, Kim sách... có từ thời các vua Nguyễn đều được chuyển ra Hà Nội. Năm 1962, số hiện vật quý giá này được chuyển sang kho của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lưu giữ. 
Năm 2007, Ngân hàng Nhà nước bàn giao toàn bộ số hiện vật quý giá triều Nguyễn cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia), trong đó có cả 85 chiếc Kim bảo, Ngọc tỷ được chế từ vàng, bạc, ngọc ngà dưới thời các vua Nguyễn... 
“Vậy, tại sao ngai vàng, một bảo vật gắn liền với giá trị lịch sử văn hóa qua các đời vua Nguyễn vẫn không hề bị xê dịch, hay chuyển khỏi điện Thái Hòa?”. Theo ông An, do thời điểm bấy giờ, người ta chọn lựa các bảo vật gọn nhẹ để dễ di chuyển, riêng các thứ to lớn, cồng kềnh như ngai vàng, kiệu vua, bức trấn phong bằng đá thời Minh Mạng, quả cầu hình cửu long... được an vị và đến nay vẫn được Trung tâm BTDT Cố đô Huế gìn giữ.
Từng một thời gian dài làm việc tại Trung tâm BTDT Cố đô Huế nên nhà nghiên cứu Phan Thuận An chứng kiến nhiều câu chuyện tâm linh liên quan đến bảo vật ngai vàng được đặt ở điện Thái Hòa. Ông kể, mỗi lần có đoàn làm phim đến điện Thái Hòa để quay cảnh cung cấm, vua chúa thì các diễn viên đều đứng trước ngai vàng kính cẩn quỳ lạy vì sợ “phạm thượng khi quân”, sau đó diễn viên đóng vai nhà vua mới dám ngồi lên ngai vàng để diễn. 
Người dân Huế cũng vậy, từ khi triều đình nhà Nguyễn sụp đổ, không có bất cứ ai dám đến sờ vào ngai vàng; hoặc dịch chuyển chiếc ngai vàng đi nơi khác. Bởi họ luôn nghĩ ngai vàng có sự linh thiêng, nếu ai ngồi hoặc chạm vào ngai vàng sẽ gặp điều tai ương. 
Bà Huỳnh Thị Anh Vân cho biết thêm, ngoài chiếc ngai vàng độc nhất vô nhị này, hiện bảo tàng đang quản lý hơn 13.000 hiện vật, trong đó có những cổ vật có giá trị và ý nghĩa lịch sử. Như áo tế Giao, bia Khiêm Cung Ký hay bộ sưu tập vạc đồng thời chúa Nguyễn... Tất cả những cổ vật này đều được Chính phủ công nhận là bảo vật Quốc gia. Ngoài ra, để phục vụ du khách đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm, Trung tâm BTDT Cố đô Huế đã thực hiện phục chế thêm một số ngai vàng đặt trong Đại Nội và lăng tẩm thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế.
Đến nay, ngoài các cổ vật lịch sử được công nhận là bảo vật Quốc gia thì Nhã nhạc cung đình và Mộc bản triều Nguyễn đều được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể và di sản tư liệu thế giới. Đặc biệt trong đó có nhiều châu bản, mộc bản là những tài liệu có giá trị lịch sử, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Nguồn: Lê Anh Khoa (Công an nhân dân)

Phát hiện kho báu khổng lồ trong căn phòng bí mật dưới lòng đất của Đức Quốc xã

(VTC News) – Người phụ trách kho tàng Đức Quốc xã tuyên bố cuối cùng ông đã tìm thấy kho báu khổng lồ trị giá 250 triệu bảng Anh.

Ông Bartlomiej Plebanczyk, người phụ trách bảo tàng Marmerki nằm ở phía bắc Ba Lan tuyên bố tìm thấy một căn phòng bí mật chứa kho báu trị giá khoảng 250 triệu bảng Anh.
Người phụ trách bảo tàng Đức Quốc xã phát hiện ra một căn phòng kho báu nằm sau dưới lòng đất. Ảnh Dailymail
Người phụ trách bảo tàng Đức Quốc xã phát hiện ra một căn phòng kho báu nằm sau dưới lòng đất
Ông Plebanczyk cho biết, ông phát hiện ra căn phòng kho báu bị mất tích này trong một cuộc thăm dò tìm kiếm khu liên hợp hầm ngầm và boongke của Đức Quốc xã.

Đây không phải là lần đầu tiên những thông tin về việc tìm ra căn phòng hổ phách bị mất tích từ lâu. Hồi tháng 9 năm ngoái, Ba Lan đã tuyên bố phong tỏa khu vực nghi có “Đoàn tàu vàng” của phát xít Đức ở gần thành phố Walbrzych.
Căn phòng bí mật này đã bị đánh cắp từ thế chiến thứ hai. Ảnh The Sun
Căn phòng bí mật được trang trí bằng vàng
Hiện người phụ trách bảo tàng đang xin phép đi sâu vào trong căn phòng để kiểm chứng kho báu trong đó. Ảnh The Sun
Người phụ trách bảo tàng đang xin phép đi sâu vào trong căn phòng để kiểm chứng kho báu trong đó
Ước tính khó báu trị giá hơn 350 triệu bảng Anh. Ảnh The Sun
Ước tính khó báu trị giá hơn 250 triệu bảng Anh. Ảnh The Sun 

Những xác ướp kỳ bí vùng sa mạc Chile

Xác ướp với đủ các tư thế nằm, ngồi thậm chí nguyên da tóc, xác ướp đang mỉm cười, mặt xác ướp được làm từ da bồ nông…

Người Chinchorro là những người săn bắt hái lượm, sống ở cửa sông, bắt cá bằng lưới, giáo, lưỡi câu và dựng những túp lều di động bằng da và xương sư tử biển. Cuộc sống nguyên thuỷ giản đơn của họ không có vật nuôi, đồ gốm, nền nông nghiệp và luyện kim, hoàn toàn đối lập với thuật ướp xác tinh xảo mà họ tạo ra hàng nghìn năm, trước khi nền văn minh Inca thống trị. Tục ướp xác này kéo dài hơn 3.000 năm và trải qua các giai đoạn khác nhau khi xã hội Chinchorro biến mất vào năm 2.000 trước Công nguyên.
Không giống như xác ướp Ai Cập - chỉ những vị vua hay quý tộc mới được ướp xác, người Chinchorro thực hiện nghi thức này cho tất cả mọi người thuộc mọi lứa tuổi và địa vị xã hội. Trẻ sơ sinh, các thai nhi, thậm chí cả xác ướp các loài động vật, các loài thú nuôi cũng được "chăm sóc" tỉ mỉ như người trưởng thành.
Kỹ thuật ướp xác của người Chinchorro cổ rất cao. Kỹ thuật khử nước tự nhiên là một trong những phương pháp ướp xác phổ biến của người Chinchorro cổ đại. Tuy nhiên, môi trường khô nóng của sa mạc khô cằn nhất thế giới này mới là tác nhân quan trọng nhất bảo quản được xác ướp. Sự mất nước rất nhanh của các xác chết, cộng với môi trường nhiều natri đã khiến vi khuẩn không thể phát triển. Xác chết nhanh chóng được sấy khô dưới cái nóng 50-60 độ C.

Mummies
Một xác chết vẫn còn nguyên da, tóc và quần áo được chôn ở sa mạc Atacama. Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học, xác chết tự nhiên mất nước kiểu này có thể đã tạo cảm hứng cho người Chichorro cổ đại tích cực ướp xác trong thời kỳ bùng nổ dân số và phát triển văn hóa của người Chichorro cổ xưa hơn cả người Ai Cập cổ đại hàng ngàn năm.

Mummies2
Xác ướp một cậu bé có mặt nạ được chôn trên tấm dệt làm bằng cây lau sậy, nội tạng của xác ướp đã được thay thế bằng đất và phủ lớp tro quặng mangan đen lên trên đỉnh bộ xương. Qua khám phá hóa thạch cây cối ở dãy Andes gần đó, cũng như phóng xạ carbon, nhóm nhà khỏa cổ học cho rằng, thời điểm người Chinchorro thực hành ướp xác khi dân số tăng trong khoảng 7.000 năm trước đây và bắt đầu suy giảm vào 5.000 năm trước.

Mummies3
Xác ướp đang mỉm cười với bộ tóc giả và được phủ bởi lớp tro đen 5.000 năm tuổi. Kỹ thuật ướp xác kiểu này còn kéo dài hơn 2 thiên niên kỷ trong cộng đồng người Chinchorro. Sang năm 2800 trước công nguyên, lớp tro đen được thay thế bằng màu đỏ, có thể do thay đổi về biểu tượng màu sắc hoặc vì quặng mangan đen khó tìm kiếm hơn.

Mummies4
Đây là một khuôn mặt xác ướp được sơn mặt nạ, chứng tỏ cùng với khí hậu khắc nghiệt ở sa mạc Atacama, sự bùng nổ dân số của người Chinchorro từ 7.000 năm trước đã thúc đẩy kỹ thuật ướp xác.

Mummies5
Các xác ướp người lớn và trẻ em được phân cách bởi xương cá voi. Đây có thể là các xác ướp của một gia đình. Theo quan niệm của người Chinchorro, ướp xác để thể hiện sự hiện diện trường tồn của tổ tiên.

Mummies6
Cảnh mô tả người Chinchorro dùng lau sậy, tro dán để gia cố các xương, khớp của người chết và làm da giả bằng vải. Rất có thể người Chinchorro khi chết đi sẽ được đưa tang diễu hành quanh các xác ướp rồi mới được chôn.

Mummies7
Xác ướp một người phụ nữ 2000 năm tuổi có mặt nạ làm từ tấm vải liệm bằng cây lau sậy, dây thừng và da làm từ da một con bồ nông. Người Chinchorro khác với người Ai Cập cổ đại, không chỉ ướp xác cho quý tộc, vua chúa, mà họ ướp xác cho tất cả mọi người, bất kể tuổi tác hay địa vị.

Mummies8
Một xác ướp trẻ em Chinchorro được dán mặt nạ trên đỉnh hộp sọ. Theo các nhà nghiên cứu, xác ướp ở Chinchorro và Bắc Phi có thể có cùng cảm hứng từ việc bảo quan thi thể trong điều kiện sa mạc. Sự trùng hợp này có thể là ngẫu nhiên đều dựa vào môi trường sa mạc.

Mummies9
Đối với người Chinchorro, trẻ em được gắn vào khung gỗ đeo lên lưng cha mẹ chúng khi sống cũng khi chết. Đây là hình ảnh chân xác ướp của một trẻ em 5.000 năm tuổi được đóng trên khung gỗ để đeo lên lưng cha mẹ chúng khi chết.
Nguồn: Thiếu niên/Nationalgeographic

Bí ẩn rợn người về những xác ướp có tên 'người muối'

(VTC News) - Các kết quả phóng xạ các-bon đã đưa ra con số giật mình, khi chắc chắn rằng, tuổi đời của các xác ướp lên tới hơn 11.000 năm.

Ở Iran, có một nghĩa địa kỳ lạ, lưu giữ hàng trăm xác ướp có tuổi hàng ngàn năm. Nghĩa địa đó nằm trong mỏ muối có tên Chehrabad, thuộc thành phố Zajnan, miền Bắc của Iran.

Đây là mỏ muối rất lớn, được người cổ đại khai thác từ hàng ngàn năm trước. Mỏ muối lớn nhất Trung Đông này đủ cung cấp muối ăn cho dân cư cả Trung Đông hàng ngàn năm nữa cũng không hết.

Khoảng thập kỷ 90 thế kỷ trước một số doanh nghiệp đã tiến hành khai thác lại mỏ muối đã bỏ hoang này và phát hiện ra một nghĩa địa gồm hàng chục xác ướp. Các xác ướp đều còn nguyên vẹn, đủ cả râu, tóc, quần áo, da thịt. Thậm chí, nhiều xác ướp vẫn còn rõ hình thù nội tạng, dù đã khô quắt lại.

Xác ướp đầu tiên với râu tóc dài và bạc trắng mà một số nhà nghiên cứu cho rằng giống với nguyên mẫu của “thần rừng Satyrs”.
Xác ướp đầu tiên với râu tóc dài và bạc trắng mà một số nhà nghiên cứu cho rằng giống với nguyên mẫu của “thần rừng Satyrs”. 

Các nhà khoa học đã đặt tên cho các xác ướp này là 'người muối', bởi các xác ướp được bảo tồn trong moi trường khô và mặn của muối.

Ban đầu, các nhà khoa học phán đoán những xác ướp này có tuổi chỉ 1-2 trăm năm. Tuy nhiên, các kết quả phóng xạ các-bon đã đưa ra con số giật mình, khi chắc chắn rằng, tuổi đời của một số xác ướp lên tới hơn 11.000 năm.

Các nhà khoa học cho rằng, những xác ướp này là nạn nhân của các vụ sập hầm, hoặc lý do nào đó, mà họ chết tại mỏ muối và bị chôn vùi. Hàng ngàn tấn muối đã chôn lấp các thi thể, tạo nên môi trường yếm khí, khiến vi khuẩn không xâm nhập được.

Môi trường muối hút hết nước trong cơ thể nạn nhân một cách từ từ, khiến xác khô quắt lại như thể bị hun khói.

Hiện 4 xác ướp đã được chuyển về bảo tàng khảo cổ đặt tại tỉnh Zanjan, một xác ướp chuyển về bảo tàng quốc gia Iran.

Các xác ướp 'người muối' thu hút rất nhiều người tò mò, cùng các nhà khoa học trên khắp thế giới đến nghiên cứu.

Một số xác ướp mới phát lộ, tuy nhiên, vẫn nằm ở hiện trường. Các xác ướp này nằm trong lớp muối kết tinh rắn như đá.


Việc liên tục phát hiện 'người muối' ở mỏ Chehrabad đã thu hút các nhà khảo cổ khắp thế giới tìm đến nghiên cứu.

Chính quyền đã cho dừng việc khai thác muối để các nhà khoa học tìm kiếm xác ướp. Rất nhiều xác ướp đã được tìm thấy thêm tại mỏ muối kỳ lạ này.

Trong số các xác ướp, có một xác ướp muối khá bí ẩn và thú vị, của một người đàn ông chừng 50 tuổi.
Những “người muối” hiện vẫn đang được trưng bày công khai tại bảo tàng khảo cổ Iran.
Những “người muối” hiện vẫn đang được trưng bày công khai tại bảo tàng khảo cổ Iran. 

Người đàn ông này có tướng mạo đẹp, mặc quần áo sang trọng, râu rậm trắng xóa, tay cầm thanh kiếm sắt, lại đeo đôi bông tai bằng vàng ròng.

Người đàn ông này chết khoảng năm 200 sau công nguyên. Bộ dạng của ông ta giống một vị tướng hơn là một thợ khai thác muối. Nghiên cứu về xác ướp này sẽ làm sáng tỏ nhiều điều thú vị.

Phong Hòa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét