Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 449

(ĐC sưu tầm trên NET)

Kỷ luật đại tá cấp biển xanh xe Lexus chở Trịnh Xuân Thanh

Đại tá Võ Chí Thanh, Trưởng phòng CSGT Hậu Giang bị kỷ luật khiển trách trong vụ cấp biển số xanh cho xe Lexus của nguyên Phó chủ tịch tỉnh Trịnh Xuân Thanh.
Ngày 23/9, Công an tỉnh Hậu Giang ra thông cáo báo chí liên quan đến vụ cấp biển số xanh 95A-0699 cho xe Lexus 570 tư nhân. Đại tá Võ Chí Thanh, Trưởng phòng CSGT (PC67) Công an Hậu Giang bị kỷ luật khiển trách về mặt chính quyền do vi phạm quy định và quy trình trong công tác đăng ký, cấp biển số xe ôtô.
"Chi bộ PC67 thống nhất kỷ luật khiển trách đại tá Thanh vào hai tháng trước. Sau khi có kết luận của Bộ Công an, ông Thanh chính thức bị kỷ luật", một cán bộ có trách nhiệm nói.
Ky luat dai ta cap bien xanh xe Lexus cho Trinh Xuan Thanh hinh anh 1
Chiếc Lexus 570 được ông Trịnh Xuân Thanh sử dụng.
Hai năm trước, Chánh văn phòng Ban Cán sự Đảng của Bộ Công thương là ông Trịnh Xuân Thanh được điều chuyển về Hậu Giang làm Phó chủ tịch UBND tỉnh. Cán bộ này đã mang từ Hà Nội vào miền Tây xe Lexus 570 biển số 29A-790.93.
Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang cho rằng, để xe Lexus này di chuyển thuận tiện khi ông Thanh đi công tác nên nơi đây yêu cầu ngành công an cấp biển số xanh. Do giấy tờ xe là biển số trắng, PC67 Hậu Giang đã cho xe của ông Trịnh Xuân Thanh sử dụng mượn biển số xanh 95A-0699.
Hơn một tháng trước, người dân TP Cần Thơ thấy xe Lexus biển số 95A-0699 chạy ngoài đường nên họ chụp hình cung cấp cho báo chí. Ông Thanh sau đó trả lại biển số xanh.
Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an khẳng định không có quy định nào cho phép cấp biển xanh cho xe của cá nhân dù là chính khách cấp cao từ Trung ương đến địa phương. Tuy chưa có kết luận cuối cùng về vụ việc nhưng từ thông tin ban đầu của báo chí, Bộ trưởng Công an khẳng định việc cấp biển số xanh cho xe tư nhân là sai quy định, vi phạm pháp luật.

Sếp PVC nhận 107 triệu một tháng dưới thời Trịnh Xuân Thanh

Dù kinh doanh bết bát, thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng nhưng các lãnh đạo PVC dưới thời Chủ tịch Trịnh Xuân Thanh vẫn nhận lương trăm triệu đồng mỗi tháng.
Việt Tường

Thêm đồng bọn giật dây chuyền nữ công nhân giữa Sài Gòn sa lưới

Thứ Bảy, 24/09/2016 01:08
|
(CAO) Được giao nhiệm vụ cản địa và giải cứu khi đồng bọn vấp phải sự kháng cự nhưng khi thấy Thạch bị nữ công nhân dùng nón bảo hiểm đánh gục, Sang toát mồ hôi rồ ga tháo chạy khỏi hiện trường.
    Liên quan đến vụ nữ công nhân dùng nón bảo hiểm hạ gục tên cướp giữa Sài Gòn xảy ra vào sáng ngày 22-9, cơ quan CSĐT Công an Q. Bình Tân, TP.HCM cho biết đã bắt được thêm đối tượng đồng phạm trong vụ cướp nói trên.
    Đối tượng Thạch bị nữ công nhân hạ gục
    Trước đó như báo CATP đã đưa tin, khoảng 7 giờ sáng ngày 22-9, chị Nguyễn Thị Thùy Trang (SN 1993, ngụ Q.5) điều khiển xe máy BKS 54N1-6277 chở chị Võ Thị Kim Loan (SN 1995, quê Tiền Giang) đang hối hả đến chỗ làm.
    Khi đến trước nhà số 36 đường số 40 (P.Tân Tạo, Q.Bình Tân), Huỳnh Ngọc Thạch (SN 1998, ngụ Q.6) phát hiện trên cổ chị Trang có đeo sợi dây chuyền nên cố tình chạy áp sát rồi bất ngờ với tay giật phăng sợi dây chuyền nạn nhân đang đeo trên cổ.
    Bị cướp bất ngờ nhưng chị Trang vẫn nhanh tay chụp được tay lái xe máy của Thạch làm hắn ngã nhào xuống đường. Không để tên cướp vùng dậy bỏ chạy, chị Trang cởi nón bảo hiểm lao đến đánh tới tấp vào đầu của Thạch và truy hô để nhờ quần chúng phối hợp bắt giữ đối tượng cùng tang vật giao nộp cơ quan công an.
    Hai đối tượng Thạch và Sang bị tóm gọn sau khi "ăn hàng"
    Lúc này, Vương Đức Sang (SN 1998, cùng ngụ Q.6) chạy phía sau thấy đồng bọn bị bắt đã hoảng sợ phóng xe bỏ chạy thục mạng. Thế nhưng, hình ảnh của hắn cũng đã bị camera an ninh ở gần đó ghi lại. Sau khi trích xuất dữ liệu camera, qua sàng lọc các đối tượng và bằng các biện pháp nghiệp vụ, các trinh sát hình sự đặc nhiệm công an Q. Bình Tân đã khoanh vùng được đối tượng nghi vấn.
    Sáng ngày 23-9, khi Sang đang tìm đường chạy trốn thì bị các trinh sát mật phục bắt gọn. Tại cơ quan công an, bước đầu cả Sang và Thạch khai nhận hành vi phạm tội của mình và cho biết trước khi đi "ăn hàng", chúng đã bàn bạc kế hoạch rất kỹ lưỡng để tránh bị sa lưới. Cụ thể, mỗi người sẽ điều khiển một xe máy riêng. Khi phát hiện thấy con mồi, nếu Thạch ra tay cướp giật thì Sang sẽ đóng vai trò cản địa và ngược lại. Vậy nhưng trong phi vụ vừa qua khi thấy Thạch gặp phải bị hại quá giữ dằn thì Sang sợ bỏ chạy "mất dép".
    Hiện vụ án đang tiếp tục được điều tra làm rõ.

    Dùng mã tấu khống chế chủ nhà trọ ở Sài Gòn để cướp đồ

    Biết bà Tư là người giàu có, thường để nhiều tiền trong người, Tiến và đồng bọn đã lừa chủ nhà trọ vào phòng rồi cầm mã tấu khống chế để cướp đồ.
    Các trinh sát Công an quận Thủ Đức (TP.HCM) vừa triệt phá băng tội phạm nghiện ma túy đá chuyên trộm, cướp tài sản. Họ gồm: Hồ Minh Tiến (18 tuổi), Nguyễn Tấn Lực (26 tuổi), Hồ Minh Kha (24 tuổi) và Lê Đức Toàn (22 tuổi) đều ở quận Thủ Đức.
    Cơ quan điều tra cho biết, ngày 23/8, nhóm thanh niên trên đến thuê phòng trọ của bà Nguyễn Thị Tư (74 tuổi, ở phường Bình Chiểu). Mục đích của họ là lợi dụng lúc công nhân đi làm để bẻ khóa cửa đột nhập vào phòng trộm tài sản.
    Trong thời gian ở trọ, biết bà chủ có rất nhiều tiền, vàng trang sức, băng nhóm này lên kế hoạch dùng dao, mã tấu, dây dù khống chế bà Tư để cướp. Theo kế hoạch Tiến phân công Kha cầm mã tấu khống chế, bịt miệng bà Tư, còn anh ta sẽ trói tay chân nạn nhân bằng quần áo, các tên còn lại sẽ đứng canh cửa và vào nhà lục soát tài sản.
    Sáng 19/9, cả nhóm thức dậy nhưng thấy khu trọ còn đông người nên chúng đi uống cà phê. Đến 11h cùng ngày, chúng quay lại khu trọ, Tiến vờ kêu bà Tư sang phòng ghi số điện. Khi bà chủ nhà vừa bước vào, anh ta chốt cửa cầm mã tấu khống chế nạn nhân.
    Khi Tiến đang thực hiện hành vi phạm tội, bất ngờ các trinh sát ập vào bắt quả tang, giải cứu nạn nhân. Tại hiện trường cảnh sát đã thu giữ 2 con dao, mã tấu tự chế cùng nhiều hung khí khác.
    Tại cơ quan điều tra, băng nhóm trên đã khai nhận thực hiện nhiều vụ trộm, cướp tài sản trên địa bàn.

    Truy lùng thủ phạm dí dao vào cổ tài xế cướp taxi ở Sài Gòn

    Yêu cầu tài xế taxi chở lòng vòng từ TP.HCM đến Bình Dương rồi quay lại điểm xuất phát, vị khách bất ngờ rút dao dí vào cổ lái xe, cướp xe, tiền cùng điện thoại rồi tẩu thoát.
    Khánh Trung

    GS Đức đưa ra ý tưởng chống ngập cho TP.HCM

    Tình hình ngập úng tại TP.HCM hiện nay đang ngày càng nghiêm trọng /// Nguyễn Tiến
    Tình hình ngập úng tại TP.HCM hiện nay đang ngày càng nghiêm trọngNguyễn Tiến
    GS-TS Boris Lehmann (Đức) đưa ra ý tưởng sử dụng mô hình kết hợp để dự báo thời tiết, sau đó dùng mạng lưới để đo đạc mực nước. Từ đó, sẽ có thể mở rộng lưu vực sông để nước thoát nhanh.
    Ngày 23.9, Trường ĐH Việt Đức tổ chức hội thảo tập hợp các ý kiến của các học giả trong lĩnh vực lũ lụt đô thị, nhằm mở ra hướng đi mới cho những nghiên cứu về ứng phó với ngập úng.
    Phát biểu tại hội thảo, TS Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu TP.HCM cho biết, tình hình lũ lụt tại TP là do: đô thị hóa, cường độ mưa, nước biển dâng, sụt lún đất và lũ thượng nguồn. Các báo cáo đánh giá tính bền vững trong các kế hoạch kiểm soát lũ lụt trong đô thị hiện có và giải thích lý do tại sao việc kiểm soát lũ lụt vẫn chưa được như mong đợi. Đó là do những trở ngại về mặt kỹ thuật chưa phù hợp thực tế, vấn đề đồng thuận của người dân cũng nhưng các thể chế chưa thật sự thuyết phục người dân.
    Cùng quan điểm, TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó phòng Quy hoạch chung, Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM nhận xét, trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở TP.HCM và những tác động của biến đổi khí hậu, dẫn đến lũ lụt ở khu vực đô thị ngày càng nghiêm trọng.
    “Với mục tiêu nhằm góp phần làm giảm bớt các vấn đề ngập úng cho TP, tăng cường không gian xanh đô thị, xây dựng một mô hình đầu tư thực tế và khả thi, vừa qua Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc cũng đã tổ chức chương trình “Thích ứng với biến đổi khí hậu”. Chương trình đã nghiên cứu mô hình công viên đa chức năng, kết hợp chức năng hồ điều tiết, tăng diện tích không gian mở và nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân”, ông Tuấn cho biết.
    GS-TS Boris Lehmann, Giám đốc Viện Kỹ thuật thủy lực và tài nguyên nước - ĐH Kỹ thuật Darmstadt (Đức) cũng đưa ra các ý tưởng phòng chống ngập lụt. Theo đó, nên sử dụng mô hình kết hợp để dự báo thời tiết, sau đó dùng mạng lưới để đo đạc mực nước. Từ đó, sẽ có thể mở rộng lưu vực sông để nước thoát nhanh.
    “Ưu điểm của phương pháp này, là tạo ra những khoảng không gian ở các dòng sông nhằm dự trữ cho việc thoát lũ. Việc đo đạc và những tác động của biện pháp này sẽ giúp cho các công trình xây dựng thích ứng với lũ, cũng như có thể quản lý lũ lụt cấp độ địa phương. Tuy nhiên, phương pháp này cũng gặp một số nhược điểm như: cần phải phát triển các khái niệm an toàn trong mô hình kỹ thuật thủy lực”, ông Boris Lehmann nhấn mạnh.
    Nguyễn Tiến

    Hổ vồ chết nhân viên chăm sóc thú

    Dân trí Một nhân viên chăm sóc hổ tại Bình Dương đã bị con hổ cái nặng khoảng 120kg vồ và cắn chết, trong lúc nhân viên này vào chăm sóc và cho hổ ăn.

    hotrang-1474645115407
    Một con hổ trắng qúy hiểm được nuôi nhốt tại Bình Dương
    Đến đêm 23/9, cơ quan chức năng vẫn đang khám nghiệm hiện trường, làm rõ vụ một nhân viên chăm sóc trại nuôi của Công ty Thái Bình Dương bị con hổ cái nặng trên 120kg vồ, cắn chết tại chỗ.
    Theo thông tin ban đầu, chiều tối cùng ngày, ông Lương Văn Hải (40 tuổi, quê Thái Bình) cho con hổ cái khoảng 10 năm tuổi, nặng trên 120kg ăn tại chuồng nuôi của Công ty Thái Bình Dương (phường Bình An, thị xã Dĩ An) thì bất ngờ bị con hổ lao đến tấn công. Dù cố gắng vùng vẫy thoát ra ngoài nhưng ông Hải vẫn bị “chúa sơn lâm” vồ, cắt chết tại chỗ.
    Một số đồng nghiệp của nạn nhân cho biết, ông Hải đã có thâm niên gần 20 năm làm việc chăm sóc hổ tại đây. Con hổ cắn chết ông Hải có dấu hiệu nằm li bì mấy ngày qua, chiều tối 23/9, ông Hải mang đồ ăn vào chăm sóc con hổ thì gặp nạn, hiện công ty này đang nuôi nhốt 16 con hổ.
    Đây không phải là lần đầu tiên cơ sở nuôi nhốt này xảy ra sự cố, vào năm 2009, một con hổ tại trại nuôi tại đây từng bị sổng chuồng, chạy vào nhà dân kế bên. May mắn, con hổ này đã không tấn công ai, sau đó được lùa trở lại chuồng.
    Được biết, hiện có 3 đơn vị được phép nuôi hổ thí điểm trên địa bàn tỉnh Bình Dương, gồm: Công ty Bia Thái Bình Dương - Pacific (Dĩ An), khu du lịch Thanh Cảnh (thị xã Thuận An) và khu du lịch Đại Nam (TP. Thủ Dầu Một).
    
Anh Trương Minh Chánh (người đội mũ bảo hiểm) đã từng bị hổ săn năm 2009.
    Anh Trương Minh Chánh (người đội mũ bảo hiểm) đã từng bị hổ "săn" năm 2009.
    Một vụ hổ vồ chết người khác cũng đã từng gây chấn động dư luận cũng xảy ra vào chiều 10/9/2009, tại Khu du lịch Đại Nam.
    Theo đó, nhóm người gồm các anh Trương Minh Chánh (tổ trưởng tổ chăm sóc cây xanh), Nguyễn Công Danh (47 tuổi), Nguyễn Thanh Giàu (21 tuổi), Dương Văn Sửa và một người tên Sáu (nhân viên cấp dưới tổ chăm sóc cây xanh) đang trồng cây trong một chuồng hổ tại khu du lịch Đại Nam (Bình Dương), bất ngờ bị một con hổ nặng hơn 150kg lao qua rào, tấn công dữ dội, khiến nhiều người bị thương. Trong sự cố lần này, do thương tích quá nặng nên anh Nguyễn Công Danh đã tử vong và một số nạn nhân khác phải nhập viện điều trị.

    Trung Kiên
    Khi nào sử dụng “quyền im lặng”?
    Thứ sáu, 23/09/2016, 22:33 (GMT+7)
    LTS: Tại phiên xử sơ thẩm vụ án Trương Hồ Phương Nga (29 tuổi, Hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007) cùng đồng bọn về phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” vào ngày 21-9 vừa qua, nhận thấy vụ án còn nhiều nội dung chưa được làm rõ trong quá trình điều tra nên hội đồng xét xử của TAND TPHCM quyết định trả hồ sơ cho viện kiểm sát để điều tra bổ sung. Tình tiết số tiền 16,5 tỷ đồng được bị cáo Phương Nga lần đầu tiên khai tại tòa có khả năng sẽ làm thay đổi bản chất vụ án. Sau phiên tòa, chế định “quyền im lặng” một lần nữa được quan tâm đặt ra. Báo SGGP xin trích đăng một số ý kiến của các luật sư xung quanh chế định này.

    - Luật sư Nguyễn Văn Đức, Đoàn LS TPHCM
    “Quyền im lặng” là một quy định tiến bộ trong tố tụng hình sự của nước ta, góp phần phòng tránh oan sai do người tiến hành tố tụng gây ra. Tuy nhiên, “quyền im lặng” không phải lúc nào cũng “hiệu nghiệm” đối với người phạm tội, một khi chứng cứ buộc tội quá rõ ràng.

    Vậy vấn đề đặt ra là khi nào và trường hợp nào thì người bị buộc tội mới sử dụng đến “quyền im lặng”?

    Trong hoạt động tố tụng hình sự, để buộc tội một người, trách nhiệm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT). Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 (tương ứng điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự - BLTTHS - 2015) quy định về nguyên tắc xác định sự thật khách quan của vụ án: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.
    Do vậy, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các CQTHTT không chỉ làm rõ chứng cứ có tội mà còn phải có trách nhiệm làm rõ những chứng cứ xác định bị can, bị cáo vô tội. Để chứng minh bị cáo có tội hay không có tội, các CQTHTT không chỉ dựa vào lời khai của bị can, bị cáo mà phải xem xét tất cả các chứng cứ, tài liệu có liên quan một cách khách quan, toàn diện.

    “Không được dùng lời khai nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội bị can, bị cáo”, khoản 2 điều 72 BLTTHS 2003 quy định. Như vậy, trong tố tụng hình sự, nguyên tắc “trọng chứng hơn trọng cung” đã được minh thị rõ ràng. Do vậy, kể cả trường hợp bị can, bị cáo có khai báo thế nào đi nữa nhưng nếu lời khai của họ không phù hợp với các chứng cứ khác thì không được coi là chứng cứ của vụ án. Vì lẽ đó, trong quá trình điều tra, việc bị can có quyền khai báo hoặc từ chối khai báo nếu thấy việc khai báo đó chống lại mình cũng không làm thay đổi bản chất, sự thật khách quan vụ án. Vấn đề là các CQTHTT và người THTT có đủ năng lực để tìm ra sự thật của vụ án hay không mới là điều quan trọng. Có nhiều vụ án, bị can, bị cáo không khai, hoặc khai báo không đúng sự thật, nhưng các CQTHTT vẫn xác định được sự thật vụ án để buộc tội các bị can, bị cáo một cách tâm phục khẩu phục.

    Điểm d khoản 2 điều 60 và điểm h khoản 2 điều 61 BLTTHS 2015, quy định bị can, bị cáo có quyền: “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;”. Đây chính là sự cụ thể hóa “quyền im lặng” của bị can, bị cáo của BLTTHS 2015. Trước đây, BLTTHS 2003, tại điều 49 và 50, quy định về quyền của bị can, bị cáo, không có quyền này. Đây thật sự là một sự thay đổi quan trọng về nhận thức về quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp 2013. Việc quy định “quyền im lặng”, không chỉ đảm bảo việc thực thi tốt hơn quyền con người, quyền công dân mà còn làm tăng trách nhiệm của các CQTHTT trong hoạt động tố tụng hình sự.

    Trở lại trường hợp vụ hoa hậu Trương Hồ Phương Nga, trong suốt quá trình tố tụng ở Cơ quan điều tra, bị can này không khai báo mà đợi đến khi ra tòa mới khai, chứng tỏ đã có sự tính toán rất kỹ và có sự am hiểu pháp luật nhất định. Nếu lời khai tại tòa của người này là chính xác và có căn cứ, cho thấy tín hiệu tích cực khi bị can, bị cáo sử dụng “quyền im lặng” trong tố tụng hình sự. Điều này đòi hỏi các CQTHTT khi buộc tội một người phải hết sức thận trọng. Để tránh oan sai và “đối phó” với việc bị can, bị cáo sử dụng “quyền im lặng”, buộc người THTT cần trang bị tốt kiến thức pháp luật, kỹ năng điều tra, xét hỏi, đồng thời phải công tâm, khách quan trong việc đánh giá chứng cứ.
    Lời khai tại tòa của Trương Hồ Phương Nga về “hợp đồng tình ái” chưa biết đúng sai thế nào, nhưng qua đó cho thấy một điều: Quá trình điều tra, truy tố đã chưa thu thập chứng cứ một cách đầy đủ, toàn diện; có dấu hiệu cho thấy Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát tập trung vào chứng cứ buộc tội mà bỏ qua chứng cứ gỡ tội. Nếu quá trình điều tra bổ sung mà xác định lời khai cùng các chứng cứ chứng minh có “hợp đồng tình ái” thì bản chất vụ án rẽ sang một hướng khác. Lúc đó, việc giải quyết hậu quả pháp lý của vụ án hết sức nặng nề.

    Việc chọn đúng thời điểm khai nhận đã giúp Trương Hồ Phương Nga "ghi điểm". Tình tiết vụ án được công bố tại tòa sẽ được ghi nhận vào biên bản, để Tòa án buộc cơ quan điều tra phải điều tra bổ sung, làm rõ lời khai và các chứng cứ liên quan đến lời khai này. Những tình tiết này được công bố rộng rãi trước dư luận cả nước sẽ là kênh giám sát vững chắc cho kết quả điều tra bổ sung trong thời gian tới. Đây là thành công bước đầu của Trương Hồ Phương Nga trong việc sử dụng “quyền im lặng”. Dư luận cả nước đang trông chờ vào kết quả điều tra bổ sung. Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát sẽ phải chịu sức ép và sự giám sát chặt chẽ của dư luận và cơ quan báo chí.

    Sự việc của Trương Hồ Phương Nga cũng là sự cần thiết để CQTHTT điều chỉnh lại chính mình trước khi BLTTHS 2015 chính thức được thực thi. Trước giờ, các CQTHTT và người THTT hay có quan niệm là bị can, bị cáo không khai báo theo hướng buộc tội là ngoan cố, chối tội nên khi xét xử không áp dụng tình tiết giảm nhẹ “thành khẩn khai báo” cho họ. Quan niệm này, không phù hợp với quy định pháp luật, bởi lẽ trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các CQTHTT, chứ không phải người bị buộc tội. Người bị buộc tội không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội, nhưng họ có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến để phản bác cáo buộc chống lại mình hoặc làm nhẹ đi trách nhiệm hình sự mà họ đang bị cáo buộc. Như vậy, nếu bị can, bị cáo khai báo không theo hướng buộc tội của CQTHTT và người THTT nhưng đúng sự thật thì không thể coi là họ không thành khẩn và phải cho họ hưởng tình tiết giảm nhẹ “thành khẩn khai báo”.

    Qua vụ việc Trương Hồ Phương Nga cho thấy bước tiến dài về sự tiến bộ của tố tụng hình sự khi đưa vào“quyền im lặng”. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào, người bị buộc tội cũng sử dụng “quyền im lặng”. Việc sử dụng “quyền im lặng” vào lúc nào, khi nào thì người bị buộc tội cũng cần cân nhắc. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để tự bào chữa, bảo vệ cho mình sẽ phát huy hiệu quả, nhưng không nên quá lạm dụng, nhất là những vụ án mà chứng cứ buộc tội “hai năm rõ mười”.
    Bị cáo Trương Hồ Phương Nga trong ngày xét xử sơ thẩm 21-9
    - Luật sư Nguyễn Thành Công - Công ty Đông Phương Luật
    1. Chế định “Quyền im lặng” trong Bộ luật TTHS 2003 và Bộ luật TTHS 2015
    "Quyền im lặng'' là một chế định được bổ sung trong Bộ luật TTHS 2015. Bộ luật TTHS 2003 đã quy định về quyền này, một trong những quyền căn bản của người bị buộc tội nhưng chưa đầy đủ và cụ thể. Đến Bộ luật TTHS 2015, nhằm phù hợp yêu cầu mới của Hiến pháp 2013, quy định về “quyền im lặng” đã được bổ sung một cách đầy đủ nhằm bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

    Theo quy định của Bộ luật TTHS 2003, tại các điều 48, 49, 50 của Bộ luật này thì người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai. Đây là quyền do vậy những đối tượng này không có nghĩa vụ phải thực hiện, tức họ có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền này. Đây được coi như là cơ hội để người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ăn năn hối cải để được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật khi thực tế đã thực hiện hành vi phạm tội cũng như là cơ hội để họ tự bào chữa, bảo vệ mình trong các trường hợp oan, sai. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi họ tự nguyện khai báo mà không bị ép buộc do bức cung, nhục hình.

    Bộ luật TTHS 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung cần thiết để bảo đảm quyền lợi và bảo vệ cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Cụ thể điều 57, 58, 59, 60 có quy định những người này có quyền Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Đây cũng là quyền, và như đã nói ở trên thì người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền thực hiện hoặc không thực hiện. Nếu khi bị bắt, bị tạm giữ, người bị bắt, bị tạm giữ có chứng cứ, lời khai chứng minh được mình không thực hiện hành vi phạm tội hoặc lời khai, chứng cứ có lợi cho mình hoàn toàn có thể trình bày, khai với cơ quan điều tra, Điều tra viên. Hoặc họ cũng có thể giữ im lặng chờ Luật sư, người bào chữa của mình tới làm việc để đảm bảo đưa ra lời khai có lợi cho mình nhất mà không “hớ hênh” đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc dẫn đến suy đoán là mình có tội.

    Đây là một quy định được đưa ra nhằm bảo đảm tính minh bạch của pháp luật, tạo nhận thức thống nhất trong quá trình lấy lời khai, hỏi cung. Đây cũng là quy định phù hợp với Hiến pháp 2013 Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Thực tế, khi bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam thì người bị bắt, tạm giữ, tạm giam thường có tâm lý lo sợ dẫn đến thiếu chính xác khi trình bày sự việc, hoặc trình bày theo định hướng của điều tra viên. Trong khi đó lời khai ban đầu có ý nghĩa rất quan trọng có thể lái vụ án theo hướng của lời khai. Do đó, khi Bộ luật TTHS 2015 có hiệu lực, “quyền im lặng” như cách diễn giải ở điều 57, 58, 59, 60 của Bộ luật này sẽ là tấm lá chắn bảo vệ cho người bị bắt, tạm giữ, tạm giam khi có thể chờ người bào chữa của mình để trao đổi bảo vệ mình theo hướng có lợi nhất cũng như giảm thiểu, hạn chế tình trạng oan sai do mớm cung, bức cung, nhục hình. Thực tế, chế định này đang được áp dụng và mang lại hiệu quả tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vai trò của Luật sư, người bào chữa cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo sẽ được nâng lên và khả năng bảo vệ cho những người này cũng tốt hơn do Luật sư, người bào chữa được tham gia bảo vệ cho thân chủ mình từ thời điểm thân chủ bị bắt, bị tạm giữ.

    2. Bộ luật TTHS 2015 chưa có hiệu lực thì có được áp dụng chế định “Quyền im lặng” không?
    Căn cứ vào Khoản 4 Điều 1 Nghị Quyết 144/2016/QH13 của Quốc Hội về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành Tạm giữ, Tạm giam số 94/2015/QH13 và bổ sung dự án Luật Sửa đổi, Bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 thì mặc dù Bộ luật TTHS 2015 đã bị lùi hiệu lực thi thành tuy nhiên một số quy định có lợi cho người phạm tội được quy định tại Bộ luật này, BLHS 2015 và Nghị quyết 109/2015/QH13 vẫn được áp dụng.

    4. Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2016:

    a) Thực hiện các quy định có lợi cho người phạm tội tại khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật Hình sự; tiếp tục áp dụng khoản 2 Điều 1 và các quy định khác có lợi cho người phạm tội tại Nghị quyết số 109/2015/QH13;

    b) Áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 để thi hành các quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và Nghị quyết số 109/2015/QH13 tại điểm a khoản này;

    Quy định tại điều 57, 58, 59, 60 Bộ luật TTHS 2015 “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội” có thể hiểu là một quy định có lợi cho người phạm tội do vậy vẫn có thể được thi hành, áp dụng và thực hiện mà không cần căn cứ vào hiệu lực về thời gian của Bộ luật Hình sự 2015 và Bộ luật TTHS 2015.

    Trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Hoa hậu Phương Nga sử dụng “Quyền im lặng” như một công cụ để bảo vệ quyền của mình trước các cáo buộc của cơ quan điều tra. Tình tiết “hợp đồng tình ái” mà hoa hậu – bị cáo này nêu ra chắc chắn sẽ không bị cơ quan điều tra “vô tình” hay “cố ý” bỏ sót khi mà dư luận, báo chí cũng như các thành viên của Hội đồng xét xử đã đều biết được tình tiết này. Do vậy khi tiến hành điều tra bổ sung thì tình tiết này chắc chắn sẽ không bị “bỏ qua”.

    Nếu tình tiết được đưa ra là đúng, kết quả điều tra bổ sung cho thấy không đủ chứng cứ buộc tội Hoa hậu này thì tức là Hoa hậu này đã bị oan và hệ quả sẽ là một vụ án kiện ngược lại cơ quan điều tra để yêu cầu bồi thường. Còn không nếu tình tiết đó là sai, việc tiến hành điều tra bổ sung cũng có thể làm rõ nhiều tình tiết để củng cố việc buộc tội Hoa hậu này là đúng.

    Việc im lặng không khai báo trong quá trình điều tra về một tình tiết quan trọng mang ý nghĩa quyết định bản chất của hành vi chỉ nên thực hiện khi Người bị tạm giữ hình sự, bị can không có niềm tin vào Cơ quan điều tra nhưng cũng nên tiến hành khai báo khi đã có mặt Luật sư bào chữa cho mình. Còn giữ kín nội dung ấy để khi ra Tòa mới khai thì không phải mọi trường hợp đều có lợi. Bởi rủi ro có thể xảy ra khi lời khai đó ít giá trị chứng minh nên Tòa có thể không chấp nhận. Theo quy định của Bộ luật TTHS về thẩm quyền xét xử của Tòa không phải chấp nhận mọi lời khai của Bị cáo mà còn phải xem xét đến các tình tiết, lời khai, chứng cứ khác mà CQĐT hoặc VKS đã thu thập trong quá trình tố tụng trước đó.

    Việc không khai báo một phần hoặc toàn bộ nội dung vụ án của Bị can không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong vụ án đó vì cả trong Bộ luật TTHS 2003 và Bộ luật TTHS 2015 đều không quy định. Tuy nhiên, thái độ khai báo cũng là vấn đề được xem xét cho quá trình tổng thể lượng định hình phạt cuối cùng của Hội đồng xét xử. Vì vậy cần cân nhắc thực hiện quyền này một cách có lợi nhất cho bản thân, thể hiện sự công bằng của pháp luật.
    Ái Chân
    - See more at: http://www.sggp.org.vn/phapluat/2016/9/434580/#sthash.2tgzfuy2.dpuf
    Khi nào sử dụng “quyền im lặng”?
    Thứ sáu, 23/09/2016, 22:33 (GMT+7)
    LTS: Tại phiên xử sơ thẩm vụ án Trương Hồ Phương Nga (29 tuổi, Hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007) cùng đồng bọn về phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” vào ngày 21-9 vừa qua, nhận thấy vụ án còn nhiều nội dung chưa được làm rõ trong quá trình điều tra nên hội đồng xét xử của TAND TPHCM quyết định trả hồ sơ cho viện kiểm sát để điều tra bổ sung. Tình tiết số tiền 16,5 tỷ đồng được bị cáo Phương Nga lần đầu tiên khai tại tòa có khả năng sẽ làm thay đổi bản chất vụ án. Sau phiên tòa, chế định “quyền im lặng” một lần nữa được quan tâm đặt ra. Báo SGGP xin trích đăng một số ý kiến của các luật sư xung quanh chế định này.

    - Luật sư Nguyễn Văn Đức, Đoàn LS TPHCM
    “Quyền im lặng” là một quy định tiến bộ trong tố tụng hình sự của nước ta, góp phần phòng tránh oan sai do người tiến hành tố tụng gây ra. Tuy nhiên, “quyền im lặng” không phải lúc nào cũng “hiệu nghiệm” đối với người phạm tội, một khi chứng cứ buộc tội quá rõ ràng.

    Vậy vấn đề đặt ra là khi nào và trường hợp nào thì người bị buộc tội mới sử dụng đến “quyền im lặng”?

    Trong hoạt động tố tụng hình sự, để buộc tội một người, trách nhiệm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT). Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 (tương ứng điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự - BLTTHS - 2015) quy định về nguyên tắc xác định sự thật khách quan của vụ án: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.
    Do vậy, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các CQTHTT không chỉ làm rõ chứng cứ có tội mà còn phải có trách nhiệm làm rõ những chứng cứ xác định bị can, bị cáo vô tội. Để chứng minh bị cáo có tội hay không có tội, các CQTHTT không chỉ dựa vào lời khai của bị can, bị cáo mà phải xem xét tất cả các chứng cứ, tài liệu có liên quan một cách khách quan, toàn diện.

    “Không được dùng lời khai nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội bị can, bị cáo”, khoản 2 điều 72 BLTTHS 2003 quy định. Như vậy, trong tố tụng hình sự, nguyên tắc “trọng chứng hơn trọng cung” đã được minh thị rõ ràng. Do vậy, kể cả trường hợp bị can, bị cáo có khai báo thế nào đi nữa nhưng nếu lời khai của họ không phù hợp với các chứng cứ khác thì không được coi là chứng cứ của vụ án. Vì lẽ đó, trong quá trình điều tra, việc bị can có quyền khai báo hoặc từ chối khai báo nếu thấy việc khai báo đó chống lại mình cũng không làm thay đổi bản chất, sự thật khách quan vụ án. Vấn đề là các CQTHTT và người THTT có đủ năng lực để tìm ra sự thật của vụ án hay không mới là điều quan trọng. Có nhiều vụ án, bị can, bị cáo không khai, hoặc khai báo không đúng sự thật, nhưng các CQTHTT vẫn xác định được sự thật vụ án để buộc tội các bị can, bị cáo một cách tâm phục khẩu phục.

    Điểm d khoản 2 điều 60 và điểm h khoản 2 điều 61 BLTTHS 2015, quy định bị can, bị cáo có quyền: “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;”. Đây chính là sự cụ thể hóa “quyền im lặng” của bị can, bị cáo của BLTTHS 2015. Trước đây, BLTTHS 2003, tại điều 49 và 50, quy định về quyền của bị can, bị cáo, không có quyền này. Đây thật sự là một sự thay đổi quan trọng về nhận thức về quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp 2013. Việc quy định “quyền im lặng”, không chỉ đảm bảo việc thực thi tốt hơn quyền con người, quyền công dân mà còn làm tăng trách nhiệm của các CQTHTT trong hoạt động tố tụng hình sự.

    Trở lại trường hợp vụ hoa hậu Trương Hồ Phương Nga, trong suốt quá trình tố tụng ở Cơ quan điều tra, bị can này không khai báo mà đợi đến khi ra tòa mới khai, chứng tỏ đã có sự tính toán rất kỹ và có sự am hiểu pháp luật nhất định. Nếu lời khai tại tòa của người này là chính xác và có căn cứ, cho thấy tín hiệu tích cực khi bị can, bị cáo sử dụng “quyền im lặng” trong tố tụng hình sự. Điều này đòi hỏi các CQTHTT khi buộc tội một người phải hết sức thận trọng. Để tránh oan sai và “đối phó” với việc bị can, bị cáo sử dụng “quyền im lặng”, buộc người THTT cần trang bị tốt kiến thức pháp luật, kỹ năng điều tra, xét hỏi, đồng thời phải công tâm, khách quan trong việc đánh giá chứng cứ.
    Lời khai tại tòa của Trương Hồ Phương Nga về “hợp đồng tình ái” chưa biết đúng sai thế nào, nhưng qua đó cho thấy một điều: Quá trình điều tra, truy tố đã chưa thu thập chứng cứ một cách đầy đủ, toàn diện; có dấu hiệu cho thấy Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát tập trung vào chứng cứ buộc tội mà bỏ qua chứng cứ gỡ tội. Nếu quá trình điều tra bổ sung mà xác định lời khai cùng các chứng cứ chứng minh có “hợp đồng tình ái” thì bản chất vụ án rẽ sang một hướng khác. Lúc đó, việc giải quyết hậu quả pháp lý của vụ án hết sức nặng nề.

    Việc chọn đúng thời điểm khai nhận đã giúp Trương Hồ Phương Nga "ghi điểm". Tình tiết vụ án được công bố tại tòa sẽ được ghi nhận vào biên bản, để Tòa án buộc cơ quan điều tra phải điều tra bổ sung, làm rõ lời khai và các chứng cứ liên quan đến lời khai này. Những tình tiết này được công bố rộng rãi trước dư luận cả nước sẽ là kênh giám sát vững chắc cho kết quả điều tra bổ sung trong thời gian tới. Đây là thành công bước đầu của Trương Hồ Phương Nga trong việc sử dụng “quyền im lặng”. Dư luận cả nước đang trông chờ vào kết quả điều tra bổ sung. Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát sẽ phải chịu sức ép và sự giám sát chặt chẽ của dư luận và cơ quan báo chí.

    Sự việc của Trương Hồ Phương Nga cũng là sự cần thiết để CQTHTT điều chỉnh lại chính mình trước khi BLTTHS 2015 chính thức được thực thi. Trước giờ, các CQTHTT và người THTT hay có quan niệm là bị can, bị cáo không khai báo theo hướng buộc tội là ngoan cố, chối tội nên khi xét xử không áp dụng tình tiết giảm nhẹ “thành khẩn khai báo” cho họ. Quan niệm này, không phù hợp với quy định pháp luật, bởi lẽ trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các CQTHTT, chứ không phải người bị buộc tội. Người bị buộc tội không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội, nhưng họ có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến để phản bác cáo buộc chống lại mình hoặc làm nhẹ đi trách nhiệm hình sự mà họ đang bị cáo buộc. Như vậy, nếu bị can, bị cáo khai báo không theo hướng buộc tội của CQTHTT và người THTT nhưng đúng sự thật thì không thể coi là họ không thành khẩn và phải cho họ hưởng tình tiết giảm nhẹ “thành khẩn khai báo”.

    Qua vụ việc Trương Hồ Phương Nga cho thấy bước tiến dài về sự tiến bộ của tố tụng hình sự khi đưa vào“quyền im lặng”. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào, người bị buộc tội cũng sử dụng “quyền im lặng”. Việc sử dụng “quyền im lặng” vào lúc nào, khi nào thì người bị buộc tội cũng cần cân nhắc. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để tự bào chữa, bảo vệ cho mình sẽ phát huy hiệu quả, nhưng không nên quá lạm dụng, nhất là những vụ án mà chứng cứ buộc tội “hai năm rõ mười”.
    Bị cáo Trương Hồ Phương Nga trong ngày xét xử sơ thẩm 21-9
    - Luật sư Nguyễn Thành Công - Công ty Đông Phương Luật
    1. Chế định “Quyền im lặng” trong Bộ luật TTHS 2003 và Bộ luật TTHS 2015
    "Quyền im lặng'' là một chế định được bổ sung trong Bộ luật TTHS 2015. Bộ luật TTHS 2003 đã quy định về quyền này, một trong những quyền căn bản của người bị buộc tội nhưng chưa đầy đủ và cụ thể. Đến Bộ luật TTHS 2015, nhằm phù hợp yêu cầu mới của Hiến pháp 2013, quy định về “quyền im lặng” đã được bổ sung một cách đầy đủ nhằm bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

    Theo quy định của Bộ luật TTHS 2003, tại các điều 48, 49, 50 của Bộ luật này thì người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai. Đây là quyền do vậy những đối tượng này không có nghĩa vụ phải thực hiện, tức họ có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền này. Đây được coi như là cơ hội để người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ăn năn hối cải để được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật khi thực tế đã thực hiện hành vi phạm tội cũng như là cơ hội để họ tự bào chữa, bảo vệ mình trong các trường hợp oan, sai. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi họ tự nguyện khai báo mà không bị ép buộc do bức cung, nhục hình.

    Bộ luật TTHS 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung cần thiết để bảo đảm quyền lợi và bảo vệ cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Cụ thể điều 57, 58, 59, 60 có quy định những người này có quyền Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Đây cũng là quyền, và như đã nói ở trên thì người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền thực hiện hoặc không thực hiện. Nếu khi bị bắt, bị tạm giữ, người bị bắt, bị tạm giữ có chứng cứ, lời khai chứng minh được mình không thực hiện hành vi phạm tội hoặc lời khai, chứng cứ có lợi cho mình hoàn toàn có thể trình bày, khai với cơ quan điều tra, Điều tra viên. Hoặc họ cũng có thể giữ im lặng chờ Luật sư, người bào chữa của mình tới làm việc để đảm bảo đưa ra lời khai có lợi cho mình nhất mà không “hớ hênh” đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc dẫn đến suy đoán là mình có tội.

    Đây là một quy định được đưa ra nhằm bảo đảm tính minh bạch của pháp luật, tạo nhận thức thống nhất trong quá trình lấy lời khai, hỏi cung. Đây cũng là quy định phù hợp với Hiến pháp 2013 Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Thực tế, khi bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam thì người bị bắt, tạm giữ, tạm giam thường có tâm lý lo sợ dẫn đến thiếu chính xác khi trình bày sự việc, hoặc trình bày theo định hướng của điều tra viên. Trong khi đó lời khai ban đầu có ý nghĩa rất quan trọng có thể lái vụ án theo hướng của lời khai. Do đó, khi Bộ luật TTHS 2015 có hiệu lực, “quyền im lặng” như cách diễn giải ở điều 57, 58, 59, 60 của Bộ luật này sẽ là tấm lá chắn bảo vệ cho người bị bắt, tạm giữ, tạm giam khi có thể chờ người bào chữa của mình để trao đổi bảo vệ mình theo hướng có lợi nhất cũng như giảm thiểu, hạn chế tình trạng oan sai do mớm cung, bức cung, nhục hình. Thực tế, chế định này đang được áp dụng và mang lại hiệu quả tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vai trò của Luật sư, người bào chữa cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo sẽ được nâng lên và khả năng bảo vệ cho những người này cũng tốt hơn do Luật sư, người bào chữa được tham gia bảo vệ cho thân chủ mình từ thời điểm thân chủ bị bắt, bị tạm giữ.

    2. Bộ luật TTHS 2015 chưa có hiệu lực thì có được áp dụng chế định “Quyền im lặng” không?
    Căn cứ vào Khoản 4 Điều 1 Nghị Quyết 144/2016/QH13 của Quốc Hội về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành Tạm giữ, Tạm giam số 94/2015/QH13 và bổ sung dự án Luật Sửa đổi, Bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 thì mặc dù Bộ luật TTHS 2015 đã bị lùi hiệu lực thi thành tuy nhiên một số quy định có lợi cho người phạm tội được quy định tại Bộ luật này, BLHS 2015 và Nghị quyết 109/2015/QH13 vẫn được áp dụng.

    4. Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2016:

    a) Thực hiện các quy định có lợi cho người phạm tội tại khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật Hình sự; tiếp tục áp dụng khoản 2 Điều 1 và các quy định khác có lợi cho người phạm tội tại Nghị quyết số 109/2015/QH13;

    b) Áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 để thi hành các quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và Nghị quyết số 109/2015/QH13 tại điểm a khoản này;

    Quy định tại điều 57, 58, 59, 60 Bộ luật TTHS 2015 “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội” có thể hiểu là một quy định có lợi cho người phạm tội do vậy vẫn có thể được thi hành, áp dụng và thực hiện mà không cần căn cứ vào hiệu lực về thời gian của Bộ luật Hình sự 2015 và Bộ luật TTHS 2015.

    Trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Hoa hậu Phương Nga sử dụng “Quyền im lặng” như một công cụ để bảo vệ quyền của mình trước các cáo buộc của cơ quan điều tra. Tình tiết “hợp đồng tình ái” mà hoa hậu – bị cáo này nêu ra chắc chắn sẽ không bị cơ quan điều tra “vô tình” hay “cố ý” bỏ sót khi mà dư luận, báo chí cũng như các thành viên của Hội đồng xét xử đã đều biết được tình tiết này. Do vậy khi tiến hành điều tra bổ sung thì tình tiết này chắc chắn sẽ không bị “bỏ qua”.

    Nếu tình tiết được đưa ra là đúng, kết quả điều tra bổ sung cho thấy không đủ chứng cứ buộc tội Hoa hậu này thì tức là Hoa hậu này đã bị oan và hệ quả sẽ là một vụ án kiện ngược lại cơ quan điều tra để yêu cầu bồi thường. Còn không nếu tình tiết đó là sai, việc tiến hành điều tra bổ sung cũng có thể làm rõ nhiều tình tiết để củng cố việc buộc tội Hoa hậu này là đúng.

    Việc im lặng không khai báo trong quá trình điều tra về một tình tiết quan trọng mang ý nghĩa quyết định bản chất của hành vi chỉ nên thực hiện khi Người bị tạm giữ hình sự, bị can không có niềm tin vào Cơ quan điều tra nhưng cũng nên tiến hành khai báo khi đã có mặt Luật sư bào chữa cho mình. Còn giữ kín nội dung ấy để khi ra Tòa mới khai thì không phải mọi trường hợp đều có lợi. Bởi rủi ro có thể xảy ra khi lời khai đó ít giá trị chứng minh nên Tòa có thể không chấp nhận. Theo quy định của Bộ luật TTHS về thẩm quyền xét xử của Tòa không phải chấp nhận mọi lời khai của Bị cáo mà còn phải xem xét đến các tình tiết, lời khai, chứng cứ khác mà CQĐT hoặc VKS đã thu thập trong quá trình tố tụng trước đó.

    Việc không khai báo một phần hoặc toàn bộ nội dung vụ án của Bị can không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong vụ án đó vì cả trong Bộ luật TTHS 2003 và Bộ luật TTHS 2015 đều không quy định. Tuy nhiên, thái độ khai báo cũng là vấn đề được xem xét cho quá trình tổng thể lượng định hình phạt cuối cùng của Hội đồng xét xử. Vì vậy cần cân nhắc thực hiện quyền này một cách có lợi nhất cho bản thân, thể hiện sự công bằng của pháp luật.
    Ái Chân
    - See more at: http://www.sggp.org.vn/phapluat/2016/9/434580/#sthash.2tgzfuy2.dpuf

    Quảng bá du lịch qua "Ngôi nhà Việt" giữa lòng nước Pháp

    (TTXVN/Vietnam+) Bản in
    Bà Anoa và Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu khai mạc buổi lễ. (Ảnh: Bích Hà/Vietnam+)

    Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, nữ Đại sứ du lịch Việt Nam tại Pháp Anoa Suzanne Dussol Perran đã giới thiệu dự án "Ngôi nhà Việt" giữa lòng nước Pháp tại một buổi lễ diễn ra tối 22/9 trong khu vườn của Bảo tàng Albert Kahn, nằm ở ngoại ô phía Tây Paris.

    "Ngôi nhà Việt" là dự án xây dựng một ngôi nhà với mô hình kiến trúc truyền thống tiêu biểu của Việt Nam trên đất Pháp.

    Đây là dự án mà nữ Đại sứ Anoa đã ấp ủ từ lâu nhằm quảng bá cho du lịch và di sản văn hóa Việt Nam với bạn bè Pháp.

    Dự án dự kiến sẽ được triển khai tại một địa điểm dành để phát triển du lịch thuộc tỉnh Hauts-de-Seine thuộc vùng Ile-de-France.

    Hình chạm khắc tinh xảo 'Lưỡng long chầu nguyệt' bên trên cổng vào Ngôi nhà Việt. (Ảnh: Bích Hà/Vietnam+)

    Trong "Ngôi nhà Việt" sẽ trưng bày và giới thiệu những sản phẩm là tinh hoa văn hóa dân tộc như bộ sưu tập Áo dài cổ truyền, triển lãm nghệ thuật hội họa Việt Nam, thưởng thức nghệ thuật ẩm thực Việt Nam…

    Phát biểu tại buổi lễ, bà Anoa chia sẻ sự xúc động khi lần đầu trở về quê hương năm 1992, sau 35 năm sống trên đất Pháp, trên chiếc trực thăng do chính mình lái bay qua 22 nước, với 41 chặng dừng. Sau đó, bà đã sống 25 năm và triển khai nhiều dự án kinh doanh khác nhau tại Việt Nam.

    Bà cho biết sẽ tháo dỡ và đem về Pháp một ngôi nhà truyền thống tại khu nghỉ dưỡng An Hoa của bà ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, rồi cho lắp ráp nguyên trạng tại Pháp.

    Đây là một ngôi nhà mang đậm dấu ấn văn hóa Việt với chiếc cổng khổng lồ dài 20m, cao 30m, bên trên có hình chạm khắc tinh xảo bằng đồng hình ảnh "Lưỡng long chầu nguyệt."

    Đây sẽ là điểm hẹn văn hóa trên đất Pháp cho tất cả kiều bào và bạn bè Pháp. Đây cũng sẽ là món quà mà bà dành tặng cho hai nước Việt Nam và Pháp.

    Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn đã hoan nghênh sáng kiến của bà Anoa nhằm vinh danh nét đẹp của văn hóa Việt Nam, đồng thời quảng bá hình ảnh Việt Nam tới kiều bào và bạn bè Pháp.

    Ông cũng đánh giá cao tình cảm và tấm lòng của bà đối với Việt Nam, đồng thời tin tưởng rằng dự án sẽ tạo thêm một nhịp cầu nhằm thắt chặt quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Pháp.

    Về phần mình, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Jean-Noël Poirier cho rằng dự án "Ngôi nhà Việt" sẽ giới thiệu với công chúng Pháp hình ảnh một Việt Nam vừa có tính truyền thống vừa có tính đương đại. Ông đánh giá cao dự án là công trình hòa quyện bản sắc và có tính sáng tạo này.

    Ngoài ra, chương trình còn bao gồm buổi trình diễn thời trang của nhà thiết kế Minh Hạnh với bộ sưu tập có tên "Hơi thở núi rừng Việt Nam" gồm các mẫu thiết kế áo dài và trang phục đương đại trên nền chất liệu thổ cẩm của hai dân tộc Mông và Cơ tu.

    Trình diễn các mẫu áo dài và thời trang đương đại của nhà thiết kế Minh Hạnh. (Ảnh: Bích Hà/Vietnam+)

    Nhà thiết kế Minh Hạnh cũng đã đưa cả vào chương trình biểu diễn hai nghệ nhân dệt truyền thống với những khung dệt thô sơ nhằm tạo nên dấu ấn văn hóa Việt tại Paris, một trong những kinh đô thời trang của thế giới./. 
    Khi nào sử dụng “quyền im lặng”?
    Thứ sáu, 23/09/2016, 22:33 (GMT+7)
    LTS: Tại phiên xử sơ thẩm vụ án Trương Hồ Phương Nga (29 tuổi, Hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007) cùng đồng bọn về phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” vào ngày 21-9 vừa qua, nhận thấy vụ án còn nhiều nội dung chưa được làm rõ trong quá trình điều tra nên hội đồng xét xử của TAND TPHCM quyết định trả hồ sơ cho viện kiểm sát để điều tra bổ sung. Tình tiết số tiền 16,5 tỷ đồng được bị cáo Phương Nga lần đầu tiên khai tại tòa có khả năng sẽ làm thay đổi bản chất vụ án. Sau phiên tòa, chế định “quyền im lặng” một lần nữa được quan tâm đặt ra. Báo SGGP xin trích đăng một số ý kiến của các luật sư xung quanh chế định này.

    - Luật sư Nguyễn Văn Đức, Đoàn LS TPHCM
    “Quyền im lặng” là một quy định tiến bộ trong tố tụng hình sự của nước ta, góp phần phòng tránh oan sai do người tiến hành tố tụng gây ra. Tuy nhiên, “quyền im lặng” không phải lúc nào cũng “hiệu nghiệm” đối với người phạm tội, một khi chứng cứ buộc tội quá rõ ràng.

    Vậy vấn đề đặt ra là khi nào và trường hợp nào thì người bị buộc tội mới sử dụng đến “quyền im lặng”?

    Trong hoạt động tố tụng hình sự, để buộc tội một người, trách nhiệm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT). Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 (tương ứng điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự - BLTTHS - 2015) quy định về nguyên tắc xác định sự thật khách quan của vụ án: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.
    Do vậy, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các CQTHTT không chỉ làm rõ chứng cứ có tội mà còn phải có trách nhiệm làm rõ những chứng cứ xác định bị can, bị cáo vô tội. Để chứng minh bị cáo có tội hay không có tội, các CQTHTT không chỉ dựa vào lời khai của bị can, bị cáo mà phải xem xét tất cả các chứng cứ, tài liệu có liên quan một cách khách quan, toàn diện.

    “Không được dùng lời khai nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội bị can, bị cáo”, khoản 2 điều 72 BLTTHS 2003 quy định. Như vậy, trong tố tụng hình sự, nguyên tắc “trọng chứng hơn trọng cung” đã được minh thị rõ ràng. Do vậy, kể cả trường hợp bị can, bị cáo có khai báo thế nào đi nữa nhưng nếu lời khai của họ không phù hợp với các chứng cứ khác thì không được coi là chứng cứ của vụ án. Vì lẽ đó, trong quá trình điều tra, việc bị can có quyền khai báo hoặc từ chối khai báo nếu thấy việc khai báo đó chống lại mình cũng không làm thay đổi bản chất, sự thật khách quan vụ án. Vấn đề là các CQTHTT và người THTT có đủ năng lực để tìm ra sự thật của vụ án hay không mới là điều quan trọng. Có nhiều vụ án, bị can, bị cáo không khai, hoặc khai báo không đúng sự thật, nhưng các CQTHTT vẫn xác định được sự thật vụ án để buộc tội các bị can, bị cáo một cách tâm phục khẩu phục.

    Điểm d khoản 2 điều 60 và điểm h khoản 2 điều 61 BLTTHS 2015, quy định bị can, bị cáo có quyền: “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;”. Đây chính là sự cụ thể hóa “quyền im lặng” của bị can, bị cáo của BLTTHS 2015. Trước đây, BLTTHS 2003, tại điều 49 và 50, quy định về quyền của bị can, bị cáo, không có quyền này. Đây thật sự là một sự thay đổi quan trọng về nhận thức về quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp 2013. Việc quy định “quyền im lặng”, không chỉ đảm bảo việc thực thi tốt hơn quyền con người, quyền công dân mà còn làm tăng trách nhiệm của các CQTHTT trong hoạt động tố tụng hình sự.

    Trở lại trường hợp vụ hoa hậu Trương Hồ Phương Nga, trong suốt quá trình tố tụng ở Cơ quan điều tra, bị can này không khai báo mà đợi đến khi ra tòa mới khai, chứng tỏ đã có sự tính toán rất kỹ và có sự am hiểu pháp luật nhất định. Nếu lời khai tại tòa của người này là chính xác và có căn cứ, cho thấy tín hiệu tích cực khi bị can, bị cáo sử dụng “quyền im lặng” trong tố tụng hình sự. Điều này đòi hỏi các CQTHTT khi buộc tội một người phải hết sức thận trọng. Để tránh oan sai và “đối phó” với việc bị can, bị cáo sử dụng “quyền im lặng”, buộc người THTT cần trang bị tốt kiến thức pháp luật, kỹ năng điều tra, xét hỏi, đồng thời phải công tâm, khách quan trong việc đánh giá chứng cứ.
    Lời khai tại tòa của Trương Hồ Phương Nga về “hợp đồng tình ái” chưa biết đúng sai thế nào, nhưng qua đó cho thấy một điều: Quá trình điều tra, truy tố đã chưa thu thập chứng cứ một cách đầy đủ, toàn diện; có dấu hiệu cho thấy Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát tập trung vào chứng cứ buộc tội mà bỏ qua chứng cứ gỡ tội. Nếu quá trình điều tra bổ sung mà xác định lời khai cùng các chứng cứ chứng minh có “hợp đồng tình ái” thì bản chất vụ án rẽ sang một hướng khác. Lúc đó, việc giải quyết hậu quả pháp lý của vụ án hết sức nặng nề.

    Việc chọn đúng thời điểm khai nhận đã giúp Trương Hồ Phương Nga "ghi điểm". Tình tiết vụ án được công bố tại tòa sẽ được ghi nhận vào biên bản, để Tòa án buộc cơ quan điều tra phải điều tra bổ sung, làm rõ lời khai và các chứng cứ liên quan đến lời khai này. Những tình tiết này được công bố rộng rãi trước dư luận cả nước sẽ là kênh giám sát vững chắc cho kết quả điều tra bổ sung trong thời gian tới. Đây là thành công bước đầu của Trương Hồ Phương Nga trong việc sử dụng “quyền im lặng”. Dư luận cả nước đang trông chờ vào kết quả điều tra bổ sung. Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát sẽ phải chịu sức ép và sự giám sát chặt chẽ của dư luận và cơ quan báo chí.

    Sự việc của Trương Hồ Phương Nga cũng là sự cần thiết để CQTHTT điều chỉnh lại chính mình trước khi BLTTHS 2015 chính thức được thực thi. Trước giờ, các CQTHTT và người THTT hay có quan niệm là bị can, bị cáo không khai báo theo hướng buộc tội là ngoan cố, chối tội nên khi xét xử không áp dụng tình tiết giảm nhẹ “thành khẩn khai báo” cho họ. Quan niệm này, không phù hợp với quy định pháp luật, bởi lẽ trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các CQTHTT, chứ không phải người bị buộc tội. Người bị buộc tội không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội, nhưng họ có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến để phản bác cáo buộc chống lại mình hoặc làm nhẹ đi trách nhiệm hình sự mà họ đang bị cáo buộc. Như vậy, nếu bị can, bị cáo khai báo không theo hướng buộc tội của CQTHTT và người THTT nhưng đúng sự thật thì không thể coi là họ không thành khẩn và phải cho họ hưởng tình tiết giảm nhẹ “thành khẩn khai báo”.

    Qua vụ việc Trương Hồ Phương Nga cho thấy bước tiến dài về sự tiến bộ của tố tụng hình sự khi đưa vào“quyền im lặng”. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào, người bị buộc tội cũng sử dụng “quyền im lặng”. Việc sử dụng “quyền im lặng” vào lúc nào, khi nào thì người bị buộc tội cũng cần cân nhắc. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để tự bào chữa, bảo vệ cho mình sẽ phát huy hiệu quả, nhưng không nên quá lạm dụng, nhất là những vụ án mà chứng cứ buộc tội “hai năm rõ mười”.
    Bị cáo Trương Hồ Phương Nga trong ngày xét xử sơ thẩm 21-9
    - Luật sư Nguyễn Thành Công - Công ty Đông Phương Luật
    1. Chế định “Quyền im lặng” trong Bộ luật TTHS 2003 và Bộ luật TTHS 2015
    "Quyền im lặng'' là một chế định được bổ sung trong Bộ luật TTHS 2015. Bộ luật TTHS 2003 đã quy định về quyền này, một trong những quyền căn bản của người bị buộc tội nhưng chưa đầy đủ và cụ thể. Đến Bộ luật TTHS 2015, nhằm phù hợp yêu cầu mới của Hiến pháp 2013, quy định về “quyền im lặng” đã được bổ sung một cách đầy đủ nhằm bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

    Theo quy định của Bộ luật TTHS 2003, tại các điều 48, 49, 50 của Bộ luật này thì người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai. Đây là quyền do vậy những đối tượng này không có nghĩa vụ phải thực hiện, tức họ có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền này. Đây được coi như là cơ hội để người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ăn năn hối cải để được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật khi thực tế đã thực hiện hành vi phạm tội cũng như là cơ hội để họ tự bào chữa, bảo vệ mình trong các trường hợp oan, sai. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi họ tự nguyện khai báo mà không bị ép buộc do bức cung, nhục hình.

    Bộ luật TTHS 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung cần thiết để bảo đảm quyền lợi và bảo vệ cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Cụ thể điều 57, 58, 59, 60 có quy định những người này có quyền Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Đây cũng là quyền, và như đã nói ở trên thì người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền thực hiện hoặc không thực hiện. Nếu khi bị bắt, bị tạm giữ, người bị bắt, bị tạm giữ có chứng cứ, lời khai chứng minh được mình không thực hiện hành vi phạm tội hoặc lời khai, chứng cứ có lợi cho mình hoàn toàn có thể trình bày, khai với cơ quan điều tra, Điều tra viên. Hoặc họ cũng có thể giữ im lặng chờ Luật sư, người bào chữa của mình tới làm việc để đảm bảo đưa ra lời khai có lợi cho mình nhất mà không “hớ hênh” đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc dẫn đến suy đoán là mình có tội.

    Đây là một quy định được đưa ra nhằm bảo đảm tính minh bạch của pháp luật, tạo nhận thức thống nhất trong quá trình lấy lời khai, hỏi cung. Đây cũng là quy định phù hợp với Hiến pháp 2013 Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Thực tế, khi bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam thì người bị bắt, tạm giữ, tạm giam thường có tâm lý lo sợ dẫn đến thiếu chính xác khi trình bày sự việc, hoặc trình bày theo định hướng của điều tra viên. Trong khi đó lời khai ban đầu có ý nghĩa rất quan trọng có thể lái vụ án theo hướng của lời khai. Do đó, khi Bộ luật TTHS 2015 có hiệu lực, “quyền im lặng” như cách diễn giải ở điều 57, 58, 59, 60 của Bộ luật này sẽ là tấm lá chắn bảo vệ cho người bị bắt, tạm giữ, tạm giam khi có thể chờ người bào chữa của mình để trao đổi bảo vệ mình theo hướng có lợi nhất cũng như giảm thiểu, hạn chế tình trạng oan sai do mớm cung, bức cung, nhục hình. Thực tế, chế định này đang được áp dụng và mang lại hiệu quả tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vai trò của Luật sư, người bào chữa cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo sẽ được nâng lên và khả năng bảo vệ cho những người này cũng tốt hơn do Luật sư, người bào chữa được tham gia bảo vệ cho thân chủ mình từ thời điểm thân chủ bị bắt, bị tạm giữ.

    2. Bộ luật TTHS 2015 chưa có hiệu lực thì có được áp dụng chế định “Quyền im lặng” không?
    Căn cứ vào Khoản 4 Điều 1 Nghị Quyết 144/2016/QH13 của Quốc Hội về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành Tạm giữ, Tạm giam số 94/2015/QH13 và bổ sung dự án Luật Sửa đổi, Bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 thì mặc dù Bộ luật TTHS 2015 đã bị lùi hiệu lực thi thành tuy nhiên một số quy định có lợi cho người phạm tội được quy định tại Bộ luật này, BLHS 2015 và Nghị quyết 109/2015/QH13 vẫn được áp dụng.

    4. Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2016:

    a) Thực hiện các quy định có lợi cho người phạm tội tại khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật Hình sự; tiếp tục áp dụng khoản 2 Điều 1 và các quy định khác có lợi cho người phạm tội tại Nghị quyết số 109/2015/QH13;

    b) Áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 để thi hành các quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và Nghị quyết số 109/2015/QH13 tại điểm a khoản này;

    Quy định tại điều 57, 58, 59, 60 Bộ luật TTHS 2015 “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội” có thể hiểu là một quy định có lợi cho người phạm tội do vậy vẫn có thể được thi hành, áp dụng và thực hiện mà không cần căn cứ vào hiệu lực về thời gian của Bộ luật Hình sự 2015 và Bộ luật TTHS 2015.

    Trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Hoa hậu Phương Nga sử dụng “Quyền im lặng” như một công cụ để bảo vệ quyền của mình trước các cáo buộc của cơ quan điều tra. Tình tiết “hợp đồng tình ái” mà hoa hậu – bị cáo này nêu ra chắc chắn sẽ không bị cơ quan điều tra “vô tình” hay “cố ý” bỏ sót khi mà dư luận, báo chí cũng như các thành viên của Hội đồng xét xử đã đều biết được tình tiết này. Do vậy khi tiến hành điều tra bổ sung thì tình tiết này chắc chắn sẽ không bị “bỏ qua”.

    Nếu tình tiết được đưa ra là đúng, kết quả điều tra bổ sung cho thấy không đủ chứng cứ buộc tội Hoa hậu này thì tức là Hoa hậu này đã bị oan và hệ quả sẽ là một vụ án kiện ngược lại cơ quan điều tra để yêu cầu bồi thường. Còn không nếu tình tiết đó là sai, việc tiến hành điều tra bổ sung cũng có thể làm rõ nhiều tình tiết để củng cố việc buộc tội Hoa hậu này là đúng.

    Việc im lặng không khai báo trong quá trình điều tra về một tình tiết quan trọng mang ý nghĩa quyết định bản chất của hành vi chỉ nên thực hiện khi Người bị tạm giữ hình sự, bị can không có niềm tin vào Cơ quan điều tra nhưng cũng nên tiến hành khai báo khi đã có mặt Luật sư bào chữa cho mình. Còn giữ kín nội dung ấy để khi ra Tòa mới khai thì không phải mọi trường hợp đều có lợi. Bởi rủi ro có thể xảy ra khi lời khai đó ít giá trị chứng minh nên Tòa có thể không chấp nhận. Theo quy định của Bộ luật TTHS về thẩm quyền xét xử của Tòa không phải chấp nhận mọi lời khai của Bị cáo mà còn phải xem xét đến các tình tiết, lời khai, chứng cứ khác mà CQĐT hoặc VKS đã thu thập trong quá trình tố tụng trước đó.

    Việc không khai báo một phần hoặc toàn bộ nội dung vụ án của Bị can không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong vụ án đó vì cả trong Bộ luật TTHS 2003 và Bộ luật TTHS 2015 đều không quy định. Tuy nhiên, thái độ khai báo cũng là vấn đề được xem xét cho quá trình tổng thể lượng định hình phạt cuối cùng của Hội đồng xét xử. Vì vậy cần cân nhắc thực hiện quyền này một cách có lợi nhất cho bản thân, thể hiện sự công bằng của pháp luật.
    Ái Chân
    - See more at: http://www.sggp.org.vn/phapluat/2016/9/434580/#sthash.2tgzfuy2.dpuf
    Khi nào sử dụng “quyền im lặng”?
    Thứ sáu, 23/09/2016, 22:33 (GMT+7)
    LTS: Tại phiên xử sơ thẩm vụ án Trương Hồ Phương Nga (29 tuổi, Hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007) cùng đồng bọn về phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” vào ngày 21-9 vừa qua, nhận thấy vụ án còn nhiều nội dung chưa được làm rõ trong quá trình điều tra nên hội đồng xét xử của TAND TPHCM quyết định trả hồ sơ cho viện kiểm sát để điều tra bổ sung. Tình tiết số tiền 16,5 tỷ đồng được bị cáo Phương Nga lần đầu tiên khai tại tòa có khả năng sẽ làm thay đổi bản chất vụ án. Sau phiên tòa, chế định “quyền im lặng” một lần nữa được quan tâm đặt ra. Báo SGGP xin trích đăng một số ý kiến của các luật sư xung quanh chế định này.

    - Luật sư Nguyễn Văn Đức, Đoàn LS TPHCM
    “Quyền im lặng” là một quy định tiến bộ trong tố tụng hình sự của nước ta, góp phần phòng tránh oan sai do người tiến hành tố tụng gây ra. Tuy nhiên, “quyền im lặng” không phải lúc nào cũng “hiệu nghiệm” đối với người phạm tội, một khi chứng cứ buộc tội quá rõ ràng.

    Vậy vấn đề đặt ra là khi nào và trường hợp nào thì người bị buộc tội mới sử dụng đến “quyền im lặng”?

    Trong hoạt động tố tụng hình sự, để buộc tội một người, trách nhiệm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT). Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 (tương ứng điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự - BLTTHS - 2015) quy định về nguyên tắc xác định sự thật khách quan của vụ án: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.
    Do vậy, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các CQTHTT không chỉ làm rõ chứng cứ có tội mà còn phải có trách nhiệm làm rõ những chứng cứ xác định bị can, bị cáo vô tội. Để chứng minh bị cáo có tội hay không có tội, các CQTHTT không chỉ dựa vào lời khai của bị can, bị cáo mà phải xem xét tất cả các chứng cứ, tài liệu có liên quan một cách khách quan, toàn diện.

    “Không được dùng lời khai nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội bị can, bị cáo”, khoản 2 điều 72 BLTTHS 2003 quy định. Như vậy, trong tố tụng hình sự, nguyên tắc “trọng chứng hơn trọng cung” đã được minh thị rõ ràng. Do vậy, kể cả trường hợp bị can, bị cáo có khai báo thế nào đi nữa nhưng nếu lời khai của họ không phù hợp với các chứng cứ khác thì không được coi là chứng cứ của vụ án. Vì lẽ đó, trong quá trình điều tra, việc bị can có quyền khai báo hoặc từ chối khai báo nếu thấy việc khai báo đó chống lại mình cũng không làm thay đổi bản chất, sự thật khách quan vụ án. Vấn đề là các CQTHTT và người THTT có đủ năng lực để tìm ra sự thật của vụ án hay không mới là điều quan trọng. Có nhiều vụ án, bị can, bị cáo không khai, hoặc khai báo không đúng sự thật, nhưng các CQTHTT vẫn xác định được sự thật vụ án để buộc tội các bị can, bị cáo một cách tâm phục khẩu phục.

    Điểm d khoản 2 điều 60 và điểm h khoản 2 điều 61 BLTTHS 2015, quy định bị can, bị cáo có quyền: “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;”. Đây chính là sự cụ thể hóa “quyền im lặng” của bị can, bị cáo của BLTTHS 2015. Trước đây, BLTTHS 2003, tại điều 49 và 50, quy định về quyền của bị can, bị cáo, không có quyền này. Đây thật sự là một sự thay đổi quan trọng về nhận thức về quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp 2013. Việc quy định “quyền im lặng”, không chỉ đảm bảo việc thực thi tốt hơn quyền con người, quyền công dân mà còn làm tăng trách nhiệm của các CQTHTT trong hoạt động tố tụng hình sự.

    Trở lại trường hợp vụ hoa hậu Trương Hồ Phương Nga, trong suốt quá trình tố tụng ở Cơ quan điều tra, bị can này không khai báo mà đợi đến khi ra tòa mới khai, chứng tỏ đã có sự tính toán rất kỹ và có sự am hiểu pháp luật nhất định. Nếu lời khai tại tòa của người này là chính xác và có căn cứ, cho thấy tín hiệu tích cực khi bị can, bị cáo sử dụng “quyền im lặng” trong tố tụng hình sự. Điều này đòi hỏi các CQTHTT khi buộc tội một người phải hết sức thận trọng. Để tránh oan sai và “đối phó” với việc bị can, bị cáo sử dụng “quyền im lặng”, buộc người THTT cần trang bị tốt kiến thức pháp luật, kỹ năng điều tra, xét hỏi, đồng thời phải công tâm, khách quan trong việc đánh giá chứng cứ.
    Lời khai tại tòa của Trương Hồ Phương Nga về “hợp đồng tình ái” chưa biết đúng sai thế nào, nhưng qua đó cho thấy một điều: Quá trình điều tra, truy tố đã chưa thu thập chứng cứ một cách đầy đủ, toàn diện; có dấu hiệu cho thấy Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát tập trung vào chứng cứ buộc tội mà bỏ qua chứng cứ gỡ tội. Nếu quá trình điều tra bổ sung mà xác định lời khai cùng các chứng cứ chứng minh có “hợp đồng tình ái” thì bản chất vụ án rẽ sang một hướng khác. Lúc đó, việc giải quyết hậu quả pháp lý của vụ án hết sức nặng nề.

    Việc chọn đúng thời điểm khai nhận đã giúp Trương Hồ Phương Nga "ghi điểm". Tình tiết vụ án được công bố tại tòa sẽ được ghi nhận vào biên bản, để Tòa án buộc cơ quan điều tra phải điều tra bổ sung, làm rõ lời khai và các chứng cứ liên quan đến lời khai này. Những tình tiết này được công bố rộng rãi trước dư luận cả nước sẽ là kênh giám sát vững chắc cho kết quả điều tra bổ sung trong thời gian tới. Đây là thành công bước đầu của Trương Hồ Phương Nga trong việc sử dụng “quyền im lặng”. Dư luận cả nước đang trông chờ vào kết quả điều tra bổ sung. Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát sẽ phải chịu sức ép và sự giám sát chặt chẽ của dư luận và cơ quan báo chí.

    Sự việc của Trương Hồ Phương Nga cũng là sự cần thiết để CQTHTT điều chỉnh lại chính mình trước khi BLTTHS 2015 chính thức được thực thi. Trước giờ, các CQTHTT và người THTT hay có quan niệm là bị can, bị cáo không khai báo theo hướng buộc tội là ngoan cố, chối tội nên khi xét xử không áp dụng tình tiết giảm nhẹ “thành khẩn khai báo” cho họ. Quan niệm này, không phù hợp với quy định pháp luật, bởi lẽ trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các CQTHTT, chứ không phải người bị buộc tội. Người bị buộc tội không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội, nhưng họ có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến để phản bác cáo buộc chống lại mình hoặc làm nhẹ đi trách nhiệm hình sự mà họ đang bị cáo buộc. Như vậy, nếu bị can, bị cáo khai báo không theo hướng buộc tội của CQTHTT và người THTT nhưng đúng sự thật thì không thể coi là họ không thành khẩn và phải cho họ hưởng tình tiết giảm nhẹ “thành khẩn khai báo”.

    Qua vụ việc Trương Hồ Phương Nga cho thấy bước tiến dài về sự tiến bộ của tố tụng hình sự khi đưa vào“quyền im lặng”. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào, người bị buộc tội cũng sử dụng “quyền im lặng”. Việc sử dụng “quyền im lặng” vào lúc nào, khi nào thì người bị buộc tội cũng cần cân nhắc. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ để tự bào chữa, bảo vệ cho mình sẽ phát huy hiệu quả, nhưng không nên quá lạm dụng, nhất là những vụ án mà chứng cứ buộc tội “hai năm rõ mười”.
    Bị cáo Trương Hồ Phương Nga trong ngày xét xử sơ thẩm 21-9
    - Luật sư Nguyễn Thành Công - Công ty Đông Phương Luật
    1. Chế định “Quyền im lặng” trong Bộ luật TTHS 2003 và Bộ luật TTHS 2015
    "Quyền im lặng'' là một chế định được bổ sung trong Bộ luật TTHS 2015. Bộ luật TTHS 2003 đã quy định về quyền này, một trong những quyền căn bản của người bị buộc tội nhưng chưa đầy đủ và cụ thể. Đến Bộ luật TTHS 2015, nhằm phù hợp yêu cầu mới của Hiến pháp 2013, quy định về “quyền im lặng” đã được bổ sung một cách đầy đủ nhằm bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

    Theo quy định của Bộ luật TTHS 2003, tại các điều 48, 49, 50 của Bộ luật này thì người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai. Đây là quyền do vậy những đối tượng này không có nghĩa vụ phải thực hiện, tức họ có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền này. Đây được coi như là cơ hội để người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ăn năn hối cải để được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật khi thực tế đã thực hiện hành vi phạm tội cũng như là cơ hội để họ tự bào chữa, bảo vệ mình trong các trường hợp oan, sai. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi họ tự nguyện khai báo mà không bị ép buộc do bức cung, nhục hình.

    Bộ luật TTHS 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung cần thiết để bảo đảm quyền lợi và bảo vệ cho người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Cụ thể điều 57, 58, 59, 60 có quy định những người này có quyền Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Đây cũng là quyền, và như đã nói ở trên thì người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền thực hiện hoặc không thực hiện. Nếu khi bị bắt, bị tạm giữ, người bị bắt, bị tạm giữ có chứng cứ, lời khai chứng minh được mình không thực hiện hành vi phạm tội hoặc lời khai, chứng cứ có lợi cho mình hoàn toàn có thể trình bày, khai với cơ quan điều tra, Điều tra viên. Hoặc họ cũng có thể giữ im lặng chờ Luật sư, người bào chữa của mình tới làm việc để đảm bảo đưa ra lời khai có lợi cho mình nhất mà không “hớ hênh” đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc dẫn đến suy đoán là mình có tội.

    Đây là một quy định được đưa ra nhằm bảo đảm tính minh bạch của pháp luật, tạo nhận thức thống nhất trong quá trình lấy lời khai, hỏi cung. Đây cũng là quy định phù hợp với Hiến pháp 2013 Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Thực tế, khi bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam thì người bị bắt, tạm giữ, tạm giam thường có tâm lý lo sợ dẫn đến thiếu chính xác khi trình bày sự việc, hoặc trình bày theo định hướng của điều tra viên. Trong khi đó lời khai ban đầu có ý nghĩa rất quan trọng có thể lái vụ án theo hướng của lời khai. Do đó, khi Bộ luật TTHS 2015 có hiệu lực, “quyền im lặng” như cách diễn giải ở điều 57, 58, 59, 60 của Bộ luật này sẽ là tấm lá chắn bảo vệ cho người bị bắt, tạm giữ, tạm giam khi có thể chờ người bào chữa của mình để trao đổi bảo vệ mình theo hướng có lợi nhất cũng như giảm thiểu, hạn chế tình trạng oan sai do mớm cung, bức cung, nhục hình. Thực tế, chế định này đang được áp dụng và mang lại hiệu quả tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vai trò của Luật sư, người bào chữa cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo sẽ được nâng lên và khả năng bảo vệ cho những người này cũng tốt hơn do Luật sư, người bào chữa được tham gia bảo vệ cho thân chủ mình từ thời điểm thân chủ bị bắt, bị tạm giữ.

    2. Bộ luật TTHS 2015 chưa có hiệu lực thì có được áp dụng chế định “Quyền im lặng” không?
    Căn cứ vào Khoản 4 Điều 1 Nghị Quyết 144/2016/QH13 của Quốc Hội về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành Tạm giữ, Tạm giam số 94/2015/QH13 và bổ sung dự án Luật Sửa đổi, Bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 thì mặc dù Bộ luật TTHS 2015 đã bị lùi hiệu lực thi thành tuy nhiên một số quy định có lợi cho người phạm tội được quy định tại Bộ luật này, BLHS 2015 và Nghị quyết 109/2015/QH13 vẫn được áp dụng.

    4. Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2016:

    a) Thực hiện các quy định có lợi cho người phạm tội tại khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật Hình sự; tiếp tục áp dụng khoản 2 Điều 1 và các quy định khác có lợi cho người phạm tội tại Nghị quyết số 109/2015/QH13;

    b) Áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 để thi hành các quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và Nghị quyết số 109/2015/QH13 tại điểm a khoản này;

    Quy định tại điều 57, 58, 59, 60 Bộ luật TTHS 2015 “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội” có thể hiểu là một quy định có lợi cho người phạm tội do vậy vẫn có thể được thi hành, áp dụng và thực hiện mà không cần căn cứ vào hiệu lực về thời gian của Bộ luật Hình sự 2015 và Bộ luật TTHS 2015.

    Trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Hoa hậu Phương Nga sử dụng “Quyền im lặng” như một công cụ để bảo vệ quyền của mình trước các cáo buộc của cơ quan điều tra. Tình tiết “hợp đồng tình ái” mà hoa hậu – bị cáo này nêu ra chắc chắn sẽ không bị cơ quan điều tra “vô tình” hay “cố ý” bỏ sót khi mà dư luận, báo chí cũng như các thành viên của Hội đồng xét xử đã đều biết được tình tiết này. Do vậy khi tiến hành điều tra bổ sung thì tình tiết này chắc chắn sẽ không bị “bỏ qua”.

    Nếu tình tiết được đưa ra là đúng, kết quả điều tra bổ sung cho thấy không đủ chứng cứ buộc tội Hoa hậu này thì tức là Hoa hậu này đã bị oan và hệ quả sẽ là một vụ án kiện ngược lại cơ quan điều tra để yêu cầu bồi thường. Còn không nếu tình tiết đó là sai, việc tiến hành điều tra bổ sung cũng có thể làm rõ nhiều tình tiết để củng cố việc buộc tội Hoa hậu này là đúng.

    Việc im lặng không khai báo trong quá trình điều tra về một tình tiết quan trọng mang ý nghĩa quyết định bản chất của hành vi chỉ nên thực hiện khi Người bị tạm giữ hình sự, bị can không có niềm tin vào Cơ quan điều tra nhưng cũng nên tiến hành khai báo khi đã có mặt Luật sư bào chữa cho mình. Còn giữ kín nội dung ấy để khi ra Tòa mới khai thì không phải mọi trường hợp đều có lợi. Bởi rủi ro có thể xảy ra khi lời khai đó ít giá trị chứng minh nên Tòa có thể không chấp nhận. Theo quy định của Bộ luật TTHS về thẩm quyền xét xử của Tòa không phải chấp nhận mọi lời khai của Bị cáo mà còn phải xem xét đến các tình tiết, lời khai, chứng cứ khác mà CQĐT hoặc VKS đã thu thập trong quá trình tố tụng trước đó.

    Việc không khai báo một phần hoặc toàn bộ nội dung vụ án của Bị can không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong vụ án đó vì cả trong Bộ luật TTHS 2003 và Bộ luật TTHS 2015 đều không quy định. Tuy nhiên, thái độ khai báo cũng là vấn đề được xem xét cho quá trình tổng thể lượng định hình phạt cuối cùng của Hội đồng xét xử. Vì vậy cần cân nhắc thực hiện quyền này một cách có lợi nhất cho bản thân, thể hiện sự công bằng của pháp luật.
    Ái Chân
    - See more at: http://www.sggp.org.vn/phapluat/2016/9/434580/#sthash.2tgzfuy2.dpuf

    Trung Quốc “giăng lưới” thu hồi tài sản của quan tham tẩu tán sang Canada

    Dân trí Nhân chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường tới Canada trong tuần này, Trung Quốc đã ký thỏa thuận với quốc gia Bắc Mỹ về việc thu hồi tài sản của các đối tượng tham nhũng bị tẩu tán ra nước ngoài trong bối cảnh Bắc Kinh đang đẩy nhanh chiến dịch săn lùng quan tham trên quy mô toàn cầu.
     >> Quan chức giám sát chất lượng tàu sân bay Trung Quốc bị điều tra tham nhũng


    Một quan tham Trung Quốc bị dẫn giải từ Canada về nước tại sân bay quốc tế Bắc Kinh vào năm 2011 (Ảnh: Reuters)
    Một quan tham Trung Quốc bị dẫn giải từ Canada về nước tại sân bay quốc tế Bắc Kinh vào năm 2011 (Ảnh: Reuters)
    Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng ngày 23/9 cho biết, đây là thỏa thuận đầu tiên về việc thu hồi tài sản tham nhũng mà Trung Quốc đã ký với một quốc gia bên ngoài nhân chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường tới Canada trong tuần này. Thỏa thuận ra đời trong bối cảnh Bắc Kinh đang phát động chiến dịch truy lùng các quan chức bị cáo buộc tham nhũng trên phạm vi toàn cầu.
    “Thỏa thuận này đã tạo ra một hành lang pháp lý hiệu quả giữa Trung Quốc và Canada nhằm tịch thu những tài sản phạm pháp bị tẩu tán ra nước ngoài, đồng thời mở ra những cơ hội hợp tác tương tự giữa Trung Quốc và các nước khác”, Legal Daily dẫn lời Sun Ang, một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết.
    “Đây là tín hiệu mạnh mẽ gửi đến những tên tội phạm rằng các quốc gia bên ngoài không còn là chốn dung thân an toàn cho chúng và cũng đừng ảo tưởng rằng gia đình mình vẫn có thể ung dung ngồi trên núi vàng để hưởng thụ kể cả sau khi nghi phạm bị bắt”, quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói thêm.
    Theo đó, hiệp ước thu hồi tài sản quy định rằng tài sản sẽ được trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp nếu thông tin về chủ sở hữu được xác nhận. Còn trong trường hợp nguồn gốc tài sản không được xác nhận, quốc gia nắm giữ các tài sản này sẽ chia sẻ chúng với quốc gia còn lại. Tỷ lệ chia sẻ tài sản sẽ phụ thuộc vào mức độ đóng góp của hai quốc gia trong cuộc điều tra tham nhũng.
    Canada đến nay vẫn chưa ký hiệp ước dẫn độ chính thức với Trung Quốc. Tuy nhiên hai nước đã ký kết một hiệp ước về tương trợ tư pháp trong các vụ án hình sự vào năm 1994 và đây cũng là hiệp ước đầu tiên mà Trung Quốc ký với nước ngoài.
    Cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc hồi đầu tháng cho biết 1/3 số đối tượng bị truy nã toàn cầu về tội danh tham nhũng đã bị bắt và đưa về nước xử lý. Trong vòng 2 năm kể từ khi chính phủ Trung Quốc thành lập nhóm chuyên săn lùng các đối tượng tham nhũng lẩn trốn ở khắp nơi trên thế giới, cơ quan này đã dẫn độ về nước 1.915 quan tham từ hơn 70 quốc gia và truy hồi 7,47 tỷ nhân dân tệ.
    Thành Đạt
    Theo SCMP

    "Hợp đồng tình ái" - truy nguồn gốc email được không?

    Dân trí Trong một chia sẻ khá ngắn, đại gia C.T.M khẳng định không viết những email đang lan truyền trên mạng mà dư luận gọi là "hợp đồng tình ái". Các chuyên gia an ninh mạng cho rằng, vẫn còn "cửa" để chân dài Phương Nga "lật ngược tình thế".

    Đại gia phủ nhận "hợp đồng tình ái"
    Trước thông tin lan truyền chóng mặt với hơn 10 bức hình chụp lại email trao đổi được cho là của đại gia C.T.M gửi cho Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga (29 tuổi, quốc tịch Nga và Việt Nam, hoa hậu người Việt tại Nga), chúng tôi đã nỗ lực liên hệ với ông C.T.M để xác tín sự việc.
    Trong số điện thoại (11 số) được cho là ông C.T.M mới dùng để liên lạc với người thân khi cần thiết, chúng tôi gọi nhưng điện thoại không liên lạc được. Với số điện thoại loại 10 số thì đổ chuông nhưng ông M. không nghe máy.
    Tuy nhiên, trả lời tin nhắn của PV, về việc có hay không ông M. là chủ nhân những email "hợp đồng tình ái" gửi cho Hoa hậu Phương Nga, tin nhắn được cho là của ông M. nhắn lại ngắn gọn: "Toi chắc chắn ko viết những email này. Xin lỗi tôi ko thể trao đổi thêm với người lạ" (Tạm hiểu: Tôi chắc chắn không viết những email này. Xin lỗi tôi không thể trao đổi thêm với người lạ - PV).
    Một phần email được cho là hợp đồng tình ái
    Một phần email được cho là "hợp đồng tình ái"
    Trước đó, như Dân trí đã thông tin, mạng xã hội đang lan truyền "chóng mặt" những bức ảnh chụp màn hình email trao đổi được cho là của ông C.T.M gửi cho Phương Nga có từ địa chỉ my.caotoan@gmail.com , garrycao@me.com với tên là Garry Cao.
    Email được viết trong khoảng thời gian từ tháng 7-8/2012 đến tháng 12/2013. Nội dung của các email này chủ yếu nói về chuyện trai gái, tình dục, đổi bán là chính, ngoại trừ một chi tiết rất nhỏ về việc mua nhà.
    Riêng email mới đây nhất viết ngày 1/2/2013 có nội dung khá "đồi truỵ". Không chỉ yêu cầu người phụ nữ tên Nga làm vợ 2 trong 7 năm với "tình phí" 10 tỷ đồng mà còn yêu cầu Nga phải "chăm chỉ" trong tình ái... Email này còn nói rõ việc chuyển tiền sẽ chia làm 2 lần. Lần 1 chuyển 5 tỷ khoảng 3 - 4 tháng sau tết và lần 2 chuyển nốt 5 tỷ đồng vào ngày 31/12/2013. Trong email này còn có yêu cầu "đối tác" không được cưỡng ép tài chính và hứa sẽ chủ động đến thăm người tên Nga.
    Làm sao xác định được email là của ông M.?
    Một cán bộ an ninh mạng của Bộ Công an cho rằng, những email đã xoá rồi thì rất khó phục hồi lại được. Giống như tin nhắn trong điện thoại, nếu xoá thì tin sẽ vào hộp thư rác và một thời gian nếu không khôi phục thì sẽ mất. "Email đã xóa rồi thì sẽ khó tìm. Nếu tài khoản mà đóng luôn thì càng khó khôi phục. Những gì trên mạng đều là ảo nên khi chủ nhân phủ nhận thì càng khó chứng minh, quy kết", chuyên gia an ninh mạng nói.
    Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm đào tạo An ninh mạng Athena cho rằng nếu như đại gia M. còn mở hộp email thì sẽ xác tín "hợp đồng tình ái dễ dàng". Ông M. cũng là "cao thủ" về công nghệ nên nếu ông ấy đóng hộp thư, xoá email và không hợp tác thì cũng rất khó.
    Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga
    Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga
    Tuy nhiên, ông Thắng cũng cho rằng, vẫn còn "cửa" nếu như hộp thư đi của hoa hậu Phương Nga còn lưu những bức "hợp đồng" này. "Hộp thư đi có thể lưu trữ cả chục năm. Nếu bên gửi lẫn bên nhận cùng lưu thì tốt nhưng bên nhận xoá mà bên gửi còn lưu thì cũng chứng minh được", ông Thắng nói.
    Ông Thắng cũng cho rằng, email xoá thì trong 30 ngày có thể khôi phục được và nếu thời gian xoá dài hơn thì việc khôi phục được hay không phụ thuộc vào loại email. Thậm chí, nếu email đó ông M. không thừa nhận thì cũng có thể "buộc tội" được nếu như truy từ địa chỉ email đến domain name...
    Đồng tình quan điểm trên, ông Lương Hiền Duy, giám đốc một công ty hoạt động về thám tử cho rằng những "hợp đồng tình ái" như tài liệu đang lan truyền trên mạng đều có thể tìm ra được. Do đó, khả năng những email này là có thật từ những người liên quan trong vụ việc.
    Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, người bảo vệ cho bị cáo Trương Hồ Phương Nga cho biết, dù các "hợp đồng tình ái" này không có trong hồ sơ vụ án nhưng ông tin là có thật. Luật sư Hưng cùng các cộng sự đang tìm cách khôi phục email mà Phương Nga đã dùng để gửi cho C.T.M. để có thêm bằng chứng bảo vệ cho thân chủ. Đồng thời, luật sư Kiều Hưng cho biết sẽ kiến nghị các cơ quan tố tụng làm rõ những hộp thư cá nhân mà Nga đã sử dụng để trao đổi với ông M.
    Công Quang

    Xe giường nằm cháy rụi, 23 người thoát chết

    Dân trí Vừa đi qua Trạm thu phí Bàn Thạch (tỉnh Phú Yên), xe khách giường nằm bất ngờ bốc cháy dữ dội. Sau sự cố, chiếc xe chỉ còn trơ phần khung sắt. Rất may, 23 người trên xe đều không bị thương vong gì.

    Sự cố xảy ra vào khoảng 14h00 ngày 23/9, trên Quốc lộ 1A (đoạn qua Trạm thu phí Bàn Thạch đặt tại Km 1350 thuộc xã Hòa Xuân Đông, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) khiến hàng chục hành khách hoảng sợ.
    Xe khách vừa qua khỏi trạm thu phí bỗng bốc cháy dữ dội khiến hành khách trên xe hốt hoảng
    Xe khách vừa qua khỏi trạm thu phí bỗng bốc cháy dữ dội khiến hành khách trên xe hốt hoảng
    Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm xảy ra sự cố, xe giường nằm do tài xế Trần Anh (44 tuổi, quê Hải Dương) điều khiển, chở khách lưu thông trên QL1A theo hướng Bắc - Nam. Khi xe vừa qua khỏi Trạm thu phí Bàn Thạch (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) được 10m thì bất ngờ phát ra tiếng nổ lớn ở phần sau xe, rồi phát hỏa. Lúc này, tài xế xe kịp thời mở cửa xe để tất cả hành khách kịp thoát khỏi xe và mang theo hành lý, nhờ vậy sự cố không gây thương vong.
    Theo ghi nhận tại hiện trường, chiếc xe khách giường nằm đã bị cháy rụi chỉ còn trơ phần khung sắt. Một hành khách đi trên xe cho biết, chiều 22/9, chiếc xe khách trên xuất phát từ tỉnh Bắc Giang lên huyện Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng). Khi đến khu vực trạm thu phí thì xe bất ngờ nổ lốp, sau đó bốc cháy.
    Xe khách cháy trơ khung khi vừa khỏi Trạm thu phí Bàn Thạch (tỉnh Phú Yên)
    Xe khách cháy trơ khung khi vừa khỏi Trạm thu phí Bàn Thạch (tỉnh Phú Yên)
    Khi lực lượng chức năng dập tắt đám cháy thì xe giường nằm còn trơ bộ khung sắt
    Khi lực lượng chức năng dập tắt đám cháy thì xe giường nằm còn trơ bộ khung sắt
    Sau đó, hành khách và hành lý được chuyển sang xe khách 16 chỗ để tiếp tục hành trình
    Sau đó, hành khách và hành lý được chuyển sang xe khách 16 chỗ để tiếp tục hành trình
    Nhận được tin báo, lực lượng PCCC tỉnh Phú Yên đã kịp thời điều động 2 xe chữa cháy với hàng chục cán bộ chiến sĩ đến hiện trường, dập tắt đám cháy đồng thời tổ chức phân luồng giao thông, để đảm bảo các phương tiện qua lại trạm thu phí được diễn ra bình thường.
    Sau đó, toàn bộ hành khách trên xe và hành lý đã được đưa sang 2 chiếc xe 16 chỗ ngồi khác, để tiếp tục hành trình.
    Hiện các cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên đang tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.
    Doãn Công

    Ấn Độ ký hợp đồng hơn 8 tỉ mua chiến đấu cơ Pháp


    Phản lực cơ Rafale trong một buổi trình diễn ở sân bay Le Bourget, Pháp, 19/6/2015.
    Phản lực cơ Rafale trong một buổi trình diễn ở sân bay Le Bourget, Pháp, 19/6/2015.
      Nổi lên như một trong các nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong 5 năm qua, Ấn Độ vừa ký một hợp đồng trị giá 8,7 tỉ đôla để mua 36 chiến đấu cơ phản lực của Pháp. Đây là một trong các thoả thuận quốc phòng lớn nhất trong mấy năm trở lại đây.
      Các phản lực cơ Rafale sẽ hiện đại hoá không lực của quốc gia Nam Á này, giữa lúc Ấn Độ phải đối mặt với đối thủ Pakistan ở hướng Tây, và Trung Quốc ở hướng Bắc và Đông.
      Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar và vị tương nhiệm Pháp, Jean Yves Le Drian, ký thoả thuận này hôm nay, thứ Sáu 23/9, ở New Delhi.
      Ông Parrikar viết trên trang Twitter: “Máy bay chiến đấu Rafale sẽ cải thiện đáng kể các khả năng chiến đấu và phòng vệ của New Delhi.”
      Chiếc Rafale đầu tiên sẽ được giao cho Ấn Độ vào năm 2019, và tất cả 36 chiếc trong hợp đồng sẽ được giao trong vòng 6 năm.
      Không quân Ấn Độ đang cấp thiết cần hiện đại hoá đội máy bay đã lỗi thời của mình gồm nhiều máy bay Mig-21 do Nga chế tạo.
      Nêu bật việc các chiến đấu cơ của không lực Ấn Độ đã được sử dụng từ những năm 1970 và 1980 của thế kỷ trước, nhà phân tích quốc phòng Gulshan Luthra ở New Dehli nói:
      “Hợp đồng với Pháp sẽ trao cho không quân Ấn Độ công nghệ hiện đại tiên tiến, và mặc dù con số máy bay chiến đấu không nhiều, nhưng chúng sẽ là mũi tên dẫn đầu.”
      Thoả thuận với Pháp đã được thông qua sau nhiều thăng trầm. Trong khi New Delhi quyết định mua 126 máy bay chiến đấu Rafale hồi năm 2012, nhưng sau đó Ấn Độ đã giảm số máy bay chiến đấu đặt mua, xuống chỉ còn 36 chiếc, dường như vì giá cả các loại máy bay này quá cao.
      Mặc dù các chiến đấu cơ Rafale sẽ giúp nâng cao khả năng chiến đấu của không lực Ấn Độ, lực lượng không quân Ấn sẽ vẫn không bắt kịp khả năng của Trung Quốc, theo nhà phân tích Luthra.
      Ông nhận định:
      “Ấn Độ vẫn rất yếu so với Trung Quốc, bởi vì Trung Quốc đã tăng cường khả năng quân sự của họ lên rất cao. Chúng ta không có những khả năng tương tự.”
      Các chuyên gia quốc phòng ước lượng Ấn Độ sẽ chi ra gần 100 tỉ đôla trong thập niên tới để mua các hệ thống vũ khí mới.

      Biển Đông : Mỹ cần áp dụng một loạt biện pháp mới chống Trung Quốc

      media Các tàu nạo vét của Trung Quốc tại Đá Vành Khăn. Ảnh chụp từ phi cơ trinh sát P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ ngày 21/05/2016. REUTERS
      Nhân cuộc điều trần hôm 21/09/2016 tại Hạ Viện Mỹ, ba chuyên gia hàng đầu của Mỹ về Biển Đông đã phê phán các thiếu sót trong đối sách của Mỹ chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Điểm lý thú là các chuyên gia này đã đề xuất nhiều biện pháp rất cụ thể, cả về pháp lý, chính trị hay quân sự, được cho là có tác dụng răn đe Bắc Kinh nhiều hơn.
      Về pháp lý, tiến sĩ James Kraska, giáo sư luật quốc tế tại Học Viện Hải Chiến Hoa Kỳ (US Naval War College) cho rằng chính quyền Obama đã hoàn toàn sai lầm khi chỉ gọi các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông là « quá đáng », mà không dám gọi thẳng đó là « phi pháp ».
      Đối với giáo sư Kraska, Hoa Kỳ cần phải làm rõ vấn đề cách gọi, vì yêu sách chủ quyền của Trung Quốc không chỉ là « quá mức » mà là « bất hợp pháp ». Do vậy ông Kraska đề nghị : « Chúng ta phải nói thẳng, phải loại bỏ các từ ngữ quá ngoại giao, vì điều đó chỉ nuôi dưỡng sự mơ hồ và hoài nghi, có lợi cho Trung Quốc ».
      Còn bà Bonnie Glaser, chuyên gia nghiên cứu châu Á tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS, thì nhấn mạnh trên tác hại của thái độ quá thận trọng của chính quyền Obama đối với Trung Quốc trong thời gian qua. Đối với chuyên gia này, vì rụt rè, Hoa Kỳ đã không được Trung Quốc coi trọng.
      Bà Glaser nêu bật việc chính quyền Obama đã dành ưu tiên hợp tác với Trung Quốc trong lãnh vực biến đổi khí hậu và thỏa thuận hạt nhân Iran, vì thế đã không dám cứng rắn đối với Bắc Kinh trong hồ sơ Biển Đông.
      Thế nhưng theo chuyên gia này, chính quyền Mỹ đã sai lầm khi cho rằng quá cứng trên vấn đề Biển Đông sẽ hại cho các hồ sơ khác cần sự hợp tác của Trung Quốc. Đối với bà Glaser Mỹ hoàn toàn « có thể làm cả hai việc cùng một lúc, và nhất thiết phải nói nói rất rõ cho Trung Quốc biết rằng hành vi của họ không thể chấp nhận được. »
      Về phương diện quân sự, các chuyên gia đều chỉ trích thể thức « qua lại vô hại » (innocent passage) mà Hải Quân Mỹ đã áp dụng trong ba chuyến tuần tra bên trong vùng 12 hải lý của các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp tại Trường Sa.
      Đối với giáo sư luật Kraska, Hoa Kỳ không nên dùng thủ tục yếu nhất để thách thức đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc, vì rõ ràng là Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển không công nhận lãnh hải chung các đảo nhân tạo của Trung Quốc.
      Giáo sư Kraska đề nghị là Hoa Kỳ phải cho phi cơ bay qua các đảo nhân tạo trong tay Trung Quốc ở Trường Sa, chẳng hạn như qua Đá Vành Khăn (Mischief Reef), và tiến hành nhiều cuộc tuần tra hơn vì quyền tự do hàng hải trong khu vực, một mình hay với nước khác.
      Đấy cũng là khuyến nghị của bà Glaser, muốn Hoa Kỳ thực hiện các cuộc tuần tra một cách thường xuyên hơn để phá vỡ chiến thuật ngăn chặn tàu Mỹ của Bắc Kinh.
      Riêng tiến sĩ Andrew Erickson, giáo sư tại Viện Nghiên Cứu về Hàng Hải Trung Quốc cũng thuộc Học Viện Hải Chiến Mỹ, thì phê phán các quan chức Mỹ không dám thừa nhận một cách công khai là ngoài lực lượng Hải Quân và Hải Cảnh, Trung Quốc còn có một lực lượng thứ ba đang giúp Bắc Kinh thâu tóm Biển Đông : Đó là lực lượng « dân quân biển ». Đối với chuyên gia này, Washington phải cấp tốc đề ra một chiến lược toàn diện hơn để đối phó với Bắc Kinh.
      Trong chiến lược toàn diện này có vấn đề pháp lý và giáo sư Kraska gợi ý rằng nếu Trung Quốc không sẵn sàng chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực, thì các nước vẫn có thể kiện Trung Quốc ra các tổ chức quốc tế khác về các vi phạm mà Tòa Trọng Tài nêu bật.
      Tổ chức Hàng Hải Quốc Tế có thể xét xử vụ Hải Cảnh và dân quân biển Trung Quốc vi phạm các quy định quốc tế về phòng ngừa va chạm trên biển (COLREGS), Tổ Chức Hàng Không Dân Dụng Quốc Tế có thể xử lý các vi phạm mã số bay, và Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc có thể phán quyết về việc biến tàu cá thành công cụ của quân đội.

      Không kích nhằm vào phe nổi dậy tại Aleppo


      Một xe cứu thương bị phá hủy sau các cuộc không kích tại khu phố Ansari do phe nổi dậy kiểm soát ở miền đông Aleppo, 23/9/2016. (Ảnh do nhóm White Helmets cung cấp)
      Một xe cứu thương bị phá hủy sau các cuộc không kích tại khu phố Ansari do phe nổi dậy kiểm soát ở miền đông Aleppo, 23/9/2016. (Ảnh do nhóm White Helmets cung cấp)
        Những cuộc không kích vào khu vực do phe nổi dậy kiểm soát tại Aleppo, thành phố miền bắc Syria, đã gia tăng cường độ trong ngày hôm nay.
        Đài Quan sát Nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh cho biết có ít nhất 30 vụ không kích bắt đầu từ trong đêm và kéo dài cho tới sáng sớm ngày hôm nay.
        Cơ quan Phòng vệ Dân sự Syria nói có hai tòa nhà của cơ quan bị trúng bom.
        Các giới chức quân sự và tình báo Mỹ nêu nghi vấn liệu Nga có ý chí hay có khả năng làm điều gì đó để giải quyết cuộc khủng hoảng ngày càng tăng tại Syria hay không. Mỹ cáo buộc Nga đã gây nên một tai họa về mặt nhân đạo.
        Cáo buộc này được đưa ra vào lúc quân đội Syria hôm qua loan báo một chiến dịch mới để tái chiếm những khu vực do phe nổi dậy kiểm soát, đánh tan hy vọng tái lập cuộc ngưng bắn và đưa vật phẩm cứu trợ đến giúp thường dân đã gánh chịu nhiều gian khổ trong cuộc nội chiến kéo dài 5 năm qua.
        Một giới chức tình báo nói với VOA với điều kiện danh tính được giữ kín, nhấn mạnh đến kết quả duy nhất có thể chấp nhận được trong bất cứ tiến trình chính trị nào là Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải ra đi.
        Tuy nhiên có nhiều nghi ngờ liệu Moscow có khả năng đưa ra một kế hoạch như vậy hay không, bất chấp những cái giá mà rốt cuộc Nga hay khu vực phải trả.
        Cùng với sự hoài nghi ngày càng tăng về ý định của Nga và chính phủ Assad trong việc tìm kiếm một giải pháp chính trị hòa bình, còn có những lo ngại là cuộc tấn công mới nhất của chế độ Assad vào khu vực do phe nổi dậy kiểm soát ở Aleppo sẽ không làm gì để thay đổi cán cân lực lượng trên bộ.
        Bất chấp các cuộc không kích liên tục vào Aleppo giữa lúc thỏa thuận ngưng bắn tan vỡ, các giới chức nói rằng không có chứng cớ gì cho thấy là Syria và Nga có khả năng làm suy yếu các lực lượng đối lập đủ để có thể thực hiện cuộc tấn công này.
        Ngoài ra, cũng không thấy dấu hiệu là lực lượng trên bộ của Syria có thể tăng quân số hay các khả năng khác để có thể giành lợi thế so với phe nổi dậy.
        Các giới chức Mỹ cảnh báo là viễn ảnh của chế độ Assad có thể củng cố quyền kiểm soát tại những khu vực đã đánh mất, không mấy sáng sủa.
        Một giới chức tình báo Mỹ nhận định rằng với một lực lượng vũ trang chống ông Assad lên đến 100.000 người thì lực lượng này không thể tan biến một sớm một chiều.
        Và ngay tại thời điểm này, cũng không có dấu hiệu là quân đội Nga sẽ tăng cường giúp đỡ về mặt quân sự.
        Loan báo của Nga hôm thứ Tư sẽ gởi một tàu sân bay đến bờ biển Syria cũng được xem như chỉ có tính cách tượng trưng. Các giới chức Mỹ nói hầu hết các khí tài Nga gởi đến Syria dường như chỉ dùng để bảo vệ những căn cứ của Nga hay với mục đích đẩy mạnh việc bán vũ khí của Nga.

        Tulsa: Cảnh sát bắn chết người; bị tố ‘ngộ sát cấp 1’

        Nữ cảnh sát viên Betty Shelby thuộc sở cảnh sát Tulsa, Oklahoma. (Hình: Tulsa Police Department)
        TULSA, Oklahoma (AP) – Công tố viện Tulsa, Oklahoma, hôm Thứ Năm khởi tố nữ cảnh sát da trắng tội ngộ sát cấp độ một, không đầy hai tuần sau khi cô bắn chết một người đàn ông da đen không có vũ khí trên đường.
        Đơn khởi tố được nộp vài ngày sau khi cảnh sát công bố các video về vụ bắn, mà công tố viện nói rằng người nữ cảnh sát đã “hành động không hợp lý.”
        Biện Lý Steve Kunzweiler thuộc Tulsa County truy tố cảnh sát viên Betty Shelby về cái chết của ông Terence Crutcher hôm 16 Tháng Chín.
        Ông Kunzweiler cho biết, ngộ sát cấp độ một là tội danh thích hợp nhất mà ông đề nghị.
        Đoạn video thu từ xe cảnh sát và từ trên máy bay về vụ bắn, cho thấy ông Crutcher đi xa khỏi cảnh sát viên Shelby với hai tay đưa lên trời.
        Video không cho thấy rõ ông Crutcher bị thiệt mạng vì một phát đạn duy nhất lúc nào.
        Luật sư đại diện cảnh sát viên Shelby nói, ông Crutcher không tuân lệnh cảnh sát và rằng cô Shelby nổ súng khi ông Crutcher bắt đầu vói tay vào phía cửa sổ xe.
        Mời độc giả xem video: Biểu tình ở Charlotte tiếp diễn, thống đốc huy động lực lượng Vệ Binh Quốc Gia
        Gia đình nạn nhân lập tức phản biện, nói rằng ông Crutcher không có dấu hiệu nào đe dọa đối với cảnh sát.
        Họ trưng dẫn hình chụp phóng lớn lấy từ video do cảnh sát cung cấp, cho thấy kính cửa sổ xe không hề bị kéo xuống.
        Và cảnh sát xác nhận ông Crutcher không có mang súng, kể cả trong xe.
        Nếu bị xét thấy có tội, nữ cảnh sát viên Shelby có thể phải trực diện với bản án tối đa bốn năm tù.
        Nữ cảnh sát viên Shelby gia nhập sở cảnh sát Tulsa từ Tháng Mười Hai, 2011, đang trên đường giải quyết một vụ bạo hành trong gia đình thì chợt trông thấy xe của ông Crutcher đứng ngay giữa đường xe chạy.
        Cô Shelby đã không đèn khẩn cấp, vì thế máy quay phim gắn trong xe không tự động mở lên, nên không thể biết chuyện gì xảy ra cho đến khi các cảnh sát khác kéo đến. (TP)

        Cảnh sát hình sự hành hung phóng viên Báo Tuổi Trẻ

        23/09/2016 23:16

        Trong khi tác nghiệp, nhà báo Quang Thế của Báo Tuổi Trẻ bị cảnh sát hình sự Công an huyện Đông Anh - Hà Nội hành hung gây thương tích

        Tối 23-9, trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Bùi Thanh, Tổng Thư ký Tòa soạn Báo Tuổi Trẻ, khẳng định Báo Tuổi Trẻ không chấp nhận sự hành xử thô bạo của Công an huyện Đông Anh đối với nhà báo Quang Thế. Nhà báo Quang Thế đến hiện trường thu thập thông tin là theo sự phân công của cơ quan và tác nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Vụ việc xảy ra nơi công cộng đã tạo hình ảnh xấu trong mắt công chúng và là hành vi vi phạm pháp luật. “Chúng tôi ghi nhận thiện chí xin lỗi của đại diện Công an huyện Đông Anh nhưng đồng thời cũng đề nghị lãnh đạo Công an huyện Đông Anh và Công an TP Hà Nội phải xử lý vụ việc đến nơi đến chốn. Báo Tuổi Trẻ tiếp tục theo dõi cách xử lý vụ việc này của các cơ quan liên quan” - ông Bùi Thanh cho biết.
        Trước đó, rạng sáng 23-9, nhiều người lưu thông trên cầu Nhật Tân hướng từ huyện Đông Anh về trung tâm TP Hà Nội phát hiện 1 chiếc taxi đỗ bên lề cầu, dưới cầu là thi thể một người đàn ông. Sau đó Công an huyện Đông Anh xác định người đàn ông bị tử vong dưới cầu Nhật Tân chính là tài xế lái chiếc taxi. Qua điều tra ban đầu, xác định người đàn ông này chết do tự tử.

        Nhà báo Quang Thế (áo trắng) bị nhóm thanh niên hành hung khi tác nghiệp trên cầu Nhật Tân sáng 23-9Ảnh: Minh Chiến
        Nhà báo Quang Thế (áo trắng) bị nhóm thanh niên hành hung khi tác nghiệp trên cầu Nhật Tân sáng 23-9Ảnh: Minh Chiến

        Khoảng 10 giờ cùng ngày, khi tiếp nhận thông tin phản ánh của bạn đọc và sự chỉ đạo của cơ quan, nhà báo Trần Quang Thế đã đến khu vực cầu Nhật Tân để tìm hiểu vụ việc.
        Khi đến nơi, nhà báo Quang Thế không thấy có biển thông báo cấm chụp ảnh, ghi hình, lực lượng chức năng cũng không căng dây bảo vệ hiện trường. Rất nhiều người dân cùng đồng nghiệp các báo đứng trên cầu tìm hiểu, dùng điện thoại quay phim, chụp ảnh vụ việc. Nhà báo Quang Thế cho biết khi anh chụp ảnh thì có một công an ngăn cản. Anh đã trình các giấy tờ liên quan khi tác nghiệp, sau đó tiếp tục chụp ảnh thì bị một nhóm người, trong đó có cán bộ của Đội CSHS Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) mặc thường phục lao vào hành hung.
        “Họ chỉ tay, chửi thề quát tháo tôi và hai đồng nghiệp khác rồi đấm đá túi bụi vào mặt và người làm tôi chảy máu miệng, bị thương vùng đầu. Họ tiếp tục dồn tôi ra giữa đường hành hung trong khi xung quanh có rất nhiều ô tô lưu thông tốc độ cao. Ngoài đồng nghiệp và người dân, có nhiều công an viên chứng kiến” - nhà báo Quang Thế nói. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, nhà báo Quang Thế đã đến Công an xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh để trình báo về việc bị tấn công và cản trở tác nghiệp.
        Chiều cùng ngày, thượng tá Phạm Nam Thắng, Đội trưởng Đội CSHS Công an huyện Đông Anh, đã đến Văn phòng đại diện của Báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội làm việc. Tại đây, ông Thắng thừa nhận cán bộ của đơn vị đã có “thái độ không đúng” và cho biết “những cán bộ trẻ, có thể do bị áp lực vì lúc đang làm ở hiện trường rất đông người hiếu kỳ tụ tập nên hành xử không đúng”.
        Ông Thắng thay mặt đơn vị xin lỗi Báo Tuổi Trẻ và xin lỗi cá nhân nhà báo Quang Thế. Theo ông Thắng, lãnh đạo công an huyện đã yêu cầu những người liên quan làm tường trình và sẽ có hình thức xử lý đối với những người tham gia hành hung nhà báo Quang Thế.

        Hội Nhà báo yêu cầu trả lời rõ việc hành hung nhà báo
        Ngay trong tối 23-9, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, ông Thuận Hữu cho biết cơ quan này đã nắm bắt thông tin ban đầu và ngay trong ngày đã gửi công văn đến Công an huyện Đông Anh yêu cầu trả lời rõ về việc nhà báo Quang Thế bị hành hung.
        Ông Thuận Hữu khẳng định sau khi có trả lời chính thức từ phía cơ quan công an, Hội Nhà báo tiếp tục làm việc với các cơ quan liên quan để yêu cầu làm rõ vụ việc. “Quan điểm của Hội nhà báo không chỉ trong trường hợp này mà bất kỳ trường hợp nào cản trở, hành hung phóng viên khi tác nghiệp cũng đều phải xử lý nghiêm theo quy định pháp luật” - ông Thuận Hữu nhấn mạnh.
        N.Quyết

        Lê Cường - Nguyễn Hưởng

        Nhà mạng trần tình việc thuê bao bị Sam Media “móc túi”

         

        Trước nhiều ý kiến cho rằng, các nhà mạng được chia tỷ lệ doanh thu không nhỏ từ sự hợp tác với các công ty cung cấp dịch vụ nội dung (CP) trên di động (qua các đầu số tin nhắn ngắn) để kinh doanh thông qua hệ thống quảng cáo của Công ty Sam Media phải có trách nhiệm với những khách hàng không sử dụng dịch vụ nhưng vẫn bị “đội” cước phí (báo Tin Tức đã đăng sáng 23/9), tối nay, Viettel và MobiFone đã lên tiếng chính thức về vấn đề này.

        Đại diện Tổng công ty Viettel (Viettel Telecom) cho biết: Ngay sau khi sai phạm của Công ty Sam Media được phát hiện, Viettel đã quyết định dừng mọi hợp tác với Công ty ACom (Công ty cung cấp dịch vụ của Sam Media trên các mạng di động ở Việt Nam). Đồng thời, Viettel đã lập tức nhắn tin đề nghị khách hàng đang sử dụng dịch vụ của ACom đăng ký lại nếu vẫn có nhu cầu, tất cả các khách hàng không nhắn tin xác nhận đồng ý sử dụng tiếp, Viettel sẽ hủy dịch vụ cho khách hàng.

        Thuê bao cần cẩn trọng khi đăng ký sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng.
        “Hiện nay, Viettel đã cung cấp công cụ để khách hàng có thể kiểm soát và quản lý dịch vụ VAS cho toàn bộ người dùng. Chỉ cần nhắn tin TC gửi 1228, khách hàng có thể tra cứu được các dịch vụ đang sử dụng, giá cước kèm cú pháp hủy để khách hàng chủ động lựa chọn các dịch vụ phù hợp”, lãnh đạo Viettel nói.
        Theo đại diện Trung tâm Kinh doanh VAS - Viettel Telecom, mặc dù đã có rất nhiều biện pháp để quản lý việc hợp tác cung cấp dịch vụ nội dung, tuy nhiên do tính chất của các dịch vụ khá phức tạp và đa dạng nên nhà mạng vẫn chưa ngăn chặn được hoàn toàn những sai phạm. Cụ thể, với sai phạm của Sam Media, qua kiểm tra của Viettel, các hình thức truyền thông của công ty này chủ yếu thực hiện trên các kênh online (landing page- trang đích), nội dung truyền thông hướng đến việc “đăng ký dịch vụ và trúng thưởng iphone, ipad, samsung Galaxy S7. Để hạn chế những vụ việc tương tự, Viettel đã có đề xuất với cơ quan nhà nước có biện pháp và công cụ quản lý chặt chẽ về các banner quảng cáo trên internet.

        Tối 23/9, đại diện Tổng Công ty Viễn thông MobiFone cho biết: Đối với các đối tác của MobiFone có hợp tác kinh doanh với Công ty Sam Media, MobiFone đang tiến hành rà soát, nếu phát hiện sai phạm trong quá trình cung cấp dịch vụ, MobiFone sẽ xử lý theo đúng các qui định trong Hợp đồng hợp tác, các văn bản điều hành xử lý vi phm của các cơ quan quản lý nhà nước, và các quy định của pháp luật. “Khách hàng có thể trực tiếp phản ánh nhng vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng các dịch vụ thông qua đường dây nóng 18001090. MobiFone luôn sẵn sàng tiếp nhận và xử lý kịp thời mọi khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của khách hàng”, lãnh đạo nhà mạng này khẳng định.

        Qua tìm hiểu từ Trung tâm Kinh doanh VAS, Viettel Telecom (đơn vị quản lý mảng hợp tác kinh doanh liên quan đến đầu số ngắn), Viettel không có bất cứ hợp tác nào với Công ty Sam Media. Qua rà soát, chỉ có Công ty CP đầu tư ACOM kinh doanh dịch vụ Gamepark trên đầu số 6909 (hợp tác với Công ty Sam Media) trên mạng Viettel kể từ thời gian ký hợp đồng là 21/7/2015.

        Tổng doanh thu hợp tác phát sinh trong quá trình thanh tra của Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Hà Nội (từ tháng 7/2015 - tháng 3/2016) là 20 tỷ đồng, trong đó doanh thu đối tác hưởng gần 9 tỷ đồng. Đại diện Trung tâm Kinh doanh VAS cho biết, thời gian hợp tác giữa Viettel và ACom từ tháng 7/2015, trong khi các nhà mạng khác đã hợp tác từ tháng 1/2013.

        Trước đó, từ tháng 1/2013, Viettel là đơn vị duy nhất ở Việt Nam áp dụng hệ thống kiểm soát chặt với tất cả các đầu số ngắn và có điều khoản phạt các đối tác cung cấp dịch vụ sai quy định. Theo đó, định kỳ mỗi tháng 2 lần, các CP phải gửi kịch bản nhắn tin và nội dung dịch vụ để Viettel kiểm duyệt, đảm bảo ngăn chặn các nội dung lừa đảo, mê tín. Các CP vi phạm nội dung cung cấp bị phạt tới 30 triệu đồng/lỗi. Đối tác vi phạm lỗi nội dung quá 3 lỗi/6 tháng sẽ bị cắt đầu số và thanh lý hợp đồng. Trong trường hợp thuê bao spam tin nhắn không đúng với kịch bản đã đăng ký, hoặc có nội dung cấm sẽ bị hệ thống ngăn chặn, người dùng cũng được hoàn lại tiền khi nhắn tin sai cú pháp hoặc click vào những thông tin lừa đảo.

        Từ tháng 7/2015 (thời điểm bắt đầu hợp tác với ACom), Viettel cũng xây dựng hệ thống đảm bảo 100% khách hàng đăng ký dịch vụ qua website phải có bước xác nhận thì mới đăng ký thành công. Trên thực tế, hệ thống ghi nhận 100% khách hàng của Viettel đăng ký dịch vụ của ACom đều có bước xác nhận sử dụng dịch vụ mới tiến hành trừ cước. Tiếp đó, từtháng 8/2016 Viettel bổ sung thêm bước xác nhận khi khách hàng đăng ký dịch vụ qua kênh SMS. Với những biện pháp mạnh nói trên, Viettel đã hạn chế được thấp nhất những vi phạm của ACom trong quá trình kinh doanh dịch vụ.

        Như báo Tin Tức đã nêu, vừa qua, Công ty Sam Media đã bị Thanh tra Sở TT - TT Hà Nội xử phạt 55 triệu đồng do vi phạm trong cung cấp dịch vụ viễn thông. Dư luận bức xúc vì mức phạt quá nhỏ trong khi số tiền khách hàng của 4 nhà mạng đã phải chi trả dịch vụ của Sam Media hợp tác với 3 công ty Việt Nam lên tới 230,5 tỷ đồng. Trong số này, khá nhiều khách hàng khi được hỏi đều không biết mình đã sử dụng dịch vụ nội dung của Sam mà vẫn hiển thị trên hóa đơn là dịch vụ đã được kích hoạt, sử dụng nên tiền cước bị trừ nhiều lần. Ba công ty tại Việt Nam là Công ty CP đầu tư ACom, Công ty CP truyền thông VMG và Công ty CP truyền thông Gapit cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động qua các đầu số tin nhắn ngắn để kinh doanh, truyền thông dịch vụ của mình qua hệ thống quảng cáo của Công ty Sam Media.

        Minh Phương

        Tránh “sập bẫy” Trung Quốc mua cá tra

        23/09/2016 22:26

        Trước đà tăng trưởng mạnh của thị trường Trung Quốc, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa khuyến cáo người nuôi và doanh nghiệp (DN) thận trọng với diễn biến này.

        Theo VASEP, từ đầu năm đến ngày 15-8, xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc đã tăng 67,5% so với cùng kỳ năm 2015, đạt giá trị 154,8 triệu USD và đang là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3. Dù được đánh giá là thị trường lớn, tiềm năng nhưng VASEP cảnh báo DN cần thận trọng hơn khi đẩy mạnh xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc.
        
Cá tra xuất khẩu sang Trung Quốc bất ngờ tăng mạnh trong thời gian gần đâ Ảnh: Thốt Nốt
        Cá tra xuất khẩu sang Trung Quốc bất ngờ tăng mạnh trong thời gian gần đâ Ảnh: Thốt Nốt
        Trước đó, trong báo cáo gửi Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), VASEP nêu rõ Trung Quốc đưa ra nhiều rào cản gây khó cho nông sản Việt Nam như yêu cầu DN xuất khẩu phải có mã số do họ cấp, trong khi Việt Nam quy định chỉ cần nhà sản xuất có trong danh sách được công nhận xuất khẩu sang Trung Quốc là được. Đồng thời, VASEP đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống kê chính xác sản lượng cá tra thực tế để có những đánh giá về cung cầu.
        Đáng lưu ý là gần đây, Trung Quốc siết nhập khẩu cá tra tiểu ngạch đã khiến tình hình cung ứng mặt hàng này lao đao. Cụ thể, đầu quý I/2016, thương lái Trung Quốc đẩy mạnh gom cá tra cỡ lớn (hơn 1 kg/con), sau đó ngưng mua khiến người nuôi tồn kho lớn. Trong khi đó, DN xuất khẩu lại khó khăn trong việc tìm nguyên liệu cá tra đúng cỡ chế biến là từ 700-900 g/con.
        Theo VASEP, đây là một bài học đáng quan tâm cho các hộ nuôi và DN muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Để ổn định trong kinh doanh, các DN cần cân nhắc và thận trọng hơn trong các hợp đồng dài hạn và chiến lược.
        VASEP dự báo trong 2 quý tới, nhu cầu nhập khẩu cá tra của Trung Quốc sẽ tăng cao. Do đó, DN cần có những đánh giá đầy đủ hơn về cung - cầu, sản lượng nuôi thực tế để cân đối đơn hàng.
        Cũng liên quan đến mặt hàng cá tra, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cho biết cơ quan đồng cấp Mỹ vừa thông báo bổ sung 2 DN đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường này là Công ty TNHH Thực phẩm Công nghiệp Hua Heong Việt Nam và Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long. Như vậy đến nay, Việt Nam có 60 DN đủ điều kiện xuất khẩu cá tra vào Mỹ.
        Ng.Ánh

        Sự thật bên trong cuộc sống "quái dị" của những đứa trẻ nhà Brangelina

        24-09-2016 00:00:00

        Uống rượu, chơi dao và súng từ khi còn nhỏ, không đến trường học và sống vô kỷ luật, đó là sự thật về cuộc sống của 6 đứa trẻ nhà Brad Pitt và Angelina Jolie.

        Gia đình siêu sao Brangelina đang là tâm điểm chú ý của cả thế giới khi Angelina nộp đơn ly dị chồng vào ngày 21/9. Ngoại trừ các vấn đề về tài sản và cuộc sống hôn nhân của cặp đôi đình đám, người hâm mộ rất quan tâm tới 6 đứa con đa sắc tộc đang trong tuổi vị thành niên của họ.

        Angelina và Brad có với nhau 6 mặt con, trong đó có 3 người con nuôi Maddox (15 tuổi) Pax Thien (12 tuổi) , Zahara (11 tuổi) và 3 người con đẻ Shiloh (10 tuổi), cặp song sinh Knox và Vivienne (8 tuổi). Chúng đều là những đứa trẻ cá tính và có cuộc sống vô cùng tự do không bị áp đặt theo bất cứ tiêu chuẩn nào.

        angelina1
        Gia đình Angelina Jolie trong lễ ra mắt phim "Maleficent".
        Cuộc sống "bất thường"

        Brad và Angelina đều là những ngôi sao hàng đầu thế giới, họ sở hữu khối tàn sản khổng lồ có thể đáp ứng mọi điều kiện của con cái. Trong nhà, mỗi đứa trẻ có một bảo mẫu riêng để đáp ứng nhu cầu của từng cô cậu nhóc. Angelina Jolie trước đó từng trả lời phỏng vấn rằng bảo mẫu của các con cô có quy định riêng phù hợp với tính cách và cội rễ của từng bé. 

        Ngoài ra, do những đứa trẻ không đến trường nên trong nhà có thêm gia sư, vệ sĩ, đầu bếp riêng. Vì vậy, gia đình thường rất đông đúc và hỗn loạn. Brad Pitt từng so sánh bầu không khí trong gia đình mình với phim Bay trên tổ chim cúc cu (One Flew Over The Cuckoo's Nest) với bối cảnh trong một bệnh viện tâm thần.

        Việc không đi học dẫn đến hậu quả là các con của Angelina và Brad Pitt khác nhút nhát, ít có bạn bè. Trước khi ly hôn, Angelina cũng có ý định đưa con đến trường vì lũ trẻ giờ đã ở độ tuổi vị thành niên và chúng cần được gia nhập với xã hội bên ngoài. 

        Một ví dụ là cậu con cả Maddox từng khiến Angelina tự hào vì có chỉ số IQ rất cao. Maddox từng theo học tại trường Lycee Francais ở Los Angeles 5 năm trước. Ở đó, cậu học piano và nói tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Khmer lưu loát, cậu nhóc còn chơi bóng đá rất cừ, tuy nhiên vì đặc thù của gia đình mà Maddox sau đó nghỉ học và học tại nhà với gia sư. Ý tưởng của Angelina nhận được sự ủng hộ của Brad Pitt. Anh từng nói: "Sự hỗn loạn trong nhà kéo dài từ sáng cho đến đêm"

        angelina2
        Các con của Angelina và Brad Pitt đều có cá tính rất mạnh.
        Một vú em từng làm việc trong gia đình này chia sẻ với tờ In Touch rằng vẫn thấy "lạnh gáy" khi nói về thời gian họ chăm sóc lũ trẻ. "Những đứa trẻ thường chửi bậy và đánh nhau. Zahara thường là chủ mưu xúi giục các anh chị em của mình vướng vào rắc rối. Maddox và Pax Thiên thì đặc biệt hung hãn. Thậm chí Maddox đã uống rượu khi mới 9 tuổi và lái ô tô khắp khu nhà".

        Một vú em khác chia sẻ: "Gia đình luôn có những tiếng ồn và la hét. Vợ chồng siêu sao chẳng hề kiểm soát các con. Nửa đêm chúng chạy xuống phòng đánh thức cha mẹ dậy và cố gắng chui vào giường của họ".

        Phong cách nuôi dạy tự do của Brangelina

        Trong quá trình nuôi dạy, Angelina Jolie để các con tự do thoải mái thì Brad Pitt lại nghiêm khắc hơn. Anh thường la lối bọn trẻ và áp đặt kỷ luật, trong khi Jolie thì không bao giờ làm như vậy.

        Năm 2011, Brad Pitt chia sẻ trong một talkshow rằng, anh thường xuyên phạt lũ trẻ và cấm chúng ăn cơm nếu chúng làm điều sai trái. Biện pháp mà anh sử dụng là ngồi trên ghế hối lỗi trong thời gian nhất định. 

        Thế nhưng chính anh cũng là người thường xuyên hành động theo hứng thú nhất thời. Trong khi các bảo mẫu cố gắng để lũ trẻ đi ngủ đúng giờ, không bao giờ ăn đêm thì Brad Pitt lại đột nhiên muốn gọi pizza về ăn khuya cùng các con hoặc đưa chúng ra ngoài cả ngày. Chẳng hạn, có lần ở Jordan, nửa đêm Pitt đưa cặp song sinh ra ngoài và ăn kem. Điều này làm đảo lộn hoàn toàn thói quen của những đứa trẻ.

        Chính vì vậy, các bảo mẫu khá vất vả vì phải chiều theo những cảm hứng bất thường của lũ nhóc, có khi họ phải thức ngồi xem phim hoạt hình cả đêm để trông chừng những cô cậu nhà Jolie-Pitt, trong khi đó AngelinaBrad Pitt ngủ say trong một căn phòng khác. Vì quá dựa dẫm vào người giúp việc nên hai vợ chồng không đưa các con vào khuôn khổ, đồng thời do bận việc nên họ sẵn sàng "bù đắp" cho lũ trẻ bất cứ khi nào họ thích. Vì thế, trong khoảng thời gian Jolie quay phim Wanted đã có hai bảo mẫu nghỉ việc vì phải làm việc liên tục không có ngày nghỉ.

        Angelina Jolie cũng thường đưa con tới các vùng có chiến tranh hay các trại tị nạn, nơi mà cô nghĩ sẽ tốt cho sự phát triển của con mình, dạy chúng về sự khốc liệt của cuộc sống và lòng nhân đạo. Nhưng điều đó cũng dẫn đến việc lũ trẻ thường xuyên phải di chuyển chứ không sống ổn định để đi học hay kết bạn, và thường có xu hướng bạo lực.

        Angelina Jolie tôn trọng sở thích riêng của các con, bọn trẻ được phép học bất cứ cái gì mà chúng yêu thích. Shiloh học tiếng Khơ-me, Pax học tiếng Việt, Maddox học tiếng Đức và Nga, Zahara có thể nói được tiếng Pháp, Vivienne học tiếng Ả-rập trong khi đó Knox thì học ngôn ngữ ký hiệu.

        Tuy nhiên, những đứa trẻ ở Hollywood thường gặp rắc rối với suy nghĩ khác thường của chúng, đặc biệt là khi bố mẹ thường bận rộn và tôn trọng sự tự do của con cái quá mức. Điều này đã được chứng minh qua rất nhiều trường hợp. Angelina Jolie và Brad Pitt cũng từng bị lên án vì tôn trọng sở thích mặc quần áo, cắt tóc và hành xử như con trai của Shiloh. Các nhà hoạt động vì quyền trẻ em lo sợ cô bé sẽ bị lệch lạc giới tính khi có cặp bố mẹ ít hướng dẫn mà để lũ trẻ phát triển một cách quá tự nhiên.

        bradpitt
        Cô bé Shiloh trông như một cậu con trai bên các anh.
        Là một người có tư tưởng tự do và khá nổi loạn khi còn trẻ, Angelina còn chiều theo đam mê vũ khí và võ thuật của Maddox. Khi cậu bé mới 6 tuổi, Jolie đã tự hào nói: "Con trai tôi đã tìm hiểu về các cuộc chiến và các loại súng. Vì vậy, trong Ngày của Mẹ, Maddox đã vẽ một khẩu súng máy".

        Năm Maddox 7 tuổi, Angelina Jolie nói đã bắt đầu sưu tầm dao găm cho con trai. "Mẹ tôi đã mua cho tôi những chiếc dao găm đầu tiên năm tôi mới 11 tuổi và tôi đã mua cho Maddox vài con dao rồi" - Jolie chia sẻ với tạp chí W. 

        Vào sinh nhật 8 tuổi của Maddox cô đưa con trai tới một trại tị nạn ở Iraq như một món quà mừng.

        Với cuộc sống bận rộn của ông bố bà mẹ nổi tiếng nhất nhì thế giới, những đứa trẻ nhà Jolie-Pitt thường xuyên phải di chuyển. Chúng sống trên máy bay, những khách sạn sang trọng tạm thời nhiều hơn là nhà. Thậm chí, nhà của bọn trẻ cũng thay đổi khắp nơi trên thế giới với một ngôi nhà ở Los Angeles, ở New Orleans, Pháp, London. Vậy nhưng, có một sự thật là gia đình của Brangelina vô cùng phức tạp, những đứa trẻ còn khá nhỏ và 3 trong số chúng là trẻ mồ côi. Chúng cần cuộc sống ổn định, những mối quan hệ xã hội thông thường và bạn bè, điều mà 6 cô cậu nhóc hiện không có.

        angelina6
        Đại gia đình thường xuyên di chuyển và bị bắt gặp ở sân bay.
         Theo Thủy Linh / Trí Thức Trẻ

        Gigi Hadid bị kẻ từng gây hấn Brad Pitt, Kim Kardashian 'quấy rối' giữa phố

        Thứ Sáu, 23/09/2016 16:18
        (Thethaovanhoa.vn) - Người mẫu nổi tiếng Gigi Hadid vừa trở thành nạn nhân mới nhất của Vitalii Sediuk, người bị xem là "mối đe dọa thảm đỏ" vì nhiều lần gây phiền phức cho các ngôi sao.
        Người đàn ông quốc tịch Ukraine này thậm chí đã bị cấm nhập cảnh vào Mỹ sau sự cố tương tự với Brad Pitt hồi năm 2014. Một số nạn nhân khác của Sediuk, người có chú thích nghề nghiệp là "Media Personality" (dùng tên tuổi của mình để thu hút khán giả nhằm mục đích phát triển truyền thông), còn có Tổng biên tập tạp chí Vogue Anna Wintour, ngôi sao điện ảnh Bradley Cooper, Kim Kardashian hay siêu mẫu Miranda Kerr.

        Gigi Hadid hốt hoảng khi bất ngờ bị nhấc bổng từ phía sau. Ảnh: THR

        Cô nàng hét lên và tìm cách thoát khỏi người đàn ông kì quặc. Ảnh: THR
        Trong đoạn video ghi lại màn chơi khăm, người xem có thể thấy Sediuk đã lợi dụng cơ hội lúc người đẹp 21 tuổi rời khỏi show thời trang Max Mara ở Milan, Italy, cùng em gái Bella của mình để ôm chặt lấy cô từ phía sau rồi nhấc bổng Gigi lên trong sự kinh hãi của nạn nhân.
        Hadid phản ứng bằng cách huých cùi trỏ vào mặt Sediuk và hét lên "Buông tôi ra, anh là tên quái nào vậy". Lúc này, lực lượng an ninh xung quanh mới kịp can thiệp, còn Sediuk bỏ chạy.

        Sediuk từng gây náo loạn khi úp mặt vào đũng quần Bradley Cooper trên thảm đỏ...

        ... làm điều tương tự với Leonardo DiCaprio... Ảnh: Daily Mail

        ... hay chui vào váy của nữ diễn viên America Ferrera. Ảnh: Daily Mail

        Kim Kardashian cũng từng trở thành nạn nhân của Sediuk khi bị anh này xô ngã. Ảnh: Daily Mail

        Sediuk bị bắt sau khi xô xát với Brad Pitt hồi năm 2014. Ảnh: Daily Mail
        Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với trang tin THR, Sediuk giải thích động cơ đằng sau cuộc tấn công người mẫu Gigi Hadid:
        "Dù tôi công nhận Gigi Hadid đẹp, cô nàng và cả bạn thân Kendall Jenner nữa, đều không có việc gì để làm với ngành thời trang cao cấp. Bằng cách này, tôi khuyến khích ngành công nghiệp thời trang nên đưa các tài năng thực thụ lên sàn catwalk và bìa tạp chí Vogue thay vì hợp tác với những cô gái xinh xắn trên Instagram" - Sediuk nói - "Bạn có thể gọi đây là phản ứng hoặc biểu hiện phản đối. Và đây cũng là lời cảnh tỉnh đối với Anna Wintour, người đã biến Vogue thành một tờ lá cải khi để các cô gái nhà Kardashians và vài nhân vật nổi tiếng tương tự xuất hiện trên bìa của một tạp chí uy tín như thế".
        Khi được hỏi về ý kiến cho rằng hành động này của anh đơn thuần chỉ là hành vi tấn công hèn hạ một phụ nữ, Sediuk trả lời: "Đừng quá thêu dệt như thế".

        Đoạn video ghi lại sự cố Hadid vừa gặp phải
        Duy AnTheo THR

        Đằng sau bàn thắng để đời của Tuấn Anh cho Yokohama

        Đức Nguyễn
        16:08 ngày 23-09-2016
        Nguyễn Tuấn Anh đã ghi bàn đầu tiên cho Yokohama. Để có được một trong những bàn thắng “để đời” ấy, tiền vệ này đã vượt qua vô vàn áp lực.
        Đằng sau bàn thắng để đời của Tuấn Anh cho Yokohama
        Tại sao Tuấn Anh không được đá chính tại Yokohama FC? Đấy là câu hỏi được vô số người quan tâm lẫn sự cắc cớ. Đúng vậy, Tuấn Anh sang Nhật thi đấu chở theo những hy vọng, bởi anh là một trong cầu thủ trẻ được đánh giá hay nhất của bóng đá Việt Nam. Thế nhưng, cuộc sống ở J.League 2 khắc nghiệt hơn sự mường tượng của nhiều người. 

        Trong cuộc trò chuyện mới đây với chúng tôi, Công Phượng tiết lộ rằng, các ngoại binh, kể cả đến từ châu Á, nếu trình độ chuyên môn chỉ bằng cầu thủ của Nhật Bản, thì các HLV sẽ dùng các cầu thủ bản địa. 

        Thực tế, nhìn vào đội hình của Yokohama hiện tại, họ có hàng tiền vệ quá chật chội với 8-10 cầu thủ có thể chơi ở các vị trí khác nhau ở tuyến giữa. Trong số ấy, có cả ngoại binh và những cầu thủ Nhật giàu kinh nghiệm lẫn đang bước độ chín.

        Tại FC Yokohama, Tuấn Anh chỉ được xem là cầu thủ trẻ và anh phải cạnh tranh với nhiều người khác. Kể cả 1 cầu thủ người Nhật gốc Mỹ. Đấy là lý do, tiền vệ từng trưởng thành từ lò HAGL-Arsenal JMG gần như không được đăng ký trong danh sách thi đấu tại J-League 2. Thay vào đó, chỉ được đá ở đội hình 2 dành cho những cầu thủ dự bị.

        Tuấn Anh đã có một trận đấu xuất sắc
        Tuấn Anh từng thừa nhận, những ngày đầu của anh ở Yokohama đi qua không hề dễ dàng. Những bài tập thiên về thể lực khiến anh thở dốc và đã có thời điểm trọng lượng cơ thể sút đến 3-4 kg. Ngoài ra, còn có một trở ngại khác là ngôn ngữ vì ở đây không có nhiều người nói tiếng Anh.

        Công Phượng, rồi Xuân Trường chính thức được ra sân ở giải đấu mà các CLB của họ đang tham gia càng khiến Tuấn Anh cảm thấy chạnh lòng và áp lực. Càng buồn hơn, dù nỗ lực không biết mệt mỏi thì anh cũng chẳng được điền tên vào danh sách thi đấu, chứ đứng nói là làm kép chính.

        Đúng vào cái lúc thất vọng nhất, HLV Hitoshi Nakata đã sử dụng Tuấn Anh ở cúp Hoàng đế và anh đã thi đấu đủ 90 phút trong chiến thắng Đại học Yamagata với tỷ số 5-0. Những lời hứa dành cho Tuấn Anh đã được đưa ra nhưng rồi tiền vệ người Thái Bình tiếp tục bị bỏ rơi ở vòng 3 cũng tại cúp Nhật hoàng khi làm khách trên sân của V-Varen Nagasaki.

         

        Đến vòng 4 khi đối đầu với đối thủ yếu như Nagano FC thì Hitoshi Nakata mới lại sử dụng tuyển thủ của Việt Nam. Nhưng lần này, Tuấn Anh buộc người ta nhớ đến với một trận đấu thăng hoa. Ngoài sự ảnh hưởng trên sân, tiền vệ này còn mang về một quả phạt đền và bàn thắng quyết định ở phút 101. Điều đặc biệt, đó là pha làm bàn đầu tiên cho Yokohama và cũng là lần đầu tiên trong sự nghiệp, Tuấn Anh ghi bàn bằng đầu.

        Khó có thể nói, một trận đấu và cả bàn thắng nói trên, sẽ giúp cho Tuấn Anh có một vị trí chính thức trong đội hình của Yokohama. Bởi Hitoshi Nakata cần Yokohama cần nhiều hơn những điểm số. Tuy nhiên, ít nhất cầu thủ này cũng đã chứng minh, anh có khát vọng cống hiến và khi được trao niềm tin sẽ biết nắm bắt lấy nó. 

        Tuấn Anh là người trầm tính. Thế nên, những tưởng có lúc anh đã đánh mất niềm tin nhưng không phải thế. Tiền vệ này đang giống như con ong thợ, vẫn cần mẫn từng ngày bay đi tìm hương hoa. Bằng chứng, bây giờ Tuấn Anh đã tăng lên 2-3kg, anh đã có thể chạy tốt 90 phút và sức mạnh cơ bắp cũng đã tăng lên đáng kể…

        Đấy thực sự là những thông tin không thể vui hơn với HLV Hữu Thắng khi cậu học trò của ông trở về hội quân cùng ĐT Việt Nam vào đầu tháng 10 tới đây.

        Không có nhận xét nào:

        Đăng nhận xét