Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

NÉT KHÁC BIỆT GIỮA ĐỜI 13

(ĐC suu tầm trên NET)

Lê Duẩn từng nói: “Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước do dân và vì dân chứ không phải là nhà nước tư bản của giai cấp tư sản. Chúng nó cần pháp luật để cai trị bóc lột nhân dân còn chúng ta là nhà nước XHCN chúng ta không cần pháp luật. Chúng ta chỉ cần phê bình và tự phê bình là đủ”.

                                        

Đăng bởi Hai Hoang Van on Thứ Bảy, ngày 17 tháng 9 năm 2016 | 17.9.16


Bây giờ em mới biết

Bây giờ em mới biết: Chị Đặng Thị Hà - Phó Giám đốc sở Nông nghiệp là vợ thứ nhất của anh Triệu Tài Vinh - Bí thư Tỉnh ủy.
Bây giờ em mới biết: Anh Triệu Tài Phong - Bí thư huyện ủy huyện Quang Bình hiện nay là em ruột của anh Triệu Tài Vinh.
Bây giờ em mới biết: Anh Triệu Tài An - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì hiện nay cũng là em ruột của anh Triệu Tài Vinh.
Bây giờ em mới biết: Anh Triệu Tài Tân - Phó Giám đốc viễn thông Hà Giang cũng là em ruột anh Triệu Tài Vinh.
Bây giờ em mới biết: Chị Triệu Thị Giang vừa được đề bạt lên Phó Giám đốc sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Hà Giang là em ruột của anh Triệu Tài Vinh.
Bây giờ em mới biết: Anh Mạc Văn Cường - Phó Công an thành phố Hà Giang là em rể anh Triệu Tài Vinh.
Bây giờ em mới biết: Anh Triệu Là Pham - Phó ban Nội chính Tỉnh ủy là con ông bác anh Triệu Tài Vinh.
Bây giờ em mới biết: Chị Triệu Thị Tình - Quyền lãnh đạo Giám đốc sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch là con bà cô ruột anh Triệu Tài Vinh.
Gia đình anh Triệu Tài Vinh thật là tuyệt.

Hà Giang

(FB. Hà Giang)

Luật Hồi tỵ thời phong kiến đã cấm "cả họ làm quan" ở một nơi

20/09/2016 06:13 Bản in
Viện dẫn Luật Hồi tỵ từ thời phong kiến, ĐBQH, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, từ xưa đã có những quy định chặt chẽ để ngăn cấm "cả họ làm quan" ở một địa phương.
Gần đây, thông tin việc hàng loạt người thân của ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang giữ các vị trí lãnh đạo tại các cơ quan ở địa phương lan truyền trên mạng xã hội, gây nhiều ý kiến tranh cãi. Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang cũng đã trả lời báo chí khẳng định những người thân của ông (vợ, em trai, em gái, em rể) được đề bạt theo đúng quy trình, tuy nhiên dư luận vẫn không khỏi ngờ vực băn khoăn.
ĐBQH, nhà sử học Dương Trung Quốc
Không bình luận sâu về trường hợp cụ thể này, ĐBQH, nhà sử học Dương Trung Quốc chỉ viện dẫn Luật Hồi tỵ có từ thời vua Lê Thánh Tông để nói về các quy định bổ nhiệm quan lại xưa.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, Luật Hồi Tỵ quy định những người thân như anh em, cha con, thầy trò, bạn bè cùng học, những người cùng quê… thì không được làm quan cùng một chỗ. Nếu ai gặp những trường hợp nói trên thì phải tâu báo lên triều đình và các cơ quan chức năng để bố trí chuyển đi chỗ khác.
“Luật này cũng được áp dụng nghiêm ngặt trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Nguyên tắc nói trên nhằm ngăn chặn người có quyền lợi dụng chức vụ để nâng đỡ, bao che hoặc câu kết với người thân (quan hệ gia đình, dòng họ, thầy trò, địa phương) thực hiện các hành vi tiêu cực trong việc quản lý các cơ quan công quyền” – nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết.
Luật Hồi tỵ được ban hành đầu tiên dưới thời vua Lê Thánh Tông về việc bổ dụng đội ngũ quan lại phong kiến thời đó trong cuộc cải cách nền hành chính quốc gia.
Ngoài ra, trong bộ Lê triều Hình luật (còn gọi là Hồng Đức) có quy định: "Quan lại không được lấy vợ, kết hôn, làm thông gia ở nơi mình cai quản; cũng như không được tậu đất, vườn, ruộng, nhà ở nơi mình làm quan lớn, không được dùng người cùng quê làm người giúp việc".
Đến thời vua Minh Mạng, Luật Hồi tỵ còn triệt để hơn, được mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng và bổ sung những quy định mới, bao gồm:
Quan lại ở các bộ, trong Kinh và ở các tỉnh, huyện hễ có bố, con, anh em ruột, chú bác, cô dì cùng làm một chỗ đều phải đổi đi chỗ khác. Đối với Viện thái y là viện chuyên giữ việc thuốc men, chữa bệnh cần phải cha truyền con nối thì không phải áp dụng Luật Hồi tỵ. Những quan lại, ai quê ở phủ, huyện nào thì cũng không được làm việc tại nha môn của phủ, huyện ấy.
Quan lại ở các nha thuộc phủ, huyện ai là người cùng làng thì phải chuyển đi nha môn khác làm việc. Quan lại không được làm quan ở chính quê hương mình, quê vợ mình, thậm chí cả nơi đi học lúc còn trẻ. Người có quan hệ thông gia với nhau, thầy trò cũng không được làm quan cùng một chỗ.
Đặc biệt, trong luật cũng nêu rõ việc nghiêm cấm các quan đầu tỉnh không được đặt quan hệ giao du, kết thân, kết hôn với đàn bà, con gái nơi mình trị nhậm, cấm tậu nhà, tậu ruộng... trong địa hạt cai quản của mình.
Trước đó, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, bên hành lang Quốc hội, cũng nói về việc bổ nhiệm cán bộ, ĐBQH Dương Trung Quốc đặt câu hỏi: Có điệp khúc mà mọi người hay nói "quy trình thì đúng mà kết quả thì sai" thì vấn đề ở đâu?
“Rõ ràng có kẽ hở để người ta lách. Họ tinh vi lắm chứ không yếu kém chút nào. Điều này trở thành không bình thường. Người có trách nhiệm, làm thất thoát tài sản như Trịnh Xuân Thanh lại được thăng chức. Trong khi đó, chúng ta luôn luôn nói đến trách nhiệm, nhưng trách nhiệm lại là khái niệm rất trừu tượng. Chúng tôi nghĩ lúc này phải gắn với trách nhiệm cá nhân là hết sức quan trọng. Khen chê là phải rõ, cụ thể” - nhà sử học Dương Trung Quốc nói.
Theo ông Dương Trung Quốc thì cái gì cũng do con người làm, tức là phẩm chất của người thực hiện. Cái quan trọng thứ hai là sự giám sát của nhân dân, không có sự giám sát đó nên xảy ra những sai phạm xung quanh việc bổ nhiệm cán bộ.
N. Huyền 

15 người nhà Tổng giám đốc 'gia đình trị' ở TCT nhà nước

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng vừa ký kết luận xác minh tố cáo về tình trạng “gia đình trị” tại Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam.

Theo kết luận, Bộ GTVT đã xác minh mối quan hệ gia đình của 30 người đang làm việc tại Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam và các đơn vị thành viên với tổng giám đốc tổng công ty này từ năm 2005 đến nay. Kết quả xác minh cho thấy, có 15/30 người có quan hệ gia đình với tổng giám đốc tổng công ty.
bổ nhiệm, trách nhiệm, chức vụ, Bộ Giao Thông Vận Tải, an toàn hàng hải, gia đình trị

Trong đó, có 8 người có quan hệ gia đình (chị ruột, cháu ruột, cậu ruột, em họ) với tổng giám đốc. Có 1 người trong số này giữ chức phó tổng giám đốc tổng công ty, 1 người là chánh văn phòng tổng công ty… Chỉ có 3 người không giữ chức vụ. Ngoài ra, cũng có 7 người có quan hệ họ hàng (cháu rể, anh rể, cháu dâu, cháu vợ) với tổng giám đốc.
Về quy trình bổ nhiệm, hồ sơ bổ nhiệm, tại thời điểm bổ nhiệm có 3 người thiếu bằng tốt nghiệp đại học, 2 người thiếu điều kiện là đảng viên, 1 người thiếu nhận xét cấp ủy nơi cư trú và chứng chỉ tin học. Bộ GTVT xác định, việc tổng công ty bổ nhiệm một số trường hợp thiếu bằng tốt nghiệp đại học là không đúng quy định và một số trường hợp cán bộ được bổ nhiệm thiếu điều kiện là đảng viên. Ngoài ra, còn một số trường hợp cán bộ được điều động bổ nhiệm sang chức vụ tương đương, tổng công ty chưa thực hiện đầy đủ quy trình điều động bổ nhiệm…
Bộ trưởng Đinh La Thăng đã yêu cầu Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam thực hiện kiểm điểm nghiêm túc, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức cá nhân thuộc thẩm quyền do đã có thiếu sót trong công tác bổ nhiệm cán bộ nêu trên...
Theo tienphong

Công ty gia đình trị – “Bông hoa nở rộ” của chủ nghĩa tư bản hiện đại

08/05/2015
20150418-srd101-0-1431065376103Trong tương lai gần, không những không suy tàn, các doanh nghiệp gia đình vẫn sẽ là một thực thể quan trọng của chủ nghĩa tư bản trên toàn cầu trong tương lai gần, theo Adrian Wooldridge.
Nội dung nổi bật:
Bạn có thể đọc tin tức từ New York Times và Wall Street Journal; mua xe của Ford hay Fiat; mua điện thoại thông minh của Samsung hay LG và mua thực phẩm ở Walmart hay Aldi.BCG tính toán có 33% các công ty ở Mỹ là công ty gia đình, trong khi tỷ lệ ở Pháp và Đức là 40%. Tổng doanh thu của các công ty này đạt hơn 1 tỷ USD mỗi năm. ​ .
– Điều tuyệt vời nhất của các công ty gia đình là cấu trúc sở hữu. Cấu trúc này cho phép họ tập trung vào hai vấn đề rắc rối nhất của chủ nghĩa tư bản hiện đại: kết quả trong ngắn hạn và những xung đột tiềm ẩn giữa người sở hữu và người quản lý.

Gia đình luôn nằm ở trung tâm của hoạt động kinh doanh. Trong số các công ty lâu đời nhất thế giới luôn có các công ty gia đình. Khách sạn cổ nhất thế giới Hoshi Ryokan (Nhật Bản) đã có từ năm 718. Tập đoàn xây dựng Kongo Gumi (cũng của Nhật Bản) thậm chí còn ra đời sớm hơn (năm 578) nhưng đã phá sản năm 2006. Gia tộc Antinori đã sản xuất rượu ở Tuscany kể từ năm 1385 và Berettas đã làm ra những khẩu súng suốt từ năm 1526 đến nay.
Các công ty gia đình là những ngôi sao đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản: hãy nghĩ đến nhà Baring và Rothschild trong ngành ngân hàng hay nhà Ford và Benze trong ngành xe hơi.
Các công ty gia đình phù hợp một cách hoàn hảo với những giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản. Trong một thế giới mà ngân hàng và các định chế luật pháp còn nghèo nàn gây nhiều khó khăn trong việc điều hành hoạt động kinh doanh, loại hình này cung cấp hai “nguyên liệu” quan trọng nhất của tăng trưởng là lòng trung thành và sự tin tưởng. Chắc chắn huy động tiền từ những người ruột thịt sẽ dễ dàng hơn so với từ người lạ. Công ty gia đình cũng giúp ích trong việc kế thừa của cải và vị thế từ thế hệ trước.Đồng thời, giao trọng trách mở rộng thị trường ở nước ngoài cho người thân sẽ an toàn hơn rất nhiều so với việc thuê một người xa lạ. Ngân hàng Rothschild đã giúp toàn cầu hóa ngành tài chính khi người sáng lập Mayer Amschel Rothschild cử 5 người con trai tới 5 nước khác nhau.
Đáng ngạc nhiên là giới chuyên gia dành khá ít sự chú ý cho các công ty gia đình khi nghiên cứu về thời kỳ sơ khai của chủ nghĩa tư bản. Thậm chí các tác phẩm văn học sẽ mô tả đầy đủ hơn so với các nhà kinh tế học. Trong cuốn “Dombey và con trai”, Charles Dickens đã mô tả Domey khao khát chuyển giao cơ nghiệp cho con trai nhưng lại bị cấp dưới làm cho nản chí. Cuốn “Buddenbrooks” của Thomas viết về những người con của nhà sáng lập công ty. Họ đã quay lưng lại với những giá trị đem về tiền bạc cho gia đình.
Các ông trùm kinh doanh cũng không chú ý nhiều đến công ty gia đình. Alfred Chandler, người được coi là lão làng trong giới nghiên cứu về lịch sử kinh doanh, coi các công ty gia đình là những “di tích” của thời kỳ xa xưa, khi rất khó để tập hợp vốn và nhân tài để xây dựng doanh nghiệp.
Cỗ máy thực sự của chủ nghĩa tư bản hiện đại là các công ty đại chúng được sở hữu bởi các cổ đông đa dạng và điều hành bởi những nhà quản lý chuyên nghiệp.
Chandler đã đúng khi cho rằng các công ty đại chúng đã tạo nên những bước tiến lớn trong thời kỳ từ cuối thế kỷ 19 cho tới đầu thế kỷ 20, khi những ngành kinh doanh thâm dụng vốn chuyển sang huy động vốn từ thị trường. Tuy nhiên, ông đã sai khi dự đoán rằng điều này sẽ khiến các công ty gia đình biến mất trong nền kinh tế hiện đại. Kể cả ở châu Mỹ – nơi các công ty đại chúng phát triển mạnh nhất, các công ty gia đình vẫn thống trị trong một số ngành chủ đạo. Đó là Walmart (hệ thống siêu thị bán lẻ lớn nhất thế giới) hay Ford (một trong những công ty sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới). Ở châu Âu, các công ty đại chúng vẫn chưa thể chiếm trọn lòng tin của nhà đầu tư.
38 năm sau khi Chandler công bố cuốn sách “Bàn tay hữu hình” ca ngợi các công ty đại chúng, các công ty gia đình vẫn cung cấp rất nhiều hàng hóa thiết yếu cho cuộc sống. Bạn có thể đọc tin tức từ New York Times và Wall Street Journal; mua xe của Ford hay Fiat; mua điện thoại thông minh của Samsung hay LG và mua thực phẩm ở Walmart hay Aldi. Trong cuốn sách “Dynasties” (tạm dịch: Những triều đại), giáo sư đã quá cố David Landes của ĐH Harvard khẳng định bạn có thể viết lại một phần lịch sử của chủ nghĩa tư bản thông qua lăng kính của các công ty gia đình. Bạn cũng có thể làm được một khảo sát khá tươm tất về chủ nghĩa tư bản hiện đại bằng cách kể lại những câu chuyện của các công ty gia đình.
Công ty gia đình chiếm đến hơn 90% số lượng các công ty trên toàn thế giới. Rất nhiều trong số đó là các cửa hàng nhỏ lẻ. Chùm bài này sẽ tập trung phân tích những tập đoàn lớn đã định hình kinh tế toàn cầu và phát triển những sản phẩm cũng như ý tưởng khiến cả thế giới thay đổi. Kết luận được rút ra là các công ty gia đình có thể bùng nổ ở cả những lĩnh vực phức tạp nhất của nền kinh tế hiện đại.
Thế nào là công ty gia đình?
Cho tới nay vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng về các công ty gia đình, Nếu bạn giới hạn chúng là những công ty được sở hữu và quản lý bởi các thành viên trong gia đình, sẽ chỉ có rất ít công ty đạt đủ tiêu chuẩn này. Nếu mở rộng khái niệm và tính đến cả những công ty vẫn đang được điều hành bởi người sáng lập, những “gã khổng lồ” trong ngành công nghệ như Facebook và Google sẽ lọt vào danh sách dù ít người coi đây là những công ty gia đình,
Công ty tư vấn BCG đã đưa ra một khái niệm khá hợp lý về các công ty gia đình. Theo đó, các công ty thuộc này phải có đủ hai yếu tố: có một lượng cổ phần đáng kể được nắm giữ bởi một gia đình và gia đình đó có thể ảnh hưởng đến những quyết định quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt là khi lựa chọn Chủ tịch hoặc CEO. Thứ hai, phải có sự chuyển giao thế hệ hoặc kế hoạch chuyển giao (trong trường hợp người sáng lập vẫn sở hữu công ty đó). Dựa trên định nghĩa này, BCG tính toán có 33% các công ty ở Mỹ là công ty gia đình, trong khi tỷ lệ ở Pháp và Đức là 40%. Tổng doanh thu của các công ty này đạt hơn 1 tỷ USD mỗi năm. Các công ty gia đình thậm chí còn phổ biến hơn ở châu Á và Brazil.
Những công ty gia đình hùng mạnh cũng xuất sắc trong việc xây dựng mô hình sở hữu theo dạng kim tự tháp để nắm một lượng cổ phần ở các công ty khác. Randall Morck đến từ ĐH Alberta chỉ ra rằng gia đình Wallenberg đang nắm giữ những công ty chiếm đến một nửa giá trị vốn hóa của TTCK Thụy Điển, trong đó có cái tên nổi tiếng Ericsson. Gia đình Agnelli kiểm soát 10,4% TTCK Italy. Ở Hồng Kông, tài sản của 15 gia đình giàu có nhất chiếm 84% GDP. Tỷ lệ ở Malaysia, Singapore và Philippines lần lượt là 76%, 48% và 47%.
Phần lớn các công ty tầm trung thành công là các công ty gia đình. Hermann Simon, Chủ tịch của hãng tư vấn Simon-Kucher & Partners, tính toán rằng bộ phận này chiếm khoảng 2/3 số lượng Mittelstand ở Đức, bao gồm những công ty đứng đầu thế giới về sản xuất cửa (Dorma), máy cân bằng (Schenck) và máy trộn công nghiệp (Ekato). Ở Italy có Ferrari (xe hơi), Versace (thời trang) hay Ferrero Rocher (socola).
Điều tuyệt vời ở các công ty gia đình
Điều đáng chú ý nhất ở các công ty gia đình không phải là chất lượng mà là nhóm này có nhiều công ty thành công nhưng cũng có không ít kẻ thất bại. Espírito Santo của Bồ Đào Nha là một ví dụ: những khoản nợ khổng lồ đã biến tập đoàn tài chính gia đình trị này trở thành một trong những thất bại lớn nhất trong giới doanh nghiệp châu Âu.
Điều tuyệt vời nhất của các công ty gia đình là cấu trúc sở hữu. Cấu trúc này cho phép họ tập trung vào hai vấn đề rắc rối nhất của chủ nghĩa tư bản hiện đại: kết quả trong ngắn hạn và những xung đột tiềm ẩn giữa người sở hữu và người quản lý.
CEO của các công ty đại chúng khó có thể nghĩ về dài hạn bởi họ phải tập trung vào con số của mỗi quý, và thời gian tại nhiệm của họ cũng ngày càng giảm xuống. Trong khi đó ông chủ của các công ty gia đình coi cổ phần của họ là những khoản đầu tư dài hạn và theo dõi sát sao công việc quản lý kể cả khi họ không tham gia điều hành.
Dẫu vậy, điều tệ nhất ở các công ty gia đình là quá trình kế vị. Đây là điều đặc biệt khó khăn ở mọi tổ chức, nhưng các công ty gia đình còn phải quan tâm đến những vấn đề ngoài lề như dòng máu hay cảm xúc. Theo thống kê chỉ có 30% các doanh nghiệp gia đình trị sống sót được đến đời thứ thứ 2 và 12% duy trì được đến đời thứ ba. 3% có thể duy trì qua 4 thế hệ trở lên.
Sẽ luôn lớn mạnh…
Theo The Economist, chắc chắn trong tương lai gần các công ty gia đình vẫn sẽ là một thực thể quan trọng của chủ nghĩa tư bản vì hai yếu tố. Thứ nhất, nhìn chung thì các công ty gia đình được quản lý tốt hơn nhờ học được cách hạn chế tối đa điểm yếu và củng cố thế mạnh. Thứ hai, trọng tâm của kinh tế thế giới đang dịch chuyển từ Mỹ sang các phần còn lại của thế giới, đặc biệt là châu Á – nơi các công ty gia đình đang thống trị.
Để hiểu sâu hơn về loại hình này, cần chú ý nhiều hơn đến sự bùng nổ trong nội tại các công ty gia đình. Chúng không phải là những công ty đại chúng, cũng không phải là những công ty khởi nghiệp thành công. Nhà đầu tư cũng cần hiểu thêm về những thứ như cha truyền con nối hay mối quan hệ hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình.
Vì các công ty gia đình không chỉ tồn tại mà còn nở rộ, nhiều kết luận về kinh tế thế giới thời hiện đại phải được điều chỉnh. Cả các nhà kinh tế học và xã hội học đều dự đoán rằng các công ty gia đình sẽ suy yếu vì xã hội trở nên lý trí hơn và chú trọng thủ tục hơn.  Tuy nhiên viễn cảnh ấy đã sụp đổ với ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy các công ty gia đình trị có thể sống khỏe kể cả trong những xã hội phức tạp nhất.
Thu Hương
Theo Trí thức trẻ/Economist

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét