Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

VÕ THUẬT TINH HOA 50

(ĐC sưu tầm trên NET)
  


Glima: Môn võ giúp chiến binh Viking “bá đạo” nhất thế giới

Người Viking nổi tiếng là các chiến binh giỏi, họ học võ từ rất nhỏ, môn võ giúp họ “bá đạo” trong thời Trung cổ mang tên Glima.
Top 10 chiến binh thiện chiến nhất thế giới
Top 4 đội quân mạnh mẽ nhất lịch sử trung cổ
Glima là một hệ thống các đòn tự vệ cá nhân như đấm, đá, khóa, chọc… được tổng hợp từ nhiều môn võ khác.
Môn võ này rất chú trọng đến sức mạnh, phản xạ và đặc biệt là sự quyết đoán. Bởi không chỉ để chiến đâu, tập luyện Glima giúp người Viking tăng khả năng chống chọi với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Ngay từ khi lên 6, 7 tuổi, trẻ em tại đây đã được dạy Glima. Nhờ đó, Viking luôn sở hữu một đội ngũ chiến binh mạnh mẽ trong suốt thời kỳ hưng thịnh nhất.
Trong tập luyện, Glima chia ra 3 nhánh: Brokartok, Hryggspenna và Lausatok.
Brokartok phổ biến nhất và được coi là môn võ truyền thống của Iceland. Khi đối luyện, 2 đô vật sẽ phải đeo 2 vành đai riêng biệt xung quanh eo.
Sau đó hai bên nắm lấy vành đai này và ra sức vật ngã đối thủ. Người đầu tiên quật ngã được đối phương xuống đất sẽ chiến thắng.
Người Viking còn đưa ra các quy định rất cụ thể khi thi đấu như: Các đấu sĩ phải luôn đứng thẳng, bước đi theo chiều kim đồng hồ, không được phép xô ngã đối phương mà không cầm vành đai.
Với luật lệ và cách thi đấu không quá nguy hiểm, Glima Brokartok từng được đưa vào chương trình thi đấu ở Olympic 1912.
Còn Hryggspenna khá giống với nhiều môn thể thao hiện đại. Hai bên chỉ được phép tóm lấy phần trên cơ thể đối thủ. Ai có bộ phận cơ thể chạm đất trước (không tính chân) là thua.
glima
Glima giúp rèn luyện sức mạnh rất tốt.
Lausatok là hình thức phổ biến nhất của Glima tại Na Uy. Luật lệ ở đây tự do hơn, người tham gia có thể sử dụng kỹ thuật của riêng mình, chỉ cần đánh ngã đối thủ là được.
Trong thực chiến, các đòn thế sát thương nặng sẽ được dùng nhiều hơn. Kỹ thuật được chú ý nhất là tay không đối đầu với kẻ địch dùng vũ khí.
Để rèn luyện, trước tiên người Viking học cách sử dụng tất cả các loại vũ khí thời kỳ đó như kiếm, rìu, giáo, gậy, dao.
Sau đó, họ nghiên cứu phương pháp hữu hiệu nhất để vô hiệu hóa chúng. Nhờ vậy, khả năng chiến đấu của mỗi người đều khá hoàn thiện, suốt nhiều năm liền cho tới tận bây giờ, chiến binh Viking vẫn luôn nổi tiếng với sức mạnh “lấy một địch trăm”.
C.T

Top 10 chiến binh thiện chiến nhất thế giới

Dưới đây là bảng xếp hạng 10 chiến binh hùng mạnh và thiện chiến nhất lịch sử thế giới.
Lý Liên Kiệt quyết định hỏa táng tại chùa sau khi chết.
Những điều vô lý “kinh điển” trong phim kiếm hiệp.
1. Chiến binh Immortal (Hy Lạp)
1
Đội quân Immortal của Hy Lạp có tên là binh đoàn bất tử gồm 10.000 quân. Immortal sở hữu sức mạnh chiến đấu khủng khiếp, không bao giờ mệt mỏi. Chính điều này giúp họ gieo nổi kinh hoàng cho đối thủ, được ví như những “bóng quỷ”.
2. Hiệp sỹ Châu Âu
2
Hiệp sĩ Châu Âu được đào tạo bài bản với kỹ năng chiến đấu ưu việt. Đa số các hiệp sĩ điều là những người giàu có. Họ được trang bị bộ giáp nặng khoảng 30kg. Chính sự bảo vệ này khiến các hiệp sĩ khó bị đánh bại nhất trong lịch sử. Các hiệp sĩ Châu Âu chiến tranh giành công lý, bảo vệ cho kẻ yếu.
3. Chiến binh La Mã
3
Họ là những người lính thực dụng, được xem là đội quân tinh nhuệ nhất thời cổ đại. Các chiến binh La Mã rất mạnh trong việc kết hợp các loại vũ khí hạng nặng như kiếm, giáo và khiên. Sự đa năng, mạnh mẽ cùng tinh thần đoàn kết cao đã tạo nên các chiến binh La Mã hùng mạnh và thịnh trị bậc nhất trong lịch sử.
4. Chiến binh Mamluk (Ai Cập – Ấn Độ)
Myrbach-Charge_of_the_Mamluks
Mamluk thực chất là các nô lệ được chuyển sang đạo Hồi để phụng sự cho các vị vua Hồi giáo. Họ điều là những người rất thiện chiến, can đảm và đặc biệt trung thành với chủ. Chính Mamluk là đội quân hùng mạnh từng đánh bại các đội quân thập tự chinh nổi tiếng của Châu Âu.
5. Chiến binh Maori (New Zealand)
5
Họ là những người Polynesia bản xứ của New Zealand. Các chiến binh Maori chiến đấu bằng sức mạnh ý chí, không bao giờ chịu quy phục trước bất kỳ thế lực nào. Điểm mạnh nhất của họ là khả năng thực chiến dũng mãnh, sở hữu kỹ năng chiến đấu thượng thừa. Maori luôn khiến các đối thủ phải chùn bước và thất bại.
6. Chiến binh Apache (Châu Mỹ)
6
Chiến binh Apache thực chất là các thổ dân da đỏ thuộc bộ lạc nổi tiếng Apache thuộc Bắc Mỹ. Họ được xem là bậc thầy về kỹ năng dùng dao và rìu. Apache đáng sợ với kẻ thủ nhờ vào tính bất ngờ và hạ gục kẻ thù bằng vũ khí từ phía sau. Các chiến binh Apache từng khiến quân Mỹ, người Tây Ban Nha, Mexico phải khiếp sợ bởi ý chí và kỹ năng chiến đấu khó lường.
7. Chiến binh Samurai (Nhật Bản)
samurai-shogun
Samurai là tầng lớp võ sĩ ở Nhật Bản. Họ là thuộc hạ của các tướng quân và lãnh chúa Nhật. Điểm mạnh nhất của các Samurai chính là khả năng sử dụng kiếm Katana. Bên cạnh đó, họ cũng rất mạnh trong việc dùng dao, cung tên. Các Samurai rất trung thành với chủ, nếu thất bại trong nhiệm vụ được giao, họ sẵn sang tự mổ bụng mình để chứng tỏ lòng thành cũng như tinh thần thượng võ.
8. Chiến binh Viking (Bắc Âu)
8
Đây là các chiến binh đáng sợ nhất lịch sử thế giới cổ đại, làm nổi ám ảnh kinh hoàng của toàn Châu Âu. Các chiến binh Viking sở hữu thân hình cao lớn, sức mạnh phi thường. Viking chuyên gia sử dụng các loại vũ khí hạng nặng như rìu, kiếm, giáo. Những cuộc đi cướp phá của họ khiến cả Châu Âu thời cổ đại thường xuyên bị ám ảnh. Ngoài ra, các chiến binh Viking còn xâm chiếm xuyên lục địa ở nhiều nơi như Châu Mỹ, Bắc Đại Tây Dương.
9. Chiến binh Mông Cổ
9
Chiến binh Mông Cổ là binh đoàn huyền thoại, hung dữ, thiện chiến và bất bại. Họ sở hữu khả năng cưỡi ngựa bắn cung, sử dụng dao, kiếm, đánh giáp một cách siêu việt. Trong lịch sử, họ từng biến cả Châu Âu, Châu Á (trừ Việt Nam) thành thuộc địa bằng  cuộc xâm lăng vĩ đại nhất lịch sử.
10. Chiến binh Sparta (Hy Lạp)
10
Chiến binh dân tộc Sparta là đội quân hùng mạnh nhất lịch sử cổ đại. Họ được huấn luyện khắt khe, bài bản từ năm lên 7 tuổi. Những người nào không được tuyển chọn hoặc không chịu đựng được trong quá trình huấn luyện sẽ bị đào thải và giết chết một cách không thương tiếc. Các chiến binh Sparta chiến đấu quả cảm đến chết và đặc biệt là không bao giờ được phép đầu hàng.

Vì sao võ Mông Cổ được xem là “Nỗi kinh hoàng Châu Á”?

Võ vật là môn thể thao truyền thống hàng đầu của Mông Cổ. Sau quá trình quảng bá và phát triển, võ vật đã được cả thế giới biết đến với tên gọi “Nỗi kinh hoàng châu Á”.

Khi các binh sĩ cưỡi ngựa trên thảo nguyên, đối đầu với địch không may bị mất ngựa… lính Mông Cổ sẵn sàng bỏ ngựa cùng cả vũ khí để đối đầu với địch. Và khi đó những kỹ thuật vật điêu luyện trở thành thứ vũ khí rất hữu hiệu.
Vốn xuất phát từ những vùng đất có khí hậu khắc nghiệt cộng với thân hình vạm vỡ, nên binh sĩ Mông Cổ có thể lực cực tốt và hơn hẳn đối thủ về sức chịu đựng, độ dẻo dai.
Thông thường các đội quân Mông Cổ vẫn tập luyện môn vật bên cạnh những “sở trường” khác như bắn cung, cưỡi ngựa hay đánh giáp lá cà…
Mongolian wrestlers compete at a traditional wrestling competition during the Naadam Festival in Ulan Bator, Mongolia Wednesday, July 11, 2012. Mongolians celebrate the anniversary of Genghis Khan's march to world conquest on July 11 with the annual sports festival featuring traditional Mongolian events including wrestling, archery, and horse racing. (AP Photo/Andy Wong)
Võ vật là môn thể thao truyền thống hàng đầu của Mông Cổ và được tổ chức vào mọi lễ hội.
Càng về sau, vật ở Mông Cổ càng phát triển và ở các cuộc chiến đòi hỏi sức mạnh của cơ bắp thì chiến binh Mông Cổ tỏ ra áp đảo so với các đối thủ.
Không chỉ phục vụ chiến đấu, vật còn trở thành môn thể thao đặc biệt được ưa chuộng cả với binh lính và dân thường. Hàng năm, các cuộc thi vật được tổ chức thường xuyên với khá nhiều quy tắc và luật lệ như: không được kéo đối phương từ phía sau, không làm tổn thương mặt, không đánh vào mắt, tai, bụng, không túm tóc…
Khác với nhiều môn vật có thế mạnh ở các đòn tỳ, đè và khóa, võ của người Mông Cổ thiên về các đòn quật, thậm chí là nhấc bổng đối phương rồi ném ra xa đầy uy lực.
Điều này được phát triển dựa trên nền tảng sức mạnh vốn có của người Mông Cổ và có nhiều nét giống Judo hoặc Sumo.
Do vật cổ truyền Mông Cổ không được thi đấu rộng rãi trên thế giới nên sau này, nhiều võ sĩ vật Mông Cổ đã biến tấu các kĩ năng để thi đấu ở môn Sumo và Judo. Hiện tại, ba ngôi Yokozyna (thứ hạng cao nhất của một võ sĩ Sumo) đều là những người gốc Mông Cổ.


Hiệp khí đạo là gì?


Gần đây, nhiều bạn trẻ Sài Gòn tìm đến Aikido (Hiệp khí đạo) như một bí kíp tự vệ và rèn luyện sức khỏe. Thế nào mới đúng là Aikido?
 
Aiki (hiệp khí) có thể định nghĩa khái quát là tập hợp năng lượng hay ý chí của cá thể này với cá thể khác trong khuôn khổ của hình thái được quy định…
Aiki (hiệp khí) có thể định nghĩa khái quát là tập hợp năng lượng hay ý chí của cá thể này với cá thể khác trong khuôn khổ của hình thái được quy định...
Aiki (hiệp khí) có thể định nghĩa khái quát là tập hợp năng lượng hay ý chí của cá thể này với cá thể khác trong khuôn khổ của hình thái được quy định…
Đến Nhật vào năm 2007, Alister Gillies nhận ra rằng mỗi người – bất kể phong cách, xuất thân, hay người dạy – phải tìm được con đường riêng trong Aikido. Trái ngược với khuynh hướng văn hóa và lòng khao khát hiểu biết hiện tại, ông học những điều quan trọng qua một quá trình chậm rãi. “Học trò luôn hỏi những câu mà họ không hiểu được ngay, vì vậy tôi cố giải đáp đầy đủ bằng lượng kiến thức họ không cần dùng đến. Khi thực sự hiểu, họ sẽ chẳng nhớ điều tôi từng nói”, Alister Gillies nói.
Aikido được tạo thành bởi 2 thành tố là “aiki-do” (Hiệp khí-đạo), không phải 3 như ai-ki-do thường được diễn giải. Chúng không “tương thuộc” hay “cộng sinh” với nhau. Từ năm 1969, cách mà cụm từ này được sử dụng đã phần nào tóm gọn lịch sử của Aikido. Vào thời phân ly, xuất hiện hai hướng đi với cách hiểu riêng. Bên Ai-ki-do bị bên Ki (khí) chỉ trích là cứng nhắc. Bên Ki định nghĩa Aikido theo kiểu ôn hòa, nhẹ nhàng và xuyên suốt, bên còn lại cho rằng điều này quá siêu thực. Hệ quả là một cuộc chiến nổ ra, lúc thắng, lúc thua.Aikido
Aiki là một tên gọi, bên Khí cũng dạy Aiki, nhưng họ gọi đó là Khí. Để hiểu rõ chúng là gì và có khác nhau không, cần luyện tập và tìm kiếm cả đời. Nhiều trường không thuộc Aikido cũng dạy Aiki, nên không có cơ sở nào để xem nó là của riêng ai trong Aikido.
Mặc dù có vô vàn định nghĩa khác nhau nhưng Aiki (Hiệp khí) có thể định nghĩa khái quát là tập hợp năng lượng hay ý chí của cá thể này với cá thể khác trong khuôn khổ của hình thái được quy định. Khi đủ thành thạo Aiki ở những dạng đó, võ sư có thể luyện Takemusu Aiki, hoặc các kỹ thuật tự sáng tạo. Có một giả định, nếu võ sư có thể tiếp thu những nguyên tắc võ học phương Đông, sẽ không có kỹ thuật, tư thế và tâm trí. Điều này có thể dẫn dắt ta đến “Đạo”, nơi có thể tìm thấy nguồn và lý do tồn tại.Đó là sơ lược về lịch sử Aikido: có 2 luồng ý kiến trái chiều về vấn đề mà cả 2 đều không thể hiểu rõ, thậm chí nếu hiểu, họ cũng không nói với bất cứ ai về điều đó trừ khi họ quen thân. Và mọi người tự hỏi tại sao không ai nghiêm túc đón nhận Aikido?
Võ sư không thể dạy cho võ sinh của mình điều đó, mà chỉ có thể là người hướng dẫn cho họ tự tìm kiếm. Và không phải tất cả đều làm được, một vài người luôn xem chúng là bí quyết riêng để thu hút võ sinh về đạo trường của mình. Với Aiki, chất lượng chính là chìa khóa, không phải số lượng. Để truyền đạt hiệu quả, Aiki đòi hỏi tương tác 1-1 từ phía thầy trò, lớp học đông đúc thường bị loại bỏ.aikido-bg
Nguyên tắc Shu-Ha-Ri (Thủ-Phá-Ly) đòi hỏi võ sinh tự phát triển. Những người thầy không thể dạy học trò của mình theo đạo của Aiki thường theo đuổi những điều cơ bản chán ngắt. Họ như những thầy dạy nhạc chỉ dạy những thanh âm cơ bản, học trò của họ sẽ không thể tự tạo nên bản nhạc riêng.
Thành tố Đạo là thứ khá chủ quan, là cuộc sống của một cá thể. Mặc dù đạo liên kết với Aikido giúp tìm ra con đường phát triển Aiki, Aikido không là cuộc sống của một người. Hình thái Aiki, hay các kỹ thuật được thiết kế để thi triển các chiêu thức Aiki là một dạng tương quan khách quan. Chúng phản ánh tình trạng hoặc tâm trí chủ quan của người luyện võ. Giống một nhà sư nhận biết tình trạng của tín đồ qua tư thế, một võ sư Aikido thực thụ có thể cảm nhận nhiều hơn một đòn Shihonage. Thành tố Hiệp khí là cái mà võ sư hướng dẫn; thành tố Đạo là cái mà võ sinh tự lĩnh hội cùng võ sư.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét