Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

CÂU CHUYỆN TÂM LINH 125

(ĐC sưu tầm trên NET)

Điểm lại các hiện tượng biến mất vô ảnh vô hình trong lịch sử



(Ảnh: Kuzma/iStock)
(Ảnh: Kuzma/iStock)

Chân dung Benjamin Bathurst (Ảnh: Wikimedia Commons)
Ở Perleberg, một thị trấn cách Berlin không xa, Barthust cùng viên trợ lí dừng lại, lấy một cái tên giả để mượn ngựa và dùng bữa tối. Lúc đó là khoảng gần 9 giờ tối khi họ chuẩn bị ngựa. Barthust, do muốn tới Berlin nhanh nhất có thể, đã bỏ lại viên trợ lí và ra ngoài ngồi đợi trong xe ngựa. Và đây cũng chính là lần cuối cùng người ta nhìn thấy Benjamin Barthurst.
Một lát sau, viên trợ lí rời quán trọ và nhìn thấy trong xe ngựa trống không. Người ta không phát hiện thấy bất cứ tung tích nào của Barthurst, và một trong những câu chuyện mất tích kỳ lạ nhất trong lịch sử đã ra đời.
Câu chuyện lan truyền tới Anh sau khi viên trợ lí đến London một vài tuần sau đó. Vợ của Barthurst đã đích thân tới Đức để phối hợp với cảnh sát điều tra vụ việc. Con sông Stepnitz đã bị lùng sục nhưng không phát hiện thấy một chút dấu tích. Mọi ngóc ngách trong ngôi làng đã bị lục soát kĩ lưỡng vài lần, nhưng người ta chỉ tìm được một chiếc áo khoác trong ngôi nhà phụ được báo cáo thuộc về Barthurst, cùng với một chiếc quần pantaloon (quần bó dưới đầu gối của nam thế kỷ 19) được cho là của ông nằm ở cách đó không xa trong khu rừng. Ngay cả sau khi đã tìm kiếm thấu đáo toàn bộ khu vực bằng chó nghiệp vụ, nhưng cảnh sát vẫn không thể phát hiện ra một chút tung tích của Barthurst.
Nghi ngờ vụ việc có dính líu đến người Pháp, bà Bathurst mở rộng phạm vi tìm kiếm đến tận Hoàng đế Napoleon. Bằng cách nào đó, bà đã gặp được Hoàng đế để hỏi chuyện gì đã xảy ra với chồng bà. Với vẻ ngạc nhiên, Napoleon trả lời rằng ông không hề biết chuyện này, và đề nghị được góp sức trong cuộc tìm kiếm. Di thể của Barthurst chưa từng được phát hiện. Dù không có bằng chứng, nhưng rất có thể Barthurst đã bị ám sát – không cần nhắc đến lỗ hổng không gian hay người ngoài hành tinh, vì chưa ai từng đề cập đến chúng.

Một câu chuyện nổi tiếng khác liên quan đến David Lang, một nông dân vùng Tennessee, Mỹ. Trước sự chứng kiến của gia đình, ông đã biến mất vào hư không.

Một tích tắc trước anh ta còn đó, một tích tắc sau anh đã biến mất vô ảnh vô hình, khi đang đi bộ ngang qua cánh đồng. Chúng ta không cần kể lại câu chuyện quá nổi tiếng này chi tiết ở đây, nhưng đây vẫn là một trong những ví dụ điển hình nhất về hiện tượng con người biến mất một cách bí ẩn trong dòng lịch sử của những hiện tượng siêu nhiên. Vấn đề là, đây rất có thể là một câu chuyện bịa đặt. Câu chuyện này xuất hiện lần đầu trên tạp chí Fate (Số phận). Không có bằng chứng cho thấy Lang và gia đình anh thật sự tồn tại, và những ghi chép thời đó không có ghi chú nào về anh.
Ngoài ra, một câu chuyện tương tự về Oliver Larch rất có thể đã được dựng lên dựa trên câu chuyện của David Lang.
Hầu hết các hiện tượng tan biến vào không trung là một sản phẩm của trí tưởng tượng chứ không phải một sự kiện có thật, và nhiều cách giải thích thực tế hơn lại hay bị phớt lờ. Những trường hợp nổi tiếng hơn dường như chưa từng tồn tại, còn những trường hợp mất tích trong lịch sử dường như đều có cách giải thích hợp lí. Không có ý nói rằng con người không thể biến mất không dấu tích, nhưng đây là các ví dụ điển hình cho thấy những trường hợp này dường như có tính chất giả mạo khi chúng ta nhìn nhận lại lần thứ hai.
Dưới đây chúng tôi trích dẫn một bình luận thú vị về bài viết này của một độc giả trên trang Paranormala.com của cô Cyndy L.:
“Ngay lập tức tôi bị cuốn vào bài viết vì chính bản thân thôi đã có một trải nghiệm tương tự ở thành phố Seattle, Washington, Mỹ vào những năm 1980.

“Anh ta biến mất ngay trước mắt tôi. Xoẹt! Tôi đang nhìn anh ta. Anh ta đang đứng đó, rồi đột nhiên biến mất.”

— Cyndy L.
Cô có cung cấp một đường link dẫn đến bức ảnh trên Google Street View, trong đó chụp chính xác địa điểm xảy ra sự kiện. Cô cho biết không có cái cây nào dọc theo hàng rào mắt lưới này vào những năm 1980.
(Screenshot/Google Street View)
(Ảnh chụp/Google Street View)
“Tôi đang lái xe về hướng đông, [trên] làn đường bên cạnh dãy hàng rào mắt xích. Có một người đàn ông cao, với mái tóc dài, bù xù, mặc một chiếc quần bò và một áo choàng ngoài đen, dài tới tận đầu gối. Anh ta biến mất ngay trước mắt tôi. Xoẹt! Tôi đang nhìn anh ấy. Anh ta đang đứng đó, rồi đột nhiên biến mất. Tôi giật mình phanh gấp… Lúc đó xe tôi cách anh ta chưa đầy 6 mét, nếu anh quay lại nhìn có lẽ tôi sẽ nhìn thấy lòng trắng trong mắt anh. Tôi không hy vọng ai đó sẽ tin và thú thực điều đó không quan trọng… Sự kiện đã xảy ra, tôi biết như vậy vì nó đã xảy ra với bản thân tôi”.
Tác giả: Paranormala.com
Đọc bản gốc ở đây.
Khả Nhẫn biên dịch

Những vụ cuồng loạn tập thể kỳ lạ trong lịch sử



Phiên tòa xét xử Phù thủy xứ Salem (Ảnh: Wiki)
Phiên tòa xét xử Phù thủy xứ Salem (Ảnh: Wiki)

Thuật ngữ cuồng loạn tập thể mô tả tình huống trong đó các triệu chứng thể chất hoặc tâm lý xuất hiện hàng loạt, lây lan nhanh chóng xuyên suốt các cộng đồng, đôi khi trên nhiều thành phố hoặc quốc gia. Trong đợt bùng phát, các nạn nhân có thể trải nghiệm triệu chứng nói cười mất kiểm soát, ngất xỉu, chóng mặt, cơ bắp rã rời,  hay một số các triệu chứng khác không có vẻ do bất kỳ nguyên nhân thể chất nào.
Các trường hợp cuồng loạn đã được báo cáo trên khắp thế giới trong nhiều thế kỷ và cung cấp một cái nhìn sâu sắc về bản chất phức tạp của tâm lý con người.
Thuật ngữ ‘cuồng loạn’ có nguồn gốc từ từ ‘hystera’ trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là ‘tử cung’, và thường được liên tưởng đến vị thầy thuốc thời Hy Lạp cổ đại Hippocrates. Tuy nhiên, mối liên hệ với khái niệm tử cung có thể được truy nguồn gốc trong cuốn sách y học Kahun Papyrus của  Ai Cập cổ đại (1900 TCN), trong đó xác định nguyên nhân của triệu chứng điên loạn là do chuyển động tự phát của tử cung đến các vị trí khác nhau trong cơ thể người phụ nữ.
Sang thời Trung cổ, triệu chứng này được lý giải bằng các nguyên nhân khác như phép phù thủy, bị ma nhập, hay bị điên loạn. Tuy sự xuất hiện của cuồng loạn tập thể vẫn tiếp tục làm giới y học bối rối, nhưng hiện nay người ta tin rằng trạng thái này có liên hệ đến các trường hợp căng thẳng cực đại về cảm xúc hay tâm trí.
Dưới đây chúng ta hãy cùng điểm qua một số trường hợp cuồng loạn tập thể nổi tiếng và kỳ lạ trong lịch sử.
Chứng cuồng nhảy thời trung cổ (thế kỷ 13 – 17)
Mass Hysteria
Tranh mô tả cảnh tượng cuồng nhảy trên một cuộc hành hương đến nhà thờ tại Molenbeek, Bỉ, của tác giả Pieter Brueghel the Younger (1564-1638). (Ảnh: Wikimedia Commons)
Chứng cuồng nhảy, cũng được gọi là Bệnh dịch Nhảy múa, Điệu nhảy Thánh John, hay Điệu nhày Thánh Vitus, đã xuất hiện ở đại lục châu Âu trong khoảng giữa thế kỷ 13 và 17. Một trong những đợt dịch chủ chốt nổi tiếng nhất đã bùng phát ở Aachen, Đức, vào ngày 24/6/1374. Trong đợt dịch này, các nạn nhân sẽ nhảy múa như điên qua các con phố trong nhiều giờ, nhiều ngày, hay thậm chí nhiều tháng, cho tới khi sụp đổ vì kiệt quệ hoặc tử vong do đau tim hoặc đột quỵ. Số nạn nhân vào bất kỳ đợt dịch nào có thể lên đến hàng nghìn người.
Bệnh dịch Nhảy múa được biết là đã bùng phát nhiều lần trên khắp châu Âu thời Trung cổ, như ở Ý, Luxembourg, Pháp, Đức, Hà Lan và Thụy Sĩ. Ban đầu người ta coi chứng cuồng nhảy là lời nguyền được giáng xuống bởi một vị thánh, thường được cho là Thánh John Người rửa tội hay Thánh Vitus, do đó mới xuất hiện các tên thay thế cho tình trạng này. Những nạn nhân do đó sẽ đi đến những nơi thờ cúng các vị thánh trên để cầu nguyện sự giải thoát khỏi chứng bệnh, một “phương thuốc” dường như đã khôi phục sức khỏe cho rất nhiều người.


Mass Hysteria
Tranh khắc của Hendrik Hondius miêu tả ba phụ nữ bị mắc “chứng bệnh nhảy múa”. Tác phẩm dựa trên bản vẽ nguyên gốc của Peter Brueghel, người được cho là đã chứng kiến một đợt bùng phát ở Flanders, Bỉ vào năm 1564. (Ảnh: Wikimedia Commons)

Nữ tu sỹ người Pháp kêu như mèo (thế kỷ 19)
Các tổ chức như trường học, nhà tù, và cộng đồng đông đúc thường là nơi bùng phát chứng cuồng loạn tập thể, và các tu viện Cơ Đốc giáo ở châu Âu cũng không phải là ngoại lệ. Trong cuốn sách ‘Dịch bệnh của thời Trung cổ’ xuất bản năm 1844 của JFC Hecker, tác giả đã trích dẫn sự kiện về một nữ tu sỹ kêu như mèo tại một tu viện ở Pháp. Không lâu sau đó, các nữ tu khác bắt đầu xuất hiện các biểu hiện tương tự, cho đến khi toàn bộ tu viện tràn nhập những nữ tu sỹ kêu meo meo.
Tình trạng này đã làm các khu dân cư Cơ Đốc xung quanh lo lắng, và cuối cùng những binh lính đã được gọi đến để kiểm soát tình hình. Các nữ tu bị binh lính quất roi và đánh đập cho đến khi hứa sẽ ngừng phát ra những tiếng kêu chói tai. Vào thời kỳ này, rất nhiều người tin vào hiện tượng nhập hồn, và ở Pháp, mèo thường được coi là loài động vật trung thành với quỷ.
Dịch Cười Tanganyika (1962)
Dịch cười Tanganyika bắt đầu vào ngày 30/1/1962, tại một trường nội trú của hội truyền giáo dành cho các nữ sinh ở Kashasha, Tanzania, châu Phi. Tràng cười bắt nguồn từ ba nữ sinh nhưng đã nhanh chóng lan rộng ra khắp trường. Tình trạng này kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày, và sau đó nhiều tuần, dẫn đến quyết định đóng cửa vào ngày 18/3/1962.
Nhưng sự việc không kết thúc ở đó. Sau khi trường học đóng cửa, hiện tượng cuồng loạn tập thể lây lan sang các ngôi trường khác và cuối cùng lan đến các ngôi làng lân cận. Hàng ngàn trẻ em đã mắc dịch, và 14 ngôi trường bị buộc phải đóng cửa. Chứng cuồng loạn cuối cùng đã dịu dần và kết thúc sau khoảng 18 tháng từ khi bắt đầu.
Phiên tòa xét xử Phù thủy xứ Salem (1692–1693)
Mass Hysteria
Ảnh minh họa phiên tòa xét xử xử phù thủy xứ Salem. Tranh in thạch bản vào năm 1892 của Joseph E. Baker. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Một trong những trường hợp cuồng loạn tập thể khét tiếng nhất là trường hợp xảy ra tại Salem, Massachusetts, Mỹ vào năm 1692. Hàng chục cô gái trẻ xuất hiện các triệu chứng la hét, vặn vẹo mất kiểm soát, cuối cùng dẫn tới một loạt các cáo buộc sử dụng ma thuật.
Kết quả là một loạt các phiên điều trần, truy tố những người bị cáo buộc sử dụng ma thuật, gọi là Các phiên tòa xét xử Phù thủy xứ Salem, dẫn đến cái chết của 25 công dân của xứ Salem và các thị trấn lân cận.
Các phiên tòa xét xử phù thủy xứ Salem đã trở thành một sự kiện có ảnh hưởng lớn trong lịch sử nước Mỹ, và được sử dụng trong lĩnh vực hùng biện chính trị và văn học phổ thông để làm nổi bật sự nguy hiểm của chủ nghĩa biệt lập, chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, các cáo trạng sai lầm, và sự thất bại trong việc thực thi luật pháp theo đúng quy trình.


Phiên tòa xét xử phù thủy xứ Salem đã trở thành chủ đề của nhiều tác phẩm kịch và phim (Ảnh: Pinterest)

Cách giải thích hiện đại
Những trường hợp cuồng loạn tập thể có vẻ khá xa lạ với bộ phận quần chúng đang ngày càng hiểu biết hơn ngày nay, những người không còn tin vào các cách giải thích như tử cung chuyển động tự phát, ma nhập, hay phép phù thủy. Nhưng các cơn cuồng loạn tập thể vẫn tiếp tục được ghi nhận, trường hợp gần đây nhất xảy ra vào năm 2012 khi 1.900 đứa trẻ trên khắp 15 ngôi trường ở Sri Lanka đã được điều trị cho một loạt các triệu chứng bao gồm phát ban da, chóng mặt, và ho, nhưng không có nguyên nhân thể chất rõ ràng.
Tuy các trường hợp cuồng loạn có thể bị chế nhạo như hành vi phi lý và kỳ lạ, nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một số yếu tố phức tạp có thể đóng góp vào sự hình thành và lây lan của chứng cuồng loạn tập thể, bao gồm những bất an về xã hội, áp lực văn hóa, tin đồn, sự sợ hãi, phấn khích tột độ, niềm tin tôn giáo, sự củng cố hành động của các nhân vật có uy quyền, và căng thẳng quá độ.
Tuy rằng bối cảnh xã hội, chính trị và tôn giáo đã biến đổi qua nhiều thế kỷ, tâm lý con người phần lớn vẫn như trước, và chính vì lý do này, chúng ta có lẽ sẽ còn chứng kiến rất nhiều trường hợp cuồng loạn tập thể hơn trong tương lai.
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Tác giả: April Holloway, Ancient Origins
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Thiện Lan biên dịch

Bạn có một con mắt ở bên trong bộ não: Nó có tác dụng gì? (Video)



Tuyến tùng trong bộ não (Ảnh: Shutterstock)
Tuyến tùng trong bộ não (Ảnh: Shutterstock)

Tất cả chúng ta đều có một cái gọi là con mắt thoái hóa (không sử dụng) bên trong não bộ. Con mắt này có cấu trúc tương tự như hai con mắt bình thường, với đầy đủ các mô võng mạc, đồng thời cũng nhạy cảm với ánh sáng.
Con mắt này, được gọi là tuyến tùng hay thể tùng, vẫn luôn là chủ đề được thảo luận sôi nổi trong giới y học và triết học. Dưới đây là một số cách lý giải cho chức năng của con mắt trong não bộ này—từ vai trò của một “con mắt thứ ba” có khả năng nhìn thấy những sự vật hiện tượng mà chúng ta không thể thấy bằng con mắt thông thường, cho đến vai trò sản xuất hóc-môn melatonin và hơn thế nữa.

Điểm màu đỏ là thể tùng nằm bên trong bộ não. (Ảnh: Shutterstock)
1. Nhà vật lý học nổi tiếng Hy Lạp cho rằng nó chỉ là một tuyến
Vào thế kỷ thứ 2, nhà vật lý học nổi tiếng người Hy Lạp Galen xứ Pergamum là người đầu tiên miêu tả tuyến tùng. Ông nói rằng, cũng giống như các tuyến khác, chức năng của nó là hỗ trợ các mạch máu.
Ông đã phủ nhận tư tưởng phổ biến lúc bấy giờ: đó là thể tùng có chức năng điều hòa sự vận động của psychic pneuma (một loại vật chất được ví như “phương tiện của giác quan”), cũng giống như cách thực quản điều hòa sự vận động của thức ăn khi xuống dạ dày.
Quan điểm của ông gần như không bị đánh đổ trong rất nhiều thế kỷ sau đó.

Galen xứ Pergamum (Ảnh: Shutterstock)
2. Descartes nói đây là nơi trú ngụ của linh hồn, tư tưởng
Thể tùng có một vai trò quan trọng đối với triết gia nổi tiếng người Pháp vào thế kỷ 17 René Descartes (người sáng tạo ý tưởng xác định vị trí các điểm trên một hệ tọa độ gồm trục tung và trục hoành. Hệ tọa độ này được lấy theo tên của ông: hệ trục tọa độ Đề-các).
Descartes cho đây là nguồn gốc của tư tưởng con người. Ông nói rằng đây là bộ phận đặc thù duy nhất trong bộ não, vì nó không có bản sao đối xứng với nhau tại hai bên bán cầu não bộ. Vì vậy ông cho rằng đây phải là nơi hội tụ của tất cả các luồng thông tin—vị trí mà tại đó ý thức chúng ta có thể xử lý thông tin tại một điểm đơn lẻ, và cũng từ nơi đó ý thức chúng ta có thể truyền đi tất cả các thông điệp tới các bộ phận còn lại của não bộ và cơ thể.
“Vì đây là bộ phận cứng đơn lẻ duy nhất trong toàn thể não bộ con người (không có bản sao đối xứng), nó hẳn phải là nguồn gốc của ý thức, của tư tưởng,…”, ông viết, trích Bách khoa toàn thư Triết học Stanford.
Hiểu biết của ông về vị trí thể tùng trong não bộ là sai, nhưng những miêu tả của ông về bản chất đơn lẻ đặc thù của nó lại là đúng.
Quan điểm này cũng được nhắc đến trong nhiều lĩnh vực tâm linh.
Trong một số trường phái triết học Đông phương, thể tùng nằm thẳng hàng với luân xa vương miện, một điểm quan trọng của ý thức và sự giác ngộ ở cao tầng, hay sự hiểu biết ở các cảnh giới cao hơn.

(Ảnh: Shutterstock)
3. Con mắt thứ ba
Rất nhiều người đã liên hệ thể tùng với con mắt thứ ba được giảng dạy qua hàng nghìn năm trong các tôn giáo và trường phái tâm linh.
Trong cuốn tự truyện có tựa đề “The Third Eye” (Con mắt thứ ba) của lạt ma Tây Tạng Lobsang Rampa, ông miêu tả cách con mắt thứ ba của ông đã được phẫu thuật khai mở bởi những người thực hành một trường phái khoa học bí truyền ở Tây Tạng.
Các nhà xuất bản đã viết trong lời nói đầu của cuốn sách rằng họ đã gửi bản sao của ông đến gần 20 chuyên gia, và cho biết: “Những ý kiến của họ mâu thuẫn với nhau đến nỗi không thể rút ra một kết quả chắc chắn. Một số người chất vấn tính xác thực của mục này, trong khi số khác chất vấn một mục khác; có những nội dung mà chuyên gia này nghi ngờ nhưng chuyên gia khác lại chấp nhận không do dự”.
Họ viết: “Chúng tôi cảm thấy ông ấy đã vượt quá ranh giới cả tin của phương Tây, mặc dù quan điểm của người phương Tây khó mà nhất quán về chủ đề được bàn luận ở đây”.
Các nhà xuất bản tiếp tục: “Lobsang Rampa đã cung cấp các bằng chứng tư liệu cho thấy ông có bằng cấp y học từ trường Đại học Chungking, và trong những tài liệu đó ông được miêu tả như một vị Lạt ma của tu viện Potala ở Lhasa, Tây Tạng. Nhiều cuộc hội thoại cá nhân giữa ông và chúng tôi đã giúp xác thực việc ông là một người sở hữu những quyền năng siêu thường”.
Ông Rampa diễn tả cuộc phẫu thuật được tiến hành tại vị trí phía trên sống mũi, nơi được cho là đường thông dẫn đến con mắt thứ ba, hay thể tùng.
Sau đó, ông đã phát triển được một số công năng đặc dị mà ông chưa từng có trước đây.

(Ảnh:
Shutterstock)
4. Trung tâm sản xuất Melatonin
Vào những năm 1950, các nhà khoa học khám phá ra rằng thể tùng, trước từng được cho là một bộ phận thoái hóa, thực sự có chức năng cảm nhận. thể tùng này có thể cảm thụ ánh sáng và sản xuất chất melatonin.
Melatonin là chất có ảnh hưởng đến quá trình sinh sôi ở tế bào và hệ thống miễn dịch, đồng thời cũng là một chất chống ôxy hóa, nghĩa là nó có hiệu quả trong việc phòng chống ung thư và suy giảm tác động của quá trình lão hóa. Thể tùng sản xuất chất melatonin trong môi trường có ánh sáng và sẽ ngừng sản xuất trong môi trường tối.
Một số người đã liên hệ chức năng của thể tùng trên phương diện này với sự hiểu biết về thể tùng như một trung tâm điều khiển trong não bộ. Nó xử lý các thông tin bên ngoài và kiểm soát các nhịp điệu sinh học quan trọng trong cơ thể.
Giống như rất nhiều các bộ phận khác trong não bộ, chúng ta không có nhiều kiến thức chắc chắn về thể tùng.
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Tác giả: Tara MacIsaac, Epoch Times
Đọc bản gốc ở đây.
Sử dụng bản dịch trên tindachieu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét