Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

TRỜ ƠI ĐẤT HỠI ! 5

(ĐC sưu tầm trên NET)
THỊT BÒ BỊ BƠM NƯỚC TĂNG TRỌNG
Kiểm tra 3 lò mổ bò ở Đà Nẵng, cơ quan chức năng đều phát hiện chủ bò bơm nước vào dạ dày để tăng trọng lượng. Để tránh mua phải thịt bò “dởm”, người tiêu dùng có thể phân biệt bằng màu sắc và dùng tay kiểm tra.
Trao đổi với VnExpress.net sáng 4/9, ông Trần Tới, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y Đà Nẵng, cho biết trong đợt kiểm tra liên ngành vừa qua, thành phố có 3 cơ sở giết mổ bò đều có hành vi gian lận thương mại, bằng việc bơm nước trực tiếp vào dạ dày bò nhằm tăng trọng lượng. Thường các chủ bò đưa đường ống dẫn nước mềm dài 1,5m vào, và chỉ dừng lại khi toàn thân bò đã trương lên. Các chủ lò mổ biết việc này nhưng vẫn làm ngơ vì lợi nhuận được chia đều. 
 
Chi cục thú y bắt quả tang chủ bò trực tiếp bơm nước vào dạ dày bò qua đường ống để tăng trọng lượng. Ảnh: Chi cục Thú y Đà Nẵng 
Mỗi con bò sau khi được bơm nước tăng khoảng 20% trọng lượng cơ thể, giúp chủ thu lợi 2-3 triệu đồng. Việc bơm nước không chỉ có hệ lụy là bò có thể chết trước khi bị giết, mà nguồn nước thường được lấy ngay tại các giếng ở lò mổ không đảm bảo vệ sinh, gây ảnh hưởng sức khỏe cho người tiêu dùng vì thịt bò có khả năng nhiễm vi sinh rất cao, đặc biệt là đối với những thực khách ưa thích món bò tái.
"Đây là hình thức cưỡng bức bò để thu lợi bất chính, vi phạm quy định về giết mổ gia súc, gia cầm cũng như đạo đức người làm nghề giết mổ. Hành vi gian lận này còn gây áp lực cho thị trường. Thịt bò bơm nước có giá rẻ hơn nên cạnh tranh, 1 kg chỉ có trọng lượng thực khoảng 8 lạng, khiến người làm ăn chân chính bị lỗ", ông Tới nói.
Để nhận biết thịt bò có bơm nước hay không, người tiêu dùng có thể nhận biết bằng thị giác và xúc giác. Chủ một quầy thịt bò trên đường Tản Đà, phường Thạc Gián (quận Thanh Khê, Đà Nẵng) cho biết thịt bò không bị bơm nước có màu đỏ đặc trưng, khác với thịt bò "dởm" có màu tái nhạt. 
"Từ khi những chủ lò mổ bị phát hiện bơm nước vào bò trước khi giết mổ, giá thịt bò tăng thêm 30.000 đồng/kg. Khách mua cũng đắn đo khi chọn thịt nên mình cũng phải biết cách phân biệt, vừa không bị lừa, vừa có thể tư vấn cho khách mua", chủ quầy này nói...
Xem thông tin chi tiết trên VNExpress.net 

Cho luộc một tấn thịt bò bơm nước

Sau gần một năm tạm lắng, cơ quan chức năng lại phát hiện thịt bò bơm nước tại chợ.

Sáng 5/11, Trạm Thú y quận Tân Bình kiểm tra xe tải 57M-2835 chở 740 kg thịt bò và 130kg phụ phẩm bò (tổng cộng 870kg) có nguồn gốc từ cơ sở giết mổ Cổ Văn Mông (huyện Đức Hòa, Long An) vào chợ Phạm Văn Hai, quận Tân Bình tiêu thụ. Chủ nhân lô hàng trên là bà Trần Thị Phượng (Long An).
Mặc dù 870 kg thịt, phụ phẩm bò nói trên đã được Chi cục Thú y tỉnh Long An cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhưng nhân viên thú y phát hiện một số quầy thịt có hiện tượng ẩm, rỉ dịch.
Trạm Thú y quận Tân Bình tạm giữ 870 kg thịt và phụ phẩm bò bơm nước để xử lý. Ảnh: TRẦN NGỌC
Trạm Thú y quận Tân Bình tạm giữ 870 kg thịt và phụ phẩm bò bơm nước để xử lý. Ảnh: TRẦN NGỌC
Tại buổi làm việc, bà Phượng khai mua 12 con bò sống từ Châu Đốc (An Giang) rồi đưa vào cơ sở Cổ Văn Mông giết mổ. Sau một giờ tạm giữ, nhân viên thú y tiến hành cân lại số lượng thực tế thì ghi nhận thịt có màu tái nhợt, hiện tượng rỉ dịch nhiều hơn và chảy xuống sàn xe. Sau khi cân lại 870kg thịt, phụ phẩm bò, Trạm Thú y quận Tân Bình bất ngờ trước con số thực tế lên tới 1.050kg, chênh lệch 180kg so với số lượng ghi trong giấy chứng nhận kiểm dịch.
Theo ông Huỳnh Thanh Hải, Phó Trạm trưởng Trạm Thú y quận Tân Bình, bà Phượng cố tình “độn” thêm thịt ngoài luồng (thịt chưa kiểm dịch) đưa vào TPHCM tiêu thụ. Bà Phượng cũng đã thừa nhận bò đưa vào giết mổ đã bị bơm nước.
Sau buổi làm việc, bà Phượng có đơn đề nghị được chuyển mục đích sử dụng. Theo đó, toàn bộ 1.050kg thịt và phụ phẩm bò bơm nước được chở tới một cơ sở giết mổ ở quận Bình Thạnh để luộc dưới sự giám sát của cơ quan thú y. Sau khi luộc xong, Trạm Thú y quận Tân Bình cấp giấy kiểm dịch, niêm phong xe và báo Chi cục Thú y tỉnh Long An giám sát khi thịt được chở tới trại nuôi cá.
Với hành vi sai phạm trên, căn cứ mục b khoản 4 Điều 14 của Nghị định 119/2013/NĐ-CP, Chi cục Thú y TP.HCM ra quyết định phạt bà Phượng 2,5 triệu đồng do vi phạm hành vi kinh doanh thịt bò bơm nước.


Mổ heo bệnh xuất huyết đem bán
10h30 ngày 5.11, lực lượng liên ngành gồm Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai, Đội Quản lý thị trường số 2 cùng Trạm Thú y Biên Hòa bất ngờ kiểm tra và phát hiện cơ sở giết mổ heo lậu tại khu phố 2, phường Long Bình, TP Biên Hòa (Đồng Nai) do bà Phạm Thị Mai (32 tuổi) làm chủ, đang tiến hành giết mổ hai con heo bệnh với tổng trọng lượng trên 200kg. Ngoài ra, tại đây còn có năm con heo khác trong chuồng không có giấy kiểm dịch đang được chờ giết mổ.
Qua quan sát tại hiện trường, đại diện cơ quan thú y tỉnh Đồng Nai nhận định số heo được giết mổ là heo chết đã đổi màu tím tái, đây là heo mắc bệnh xuất huyết.
Làm việc với cơ quan chức năng, bà Mai thừa nhận thu mua heo chết từ thị trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu) về giết mổ rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Đoàn liên ngành đã lập biên bản tịch thu và tiêu hủy toàn bộ số thịt và nội tạng của hai con heo bệnh đã được giết mổ. Đồng thời, số heo chờ giết mổ không có kiểm dịch cũng được cơ quan chức năng tạm giữ đem về lò mổ tập trung lấy mẫu xét nghiệm và xử lý theo quy định.
TIẾN DŨNG
Cách đây khoảng một tháng, Chi cục Thú y tỉnh Long An đã xử phạt và tạm ngưng hoạt động cơ sở giết mổ Cổ Văn Mông (huyện Đức Hòa) 10 ngày để cơ sở chấn chỉnh tình trạng vi phạm vệ sinh thú y. Sau việc xảy ra hôm nay, Chi cục Thú y tỉnh Long An sẽ làm việc với Chi cục Thú y TP.HCM và có hướng xử lý đúng pháp luật đối với cơ sở giết mổ Cổ Văn Mông.
Ông PHAN NGỌC CHÂU, Chi cục trưởng Chi cục
Thú y tỉnh Long An
Theo Trần Ngọc
Pháp luật TPHCM

Cách nhận biết thịt lợn, bò bị bơm nước


    Cơ quan chức năng Ðà Nẵng vừa phát hiện 3 cơ sở giết mổ gia súc bơm nước vào thịt bò thu lợi bất chính. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội) cảnh báo, thịt lợn, bò bị bơm nước có thể nguy hại đến sức khoẻ.
    Nguy hại khi nguồn nước bẩn
    PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, đây là hành vi gian lận thương mại không thể chấp nhận được, làm ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi người tiêu dùng. Việc bơm nước vào lợn, bò khó có thể đảm bảo được tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Đáng lo ngại hơn nếu các chủ cơ sở giết mổ sử dụng nguồn nước như nước ao, nước giếng khoan không đảm bảo vệ sinh bơm vào gia súc thì nguy cơ thịt bị nhiễm khuẩn tiêu chảy Ecoli, nhiễm các chất kim loại nặng là rất lớn.
    Chọn thịt ngon
    PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo, việc phân biệt thịt lợn, trâu, bò bị bơm nước là rất khó. Bởi bản thân trong thịt cũng chứa một tỷ lệ nước nhất định. Vì vậy, người tiêu dùng cần để ý và lựa chọn kỹ sản phẩm. Thịt có màu sắc khác thường thì không nên mua. Cách tốt nhất là lựa chọn thực phẩm ở những nơi phân phối uy tín, có dấu của đơn vị thú y.

    Cách nhận biết thịt lợn, bò bị bơm nước
    Chị Nguyễn Thị Nguyệt - một tiểu thương chuyên kinh doanh thịt lợn, bò tại chợ Dương Nội (Hà Đông – Hà Nội) cho biết, trên thị trường còn có loại thịt bò đông lạnh nhập lậu từ Trung Quốc, giá chỉ bằng 1/2 so với thịt bò ngon. Nếu người tiêu dùng không tinh ý sẽ mua ngay phải loại thịt bò này. Thịt loại này quan sát kỹ sẽ thấy có màu nhạt và nặng mùi hơn so với thịt bò thường, ấn tay vào không có độ dẻo, dính. Nấu chín, miếng thịt bị bở, không có mùi thơm của thịt bò.
    Còn loại thịt bơm nước thì không có độ dẻo, khi ấn tay vào thấy bùng nhùng, quan sát kỹ sẽ thấy nước rỉ ra. Khi thái miếng thịt không dính dao, đem xào nấu thì co lại. Người bán loại thịt bò bơm nước thường lót vải, bìa cáttông dưới miếng thịt để thấm nước. Miếng thịt bò ngon thì miếng thịt khô mịn, thớ thịt nhỏ, có ánh màu sáng, sờ tay có độ dẻo dính. Khi thái, miếng thịt thường dính dao. Khi xào nấu, thịt sẽ nở ra.

    Để nhận diện thịt ngon, các chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên dưới đây:
    * Thịt kém chất lượng:
    - Thịt ôi, bề ngoài sẽ có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí còn bị đen không bóng. Nếu thịt chết lâu sẽ có màng ngoài nhớt, rỉ dịch nhiều, cắt sâu vào sẽ có máu do gia súc chết trước khi chọc tiết nên máu còn tụ lại trong cơ thể. Nước luộc của thịt đục, có mùi hôi…
    - Thịt bò kém chất lượng, ôi sẽ có màu sẫm, xương có màu vàng, độ đàn hồi kém, thịt nhão, bề mặt nhớt, mùi hôi.
    - Quan sát kỹ thịt lợn, bò bị bơm nước thường nhão, có màu sắc không đều, không tự nhiên. Đường cắt bị rỉ nước nhiều, cơ giãn, thịt tái màu. Khi nấu, thịt chảy ra nhiều nước thì có thể là căn cứ cho thấy thịt đã bị bơm nước hoặc tạp chất. Nếu thịt sử dụng nhiều chất kích thích tăng trọng thường tích nhiều nước, có độ săn chắc kém.
    * Thịt ngon:
    - Thịt ngon khi mua dùng tay ấn vào miếng thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra. Vết cắt ra sẽ có màu sắc bình thường, sáng và khô. Ngoài ra, các thớ thịt phải đều, màng ngoài khô, không bị nhớt, khối thịt rắn chắc.
    - Thịt lợn có màu hồng nhạt đến đỏ thẫm, khối thịt săn chắc, không nhũn nhão, không rỉ dịch, có độ đàn hồi cao. Các thớ thịt đều. Đường cắt mặt thịt khô ráo, thịt hơi rít, cơ hơi se lại. Thịt ngon khi luộc có nước trong, váng mỡ to, có mùi thơm.
    - Thịt bò ngon có màu đỏ tươi, mỡ màu vàng nhạt, gân màu trắng và cứng khi ấn vào. Bề mặt khô, mịn, ráo nước, mùi đặc trưng của thịt bò. Nên chọn những thớ thịt bò nhỏ, mềm, không quá mịn

    Theo GDXH

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét