Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 441

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bắt Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ
Thứ năm, 15/09/2016, 15:50 (GMT+7)
(SGGPO). - Trưa nay 15-9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Cần Thơ đã bắt khẩn cấp đối với ông Dương Minh Tâm (Tâm xì tin, Phó Chánh thanh tra sở GTVT vì liên quan đến vụ án TTGT bảo kê cho xe tải, nhận hối lộ trên 3,5 tỷ đồng. Ông Tâm bị bắt và khám xét nhà riêng ở quận Cái Răng để điều tra tội nhận hối lộ. 
Tâm “xì tin” sinh năm 1980, vào ngành TTGT từ năm 2002 với vị trí công tác là nhân viên vì chưa có bằng cấp chuyên môn cụ thể. Sau một thời gian thì Tâm “xì tin” bổ túc các bằng cấp, chứng chỉ nên nhanh chóng  được bổ nhiệm làm Đội phó TTGT tại huyện Thới Lai. Một thời gian ngắn sau đó Tâm được điều động về làm Đội trưởng TTGT phụ trách địa bàn quận Cái Răng, tiếp theo về Đội trưởng phụ trách quận Ninh Kiều – quận trung tâm TP Cần Thơ và được đề bạt làm Phó chánh TTGT cách nay 4 tháng.

Công an Cần Thơ đang khám xét nhà Dương Minh Tâm. Ảnh: Công an cung cấp
Trước đó, Hội đồng kỷ luật Sở GTVT Cần Thơ họp kiểm điểm và đề xuất hình thức kỷ luật đối với 4 lãnh đạo TTGT. Kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng kỷ luật gồm 5 thành viên thống nhất hình thức cách chức Chánh TTGT Trương Văn Phúc và hai cấp phó là Dương Minh Tâm, Bùi Quốc Dũng. Riêng Bùi Văn Minh nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo.
Tuy nhiên, ngay sau đó 2 trong số 4 lãnh đạo thanh tra khiếu nại bị kỷ luật quá nặng nên vụ việc sau đó được các cơ quan chức năng rà soát lại và thấy việc kiểm điểm là sai qui trình. Sự việc sau đó được báo cáo cho UBND TP Cần Thơ xin ý kiến chỉ đạo, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ nhanh chóng chỉ đạo công an làm rõ vụ án trong thời gian sớm nhất để xử lý các cá nhân có liên quan.
Sau khi được công án báo có 11 lãnh đạo, thanh tra viên và nhân viên TTGT có liên quan, ngày 10-9, Giám đốc Sở GTVT Cần Thơ Lưu Thành Đồng đã ký quyết định điều chuyển công tác 11 cán bộ, nhân viên TTGT này về làm ở bộ phận văn phòng do liên quan đến vụ án nhận 3,5 tỉ đồng tiền bảo kê cho các nhà xe.
Các cá nhân bị điều chuyển, gồm: Chánh Thanh tra Sở Trương Văn Phúc; hai Phó Chánh thanh tra Sở Dương Minh Tâm (Tâm xì tin) và Bùi Văn Minh; Đội trưởng Đội TTGT Thốt Nốt Nguyễn Trần Lưu; Đội trưởng Đội TTGT Ô Môn Trần Phương Bình; Phó Đội trưởng Đội TTGT số 1 Trần Văn Tài; Phó Đội trưởng Đội TTGT Cái Răng Trịnh Phước Sơn; cán bộ TTGT Cái Răng Trần Lập Pháp; ba cán bộ Đội TTGT Ninh Kiều là Liêu Quới, Nguyễn Công Trạng và Lương Thanh Tuấn.
Như SGGP đã đưa tin, vào ngày 16-7, Phó đội TTGT số 3 Lý Hoàng Minh đang thu tiền bảo kê hàng loạt nhà xe hoạt động trên địa bàn quận Ninh Kiều thì bị cảnh sát bắt quả tang. Liên quan đến vụ việc, Võ Hoàng Anh (trưởng đội 3), Đoàn Vũ Duy (trưởng đội 11) và "cò" bảo kê Nguyễn Văn Cần lần lượt bị bắt. Bước đầu, Hoàng Anh và Hoàng Minh khai đã nhận gần 3,5 tỷ đồng bảo kê. Trong đó, Cần đứng ra ngã giá chung chi, thu tiền của các nhà xe rồi chuyển vào tài khoản cho hai cán bộ này khoảng 3 tỷ đồng, từ năm 2014.
Số còn lại, hai TTGT thu riêng. Nhà chức trách xác định có trên 60 doanh nghiệp đã đóng hụi chết cho các TTGT biến chất. Trong số này, đáng chú ý nhất là Nguyễn Văn Cần, đây là đối tượng làm nghề lơ xe nhưng lại tạo được mối quan hệ với những cán bộ TTGT nói trên. Cần và cán bộ TTGT đã cấu kết để vòi tiền các DN và chủ phương tiện. Bằng nhiều hình thức, các đối tượng đã đe dọa chủ phương tiện phải nộp tiền “bảo kê”, nếu không đưa tiền hoặc chỉ cần đưa tiền chậm vài ngày là xe đi tới đâu sẽ "bị bắt" tới đó. Số tiền “bảo kê” của các DN, chủ phương tiện sẽ được chung chi cho Cần, sau đó Cần chuyển qua tài khoản cho cán bộ thanh tra. Công an phát hiện có 3 tài khoản được mở tại Ngân hàng Sacombank từ năm 2014 với 3 chủ tài khoản khác nhau, nhưng thực chất chỉ là 1 người, do Nguyễn Văn Cần lấy tên giả để mở. Chỉ riêng 3 tài khoản này đã nhận số tiền hơn 3 tỉ đồng (phần lớn là nhận hối lộ).  
Ngoài số tiền nhận qua chuyển khoản từ Nguyễn Văn Cần, phía công an cũng đã chứng minh được Lý Hoàng Minh và Võ Hoàng Anh đã nhận tiền qua tài khoản mang tên Huỳnh Hoàng Long và Tạ Thanh Sang với số tiền 320 triệu đồng. Ngoài ra, Minh đã nhận riêng số tiền 47,5 triệu đồng của 28 người; Anh nhận 55 triệu đồng của 9 người. Như vậy đến thời điểm này Công an Cần Thơ đã bắt một Phó chánh thanh tra, 2 đội trưởng và một đội phó TTGT cùng một tay “cò”. 10 cán bộ, thanh tra viên và nhân viên TTGT còn lại đang trong vòng điều tra.
HÀM LUÔNG
- See more at: http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/DBCuuLong/2016/9/433668/#sthash.A70YIhgx.dpuf
Bắt Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ
Thứ năm, 15/09/2016, 15:50 (GMT+7)
(SGGPO). - Trưa nay 15-9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Cần Thơ đã bắt khẩn cấp đối với ông Dương Minh Tâm (Tâm xì tin, Phó Chánh thanh tra sở GTVT vì liên quan đến vụ án TTGT bảo kê cho xe tải, nhận hối lộ trên 3,5 tỷ đồng. Ông Tâm bị bắt và khám xét nhà riêng ở quận Cái Răng để điều tra tội nhận hối lộ. 
Tâm “xì tin” sinh năm 1980, vào ngành TTGT từ năm 2002 với vị trí công tác là nhân viên vì chưa có bằng cấp chuyên môn cụ thể. Sau một thời gian thì Tâm “xì tin” bổ túc các bằng cấp, chứng chỉ nên nhanh chóng  được bổ nhiệm làm Đội phó TTGT tại huyện Thới Lai. Một thời gian ngắn sau đó Tâm được điều động về làm Đội trưởng TTGT phụ trách địa bàn quận Cái Răng, tiếp theo về Đội trưởng phụ trách quận Ninh Kiều – quận trung tâm TP Cần Thơ và được đề bạt làm Phó chánh TTGT cách nay 4 tháng.

Công an Cần Thơ đang khám xét nhà Dương Minh Tâm. Ảnh: Công an cung cấp
Trước đó, Hội đồng kỷ luật Sở GTVT Cần Thơ họp kiểm điểm và đề xuất hình thức kỷ luật đối với 4 lãnh đạo TTGT. Kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng kỷ luật gồm 5 thành viên thống nhất hình thức cách chức Chánh TTGT Trương Văn Phúc và hai cấp phó là Dương Minh Tâm, Bùi Quốc Dũng. Riêng Bùi Văn Minh nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo.
Tuy nhiên, ngay sau đó 2 trong số 4 lãnh đạo thanh tra khiếu nại bị kỷ luật quá nặng nên vụ việc sau đó được các cơ quan chức năng rà soát lại và thấy việc kiểm điểm là sai qui trình. Sự việc sau đó được báo cáo cho UBND TP Cần Thơ xin ý kiến chỉ đạo, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ nhanh chóng chỉ đạo công an làm rõ vụ án trong thời gian sớm nhất để xử lý các cá nhân có liên quan.
Sau khi được công án báo có 11 lãnh đạo, thanh tra viên và nhân viên TTGT có liên quan, ngày 10-9, Giám đốc Sở GTVT Cần Thơ Lưu Thành Đồng đã ký quyết định điều chuyển công tác 11 cán bộ, nhân viên TTGT này về làm ở bộ phận văn phòng do liên quan đến vụ án nhận 3,5 tỉ đồng tiền bảo kê cho các nhà xe.
Các cá nhân bị điều chuyển, gồm: Chánh Thanh tra Sở Trương Văn Phúc; hai Phó Chánh thanh tra Sở Dương Minh Tâm (Tâm xì tin) và Bùi Văn Minh; Đội trưởng Đội TTGT Thốt Nốt Nguyễn Trần Lưu; Đội trưởng Đội TTGT Ô Môn Trần Phương Bình; Phó Đội trưởng Đội TTGT số 1 Trần Văn Tài; Phó Đội trưởng Đội TTGT Cái Răng Trịnh Phước Sơn; cán bộ TTGT Cái Răng Trần Lập Pháp; ba cán bộ Đội TTGT Ninh Kiều là Liêu Quới, Nguyễn Công Trạng và Lương Thanh Tuấn.
Như SGGP đã đưa tin, vào ngày 16-7, Phó đội TTGT số 3 Lý Hoàng Minh đang thu tiền bảo kê hàng loạt nhà xe hoạt động trên địa bàn quận Ninh Kiều thì bị cảnh sát bắt quả tang. Liên quan đến vụ việc, Võ Hoàng Anh (trưởng đội 3), Đoàn Vũ Duy (trưởng đội 11) và "cò" bảo kê Nguyễn Văn Cần lần lượt bị bắt. Bước đầu, Hoàng Anh và Hoàng Minh khai đã nhận gần 3,5 tỷ đồng bảo kê. Trong đó, Cần đứng ra ngã giá chung chi, thu tiền của các nhà xe rồi chuyển vào tài khoản cho hai cán bộ này khoảng 3 tỷ đồng, từ năm 2014.
Số còn lại, hai TTGT thu riêng. Nhà chức trách xác định có trên 60 doanh nghiệp đã đóng hụi chết cho các TTGT biến chất. Trong số này, đáng chú ý nhất là Nguyễn Văn Cần, đây là đối tượng làm nghề lơ xe nhưng lại tạo được mối quan hệ với những cán bộ TTGT nói trên. Cần và cán bộ TTGT đã cấu kết để vòi tiền các DN và chủ phương tiện. Bằng nhiều hình thức, các đối tượng đã đe dọa chủ phương tiện phải nộp tiền “bảo kê”, nếu không đưa tiền hoặc chỉ cần đưa tiền chậm vài ngày là xe đi tới đâu sẽ "bị bắt" tới đó. Số tiền “bảo kê” của các DN, chủ phương tiện sẽ được chung chi cho Cần, sau đó Cần chuyển qua tài khoản cho cán bộ thanh tra. Công an phát hiện có 3 tài khoản được mở tại Ngân hàng Sacombank từ năm 2014 với 3 chủ tài khoản khác nhau, nhưng thực chất chỉ là 1 người, do Nguyễn Văn Cần lấy tên giả để mở. Chỉ riêng 3 tài khoản này đã nhận số tiền hơn 3 tỉ đồng (phần lớn là nhận hối lộ).  
Ngoài số tiền nhận qua chuyển khoản từ Nguyễn Văn Cần, phía công an cũng đã chứng minh được Lý Hoàng Minh và Võ Hoàng Anh đã nhận tiền qua tài khoản mang tên Huỳnh Hoàng Long và Tạ Thanh Sang với số tiền 320 triệu đồng. Ngoài ra, Minh đã nhận riêng số tiền 47,5 triệu đồng của 28 người; Anh nhận 55 triệu đồng của 9 người. Như vậy đến thời điểm này Công an Cần Thơ đã bắt một Phó chánh thanh tra, 2 đội trưởng và một đội phó TTGT cùng một tay “cò”. 10 cán bộ, thanh tra viên và nhân viên TTGT còn lại đang trong vòng điều tra.
HÀM LUÔNG
- See more at: http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/DBCuuLong/2016/9/433668/#sthash.A70YIhgx.dpuf
Bắt Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ
Thứ năm, 15/09/2016, 15:50 (GMT+7)
(SGGPO). - Trưa nay 15-9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Cần Thơ đã bắt khẩn cấp đối với ông Dương Minh Tâm (Tâm xì tin, Phó Chánh thanh tra sở GTVT vì liên quan đến vụ án TTGT bảo kê cho xe tải, nhận hối lộ trên 3,5 tỷ đồng. Ông Tâm bị bắt và khám xét nhà riêng ở quận Cái Răng để điều tra tội nhận hối lộ. 
Tâm “xì tin” sinh năm 1980, vào ngành TTGT từ năm 2002 với vị trí công tác là nhân viên vì chưa có bằng cấp chuyên môn cụ thể. Sau một thời gian thì Tâm “xì tin” bổ túc các bằng cấp, chứng chỉ nên nhanh chóng  được bổ nhiệm làm Đội phó TTGT tại huyện Thới Lai. Một thời gian ngắn sau đó Tâm được điều động về làm Đội trưởng TTGT phụ trách địa bàn quận Cái Răng, tiếp theo về Đội trưởng phụ trách quận Ninh Kiều – quận trung tâm TP Cần Thơ và được đề bạt làm Phó chánh TTGT cách nay 4 tháng.

Công an Cần Thơ đang khám xét nhà Dương Minh Tâm. Ảnh: Công an cung cấp
Trước đó, Hội đồng kỷ luật Sở GTVT Cần Thơ họp kiểm điểm và đề xuất hình thức kỷ luật đối với 4 lãnh đạo TTGT. Kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng kỷ luật gồm 5 thành viên thống nhất hình thức cách chức Chánh TTGT Trương Văn Phúc và hai cấp phó là Dương Minh Tâm, Bùi Quốc Dũng. Riêng Bùi Văn Minh nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo.
Tuy nhiên, ngay sau đó 2 trong số 4 lãnh đạo thanh tra khiếu nại bị kỷ luật quá nặng nên vụ việc sau đó được các cơ quan chức năng rà soát lại và thấy việc kiểm điểm là sai qui trình. Sự việc sau đó được báo cáo cho UBND TP Cần Thơ xin ý kiến chỉ đạo, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ nhanh chóng chỉ đạo công an làm rõ vụ án trong thời gian sớm nhất để xử lý các cá nhân có liên quan.
Sau khi được công án báo có 11 lãnh đạo, thanh tra viên và nhân viên TTGT có liên quan, ngày 10-9, Giám đốc Sở GTVT Cần Thơ Lưu Thành Đồng đã ký quyết định điều chuyển công tác 11 cán bộ, nhân viên TTGT này về làm ở bộ phận văn phòng do liên quan đến vụ án nhận 3,5 tỉ đồng tiền bảo kê cho các nhà xe.
Các cá nhân bị điều chuyển, gồm: Chánh Thanh tra Sở Trương Văn Phúc; hai Phó Chánh thanh tra Sở Dương Minh Tâm (Tâm xì tin) và Bùi Văn Minh; Đội trưởng Đội TTGT Thốt Nốt Nguyễn Trần Lưu; Đội trưởng Đội TTGT Ô Môn Trần Phương Bình; Phó Đội trưởng Đội TTGT số 1 Trần Văn Tài; Phó Đội trưởng Đội TTGT Cái Răng Trịnh Phước Sơn; cán bộ TTGT Cái Răng Trần Lập Pháp; ba cán bộ Đội TTGT Ninh Kiều là Liêu Quới, Nguyễn Công Trạng và Lương Thanh Tuấn.
Như SGGP đã đưa tin, vào ngày 16-7, Phó đội TTGT số 3 Lý Hoàng Minh đang thu tiền bảo kê hàng loạt nhà xe hoạt động trên địa bàn quận Ninh Kiều thì bị cảnh sát bắt quả tang. Liên quan đến vụ việc, Võ Hoàng Anh (trưởng đội 3), Đoàn Vũ Duy (trưởng đội 11) và "cò" bảo kê Nguyễn Văn Cần lần lượt bị bắt. Bước đầu, Hoàng Anh và Hoàng Minh khai đã nhận gần 3,5 tỷ đồng bảo kê. Trong đó, Cần đứng ra ngã giá chung chi, thu tiền của các nhà xe rồi chuyển vào tài khoản cho hai cán bộ này khoảng 3 tỷ đồng, từ năm 2014.
Số còn lại, hai TTGT thu riêng. Nhà chức trách xác định có trên 60 doanh nghiệp đã đóng hụi chết cho các TTGT biến chất. Trong số này, đáng chú ý nhất là Nguyễn Văn Cần, đây là đối tượng làm nghề lơ xe nhưng lại tạo được mối quan hệ với những cán bộ TTGT nói trên. Cần và cán bộ TTGT đã cấu kết để vòi tiền các DN và chủ phương tiện. Bằng nhiều hình thức, các đối tượng đã đe dọa chủ phương tiện phải nộp tiền “bảo kê”, nếu không đưa tiền hoặc chỉ cần đưa tiền chậm vài ngày là xe đi tới đâu sẽ "bị bắt" tới đó. Số tiền “bảo kê” của các DN, chủ phương tiện sẽ được chung chi cho Cần, sau đó Cần chuyển qua tài khoản cho cán bộ thanh tra. Công an phát hiện có 3 tài khoản được mở tại Ngân hàng Sacombank từ năm 2014 với 3 chủ tài khoản khác nhau, nhưng thực chất chỉ là 1 người, do Nguyễn Văn Cần lấy tên giả để mở. Chỉ riêng 3 tài khoản này đã nhận số tiền hơn 3 tỉ đồng (phần lớn là nhận hối lộ).  
Ngoài số tiền nhận qua chuyển khoản từ Nguyễn Văn Cần, phía công an cũng đã chứng minh được Lý Hoàng Minh và Võ Hoàng Anh đã nhận tiền qua tài khoản mang tên Huỳnh Hoàng Long và Tạ Thanh Sang với số tiền 320 triệu đồng. Ngoài ra, Minh đã nhận riêng số tiền 47,5 triệu đồng của 28 người; Anh nhận 55 triệu đồng của 9 người. Như vậy đến thời điểm này Công an Cần Thơ đã bắt một Phó chánh thanh tra, 2 đội trưởng và một đội phó TTGT cùng một tay “cò”. 10 cán bộ, thanh tra viên và nhân viên TTGT còn lại đang trong vòng điều tra.
HÀM LUÔNG
- See more at: http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/DBCuuLong/2016/9/433668/#sthash.A70YIhgx.dpuf
Bắt Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ
Thứ năm, 15/09/2016, 15:50 (GMT+7)
(SGGPO). - Trưa nay 15-9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Cần Thơ đã bắt khẩn cấp đối với ông Dương Minh Tâm (Tâm xì tin, Phó Chánh thanh tra sở GTVT vì liên quan đến vụ án TTGT bảo kê cho xe tải, nhận hối lộ trên 3,5 tỷ đồng. Ông Tâm bị bắt và khám xét nhà riêng ở quận Cái Răng để điều tra tội nhận hối lộ. 
Tâm “xì tin” sinh năm 1980, vào ngành TTGT từ năm 2002 với vị trí công tác là nhân viên vì chưa có bằng cấp chuyên môn cụ thể. Sau một thời gian thì Tâm “xì tin” bổ túc các bằng cấp, chứng chỉ nên nhanh chóng  được bổ nhiệm làm Đội phó TTGT tại huyện Thới Lai. Một thời gian ngắn sau đó Tâm được điều động về làm Đội trưởng TTGT phụ trách địa bàn quận Cái Răng, tiếp theo về Đội trưởng phụ trách quận Ninh Kiều – quận trung tâm TP Cần Thơ và được đề bạt làm Phó chánh TTGT cách nay 4 tháng.

Công an Cần Thơ đang khám xét nhà Dương Minh Tâm. Ảnh: Công an cung cấp
Trước đó, Hội đồng kỷ luật Sở GTVT Cần Thơ họp kiểm điểm và đề xuất hình thức kỷ luật đối với 4 lãnh đạo TTGT. Kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng kỷ luật gồm 5 thành viên thống nhất hình thức cách chức Chánh TTGT Trương Văn Phúc và hai cấp phó là Dương Minh Tâm, Bùi Quốc Dũng. Riêng Bùi Văn Minh nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo.
Tuy nhiên, ngay sau đó 2 trong số 4 lãnh đạo thanh tra khiếu nại bị kỷ luật quá nặng nên vụ việc sau đó được các cơ quan chức năng rà soát lại và thấy việc kiểm điểm là sai qui trình. Sự việc sau đó được báo cáo cho UBND TP Cần Thơ xin ý kiến chỉ đạo, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ nhanh chóng chỉ đạo công an làm rõ vụ án trong thời gian sớm nhất để xử lý các cá nhân có liên quan.
Sau khi được công án báo có 11 lãnh đạo, thanh tra viên và nhân viên TTGT có liên quan, ngày 10-9, Giám đốc Sở GTVT Cần Thơ Lưu Thành Đồng đã ký quyết định điều chuyển công tác 11 cán bộ, nhân viên TTGT này về làm ở bộ phận văn phòng do liên quan đến vụ án nhận 3,5 tỉ đồng tiền bảo kê cho các nhà xe.
Các cá nhân bị điều chuyển, gồm: Chánh Thanh tra Sở Trương Văn Phúc; hai Phó Chánh thanh tra Sở Dương Minh Tâm (Tâm xì tin) và Bùi Văn Minh; Đội trưởng Đội TTGT Thốt Nốt Nguyễn Trần Lưu; Đội trưởng Đội TTGT Ô Môn Trần Phương Bình; Phó Đội trưởng Đội TTGT số 1 Trần Văn Tài; Phó Đội trưởng Đội TTGT Cái Răng Trịnh Phước Sơn; cán bộ TTGT Cái Răng Trần Lập Pháp; ba cán bộ Đội TTGT Ninh Kiều là Liêu Quới, Nguyễn Công Trạng và Lương Thanh Tuấn.
Như SGGP đã đưa tin, vào ngày 16-7, Phó đội TTGT số 3 Lý Hoàng Minh đang thu tiền bảo kê hàng loạt nhà xe hoạt động trên địa bàn quận Ninh Kiều thì bị cảnh sát bắt quả tang. Liên quan đến vụ việc, Võ Hoàng Anh (trưởng đội 3), Đoàn Vũ Duy (trưởng đội 11) và "cò" bảo kê Nguyễn Văn Cần lần lượt bị bắt. Bước đầu, Hoàng Anh và Hoàng Minh khai đã nhận gần 3,5 tỷ đồng bảo kê. Trong đó, Cần đứng ra ngã giá chung chi, thu tiền của các nhà xe rồi chuyển vào tài khoản cho hai cán bộ này khoảng 3 tỷ đồng, từ năm 2014.
Số còn lại, hai TTGT thu riêng. Nhà chức trách xác định có trên 60 doanh nghiệp đã đóng hụi chết cho các TTGT biến chất. Trong số này, đáng chú ý nhất là Nguyễn Văn Cần, đây là đối tượng làm nghề lơ xe nhưng lại tạo được mối quan hệ với những cán bộ TTGT nói trên. Cần và cán bộ TTGT đã cấu kết để vòi tiền các DN và chủ phương tiện. Bằng nhiều hình thức, các đối tượng đã đe dọa chủ phương tiện phải nộp tiền “bảo kê”, nếu không đưa tiền hoặc chỉ cần đưa tiền chậm vài ngày là xe đi tới đâu sẽ "bị bắt" tới đó. Số tiền “bảo kê” của các DN, chủ phương tiện sẽ được chung chi cho Cần, sau đó Cần chuyển qua tài khoản cho cán bộ thanh tra. Công an phát hiện có 3 tài khoản được mở tại Ngân hàng Sacombank từ năm 2014 với 3 chủ tài khoản khác nhau, nhưng thực chất chỉ là 1 người, do Nguyễn Văn Cần lấy tên giả để mở. Chỉ riêng 3 tài khoản này đã nhận số tiền hơn 3 tỉ đồng (phần lớn là nhận hối lộ).  
Ngoài số tiền nhận qua chuyển khoản từ Nguyễn Văn Cần, phía công an cũng đã chứng minh được Lý Hoàng Minh và Võ Hoàng Anh đã nhận tiền qua tài khoản mang tên Huỳnh Hoàng Long và Tạ Thanh Sang với số tiền 320 triệu đồng. Ngoài ra, Minh đã nhận riêng số tiền 47,5 triệu đồng của 28 người; Anh nhận 55 triệu đồng của 9 người. Như vậy đến thời điểm này Công an Cần Thơ đã bắt một Phó chánh thanh tra, 2 đội trưởng và một đội phó TTGT cùng một tay “cò”. 10 cán bộ, thanh tra viên và nhân viên TTGT còn lại đang trong vòng điều tra.
HÀM LUÔNG
- See more at: http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/DBCuuLong/2016/9/433668/#sthash.A70YIhgx.dpuf

Bắt nguyên Phó chánh Thanh tra giao thông TP Cần Thơ

Công an đã bắt nguyên Phó chánh Thanh tra giao thông (TTGT) thuộc Sở GTVT TP Cần Thơ vì có liên quan đến vụ nhận hối lộ gần 3,5 tỉ đồng.

Sáng 15/9, nguồn tin riêng của VietNamNet cho hay, liên quan đến vụ 3 thanh tra giao thông nhận hối lộ gần 3,5 tỉ đồng, cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ đã ra lệnh bắt giữ ông Dương Minh Tâm (36 tuổi) - nguyên phó chánh TTGT Cần Thơ để điều tra vì có liên quan đến đường dây nhận hối lộ gần 3,5 tỉ đồng.
Lãnh đạo Sở GTVT TP Cần Thơ xác nhận thông tin hôm nay công an đã mời ông Tâm và 1 đội trưởng TTGT trực thuộc Sở GTVT TP Cần Thơ.
hối lộ 3,5 tỉ, thanh tra giao thông, Cần Thơ, doanh nghiệp vận tải, hụi chết, xe quá tải
Một trong hai cán bộ TTGT Cần Thơ nhận hối lộ gần 3,5 tỉ bị bắt
Cùng ngày, công an đã khám xét nơi ở, làm việc của ông Tâm và thu giữ nhiều tài liệu có liên quan.
Mới đây, theo đề nghị của Công an TP Cần Thơ, ông Lư Thành Đồng – Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ đã ký quyết định luân chuyển tạm thời 11 cán bộ TTGT tạm thời rời khỏi vị trí công tác tại Thanh tra Sở về nhận công việc tại Văn phòng Sở GTVT.
Trong 11 cán bộ thanh tra giao thông chủ chốt bị luân chuyển gồm có ông Trương Văn Phúc - Chánh thanh tra Sở; Dương Minh Tâm và Bùi Văn Minh, là Phó chánh thanh tra Sở, cùng cán bộ, đội trưởng đội TTGT của các quận Ô Môn, Ninh Kiều, Cái Răng…
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Sới - tân Chánh thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ cho biết, Giám đốc Sở ký quyết định luân chuyển 11 cán bộ TTGT theo để phòng ngăn ngừa sai phạm, tạo điều kiện cho công tác điều tra, mở rộng vụ án được thuận lợi.
Như VietNamNet đưa tin, ngày 16/7, Công an TP Cần Thơ đã bắt quả tang Lý Hoàng Minh (SN 1985, đội phó đội thanh tra giao thông số 3 quận Ninh Kiều) đang nhận tiền hối lộ của các doanh nghiệp và chủ phương tiện trên địa bàn.
Từ lời khai của Minh, công an đã ra lệnh bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Cần, Võ Hoàng Anh (SN 1982, Đội trưởng đội Thanh tra giao thông số 3 quận Ninh Kiều) và Đoàn Vũ Duy (SN 1978, Đội trưởng đội Thanh tra giao thông số 11 quận Bình Thủy). Trong đó, Cần được xác định là đối tượng “cò”, nhận tiền bảo kê từ các doanh nghiệp và chủ phương tiện rồi giao lại cho các thanh tra giao thông. Cơ quan điều xác định có trên 60 doanh nghiệp đã đóng “hụi chết” cho nhóm thanh tra giao thông nêu trên.
Vụ án đang được mở rộng điều tra.
Hoài Thanh


Vụ Trịnh Xuân Thanh bằng 100 năm miễn thuế nông nghiệp


Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Quốc hội Võ Trọng Việt so sánh miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân với vụ gây thất thoát của Trịnh Xuân Thanh.
Sáng 15/9, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị quyết số về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị quyết về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Theo đó, số thuế sử dụng đất nông nghiệp được miễn của hộ gia đình, cá nhân chỉ khoảng 34,3 tỷ đồng/năm là không lớn và có tác động không đáng kể tới thu ngân sách nhà nước.
Cho ý kiến về dự án thảo này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Quốc Hội Võ Trọng Việt cho rằng nguồn thu từ thuế nông nghiệp, nông dân rất thấp, giá thành sản phẩm đầu ra thấp, bấp bênh, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân.
Vu Trinh Xuan Thanh bang 100 nam mien thue nong nghiep hinh anh 1
Chủ nhiệm Quốc phòng - An ninh Quốc hội Võ Trọng Việt. Ảnh: Quochoi.vn
“Tôi tính ra hơn 34 tỷ đồng từ tiền miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân, nếu so với vụ án Phạm Công Danh là 300 năm, còn với vụ gây thất thoát của Trịnh Xuân Thanh là 100 năm", ông Việt nói
"Tức là số tiền thất thoát từ vụ Phạm Công Danh bằng 300 năm miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho dân. Nếu mình làm tốt công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí thì so với việc miễn thuế sử dụng đất cho người nông dân chưa là cái gì. Tôi đồng ý cả hai tay miễn giảm thuế này”, ông Việt so sánh.
Trước đó, cơ quan chức năng làm rõ, ông Trịnh Xuân Thanh thời kỳ làm lãnh đạo chủ chốt tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) đã để xảy ra thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng.

Thắng Quang

Vụ thủy điện Sông Bung 2: Sự cố sau nghiệm thu 19 ngày

Thứ Năm, ngày 15/09/2016 09:14 AM (GMT+7)
Sự kiện: Thời sự
Ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, người trở về từ hiện trường sự cố thủy điện Sông Bung 2, cho biết, đây là hầm thủy điện lớn nhất nước ta hiện nay, với chiều dài hầm 393m, cao 14m, rộng 12m. Công trình vừa nghiệm thu xong thì xảy ra vỡ đập hầm dẫn dòng, gây tổn thất nghiêm trọng về người và của.
Vụ thủy điện Sông Bung 2: Sự cố sau nghiệm thu 19 ngày - 1
Hiện trường vụ vỡ ống dẫn tại thủy điện Sông Bung 2. Ảnh: Hoài Văn.
Không mưa, lũ vẫn ập về?
Lúc 16 giờ 25 phút ngày 13/9, tại thủy điện Sông Bung 2 (xã La ÊÊ, Nam Giang, Quảng Nam), nhà thầu Tổng Cty Xây dựng Thủy lợi 4 đang hút bùn bơm nước chuẩn bị đổ bê tông hầm dẫn dòng thì lũ tràn về làm bục cửa van số 2 nặng 120 tấn. Hai công nhân đang điều khiển máy đào bị nước cuốn trôi mất tích cả người lẫn xe, cùng hàng chục xe cộ, thiết bị khác.
Sự cố lập tức khiến 5 xã vùng hạ du thuộc khu vực biên giới huyện Nam Giang bị nước chia cắt. Trong đêm 13/9, người dân một số nơi nghe tin lo sợ đã chạy lên núi trốn lũ. Cùng đó là thông tin hơn 20 người dân đi làm trong rừng và ven sông không thể liên lạc, cũng không thấy về nhà càng khiến mọi người hoang mang.
Ngay trong đêm, chính quyền đã huy động hơn 40 cán bộ chiến sĩ các đồn biên phòng, cùng hàng chục chiến sĩ công an đến 2 thôn Pà Ooi và Pà Lang (xã La ÊÊ) để xác minh thông tin những người dân “mất tích”. Đến 10h trưa hôm sau (14/9), Đại tá Nguyễn Viết Lợi, Giám đốc Công an tỉnh thông tin, 13 người dân xã La ÊÊ trồng rừng về nhà an toàn, 7 người đi làm rẫy do nước lớn không thể về nhà đã được lực lượng cứu hộ đưa về an toàn.
Theo báo cáo của tỉnh Quảng Nam gửi Thủ tướng Chính phủ, hai công nhân mất tích được xác định là: Nguyễn Minh Luân (SN 1992, trú xã Ngọc Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ) và Đặng Văn Tiền (SN 1980, trú thị trấn Thạnh Mỹ, Nam Giang). Thiệt hại tài sản gồm 2 ô tô 7 chỗ, 2 máy đào, 1 máy cẩu 25 tấn, 4-5 ô tô tải bị ngập, cuốn trôi. Nước tràn làm ngập một số đường giao thông tại thôn Pà Ooi, cuốn trôi và làm hư hại một số nhà dân.
Về nguyên nhân sự cố, ông Toàn  nói rằng, do ảnh hưởng của cơn bão số 4 và áp thấp nhiệt đới, từ ngày 11/9 nước lũ về hồ chứa với lưu lượng rất lớn vào khoảng 560m3/s và nước lũ chảy mạnh đã gây áp lực làm bục cửa van số 2 hầm dẫn dòng thi công. Tuy nhiên, trong ngày xảy ra sự cố (13/9), khu vực này không có mưa; đơn vị thi công vẫn cho công nhân hoạt động bình thường. Theo máy quan trắc, thời điểm xảy ra sự cố, lòng hồ thủy điện Sông Bung 2 chỉ có 28 triệu m3 nước, trong khi đó dung tích của hồ chứa thủy điện này là 94 triệu m3.
Vừa được nghiệm thu 19 ngày
Theo ông Nguyễn Khánh Toàn, công trình thủy điện Sông Bung 2 do nhà thầu trong nước thi công và vừa được Hội đồng nghiệm thu của chủ đầu tư (Tập đoàn điện lực Việt Nam - EVN) tổ chức nghiệm thu, thống nhất cho phép tích nước hồ chứa từ ngày 25/8/2016 và hoàn thành đóng van hầm dẫn dòng vào ngày 3/9/2016. Công trình nằm trong đề án an ninh năng lượng quốc gia, được Bộ Công Thương phê duyệt, nên thẩm quyền thuộc về bộ này, tỉnh Quảng Nam không liên quan.
Theo đó, mọi khâu từ khảo sát, phê duyệt, quyết định đầu tư, cho đến nghiệm thu…, Quảng Nam không hề được tham gia (Quảng Nam chỉ được quản lý công trình thủy điện dưới 30MW). Với thủy điện Sông Bung 2, địa phương chỉ có trách nhiệm trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng cho chủ đầu tư.
“Công trình vừa được nghiệm thu đã xảy ra sự cố, nên chúng tôi đặt nghi ngại về chất lượng công trình. Tuy nhiên công trình này do Bộ Công Thương cấp phép và quản lý nên trách nhiệm thuộc về Tập đoàn EVN, thẩm quyền của bộ xử lý. Theo quy định công trình cấp quốc gia thì có hội đồng thẩm định của quốc gia kiểm tra giám sát. Do đó việc này sẽ do bộ Công Thương chủ trì. Việc xác định nguyên nhân sẽ do cơ quan liên bộ làm”, ông Toàn nói. Về trách nhiệm của địa phương, chỉ có thể kiến nghị đảm bảo an toàn đập, bảo vệ tài sản và tính mạng của người dân.
Dưới đập thủy điện Sông Bung 2 vừa xảy ra sự cố có 5 thủy điện khác trong hệ thống thủy điện bậc thang. Lãnh đạo Quảng Nam khẳng định các hồ chứa phía dưới vẫn đảm bảo an toàn bởi quy trình vận hành liên hồ chứa đã được hội đồng khoa học cấp nhà nước thẩm định và phê duyệt. Hiệu ứng vỡ đập là rất khó xảy ra, bởi dung tích hồ chứa Sông Bung 2 chỉ 94 triệu m3 là rất nhỏ, trong khi hồ chứa của thủy điện sông Bung 4 cách đó 40km dung tích hồ chứa gấp 5-6 lần, nước trong hồ còn rất thấp. Hiện, các hồ chứa thủy điện trên địa bàn đều đảm bảo an toàn và tỉnh đang theo dõi và chỉ đạo để điều tiết nước các hồ chứa tránh gây sự cố.
“Hiệu ứng vỡ đập rất khó xảy ra vì đã có quy trình vận hành liên hồ chứa. Nhưng nghi ngại nhất hiện nay vẫn là chất lượng công trình”, ông Toàn nói.
Tại buổi họp báo, Đại tá Nguyễn Viết Lợi cho biết thêm: Hiện chưa có dấu hiệu tội phạm nên cơ quan điều tra công an tỉnh chưa tổ chức điều tra. Tuy nhiên, vấn đề 2 công nhân được xác định là bị nước lũ cuốn trôi công an đang điều tra làm rõ.
Bộ Công Thương yêu cầu: Ưu tiên tìm kiếm công nhân mất tích
Thông tin từ Bộ Công Thương chiều 14/9 cho biết, sau khi có sự cố xảy ra tại Thủy điện Sông Bung 2, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo Thứ trưởng Cao Quốc Hưng, Thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của bộ này có mặt tại công trường để chỉ đạo giải quyết sự việc. Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đã yêu cầu tất cả các đơn vị tham gia cứu hộ, cứu nạn tập trung tìm kiếm 2 công nhân bị mất tích, hỗ trợ kịp thời các hộ dân bị ảnh hưởng. Trước mắt, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng yêu cầu chủ đầu tư tiếp tục có các biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du trong mùa mưa lũ.           
Thục Quyên
Theo Nguyễn Thành (Tiền Phong)


Nghệ An: Những hình ảnh xót lòng sau cơn lũ dữ

Gia Hưng - Mạc Nguyên |
Nghệ An: Những hình ảnh xót lòng sau cơn lũ dữ
Một cháu nhỏ trên địa bàn xã Châu Hội (Quỳ Châu, Nghệ An) tranh thủ phơi sách vở bị ướt do cơn lũ quét xảy ra vào sáng 14/9.

Sau cơn lũ và những trận mưa lớn, người dân ở các huyện miền núi Nghệ An đang phải quay cuồng khắc phục hậu quả để sớm ổn định cuộc sống.




Nghệ An: Những hình ảnh xót lòng sau cơn lũ dữ - Ảnh 1.
Ngày 15/9, ông Nguyễn Sỹ Hưng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, kiêm Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi Nghệ An cho biết, sáng cùng ngày, đoàn công tác của Sở đang lên hiện trường ở huyện Quỳ Châu để kiểm tra tình hình thiệt hại và tìm kiếm nạn nhân mất tích do mưa lũ.
Nghệ An: Những hình ảnh xót lòng sau cơn lũ dữ - Ảnh 2.
Trước đó vào đêm 13, rạng sáng 14/9, trên địa bàn huyện Tương Dương, Quỳ Châu, Quế Phong và một số huyện vùng núi Nghệ An xảy ra đợt lũ quét mạnh đã làm ngập đường, nhà và các trường học trên địa bàn.
Nghệ An: Những hình ảnh xót lòng sau cơn lũ dữ - Ảnh 3.
Theo tin tức từ Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT-TKCN Nghệ An, đến 11h trưa 15/9, do lũ đã làm 2 người mất tích ở huyện Quế Phong và huyện Quỳ Châu. Có 5 người bị chết sau trận lũ gồm huyện Nghi Lộc (1 người), huyện Quế Phong (1 người) và huyện Quỳ Châu (3 người).
Nghệ An: Những hình ảnh xót lòng sau cơn lũ dữ - Ảnh 4.
Mưa lũ đã làm sập 52 nhà, cuốn trôi 10 nhà, di dời 114 nhà, ngập 539 nhà và làm tốc mái 371 nhà. Ngoài ra có 1 trạm xăng bị cuốn trôi, 31 máy công trình và máy phát điện bị cuốn trôi. Trong ảnh là những ngôi nhà ở xã Yên Tĩnh (Tương Dương) bị lũ cuốn trôi.
Nghệ An: Những hình ảnh xót lòng sau cơn lũ dữ - Ảnh 5.
Trận lũ cũng làm hơn 11.000ha lúa và hoa màu của người dân cũng bị ngập, đổ. Hơn 569 ha diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả bị hư hỏng. Đổ 1.210 cây xanh. Có hơn 9.500 con gia súc, gia cầm bị chết sau mưa bão.
Nghệ An: Những hình ảnh xót lòng sau cơn lũ dữ - Ảnh 6.
Ngoài ra, có gần 1.400 ha ao hồ bị ngập, 6 lồng cá nuôi bị cuốn trôi với tổng số 868kg cá. Mưa lũ cũng đã cuốn hỏng 10km đường, làm 9 cầu tạm bị trôi, hư hỏng 400m kênh mương. Có 4 cột điện cao thế và 30 cột điện hạ thế bị đổ sau mưa lũ.
Nghệ An: Những hình ảnh xót lòng sau cơn lũ dữ - Ảnh 7.
Trao đổi với PV vào trưa 15/9, ông Ngô Đức Thuận - Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu cho biết, hiện những điểm bị ngập trong các ngày qua trên địa bàn huyện cơ bản đã rút nước. Tuy nhiên, một số đường vào bản các xã vẫn còn ngập nhưng xe vẫn có thể vào trung tâm các xã.
Nghệ An: Những hình ảnh xót lòng sau cơn lũ dữ - Ảnh 8.
"Trận lũ này kinh hoàng và thiệt hại nặng nhất trong lịch sử tất cả các trận lũ mà huyện hứng chịu. Tại xã Châu Hội, lũ cuốn hết đường xá, cầu cống, gần như không còn gì nữa. Huyện đang chỉ đạo các lực lượng cùng nhân dân khắc phục hậu quả sau lũ", Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu nói.
Nghệ An: Những hình ảnh xót lòng sau cơn lũ dữ - Ảnh 9.
Được biết, sau trận lũ vừa qua, hiện cơ quan chức năng vẫn đang tích cực tìm kiếm anh Vi Văn Hải (trú ở xã Châu Nga, Quỳ Châu) đi làm rẫy trên núi và mất tích từ đêm 13, rạng sáng 14/9.
Nghệ An: Những hình ảnh xót lòng sau cơn lũ dữ - Ảnh 10.
Trao đổi với PV, ông Vi Vũ Quang - Chủ tịch UBND xã Yên Tĩnh (Tương Dương, Nghệ An) cho biết, hiện nước lũ trên địa bàn đã rút hết. Tuy nhiên, thiệt hại do lũ gây ra rất lớn, nhiều trường học bị ngập, nhiều nhà dân và tài sản bị cuốn trôi.
Nghệ An: Những hình ảnh xót lòng sau cơn lũ dữ - Ảnh 11.
Cây cối, đất đả bị lũ cuốn vào trường học, nhà dân trên địa bàn xã Yên Tĩnh.
Nghệ An: Những hình ảnh xót lòng sau cơn lũ dữ - Ảnh 12.
Tại trường THCS Yên Tĩnh bị nước ngập sâu hơn 2m. Các bàn ghế, sách vở và đồ dùng dạy học bị hư hỏng toàn bộ.
Nghệ An: Những hình ảnh xót lòng sau cơn lũ dữ - Ảnh 13.
Sách vở và nhiều đồ dùng học tập của trường THCS Yên Tĩnh bị lũ cuốn trôi hư hỏng hoàn toàn.
Nghệ An: Những hình ảnh xót lòng sau cơn lũ dữ - Ảnh 14.
Hàng trăm người gồm các lực lượng chức năng cùng người dân đến các trường, điểm bị ngập lụt ở xã Yên Tĩnh (Tương Dương) để dọn dẹp bùn, khắc phục hậu quả sau lũ.
Nghệ An: Những hình ảnh xót lòng sau cơn lũ dữ - Ảnh 15.
Chủ tịch UBND xã Yên Tĩnh cho biết: "Hiện chúng tôi đang thống kê thiệt hại sau cơn lũ. Các cơ quan chức năng cũng đang tập trung lực lượng dọn dẹp trường học. Dự kiến vào đầu tuần tới, các học sinh trên địa bàn có thể đến trường học".
Nghệ An: Những hình ảnh xót lòng sau cơn lũ dữ - Ảnh 16.
Sau cơn lũ quét xảy ra vào đêm 13, rạng sáng 14/9, các con đường ở xã Châu Hội (Quỳ Châu, Nghệ An) bị nước cuốn ngập và hư hỏng toàn bộ, gây chia cắt.
Nghệ An: Những hình ảnh xót lòng sau cơn lũ dữ - Ảnh 17.
Các bản làng ở xã Châu Hội tan hoang sau trận lũ dữ vừa qua.
Nghệ An: Những hình ảnh xót lòng sau cơn lũ dữ - Ảnh 18.
Các ruộng đồng bị mưa lũ cuốn trôi. Lúa và các loại hoa màu khác đều bị vùi lấp dưới đất đá. Tất cả tan hoang sau cơn lũ dữ.
Nghệ An: Những hình ảnh xót lòng sau cơn lũ dữ - Ảnh 19.
Con đường tại xã Châu Phong (Quỳ Châu) bị ngập sâu do nước lũ.
Nghệ An: Những hình ảnh xót lòng sau cơn lũ dữ - Ảnh 20.
Hiện huyện Quỳ Châu vẫn đang tiếp tục tập trung lực lượng hỗ trợ cùng người dân khắc phục hậu quả sau cơn lũ.
theo Trí Thức Trẻ

Em gái bệnh mất giữa đường, anh trai chở thi thể về nhà bằng xe máy

Chị Lò Thị Phanh mất trên đường xuất viện về nhà, anh trai là Lò Văn Muôn nhờ người dân mua chiếu quấn thi thể em lại rồi đặt trên xe máy chở về nhà.

Sáng 15/9, anh Muôn cho biết chị Phanh điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Sơn La nhiều ngày trước. Chiều 12/9 gia đình xin cho chị Phanh xuất viện về nhà. Quãng đường từ bệnh viện về nhà khoảng 120 km.
"Em tôi ban đầu rất tỉnh táo, sức khỏe ổn định, đến khi tôi đỗ xe để đổ xăng thì Phanh khó thở, lịm đi rồi mất", anh Muôn thuật lại. Người anh trai cho biết đã nhờ người dân bên đường mua chiếu rồi quấn thi thể em gái lại rồi tiếp tục chở bằng xe máy về nhà để lo hậu sự. Hình ảnh người đàn ông đi xe máy chở theo thi thể với đôi chân tím tái thò ra ngoài chiếc chiếu hôm ấy đang được lan truyền trên mạng xã hội. "Tôi cũng không còn cách nào khác, đành chở em về nhà như vậy", người anh chia sẻ.
em-gai-benh-mat-giua-duong-anh-trai-cho-thi-the-ve-nha-bang-xe-may
Đơn của người anh trai xin đưa bệnh nhân Lò Thị Chanh xuất viện về nhà. Ảnh: L.N.
Trao đổi với VnExpress.net, bác sĩ Lương Văn Tuận, Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Sơn La cho biết bệnh nhân Lò Thị Phanh 40 tuổi, là người dân tộc Thái ở xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Chị Phanh nhập viện vào ngày 28/8 trong tình trạng nguy kịch, cơ thể suy nhược, cao 1,6 m nhưng chỉ nặng 32 kg. Bệnh nhân được chẩn đoán suy kiệt trên bệnh cảnh nghi ngờ nhiễm HIV. Các bác sĩ đã tiến hành điều trị, hồi sức tích cực và lấy máu gửi đi xét nghiệm HIV song hiện chưa có kết quả. Gia đình neo người, chồng đã mất vì HIV, chị Phanh ở cùng bố 80 tuổi nên quá trình chăm sóc chị tại viện đều do các y bác sĩ trợ giúp.
Theo bác sĩ Tuận, sau khi tạm hồi phục, chị Phanh có dấu hiệu kích động, không hợp tác điều trị, tình trạng bệnh rất nặng. Cách đây 3 ngày, người anh trai đã làm đơn gửi lên lãnh đạo bệnh viện xin cho đưa chị Phanh về nhà để tự điều trị. Các bác sĩ khuyên nên để bệnh nhân ở lại viện để điều trị, gia đình từ chối. 
“Trước khi xuất viện, bệnh nhân Phanh hoàn toàn tỉnh táo, bác sĩ kiểm tra cho thấy các chỉ số đều bình thường”, ông Tuận nói. Theo bác sĩ Tuận, trường hợp bệnh nhân mất tại viện, bệnh viện sẽ hỗ trợ xe đưa thi thể về nhà. 
 Lê Nga


15 vấn đề đáng chú ý trong thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc

(GDVN) - Nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ngày 14/9, Việt Nam - Trung Quốc đã ra thông cáo chung, tăng cường hợp tác phát triển.

1. Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Khắc Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ ngày 10 đến ngày 15 tháng 9 năm 2016.

Trong thời gian chuyến thăm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình; hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường; có các cuộc gặp với Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trương Đức Giang, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc Du Chính Thanh.
Trong không khí hữu nghị, chân thành, thẳng thắn hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; đi sâu trao đổi ý kiến và đạt nhận thức chung rộng rãi về việc làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung trong tình hình mới, cũng như về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Ngoài Bắc Kinh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh thương mại và đầu tư Trung Quốc-ASEAN lần thứ 13 tại Nam Ninh, thăm Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và Khu hành chính đặc biệt Hồng Công.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. ảnh: VGP.
2. Hai bên bày tỏ vui mừng trước những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước.
Phía Trung Quốc chân thành chúc Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ, mục tiêu đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, xây dựng Việt Nam sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Phía Việt Nam chân thành chúc Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Nhà nước hiện đại xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa.

3. Hai bên cho rằng, tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần cùng nhau kế thừa, gìn giữ và phát huy.
Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp hiện nay, hai bên sẽ kiên trì tôn trọng lẫn nhau, tăng cường trao đổi chiến lược, gia tăng tin cậy chính trị, làm sâu sắc hợp tác cùng có lợi, kiểm soát và xử lý thỏa đáng các bất đồng còn tồn tại và các vấn đề nảy sinh, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh, ổn định, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần tích cực thúc đẩy hòa bình, ổn định và phồn vinh của khu vực.

4. Hai bên nhất trí duy trì truyền thống tiếp xúc mật thiết giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước bằng các hình thức linh hoạt, kịp thời trao đổi ý kiến về những vấn đề lớn và quan trọng trong quan hệ song phương và tình hình quốc tế, khu vực, tăng cường định hướng và chỉ đạo đối với sự phát triển của quan hệ Việt - Trung;
Phát huy tốt vai trò của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung trong việc điều phối, thúc đẩy thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước;
Triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác hai Đảng giai đoạn 2016-2020, tăng cường trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng và quản lý nhà nước, tổ chức tốt Hội thảo lý luận hai Đảng, thực hiện tốt kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai Đảng (2016-2020);
Tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các Ban Đảng ở Trung ương và các tổ chức Đảng địa phương, nhất là các địa phương khu vực biên giới; tăng cường giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa Quốc hội Việt Nam với Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc.
5. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh và thực thi pháp luật. Triển khai tốt các cơ chế và thỏa thuận hợp tác hiện có; thực hiện tốt Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao, duy trì giao lưu thường xuyên giữa lãnh đạo và trao đổi giữa các Cục/Vụ của hai Bộ;
Tăng cường giao lưu về nghiệp vụ, chuyên môn giữa quân đội và lực lượng thực thi pháp luật hai nước; tổ chức các hoạt động tuần tra chung trong Vịnh Bắc Bộ và huấn luyện chung về tìm kiếm cứu nạn, chống cướp biển, chống khủng bố trên biển;
Phòng chống các loại tội phạm; thực hiện tốt “Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc”; triển khai hợp tác tìm kiếm cứu nạn trên biển;
Gia tăng tần suất kiểm tra liên hợp nghề cá tại khu vực đánh cá chung vịnh Bắc Bộ; căn cứ nhận thức chung về nguyên tắc đã đạt được tại cuộc gặp làm việc lần thứ nhất giữa Cảnh sát biển Việt Nam-Trung Quốc, xử lý thỏa đáng các vụ việc nảy sinh về nghề cá trên biển phù hợp với quan hệ hữu nghị hai nước.
6. Hai bên cho rằng, hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước có tiềm năng lớn.
Thời gian qua, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc bước đầu có dấu hiệu cải thiện.
Hai bên nhất trí áp dụng các biện pháp hữu hiệu thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư song phương tiếp tục phát triển ổn định, lành mạnh, mang lại lợi ích cho phát triển kinh tế và cải thiện đời sống người dân hai nước:

(i) Thực hiện tốt “Thỏa thuận gia hạn và bổ sung quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thương mại giữa Chính phủ hai nước Việt - Trung”; sớm xác định danh mục các dự án hợp tác trọng điểm phù hợp với nhu cầu và lợi ích của hai bên, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, mở rộng lĩnh vực và nâng cao mức độ hợp tác.

(ii) Phát huy vai trò Ủy ban Hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trung và các cơ chế hợp tác liên quan, áp dụng các biện pháp thiết thực cải thiện hơn nữa tình trạng mất cân bằng thương mại hai nước; thực hiện tốt “Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản”, ủng hộ doanh nghiệp hai nước hợp tác trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, trong đó có gạo, các sản phẩm sữa, hoa quả đã chế biến sau khi nhanh chóng hoàn tất công tác kiểm nghiệm kiểm dịch; sớm phê chuẩn và thực hiện “Hiệp định Thương mại biên giới” (sửa đổi);
Đẩy nhanh nghiên cứu, bàn bạc thống nhất “Phương án tổng thể xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới” theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với quy định pháp luật của mỗi bên.
Phía Trung Quốc khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng nhập khẩu các mặt hàng có sức cạnh tranh của Việt Nam; Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam thành lập thêm các Văn phòng Xúc tiến thương mại tại một số địa phương của Trung Quốc.

(iii) Thúc đẩy hợp tác đầu tư và kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước. Phát huy vai trò Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng, tích cực nghiên cứu và thúc đẩy các dự  án hợp tác kết nối trong khuôn khổ “hai hành lang, một vành đai” và “một vành đai, một con đường”;
Khẩn trương lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng; ủng hộ doanh nghiệp hai bên đẩy nhanh giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong các dự án hợp tác liên quan giữa hai bên;
Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào các dự án phù hợp với nhu cầu và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam.

(iv) Tăng cường hợp tác tài chính và tiền tệ. Thực hiện tốt các công việc tiếp theo sau phiên họp lần thứ 2 Nhóm công tác hợp tác về tài chính-tiền tệ; đồng thời, phối hợp chặt chẽ sử dụng hiệu quả các khoản tín dụng và các khoản viện trợ không hoàn lại Trung Quốc dành cho Việt Nam.

7. Hai bên đồng ý đẩy mạnh hơn nữa hợp tác về nông nghiệp, môi trường, khoa học công nghệ, giao thông vận tải. Tích cực thúc đẩy triển khai đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của các hoạt động nghề cá trên biển, duy trì trao đổi về cách thức xử lý thỏa đáng các vấn đề liên quan; tăng cường hợp tác trong việc tạo các giống lúa, giống cây trồng thích nghi với điều kiện hạn hán, nhiễm mặn và hợp tác trồng rừng;
Triển khai tốt hợp tác sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công-Lan Thương, chia sẻ dữ liệu thủy văn sông suối khu vực biên giới; thực hiện tốt kết quả Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban Hỗn hợp khoa học và công nghệ Việt Nam-Trung Quốc; tích cực nghiên cứu và bàn bạc ký kết “Hiệp định vận tải đường sắt biên giới mới”, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác hàng không giữa hai bên.

8. Hai bên nhất trí mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, thể thao, du lịch. Tăng cường giao lưu báo chí hai nước; tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động giao lưu hữu nghị nhân dân, nhất là giữa thế hệ trẻ hai nước, tổ chức tốt Liên hoan Thanh niên Việt-Trung lần thứ 3 tại Việt Nam trong năm nay.

9. Hai bên nhất trí tăng cường chỉ đạo và ủng hộ giao lưu hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh/khu biên giới; thúc đẩy các địa phương liên quan phát huy tốt vai trò của các cơ chế hiện có, mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực trọng điểm như kinh tế, thương mại, du lịch, kết nối cơ sở hạ tầng giao thông; tích cực nghiên cứu giải quyết vấn đề lao động thời vụ khu vực biên giới hai nước.

10. Hai bên nhất trí tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền Việt-Trung, thực hiện tốt các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền giữa hai nước; tăng cường công tác quản lý, giữ gìn trật tự xã hội, an ninh khu vực biên giới; tiếp tục thúc đẩy việc mở và nâng cấp các cặp cửa khẩu, áp dụng các biện pháp tiện lợi hóa thông quan, tạo thuận lợi cho phát triển của khu vực biên giới hai nước.

11. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt-Trung, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được.

Hai bên nhất trí làm tốt các công việc tiếp theo sau khi hoàn thành khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy vững chắc đàm phán phân định khu vực vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này; tiếp tục thúc đẩy công việc của Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển; triển khai hiệu quả các dự án hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm đã thỏa thuận.

Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

12. Phía Việt Nam khẳng định thực hiện chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của Việt Nam.

13. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường phối hợp trong các công việc đa phương, cùng nhau giữ gìn hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới. Phía Trung Quốc ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC 2017. Phía Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tích cực tham gia các hội nghị quốc tế liên quan tổ chức tại Trung Quốc.

14. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký kết “Hiệp định gia hạn và bổ sung Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2017-2021”;
“Hiệp định thương mại biên giới (sửa đổi) giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”;
“Bản ghi nhớ về Danh mục các dự án hợp tác năng lực sản xuất giữa Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Phát triển và Cải cách nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”;
“Bản ghi nhớ về cùng xây dựng Kế hoạch hợp tác cơ sở hạ tầng trên bộ giai đoạn 2016-2020 giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Phát triển và Cải cách nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”;
“Thỏa thuận hợp tác về giáo dục giai đoạn 2016-2020 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Giáo dục nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” và một số văn kiện hợp tác khác.

15. Hai bên hài lòng về các kết quả đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; nhất trí cho rằng chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển quan hệ hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chân thành cảm ơn Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc về sự đón tiếp thân tình và hữu nghị, trân trọng mời Thủ tướng Lý Khắc Cường sang thăm lại Việt Nam. Thủ tướng Lý Khắc Cường bày tỏ cảm ơn về lời mời.
GDVN

Su-30 Việt Nam được trang bị hệ thống lái tự động

(Quốc phòng Việt Nam) - Theo thông tin từ nhà sản xuất Sukhoi, trên tất cả các dòng chiến đấu cơ từ Su-30 trở lên đều được trang bị hệ thống lái tự động.

Hãng RIA dẫn nguồn tin từ hãng Sukhoi của Nga cho biết, trên dòng tiêm kích đa năng Su-30, đã được tích hợp chế độ lái tự động trong mọi giai đoạn bay, gồm bay thấp trong mọi địa hình, bay riêng và theo nhóm chống lại mục tiêu trên không - mặt đất - trên biển.
Hệ thống điều khiển tự động được kết nối với hệ thống dẫn đường để đảm bảo máy bay bay đúng đường, tự động tiếp cận địch, tìm được đường về căn cứ và hạ cánh tự động.
Su-30 Viet Nam duoc trang bi he thong lai tu dong
Phi công trên tiêm kích F-16.
Theo nhà sản xuất, việc tích hợp hệ thống lái tự động là rất cần thiết cho chiến đấu cơ trong chiến tranh hiện đại bởi ngoài hỗ trợ phi công khi chiến đấu, hệ thống này có thể cứu mạng phi công và máy bay trong trường hợp phi công đột quỵ, hoặc bị choáng...
Và sự cần thiết của hệ thống này vừa được kiểm chứng khi chiếc F-16 cùng phi công của Mỹ đã thoát nạn thần kỳ trong tình huống bất ngờ. Không lực Mỹ vừa công bố clip quay màn hình điều khiển trên chiếc F-16 suýt xảy ra tai nạn vào ngày 5/5/2016 qua, theo AviationWeek.
Một học viên phi công quốc tế lái chiếc F-16 của Không quân Vệ binh quốc gia bang Arizona cất cánh từ căn cứ Edwards, huấn luyện viên bay chiếc F-16 bên cạnh. Sau khi làm một vòng lộn nhào ở 1 góc 50 độ khiến lực gia tốc hướng tâm (G-force) tăng lên đến 8,3G, phi công không thể kéo cần lái cho máy bay vọt lên lại vì bị choáng và ngất đi.
Khi đó chiếc F-16 vẫn lao vùn vụt xuống mặt đất, từ độ cao khoảng 5.000 m xuống 3.500 m chỉ trong 22 giây, phi công bất động vì ngất, mặc huấn luyện viên kêu trong bộ đàm “bay lên, bay lên”.
Trong tình huống đó khi máy bay đã xuống tới độ cao 2.500 m, hệ thống lái tự động phòng tránh va chạm gọi là Auto-GCAS liền khởi động, sau khi so sánh hướng bay của máy bay và dữ liệu địa hình mặt đất, đã nhận ra tình huống nguy hiểm là có thể đâm xuống đất.
Hệ thống Auto-GCAS đã tự động điều khiển cho máy bay lượn vòng bay lên, lúc đó độ cao của máy bay so với mặt đất khoảng 1.200 m. Khi máy bay vọt lên lại thì phi công cũng vừa hồi tỉnh liền nắm lấy cần lái điều khiển máy bay, lực G quay lại mức 5 bình thường. Tính từ lúc phi công bị choáng đến lúc máy bay lấy lại điều khiển là mất 30 giây.
Theo AviationWeek, đây là lần thứ 4 hệ thống Auto-GCAS cứu sống phi công khỏi tai nạn từ khi hệ thống này được đưa vào hoạt động từ cuối năm 2014. Thiếu tá huấn luyện viên Luke O’Sullivan cũng công nhận rằng Auto-GCAS quả là một hệ thống đáng tin cậy.
Không quân Mỹ cho biết, Auto-GCAS là một phần trong hệ thống lớn hơn có tên là Công nghệ phòng tránh va chạm với mặt đất (GCAT), do NASA, Không lực Mỹ và hãng Lockheed Martin phối hợp phát triển suốt 30 năm qua.
Hiện hệ thống lái tự động này được trang bị cho các chiếc F-16, căn cứ vào kết quả hoạt động này, Auto-GCAS sắp tới sẽ được tích hợp trên chiến đấu cơ thế hệ 5 F-22, F-35 và máy bay F/A-18.
Clip ghi lại cảnh hệ thống Auto-GCAS cứu F-16 khi sắp đâm xuống đất
Thùy Dung


Mỹ chờ đợi gì nếu dỡ bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt với Myanmar?

Trần Khánh |
Mỹ chờ đợi gì nếu dỡ bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt với Myanmar?
Cái bắt tay mang tính biểu tượng giữa bà Aung San Suu Kyi và ông Obama. Ảnh: Reuters

Mỹ sẽ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận đối với Myanmar kéo dài gần 20 năm qua và được coi là trở ngại cuối cùng để hai nước bình thường hóa quan hệ.

Theo New York Times, tuyên bố trên được ông Obama đưa ra sau cuộc gặp với Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi tại phòng Bầu Dục của Nhà Trắng ngày 14/9.
Mỹ đang chuẩn bị dỡ bỏ lệnh cấm vận mà chúng tôi áp đặt lên Myanmar trong một thời gian dài”, ông Obama nói: “Đây là một hành động đúng đắn để đảm bảo rằng người dân Myanmar sẽ được tưởng thưởng xứng đáng vì cách thức làm ăn mới dưới thời của một chính phủ mới”.
Một chặng đường chông gai
Mỹ đã rút Đại sứ của mình tại Myanmar vào năm 1990 sau khi giới quân sự nước này từ chối chuyển giao quyền lực cho một chính phủ dân sự. Sau đó, đến năm 1997, Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt với Myanmar và chỉ chịu nới lỏng vào năm 2011 sau khi Chính phủ quân sự tại Myanmar chấp thuận từng bước chuyển giao quyền lực cho các giới chức dân sự.
Kể từ đó, Myanmar đã tiến hành những bước đi vững chắc hướng tới việc mở rộng tự do chính trị mở đường cho cuộc bầu cử vào tháng 11/2015 với thắng lợi vang dội cho Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ nhấn mạnh, việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt còn lại đòi hỏi Myanmar cần phải thể hiện được những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa trong việc giảm tầm ảnh hưởng của quân đội đối với chính quyền nước này.
Thậm chí, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng tuyên bố, Myanmar cần phải thay đổi Hiến pháp để bảo vệ chính phủ dân sự nếu muốn toàn bộ các lệnh trừng phạt còn sót lại bị dỡ bỏ.
Giới chức Mỹ ngày 14/9 cũng cho rằng, Mỹ sẽ chờ đợi xem bà Aung San Suu Kyi thực hiện cam kết của mình với Tổng thống Obama như thế nào rồi mới tính đến việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nói trên.



Trước đó, trong cuộc gặp với Tổng thống Obama, bà Aung San Suu Kyi chia sẻ: “Hiến pháp của chúng tôi vẫn chưa hoàn toàn dân chủ bởi Hiến pháp này vẫn giành một vị trí đặc biệt trong lĩnh vực chính trị cho giới quân sự.
Tuy nhiên, chúng tôi không nghĩ rằng, chính trị có liên quan gì đối với giới quân sự, chính vì thế, chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực của mình trong việc thay đổi Hiến pháp nhằm giúp Myanmar trở thành quốc gia hoàn toàn dân chủ như cha ông chúng tôi hằng mong muốn”.
Giới quân sự Myanmar hiện vẫn nắm quyền kiểm soát Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ- hai bộ rất quan trọng của nước này- cũng như được đảm bảo có 25% ghế trong Quốc hội Myanmar tạo điều kiện để giới quân sự hoàn toàn có khả năng chia sẻ quyền lực với bà Aung San Suu Kyi.
Mỹ cần Myanmar để “xoay trục mạnh hơn”
Việc Mỹ quyết định chấm dứt lệnh trừng phạt nhằm vào Myanmar diễn ra trong bối cảnh ông Obama cần củng cố chính sách xoay trục sang châu Á của mình trước khi rời khỏi Nhà Trắng trong vài tháng tới.
Trong khi đó, bà Aung San Suu Kyi đang có những bước đi nhằm cải thiện quan hệ với Trung Quốc- quốc gia láng giềng và là đối tác thương mại lớn nhất của Myanmar nhưng cũng là đối trọng hàng đầu của Mỹ trong khu vực.
Trước đó, hồi tháng 5, Chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ đỡ bỏ thêm một số lệnh cấm vận nhằm vào các doanh nghiệp và ngân hàng nhà nước của Myanmar.
Giới chức Mỹ cũng đã chấp thuận gạt 100 cá nhân của Myanmar khỏi danh sách đen của nước này và nới lỏng các hoạt động thương mại giữa Mỹ và Myanmar trong hàng loạt các lĩnh vực quan trọng.
Ngoài ra, Chính phủ Mỹ cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ dễ dàng làm ăn hơn tại Myanmar.
Một quan chức Chính phủ Mỹ cho biết, một số lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Myanmar liên quan đến việc nước này giao thương với Triều Tiên, buôn lậu ma túy và một số vấn đề khác, vẫn sẽ được giữ nguyên.
Về phần mình, bà Aung San Suu Kyi chia sẻ, một trong những ưu tiên hàng đầu của Myanmar là “hòa giải dân tộc và tiến tới hòa bình”. Bà Aung San Suu Kyi cho rằng, từ lâu Myanmar đã bị chia rẽ và tổn thương bởi các cuộc xung đột diễn ra triền miên.
Bà Aung San Suu Kyi cũng kêu gọi quốc tế cần quan tâm đầu tư nhiều hơn vào Myanmar sau khi lệnh trừng phạt của Mỹ chấm dứt. “Tôi hy vọng rằng, các doanh nghiệp quốc tế sẽ đầu tư và thu được lợi nhuận tại Myanmar”, bà Aung San Suu Kyi tuyên bố.
Thông tin về việc Mỹ định dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Myanmar đã được cộng đồng doanh nghiệp Mỹ hoan nghênh. Các doanh nghiệp Mỹ coi việc My-Myanmar hướng tới bình thường hóa quan hệ là cơ hổi để khai thác tiềm năng tại quốc gia Đông Nam Á này.
Động thái mang tính lịch sử này sẽ tạo điều kiện cho hoạt động giao thương và đầu tư giữa hai nước phát triển và giúp Myanmar phát triển kinh tế lâu dài. Người dân Myanmar sẽ sớm thoát khỏi tình trạng đói nghèo và có thể dễ dàng tìm được việc làm”, Phó Chủ tịch phụ trách các vấn đề quốc tế tại Phòng Thương mại Mỹ Myron Brilliant nhận định.
Vướng vấn đề nhân quyền
Tuy nhiên, Tổng thống Obama vẫn chưa nêu rõ thời điểm cụ thể để dỡ bỏ các lệnh trừng phạt với Myanmar mà chỉ khẳng định rằng việc này sẽ sớm diễn ra.
Điều này là bởi Mỹ vẫn bày tỏ quan ngại về vấn đề nhân quyền ở Myanmar. Nghị sĩ Bob Corker , Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ cũng đã bày tỏ mối quan ngại này với bà Aung San Suu Kyi trong cuộc gặp tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ.
“Tôi cảm thấy lo ngại về việc bà Aung San Suu Kyi bác bỏ những lo ngại mà tôi nêu ra với bà ấy về vấn nạn buôn người ở Myanmar”, ông Corker nói một cách rất thẳng thắn.
“Sau khi chứng kiến việc bà ấy không mấy bận tâm về vấn đề này, tôi dự định sẽ theo dõi thật sát sao nổ lực của Chính phủ Myanmar trong việc ngăn chặn tình trạng người dân Myanmar bị buôn bán trái phép và bị cưỡng bức lao động hoặc trở thành nô lệ tình dục”, ông Corker nhấn mạnh./.
theo VOV

Trung Quốc bắt tay Mỹ trừng phạt Triều Tiên

(NLĐO) – Một nguồn tin ngoại giao cho biết Trung Quốc và Mỹ đã bắt đầu trao đổi quan điểm về mức độ trừng phạt mới của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhằm vào Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân thứ 5 vừa qua.

    Mỹ đã gửi Trung Quốc tài liệu đề xuất các lệnh trừng phạt mới. Đại sứ Hàn Quốc tại Liên Hiệp Quốc Oh Joon cho hay các cuộc thảo luận về nghị quyết trừng phạt mới đã bắt đầu, đồng thời nhấn mạnh Mỹ và Trung Quốc sẽ đóng vai trò chính trong việc chủ trì các cuộc tham vấn về nghị quyết trên.
    Các nhà quan sát Liên Hiệp Quốc cho rằng nghị quyết trừng phạt mới có thể bao gồm việc cấm xuất khẩu lao động Triều Tiên, hạn chế xuất khẩu hàng dệt may của Triều Tiên đến Trung Quốc, ngừng cung cấp nhiên liệu cho miền Bắc Triều Tiên…
    Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 14-9 đã công khai ủng hộ các biện pháp trừng phạt mới của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đối với Triều Tiên.
    Động thái trên được cho là nhằm ngăn Hàn Quốc và Nhật Bản tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ. Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se, ông Vương cho rằng sự việc Hội đồng Bảo an có hành động phản ứng trước vụ thử hạt nhân của Triều Tiên hôm 9-9 là điều cần thiết.
    Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị công khai ủng hộ các biện pháp trừng phạt mới của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đối với Triều Tiên. Ảnh: Nikkei
    Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị công khai ủng hộ các biện pháp trừng phạt mới của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đối với Triều Tiên. Ảnh: Nikkei
    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho hay phản ứng của Hội đồng Bảo an nên phù hợp với mục đích giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên cũng như bảo vệ hòa bình và sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
    Bà Hoa tái khẳng định lập trường của Trung Quốc rằng nếu chỉ áp đặt các biện pháp trừng phạt thì không thể giải quyết triệt để vấn đề hạt nhân, đồng thời cho rằng cần phải đưa vấn đề trở lại lộ trình đối thoại và tham vấn cũng như hối thúc các bên tránh khiêu khích lẫn nhau.
    Tuy nhiên, Trung Quốc phản đối lệnh trừng phạt có khả năng gây ra tình trạng hỗn loạn ở Triều Tiên do lo ngại bất ổn xã hội và chính trị có thể dẫn đến làn sóng người tị nạn ở khu vực biên giới.
    Thêm vào đó, Trung Quốc dường như không ủng hộ các biện pháp khắc nghiệt như cắt đứt nguồn cung cấp dầu thô của Triều Tiên.
    Trong khi đó, điện đàm với Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida, ông Vương cũng nói rằng ông phản đối việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương nhằm vào Bình Nhưỡng.
    Trung Quốc bắt đầu hợp tác với các nước về việc trừng phạt Triều Tiên chưa đầy một tuần sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân mới nhất cho thấy Bắc Kinh mong muốn ngăn Seoul gần gũi hơn với Washington.
    Xuân Mai (Theo Yonhap, Nikkei)

    Duterte “nguy hiểm” ra sao đối với chiến lược xoay trục của Mỹ?

    “Chính sách đối ngoại của Duterte có thể làm thay đổi mạnh mẽ bức tranh địa chính trị trong khu vực”...

    Duterte “nguy hiểm” ra sao đối với chiến lược xoay trục của Mỹ?
    Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
    An Huy
    Ngay giữa lúc một số quốc gia trong khu vực nỗ lực kiềm chế chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, thì xuất hiện Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.

    Trong vòng chưa đầy 3 tháng cầm quyền, nhà lãnh đạo 71 tuổi này đã “nặng lời” với Tổng thống Mỹ Barack Obama và tuyên bố chấm dứt hợp tác với Mỹ cả về chống khủng bố và tuần tra biển Đông. Ngoài ra, ông Duterte còn thể hiện mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế và quốc phòng với Nga và Trung Quốc.

    Duterte là một người rất khó đoán định - hôm trước ông nói Trung Quốc là một nước “hào phóng”, hôm sau lại dọa “đổ máu” nếu Trung Quốc tấn công Philippines. Tuy nhiên, theo nhận định của hãng tin Bloomberg, những gì mà ông nói đã làm suy yếu nỗ lực của Mỹ trong việc tập hợp các quốc gia trong khu vực nhằm tạo đối trọng với sự hung hăng quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

    Thái độ của Duterte dẫn tới những nhận định cho rằng ông đang muốn dịch chuyển khỏi hiệp ước quốc phòng có giữa Philippines và Mỹ từ năm 1951. Một mặt Duterte nói ông sẽ tôn trọng mối quan hệ liên minh với Mỹ, nhưng mặt khác ông cũng liên tục nhấn mạnh về sự cần thiết theo đuổi một “chính sách đối ngoại độc lập” và đặt câu hỏi liệu Mỹ có sẵn sàng can thiệp nếu Trung Quốc chiếm lãnh thổ trên biển Đông.

    “Nhân tố thay đổi cuộc chơi”
    “Điều này có thể là một nhân tố thay đổi cuộc chơi trên biển Đông nói chung và cuộc chạy đua ảnh hưởng Trung-Mỹ trong khu vực nói riêng”, ông Zhang Baohui, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương thuộc Đại học Lingnan ở Hồng Kông, nhận xét. “Chính sách đối ngoại của Duterte có thể làm thay đổi mạnh mẽ bức tranh địa chính trị trong khu vực, đặt Trung Quốc vào một vị thế có lợi so với Mỹ”.

    Một trong những lợi ích lớn nhất cho Trung Quốc là khả năng nước này đạt được một thỏa thuận với Philippines về biển Đông. Hồi tháng 7, chỉ vài tuần sau khi ông Duterte nhậm chức vào tháng 6, tòa án trọng tài quốc tế đã ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc về biển Đông, nói các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển này là vô căn cứ. Đây là vụ kiện do chính quyền tiền nhiệm của Philippines đâm đơn.

    Duterte tuyên bố tôn trọng phán quyết của tòa trọng tài, nhưng ông đã phát tín hiệu sẽ mở cuộc đàm phán với Trung Quốc về vấn đề biển Đông. Ngoài ra, ông cũng không đòi đề cập đến phán quyết này tại hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Lào hồi tuần trước. Trước khi nhậm chức, Duterte tuyên bố cân nhắc gác các bất đồng về lãnh thổ sang bên để đạt một thỏa thuận về dự án đường sắt do Trung Quốc xây dựng.

    Vào tháng 7, Duterte cử cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos tới Hồng Kông để “làm thân” với Trung Quốc. Sau đó, ông Ramos kêu gọi trao cho Philippines một vai trò lớn hơn trong kế hoạch của Trung Quốc về kết nối các cảng biển và trung tâm thương mại từ Á sang Âu.

    Những cảnh báo


    Hôm 6/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc “sẵn sàng cùng Philippines nỗ lực để xây dựng lại sự tin tưởng lẫn nhau và thúc đẩy mối quan hệ song phương tiến lên phía trước”.

    Việc Tổng thống Duterte có thái độ “thân mật” với Trung Quốc đã vấp phải sự cảnh báo.

    “Đừng ngây thơ về vấn đề này. Chẳng một quốc gia nào khác ngoài Trung Quốc hưởng lợi từ việc chúng ta bất đồng với Mỹ và các đồng minh khác. Chúng ta đang gửi đi một thông điệp sai đến Mỹ, Trung Quốc và các đồng minh khác thông qua những hành động và tuyên bố này [của Duterte]”, ông Lauro Baja, một cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Philippines, phát biểu.

    “Đó là một kịch bản rất xấu”, nghị sỹ Hideki Makihira thuộc Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Nhật nói về khả năng Philippines liên kết chiến lược với Trung Quốc. Trong trường hợp đó, “ít nhất chúng tôi cần Việt Nam, Malaysia và các quốc gia khác xung quanh biển Đông về nhóm của chúng tôi”, ông Makihira nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn tuần này ở Tokyo.

    Hiện tại, giới chức Mỹ vẫn đang nhấn mạnh những lợi ích của mối quan hệ quốc phòng với Philippines. “Chúng tôi có nhiều mối quan tâm chung và lợi ích chung. Mỹ và Philippines đã hợp tác hiệu quả cùng nhau trong nhiều lĩnh vực để thúc đẩy lợi ích chung”, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói hôm 12/9.

    Ngoài ra, Duterte khó có thể duy trì sự dịch chuyển về phía Trung Quốc. Nếu Trung Quốc từ chối nhượng bộ trên biển Đông, nhất là về vấn đề ngư trường quanh bãi cạn tranh chấp Scarborough, Tổng thống Philippines có thể vấp phải sự phải đối của dư luận trong nước - theo giáo sư Richard Javad Heydarian thuộc Đại học De La Salle ở Manila.

    “Đây chính là lý do vì sao quan hệ an ninh với Mỹ vẫn là mối quan hệ mà Philippines không thể từ bỏ”, ông Heydarian viết hồi tuần trước trong một bài báo.

    Mặc dù vậy, Mỹ không thể tiếp tục kỳ vọng vào mức độ ưu tiên chiến lược và hỗ trợ ngoại giao mà Philippines dành cho nước này như trước kia. “Đây là một sự bình thường mới trong quan hệ Philippines-Mỹ”, vị giáo sư nhận định.


    Đường ống nước sạch sông Đà vỡ lần thứ 19


    Đoạn ống dẫn nước sạch sông Đà qua km21 + 600, Đại lộ Thăng Long lại bị vỡ vào khoảng 19h30 ngày 14/9.
    Công ty cổ phần Nước sạch Vinaconex (Viwasupco) đã đưa công nhân và máy móc đến hiện trường tiến hành sửa chữa ngay khi phát hiện. Đây lần thứ 19 đường ống nước sạch sông Đà về Hà Nội bị vỡ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục nghìn hộ dân thủ đô.
    Theo thông báo của Viwasupco về việc ngừng cấp nước để duy tu bảo dưỡng tuyến ống truyền tải nước sạch sông Đà, đơn vị này phát hiện ra điểm xung yếu trên ống truyền tải nước sạch, tại km21 + 600 - Đại lộ Thăng Long.
    Cụ thể, đoạn ống dẫn nước sạch sông Đà qua km21 + 600, Đại lộ Thăng Long được phát hiện gặp sự cố vào khoảng 19h30 ngày 14/9. Công ty Viwasupco đã đưa công nhân và máy móc đến hiện trường tiến hành sửa chữa ngay khi phát hiện.
    Đây là lần thứ 19 đường ống nước Sông Đà gặp sự cố (kể từ tháng 12/2012 đến nay). Lần gần đây nhất, ngày 11/7, đường ống nước sông Đà bị vỡ tại Km27+600. Mỗi lần đường ống dẫn nước sạch từ Nhà máy nước Sông Đà về Hà Nội gặp sự cố, khiến khoảng trên 100.000 hộ dân ở các quận: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông… bị ảnh hưởng.
    Duong ong nuoc sach song Da vo lan thu 19 hinh anh 1
    Đường ống dẫn nước sạch sông Đà về Hà Nội liên tục xảy ra sự cố làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân thủ đô.
    Theo dự kiến, rạng sáng 15/9 sự cố được khắc phục xong. Tuy nhiên, như những lần gặp sự cố trước đây, phải mất từ 1 - 2 ngày áp lực nước trên đường ống mới có thể phục hồi trở lại. Điệp khúc về sự cố tại đường ống nước sạch sông Đà làm cho cuộc sống của hàng vạn người dân thủ đô bị điêu đứng vì mất nước, khiến dư luận bức xúc.
    Liên quan đến dự án đường ống nước sông Đà, năm 2005 dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông triển khai giai đoạn 1, dài 45,8 km, công suất 300.000 m3/ngày đêm, với số vốn 1.500 tỷ đồng. Năm 2009, tuyến ống số 1 được đưa vào vận hành. Trong khoảng 6 năm vận hành đến nay, “công trình vàng” đã vỡ đến 19 lần.
    Giai đoạn 2 của dự án được khởi công vào tháng 10/2015 với tổng nguồn vốn đầu tư dự án gần 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên thông tin về việc “Nhà thầu Trung Quốc thắng thầu đường ống nước sông Đà số 2” đã khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều. Theo đó, Công ty Viwasupco đã lựa chọn Nhà thầu trúng thầu là Công ty TNHH Sản xuất Ống gang dẻo Xinxing (Trung Quốc) với giá trúng thầu thấp hơn khoảng 11,8% so với giá gói thầu được phê duyệt.
    Về việc lựa chọn nhà thầu Trung Quốc, mới đây, báo cáo của Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) cho biết, do thay đổi về cơ cấu cổ đông, điều kiện về pháp lý, tài chính của chủ đầu tư và mong muốn đẩy nhanh thực hiện dự án, triển khai đồng thời toàn bộ tuyến ống có chiều dài 46,4 km của Dự án giai đoạn 2 (thay cho việc chỉ thực hiện 21 km tuyến ống như đã nêu trong hồ sơ mời thầu gói thầu CCOG-09) nên Hội đồng quản trị Viwasupco đã thông qua Nghị quyết (ngày 12/5/2016) về việc hủy thầu và không ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu CCOG-09 với nhà thầu Xinxing.
    Duong ong nuoc sach song Da vo lan thu 19 hinh anh 2
    Đường ống nước sạch sông Đà bị vỡ.
    Được biết, Bộ Xây dựng đã có báo cáo về vấn đề này. Còn về phía Viwasupco cho biết, hiện đơn vị vẫn thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo tạm dừng việc ký kết hợp đồng với nhà thầu cung cấp vật tư ống gang dẻo cho dự án và chờ chỉ đạo của Chính phủ. Liên quan đến các chi phí bồi thường cho nhà thầu (nếu có) trong trường hợp hủy thầu và không ký kết hợp đồng với nhà thầu được hoạch toán vào chi phí hoạt động của công ty.
    Về xử lý trách nhiệm các cá nhân, tập thể liên quan tại các buổi tiếp xúc cử tri mới đây Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã trực tiếp giải đáp một số vấn đề cử tri nêu liên quan xung quanh dự án này.
    Chủ tịch UBND Hà Nội cho biết sau khi cơ quan điều tra Bộ Công an điều tra vụ việc theo ủy quyền của VKSND tối cao, hiện đã giao VKSND thành phố khởi tố và tới đây TAND cùng cấp sẽ xét xử. "Cử tri hãy chờ đón kết quả phiên tòa, xem 9 bị can bị khởi tố và những người liên quan sẽ bị xử lý ra sao", ông Chung nói.

    Hủy mua đường ống nước của nhà thầu Trung Quốc

    http://www.tienphong.vn/xa-hoi/duong-ong-nuoc-sach-song-da-vo-lan-thu-19-1050472.tpo
    Theo Tú Anh/Tiền Phong


    Người chết được chở bằng xe máy có gia cảnh rất khó khăn


    Theo đại diện UBND huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), gia đình chị Phương có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Chồng qua đời vì HIV từ năm 2011, bản thân chị này cũng nhiễm căn bệnh thế kỷ.
    Liên quan vụ dùng xe máy chở thi thể phụ nữ quấn chiếu, sáng 15/9, bác sĩ Lương Văn Tuận, Giám đốc Bệnh viện lao và phổi tỉnh Sơn La, cho Zing.vn biết chị Phương tử vong trên đường di chuyển bằng xe máy.
    Trước khi xuất viện, người phụ nữ vẫn có sức khỏe khá tốt. Trong lúc chờ làm thủ tục ra viện thì người nhà đưa chị này đi và xảy ra sự việc đau lòng.
    Nguoi chet duoc cho bang xe may co gia canh rat kho khan hinh anh 1
    Hình ảnh chở xác bằng xe máy gây xôn xao dư luận. Ảnh: Facebook Tùng Hải. 
    Giám đốc Bệnh viện lao và phổi tỉnh Sơn La cho biết nữ bệnh nhân tên Lò Thị Phương (40 tuổi, dân tộc Thái ở huyện Quỳnh Nhai cùng tỉnh) nhập viện hôm 29/8. Lúc đó, chị Phương suy kiệt nặng, không đứng được. Người phụ nữ cao gần 1,6 m nhưng chỉ nặng hơn 30 kg.
    Vào Khoa lao – HIV – kháng thuốc, chị Phương có bảo hiểm nên được hưởng tất cả các chế độ cấp cứu tích cực như thở oxy, truyền đạm, cấp thuốc theo quy định.
    Sau khi sức khỏe hồi phục, bệnh nhân đi tắm nên bị cảm. Bác sĩ tiếp tục điều trị nên người phụ nữ này có thể ăn được, nói chuyện bình thường.
    Sáng 12/9, gia đình muốn đưa chị Phương ra viện, đây cũng là nguyện vọng của nữ bệnh nhân này. Sau khi nhận được đề xuất, phía bệnh viện đã đề nghị gia đình để bệnh nhân tiếp tục ở lại theo dõi.
    “Thấy chị Phương và người nhà quyết định ra viện, bệnh viện yêu cầu gia đình viết cam kết tự chịu trách nhiệm nếu xảy ra trường hợp xấu. Anh Lò Văn Muôn, anh trai chị Phương, đã viết giấy cam kết”, bác sỹ Tuận cho biết.
    Ông Lương Văn Tuận, Giám đốc bệnh viện lao và phổi Sơn La thông tin.
    Theo vị giám đốc này, trong khi đơn vị đang hoàn thiện hồ sơ cho nữ bệnh nhân 40 tuổi thì người nhà đã đưa chị Phương đi bằng xe máy.
    Bác sĩ Tuận chia sẻ thêm, lúc đó, gia đình chỉ để lại một người làm thủ tục thanh toán. Những người còn lại đưa chị Phương ra ngoài, sự việc diễn ra nhanh, lãnh đạo bệnh viện chưa kịp can thiệp.
    Theo giám đốc bệnh viện, với tất cả các bệnh nhân, nếu người nhà có nguyện vọng, bệnh viện sẵn sàng hỗ trợ phương tiện. Ông Tuận nhận định thời điểm ra viện có thể chị Phương còn tỉnh táo nên người nhà chủ động chở bằng xe máy. Tuy nhiên, sự cố đáng tiếc xảy ra trên đường đi.
    Đại diện UBND huyện Quỳnh Nhai cho hay gia đình chị Phương có hoàn cảnh rất khó khăn. Chồng qua đời vì HIV từ năm 2011, bản thân chị này cũng nhiễm căn bệnh thế kỷ.
    Đầu năm 2016, sức khỏe suy giảm khiến chị Phương mắc thêm bệnh phổi. Hơn một tháng điều trị tại bệnh viện, đến ngày 12/9, nhận thấy sức khỏe suy kiệt nên chị và gia đình viết đơn xin về nhà.
    Ông Đặng Ngọc Hậu, Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai thông tin khi thi thể người phụ nữ được đưa về quê, địa phương đã tổ chức tang lễ cho người xấu số. UBND huyện phối hợp chính quyền xã Mường Sải hỗ trợ gia đình hơn 5 triệu đồng.
    *Tên nữ bệnh nhân đã thay đổi.

    Hoàng Lam - Hoàng Như


    5 người chết, 10 người mất tích do bão số 4


    Thống kê từ các địa phương cho hay, 5 người chết, 10 người mất tích và 26 người bị thương do ảnh hưởng của bão số 4.
    Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai cho biết thống kê đến sáng 15/9, cơn bão số 4 và ảnh hưởng của nó đã khiến 5 người chết, ở Thanh Hóa (2 người), Nghệ An (1 người), Quảng Bình (2 người).
    Ngoài ra, 10 người còn mất tích, ở Thanh Hóa 5 người, Nghệ An 3 người, Quảng Nam 2 người do sự cố hồ sông Bung 2. Các tỉnh Bắc Miền Trung có 26 người bị thương.
    Bão số 4 và áp thấp nhiệt đới còn gây mưa lũ khiến 1831 căn nhà ở các tỉnh Thanh Hóa đến Quãng Ngãi bị sập đổ, ngập nước. Về nông nghiệp, hơn 11.000 ha lúa, 3.400 ha hoa màu bị ngập, hơn 1100 cây bóng mát, cây xanh bị gãy đổ. Bão số 4 cũng làm 104 con gia súc, 6008 con gia cầm bị chết, cuốn trôi, gây thiệt hại lới về thủy sản, giao thông, điện lực...
    5 nguoi chet, 10 nguoi mat tich do bao so 4 hinh anh 1
    Trường THCS Yên Tĩnh (huyện Tương Dương, Nghệ An) bị ngập sau mưa lũ. Ảnh: Nam An
    Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương thông tin, sáng 15/9, bão Meranti (cơn bão số 5) đã đổ bộ vào phía nam tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 16-17.
    Bão di chuyển theo hướng bắc tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi sâu vào đất liền Trung Quốc và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 1h ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới trên đất liền tỉnh Giang Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 7-8.  Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía đông bắc khu vực bắc biển Đông còn có gió giật mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9.
    Cơ quan khí tượng cũng cho hay, lũ trên sông Hiếu (Nghệ An), sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh) và trung, thượng lưu sông Cả (Nghệ An) đã đạt đỉnh và đang xuống.
    Mực nước tại các sông sáng nay như: Sông Hiếu tại Nghĩa Khánh 39,15 m; sông Cả tại Dừa: 20,23 m, dưới báo động 1 là  0,27 m, tại Nam Đàn 5,48 m, trên báo động 1 là 0,08 m; sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt 8,51 m, dưới báo  động 0,49 m.

    Mực nước trung, thượng lưu sông Cả tiếp tục xuống, hạ lưu sông Cả tiếp tục lên chậm. Đến chiều tối 15/9, lũ tại Nam Đàn có khả năng đạt đỉnh ở mức: 5,8 m, trên báo động 1 là 0,4 m, sau xuống dần. Sáng 16/9, mực nước tại Nam Đàn xuống mức 5,4 m, ở mức báo động 1.
    Ven sông các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh nguy cơ cao xảy ra trạng sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng tại vùng trũng.
    Thắng Quang

    Nếu không được "cứu", bầu Đức sẽ bán 20.000 ha cao su cho Trung Quốc

    Dân trí Tính thanh khoản yếu, tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản lên tới 62,7%, giá cổ phiếu giảm mạnh từ 28.000 đồng/cổ phiếu khi mới niêm yết xuống còn 7.000 đồng/cổ phiếu… HAGL đã lên kế hoạch xin “giải cứu” từ Chính phủ, trường hợp nếu không được cứu, HAGL có thể sẽ bán 20.000 ha cao su tại Lào cho đối tác Trung Quốc.

    Xin chủ nợ giãn thời gian trả nợ, lãi
    Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 của CTCP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai HAGL Agrico (mã HNG) diễn ra sáng nay (15/9) tại Gia Lai, ông Nguyễn Xuân Thắng, Tổng giám đốc HAGL Agrico cho biết, năm 2016, HAGL Agrico đặt kế hoạch doanh thu thuần 4.309 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 450 tỷ đồng và lỗ 559 tỷ đồng. Mức lỗ 559 tỷ đồng trong cả năm 2016 của HAGL Agrico cũng là mức lỗ được ghi nhận trong 6 tháng đầu năm.
    Về mảng chăn nuôi, HAGL Agrico dự kiến tiêu thụ khoảng 100.000 con bò thịt trong năm nay, mang về doanh thu khoảng 3.063 tỷ đồng và lợi nhuận gộp khoảng 345 tỷ đồng. Với tổng đàn bò sữa hiện nay 7.500 con, dự kiến năm 2016 sẽ cung cấp khoảng 24 triệu lít sữa tươi góp phần mang lại doanh thu khoảng 302 tỷ đồng.
    Với mảng trồng trọt, HAGL Agrico đã tiêu thụ được 31.477 tấn đường, góp phần mang lại doanh thu 370 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 112 tỷ đồng. Trong năm 2016, diện tích khai thác cao su 4.403 ha, dự kiến thu được 5.265 tấn mủ khô góp phần mang lại doanh thu khoảng 127 tỷ đồng và lỗ 59 tỷ đồng. Với mảng bắp, sản lượng tiêu thụ dự kiến đạt 26.927 tấn, mang lại doanh thu 136 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 69 tỷ đồng.
    Về kế hoạch đầu tư, ông Thắng cho biết sẽ tiếp tục chăm sóc các vườn cây cao su, cọ dầu và dự kiến sẽ triển khai trồng các loại cây ăn trái tại Việt Nam, Lào và Campuchia nhằm tận dụng hết quỹ đất còn dôi dư của công ty.
    Về kế hoạch tài chính, ông Thắng đánh giá, những vấn đề tài chính tồn tại tại HAGL Agrico liên quan đến việc cổ phiếu giảm mạnh, khó khăn trong thanh toán gốc và lãi vay cho chủ nợ, tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản 62,7% là mức cao…
    “Bức tranh cân đối tài chính đến thời điểm 30/6/2016 cho thấy sức khoẻ của doanh nghiệp không tốt do đó HAGL Agrico sẽ tiếp tục làm việc với các chủ nợ để đạt được các mục đích cơ cấu lại thời hạn trả nợ với 3 nội dung: đưa lãi suất về mức hợp lý, giãn thời gian trả nợ gốc và lãi vay, cho vay bổ sung vốn chăm sóc vườn cây”, ông Thắng cho hay.
    Cũng tại đại hội, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HAGL cho biết, thực trạng của HAGL Agrico là mất cân đối dòng tiền, không mất cân đối về tài sản. “Bản chất vấn đề dòng tiền của HAGL Agrico do yếu tố khách quan, giá cao su giảm mạnh thời gian vừa qua. Định hướng của HAGL 4-5 năm trước là không sai, không lý do gì không đầu tư mảng cao su nhưng rủi thay giá cao su sụt giảm mạnh và không ai chịu nổi một mức giá sụt giảm sâu như vậy”, ông Đức chia sẻ.
    Xem xét bán 20.000 ha cao su cho đối tác Trung Quốc
    Mặc dù “sa lầy” trong mảng cao su, nhưng HAGL Agrico cũng xin cổ đông thông qua mục đích sử dụng vốn phát hành theo phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ tại Nghị quyết ĐHĐCĐ ngày 06/10/2015 là để mua lại 100% Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Cao su Đông Dương, điều này được ban lãnh đạo lý giải, thực chất đây là thương vụ mua giá trị đất đai với chi phí rẻ nhằm triển khai kế hoạch trồng cây ăn trái do đặc thù đất rất thích hợp. Tuy nhiên, phương án cụ thể về việc phát triển cây ăn trái chưa được HĐQT HAGL tiết lộ trong đại hội lần này.
    HAGL Agrico cũng trình kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ, theo đó, HAGL Agrico sẽ chào bán 110 triệu cổ phiếu với mức giá từ 6.400 đồng/cổ phiếu trở lên, dự kiến thu về 704 tỷ đồng và dùng 396 tỷ đồng để phân bổ thặng dư vốn cổ phần.
    Đặc biệt, theo thông tin của ông Đoàn Nguyên Đức, công ty đang cân nhắc về việc bán 20.000 diện tích cao su tại Lào cho các đối tác lớn đến từ Trung Quốc, dự kiến thu về 8.000 tỷ đồng.
    “Có 2 trường hợp có thể xảy ra, nếu Nhà nước hỗ trợ HAGL tái cấu trúc thì cơ bản sẽ không phải bán, nếu có trục trặc, sẽ bán 20.000 ha cao su tại Lào cho đối tác Trung Quốc, hiện đối tác này đang nghiên cứu, xem xét. Việc bán này sẽ phải có sự đồng ý của Chính phủ cả 2 nước Lào và Việt Nam”, ông Đức bổ sung thêm.
    Ông Đức cũng chia sẻ với cổ đông rằng, HAGL đang xin Chính phủ tái cấu trúc, và điều này không chỉ tốt cho HAGL mà tốt cho cả cổ đông ngồi đây. “Chúng tôi cũng có nhiều quyết định táo bạo như phát hành cổ phiếu riêng lẻ giảm nợ, bán tài sản giảm nợ”, ông Đức trấn an nhà đầu tư.
    Anh Thư

    Quốc hội không thể né tránh Formosa và tình hình Biển Đông

    (NLĐO)- Về nội dung kỳ họp QH thứ 2 vào tháng 10 tới, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng QH không thể né tránh những vấn đề ảnh hưởng sinh mệnh đất nước như Formosa, Biển Đông.


      
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Chính phủ có báo cáo riêng về sự cố môi trường biển 4 tỉnh miền Trung do Formosa gây ra gửi đến kỳ họp thứ 2 QH khóa XIV - Ảnh: Nguyễn Nam
      Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Chính phủ có báo cáo riêng về sự cố môi trường biển 4 tỉnh miền Trung do Formosa gây ra gửi đến kỳ họp thứ 2 QH khóa XIV - Ảnh: Nguyễn Nam
      Sáng nay 15-9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã họp cho ý kiến vào việc chuẩn bị kỳ họp thứ 2, QH khóa XIV, dự kiến khai mạc vào ngày 20-10 tới đây.
      Tại phiên họp, hầu hết thành viên UBTVQH đề nghị Chính phủ có báo cáo riêng về khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung do Formosa gây ra và về tình hình Biển Đông để trình ra QH.
      Là cơ quan của QH được giao nhiệm vụ giám sát sau sự cố Fomorsa, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH-CN-MT) Phan Xuân Dũng cho biết đã có kiến nghị với Chính phủ, UBTVQH, QH và nhấn mạnh quan điểm đề nghị Formosa phải hoạt động đúng quy trình thì mới cho tiếp tục hoạt động.
      “Theo đánh giá tác động môi trường, muốn đổi mới công nghệ thì mất rất nhiều tiền, nhưng Uỷ ban KH-CN-MT vẫn yêu cầu Formosa làm đúng cam kết thì mới cho chạy. Không biết những kiến nghị của Uỷ ban gửi đến QH và Chính phủ có lồng được nội dung này vào không?” - ông Dũng đặt vấn đề.
      Đồng tình, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến kiến nghị Chính phủ cần có báo cáo riêng về Formosa vì đây là vấn đề dư luận và cử tri rất quan tâm. "Đặc biệt báo cáo cần tập trung xem khắc phục sự cố môi trường thế nào"- ông Chiến nhấn mạnh.
      Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cũng kiến nghị Chính phủ phải có báo cáo riêng về tình hình Biển Đông sau khi có phán quyết của Toà trọng tài thường trực, trong đó đề nghị báo cáo rõ về phản ứng của các nước cũng như chủ trương, giải pháp của chúng ta.
      “Có những vấn đề QH cho rằng nhạy cảm cần cân nhắc kỹ, chỉ cho nghe hoặc báo cáo đến mức nào đó nhưng tôi cho rằng như thế là hạn chế vị thế của QH. Vấn đề quan trọng nhất là đại biểu và dân cần phải biết, cứ bảo nhạy cảm phức tạp mà không đưa ra QH là tự hạ thấp vị thế của QH” - ông Chiến nói.
      
Nhà máy Formosa - Ảnh: Đức Ngọc
      Nhà máy Formosa - Ảnh: Đức Ngọc
      Ủng hộ quan điểm này, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ­- Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho rằng báo cáo riêng Formosa cần nêu rõ việc khắc phục hậu quả ra sao, tiền bồi thường có được kịp thời đưa đến người dân hay không, có giải quyết được khó khăn cho dân hay không.
      Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải cho biết đến nay, UBTVQH vẫn chưa hình dung tiền bồi thường của Formosa sẽ được sử dụng thế nào. "Dân hỏi thì lại lúng túng nên Chính phủ cần báo cáo công khai càng sớm càng tốt"- ông Hải nói.
      Kết luận lại nội dung này, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu tất cả nội dung trình ra QH cần phải chuẩn bị thật chu đáo và đảm bảo đúng luật, đúng tiến độ và chất lượng, đủ các yêu cầu trên mới trình ra QH.
      “Chúng ta không tránh né nữa, mà QH cần phải biết những vấn đề nóng bỏng liên quan đến đất nước, ảnh hưởng đến sinh mệnh của đất nước. Như Chính phủ cần phải có báo cáo riêng đầy đủ về sự cố do Formosa gây nên để cùng thảo luận trong nội dung kinh tế - xã hội của kỳ họp thứ 2” - bà Ngân nhấn mạnh.
      Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nêu quan điểm về tình hình Biển Đông cũng cần có báo cáo riêng. "Nhưng khác là báo cáo tình hình Biển Đông sau phán quyết của Toà trọng tài thường trực, phản ứng của các nước cũng như giải pháp của chúng ta"- Chủ tịch QH nói.
      Thế Dũng

      'Tôi nghe tiếng động như sấm rồi bị hất ra khỏi lán'


      “Mọi người đang ngủ thì nghe tiếng động lớn như động đất kèm theo gió mạnh. Mình bị hất văng ra khỏi lán rồi nhanh chân đứng dậy và trèo lên mô đất cao gần đó", chị Di kể lại.
      Sáng 15/9, nhiều người dân bản Chiềng Cà 2 (xã Thanh Quân, huyện Như Xuân, Thanh Hóa) thức dậy sớm rời khỏi nhà. Trên nét mặt họ vẫn bàng hoàng khi hay tin nhiều người thân, hàng xóm gặp nạn khi vào rừng hái măng.
      Bước chậm rãi ra khỏi nhà, chị Vị Thị Di (38 tuổi, bản Chiềng Cà 2) đưa ánh mắt xa xăm in hằn nỗi sợ hãi nhìn về phía rừng sâu. Nơi có nhiều người thân, họ hàng của chị đang mất tích.
      Về tới bản, chị được hàng xóm vây kín, hỏi thăm. Trong vòng tay của mọi người, chị Di chỉ biết khóc và ôm chồm lấy họ. Cố trấn tĩnh, chị Di nhớ lại phút giây trong đêm kinh hoàng khiến mình và người thân gặp nạn.
      'Toi nghe tieng dong nhu sam roi bi hat ra khoi lan' hinh anh 1
      Chị Di khóc nức nở trong vòng tay của bà con lối xóm. Ảnh: Nguyễn Dương.
      Chị kể, 9h sáng 12/9, hơn 10 người bản Chiềng Cà 2 và bản liền kề mang theo nhiều nhu yếu phẩm, dụng cụ hái măng băng 12 km đường rừng vào khu vực khe Con, giáp ranh huyện Quỳ Châu (Nghệ An). Nơi đây, có nhiều lán trại họ đã dựng sẵn bên bờ suối 2 năm nay để ở lại mỗi lần vào rừng.
      Một ngày sau, cơn mưa lớn kéo dài đổ xuống khu vực này khiến việc hái măng của họ gặp nhiều khó khăn. Khoảng 3h sáng 14/9, chị Di cùng 3 người họ hàng là vợ chồng chú thím Vi Văn Ứ (46 tuổi), Vi Thị Nội (47 tuổi) và anh Hoàng Văn Đông (anh con bác) đang ngủ say trong lán thì cơn lũ quét bắt đầu ập đến.
      “Mọi người đang say giấc thì nghe tiếng động ầm lớn như động đất kèm theo gió mạnh. Mình bị hất văng ra khỏi lán rồi nhanh chân đứng dậy và trèo lên mô đất cao gần đó. Trong đêm tối, mình gọi tên vợ chồng chú thím và anh họ. Mình có nghe thím Nội hét lên: "Trời ơi, cái chi đây", anh Đông nói to: "Đang sống đây" rồi im lặng", chị Di giọng đứt quãng.
      Lặng trong giây lát, chị kể tiếp, trong đêm tối và mưa lạnh chỉ biết bám vào một cành cây và đứng yên tại chỗ. Tờ mờ sáng, chị mới nhìn thấy khu vực khe Con ngập đầy nước lũ và đất đá. Lán trại, tài sản cùng mọi thứ đã bị dòng nước dữ cuốn phăng. Người thân cũng không thấy một ai. Cố đi thêm một đoạn để tìm kiếm thì phát hiện chú Ứ co ro trong mưa lạnh.
      Chị Di cho hay, do phản xạ tự nhiên trong tích tắc nên mình mới thoát nạn. Còn người chú bị nước dữ cuốn nhưng may mắn bám víu vào được cành cây.
      'Toi nghe tieng dong nhu sam roi bi hat ra khoi lan' hinh anh 2
      Chị Di kể lại phút giây cơn lũ dữ quét qua khe Con. Ảnh: Nguyễn Dương.
      Anh Vi Văn Ứ kể lại, qua lán ngoài nơi có 6 người để tìm kiếm thì phát hiện 2 người bị khối đất đá lớn hàng chục tấn đè lên.
      "Một người kêu lên 'đau lắm' rồi lịm dần. Còn một người chúng tôi chỉ nhìn thấy phần lưng và mông" - anh Ứ kể.
      Người đàn ông 46 tuổi nói, thấy hai người nằm đau đớn như vậy nhưng mọi người đành bất lực, không thể nâng những khối đá lên để cứu. Họ phán đoán nếu không chạy, thì các khối đá trên núi tiếp tục sạt lở thì sẽ bỏ mạng tại đây nên quyết định ra khỏi rừng. Sau 5 giờ đồng hồ đi bộ trong mưa lạnh, đói rét và mệt lả người, họ mới về đến bản.
      “Gần đến nhà, mình ngất xỉu đi vì mệt rồi được mọi người đón và chăm sóc nên mới tỉnh. Lúc nghe tiếng con gái nhỏ gọi "Mẹ ơi! Mẹ còn sống à" thì mình mới chắc là còn sống”, chị Di nói dứt câu rồi đưa tay gạt dòng nước mắt lăn trên gò má khắc khổ.
      Anh Ứ cho hay, lúc xảy ra sạt lở, ngoài lán của gia đình anh còn có 2 lán gần đó. Một lán có 3 người thì may mắn sống sót; lán còn lại có 6 người thì 4 người hiện đang mất tích, 2 người đã tìm thấy thi thể là anh Vi Đình Khoa (38 tuổi) và Lương Văn Thoại (22 tuổi).
      Trao đổi với Zing.vn, ông Vi Văn Luyến – Trưởng bản Chiềng Cà 2 cho biết những gia đình có người bị nạn đều có hoàn cảnh khó khăn. “Bà con chủ yếu làm nghề trồng lúa, phát rẫy trồng trọt và đi hái rau rừng. Tháng 7, 8 Âm lịch là mùa bà con vào rừng sâu hái măng kiếm thêm thu nhập. Chưa có năm nào tai họa lớn lại ập về bản như thế này”, ông Luyến nói.
      Ngay trong đêm 14/9, đích thân ông Phạm Đăng Quyền đã có mặt tại bản Cà Chiềng 2 thăm hỏi gia đình có người bị nạn và chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn.
      Hiện hơn 200 người thuộc lực lượng Ban chỉ huy tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn tỉnh, Bộ đội biên phòng, chính quyền và người dân địa phương đang có mặt ở hiện trường khẩn trương triển khai công tác tìm kiếm 5 người đang mất tích.
      Chiều 14/9, ông Lê Sỹ Nghiêm, Chủ tịch UBND huyện Như Xuân (Thanh Hóa), cho biết một nhóm người tại địa phương khi đi vào rừng đã bị lũ cuốn mất tích. Lực lượng chức năng đã tìm thấy 2 thi thể.
      Theo đó, khoảng hơn 10 người dân xã Thanh Quân (huyện Như Xuân) băng 12 km đường rừng vào khu vực giáp ranh với địa bàn huyện Qùy Châu (Nghệ An) dựng lều lán để đi lấy măng.
      Danh sách 5 nạn nhân đang mất tích: Vi Thị Thong, Vi Thị Tin, Vi Thị Khoa, Vi Thị Nội, Vi Thị Thao (cùng trú xã Thanh Quân, huyện Như Xuân).

      2 người chết, nhiều người mất tích vì lũ quét tại Thanh Hóa

      Hơn 10 người ở xã Thanh Quân (Như Xuân, Thanh Hóa) vào rừng hái măng thì bất ngờ gặp mưa lớn. Lũ quét khiến 2 người chết, nhiều người mất tích.
      Nguyễn Dương

      Điều tra vụ kiểm lâm bắn người chở gỗ

      TPO - Công an huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đang tiến hành điều tra làm rõ vụ kiểm lâm viên Hạt kiểm lâm Đạ Huoai Nguyễn Hữu Toàn bắn bị thương một người chở gỗ tại địa bàn xã Phước Lộc.
      Vết thương trên ngực của ông K'Dem Vết thương trên ngực của ông K'Dem
      Ngày 15/9, Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng cho biết vào 17 giờ 40’ ngày 13/9, kiểm lâm viên Nguyễn Hữu Toàn cùng ông Nguyễn Võ Tài (viên chức Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Huoai) chặn bắt ông K’Dem (36 tuổi, ngụ thôn Phước An, xã Phước Lộc, Đạ Huoai) đang dùng xe máy vận chuyển lâm sản trái phép.
      Kiểm lâm viên đứng giữa đường và hô to nhiều lần: “Đứng lại !”. Thế nhưng ông K’Dem vẫn giữ nguyên tốc độ, cho xe lao thẳng vào 2 người đang thi hành công vụ. Ông Toàn dùng công cụ hỗ trợ (súng bắn đạn hơi cay và cao su RG88 số hiệu 738589) bắn về phía K’Dem nhưng người này vẫn không dừng lại mà tiếp tục chở gỗ chạy về hướng xã Hà Lâm.
      3 phút sau, K’Dem quay lại, dùng cây gậy bằng gỗ đánh ông Toàn và ông Tài buộc hai ông phải lui về hướng nhà Văn hóa cộng đồng xã. Ít phút sau, nhiều đối tượng khác chạy đến đuổi đánh ông Toàn và ông Tài nhưng Chủ tịch xã Phước Lộc Nguyễn Duy Lực đã can ngăn. Các đối tượng đập phá đồ đạc và xe máy của các thành viên Đội 12 trong tổ trực chốt tại nhà văn hóa cộng đồng. K’Dem lấy dao của Đội 12 (dùng để chế biến thức ăn) lao đến đâm ông Toàn nhưng ông Lực ngăn lại. Lúc này, nhiều người nhìn thấy vết máu trên ngực ông K’Dem nên đã đưa vào bệnh viện điều trị.
      Theo báo cáo của kiểm lâm, ông K’Dem thường xuyên khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật nên địa phương đã lập danh sách và vận động ký cam kết không vi phạm luật bảo vệ phát triển rừng.
      Công an huyện Đạ Huoai đã có mặt tại hiện trường để điều tra, xử lý vụ việc; cùng hạt kiểm lâm vận động người nhà của ông K’Dem mang chiếc xe máy cùng gỗ tang vật đến UBND xã Phước Lộc phục vụ công tác điều tra.

      Liệu Trung Quốc có chiêu dụ được các «đồng chí» Việt Nam ?

      media Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và đồng nhiệm Trung Quốc Lý Khắc Cường duyệt hàng quân danh dự tại Bắc Kinh ngày 12/09/2016. REUTERS/Jason Lee
      Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã được Bắc Kinh trải thảm đỏ đón tiếp, mặc dù quan hệ Việt-Trung đang lạnh giá do vấn đề chủ quyền Biển Đông.
      Tờ South China Morning Post nhận định, Trung Quốc trong tuần rồi đã trưng ra bộ mặt hữu hảo trong chuyến viếng thăm của thủ tướng Việt Nam. Đây là một phần trong nỗ lực ngoại giao để chiêu dụ nước láng giềng châu Á, nhằm làm giảm nhẹ những bất đồng đang âm ỉ, do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
      Nhưng các nhà phân tích cảnh báo, quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh vẫn khó khăn, mặc dù có những dấu hiệu tích cực bề ngoài trong tuần lễ vừa qua.
      Các nhà quan sát nói rằng chuyến đi Trung Quốc của ông Nguyễn Xuân Phúc, kết thúc vào hôm nay 15/09/2016, cho thấy Bắc Kinh đánh giá cao tầm quan trọng về địa chính trị của Hà Nội - một đối thủ chính đang yêu sách chủ quyền Biển Đông. Bắc Kinh cũng cố gắng sử dụng chính sách ngoại giao dùng kinh tế làm mồi nhử, để cải thiện mối quan hệ giữa hai nước.
      Bỏ qua một bên những bất đồng sâu sắc về tranh chấp lãnh thổ trên biển, Bắc Kinh đã trải thảm đỏ đón ông Nguyễn Xuân Phúc, quan chức cao cấp đầu tiên của Việt Nam đến thăm Trung Quốc, kể từ sau đợt thay đổi mạnh mẽ ban lãnh đạo tại Hà Nội hồi đầu năm.
      Trong một động thái bất thường nhằm phô trương mối quan hệ đặc biệt với quốc gia cộng sản láng giềng, trong chuyến viếng thăm kéo dài sáu ngày, ông Nguyễn Xuân Phúc được đến năm trong số bảy ủy viên thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc tiếp, trong đó có cả chủ tịch Tập Cận Bình và thủ tướng Lý Khắc Cường.
      Ông Phúc, người mà theo tờ báo là có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc sau phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye hồi tháng Bảy, đã dịu giọng hẳn và hứa hẹn rằng mối quan hệ với Bắc Kinh sẽ là ưu tiên hàng đầu của Hà Nội.
      Đổi lại, các lãnh đạo Trung Quốc cam đoan sẽ thắt chặt hơn quan hệ thương mại và tăng cường đầu tư vào Việt Nam - đang trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
      Nhà nghiên cứu Hứa Lợi Bình (Xu Liping) thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc nói rằng chuyến đi của ông Nguyễn Xuân Phúc đánh dấu một chương mới trong quan hệ Trung-Việt, vì « cả hai bên đã hiểu được rằng họ không thể dấn vào xung đột trên biển ». Ông nói : « Do quan hệ thương mại chưa bao giờ chặt chẽ đến thế, rõ ràng là các lợi ích chung đã vượt lên hẳn những bất đồng. Đây là lúc để hai nước nhìn xa hơn vấn đề tranh chấp Biển Đông và xây dựng lại lòng tin ».
      Cố Hiểu Tùng (Gu Xiaosong), một chuyên gia về Việt Nam ở Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây nói rằng mặc dù quan hệ chính trị giữa hai nước vẫn còn bị ảnh hưởng bởi tranh chấp trên biển, và khác biệt về tư tưởng, các lãnh đạo Việt Nam cũng như Trung Quốc vẫn lưu tâm đến việc làm giảm bớt căng thẳng, và cố gắng siết chặt quan hệ kinh tế thương mại.
      Ông nhận định : « Rõ ràng hòa bình, ổn định trên Biển Đông là phù hợp với lợi ích của cả đôi bên, và quan hệ Trung-Việt sẽ ổn thỏa trong một thời gian ». Theo ông, việc giảm bớt căng thẳng trong quan hệ Việt Nam và Trung Quốc cũng sẽ giúp làm nguội bớt các quan hệ khác trong khu vực, vốn đang căng như dây đàn trong hồ sơ Biển Đông.
      Các nhà phân tích ghi nhận, chủ tịch Tập Cận Bình hứa hẹn sẽ xúc tiến hợp tác trên biển giữa hai quốc gia trên vùng biển tranh chấp. Trung Quốc và Việt Nam hồi tháng 12/2015 đã cùng kiểm tra thực địa và các điều kiện địa lý ở cửa Vịnh Bắc bộ.
      Tuy nhiên những nhà phân tích khác cho rằng quan hệ đôi bên đã bị xói mòn nghiêm trọng do tranh chấp Biển Đông, và các nỗ lực nhằm cải thiện sẽ rất khó khăn.
      Giáo sư Alexander Vuving của Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương ở Honolulu nhận xét, quan hệ Việt-Trung đã đến mức « giọt nước tràn ly » vào năm 2014, với cuộc khủng hoảng xảy ra khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng biển Hoàng Sa, kéo mối quan hệ xuống thấp chưa từng thấy.
      Ông nói : « Bề ngoài có vẻ tích cực trong quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam có lợi cho cả hai, nhưng điều này không giống với thực tế. Từ đó đến nay, mặc cho những nỗ lực của cả đôi bên để tổ chức nhiều cuộc đàm phán hơn giữa các lãnh đạo, nhưng lòng tin đã xuống rất thấp. Những gì Trung Quốc hành động ở Biển Đông đã gây ngờ vực sâu sắc cho phía Việt Nam ».
      Chuyên gia Alexander Vuving cũng ghi nhận, Bắc Kinh khó mà từ bỏ lập trường quyết đoán về Biển Đông, có nghĩa là căng thẳng vẫn có thể leo thang giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng như với các nước khác.
      Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á ở trường đại học New South Wales, Úc, nói rằng thủ tướng Việt Nam nhất quyết muốn Trung Quốc cam kết tôn trọng nguyên trạng, không tiếp tục quân sự hóa Biển Đông.
      Ông nói : « Tất cả những gì có thể hy vọng trong chuyến viếng thăm của ông Phúc là duy trì cấp độ những cuộc họp làm việc về tranh chấp trên biển, và tăng cường những biện pháp xây dựng lòng tin. Hà Nội mong muốn bảo đảm rằng tình hình trong khu vực thuận lợi cho phát triển kinh tế. Việt Nam coi Trung Quốc là một trong những cường quốc quan trọng trong chính sách ngoại giao của mình ».
      Làm giảm nhẹ căng thẳng với Bắc Kinh, Hà Nội trong những tháng gần đây cũng nghĩ đến việc xúc tiến quan hệ với Hoa Kỳ, tăng cường mối quan hệ với các nước lớn khác như Nhật Bản, Ấn Độ và Pháp.
      Ông Vuving nhận định : « Sau chuyến công du Hoa Kỳ của tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng năm 2015, và chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ Barack Obama năm nay, nhiều lãnh đạo Việt Nam hiện giờ tin tưởng vào Hoa Kỳ hơn là Trung Quốc. Đây là điều trái ngược so với chỉ vài năm trước đây ».

      Cánh máy bay tìm thấy trên đảo Tanzania là của chiếc MH370

      RFA
      2016-09-15
      Một phần cánh máy bay trôi dạt lên một hòn đảo của Tanzania đã được xác định là thuộc về chiếc máy bay MH370 của hãng Hàng không Malaysia bị mất tích hồi tháng 3 năm 2014 khi đang trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh khiến 239 người thiệt mạng.
      Phần cánh này được tìm thấy bởi cư dân đảo Pemba hồi tháng 6 vừa qua. Các giới chức lúc đó đã nói rằng có nhiều khả năng đây là một mảnh của chiếc máy bay Boeing 777 bị mất tích. Các chuyên gia của Cơ quan An toàn Giao thông Australia sau đó đã xác nhận tin này.
      Mảnh vỡ này là mảnh thứ 5 được Cơ quan an toàn Giao thông Australia xác định gần như chắc chắn là của chiếc máy bay mất tích. Một năm trước, một phần của cánh chiếc máy bay đã được tìm thấy trên đảo La Reunion gần Madagascar và được giới chức Pháp xác định là thuộc về chiếc máy bay mất tích.
      Mặc dù vậy cho đến lúc này các mảnh vỡ được tìm thấy vẫn không giúp được các chuyên gia khoanh vùng chính xác nơi chiếc máy bay rơi. Phía Australia dự kiến sẽ hoàn tất việc tìm kiếm một diện tích khoảng 120.000 km2 trên vùng Ấn độ dương ngoài khơi phía Tây Australia chậm nhất là vào tháng 12 tới.

      Duterte 'thanh toán đối thủ chính trị'

      • 15 tháng 9 2016
      Ông Duterte giành ghế thị trưởng thành phố Davao vào năm 1988.
      Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ra lệnh giết đối thủ chính trị khi còn là thị trưởng thành phố Davao, một cựu thành viên nhóm sát thủ cáo buộc.
      Edgar Matobato nói tại một phiên điều trần của Thượng viện rằng ông và những người khác giết khoảng 1.000 người trong vòng 25 năm.
      Ông kể về các chi tiết dã man theo lối xã hội đen, kể cả việc cho cá sấu ăn người.
      Phát ngôn viên của ông Duterte bác bỏ các cáo buộc và nói rằng cuộc điều tra vào thời gian ông làm thị trưởng chẳng đi tới đâu.
      Ông Matobato, 57 tuổi, cho biết ông là một thành viên của Nhóm Sát thủ Davao, một nhóm cảnh vệ khét tiếng bị cáo buộc gây ra hàng trăm vụ giết người.
      "Việc của chúng tôi là tiêu diệt tội phạm như dân buôn ma túy, kẻ hiếp dâm và các phần tử cướp giật," ông nói.
      Tuy nhiên, ông cũng cáo buộc rằng đối thủ của ông Duterte cũng bị coi là mục tiêu, trong đó có bốn vệ sĩ của một đối thủ của thị trưởng tại địa phương, ông Prospero Nograles.

      Tấn công đền Hồi giáo


       
      Ông Matobato cáo buộc tại một phiên điều trần của Thượng viện.
      Nạn nhân sẽ bị bắn hoặc bị bóp cổ, ông cho bết và nói thêm là một số người bị cắt nhỏ xác và quăng xuống biển để cá có thể ăn.
      Ông nói với Ủy ban Thượng viện rằng ông đã phải lẩn trốn sau khi rời một chương trình bảo vệ nhân chứng khi ông Duterte trở thành tổng thống vì lo sợ cho mạng sống của mình.
      Ông Matobato cũng cáo buộc ông Duterte ra lệnh ném bom một đền thờ Hồi giáo để trả đũa một cuộc tấn công vào Nhà thờ Davao vào năm 1993.
      Về cáo buộc này, phát ngôn viên của ông Duterte, ông Martin Andanar, nói: "Tôi không nghĩ rằng ông [Duterte] có quyền ra lệnh".
      Ông nói Ủy ban của Quốc gia về Nhân quyền đã không thể chứng minh nổi về sự tồn tại của Đội Sát thủ Davao.
      Con trai ông Prospero Nograles phủ nhận cáo buộc của ông Matobato liên quan đến vệ sĩ của cha mình.
      "Tôi không biết ông ta đang nói cái gì nữa.
      "Tôi chỉ có thể nghi ngờ rằng ông đang bị một số người giật dây chỉ để phục vụ lợi ích riêng của họ," ông viết trên Facebook.
      Người phụ trách cuộc điều tra của Thượng viện đối với vụ giết người chui, bà Leila de Lima, là người lớn tiếng chỉ trích ông Duterte và đã bị ông cáo buộc rằng bà có dính líu tới hoạt động buôn bán ma túy bất hợp pháp, điều mà bà phủ nhận.
      Ông Duterte giành ghế thị trưởng thành phố Davao vào năm 1988, với lập trường cứng rắn của ông giúp giảm mạnh tỉ lệ tội phạm, và ông cam kết nhân rộng cách làm này ra toàn quốc.
      Kể từ khi ông thắng cử năm nay, hơn 3.000 người nghiện và buôn bán ma túy đã bị giết, khiến cộng đồng quốc tế coi là vi phạm nhân quyền ở mức báo động.
      Tuy nhiên, ông Duterte đã bác bỏ các quan ngại về chính sách chống ma túy của mình.
      Ông gọi Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon là “dốt” và nói Tổng thống Mỹ Barack Obama là "con của gái điếm", mặc dù lấy làm tiếc vì ông đã nói như vậy.

      Vén màn thua lỗ tại PVC - Bài 2: Chi tiêu vô tội vạ

      TP - Bên cạnh việc đầu tư rót vốn tràn lan vào các công ty liên doanh, liên kết, việc thiếu năng lực quản trị, chi tiêu vô tội vạ đã khiến PVC từ một đơn vị mạnh của ngành dầu khí trở thành “gánh nặng” với những dự án đầy tai tiếng.
      Ban điều hành dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 tạm ứng vượt khối lượng hơn 79 triệu đồng cho nhà thầu. Ảnh: CTV Ban điều hành dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 tạm ứng vượt khối lượng hơn 79 triệu đồng cho nhà thầu. Ảnh: CTV
      Bản báo cáo tài chính và báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của PVC tại thời điểm gần cuối năm 2013 thừa nhận, nhiều khoản lỗ tại đơn vị xuất phát từ việc phát triển quá nóng dẫn đến trình độ cán bộ quản lý không theo kịp quy mô và tốc độ phát triển của đơn vị.
      Một lãnh đạo của đơn vị này cũng thừa nhận, công tác quản lý tài chính của PVC còn yếu, tại một số dự án, công ty thành viên có biểu hiện thực hiện sai nguyên tắc tài chính dẫn đến công nợ tạm ứng cá nhân lớn. Thanh toán tạm ứng vượt khối lượng tại nhiều đơn vị thành viên vượt quá quy định hợp đồng đã gây ra những khoản nợ khó đòi, rủi ro tài chính cho đơn vị.
      Trả giá vì phát triển nóng
      Được biết, riêng tiền tạm ứng cá nhân sai nguyên tắc tại công ty mẹ và các công ty tính đến thời điểm 30/6/2013 chốt trên sổ sách của PVC lên tới hơn 138,8 tỷ đồng. Các nhà thầu cũng được ứng thừa hơn 5.144 tỷ đồng khi thực hiện các dự án của PVC. Riêng phần công nợ phải thu của tổng công ty mẹ và các đơn vị thành viên thời điểm này cũng lên tới hơn 2.813 tỷ đồng. Việc chi tiêu quá tay khiến PVC không thể cân đối được nguồn vốn để trả lãi vay ngân hàng (năm 2012, chi phí lãi vay lên tới 123,1 tỷ đồng).
      “Năm 2013, PVC không thể thu xếp được nguồn để trả tập đoàn theo kế hoạch nên đề nghị được giãn nợ. Công ty sẽ tăng cường và siết chặt quản lý điều hành sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, theo các quy định của tập đoàn, đặc biệt trong công tác quản lý tài chính. PVC sẽ tích cực triển khai công tác thu hồi nợ, đặc biệt là các khoản công nợ ứng vượt của nhà thầu và các khoản công nợ cá nhân”.


      Lãnh đạo PVC kiến nghị trong văn bản gửi PVN
      “Do không có nguồn để trả lãi ngân hàng, dư ứng cho khách hàng lớn khiến nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty mất cân đối trầm trọng. Việc trích trước lợi nhuận của một số dự án trong các năm trước dẫn đến PVC phải hạch toán lỗ vào năm 2012. Công tác bảo lãnh cho các đơn vị thành viên thiếu kiểm tra giám sát khiến PVC phải thực hiện trả nợ thay các đơn vị và trích lập dự phòng bảo lãnh hơn 126 tỷ đồng”, lãnh đạo mới PVC thừa nhận trong văn bản gửi PVN sau khi ông Trịnh Xuân Thanh ra đi.
      Theo vị này, các khoản đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết dưới thời ông Trịnh Xuân Thanh hầu hết không hiệu quả.
      Thậm chí, khi nhận chuyển nhượng các dự án bất động sản, các công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, các công ty xi măng, khu công nghiệp, lãnh đạo PVC không thực hiện đánh giá hiệu quả đầu tư, không thuê tư vấn độc lập thẩm định giá trị trước khi nhận lại dự án. Chính vì vậy, năm 2012 tổng công ty đã phải trích lập dự phòng hơn 480 tỷ đồng cho các hoạt động đầu tư tài chính. “Một số cán bộ điều hành, quản lý biến chất, thiếu đạo đức, có hiện tượng tham nhũng trục lợi tại PVC-ME, PVC-SG hiện đang được cơ quan công an xác định và làm rõ”, lãnh đạo PVC cho biết.
      Tạm ứng vô tội vạ
      Theo tìm hiểu của PV, dưới thời ông Trịnh Xuân Thanh, việc quản lý tài chính tại các đơn vị được thực hiện rất lỏng lẻo. Ngay tại công ty mẹ PVC, số dư nợ tạm ứng cá nhân sau khi ông Thanh rời khỏi đây lên tới hơn 3.821 tỷ đồng. Trong đó, công nợ quá hạn và đến hạn là 3.352 tỷ đồng. Trong số tiền trên, các khoản trả trước mà công ty mẹ xếp vào diện khó đòi là hơn 2.363 tỷ đồng. Tại một số công trình khá tai tiếng của PVC, như công trình Nhà máy Ethanol Phú Thọ có khoản dư ứng hơn 54,5 tỷ đồng. Việc ứng thừa tiền hàng chục tỷ đồng cũng được ghi nhận tại các đơn vị như PVC-Vinaconex với hơn 43,7 tỷ đồng, PVC-ME với hơn 57,5 tỷ đồng…
      Việc cho tạm ứng tiền cá nhân vô tội vạ cũng được ghi nhận tại nhiều đơn vị khác. Như tại Ban điều hành dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, số dư tạm ứng cá nhân đến thời điểm 30/6/2013 là hơn 645 triệu đồng. Trong một báo cáo của PVN sau này cũng cho thấy, số tiền ứng thừa tại ban điều hành dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 có hơn 79 triệu đồng đã được tạm ứng vượt khối lượng cho nhà thầu. Số tiền này sau cũng bị xếp vào diện khó đòi. Ban điều hành dự án Nhà máy sản xuất Ethanol cũng có tình trạng tạm ứng cá nhân vượt số lượng thực hiện hơn 668 triệu đồng. Ban điều hành Vũng Áng- Quảng Trạch cũng có các khoản trả thừa cho khách hàng hơn 737 triệu đồng và cho vay tạm ứng cá nhân 5 người với hơn 3,2 tỷ đồng.
      Các khoản tạm ứng cá nhân, quyết toán thừa so với hợp đồng nhiều tỷ đồng ở nhiều công ty con cũng được ghi nhận trong báo cáo của PVC tại thời điểm ngày 30/6/2013. Như tại Công ty CP Xây lắp Dầu khí miền Trung, nhiều khoản tiền ứng trước cho cá nhân, doanh nghiệp được xếp vào diện nợ khó đòi với hơn 4 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty này còn có 17 cá nhân (đã nghỉ việc) nợ tạm ứng hơn 923 tỷ đồng. Công ty CP Xây lắp Dầu khí Hà Nội có công nợ tạm ứng cá nhân quá hạn hơn 4,6 tỷ đồng. Công ty CP Thi công cơ giới và lắp máy Dầu khí có nợ tạm ứng cá nhân hơn 6 tỷ đồng. Trong đó có 10 cá nhân nợ hơn 5,8 tỷ đồng  từ năm 2010 nhưng chưa thanh toán.

      Bị can Châu Thị Thu Nga lại hầu tòa ở một vụ án liên quan


      Vốn là một doanh nghiệp về nông nghiệp, song Tuẫn vẫn tham vọng đầu tư ra ngoài lĩnh vực được phép. Táo tợn hơn, cựu Tổng Giám đốc này còn liều lĩnh “vung tiền” vào một dự án bất động sản để rồi gây thất thoát số tiền đặc biệt lớn...
      Sau hơn 4 tháng trả hồ sơ điều tra bổ sung, ngày 15-9, TAND - TP Hà Nội đã mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Nguyễn Văn Tuẫn (SN 1958, trú ở phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) - nguyên Chủ tịch Hội đồng tư vấn (HĐTV), kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội (gọi tắt là Công ty HAIC) về tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ”, theo Điều 282 - BLHS.
      Đồng phạm và cùng bị truy tố về tội danh này còn có Bùi Mạnh Hà (SN 1963, ở phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) - nguyên Kế toán trưởng của Công ty HAIC. Ngoài ra, dính líu đến hành vi phạm tội của Tuẫn còn có bà Châu Thị Thu Nga - nguyên Đại biểu Quốc Hội khóa XIII. Tuy nhiên, do bị can này đang bị cơ quan tố tụng xem xét ở một hành vi tội phạm khác nên chỉ tham dự phiên tòa với tư cách người liên quan.
      Bị can Châu Thị Thu Nga lại hầu tòa ở một vụ án liên quan - Ảnh 1

      Bị can Châu Thị Thu Nga (bên trái) cùng 2 bị cáo trong vụ án.

      Diễn biến phiên tòa cho thấy, Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng phát triển Hà Nội được thành lập vào năm 2010, trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Nông - Lâm nghiệp (thuộc Sở NN & PTNT Hà Nội) với 100% vốn Nhà nước.
      Ở thời điểm chuyển đổi, vốn điều lệ của HAIC chỉ là hơn 7,1 tỷ đồng và năm 2012 được điều chỉnh tăng lên thành 15 tỷ đồng. Và cũng kể từ thời điểm đó, Nguyễn Văn Tuẫn tiếp tục được giao làm người đứng đầu doanh nghiệp với cương vị Chủ tịch HĐTV, kiêm Tổng giám đốc HAIC.
      Khi ấy, Công ty HAIC đang được giao và thuê tổng cộng gần 29.000m2 đất, thuộc thị trấn Cầu Diễn (nay là phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) để phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh. Vậy nhưng theo quy hoạch, phần lớn diện tích này sẽ được dùng để xây nhà tái định cư phục vụ Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội và nhà tái định cư kết hợp với dịch vụ thương mại.
      Nắm được quy hoạch nên ngay từ khi chưa chuyển đổi doanh nghiệp, ngày 14-1-2008, Công ty HAIC và Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng nhà đất (hiện đổi thành Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất - HOUSING GROUP), do bà Châu Thị Thu Nga làm đại diện đã cùng nhau ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác đầu tư.
      Cụ thể, Tuẫn và bà Nga cùng nhau thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình khu chung cư và biệt thự nhà vườn tại khu đất nêu trên (gọi tắt là Dự án B5) có tổng diện tích hơn 22.300m2 với tổng mức đầu tư khoảng 279 tỷ đồng. Trên cơ sở đó, Công ty HAIC lập tờ trình và được cho phép liên kết với HOUSING - GROUP làm chủ đầu tư chuyển đổi mục đích sử dụng 20.000m2 đất sang xây dựng chung cư và biệt thự nhà vườn.
      Thực hiện thỏa thuận trên, từ tháng 5-2010, Nguyễn Văn Tuẫn đã chủ trì cuộc họp với các bộ phận chủ chốt của doanh nghiệp để bàn việc huy động vốn triển khai Dự án B5. Sau đó, HAIC ra thông báo huy động vốn của các cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp để làm vốn đối ứng kèm theo lời hứa, người góp vốn ngoài hưởng lãi còn được ưu tiên mua căn hộ.
      Theo đó, từ tháng 8-2008 đến tháng 3-2012, Công ty HAIC đã huy động được số tiền lên đến 263,3 tỷ đồng của hàng trăm cá nhân, tổ chức. Trong đó, cơ quan tố tụng xác định, năm 2010, HAIC đã huy động 178,4 tỷ đồng, tương ứng với vượt 24,98 lần vốn điều lệ và bằng 276% tài sản của doanh nghiệp. Tương tự, năm 2011, HAIC cũng đã huy động vốn vượt 6,5 lần so với vốn điều lệ.
      Thu được số tiền quá lớn từ các nhà đầu tư, song Dự án B5 vẫn không thể triển khai vì chưa hoàn thiện thủ tục. Sẵn tiền trong tay, Tuẫn không ngần ngại “vung tiền qua cửa sổ”. Đơn cử như cựu Tổng giám đốc HAIC dùng tới hơn 4,6 tỷ đồng để chi trả cho việc quản lý doanh nghiệp hay như việc Tuẫn dùng 30,5 tỷ đồng cho chi nhánh ở Hải Dương…
      Quá trình xét xử và tranh luận, bị cáo Tuẫn cùng đồng phạm tỏ ra thành khẩn khai nhận tội đúng như nội dung cáo trạng truy tố. Trong khi đó, bị can Châu Thị Thu Nga cũng thừa nhận có sự liên kết với Tuẫn, đồng thời “úp mở” về chuyện phải chuyển lại cho thành phố một số căn hộ trong dự án B5.
      Sau 1 ngày xét xử, đến cuối ngày 15-9, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND - TP Hà Nội quyết định nghị án kéo dài và sẽ đưa ra phán quyết vào ngày 19-9 tới đây. Trước đó, bị cáo Nguyễn Văn Tuẫn bị đề nghị xử phạt từ 18 đến 20 năm tù. Còn Bùi Mạnh Hà bị đề nghị xử phạt từ 12 đến 14 năm tù cùng về tội danh như truy tố.
      Nguồn: An ninh Thủ đô 

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét