Thứ Bảy, 30 tháng 10, 2021

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/256

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 Online cập nhật hôm nay | Tin tức 24h An ninh mới nhất ngày 29/10/2021 | ANTV
 
Thời sự quốc tế 29/10 | Lộ diện tiêm kích tàng hình "độc nhất vô nhị" của Trung Quốc | FBNC
 
Tin Biển Đông mới nhất 29/10. Trung Quốc trắng trợn vu cáo Việt Nam đe dọa trên Biển Đông | TV24h
 
Tin tức sáng ngày 30/10 | Bắt 10 người liên quan vụ nổ su'ng thanh toán nhau ở miền Tây
 
Thương Về Cố Đô - Bảo Yến [Official MV HD]

Hồ sơ vụ ma túy ở Đồ Sơn sai lệnh: Tạm đình chỉ Phó Viện trưởng VKSND huyện

Dân Trí Mobile


Xem tiếp...

Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021

N-L 1 (ĐL)

(ĐC sưu tầm trên NET) 
 
Tiểu sử NGUYỄN TRƯỜNG TỘ - Chống lại cả triều đình để canh tân đất nước tới hơi thở cuối cùng

 

1- "Học cho rộng chưa bằng biết cho rõ, biết cho rõ chưa bằng làm cho thực"
                                                                     
                                                                                    Chu Hy

LB (lạm bàn, lời bình, luận bừa, lý bạt, lông bông- lang bang, loan báo, lòe bịp,lùng bùng, lềnh bềnh-lều bều, lạch bà lạch bạch, lết ba lết bết,...?):
     - Thời nay, học rộng làm chỉ huy, biết rõ làm phụ tá, làm cho thực là...đầu sai!

2- "Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ"

                                                                         Vô danh (VD)

LB: ...trăm sờ không bằng...một "phát"

3- "Đi vòng mà đến đích còn hơn đi thẳng mà ngã đau"

                                                      Ngạn ngữ Anh

LB: Ngã đau mà đến đích trước thì...cứ đi thẳng!

4- "Nước đã đánh đổ, sau hốt không được; việc đã để hỏng, sau hối không kịp"

                                                                                                   Mã Vũ

LB: -Một bước sa chân muôn thuở hận
        Muốn quay đầu lại đã trăm năm!*
      - Nhưng nếu chỉ lỡ bước sa chân vào đống phân thì đừng ở đó hối hận, mà mau rửa chân rồi đi... khám mắt!

Chú thích(CT): *Theo từ điển mở Wikipedia, Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) sinh ra trong một gia đình  công giáo nhiều đời, tại làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông là người thông minh, học giỏi, biết nhiều (nhưng không có chứng chỉ đỗ đạt gì vì có lẽ không "ứng thí") nên còn được gọi là "Trạng Tộ".
    Thuở đầu lập thân, NTT mở lớp dạy học chữ Hán ở quê nhà. Trong thời gian đó, ông đồng thời theo học tiếng Pháp và tiếp thu được nhiều điều của khoa học thường thức phương Tây. Trong bài "Trần tình" (viết xong ngày 7-5-1863), ông có phân trần: Ngay từ đầu năm 1859, Pháp đã mời cộng tác nhưng ông từ chối, chỉ sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ (tháng 2-1861, mới nhận làm phiên dịch cho Pháp mà theo ông, nhằm góp phần tích cực đến cuộc hòa đàm giữa triều đình Huế và Pháp, nhưng đến ngày 29-11-1861, Pháp bắt đầu mở rộng chiến tranh xâm lược, thấy không còn hy vọng gì ở cuộc "nghị hòa" nữa nên xin thôi việc.
     NTT là một người yêu nước nhiệt thành. Trong khoảng thời gian từ khi thôi việc cho đến lúc mất, ông đã dốc hết tâm huyết soạn thảo ra những thuyết trình chấn hưng đất nước ở tầm chiến lược, và kiên trì một cách không mệt mỏi, liên tục gửi những bản điều trần, phúc trình lên cho triều đình Huế. Song, do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan về thời cuộc như: dã tâm xâm lược của Thực dân Pháp, tình hình rối bời của đất nước, sự bảo thủ, thiển cận, hoang mang, bạc nhược của vua quan triều đình Huế, cũng như sự không thấy được cái đòi hỏi trọng yếu, cấp bách, thiết tha của Dân Tộc lúc đó và hơn nữa, không thấy được cái sức mạnh có tính vô địch tàng ẩn trong nhân dân bởi chính ngay cái tư tưởng phục ngoại, chủ bại của chính NTT che khuất, mà chương trình chấn hưng đất nước của ông mang màu sắc ảo tưởng và nỗ lực của ông cũng vì thế mà trở nên vô ích.
      Theo linh mục Nguyễn Bá Cần, tổng số điều trần mà NTT gửi cho triều đình Huế là 58 bản. Nội dung cơ bản mà NTT đề xuất trong đó là:
                           - Tạm thời duy trì hòa hoãn, ứng xử mềm dẻo với Pháp. Tích cực mở rộng bang giao với các nước phương Tây khác.
                           - Tinh giản bộ máy chính quyền.
                           - Sắp đặt lại hệ thống thuế khóa
                           - Chấn hưng nông, công, thương nghiệp
                           - Cải cách giáo dục
                           - Xây dựng lại quân đội thành một lực lượng vũ trang mạnh, được trang bị vũ khí, khí tài  hiện đại, nghệ thuật quân sự tiên tiến. Xây dựng, bố trí lại phòng tuyến đề phòng Pháp đánh lan ra cả nước.
      Tương truyền, trước lúc lâm chung, NTT có đọc lên hai câu thơ sau:
                            Nhất thất túc thành thiên cổ hận
                            Tái hồi đầu thị bách niên cơ


5- "Thân thể khó nhọc mà tinh thần yên ổn, lợi ít mà nghĩa nhiều thì cứ làm"

                                                                                           Tuân Tử

LB: -Mọi hành động, suy cho cùng đều là vì lợi
      -Tùy thuộc quan điểm mà làm lợi cũng đồng thời là làm nghĩa
      -Do đó, nghĩa không thể nhiều hơn lợi được!

6- "Rượu để kết giao, trà để kết tình"

                                    Ngạn ngữ Trung Hoa

LB: -Còn đàn bà đâu?
      -Trà, rượu, đàn bà hợp thành bộ ba "khoái khẩu" của đàn ông. Theo ông Tú Xương thì đó là bộ ba...lợi bất cập hại:
               "Một trà, một rượu, một đàn bà,
                Ba cái lăng nhăng nó hại ta.
                Chừa được cái nào hay cái nấy
                Có chăng chừa rượu với chừa trà"
       -Qua đó mà thấy cái sướng của buổi "trà dư tửu hậu". Nhưng sướng hơn vẫn là buổi "trà dư, tửu hậu, đàn bà hầu"! 
       -Có lẽ phải sửa câu ngạn ngữ trên thành :"Rượu để kết giao, trà để kết tình, đàn bà để... kết dính"

7- "Thà để bụng đói mà tinh thần được trong sạch còn hơn bụng no mà có ý xấu"

                                                                                                              VD

LB: -"Có thực mới vực được đạo" chứ?
      -Đói quá chỉ chú tâm đến được ăn thôi, mất tinh thần rồi thì đúng là chỉ còn "trong" và "sạch"!
      -Tinh thần vẩn đục thì dù bụng no hay đói đều có ý xấu, nhưng thường bụng no ít ý xấu hơn bụng đói.

8- "Nếu bạn cảm thấy sao đời mình u ám quá, hãy coi thử lại xem cánh cửa sổ tâm hồn mình đã lau thật kỹ chưa"

                                                                                                                La Rochefoucauld

LB: -Nếu đã lau thật kỹ rồi thì có lẽ cánh cửa sổ đó lắp kính màu xám tro
      -Nếu không phải thế nữa thì chỉ còn cách nghiền ngẫm "Đạo đức kinh" của Lão Tử

9- "Người có lỗi mà không biết sửa mới thật là đáng trách"

                                                                Khổng Tử

LB: -Nhận ra lỗi mình đâu phải dễ, nhất là đối với các bậc sĩ phu, khanh tướng. Cho nên phải lượng thứ nhiều hơn trách cứ! Từ xưa đến nay hình như chưa có một trí giả hay chính khách nào, dù đang tại vị hay đã thất thế, lại đi "cãi chày cãi cối", chứng minh bằng được rằng mình là "thằng ngu" trước đám đông đang ca tụng mình!?
       -Và cũng hình như con người ta càng có học thức thì càng trở nên bảo thủ, gàn bướng, dẫn đến càng mê lầm, mù quáng về bản thân mình. Có lẽ cách đây khoảng 2500 năm, Lão Tử, nhà hiền triết lừng danh của dân tộc Trung Hoa, đã nhận thức được hiện tượng kỳ lạ ấy nên mới "tạc" lại cho đời sau tuyệt cú:"Biết được người hay người dở, ấy là khôn, tự biết mình hay mình dở, ấy là sáng suốt". Vậy:
       -Tưởng có lỗi mà sửa thành có lỗi thật, mới đáng trách hơn nhiều!

10- "Tự xét thân mình miễn là không tự thẹn. Thị phi miệng thế thì có quản chi"

                                                                                   Bàng Siêu truyện

LB: Đúng thế! Nhưng oái oăm ở chỗ là dùng lí trí mình có để tự suy xét ý chí mình.

***

(Thầy Cãi sưu tầm "ngôn" và "luận"-TC st n & l)
Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/255

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 Online cập nhật hôm nay | Tin tức 24h An ninh mới nhất ngày 28/10/2021 | ANTV
 
Thời sự quốc tế 28/10 | Mỹ thừa nhận bị Trung Quốc bỏ xa về vũ khí siêu vượt âm? | FBNC
 
Tin Biển Đông mới nhất 28/10 Thực hư máy bay, tàu Mỹ do thám Trung Quốc hơn 2000 lần trong năm 2021?
 
Bản tin thời sự sáng 29/10 | Án mạng kinh hoàng, hung thủ nói 'tôi vừa giết 2 người'
 
Đảng Cộng sản Trung Quốc Rúng Động! Đấu Đá Nội Bộ Đến Hồi Căng Thẳng | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
 
Bao Yen - Bien Can



Xem tiếp...

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2021

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 347

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Giải mã giáo trình dạy gián điệp của CIA ở Việt Nam (242)

Chân dung tình báo viên đào tẩu khỏi Liên Xô và châm ngòi Chiến tranh Lạnh

Vụ tình báo viên Liên Xô Gouzenko đào tẩu và cung cấp thông tin mật cho phương Tây đã dẫn tới hàng loạt vụ bắt giữ điệp viên trên khắp thế giới.

Chân dung tình báo viên đào tẩu khỏi Liên Xô và châm ngòi Chiến tranh Lạnh - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Cựu nhân viên cơ yếu Igor Gouzenko (trái) trả lời phỏng vấn năm 1954 (Ảnh: AP).

Vụ việc đồng thời kích hoạt một làn sóng "Sợ hãi Đỏ" ở Mỹ, Anh, và Canada, mở đầu Chiến tranh Lạnh giữa 2 phe XHCN và TBCN.

Người đàn ông này đội một mũ trùm đầu màu trắng bí hiểm che gần hết mặt (chỉ chừa 2 con mắt) khi ngồi trong một studio tối tăm. Cái vẻ lạ lẫm của anh ta được phát trên sóng truyền hình tới mọi nơi trên lãnh thổ Mỹ. Mỗi gia đình Mỹ có tivi đều có thể xem và nghe người đàn ông này nói bằng tiếng Anh giọng Nga.

MC truyền hình hỏi: "Anh có tin rằng nếu mình ngừng xuất hiện trên tivi khi đội mũ trùm kín đầu, nếu gương mặt của anh bị lộ trong chương trình này, tính mạng của anh sẽ bị nguy hiểm?".

Người đàn ông nói trên chính là Igor Gouzenko - một nhân viên tình báo Liên Xô và một chuyên gia mật mã đào tẩu sang Canada vào năm 1945 và tiết lộ quy mô lớn của mạng lưới điệp viên Liên Xô hoạt động ở phương Tây. Các tiết lộ này đã dẫn tới cái chết của nhiều người ở cả hai phe trong cuộc Chiến tranh Lạnh.

Đồng minh cũ

Trước khi Chiến tranh Lạnh chia thế giới làm hai, Mỹ và Liên Xô là đồng minh sát cánh chiến đấu chống lại Đức Quốc xã. Mặc dù vào cuối Thế chiến II (năm 1945), giới chính trị của hai nước bắt đầu dè chừng động cơ và tầm nhìn của nhau về trật tự thế giới thời hậu chiến, cái nhìn của công chúng phương Tây đối với Liên Xô vẫn tương đối thiện cảm.

Đối với nhiều người ở Mỹ, điều khó tưởng tượng là Liên Xô lại nhanh chóng trở thành kẻ thù tư tưởng chính của Mỹ trong một cuộc chiến mới cận kề. Còn các chính trị gia thì không lạc quan về triển vọng hòa bình kéo dài sau khi lực lượng Đồng minh đánh bại nước Đức phát xít. Để giành lợi thế trước các cựu đồng minh sắp trở thành kẻ thù không thể dung hòa, Liên Xô gây dựng một mạng lưới điệp viên phức tạp có nhiệm vụ moi các bí mật quân sự và công nghiệp của phương Tây, đặc biệt là các nghiên cứu về các vũ khí hủy diệt hàng loạt mới.

Bước ngoặt từ đứa con khóc cả đêm

Do Mỹ hợp tác với Canada trong nhiều lĩnh vực, Liên Xô tính toán rằng việc theo dõi Mỹ có thể trở nên dễ dàng hơn nhờ vào một mạng lưới tình báo mới hoạt động ở Canada. Thời gian ngắn sau đó, Ottawa (thủ đô Canada) trở thành một trong các căn cứ chiến lược để tình báo quân sự Liên Xô (GRU) hoạt động.

Vào mùa hè năm 1943, Moscow cài trung tá Nikolai Zabotin vào Đại sứ quán Liên Xô ở Ottawa (Canada) dưới vỏ bọc tùy viên quân sự Xô viết. Anh được trao nhiệm vụ mở rộng mạng lưới điệp viên Liên Xô ở phương Tây và bổ sung hàng ngũ cơ sở mật địa phương cung cấp thông tin cho Liên Xô. Trong số các nhân viên mà Zabotin mang theo từ Moscow sang Ottawa có Igor Gouzenko - một chuyên gia mật mã 28 tuổi chịu trách nhiệm làm thư ký cơ yếu cho sếp của mình. Công việc của Gouzenko là xử lý các bức điện đã được mã hóa gửi từ Moscow tới Đại sứ quán Liên Xô ở Ottawa và ngược lại.

Jonathan Haslam - Giáo sư Lịch sử quan hệ quốc tế tại Đại học Cambridge chuyên về lịch sử Liên Xô, nói: "Anh ta có một trí nhớ đặc biệt. Một trong những người bạn của tôi đi học ở trường đào tạo Quân báo. Cô ấy ở trong cùng lớp với anh ta. Cô ấy nhớ rằng anh ta có khả năng không quên một thứ gì. Một trí nhớ siêu phàm".

Đối với Gouzenko - một thanh niên mới đến Canada cùng người vợ mang bầu, cuộc sống ở Liên Xô vừa mới chỉ đang phục hồi sau cuộc đại chiến thế giới tương phản hẳn với cuộc sống tại một nước chỉ chứng kiến thảm kịch Thế chiến ở châu Âu từ xa qua Đại Tây Dương.

Ngoài ra, Gouzenko còn lo sợ về những biện pháp cứng rắn mà lãnh tụ Stalin đã và đang áp dụng ở Liên Xô khi ấy.

Bên cạnh đó, Gouzenko còn cảm nhận thấy cuộc sống ở phương Tây khi ấy dễ chịu hơn ở Liên Xô. Lương thực phong phú, nhà hàng, phim ảnh, cửa hàng rộng rãi... - những thứ đó có sức hấp dẫn mạnh với anh ta.

Và rồi cơ hội đã đến. Sếp của Gouzenko có một người vợ hay cáu bẳn. Họ sống ngay cạnh căn hộ của Gouzenko. Các căn hộ được ngăn bằng tường rất mỏng (nên cách âm không được tốt cho lắm). Khi Gouzenko sinh con, đứa bé này gào khóc suốt đêm, khiến người vợ của tùy viên quân sự không chịu nổi. Sử gia Haslam kể: Người vợ của tùy viên nói với chồng "Chúng ta phải đưa anh ta ra khỏi đây".

Thế rồi vợ chồng Gouzenko được cung cấp một căn hộ bên ngoài khu phức hợp của Liên Xô tại số 511 phố Somerset. Đối với một thư ký cơ yếu đã mất hứng và lo ngại cho tiền đồ của mình trước các biện pháp của Stalin, đây là cơ hội ngàn năm có một để đào tẩu.

Chân dung tình báo viên đào tẩu khỏi Liên Xô và châm ngòi Chiến tranh Lạnh - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Nhà của Gouzenko ở Ottawa, Canada, vào năm 1945 (Ảnh: Padraic Ryan).

Dọa sẽ có chiến tranh từ phía Nga

Gouzenko tỉ mỉ chuẩn bị cho kế hoạch đào tẩu. Anh ta sở hữu các thông tin vô giá về quy mô mạng lưới gián điệp Liên Xô ở Canada và Mỹ. Tin tưởng giới chức Canada sẽ lập tức quan tâm đến các tiết lộ của mình, Gouzenko bắt đầu sao chép và đánh cắp các tài liệu mật và đưa chúng ra khỏi đại sứ quán bằng một cách rất đơn giản là giấu trong quần áo trên người. Đáng ngạc nhiên thay, anh ta chưa bao giờ bị bắt quả tang khi đang làm vậy.

Vào ngày 7/9/1945, Gouzenko rời Đại sứ quán Liên Xô mãi mãi. Sợ bị theo dõi, Gouzenko thận trọng không đi thẳng tới gặp giới chức Canada mà quyết định nói chuyện với phóng viên và đi tới tòa soạn Tạp chí Ottawa.

Biên tập viên Chester Fowde nhớ lại: "Anh ta thấp và trắng trẻo. Anh ta muốn nói chuyện riêng tư với tôi. Anh ta tựa lưng vào tường và nói "Chiến tranh. Đó là Nga". Cứ như thể anh ta đã chuẩn bị sẵn các từ này để dọa người ta. Nhưng tôi không quan tâm lắm vì chúng tôi không có chiến tranh gì với Nga cả. Thế chiến II đã qua rồi".

Nhà báo trên khuyên Gouzenko nên thử vận may với cảnh sát.

Vợ Gouzenko lúc đó đang mang thai đứa con thứ 2, anh ta phải chạy khắp các cơ quan chính phủ Canada như cảnh sát, tòa án, bộ tư pháp. Nhưng thật bất ngờ, giới chức Canada chỉ tỏ ra bối rối chứ không quan tâm.

Lúc đó, câu chuyện về một lưới điệp viên Xô viết ở Canada và các nước phương Tây dường như không đáng tin cậy lắm trong bối cảnh Liên Xô được nhiều người xem là đồng minh của các nước phương Tây.

Kẻ đào tẩu không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc quay trở lại căn hộ của mình, thất vọng tràn trề. Hy vọng của anh ta về cuộc sống mới ở Canada mỏng đi nhanh chóng. Đêm đó, các đặc vụ của Bộ Nội vụ Liên Xô (NKVD) phát hiện ra Gouzenko đang chơi trò hai mặt và tiến hành đột kích căn hộ của anh ta. Nếu gia đình Gouzenko không nhanh chóng trốn thoát và ẩn náu tại nhà hàng xóm, họ chắc chắn sẽ bị bắt và đưa về Liên Xô.

Chuyện điệp viên Anh George Blake trở thành đại tá tình báo KGB của Liên Xô
VOV.VN - Điệp viên Blake của tình báo đối ngoại Anh là một trong các điệp viên nhị trùng thời Chiến tranh Lạnh làm việc cho Liên Xô vì lý tưởng chứ không phải vì tiền. Ngay cả sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN cũng không ngăn Blake giữ vững niềm tin vào chủ nghĩa cộng sản.

Canada hiểu ra giá trị của Gouzenko và ra tay hành động

Cuối cùng, thông tin về Gouzenko nỗ lực liên lạc với Bộ trưởng Tư pháp Canada đến tai Thủ tướng Canada William Lyon Mackenzie King. Vụ đột kích căn hộ của Gouzenko khiến chính phủ Canada tin rằng hẳn phải có gì đó đáng giá trong các tuyên bố của anh này. Thế là kẻ đào tẩu và gia đình nhỏ của anh ta được bảo vệ, còn Thủ tướng Canada thảo luận vấn đề nhạy cảm này với Tổng thống Mỹ Harry Truman và Thủ tướng Anh Clement Atlee.

Khi giới chức Canada từ chối đáp ứng yêu cầu của Đại sứ quán Liên Xô trao Gouzenko cho họ, người ta nhận thấy Đại sứ Liên Xô Georgi Zarubin có "biểu hiện rất lo lắng trên gương mặt".

Thế nhưng, Canada nhận thấy việc loại bỏ cả một mạng lưới gián điệp Liên Xô có thể khiến cựu đồng minh này xa cách, đồng thời làm đảo lộn trật tự an ninh hậu chiến ở châu Âu và phần còn lại của thế giới. Do vậy, Canada đã giữ bí mật các tiết lộ của Gouzenko, và chỉ có một nhóm hẹp các chính trị gia cấp cao được tiếp cận thông tin này. Tuy nhiên, câu chuyện đó cuối cùng vẫn bị rò rỉ tới nhà báo nổi tiếng của Mỹ Drew Pearson. Đến lượt mình, nhà báo Pearson lại đưa tin này cho độc giả phương Tây vào ngày 3/2/1946.

Ngày hôm sau, chính phủ Canada mở một cuộc điều tra chính thức về các tuyên bố của Gouzenko. Hậu quả, 39 người tại Canada đã bị bắt giữ. Tại Anh, các nhà vật lý hạt nhân Alan Nunn May và Klaus Fuchs bị kết tội làm gián điệp cho Liên Xô. Tại Mỹ, các tiết lộ của Gouzenko dẫn tới việc bắt giữ và tử hình Julius và Ethel Rosenberg - đây là những dân thường Mỹ đầu tiên bị hành quyết với cáo buộc làm gián điệp thời bình.

Trong khi đó, sếp cũ của Gouzenko - Nikolai Zabotin, bị triệu hồi về Liên Xô. Anh ta trở thành người giơ đầu chịu báng cho sự đào tẩu của Gouzenko. Nikolai Zabotin bị bắt giữ cùng với vợ con và bị đưa đi trại cải tạo. Anh ta được phóng thích vào năm 1953, sau khi Stalin qua đời.

Kẻ đào tẩu cùng gia đình được cấp quốc tịch Canada và sống bằng danh tính mới. Lo sợ bị Liên Xô trả thù, Gouzenko không bao giờ xuất hiện trên tivi mà thiếu mũ trùm đầu kín mít.

Cuối cùng Gouzenko chết vì các nguyên nhân tự nhiên ở Ontario vào tháng 6/1982.

Theo Trung Hiếu

VOV

Bộ Nội vụ chống KGB: cuộc chiến chưa được biết đến ở Liên Xô

Đoàn Phương |

Khủng hoảng quyền lực ở Liên Xô bắt đầu trước cuộc cải tổ của Mikhail Gorbachev. Cuộc đụng độ cục bộ đã dẫn đến đổ máu của hai cơ quan sức mạnh: Bộ Nội vụ và Uỷ ban an ninh quốc gia.

Khủng hoảng quyền lực ở Liên Xô bắt đầu xuất hiện không lâu trước cuộc cải tổ của Mikhail Gorbachev. Cuộc đấu đá nội bộ xảy ra vì khan hiếm thực phẩm cung cấp cho giới lãnh đạo, từ đó mà dẫn đến sự đổ máu của hai cơ quan sức mạnh: Bộ Nội vụ và Uỷ ban an ninh quốc gia. Cuộc đối đầu giữa cảnh sát và nhân viên an ninh trong những năm 1980 không được biết đến rộng rãi, nhưng để lại hậu quả lâu dài.

Vụ án mạng ở ga tàu điện ngầm “Zhdanovskaya”

Sự kiện bắt đầu phát triển vào chiều ngày 26/12/1980 ở ga tàu điện ngầm “Zhdanovskaya” (nay là “Vykhino”). Sau khi vui sinh nhật lần thứ 40 của mình, Thiếu tá Vyacheslav Afanasyev, phó trưởng ban thư ký KGB Liên Xô trở về nhà với bao nhiêu quà của bạn bè tặng gồm rượu cognac đắt tiền, vodka, trứng cá và giò.

Bộ Nội vụ chống KGB: cuộc chiến chưa được biết đến ở Liên Xô - Ảnh 1.

Bộ trưởng Nội vụ Nikolai Shchelokov

Ông vào tàu điện ngầm, đi qua bến của mình và có mặt tại ga Zhdanovskaya. Ở đây các nhân viên phòng cảnh sát tuyến tàu điện ngầm bắt gặp viên thiếu tá không còn tỉnh táo và đã đưa anh về đồn. Tại đồn cảnh sát bọn họ đánh đấm anh rất tàn bạo mặc dù anh đã nói mình là nhân viên KGB.

Khi đã làm rõ, quả thật người bị bắt có thẻ nhân viên KGB, trưởng đồn cảnh sát, thiếu tá Boris Baryshev, ra lệnh qua điện thoại đưa nạn nhân đến làng Pekhorca, nơi có các nhà nghỉ của KGB. Ở đây, Afanasyev bị đấm thêm nhiều cú nữa. Sáng ngày 27/12 Thiếu tá được phát hiện vẫn còn sống, tuy nhiên, ngày 1/1/1981 ông đã qua đời mà không tỉnh lại sau hôn mê.

Đáng chú ý rằng cảnh sát đã hành động theo kịch bản được chuẩn bị sẵn. Những tin đồn rằng bọn họ chuyên cướp bóc tài sản của những hành khách say xỉn trên tàu điện ngầm lan truyền khắp Moscow từ lâu. Tuy nhiên, chưa bao giờ vụ việc lại dẫn đến chết người như lần này.

Bộ Nội vụ chống KGB: cuộc chiến chưa được biết đến ở Liên Xô - Ảnh 2.

Trùm KGB Andropov

Shchelokov chống lại Andropov

Vụ án mạng ở ga Zhdanovskaya đã thúc đẩy thêm sự đối vị âm ỉ của chủ tịch KGB Yuri Andropov và bộ trưởng Nội vụ Nikolai Shchelokov. Hiểu rằng các uỷ viên Bộ Chính trị đều là những người có tuổi, yếu ớt, hai nhân viên sức mạnh hàng đầu đã nhăm nhe “ngai vàng” của Tổng bí thư Leonid Brezhnev già nua ốm yếu.

Sự biến mất của thiếu tá KGB Victor Sheimov và gia đình anh ta, xảy ra trước vụ án mạng ở ga Zhdanovskaya không lâu, làm phức tạp thêm tình hình. Trưởng phòng mật mã KGB đã bị CIA tuyển mộ và chạy sang phương Tây với toàn bộ bí mật mà anh ta biết được. Thừa nhận sự việc này đối với Andropov giống như nộp đơn xin từ chức. Chiếc ghế chủ tịch KGB đang bị lung lay.

Điều tra và kết án

Andropov không thể để kẻ sát hại cấp dưới của mình không bị trừng phạt. Ngoài ra, đối với ông, bi kịch ở ga tàu điện ngầm còn là cơ hội giáng đòn vào Shchelokov và củng cố vị trí của mình.

Dù công tố độc lập chính thức điều tra, các nhân viên Bộ Nội vụ vẫn cố tìm mọi cách để cản trở việc làm sáng tỏ vụ án và dập đi mọi chuyện. Sự việc đi tới mức các chiến sĩ đặc nhiệm “Alpha” phải bảo vệ gia đình của lãnh đạo nhóm điều tra Vladimir Kalinichenco.

Những kẻ bị tình nghi đã đổ lỗi cho các nhân viên trạm y tế mà họ gọi đến ngày hôm ấy. Tuy nhiên, các kết luận điều tra cho thấy đó là lỗi của cảnh sát. Tháng 6/1982 toà tuyên án. Boris Baryshev và 3 cấp dưới của ông ta (Nikolai Rassokhin, Alecxandr Popov và Nikolai Lobanov) đã bị xử bắn.

Bộ Nội vụ chống KGB: cuộc chiến chưa được biết đến ở Liên Xô - Ảnh 3.

Cuối cùng vị trí của Nikolai Shchelokov ở hành lang quyền lực bị phá bỏ. Ông bị mất vị trí bộ trưởng của mình vào cuối năm 1982, khi Brezhnev qua đời

Hàng trăm cảnh sát của tuyến tàu điện ngầm bị đuổi việc. Việc kiểm tra do Andropov khởi xướng đã phát hiện ra nhiều vụ phạm tội khác của Bộ Nội vụ và thông tin về chúng được cung cấp từng phần cho truyền thông.

Cuối cùng vị trí của Nikolai Shchelocov ở hành lang quyền lực bị phá bỏ. Ông bị mất vị trí bộ trưởng của mình vào cuối năm 1982, khi Brezhnev qua đời. Sau đó cựu bộ trưởng bị tước bỏ mọi phần thưởng nhà nước và khai trừ khỏi Đảng cộng sản Liên Xô. Năm 1983, vợ của ông tự vẫn, năm sau đó đến lượt ông.

Năm 1992, người ta đã dựng một bộ phim nghệ thuật về các sự kiện ở ga Zhdanovskaya, cơ sở kịch bản của phim này là cuốn sách của điều tra viên Kalinichenco.

Andropov đã tận hưởng trái ngọt chiến thắng của mình khi trở thành người đứng đầu đảng và nhà nước sau khi Brezhnev qua đời. Nhân việc này thậm chí còn có giả thuyết rằng vụ án mạng ở ga tàu điện Zhdanovskaya có thể là chiến dịch được lên kế hoạch từ trước của KGB.

Người kế tục chính trị của Andropov đã lên nắm quyền lực cho đến tận lúc Liên Xô tan rã. Mikhail Gorbachev đã không che giấu rằng chủ tịch KGB là người bảo trợ cho ông như một người đồng hương của mình.

 

Xem tiếp...

EM ƠI, CÓ GIẬN TÌNH ANH? (ĐL)

 
Xót Xa - Ngọc Diệu | GIỌNG CA ĐỂ ĐỜI

Thơ Tình Yêu

EM ƠI, CÓ GIẬN TÌNH ANH?

Không nói đâu,
Nhưng anh cứ đợi
Dù hết đời này, dù mãi muôn sau,
Như tượng đá, vẫn âm thầm chẳng nói                                           Mỏi mòn, chai lỳ dưới nắng chang, mưa gội                                Vẫn tin có ngày em sẽ về thăm anh!                                                 Vì anh yêu em bằng tấm lòng lành                                                 Lẳng lặng bỏ đi khi em theo duyên mới   

Anh sẽ như bầu trời xanh vời vợi
Im lìm, không gọi mà chờ
Vá víu duyên anh thành một bài thơ                                                 Ầu ơ cuộc đời thất tình chìm đắm
 Trong đại dương yêu đương sâu thẳm
Nhớ thương người lạc bước muôn trùng...
Còn không tấm lòng trong một tấm lòng!?
***
Không ước đâu
Nhưng anh hy vọng
Một ngày kia, trời hóa cao lồng lộng
Và em trở về, thăm lại quê hương                                                      Vì "trai thương vợ, gái nhớ người thương"!...

                                                                                  Trần Hạnh Thu


Tình Đầu Dang Dở | Cao Hoàng Nghi Official

Độc đáo, “visa tình yêu” giúp các cặp đôi xuyên Đại Tây Dương đoàn tụ trong mùa COVID-19

Mai Linh (Theo Insider)-Thứ hai, ngày 20/07/2020 13:00 GMT+7

VTV.vn - Một số quốc gia châu Âu đã giới thiệu các hình thức thị thực và chứng nhận nhập cảnh đặc biệt, giúp những tình nhân xuyên châu lục được gặp lại nhau.

Kể từ tháng 3/2020, các lệnh cấm nhập cảnh nghiêm ngặt đối với các công dân nằm ngoài khối Liên minh châu Âu đã được tổ chức này thực thi. Các quy định này cũng đồng thời chia cắt nhiều cặp đôi đến từ hai bờ Đại Tây Dương rộng lớn. Trước tình huống đó, một số quốc gia châu Âu như Đan Mạch và Hà Lan đã ban hành các loại visa và mẫu đơn chứng nhận tình yêu đặc biệt, giúp đỡ những người yêu nhau xuyên bờ châu lục được đoàn tụ sau thời gian dài xa cách.

Trước đó, chính phủ Đan Mạch đã công bố “visa người yêu”, áp dụng cho các cặp đôi có thể chứng minh được mình đã chính thức bên nhau ít nhất là 6 tháng. Mới đây nhất, đến lượt Hà Lan giới thiệu hình thức hỗ trợ đầy ưu ái cho những người yêu nhau. Kể từ ngày 27/7, các công dân nước này có thể đón người yêu vào lãnh thổ Hà Lan nếu họ có thể hoàn tất mẫu đơn “hợp đồng tình yêu” và vượt qua vòng kiểm tra tại biên giới. Nếu bị phát hiện khai man, người làm đơn sẽ phải chịu án phạt.

Độc đáo, “visa tình yêu” giúp các cặp đôi xuyên Đại Tây Dương đoàn tụ trong mùa COVID-19 - Ảnh 1.

Tuy nhiên, điểm cần lưu ý là các đối tác đến từ ngoài lãnh thổ EU chỉ có thể ở lại Hà Lan trong 90 ngày. Nếu họ đến từ các khu vực hiện đang được cho rằng mang nguy cơ truyền nhiễm COVID-19 cao thì vẫn sẽ phải cách ly trong 2 tuần.

Ferd Grapperhaus, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và An ninh Hà Lan cho biết rằng, một thành viên của cặp đôi được áp dụng chứng nhận tình yêu này phải là cư dân hợp pháp của Hà Lan, đồng thời hai người phải có mối quan hệ yêu đương từ trước khi COVID-19 bùng phát. Grapperhaus cũng bày tỏ rằng, ông tin tưởng các nhà chức trách sẽ có khả năng phát hiện ra những sai phạm và gian dối trong quá trình kiểm tra và chứng thực tại biên giới.

Trước đó, các cán bộ thuộc Liên minh châu Âu đã động viên và hối thúc các quốc gia thành viên sớm đưa ra các chính sách hợp lý để hỗ trợ các cặp tình nhân được sớm hội ngộ. Bà Ylva Johanssen, Ủy viên Nội vụ châu Âu đã chia sẻ các hashtag như #loveisessential #loveisnottourism (tạm dịch: “tình yêu là thiết yếu”, “tình yêu không phải là du lịch”) trên mạng xã hội để lan tỏa tinh thần cảm thông này.

 

Xem tiếp...

TT&HĐ V - 43/k

 

 
Con lắc đơn và các vấn đề liên quan - Vật lí 12 - Thầy giáo Phạm Quốc Toản
 

PHẦN V:     THỐNG NHẤT 

"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
                                                                                                                               Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
                                                                                                                                       Upanishad       

CHƯƠNG IV (XXXXIII): ÊTE


“Một con người có thể thành công trong bất cứ việc gì nếu anh ta đổ vào đó một lòng nhiệt thành vô hạn”.
Charles Schwab

“Nếu toán học quắc thước, ngạo nghễ và hùng vĩ như những kim tự tháp Ai Cập thì vật lý học uyển chuyển, lúc điềm tĩnh lúc cuồn cuộn dâng trào như dòng sông Nin và chúng hợp thành một quang cảnh hiện thực khách quan vô cùng sinh động, vừa sáng lạn, vừa kỳ bí, được tạo dựng bởi thiên nhiên hoang dã và sự cộng tác sáng tạo của lý trí loài người”.
Thầy Cãi

“Đôi lúc cuộc sống thật khắc nghiệt, rắn như thép đã tôi. Nó có những lúc ảm đạm và đau đớn. Như bất cứ một dòng chảy nào của một con sông, cuộc sống có những lúc khô cạn và những khi triều cường. Cũng như sự thay đổi theo chu kỳ từ trước đến nay của các mùa, cuộc sống có cái ấm áp dễ chịu của những mùa hè và cái rét buốt của những mùa đông…Nhưng chúng ta có thể tự nâng mình lên khỏi nỗi chán chường và tuyệt vọng, vươn đến sự vui vẻ của hy vọng và biến đổi các thung lũng hoang vắng, tăm tối thành những lối đi chan hoà ánh nắng của sự thanh bình sâu lắng”.
 MARTIN LUTHER KING 

"Sai lầm lớn nhất của Anhxtanh là tin theo quan niệm coi thời gian như vật chất, có thể co giãn được và hòa quyện vào không gian được. Do đó nếu ngày nay học thuyết tương đối trở thành cơ sở chủ yếu cho nhận thức vật lý học về Vũ Trụ, thì tương lai nó chỉ còn là một huyền thoại của một thời ảo mộng. Có thể coi không gian và thời gian quan hệ khăng khít như hình với bóng, như thể xác với linh hồn, nhưng phải được phân biệt dứt khoát với điều kiện tiên quyết: không có hình thì không có bóng, không có thể xác thì tuyệt đối không có linh hồn".
NTT

"Tất cả mọi điều trên thế giới này đều được hy vọng làm nên".  
 



(Tiếp theo)


Qua những nhận xét trên có thể thấy quan niệm về thời gian trôi hoàn toàn chỉ là do cảm nhận thuần túy chủ quan tạo ra. Đáng chú ý là trên cơ sở hai biểu diễn có thể chỉ ra một cách cụ thể sai lầm của nhận định thời gian trong hệ chuyển động trôi chậm hơn so với sự trôi của thời gian trong hệ đứng yên và thời gian trôi càng chậm khi vận tốc của hệ chuyển động càng lớn dẫn đến nghịch lý anh em sinh đôi mà chúng ta đã kể.
Giả sử tại điểm S (đứng yên) trong hệ chuyển động O’ với vận tốc v, xuất hiện một biến đổi vật lý nào đó và sau khoảng thời gian t' thì quá trình biến đổi vật lý đó kết thúc. Theo thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh thì:
với t là khoảng thời gian tồn tại của quá trình vật lý xảy ra tại điểm S, được “thấy” trong hệ O đứng yên.
Từ đó mà suy ra rằng thời gian trôi trong hệ O’ chậm hơn thời gian trôi trong hệ O.
Thực ra, cần thấy rằng, điểm S chỉ đứng yên trong hệ O’ thôi chứ đối với quan sát ở hệ O, nó đang chuyển động với vận tốc . Cho nên theo nhận định của quan sát ở hệ O, thời gian tồn tại của quá trình biến đổi vật lý tại S hoàn toàn tương đương với thời gian điểm S chuyển động với vận tốc (song song với trục tọa độ k’ và cũng là k) và đạt được một quãng đường nào đó. Như thế, theo biểu diễn 3, vì nên phải có:
Nếu dừng lại ở đây và với quan niệm thời gian trôi thì cũng “đành” phải nhận định rằng thời gian trong hệ chuyển động O’ trôi chậm hơn sự trôi của thời gian trong hệ O. Tuy nhiên, chúng ta còn có biểu diễn xác định quãng đường mà điểm S đạt được trong thời gian t, quan sát từ hai hệ trong mối quan hệ chuyển đổi lẫn nhau là:
Đem chia quãng đường cho thời gian, chúng ta sẽ có:
Ở đây, có thể thấy giá trị x', t' là được xác định bởi chủ thể thí nghiệm, hay cũng là bởi quan sát ở hệ O. Tuy nhiên, một khi quan sát ở hệ O’ nhận thức được sự chuyển động với vận tốc v của hệ O’ thì cũng đi đến kết luận rằng, trong khoảng thời gian tồn tại quá trình biến đổi vật lý tại S, điểm S cũng chuyển động và đạt được quãng đường:
x'=vt'
Vậy thì rốt cuộc, nhận thức cuối cùng rồi cũng phải rút ra được kết luận gì? Đó là: vận tốc biến đổi và thời gian tồn tại của quá trình vật lý tại S là tương đương với tốc độ chuyển động của hệ O’ và thời gian điểm S chuyển động với vận tốc ấy để đạt được quãng đường x' trong nhận thức của quan sát ở O’ và x trong quan sát ở hệ O; hay có thể nói vận tốc biến đổi của quá trình vật lý xảy ra tại S là được thấy như nhau trong mọi hệ qui chiếu quán tính. Nghĩa là không thể xảy ra trong thực tại nghịch lý anh em sinh đôi. Nếu cho rằng tuổi thọ của hai anh em sinh đôi bằng nhau thì do tốc độ biến đổi sinh học cơ thể của người du hành với vận tốc đáng kể so với giá trị vận tốc c cũng y hệt như vận tốc biến đổi sinh học cơ thể của người ở lại Trái Đất, cho nên khi người du hành Vũ Trụ quay về Trái Đất, hai người anh em ấy chẳng thấy xảy ra điều gì bất thường cả, vì họ đều “răng long, tóc bạc” như nhau. (Trong thực tế, thậm chí người du hành có thể chết sớm hơn nhiều nhưng đó thuộc về vấn đề khác).
Nói rộng ra, sự trôi thời gian là không có thực, thời gian chỉ là một thể hiện cơ bản của vận động vật chất trước quan sát - nhận thức, là thước đo để đánh giá sự lâu mau, nhanh – chậm của quá trình biến, chuyển hóa hay nói chung là của sự vận động vật chất cụ thể nào đó trên cơ sở qui ước chung của quan sát - nhận thức về đơn vị đo thời gian. Thời gian gắn liền với vận động, không có vận động thì chủ thể quan sát có trực giác tinh nhạy đến đâu đi nữa, có “nhìn lòi mắt ếch” ra cũng không cảm nhận được thời gian, cũng không “thấy” được thời gian. Cuộc “công phá” thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh, có lẽ, đã đến hồi kết thúc. Nhìn lại, kể từ lúc bắt đầu “xắn tay áo” lên… trình bày lại thí nghiệm của Maikenxơn – Moocly cho đến nay, chúng ta có cảm tưởng như thời gian đã… trôi qua hàng thế kỷ rồi. Dù đang mệt nhoài và tóc râu có phần bạc nhiều hơn trước, thì chúng ta cũng vô cùng phấn khởi đã dám “cãi lại” thần tượng vật lý học của thế kỷ XX để bảo vệ những luận điểm cơ bản của triết học duy tồn về Tự Nhiên Tồn Tại. Và (có thể là) đã thành công mỹ mãn.
Chúng ta tin tưởng sâu sắc rằng, dù có thể còn ở dạng thô sơ (vì kiến thức toán học còn ngây thơ của chúng ta chỉ cho phép xây dựng được đến đó), thì hai biểu diễn cũng hoàn toàn đủ năng lực thay thế cho phép biến đổi Lorenxơ trong vật lý học. Có thể thấy phép biến đổi Lorenxơ được xây dựng dựa trên một phán đoán có tính huyền bí và chỉ là một phép biến đổi gần đúng. Còn phép biến đổi gồm hai biểu diễn thì được xây dựng trên cơ sở một tiền đề duy nhất (c là giới hạn trên của vận tốc trong Vũ Trụ), đồng thời cũng được giải thích tường tận hơn về mặt vật lý và điều quan trọng là được dẫn dắt một cách tự nhiên, có tính giản dị, trong sáng về mặt toán học.
Để khẳng định sự xác đáng của hai biểu diễn thì cách thuyết phục nhất là… bắt chước Anhxtanh, xây dựng nên một lý thuyết cơ học mới. Lý thuyết này phải là sự kế thừa có phê phán cơ học cổ điển trong điều kiện phải thỏa mãn giá trị c là vận tốc cực đại giới hạn trong Vũ Trụ mà mọi chuyển động, vận động, truyền tương tác không thể vượt qua và đòi hỏi có tính sống còn đối với lý thuyết này là ít ra, nó cũng phải giải thích được hiện tượng vật lý mà thuyết tương đối hẹp đã giải thích, phải được thực nghiệm thừa nhận tương tự như đối với thuyết tương đối hẹp. (Có thể võ đoán: vận tốc cực đại của chuyển hóa vật chất trong Vũ Trụ là C, nhưng khoảng thời gian biến đổi trạng thái của nội tại hạt KG mới là nhanh nhất Vũ Trụ, nếu đường kính hạt KG, d = 1 thì C = 3,125.10^(-10) cm/s !).
Chúng ta nhất quyết sẽ thực hiện công việc đó. Nhưng tiếp theo, chúng ta xin kể một câu chuyện và coi như đây là sự kết thúc có hậu cho những ăn nói bỗ bã, liến thoắng “tự mình cãi cọ với mình”, và những phát biểu văng mạng có phần phởn chí, huênh hoang của “thằng cha” chủ thể thực hành thí nghiệm giả tưởng cũng như của “lũ ném đá giấu tay” ở trên.
Vào năm 1851, một nhà vật lý học người Pháp, tên là Fucô (Leon Foucault) đã thực hiện một thí nghiệm nhằm chứng tỏ Trái Đất xoay quanh trục của nó. Fucô đã không thể ngờ rằng thí nghiệm đó của ông trở nên rất nổi tiếng vì những hệ lụy mà nó gây ra cho các nhà vật lý và ngày nay trong nhiều viện bảo tàng trên thế giới, vẫn còn trưng bày mô hình của nó.
Léon Foucault

Léon Foucault (1819-1868)
Sinh 18 tháng 9 năm 1819
Paris, Pháp
Mất 11 tháng 2 năm 1868
Paris, Pháp
Nơi cư trú Pháp
Ngành Vật lý học
Nổi tiếng vì con lắc Foucault

Minh họa con lắc Foucault
Trong thí nghiệm đó, Fucô đã treo một con lắc nặng 28 kg vào đầu một sợi dây dài 67m, đầu dây kia được neo chặt tại đỉnh vòm của điện Pantheon ở Pari bằng cách sao cho hầu như loại bỏ được ảnh hưởng của ma sát và tác động do sự tự xoay của Trái Đất lên con lắc đó. Khi cho con lắc dao động thì quá trình dao động của nó đã thể hiện ra một điều đặc biệt là, nếu thả con lắc dao động theo hướng Bắc – Nam, vài giờ sau nó sẽ dao động theo hướng Đông – Tây; nghĩa là có hiện tượng mặt phẳng dao động của con lắc xoay quanh trục vuông góc với mặt đất và đi qua điểm cân bằng của nó (chúng ta dùng từ “xoay” thay cho từ “quay” vì coi như đã loại bỏ được tác động của chuyển động Trái Đất quanh Mặt Trời lên con lắc!). Ở Pari, do bị chi phối bởi vĩ độ nên sự xoay đó chỉ “quét” được một phần nào đó của hình tròn trên mặt phẳng cố định và song song với mặt đất. Nếu thực hiện thí nghiệm tại Bắc cực hay Nam cực thì mặt phẳng dao động của con lắc sẽ xoay đúng một vòng sau 24 tiếng.
Nhưng tại sao mặt phẳng dao động của con lắc lại xoay khi không có một tác động nào gây ra điều đó? Chính Fucô đã trả lời rằng thực ra chẳng có sự xoay mặt phẳng dao động nào cả. Đó chỉ là chuyển động có tính chất biểu kiến “làm phát lộ ra” sự xoay của Trái Đất quanh trục của nó. Thí nghiệm của Fucô đã đạt được mục đích đề ra và chắc rằng ông cũng rất hài lòng. Oái oăm thay, trong khi kết quả thí nghiệm trưng ra được bằng chứng về sự xoay của Trái Đất thì đồng thời nó cũng tạo ra liên tiếp những vấn đề nhạy cảm đối với các nhà vật lý, đòi hỏi họ phải giải quyết một cách có cơ sở khoa học, nếu không thì hoặc phải thừa nhận có sự “nhúng tay vào” của Đấng Toàn Năng (như Arixtốt xưa kia đã từng thừa nhận) hoặc phải tin vào một thực tại “mơ mơ hồ hồ” như Giác Ngộ đã chỉ ra, để rồi cuối cùng thì đều đến trước ngưỡng cửa của chủ nghĩa “Bất khả tri luận”.
Mặc dù sự xoay mặt phẳng dao động của “Con lắc Fucô”, cũng như sự lệch về phía Đông của những vật rơi tự do so với hướng vuông góc với mặt đất (thí nghiệm của Benzenberg, năm 1802), và kết quả của những thí nghiệm tương tự đã là những bằng chứng không thể chối cãi được về mặt động lực học đối với sự xoay của Trái Đất, nhưng thử hỏi sự xoay đó là so với cái gì, so với “cột mốc” nào? Galilê từng nói: “Chuyển động giống như không là gì cả”. Biểu hiện của chuyển động là sự thay đổi, di dời vị trí trong không gian. Trong một không gian mông lung có vẻ vô bờ vô bến, không thể nói đến sự thay đổi, di dời vị trí của một vật, nghĩa là không thể biết được một vật có chuyển động hay không, nếu không lấy một cái gì đó, một vật khác nào đó được cho là đứng yên để làm mốc so sánh và hơn nữa, để làm cơ sở đánh giá chuyển động về mặt định tính cũng như định lượng.
Ngày nay, ai mà không biết điều này: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời và tự xoay quanh trục của nó. Nhưng vào thời Prôlêmê, họa chỉ có kẻ điên rồ mới nghĩ ra điều được cho là “quá ư ngược đời” như thế. Cảm nhận trực giác tỏ rõ rằng Trái Đất bất động cho nên mọi thiên thể trên bầu trời, kể cả Mặt Trời đều chuyển động quay quanh Trái Đất – trung tâm Vũ Trụ. Sự tồn tại xuyên suốt hàng chục thế kỷ như một chân lý bất di bất dịch của thuyết địa tâm Prôlêmê đã là minh chứng hùng hồn nhất về tính bất ổn có nguyên nhân khách quan của quan sát chủ quan trong việc nhận diện chuyển động. Cũng vì lẽ đó, không thể nói một cách giản đơn rằng, những thế hệ người xưa nhận định sai lầm về hành trạng Trái Đất là do họ kém hiểu biết mà phải nói chủ yếu là do tính bất định của quan sát, cảm giác đã chi phối mạnh mẽ đến việc đánh giá chuyển động của họ, làm cho họ phạm sai lầm trong nhận định và điều đặc biệt là trong suốt một thời gian rất dài đã không phát hiện được sai lầm đó. Mặt khác, cần thấy rằng, ngày nay chúng ta có được sự nhận định đúng đắn về trạng thái chuyển động của Trái Đất không phải vì đã khắc phục được tính bất định cố hữu trong quan sát, cảm giác đối với chuyển động mà vì, nói như Niutơn, đã được đứng trên vai những người khổng lồ của các thế hệ người xưa.
Khi đã biết Mặt Trời (đúng hơn là điểm cân bằng - trọng tâm của hệ thống Mặt Trời – Trái Đất) đứng yên tương đối so với Trái Đất thì bằng suy lý đơn thuần cũng biết được Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời và đồng thời cũng tự xoay quanh trục của nó. Về mặt định tính thì suy lý đó là chính xác, cho dù Mặt Trời đang trôi nổi kiểu gì trong chân không mênh mông thì Trái Đất vẫn cứ phải quay quanh Mặt Trời và xoay quanh trục của nó một khi bản thân nó và Thái Dương Hệ còn tồn tại. Hành trạng đó của Trái Đất có thể rút ra được từ quan sát ở bất cứ đâu, tại vị trí chuyển động tương đối hay đứng yên tuyệt đối trong chân không. Về mặt định lượng, nếu chỉ xét duy nhất mối quan hệ cơ học giữa Mặt Trời và Trái Đất thôi, thì những đánh giá về tình trạng chuyển động của Trái Đất so với Mặt Trời cũng hoàn toàn xác đáng và có tính tuyệt đối. Tuy nhiên, xét về mặt động lực học, không thể quan niệm được Ngân Hà lại có thể quay xung quanh Mặt Trời nên Mặt Trời cũng chuyển động trong chân không. Do đó, xét trên bình diện tổng thể, dù vẫn là Trái Đất quay quanh Mặt Trời và xoay quanh trục của nó thì hành trạng của nó cả về mặt định tính lẫn định lượng đều bị biến đổi đi. Nghĩa là chuyển động của Trái Đất được thấy tương đối không đồng nhất bởi những hệ quan sát khác nhau về vị trí cũng như về chuyển động của chúng. Vậy trong vô số những hình ảnh không đồng nhất về chuyển động của Trái Đất ấy, có hình ảnh nào là tuyệt đối chân thực không? Không mà cũng… có. Đối với một quan sát nhất định, nếu sự suy ra từ quan sát không phạm sai lầm, không làm nảy sinh mâu thuẫn nội tại thì hình ảnh chuyển động của Trái Đất mà nó quan sát được là tuyệt đối chân thực đối với nó, là một chân lý trong hiện thực khách quan của nó và từ đó cũng có thể rút ra được những qui luật tổng quát nhất về chuyển động của Tự Nhiên. Thế nhưng, trong bối cảnh tầm quan sát đã được mở rộng và sự nhận thức đã sâu sắc hơn, quan sát đó cũng đồng thời thấy được tùy thuộc vào hành trạng và vị trí của quan sát mà hình ảnh được cho là tuyệt đối chân thực ban đầu phải bị biến đổi đi nhưng theo cách sao cho thỏa mãn những qui luật về chuyển động đã được rút ra trước đó. Có thể nói hình ảnh chuyển động của Trái Đất là chân thực tuyệt đối đối với quan sát này thì đồng thời lại không chân thực tuyệt đối đối với quan sát kia và ngược lại. Hay cũng có thể nói, tuyệt đối chưa hẳn đã tuyệt đối và tương đối chưa hẳn đã tương đối, tuyệt đối bao giờ cũng thể hiện ra một cách tương đối và chỉ có như thế, tuyệt đối mới khẳng định được mình. Nói bỗ bã hơn: thực tại khách quan chỉ có một nhưng hiện thực khách quan về nó thì vô thiên ủng, sự vô thiên ủng ấy thống nhất tuyệt đối với nhau ở chỗ, nếu không phạm bất cứ sai lầm nhận định nào thì đều rút ra được từ chúng những định luật tổng quát nhất, những nguyên lý cơ bản nhất của Tự Nhiên, cũng vì thế mà có thể qui đổi, chuyển biến chúng về một mối duy nhất, tuyệt đối “bất di bất dịch” và thực tại khách quan qua đó cũng “lộ diện”. Một thực tại khách quan tuyệt đối thì chưa phải là thực tại khách quan đích thực. Một thực tại khách quan được cho là đích thực thì phải sinh động, bao hàm cả thực tại khách quan tuyệt đối lẫn những vô thiên ủng hiện thực khách quan biểu diễn nó. Một khu triển lãm thì vì được mặc định như thế nên tuyệt đối đúng là… khu triển lãm, nhưng chưa phải là khu triển lãm đích thực nếu không có vô thiên ủng khách vãng lai.
Sẽ vĩnh viễn không bao giờ có thể quan sát chân xác được hình ảnh tuyệt đối của chuyển động Trái Đất trong không gian và thời gian dù chỉ là một “quãng” nào đó. Giả sử rằng chuyển động Trái Đất “in dấu” lại trong chân không (hay cũng gọi là môi trường ête) thì có thể coi đó là hình ảnh tuyệt đối về chuyển động của Trái Đất. Nhưng đến ngay cả quan sát đứng yên tuyệt đối trong chân không cũng không thấy được hình ảnh tuyệt đối ấy. Nếu có một quan sát thứ hai cũng đứng yên tuyệt đối trong chân không thì hình ảnh chuyển động Trái Đất mà nó thu được trong cùng một “quãng” với quan sát thứ nhất sẽ có khác biệt với hình ảnh thu được của quan sát thứ nhất. Có như thế là vì ngay cả đối với quan sát đứng yên tuyệt đối, cũng không thể loại trừ được sự bất định khách quan trong chủ quan của nó. Chúng ta nói đó không phải là hai hình ảnh tuyệt đối  nhưng là hai hình ảnh đích thực về chuyển động của Trái Đất. Nếu có 100 người đứng ở 100 vị trí khác nhau trong cùng một thời điểm chụp hình một con voi thì sẽ có 100 hình ảnh khác nhau về con voi. Sự hiện hữu của con voi trong hiện thực được cho là tuyệt đối vì quan sát nào cũng thấy nó. Chỉ có điều chẳng có “sự thấy” nào thấy được đầy đủ, toàn vẹn mọi thứ mà con voi thể hiện ra (như hình thể, hai mắt, hai tai, hai ngà, bốn chân, một vòi, một đuôi…), nghĩa là chỉ thấy tương đối con voi và những hình ảnh chụp con voi đó từ những quan sát khác nhau đều chỉ cho thấy một con voi ít nhiều khiếm khuyết, ít nhiều biến dạng. Khi đem 100 bức ảnh đó cho một người đã có kinh nghiệm nhận dạng voi, một anh chàng đã từng chăn voi nào đó chẳng hạn, và hỏi: “Hình con gì? Thì chắc rằng chàng ta sẽ trả lời: “Gớm, mấy bác cứ đùa em!... Em đâu có mù!... Đó là những hình ảnh đích thực về con voi chứ không lẽ con ngựa?!”.
Không thể quan sát được trong hiện thực chuyển động tuyệt đối của Trái Đất không có nghĩa là chuyển động đó không tồn tại. Bởi vì trong sự biểu hiện tương đối của nó bao giờ cũng hàm chứa tính tuyệt đối Có lẽ chỉ duy nhất Đấng Tạo Hóa Toàn Năng là “quan sát trực giác” được một cách chính xác “không chê vào đâu được” hành trạng tuyệt đối của Trái Đất. Chúng ta tin rằng quá trình nỗ lực nhận thức, “năng nhặt chặt bị” những khám phá về tự nhiên sẽ giúp loài người thấu hiểu được Đấng Tạo Hóa, và trong trường hợp lý tưởng còn có thể “nhập hồn” vào Tạo Hóa, hình dung rõ nét được toàn hộ hành trạng đích thực của cả Vũ Trụ chứ không riêng gì của Trái Đất, thậm chí là mượn luôn “đôi mắt” soi rọi khắp không gian, xuyên suốt thời gian của Ngài để trực giác toàn cảnh Tự Nhiên Tồn Tại.
Trong triết học, có thể tùy hứng đưa ra luận điểm này nọ được, có thể cao hứng cãi “vung thiên địa” được, vì kiểu gì thì cũng rất dễ dàng trưng ra được bằng chứng định tính ít nhiều có sức thuyết phục. Có khả năng đó là do sự thể hiện ỡm ờ, nước đôi của Tự Nhiên Tồn Tại trước quan sát và nhận thức. Một kẻ huyên thuyên gàn dở nào đó (như chúng ta chẳng hạn!), miễn là có chút ít năng khiếu về hùng biện, đều có thể tự nhận là triết gia, nhà tư tưởng bậc chân tu và tha hồ rao giảng, truyền giáo mà nhiều khi chẳng bị ai nghi ngờ, thậm chí nhiều người còn tin “sái cổ”. Nhưng trong nghiên cứu khoa học nhằm tiếp cận chân lý, giở trò đó là lập tức lộ chân tướng nhà khoa học dỏm ngay. Đòi hỏi gắt gao, tiên quyết về tính thuyết phục của một luận thuyết khoa học là “nói có sách, mách có chứng” cả định tính lẫn định lượng (phải biểu diễn được bằng toán học). Chúng ta vừa nói triết học, vừa nói khoa học, vậy, chúng ta là ai? Chẳng là ai cả trong số những nhà khoa học, triết học ngày nay. Có lẽ trước mắt người đời, vì chẳng có bằng cấp, học vị cao sang gì nên vĩnh viễn không đủ tiêu chuẩn để được thừa nhận là một “nhà” trong hai “nhà” ấy. Nếu chúng ta có ngỏ lời xin xỏ thì may ra được họ “thương tình” gắn cho danh hiệu: “nhà” nói trạng tếu táo nhất thiên hạ, hay danh hiệu: “nhà” kể chuyện tào lao có một không hai của mọi thời đại. Cũng may là (nói thật lòng mình), chúng ta chưa bao giờ ao ước được trở thành một trong những “nhà” nghiêm túc hay không nghiêm túc đó. Nếu giả sử được tôn vinh, chúng ta chỉ mong có danh: những nhà hoang tưởng vĩ…, vĩ gì ấy chỉ (?), … à (!), vĩ cuồng – cái danh mà chúng ta đã ngấm ngầm tự phong từ lâu lắm rồi!...
Theo kết quả khảo sát thiên văn thì ngày nay các nhà vật lý cho biết: Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời (với vận tốc 30 km/s), Mặt Trời quay quanh tâm Ngân Hà (với vận tốc 230 km/s), do bị hút, Ngân Hà dịch chuyển về phía thiên hà Andromede (với vận tốc 90 km/s), thiên hà này lại chuyển dịch về phía tâm của cái gọi là cụm thiên hà địa phương mà nó là một thành viên (với vận tốc 45 km/s), cụm này dịch chuyển về phía được gọi là đám thiên hà Vierge (với vận tốc 600 km/s), đám thiên hà này, đến lượt nó lại dịch chuyển đến siêu đám thiên hà Hydre và Centaure, cuối cùng, siêu đám thiên hà dịch chuyển về phía một kết tập thiên hà khổng lồ khác được gọi là “Tâm hút lớn” (bản chất của “Tâm hút lớn” hiện nay vẫn còn là điều bí ẩn, đối với các nhà vật lý thiên văn: họ ước lượng rằng nó có khối lượng tương đương với hàng chục ngàn thiên hà). Chỉ như thế thôi chứ không cần biết “Tâm hút lớn” có “đi đâu” nữa không, thì cũng quá đủ để chứng tỏ việc định lượng chuyển động tuyệt đối của Trái Đất trong Vũ Trụ là vô vọng. Nhưng có cần thiết!? Chúng ta suy tư, đi đến đó và lấy đó làm bằng chứng cho những suy lý mang tính triết học để may ra “kiếm chác” được thêm chút gì đó phục vụ cho sự hiểu biết về tự nhiên của bản thân mình thôi. Nếu trong thực tế có ai “hiến dâng cuộc đời nghiên cứu khoa học” cho việc tim kiếm một biểu diễn toán học để định lượng chuyển động tuyệt đối của Trái Đất, thì người đó, theo thiển ý của chúng ta, không khờ khạo thì cũng gàn dở hơn chúng ta vì đã “xả thân” một cách… tuyệt đối tào lao, đến nỗi những kẻ quá ư tào lao như chúng ta đây cũng không thể tưởng tượng được và phải cúi đầu bái phục.
Thực ra, các nhà vật lý thiên văn quan tâm đến chuyển động của Trái Đất trong một phạm vi khiêm tốn và hữu ích hơn nhiều xác định chính xác những thông số của nó trong mối tương quan cơ học với Mặt Trời nói riêng và với các hành tinh thuộc Thái Dương Hệ nói chung.
Như chúng ta đã trình bày thì vì quan sát không biết chắc chắn trạng thái chuyển động tuyệt đối của mình nên chuyển động mà nó quan sát cũng mang tính tương đối. Mặt khác, nói đến chuyển động thì phải nói đến di dời vị trí trong không gian nên bản thân nó đồng thời cũng hàm chứa tính tuyệt đối. Sự hình thành và xuất hiện của một thực thể hay một hệ thống (hai khái niệm này chỉ được phân biệt một cách tương đối tùy theo qui ước của quan sát - nhận thức) trong không gian chính là quá trình hun đúc nên từ môi trường (vì thế mà chúng cũng mang những đặc tính chung nhất của môi trường sinh ra chúng). Không thể có một thực thể hay hệ thống vật chất nào lại có thể được sinh ra ngoài môi trường và môi trường vốn dĩ, nguyên thủy, nền tảng, vô thủy vô chung - môi trường của mọi môi trường, chính là mạng khối Không Gian. Phương thức cơ bản, duy nhất nhằm duy trì tồn tại của vạn vật và đồng thời cũng là của môi trường là tương tác - trao đổi vật chất (va chạm, thu phát bức xạ chẳng hạn) giữa chúng với nhau. Đây là quá trình thường xuyên, liên tục. Có thể nói, tương tác - trao đổi vật chất với môi trường (hay ở góc độ khác: chuyển hóa - trao đổi năng lượng) là điều kiện tất yếu quyết định đến sự duy trì tồn tại của mọi thực thể - hệ thống. Cũng vì thế mà nội tại của thực thể - hệ thống phải vận động và chuyển hóa không ngừng. Trong mối quan hệ về vận động giữa nội tại thực thể hệ thống và môi trường thì vì môi trường là lớn hơn nhiều về qui mô không gian, cùng một lúc tương tác - trao đổi với vô số thực thể - hệ thống khác nữa nên tác động của nó đối với thực thể - hệ thống đang xét dù cũng phải tuân theo những qui luật nhất định nhưng nổi trội tính khách quan (chủ động, độc lập, ngẫu nhiên, bất ổn), trong khi đó vận động nội tại của thực thể - hệ thống đối với môi trường lại nổi trội tính chủ quan (bị động, lệ thuộc, dĩ nhiên, ổn định). Chúng ta hiểu sự tồn tại của một vật là vật đó luôn là nó trong (hay “theo) thời gian, nói cách khác là bản chất của vật không thay đổi theo thời gian. Rõ ràng, khái niệm tồn tại của một vật không chỉ mang tính tương đối mà còn hàm chứa tính tuyệt đối nữa, và tùy thuộc vào quy ước mà cảm nhận tính nào nổi trội hơn tính nào. (Đúng là không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông nhưng nếu nói: một người có thể tắm vô số lần trên cùng một dòng sông cũng đúng. Vì tôi hôm qua khác tôi hôm nay nên nếu hôm nay tôi cưới vợ thì sáng mai ra tôi là một thằng đàn ông khác, ngủ với mụ đàn bà khác mà chẳng có cưới xin gì cả! (Để không làm rối loạn xã hội, các nhà làm luật (hơi sức đâu mà cãi với mấy “ông” triết học hiếu thắng!) phải đưa ra qui định: Trên đời này cái gì cũng biến đổi và luôn luôn biến đổi, nhưng đối với một vật hay một người có mức biến đổi nội tại chưa vượt phạm vi được pháp luật cho phép thì vật đó hay người đó vẫn… như cũ. Chẳng hạn, một cô nàng đi giải phẫu thẩm mỹ làm biến đổi hoàn toàn khuôn mặt (xấu hay đẹp hơn không biết), thì vẫn là cô nàng đó, trái lại một anh chàng khi đã uống rượu say mèm mất hết nhân cách thì biến đổi thành không phải là anh ta nữa mà thậm chí không còn là người nữa, dù sau khi tỉnh rượu, anh ta “hoàn hồn” thành… như cũ…).
Từ đây chúng ta hiểu, hoa hậu đẹp nhất thế giới không bao giờ được tất cả mọi người thừa nhận, mà chỉ đúng với một số, với qui ước và đánh giá của ban giám khảo!
Vì nội tại của một vật là vật chất “kết thành” vật đó, làm nên bản chất của vật đó, cho nên khi nói vật tồn tại theo thời gian thì cũng hàm ý nội tại của nó (hầu như) không đổi về mặt vật chất và bình ổn về mặt vận động theo thời gian. Chúng ta hiểu vận động bình ổn là biến đổi mà như không biến đổi, là sự thỏa thuận giữa thường biến và bất biến (theo thời gian). Muốn thế, vận động nội tại của một vật tồn tại theo thời gian phải được thấy là một sự vận động trong cân bằng, “động” mà như không “động”, có tính chu kỳ, lặp đi lặp lại, hay có thể nói: nội tại của một vật luôn ở thế cân bằng động. Một khi nội tại của một vật (hay một hệ thống) bị biến đổi về cấu tạo vật chất (về số lượng vật chất, về hình thức và mức độ vận động vật chất) đến độ không còn như cũ nữa (một cách tuyệt đối trong mối quan hệ tương tác - trao đổi với môi trường hoặc tương đối theo nhìn nhận, đánh giá của quan sát trên cơ sở qui ước) thì coi như vật không tồn tại nữa. Có trường hợp nội tại của một vật bị biến thái “sâu sắc” trong một thời gian rồi lại hồi phục như cũ, lúc đó, chúng ta nói: vật “hồi sinh”, tồn tại trở lại, có những giới hạn mà khi vượt qua chúng, sự biến thái nội tại trở nên “hoàn toàn”, không bao giờ có thể hồi phục lại như cũ được nữa, chúng ta nói: sự tồn tại của vật bị chấm dứt vĩnh viễn, “nhường chỗ” cho vật khác (hay những vật khác) tồn tại, theo nguyên lý nhân quả, kế thừa...
 
(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------------------



Xem tiếp...