Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

CÒN ĐÓ TÌNH THƯƠNG 12

-VÌ SAO CON NGƯỜI CÒN MUỐN SỐNG? VÌ CÒN CÔNG LÝ!
-VÌ SAO XÃ HỘI CÒN TỒN TẠI? VÌ CÒN TÌNH YÊU THƯƠNG!

-------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Khoảnh Khắc Kỳ Diệu

Nghị luận xã hội về lòng yêu thương con người trong xã hội ngày nay

Nghị luận xã hội về lòng yêu thương con người trong xã hội ngày nay

Mỗi chúng ta khi được sinh ra trong thế giới này đã là một niềm hạnh phúc. Tuy nhiên chúng ta không tồn tại như những cá thể độc lập mà hạnh phúc đích thực chỉ nảy sinh khi chúng ta được tắm trong suối nguồn của tình yêu thương.Vì vậy lòng yêu thương con người là một trong những tố chất làm nên ý nghĩa cuộc sống cuả mỗi chúng ta.
Lòng yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ, gắn bó, thấu hiểu… giữa con người với con người. Đó là một trong những phẩm chất cao đẹp của con người. Lòng yêu thương có sự biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong cuộc sống. Chẳng hạn như đó có thể là sự cảm thương, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống; hoặc yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp;…
Trong cuộc sống của chúng ta, lòng yêu thương có một ý nghĩa vô cũng quan trọng vì nó làm cho mối quan hệ giữa người với nguồi trở nên tốt đẹp. Cuộc sống vì thế mà cũng trở nên thân thiện, ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Ví dụ như trong một gia đình, nếu mọi thành viên thật sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và chia sẻ với nhau mọi khó khăn trong cuộc sống thì chắc chắn sẽ tạo dựng được một không khí gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Lòng yêu thương không phân biệt màu da, ngôn ngữ, khoảng cách giàu nghèo sẽ tạo điều kiện làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. Trong xã hội hiện nay, những hoạt động vì tình thương luôn nhận được nhiều sự đồng tình và ủng hộ như Chương trình vì người nghèo, Ngôi nhà mơ ước, Lục lạc vàng… Điều đó tuổi trẻ tuổi trẻ hôm nay không thiếu những con người có trái tim giàu lòng nhân hậu. Đó là những trường hợp như chàng trai Nguyễn Hữu An nghèo khó, không chỉ hết lòng chăm sóc mẹ mà còn nhận một người phụ nữ khác làm mẹ nuôi và chăm sóc bà cũng rất tận tình, chu đáo khi bà cũng mắc bệnh ung thư như mẹ mình nhưng lại không có người thân cận lè chăm sóc. Hay như đóa hoa hướng dương Lê Thanh Thúy, tuy mắc bệnh ung thư xương khi mới 16 tuổi nhưng Thúy lại là một tấm gương về nghị lực sống phi thường. Từ nỗi đau cũng mình, Thúy dễ dàng  đồng cảm với sự đau đớn của các bệnh nhi bị bệnh ung thư và đã có ý tưởng được cùng với mọi người chăm sóc các bé, giúp các em xoa dịu bớt những nỗi đau về thể xác. Ý tưởng ấy đã được mọi người hưởng ứng và chương trình “Ước mơ của Thúy” đã ra đời với mục đích chăm sóc, hỗ trợ cho các bệnh nhi ung thư và được duy trì tốt đẹp cho đến ngày nay do báo Tuổi trẻ thực hiện. Giờ đây, tuy Thúy đã mất nhưng mọi người ở Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM vẫn luôn nhớ mãi hình ảnh một cô bé nhỏ nhắn chống gậy đi khắp các giường bệnh để động viên các bé đáng bị bệnh giống mình.
Lòng yêu thương còn là động lực thúc đẩy ta hoàn công việc tốt hơn, có hiệu quả cao hơn. Đó là kết quả có được khi chúng ta biết sống vì người khác. Ngoài ra, nhờ lòng yêu thương, mọi người sẽ cùng nhau đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để động viên nhau cùng nhau vượt qua gian khổ, thử thách, xóa tan những hận thù và cảm hóa được cả những con người lầm lỗi. Nhờ có lòng yêu thương, sự trợ giúp lẫn nhau mà những tai họa do con người hay thiên nhiên gây ra mau chóng được khắc phục, những mảnh đời bất hạnh tìm thấy niềm vui sống, những con người có ước mơ, hoài bão lớn nhưng không có điều kiện thực hiện đã nhanh chóng đạt được điều mình ao ước…
Bên cạnh đó, khi chúng ta biết sống yêu thương người khác và nhận được tình yêu thương thì tâm hồn chúng ta sẽ được bồi đắp trở nên trong sáng, cao đẹp hơn. Niềm tin vào con người và cuộc sống vì thế mà sẽ được củng cố, vun vén.
Với những ý nghĩa trên, lòng yêu thương cần phải được nhân rộng và trân quý, ca ngợi trong cuộc sống hôm nay. Mỗi chúng ta cần phải sống có lòng yêu thương với tất cả mọi người, sẵn sàng chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ người khác. Song song đó, chúng ta cũng cần phải lên án lối sống thiếu tình yêu thương, ích kỉ, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, và thẳng thắn phê phán những kẻ lợi dụng tình thương để thể hiện những ý đồ đen tối, để tự đánh bóng tên tuổi mình.
2.57 (51.38%) 1365 đánh giá
Nhiều người đọc

Lòng yêu thương con người trong cuộc sống

  • Mở bài:
Dân tộc ta vốn rất trọng tình trọng nghĩa. Trong cuộc sống luôn chứa chan tình cảm mến yêu, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Lối sống hiền hòa ấy đã trải qua mấy nghìn năm vẫn còn nguyên giá trị. Thế nhưng, trong cuộc sống hiện đại, con người dần trở nên thờ ơ, vô cảm, thiếu lòng yêu thương con người.
  • Thân bài:

Lòng yêu thương con người là gì?

Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác. Nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Lòng yêu thương con người bắt nguồn từ sự cảm thông, đau xót trước những khó khăn, đau khổ của người khác, mong uốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho họ.
Lòng yêu thương con người xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng. Chính lòng yêu thương con người gắn kết con người lại với nhau và nâng cao giá trị con người. Có biểu hiện giống như lòng thương người nhưng lòng thương hại lại xuất phát từ mục đích, động cơ vụ lợi, cá nhân. Nó làm hạ thấp giá trị con người.

Biểu hiện của lòng yêu thương con người trong cuộc sống:

Người có lòng yêu thương con người luôn sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm, chia sẻ những khó khăn, bất hạnh của người khác. khi người khác lầm lỗi, họ kiên nhân dìu dắt nâng đỡ và giúp đỡ họ tìm ra con đường đúng.
Người có tấm lòng yêu thương con người biết hi sinh quyền lợi của bản thân cho người khác. Họ luôn kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ốm đau một cách chu đáo. Đối với em nhỏ, họ luôn nhường nhịn, khoan dung.
Người có tấm lòng thương người thường dễ ha thứ cho người khác khi mắc lỗi. Họ luôn sẵn sàng hy sinh bản thân mình cho người khác
Trái với yêu thương con người là lối sóng thờ ơ, lạnh nhạt. họ thường có thái độ thương hại hoặc căm ghét, thù hằn người khác. Người không có lòng thương người thường sống đầy mưu mô, tham lam, xảo quyệt và làm những điều có hại cho người khác.

Tại sao sống phải có lòng yêu thương con người?

Lòng yêu thương con người là tình cảm vốn có của con người. Không ai sống tách biệt với mọi người mà có thể thành công và tìm kiếm được hạnh phúc. Chính tình yêu thương là sợi dây gắn kết con người lại với nhau.
Tình yêu thương giữa con người với con người làm tăng cường sức mạnh sinh tồn. Không ai trong chúng ta mạnh bằng tất cả chúng ta. Bởi biết yêu thương và hỗ trợ lẫn nhau, con người mới vượt qua bao khó khăn trác trở để xây dựng được công đồng vững mạnh như ngày nay. Tách mình ra khỏi cộng đồng chẳng khác nào tự hủy diệt mình.
Lòng yêu thương con người trước hết mang lại lợi ích cho chính bản thân chúng ta. Nó giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, nguy hiểm. người có lòng thương người thường được mọi người yêu quý, kính trọng và giúp đỡ trong cuộc sống.
Lòng yêu thương con người còn là truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay. Bởi thế, ta cần được giữ gìn và phát huy truyền thống ấy ngày càng trở nên ý nghĩa hơn. Sống có lòng yêu thương con người góp phần làm cho xã hội lành mạnh, trong sáng.

Muốn sống có lòng yêu thương con người ta cần phải làm gì?

Trước hết là phải biết yêu thương và tôn trọng người khác. Sống theo các chuẩn mực và đạo lí cao đẹp trong xã hội. Không xúc phạm, làm hại người khác chỉ vì lợi ích.
Sống giàu lòng vị tha, khoan dung và sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Xây các mối quan hệ xã hội bền chặt, lâu dài.
Tích cực tham gia các hoạt dộng của tập thể và cộng đồng. Tương trợ, giúp đỡ nguwoif gặp khó khăn hoạn nạn. Tuyên truyền, cổ động lối sống giàu tình nghĩa trong tập thể và công đồng dân cư.

Phê phán những người sống vô tâm, tàn nhẫn với con người:

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người sống thờ ơ, vô tâm, tàn nhân với người khác. Trước nỗi đau của người khác họ thờ ơ, vô cảm. Thậm chí còn chê bai, nói lời xúc phạm. Khi người khác gặp khó khăn, hoạn nạn, họ bỏ mặc, làm ngơ. Nhiều kẻ còn sống lừa lọc, mưu lợi trên nỗi đau thương của con người. Những nguwoif như thế thật đáng bị lên án trong xã hội này.
Bài học:
Sống phải có lòng yêu thương con người và biết yêu thương con người. Cho đi lòng yêu thương nhất định sẽ nhận lại tình yêu thương. Không được thờ ơ, vô cảm trước nỗi khổ đau của người khác. Cũng không làm những việc trái với đạo lí, chà đạp lên những số phận bất hạnh, khổ đau trong cuộc đời này.
  • Kết bài:
Lòng yêu thương con người là vẻ đẹp đầu tiên và rực rỡ nhất trong kho tàng phẩm chất của con người. Hãy sống bằng lòng yêu thương con người để có được cuộc sống vui vẻ, an bình và hạnh phúc.

Lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.

Bình chọn:

Lòng yêu thương là một trong những phẩm chất cao đẹp của không chỉ mỗi cá nhân mà của cả nhân loại. Đối với tuổi trẻ, những con người đang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, cần trau dồi trí tuệ nhưng nhất định không thể bỏ quên một giá trị cơ bản nhất khi làm người, đó là biết trân trọng giá trị của tình yêu thương.

Bài làm
Lòng yêu thương là một trong những phẩm chất cao đẹp của không chỉ mỗi cá nhân mà của cả nhân loại. Đối với tuổi trẻ, những con người đang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, cần trau dồi trí tuệ nhưng nhất định không thể bỏ quên một giá trị cơ bản nhất khi làm người, đó là biết trân trọng giá trị của tình yêu thương.
Tình yêu thương là những xúc cảm phát ra tự đáy tâm hồn biểu hiện, sự chia sẻ, thấu hiểu, đồng cảm với đồng loại. Nếu không biết yêu thương những cảnh đời bất hạnh; nếu không biết trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp và không biết nghiêm khắc rèn luyện, trau dồi nhân phẩm mình; không biết để cho trái tim mình trỗi lên những xúc cảm yêu thương thì đó là người có trái tim “tật nguyền” về cảm xúc hay nói cách khác là vô cảm.
Từ muôn đời nay, mối quan hệ giữa mẫu từ, phụ tử bao giờ cũng thiết lập bởi tình yêu thương và vì thế nó trở thành những tình cảm thiêng liêng bậc nhất của nhân loại. Cũng chính vì thế, mà mối tình cảm ấy đã đi vào đời sống văn chương và nó trở thành những vần thơ, những câu chuyện giàu tính nhân văn nhất. Bài thơ “Thư gửi mẹ” của Ê-xê-nhin - thi hào Nga đã lay động biết bao nhiêu trái tim con người. Câu chuyện Chứ Đồng Tử trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam làm ta nhớ mãi về tấm lòng của Chử Cù Văn - người cha hết mực thương con. Và còn biết bao câu chuyện về tình yêu thương khác nữa đã làm ngời sáng giá trị của tình người, tình đời. Mỗi mùa hè đến, những sinh viên với chiếc áo xanh của niềm tin và hi vọng đã lặn lội khắp nơi giúp đỡ những đồng bào khó khăn trên khắp dải đất này đã trở thành biểu tượng sáng đẹp về tình yêu thương, biết sống vì yêu thương. Câu chuyện Nguyễn Hữu Ân đã chia "Chiếc bánh thời gian" của mình để chăm sóc những bệnh nhân là hình ảnh đẹp mà tuổi trẻ cần học tập. Bên cạnh những thanh niên biết vun đắp, biết đối nhân xử thế bằng tình yêu thương, thì vẫn còn một số ít đang sống hờ hững, lạnh lùng, vô cảm với xung quanh. Lối sống ích kỉ ấy là một hiện tượng cần lên án, vì nó đi ngược lại với truyền thống trọng tình, quý nghĩa của cha ông ta. Ngày nay, sống trong xã hội văn minh hơn, thì tình thương càng phải được đề cao hơn. Đó là điều tuổi trẻ cần ý thức và nhận ra trách nhiệm sống của mình.
Tuổi trẻ là đối tượng phải mang cho mình nhiều trọng trách nhất đối Với chính bản thân, gia đình và xã hội. Vì thế, trong muôn vàn điều phải học trong kho tàng tri thức của nhân loại phải nhận thức đúng đắn tình thương là đỉnh cao của văn minh nhân loại. Hãy biết sống sẻ chia, cảm thông, thấu hiểu và hướng về cộng đồng, để hoàn thiện nhân cách mình và trở thành những công dân có ích.
                                                                                loigiaihay.com

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về tình yêu thương con người

08:32 | 15/12/2017
(Lichngaytot.com) Tình yêu thương con người nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành nhưng không phải ai cũng biết trao yêu thương đúng cách và những lời hay ý đẹp của Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ soi đường chỉ lối cho bạn.

1. Hãy bố thí cho kẻ khác mà không mong đợi một sự hồi đáp nào và cũng không tính toán gì cả. Không vì mong muốn tìm sự thích thú mà bố thí hay là để người khác yêu quý mình, thì như thế mới đúng thật là một hành động bố thí mang lại niềm hạnh phúc cho mình. Đạo đức chính là những gì căn cứ trên lòng quyết tâm giúp đỡ kẻ khác. Điều duy nhất có thể mang tất cả chúng sinh có giác cảm đến gần với nhau chính là tình Thương Yêu. Tham khảo: Chỉ cần làm người tốt là đủ, mong cầu chi việc ai đó trả ơn
 
2. Trang sức đẹp nhất mà quý vị đang có chính là tình thương yêu và lòng từ bi. Nếu quý vị tìm hiểu những gì có thể giúp mình đạt được hạnh phúc và mang lại an vui, thì quý vị tất sẽ phải nhận thấy trước hết là chúng liên quan chặt chẽ với các phẩm tính con người mà quý vị đang cố gắng trau dồi trong tâm hồn quý vị, và sau đó là cách suy nghĩ của tâm thức quý vị.
 
3. Hãy hân hoan trước hạnh phúc của kẻ khác, bởi vì đấy cũng là một dịp để mình tạo ra những phút giây vui sướng cho riêng mình. Hãy hân hoan khi chính mình được hạnh phúc, bởi vì thương yêu kẻ khác chỉ có thể thực hiện được bằng cách không nghĩ đến niềm yêu thương của chính mình.

Thương yêu kẻ khác sẽ giúp quý vị phát huy được sự vững tâm và lòng tin tưởng. Phương cách mà quý vị cảm nhận về các cảnh huống xảy ra trong sự hiện hữu của mình sẽ đưa đến các thể dạng hoặc trung hòa, hạnh phúc hay khổ đau mà quý vị cảm nhận được trong cuộc sống của mình.
 
Duc Dat Lai Lat Ma noi ve tinh yeu thuong cua con nguoi
 
4. Tình yêu thương con người và lòng từ bi sẽ làm tan biến nỗi sợ hãi phát sinh từ cảm nhận cho rằng sự sống của mình chỉ là một sự áp đặt mà mình không có quyền lựa chọn. Một khi các xúc cảm tích cực ấy hiển lộ trong nội tâm mình thì sự tự tin cũng sẽ hiển hiện và mọi nỗi sợ hãi sẽ tan biến hết. Chính tâm thức mình đã tạo ra cái thế giới mà mình đang sống.

Tham khảo: 10 thói quen của người hạnh phúc ai cũng phải học tập
 
5. Không có một giới hạn nào có thể ngăn chặn được niềm khát vọng của chúng ta trước sự mong cầu tìm hiểu tâm thức mình và khả năng triển khai các phẩm tính con người của mình. Chúng ta có thể phát huy niềm khát vọng ấy đến vô tận, có nghĩa là mình sẽ chẳng bao giờ cảm thấy thỏa mãn với những gì mà mình đã thực hiện được.

Thế nhưng tại sao mình lại không bao giờ có thể triển khai trọn vẹn được các phẩm tính như lòng từ bi, tình thương yêu và sự bao dung? Bởi vì lòng khát vọng triển khai các phẩm tính nội tâm ấy thật vô cùng sâu xa, bát ngát và vô biên.
 
6. Tất cả mọi chủ trương đặc thù về tôn giáo hay văn hoá đều đi đến chỗ lỗi thời, chính nhờ thế nên tất cả mọi con người mới có thể đến gần với nhau trên một nền tảng đạo đức phi tôn giáo, được thiết lập dựa vào các nguyên tắc nhân bản mang tính cách toàn cầu hơn.
 
Đấy mới đúng là một cuộc cách mạng đích thật dựa trên những phẩm tính của con người như lòng từ bi, tình thương yêu, lòng khoan dung, sự kính trọng và biết ý thức trách nhiệm của mình.
 
7. Phải biết tôn trọng sự an vui của tất cả chúng sinh, vì thế không được làm điều gì sai trái hay gây tổn thương cho một chúng sinh nào, đấy là điều căn bản nhất trong nền tảng đạo đức Phật Giáo. Đó cũng là nền móng của thái độ phi-bạo-lực, của lòng từ bi và tình thương yêu kẻ khác.

Nếu mục đích tối hậu là tạo ra sự an vui cho kẻ khác càng nhiều càng tốt và mang lại những sự lợi ích lớn lao cho họ, thì thật hết sức quan trọng là phải cố gắng với tất cả sức lực của mình, trong từng giây phút một hầu có thể đạt được mục đích đó.
 
Trao yeu thuong khong mong cau duoc nhan lai
 
8. Nếu hiểu rằng trong nội tâm mình luôn tàng ẩn một tiềm năng vô tận giúp mình phát lộ tình thương mến, thì đấy sẽ là cách giúp mình phát huy được sự trìu mến, tình thương yêu và lòng từ bi đối với kẻ khác. Tất cả chúng ta đều có thể cảm nhận được các cảm tính thương yêu hướng vào kẻ khác, các cảm tính ấy phát lộ một cách tự động và thật tự nhiên giữa một người mẹ và đứa hài nhi con mình đang bồng bế trên tay.

Nếu thiếu những cảm tính tự nhiên ấy của một người mẹ thì chúng ta nào có thể sống còn đến ngày hôm nay. Đấy là một thứ cảm tính tự tại nơi con người, và cũng chính nhờ đó mà tất cả chúng ta đều hàm chứa một khả năng cảm nhận được sự trìu mến hiện ra chung quanh ta.
 
9. Niềm hạnh phúc cũng như những nỗi khổ đau của chúng ta và của tất cả chúng sinh đều liên hệ với nhau thật chặt chẽ. Ý thức được sự liên hệ đó sẽ giúp mình phát huy được tình yêu thương con người, sự cởi mở và ân cần đối với kẻ khác.

Tất cả chúng ta đều có thể tạo ra cho mình những kinh nghiệm cảm nhận ấy mà chẳng cần phải nhờ đến các giáo điều do các triết thuyết hay các truyền thống tôn giáo quảng bá.
 
10. Việc tu hành đích thật không phải là ở những nơi thờ phượng, mà là ở bên ngoài các nơi ấy, ở ngay giữa thế giới này, nơi mà chúng ta phải đối đấu với những cảnh huống của sự sống đích thật và chung đụng với những con người có thể gây ra mọi sự hận thù, thương yêu, thèm khát...
 
11. Hận thù, bám víu và ganh ghét sẽ làm cho tâm thức mất thăng bằng và khiến nó không còn giữ được sự bình thản trong các mối giao tiếp với người khác.

Giữ một thái độ bình thản không có nghĩa là vô tình hay không cảm thấy liên hệ với các nỗi khổ đau của tất cả chúng sinh. Trái lại chọn thái độ ấy có nghĩa là phải đối xử với tất cả mọi người một cách bình đẳng không thiên vị, cũng không ghét bỏ, luôn với lòng từ bi và tình thương yêu, và nhất là phải giúp tất cả chúng sinh đạt được giác ngộ với tất cả nghị lực của mình, không phân biệt bất cứ một chúng sinh nào.
 
12. Những người trưởng thành, dù có phải là cha mẹ của những đứa trẻ mà mình đang phải chăm sóc hay không, cũng đều có bổn phận phải nhất mực thương yêu chúng. Thật vậy, giáo dục nào có phải chỉ là phát triển trí óc, mà còn phải làm nảy nở sự bén nhạy của tâm thức và con tim cũng như các phẩm tính khác của con người, chẳng hạn như lòng từ bi, sự ân cần, tình nhân ái và ý thức trách nhiệm.

Tham khảo: Những câu nói hay về tình yêu theo lời Phật dạy

13. Tình mẫu tử buộc chặt giữa người mẹ và con mình, không hề phát sinh từ một sự bám víu mang tính cách đam mê nào cả. Người mẹ không bao giờ chờ đợi bất cứ gì nơi đứa hài nhi trong vòng tay mình, mà chỉ cảm thấy là mình phải có bổn phận đối với nó, và luôn mong rằng sẽ tạo được niềm vui và mang lại sự an lành cho con mình dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
 
Tình yêu thương con người đó nếu không bị biến dạng, sẽ rất gần với lòng từ bi đích thật. Thật vậy trong sâu thẳm của lòng từ bi không có một chút bóng dáng nào của sự bám víu. Chính vì thế mà lòng từ bi đích thật phải được phát lộ không phân biệt giữa bạn hữu và kẻ thù.
 
Khi nào đã đạt được cấp bậc tu tập ấy thì quý vị cũng sẽ không còn phân biệt giữa các chúng sinh với nhau, quý vị cầu mong cho tất cả đều được an vui. Quý vị chăm lo cho tất cả mọi người, vô điều kiện và không phân biệt một ai, kể cả đối với một người đang đứng trước mặt mình và đang tìm cách ám hại mình.
 
Điều đó không làm cho quý vị xao xuyến bởi vì quý vị đã tìm thấy được sự an bình bên trong tâm thức mình. Tuy nhiên điều đó cũng không cấm cản quý vị phải thận trọng và tìm các biện pháp ngăn ngừa cần thiết, thế nhưng không được phát lộ một sự hận thù, giận dữ hay oán hờn nào.

MiMo

Yêu thương là hạnh phúc của con người

Con người ta được sinh ra, được sống trên đời đã là một hạnh phúc lớn lao, nhưng có lẽ đc sống trong lòng của những người khác còn là hạnh phúc lớn lao hơn nữa. Điều em muốn nói tới ở đây chính là cảm giác yêu thương và được yêu thương. Có lẽ yêu thương chính là hạnh phúc lớn nhất của con người!Tình yêu thương là mọi thứ tình cảm tốt đẹp mà con người ta dành cho nhau, có tình cảm gia đình, tình cảm bè bạn,… thậm chí là đối với những người ta không hề quen biết. Nó có thể là thứ tình cảm đc vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài, nhưng cũng có thế chỉ là một niềm thương cảm chợt trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó. Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó. Cái hạnh phúc mà tình yêu thương đem lại cho cuộc sống là dành cho cả 2 phía. Người cho đi yêu thương đc nhận một cảm giác ngọt ngào, êm dịu và bình yên. Và hầu như là họ cũng sẽ nhận lại đc tình thương từ ng` mình vừa trao tặng. Người đc nhận yêu thương thì có thể nhận đc rất nhiều. Đối với một đưa trẻ thì đó có thể là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, suối nguồn tươi mát ươm mầm cho một trái tim nhạy cảm. Cũng có thể là sức mạnh cảm hóa, bến bờ quay lại đối với một bước chân lầm lỡ.
Tình yêu thương là những rung động giữa con người với con người, là lực hấp dẫn kéo con người ta xích lại gần nhau, tọa thành khối thống nhất. Nếu cuộc sống không có yêu thương thì mối liên kết sẽ vô cùng lỏng lẻo, có thể đứt gãy bất kì lúc nào. Và sẽ thật là một thảm họa nếu như thế giới ở trong tình trạng ấy. Rất có thể sẽ là chiến tranh, là chết chóc, bởi một khi yêu thương không tồn tại thì lòng nhân đạo có thể bắt nguồn đc từ đâu nữa? Khi ấy hạnh phúc sẽ không thể tồn tại được nữa! Yêu thương đem lại hạnh phúc cho nhân loại! Vì vậy hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật nhiều. Có thể chúng ta sẽ nhận lại đc tình thương từ họ, hoặc có thể không, nhưng điều đó không quan trọng, vì chỉ cần yêu thương tồn tại trong ta thì ta đã có đc hạnh phúc. Bởi yêu thương chính là hạnh phúc của con người!
Trong cuộc sống hiện nay, hạnh phúc của con người không phải là sự đầy đủ về vật chất, không phải là công danh địa vị mà nó bắt nguồn từ tình thương, từ sự yêu thương giữa con người với con ngươi.Tình thương là nguồn của mọi sự hạnh phúc.
Nếu có một ai đó hỏi tôi tình yêu bắt nguồn từ đâu? Tôi xin trả lời tình yêu bắt đầu từ một trái tim nhân hậu! Mà trên hết là trái tim của chính mình. Như chính tôi và các bạn ai cũng nhận được tình yêu thương. Nhưng tình yêu ấy chỉ giới hạn trong sự đùm bọc và nâng đỡ của người thân và họ hàng. Như vậy thử hỏi những em bé trong trại trẻ mồ côi, những người già cả cô đơn….không nơi nương tựa ai sẽ dành tình yêu thương sự đùm bọc và che chở cho họ… Chúng ta có thấy hối tiếc khi đã cho người ăn mày hai chục ngàn đồng. Nhưng không, vì tấm lòng yêu thương và vị tha chúng ta nên cho đi những gì là có thể.
Liệu họ sẽ ra sao giữa nẻo đường đời đầy gian khó và hiểm nguy? Nếu như không có những con người có lòng nhân hậu, từ bi và sự nhiệt tình để chia sẻ và giúp đỡ họ xây dựng nên một mái nhà tình thương giữa những con người cùng cảnh ngộ. Tuy họ bị thiếu thốn tình thương của người thân nhu*g tình cảm và sự yêu thương giữa những con người cùng cảnh ngộ bi đát ấy.Đã giúp họ đứng dậy dù trước mắt họ là muôn vàn sóng gió và khó khăn cần phải bước qua nhưng họ vẫn nở nụ cười trên môi bởi lẽ họ tin rằng mình sẽ được hạnh phúc. Tuy họ hơi thiếu thốn về mặt vật chất nhưng tinh thần hăng hái,sự đam mê học hỏi, cố gắng nơi con người họ đã giúp họ có nghị lực, chiến thắng bản thân mình để vượt qua được những thử thách của cuộc đời. Chúng ta thì sao? Là những con người được ăn học tử tế, được mặc quần áo đẹp, được đi chơi cùng gia đình… Đầy đủ về mọi thứ như vậy nhưng chúng ta có được những tinh thần ấy như các em không? Khi đi học chúng ta vấp phải cục đá to để ở giữa lòng đường chúng ta có thể ngoảnh mặt làm ngơ chăng? Nhưng không, một cô bé gái đã nhặt cục đá ấy ra và bỏ vào lề đường. Tại sao cô bé đó lại làm như vậy? Sao không để nó như thế mà lại làm hành động đó. Đó chính là tình thương!Bởi lẽ cô bé ấy sợ ai đó cũng bị vào té và đau như mình!
Nhờ tình thương của những con người có tấm lòng bác ái rộng lượng nên các em mới vững tin bước bằng đôi chân của chính mình vào cuộc đời này hơn. Vì vậy thương là đạo lí cơ bản nhất để làm người. Nếu chúng ta sống với tình thương và lòng nhân đạo, tâm hồn của chúng ta sẽ lạc quan hơn và sự sống của chúng ta cũng nhiều hy vọng hơn.
Hạnh phúc là có nhau hôm nay để sống. Yêu thương là biết sống làm sao để ta có nhau ngày mai. Các bạn của tôi ơi, hãy nhớ rằng hạnh p húc không phải là của riêng ta để cho đi hay lấy lại. Hạnh phúc chỉ đến với ta khi ta biết yêu thương lẫn nhau và chia sẻ cho nhau tình thương đó…” Hãy dang rộng vòng tay đón nhận những ai bất hạnh mọi người nhé!

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta luôn dành cho nhau những điều tốt đẹp nhất, và tình thương chính là điều tốt đẹp đó.Tình thương xuất phát từ đâu? Và con người sẽ ra sao khi cuộc sống chỉ toàn ích kỉ và hận thù.Vì thế “ tình thương là hạnh phúc của con người” là ước mơ và khát vọng của nhiều người Tình thương không chỉ đơn thuần là một thứ tình cảm mà chúng ta dành cho nhau. Mà nó còn xuất phát từ sự quan tâm yêu thương của ông bà cha mẹ dành cho con cháu và của anh chị dành cho em út của mình. Ngày nay khi cuộc sống với bộn bề lo toang thì tình thương còn giữ đúng nghĩa của nó. Liệu mỗi ngày di làm về chúng ta còn đủ thời gian góp mặt vào bữa cơm gia đình để chia sẻ buồn vui vừa trải qua sau một ngày làm việc hay lại vùi đầu công việc đến tối khuya và chì cần biết con cái đã được ăn uống và ngày mai chúng tiếp tục đến trường, nghĩa vụ đó chính là tình thương mà ta dành cho chúng.Nếu như vậy liệu chúng có cảm nhận được chăng? Hay chỉ cần học thật giỏi và chẳng cần quan tâm đến ai cũng đủ để báo đáp tình thương đó rồi.Tình thương không phải dừng lại ở những thứ vật chất kia.Mà tình thương đúng nghĩa đôi khi cũng chỉ là những câu hỏi thăm của những người xa lạ và nó cũng chính là những cử chỉ những hành động thân thiện mà chúng ta cháo hỏi nhau mỗi ngày. Bạn sẽ cảm thấy ra sao khi nhìn thấy một cô bé con đón từ tay mẹ nó một gói bánh nhỏ nhưng khuôn mặt xinh xắn nụ cười tươi trên môi vẫn chưa diễn tả hết được niềm vui.Hay chính bạn là người nhận được món quà đó từ tay của mẹ mình. Gói bánh kia chỉ đơn giản là một thứ quà vặt mà đó cũng chính là tình yêu thương mẹ dành cho con. Tình yêu thương nhỏ bé ấy cũng góp phần xây dựng nhân cách cua một con người từ tấm bé., biết quan tâm chia sẻ với mọi người dù chỉ là những thứ nhỏ nhất. Người đàn ông là trụ cột trong gia đình là người đứng ra bươn chải kiếm sống.để nuôi cả gia đình tưởng chừng như không bao giờ ngã quỵ nhưng có những lúc ông mệt mỏi hay kiệt sức thì gia đình chính là một nơi yên bình cho o­ng nghỉ ngơi và tình yêu thương của vợ con là liều thuốc tăng lực hiệu quả nhất. và sau đó ông lại tiếp tục hòa vào cuộc sống bận rộn hàng ngày với nhiều niềm tin và hy vọng mà tình thương chính là cơ sở cho những hoài bảo đó. Cũng có những con người tham lam ích kỉ luôn muốn mọi thứ thuộc về mình và đòi hỏi ở người khác quá nhiều trong khi bản thân thì chẳng cần quan tâm đến ai không cần biết người khác nghĩ gì.Họ sẵng sang vui vẻ cười nói khi người ngồi bên cạnh đang khóc nức nở vì chuyện gia đình không may.Họ có thể tỏ ra khó chịu khi tiếng khóc tội nghiệp đó làm gián đoạn niềm vui của họ. Không một lời quan tâm động viên an ủi chỉ biết đến hạnh phúc của riêng mình bản thân nhưng làm như vậy họ có thật sự hạnh phúc. niềm vui kia nhanh đến rồi cụng chóng đi và họ sẽ trở lại tham lam ích kỉ, Tình thương không chỉ giúp con người ta có thêm sức mạnh để tiến xa hơn trong cuộc sống mà nói còn là chiếc ghế êm ái của sự thong cảm chia sẻ,dù chỉ là một câu hỏi thăm an ủi dù chỉ là một cái vổ vai thân thiện cũng làm nên sức mạnh xua tan đi nỗi bùn và niềm đau khổ cho người khác Tình thương có thề đến từ bất cứ đâu nhưng không phải bất cứ chỗ nào cũng có tình thương.tình thương đơn giản chỉ là sự quan tâm chia sẻ nhưng nó có thể trở nên phức tạp với những con người ích kỉ Vì vậy chúng ta phải biết quan tâm giúp đỡ mọi người. giúp đỡ 1 cụ già băng qua đường hay nhịn một chút phần quà sang dể ủng hộ quỹ “ Vì người nghèo” không những họ mà chính chúng ta cũng có được niềm hạnh phúc lớn nhất. “tình thương là hạnh phúc cua con người” chúng ta hãy biết giữ gìn hạnh phúc cao đẹp đó.
Người Đăng : Admin

Thế giới không có tình yêu thương là một hoả ngục

ĐTC Phanxicô hôn một bé gái trong buổi tíếp kiến chung sáng thứ tư 15-6-2017 tại quảng trường thánh Phêrô - AP
14/06/2017 12:43
Một thế giới không có tình yêu thương và sự chú ý săn sóc của con người đối với nhau là một hoả ngục, chứ không phải là một thế giới nhân bản. Thiên Chúa yêu thương chúng ta vì ngài là Tình Yêu và Ngài yêu thương cả khi chúng ta tội lỗi.
ĐTC Phanxicô đã khẳng định như trên với 30.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chúng sáng thứ tư 14.06.2017. Mở đầu bài huấn dụ ĐTC cho biết buổi tiếp kiến được tổ chức ở hai nơi: trong đại thính đường Phaolô VI cho các anh chị em đau yếu, vì trời quá nóng đối với họ, và tại quảng trường cho mọi người còn lại. Chúng ta tất cả được nối kết bởi Chúa Thánh Thần là Đấng luôn luôn tạo sự hiệp nhất. Chúng ta chào các anh chị em ở trong đại thính đường Phaolô VI. Sau đó ĐTC giải thích dụ ngôn người con hoang đàng như kể trong chương 15 Phúc Âm thánh Luca và nói:
Không ai trong chúng ta có thể sống mà không có tình yêu thương. Thật là một cảnh nô lệ xấu xa trong đó chúng ta có thể rơi vào, đó là cho rằng tình yêu thương là điều được thưởng. Có lẽ phần lớn nỗi lo lắng của con người ngày nay phát xuất từ điều này: đó là tin rằng nếu chúng ta không mạnh mẽ, hấp dẫn và xinh đẹp, thì khi đó không có ai lo lắng cho chúng ta. Biết bao nhiêu người ngày nay chỉ kiếm tìm tính cách hữu hình để lấp đầy sự trống rỗng bên trong: làm như thể chúng ta là những người muôn đời cần có các xác nhận. Tuy nhiên, anh chị em có tưởng tượng được một thế giới mà trong đó tất cả mọi ngươi đều ăn mày các lý do để khơi dậy sự chú ý cuả người khác không, và trái lại không có ai sẵn sàng yêu thương người khác một cách nhưng không?  Hãy tưởng tượng một thế giới như vậy: một thế giới không có sự nhưng không của tình yêu thương! Xem ra là một thế giới nhân bản, nhưng thật ra nó là một hoả ngục. Biết bao nhiêu chủ trương chiêm ngắm chính mình của con người nảy sinh từ một tình cảm cô đơn và mồ côi. Đàng sau biết bao nhiêu thái độ hành xử không thể giải thích được có ẩn dấu câu hỏi: “Có lẽ nào tôi lại không đáng được gọi tên hay sao, nghĩa là không đáng được yêu thương sao?” Bởi vì tình yêu thương luôn luôn gọi tên…
** Khi một thanh thiếu niên không được hay cảm thấy không được yêu thương, thì bạo lực nảy sinh. Đàng sau biết bao nhiêu hình thức của thù ghét xã hội và chủ trương đập phá thường có một con tim không được thừa nhận. Không có các trẻ em xấu, cũng như không có các người trẻ  hoàn toàn hoang dại, nhưng có các con người bất hạnh. Và cái gì có thể khiến cho chúng ta hạnh phúc, nếu không phải là kinh nghiệm của tình yêu thương được trao ban và được nhận lãnh? Cuộc sống con người là một trao đổi các cái nhìn: có ai đó nhìn chúng ta và giật được từ chúng ta nụ cười đầu tiên, và chúng ta là những người trao ban nụ cười một cách nhưng không cho người bị khép kín trong buồn sầu, và như thế chúng ta mở ra cho họ một lối thoát. Trao đổi cái nhìn: nhìn vào mắt và mở ra các cánh cửa của con tim. Bước đầu tiên mà Thiên Chúa làm với chúng ta là bước đi của một tình yêu thương được đi trước và vô điều kiện. Thiên Chúa yêu thương trước. Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói:
Thiên Chúa yêu thương chúng ta bởi vì Ngài chính là Tình yêu, và tự bản chất của nó tình yêu hướng tới chỗ tự phổ biến và trao ban. Thiên Chúa cũng không ràng buộc lòng nhân lành của Ngài vào việc hoán cải của chúng ta: có chăng  đó là sự hoán cải là một kết quả tình yêu thương của Thiên Chúa. Thánh Phaolô diễn tả nó một cách hoàn hảo khi nói: “Thiên Chúa chứng minh tình yêu của Ngài đối với chúng ta trong sự kiện khi chúng ta còn là những kẻ tội lỗi, Chúa Kitô đã chết cho chúng ta” (Rm 5,8). Trong khi chúng ta còn là những người tội lỗi. Một tình yêu thương vô điều kiện. Trong khi chúng ta còn ở xa, như người con hoang đàng của dụ ngôn: “Khi nó còn ở đàng xa, cha nó trông thấy nó, và cảm thương…” (Lc 15,20).  
Vì yêu thương chúng ta Thiên Chúa đã thực thi một cuộc xuất hành khỏi chính Ngài, để đến kiếm tìm chúng ta trong vùng đất, nơi thật là vô nghĩa khi Ngài phải đến sống. Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta cả khi chúng ta đã lầm lỗi.
Ai trong chúng ta yêu thương kiểu đó, nếu không phải là một ngưòi cha hay một người mẹ? Một bà mẹ tiếp tục yêu thương con mình cả khi nó ở trong tù. Tôi nhớ tới biết bao bà mẹ, xếp hàng để vào nhà tù trong giáo phận trước đây của tôi. Họ không xấu hổ. Đứa con họ ở trong tù, nhưng nó là con của họ. Và họ chịu biết bao tủi nhục, khi bị lục soát trước khi vào nhà tù. Nhưng “Nó là con của tôi”. “Nhưng bà ơi, con bà là một tên tội phạm!” “Nó là con tôi!” Chỉ có tình yêu của người mẹ người cha làm cho chúng ta hiểu tình yêu của Thiên Chúa như thế nào.
** Một bà mẹ không xin xoá bỏ công lý nhân loại, bởi vì mỗi lầm lỗi đòi hỏi một đền bù, nhưng một bà mẹ không bao giờ  thôi đau khổ cho con mình. Bà yêu thương nó cả khi nó là một tội nhân. Thiên Chúa cũng làm cùng điều đó đối với chúng ta: chúng ta là con cái của được yêu thương của Ngài! Có thể Thiên Chúa có vài người con mà Ngài không yêu không? Không đâu. Chúng ta tất cả đều là các con cái được Thiên Chúa yêu thương. Không có một lời chúc dữ nào trên cuộc sống của chúng ta, nhưng chỉ có lời nhân lành của Thiên  Chúa, là Đấng đã kéo sự sống của chúng ta ra từ hư không. Sự thật của tất cả những điều đó là tương quan tình yêu thương gắn liền Thiên Chúa Cha với Chúa Con qua Chúa Thánh Thần, tương quan trong đó chúng ta được tiếp nhận do ơn thánh. Trong Ngài, trong Đức Kitô Giêsu, chúng ta đã được muốn, yêu thương và mong ước. Có Một Người đã in trong chúng ta một vẻ đẹp nguyên thuỷ, mà không tội lỗi nào, không lựa chọn sai lầm nào có thể xoá nhoà tất cả. Trước mắt Thiên Chúa chúng ta luôn luôn là các con suối nhỏ được làm để vọt lên nước ngon. Chúa Giêsu đã nói với người đàn bà xứ Samaria: “Nước mà tôi sẽ cho chị, sẽ trở thành nơi chị một suối nước vọt lên cho sự sống vĩnh cửu” (Ga 4,14).
Để thay đổi con tim của một người bất hạnh, thì đâu là phương dược? Đâu là thuốc giúp thay đổi con tim của một người không hạnh phúc? Tín hữu trả lời: tình yêu. ĐTC nói: “Hãy nói to hơn”. Tín hữu la to: tình yêu. Giỏi, giỏi, tất cả đều giỏi! Và làm thế nào để cho khiến cho một người cảm nhận được là ta yêu thương họ? Trước hết cần ôm họ trong vòng tay, làm cho họ cảm nhận được rằng họ được ước mong, rằng họ quan trọng, và họ sẽ thôi buồn. Tình yêu kêu gọi tình yêu, một cách mạnh mẽ hơn thù hận mời gọi cái chết. Chúa Giêsu đã không chết và sống lại cho chính Ngài, mà cho chúng ta, để tội lỗi chúng ta được tha thứ. Vì thế đây là lúc phục sinh cho tất cả mọi người: là lúc nâng các kẻ nghèo hèn đứng dậy khỏi sự chán nản, nhất là những kẻ nằm trong mồ từ một thời gian lâu hơn là ba ngày. Ở đây một ngọn gió giải phóng thổi trên mặt chúng ta. Ở đây nẩy mầm ơn của niềm hy vọng. Và niềm hy vọng là niềm hy vọng của Thiên Chúa Cha yêu thương chúng ta như chúng ta là: Ngài luôn luôn yêu thương chúng ta và yêu thương tất cả mọi người.
** ĐTC đã chào các đoàn hành hương hiện diện, trong đó có các đoàn đến từ Pháp, Bỉ, đảo Maurizitius, đặc biệt các sinh viên tham dự đại hội Olivaint tại Paris. Ngài nhắc cho mọi người nhớ tất cả đều quý báu trước mặt Chúa, và sự thật này là suối nguồn trao ban hy vọng.
Chào các đoàn hành hương đến từ Anh quốc, Thụy Điển, Hồng Kông, Pakistan, Philippines, Đại Hàn, Thái Lan, Canada và Hoa Kỳ ĐTC cầu chúc Chúa Kitô ban cho họ nhiều niềm vui và an bình.
Với các nhóm nói tiếng Đức, đặc biệt là cộng đoàn các cha Scolopi Illertissen, ngài nhắc cho biết tháng sáu là tháng kính Thánh Tâm  Chúa Giêsu, suối nguồn vô tận của tình yêu. Chúng ta hãy làm chứng cho tình yêu ấy của Chúa, bằng cách trao ban nó cho những người chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống thường ngày.
Với các nhóm nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong đó có các đoàn hành hương Brasil, ngài xin Mẹ Maria giúp mọi người biết ra khỏi chính mình và noi gương Mẹ thông truyền tình yêu của Chúa cho tha nhân.
Chào các tín hữu Ba Lan ĐTC nhắc lại tư tưởng của thánh Gioan Phaolô II trong thông điệp Đấng Cứu Độ con người và nói: “Con người là sinh vật không thể hiểu đuợc và cuộc sống của nó vô nghĩa, nếu nó không gặp gỡ tình yêu thương và sống kinh nghiệm yêu thương, lấy đó làm của riêng mình và tham dự vào đó cách sống động” (s. 10) Chúng ta đừng sợ hãi tình yêu thương và các đòi hỏi của nó. Hãy khiến cho nó trở thành to lớn, xinh đẹp và có trách nhiệm trong cuộc sống, để là một ánh sáng hy vọng cho tha nhân.
Trong các nhóm Ý ĐTC chào các tân linh mục giáo phận Brescia bắc Italia, hiệp hội Bác ái không biên giới giáo phận San Marino Montefeltro kỷ niệm 20 năm thành lập, liên hiệp người mù Italia, hiệp hội Silvana Angelucci của nhiều vùng Italia, hiệp hội văn hóa Reatium kỷ nhiệm ĐGH Zosimo, thân nhân của các bính sĩ bị chết trong các sứ mệnh bảo hoà. ĐTC bầy tỏ sự trìu mến, gần gũi, ủi an và khích lệ họ.
Chào các bạn trẻ người đau yếu và các đôi tân hôn ngài nhắc hôm qua Giáo Hội mừng kính thánh Antôn thành Padova, “vị giảng thuyết tài ba bổn mạng dân nghèo và người đau khổ.” Ngài khích lệ giới trẻ đừng mệt mỏi noi gương sống của thánh nhân; người đau yếu xin thánh nhân bầu cử cho họ trong tật bệnh; và các cặp vợ chồng mới cưới thi đua học hỏi và sống Lời Chúa trong đời hôn nhân.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
Linh Tiến Khải

Sức mạnh của tình yêu thương con người thể hiện qua “Vợ nhặt” của Kim Lân và “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Đánh giá bài viết

Đề bài: em hãy phân tích sức mạnh của tình yêu thương con người thể hiện qua “Vợ nhặt” của Kim Lân và “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Một tác phẩm có nhiều thước đo giá trị, trong đó tình người, lòng yêu thương lẫn nhau chính là thước đo chủ yếu và cơ bản nhất, quyết định sức sống của tác phẩm đồng thời qua đó, thể hiện thái độ, tình cảm và cách nhìn nhận của nhà văn đối với con người và cuộc sống. Hai truyện ngắn Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài), Vợ nhặt ( Kim Lân), đều toát lên được tình người mà tác giả dành cho các nhân vật của mình, khác với văn xuôi thời kỳ trước 1945, đây là giá trị nhân đạo mới.
Mácxim Gorki đã nói “ Văn tức là người”. Đối tượng phản ánh trung tâm của văn học là con người. Nhà văn chân chính đi tìm bề sâu và mọi tâm trạng tinh vi, phức tạp nhất của tâm hồn con người để hiểu và yêu con người. Chính vì thế giá trị nhân đạo luôn là vấn đề cấp thiết trong văn chương mọi thời đại. Số phận con người, những khát vọng của con người không bao giờ lại cũ cả.
Sức mạnh của tình thương yêu con người được thể hiện rõ nét nhất qua đoạn Mị cứu A Phủ (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) và Tràng đối với cô vợ theo (Vợ nhặt – Kim Lân)
Đầu tiên là tác phẩm “vợ chồng A phủ” qua hành động Mị cắt dây trói giải thoát cho A Phủ là biểu hiện cao nhất của tình yêu thương con người:
Lúc đầu, Mị dửng dưng vô cảm trước cái chết cận kề của A Phủ. Nhưng sau đó, dòng nước mắt của A Phủ “bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” đã thức dậy lòng thương người trong Mị. Lòng thương người ấy đã làm sống dậy trong Mị sức phản kháng mạnh mẽ. Nếu nói đêm tình mùa xuân là “tia lửa nhỏ” thì đêm cứu A Phủ là “đám cháy lớn”. Đám cháy ấy bùng lên khi Mị nhận thức được tội ác cha con nhà thống lý “Trời ơi chúng trói người ta đến chết thì thôi, chúng nó trói chết người đàn bà ngày trước cũng ở trong cái nhà này. Chúng nó thật độc ác”. Nhận thức ấy là nhận thức hoàn toàn bằng lí trí, bằng sự tỉnh táo. Từ nhận thức ấy mà sự nổi loạn thứ hai của Mị mới thật là mong muốn của người đọc. Mị đã cắt đứt dây trói cho A Phủ. Rồi Mị cũng vụt chạy theo A Phủ vì theo Mị “Ở đây thì chết mất”. Hơn một lần trong truyện này Mị sợ chết. Lần đầu là thức dậy sau đêm bị trói nghĩ đến người đàn bà đời trước bị trói đến chết trong căn nhà này “Mị sợ quá. Mị cựa quậy xem mình còn sống hay là đã chết”. Lần thứ hai là lúc Mị cắt đứt xong dây trói cho A Phủ. Như vậy, sợ chết là biểu hiện cao độ nhất của lòng ham sống. Đó là vẻ đẹp sức sống tiềm tàng của con người lao động Tây Bắc và niềm tin của nhà văn vào khả năng vươn dậy của nhân vật.và đó cũng chính là tình yêu thương con người, giữa con người với con người.
Sau những hành động của mình vừa làm, Mị cảm thấy “hốt hoảng”, rồi đột nhiên “vụt chạy” đuổi theo A Phủ, và nói “A Phủ cho tôi đi!… Ở đây thì chết mất!” đây chính là lúc mà tình yêu thương con người được đẩy lên cao trào, bắt đầu hành trình từ “thung lũng đau thương” đến “cánh đồng vui” ở mảnh đất Phiềng Sa.
Mị và A Phủ từ tăm tối đau thương đã vươn lên ánh sáng của tự do và nhân phẩm. Họ đã cùng nhau đạp qua đêm tối, vươn đến ngày mai ở Phiềng Sa, nên vợ nên chồng. Cả hai người đã theo Cách mạng, theo Đảng, đánh giặc, bảo vệ quê hương và thay đổi số phận của mình. Cũng qua đó, tác giả đã bày tỏ thái độ bênh vực quyền sống của con người và là bài ca ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người lao động, đặc biệt là sức sống tiềm tàng và hành động tự giải phóng của nhân vật, đồng thời đặt niềm tin và sự trân trọng, nâng niu đối với khát vọng sống tốt đẹp của con người dù bị đày đọa đau khổ.
Chỉ cần những hành động của Mị đó thôi, tuy có vẻ rất đơn giản nhung phải có dũng khí lắm, người con giá đã từng cảm chịu kiếp sống trâu bò đó mới có thể dám làm, nếu không xuất phát từ tình thương người thì chắc chắn Mị đã không hnahf động như thế. Vì vậy hành động đó có ý nghĩa to lớn vì nó là sự hồi sinh, làm thức tỉnh một kiếp người, đồng thời là biểu tượng của tinh thần phản kháng quyết liệt với cái ác, cái xấu. Sự hồi sinh đó xuất phát từ tình yêu thương con người sâu sắc mà xã hội cũ đang cố tình vùi dập nó.
Còn trong tác phẩm “vợ nhặt” của Kim Lân, tình yêu thương con người được thể hiện qua hành động của Tràng, và Mị: Mị và A Phủ từ tăm tối đau thương đã vươn lên ánh sáng của tự do và nhân phẩm. Họ đã cùng nhau đạp qua đêm tối, vươn đến ngày mai ở Phiềng Sa, nên vợ nên chồng. Cả hai người đã theo Cách mạng, theo Đảng, đánh giặc, bảo vệ quê hương và thay đổi số phận của mình. Cũng qua đó, tác giả đã bày tỏ thái độ bênh vực quyền sống của con người và là bài ca ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người lao động, đặc biệt là sức sống tiềm tàng và hành động tự giải phóng của nhân vật, đồng thời đặt niềm tin và sự trân trọng, nâng niu đối với khát vọng sống tốt đẹp của con người dù bị đày đọa đau khổ.
Đầu tiên là ngượng ngùng, xấu hổ. Từ khi rơi vào tình cảnh theo không Tràng làm vợ, cô vợ nhặt trên đường theo Tràng về bộc lộ rõ nét tâm lý ngượng ngùng, xấu hổ. Bên cạnh dáng vẻ phởn phơ, tự đắc của Tràng, thì cái vẻ thèn thẹn của người vợ càng lộ rõ. Thậm chí trước lời bàn tán của dân xóm ngụ cư, thị “ngượng ngùng chân nọ díu evào chân kia, thị chỉ dám càu nhàu ở trong miệng”, càu nhàu khẽ đến mức Tràng đi bên cạnh mà không nghe rõ. Ra thế, những nét đanh đá, chỏng lỏn, sống sượng không phải là bản chất mà là sản phẩm của hoàn cảnh năm đói, vẫn còn đó nguyên vẹn trong chị vẻ thuần hậu của người phụ nữ lao động thôn quê.
Trên đường gần về nhà Tràng, người vợ nhặt rơi vào tâm trạng lo âu, phấp phỏm, điều này được thể hiện rõ qua những câu hỏi dồn dập của thị với Tràng: “Nhà có ai không?”, “Sắp đến chưa?”,”Sao lâu thế?”….Bởi chị theo không Tràng là bất đắc dĩ, là để tránh cái đói quay quắt, không biết những gì đang đợi chị ở phía trước cho nên trong lòng lo lắng, bất an. Rồi khi trông thấy gia cảnh nhà Tràng chỉ là một “cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổm nhổm những bụi cỏ dại”, người vợ nhặt không nén nổi tiếng thở dài ngao ngán. Khi bước vào nhà, chị đứng khép nép tay vân vê tà áo rách, mặt bần thần. Nhà văn Kim Lân dã miêu tả thật tinh tế tâm lý của người vợ nhặt khi rơi vào tình huống theo không Tràng về làm vợ.
Kim Lân rất tinh tế, chỉ điểm thoáng qua vài biểu hiện thất vọng ở người phụ nữ rồi ông chuyển sang một nét nhân bản hơn; không tránh được cái đói, cái rách, không tránh được cái nghèo, cái khổ, người vợ nhặt đã tìm được một điểm tựa tinh thần. Đó là mái ấm gia đình. Vì vậy có những lúc người vợ nhặt bộc lộ niềm vui, phấn chấn, hạnh phúc qua ngôn ngữ và cử chỉ thân mật như mắng Tràng “hoang nó vừa vừa chứ”…” chỉ được cái thế là nhanh. Dơ!”. “Đồ khỉ gió”. Có lúc khặm mặt lại, lườm Tràng một cách tình tứ. Cái lườm của cô vợ nhặt gợi cho ta nhớ đến câu nói nổi tiếng của Nam Cao trong kiệt tác Chí Phèo: “Người đàn bà dù xấu đến đâu, khi yêu cũng lườm”. Cái lườm của người vợ nhặt ở đây quả là đã vượt len trên cái đói, cái khát để đi đến một niềm hạnh phúc rất đời thường.
Được sống trong tình thương ấm áp của gia đình bà cụ Tứ, người vợ nhặt đã có được những thay đổi rõ nét: dịu dàng, đôn hậu trở lại, cùng bà mẹ chồng “xăm xắn” quét dọn vườn tược, nhà cửa. Việc quét dọn nhà cửa trong những ngày tháng ấy xét về mặt kinh tế thì vô nghĩa nhưng nó lại có ý nghĩa to lớn về mặt giá trị tinh thần nhân văn.Tràng, cô vợ nhặt, bà cụ Tứ không chấp nhận lối sống tạm bợ qua ngày, họ vẫn hướng tới một cuộc sống bền vững, tốt đẹp hơn. Sự thay đổi của cô vợ nhặt cũng khiến Tràng không khỏi ngạc nhiên: ” nom Thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh.” Không chỉ vậy, cô vợ nhặt còn có những dự cảm tốt đẹp về tương lai. Cuối tác phẩm, cô vợ nhặt nhắc đến truyện ở Thái Nguyên, Bắc Giang người ta phá kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo. Câu chuyện tưởng vu vơ này nhưng lại bộc lộ một dự cảm đổi đời, một cuộc thay đổi số phận trong đó có người vợ nhặt.
Qua hai tác phẩm trên ta mới thấy được sức mạnh của tình thương yêu nó cao như thế nào, giúp con người vượt qua tất cả. Bằng tình thương và cái nhìn nhân đạo, nhà văn đã ngợi ca vẻ đẹp của người lao động và luôn muốn tìm cho nhân vật của mình một hướng đi mới và tươi sáng hơn.
Bên cạnh những cái chung, điểm giống nhau của hai tác phẩm thì hiện thực cuộc sống được phản ánh trong hai tác phẩm khác nhau:
Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là bối cảnh sau cách mạng và trong kháng chiến ở miền núi Tây Bắc. Nói về những con người lao động ở vùng núi cao và chế độ phong kiến vẫn còn đang đè nặng lên chính những con người nơi đây.
Còn “Vợ nhặt” của Tô Hoài lại lấy bối cảnh là nạn đói trước cách mạng và ở miền xuôi. Vào năm 1945 khi mà nạn đói hoành hành và phải khiến hơn 2 triệu người Việt Nam phải chết đói trong đợt đói đấy
Các nhân vật khác nhau nhưng có những số phận cụ thể nhau:
Đối với Mị,Mị là nạn nhân của chế độ chúa đất phong kiến ở miền núi. Giá trị con người không được xem trọng, đưa ra đong đếm, mua bán, gán nợ như đồ vật hay trâu bò vậy. Còn vợ nhặt, cô là nạn nhân của nạn đói do bọn phong kiến, thực dân, phát xít gây ra.
Phong cách nghệ thuật, bút pháp miêu tả của mỗi tác giả khác nhau: Kim Lân chú ý khai thác từ tình huống và tâm lí nhân vật. Trong khi Tô Hoài có lối miêu tả nhân vật độc đáo.
Qua nhân vật và tình huống truyện, không những nhà văn phản ánh một mặt trận đen tối trong hiện thực xã hội, cùng số phận của người dân nghèo mà còn phát hiện vẻ đẹp tâm hồn của họ. Đó là niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu nét đẹp tâm hồn mà hơn cả là sự hướng tới giải phóng cho con người.
Tin hot
Xem tiếp...

LƯỚI TRỜI LỒNG LỘNG 2

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tên phạm nhân trốn trại
Những bí ẩn của tội ác, những thủ đoạn tinh vi, từ những sợi chỉ mỏng manh tại hiện trường, đến tinh thần mưu trí dũng cảm của các chiến sĩ công an nhân dân đưa cái ác ra ánh sáng công lý. 

Thái Nguyên: Một phạm nhân vừa trốn trại, để lại lời nhắn "có không giữ mất đừng tìm"

Minh Ngọc, Theo Thời đại 22:24 15/01/2018

Cách đây vài giờ đồng hồ, trên mạng xã hội xôn xao thông tin về một phạm nhân đang cải tạo tại phân trại số 5 (Thái Nguyên) đã bỏ trốn và để lại lời nhắn.

Theo đó, một fanpage đăng tải nội dung: "Truy tìm phạm nhân vừa trốn trại cách đây 6 tiếng tại Thái Nguyên. Phạm nhân Đàm Văn Duy, sinh năm 1993 (quê ở Ngân Sơn, Bắc Kạn) chịu mức án 7 năm tù".
Người đăng tải sự việc cũng cảnh báo đến người dân: "Anh chị em cảnh giác. Trước khi bỏ đi, em nó (phạm nhân) có để lại 1 mảnh giấy ghi dòng chữ: "Có không giữ mất đừng tìm". Có khả năng phạm nhân Duy đang ở quanh khu vực Thái Nguyên nói chung và quanh khu KM34 nói riêng".
Thái Nguyên: Một phạm nhân vừa trốn trại, để lại lời nhắn có không giữ mất đừng tìm - Ảnh 1.
Thông tin đối tượng Đàm Văn Duy bỏ trốn trong quá trình cải tạo lao động được đăng tải trên fanpage có tên Cảnh sát Cơ động.
Thái Nguyên: Một phạm nhân vừa trốn trại, để lại lời nhắn có không giữ mất đừng tìm - Ảnh 2.
Phạm nhân Duy bỏ trốn trong quá trình cải tạo lao động.
Liên hệ với đường dây nóng 02083751420 do admin của fanpage thông tin, chúng tôi được một cán bộ phía đầu dây cho biết, đây là số điện thoại thuộc Đội điều tra tổng hợp Công an TP. Thái Nguyên. Người trả lời đường dây nóng cũng cho biết, phía đơn vị mới được biết thông tin qua mạng xã hội chứ chưa có văn bản chính thức từ phía cơ quan chức năng và đề nghị PV liên hệ với trại giam để có thông tin.
Lúc 16h30, ngày 15/1 trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo trại giam nơi phạm nhân bỏ trốn xác nhận, có sự việc trên và cho biết, đến thời điểm hiện tại lực lượng chức năng vẫn đang tổ chức truy bắt phạm nhân Duy.
Vị lãnh đạo trại giam cho biết thêm, phạm nhân Duy bỏ trốn tại hiện trường lao động.
Vậy ai có thông tin gì về phạm nhân Đàm Văn Duy thì liên hệ với cơ quan Công an nơi gần nhất.

Cả nhà “vợ” ngã ngửa khi biết “rể hiền” là... “siêu trộm” trốn trại

Hoàng Minh, Theo Người đưa tin 21:20 21/11/2017

“Lưới trời lồng lộng”, sau hơn 150 ngày trốn khỏi trại giam, “siêu trộm” Nguyễn Văn Tình đã phải tra tay vào còng số 8, trở lại nhà lao.

Hành trình trốn nã của “siêu trộm”
Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa bắt được “siêu trộm” trốn trại Nguyễn Văn Tình (SN 1990, trú xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam).
Theo hồ sơ, giữa tháng 5/2017, dù đã có vợ con đề huề, Nguyễn Văn Tình vẫn không chịu khó lao động mà chỉ đua đòi theo đám bạn xấu. Để có tiền tiêu xài, Tình chọn nghề trộm cắp để mưu sinh. Phát hiện chủ tiệm tạp hóa trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam vắng nhà, Tình liền đột nhập, “cuỗm” đi số tài sản trị giá hơn 45 triệu đồng.
Cả nhà “vợ” ngã ngửa khi biết “rể hiền” là... “siêu trộm” trốn trại - Ảnh 1.
Chân dung "siêu trộm" trốn trại Nguyễn Văn Tình.
Nhận được tin báo, lực lượng chức năng nhanh chóng vào cuộc truy tìm đối tượng gây án. Qua điều tra, Nguyễn Văn Tình rơi vào “tầm ngắm” của các trinh sát. Ngày 26/5, Tình bị Công an huyện Bắc Trà My bắt giam. Vừa bước chân vào trại tạm giam, Tình đã ủ mưu đào thoát.
Ngày 29/5, nhân lúc các cán bộ canh gác trại giam lơ là, mất cảnh giác, đối tượng đã nhanh chân bỏ trốn. Ra khỏi trại tạm giam, không giống như nhiều gã trốn trại tay mơ khác, Tình tỏ ra cáo già, ma mãnh. “Siêu trộm” không vội tìm cách “cao chạy xa bay” bởi Tình thừa biết tất cả các ngả đường trong khu vực đều đã bị cơ quan chức năng chốt chặn.
Tình băng theo đường mòn, tìm đến nhà người tình tên Hạnh ở xã Trà Dương, huyện Bắc Trà My. Tại đây, đối tượng lẻn vào nhà bạn gái, lấy mì tôm nấu ăn và trộm điện thoại di động rồi tẩu thoát. Nhưng khi ra khỏi nhà, phát hiện lực lượng công an đang truy bắt, Tình liền ẩn nấp trong bụi rậm, chờ cơ hội thoát thân. Khi lực lượng công an rút đi, Tình trốn vào sâu trong khu rừng thuộc xã Tiên Hiệp (huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) rồi ẩn náu trong 1 hang đá.
Tại đây, hàng ngày, Tình đợi người dân địa phương rời chòi đi làm rẫy để lẻn vào ăn vụng đồ ăn. Thấy hành tung của mình không bị phát hiện, nhiều lần Tình còn lấy gạo nấu cơm ngay tại bếp của người dân để ăn. Đến chiều tối, khi người dân đi làm chuẩn bị về lại chòi, “siêu trộm” ra hốc đá nằm ngủ. Cứ thế, Tình ăn vụng hết chòi này đến chòi khác trong 7 ngày mà không bị ai phát hiện...
Đến ngày thứ 8, Tình xuống núi, đón xe ra Hải Phòng. Vốn là kẻ có nhiều tài lẻ, từng phục vụ trong các đoàn lô tô (chuyên hát rong) đi lưu diễn tại các tỉnh, “siêu trộm” xin vào làm việc trong một đoàn lô tô. Bằng sự ma mãnh của mình, Tình biết việc ở lâu một địa điểm rất dễ bị phát giác. Thế nên khi vừa làm được 2 ngày 3 đêm, đối tượng xin nghỉ và nhận 700.000 đồng tiền công.
Cầm tiền, Tình đón xe vào TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục hành trình lẩn trốn. Khoảng 10 ngày sau, Tình lại bắt xe lên tỉnh Gia Lai. Ở Gia Lai được 1 tuần, Tình di chuyển đến tỉnh Kon Tum rồi liên tục thay đổi nơi ở nhằm “cắt đuôi” lực lượng trinh sát.
Sau khi phát hiện Tình trốn khỏi nơi giam giữ, Công an huyện Bắc Trà My phát lệnh truy nã đối tượng trên toàn quốc. Cùng lúc, PC52 Công an tỉnh Quảng Nam cũng xác lập chuyên án tầm nã Nguyễn Văn Tình... Tiến hành khoanh vùng các mối quan hệ của đối tượng, các trinh sát phát hiện, sau khi Tình trốn trại, một người bạn của “siêu trộm” quê gốc ở Hải Phòng cũng bỗng dưng... biến mất.
Nghi ngờ người này cùng Tình ra Hải Phòng nên một tổ công tác lên đường ra đất Cảng tìm kiếm. Nhưng khi đến nơi, nghi phạm đã rời đi. Một nguồn tin quần chúng cho biết, kẻ bị tầm nã chỉ ở đây 2 ngày rồi vào Nam.
Sau đó, các trinh sát nhận được thông tin Tình vừa được một người bạn tù gửi vào làm trong 1 doanh nghiệp tại khu phức hợp Nam Hội An. Các trinh sát lập tức vào cuộc rà soát hơn 40 doanh nghiệp với hơn 5.000 công nhân để tìm kiếm Tình.
Trong lúc các trinh sát đang lục tìm từng cái tên thì nhận được tin một số đối tượng hành nghề “hai ngón” ở Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) đang kết hợp với những tên trộm cắp chuyên nghiệp ra khu vực Hòa Khánh (TP.Đà Nẵng) hoạt động. Nghi ngờ, Tình có thể xuất hiện trong băng nhóm này, các trinh sát đã đến đây tìm kiếm nhưng không có kết quả.

Đóng vai người ngoan hiền

Không nản chí, các trinh sát tiếp tục khoanh vùng các mối quan hệ của đối tượng để kiếm tìm các thông tin quý giá. Bất ngờ vào đầu tháng 11, trinh sát nhận được nguồn tin, Tình vừa từ TP.HCM trở về Quảng Nam với 1 cô gái tên Quỳnh ở huyện Núi Thành.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, các trinh sát xác định được Quỳnh ở xã Tam Mỹ Đông (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Thời gian này, do ảnh hưởng của bão số 12 đổ bộ, trời mưa tầm tã nên xảy ra lũ lụt trên diện rộng.
Thế nhưng, các trinh sát vẫn không quản ngại gian khó, tiếp tục rà soát, lần ra được ngôi nhà mà Tình đang trú ngụ. Lúc 8h30 sáng 7.11, Tình đang say sưa chơi game trên điện thoại tại nhà bạn gái thì bị các trinh sát bất ngờ ập vào bắt giữ.
Tại cơ quan điều ra, Nguyễn Văn Tình khai, sau khi chạy trốn ra Bắc, Tình quay vào Nam. Sau khi di chuyển liên tiếp nhiều nơi, nghĩ đã “cắt đuôi” được các trinh sát nên Tình đón xe vào TP.HCM.
Tại đây, đối tượng quen biết Quỳnh, quê ở xã Tam Mỹ Đông, huyện Núi Thành, vào TP.HCM bán bảo hiểm. Với vẻ bề ngoài phong trần của kẻ từng trải, khả năng nói chuyện hài hước,... Tình nhanh chóng chiếm được trái tim cô gái trẻ đồng hương. Sau đó, cả 2 dọn về ở chung với nhau như vợ chồng.
Ở TP.HCM được 1 tháng, Quỳnh thông báo có chuyện gia đình nên phải về quê gấp. Lúc này, với suy nghĩ “nơi nguy hiểm nhất cũng là nơi an toàn nhất”, Tình liền theo Quỳnh về quê Núi Thành ra mắt “nhạc phụ, nhạc mẫu”. Tại đây, biết tin Quỳnh đã có thai với Tình nên gia đình cô xem đối tượng như con rể. Để che mắt thiên hạ, Tình tỏ ra chăm chỉ, chịu khó.
Hàng ngày, Tình phụ giúp anh trai Quỳnh công việc cơ khí trong xưởng tại nhà và hạn chế ra ngoài cũng như giao thiệp với những người xung quanh. Tuy nhiên, mọi tính toán của Tình đã không thành khi tung tích của gã bị các trinh sát phát hiện...
Chứng kiến cảnh Tình tra tay vào còng số 8, cả Quỳnh và gia đình đều bất ngờ. Họ không thể tin khi nam thanh niên mà cả gia đình đặt trọn niềm tin lại là đối tượng bị tầm nã.
Theo hồ sơ của cơ quan công an, trước khi bị Công an huyện Bắc Trà My bắt giữ, Tình đã có 2 tiền án. Năm 2010, khi làm việc trong 1 đoàn lô tô ở tỉnh Đắk Nông, Tình trộm cắp tài sản và bị tòa kết án 9 tháng tù giam.
Sau khi chấp hành án tại trại giam Đắk Trung (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk), Tình về quê sinh sống. Đến năm 2012, Tình lại bị kết án 30 tháng tù giam vì tội Cố ý gây thương tích.
Sau khi chấp hành xong bản án thứ hai ở trại giam An Điềm (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam), Tình về quê cưới vợ, sinh con. Dù đã có gia đình, nhưng “máu nghề nghiệp” vẫn không chịu tắt trong con người “siêu trộm” xứ Quảng. Cũng bởi thói quen trộm cắp, vợ chồng Tình luôn xảy ra mâu thuẫn, cự cãi. Đầu năm 2017, không thể khuyên giải được Tình, vợ hắn đã quyết định ly hôn, chấm dứt cuộc hôn nhân nhiều giông tố này.
Ban chuyên án được thưởng nóng
Trước chiến công bắt giữ được "siêu trộm" vượt trại Nguyễn Văn Tình, lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Nam đã biểu dương, khen thưởng, tặng 10 triệu đồng cho tập thể cán bộ chiến sĩ phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52) Công an tỉnh Quảng Nam.
* Tên một số nhân vật trong bài đã được đổi.

Chi tiết vụ án khiến 2 tên tội phạm vừa trốn trại giam lĩnh án tử hình

Hoàng Hải |
Chi tiết vụ án khiến 2 tên tội phạm vừa trốn trại giam lĩnh án tử hình
Hai tử tù Lê Văn Thọ và Nguyễn Văn Tình.

Hai tử tù vừa bỏ trốn khỏi trại tạm giam T16 Bộ Công an là những đối tượng cực kì nguy hiểm, nếu người dân phát hiện hai kẻ này hãy thông báo ngay cho cơ quan chức năng.

Hai tử tù Nguyễn Văn Tình (SN 1989, trú tại thôn Lập Thạch, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Hà Nội) và Lê Văn Thọ (SN 1980, trú tại xóm 6 Thuỳ Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, Hải Dương) đều đã bị kết án tử hình với những tội danh nghiêm trọng và bị biệt giam tại trại T16 (Bộ Công an) trước khi bỏ trốn.
Riêng đối với Lê Văn Thọ, vào tháng 5/2017, TAND tỉnh Hà Nam đã tuyên phạt hắn ta mức án tử hình về các tội danh: Mua bán trái phép chất ma tuý, giết người và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, vào tháng 12/2014, Lê Văn Thọ gọi điện thuê Nguyễn Văn Dũng, Vũ Đình Thăng (ở Hải Dương) sử dụng súng bắn anh Trần Mạnh Tiến, anh Trần Quang Khanh (trú tại thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam).
Chi tiết vụ án khiến 2 tên tội phạm vừa trốn trại giam lĩnh án tử hình - Ảnh 1.
Lê Văn Thọ.
Đến ngày 16/12/2014, Dũng điều khiển xe máy chở Thăng dùng súng bắn anh Tiến và cháu Trần Mạnh Cường. Hậu quả anh Tiến bị thiệt hại sức khỏe 33%, cháu Cường bị thiệt hại sức khỏe 56%.
Tháng 5/2015, Lê Văn Thọ tiếp tục điện thoại thuê Lê Quang Tuấn (ở Quảng Ninh) sử dụng mìn để giết anh Hoàng Quốc Đức và chị Lê Thu Hà ở thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
Tuy nhiên, Lê Quang Tuấn đã không làm theo ý định mà Thọ thuê, nên việc sát hại anh Đức, chị Hà không thành công theo mong muốn của Thọ.
Cùng thời điểm 5/2015, Lê Văn Thọ điện thoại chỉ đạo Vũ Văn Dũng (ở Hải Dương) lừa đảo chiếm đoạt của Lê Văn Chín bằng hình thức bán cho Chín 6 bánh ma túy giả trị giá 1 tỷ 170 triệu đồng, Chín đã trả cho Lê Văn Thọ số tiền 280 triệu đồng.
Tại phiên tòa xét xử các đối tượng trên vào ngày 17 và 18/5/2017, TAND tỉnh Hà Nam đã tuyên án Lê Văn Thọ 20 năm tù do phạm tội giết người; 10 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tử hình về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Tổng hợp hình phạt buộc bị cáo Lê Văn Thọ phải chấp hành chung cho cả 3 tội là tử hình.
Chi tiết vụ án khiến 2 tên tội phạm vừa trốn trại giam lĩnh án tử hình - Ảnh 2.
Nguyễn Văn Tình.
Đối với Nguyễn Văn Tình, vào tháng 12/2011, hắn ta bị TAND huyện Quốc Oai tuyên phạt 18 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo vì tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Đến ngày 10/5/2016, Tình bị bắt vì tội Mua bán trái phép chất ma túy và bị tạm giam tại trại giam T16 - Bộ Công an.
Tình bị cáo buộc đồng phạm mua bán trái phép với trùm ma túy khét tiếng Nguyễn Thanh Tuân và Đặng Minh Châu (SN 1973, ở Lạng Sơn).
Theo hồ sơ vụ án, ngày 23/7/2015, tổ công tác của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, (Bộ Công an) phối hợp với Công an tỉnh Hòa Bình, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và Công an TP Hà Nội làm nhiệm vụ tại khu vực cầu Phù Đổng (xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) đã phát hiện 3 xe ô tô đi gần nhau và có biểu hiện nghi vấn.
Tổ công tác đưa 3 xe ô tô cùng các đối tượng về trụ sở Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy để tiến hành kiểm tra và phát hiện trên thùng xe tải màu trắng BKS 29H - 8682 chở 1 bình gas công nghiệp màu xanh, phần cuối bình có khớp nối vòng quanh bình, trong bình gas có chứa 170 bánh chất bột màu trắng nghi là heroin.
Cảnh sát đã tiến hành lập biên bản bắt người phạm tội quả tang 6 đối tượng cùng toàn bộ vật chứng gồm một bình gas màu xanh bên trong có chứa 170 bánh heroin, 3 xe ô tô và 27 triệu đồng, 400 USD và nhiều giấy tờ khác.
Tiếp tục khám xét nơi ở của các đối tượng, lực lượng chức năng tiếp tục thu giữ 2 bình gas chứa 320 bánh heroin; 2 khẩu súng ngắn. Ngoài ra, lực lượng công an còn bắt giữ nhiều đối tượng mua bán ma túy trong đường dây này.
Đến ngày 27/4, Đặng Minh Châu, Nguyễn Văn Tình và nhiều đối tượng khác đã bị TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Tình và 7 bị cáo khác đã phải nhận án tử hình.

Ròng rã 1/3 thế kỷ mới tìm được tên tội phạm trốn trại về quy án

Không chấp nhận bản án dài tới 12 năm dành cho mình, gã phạm nhân phạm tội hạ sát vợ những ngày đầu nhập trại luôn tỏ ra ngoan ngoãn, chấp hành mọi nội quy của trại giam. Nhưng đến khi có cơ hội để thực hiện việc trốn trại, y lập tức hành động. và phải mất tới 32 năm sau, kẻ trốn trại năm nào mới bị bắt lại...
Kế hoạch vượt ngục
Gần 40 năm trước, ngày 18/12/1978, những công nhân trong khu tập thể của Công ty Xây dựng Quảng Trạch ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Bình Trị Thiên (nay thuộc tỉnh Quảng Bình) nghe thấy tiếng kêu thất thanh phát ra từ phòng của chị Trần Thị Liên (24 tuổi) là cán bộ của công ty. Đoán có sự chẳng lành, không ai bảo ai, mọi người đều ngưng tay dừng việc dở dang chạy sang.
Ảnh truy nã Nguyễn Văn Hồng và khi y bị bắt lại.
Khi đến nơi, ai nấy đều đều bàng hoàng, sợ hãi bởi chứng kiến cảnh tượng chị Liên nằm trên giường, người bê bết máu, đầu, mặt và trên cơ thể có nhiều vết chém. Bên cạnh là Nguyễn Văn Hồng, chồng của chị Liên, cũng bị một vết đâm ở vùng cổ.
Phát hiện Hồng chưa tử vong, mọi người vội vã đưa cả hai vợ chồng Hồng đi cấp cứu rồi báo tin lên cơ quan công an. Do được cứu chữa kịp thời nên sau một tháng cả chị Liên và Hồng đều may mắn sống sót.
Điều đáng nói, sau đó cơ quan công an đã vào cuộc điều tra và xác định hung thủ trong vụ án này chính là Hồng khi dùng dao chém vợ rồi tự sát. Trước đó, Hồng và chị Liên cùng làm việc tại công ty rồi phải lòng nhau. Sau một thời gian tìm hiểu, đầu năm 1978, được sự chấp thuận của gia đình hai bên và tổ chức, cả hai kết hôn thành vợ chồng.
Cả 2 làm việc tại Công ty Xây dựng Quảng Trạch, Hồng được công ty giao cho phụ trách chạy vật tư, còn chị Liên làm ở bộ phận tài chính. Do tính chất công việc hay phải đi công tác xa nên Hồng thường xuyên vắng nhà. Thiếu thốn tình cảm, Hồng có quan hệ ngoài luồng với một cô gái trên đường chuyển vật tư nhưng sự việc bị một số đồng nghiệp cùng công ty phát giác.
Chuyện đến tai chị Liên nên hai vợ chồng thường xuyên "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt". Sáng 18/12/1978, thời điểm này chị Liên đang mang thai 4 tháng, Hồng và Liên lại xảy ra mâu thuẫn. Hồng dùng dao chém liên tiếp vào mặt và người vợ.
Tưởng vợ đã chết, Hồng dùng dao tự đâm vào cổ mình. Được các bác sĩ cứu chữa và may mắn sống sót, thế nhưng do sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên sau đó chị Liên đã buộc phải bỏ đứa con trong bụng.
Về phía Hồng, sau khi bình phục đã bị Công an tỉnh Bình Trị Thiên thời điểm đó bắt về hành vi giết người. Ngày 30/6/1979, TAND tỉnh Bình Trị Thiên tuyên phạt Hồng 12 năm tù về tội "Cố ý giết người". Ngay sau biến cố đó, vợ chồng Hồng đường ai nấy đi.
Nghĩ đã mất tất cả, phía trước chỉ là một bản án dài dằng dặc nên Hồng trong thời gian chờ chuyển trại đã lộ rõ sự mất ổn định về tâm lý. Y thường xuyên chán chường, buồn bã. Nghe một bạn cùng buồng tạm giam cho biết, nếu biết chăm chỉ cải tạo tốt, thời gian đi chấp hành án của Hồng chỉ bằng 2/3 hoặc một nửa thời gian là được tha về.
Tuy nhiên, Hồng vẫn không chấp nhận điều đó. Y lên kế hoạch trốn trại. Ngay sau khi được giải lên trại giam Đồng Sơn (thuộc Tổng cục VIII - Bộ Công an, đóng tại tỉnh Quảng Bình). Địa hình đồi núi mênh mông nhưng trong thời gian vận chuyển vật tư qua đây, Hồng có nắm được đường đi lối lại qua khu vực này nên càng quyết tâm cho ý định trốn trại.
Sự may mắn của Hồng đã đến khi y được bố trí vào đội sản xuất gạch do tay nghề cao khi còn làm ở Công ty Xây dựng Quảng Trạch. Vào thời điểm đó, Hồng được phép đi lại ra ngoài cổng trại giam để chuyển nguyên liệu làm gạch vào trong cơ sở sản xuất nên Hồng nhận thấy đây là cơ hội thích hợp để bỏ trốn.
Đến ngày thứ 15 ở trại giam Đồng Sơn, nhận thấy thời cơ đã chín muồi, nhân được ra ngoài cổng trại, Hồng vội vã chạy thục mạng bỏ trốn.
Khi vượt qua những hàng rào thép gai của Trại giam Đồng Sơn, Hồng chạy lên rừng lánh tạm rồi chờ đến đêm thì mò về nhà ở quê để ăn vụng cơm nguội, lấy quần áo, sau đó nhảy tàu vào Đồng Nai. Trên chuyến tàu vào miền Nam chạy trốn, Hồng bắt đầu nghĩ tên giả, quê giả và ngày tháng năm sinh giả.
Theo Hồng suy luận thì do bản thân hắn lâm vào cảnh tù tội, án dài nên hắn quyết định lấy tên giả là Nguyễn Trường Lâm, hành vi phạm tội là giết người, tức là “tử” mà theo quan niệm thì số 4 chính là số “tử” nên hắn quyết định lấy ngày 4/4/1944 làm ngày tháng sinh của mình.
Về quê quán giả, Hồng quyết định chọn xã Thanh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ Tĩnh vì đây là quê của một người bạn cùng đi bộ đội trước kia để che giấu thân phận. biến mất không dấu vết... suốt 32 năm Với vỏ bọc mới, sau khi đi tàu vào TP Hồ Chí Minh, việc đầu tiên Hồng làm là đi đến các bốt bưu điện, địa điểm bán báo để dò la xem có hình ảnh, thông báo truy nã của mình không.
Khi đã yên tâm vì không thấy có động tĩnh gì, Hồng tiếp tục bắt xe đi xuống Đồng Nai. Hắn lảng vảng đến các công ty cao su để mong tìm cơ hội việc làm. Với cái tên mới là Nguyễn Trường Lâm, Hồng được tuyển dụng vào làm công nhân tại nông trường cao su Xà Bang ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai.
Sau vài tháng làm việc ở đây, vốn có tài ăn nói, lại chăm chỉ làm ăn nên Hồng lọt vào mắt xanh một nữ công nhân cùng công ty hơn hắn hẳn 5 tuổi. Nghĩ cần có nơi nương náu và yên ổn làm ăn trong vỏ bọc mới, Hồng cưới nữ công nhân nói trên.
Năm 1980, vợ chồng Hồng sinh con gái đầu lòng. Thời gian này Hồng bàn với vợ xin nghỉ làm để ra ngoài khai hoang đất, trồng rẫy riêng. Cầm tờ quyết định của Giám đốc công ty đồng ý cho công nhân Nguyễn Trường Lâm nghỉ việc, có con dấu xác nhận đỏ chót, Hồng như mở cờ trong bụng vì cái tên giả của hắn đã chính thức có giá trị pháp lý.
Ngay sau đó, Hồng cầm tờ quyết định trên đi đăng ký tạm trú tạm vắng tại Công an xã Xuân Bảo, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Sau khi làm được chứng minh nhân dân mới dưới cái tên Nguyễn Trường Lâm, Hồng đã được chính quyền cho phép khai phá đất hoang tại địa phương.
Có đất, vợ chồng Hồng ra dựng lán, làm nương trồng cà phê, cao su rồi tiếp tục sinh thêm 2 đứa con trai nữa. Kinh tế dần ổn định, có địa chỉ rõ ràng, Hồng đi đăng ký khai sinh cho các con một cách đàng hoàng không sợ bị ai phát hiện hay nghi ngờ.
Không những thế, khi viết thư gửi về hỏi thăm sức khỏe gia đình ở quê, để tránh bị công an phát hiện, ngoài phong bì Hồng ghi tên người gửi là tên và địa chỉ của một người anh ở Hà Nội. Để tránh bị công an theo dấu vết qua việc gửi thư, Hồng tỏ ra rất ma mãnh khi trong thư cũng không ghi cụ thể địa chỉ để người nhà liên lạc, mà chỉ có hắn chủ động liên lạc với gia đình.
Cứ như thế, Hồng ung dung sống, liên lạc về quê nhà mà không hề bị phát hiện. Sau một thời gian làm ăn sinh sống tại Đồng Nai, năm 1994 Hồng bán rẫy được 40 triệu đồng rồi chuyển lên Gia Lai mua 5 sào rẫy trồng cà phê và tạm trú tại xã Trà Đa, TP Pleiku.
Sau hơn 20 năm trốn nã, Hồng đã 2 lần về thăm gia đình vào năm 1997 và 1998 nhưng tuyệt nhiên không cho ai biết địa chỉ, nơi làm ăn cụ thể. Sự cẩn thận và ranh ma của Hồng còn thể hiện ở chỗ hắn nhất quyết không cho các con thi đại học để tránh việc xác định nhân thân cha mẹ.
Nhằm tạo vỏ bọc hoàn hảo hơn nữa cho mình, Hồng nuôi tóc dài, để tóc bạc trắng trùm tai nhằm che những đặc điểm nhận dạng trên khuôn mặt và khớp với tuổi trong chứng minh thư nhân dân của mình.
Tuy nhiên, Hồng bắt đầu “lộ sáng” bằng việc mở một cửa hàng tạp hóa ngoài mặt đường để kinh doanh buôn bán, dựng vợ gả chồng cho các con…
Truy bắt
Năm 2010, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm- PC52, Công an tỉnh Quảng Bình được thành lập. Các chuyên án rà soát, xác minh, truy bắt các đối tượng truy nã, trong đó có Hồng được đề ra. Trinh sát phát hiện được nơi Hồng đang sinh sống ở xã Trà Đa, TP Pleiku dưới cái tên giả là Nguyễn Trường Lâm.
Khi tổ công tác đến Công an xã Trà Đa thì được biết tại địa phương có một nam giới khoảng 70 tuổi, độ tuổi người tên Lâm kia chênh lệch nhiều so với Hồng. Tuy nhiên những đặc điểm nhận dạng cơ bản của Hồng như mắt xếch, tóc dựng, nói giọng Quảng Bình... lại hoàn toàn trùng khớp với “ông Lâm”.
Sau khi sử dụng biện pháp nghiệp vụ để lấy dấu vân tay và hình ảnh “ông Lâm”, ngày 18/8/2011, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm, Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Công an TP Đồng Hới đã lập danh chỉ bản để đối chiếu dấu vân tay, kết quả cho thấy dấu vân tay của ông Nguyễn Trường Lâm tại địa phương trùng khớp với dấu vân tay của tên tội phạm Nguyễn Văn Hồng bỏ trốn khỏi trại giam Đồng Sơn năm nào.
Xác định đã đến thời điểm cần phải lột “mặt nạ” của kẻ giết người, trốn nã tinh vi, khoảng 9h sáng ngày 19/8/2011, Thượng tá Đinh Sỹ Hùng (Phó trưởng Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm, Công an tỉnh Quảng Bình) phối hợp cùng Công an tỉnh Gia Lai và Công an xã Trà Đa tìm đến nhà ông Nguyễn Trường Lâm. Theo phương án vạch ra, công an xã sẽ đi bộ vào trước, nếu Lâm có ở nhà thì ra hiệu cho Thượng tá Hùng và trinh sát ập vào.
Kế hoạch đã diễn ra đúng như dự tính. Khi vào nhà, cháu nội của Hồng liền gọi ông ra tiếp khách. Khi Hồng vừa bước ra, Thượng tá Hùng nhận ra ngay đó chính là Hồng, kẻ đội lốt lẩn trốn pháp luật tinh vi hơn 30 năm qua. Ban đầu, Hồng nhất mực từ chối bằng giọng miền Nam: “Tôi có việc gì mà lên xã? Có gì thì hỏi ở đây luôn đi”.
Bấy giờ, Thượng tá Hùng mới lên tiếng: “Anh biết tôi nói giọng ở đâu rồi chứ? Anh biết chuyện gì rồi chứ? Mời anh lên trụ sở làm việc, anh hãy chấp hành để còn nhận được sự khoan hồng của pháp luật...”. Hồng bị di lý trở về Trại giam Đồng Sơn để tiếp tục thi hành án bản án 12 năm tù trước đó.
Tính từ thời điểm Hồng vượt ngục đến khi bị bắt lại, 32 năm đã trôi qua. Trong suốt cuộc trò chuyện với Thượng tá Hùng trước khi về lại Trại giam Đồng Sơn, Hồng dành một khoảng thời gian nhắc về mối tình với người vợ cũ, mắt Hồng lại ánh lên nỗi buồn, ân hận và day dứt: "Đó là câu chuyện buồn vẫn mãi theo tôi suốt thời gian bỏ trốn.
Mặc dù người vợ mới của tôi cũng đã tay ấp má kề và sinh cho tôi 3 người con nhưng khi nhớ lại chuyện cũ, nhiều lúc tôi day dứt mình rất nhiều".
Khi được Thượng tá Hùng động viên và cho biết thêm một số thông tin về bà Liên, giọng nói của Hồng xen lẫn sự xúc động: "Cũng tại vì bà ấy cứ nghe người khác đồn đại rồi về nói bóng gió nên tôi tức quá mới hành động như vậy.
Kể từ khi tôi bỏ trốn vào miền Nam cũng không có thời gian để hỏi thăm hay liên lạc đến vợ cũ. Hóa ra, sau khi sự việc xảy ra cơ thể bà ấy bị tật nên ở một mình chứ không lấy ai. Giá như còn đứa con thì bây giờ bà ấy cũng bớt cô đơn.
Tôi mong rằng mình sẽ sống được đến ngày trở về để đi thăm bà ấy một lần trước khi tôi nhắm mắt". 32 năm bỏ trốn và sống gần hết một đời người, để rồi vẫn phải tra tay vào còng số tám để chấp hành bán án còn dang dở năm nào, có lẽ, Nguyễn Văn Hồng sẽ cố gắng chấp hành nốt để về thực hiện những tâm nguyện của mình chưa làm được...
Minh Châu

Đào nền nhà, phát hiện tù nhân trốn ngục 3 năm

Amazing
Các sĩ quan trực tiếp dùng xà beng, đào lớp gạch lên và kinh ngạc phát hiện tên tù nhân mà họ truy lùng bao lâu thấm đẫm mồ hôi, giơ hai tay đầu hàng.
Sáng ngày 5/6, lực lượng chức năng tại Macaíba, bang Rio Grande do Norte, Brazil phát hiện tù nhân Jean Gomes Chiola, 39 tuổi. Chiola đã trốn thoát khỏi trại giam từ 3 năm trước.
Video Player
00:00
00:00
Use Up/Down Arrow keys to increase or decrease volume.
Nơi tên tội phạm bị bắt cách nhà tù mà hắn từng bị giam giữ khoảng 16 km.
Video: FocusOnnews
Tên tội phạm bị bắt tại nhà riêng của con trai hắn là Jean Felipe, 20 tuổi. Theo tin tức từ cảnh sát địa phương, khi tiến hành khám xét nơi ở của Jean Felipe, một tình huống đáng ngờ đã xảy ra. “Khi chúng tôi gõ cửa, phải mất một thời gian khá dài Jean Felipe mới chịu mở. Cảm thấy rất kỳ lạ, do đó chúng tôi quyết định khám xét kỹ lưỡng hơn“, đặc vụ Normando Feitosa cho hay.
Nhận thấy sàn nhà khá bất thường, các sĩ quan trực tiếp dùng xà beng, đào lớp gạch lên. Lúc này, họ kinh ngạc phát hiện tên tù nhân mà họ truy lùng bao lâu thấm đẫm mồ hôi, giơ hai tay đầu hàng.
Căn hầm mà Jean Gomes Chiola trốn thoát. Ảnh: FocusOnnews
Căn hầm mà Jean Gomes Chiola trốn thoát. Ảnh: FocusOnnews
Tại hiện trường, cảnh sát phát hiện một khẩu súng lục, ngòi đạn và nhiều viên ma túy. Ảnh: FocusOnnews
Tại hiện trường, cảnh sát phát hiện một khẩu súng lục, ngòi đạn và nhiều viên ma túy. Ảnh: FocusOnnews
Lực lượng chức năng cho biết họ không thể ngờ có thể dễ dàng tóm gọn tên tội phạm trong tình huống trên. Một sĩ quan nói: “Nếu chúng tôi không khám xét kỹ, có lẽ sẽ lại để hắn trốn thoát thêm lần nữa”.
Jean Gomes Chiola, còn được biết đến với cái tên “Nêga An”, trốn thoát khỏi nhà tù Alcaçuz vào tháng 4/2015, cùng 35 tên tù nhân khác thông qua một đường hầm có đường kính 55 cm. Điều đáng nói, lối thoát bí mật này cách một tháp canh gác chỉ 10 m, tuy vậy chỉ có 3 tên bị bắt ngay sau đó.
Chân dung hai cha con tên tù nhân. Ảnh: FocusOnnews
Chân dung hai cha con tên tù nhân. Ảnh: FocusOnnews
Jean Gomes Chiola cùng con trai hiện đang bị giam giữ và có nguy cơ phải đối mặt với tội danh buôn bán, tàng trữ ma túy và vũ khí bất hợp pháp. Dự kiến phiên tòa xử hai cha con hắn sẽ diễn ra vào cuối năm nay.
Ngọc Bích
Xem tiếp...