Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 781

(ĐC sưu tầm trên NET)
                                                      Tin tức Đông Tây - 31/8/2017
                                                Tổng hợp tin nóng ngày 31-8-2017
                                                   Thời Sự Biển Đông Sáng 1-9-2017
                                                                        tin quân sự
                               Hệ thống cột mốc trên biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia
                                       Mỹ không thèm hay không chặn được tên lửa của Kim?

Em chồng Bộ trưởng Tiến có ghế ở VN Pharma



Bản quyền hình ảnh LUONG THAI LINH/Getty ImagesBộ trưởng Tiến nói có thông tin bịa đặt và vu khống bà.
Image caption Bộ trưởng Tiến nói có thông tin bịa đặt và vu khống bà.

Truyền thông Việt Nam đưa tin em chồng Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, ông Hoàng Quốc Dũng, từng là phó tổng giám đốc phụ trách về xây dựng đầu tư của công ty VN Pharma.
Ông Nguyễn Minh Hùng, nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc VN Pharma, người vừa bị tuyên án 12 năm tù vì tội 'Buôn lậu và Làm giả con dấu để nhập lậu hàng ngàn lô thuốc chữa ung thư giả' nói với báo Tuổi Trẻ rằng "hình như không có ký quyết định bổ nhiệm" ông Dũng, em chồng bà Tiến, vào vị trí này.
"Vì lâu quá rồi nên tôi cũng không nhớ và cũng không nhớ lương trả bao nhiêu. Ông [Dũng] có vô ra làm việc nhưng lo về mấy việc xây dựng, nhưng do chưa có xây dựng gì hết nên người ta đâu có làm gì đâu, ngồi văn phòng vậy thôi".
Hiện chưa rõ ông Nguyễn Minh Hùng trả lời báo Tuổi Trẻ khi nào về chi tiết này và trả lời ở đâu trong bối cảnh nào khi ông vừa bị tuyên án xong.
Được biết ông Dũng còn làm việc vào thời điểm khi nhà chức trách tiến hành khởi tố và điều tra bê bối, nhưng sau đó đã nghỉ việc.
Hôm 28/08/2017, báo VietnamNet của Bộ Thông tin Truyền thông, có bài phỏng vấn Bộ trưởng Tiến để làm rõ các vấn đề dư luận quan tâm sau khi bà Tiến trước đó ngày 24/08 mô tả các thông tin trên mạng về việc em chồng và con trai bà làm cho VN Pharma là "bịa đặt và vu khống".
"Trong gia đình tôi không ai tham gia công ty này cả. Đây là công ty nhỏ, tôi còn không biết nó như thế nào đến khi vụ việc nhập thuốc có nhiều nghi vấn được Cục Quản lý dược báo cáo và Bộ đã chủ động đề nghị với cơ quan có thẩm quyền ở Bộ Công an làm rõ.
"Còn thông tin tôi được tặng căn biệt thự liền kề phía sau nhà tôi là dựng chuyện vu khống cho tôi và gia đình tôi.
"Căn nhà ở đường Nguyễn Văn Hưởng gia đình tôi mua đất đã 20 năm trước và cất nhà ở gần 10 năm nay rồi. Thông tin tôi được bị cáo Hùng tặng biệt thự trị giá 60 tỉ đồng là rất hoang đường, vớ vẩn, bịa đặt.
"Thông tin này trên mạng cũng đã dựng chuyện vu khống tôi trước đây rồi, giờ nhân vụ xét xử họ lại tiếp tục loan truyền để gây mất niềm tin, có ác ý… Thật là tôi không hiểu vì sao người ta có thể bịa đặt như vậy mãi như thế được," bà Tiến nói với VietnamNet.
Bộ Y tế Việt Nam mới đây ra thông cáo sẽ đề nghị xử lý nghiêm khắc các trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật, vô căn cứ làm ảnh hưởng uy tín của ngành y tế và Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, theo Tuổi Trẻ.

'Không nói khác với nói không'


Bản quyền hình ảnh VnExpressCựu chủ tịch VN Pharma Nguyễn Minh Hùng bị TAND HCM tuyên án 12 năm tù giam vì tội danh Buôn lậu và Làm giả con dấu của các cơ quan tổ chức hôm 25/8
Image caption Cựu chủ tịch VN Pharma Nguyễn Minh Hùng bị TAND HCM tuyên án 12 năm tù giam vì tội danh Buôn lậu và Làm giả con dấu của các cơ quan tổ chức hôm 25/8
Trong khi đó một thứ trưởng Bộ Y tế nói việc Bộ trưởng Tiến không nói [em chồng làm cho VN Pharma] và nói "không có" là hai việc mà ông gọi là "hoàn toàn khác nhau".
"Theo quy định, cán bộ làm ở vị trí này thì không được là vợ, chồng, con, hoặc bố mẹ còn luật không nói đến là anh/em chồng. Ban cán sự Đảng có hỏi không thì tôi xin trả lời là cá nhân tôi chưa bao giờ hỏi Bộ trưởng về việc này. Bộ trưởng cũng không báo cáo việc này tại các cuộc họp ở Bộ," Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nói tại buổi họp báo Chính phủ hôm 30/8/2017.
Bình luận được đưa ra sau một thời gian cư dân mạng bàn tán về khả năng có 'xung đột lợi ích' trong vụ án VN Pharma, với cáo buộc người nhà Bộ trưởng Y tế Việt Nam làm trong công ty này,
Cây bút Huy Đức viết trên Facebook cá nhân: ''Báo chí, Thanh tra và Ủy ban điều tra độc lập cũng nên điều tra làm rõ: Nếu VN Pharma đưa ông Dũng vào làm PGĐ ở đây chỉ để "thu hút hỏa lực dư luận" thì cũng nên minh oan cho bà Tiến; Nếu trong thời gian làm việc ở đây, ông Dũng có "lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn"(bà Tiến) thì cũng cần, vừa xem xét trách nhiệm của bà Tiến, vừa truy cứu trách nhiệm hình sự ông Dũng."
Luật sư Lê Công Định viết trên Facebook cá nhân: "Vụ thuốc ung thư giả gần đây cùng nhiều sự việc khác trước đó khiến dư luận càng lên án bà Bộ trưởng Y tế Kim Tiến và đòi bà từ chức. Điều này không sai, vì chúng ta đều giả định (và mơ mộng) rằng chức vụ công quyền đó do người dân giao phó thông qua bầu cử tự do...Tuy nhiên, bà Kim Tiến sẽ không từ chức...."

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc diễn tập quân sự ở khu vực Vịnh Bắc Bộ

Dân trí “Việt Nam hết sức quan ngại về việc Trung Quốc công bố tiến hành diễn tập quân sự trong khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đề nghị Trung Quốc chấm dứt và không lặp lại các hành động làm phức tạp tình hình tại Biển Đông” - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Hôm nay (31/8), trả lời về việc Trung Quốc thông báo tiến hành diễn tập quân sự tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: Việt Nam hết sức quan ngại về việc Trung Quốc công bố tiến hành diễn tập quân sự trong khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.
“Lập trường của Việt Nam là mọi hoạt động của nước ngoài trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam cần phải được thực hiện phù hợp với các quy định của luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982” – bà Hằng nhấn mạnh.
Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng kiên quyết: Việt Nam đề nghị Trung Quốc chấm dứt và không lặp lại các hành động làm phức tạp tình hình tại Biển Đông.
Cũng theo bà Hằng, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, để nêu rõ lập trường của Việt Nam.
Cùng ngày, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trả lời về việc CHDCND Triều Tiên bắn tên lửa đạn đạo ngày 29/8/2017.
Bà Hằng nêu rõ, Việt Nam quan ngại sâu sắc trước việc CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo qua không phận Nhật Bản ngày 29/8, vi phạm nghiêm trọng các nghị quyết liên quan của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, làm gia tăng căng thẳng ở khu vực.
“Việt Nam nhất quán ủng hộ mọi nỗ lực thúc đẩy đối thoại và duy trì hòa bình, ổn định trên Bán đảo Triều Tiên; kêu gọi các bên tuân thủ nghiêm túc các nghị quyết liên quan của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và có những hành động mang tính xây dựng, thiết thực, đóng góp cho việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực và trên thế giới” - Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói.
Châu Như Quỳnh

Nữ diễn viên triển vọng giúp sức cựu Chủ tịch Oceanbank chiếm đoạt tiền như thế nào?

Thứ Năm, ngày 31/08/2017 21:00 PM (GMT+7)
Sự kiện:

Tin pháp luật

Ngày 28-8, TAND TP Hà Nội mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank). Trong đại án này có một nữ bị cáo được nhiều người biết đến vì từng tham gia đóng nhiều phim truyền hình nổi tiếng. Đó là Hoàng Thị Hồng Tứ, nghệ danh Quỳnh Tứ (34 tuổi, ở phường Mỹ Đình I, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Tứ phạm tội khi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần BSC Việt Nam. Đây là doanh nghiệp do Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank thành lập với mục đích làm đầu mối trung chuyển tiền và sử dụng bất hợp pháp.
Oceanbank tiền thân là Ngân hàng Thương mại cổ phần Nông thôn Hải Hưng được thành lập và hoạt động từ năm 1993, đến năm 2007 thì đổi tên thành Oceanbank do hơn 1.000 cổ đông góp vốn. Thắm đã sử dụng các doanh nghiệp và cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến mình để nắm giữ hơn 62% cổ phần tại Oceanbank, từ đó lên nắm giữ cương vị Chủ tịch HĐQT của ngân hàng này. Trước đó vào cuối năm 2008, một tập đoàn lớn đã ký thỏa thuận với Oceanbank và trở thành cổ đông, góp 20% vốn điều lệ vào Oceanbank, qua đó đã cử Nguyễn Xuân Sơn tham gia thành viên HĐQT ngân hàng, kiêm chức vụ Tổng Giám đốc Oceanbank.
Đầu năm 2009, khi Thắm trao đổi, bàn bạc về việc huy động vốn cho Oceanbank, Sơn chủ động đề nghị Thắm hai vấn đề:
Thứ nhất, để huy động được vốn từ các đơn vị thành viên của Tập đoàn đã cử Sơn tham gia thành viên HĐQT, Oceanbank phải chi thêm khoản "chăm sóc khách hàng" ngoài lãi suất tiền gửi quy định trong hợp đồng trên tổng số tiền gửi.
Thứ hai, Sơn phải được toàn quyền quyết định việc chi phí số tiền đó mà không cần trao đổi với ai. Do Oceanbank mới được chuyển đổi từ ngân hàng nông thôn, có quy mô nhỏ, khó cạnh tranh trong việc huy động vốn nên sau khi tính toán, Thắm đã đồng ý hai đề nghị trên.
Nữ diễn viên triển vọng giúp sức cựu Chủ tịch Oceanbank chiếm đoạt tiền như thế nào? - 1
Hoàng Thị Hồng Tứ.
Để có nguồn tiền "chăm sóc khách hàng" theo yêu cầu của Sơn, Thắm quyết định sử dụng Công ty cổ phần BSC Việt Nam (viết tắt là Công ty BSC) do Thắm thành lập từ năm 2008 để thực hiện việc ký các hợp đồng làm dịch vụ đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn tại Oceanbank nhằm thu phí.
Với mục đích trên, Thắm liên tiếp chỉ đạo Hoàng Thị Hồng Tứ, Chủ tịch HĐQT Công ty BSC thực hiện các yêu cầu của mình. Không hiểu biết gì về lĩnh vực ngân hàng, cũng chẳng được Thắm bàn bạc, trao đổi gì, Tứ như cái máy ký vào các hợp đồng kinh tế do Thắm hoặc cấp dưới đưa để rồi nữ diễn viên này tự đưa mình vào lao lý.
Trước khi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty BSC, Tứ từng tham gia đóng nhiều bộ phim truyền hình và được biết đến như một diễn viên triển vọng chen chân sang lĩnh vực ngân hàng và trở thành nhân viên cưng của Thắm.
Có thể vì cơ duyên nên chỉ sau một thời gian ngắn về Oceanbank làm thư ký cho Hội đồng quản trị, Tứ được Thắm đưa lên làm Chủ tịch HĐQT Công ty BSC để phục vụ những mục đích riêng của anh ta. Rồi Thắm bị bắt và bị cáo buộc giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu trong việc chỉ đạo và quyết định việc cho vay tiền trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho ngân hàng gần 2.000 tỷ đồng.
Quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định, Công ty BSC cũng phải chịu trách nhiệm hình sự từ việc làm sai trái của Thắm. Vậy là Tứ bị cơ quan điều tra triệu tập vì giữ vai trò cao nhất trong công ty này. Sau đó Tứ bị khởi tố về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Ngay từ thời điểm bị bắt, Hoàng Thị Hồng Tứ đã nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận bởi cô không có trình độ chuyên môn về tài chính ngân hàng. Tứ được đào tạo về đàn tranh tại Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, sau đó tham gia ca hát rồi lấn sân sang lĩnh vực sân khấu, điện ảnh và bén duyên với nghề diễn viên qua các vai: Thắm trong phim “Sau lũy tre làng Hạ”; Mai trong phim “Trăng lạnh”; Hạnh trong phim “Nắng trong mắt bão”; Thanh trong phim “Ban mai xanh”; Thư trong phim “Những cánh hoa bay”…
Nhưng Hồng Tứ chỉ thật sự thành công khi được giao vai nữ chính trong hai phim truyền hình trong series Cảnh sát hình sự của đạo diễn Bùi Huy Thuần là “Đầm lầy bạc" và “Ngôi biệt thự màu tro lạnh". Khi bộ phim này được công chiếu trên sóng truyền hình vào giờ vàng đã góp phần đưa Tứ trở thành một diễn viên triển vọng. Hồng Tứ được đạo diễn nhận xét là có sự cầu thị, ham học hỏi trong nghề diễn. Sau đó, Tứ còn làm việc ở một hãng hàng không một thời gian trước khi được Thắm đưa về Oceanbank.
Nữ diễn viên triển vọng giúp sức cựu Chủ tịch Oceanbank chiếm đoạt tiền như thế nào? - 2
Hà Văn Thắm (hàng trên).
Thắm thành lập Công ty BSC và cho Tứ đứng tên làm Chủ tịch HĐQT và là người đại diện trước pháp luật. Mang danh là Chủ tịch HĐQT, nhưng thực tế thì Tứ không góp vốn, không quản lý, cũng chẳng trực tiếp điều hành công ty này bởi mọi việc cô đều thực hiện một cách thụ động theo chỉ đạo của Thắm.
Việc làm đầu tiên của Tứ trong vai trò Chủ tịch HĐQT là thực hiện theo chỉ đạo của Thắm ký bổ nhiệm Phạm Hoàng Giang (SN 1975, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội, được Thắm tuyển dụng và bổ nhiệm làm Phó trưởng Phòng Pháp chế Oceabank) làm Tổng giám đốc Công ty BSC để điều hành các hoạt động tại công ty này. Ngoài ký bổ nhiệm Giang, Tứ còn thực hiện theo chỉ đạo của Thắm ký hợp đồng lao động với nhiều người khác vào làm ở công ty đảm nhận các vị trí quan trọng như kế toán, thủ quỹ.
Công ty BSC thường ký hợp đồng dịch vụ trong các lĩnh vực: thẩm định giá bất động sản, dịch vụ đấu giá tài sản, đại lý bảo hiểm, mua bán kỳ hạn bất động sản, mua bán kỳ hạn các loại tài sản đảm bảo, đại diện thương mại, vay vốn ngân hàng... Theo đó, khi khách hàng có nhu cầu vay vốn hoặc mua ngoại tệ, cán bộ tín dụng các Khối kinh doanh và các chi nhánh của Oceanbank sẽ đàm phán, thoả thuận với khách hàng về lãi suất thực tế cho vay.
Khi khách hàng đồng ý, cán bộ tín dụng lập hợp đồng tín dụng với lãi suất vay thấp hơn mức lãi suất thực tế hoặc lập hợp đồng mua bán ngoại tệ với tỷ giá bán ra thấp hơn tỷ giá thực tế. Phần chênh lệch được hợp thức bằng hợp đồng dịch vụ (quản lý tài sản, tư vấn, đầu tư, cung cấp thông tin...) để khách hàng ký với Công ty BSC dựa trên mẫu hợp đồng do công ty này cung cấp phù hợp với số tiền thu thêm của khách hàng. Sau khi khách hàng ký hợp đồng, hợp đồng dịch vụ được chuyển về để lãnh đạo Công ty BSC ký, khách hàng sau đó sẽ nộp phí dịch vụ vào hai tài khoản của Công ty BSC.
Ngoài hai hình thức thu phí trên, đối với một số khách hàng có nhu cầu vay vốn, có tài sản đảm bảo và giấy tờ pháp lý nhưng không đủ các điều kiện để vay, Thắm chỉ đạo lãnh đạo Công ty BSC ký hợp đồng mua các tài sản của khách hàng có kỳ hạn (bằng kỳ hạn vay vốn). Sau đó dùng luôn tài sản đó để lập phương án vay vốn theo nhu cầu vay của khách hàng tại Oceanbank dưới danh nghĩa Công ty BSC vay.
Nữ diễn viên triển vọng giúp sức cựu Chủ tịch Oceanbank chiếm đoạt tiền như thế nào? - 3
Trong ngày đầu xét xử, Tứ (đứng) khóc nhiều vì ân hận.
Số tiền vay được Công ty BSC chuyển cho khách hàng sử dụng. Hết thời hạn hợp đồng mua các tài sản, khách hàng thanh toán cho Công ty BSC tiền đã vay cộng thêm một khoản phí dưới hình thức mua lại tài sản đã bán cho Công ty BSC. Tiền phí mà Công ty BSC thu được dưới hình thức này được Thắm sử dụng để "chăm sóc khách hàng" theo yêu cầu của Sơn.
Trong thời kỳ giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty BSC, Hoàng Thị Hồng Tứ đã thực hiện chỉ đạo của Thắm ký 98 hợp đồng dịch vụ để thu phí của khách hàng có nhu cầu vay vốn và mua ngoại tệ tại Oceanbank với tổng số tiền hơn 14 tỷ đồng, trong đó có 48 hợp đồng có chữ ký nháy của Giang.
Vì thế nên khi Thắm bị bắt, Tứ được xác định phạm tội với vai trò đồng phạm với Thắm. Theo lời khai của Tứ, do các hợp đồng này đã được khách hàng ký trước và trên hợp đồng ghi bản thân cô là đại diện Công ty BSC nên phải ký để hoàn thiện.
Dù là người ký hợp đồng nhưng cô không biết gì về những hoạt động của công ty do mình giữ chức vụ cao nhất. Những bản hợp đồng do cô ký kết sau đó được chuyển qua bộ phận chuyên môn khác để rút tiền. Số tiền ấy đi đâu, sử dụng vào việc gì thì Tứ không biết vì Giang làm mọi thứ rồi đưa lên cô chỉ việc ký. Tài liệu điều tra còn xác định, theo chỉ đạo của Thắm, Tứ đã ba lần nhận tổng số tiền hơn 6,6 tỷ đồng của Công ty BSC để chuyển cho Sơn, lúc đó là Tổng Giám đốc Oceanbank.
Tứ khai, cô đưa số tiền ấy cho Sơn tại phòng làm việc của ông ta. Khi đưa, cô không biết là tiền gì và không được hưởng lợi gì. Nhưng "tình ngay, lý gian", với vai trò là Chủ tịch HĐQT Công ty BSC, việc làm của Tứ được cơ quan tố tụng xác định đã giúp sức cho Thắm sử dụng công ty này để thu phí, lấy tiền chi trái quy định theo yêu cầu của Sơn nên cô phải chịu trách nhiệm hình sự từ hậu quả do mình gây ra.
Hành vi phạm tội của Tứ chỉ là một phần trong đại án kinh tế này. Tứ bị truy tố về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (theo điểm a, khoản 4, Điều 280 Bộ Luật hình sự). Khung hình phạt mà Tứ phải đối diện từ 20 năm tù đến chung thân.
Tuy nhiên trong quá trình điều tra, do Tứ tích cực khai báo, hoàn cảnh gia đình khó khăn khi hai anh ruột bị bệnh nặng, mất khả năng lao động, bố là thương bệnh binh nên cơ quan điều tra đề nghị tòa án xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho Tứ khi vụ án đưa ra xét xử.
Quá trình khởi tố vụ án, Tứ cũng được tại ngoại vì cơ quan tố tụng xét thấy, hành vi phạm tội của Tứ không cần thiết phải bắt tạm giam. Còn Thắm bị truy tố về 4 tội danh: tham ô tài sản; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Và chỉ một tội tham ô tài sản, khung hình phạt cao nhất mà Thắm phải đối diện đã là tử hình.
Hà Văn Thắm chi 69 tỉ để ”chăm sóc” ai?
Bị cáo Hà Văn Thắm, cựu chủ tịch HĐQT Oceanbank, khai đã chi 69 tỉ đồng để “chăm sóc khách hàng”, vậy số tiền này...
Theo Nguyễn Hưng (An ninh thế giới)

Siêu bão ở Mỹ: Số nạn nhân và thiệt hại tăng chóng mặt

SGGP
Theo CNN, ngày 31-8, số nạn nhân thiệt mạng vì cơn bão Harvey ở Houston, Texas đã lên đến 35 người, hơn 300.000 người phải sơ tán khẩn cấp.

Tin liên quan

Nhân viên cứu hộ tiếp tục tìm kiếm và sơ tán các nạn nhân bão Harvey
Nhân viên cứu hộ tiếp tục tìm kiếm và sơ tán các nạn nhân bão Harvey

Chỉ trong chưa đầy 24 giờ qua, số thiệt hại đã lên đến gần 60 tỷ USD. Cùng với đó, vụ nổ nhà máy hóa chất và cảnh báo dịch bệnh, ô nhiễm môi trường sau khi nước lũ rút khiến Thống đốc Texas cho biết bang này có thể cần hơn 125 tỷ USD để khắc phục thiệt hại do bão Harvey gây ra.

Nổ nhà máy hóa chất 

Giới chức hạt Harris, thành phố Houston, bang Texas, địa phương đang hứng chịu siêu bão Harvey, cho biết, giới chức thành phố Houston cũng đang phải đối mặt với các quan ngại về vấn đề y tế và ô nhiễm môi trường sau khi nước lũ rút. Giới chức thành phố yêu cầu người dân tránh các khu vực bị ngập sâu tiềm ẩn nguy cơ rác bẩn, dây điện đứt hoặc thậm chí bị rắn cắn. Ngoài ra, người dân cũng được khuyến cáo về các nguy cơ dịch bệnh do muỗi làm trung gian lây truyền.

Đến sáng nay 31-8 (theo giờ Việt Nam), hai sân bay chính của thành phố Houston là George Bush Intercontinental và Hobby đã mở cửa hoạt động trở lại ở mức hạn chế sau khi đường băng và tuyến đường đến sân bay không còn bị ngập nước. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có chuyến bay nào được thực hiện. Hàng ngàn chuyến bay đã bị hoãn hoặc hủy do bão Harvey. Khoảng 800 hành khách bị mắc kẹt tại các sân bay của thành phố kể từ khi bão đổ bộ cuối tuần qua.

Trung tâm Khẩn cấp hạt Harris, thành phố Houston, bang Texas, Mỹ cho biết đã có 2 vụ nổ xảy ra tại nhà máy hóa chất Arkema SA thuộc quản lý của Tập đoàn Arkema đến từ Pháp trên địa bàn thị trấn Crossby, sau một thời gian bị nhấn chìm trong nước do ảnh hưởng của bão Harvey. Truyền thông địa phương đưa tin, có nhiều cột khói bốc lên từ hiện trường các vụ nổ. Thông báo từ cảnh sát địa phương cho biết 1 cảnh sát cùng với 9 người khác đã được đưa tới bệnh viện do lo ngại các nguy cơ về sức khỏe khi hít phải khí độc từ những vụ nổ này. Công ty chủ quản đã sơ tán các công nhân làm việc tại nhà máy này từ hôm 29-8, trong khi chính quyền hạt Harris đã yêu cầu cư dân sinh sống trong khu vực bán kính 2,4km quanh nhà máy phải sơ tán.

Dốc toàn lực ứng phó

Thống đốc bang Texas Greg Abbott đã ra lệnh huy động toàn bộ lực lượng Vệ binh Quốc gia Texas với khoảng 12.000 binh sĩ ứng phó với bão. Các đơn vị cứu hộ địa phương và từ quân đội đến nay cứu được hàng ngàn người dân bị mắc kẹt trong lũ hay những căn nhà bị nước nhấn chìm.

Trong khi đó, quân đội Mỹ đã điều các loại máy bay trinh sát của hải quân và máy bay cảnh báo sớm trên không E-3 Sentry của không quân thực hiện nhiệm vụ thu thập dữ liệu về các khu vực ngập lụt tại bang Texas. Theo Bộ quốc phòng Mỹ, sứ mệnh này được điều phối bởi trung tâm Tác chiến - Giám sát tình huống trên không (AOC) 601. Các nhân viên tại trung tâm này sẽ hoạt động theo ca nhằm hỗ trợ chính quyền bang Texas tìm kiếm và cứu giúp những người mất tích do hậu quả của siêu bão Harvey.

Hải quân Mỹ cũng cho biết đã điều động 2 tàu chiến mang hàng cứu trợ tới cho người dân đang chịu ảnh hưởng bởi bão Harvey ở Texas. Thông báo từ Bộ chỉ huy Hạm đội Mỹ cho biết tàu đổ bộ tấn công USS Kearsarge và tàu đổ bộ loại nhỏ USS Oak Hill rời cảng ở Norfolk ngày 31-8 để tới Texas tham gia vào nỗ lực cứu trợ người dân.

Bộ Năng lượng Mỹ thông báo sẽ trích xuất 500.000 thùng dầu thô từ Kho dự trữ dầu mỏ chiến lược của nước này nhằm ứng phó với tình hình biến động sản lượng khai thác dầu mỏ do cơn bão lịch sử Harvey gây ra. Đây là lần mở kho dầu dự trữ chiến lược đầu tiên kể từ năm 2012. Cơn bão gây lũ lụt trên diện rộng đã làm ngưng trệ hoạt động lọc dầu, khiến công suất lọc dầu của các nhà máy tại Mỹ giảm 25%. Hiện công suất tại các nhà máy hóa dầu ở riêng Texas và Louisiana ước tính đạt khoảng 3,6 triệu thùng/ngày, chiếm khoảng 20% tổng công suất của Mỹ.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Venezuela Jorge Arreaza cho biết Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã phê chuẩn một chương trình đặc biệt trong đó có việc quyên góp số tiền 5 triệu USD để giúp đỡ các nạn nhân của cơn bão Harvey, đặc biệt là tại các bang Louisiana và Texas của Mỹ. Ông Jorge Arreaza cho biết thêm ông sẽ gửi thư tới đại biện lâm thời của đại sứ quán Mỹ để cung cấp dự án xây dựng nhà cho các nạn nhân, cũng như việc hỗ trợ các phái đoàn, nhân viên cứu hộ, bác sĩ và các chuyên viên để hỗ trợ giải quyết hậu quả sau bão lụt.
VIỆT ANH (tổng hợp)

Bà Bành Lệ Viên tiết lộ chuyện thất vọng khi lần đầu gặp mặt ông Tập Cận Bình

Nhà báo Kiều Tỉnh |
Bà Bành Lệ Viên tiết lộ chuyện thất vọng khi lần đầu gặp mặt ông Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viên đi tham quan ở Mexico trong chuyến công du năm 2013 (Ảnh: Sina)

Trước đây, đời tư và cuộc sống gia đình của các lãnh đạo Trung Quốc ít được nhắc tới, thậm chí có lúc được coi là bí mật quốc gia.



Tuy nhiên những năm gần đây, tại Trung Quốc có sự đổi mới tư duy, và việc bộc bạch cuộc sống riêng tư gia đình là điều bình thường trong xã hội, thậm chí nhiều lãnh đạo Trung Quốc cho xuất bản cuốn hồi ký của mình trong đó có phần cuộc sống riêng tư.
Ông Tập Cận Bình được bầu làm Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc ở tuổi 59 trong Đại hội toàn quốc khóa 18 của đảng tháng 11/2012, tiếp đó ông được bầu làm Chủ tịch nước tháng 3/2013. Hai chức vụ cao nhất ở Trung Quốc.
Sau khi ông lên nắm quyền, cuộc sống gia đình và đời tư của ông mới lần đầu tiên được tờ Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ - hé mở cho công chúng.
Tư liệu của Nhân dân Nhật báo cho biết, bà Bành Lệ Viên, phu nhân Chủ tịch Tập Cận Bình, là Giám đốc Học viện nghệ thuật quân đội Trung quốc với hàm Thiếu tướng. Bà cũng là ca sĩ nổi tiếng trên diễn đàn nghệ thuật quân đội nước này.
Bà Bành Lệ Viên sinh ngày 20/11/1962, tại tỉnh Sơn Đông, trẻ hơn ông Tập 9 tuổi. Năm 1976 khi 14 tuổi, bà thi đậu vào Học viện nghệ thuật tỉnh Sơn Đông, chuyên về âm nhạc dân tộc.
Năm 1980, khi 18 tuổi bà trở thành ca sĩ nổi tiếng trong Hội diễn liên hoan nghệ thuật toàn quốc tổ chức ở Bắc Kinh, với hai bài dân ca là "Làn điệu Bao Lăng" và " Núi Kỳ Mông quê tôi". Kể từ đó, bà trở thành ca sĩ hàng đầu về dân ca Trung quốc.
Bà Bành Lệ Viên tiết lộ chuyện thất vọng khi lần đầu gặp mặt ông Tập Cận Bình - Ảnh 1.
Một trong số hình ảnh ông Tập và bà Bành thời trẻ, do truyền thông nhà nước Trung Quốc công bố (Ảnh: iFeng)
Cuối năm 1986, bà Bành Lệ Viên được bạn bè giới thiệu "đối tượng". Khi ấy, bà chỉ biết người này công tác tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến. Trong khi đang là ngôi sao của làng nhạc quân đội và từng tham dự Đêm hội đón xuân năm 1982, bà không có nhiều ấn tượng hay kỳ vọng vào người sắp gặp mặt.
Ông Tập Cận Bình khi đó giữ chức giữ chức Phó Thị trưởng thành phố Hạ Môn, một Đặc khu kinh tế và thành phố mở cửa ở Trung Quốc.
Trong hồi ký của mình, bà Bành viết: "Được bạn bè giới thiệu, nên nhân dịp chuyến đi công tác về Hạ Môn biểu diễn, hai người sẽ trực tiếp gặp nhau. Trong buổi gặp đầu tiên, tôi cố ý ăn mặc xuề xòa với bộ quân phục dày cộp và không hề trang điểm gì để xem ông cán bộ này phản ứng ra sao. Khi gặp mặt, tôi cảm thấy Tập Cận Bình đặc sệt nông dân, trông hình dáng bên ngoài già hơn tuổi. Ông ấy ít nói, cư xử vụng về, nên lúc đầu làm tôi thất vọng."
Tuy nhiên, Phu nhân chủ tịch Trung Quốc kể lại rằng, ông Tập bất ngờ tạo được ấn tượng tốt với bà khi không đề cập đến những đề tài như "bài hát nào đang nổi", hay thù lao đi hát của bà được bao nhiêu.
"Không giống như các lãnh đạo cấp cao khác, khi gặp gỡ các lãnh đạo thường chỉ hỏi hoặc quan tâm tới công tác, thành tích, hay những chuyện liên quan tới lĩnh vực chính trị," Nhân dân Nhật báo trích hồi ký của bà Bành Lệ Viên. "Còn Tập Cận Bình ngay giây phút đầu tiên, đã không đề cập tới những vấn đề trên mà lại hỏi về nghệ thuật dân ca, các làn điệu khác nhau của các dân tộc, các địa phương trong nước."
"Tập Cận Bình nói rất từ tốn, mộc mạc và rất khiêm tốn. Sau đó, ông lắng nghe một cách rất chăm chú và thú vị khi tôi giới thiệu về đặc điểm dân ca từng địa phương. Vậy là cả hai chúng tôi bị cuốn hút vào các làn điệu dân ca.
Bà Bành Lệ Viên tiết lộ chuyện thất vọng khi lần đầu gặp mặt ông Tập Cận Bình - Ảnh 2.
Thái độ của ông chân thành, bình dị và không hề kênh kiệu. Điều này làm tôi cảm phục và sau gần 40 phút trò chuyện, trái tim tôi thực sự đã rung động trước tình cảm này," bà Bành chia sẻ cảm nhận về ông Tập.
Sau khi kết hôn vào tháng 9/1987, ông Tập Cận Bình và bà Bành Lệ Viên ít có thời gian ở cùng một nơi.
Bà Bành hoạt động chủ yếu tại Bắc Kinh, trong khi ông Tập công tác nhiều năm từ tỉnh Phúc Kiến, tới Chiết Giang, Thượng Hải... trước khi trở thành Phó chủ tịch Trung Quốc và nhậm chức tại Bắc Kinh vào năm 2008.
Trả lời truyền thông về sự nghiệp và gia đình, bà Bành Lệ Viên nói: "Gia đình và chồng con là chỗ dựa vững như núi Thái Sơn của tôi trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật... Đối với phụ nữ thì sự nghiệp và gia đình đều quan trọng như nhau mà không thể bỏ một trong hai".

Cảnh sát anh hùng tay không ôm bom chạy để cứu cả trường học


Cảnh sát trưởng Abhishek Patel được Thủ hiến bang ca ngợi vì dũng cảm cầm bom di chuyển tránh xa khu vực trường học, cứu được gần 400 em học sinh.

Các quan chức Ấn Độ cho biết, cảnh sát trưởng Abhishek Patel dã được Thủ hiến bang Madhya Pradesh - Shivraj Singh Chouhan tuyên dương khi đoạn video ghi lại hành động dũng cảm cầm bom di chuyển của anh gây bão mạng xã hội.
Theo quan chức Ấn Độ, sự việc xảy ra vào ngày 25/8, khi một cuộc gọi nặc danh thông báo đến cơ quan cảnh sát của bang rằng xuất hiện vật giống như vỏ đạn pháo chưa nổ đang nằm sau trường học tại làng Chitora, quận Sagar.
Canh sat anh hung tay khong om bom chay de cuu ca truong hoc
Quả bom nặng khoảng 10 kg được viên cảnh sát vác lên vai. (Ảnh: Dailymail) 
Sau khi đến nơi, cảnh sát Patel đã chỉ dẫn trường sơ tán hơn 400 học sinh có mặt vào thời điểm đó. Trong khi đó, anh bê chiếc vỏ nặng khoảng 10 kg lên và chạy một mạch gần 1 km trước khi thả vật nguy hiểm xuống một con sông.
Quả bom sau đó đã được những binh lính tại trung đoàn Mahar, Sagar tháo dỡ để loại bỏ. Chính quyền bang Madhya Pradesh đã thưởng cho Patel 50.000 Rs (gần 800 USD) vì hành động dũng cảm của anh.
R S Bagir, phụ trách sở cảnh sát Surkhi thuộc khu vực trường học có bom cho biết vẫn chưa xác nhận được tại sao vật này lại nằm trong trường học. “Nó là một quả bom cũ nhưng chưa nổ. Có thể một người dân làng đã mang nó đến từ một căn cứ quân sự nào đó. Chúng tôi đang tiếp tục điều tra” Bagri nói.
Trả lời báo chí địa phương, anh Patel cho biết: "Chúng tôi đã được đào tạo rằng nếu quả bom phát nổ, nó sẽ ảnh hưởng đến khu vực xung quanh trong vòng bán kính 500 m. Đó là một việc làm nguy hiểm và có thể tôi đã mất mạng, nhưng tôi đã làm vì nghĩ cần phải cứu hàng trăm đứa trẻ đang ở trường lúc đó. Chúng là tương lai của chúng ta".

7 điều mà 99,69% con người không làm được


Theo Phương Anh/VTC News

Hà Nội: Nam thanh niên bị xe tải cuốn vào gầm tử vong khi đi qua hầm Kim Liên

Định Nguyễn, Theo Thời Đại 23:29 31/08/2017

Tối ngày 31/8, tại hầm Kim Liên, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra giữa một xe máy và một xe tải đi cùng chiều. Hậu quả, chiếc xe máy bị cuốn vào gầm xe tải khiến nam thanh niên điều xe máy tử vong tại chỗ.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 21h10 tối 31/8, tại hầm Kim Liên, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội đã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến một nam thanh niên tử vong tại chỗ.
Theo nhiều người dân, vào thời điểm trên, xe tải gắn chữ "Xe thư báo" lưu thông trên đường Xã Đàn (Hà Nội) theo chiều đi Đại Cồ Việt. Khi qua hầm chui Kim Liên, quận Hai Bà Trưng thì ôtô tải bất ngờ xảy ra va chạm với xe máy đi cùng chiều một do nam thanh niên điều khiển.
Hà Nội: Nam thanh niên bị xe tải cuốn vào gầm tử vong khi đi qua hầm Kim Liên - Ảnh 1.
Hiện trường vụ tai nạn (Nguồn: Otofun)
Sau tai nạn, người đi xe máy bị cuốn vào gầm xe thư báo, bị bánh xe cán tử vong tại chỗ. Chiếc xe máy của nạn nhân bị đổ nghiêng và nằm sau thùng xe tải, phần vỏ bị vỡ văng ra một đoạn xa.
Nhận được tin báo, công an quận Hai Bà Trưng đã phối hợp cùng lực lượng CSGT nhanh chóng có mặt, chặn một làn đường qua hầm chui để bảo vệ hiện trường.
Hà Nội: Nam thanh niên bị xe tải cuốn vào gầm tử vong khi đi qua hầm Kim Liên - Ảnh 2.
Công an có mặt điều tra vụ việc (Nguồn: Otofun).
Sự cố khiến các phương tiện lưu thông qua đoạn đường này bị ùn ứ hơn nửa cây số, theo hướng Xã Đàn đi Đại Cồ Việt.
Được biết, tài xế xe tải đã rời khỏi hiện trường ngay sau va chạm, danh tính nạn nhân cũng chưa được xác định rõ.
Hơn 22h, lực lượng chức năng vẫn tiếp tục chặn đường, phong tỏa hiện trường để khám nghiệm, điều tra nguyên nhân tai nạn.

Mẹ Việt được cấp thị thực sang Mỹ để nhìn mặt con gái lần cuối

Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã cấp thị thực cho người mẹ sang thăm con gái hấp hối.

me-viet-duoc-cap-thi-thuc-sang-my-de-nhin-mat-con-gai-lan-cuoi
Trinh Phan, 33 tuổi, cùng chồng Young Nguyen và con trai 8 tuổi David. Ảnh: Mercury News.
Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam đã thay đổi quyết định và cấp thị thực cho bà Nguyen Thi Hoa nhập cảnh vào Mỹ để thăm con gái đang hấp hối trên giường bệnh do bị ung thư, Mercury News đưa tin ngày 30/8. 
Chị Trinh Phan, 33 tuổi, mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, sắp được đoàn tụ với mẹ trong một vài ngày tới tại thành phố San Jose, bang California, gia đình chị cho biết. 
Dù chưa biết chính xác bà Hoa sẽ tới Mỹ vào ngày nào, gia đình chị Trinh hy vọng người mẹ sẽ đáp chuyến bay sớm nhất có thể để nhìn mặt con gái lần cuối. Gia đình dự định sẽ giữ kín cuộc gặp mặt. 
Bà Hoa, hiện sống ở Việt Nam, vào tháng trước bị sứ quán Mỹ từ chối cấp thị thực vì cho rằng có khả năng bà Hoa sẽ trốn ở lại. 
Văn phòng của nghị sĩ đảng Cộng Hòa của bang California đã làm việc với lãnh sự quán và Bộ Ngoại giao Mỹ để xem xét lại trường hợp của bà Hoa. Gia đình của cô Trinh cũng lập kiến nghị trên mạng để kêu gọi lãnh sự quán và Tổng thống Donald Trump cấp thị thực cho bà.
Nghị sĩ Lofgren được thông báo vào sáng ngày 30/8 rằng bà Hoa đã được cấp visa.
"Tôi cảm thấy nhẹ nhõm", nghị sĩ Lofgren phát biểu. "Người phụ nữ trẻ này đang hấp hối. Đây là một tình huống bi thương. Và ước nguyện cuối đời của cô ấy là một mong muốn rất con người: gặp mẹ của mình. Ít nhất giờ đây điều đó sẽ thành hiện thực".
Trinh Phan, di cư sang Mỹ từ năm 2003, sinh sống ở thành phố San Jose cùng chồng Young Nguyen và con trai David 8 tuổi. Lần gần đây nhất, cô được gặp mẹ là vào năm 2012. Ở Mỹ, ngoài chồng và con trai, cô chỉ có một người anh họ sống ở Dallas, phía bắc bang Texas.
Cô Trinh chính thức trở thành công dân Mỹ vào năm 2010, theo thông tin của gia đình. Tháng trước, cô bị chẩn đoán mắc ung thư giai đoạn 4 và hội chứng suy hô hấp cấp. 
Chị chồng Kandice Nguyen cho biết tình trạng của cô Trinh đang xấu đi trông thấy. Bệnh nhân, sút mất 11kg, hiện phải thở ống và điều trị tại khu chăm sóc tích cực. Cô chỉ còn có thể sống được vài tháng nữa.
"Dù chúng tôi ước lần đoàn tụ này sẽ kết thúc có hậu, chúng tôi chấp nhận thực tế về tình trạng bệnh hiểm nghèo của Phan", gia đình viết trong bức thư gửi nghị sĩ Lofgren để bày tỏ lòng cảm ơn.
"Ít nhất, chúng tôi sẽ có thể nói rằng cô ấy đã hoàn thành được tâm nguyện cuối cùng".
An Hồng

Lập đoàn kiểm tra vụ hoán đổi đất "đẹp" cho Bí thư Bà Rịa

(NLĐO) – Liên quan đến vụ hoán đổi đất cho Bí thư thành ủy TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã cho thành lập đoàn kiểm tra, giám sát dấu hiệu vi phạm.

Chiều 31-8, ông Nguyễn Văn Chinh – Chánh văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã thành lập đoàn kiểm tra để xác minh thông tin báo chí đăng tải những ngày qua liên quan đến vụ việc hoán đổi đất cho ông Lương Trí Tiên, Bí thư thành ủy TP Bà Rịa.
Được biết, hôm qua (30-8) sau khi họp kỷ luật ông Nguyễn Văn Hoàng, Chủ tịch UBND TP Bà Rịa liên quan đến sai phạm tại Ban quản lý chợ Bà Rịa thì Ban thường vụ Tỉnh ủy cũng đã họp liên quan đến vụ việc của ông Lương Trí Tiên, Bí thư Thành ủy TP Bà Rịa và thống nhất thành lập đoàn kiểm tra, giám sát dấu hiệu vi phạm.
Ban thường vụ Tỉnh ủy giao Ủy ban kiểm tra xác minh vụ việc, dự kiến trong khoảng thời gian 10 ngày sẽ báo cáo Ban thường vụ Tỉnh ủy. "Sau khi họp đã thống nhất thành lập đoàn kiểm tra xuống kiểm tra dấu hiệu vi phạm. Việc đoàn xuống yêu cầu ông Tiên làm gì, giải trình vấn đề gì thì sắp tới mới làm. Việc đúng, sai hãy chờ để đoàn làm việc và kết luận rồi báo cáo" - ông Chinh cho biết thêm.
Lập đoàn kiểm tra vụ hoán đổi đất đẹp cho Bí thư Bà Rịa - Ảnh 1.
Mảnh đất ông Tiên được hoán đổi để xây nhà ở
Như đã thông tin, năm 2003, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quyết định giao một mảnh đất, diện tích 209,9 m2 tại một con hẻm trên Quốc lộ 55, thuộc phường Phước Trung, TP Bà Rịa cho ông Tiên (khi đó đang giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thị ủy Bà Rịa) để xây dựng nhà ở, giá đất là 80.000 đ/m2, tiền sử dụng đất phải nộp gần 17 triệu đồng.
Tháng 2-2017, ông Tiên đã làm đơn gửi Ban thường vụ Thành ủy TP Bà Rịa và UBND TP Bà Rịa yêu cầu hoán đổi cho một lô đất khác để thuận tiện cho sinh hoạt và công tác với lý do mảnh đất cũ của ông thuộc quy hoạch là đất đường giao thông, nên không phù hợp để xây dựng nhà ở. Ban thường vụ Thành ủy TP Bà Rịa đồng ý, giao cho UBND TP Bà Rịa thực hiện.
Ngày 26- 5, ông Nguyễn Văn Hoàng, Chủ tịch UBND TP Bà Rịa đã ký quyết định giao 158 m2 đất ở tại phường Phước Hiệp, TP Bà Rịa cho bí thư Thành ủy, nằm trên mặt tiền đường Nguyễn Hữu Thọ, là con đường sầm uất giữa trung tâm TP Bà Rịa.
Điều đáng nói, theo quy hoạch trước đây, vị trí đất ông Tiên được hoán đổi nằm trong quy hoạch là điểm đầu của tuyến đường nối giữa đường Nguyễn Hữu Thọ đến đường Tôn Đức Thắng.
Tuy nhiên, ngày 25-5 (chỉ trước ngày có quyết định giao đất cho ông Tiên 1 ngày), UBND TP Bà Rịa đã có quyết định điều chỉnh cục bộ các tuyến đường nội ô phường Phước Hiệp và bỏ luôn tuyến đường mà mảnh đất ông Tiên đang sở hữu.
Tin, ảnh: Ngọc Giang

Xây sân bay Long Thành: “Hoan nghênh tất cả các nhà đầu tư”

31-08-2017 - 16:26 PM | Bất động sản
Xây sân bay Long Thành: “Hoan nghênh tất cả các nhà đầu tư”

Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải lên tiếng trước đề xuất của Geleximco muốn cùng đối tác Trung Quốc tham gia xây sân bay Long Thành...

“Đối với đề xuất của Geleximco muốn hợp tác với đối tác Trung Quốc tham gia xây sân bay Long Thành và những quan ngại từ dư luận, tôi xin trả lời là lựa chọn nhà đầu tư trên cơ sở tiêu chí, có đánh giá, có lựa chọn thông qua đấu thầu. Chúng tôi lựa chọn nhà đầu tư phải kiểm soát tiến độ, giá thành, trên cơ sở hồ sơ đấu thầu”.
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông, khi ông nhận được chất vấn từ báo giới chiều 30/8, về quan điểm của Bộ trước đề xuất của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) muốn cùng các đối tác Trung Quốc tham gia đầu tư xây dựng sân bay Long Thành.
Theo phản ánh của báo chí, sở dĩ dư luận quan tâm tới đề xuất của Geleximco bởi thời gian qua, không ít dự án có đối tác Trung Quốc tham gia đều lâm vào tình trạng bị nợ vốn hoặc chậm tiến độ, trong khi sân bay Long Thành là một dự án lớn, trong điểm của Việt Nam.
Nói về đề xuất này, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, hiện tại Bộ Giao thông Vận tải đang triển khai các nghị quyết chỉ đạo của Chính phủ về xây dựng sân bay Long Thành.
Đến thời điểm này, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện xong nghiên cứu khả thi về đền bù giải phóng mặt bằng. Bộ Giao thông Vận tải đang tuyển chọn tư vấn để nghiên cứu khả thi của sân bay Long Thành.
“Chúng tôi dự kiến rằng triển khai nghiên cứu đến năm 2018 và giữa năm 2019 sẽ trình Chính phủ, theo đúng quy định của Bộ Xây dựng về đầu tư”, Thứ trưởng Đông cho hay.
Liên quan đến việc đề xuất đầu tư sân bay Long Thành, ông Đông khẳng định: quan điểm là hoan nghênh tất cả các nhà đầu tư, những người quan tâm đến đầu tư.
Ngay cả trong nghiên cứu tiền khả thi của dự án để xin chủ trương đầu tư cũng đã nghiên cứu định hướng một số hạng mục Nhà nước có thể sử dụng vốn đầu tư công, một số có thể thu hút được thành phần kinh tế khác.
“Như tôi nói ở trên, hiện dự án đang trong giai đoạn tuyển chọn, tư vấn, chưa hoàn thành xong nghiên cứu khả thi. Đến khi được Chính phủ thẩm định, trình Quốc hội thông qua, bước tiếp theo chúng ta mới xem xét lựa chọn đầu tư theo hướng công khai, minh bạch, thu hút vốn đầu tư vào hạng mục của khối kinh tế tư nhân và đầu tư công theo đúng quy định đầu tư xây dựng của Nhà nước”, ông Đông nói.
Trước đó, trong văn bản gửi lên Thủ tướng, Geleximco đề xuất Chính phủ đồng ý về mặt nguyên tắc cho đầu tư xây dựng dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hình thức đối tác công tư.
Chủ tịch Geleximco Vũ Văn Tiền, cho hay doanh nghiệp này có mối quan hệ đối tác chặt chẽ với một số doanh nghiệp lớn của Trung Quốc, như Tập đoàn Năng lượng mới KAIDI Dương Quang, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng và vận hành các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam; một số Quỹ đầu tư lớn như Tập đoàn Quản lý tài sản Hoa Dung Trung Quốc - công ty nhà nước với tổng tài sản đạt trên 250 tỷ USD có năng lực và kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực quản lý tài sản và đầu tư, Công ty TNHH Cổ phần Đầu tư Dân sinh và Tập đoàn đầu tư lớn tại Hong Kong như IDG…
“Với năng lực, kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh trong điều kiện khó khăn về việc thu xếp vốn trên thị trường tài chính hiện nay của các nhà đầu tư khác, chúng tôi đề xuất với Thủ tướng đồng ý về mặt nguyên tắc cho dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hình thức đối tác công tư”, Chủ tịch Geleximco kiến nghị.
Lãnh đạo Geleximco cũng nhấn mạnh, với kinh nghiệm triển khai, xây dựng và quản lý đầu tư các dự án về giao thông và cảng hàng không, cũng như khả năng thu xếp nguồn vốn cho dự án, cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ đảm bảo tiến độ với thời gian xây dựng vận hành từ 3 -5 năm, giá thành đầu tư thấp nhất cho một sân bay mới hiện đại.


Theo Bảo Anh
Vneconomy

‘Em chồng tham gia VN Pharma là quyền cá nhân’

(PL)- Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định “không hề can thiệp hay biết gì về công việc kinh doanh cá nhân em chồng”; việc đấu thầu phân cấp cho địa phương và công khai, bà “không có động cơ, không liên quan gì cả”.
Như chúng tôi đã thông tin, chiều 30-8, báo điện tử Vietnamnet.vn phát đi bản tin cho biết bị cáo Nguyễn Minh Hùng, nguyên chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc Công ty VN Pharma (người vừa bị tòa sơ thẩm tuyên 12 năm tù), đã xác nhận em chồng của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm phó giám đốc công ty này, phụ trách đầu tư.
Ngay trong chiều tối cùng ngày, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, các PV cũng đã nêu câu hỏi về thông tin này. “Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến có phủ nhận thông tin em chồng mình liên quan đến Công ty VN Pharma. Đề nghị người phát ngôn Chính phủ bình luận về sự trung thực của bà bộ trưởng khi mà chính công ty này đã xác nhận em chồng bà Tiến là lãnh đạo công ty” - nhà báo Lê Kiên (báo Tuổi Trẻ) đặt câu hỏi.
‘Em chồng tham gia VN Pharma là quyền cá nhân’ - ảnh 1
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong một lần kiểm tra hóa chất thực phẩm ở chợ Kim Biên, TP.HCM. Ảnh: HTD
Trả lời tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Việt Tiến nói: “Về việc em chồng Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, bộ trưởng “không nói” chứ không phải nói “không có”, hai việc này khác nhau. Bên cạnh đó, luật chỉ quy định cha, mẹ, vợ, chồng, con không được làm chứ không nhắc đến em chồng. Bộ trưởng cũng không báo cáo gì trong Ban cán sự đảng”.
Câu chuyện đặt ra là trước đó trả lời PV Pháp Luật TP.HCM về dư luận mạng xã hội đặt vấn đề việc người thân của bộ trưởng Bộ Y tế có tham gia cổ phần Công ty VN Pharma trên số báo đăng ngày 24 và 28-8, bà Tiến cho biết: “Tôi đã bị bịa đặt, vu khống, dựng chuyện” và “Trong gia đình tôi không ai tham gia công ty này cả”.
Với những thông tin trên, chiều tối 30-8, PV Pháp Luật TP.HCM đã trao đổi qua điện thoại với Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến để làm rõ về vấn đề này. Theo Bộ trưởng Tiến, trước đó bà có nói gia đình không liên quan đến hoạt động của Công ty VN Pharma vì thực tế Luật Phòng, chống tham nhũng không cấm em chồng tham gia công ty thuộc lĩnh vực có người thân quản lý nên việc này là không vi phạm. Theo luật thì em chồng tham gia công ty nào đó là quyền cá nhân…
Theo lời bà Tiến, em chồng bà tham gia Công ty VN Pharma 10 tháng và nghỉ sau khi công ty xảy ra sự việc bị cơ quan chức năng xác minh, làm rõ vụ nhập thuốc ung thư. Vẫn theo bà Tiến, em chồng bà “không phụ trách gì liên quan đến lĩnh vực đấu thầu thuốc hay lĩnh vực dược”.
Bà Tiến cũng khẳng định bản thân bà “không hề can thiệp hay biết gì về công việc kinh doanh cá nhân của em chồng”. Việc đấu thầu phân cấp cho địa phương và công khai. Bản thân bà “không có động cơ, không liên quan gì cả”.
NGUYỄN ĐỨC

U22 Thái Lan nhận mưa tiền thưởng, U22 Việt Nam chưa hết sầu

Nghĩa Hưng (tổng hợp), Theo Vietnamnet 23:04 31/08/2017

Với chiếc HC vàng giành được ở môn bóng đá nam SEA Games 29, thầy trò HLV Worrawoot Srimaka đã nhận cơn mưa tiền thưởng.

Theo thống kê của tờ SMM Sport, U22 Thái Lan sẽ nhận được tổng cộng gần 14 triệu bath (khoảng 9 tỷ đồng) sau khi giành tấm HCV SEA Games 29.
Trong đó, Hiệp hội bóng đá Thái Lan (FAT) và trưởng đoàn bóng đá nam Thái Lan tại SEA Games 29 Watanya Wongopasi đã quyết định thưởng cho toàn đội 2 triệu baht (tương đương 1,3 tỉ đồng).
U22 Thái Lan nhận mưa tiền thưởng, U22 Việt Nam chưa hết sầu - Ảnh 1.
U22 Thái Lan được thưởng lớn với chiếc HCV SEA Games 29.
Bên cạnh đó, U22 Thái Lan cùng ĐT bóng đá nữ và 2 đội tuyển futsal nam - nữ sẽ nhận tổng cộng 14 triệu baht (khoảng 9 tỉ đồng) nữa từ các mạnh thường quân.
Chưa hết, Quỹ phát triển thể thao Thái Lan cũng hứa thưởng cho mỗi thành viên đội U22 Thái Lan dự SEA Games 200.000 baht (hơn 130 triệu đồng)/người.
Mang sang Malaysia đội hình không phải mạnh nhất, U22 Thái Lan đá tổng cộng 7 trận, họ chỉ hòa đúng 1 trận, còn lại thắng 6 trận và chỉ để lọt lưới đúng một lần.
Đây cũng là lần thứ 16 bóng đá xứ sở chùa vàng giành HCV môn bóng đá nam ở đấu trường SEA Games. Điều đó cho thấy sự thống trị của Thái Lan ở khu vực Đông Nam Á.
Trong khi đó, dù được kỳ vọng rất nhiều ở SEA Games 29 nhưng U22 Việt Nam dưới thời HLV Hữu Thắng vẫn không thể đổi màu huy chương, thậm chí còn bị loại ngay từ vòng bảng.

"Vua" SEA Games từ môn thi Olympic: Việt Nam số 1 Đông Nam Á

Thứ Năm, ngày 31/08/2017 14:02 PM (GMT+7)

(Tin thể thao, Tin SEA Games 2017) - Tối 30/8, SEA Games 29 chính thức khép lại sau hơn nửa tháng tranh tài. Đoàn thể thao Việt Nam đã trải qua kỳ SEA Games thành công khi hoàn thành mục tiêu lọt vào top 3 chung cuộc, và tạo dấu ấn đặc biệt ở các môn thi Olympic.

* Đoàn Việt Nam vững vàng top 3
Tối 30/8, tại SVĐ quốc gia Bukit Jalil (Malaysia) đã diễn ra Lễ bế mạc SEA Games 29. Không phải là những phần trình diễn quá cầu kỳ về âm thanh, ánh sáng song nước chủ nhà Malaysia đã mang tới một bầu không khí ấm cúng, với những màn trình diễn vui vẻ của các diễn viên, ca sỹ nước chủ nhà.
"Vua" SEA Games từ môn thi Olympic: Việt Nam số 1 Đông Nam Á - 1
Bơi và điền kinh Việt Nam thi đấu xuất sắc ngang hàng với những "ông lớn" khu vực
Dù có khá nhiều vấn đề liên quan tới công tác tổ chức khiến một số đoàn hay VĐV chưa hài lòng, song có thể khẳng định Malaysia đã tổ chức thành công kỳ SEA Games 29, đặc biệt là vấn đề an ninh được chủ nhà đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Bị cắt giảm một số nội dung sở trường song đoàn thể thao Việt Nam vẫn đạt được những thành công như mong đợi khi các môn như bơi, điền kinh, thể dục dụng cụ...vẫn tỏa sáng để "gánh" cho các môn khác. Việt Nam kết thúc SEA Games với 58 HCV, 50 HCB và 60 HCĐ xếp thứ 3 chung cuộc. Được biết đây là lần thứ 8 liên tiếp chúng ta xếp trong top 3 đoàn thể thao (trong đó có 6 lần xếp vị trí thứ 3 chung cuộc, 1 lần đứng thứ nhất, 1 lần đứng thứ hai) có thành tích tốt ở Đại hội trên bảng tổng sắp huy chương.
Dù SEA Games đã trải qua 29 lần tổ chức, tuy nhiên thể thao Việt Nam mới chỉ bắt đầu tham gia thi đấu từ SEA Games 15 diễn ra năm 1989 tại Campuchia, khi đó chúng ta xếp thứ 7/9 đoàn tham dự. Sau 14 lần tham dự, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kinh ngạc, cụ thể ở SEA Games 2003, tổ chức tại Việt Nam, chúng ta đã lần đầu tiên xếp số 1 khu vực trên bảng tổng sắp huy chương.

Quốc gia
Xếp thứ 1 toàn đoàn
Xếp thứ 2 toàn đoàn
Xếp thứ 3 toàn đoàn
 Indonesia
10 lần
10 lần
4 lần
 Thái Lan
7 lần
7 lần
3 lần
 Malaysia
2 lần
3 lần
1 lần
 Philippines
1 lần
2 lần
6 lần
 Việt Nam
1 lần
1 lần
6 lần
 Myanmar
0
1 lần
1 lần
 Singapore
0
1 lần
0
 Brunei
0
0
0
 Campuchia
0
0
0
 Lào
0
0
0
 Timor-Leste
0
0
0
Chỉ mới tham dự 14/29 kỳ SEA Games nhưng chúng ta đang trở thành "thế lực" thực sự ở Đông Nam Á
Kể từ đó Việt Nam đã tham dự thêm 7 kỳ Đại hội và chúng ta có tổng cộng 8 lần liên tiếp xếp trong top 3 chung cuộc. Chỉ mới tham dự 14 kỳ SEA Games nhưng TTVN đã trở thành ông lớn thực sự của khu vực Đông Nam Á, đó là bước tiến ổn định và vững bền mà thể thao Việt Nam làm được trong suốt 28 năm qua.
* Xuất sắc các môn thi nội dung Olympic
Thể thao là vượt qua chính mình, hướng tới mục tiêu "nhanh hơn, cao hơn, xa hơn", đó cũng chính là tiêu chí của thể thao khu vực Đông Nam Á. Chơi ở SEA Games và để vươn tầm Olympic là mục tiêu chung của các đoàn, Việt Nam đã định hướng tốt nên chúng ta rất mạnh ở những môn thi Olympic tại kỳ SEA Games lần này.
Danh sách thống kê số HCV các môn Olympic của top 4 đoàn thể thao ở SEA Games
TT
Môn
Malaysia
Việt Nam
Singarpore
Thái Lan
1
Điền kinh
8
17
2
9
2
Bơi
5
10
19
2
3
Thể dục dụng cụ
13
5
0
0
4
Judo
0
1
0
1
5
Karate
7
5
0
1
6
Đấu kiếm
0
3
2
0
7
Xe đạp
13
2
1
2
8
Bắn súng
4
1
2
5
9
Cử tạ
0
2
0
1
10
Bóng bàn
0
1
5
1
11
Tennis
0
0
0
4
12
Bắn cung
5
1
0
0
13
Bóng rổ
1
0
0
0
14
Nhảy cầu
13
0
0
0
15
Golf
0
0
0
3
16
Bóng chuyền
0
0
0
2
17
Boxing
1
0
0
2
18
Sailing (đua thuyền)
6
0
4
4
19
Synchronised (bơi xếp hình)
2
0
0
3
20
Field hockey (khúc côn cầu trên cỏ)
2
0
0
0
21
Cầu lông
1
0
0
4
22
Bóng đá
0
1
0
1
23
Equestrian (đua ngựa)
5
0
0
0
24
Triathlon (3 môn phối hợp)
0
0
0
0
25
Water polo (bóng nước)
0
0
1
1
Tổng HCV các môn Olympic/tổng số HCV cả đoàn
86/145
49/58
36/57
46/72
Chúng ta tham dự sân chơi mang tiếng là "ao làng" nhưng đã tập trung giành thành tích ở những môn Olympic, một bước đi đúng đắn của thể thao Việt Nam
Theo thống kê sau giải, những môn thể thao trọng điểm ở Olympic như điền kinh, bơi, thể dục dụng cụ...Việt Nam đều giành được những kết quả cao, trong đó rực rỡ nhất là môn điền kinh đoàn Việt Nam lần đầu tiên vượt Thái Lan khi giành tới "cơn mưa" 17 HCV, nhiều hơn tổng số HCV của 2 đoàn xếp sau là Thái Lan (7 HCV) và Malaysia (6 HCV) cộng lại.
Trong top 4 đoàn dẫn đầu SEA Games 29, số lượng HCV Việt Nam giành được ở các môn thể thao này chỉ kém đúng chủ nhà Malaysia, còn lại vượt trên các đoàn Thái Lan (đứng thứ 2 bảng tổng sắp huy chương), Singapore.
Tuy nhiên, nếu xét về tỷ lệ giành HCV các môn Olympic so với tổng số HCV của các đoàn thì Việt Nam xếp số 1 tại SEA Games cụ thể: Với 49/58 HCV, Việt Nam xếp số 1 với (84%), Singapore 36/57 (63%), Thái Lan 46/72 (63%), Malaysia 86/145 (59%).
"Chúng ta đã có nhiều thành công ở các môn Olympic, đặc biệt là điền kinh và bơi lội. Riêng điền kinh đã để lại rất nhiều màn trình diễn giàu cảm xúc", đó là chia sẻ của Trưởng đoàn TTVN ông Trần Đức Phấn sau khi SEA Games kết thúc.
SEA Games vốn được coi là "ao làng" Đông Nam Á vì có nhiều môn chơi lạ và luật lệ khác thường. Tuy nhiên Việt Nam vẫn đứng trong top đầu khu vực nhờ những môn chơi Olympic đó là bước đi đúng đắn của TTVN, là giá trị vững bền để hướng đến sự thành công ở đấu trường thế giới.
Hoa khôi làng võ múa quyền quá đẹp, fan SEA Games ”quên lối về”
Nguyễn Thị Thúy khiến nhà thi đấu trở nên "ồn ào hơn" với sự xuất hiện của cô.
Theo Q.H (Tổng hợp) (Khám phá)

Mỹ: Nhà máy hóa chất bị nổ trong bão Harvey

Phạm Nghĩa, Theo Người Lao Động 03:00 01/09/2017

Hai vụ nổ xảy ra tại nhà máy hóa chất Arkema SA, khu vực Crosby, bang Texas – Mỹ hôm 31-8 (giờ địa phương) khiến một sĩ quan cảnh sát phải nhập viện do bị ngạt khói.

Trung tâm cứu hộ khẩn cấp hạt Harris thông báo về 2 vụ nổ lúc 2 giờ. Khói đen được nhìn thấy bốc mù mịt từ nhà máy Arkema SA ở khu vực Crosby. Nhà máy này trước đó bị ngập lụt do ảnh hưởng của cơn bão Harvey.
Người phát ngôn của Arkema SA khuyến cáo người dân tránh xa hiện trường vụ nổ do tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Nhà chức trách quyết định để hỏa hoạn thiêu rụi số hóa chất hữu cơ dễ cháy mà không can thiệp.
Văn phòng cảnh sát hạt Harris xác nhận phó cảnh sát trưởng của họ đã nhập viện do bị ngạt khói. Chín người khác cũng được chăm sóc y tế như một biện pháp phòng ngừa.
Mỹ: Nhà máy hóa chất bị nổ trong bão Harvey - Ảnh 1.
Nhà máy hóa chất Arkema SA bị nước lũ bao vây. Ảnh: AP
Hôm 29-8, số công nhân còn lại trong nhà máy Arkema SA đã được sơ tán cùng với toàn bộ cư dân trong phạm vi 2-4 km xung quanh nhà máy. Theo ban quản lý, bão Harvey gây mưa to và lũ lụt khiến nhà máy mất khả năng làm lạnh các hợp chất hóa học cần được giữ mát. Vì vậy, không có cách nào để ngăn chặn các vụ nổ.
Giám đốc điều hành Arkema SA Richard Rowe nói với Reuters: "Nước lênh láng tại hiện trường cộng với việc thiếu hụt nguồn lực nên chúng tôi đành phải đứng nhìn".
Arkema SA – cách TP Houston khoảng 34 km - chuyên sản xuất các peroxit hữu cơ được dùng trong chế tạo nhựa, polystyrene, sơn và một số sản phẩm khác.
Ít nhất 33 người đã thiệt mạng ở miền Đông bang Texas sau khi cơn bão Harvey tàn phá khu vực hôm 25-8. Sau khi rời TP Houston, bão Harvey đổ bộ vào bang Louisiana, gây ra mưa lớn ở bang này cùng với bang Kentucky. Cảnh báo lũ lụt vẫn được duy trì ở Đông Nam Texas và Tây Nam Louisiana.
Mỹ: Nhà máy hóa chất bị nổ trong bão Harvey - Ảnh 2.
Trực thăng cứu hộ người dân tại TP Beaumont, bang Texas. Ảnh: REUTERS
Nguồn cung cấp năng lượng của Mỹ cũng bị ảnh hưởng sau khi các công ty dầu mỏ đóng cửa hàng loạt nhà máy lọc dầu và đường ống dẫn chính ở Houston. Lực lượng cứu hỏa sẽ bắt đầu tìm kiếm từng khu vực bị ngập lụt trong thành phố vào ngày 31-8 để cứu những người sống sót bị mắc kẹt và thu hồi các thi thể.
Ít nhất 10.000 thành viên của Lực lượng Vệ binh quốc gia được cho là đang trên đường tới bang Texas để tham gia các nỗ lực cứu hộ cùng với 14.000 binh sĩ đã được triển khai.
Harvey là cơn bão mạnh nhất tấn công bang Texas trong vòng hơn 50 năm qua. Tại một cuộc họp báo hôm 30-8, Thống đốc bang Texas Greg Abbott nói rằng địa phương này sẽ cần hơn 125 tỉ USD từ chính phủ liên bang để giúp khắc phục hậu quả sau bão.

Iraq giải phóng hoàn toàn khu vực Tal Afar từ tay IS 

Ngày 31/8, chính quyền Iraq tuyên bố các lực lượng nước này đã giành lại quyền kiểm soát khu vực phía Bắc của thành phố Tal Afar và phần còn lại của tỉnh Nineveh, một trong những thành trì cuối cùng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở miền Bắc Iraq, sau chiến dịch kéo dài gần 2 tuần qua.

Niềm vui của binh sĩ Iraq sau khi hoàn toàn giải phóng thành phố Tal Afar. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo từ Văn phòng của Thủ tướng Haider al-Abadi khẳng định "tỉnh Nineveh hiện đã hoàn toàn nằm trong quyền kiểm soát" của các lực lượng Iraq.

Chiến dịch quân sự giải phóng Tal Afar do Mỹ hỗ trợ được mở màn hôm 20/8, một tháng sau khi Iraq tuyên bố giành chiến thắng trước IS tại Mosul, thành phố lớn thứ hai của nước này. Sự sụp đổ của Mosul đã đặt dấu chấm hết cho cái gọi là "Vương quốc Hồi giáo" tự phong mà IS tuyên bố thành lập trên các vùng lãnh thổ của Iraq và Syria hồi năm 2014.

Thắng lợi của các lực lượng Iraq tại Tal Afar - khu vực nằm trên tuyến đường tiếp tế quan trọng của IS giữa Mosul và các khu vực của Syria, một lần nữa là "cú đòn" giáng mạnh vào tàn quân IS tại đất nước này.

Hiện IS chỉ còn kiểm soát một thành phố duy nhất là Hawija ở tỉnh Kirkuk, cách Baghdad khoảng 300 km về phía Bắc và một số khu vực sa mạc nằm dọc biên giới với Syria.
TTXVN/Báo Tin Tức

Phát hiện bom 1,8 tấn, Đức sơ tán 7 vạn người

Thứ Năm, ngày 31/08/2017 18:00 PM (GMT+7)

Quả bom được mệnh danh “bom tấn” này có thể quét sạch một góc phố nếu được kích nổ.

Phát hiện bom 1,8 tấn, Đức sơ tán 7 vạn người - 1
Quả bom được phát hiện ở khuôn viên đại học.
Khoảng 7 vạn người dân thành phố Frankfurt, Đức đã phải rời bỏ nhà cửa của mình cuối tuần trước sau khi một quả bom “khủng” được tìm thấy. Đây là đợt di dân lớn nhất sau thời Thế chiến 2 ở Đức. Quả bom mang tên “bom tấn” nặng tới 1,8 tấn.
Quả bom đã được lực lượng công binh tháo kíp thành công. Trong Thế chiến 2, quả bom này được gọi tên như vậy vì nó có thể thổi bay một góc thành phố nếu được kích nổ thành công. Vũ khí hủy diệt này được tìm thấy ở khuôn viên đại học Goethe khi các công nhân đang xây dựng tại đây.
Chính quyền địa phương xác nhận quả bom đã được tháo ngòi an toàn. Hiện tại, không có bất kì nguy hiểm nào quanh khu vực quả bom được tìm thấy. Cảnh sát địa phương nói: “Do kích thước quá lớn của quả bom, việc di dân là rất cần thiết để đảm bảo an toàn”.
Phát hiện bom 1,8 tấn, Đức sơ tán 7 vạn người - 2
Hàng chục ngàn quả bom cùng loại đã được thả khắp nơi.
Theo Daily Mail, quả bom này do quân đội Anh thả xuống từ oanh tạc cơ Lancaster cách đây hơn 70 năm. Quả bom chứa 50% thuốc nổ và có sức sát thương cực lớn. Theo tính toán, riêng năm 1943 đã có hơn 2,5 vạn quả bom hủy diệt như vậy được sử dụng.
Đánh giá cho biết hiện nay ở Đức còn khoảng 15 vạn quả bom bị chôn vùi dưới đất và chưa phát nổ. Mối nguy từ những quả bom này là rất lớn. Hàng trăm người đã bị chết và bị thương vì bom nổ trong 10 năm qua.
Năm 2011, quân Đức cũng phát hiện ra quả bom hạng nặng có thể thổi bay toàn bộ thành phố ở quanh sông Rhine. Hơn 4,5 vạn người đã được sơ tán để đảm bảo an toàn.
Video: HQ đem 8 quả bom 1 tấn ném sát biên giới Triều Tiên
Không quân Hàn Quốc ngày 29.8 đã cất cánh ném 8 quả bom và mục tiêu giả định là các lãnh đạo cấp cao của Triều Tiên,...
Theo Quang Minh – Daily Mail (Dân Việt)

Tướng Thái Lan tiết lộ kế hoạch 'kim thiền thoát xác' của cựu Thủ tướng Yingluck

Hoàng Trang |
Tướng Thái Lan tiết lộ kế hoạch 'kim thiền thoát xác' của cựu Thủ tướng Yingluck
Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra.

Theo tướng quân đội Thái Lan Chalermchai Sitthisad, cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã chớp lấy thời cơ các binh sĩ canh phòng bà lơi lỏng để thực hiện kế hoạch “kim thiền thoát xác” bỏ trốn trót lọt ra nước ngoài, dưới sự giúp đỡ của người anh trai Thaksin Shinawatra.



Báo Bangkok Post dẫn lời tướng quân đội Thái Lan Chalermchai Sitthisad ngày 29/8 cho biết, kế hoạch bỏ trốn của bà Yingluck Shinawatra đã được chuẩn bị kỹ càng và lên kế hoạch từ trước. “Bà ấy chỉ cần chờ đợi đến thời điểm và cơ hội đúng lúc”, Tướng Chalermchai khẳng định. Ông cũng bác bỏ các cáo buộc rằng lực lượng quân đội đã tạo điều kiện cho bà Yingluck Shinawatra trốn thoát.
Phát biểu với các phóng viên, Tướng Chalermchai cho biết nữ cựu thủ tướng đã cố gắng cắt đuôi lực lượng giám sát bằng cách “bỏ lại toàn bộ điện thoại và thay đổi xe ô tô của bà”. Các thiết bị này vốn được quân đội Thái Lan sử dụng làm phương tiện theo dõi bà Yingluck Shinawatra từ trước tới nay.
Ngày 25/8, bà Yingluck Shinawatra đã cáo ốm và không xuất hiện tại phiên tòa phán quyết về việc bà thiếu trách nhiệm gây thiệt hại trong chính sách trợ giá gạo. Vì thế, Tòa án Tối cao Thái Lan đã ban lệnh bắt giữ người phụ nữ này. Bà Yingluck Shinawatra được cho là đã bỏ chạy tới Dubai, nơi người anh trai Thaksin Shinawatra đang sống lưu vong.
Tướng Chalermchai thừa nhận chính phủ nước này vẫn chưa tìm ra manh mối về cách thức bà Yingluck Shinawatra bỏ trốn nếu thực sự bà đã rời khỏi Thái Lan. “Người nào đó chẳng hạn như cựu thủ tướng có đủ người ủng hộ và các bè nhóm liên kết có thể cho phép bà trốn thoát”, ông Chalermchai nói.
Nữ chính trị gia Thái Lan cũng có liên hệ với những người nắm được tình hình an ninh quốc gia. Họ có thể đã giúp bà trốn khỏi đất nước mà không bị phát hiện.
Mặt khác, ông tin rằng người anh trai Thaksin Shinawatra cũng giúp sắp đặt vụ bỏ trốn của bà Yingluck Shinawatra bằng cách bố trí một chiếc máy bay tư nhân để bà di chuyển sau khi đã vượt biên giới hoặc bằng đường biển sang nước láng giềng. Trước khi xảy ra vụ bỏ trốn, Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia Thái Lan (NCPO) đã nới lỏng sự giám sát đối với bà Yingluck Shinawatra do gặp phải những chỉ trích.
Một lần nữa, ông Chalermchai bác bỏ những lập luận cho rằng cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra được các nhân vật cao cấp trong chính quyền hiện tại giúp đỡ để bỏ chạy. Ông đặt câu hỏi: “Lợi ích của việc này là gì cơ chứ? Nếu các anh nói NCPO hay quân đội đã phạm phải một sai lầm trong khâu kiểm tra ở biên giới, tôi sẽ thừa nhận điều này. Đừng quên rằng đường biên giới quốc gia dài 6.656km, với binh sĩ được triển khai chỉ tại các điểm quan trọng”.
Trước đó, trang tin Khaosod của Thái Lan ngày 25/8 cho biết, cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra cùng với con trai 15 tuổi đã trốn sang Campuchia, sau đó đáp máy bay tới Singapore rồi đến Dubai, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE).
Cùng ngày, Cục Xuất nhập cảnh Thái Lan nói rằng không có dữ liệu về việc bà này xuất cảnh. Thủ tướng Prayut Chan-ocha đã chỉ đạo cho cảnh sát nhanh chóng xác minh thông tin về nơi bà Yingluck Shinawatra đang có mặt.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit wongsuwon nói rằng cảnh sát sẽ thực hiện nhiệm vụ truy bắt theo lệnh của tòa án và nếu bà Yingluck Shinawatra trốn được ra nước ngoài thì đó là nhờ sự giúp đỡ của các quan chức có liên quan đến chính quyền cũ.
http://baotintuc.vn/the-gioi/tuong-thai-lan-tiet-lo-ke-hoach-kim-thien-thoat-xac-cua-cuu-thu-tuong-yingluck-20170830172555137.htm
theo Báo Tin Tức

Sự kiện Doklam: Đối đầu Trung-Ấn chưa thực sự kết thúc, cuộc chiến mới đang chỉ bắt đầu

Đại sứ Trần Đức Mậu |
Sự kiện Doklam: Đối đầu Trung-Ấn chưa thực sự kết thúc, cuộc chiến mới đang chỉ bắt đầu
Xử lý ảnh: Thi Anh

Dù cuộc đối đầu Trung-Ấn tại cao nguyên Doklam đã chấm dứt nhưng mức độ nghi ngờ và đối phó lẫn nhau sẽ tăng lên chứ không giảm đi.


"Kết thúc bất ngờ"
Về biểu hiện ra bên ngoài, bất ngờ như Trung Quốc đưa quân đội đến cao nguyên Doklam với mục đích được phía Bắc Kinh đưa ra là làm đường, Trung Quốc và Ấn Độ đạt được thoả thuận về cùng rút quân khỏi cao nguyên.
Theo những gì mà bên ngoài có thể biết được thì phía Ấn Độ chấp nhận rút toàn bộ quân trước nhưng sau đó không có chuyện Ấn Độ hay Bhutan tiến hành đàm phán với Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ đối với cao nguyên này.
Trung Quốc rút quân sau và không đề cập gì nữa đến chuyện làm con đường mới trên cao nguyên. Truyền thông Trung Quốc ngợi ca thoả thuận này là một thắng lợi của Bắc Kinh. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết quá trình rút quân của hai bên ra khỏi cao nguyên này đã hoàn tất.
Chắc chắn Trung Quốc và Ấn Độ trước đó đã phải bí mật tiếp xúc và đàm phán với nhau nhiều lần trong nhiều ngày mới đạt được thoả thuận này. Cũng nhìn vào bề ngoài thì có cảm giác là vụ việc này đã được giải quyết và ở khu vực cao nguyên mọi chuyện giờ lại như trước. Trong thực chất không phải như vậy.
Cũng có ý kiến cho rằng, Trung Quốc chịu chấp nhận thoả thuận này vì muốn tránh khả năng ông Modi không tới dự hội nghị cấp cao sắp tới của nhóm BRICS - nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - tổ chức ở Trung Quốc. Cho rằng như thế không sai nhưng không hẳn hoàn toàn đúng.
Khuôn khổ diễn đàn BRICS có tầm quan trọng về chính trị thế giới đối với cả hai nước đến mức họ không thể vì chuyện song phương mà để BRICS bị tổn hại. Sẽ không có chuyện ông Modi không tới dự hội nghị cấp cao của BRICS chỉ vì để phản đối Trung Quốc.
Sự kiện Doklam: Đối đầu Trung-Ấn chưa thực sự kết thúc, cuộc chiến mới đang chỉ bắt đầu - Ảnh 1.
Thủ tướng Ấn Độ sẽ tới Trung Quốc tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng 9 tới đây. Ảnh: (Reuters/China Daily)
Căng thẳng âm ỉ
Trung Quốc tranh chấp chủ quyền với Bhutan về cao quyền Doklam. Giữa Bhutan và Ấn Độ lại có hiệp ước hữu nghị mà một trong những nội dung ở trong đó là cam kết của Ấn Độ bảo vệ an ninh cho Bhutan.
Cho nên đối với Bhutan và Ấn Độ, việc Trung Quốc đưa quân đội vào cao nguyên Doklam là vi phạm luật pháp quốc tế trong khi đối với Ấn Độ, việc triển khai quân đội ở nơi đây để đối phó quân đội Trung Quốc là phù hợp luật pháp quốc tế vì theo yêu cầu của Bhutan và thực hiện cam kết trong hiệp ước kia.
Điều đáng chú ý nữa ở vụ việc này là Trung Quốc khơi mào và còn tung ra chiêu bài mời chào hỗ trợ tài chính 10 tỷ USD cho Bhutan để tranh thủ và thu phục Bhutan, để phân rẽ Bhutan với Ấn Độ và để biến cục diện ba bên lâu nay trên cao nguyên Doklam trở thành chỉ còn là chuyện song phương nữa thôi giữa Trung Quốc và Bhutan.
Cái lợi đối với Bhutan qua chuyện này là tăng được thêm đáng kể vị thế của mình trong chiến lược của Trung Quốc và Ấn Độ, có được thế thuận lợi hơn bao giờ hết để chơi con bài đối trọng và có thêm sự lựa chọn đối tác mới cho tương lai.
Cái nguy hại đối với nước này là bắt đầu lại bị Trung Quốc công khai đẩy mạnh tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở khu vực cao nguyên Doklam, tức là thách thức về an ninh từ phía Trung Quốc trở nên thời sự và nghiêm trọng, thường trực và khó lường.
Với Bhutan lần này trên cao nguyên Doklam, Trung Quốc lặp lại cách thức duy trì tranh chấp chủ quyền lãnh thổ như vẫn thường thấy với nhiều nước láng giềng khác. Nó còn là phép thử mới của Trung Quốc về phản ứng và đối phó của Ấn Độ cũng như về mức độ bền chặt của mối quan hệ đồng minh và liên minh giữa Bhutan với Ấn Độ.
Trung Quốc không đạt được mục tiêu làm thay đổi nguyên trạng trên thực địa ở cao nguyên. Thoả thuận giữa Trung Quốc và Ấn Độ giúp cả hai giữ được thể diện, nhưng trong thực chất có lợi cho Ấn Độ về chính trị nhiều hơn Trung Quốc.
Trung Quốc phải rút quân khỏi cao nguyên khi chủ định làm đường vẫn còn dang dở và Ấn Độ có thể cho thế giới thấy rằng vì phản ứng và đối phó của Ấn Độ mà Trung Quốc không làm thay đổi được nguyên trạng trên cao nguyên.
Sự kiện Doklam: Đối đầu Trung-Ấn chưa thực sự kết thúc, cuộc chiến mới đang chỉ bắt đầu - Ảnh 2.
Thế giới bên ngoài có thể phân biệt được rõ ràng tính hợp pháp và không hợp pháp của việc Trung Quốc và Ấn Độ đưa quân đội đến cao nguyên. Ấn Độ có cơ hội chứng tỏ cho Bhutan thấy là không chỉ sẵn sàng và kiên định thực hiện cam kết mà còn có đủ khả năng thực tế để bảo vệ an ninh cho Bhutan trước thách thức an ninh từ Trung Quốc.
Điều nguy hại tiềm ẩn trong chuyện lần này đối với Ấn Độ là Trung Quốc không chỉ lại khuấy động tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trực tiếp với Bhutan, tức là gián tiếp thách thức Ấn Độ, mà còn có cách thức mới để lôi kéo Bhutan ra khỏi liên minh an ninh với Ấn Độ và đưa nước này vào quỹ đạo chi phối, dẫn dắt của Trung Quốc.
Từ nay, chuyện liên quan đến cao nguyên Doklam đã chính thức trở thành chuyện của cả giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Quan hệ của Bhutan với Trung Quốc và Ấn Độ vì thế đã không còn như trước nữa.
Ấn Độ và Trung Quốc cũng như Bhutan và Trung Quốc chưa có được giải pháp cho vấn đề cao nguyên Doklam nhưng không bên nào muốn cung đột quân sự xảy ra và không có chủ ý gây xung đột quân sự với bên kia ở nơi này.
Ấn Độ và Trung Quốc đã chứng tỏ vẫn có chủ ý chính trị và kênh tiếp xúc trên thực tế cho đàm phán trực tiếp với nhau về các vấn đề liên quan đến biên giới và chủ quyền lãnh thổ. Chỉ có điều là mức độ nghi ngờ và đối phó lẫn nhau tăng lên chứ không giảm đi.

Lạnh gáy cảnh máy bay hạ cánh xuyên ‘ma trận’ lốc xoáy

Một chiếc máy bay chở khách sắp sửa hạ cánh xuống thành phố Sochi của Nga đã phải khéo léo vượt qua một “ma trận” lốc xoáy nguy hiểm đang "tự tung tự tác" trên biển.



Những người chứng kiến đã ghi lại cảnh tượng lạnh gáy này rồi chia sẻ trên mạng xã hội Vkontakte của Nga hôm 29/8. Theo kênh RT, ít nhất đã có 12 cột lốc xoáy xuất hiện ngoài khơi Sochi trong ngày hôm đó và đây là tuần thứ hai liên tiếp Biển Đen bị lốc xoáy hoành hành. 

Báo Sochi Express đưa tin, 9 chuyến bay đã bị trì hoãn do thời tiết xấu trong khu vực, trong khi các máy bay khác được chuyển hướng đến hai thành phố lân cận là Anapa và Krasnodar. 

Hoàng Trang/Báo Tin Tức

Mỹ muốn gì khi quyết định thử bom hạt nhân nguy hiểm nhất từng được sản xuất?

31/8/2017 16:45 UTC+7
(Công lý) - Mỹ vừa tiến hành cuộc thử nghiệm thứ 2 đối với bom hạt nhân chiến thuật B61-12, vốn được mô tả là loại vũ khí hạt nhân nguy hiểm nhất từng được sản xuất trong bối cảnh căng thẳng với Triều Tiên leo thang "đỉnh điểm".
Mới đây, thông báo từ Cục Quản lý An ninh Hạt nhân Quốc gia Mỹ (NNSA) cho hay, Mỹ vừa tiến hành một loạt chuyến bay thử nghiệm lần thứ 2 đối với phiên bản nâng cấp của bom hạt nhân B61.
Theo đó, Không quân Mỹ đã tiến hành ném thử nghiệm bom trọng lực B61-12 không có đầu đạn hạt nhân từ máy bay chiến đấu F-15E tại khu thử nghiệm Tonopah thuộc Căn cứ Không quân Nellis tại Nevada hôm 8/8.
NNSA cho biết, cuộc thử nghiệm nhằm kiểm tra các phần chức năng phi hạt nhân của loại vũ khí này và khả năng mang bom hạt nhân của máy bay.
Mỹ muốn gì khi quyết định thử bom hạt nhân nguy hiểm nhất từng được sản xuất?
Mỹ muốn gì khi quyết định thử bom hạt nhân nguy hiểm nhất từng được sản xuất?
Trên trang Sputnik của Nga ngày 30/8, chuyên gia phân tích quân sự Nga Oleg Glazunov nhận định, việc Mỹ thử nghiệm bom hạt nhân được mệnh danh “kẻ hủy diệt”phiên bản nâng cấp B61-12 ở sa mạc Nevada mang ý nghĩa chính quyền Donald Trump đang chuẩn bị cho chiến tranh.
Vị chuyên gia cũng đề cập đến vai trò của việc vận động hành lang sức mạnh quân sự sẽ thúc đẩy Mỹ bổ sung những vũ khí mới hơn trong kho dự trữ.
Nhà phân tích quân sự Nga không loại trừ khả năng, lần thử nghiệm B61-12 mới đây có thể nhằm mục đích đe dọa Triều Tiên. Ông khẳng định, Mỹ sẽ không thực sự sử dụng loại bom này để đối phó với Bình Nhưỡng, nhưng sẽ dùng loại vũ khí này để cảnh báo, đủ để khiến Triều Tiên sợ hãi.
Theo Daily Mail, B61-12 được mô tả là vũ khí hạt nhân nguy hiểm nhất từng được sản xuất, sức công phá của bom này được điều chỉnh trong khoảng 50.000 tấn xuống 300 tấn TNT. Khả năng tấn công mục tiêu cũng đạt đến độ chính xác chưa từng có.
Được biết, Mỹ có ý định thay thế bom B61-12 với bom trọng lực B61, hiện đang là một trong những vũ khí nòng cốt của kho vũ khí hạt nhân của quân đội nước này. Dự kiến, B61-12 sẽ được đưa vào sản xuất vào tháng 3/2020.
Hà Kim

Cựu đại sứ Mỹ: Chủ tịch Tập Cận Bình rất không ưa lãnh đạo Kim Jong Un

Hải Võ |
Cựu đại sứ Mỹ: Chủ tịch Tập Cận Bình rất không ưa lãnh đạo Kim Jong Un
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: CHIP SOMODEVILLA / GETTY IMAGES)

Cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc vừa mãn nhiệm ngày 20/1, ông Max Baucus vừa tiết lộ về thái độ của Chủ tịch Tập Cận Bình đối với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.



Trả lời phỏng vấn trong chương trình Today của BBC Radio 4 (Anh), ông Baucus cho biết "cách diễn đạt tồi tệ nhất mà tôi từng nghe Chủ tịch Tập nói chính là cách ông ấy mô tả về ông Kim Jong Un".
"Ông Tập không hề thích ông Kim chút nào," Baucus nói. Theo cựu đại sứ Mỹ, dù không ưa nhà lãnh đạo Triều Tiên nhưng ông Tập vẫn sẵn sàng nhân nhượng để bảo đảm an ninh trên bán đảo.
Baucus cho hay, ông Tập Cận Bình "rất khó chịu vì sự bất ổn trên bán đảo Triều Tiên", và Trung Quốc cũng không thực sự muốn thỏa hiệp với chính quyền tổng thống Mỹ Donald Trump về vấn đề này, thậm chí cố gắng hạn chế tầm ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực.
"Trung Quốc coi trọng nhất là sự ổn định," cựu đại sứ Mỹ đánh giá. "Họ sẵn sàng nhượng bộ cho sự khó lường [của ông Kim Jong Un] về tương lai chương trình tên lửa, miễn là bán đảo được duy trì ổn định về chính trị và kinh tế".
"Trung Quốc không muốn xảy ra một cuộc khủng hoảng mà hậu quả là làn sóng tị nạn tràn sang nước này. Họ hiển nhiên cũng không thích một giải pháp mà ở đó, Mỹ và Hàn Quốc có nhiều ảnh hưởng ở bán đảo hơn Bắc Kinh, và dù ngoài ý muốn, nhưng Mỹ về cơ bản đã hiện diện ở 'cửa sau' của Trung Quốc."
Bắc Kinh, đồng minh lớn nhất của Bình Nhưỡng từ Chiến tranh Triều Tiên hồi thập niên 1950, đã đồng ý siết chặt các biện pháp trừng phạt Triều Tiên theo nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Nhưng tổng thống Trump nhắc lại nhiều lần rằng ông chưa thấy Trung Quốc hành động đủ để gây sức ép, buộc người láng giềng từ bỏ chương trình hạt nhân.
Sau khi Triều Tiên phóng thử 3 tên lửa đạn đạo hôm 26/8, và 1 tên lửa bay qua không phận Nhật Bản hôm 29, Bắc Kinh kêu gọi các bên kiềm chế và xúc tiến đàm phán ngoại giao.
Ông Max Baucus, thượng nghị sĩ Mỹ trong 6 nhiệm kỳ, thúc giục ông Trump tìm lối ra đối thoại cho vấn đề hạt nhân Triều Tiên sau vụ thử tên lửa mới nhất.
"Giải pháp ngoại giao ở đây, theo đánh giá của tôi, phải là phương án mà chúng ta rất mạnh mẽ và xây dựng, đồng thời phải tiếp cận các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, với sự tôn trọng lẫn nhau," ông Baucus bình luận trên BBC.

Không quân Nga trút hỏa lực ác liệt, quân đội Syria tiến về Deir Ezzor từ Palmyra

Quang Anh |
Không quân Nga trút hỏa lực ác liệt, quân đội Syria tiến về Deir Ezzor từ Palmyra

Masdar News dẫn nguồn tin quân sự cho biết: Ngày 30.08.2017quân đội Syria và các lực lượng quântình nguyện chính thức tiến vào địa phận tỉnh Deir Ezzor Governorate, sau khi tiếnvài cây số dọc theo đường cao tốc Sukhnah-Deir Ezzor.



Theo Al-Masdar News, quân đội Syria hiện đang tiến vào vùng ngoại ô Haribshah, một thị trấn nhỏ trên sa mạc phía tây tỉnh Deir Ezzor.
Đươc lực lượng không quân Nga yểm trợ hỏa lực ác liệt, quân đoàn tình nguyện số 5 quân đội Syria tiếp tục tiến công theo hướng Haribshah phía tây làng Bir Ghabaghib trên đường cao tốc Sukhnah-Deir Ezzor. Quân đội Syria tiếp tục tiến công đến cửa ngõ thị trấn, đẩy lùi các tay súng khủng bố IS vào chiến tuyến bên trong khu dân cư này.
Không quân Nga trút hỏa lực ác liệt, quân đội Syria tiến về Deir Ezzor từ Palmyra - Ảnh 1.
Cuộc tiến công của quân đội Syria về hướng thành phố Deir Ezzor - bản đồ South Front
Giành được kết quả thuận lợi, quân đội Syria tiến đến còn cách thành phố Deir Ezzor khoảng 50 km.
Truyền thông Hezbollah trên chiến trường Syria cho biết, lực lượng không quân Syria đánh phá ác liệt chiến tuyến của IS, hạ tầng công sự phòng ngự và các phương tiện cơ động trong các khu dân cư Aksh, Um Mail, Abu Jubilat, al-Qastal al-Shamali, al-Qastal al-Wastani và al-Qastal al-Janubi trên vùng nông thôn phía đông Hama.
Máy bay chiến đấu của Nga và Syria cũng không kích ác liệt các khu vực Saria'at Junid, đồi al-Qriah và khu vực al-Mukbat xung quanh thành phố Deir Ezzor. Các cuộc không kích đã tiêu diệt hàng chục tay súng khủng bố, phá hủy nhiều xe cơ giới của IS.
Khả năng các lực lượng vũ trang Syria tiến công vào thành phố Deir Ezzor trên hướng đường cao tốc al-Sukhnah- Dier Zzor rất khó. Các đơn vị quân đội Syria, phòng thủ trên bờ tây sông Euphrates phía nam Raqqah đã để IS chiếm được lợi thế tấn công và giành được bàn đạp khá vững chắc. Trên hầu hết các chiến trường, quân đội Syria không đánh tiêu diệt IS mà để lực lượng khủng bố này rút lui về Deir Ezzor. Vì những nguyên nhân này, binh lực IS trên chiến trường then chốt của tỉnh còn rất lớn, đủ sức tạm thời ngăn chặn quân đội Syria.
Nếu các đơn vị quân đoàn tình nguyện sỗ 5 tiếp tục tấn công, trong khi các đơn vị quân đội Syria trên hướng làng Humaymah liên kề biên giới Iraq không phát triển được thế tiến công. IS dễ dàng phá vỡ mũi nhọn này của quân đội Syria trong khu vực sa mạc giữa Homs và Deir Ezzor.
Không quân Nga trút hỏa lực ác liệt, quân đội Syria tiến về Deir Ezzor từ Palmyra - Ảnh 2.
Tổng quan tình hình chiến trường Homs - Deir Ezzor - bản đồ South Front
theo Viettimes

Nga cảnh cáo Israel không được đánh Iran

Đăng Khoa |
Nga cảnh cáo Israel không được đánh Iran
Ngoại trưởng Nga Lavrov cảnh cáo Israel không được đánh Iran ở Syria. Ảnh: AP

Ngoại trưởng Nga Lavrov cảnh cáo Israel không được đánh Iran ở Syria, nếu không sẽ phải chịu hậu quả.



Nga vừa lên tiếng cảnh cáo Israel không tấn công các địa điểm quân sự của Iran ở Syria, sau khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu dọa sẽ tấn công nhằm ngăn Iran tăng lực lượng đến biên giới Israel- Syria.
“Nếu bất kỳ nước nào ở Trung Đông hay các nơi khác của thế giới định vi phạm luật pháp quốc tế, hủy hoại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước khác, bao gồm cả ở Trung Đông hay Bắc Phi, thì sẽ bị xử phạt” – Washington Examiner dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói với báo chí ngày 30-8.
“Bất kể Iran và Syria hợp tác thế nào, quan điểm của tôi là nếu sự hợp tác của họ không vi phạm đến các điều khoản cơ bản của luật quốc tế thì không phải là điểu để thắc mắc” – theo ông Lavrov.
Mới đây Thủ tướng Netanyahu cảnh báo Iran đang xây dựng các cơ sở quân sự ở Syria. Ông Netanyahu cáo buộc Iran muốn “bao vây Israel” bằng cách tăng cường quân sự đến biên giới Israel.
“Iran đang hối hả biến Syria thành một cứ điểm quân sự, muốn sử dụng Syria và Lebanon như các bình phong chiến tranh nhằm mục đích tiêu diệt Israel” – ông Netanyahu nói trong cuộc gặp với Tổng Thư ký LHW Antonio Guterres ngày 28-8 – “Iran cũng đang xây dựng các cơ sở sản xuất tên lửa ở Syria và Lebanon. Đây là điều Israel và LHQ không thể chấp nhận”.
Israel và Mỹ nhiều năm trời lo ngại Nga và Iran sẽ có được sự thắng thế chiến lược về lâu dài trong xung đột ở Syria. Theo Washington Examiner, từ phát ngôn của ông Lavrov ủng hộ Iran tại Syria có thể thấy lo ngại này hoàn toàn có cơ sở.
Iran với sự giúp sức của lực lượng dân quân người Shitte ở Iraq và Syria đang nóng lòng tạo một hành lang nối Iran đến các nhóm vũ trang ủng hộ mình ở Lebannon, như Hezbollah.
Các nghị sĩ Mỹ cũng cho rằng Iran đã cung cấp hàng chục ngàn hỏa tiễn cho nhóm vũ trang Hezbollah ở Lebanon để tấn công các địa điểm chính của Israel.
Nói với Washington Examiner hồi tháng 6, nghị sĩ Mỹ Adam Kinzinger nói rằng Mỹ biết Hezbollah có rất nhiều vũ khí chĩa vào Israel, rất có khả năng sẽ xảy ra xung đột Hezbollah và Israel trong tương lai gần. Tuy nhiên ông Lavrov bác bỏ rằng Nga chẳng có thông tin có bất kỳ nước nào đang định tấn công Israel.
theo Pháp luật TPHCM

Vụ bổ nhiệm con trai Giám đốc Sở GDĐT Vĩnh Phúc: Người trong cuộc nói gì?

HUYÊN NGUYỄN - DUNG HÀ |
Vụ bổ nhiệm con trai Giám đốc Sở GDĐT Vĩnh Phúc: Người trong cuộc nói gì?
Ông Hoàng Minh Quân - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Vĩnh Phúc bất ngờ vì thông tin tố cáo con mình năng lực yếu. Ảnh: Huyên Nguyễn

Trước những tố cáo về việc ông Hoàng Minh Quân - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Vĩnh Phúc - ưu ái con trai quy hoạch làm Phó Giám đốc Sở, PV Lao Động đã vào cuộc xác minh.



Người trong cuộc nói gì?
Đơn tố cáo cho rằng, ông Hoàng Minh Quân đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để đưa nhiều người thân vào giữ các vị trí quan trọng trong ngành giáo dục, trong đó có anh Hoàng Minh Tuấn (SN 1982, là con trai ông Quân), hiện đang giữ chức Phó phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng thuộc Sở GDĐT tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo đơn, anh Hoàng Minh Tuấn tốt nghiệp đại học năm 2004, chưa được xét tuyển biên chế nên dạy hợp đồng tại Trường THPT Nguyễn Viết Xuân. Trong thời gian làm giáo viên, anh Tuấn được đánh giá chất lượng giảng dạy không cao.
Tháng 10.2005, anh Tuấn được xét tuyển dụng về Trường THPT Yên Lạc (huyện Yên Lạc). Lúc này, ông Quân là Phó Bí thư Huyện ủy Yên Lạc.
Tại trường THPT Yên Lạc, anh Tuấn được kết nạp Đảng, được đề bạt chức tổ phó để sau đó lấy phiếu tín nhiệm làm phó hiệu trưởng. Tuy nhiên, do chuyên môn yếu nên hai lần lấy phiếu tín nhiệm, anh Tuấn đều không đạt.
Năm 2009, ông Quân đảm nhiệm chức vụ Phó giám đốc Sở GDĐT tỉnh. Năm 2011, ông Quân làm Giám đốc Sở GDĐT.
Con trai ông Quân tiếp tục được lấy phiếu tín nhiệm lần ba và được bổ nhiệm chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường THPT Yên Lạc (tháng 4.2011).
Tháng 6.2012, anh Tuấn chuyển sang làm Phó Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc. Đến tháng 12.2015, anh Tuấn lại được trưng tập về Sở GDĐT tỉnh.
Đầu năm 2017, anh Tuấn được bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng phòng Công nghệ thông tin và đã được đưa vào quy hoạch chức vụ Phó Giám đốc Sở giai đoạn 2015 - 2020, và 2020 - 2025.
Nói về việc quy hoạch con trai, ông Hoàng Minh Quân chia sẻ, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, con trai ông đã là một học sinh giỏi môn Vật lý, có nhiều giải học sinh giỏi cấp tỉnh, từng tham dự cuộc thi Olimpic Vật lý sinh viên toàn quốc.
Khi giảng dạy tại các trường, Tuấn đều là giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi và các em đều đạt giải cao.
"Những nội dung tố cáo về Tuấn không chính xác. Tôi đã có báo cáo giải trình đoàn kiểm tra của Tỉnh uỷ" – Giám đốc Sở GDĐT Vĩnh Phúc cho biết.
Thành tích của người được quy hoạch
PV đã tìm về Trường THPT Yên Lạc – nơi mà trong đơn tố cáo cho rằng, anh Tuấn có chuyên môn kém và bỏ phiếu tín nhiệm chức danh Phó Hiệu trưởng 2 lần đều không đạt.
Ông Phan Văn Quánh - Hiệu trưởng Trường THPT Yên Lạc - cho biết, anh Tuấn từng có thời gian giảng dạy và được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng nhà trường.
Về năng lực chuyên môn, anh Tuấn xuất phát là học sinh Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc và trong đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia nên khi công tác tại trường từ năm 2005, anh Tuấn được giao dạy Vật lý tại các lớp học sinh giỏi và được đánh giá là người có năng lực chuyên môn tốt, là người đóng góp rất nhiều thành tích cho tổ Vật lý của nhà trường.
Vì thế, nói anh Tuấn có chuyên môn kém là hoàn toàn không đúng.
Về việc anh Tuấn được cất nhắc làm Phó Hiệu trưởng, ông Quánh cho biết, anh Tuấn chỉ cần bỏ phiếu tín nhiệm 1 lần chứ không có việc bỏ 3 lần như trong đơn kiện.
"Với cương vị là Hiệu trưởng 1 trường THPT thuộc top nhất, nhì của tỉnh, tôi khẳng định những thông tin mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật. Chúng tôi đánh giá cao năng lực và những nỗ lực phấn đấu của anh Tuấn", ông Quánh khẳng định.
Cũng theo tìm hiểu thực tế, ngay từ khi còn đi học, anh Tuấn là một học sinh giỏi môn Vật lý, có nhiều giải học sinh giỏi cấp tỉnh, từng tham dự cuộc thi Olimpic Vật lý sinh viên toàn quốc.
Khi tốt nghiệp cấp 3, anh được tuyển thẳng vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (giai đoạn năm 2000).
Để thử sức, anh đã đăng ký thi thêm 2 trường đại học khác, trong đó Đại học Giao thông Vận tải được 28.5 điểm, được trường gọi vào lớp tài năng trẻ và được đi du học bên Pháp.
Một trường khác, điểm thi đỗ cũng rất cao. Tuy nhiên, cuối cùng Tuấn chọn môi trường sư phạm.
Nói về đồng nghiệp của mình, giáo viên Đào Anh Phúc, công tác tại Trường THPT Yên Lạc, nhận xét: Anh Tuấn là một trong những thầy giáo trẻ thuộc lớp xuất sắc vào sư phạm và đã có nhiều đóng góp cho thành tích dạy và học của trường.
Còn đối với giáo viên Đào Thị Loan - giáo viên Vật lý trường THPT Yên Lạc, chị khẳng định rằng bản thân là người chịu ảnh hưởng nhiều của anh Tuấn.
Anh Tuấn không chỉ là người giỏi chuyên môn mà còn có cách truyền đạt tốt cho học sinh. Năm nào anh Tuấn cũng có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi.
Người được quy hoạch có số phiếu tín nhiệm cao
Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Lê Huy - Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, tại Hội nghị chủ chốt ngành giáo dục đào tạo quy hoạch chức danh Giám đốc, Phó giám đốc Sở GDĐT nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những năm tiếp theo tổ chức ngày 9.3.2017, ông Hoàng Minh Tuấn nhận được 76/83 phiếu tín nhiệm, đạt 91,56%.
Tại hội nghị lãnh đạo Sở ngày 10.3.2017 ông Tuấn được 5/5 phiếu, đạt 100%.
Ông Huy cũng cho biết, chiếu theo những tiêu chuẩn để quy hoạch các chức danh giám đốc, phó giám đốc Sở GDĐT tỉnh thì ông Hoàng Minh Tuấn "thừa" tiêu chuẩn.
Thứ nhất về trình độ học vấn ông Tuấn có bằng thạc sĩ, thứ hai về chính trị ông Tuấn có bằng cao cấp lý luận, thứ ba về mặt quản lý nhà nước ông Tuấn gần đạt trình độ chuyên viên và đang trong quá trình hoàn thiện để đạt mức này.
Ông Huy phân tích thêm, việc quy hoạch là để đào tạo những người có tiềm năng chứ không phải bổ nhiệm ngay.
Được biết, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đang kiểm tra các nội dung trong đơn tố cáo và sẽ công khai sau khi có kết luận.


theo Lao Động

Cô giáo bị tạm giam vì quan hệ tình dục nhiều lần với nam sinh 15 tuổi

31-08-2017 23:20:05

Mối quan hệ lén lút này bắt đầu khi cậu học sinh đang trong kỳ nghỉ hè.

Nikki Varney, nữ giáo viên 44 tuổi dạy môn khoa học ở trường cấp 3 Williamsburg, bang Pennsylvania, Mỹ, vừa thú nhận với cảnh sát rằng đã có quan hệ tình dục với một học sinh nam 15 tuổi của mình 2 lần trong tháng 7, theo tin đưa trên trang People.
Cô giáo bị tạm giam vì quan hệ tình dục nhiều lần với nam sinh 15 tuổi - Ảnh 1.
Bị cáo Nikki Varney.
"Hai người nảy sinh quan hệ lần đầu tiên khi cậu bé đang bơi ở nhà của cô giáo mình, sau đó họ chuyển sang bể tắm nước nóng", trích từ bản khai viết tay của cậu học sinh. "Cậu nói thêm rằng một lần cậu và bị cáo đi tới công viên Canoe Creek để dắt chó đi dạo. Khi ở đó, họ đã đi dọc một con đường mòn, cuối đường là mấy chiếc ghế đá".
Lời khai của cậu nam sinh ghi lại: "Rồi cả hai đã quan hệ tình dục trên một trong những chiếc ghế đó".
Cậu bé còn cho biết tháng trước cô giáo đã đón mình về sau buổi tập bóng rổ và nói tối hôm đó cô ở nhà một mình.
"Sau đó cả hai đi về nhà của bị cáo rồi quan hệ tình dục ở đó", theo thông tin điều tra của cảnh sát.
Cô giáo bị tạm giam vì quan hệ tình dục nhiều lần với nam sinh 15 tuổi - Ảnh 2.
Varney đã đi dạy từ năm 1997, đảm nhiệm các môn: khoa học, hoá học, vật lý.
Được biết, nữ giáo viên này sử dụng ứng dụng trò chuyện Snapchat để liên lạc với cậu học sinh.
Tuổi của cậu bé cũng như thời gian duy trì mối quan hệ này đều không được công bố.
Varney bị cáo buộc hai tội danh tấn công tình dục, quan hệ tình dục với học sinh, làm hư hỏng trẻ vị thành niên và tiếp xúc trái pháp luật với trẻ vị thành niên.
Bị cáo hiện đang bị tạm giam ở nhà tù quận Blair, bang Pennsylvania. Bị cáo sẽ ra hầu toà vào ngày 5/9 tới đây.
Hiệu trưởng trường Williamsburg, cô Lisa Murgas đã báo lại mối quan hệ bất chính này cho cảnh sát vào thứ Năm tuần trước sau khi tra hỏi cậu học sinh.
Bị cáo Varney đã nhận tội trong một cuộc thẩm vấn với các điều tra viên một ngày sau đó và bị cảnh sát bắt giữ.
Bị cáo cũng đã bị cho thôi việc ở trường học, theo thông tin cô Murgas cung cấp trên trang People.
 Anh Phương / Theo Thời đạ

 

Xem tiếp...

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 111

(ĐC sưu tầm trên NET)
                                                 Vlasov - Vị tướng Liên Xô phản bội 

Vlasov - Vị tướng Liên Xô phản bội

(Hồ sơ) - Xin giới thiệu bài báo của Andrey Sidorchik về tướng A.Vlasov trên “Luận chứng và Sự kiện” (Nga) ngày 24/9/2015–trong tiếng Nga, họ “Vlasov” đồng nghĩa với từ “phản bội”.

Người chiến sỹ đấu tranh vì một nước Nga mới”
Vào cuối những năm 1980- đầu những năm 1990, trong thời kỳ diễn ra những nỗ lực điên cuồng nhằm viết lại lịch sử Cuộc chiến tranh vệ quốc, tướng Andrey Vlasov trở thành nhân vật nổi bật đối với những kẻ ủng hộ “cách nhìn mới” đối với giai đoạn lịch sử này.
Những kẻ lên án chủ nghĩa Stalin và hệ thống Xô Viết nói chung đều có cùng một quan điểm – đó là “phong” Vlasov là “anh hùng”, là “chiến sỹ đấu tranh vì một nước Nga mới “ và là “một con người yêu nước chân chính”
Đã có nhiều nỗ lực đòi (chính quyền) phục hồi danh dự (đúng hơn là minh oan) cho viên tướng này, nhưng tất cả đều thất bại.
Các mưu đồ làm thay đổi thái độ trong dư luận xã hội Nga đối với Vlasov cũng chịu số phận tương tự – trong tiếng Nga hiện nay, họ của ông ta (người Nga gọi theo họ) vẫn được coi là từ đồng nghĩa với từ “phản bội “.
Vào thời Xô Viết, quan điểm (chính thống) là nói càng ít về A. Vlasov càng tốt, nếu có viết thì tiểu sử của ông ta hoàn toàn là một màu đen – quả thực đấy cũng không phải là cách xử sự đúng – sau này chính nó đã là cái cớ (mà rất có cơ sở) để cáo buộc các sử gia Xô Viết xuyên tạc thực tế.
Sự thật, trước khi đầu hàng Quân Đức, đường đời của viên tướng này là một điển hình của xã hội Xô Viết thời bấy giờ – xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo trở thành tướng lĩnh – đứng trong hàng ngũ giới tinh hoa chỉ huy của Quân đội Xô Viết.
Lẽ ra đã là cha cố
Andrey Andreyevich Vlasov (tên họ đầy đủ -ND) sinh ngày 14/9/1901 tại làng Lomakino tỉnh Nhizegorod trong một gia đình nông dân nghèo đông con. Andrey là con trai út trong số các anh em trai (gia đình có 13 người con). Ông bố mong muốn các con mình được học hành tử tế, nhưng do gia đình quá nghèo nên không thể thực hiện được mong ước ấy. Người anh cả của Andrey là Ivan đã bỏ học đi làm và nuôi Andrey ăn học.
Andrey được đào tạo để trở thành cha cố - sau khi tốt nghiệp trường dòng, anh vào học tại Chủng viện Nhizegorod. Ngay từ nhỏ cậu bé Andrey đã thể hiện mình có một trí thông minh sắc sảo và khả năng nhanh chóng hòa nhập với thế giới xung quanh.
Nhưng khi hiểu rằng, chính quyền Xô Viết mới thành lập sẽ không thương xót gì các cha cố, Andrey bỏ ngay chủng viện và đến học tại trường nông nghiệp để trở thành kỹ sư canh nông.
Năm 1919, Vlasov được gọi nhập ngũ (Hồng quân Liên Xô). Chàng trai sáng dạ Andrey đã học qua chùng viện được cử đi học khóa đào tạo chỉ huy 4 tháng và sau khi tốt nghiệp được phân về đơn vị. Viên trung đội trưởng trẻ này đã chiến đấu dũng cảm trong giai đoạn kết thúc nội chiến và tiếp tục thăng tiến trên con đường binh nghiệp sau khi chiến tranh (nội chiến –ND) kết thúc.
Vlasov - Vi tuong Lien Xo phan boi
A.A. Vlasov (ngoài cùng bên trái phía dưới) trong số những sỹ quan chỉ huy Hồng quân xuất sắc trong trận đánh tại Matxcova cuối năm 1941. Báo Izvestia ngày 13/12/1941: Ảnh :Commons.wikimedia.org
Cố vấn quân sự của Tưởng Giới Thạch
Sau nội chiến, A. Vlasov đi học và đã tốt nghiệp các khóa học chỉ huy cao cấp “Vystrel”, Học viện quân sự Frunze, gia nhập Đảng Bolshevich (Đảng cộng sản Liên Xô –ND). Ở bất kỳ nơi nào cũng được đánh giá tốt, trong tất cả các mục nhận xét cán bộ không hề có một tỳ vết nào.
Có thể vì có một lý lịch “đẹp” như vậy nên trong cuộc thanh trừng những năm 1937-1938, Vlasov không hề bị đụng đến, không những thế, còn được đề bạt rất nhanh. Đến tháng 4/1938, A. Vlasov đã là trợ lý tư lệnh Sư đoàn bộ binh số 72.
Mùa thu năm 1938, A.Vlasov được cử đi công tác tại Trung Quốc với nhiệm vụ làm cố vấn quân sự Liên Xô cho Chính quyền Tưởng Giới Thạch. Không nhiều người có được sự tin tưởng cao như vậy từ cấp trên.
Sau khi trở về Liên Xô vào tháng 1/1940, Vlasov được bổ nhiệm làm sư đoàn trưởng sư đoàn bộ binh số 99. Sau đó không lâu, sư đoàn 99 đã trở thành sư đoàn xuất sắc nhất của Quân khu Kiev và tư lệnh sư đoàn A.Vlasov đã thành một “điển hình” lúc bấy giờ. 

Vlasov - Vị tướng Liên Xô phản bội

(Hồ sơ) - Xin giới thiệu bài báo của Andrey Sidorchik về tướng A.Vlasov trên “Luận chứng và Sự kiện” (Nga) ngày 24/9/2015–trong tiếng Nga, họ “Vlasov” đồng nghĩa với từ “phản bội”.

“ Luôn trung thành với đường lối của Đảng”
Trong bản lý lịch tự khai do A.Vlasov viết tháng 4/1940 có đoạn: “Tôi được kết nạp Đảng năm 1930 tại tổ chức (chi bộ) Đảng sư đoàn bộ sư đoàn bộ binh Donski số 9.Thẻ đảng № 0471565. Thực hiện công tác tuyên truyền vận động quần chúng, nhiều lần được bầu vào cấp ủy của trường và của trung đoàn. Là tổng biên tập của tạp chí nhà trường. Thường xuyên tham gia tích cực các công tác xã hội. Được bầu là ủy viên tòa án quân sự quân khu, ..
Chưa từng bị kỷ luật Đảng, chưa từng bao giờ tham gia vào các đảng phái khác. Chưa bao giờ dao động. Luôn luôn trung thành với đường lối của Đảng và kiên quyết đấu tranh bảo vệ đường lối của Đảng …”.
Tặng thưởng tướng Vlasov năm 1942 . Ảnh : Commons.wikimedia.org
Tháng 1/1941, viên tướng mẫu mực này được bổ nhiệm làm tư lệnh quân đoàn cơ giới số 4 của Quân khu đặc biệt Kiev, sau đó một tháng được tặng thưởng huân chương Lenin.
Các nhà sử học về sau (như đã nói ở phần đầu –ND) bắt đầu cố tìm các vết đen trong tiểu sử trước chiến tranh của A. Vlasov và có nói về sự “đổ đốn” trong cuộc sống riêng tư, ham rượu chè và v.v . Quả thực là A.Vlasov dính cả thứ này lẫn thứ kia, nhưng chưa bao giờ đi quá giới hạn, nếu không thì con đường quan lộ của ông ta đã không được thênh thang như vậy.
Xứng đáng với lòng tin
Trong giai đoạn đầu Chiến tranh vệ quốc, A.Vlasov cũng đã lập được nhiều công trạng. Quân đoàn cơ giới số 40 của ông đã đứng vững trước các cuộc tấn công của Quân Đức và A.Vlasov đã được Bộ tư lệnh tối cao biểu dương.
Trong thời gian phòng thủ Kiev, A.Vlasov chỉ huy Tập đoàn quân số 37 và đã cùng một số đơn vị thoát ra khỏi vòng vây- trong chiến dịch này hàng trăm nghìn chiến sỹ Xô Viết hy sinh và bị bắt làm tù binh.
Trong trận đánh bảo vệ Matxcova (cuối năm 1941), A. Vlasov chỉ huy các đơn vị của Tập đoàn quân số 20 – tập đoàn quân này đã lập những chiến tích xuất sắc trong các trận đánh với Tập đoàn quân xe tăng số 4 của Đức. Vì những thành tích xuất sắc trong các trận đánh ở ngoại ô Matxcova , Andrey Vlasov được tặng huân chương Cờ đỏ và được phong quân hàm trung tướng (khi tròn 40 tuổi).
Đến mùa xuân năm 1942, A. Vlasov đã trở thành một trong những tướng lĩnh được Bộ tổng tư lệnh tối cao rất tin tưởng.
Chính vì thế mà không có gì đáng ngạc nhiên khi vào tháng 3/1942, A.Vlasov đã được bổ nhiệm làm Phó tư lệnh Phương diện quân Volkhov có nhiệm vụ đánh bại cụm quân Đức tại khu vực Leningard và giải vây cho thành phố này.
A.Valsov là một trong những anh hùng của trận chiến Matxcova . Ảnh: Commons.wikimedia.org
 Tư lệnh Tập đoàn quân tấn công số 2
Cuối tháng 3/1942, Vlasov được cử đến Tập đoàn quân tấn công số 2 đang chuẩn bị tấn công Quân Đức.
Các đơn vị của Tập đoàn quân chọc thủng tuyến phòng ngự của đối phương ở làng Miasnoi Bor và xâm nhập sâu vào đội hình phía sau của Quân Đức, triển khai tấn công về hướng thành phố Liuban. Tuy nhiên, Tập đoàn quân bị phản kích dữ dội, không thể tiếp tục triển khai tấn công và có nguy cơ bị đối phương bao vây.
Trong những điều kiện khó khăn như vậy, A. Vlasov, lúc này là Phó tư lệnh Phương diện quân đã nhận bàn giao chức tư lệnh Tập đoàn quân từ tướng Klykov đang bị ốm nặng.
Những người bênh vực A. Valsov thường hay nói rằng, tướng A. Vlasov được bổ nhiệm làm tư lệnh một tập đoàn quân đã không còn khả năng chiến đấu và khi Bộ Tổng tư lệnh tối cao đã quyết định “hy sinh” tập đoàn quân này.
Nhưng hoàn toàn không phải như vậy. Mặc dù tình hình rất khó khăn, nhưng đến thời điểm bổ nhiệm Vlasov làm tư lệnh Tập đoàn quân tấn công số 2 vẫn đang chiến đấu rất ác liệt chống lại các đợt tấn công của Quân Đức. Vẫn còn hy vọng đánh bật các đợt phản công của Quân Đức và tiếp tục triển khai tấn công.
Vấn đề là ở chỗ phải giải vây cho Leningrad, nơi đang có hàng trăm nghìn người chết vì đói, vì thế Bộ Tổng tư lệnh tối cao mới không ra mệnh lệnh rút Tập đoàn quân tấn công số 2 ra khỏi cái “túi” ven Miasnoi Bor, dù tập đoàn quân này có thể bị bao vây hoàn toàn.

Vlasov - Vị tướng Liên Xô phản bội

(Hồ sơ) - Xin giới thiệu bài báo của Andrey Sidorchik về tướng A.Vlasov trên “Luận chứng và Sự kiện” (Nga) ngày 24/9/2015–trong tiếng Nga, họ “Vlasov” đồng nghĩa với từ “phản bội”.

“ Hàng lang” cuối cùng
Cuối tháng 4/1942, Bộ Tổng tư lệnh tối cao ra lệnh cho Tập đoàn quân sô 2 tổ chức ngay các hoạt động tác chiến để chọc thủng vòng vây và rút quân theo từng nhóm nhỏ, nhưng Tư lệnh Phương diện quân Leningrad và Volkhov là tướng Khozin đã chậm trễ trong việc thực hiện mệnh lệnh và kết quả là Tập đoàn quân của A. Vlasov bị bao vây chặt. Ngày 6/6. Khozin bị cách chức nhưng lúc này tất cả đều đã muộn.
Vlasov trong trại tù binh . Ảnh: Commons.wikimedia.org
Những khẳng định cho rằng kể từ thời điểm bị bao vây thì Tập đoàn quân số 2 đã bị “bỏ rơi” là không chính xác. Trong suốt tháng 6/1942, Bổ Tổng tư lệnh tối cao đã tổ chức nhiều đợt tấn công để tạo hành lang cho bộ đội Tập đoàn quân này rút lui. Trong khi đó, về phần mình, A. Vlasov tuy có nhiều kinh nghiệm và tài năng chỉ huy và được Bộ Tổng tư lệnh tin tưởng, chỉ liên tục gọi trên tăng viện, mất liên lạc với các đơn vị còn năm trong vòng vây.
Từ 21/6/1942, Bộ Tư lệnh Xô Viết mất toàn bộ mọi liên lạc với tướng A.Vlasov. Chỉ biết một điều rằng, sau khi ra lệnh chọc thủng vòng vây theo từng nhóm nhỏ, ông này bị lạc trong rừng.
Lần cuối cùng một số đơn vị có thể chọc thủng vòng vây theo “hành lang” là ngày 25/6. Sau đó mấy tiếng đồng hồ, “hành lang” bị khóa chặt . Bên trong vòng vây còn hơn 27.000 sỹ quan và binh sỹ Xô Viết. Tất cả họ hoặc hy sinh hoặc bị bắt làm tù binh.
Bí mật Miasnoi Bor
Vào thời gian đó, một số nhóm biệt kích được giao nhiệm vụ đột nhập vào khu vực bị bao vây để tìm A.Vlasov và đưa ông này về khu vực các đơn vị Xô Viết đang kiểm soát. Phần lớn các nhóm này đều hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ nhưng không một ai biết là đến thời điểm này thì tướng Vlasov đã không còn ý định quay về với người của mình nữa.
Có đến gần một chục giả thuyết khác nhau liên quan đến việc A.Vlasov bị bắt làm tù binh (hoặc đầu hàng) như thế nào. Tuy nhiên, tất cả các giả thuyết, kể cả của Đức, kể cả của Xô Viết đều có chung một điểm – đã không có một trận đánh nào, cũng như không có một nỗ lực chống cự nào. Ngược lại, trước mặt người Đức, A. Vlasov có vẻ như bằng lòng với kết cục như vậy.
Các tướng Vlasov và Zilenkov tại cuộc gặp Gebbels , tháng 2/ 1945 . Ảnh: Commons.wikimedia.org
Cái gì đã xảy ra tại khu rừng ngoại ô Miasnoi Bor với viên tướng có một quá khứ oai hùng đến thời điểm đó?
Chúng ta hãy bỏ qua một bên các câu chuyện sau này cho rằng nhà cầm quân A.Vlasov đột nhiên xem xét lại thái độ của mình đối với chế độ Xô Viết và “nhận thức được rằng là chế độ này sẽ bị diệt vong”. Cho đến mùa xuân năm 1942, Vlasov hoàn toàn hài lòng với chế độ và đã nhận được nhiều sự ưu ái, ưu đãi mà chế độ đó đem lại tương xứng với địa vị của mình.
Thế thì cái gì đã làm cho Vlasov phản bội ?
Vlasov và Himmler . Ảnh : Commons.wikimedia.org
Trong các năm Chiến tranh vệ quốc, đã có mấy chục tướng lĩnh Xô Viết bị bắt làm tù binh và tuyệt đại đa số họ đều xử sự một cách dũng cảm. Tướng Dmitri Karbyshev chấp nhận cái chết đau đớn trong tại tập trung chứ nhất định không chịu phản bội tổ quốc, không chịu hợp tác với quân Đức và còn nhiều người khác nữa.
Tư lệnh Phương diện quân Tây – Nam Mikhail Kirponos, khi bị bao vây ở Kiev trong trận đánh cuối cùng của đời mình đã cầm súng trực tiếp chiến đấu như một người lính và đã hy sinh anh dũng.
Andrey Vlasov đã chọn con đường khác. Như đã nói ở phần đầu, ngay từ nhỏ Vlasov đã biết nhanh chóng thích ứng với thế giới xung quanh. Rất có thể, trong những cánh rừng ở ngoại ô Miasmoi Bor ông ta cho rằng đã đến lúc cần phải theo bên mạnh hơn, để có thể không chỉ giữ được mạng sống mà còn địa vị cao của mình.
Dù thế này hay thế khác, nhưng trung tướng Andrey Vlasov đã đầu hàng quân Đức.
Món quà qúy dành cho bộ máy tuyên truyền
Đối với bộ máy tuyên truyền của Đế chế thứ ba thì A.Vlasov quả là một món quà trời cho. Nếu như các tướng lĩnh Xô Viết bị bắt khác dù bị tra tấn tàn khốc nhưng kiên quyết không chịu hợp tác với quân Đức thì A.Vlasov lại rất vui lòng ký tất cả các tờ truyền đơn và lời kêu gọi đứng tên ông ta.

Vlasov - Vị tướng Liên Xô phản bội

(Hồ sơ) - Xin giới thiệu bài báo của Andrey Sidorchik về tướng A.Vlasov trên “Luận chứng và Sự kiện” (Nga) ngày 24/9/2015–trong tiếng Nga, họ “Vlasov” đồng nghĩa với từ “phản bội”.

Tại trại tù bình gần Vinnhitsa, nơi giam giữ các sỹ quan chỉ huy quân đội Xô Viết, Vlasov không bị đánh đập và ngược đãi như các tù binh khác – Quân Đức không cần thiết phải làm như vậy. Các sỹ quan coi tù Đức lâu nay luôn đối mặt với sự gan dạ và ý chí bất khuất của các sỹ quan chỉ huy Xô Viết đã phải ngạc nhiên khi thấy A.Vlasov “nhiệt tình” cộng tác như vậy.
Trong thời gian đầu, người Đức chỉ sử dụng A.Vlasov vào mục đích tuyên truyền, nhưng sau đó xuất hiện ý tưởng thành lập các đơn vị chiến đấu từ các tù binh Xô Viết. Tình hình đối với Quân Đức trên các mặt trận càng xấu thì cơ hội dành cho Vlasov càng nhiều.
ROA
Đầu năm 1943, Đức bắt tay thành lập Quân đội giải phóng nước Nga (ROA – viết tắt tiếng Nga) – được tuyên bố là một tổ chức quân sự chiến đấu vì một “nước Nga không Bolshevich”. Bộ Tổng tư lệnh Đức bắt đầu sát nhập tất cả các đơn vị quân Nga tay sai của Đức vào cơ cấu này mặc dù vấp phải sự phản đối mạnh của các tướng Bạch vệ lưu vong không muốn dây dưa với A.Vlasov.
Vlasov với các binh lính ROA . Ảnh : Commons.wikimedia.org
A.Vlasov được đưa đến các trại tập trung, phát biểu tuyên truyền kêu gọi tù binh Liên Xô gia nhập ROA. Những tù binh gia nhập ROA vì nhiều lý do khác nhau – ai đó quả thực căm ghét chính quyền Xô Viết, ai đó đã quá mệt mỏi vì bị đánh đập và bỏ đói, ai đó hy vọng bằng cách này có thể trốn thoát.
Nhưng người Đức chỉ thực sự đặt hy vọng vào A. Vlasov và những kẻ hợp tác với Quân Đức vào tháng 11/1944, khi một tổ chức được gọi là Ủy ban giải phóng các dân tộc Nga được thành lập do Vlasov đứng đầu tại Praha (Tiệp Khắc). Ủy ban này, trên thực chất sẽ trở thành Chính phủ Nga lưu vong với lực lượng quân sự là ROA.
Trước khi thành lập sư đoàn đủ quân, các đơn vị ROA đã được Quân Đức sử dụng nhiều trong nhiều chiến dịch quân sự- cảnh sát. “Lính Vlasov” đã nhanh chóng thể hiện được mình trong các công việc “ bẩn”. Chúng tàn sát rất dã man du kích và dân thường.
Sư đoàn bộ binh số 1 ROA được thành lập tháng 11/1944. Đến cuối chiến tranh, người Đức gần như đã thành lập thêm được một sư đoàn nữa. Các đơn vị của sư đoàn ROA số 1 đã trực tiếp chiến đấu chống lại Hồng quân trong giai đoạn kết thúc chiến tranh.
Tướng Andrey Vlasov cùng các sỹ quan Đức tại cuộc duyệt binh của các đơn vị ROA . Chụp từ ảnh lưu trữ của FSB ( Cơ quan anh ninh quốc gia ) Nga . Ảnh : RIA Novosti / Xergey Piatakov
Các cựu chiến binh Xô Viết đã trực tiếp chiến đấu với các phân đội ROA trên lãnh thổ Đức vào đầu năm 1945 nhận xét rằng “lính Vlasov” chiến đấu rất hung hãn và đến người cuối cùng, vừa bắn vừa chủi rủa thậm tệ. Cũng dễ hiểu, binh lính ROA chiến đấu trong tuyệt vọng bởi vì hiểu rằng không thể trông chờ vào bất kỳ sự tha thứ nào.
Còn bản thân A.Vlasov ? vốn là một viên tướng có đầu óc tính toán tỉnh táo, đầu năm 1945 ông ta đã không còn hy vọng vào một bước ngoặt nào nữa trong chiến tranh. A.Vlasov tính lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước đồng minh chống Phát xít và cho rằng có thể đầu hàng Mỹ và Anh mà không phải quay về Liên Xô.
Đầu tháng 5/1945, một bộ phận ROA ủng hộ cuộc khởi nghĩai ở Praha, tuy nhiên Vlasov phản đối. Ông này đang quan tâm đến các cuộc đàm phán với các đơn vị của đồng minh về chuyện đầu hàng. Tuy nhiên, vấn đề với A.Vlasov là ở chỗ ông này đã là một nhân vật quá nổi tiếng và có giá,- khó có thể đảm bảo chắc chắn là sẽ không bị trao trả cho Liên Xô.
Kết thúc
Ngày 12/5/1945, trên lãnh thổ Tiệp Khắc, cách thành phố Plzen không xa, tướng A.Vlasov đã bị cách binh sỹ của Quân đoàn xe tăng số25, Tập đoàn quân số 13 Phương diện quân Ucraine 1 bắt giữ trong khi đang tìm cách thỏa thuận với người Mỹ về việc đầu hàng. Sau cuộc thẩm vấn sơ bộ tại Bộ tham mưu của Nguyên soái Konhev, A.Vlasov được đưa ngay về Matxcova.
Tại Liên Xô, A.Vlasov tự giác hợp tác với cơ quan điều tra, thừa nhận tội lỗi của minh, mặc dù cũng hiểu rằng không thể trông chờ gì vào sự khoan dung.
Phiên toà xử tướng A. Vlasov . Ảnh: Commons.wikimedia.org
Phiên toà xét xử tướng Vlasov và các lãnh đạo khác của ROA đã diễn ra từ ngày 30 đến ngày 31/7/1946 tại Matxcova. Tòa án quân sự tối cao Liên Xô đã tuyên tước quân hàm của tất cả các bị cáo và kết án tử hình bằng hình thức treo cổ.
Ngày 1/8/1946 (tức ngay ngày hôm sau-ND), Andrey Vlasov cùng các cộng sự đã bị hành hình tại sân trong của nhà tù Butyrsk.

Vlasov - Vị tướng Liên Xô phản bội

(Hồ sơ) - Xin giới thiệu bài báo của Andrey Sidorchik về tướng A.Vlasov trên “Luận chứng và Sự kiện” (Nga) ngày 24/9/2015–trong tiếng Nga, họ “Vlasov” đồng nghĩa với từ “phản bội”.

Vlasov tự chọn số phận cho mình
Andrey Andreyevich Vlasov tự mình lựa chọn số phận cho mình. Không có bất cứ “con đường thứ ba” nào như những người bênh vực A. Vlasov thường hay rêu rao, - trong cuộc Chiến tranh khủng khiếp này – bằng cách này hay cách khác, mỗi người phải chọn cho mình một bên.
Vị tướng Xô Viết lừng danh A. Vlasov, khi phải chọn giữa cái chết và sự phản bội đã lựa chọn sự phản bội. Bằng sự lựa chọn của mình, ông đã vĩnh viễn bôi nhọ thanh danh của các chiến sỹ và sỹ quan, chỉ huy Tập đoàn quân tấn công số 2 – họ đã chiến đấu đến người cuối cùng. Tướng A. Vlasov cũng bôi nhọ thanh danh của các sỹ quan Xô Viết đã không chịu đầu hàng dù bị tra tấn dã man trong các trại tù binh Đức và không gia nhập hàng ngũ của kẻ thù.
Tướng A. Vlasov đã phản bội nhân dân mình – nhân dân Liên Xô dù phải chịu những tổn thất khủng khiếp nhưng cuối cùng đã đánh bại kẻ thù Phát xít 
  • Lê Hùng

Xem tiếp...