Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

TIN BUỒN 15

VĨNH BIỆT ÔNG, NGƯỜI CON ANH HÙNG VÀ KHIÊM NHƯỜNG CỦA DÂN TỘC VIỆT!

 
                               Đại tướng nghỉ trưa trong lần thăm di tích Địa đạo Củ Chi (TP HCM).
                                      

Võ Nguyên Giáp 

 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Vo Nguyen Giap 10 July 2008.jpg
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tiểu sử
Biệt danh Văn, Sáu
Quốc tịch Flag of Vietnam.svg Việt Nam
Sinh 25 tháng 8, 1911
Lộc Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương
Mất 4 tháng 10, 2013 (102 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Binh nghiệp
Phục vụ Quân đội Nhân dân Việt Nam
Thuộc Flag of Viet Nam Peoples Army.svg Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ 1944-1991
Cấp bậc Vietnam People's Army General.jpgĐại tướng
Đơn vị Bộ Quốc phòng Việt Nam
Chỉ huy Flag of North Vietnam 1945-1955.svg Việt Minh
Flag of Vietnam.svg Quân đội nhân dân Việt Nam
Tham chiến Chiến dịch Biên giới
Chiến dịch Hòa Bình
Chiến dịch Điện Biên Phủ
Chiến dịch Mậu Thân 1968
Chiến cục năm 1972
Chiến dịch Hồ Chí Minh
Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
Khen thưởng Huân chương Sao vàngGold Star Order.png
2 Huân chương Hồ Chí MinhHochiminh Order.png
2 Huân chương Quân công hạng nhấtMilitary Exploit Order.png
Huân chương Chiến thắng hạng nhấtDetermined to Win Military Flag Medal.png
Gia đình Nguyễn Thị Quang Thái: 1 con (Võ Hồng Anh)
Đặng Bích Hà: 4 con (xem trong bài)
Công việc khác Bộ trưởng Bộ Nội vụ
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Tổng chỉ huy Quân đội Quốc giaDân quân tự vệ
Tổng Chính ủy
Ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao
Tổng tư lệnh quân đội
Bí thư Tổng Quân uỷ
Phó thủ tướng Chính phủ
Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước
Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch
Võ Nguyên Giáp (25 tháng 8 năm 1911[1]4 tháng 10 năm 2013[2][3][4]) là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông chỉ huy chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Ông cũng trực tiếp hoặc tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950, Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến cục năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), Chiến tranh Đông Dương lần 3 (1979).
Xuất thân là một giáo viên dạy sử, nhà báo, ông trở thành một chính trị gia và tướng lĩnh quân sự nổi bật trong lịch sử Việt Nam với các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Thân thế

Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá[5], xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân), một nhà nho đức độ[6] và mẹ là bà Nguyễn Thị Kiên.[7]
Về họ ngoại, ông ngoại Võ Nguyên Giáp quê ở tận Mỹ Đức, đầu nguồn sông Cẩm Ly, một vùng sơn cước, dưới dãy Trường Sơn;[cần dẫn nguồn] từng tham gia Phong trào Văn thân-Cần Vương,[cần dẫn nguồn] làm đến chức Đề đốc coi đại đồn tiền vệ, sau bị quân Pháp bắt, tra tấn dã man, nhưng một mực trung thành, không một lời khai báo.
Về họ nội, Võ Nguyên Giáp sinh trưởng trong một dòng họ lớn, có tiếng tăm tại làng An Xá. Thân phụ ông, Võ Quang Nghiêm, là một nho sinh thi cử bất thành về nhà làm hương sưthầy thuốc Đông y trong làng.[8]
Gia đình Võ Nguyên Giáp có 7 anh chị em, nhưng người anh cả và chị cả mất sớm nên còn lại năm, 3 người con gái và 2 người con trai là Võ Nguyên Giáp và Võ Thuần Nho, sau này là Thứ trưởng Bộ Giáo dục.[9]

Thời niên thiếu

Gia đình cụ Nghiêm thuộc diện nghèo trong làng, quanh năm phải vay nợ nặng lãi của các nhà giàu như nhà Khóa Uy, một Hoa kiều giàu có ở làng Tuy Lộc kề bên. Võ Nguyên Giáp đã có lần theo mẹ chèo thuyền chở thóc đi trả nợ. Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng những câu chuyện đêm đêm mẹ kể cho cậu nghe về tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi các sĩ phu và dân chúng đứng lên chống Pháp bảo vệ non sông, còn cha nói về phong trào đánh Pháp qua bài vè “Thất thủ kinh đô” đầy cảm động, đã gieo vào lòng cậu bé những ấn tượng không bao giờ phai mờ, góp phần nuôi dưỡng ý chí cho sự nghiệp cách mạng sau này.[10]
Cha ông là một nhà Nho nên dạy dỗ con cái rất nghiêm cẩn trong sinh hoạt gia đình và học hành, giữ gìn nề nếp gia phong của đạo Khổng. Ông khuyên dạy con: "Chữ Nho là chữ của Thánh hiền, là nho sinh, các con không được nghịch ngợm, dẫm đạp lên sách vở chữ Nho". Ông dạy đám học trò cùng hai con ông: Tạm thiện tự, Ngũ thiên tự và cả Ấu học tân thư. Năm tháng học chữ Nho không nhiều nhưng những đạo lý học được trong các sách của Thánh hiền Nho gia, đặc biệt là Ấu học tân thư, đã có ảnh hưởng sâu sắc trong cả cuộc đời ông.
Học xong lớp 3 cậu phải xuống thị xã Đồng Hới học tiếp, Đồng Hới thuộc tỉnh lỵ Quảng Bình, cách làng An Xá của cậu trên 20 cây số, nằm bên bờ Nhật Lệ trong xanh lung linh soi bóng Lũy thầy, với thành cổ bao quanh từ thời Gia Long năm thứ 10 (1812) và được xây lại bằng gạch năm Minh Mạng thứ năm (1824).
Những năm học ở thị xã Đồng Hới, cậu Giáp ở trọ nhà người quen của cụ Nghiêm. Cậu được gia chủ quý mến coi như con cháu trong nhà, không lấy tiền trọ, cậu được học với nhà sư phạm có tiếng, thầy giáo Đào Duy Anh. Hai năm học ở tiểu học Đồng Hới, hàng tháng cậu luôn đứng đầu lớp. Tại kỳ thi tốt nghiệp bậc sơ học, cậu đỗ đầu toàn tỉnh. Về làng cậu được dân làng nể trọng, gia đình rất tự hào về cậu.[11]
Năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế (ông đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào). Hai năm sau, ông bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Phan Bôi sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa. Ông về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924miền Trung Việt Nam. Nguyễn Chí Diểu cũng giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào làm việc ở Huế, tại nhà xuất bản Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, Võ Nguyên Giáp bắt đầu học nghề làm báo, chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động báo chí trong thời Mặt trận Bình dân Pháp.

Thời thanh niên

Tháng 4/1927 tại trường Quốc học Huế lại diễn ra một cuộc bãi khóa rầm rộ với quy mô lớn. Nguyễn Chí Diểu bị tên giám thị Pháp chú ý, coi là kẻ cầm đầu những cuộc đấu tranh bãi khóa ở trường, nên đuổi học. Võ Nguyên Giáp liền bàn với Nguyễn Khoa Văn tiếp tục tổ chức bãi khóa để phản đối việc Diểu bị đuổi học. Cuộc bãi khóa của học sinh Trường Quốc học Huế lan rộng ra khắp các trường ở Huế và phát triển thành cuộc tổng bãi khóa. Võ Nguyên Giáp bị bắt rồi bị đuổi học, phải trở về quê nhà. Bỗng nhiên một hôm Nguyễn Chí Diểu lặn lội từ Huế về làng An Xá tìm gặp Võ Nguyên Giáp. Diểu mang theo một tập tài liệu về “Liên đoàn các dân tộc bị áp bức trên thế giới” và một số văn kiện cuộc họp của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu, trong đó có 2 bài phát biểu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Anh Giáp đọc rất xúc động.
Mùa hè năm 1928, Võ Nguyên Giáp trở lại Huế, bước vào đời của một chiến sĩ cách mạng. Tại Huế, Nguyễn Chí Diểu giới thiệu anh Giáp đến làm việc ở Quan Hải Tùng thư, một nhà xuất bản do Tổng bộ Tân Việt chủ trương, trụ sở đặt ở phố Đông Sa. Sáng lập viên là Đào Duy Anh. Tại đây Võ Nguyên Giáp có điều kiện tiếp xúc với những học thuyết kinh tế, xã hội, dân tộc, cách mạng. Đặc biệt là cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” và tờ báo “Người cùng khổ” (Le Paria) do Nguyễn Ái Quốc viết từ Pháp gửi về.
Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng... Sau này Liệt sỹ Nguyễn Thị Quang Thái chính là người vợ đầu tiên của Đại Tướng. Đại tướng có một con với Bà là Võ Hồng Anh. Chị Thái hẹn, khi con cứng cáp sẽ đi thoát ly hoạt động. Nhưng cả hai không ngờ lần chia tay năm 1940 cũng là lần vĩnh biệt, chị Thái bị giặc Pháp bắt giam và chết ngay trong ngục tù. Bà hi sinh khi còn rất trẻ, nhiều người biết đến bà như một hình tượng người phụ nữ mẫu mực, kiên trung, yêu nước.
Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế. Ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ. Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937 (Licence en Droit). Do bận rộn hoạt động cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư.[12]
Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng.
Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường.[13]

Bắt đầu sự nghiệp quân sự


Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên trái) trong buổi lễ thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân
Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh.
Chỉ sau một thời gian ngắn, Hồ Chí Minh đã thấy Võ Nguyên Giáp là người triển vọng nên liên hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc và cử anh đi học quân sự tại căn cứ địa Diên An. Trên đường tới Diên An, anh được Hồ Chí Minh gọi quay lại vì tình hình thế giới có nhiều thay đổi lớn. Ở châu Âu, phát xít Đức đã xâm chiếm Pháp. Hồ Chí Minh nhận định tình hình Đông Dương sẽ chuyển biến nhanh, cần gấp rút trở về nước chuẩn bị đón thời cơ.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương trong năm này và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Năm 1941 đúng dịp tết Nguyên đán Tân Tỵ, Võ Nguyên Giáp cùng Hồ Chí Minh trở về Cao Bằng. Trong thời gian ở hang Pác Bó, Hồ Chí Minh tiên đoán cách mạng sẽ thành công vào năm 1945, một dự đoán chuẩn xác.
Ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt MinhCao Bằng. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ngày 25 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy đội quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần.
Ông là đại biểu quốc hội khóa đầu tiên[14] và liên tiếp 6 kỳ sau.[15]
Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp trở thành uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc giaDân quân tự vệ.
Trong Chính phủ Liên hiệp, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi).
Cũng trong năm 1946, ông kết hôn với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai).

Chiến tranh Đông Dương


Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ.

Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp thụ phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi. Sau này, trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Hồ Chí Minh đã nói: "Đánh thắng đại tá phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng phong thiếu tướng, thắng trung tướng phong trung tướng, thắng đại tướng phong đại tướng".[16] Cùng đợt thụ phong có Nguyễn Bình được phong Trung tướng; Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng. Tháng 8 năm 1948, ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập.
Từ tháng 8 năm 1945 Võ Nguyên Giáp là một trong 5 ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành ủy viên Bộ Chính trị (thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951.
Như các danh tướng Việt Nam trong lịch sử, Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông có tên gọi là Chiến tranh nhân dân kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
Trong 9 năm trường kỳ đánh Pháp, Võ Nguyên Giáp đã có những sáng kiến quan trọng để phát huy sức mạnh quân sự và đã trở thành những kinh nghiệm quý báu như: "Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung". Với chuyên gia quân sự Trung Quốc sang giúp huấn luyện quân đội, ông chỉ đạo chiến sĩ học tập, tiếp thu, nghiên cứu kỹ phương pháp của nước bạn, đồng thời nhắc nhở cán bộ, sĩ quan phải ghi nhớ việc tiết kiệm sinh mạng bộ đội do Việt Nam là nước nhỏ không thể nuôi nhiều quân.
Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi ra trận, Hồ Chí Minh đã dặn dò: "Cho chú toàn quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn". Ông tự tin lên kế hoạch và chỉ huy 4 trong 6 sư đoàn bộ binh khi đó của Quân đội Nhân dân Việt Nam là 308, 304, 312, 316 và Đại đoàn sơn pháo 351 tấn công Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của Liên hiệp Pháp. Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương sau 83 năm và đã đưa Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam, một người hùng của Thế giới thứ ba, nơi có những người dân bị nô dịch đã xem Võ Nguyên Giáp là thần tượng để hạ quyết tâm lật đổ chế độ thực dân xây dựng nền độc lập của riêng mình.

Các chiến dịch


Tướng Giáp báo cáo kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ
Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch - Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp cùng với Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm tham mưu trưởng chiến dịch:
  1. Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)
  2. Chiến dịch Biên giới (tháng 9 - 10, năm 1950)
  3. Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950)
  4. Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)
  5. Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951)
  6. Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951)
  7. Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952)
  8. Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953)
  9. Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 - 5 năm 1954)
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.

Chiến tranh Việt Nam


Hình vẽ Võ Nguyên Giáp trên bìa tạp chí Time, ngày 15 tháng 5 năm 1972
Từ năm 1954 đến năm 1976, Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông còn là Phó Thủ tướng Chính phủ, sau là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (từ năm 1955 đến năm 1991).
Từ tháng 3 năm 1960, Võ Nguyên Giáp làm việc dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị và nhà lãnh đạo mới là Lê Duẩn, Bí thư Thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam, một nhà cách mạng theo đường lối cứng rắn đã trải qua những nhà tù khắc nghiệt nhất, tận mắt chứng kiến tình cảnh của những cán bộ Việt Minh ở miền nam sau Hiệp định Geneve trong Phong trào Tố cộng - Diệt cộng do Ngô Đình Diệm phát động và nguyện đem sức mạnh to lớn của Đảng Lao động để xóa bỏ chế độ Việt Nam Cộng hòa, giành độc lập thống nhất cho đất nước Việt Nam dù phải đối mặt với Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ.
Dù có thói quen viết hồi ức, Võ Nguyên Giáp vẫn chưa xuất bản cuốn nào về giai đoạn 1954-1971. Đây là thời kỳ Lê Duẩn từ vị trí lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam tiến đến điều hành Bộ Chính trị. Một mặt, nhà lãnh đạo này xem trọng Võ Nguyên Giáp, mặt khác, vẫn giữ ấn tượng về việc lãnh đạo Việt Minh đồng ý rút ra bắc theo Hiệp định Geneve với Pháp, để Hoa Kỳ có điều kiện thế chân Pháp chia đôi đất nước. Theo các sử gia phương Tây, suốt cuộc chiến tranh đánh Mỹ, Võ Nguyên Giáp và Lê Duẩn luôn đấu tranh khi âm thầm, khi quyết liệt trước các quyết định quân sự. Trong đó, dường như Võ Nguyên Giáp thuộc phái ôn hòa trong khi Lê Duẩn thuộc phái cấp tiến [cần dẫn nguồn]. Họ chia sự hợp tác giữa 2 nhân vật quyết định chiến tranh ở cấp cao nhất này thành 3 giai đoạn:
  1. Từ năm 1954 đến năm 1964, thời gian Lê Duẩn mới ra miền Bắc nắm quyền chính trị và Võ Nguyên Giáp với tư cách người chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, cả hai nhất trí hầu hết các điểm về đường lối quân sự;
  2. Từ năm 1965 đến năm 1972, thời gian Lê Duẩn nắm toàn quyền chính trị và ý kiến Võ Nguyên Giáp thường bị xem là chưa đủ cứng rắn; [cần dẫn nguồn]
  3. Từ năm 1972 đến năm 1975, sau những tổn thất to lớn của Mậu Thân 1968Chiến dịch Trị Thiên 1972, Lê Duẩn trao toàn quyền chỉ huy quân sự cho Võ Nguyên Giáp. [cần dẫn nguồn]
Tuy nhiên nghiên cứu các tài liệu của Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc từ chối cho rằng vai trò của Tướng Giáp bị làm cho lu mờ bởi những thành viên Bộ Chính trị trong giai đoạn cuộc chiến tranh chống Mỹ. Ông cho rằng không hề có một sự phân chia ê-kíp trong nội bộ Bộ Chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như các nhà sử học phương Tây vẫn phán đoán, mà theo đó Tướng Giáp được cho là thuộc phái "chủ hoà".[17]
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng viết trong hồi ký: "Với tôi, những năm công tác trong Bộ Chính trị, Anh (tức Lê Duẩn) đã thường xuyên trao đổi ý kiến, thường là nhanh chóng đi đến nhất trí trong những vấn đề lớn; khi có ý kiến khác nhau thì tranh luận thẳng thắn, những điều chưa nhất trí thì chờ thực tiễn kiểm nghiệm. Lúc mới ra Bắc, Anh thường tâm sự với tôi những khó khăn trong công việc... Từ sau Đại hội III và Đại hội IV, tôi đã ba lần đề nghị Anh là Tổng Bí thư kiêm luôn Bí thư Quân ủy Trung ương, nhưng Anh nói với tôi: “Anh (tướng Giáp) là Tổng chỉ huy lâu năm nên tiếp tục làm Bí thư Quân ủy Trung ương, như vậy có lợi cho lãnh đạo[18].
Đại sự ký hoạt động của Võ Nguyên Giáp đối với cuộc chiến tranh tại miền nam Việt Nam như sau:

Từ 1954 đến 1964

Từ năm 1954 đến năm 1956, Võ Nguyên Giáp chủ trương đấu tranh hòa bình, yêu cầu Việt Nam Cộng hòa thực hiện Hiệp định Geneve vì một Việt Nam thống nhất, không chia rẽ về tình cảm và chính trị. Tuy nhiên, Ngô Đình Diệm đã thẳng thừng bác bỏ yêu sách này bằng Phong Trào Tố cộng Diệt cộng.
Từ năm 1957 đến năm 1958, Đảng Lao động đã có những cuộc họp bàn về cách mạng Miền Nam nhưng chủ trương, biện pháp đấu tranh vẫn chưa thay đổi, phong trào cách mạng tiếp tục bị đàn áp và tổn thất nặng nề.
Tháng 1-1959, khi hy vọng thi hành Hiệp định Genve không còn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị (mở rộng) lần thứ 15, Võ Nguyên Giáp giúp Bộ Chính trị và những người cộng sản miền nam do Lê Duẩn đứng đầu ban hành Nghị quyết 15 Bộ Chính trị, khẳng định việc giải phóng miền nam bằng đấu tranh vũ trang, cho phép những cán bộ kháng chiến còn lại ở miền nam tổ chức hoạt động vũ trang.
Năm 1959, được Bộ Chính trị đồng ý, Võ Nguyên Giáp đã quyết định thành lập Đoàn 559 mở đường mòn dọc dãy Trường Sơn để tiếp ứng phong trào cách mạng miền nam Việt Nam. Nhờ việc mở đường Trường Sơn, phong trào cách mạng và hoạt động du kích miền Nam phát triển rất mạnh. Sau 4 năm, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã thành lập được một số đơn vị cấp trung đoàn.
Năm 1964, được Bộ Chính trị đồng ý, Võ Nguyên Giáp đã bí mật cử Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn vào chiến trường Đông Nam Bộ chỉ huy quân giải phóng miền Nam đánh lớn tại Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Đồng Xoài... tạo chuyển biến chiến trường và thành lập các Sư đoàn 1, 2, 3, 5, 7, 9 nổi tiếng. Trong đó, Sư đoàn 1 trấn thủ Tây Nguyên, Sư đoàn 2 trấn thủ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sư đoàn 3 Sao Vàng trấn thủ Bình Định, trung đoàn 10 trấn thủ Phú Yên, trung đoàn 20 trấn thủ Khánh Hòa, Sư đoàn 5 trấn thủ khu vực Sài Gòn - Gia Định, Sư đoàn 7 cơ động chiến đấu khắp Quân khu 7 gồm Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Phước và Sư đoàn 9 di chuyển chiến đấu khắp Tây NinhQuân khu 9.

Từ 1965 đến 1972


Võ Nguyên Giáp cùng một số lãnh đạo Liên Xô sang Việt Nam năm 1966: Устинов Д.Ф., Шелепин А.Н....
Năm 1965, chia lửa với Nam Bộ, Hoàng Minh Thảo, người học trò của Võ Nguyên Giáp ở trường Thăng Long được cử vào Mặt trận Tây Nguyên làm Phó Tư lệnh rồi Tư lệnh Mặt trận B3 thay Chu Huy Mân chuyển sang chỉ huy Mặt trận duyên hải Nam Trung Bộ đến khi chiến tranh kết thúc.
Năm 1968, Bộ Chính trịBộ Thống soái Tối cao tại Hà Nội phát động cuộc Tổng Tấn công và Nổi dậy Tết Mậu Thân. Dù thiệt hại về nhân mạng to lớn, nhưng chiến dịch đã gây tiếng vang lớn, đánh bại Hoa Kỳ về mặt chiến lược và giành được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân phản đối chiến tranh tại Mỹ và trên toàn thế giới, buộc Hoa Kỳ phải ngừng ném bom miền Bắc, ngồi vào bàn đàm phán và dần rút quân khỏi Việt Nam. Đây là bước ngoặt của cuộc chiến tranh nhưng còn quá ít thông tin xoay quanh Võ Nguyên Giáp vào thời điểm này, chỉ biết ông cũng tham gia lập kế hoạch, song khi cuộc tổng tiến công diễn ra thì ông đang ở nước ngoài trị bệnh.

Từ 1972 đến 1975

Cuốn hồi ức mang tên "Tổng Hành dinh trong Mùa xuân Đại thắng" do Võ Nguyên Giáp xuất bản lần đầu năm 2001 đã thuật lại những hoạt động của ông vào giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1972 đến năm 1975.
Năm 1972, sau đại thắng tại Chiến dịch Đường 9 Nam Lào, với kho vũ khí khá hùng hậu, Võ Nguyên Giáp chủ trương khuếch trương chiến quả bằng một kế hoạch quân sự ở Tây Nguyên, nơi có khả năng triển khai lực lượng lớn, đánh lớn, gây những khó khăn lớn hơn cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Kế hoạch này đã bị nhà lãnh đạo Lê Duẩn và Quân ủy trung ương bác bỏ do Tổng Cục tình báo 2 nhận được thông tin là Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã sớm biết và đã đón lõng tại Tây Nguyên. Đồng thời do ở gần nên mặt trận Trị-Thiên cũng dễ bổ sung đạn dược, quân số hơn, lại có 2 mục tiêu cực kỳ quan trọng là Huế và Đà Nẵng.
Một phương án mới được đưa ra. Quân Giải phóng sẽ chia quân mở 3 chiến dịch tại Trị-Thiên, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Sau 2 tháng, trước những thắng lợi lớn trong Chiến dịch Trị Thiên và quân Giải phóng đã áp sát Huế, các lực lượng bổ sung được tiếp tục đưa vào đây, còn mặt trận Tây Nguyên thì buộc phải ngừng tiến công do hết dự trữ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề xuất vòng qua phía tây Huế, chia lực lượng và hỏa lực đánh vào Vùng Chiến thuật I. Tuy nhiên các đơn vị công binh mở đường do thiếu phương tiện nên thực hiện quá chậm, không kịp phục vụ mục tiêu chiến dịch (con đường này sau đó đã phát huy tác dụng vào chiến dịch mùa xuân năm 1975).[19], 6 sư đoàn tham gia chiến dịch Trị Thiên gồm 312, 308, 324, 325, 320, 341 đã hành quân đánh trực diện từ phía bắc xuống Vùng Chiến thuật I, nơi có Quân đoàn I và lực lượng tổng trù bị của Quân lực Việt Nam Cộng hòa gồm các Lữ đoàn Biệt động quân, Sư đoàn Dù số 1Sư đoàn Thủy quân Lục chiến số 1, được không quân và Hải quân Mỹ chi viện tối đa.
Trên địa hình nhỏ hẹp dài, bên núi, bên biển dẫn đến Vùng Chiến thuật 1, 6 sư đoàn tiến công trong tình cảnh liên tục bị bom rải thảm B-52, pháo kích từ chiến hạm Mỹ, pháo kích từ Vùng Chiến thuật 1. Quân Giải phóng bị chặn lại, chỉ chiếm được nửa phía Bắc tỉnh Quảng Trị. Theo thông tin gần đây cho biết, trong suốt 9 tháng chiến dịch, Sư đoàn 308 thương vong 70% quân số; Sư đoàn 312 đã bổ sung quân 13 đợt, mỗi đợt 500 người; Sư đoàn 320 thương vong 80% quân số. Các sư đoàn còn lại tham chiến đều mất ít nhất nửa số quân. Tổng thương vong lên tới hơn 30 ngàn người (trong đó gần 14.000 hy sinh). Chiến dịch cũng khiến Hà Nội tiêu tốn hơn 300.000 viên đạn pháo, gần 4/5 lượng đạn pháo trong kho, dẫn đến tình trạng thiếu đạn, chỉ còn 100.000 viên cuối năm 1974.
Cuối năm 1972, Võ Nguyên Giáp đã bố trí lực lượng đánh trả cuộc tập kích đường không của Không lực Mỹ suốt 12 ngày đêm. Thất bại trong chiến dịch này buộc Mỹ phải chấp nhận ký Hiệp định Paris với những điều khoản nhân nhượng mà chính họ trước đó đã từ chối.
Năm 1974, để nắm vững tình hình thực tế chiến trường và có quyết sách đúng đắn, Đại tướng cùng Tư lệnh trưởng Đoàn 559 Đồng Sĩ Nguyên và chính ủy Đặng Tính đã vượt hàng trăm cây số đi thăm bộ đội Trường Sơn trên đường mòn Hồ Chí Minh và kiểm tra sự chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy dự kiến vào mùa Xuân 1975.
Năm 1975, Võ Nguyên Giáp đã tán thành đề xuất của Trung tướng Hoàng Minh Thảo chọn địa bàn Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược, xin ý kiến Bộ Chính trị và cử Đại tướng Văn Tiến Dũng vào Nam chỉ đạo đánh đòn "điểm huyệt" vào hệ thống phòng ngự của Việt Nam Cộng hòa tại Buôn Mê Thuột. Chính ông nhân đà thắng trận Buôn Ma Thuột, trực tiếp ra lệnh Trung tướng Lê Trọng Tấn gấp rút giải phóng Đà Nẵng trong 3 ngày. Chính ông đề xuất và ra quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh mà trong đó Văn Tiến Dũng làm Tư lệnh, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Trần Văn Trà làm Phó Tư lệnh, chỉ huy 5 cánh quân với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến vào giải phóng Sài Gòn. Mệnh lệnh nổi tiếng nhất của ông chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh là "Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng".

Từ 30 tháng 4 năm 1975 đến khi qua đời


Đại tướng trong buổi gặp mặt tổng thống Brasil Luiz Inácio Lula da Silva, năm 2008
Trong một thời gian ngắn từ tháng 7 năm 1960 đến tháng 1 năm 1963 ông kiêm thêm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước.[20]
Ngày 7 tháng 2 năm 1980, ông thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng[21] nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị (đến năm 1982) và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật. Người thay thế ông ở Bộ Quốc phòng là Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, một trong những cộng sự lâu năm nhất của ông. Năm 1983 ông được Hội đồng Bộ trưởng phân công kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch khi Ủy ban này được thành lập (cùng với một số Bộ trưởng các Bộ và Tổ chức khác làm phó).[22]
Năm 1991, ông thôi chức ủy viên Trung ương, Phó Thủ tướng, nghỉ hưu ở tuổi 80.
Thời gian cuối đời, ông vẫn quan tâm và đưa ra một số lời bình luận trên mặt báo về tình hình đất nước như có bài báo yêu cầu kiểm định và báo cáo Đại hội Đảng Cộng sản X về Vụ PMU18,[23] hay cuộc gặp gỡ và khuyến khích doanh nhân làm xuất khâu nông sản.[24]
Vào ngày 1 tháng 11 năm 2007 ông gửi thư trong đó bày tỏ sự phản đối chủ trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu.[25] Ông cũng có bài viết thực trạng và kiến nghị 6 vấn đề "cơ bản và cấp bách" nhằm triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay.[26]
Vào đầu năm 2009, Võ Nguyên Giáp có nhiều góp ý về các sự kiện lớn của đất nước. Tiêu biểu là việc góp ý về Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, không dưới 3 lần, ông đã viết thư yêu cầu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dừng dự án này,[27] vì lý do an ninh quốc gia và vấn đề môi trường, nhưng không được đáp trả.

Trên 100 tuổi

Ngày 25 tháng 8 năm 2011, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mừng đại thọ tròn 100 tuổi. Đến khi qua đời ở tuổi 102, ông là chính khách Việt Nam sống thọ nhất.
Trong dịp ông bước sang tuổi 100 và tròn 70 năm tuổi đảng . Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phát biểu " Một vị đại tướng mà đã vào sinh ra tử , chiến đấu ở những chiến trường hết sức khó khăn , là thế hệ cận vệ học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh nay đã sống trên 100 tuổi , đây là điều hết sức vui mừng ... "
Đại tướng cũng thường xuyên được các chính khách hàng đầu trên thế giới đến thăm hỏi tại tư dinh của Đại tướng. Đại tướng được coi là một tượng đài sống và có ảnh hưởng sâu rộng đến Việt Nam, tầm ảnh hưởng lớn trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Sau 100 tuổi, sức khỏe của ông yếu hơn trước. Ngày 22 tháng 5 năm 2011, Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng chương trình thời sự với hình ảnh ông đang thực hiện việc bỏ phiếu thực hiện quyền công dân của mình trong cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, xóa đi những đồn đoán về sức khỏe của ông trên những phương tiện thông tin không chính thống.[28] Trong dịp Ngày Thương binh Liệt sĩ 27 tháng 7 năm 2011, Truyền hình Quân đội nhân dân phát sóng hình ảnh Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Hữu Đức đến thăm hỏi một số tướng lĩnh cao cấp đang nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Qua theo dõi trong hình ảnh thì sức khỏe Đại tướng đã tốt lên nhiều.[29]
Ông qua đời tại Viện quân y 108, Hà Nội vào 18h09 phút ngày 4 tháng 10 năm 2013, nơi ông nằm điều trị từ năm 2009 [30].
Chiều ngày 5 tháng 10 năm 2013, Văn phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng thông báo tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 12 và 13 tháng 10 năm 2013 và được an táng tại quê nhà Quảng Bình theo ý nguyện của ông và gia đình.[31]

Các giải thưởng và danh hiệu

Huân chương

Huy chương

Huy hiệu

  • Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng,[32]

Đánh giá

Ông Giáp đã xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Ông đã chỉ huy quân đội tốt trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ cùng với nỗi hổ thẹn của Quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam, với học thuyết "Chiến tranh Nhân dân", với toàn bộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước Việt Nam.
Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh Quân đội, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thông tin chính thống gần đây cho biết: "Tất cả các ý kiến của anh Văn đều được Bộ Chính trị tiếp thu và tán thành trong suốt thời kỳ chiến tranh". Thượng tướng Trần Văn Trà đã từng gọi Đại tướng Võ Nguyễn Giáp là "tư lệnh của tư lệnh, chính uỷ của chính uỷ". Thượng tướng Giáo sư Hoàng Minh Thảo khi được hỏi về trình độ đánh trận của các tướng lĩnh Việt Nam đã trả lời:
Tất nhiên đầu tiên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thứ hai là tướng Lê Trọng Tấn. Thứ ba là tướng Hoàng Văn Thái và thứ tư là tướng Nguyễn Hữu An.
Có người chỉ trích ông là tàn nhẫn, bất chấp tổn thất mạng sống con người để đạt đến mục tiêu.[34][35] Tướng Mỹ William Westmoreland, đối phương của ông trong chiến tranh Việt Nam, từng nói "Giáp thật tàn nhẫn. Bất cứ tướng Mỹ nào chịu tổn thất nhiều như thế sẽ không giữ được chức trong vòng ba tuần."[36][37][35], "Một sự coi thường mạng người như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ ghê gớm, nhưng nó không tạo nên một thiên tài quân sự."[38]. Nhà sử học quân sự Cecil Currey, trong quyển tiểu sử Victory at Any Cost (Chiến thắng bằng mọi giá), đã viết rằng tướng Giáp đã "coi mạng sống của những người dưới quyền mình như những con tốt để mà sử dụng không hối tiếc."[39].
Nhưng Thượng tướng Trần Văn Trà nói rằng tướng Giáp "là một tổng tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc từng giọt máu của mỗi chiến binh"[40]
Các đánh giá khác:
Võ Nguyên Giáp là một trong 21 vị danh tướng của thế giới trong 25 thế kỷ qua, từ thời Alexandre Đại đế đến Hannibal rồi đến thời cận hiện đại với Kutuzov, Jukov..., những người đã có chiến công tạo nên bước ngoặt của nghệ thuật chiến tranh.
Từ năm 1944-1975, cuộc đời của Võ Nguyên Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, khiến ông trở thành một trong những thống soái lớn của mọi thời đại. Với 30 năm làm tổng tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh. Khó có vị tướng nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui. Sự kết hợp đó xưa nay chưa từng có.
— Tướng Peter MacDonald, nhà nghiên cứu khoa học lịch sử quân sự người Anh[41]
Tài thao lược của tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao... Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo dạy sử.
— Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ (xuất bản năm 1993)[41]
Đại tướng Võ Nguyên Giáp không phải là một người tốt...Người tốt không trở thành những vị tướng huyền thoại; họ dạy lớp học giáo huấn, làm giáo sư lịch sử, hay giáo sĩ trong quân đội. Họ không làm tràn đầy những sách với những chiến công của họ hay những chiến trường với những xác chết. Giáp cũng không thể kể lại những câu chuyện về lòng từ bi hay sự thương người của ông, có thể trừ quan hệ với gia đình và con cháu, nhưng ngay cả họ chỉ nằm trong địa vị thứ ba hay thứ tư trong đời ông. Giáp đã dành trọn tình cảm của ông đến đất nước và toàn bộ sự hiến dân đến Đảng Cộng sản. Ông đã tự hướng đến mục tiêu giải phóng Việt Nam ra khỏi sự đô hộ nước ngoài và thống nhất đất nước. Hai mục tiêu này đã giành toàn bộ sự chú ý của ông qua những thập niên trong cuộc đời, và ông đã dành trọn khát vọng và sự ngạo mạn không kiềm chế của mình vào đây. Mặc dù ông đã tách rời cảm xúc với những người cấp dưới cho nên chỉ xem mạng sống của họ như những con cờ để mà sử dụng không hối tiếc, bề ngoài lạnh buốt của ông đã che đậy một tính khí rất nóng cho nên người Pháp đã miêu tả ông là một núi lửa được tuyết che phủ.
— Cecil Currey, Chiến thắng bằng mọi giá [39]
Trong suốt thời gian đó [quá trình chỉ huy quân đội của vị tổng tư lệnh], ông không chỉ trở thành một huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ 20 và một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của tất cả các thời đại... Ông Giáp là vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại tiến hành chiến đấu chống kẻ thù từ thế vô cùng yếu, thiếu trang bị, thiếu nguồn tài chính, dù mới đầu trong tay chưa có quân, vậy mà vẫn liên tiếp đánh bại tàn quân của đế quốc Nhật Bản, quân đội Pháp (một đế chế thực dân số 2) và quân đội Mỹ (một trong hai siêu cường thế giới)... Ông Giáp là chuyên gia hiện hữu vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân... là một vị tướng hậu cần vĩ đại của mọi thời đại.
— Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Currey, trong tác phẩm "Chiến thắng bằng mọi giá - Sự thiên tài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Việt Nam"[41]
Trong thời gian gần đây, tại các lễ hội, mít tinh, giải thi đấu thể thao lớn nhỏ trong nhà, ngoài trời, nhiều nam nữ thanh niên đã mang ảnh chân dung của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra vẫy cổ động. Điều này cho thấy, ông không chỉ là thần tượng của thế hệ kháng chiến chống giặc ngoại xâm trước đây mà còn là hình ảnh lẫm liệt trong lòng giới trẻ, thanh niên, trí thức ngày hôm nay. Thế hệ trẻ nhìn nhận lịch sử và ngưỡng mộ ông một cách tự nguyện và chân thành nhất.
Danh tiếng của ông không chỉ bó hẹp ở Việt Nam mà bạn bè năm châu bốn biển khi nhắc đến tên Võ Nguyên Giáp đều bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc, các dân tộc châu Phi và Mỹ La-tinh tin rằng chiến thắng Điện Biên Phủ do ông chỉ huy là khởi nguồn cho nền độc lập hôm nay của họ.
Nếu như tiêu chí chọn tướng của Hồ Chủ tịch là "Đánh thắng Đại tướng được phong Đại tướng" thì suốt cuộc đời mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lần lượt đọ sức và đánh thắng 10 đại tướng của Pháp và Mỹ (4 Pháp và 6 Mỹ), chưa kể đến nhiều viên đại tướng của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Các tướng lĩnh Mỹ khi nhắc đến ông vẫn thường gọi ông là "Đại tướng 5 sao", William Westmoreland gọi ông là "Tướng huyền thoại" (Legendary Giap)... Trong Bách Khoa Toàn Thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như là một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.
Kỷ niệm 60 năm ngày phát hành số đầu tiên, Thời báo châu Á (Time Asia) đã ra số đặc biệt giới thiệu các "Anh hùng châu Á", gồm các nhân vật làm thay đổi cục diện châu lục trong những thập kỷ gần đây. Những nhân vật được giới thiệu gồm Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiền sư Thích Nhất Hạnh,...[42]
Trong một cuốn sách được xuất bản tại Anh năm 2008 mang tựa đề Great Military Leaders and Their Campaigns (Những nhà lãnh đạo quân sự lớn và những chiến dịch của họ). Một cuốn sách bề thế, dày hơn 300 trang khổ lớn, với hơn 500 tấm ảnh màu minh hoạ của Nhà xuất bản Thames&Hudson dành để giới thiệu 59 nhân vật danh tiếng nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh của thế giới trong 2.500 năm qua, thứ tự được xếp theo trình tự thời gian từ cổ đến kim. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được lựa chọn là nhân vật thứ 59, tức là nhân vật nổi bật nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai cho tới hiện nay (xếp thứ 58 là Đô đốc Nimitz của Hoa Kỳ, người chỉ huy mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến II), và Võ Nguyên Giáp cũng là người duy nhất trong 59 nhân vật vẫn còn sống khi cuốn sách được xuất bản.[43]
Cựu đại tá Bùi Tín thì cho rằng tướng Giáp còn hạn chế và có điểm yếu về ý chí, công tâm, nhân cách vì ông Giáp không trả lời bức thư của Bùi Tín kêu gọi ông này tham gia, ủng hộ phong trào đổi mới theo hướng dân chủ hóa và ghé thăm Hoàng Minh Chính đang bị bắt hay nói chuyện với Phạm Quế Dương vừa mới ra tù[44].

Các tác phẩm chính

  1. Vấn đề dân cày (đồng tác giả với Trường Chinh), 1938;
  2. Đội quân giải phóng, 1950
  3. Từ nhân dân mà ra, 1964;
  4. Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử, 1964;
  5. Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng, 1970;
  6. Những năm tháng không thể nào quên, 1970
  7. Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân, 1972;
  8. Những chặng đường lịch sử (gồm 2 tác phẩm đã in trước đó là Từ nhân dân mà raNhững năm tháng không thể nào quên), 1977;
  9. Chiến đấu trong vòng vây, 1995;
  10. Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, 1979;
  11. Đường tới Điện Biên Phủ;
  12. Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử;
  13. Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng, 2000.

Gia đình riêng

Võ Nguyên Giáp kết hôn lần đầu với chiến sỹ cách mạng Nguyễn Thị Quang Thái (1915-1944) (Em gái nhà cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai) năm 1934 và có với nhau một người con gái là Võ Hồng Anh (1941-2009), một tiến sĩ khoa học ngành Toán- đã từng đoạt giải thưởng Kovalevskaia năm 1988.
Sau khi bà Quang Thái hy sinh, năm 1946, ông tái hôn với giáo sư Đặng Bích Hà, con gái của giáo sư Đặng Thai Mai. Ông bà có 4 người con, 2 gái và 2 trai
  1. Võ Hòa Bình (1951-), con gái.
  2. Võ Hạnh Phúc (10 tháng 8 năm 1952-), con gái, vợ đầu tiên của Trương Gia Bình nay đã li hôn. Hiện là Ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn HIPT.
  3. Võ Điện Biên (1954-), con trai. Hiện là Giám đốc Công ty CP Đông Sơn.
  4. Võ Hồng Nam (1956-), con trai. Hiện là Giám đốc Công ty CP Máy tính Truyền thông Hồng Nam.

Câu nói nổi tiếng

Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó.[45]
Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam; quyết chiến và toàn thắng!
—Mệnh lệnh nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Hồ Chí Minh[46][47]
Mỹ thua ở Việt Nam vì Mỹ không hiểu người Việt Nam.[48]
Giải phóng dân tộc là nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mỗi người Việt Nam yêu nước, của toàn thể dân tộc Việt Nam. Nhân dân chúng tôi quyết tâm chiến đấu bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam và thực hiện hòa bình, thống nhất Tổ quốc.[49]
Nghệ thuật quân sự của chúng tôi, là lấy tinh thần chế ngự vật chất, lấy yếu chế ngự mạnh, lấy thô sơ chế ngự hiện đại. Chúng tôi đánh bại quân đội đế quốc hiện đại bằng tinh thần yêu nước của nhân dân cùng với chủ nghĩa anh hùng Cách mạng.[50]
Chúng tôi trả lời là từ “lo sợ” không có trong tư duy quân sự của chúng tôi, bởi vì với chúng tôi, không có gì quý hơn độc lập tự do, chúng tôi quyết đánh Mỹ và chúng tôi luôn tin tưởng là sẽ thắng.[48]
Quân đội Nhân dân Việt Nam ở cả miền Bắc và miền Nam, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói là một quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng, có tinh thần quyết chiến rất cao, thông minh và sáng tạo. Còn vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Chỉ có nhân dân Việt Nam là người đánh thắng Mỹ. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình.[48]

Chú thích

  1. ^ Vụ Lưu trữ VPTW (23/12/2009). “Đồng chí Võ Nguyên Giáp”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2010.[liên kết hỏng]
  2. ^ Vietnam's General Vo Nguyen Giap dies
  3. ^ International Legendary Vietnam Gen. Vo Nguyen Giap Dies
  4. ^ Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời - VnExpress
  5. ^ Tướng Giáp và ngôi nhà bên dòng Kiến Giang, của Phan Phương, đăng trên Dân Trí ngày 22/8/2011.
  6. ^ “Vietnam War:Vo Nguyen Giap”. militaryhistory. Truy cập 02 tháng 7 năm 2010.
  7. ^ “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ”. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2012.
  8. ^ Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, cụ Võ Quang Nghiêm bị người Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù. Sau này, con cháu đã tìm thấy và bốc mộ ông đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Lệ Thủy.
  9. ^ Trần Mạnh Thường. “Đại tướng Võ Nguyên Giáp, những điều ít biết”.
  10. ^ Võ Nguyên Giáp: Vị tướng giỏi ra đời vào mùa lũ - Vietnam+ (VietnamPlus) - 02/08/2011
  11. ^ Võ Nguyên Giáp: Thuở học trò của vị Đại tướng - Vietnam+ (VietnamPlus) - 04/08/2011
  12. ^ Cecil B. Currey,"Victory At Any Cost". Lò, Hà Nội.
  13. ^ “An Officer and a Gentleman: General Vo Nguyen Giap as Military Man and Poet”. Truy cập 29 tháng 5 năm 2008.
  14. ^ Van kien Quoc hoi toan tap: Danh sách đại biểu Quốc hội khóa I
  15. ^ Thông tin chi tiết đại biểu quốc hội Võ Nguyên Giáp
  16. ^ “Nhớ lễ phong tướng 60 năm trước” (Thông cáo báo chí). Đại tướng Võ Nguyên Giáp, báo Quân đội nhân dân. 1/02/2008, 10:48 (GMT+7). Truy cập 21/12/2011.
  17. ^ “BBCVietnamese.com”. Bbc.co.uk. 25 tháng 8 năm 1911. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2010.
  18. ^ Trích từ sách "Lê Duẩn một nhà lãnh đạo lỗi lạc, một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam” do NXB Chính trị quốc gia xuất bản 2002
  19. ^ Thượng tướng Giáo sư Hoàng Minh Thảo sau này có lần phàn nàn: nếu Chiến dịch Trị Thiên được thực hiện theo kế hoạch của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tức vòng qua phía tây Huế, chia lực lượng và hỏa lực đánh vào Vùng Chiến thuật I thì đỡ được biết bao thương vong. Đây thì chỉ biết có tiến công và tiến công dưới mưa bom bão đạn, đến khi kiệt sức thì buộc phải dừng lại rồi bị phản kích...
  20. ^ Đồng chí Võ Nguyên Giáp Quá trình phát triển: Bộ Khoa học và Công nghệ
  21. ^ Lệnh 28-LCT ngày 7 tháng 2 năm 1980.
  22. ^ “Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng số 58/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1984 về việc thành lập Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch”. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2010.
  23. ^ Kiểm điểm vụ PMU18 và báo cáo Đại hội X
  24. ^ Đại tướng, doanh nhân, và... chuyện mít Việt ra thế giới
  25. ^ Tướng Giáp phản đối việc phá Hội trường Ba Đình
  26. ^ “Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết bài về giáo dục”. Vietnamnet. 10 tháng 9 năm 2007.
  27. ^ Tướng Giáp đề nghị dừng dự án bauxite
  28. ^ Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi bầu cử
  29. ^ Lãnh đạo Bộ Quốc phòng thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  30. ^ Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời
  31. ^ Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ yên nghỉ tại quê nhà Quảng Bình
  32. ^ TTXVN (28 tháng 10 năm 2010). “Trao tặng đại tướng Võ Nguyên Giáp huy hiệu 70 năm tuổi Đảng”. Báo Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2010.
  33. ^ Thượng tướng Hoàng Minh Thảo: Vẫn nguyên vẹn người lính thời binh lửa
  34. ^ Jonathan Birchall (4 tháng 10 năm 2013). “Vo Nguyen Giap, Vietnamese general, 1911-2013”. Financial Times. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2013.
  35. ^ a b Joseph R. Gregory (4 tháng 10 năm 2013). “Gen. Vo Nguyen Giap, Who Ousted U.S. From Vietnam, Is Dead”. The New York Times. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2013.
  36. ^ David Lamb (4 tháng 10 năm 2013). “Vo Nguyen Giap dies at 102; Vietnamese general led North to victory”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2013.
  37. ^ “Vietnam's military mastermind Vo Nguyen Giap dies”. Reuters. 4 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2013.
  38. ^ James Hookway (4 tháng 10 năm 2013). “Vietnamese Military Mastermind Gen. Giap Dies”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2013. “Such a disregard for human life may make a formidable adversary, but it does not make a military genius”
  39. ^ a b Cecil B. Currey (2005). Victory at Any Cost: The Genius of Viet Nam's Gen. Vo Nguyen Giap. Potomac Books, Inc. tr. 317.
  40. ^ James Hookway (5 tháng 10 năm 2013). “Võ Nguyên Giáp - người làm chuyển dịch dòng chảy lịch sử”. TUỔI TRẺ ONLINE. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2013.
  41. ^ a b c d Trần Chiến Thắng (23 tháng 12 năm 2007). “Võ Nguyên Giáp”. Báo Tuổi trẻ Cuối tuần. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2010.
  42. ^ 60 Years of Asian Heroes: General Vo Nguyen Giap
  43. ^ Dương Trung Quốc (21.8.2010, 11:39 (GMT + 7)). “Về vị Đại tướng tròn 100 tuổi” (bằng Tiếng Việt). Lao Động (báo). Truy cập 21/6/2011.
  44. ^ http://www.voatiengviet.com/content/dai-tuong-vo-nguyen-giap-nhu-toi-tung-biet/1763195.html
  45. ^ “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp”. Báo Dân trí. 7 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2010.
  46. ^ Gặp lại người mã hoá bức điện mật lịch sử
  47. ^ Người mã hoá bức điện mật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
  48. ^ a b c “Cuộc đối thoại lịch sử: Tướng Giáp và Nguyên Bộ trưởng QP Mỹ”. giaoduc.net.vn. 27/08/2011. Truy cập 17/4/2012.
  49. ^ “Những bức ảnh chấn động một thời về chiến tranh VN: Trả lời phỏng vấn của nhà báo Wilfred Graham Burchett năm 1966” (Thông cáo báo chí). Hồng Quân, báo Đất Việt. 4:18 PM, 12/10/2011. Truy cập 21/12/2011.
  50. ^ Phim tài liệu: Indochina People's War in Colour. History Channel, tập 2

Liên kết ngoài

(tiếng Việt)
Tiếng Anh
              
Xem tiếp...

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

TUẦN LỄ

Bình luận bằng các hình ảnh hài trên facebook, các pic hài dùng để cmt cho facebook, những hình vui hài hước dùng comment trên facebook, comment ảnh hài facebook

I

Thứ Hai mới đó đã cuối tuần
Phi như ma đuổi, nhỉ, thời gian?
Loay hoay chưa kịp xòe mấy nụ 
Vụt phắt bày ra cảnh hoa tàn

 II

Chủ Nhật, đời chán tụ bầy đàn
Quây mồi, quần rượu, nhòe tràn lan
Đứa căng toang toác vang giọng thánh
Thằng chùng nằng nặc vọng tiếng thần

Văng tục tùm lum, tao cóc cần
Quay sang cợt nhả ả còn tân
Hớ hênh áo váy lườm dân chủ
Nhỏ nhẻ nhân quyền: "Mày còn gân?"...

III

Bừng dậy, chết cha, sáng đầu tuần!
Bầy đàn tan tác chạy kiếm ăn
Chúi mũi tính toan, quên đủ thứ
Tự do cắm cổ cuộc chu toàn...

IV

Chủ Nhật..., ơ hay, lại cuối tuần!?...

                                                       Trần Hạnh Thu

Các hình ảnh vui để làm bình luận chửi nhau trên facebook, hình cmt hài hước trên facebook, những hình ảnh trên facebook làm cmt hay nhất, hình bình luận vui facebook


Xem tiếp...

Ba bài hát do Taylor Swift trình bày


(ĐC sưu tầm trên NET)

Xem tiếp...

NHÂN TÍNH 8

(ĐC sưu tầm trên NET)

Ảnh động Khoảnh khắc siêu nhắng của các thiên thần nhỏ P2
Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 22

(ĐC sưu tầm trên NET)

Côn Đảo: Nơi Lịch Sử Có Thể Khác
Lý Như Thế
  27-Apr-2013
...Giả tưởng đó là nếu Nguyễn Phúc Ánh (năm 1783 mới chỉ 21 tuổi) đã có tâm thức dân tộc và viễn kiến chính trị để nghe theo lời khuyên của bà Phi Yến thì lịch sử cận đại Việt Nam sẽ đi theo một ngã rẽ bình yên hay tang tóc hơn? Nếu Nguyễn Phúc Ánh không nghe lời dụ dỗ của Giám mục Bá Đa Lộc, không “cõng rắn (Pháp) cắn gà nhà” mà tự lực tiếp tục chống phe Tây Sơn thì chuyện gì có thể xảy ra?
Ta sẽ có ít nhất là hai khả thể lịch sử:...(Lý Như Thế)
                                  “Gió đưa cây CẢI về trời
                                    Rau RĂM ở lại chịu đời đắng cay”
Trong lần về Việt Nam vào tháng Tư năm 2013, tôi đã tham gia một chuyến đi thăm Côn Đảo, khu di-tích lịch sử. Sau một giờ bay ngắn ngủi bằng ATR72 từ Tân Sơn Nhất, tôi đến phi trường Cỏ Ống vào một buổi trưa dìu dịu nắng. Huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là một quần đảo gồm 16 đảo mà đảo chánh, lớn nhất, được gọi là Đảo Côn Sơn (hay Côn Lôn, Côn Đảo, Phú Hải) với những tù nhân danh tiếng. Khu trung tâm dọc theo bờ biển gồm những con đường nhỏ yên tĩnh và những biệt thự kiểu kiến trúc Pháp thời Thực dân làm tôi nhớ lại thành phố biển Nha Trang vào những năm cuối thập niên 1950. Đặc biệt, bãi biển Đầm Trầu nằm gọn trong một con vịnh nhỏ có sóng nhè nhẹ và nước trong vắt như bãi Đá Nhảy ở Quảng Bình hay bãi Sidari trên đảo Corfu của Hy Lạp. Nhưng bãi Đầm Trầu có hàng thùy dương với nước trong xanh hơn và cát trắng mịn màng hơn rất nhiều.
Khách sạn của SaigonTourist nằm ngay sát bờ biển cũng dọn những bữa ăn đầy hải sản tươi ngon quý hiếm cho một Việt kiều từ Mỹ đã quen ăn đồ đông lạnh. Đáng lẽ tôi không nên “khoe” ra những điều nầy vì e rằng một khi Côn Đảo trở nên nổi tiếng thì nó có thể sẽ bị dày vò bừa bãi và vô văn hóa như số phận của những thành phố du lịch loại Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu.
Nhưng lý do thúc đẩy tôi viết bài nầy nằm ngoài mục đích du lịch mà liên hệ đến những dữ kiện lịch sử của hòn đảo không may mắn nầy.  
Trong 4 ngày tại đây, tôi đã biết được những thông tin lịch sử đáng ghi nhớ.
  • Trước hết, Côn Đảo mang mối quốc nhục (mà cũng là quốc hận) là mãnh đất đầu tiên của đất nước Việt Nam (cùng với hải cảng Đà Nẵng) bị “nhượng” cho Thực dân Pháp qua Hiệp ước Versailles năm 1787 ký kết giữa vua  Louis 16 và Giám mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) cầm tay Hoàng tử Cảnh đại diện cho Nguyễn Phúc Ánh (vua Gia Long). Tuy sau đó Hiệp ước không được thực thi nhưng động thái can thiệp thô bạo và dễ dàng vào tình hình Việt Nam của một chức sắc Công giáo Pháp như thế đã khởi động cho quyết tâm và những chiến dịch xâm thực Việt Nam của các thế lực thế quyền và giáo quyền Pháp sau nầy, mở màn cho sự thiết lập nền đô hộ của thực dân Pháp tại Việt Nam.     
  • Ngày 1 tháng 2 năm 1862, Đô đốc Louis Bonard ký quyết định xây nhà tù trên Côn Đảo để làm nơi nhốt tù nhân thường phạm và chính trị phạm. Và Côn Đảo đã chỉ có nhiệm vụ giữ tù nhân như vậy trong 92 năm cho đến 1954, khi Thực dân Pháp thua trận Điện Biên Phủ. Từ 1955 đến 1975, Côn Đảo vẫn không thoát được số phận làm nhà tù dưới hai chính quyền Cộng Hoà của Tổng thống Diệm và Thiệu. Sau tháng Tư năm 1975, tù nhân trên Côn Đảo được thả hoặc chuyển về đất liền để cho Côn Đảo ngày nay trở thành một trung tâm du lịch với những di tích lịch sử đầy đau thương bên cạnh những bờ biển đẹp tuyệt vời.
  • Trong 113 năm làm nhà tù, Côn Đảo đã giam giữ hai loại tù chính trị nổi tiếng. Một là tù chống thực dân gồm có Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Trần Cao Vân, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Duy Trinh, … Hai là tù chống độc tài như Phan Khắc Sửu, Phan Quang Đán, Vũ Hồng Khanh, Bùi Lượng,  Phạm Lợi, …
Cùng với những nhân vật tên tuổi nầy, tôi đã đi thăm Cầu tàu 914 (nơi cập bến của tàu chở tù từ đất liền ra đảo) và hệ thống những nhà tù nổi tiếng như Bagne I (còn gọi là trại Cộng Hòa) cổ nhất và lớn nhất, Bagne II (còn gọi là trại Nhân Vị), chuồng cọp Pháp, chuồng cọp Mỹ. Tổng cộng có 127 phòng giam, 44 xà lim và 504 phòng “Biệt lập chuồng cọp.” 
Cầu tàu 914
trại Phú Tường
Bên cạnh những dấu tích tàn bạo của người đối với người, tôi lại được đọc một câu chuyện đã làm cho tôi ngẩn ngơ trong nhiều ngày. Đoạn dưới đây trích từ cuốn “Sơ lược về Khu Di tích Lịch sử Côn Đảo và những Truyền Thuyết” do Ban Quản Lý Di tích Côn Đảo xuất bản năm 2011 mà tôi xin chọn những phần đáng chú ý:
Tục truyền: Bà Phi Yến là thứ phi, không  rõ là người vợ thứ mấy của chúa Nguyễn Phúc Ánh. Bà còn có tên gọi Lê thị Răm, sanh hạ ra Hoàng tử Hội An, còn có tên gọi Hoàng tử Cải. Cuối mùa thu năm 1783, Nguyễn Ánh bỏ đất liền bôn ba chạy ra Côn Đảo để tránh nạn. Vì bị quân Tây Sơn săn đuổi, Nguyễn Phúc Ánh cùng các quan cận thần và linh mục Bá Đa Lộc bày mưu tính kế, có ý định đưa Hoàng tử Cải cùng linh mục Bá Đa Lộc sang Pháp để làm con tin xin cầu viện. Bà Phi Yến rất không bằng lòng về điểm này đã nói lên những lời khuyên can của mình rằng:
Việc đánh nhau với Tây Sơn ta có thể coi như việc trong nhà, chúa công nên dụng nghĩa binh trong nước thì hơn. Bệ hạ nhờ sức mạnh của người ngoài về giải quyết vấn đề nội bộ dù chúng ta có thắng Tây Sơn đi nữa cũng chẳng vẻ vang gì, thiếp e còn lắm điều rắc rối về sau…”.
Chỉ mấy lời khuyên can ấy mà Nguyễn Ánh nổi trận lôi đình, nghi bà Phi Yến có ẩn ý thông đồng Tây Sơn. Trước cảnh búa rìu sấm sét của một vị chúa độc tài, bà Phi Yến vẫn giữ lập trường kiên định không cho Hoàng tử Hội An đi làm tôi con cho ngoại bang, và muôn năm sau lịch sử sẽ bia truyền cái tội cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về dày mả tổ. Nếu không có các quan cận thận can ngăn ắt hẳn bà Phi Yến không thoát khỏi tội chém đầu. Tuy nhiên, Nguyễn Ánh vẫn còn ác ý làm khổ người vợ trẻ bằng cách sai giam cầm bà vào một hang đá trên một hòn đảo hoang vắng. Địa danh Hòn Bà ra đời từ đó.
Vừa nhốt xong bà Phi Yến thì nghe tin có quân Tây Sơn sắp tràn ra đảo. Nguyễn Ánh bèn cùng đám tùy tùng xuống mấy chiếc thuyền chạy về đảo Phú Quốc. Khi thuyền sắp nhổ neo, Hoàng tử thấy sao không có mẹ mình bèn hỏi thăm người nọ người kia, có người trung nghĩa tiết lộ mẹ của Hoàng tử đang bị giam cầm. Khi đó Cậu mới khóc rống lên kêu gào thảm thiết để yêu cầu với cha là cho mẹ cùng theo, hoặc là cùng sống chết với mẹ. Nguyễn Ánh không bằng lòng bảo với các quan: thằng nhãi con này rất có thể một lòng với người mẹ phản trắc của nó. Ngay bây giờ nếu ta không loại trừ trước, biết đâu nó chẳng là kẻ loạn thần tặc tử sau này? Nói đoạn chính tay ông vừa xách đầu đứa con vô tội ném xuống biển vừa nói: đấy mi muốn thế ta cho phép mi ở lại để được trọn niềm hiếu thảo với mẹ mi!
Thảm thương thay cho Hoàng tử Hội An mới có 5 tuổi nên phải chết chìm dưới dòng nước xanh ở bãi biển Đầm Trầu. Dân làng Cỏ Ống động lòng, xúm nhau vụn đất, đắp đá cho nấm mộ được cao lên. Rồi lập miếu phía trước mộ để thờ Hoàng tử. miếu ấy mệnh danh là Miếu Cậu.
Sau đó người ta truyền rằng Đức bà Phi Yến và Hoàng tử Hội an đã hiển thánh, thường hiện về mách bảo cho dân làng biết điềm lành hay chuyện dữ sắp xảy ra. Đức bà Phi Yến đã nêu cao tấm gương ái quốc, sáng suốt nhận định được quốc vận hậu lai, trước cảnh búa rìu sấm sét của vị chúa độc đoán, bà vẫn một niềm cương quyết chống trả không chịu đồng lõa với những hành động có tội với lịch sử. Đến như Hoàng tử Hội An tuy mới 5 tuổi đã tỏ ra là đứa con chí hiếu thà chịu chết với mẹ hiền còn hơn là tham sống với người cha thô bạo.
Từ đó đến nay bà con, nhân dân Côn Đảo hàng năm đều tổ chức lễ giỗ Bà vào ngày 18/10 âm lịch.
(Ngưng trích)
Câu chuyện về Bà Phi Yến và Hoàng tử Cải đã gợi hứng cho nhạc sĩ Trần Tiến viết bản nhạc “Quê Nhà” nổi tiếng (http://www.youtube.com/watch?v=n7-G6G0RQew) đã được nhiều ca sĩ trình bày.
“À ơi…à ơi hoa CẢI lên trời
Rau RĂM ở lại chịu đời đắng cay"
Riêng tôi, khi nghe người hướng dẫn viên kể chuyện nầy trên thềm ngôi An Sơn Miếu thờ bà Phi Yến thì tôi ngẩn ngơ nghĩ đến một giả tưởng lịch sử. Giả tưởng đó là nếu Nguyễn Phúc Ánh (năm 1783 mới chỉ 21 tuổi) đã có tâm thức dân tộc và viễn kiến chính trị để nghe theo lời khuyên của bà Phi Yến thì lịch sử cận đại Việt Nam sẽ đi theo một ngã rẽ bình yên hay tang tóc hơn? Nếu Nguyễn Phúc Ánh không nghe lời dụ dỗ của Giám mục Bá Đa Lộc, không “cõng rắn (Pháp) cắn gà nhà” mà tự lực tiếp tục chống phe Tây Sơn thì chuyện gì có thể xảy ra?
Ta sẽ có ít nhất là hai khả thể lịch sử:
■ Không có hiệp ước Versailles 1787 để kích thích và mở đường cho “rắn” vào “nhà”, trong 5 năm trước khi Nguyễn Huệ lâm bạo bệnh mà chết (1792), nhà Tây Sơn có thể dùng binh hùng tướng mạnh mà tiêu diệt phe Nguyễn Phúc Ánh ở phía Nam rồi mở rộng biên cương phía Bắc chiếm các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông của Trung Hoa tạo thành một quốc gia cường thịnh. Nhờ thế, các thế lực thực dân Anh, Mỹ, Pháp, … không thể xâm lăng và áp đặt một nền thống trị thuộc địa, tạo tiền đề cho phong trào Cộng sản quốc tế cởi làn sóng giải thực toàn cầu mà sinh sôi nẩy nở trên đất nước Việt Nam.
■ Suy yếu vì chia rẽ nội bộ (Nguyễn Nhạc than “bì oa trữ nhục” với Nguyễn Huệ ở thành Quy Nhơn) và sau cái chết của Nguyễn Huệ, thì dù không có hiệp ước Versailles kích hoạt  mở đường cho “rắn” xâm lược Pháp vào “nhà” Việt Nam, nhà Tây Sơn cũng sẽ bị tiêu diệt trước cuộc chiến đấu kiên trì của Nguyễn Phúc Ánh là người có một hậu thuẫn nhân dân ở miền Nam. Rồi vì Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua mà không mang “nợ” các Linh mục Tây phương nên các đế quốc Pháp, Anh, Mỹ sẽ không có đội quân nội ứng Công giáo bản xứ, loại như cụ Sáu Linh mục Trần Lục mà chính Giám mục Puginier đã hãnh diện cho rằng ““Không có các giáo sĩ và giáo dân thì người Pháp cũng ging như cua bị bẻ gãy hết càng”(Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes) để tấn chiếm Việt Nam. Nhờ vậy, các liệt cường Tây phương sẽ phải chấp nhận độc lập của Việt Nam như với Nhật, Thái Lan, … để cho Việt Nam không cần một cuộc chiến tranh giải thực, đẩy đảng Cọng Sản lên vị trí toàn trị cả trong thời chiến ngày xưa lẫn thời bình ngày nay.
Tuy nhiên, vì lịch sử không làm bằng những chữ “nếu” và vì tâm can và trí tuệ của bà Hoàng phi Lê Thị Răm không được Nguyễn Phúc Ánh nghe theo, nên Tây, Tàu, Nhật, Nga, Anh, Mỹ đã thay nhau đày đoạ dân ta trôi nỗi trong…
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ một nước Việt buồn
(Gia tài của Mẹ - Trịnh Công Sơn)
Lịch sử quả là một chuỗi lồng lộng những ván cờ tướng liên hoàn phức tạp mà sau mỗi lần hạ thủ bất hoàn, người chơi cờ, nhiều lúc, lại xót xa với những chữ “nếu” chua xót và lạnh lùng.

LÝ NHƯ THẾ
 
Phụ chú:
Hài cốt của Giám mục Bá Đa Lộc được thờ ở Lăng Cha Cả cho đến hết thời nhà Nguyễn sang hết cả hai chính thể Việt Nam Cộng hòa. Năm 1983, chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cải táng mộ phần, san bằng khu lăng cổ và trao di cốt lại cho lãnh sự Pháp đem hồi hương. Di cốt, khi về lại Pháp, được đem chôn trong nhà thờ Séminaire des Missions Etrangères, rue du Bac, tại quận XV, Paris.

[http://hoangnamgiao.blogspot.com/2013/04/con-ao-noi-lich-su-co-khac-ly-nhu-gio_26.html ]
Xem tiếp...

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

HƯƠNG CAU



(Ta nhớ em, ta nhớ em, ta nhớ lắm em ơi!...)

*** 

Vô tình ghé quán Hương Cau
Định vui say chút, ngờ đâu đến giờ
Hoa cau rụng trắng mấy mùa
Còn ngồi như đá, chơ vơ cô buồn!...

Nghe em kể, chạnh lòng thương
Hồng nhan bạc phận, phấn hương bạc tình
Đã đành là chuyện mưu sinh
Sao em quá đỗi truân chuyên thế này
Tả tơi một đóa hình hài
Rã rời một giọt sương mai lìa cành
Em cười với khách bên bàn
Thoảng trong sâu thẳm cung đàn Nguyễn Du
Em ca dưới ánh đèn mờ
Vó câu khấp khểnh, bơ vơ thân Kiều!

Ơi người em gái mến yêu
Cho ta nhắn nhủ đôi điều được chăng?
Còn Trời, còn Đất, còn Trăng
Là còn hạnh phúc thênh thang đường về
Mật đời rồi sẽ thỏa thuê
Quanh em là cả bốn bề bình minh
Em bồng con nhỏ xinh xinh
Nghe chồng thổi sáo ru tình trăm năm
Véo von trong ánh trăng rằm
Bên dòng sông lặng gió ngàn thanh cao
Mẹ già bỏm bẻm nhai trầu
Bình yên tấc dạ, mái đầu bạc phơ...

***

(Buồn lên, ngâm lại bài thơ
Em ơi, em hỡi, bây giờ ra sao?
Tâm linh cùng một máu đào
Nghe như trong gió nôn nao tiếng người...)

                                                    Trần Hạnh Thu

9-9230-1379819588.gif
Xem tiếp...

BẾ TẮC



Sáng nay chẳng viết được chữ nào
Nhìn mây tan hợp, dạ nôn nao
Tư duy cứ thế tư duy mãi
Bài ca triết học khó làm sao!

Vật chất thật không, độ bao nhiêu
Không gian mấy rộng, mấy phương chiều
Thời gian có phải tuồng ảo hóa
Vận động nghĩa là cuộc ghét-yêu?

Người đến từ đâu, mai về đâu
Cớ sao mộng- thức với vui- sầu
Luân hồi sướng-khổ là bao kiếp
Trăm năm quên-nhớ mấy ly tao?

Ao ước giãi bày chuyện cao sâu
Vò tai bứt tóc trọc lóc đầu
Thiên cơ có phải vô khả lậu
Mà ngồi ngẫm mãi chẳng nên câu?!


                                                                    Trần Hạnh Thu 



Xem tiếp...

BONEY M



(ĐC sưu tầm trên NET)

Boney M.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 (Ảnh bên: Boney M năm 1981)

Boney M. là một nhóm nhạc disco và vũ trường nổi tiếng, có ảnh hưởng mạnh vào cuối thế kỷ 20, được thành lập bởi nhà sản xuất âm nhạc người Tây Đức Frank Farian. Bốn thành viên gốc của ban nhạc là Liz MitchellMarcia Barrett (Jamaica), Maizie Williams (Montserrat) và Bobby Farrell (Aruba). Boney M là nhóm nhạc rất nổi tiếng từ những năm 1970, luôn đứng đầu trong các bảng với số lượng đĩa bán vượt mức kỷ lục chưa từng thấy trong lịch sử âm nhạc.Nhóm với bốn thành viên(một nam ca sĩ hát nền trưởng nhóm và ba nữ ca sĩ hát chính và là nhóm nhạc da đen nổi tiếng đầu tiên). 1986 nhóm đã tan rã, tuy nhiên các bài hát của họ đều để lại dấu ấn trong lòng người yêu nhạc. Sau một thời gian vắng bóng thời gian sau này nhóm đã xuất hiện trở lại, nhưng với sự góp mặt của các thành viên mới. Mặc dù với sự thành lập của các thành viên mới nhưng nhóm không được sự đón nhận nồng nhiệt như trước nữa, hầu hết họ đều hát lại các bài gây vang bóng và làm sóng gió một thời như Daddy Cool, Sunny, Rasputin... Một điều đáng tiếc là hiện nay chúng ta đã mất đi một thần tượng âm nhạc vì một thành viên nam, cũng là trưởng nhóm nhạc cũ đã qua đời cách đây không lâu, tại khách sạn khi ông dang lưu diễn tại đây.

 RASPUTIN
 
                                                              GOTTA GO HOME
                                                               MY FRIEND JACK


Xem tiếp...

QUAY VỀ BẢN NGÃ
















QUAY VỀ BẢN NGÃ

 -Kiêng khem chờ hóa ông tiên
Gò thân ép chí thành tên già khằng
Chẳng dám nói, chẳng được năng
Vui đâu chầu đấy bằng thằng lâng câng...

***

-Uổng đời kiêm ái tưng tưng
Nghe lời Mặc Địch, gân xương rã rời
Uổng đời nghĩa hiệp dở hơi
Vâng theo Khổng Tử, đắp bồi mất công
Uổng đời mạt vận mà ngông
Trí như Hạng Vũ đòi mong sơn-hà!...

Đáng đời nhé, hỡi kiết già
Hồn nhiên bỏ lỡ, cứng đờ tiếc thương!

***

-Nghe lời mắng nhiếc hiền lương
Nuốt cay ngậm đắng, vấn vương rối bời
Mắt ngây dại, miệng méo cười
Rồi vùng mình tỉnh giữa vùi cơn say
Đạp lên vọng hão bồng lai
Nát lòng mặc kệ, tan thây cứ đành

Tả tơi mấy cũng sẽ lành
Theo trời mưa nắng lại xanh tình đời!...

***

-Cưu mang, tôi đợi tôi ơi!
Tôi khô xác, sẽ rồi tôi tươi lòng
Tôi gieo, tôi cấy, tôi trồng
Tôi dâng chín quả cộng đồng đãi tôi... 
Tôi đây, tôi đó, tôi ơi!
Tôi nếm, tôi bỏ, tha tôi ngộ mình

Thế thời, thế nhé, buông thinh!...

                                        Trần Hạnh Thu


Xem tiếp...

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG, QUÊ HƯƠNG TÔI !

(ĐC sưu tầm trên NET)

Ông tha mà bà chẳng tha
Vẫn làm cơn lụt hăm ba tháng mười.

                                                 (Ca dao) 
image
                                                              
 (Về trận lụt năm Giáp Thìn 1964)

THẢM NẠN QUÊ HƯƠNG

Không còn gì nữa cả
Không còn gì nữa cả em ơi!
Một tháng quê hương không bóng mặt trời
Một tháng quê hương mưa gào gió thét
Đất Quảng thân yêu người người rên siết
Sáu mươi năm lại đến “họa năm Thìn”
Thảm nạn này biết thuở nào quên!

Biết thuở nào quên!
Một tối nước lên, nước tràn lên khủng khiếp
Cả ngàn người, cả vạn người không chạy kịp
Nước réo ầm ầm át tiếng kêu la
Chới với. Ngửa nghiêng. Người cuốn theo nhà
Nhà theo sóng. Người không thấy nữa
Nhìn con trôi, mắt cha máu ứa
Ngoi lên, tay vợ níu lưng chồng
Rồi hai người thành hai xác giữa mênh mông
Tấp vào bờ thây của người ông
Giữ xác cháu, hàm răng ghim áo cháu
Nhà có mười người, hết đường phấn đấu
Sợi dây dài vội vã thắt tay nhau
Cây nước tràn lên, cây nước phủ đầu
Một “dây xác” trôi về đâu, ai biết…
Còn bao cảnh não nùng, bi thiết
Nói không cùng, ghi chẳng hết em ơi!
Đất Quảng quê ta chết bốn ngàn người
Kể chung miền Trung còn hơn thế nữa!
Người sống sót không còn nhà cửa
Không áo cơm, khô cả lệ thông thường
Cắn vành môi nhìn lại một quê hương
Bỗng run sợ tưởng đây miền địa ngục
Quê hương ta: một hình hài ngã gục
Gà Tang ơi, Trung Phước, Đại Bình ơi!
Đông An, Bình Yên… nước xóa cả rồi
Đá núi lấp đồng, bùn sông lấp xóm
Mưa vẫn còn rây trên quê hương ảm đạm
Đồng hoang vu còn giữ những thây người
Những thây người! Không đếm hết, em ơi!
Em hãy ghi: Ngày mùng 6 tháng 10
Năm âm lịch Giáp Thìn, em nhé!
Ngày giỗ quê hương, dù bao thế hệ
Thảm nạn này biết thuở nào quên
Xót thương về, em hãy đốt hương lên.

Tường Linh (1933- 2005)
 __________

GỬI MẸ MIỀN TRUNG

Đâu chỉ chiến tranh mới có thương đau
Không bom đạn mà lệ nhòa xứ sở 
Mẹ Miền Trung ơi! Lụt rồi bão, lũ.... 
Vắt lên đầu Mẹ trắng một vành tang.

Con ngoài này không "Rốn" lũ mênh mang
Không "Truồi" đất,không sập nhà,đói khát
Mà lòng con như lửa tràn bỏng rát,
Khúc ruột mềm đau nát - một Miền Trung.

Gửi về Quê thơm thảo một tấm lòng
Góp hạt nắng làm ấm lên mặt đất
Cho lúa ,cho khoai nở chồi xanh biếc
Hẹn mùa vàng để Mẹ đỡ buồn thương!

Ơi Miền Trung! Khúc ruột của quê hương
Nơi bão ,lũ tràn về như cơm bữa
Phải làm gì ??? Để bớt đi đau khổ
Để Mẹ già không phải sống thê lương.

Ơi Miền Trung! Cho ta gửi nhớ thương
Mong mảnh đất sớm xanh màu hoa trái
Không nước mắt rơi, nụ cười nhân ái
Sẽ lại về bên khóe mắt  Mẹ yêu!

Hà Nội 18/10/2010
TG : Nguyễn Mạnh Hiền

Xem tiếp...

BÀI VIẾT HAY 28

(ĐC sưu tầm trên NET)

Thứ ba, ngày 01 tháng mười năm 2013

Thư của cộng đồng nhóm blogger Phản bác Tuyên bố 258 gửi các cơ quan, tổ chức, báo chí trong ngoài nước

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2013
Kính gửi:
-       Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
-       Vụ Quan hệ quốc tế - Bộ Ngoại giao
-       Văn phòng Nhân quyền Chính phủ
-       Thông tấn xã Việt Nam và các báo đài trong nước
-       Đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội và các tổ chức nhân quyền quốc tế
Thời gian vừa qua trên mạng xã hội xuất hiện một nhóm người tự xưng là đại diện của mạng lưới blogger Việt Nam thành lập một bản yêu sách mang tên “Tuyên bố 258”. Bản tuyên bố này cho Điều 258 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã vi phạm công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia ký kết, đồng thời khẳng định nếu Việt Nam muốn ứng cử vào hội đồng nhân quyền thế giới thì phải bãi bỏ điều luật này.
Với 103 chữ ký, bản Tuyên bố 258 đã được nhóm người này đưa đến một số đại sứ quán và tổ chức quốc tế, yêu cầu quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Đồng thời họ cũng khẳng định việc xóa bỏ điều 258 sẽ là tiền đề cho việc xem xét lại hệ thống luật pháp của Việt Nam.
Chúng tôi thấy rằng:
- Trên thực tế, Điều 258 Bộ luật hình sự nhằm xử lý những kẻ có hành vi “lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Đây rõ ràng là điều luật cần thiết để bảo vệ cộng đồng, ngăn chặn những hành vi lợi dụng thực hiện quyền tự do, dân chủ cá nhân xâm hại đến quyền lợi chung của xã hội, cộng đồng, tập thể và cá nhân khác. Không có một xã hội nào chấp nhận một sự tự do không có giới hạn nhằm đảm bảo sự ổn định xã hội và quyền lợi công bằng cho tất cả các cá nhân trong xã hội đó. Với suy nghĩ đó, chúng tôi cho rằng tinh thần của điều 258 vô cùng cần thiết và thực tế xã hội hiện nay cần nhiều hơn nữa các điều luật tương tự, cụ thể hóa hơn nữa nhằm ngăn chặn, nghiêm trị các hành vi lợi dụng các quyền dân sinh, dân chủ để xâm hại đến lợi ích chung của cộng đồng.
- 103 người nhưng tự xưng là mạng lưới blogger Việt Nam thực chất chỉ là một hành động tiếm danh cộng đồng blogger Việt Nam sử dụng vào mục đích phá hoại sự ổn định của xã hội.
Do đó, chúng tôi phát động một cuộc vận động ký tên nho nhỏ trong giới blogger, facebooker đích thực phản đối bản “Tuyên bố 258” nói trên. Trong quá trình thực hiện cuộc vận động này, chúng tôi đã bị không ít kẻ tham gia “Tuyên bố 258” thóa mạ, đả kích bằng những lời lẽ rất vô văn hóa, phỉ báng dân chủ, nhân quyền; đăng ký bằng tên giả, nặc danh, mạo danh; thậm chí kể cả sử dụng thủ đoạn hạ lưu, đê tiện kêu gọi đăng ký báo cáo lạm dụng đối với Google để cản trở cuộc vận động của chúng tôi. Tuy nhiên, sau 20 ngày phát động, chúng tôi đã thu thập được gần 700 chữ ký tham gia PHẢN BÁC “Tuyên bố 258”, rất nhiều người bày tỏ rất chân thực sự phẫn nộ đối với hành vi “cầu viện” của một số người tham gia “Tuyên bố 258”. Mọi sự so sánh là khập khiễng, khi phần lớn người ký tên là thanh niên, sinh viên tự phát, nghiệp dư so với 103 người trong đó nhiều người không kiểm chứng được, nhiều người là các đối tượng chống đối đã từng bị xử lý bằng pháp luật… thì những con số tự nó đã nói lên được bản chất vấn đề. Quá trình vận động chúng tôi còn gặp phải nhiều khó khăn, nhiều blogger/facebooker bày tỏ ủng hộ nhưng không muốn ký tên vì cho rằng mình đường hoàng, chính nghĩa, không chấp những kẻ chống phá đất nước, cứ để bọn chúng cho pháp luật xử lýPhần khác nhóm khởi xướng quá ít người, không chuyên nghiệp, thậm chí không biết nhiều về công nghệ nên chắc chắn bản Phán bác này chưa được phổ biến rộng rãi đến cộng đồng mạng nói riêng và dư luận, quần chúng quan tâm nói chung.
Mục đích chính của đợt vận động này là chúng tôi chứng minh cho những kẻ luôn có thói quen mạo nhận các danh xưng cộng đồng phục vụ cho mưu đồ chính trị bất lương, đi ngược lại lợi ích của dân tộc thấy rằng, không phải không có ai lên án chúng là chúng chiếm ưu thế, là cộng đồng bất lực, là chúng đang chính nghĩa. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn gióng một tiếng chuông cảnh báo cho cộng đồng quốc tế, nhất là những quốc gia, tổ chức đang muốn lợi dụng/hậu thuẫn cho chúng nhận thấy rõ chúng đáng bị khinh ghét như thế nào từ nhân dân Việt Nam, chúng sẽ không thể cản bước được Việt Nam thống nhất, ổn định như hiện nay, họ đừng ảo tưởng để đánh mất thiện cảm nhân dân Việt Nam.
Chúng tôi xin gửi kèm theo đây bản Phản bác Tuyên bố 258 và Lời kêu gọi ký tên vào bản Phản bác Tuyên bố 258 cùng danh sách của những người ký tên. Chúng tôi mong các quý cơ quan, báo đài ủng hộ chúng tôi, chuyển tiếp thông điệp của nhóm Phản bác Tuyên bố 258 đến các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Đại diện nhóm Phản bác Tuyên bố 258.
Hoàng Thị Nhật Lệ
Xem tiếp...

Nuy 10

(Đại Chúng sưu tầm trên NET)

Nữ sinh Châu Âu khoe ảnh vú to giữa thiên nhiên vô cùng quyến rũ phần 5Nữ sinh Châu Âu khoe ảnh vú to giữa thiên nhiên vô cùng quyến rũ phần 6
Xem tiếp...