Tin buồn 16
Cũng là một kiểu "tưng"!
(ĐC chép từ VnExpress)
(ĐC chép từ VnExpress)
Thứ sáu, 18/10/2013 16:07 GMT+7
Nghi ngại lọt 'bí mật đời tư' khi khai thông tin dân cư
Thấy tờ khai do tổ dân phố phát đến nhà yêu cầu ghi email, số điện thoại di động, mã số thuế, số thẻ bảo hiểm y tế..., có người đã nghi ngại không muốn ghi.
Nhiều gia đình tại Hà Nội đang nhận được (Hà Nội) được cán bộ tổ dân
phố đưa tờ khai "Phiếu thu thập thông tin dân cư". Mỗi người đã thành
niên trong gia đình một tờ. Họ được phổ biến kê khai đầy đủ cho 32 mục
được in gần kín 2 mặt phiếu.
Ngày 17/10, ông Thanh Thái (quận Ba Đình, Hà Nội) cho hay, khi nhận đã
định khai luôn cho "xong nhiệm vụ" nhưng đọc hết tờ giấy thì giật mình
thấy có nhiều mục được ông cho là "bí mật cá nhân" như: địa chỉ email,
số điện thoại di động, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu, mã số thuế,
số thẻ bảo hiểm y tế, nhóm máu...
Một số thông tin khác theo ông là ở mức độ nhẹ hơn nhung cũng không dễ
công khai như tham gia các hội nghề nghiệp nào, làm việc ở cơ quan nhà
nước hay tư nhân, lao động tự do, có mắc bệnh nan y hay không... Thấy
khó hiểu và chưa rõ mục đích của việc thu thập, ông Thái quyết định chưa
kê khai vội.
Như ông Thái, bà Nguyễn Thị Tình sống tại quận Thanh Xuân cùng ngại
ngần khi khai mình có mắc bệnh nan y, mắc bệnh tâm thần hay không. Là
người hay đi khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế nên bà càng không
muốn khai số thẻ bảo hiểm. Còn con trai bà thì không muốn khai địa chỉ
e-mail, nhóm náu hay việc đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự hay chưa...
"Thông tin tôi kê khai sẽ được bảo mật thế nào, nếu lộ lọt ra ngoài và
bị kẻ xấu lợi dụng gây ảnh hưởng cho tôi thì ai chịu trách nhiệm", đây
là nghi ngại chung của nhiều người khi trao đổi về nội dung của phiếu
khai này.
Ngày 17/10, ông Ngô Hải Phan (Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục
hành chính, Bộ Tư pháp) cho hay Bộ đã đề nghị Bộ Công an kiểm tra việc
thu thập thông tin dân cư do Công an Hà Nội đang triển khai. Theo
ông Phan, Bộ Công an được giao đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư theo nghị định 90/2010/NĐ-CP nên phải xây dựng hệ thống cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, thu thập dữ liệu. Việc kê khai nhằm phục vụ dự án này.
Tuy nhiên trước một số mục kê khai được cho là thuộc về bí mật đời tư,
đại diện Bộ Tư pháp chưa đưa ý kiến đánh giá có đúng quy định hay không.
Trao đổi với VnExpress, một cán bộ Phòng cảnh sát quản lý hành
chính về trật tự xã hội Hà Nội cho biết việc kê khai trên không nằm
trong kế hoạch tổng kiểm tra hộ khẩu tại Hà Nội.
“Đây là thu thập thông tin của dân cư, được thực hiện đúng theo quy
định của pháp luật và chủ trương nghị định 90 của Chính phủ”, ông nói và
cho hay nhiều thông tin kê khai không thuộc diện bí mật đời tư vì khi
tới bệnh viện, ngân hàng có lúc người dân cũng phải làm như vậy.
Vị này cũng xác nhận, khi có văn bản của Bộ Tư pháp, Phòng đã yêu cầu
các đơn vị cơ sở phải giải thích rõ hơn mục đích thu thập thông tin để
người dân yên tâm và thực hiện kê khai. "Trong 32 mục có thể không cần
điền hết nếu không muốn”, ông cho hay. Công an Hà Nội đã có kế hoạch
tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn về đợt kê khai này.
Theo một luật sư, theo quy định tại Điều 6 Nghị định 90/2010/NĐ-CP ngày
18/8/2010 của Chính phủ về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì thông
tin của công dân được thu thập, cập nhật trong cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư bao gồm 22 mục. Trong số này thì không có các thông tin như số
điện thoại, email, nhóm máu, tình trạng bệnh tật, trình độ ngoại ngữ…
"Những thông tin này mang tính chất đời tư của cá nhân. Nếu thu thập mà
việc bảo mật không tốt để lọt ra ngoài thì ai chịu trách nhiệm?", luật
sư nêu quan điểm. Mặt khác nếu người dân khai gian dối thì cơ sở nào để
tra soát, phát hiện, xử lý.
Chương 2, Nghị định 90/2010/NĐ-CP về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quy định:
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng và quản lý tại Trung
tâm Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc Bộ Công an, Công an các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Công an các quận, huyện, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh.
1. Thông tin của công dân được thu thập, cập nhật trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm:
a) Số định danh cá nhân;
b) Ảnh chân dung;
c) Họ và tên;
d) Ngày, tháng, năm sinh;
đ) Giới tính;
e) Nơi sinh;
g) Quê quán;
h) Dân tộc;
i) Tôn giáo;
k) Quốc tịch;
l) Chứng minh nhân dân;
m) Hộ chiếu;
n) Thẻ bảo hiểm y tế;
o) Mã số thuế cá nhân;
p) Trình độ học vấn;
q) Trình độ chuyên môn, kỹ thuật;
r) Nghề nghiệp, nơi làm việc;
s) Tình trạng hôn nhân;
t) Nơi thường trú;
u) Nơi ở hiện tại;
v) Họ và tên, số định danh cá nhân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng;
x) Họ và tên chủ hộ, quan hệ với chủ hộ, số sổ hộ khẩu. |
Duy Linh - Việt Dũng
Nhận xét
Đăng nhận xét