BÀI VIẾT HAY 31
1- ĐC NÓI:
+ Toàn thể: không hiểu hoặc hiểu "bét nhè" về tự do-dân chủ-nhân quyền, nên "bề" này thì ngông cuồng mất nết, "bề" kia thì luống cuống như gà mắc tóc.
+ Trên bất chính, dưới tắc loạn.
+ Lão Tử: Trên mà không chính thì dưới có chính cũng thành ngụy, cái mê của con người đã có lâu rồi.
+ Thiếu một Bao Công biết(!) hiền đúng chỗ, ác đúng nơi, thấu tình-đạt lý, được quyền và dám "trảm" bất cứ ai đáng tội.
+ Pháp trị để giữ cho hoạt động xã hội không bị rối loạn. Trong một xã hội đích thực vì dân thì mục đích tối hậu của Pháp trị chính là đảm bảo Tự do. Thông thường, Pháp trị và Tự do là hai thể hiện (có vẻ) tương phản nhau của một chỉnh thể thống nhất hữu cơ về quyền con người trong xã hội. Lý tưởng: Tự do là hồn nhiên sống "trong" Luật pháp vì Luật pháp chính là "cái nôi dung dưỡng" của Tự do xã hội và cũng là "thanh gươm" bảo vệ Tự do xã hội.
+ Đành rằng trong thực tế, Luật pháp có tính siêu hình nên theo tiến trình vận động, chuyển hóa của tinh thần xã hội, dễ có phát sinh trong lòng nó những lạc hậu, lỗi thời, dẫn đến bảo thủ, gây mất tự do, nên đòi hỏi phải kịp thời được điều chỉnh, bổ sung, kiện toàn cho phù hợp với tình hình mới, nhưng nói chung, phải hành động thật cẩn trọng. Nếu cá nhân ai đó (một "dúm" người cũng là cá nhân!) cảm thấy chưa "hưởng" đủ tự do thì đừng vội đòi "tỉa tót" bớt hay "cấy ghép" thêm đối với hiến pháp và pháp luật - thành quả trí tuệ của nhiều người tài trí, công tâm, tiêu biểu của dân chúng - vì coi chừng "tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa", "lợn lành chữa thành lợn què", tưởng "xây" lại hóa ra "phá" thì nguy(!), mà trước hết hãy bắt đầu bằng câu hỏi (để nghiền ngẫm đạt đến đại ngộ cái đã!!!) cho mình: "Tự do là "cái giống" gì? Mình đủ tư cách đại diện cho Tự do chưa? Cách đòi Tự do của mình có làm người khác bị xúc phạm và hơn nữa là bị mất (bớt) Tự do không? Làm thế nào để chia đều cái gọi là "Tự do"ấy (nhưng vẫn chưa có ai, kể cả "thằng Tây", biết chắc chắn nó là cái gì!) cho tất cả mọi người để không ai, kể cả bản thân mình, không còn (động một tý lại) phàn nàn, ganh nạnh lẫn nhau?"
+ Đã thượng tôn "pháp trị" thì trên hết và trước hết phải ưu tiên đảm bảo được tiêu chí "Quân pháp bất vị thân" chứ không phải ưu tiên thỏa mãn đòi hỏi "Tự do-dân chủ-nhân quyền".
+ Nói chung, một trong những chức năng (nền tảng, có tính gián tiếp nhưng lại là chủ đạo!) cao đẹp nhất của pháp luật là xây dựng và bảo vệ đạo đức xã hội, trong đó có việc gìn giữ, tôn vinh và phát huy văn hóa truyền thống cũng như thuần phong mỹ tục của dân tộc. Buông bỏ hoặc không hoàn thành chức năng ấy, nghĩa là tạo (thêm!) điều kiện làm cho đạo đức xã hội thoái hóa đi, suy đồi đi, thì chính pháp luật đã phạm tội, hơn nữa là mang tội đối với dân tộc không phải chỉ trong hôm nay, mà nặng hơn, trong cả mai hậu.
2- BÀI VIẾT HAY (ĐC chép từ donglasg.blogspot.com):
+ Toàn thể: không hiểu hoặc hiểu "bét nhè" về tự do-dân chủ-nhân quyền, nên "bề" này thì ngông cuồng mất nết, "bề" kia thì luống cuống như gà mắc tóc.
+ Trên bất chính, dưới tắc loạn.
+ Lão Tử: Trên mà không chính thì dưới có chính cũng thành ngụy, cái mê của con người đã có lâu rồi.
+ Thiếu một Bao Công biết(!) hiền đúng chỗ, ác đúng nơi, thấu tình-đạt lý, được quyền và dám "trảm" bất cứ ai đáng tội.
+ Pháp trị để giữ cho hoạt động xã hội không bị rối loạn. Trong một xã hội đích thực vì dân thì mục đích tối hậu của Pháp trị chính là đảm bảo Tự do. Thông thường, Pháp trị và Tự do là hai thể hiện (có vẻ) tương phản nhau của một chỉnh thể thống nhất hữu cơ về quyền con người trong xã hội. Lý tưởng: Tự do là hồn nhiên sống "trong" Luật pháp vì Luật pháp chính là "cái nôi dung dưỡng" của Tự do xã hội và cũng là "thanh gươm" bảo vệ Tự do xã hội.
+ Đành rằng trong thực tế, Luật pháp có tính siêu hình nên theo tiến trình vận động, chuyển hóa của tinh thần xã hội, dễ có phát sinh trong lòng nó những lạc hậu, lỗi thời, dẫn đến bảo thủ, gây mất tự do, nên đòi hỏi phải kịp thời được điều chỉnh, bổ sung, kiện toàn cho phù hợp với tình hình mới, nhưng nói chung, phải hành động thật cẩn trọng. Nếu cá nhân ai đó (một "dúm" người cũng là cá nhân!) cảm thấy chưa "hưởng" đủ tự do thì đừng vội đòi "tỉa tót" bớt hay "cấy ghép" thêm đối với hiến pháp và pháp luật - thành quả trí tuệ của nhiều người tài trí, công tâm, tiêu biểu của dân chúng - vì coi chừng "tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa", "lợn lành chữa thành lợn què", tưởng "xây" lại hóa ra "phá" thì nguy(!), mà trước hết hãy bắt đầu bằng câu hỏi (để nghiền ngẫm đạt đến đại ngộ cái đã!!!) cho mình: "Tự do là "cái giống" gì? Mình đủ tư cách đại diện cho Tự do chưa? Cách đòi Tự do của mình có làm người khác bị xúc phạm và hơn nữa là bị mất (bớt) Tự do không? Làm thế nào để chia đều cái gọi là "Tự do"ấy (nhưng vẫn chưa có ai, kể cả "thằng Tây", biết chắc chắn nó là cái gì!) cho tất cả mọi người để không ai, kể cả bản thân mình, không còn (động một tý lại) phàn nàn, ganh nạnh lẫn nhau?"
+ Đã thượng tôn "pháp trị" thì trên hết và trước hết phải ưu tiên đảm bảo được tiêu chí "Quân pháp bất vị thân" chứ không phải ưu tiên thỏa mãn đòi hỏi "Tự do-dân chủ-nhân quyền".
+ Nói chung, một trong những chức năng (nền tảng, có tính gián tiếp nhưng lại là chủ đạo!) cao đẹp nhất của pháp luật là xây dựng và bảo vệ đạo đức xã hội, trong đó có việc gìn giữ, tôn vinh và phát huy văn hóa truyền thống cũng như thuần phong mỹ tục của dân tộc. Buông bỏ hoặc không hoàn thành chức năng ấy, nghĩa là tạo (thêm!) điều kiện làm cho đạo đức xã hội thoái hóa đi, suy đồi đi, thì chính pháp luật đã phạm tội, hơn nữa là mang tội đối với dân tộc không phải chỉ trong hôm nay, mà nặng hơn, trong cả mai hậu.
2- BÀI VIẾT HAY (ĐC chép từ donglasg.blogspot.com):
ĐÔNG LA
THƯ NGỎ NHÂN GIẢI THƯỞNG 2013
CỦA
HỘI NHÀ VĂN HÀ NỘI VỪA
CÔNG BỐ
Kính gửi:
- Các nhà lãnh đạo
Đảng và Nhà nước Nước CHXHCNVN.
- Các vị có trọng
trách trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, văn nghệ.
- Các nhà văn, nhà
thơ, nhà lý luận phê bình.
Trong
những ngày nhân dân cả nước tiếc thương vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người
được nhân dân tôn vinh là anh hùng dân tộc, một vị tướng thiên tài, đồng thời
cũng là một Đảng viên luôn mẫu mực, một học trò xuất sắc của Bác Hồ, thì Hội
Nhà Văn Hà Nội do Phạm Xuân Nguyên làm chủ tịch đã có hành động ngược lại. Họ
đã trao giải thưởng văn chương, tôn vinh ông Huệ Chi và ông Nguyên Ngọc, những
người đã có những hành động chống lại Đảng và Nhà nước, phủ nhận thành quả cách
mạng, trong đó có sự đóng góp rất lớn của Đại tướng, người từng trả lời Đạo
diễn người Pháp Daniel Russel trong bộ phim “Cuộc chiến giữa Hổ và Voi”: “Tôi
đã cống hiến cả cuộc đời mình, từng ngày, từng giờ, từng phút để phục vụ Đảng
và nhân dân Việt Nam. Tôi chẳng hối tiếc gì cả”.
Huệ Chi chính là một trong những
người đã tổ chức soạn thảo Bản Kiến nghị
về Bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
do Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến của Quốc
Hột VN công bố, ký và xin chữ ký ủng hộ Bản Kiến nghị đó. Đồng thời họ cũng đưa ra DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013 của chính họ.
Ngày 4/2, Bản Kiến nghị đó đã được
ông Nguyễn Đình Lộc, Cựu Bộ trưởng Tư pháp, dẫn đầu đoàn 15 người, trao tận tay
cho đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc
hội. Trong đó có 72 người ký, Huệ Chi đứng thứ 5, Nguyên Ngọc thứ 39, Phạm Xuân
Nguyên thứ 42.
Trong Bản Kiến nghị, tôi đã cho họ có một hành động vô ơn, “ăn cháo đá bát”, khi họ muốn xóa trắng cả
lịch sử bởi họ đã viết:
“Lời nói
đầu không phải là chỗ để tuyên dương công trạng của bất kỳ tổ chức hay cá nhân
nào”.
Trong Bản Kiến nghị, họ đã phản đối sự hiến định quyền lãnh đạo đất
nước của ĐCSVN, người đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng ngoại xâm, giành lại
chủ quyền đất nước, và đang đưa đất nước dần phát triển:
“…việc
định trước vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội thuộc về một tổ chức chính trị
hay một tầng lớp là trái với quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người, quyền
công dân”.
Thay điều đó, trong DỰ THẢO HIẾN
PHÁP 2013 của họ, họ đã đòi đa đảng:
“Điều
9. Đảng phái chính trị
Các
đảng phái chính trị được tự do thành lập và hoạt động theo các nguyên tắc dân
chủ. Quyền đối lập chính trị được tôn trọng”.
Trong Bản Kiến nghị, họ đã phản đối chính sách đất đai của nhà
nước:
“Điều
57 Dự thảo tiếp tục khẳng định đất đai “thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu” là duy trì quy định sai trái”.
Nước ta, chế độ phong kiến lạc hậu,
giang sơn là của vua, ruộng đồng là của địa chủ, đã bị xóa bỏ. Đất đai là tài
sản thiêng liêng mà biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu để giành lại cho tổ
quốc, cho nhân dân. Vì vậy mỗi công dân đều có quyền sử dụng đất bình đẳng trước pháp luật nhưng không ai được độc
quyền sở hữu đất. Đó là một chính
sách đúng đắn của chế độ XHCN. Còn chuyện tệ nạn trong lĩnh vực đất đai, vì
phát triển quá nhanh nên một phần là do văn bản pháp lý không theo kịp, một
phần là do trình độ cũng như phẩm chất của cán bộ các cấp. Cái cần chỉnh sửa và
bổ sung chính là về những cái đó chứ không phải chuyện sở hữu.
Trong Bản Kiến nghị, họ đã phản đối sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nước:
“Các
nhánh quyền lực … không thể bị chi phối bởi bất kỳ một tổ chức hay cá nhân duy
nhất nào, nghiêm cấm mọi sự độc quyền quyền lực”.
Trong Bản Kiến nghị, họ cũng đã phản đối sự lãnh đạo của Đảng đối
với Lực lượng vũ trang:
“Lực
lượng vũ trang … không phải trung thành
với bất kỳ tổ chức nào… Chúng tôi yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải
trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Một vị tướng đã vạch ra âm mưu của
họ, đã biến một đội quân cách mạng, một đội quân đã được sinh ra từ chính sự
chỉ đạo của Đảng và Bác Hồ, mà “người anh
cả”, vị “tổng tư lệnh đầu tiên”,
chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thành một “đội quân rô-bốt”!
V. v…
Như vậy sự chống đối ĐCSVN và chế
độ hiện thời của họ là toàn diện và triệt để. Sau khi đưa Bản Kiến nghị, họ đã tuyên truyền, vận động xin chữ ký rộng khắp để
gây sức ép đối với Đảng và Nhà nước VN. Nhưng buồn cười ở chỗ bạn banconong
trên trang blog của mình đã vạch ra sự gian dối của họ bằng cách gửi một danh
sách ma với các tên được xếp đặt để chơi chữ: “Bần Sẽ Cho Nhân Sĩ Vố Đau”; “Ba
Cái Trò Mị”; “Nguyễn Đình Tương” (ghép Nguyễn Đình Lộc với Nguyễn Phước
Tương), v.v…
Trước hành động “lật pháp”, “lật đổ chế độ bằng chữ nghĩa” như vậy, cả ba người nói trên còn đều có
bề dầy tiền sự chống phá đất nước theo nhiều dạng, nhiều kiểu khác nhau.
Về Nguyễn Huệ Chi?
Đầu
tiên, qua việc ca ngợi Cao Xuân Huy, Huệ Chi đã bác bỏ Chủ nghĩa Mác vốn lấy cơ
sở lý luận từ Chủ nghĩa Duy vật Biện chứng: “Nếu từ trước tới nay chúng ta
phân triết học thành duy vật và duy tâm… thì dưới con mắt Cao Xuân Huy, cách
phân chia như vậy… không tránh khỏi vi phạm lô-gic”. Huệ Chi cũng đã tuyên bố: “học thuyết tương đối của Einstein rọi sáng cho cả một thời đại mới:
thời đại “giải lý tính””. Dù
không hiểu khoa học, nhưng Nguyễn Huệ Chi vẫn tuyên ngôn sai lầm như vậy bởi
muốn rút ra “Ý nghĩa của cuộc đấu tranh
phát huy tương đối luận”, để hành động phủ nhận thành quả cách mạng của mình có vẻ có “cơ sở khoa học”:
“Chúng ta đã từng rút được không ít bài học
thấm thía về sự cả tin vào ý chí của một thời vốn được mệnh danh là “thời đại
cách mạng lay trời chuyển đất” … khi ta mơ ước chân thành mà cũng có phần nông
nổi về lý tưởng tối hậu của cuộc đấu tranh giai cấp”.
Từ
những quan điểm đó, bằng mọi việc, từ viết bài, bênh vực những cá nhân phạm
pháp, biểu tình, v.v… Huệ Chi đều ở trên tuyến đầu kích động, gây nguy cơ cho
an ninh quốc gia. Đặc biệt Huệ Chi đã lập ra trang Bauxite Việt Nam lợi dụng mọi
chuyện để chống đối. Gần đây nhất trong
vụ Lê Hiếu Đằng kêu gọi “lập Đảng mới” mà dư luận đã phản đối quyết liệt,
Huệ Chi: “được tin ông Lê Hiếu Đằng phải
cấp cứu ở BV Bình dân, tôi và bạn bè đã đến thăm ông. Chúng tôi nhìn nhau khôn
xiết bồi hồi”, rồi cho biết chỉ “vài ngày sau” Lê Hiếu Đằng đã gọi điện:
“tôi đã ra viện, đã trở về với đội ngũ”
và đã viết cái bài tai tiếng Suy
nghĩ trong những ngày nằm bịnh… được chính Nguyễn Huệ Chi đăng trên
trang boxit
của mình.
Bàn về cái giải “Thành tựu trọn đời” của Huệ Chi, không
thể không tham khảo ý kiến của GS Mai
Quốc Liên và GS Nguyễn Đình Chú
về tài năng cũng như nhân cách của Huệ Chi.
GS Mai Quốc Liên, trong bài Vu cáo
chính trị, mập mờ học thuật, viết về công: “Ông NHC hầu như không làm công trình riêng. Ông chuyên đi “chủ biên”
lấy bài nhiều người khác in, viết Lời giới thiệu rồi đề mình chủ biên”; về
tài: “Đằng này là lấy của người, biên
tập, chữa một số chỗ chứ đâu phải dịch? Sửa có 1 chữ cũng ký tên mình vào! Đúng
là “lợn lành chữa thành lợn què”!”; về đức:: “Hỡi ôi! …Giá như ông Nam
Trân còn sống chả biết ông nghĩ sao! … Những học trò ấy đã vượt qua đầu
ông, bất chấp tấm lòng và con chữ mà ông “bồi ủng”! Kể ra hơi tàn nhẫn. Mà
không chỉ có Nam
Trân. Đến cụ Nguyễn Sĩ Lâm, Viện trưởng Viện Đông Y, một nhà Hán học cự phách,
… cũng bị NHC cướp chữ!”.
Rồi ông “Xin tạm kết đôi điều”:
“Về mặt chính trị: ông NHC muốn giương cờ làm “nhà dân chủ” … đó là sự chọn lựa của ông. Nhưng, ông không
nên vu cáo, chửi bới những người khác… “Dân chủ” mà như thế sao được? Dân chủ
trước hết là phải tôn trọng những người khác ý kiến với mình, chứ đâu lại thô
bạo, thô lỗ như một kẻ vô học, vô đạo thế. Theo tôi, ông không phải là người
dân chủ. Ông đã từng tham vọng học thuật một cách “bá đạo”, nay nhảy sang làm
chính trị lúc cuối đời. Tôi mong ông hãy suy nghĩ lại cho kỹ, đừng quá nóng
giận mà mất khôn. Làm chính trị chẳng dễ hơn làm nghiên cứu đâu, ông NHC ơi!”
GS Nguyễn Đình Chú qua bài GS
Nguyễn Đình Chú tranh luận về học thuật với Nguyễn Huệ Chi đã
cho Huệ Chi với tư cách chủ biên đã lờ đi “công
phu sưu tầm dịch thuật Thơ văn Lý – Trần của nhạc phụ tôi” là cụ Nguyễn Ðức
Vân.
Còn Nguyên Ngọc?
Được nhận giải kỳ này thấy ông rạng rỡ lắm. Nhưng đã có thời một bên Nhà nước quyết
tâm tôn vinh Nguyên Ngọc bằng được thì thôi thì một bên Nguyên Ngọc cũng quyết
tâm từ chối bằng được thì thôi! Ông ta từng xin rút khỏi cả đề cử Giải thưởng
cao quý nhất, Giải Hồ Chí Minh. Dường
như tất cả những gì thuộc thể chế này ông đều muốn quay lưng lại? Phải chăng
ông chỉ vui khi người trao giải chính là Phạm Xuân Nguyên, một “đồng chí” của ông trên trận tuyến mới?
Nhớ
lại hồi 1979, với cương vị một Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà Văn VN, Nguyên Ngọc từng
đưa ra bản Đề dẫn:
“Hôm
nay, trong hội nghị này, chúng ta… với tư cách là những người cầm bút của Đảng,
tức là những người vừa là những người chiến sĩ của Đảng trên mặt trận văn học,
vừa là bộ phận tham mưu của Đảng trên mặt trận này”.
Nhưng
rồi ông đã bị mất tất cả bởi đã ủng hộ hoặc trực tiếp là bà đỡ sinh ra một đội
ngũ “chiến sĩ” như Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh,… lớp sau là Đỗ Hoàng Diệu,… rồi trong những ngày hôm
nay là Huy Đức, Nhã Thuyên, v.v…
Những “chiến
sĩ” trên chính là những người đã tấn công vào thành trì mà nhân tính của
con người đã dựng lên, từ những chuẩn mực của đạo lý, luân lý, pháp lý đến thẩm
mỹ.
Dương
Thu Hương từng nói đã khóc như cha chết trong ngày chiến thắng; Nguyễn Huy
Thiệp đã nôn mửa vào cuộc chiến chống xâm lược; Bảo Ninh thể hiện sự tuyệt diệt
niềm vui sống sau chiến thắng; Đỗ Hoàng Diệu cho cách mạng VN đến với Chủ nghĩa
Mác như một cô gái cưới một xác chết; Huy Đức nhìn lịch sử qua lỗ đồng xu; Nhã
Thuyên ca ngợi thơ nhóm Mở Miệng, một thứ thơ bẩn, tục tĩu, diễu cợt cả lich
sử, cả lãnh tụ cho đến tôn giáo!
Đó
là những “chiến sĩ” tiêu biểu của
Nguyên Ngọc, một nhà văn quân đội từng được Đảng và Nhà nước kỳ vọng giao cho
trọng trách lãnh đạo công cuộc đổi mới nền văn chương Việt Nam.
Nguyên
Ngọc hiện đã trên 80 xuân, nghĩa là đã vào tuổi rất cao rồi. Khi tôi mới
được chào đời thì ông đã viết truyện Rẻo cao; tiếc là đến hôm nay
thì cả tâm và trí ông càng ngày càng thấp xuống. Tất cả những vụ quấy
rối ông đều có mặt. Gần đây nhất khi dư luận đồng loạt phê phán luận văn
của cô Nhã Thuyên nói trên, ông cho là
đã có một sự chỉ đạo của Hội đồng lý
luận Văn học Nghệ thuật Trung ương: “vụ đả kích luận văn Đỗ Thị Thoan đã đưa chúng ta «về thời kỳ đồ đá,
nhất là trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa”! Mà
theo ông Hội đồng đó “chẳng biết
chút gì về văn học nghệ thuật”, là “một
sự sỉ nhục to lớn đối với toàn bộ giới văn nghệ và lý luận văn nghệ”.
Về thơ của nhóm Mở miệng, tôi đã viết ngoài
hành động có tính nổi loạn, ngoài việc báng bổ
lãnh tụ, việc báng bổ các bậc thần thánh trong tôn giáo là hành động của những kẻ
lưu manh, vô văn hóa, xúc phạm nghiêm trọng tín ngưỡng giáo dân. Giáo hội Thiên
Chúa giáo và Giáo hội Phật giáo cần phải kiện những kẻ phạm pháp và kiện Trường
Đại học Sư phạm ra tòa. Như vậy, tại sao Nguyên Ngọc lại có thái độ như trên? Phải
chăng Nguyên Ngọc sống ngoài vòng pháp luật, trở về cái thời bầy đàn, ăn lông ở
lỗ?
Còn Phạm Xuân Nguyên, vị đương kim Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, Trưởng
phòng Văn học So sánh Viện văn Học VN, người tổ chức việc tôn vinh nói trên?
Phạm
Xuân Nguyên với tôi là một sản phẩm của lỗi hệ thống, một kẻ cơ hội, tham nhũng
danh lợi trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Bởi một tay Nguyên nhận huy hiệu 30
năm tuổi Đảng, một tay lại ký Kiến nghị lật đổ Đảng; bởi Nguyên là một quái
thai của tư duy, luôn ca ngợi thứ văn chương phản đạo lý, phản thẩm mỹ!
Khởi
đầu Phạm Xuân Nguyên theo đuôi Nguyên Ngọc, ca ngợi cuốn Nỗi buồn chiến tranh với cái lập luận kỳ quái, không còn phân biệt
được thiện, ác như thế này: “Cuộc chiến
được mô tả trong tác phẩm này … những
người lính là những con người bị vất vào cuộc chiến, buộc phải bắn giết nhau”.
Phạm Xuân Nguyên cũng hớn hở dựa vào những lời đánh giá của những tác giả là
những người phía bên kia chiến tuyến, họ ca ngợi Nỗi buồn chiến tranh vì nó đã biện hộ cho thất bại của họ. Dennis
Mansker: "Đây là một bức tranh trung
thực và tàn nhẫn đến kinh ngạc về bi kịch của một người lính Bắc Việt bị tê
liệt hết nhân tính của mình sau mười năm tham chiến”; Leif A. Torkelsen
(Columbus, OH United States) cho là “cuốn
tiểu thuyết chiến tranh hay nhất thế kỷ XX”.
Tôi
đã viết: “Cái chuyện tôn vinh một tác
phẩm giúp cho người ngoài hiểu sai về dân tộc mình và viết không cần đúng sai
để biện hộ cho đối phương” là việc “lẻn
được ra ngoài bằng ngõ tắt”, mang sản phẩm của cuộc “đổi chác” chứ không phải
“đổi mới” văn chương, đổi những thứ vô
giá thiêng liêng, “sự chính nghĩa”, lấy “những cái có giá cụ thể hơn”!
Đặc
biệt, Phạm Xuân Nguyên còn sáng tạo ra một thuật ngữ mới là “Phê bình chỉ điểm” mà người “vinh dự”
nhận được danh hiệu đó chính là ông Nguyễn Văn Lưu, cựu Giám đốc NXB Văn học. Theo
Phạm Xuân Nguyên: “Đó là kiểu phê bình cốt điểm mặt chỉ tên những người bị
coi là sai trái, sai lầm, lệch lạc, phản động theo một cách đọc văn bản sáng
tác và văn bản phê bình thiên về chính trị, quy về chính trị”.
Tất
nhiên Phạm Xuân Nguyên đã đưa ra khái niệm đó bằng cái đầu không còn biết phân
biệt được phải trái, thiện ác như đã phân tích.
Không
phải tự phát nhất thời, hành động của Phạm Xuân Nguyên đã thành hệ thống. Nên theo
tôi, việc Phạm Xuân Nguyên được bầu là Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội là một sự thất
bại của sự dân chủ thiếu sự lãnh đạo của Đảng. Trong lĩnh vực chính trị, tư
tưởng và văn hóa cũng như bất cứ lĩnh vực tri thức cao sâu nào, ý kiến đám đông
không phải là chân lý. Chính vì thế những nước tự cho là “thiên đường tự do” như Mỹ vẫn thực hiện một nền dân chủ đại diện chứ
không phải dân chủ trực tiếp. Thành ủy Hà Nội chắc đã quên mất lời dậy của Chủ
nghĩa Mác về Nguyên lý Tập trung Dân chủ,
để phần dân chủ ăn hết phần tập trung!
Vốn
coi Phạm Xuân Nguyên ở tầm rất thấp cả về tài năng lẫn nhân cách nên tôi ít để
ý, mãi gần đây mới biết Phạm Xuân Nguyên là Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội, và
đúng là “té ngửa” khi biết Nguyên cũng là một Đảng viên ĐCSVN! Với cương vị đó
Nguyên đã gây ra hậu quả gì tôi không biết, chỉ khi Lê Tú Lệ, một nữ thi sĩ mà
tôi chỉ biết sơ ở Hội Nhà Văn TPHCM, đã hỏi xin tôi bài “Lịch sử nhìn qua lỗ đồng xu” viết về Huy Đức. Số là sau khi gặp Lệ thì
tôi được biết Tú Lệ còn là một luật gia, đã là một cán bộ thuộc Ban Tuyên giáo
Thành ủy TPHCM, Tú Lệ đã tặng tôi cuốn sách Văn học Nghệ thuật đôi điều nói lại, mà theo Đạo Phật mọi thứ đúng
là lại theo duyên khởi cả. Bởi trong cuốn của Tú Lệ, bài tôi chú ý nhất lại
chính là bài liên quan đến Phạm Xuân Nguyên. Đó là việc Hội Nhà Văn HN đã tặng
“thành tựu trọn đời” cho Trần Dần như trao cho Huệ Chi hôm nay. Tú Lệ đã
cho: “Vụ việc này như một gáo nước lạnh
tạt vào mặt những người cầm bút chân chính” bởi theo Tú Lệ thơ của Trần
Dần: “…những bài thơ, câu thơ đẹp như
tranh ấy lại bị lấn át giữa hỗn mang những thằng thịt, con truồng, những jờ
joạc, giao cấu…”, như: “Jao cấu
théinnipipédé jọc lọc chè fic”; “Jao cấu jứt jít sẹo thuốc jụn nõ điếu”…
Việc
Hội nhà Văn Hà Nội trao giải cho Huệ Chi và Nguyên Ngọc hôm nay quả là không
phạm pháp, vì hai người đều là công dân tự do. Nhưng con người là một thể thống
nhất, nhất là lĩnh vực tư tưởng văn hóa. Dù những tác phẩm của họ xứng đáng được
trao giải nhưng khi chọn trao giải không thể không xét đến toàn bộ những hành
động cũng như quan điểm của họ. Hội Nhà Văn Hà Nội là một tổ chức thuộc thể chế
này không thể tôn vinh những người có hành động và tư tưởng lật đổ chính thể chế đó, chưa nói đến việc họ còn có rất nhiều sai trái về quan điểm thẩm mỹ và đạo
lý.
Thật
e ngại khi bài học về sự tan vỡ Liên Xô luôn sờ sờ trước mắt, nhưng nhiều hành
động làm LX tan vỡ hồi ấy lại đang đàng hoàng được thực hiện trên đất nước chúng
ta trong những ngày hôm nay. Chúng giống như tổ mối dần phá hủy thân đê; như
ung thư giai đoạn đầu, người ta không thấy gì, nhưng không cắt bỏ sớm thì sẽ
đến một giai đoạn phát triển mà không thuốc nào, không giải phẫu nào cứu nổi. Lúc đó đất nước sẽ lại là loạn, là bần hàn!
Với
tư cách một công dân VN, một nhà văn thuộc Hội Nhà văn TPHCM, vì luôn tâm đắc
với lời dậy của nhà bác học vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại là Einstein: “The
world will not be destroyed by those who do evil, but by those who watch them
without doing anything” (Thế giới sẽ không bị phá hủy bởi những kẻ làm điều
ác, nhưng bởi những người thấy chúng mà không hành động gì cả), tôi viết lá thư
ngỏ này. Kính mong các vị có trọng trách và mọi người có lương tri quan tâm.
Tất cả chỉ vì sự ổn định và phát triển của đất nước, vì sự trường tồn của sự
nghiệp cách mạng của nhân dân, của Đảng, của Bác và của vị Đại tướng muôn ngàn
lần kính yêu vừa qua đời.
Cầu
mong bác Đại tướng phù hộ cho con chiến thắng cái dốt, cái ác trên trận tuyến chữ
nghĩa này!
TPHCM
14-10-2013
ĐÔNG
LA
Nhận xét
Đăng nhận xét