CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 24
(ĐC chép từ Kichbu.blog)

Một câu chuyện mới biết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
MỘT CÂU CHUYỆN MỚI BIẾT VỀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
PHƯƠNG HÀ
Nguồn: quechoa.info
Kichbu post on thứ năm, 29.12.2011
Câu chuyện này do nhà văn Đào Văn Tiến tác giả của tập “Những câu chuyện ở rừng Lào” kể lại.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ quan hệ giữa Việt Nam
và Trung Quốc diễn ra khá tốt đẹp. Trung Quốc chi viện hộ trợ cho Việt
Nam khá nhiều về tinh thần và vật chất bằng nhiều hình thức phong phú
như cho học sinh Việt Nam sang học tập ở Quế Lâm Trung Quốc, hoặc tiếp
nhận thương bệnh binh, cán bộ Việt Nam sang Trung Quốc điều trị bồi dưỡng sức khỏe để tiếp tục trở lại chiến đấu.
Ông
cũng là một người trong đoàn cán bộ được cấp trên cho sang Quảng Tây
điều trị. Hàng tháng sau đợt điều tri phía bạn tổ chức cho đoàn cán bộ
Việt Nam
đi dã ngoại. Đoàn dã ngoại được đi tham quan một hang động dài 7 km.
nhiều phong cảnh và điêu khắc rất đẹp. Kết thúc đoạn đường 7 km, hướng
dẫn viên cho đoàn nghỉ ngơi uống nước sâm tăng lực rồi mời đoàn Việt Nam
tiếp tục trèo leo lên một quả đồi khá cao. Nhân viên hướng dẫn nói rằng
mời các đồng chí đến viếng một danh tướng nổi tiếng của Trung Quốc là
Phục Ba tướng quân. Nghe đến đây Ông bèn cáo mệt không thể leo lên đồi
cao được. Ai đời mình lại đi lên thắp hương cúng một tướng giặc đã từng
đàn áp cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng thời Đông Hán. Về đến trại điều
dưỡng ông đề xuất với chi ủy và lãnh đạo từ nay lấy cớ sức khỏe hạn chế
nên lộ trình da ngoại chỉ đi hết 7km đường hầm chớ không đi viếng đền
Phục Ba Tướng Quân nữa. Ai đời người Việt Nam
lại đi thắp hương viếng một tướng giặc từng đi ăn cướp nước mình bao
giờ. Rồi ông báo cáo tổ chức báo cho phía bạn ông có điện gọi về nhận
nhiệm vụ mới, đề phòng mọi bất trắc bất lợi cho ông. Ông nói anh em
trong đoàn nói phía Trung Quốc cũng đã mời Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghỉ
dưỡng và dã ngoại một lộ trình như Ông vừa kể. Khi phía Trung Quốc đề
nghị ghi cảm tưởng cho chuyến viếng đền Phục Ba Tuớng Quân Mã Viện đại
tướng hạ bút viết luôn hai câu thơ như sau:
“Trăm năm mới có một ngày
Bây giờ mới biết mặt mày ở đây!”
Không biết bây giờ sổ ghi cảm tưởng ấy có còn hay không?
Nhận xét
Đăng nhận xét