Thứ Ba, 2 tháng 3, 2021

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/27

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 Online cập nhật hôm nay | Tin tức 24h mới nhất ngày 01/03/2021 | ANTV
 
Thời Sự Quốc Tế Sáng 02/03: Cập Nhật Tin Tức Nhanh Nhất Trong Ngày
 
 
Tác chiến điện tử VN huấn luyện với khí tài tối tân | Tin Quân Sự
 
Tin tức | Bản tin sáng 02/3 | Tin tức 24h mới nhất hôm nay
 
Tình Nồng Cháy - Thiên Trang

Trump 'xả giận' lên đảng Cộng hòa

VnExpress
Văn bia có tên Tiến sĩ Triệu Thái ở Văn miếu Vĩnh Phúc

‘Ông hoàng nhạc sến’ dính scandal bị bắt vì thác loạn, bỏ 1 triệu đô mua bảo hiểm trinh tiết là ai?

Techz.vn
Những bức thư hé lộ về tuổi thơ của trùm phát xít Adolf Hitler - VietNamNet
Nhờ cây quế gia đình ông Phùng Sinh Quyên, xã Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ vừa xây dựng được căn nhà trị giá gần hai tỷ đồng.

Xem tiếp...

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021

TT&HĐ III - 30/k


                                             Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại - Tập 4

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG IX (XXX): THỜI CUỘC

“Nếu như sau cái đêm tối tăm của thời trung cổ, các ngành khoa học đột nhiên sống lại với một sức mạnh không ngờ và bắt đầu phát triển nhanh chóng một cách kỳ diệu, thì sự kỳ diệu ấy cũng chính là nhờ sản xuất mà có”
Ph. Ăngghen

"Tình yêu giống như chiến tranh, dễ bắt đầu nhưng rất khó để dừng lại."


"Tôi không biết chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ sử dụng vũ khí nào nhưng tôi biết rằng chiến tranh thế giới thứ 4 sẽ sử dụng gậy gộc và đá!"  - Albert Einstein
"Chúng ta từng tự hỏi chiến tranh sống ở đâu, và điều gì khiến nó gớm guốc như vậy. Và giờ chúng ta nhận ra mình biết nó sống ở đâu... ở trong chúng ta."  -


"Người ta vẫn gọi chiến tranh là tội giết người. Không phải: nó là tự sát."
  - Ramsay MacDonald


"Chưa từng có lúc nào thế giới không chiến tranh. Dù trong bảy nghìn, mười nghìn hay hai mươi nghìn năm. Những nhà lãnh đạo khôn ngoan nhất, hay những vị vua cao quý nhất, hay cả Nhà thờ - không ai trong số họ có thể ngăn chặn nó. Và đừng chịu thua thứ lòng tin dễ dãi rằng những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội nóng vội có thể ngăn được chiến tranh. Hay có thể chia tách được chiến tranh vì lẽ phải hay đúng đắn ra khỏi phần còn lại. Luôn có hàng nghìn hàng nghìn người mà đối với họ thậm chí cả chiến tranh theo kiểu đó cũng là vô nghĩa và phi lý." - Aleksandr Solzhenitsyn


"Chiến tranh không được trả giá trong thời chiến, hóa đơn sẽ đến sau đó." - Benjamin Franklin

"Chiến tranh là sự ngu dại tột bậc của cuộc sống"
Thầy Cãi
 
 
 
 
 (Tiếp theo)

                                                 ***

Nói gì thì nói, bôi bác thế nào cũng được, nhưng đây là sự thực lịch sử: nếu nước Nga Xô Viết không đạt được thành tựu ngoạn mục về khôi phục kinh tế, cũng như nếu Liên Xô không đạt được những thành tựu rực rỡ về xây dựng kinh tế thì chủ nghĩa xã hội ở đó, thành trì của cách mạng vô sản thế giới, đã không thể tồn tại, nhưng quan trọng hơn, Liên Xô đã không thể đương đầu được với sự xâm lăng của phát xít Đức. Chính Liên Xô chứ không nước nào khác, đã đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít và chấm dứt chiến tranh thế giới thứ hai. Hai quả bom nguyên tử của Mỹ thả xuống nước Nhật, chẳng làm nên trò trống gì ngoài việc chứng minh cho Tạo Hóa thấy một giống loài sinh vật khi đã được trang bị thêm tư duy trừu tượng, nếu không khéo, sẽ trở nên bạo ngược, thâm thù, độc ác, tàn nhẫn và vô cảm đến cỡ nào!

 
Lễ ký kết hiệp ước chống Quốc tế cộng sản giữa Đức, Ý và Nhật Bản (hiệp ước phe Trục)
Saburo Kurusu (đại sứ Nhật tại Đức), Galeazzo Ciano (Ngoại trưởng Ý) và Adolf Hitler (Quốc trưởng Đức)
Từ khi ba nước phát xít Đức, Ý, Nhật ký hiệp ước “Chống Quốc Tế Cộng sản” và xảy ra những hành động bành trướng của ba nước đó thì nguy cơ chiến tranh thế giới đã trở nên rõ ràng. Trước thái độ ngày một hung hăng và cuồng chiến của nước Đức phát xít, Liên Xô đã nhiều lần đề nghị với các nước tư bản như Anh, Pháp, Tiệp Khắc, Ba Lan… cùng thành lập một tổ chức an ninh tập thể ở châu Âu để kịp thời giáng trả một khi Hitle phát động chiến tranh xâm lược. Cho tới ngày 12-8-1939, tức là chưa đầy một tháng trước ngày Đức tấn công Ba Lan, Liên Xô còn đề nghị với Anh, Pháp mà cụ thể là:
- Trong trường hợp Đức tấn công Anh và Pháp thì Liên Xô sẽ đóng góp một số quân tương đương là 70% số quân của cả Anh và Pháp để cùng chống Đức. Ba Lan là nước đã ký hiệp ước liên minh tương trợ với Anh và Pháp tất nhiên cũng phải tham gia chống phát xít Đức.
- Trong trường hợp Đức tấn công Ba Lan và tuyên chiến với Anh và Pháp thì Liên Xô sẽ góp một số sư đoàn tương đương với tổng số sư đoàn của cả Anh và Pháp để cùng tham gia chiến đấu.
- Trong trường hợp Đức tấn công Liên Xô thì Anh và Pháp cũng phải huy động một lực lượng tương đương với 70% số quân triển khai của Liên Xô và Ba Lan phải góp 45 sư đoàn để cùng đánh Đức.
Trong cuộc họp ngày 12-8-1939 tại Máxcơva, Liên Xô khẳng định là trong trường hợp Hitle phát động chiến tranh xâm lược các nước láng giềng thì chỉ trong vòng từ 8 đến 20 ngày, Liên Xô có thể huy động được 136 sư đoàn bộ binh và kỵ binh, 5000 pháo nặng, 10000 xe tăng, 5500 máy bay chiến đấu.
Tiếc thay, Anh và Pháp đã từ chối, vẫn nuôi ảo vọng chĩa mũi nhọn của Hitle vào Liên Xô và muốn nhân nhượng, hòa giải với Đức phát xít. Đây là chỉ thị mà phái đoàn Anh nhận được từ chính phủ trước khi đến Máxcơva hội đàm: “Không nên nhận một cam kết dứt khoát nào có thể trói tay chúng ta trong tất cả mọi trường hợp”.
Bản thân chính quyền tư bản Ba Lan thì còn “sợ cộng sản hơn sợ phát xít”, nên khăng khăng từ chối đề nghị của Liên Xô đưa một lực lượng quân đội vào để cùng quân đội Ba Lan phòng thủ đất nước của họ một khi bị Đức tấn công. Họ hoàn toàn tin tưởng vào hiệp ước liên minh tương trợ đã ký kết với Anh, Pháp: nếu Hitle cho nổ súng tấn công Ba Lan thì ngay lập tức, Anh và Pháp sẽ “đánh vào phía sau quân đội phát xít”, đúng như các điều khoản đã ghi trong hiệp ước. Giới quân sự Anh, Pháp và Ba Lan trù tính: đầu năm 1939, Ba Lan có trong tay 30 sư đoàn, nếu chiến tranh nổ ra, lệnh tổng động viên và huy động quân trù bị sẽ làm tăng vọt lực lượng vũ trang Ba Lan lên 80 sư đoàn. Tổng số lực lượng vũ trang của nước Đức khi đó chỉ có 103 sư đoàn và Hitle chỉ có thể sử dụng ½ số đó, tức khoảng 50 sư đoàn là cùng để đánh Ba Lan, vì cần phải duy trì một lực lượng đủ để đối phó với Anh, Pháp và bảo vệ nhà nước phát xít. Thời đó đường biên giới phía tây Ba Lan với Đức chỉ cách thủ đô Đức vẻn vẹn 100 km. Cả Anh, Pháp và Ba Lan đều tin chắc nếu Đức đánh Ba Lan thì chính họ, mà chủ yếu là lực lượng Ba Lan sẽ là người cắm cờ chiến thắng tại tòa nhà Quốc hội Đức và “chính tại Béclin, sào huyệt của Đức Quốc Xã hiếu chiến sẽ là điểm kết thúc chiến tranh và là nơi ký kết hiệp ước hòa bình”.
Về sự “cả tin” của giới cầm quyền Ba Lan, nhà sử học Pháp là Rêmông Cácchiê có kể một sự kiện (trong cuốn “Chiến tranh thế giới thứ hai - giai đoạn 1939 - 1942”) như sau:
15-8-1939, đại sứ Ba Lan ở Pari là Lucátxiêvich tới gặp Bộ trưởng ngoại giao Pháp là Gioócgiơ Bonnê. Khi được Pháp tiết lộ một nguồn tin tình báo rằng Hitle tuyên bố với cao ủy Đức ở Đanxít (tức Gơđanxcơ): “sẽ đánh bại Ba Lan trong 3 tuần bằng đạo quân cơ giới hóa của Đức”, thì đại sứ Lucátxiêvich đã trả lời: “Không phải! Chính quân đội Ba Lan chúng tôi sẽ thôn tính nước Đức ngay sau khi chiến tranh bùng nổ”.

                            Quân đội Đức Quốc xã chiếm đóng Tiệp Khắc, tháng 10 năm 1938
Ở Viễn Đông, các nước tư bản phương Tây cũng thi hành một chính sách đối với nước Nhật phát xít tương tự như đối với nước Đức phát xít ở châu Âu. Vì vậy việc Nhật đánh chiếm Trung Quốc, xâm phạm nhiều quyền lợi của Anh, Mỹ ở đó nhưng họ vẫn làm ngơ. Theo biện luận của chính phủ Nhật Bản thì họ nói là họ đánh chiếm Trung Quốc và các nước Á châu khác mục đích là đánh đuổi thực dân Âu-Mỹ ra khỏi châu Á, còn các nước phương Tây thì cho rằng người Nhật cũng như Đức muốn tranh dành thuộc địa để vơ vét tài nguyên cung cấp cho công nghiệp nước họ. Còn người dân các nước Á châu thì nói là Nhật bản muốn khống chế Á châu.
Chiến tranh Trung-Nhật là chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản bắt đầu từ 7 tháng 7 năm 1937 khi quân Thiên hoàng tiến chiếm Bắc Trung Hoa, khởi đầu từ Sự kiện Lư Câu Kiều và kết thúc khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh ngày 9 tháng 9 năm 1945 vào cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất ở châu Á thế kỷ XX.


                                                      Quân Nhật ở Thượng Hải
Nguồn gốc của chiến tranh Trung-Nhật có thể là Chiến tranh Thanh-Nhật diễn ra trong hai năm 1894-1895, khi Trung Quốc dưới triều Thanh, bị Nhật Bản đánh bại phải nhường Đài Loan và công nhận Triều Tiên độc lập qua Hiệp ước Shimonoseki (Mã Quan). Triều Thanh đang trong buổi hoàng hôn sụp đổ bởi các cuộc khởi nghĩa bên trong và chủ nghĩa đế quốc bên ngoài, trong lúc Nhật Bản đã trở thành một cường quốc sau công cuộc Minh Trị Duy tân. Trung Hoa Dân quốc được thành lập năm 1912 sau cuộc cách mạng Tân Hợi lật đổ triều Thanh. Nước Cộng hòa non trẻ thậm chí còn trở nên suy yếu hơn bởi sự xung đột của các quân phiệt. Một vài sứ quân thậm chí còn liên kết với nước ngoài nhằm nỗ lực quét sạch các đối thủ khác. Ví dụ, quân phiệt Trương Tác Lâm của Mãn Châu hợp tác rộng rãi với Nhật để nhận viện trợ quân sự và kinh tế.


Hai sĩ quan Nhật Bản, Toshiaki Mukai và Tsuyoshi Noda thi xem ai sẽ giết (bằng một thanh kiếm) một trăm người trước. Dòng chữ đậm phía trên, "'Kỷ lục ghê rợn' (trong Cuộc thi) giết 100 người —Mukai 106 – 105 Noda—Cả hai Trung úy hạng nhì vào tới lượt chơi thêm"

Sau khi Nhật xâm chiếm Trung Quốc, chính phủ Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch vẫn dồn sức tiêu diệt Đảng cộng sản Trung Quốc chứ không lo chống Nhật. Ngày 4/12/1936, 2 tướng của Quốc dân đảng là Trương Học LươngDương Hổ Thành được lệnh của Tưởng Giới Thành tấn công đại bản danh của Đảng cộng sản tại Diên An. Do ủng hộ phong trào kháng chiến chống Nhật của Đảng cộng sản Trung Quốc nên 2 ông cố tình trì hoãn việc tiến công. Ngày 6/12, hai tướng thỉnh cầu Tưởng Giới Thạch đình chỉ nội chiến và cùng Đảng cộng sản chống Nhật nhưng bị Tưởng cự tuyệt. Do căm ghét thái độ "hàng Nhật chống Cộng" của Tưởng, tối 12/12/1936 hai tướng cho quân bao vây Hoa Thanh trì và bắt sống Tưởng cùng bộ hạ đưa về Tây An tống giam, đó chính là Sự biến Tây An. Sau sự kiện này, Tưởng Giới Thạch đã phải đồng ý hợp tác với Đảng cộng sản Trung Quốc để kháng chiến chống Nhật. Quân đội Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã hợp tác với nhau. Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành nhiều trận đánh với Nhật và chịu tổn thất lớn trước một đạo quân trang bị tốt hơn của Nhật Bản, tuy nhiên chiến thuật du kích của họ cũng phát huy hiệu quả khiến quân Nhật sa lầy. Để tỏ thiện chí hợp tác, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng cử một phần lực lượng tới trợ giúp cho hàng ngũ của Quốc dân đảng.


                                  Các thường dân Trung Quốc bị thảm sát tại Hsuchow 
 
Tám năm chiến tranh gây ra tổn thất lớn cho Trung Quốc về nhân mạng, ước từ 15 đến 25 triệu. Người Nhật đã thực hiện Chiến dịch Hoa huệ vàng nhằm lấy đi số vàng bạc trên khắp châu Á trong đó bao gồm cả Trung Quốc. Chiến tranh đã chấm dứt do Nhật Bản đầu hàng phe Đồng minh vào tháng 8 năm 1945. Tuy Trung Quốc đã không thể thắng Nhật Bản trên lục địa châu Á trong cuộc chiến Trung - Nhật này nhưng chiến thắng chung cuộc của phe Đồng minh cũng khiến Trung Quốc trở thành nước thắng trận.
Thái độ làm ngơ của Anh và Mỹ đã như một dung túng, khuyến khích Nhật tấn công Liên Xô vào cuối tháng 7-1938, tại khu vực hồ Khaxan.
Sau khi hoàn tất đánh chiếm bán đảo Triều Tiên và dựng nên nhà nước bù nhìn Mãn Châu, cộng thêm tình hình châu Âu lúc đó đang căng thẳng cùng với việc Liên Xô đang bận đối phó ở châu Âu, quân đội Nhật lại tấn công vào lãnh thổ Cộng hòa nhân dân Mông Cổ tại khu vực sông Khalkhyn Gol. Trước đó quân đội Nhật từng tấn công vào lãnh Liên Xô tại khu vực hồ Khasan vào tháng 7-1938. Nhưng chỉ trong mấy ngày, quân xâm lược bị đánh bại thảm hại và phải ký kết hiệp định chấm dứt cuộc xâm lược. Quân đội cả hai phía đều triển khai dọc biên giới và được đặt trong tình trạng báo động cao.   Phía Nhật lấy sông Khalkhyn Gol làm ranh giới giữa Mãn Châu và Cộng hòa nhân dân Mông Cổ. Đáp lại, Cộng hòa nhân dân Mông Cổ và đồng minh Liên Xô tuyên bố rằng biên giới cách dòng sông 16 km (10 dặm) về phía đông của dòng sông, ngay phía đông làng Nomonhan. 
 
Chiến dịch Khalkhyn Gol
Một phần của Chiến tranh biên giới Xô-Nhật
 Khalkhin Gol Soviet tanks 1939.jpg
Quân Liên Xô tấn công vào tháng 8 năm 1939 trong chiến dịch Khalkhyn Gol

      Tháng 5-1939, lợi dụng tình hình châu Âu căng thẳng, Liên Xô đang bận đối phó ở đó, quân đội Nhật lại tấn công vào lãnh thổ nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ tại khu vực sông Khankhingôn, định chiếm Mông Cổ, khống chế vùng tiếp cận đường sắt chính xuyên qua Xibia, uy hiếp trục giao thông huyết mạch của Liên Xô ở Viễn Đông, để mưu đồ xâm lược Liên Xô về sau. Trung thành với hiệp ước tương trợ, Liên Xô đã bảo vệ Mông Cổ. Từ tháng 5 đến tháng 8-1939, các lực lượng vũ trang Xô - Mông đã đánh bại quân xâm lược Nhật và đến ngày 16-9, Nhật phải xin đình chiến.
Sự kiện bắt nguồn từ cuộc giao tranh nhỏ vào ngày 11 tháng 5 năm 1939. Một đơn vị kị binh Mông cổ gồm khoảng 70-90 người đi vào khu vực tranh chấp để đi tìm ngựa của họ. Một đơn kị binh Mãn Châu tấn công và buộc họ quay trở lại bờ kia sông Khalkhin Gol. Hai ngày sau, quân Mông Cổ phản công với lực lượng đông hơn hẳn và quân Mãn châu phải bỏ chạy. Ngày 14, Thiếu tá Yaozo Azuma đưa trung đoàn trinh sát số 23, được hỗ trợ bởi trung đoàn số 64 trực thuộc sư đoàn cung tên dưới sự chỉ huy của đại tá Takemitsu Yamagata, vào vùng tranh chấp. Sau khi có quân Liên Xô tiếp viện, quân Mông Cổ tấn công quân Nhật song không thể đánh lùi quân đội Nhật. Tổ chức lại lực lượng, liên quân Liên Xô - Mông Cổ tiến hành bao vây và tiêu diệt quân đội Nhật vào 28 tháng 5. Quân Nhật chết 97 người, bị thương 33 người, chiếm 63% thương vong.


Trung tướng G. K. Zhukov (quân đội Liên Xô) và nguyên soái Khorloogiin Choibalsan (quân đội Mông Cổ) trong Chiến dịch Khalkhyn Gol
Vào ngày 27 tháng 6, quân Nhật bắt đầu những trận không kích. Lữ đoàn không quân số 2 của Nhật ném bom căn cứ không quân của Liên Xô tại Tamsak-Bulak, Mông Cổ. Quân Nhật giành phần thắng, số máy bay của Liên Xô bị phá hủy nhiều hơn hai lần số máy bay Nhật bị bắn hạ, song cuộc tấn công này do đạo quân Quan Đông tự ý tổ chức chứ không được Bộ chỉ huy quân đội Đế quốc Nhật Bản tại Tokyo cho phép. Ngay lập tức, Tokyo cấm Không quân Nhật Bản thực hiện thêm bất cứ cuộc không kích nào.
Vào tháng 6, chỉ huy mới của Hồng Quân Liên Xô được điều động tới: Trung tướng Georgi Zhukov. Trong tháng 6, theo nhiều tài liệu và báo cáo, thì xung đột giữa hai bờ sông vẫn diễn ra. Cuối tháng 6, chỉ huy sư đoàn số 23 của Nhật, Trung tướng Komatsubara Michitarō, được phép "trục xuất bọn xâm lược". Quân Nhật đề ra kế hoạch tấn công theo hai hướng. Ba trung đoàn vào một nhóm, bao gồm ba trung đoàn từ sư đoàn số 23 - trung đoàn bộ binh 71 và 72, nhập vào một tiểu đoàn của trung đoàn bộ binh số 64; và trung đoàn bộ binh số 26 sẽ do Đại tá Shinichiro Sumi, "mượn từ" sư đoàn số 7, sẽ nhanh chóng vượt sông Khalkin Gol, tiêu diệt liên quân quân Liên Xô-Mông Cổ tại đồi Ba Anh Ca (Baintsagan) phía bờ Tây rồi rẽ ngoặt về phía trái, mau chóng đi về phía nam tới cầu Kawatama. Mũi thứ hai bao gồm trung đoàn tăng số 3 và 4, cộng thêm một phần của trung đoàn số 64, một tiểu đoàn của trung đoàn bộ binh số 28 được tách ra từ sư đoàn số 7, trung đoàn công binh số 24, và một tiểu đoàn của trung đoàn pháo binh số 13, do trung tướng Masaomi Yasukoa chỉ huy. Mũi tiến công này có nhiệm vụ tấn công quân Liên Xô tại bờ đông sông Khalkhyn Gol và phía nam sông Holsten. Hai mũi tiến công của quân Nhật sẽ gặp nhau tại hậu phương của quân Liên Xô và bao vây họ.


                   Xe tăng Type 95 Ha-Go của Nhật - Hồng quân Liên Xô chiếm được trong trận đánh

Mũi tiến công phía bắc vượt sông Khalkhyn Gol một cách dễ dàng, tập kích quân Liên Xô tại đồi Ba Anh Ca (Baintsagan), và mau chóng tiến về phía nam dọc theo bờ tây con sông. Tuy nhiên, tướng Zhukov nhận thấy được mối nguy hiểm, ông tổ chức phản công với 450 xe tăng và xe bọc thép. Lực lượng cơ giới của Liên Xô, dù không có bộ binh yểm trợ, vẫn tấn công quân Nhật và gần như bao vây được chúng, tiêu diệt toàn bộ xe tăng và gây tương vong cho hơn 100 tên địch. Quân Nhật mũi phía bắc bị mất đường tiếp viện, do chỉ có duy nhất một chiếc cầu phao bắc qua sông để tiếp viện (và hầu hết kỹ sư cầu đường của Nhật được điều đi để tham gia Chiến tranh Trung-Nhật), và buộc phải đầu hàng, quay trở lại bờ bên kia vào 5 tháng 7. Trong lúc đó mũi tiến công của Nhật ở phía Nam bất thần tấn công vào đêm 2 tháng 7, để tránh pháo binh Liên Xô đang ở khu đất cao phía bờ tây sông Khalkhyn Gol. Tuy nhiên quân Nhật mất một nửa quân số của lực lượng cơ giới, và vẫn không phá vỡ nổi phòng tuyến của quân Liên Xô phía bờ tây cũng như không thể tới được cầu Kawatama. Sau trận phản công của quân Liên Xô vào ngày 9 tháng 7, quân Nhật ở mũi tiến công độc lập này do Yasuoka chỉ huy bị xóa sổ.
Quân đội hai bên tiếp tục giao tranh thêm hơn hai tuần nữa, dọc theo 4 km bờ phía đông của sông Khalkhyn Gol cho tới chỗ đổ vào sông Holsten. Quân của Zhukov đã rời căn cứ 465 dặm nên ông phải thành lập đội xe vận tải để tiếp viện gồm 2600 chiếc, trong khi quân Nhật gặp phải vấn đề tiếp viện vì thiếu xe vận tải. Ngày 23 tháng 7, quân Nhật mở một cuộc tấn công quy mô lớn, sử dụng hai sư đoàn số 64 và 72 để tấn công quân Liên Xô đang bảo vệ cầu Kawatama. Các đơn vị pháo binh Nhật pháo kích dồn dập vào các vị trí của Liên Xô nên một nửa chỗ đạn dự trữ đem theo hết chỉ trong 2 ngày. Cuộc tấn công đạt một số kết quả, song quân Nhật không thể nào phá vỡ phòng tuyến của quân Liên Xô và không thể tới được cầu. Quân Nhật buộc phải ngừng tấn công vì thương vong quá nhiều và hết đạn pháo, lâm vào thế "tiến thoái lưỡng nan".


                                      Các khẩu pháo của Nhật Bản mà Liên Xô chiếm được
Ngày 23-7-1939, Anh đã ký với Nhật một hiệp ước nhục nhã, thường gọi là “Hiệp ước Arita - Cơrâyxi”, giao Trung Quốc cho Nhật để đổi lấy việc Nhật gây chiến chống Liên Xô.
Quân Nhật tập hợp lại, và chuẩn bị một cuộc tấn công lớn nhằm vào quân đội Xô Viết vào 24 tháng 8. Nhưng họ không có cơ hội đó. Khi biết được tin quân Nhật tiếp tục chuẩn bị mở một cuộc tấn công mới, phía Liên Xô đã nhanh chóng đề ra kế hoạch đánh dứt điểm quân Nhật để trừ hậu họa. Tướng Zhukov tập trung quân lại, thành lập một mũi tiến công lớn bao gồm 3 lữ đoàn xe tăng (số 4, 6 và 11), hai lữ đoàn cơ giới (số 7 và 8, bao gồm xe bọc thép và có sự yểm trợ của bộ binh). Lực lượng này được đưa vào cánh trái và cánh phải của quân đội Liên Xô.
Ngày 20 tháng 8, 4 ngày trước khi quân Nhật dự tính tấn công là chủ nhật, thế là quân Nhật cho nhiều tướng tá nghỉ phép. Đoán trước được tình huống đó, Zhukov quyết định đã tới lúc để tấn công. Lúc 5 giờ 45 phút sáng, pháo binh Liên Xô bắt đầu oanh kích quy mô vào quân Nhật. Sau đó là 150 máy bay ném bom được bảo vệ bởi 100 máy bay chiến đấu bắt đầu tiến hành một cuộc không tập dữ dội. Sau 3 giờ bắn phá ác liệt bằng đại bác và không tập bằng phi cơ, gần năm vạn liên quân Xô-Mông thuộc quân đoàn đặc biệt số 57 bảo vệ bờ đông sông Khalkhyn Gol vượt sông tấn công quân Nhật trên một chiến tuyến dài 70 cây số với ba trung đoàn bộ binh, pháo, một lữ đoàn xe tăng và một số máy bay tốt nhất của Không quân Xô Viết. Khi phòng tuyến quân Nhật bị chọc thủng, các đơn vị cơ giới Liên Xô đánh dọc sườn của quân Nhật, cắt đứt đường liên lạc của họ. Quân Nhật không thể kháng cự lại (trừ một sĩ quan Nhật rút gươm ra và chạy bộ tới tấn công xe tăng của Liên Xô). Khi hai cánh quân của tướng Zhukov tới làng Nomonhan vào ngày 25, sư đoàn 23 của Nhật bị bao vây. Vào 26 tháng 8, cuộc tấn công để giải vây cho sư đoàn 23 của Nhật bị đánh bại. Khi quân Nhật cương quyết không đầu hàng, tướng Zhukov xóa sổ họ bằng những trận pháo kích và không kích. Trận chiến kết thúc vào ngày 31 tháng 8, quân Nhật bị tiêu diệt. Số sống sót tháo chạy về phía đông Nomonhan.
 Khalkhin Gol Captured Japanese soldiers 1939.jpg
Quân lính Nhật Bản bị bắt sống trong chiến dịch Khalkhyn Gol năm 1939.

      Sau khi tướng Zhukov hoàn toàn tiêu diệt sư đoàn số 23 của Nhật, một sự kiện khác diễn ra cách đó hàng ngàn dặm về phía Tây. Ngay hôm sau, 1 tháng 9 năm 1939, Adolf Hitler bắt đầu xâm lược Ba Lan và Chiến tranh thế giới thứ Hai bùng nổ ở châu Âu. Liên Xô đã ký Hiệp ước Xô-Đức (hay còn gọi là Hiệp ước Molotov–Ribbentrop), và Hồng quân tấn công Ba Lan, Latvia và Estonia. Có lẽ do nhiệm vụ mà Stalin đề ra cho quân đội Liên Xô ở Đông Âu, quân đội Liên Xô không tiến xa hơn nữa vào biên giới của Mãn Châu quốc. Liên Xô và Nhật ký một hiệp định ngừng bắn và nó có hiệu lực ngay những ngày sau đó. Stalin, không còn lo lắng gì nữa về vấn đề biên giới phía đông nên "rảnh tay" để tấn công Ba Lan vào năm 1939, bắt đầu từ 17 tháng 9.
Có nhiều tài liệu thông báo về con số thương vong khác nhau: Một số tài liệu nói rằng quân Nhật mất 45.000 người và Liên Xô là 17.000. Phía Nhật thông báo chính thức rằng họ mất 8.440 người, bị thương 8.766 người, trong khi lúc dầu Liên Xô khẳng định con số thương vong tổng cộng là 9.284 người. Có vẻ như nó là con số quá ít so với thực tế, và người Nhật không hề muốn kết quả của cuộc chiến ảnh hưởng tới tâm lý của binh sĩ Nhật. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là trận thua nhục nhã này khiến hai viên tư lệnh và tham mưu trưởng của đạo quân Quan Đông từ chức, và đông đảo sĩ quan Nhật tham gia chiến dịch đua nhau mổ bụng tự sát.

111Nguyên soái Zhukov năm 1939 tại chiến dịch Khalkhin Gol. Ảnh: Wikipedia 

                                                 ***

Liên Xô đến lúc này, trước sự bất hợp tác chống phát xít của thế giới tư bản và lâm vào cảnh “lưỡng đầu thọ địch”, đã không còn đường nào khác là nỗ lực tự cứu mình.
Nước Đức phát xít dù lúc đó đã phát triển thành xà tinh và dù vô cùng thèm khát cũng biết rằng chưa đủ sức nuốt nổi con voi: Liên Xô đã là một cường quốc với lãnh thổ rộng mênh mông và không kém phần hùng mạnh. Vậy thì để thực hiện được mưu đồ làm bá chủ thế giới, việc đầu tiên mà nước Đức phát xít phải làm không phải là xâm lược Liên Xô mà phải chiếm châu Âu để tạo thêm thế và lực lên một tầm tương xứng. Nhưng muốn nắm châu Âu thì phải tạm thời loại được không phải hai kẻ nhu nhược là Anh và Pháp mà chính là Liên Xô ra ngoài vòng chiến. Trù tính như thế nên Đức đã đề nghị Liên Xô ký một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau. 

Hiệp ước không xâm phạm giữa Đức và Liên Xô
MolotovRibbentropStalin.jpg
Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Molotov ký Hiệp ước, với Stalin và Ribbentrop đứng sau lưng.
Hiệp ước Xô-Đức
Dù không ảo tưởng nhưng để tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng và tổ chức phòng thủ đất nước, Liên Xô đã đồng ý. Ngày 23-8-1939, hiệp ước Xô - Đức đã được ký kết và ngày hôm sau, 24-8-1939, một “biên bản mật” giữa hai nước được ký thêm, nhằm phân chia phạm vi ảnh hưởng của hai nước ở Đông Âu.
Hiệp ước Xô - Đức ngay lập tức làm vỡ “giấc mộng xấu xí” bao vây chống Liên Xô, “ngư ông đắc lợi” của Anh, Pháp, Mỹ và làm cho Nhật bất mãn ra mặt (thủ tướng Nhật là Hiranuma xin từ chức để phản đối Đức ký hiệp ước này). Riêng Ba Lan thì hình như vẫn trong giấc ngủ ngon lành trước miệng con xà tinh.
Ngày 23-3-1939, Hitle đòi Ba Lan chuyển giao Đăngdích cho Đức và lập một hành lang cho Đức nối với Đông Phổ. Ở biên giới hai nước, Hitle bí mật cho máy bay Đức sơn cờ hiệu Ba Lan ném bom xuống một đồn biên phòng Đức rồi đổ vấy cho Ba Lan để tạo cớ thực hiện kế hoạch đánh Ba Lan mang mật danh “Kế hoạch trắng” được thảo ra từ tháng 5-1939.

(Còn tiếp)
--------------------------------------------------------------------------
Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/26

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 Online cập nhật hôm nay | Tin tức 24h mới nhất ngày 28/02/2021 | ANTV
 
Thời Sự Quốc Tế Sáng 01/03: Cập Nhật Nhanh Nhất Tình Hình Chính Trị Hôm Nay
 
Tin tức | Bản tin sáng 4AM 01/3 | Tin tức mới nhất hôm nay
 
Bị Bỏ Tù Vì Bị Bỏ Đói Trong Khi Cách Ly! | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
 
Đường Về Quê Hương - Hương Lan - Nhạc Vàng Hải NGoại - Huyền Thoại Nhạc Vàng

Trương Cao Minh Phát (trái) đã xuất sắc đánh bại Nguyễn Trần Duy Nhất bằng tính điểm.

Siết vòng vây Trung Quốc

Báo Thanh Niên

Mỹ cần nhanh chóng hành động để ngăn chặn cuộc tấn công Đài Loan

Báo Thanh Niên

Xem tiếp...