Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2021

MÀU ĐEN (ĐL)

 
Minh Đinh x @hacrayon - Đếm Đêm | Official Video
 
Thuốc nhuộm tóc màu đen tuyền+tặng kèm trợ dưỡng | Shopee Việt Nam
 

MÀU ĐEN

Anh gọi vui em là Bà Đen
Không ngờ em giận, nói anh điên
Thế rồi bỏ đi từ độ ấy
Chẳng lời chào biệt, bặt âm tin.

Anh thương em vì em có duyên
Mượt mà sướt mướt mái tóc tiên
Mỗi lúc em nghiêng vành nón lá
Mát rượi lòng anh ngọn gió hiền...

Màu đen tuyệt lắm, biết không em?
Dìm sâu thăm thẳm mọi nỗi niềm
Nhẫn nại buồn vui theo thân phận
An hòa khỏa lấp những ưu phiền...

Rồi sẽ một khuya em ngước lên
Mênh mang nước nổi chốn bưng biền
Trong buổi trăng, sao đều lặn cả
Thấy huyền vĩ rực một màn đen!...

                                                          Trần Hạnh Thu
 
Mình là của nhau đến bao giờ? - Minh Đinh (FULL EP)

 
 
DẦU GỘI ĐẦU THẢO DƯỢC ĐEM ĐẾN MỘT MÁI TÓC ĐEN ÓNG - SERUM THIÊN NHIÊN - KEM  DƯỠNG DA THÔNG ĐỎ - MỸ PHẨM THIÊN NHIÊN TANINO

Elly Trần dù rất sexy hiện đại nhưng lại theo đuổi mốt tóc thẳng, đen tuyền quyến rũ.

11 mái tóc đen đáng ngưỡng mộ của Vbiz

Elly Trần dù rất sexy hiện đại nhưng lại theo đuổi mốt tóc thẳng, đen tuyền quyến rũ.

11 mái tóc đen đáng ngưỡng mộ của Vbiz

11 mái tóc đen đáng ngưỡng mộ của Vbiz

Hà Anh sở hữu sóng tóc bóng khỏe

11 mái tóc đen đáng ngưỡng mộ của Vbiz

Hướng Giang dịu dàng và thu hút nhờ mái tóc xoăn, đen óng đáng ngưỡng mộ.

11 mái tóc đen đáng ngưỡng mộ của Vbiz

11 mái tóc đen đáng ngưỡng mộ của Vbiz

Linh Nga hớp hồn với mái tóc truyền thống.

11 mái tóc đen đáng ngưỡng mộ của Vbiz

11 mái tóc đen đáng ngưỡng mộ của Vbiz

Ngọc Hân cũng sở hữu mái tóc đen bóng hiền lành.

11 mái tóc đen đáng ngưỡng mộ của Vbiz

11 mái tóc đen đáng ngưỡng mộ của Vbiz

Ngọc Trinh sau bao năm đều trung thành với mốt tóc đen.

11 mái tóc đen đáng ngưỡng mộ của Vbiz

Mái tóc đen dài, bồng bềnh của Ngô Thanh Vân hẳn khiến bao người say đắm.

11 mái tóc đen đáng ngưỡng mộ của Vbiz

11 mái tóc đen đáng ngưỡng mộ của Vbiz

11 mái tóc đen đáng ngưỡng mộ của Vbiz

Tăng Thanh Hà cũng sở hữu sóng tóc mượt, đen.

11 mái tóc đen đáng ngưỡng mộ của Vbiz

Thu Thảo cũng hiền ngoan nhờ tóc đen dài mượt.

11 mái tóc đen đáng ngưỡng mộ của Vbiz

Thùy Dung trung thành với mái tóc cổ truyền.

11 mái tóc đen đáng ngưỡng mộ của Vbiz

NGƯỜI ĐÃ CHIA SẺ

 

Xem tiếp...

TT&HĐ III - 30/h

                                            
 
P5: BẢN CHẤT VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ, KINH TẾ HỌC CƠ BẢN A BỜ CỜ

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG IX (XXX): THỜI CUỘC

“Nếu như sau cái đêm tối tăm của thời trung cổ, các ngành khoa học đột nhiên sống lại với một sức mạnh không ngờ và bắt đầu phát triển nhanh chóng một cách kỳ diệu, thì sự kỳ diệu ấy cũng chính là nhờ sản xuất mà có”
Ph. Ăngghen

"Tình yêu giống như chiến tranh, dễ bắt đầu nhưng rất khó để dừng lại."


"Tôi không biết chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ sử dụng vũ khí nào nhưng tôi biết rằng chiến tranh thế giới thứ 4 sẽ sử dụng gậy gộc và đá!"  - Albert Einstein
"Chúng ta từng tự hỏi chiến tranh sống ở đâu, và điều gì khiến nó gớm guốc như vậy. Và giờ chúng ta nhận ra mình biết nó sống ở đâu... ở trong chúng ta."  -


"Người ta vẫn gọi chiến tranh là tội giết người. Không phải: nó là tự sát."
  - Ramsay MacDonald


"Chưa từng có lúc nào thế giới không chiến tranh. Dù trong bảy nghìn, mười nghìn hay hai mươi nghìn năm. Những nhà lãnh đạo khôn ngoan nhất, hay những vị vua cao quý nhất, hay cả Nhà thờ - không ai trong số họ có thể ngăn chặn nó. Và đừng chịu thua thứ lòng tin dễ dãi rằng những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội nóng vội có thể ngăn được chiến tranh. Hay có thể chia tách được chiến tranh vì lẽ phải hay đúng đắn ra khỏi phần còn lại. Luôn có hàng nghìn hàng nghìn người mà đối với họ thậm chí cả chiến tranh theo kiểu đó cũng là vô nghĩa và phi lý." - Aleksandr Solzhenitsyn


"Chiến tranh không được trả giá trong thời chiến, hóa đơn sẽ đến sau đó." - Benjamin Franklin

"Chiến tranh là sự ngu dại tột bậc của cuộc sống"
Thầy Cãi
 
 
 
 
 (Tiếp theo)

4 - Nước Đức:
Nước Đức lâm vào một cuộc khủng hoảng hết sức nghiêm trọng về sản xuất công nghiệp. Sau 3 năm đình trệ thực sự, đến năm 1930, mức sản xuất công nghiệp của Đức giảm 8,4% so với của năm 1929. Bộ máy sản xuất công nghiệp Đức vào năm 1933 chỉ sử dụng hết 35,7 công suất, mà số sản phẩm ít ỏi đó vẫn không tiêu thụ hết. Do đó, nhiều xí nghiệp bị phá sản. Năm 1932, tổng giá trị xuất khẩu không quá 5,7 tỷ Mác (năm 1929 là 13,5 tỷ Mác)…
Khủng hoảng kinh tế ở Đức làm cho tiền lương thực tế của công nhân giảm 30%, tổng thu nhập của nông dân giảm khoảng 3 tỷ Mác. Nạn thất nghiệp lan tràn khắp nước và tăng lên không ngừng. Năm 1932, ở Đức có tới 9 triệu người thất nghiệp.
Tác hại to lớn của khủng hoảng kinh tế kéo dài tất yếu dẫn đến khủng hoảng chính trị gay gắt. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ nội các chính phủ của đảng Xã hội - Dân chủ Đức. Ngày 28-3-1930, Bơruninh, lãnh tụ đảng Trung Tâm, đứng ra lập nội các mới. Chính phủ này đã ra những sắc lệnh hạ lương công nhân viên chức và công chức cao cấp, giảm bớt trợ cấp xã hội, đánh thêm nhiều loại thuế mới nhằm vào người lao động, trong khi lại giảm thuế cho các nhà tư bản. Những biện pháp có tính thiên hữu đó chỉ làm cho đời sống nhân dân Đức thêm khốn đốn, chỉ có lợi cho nhà tư bản, và không thể khắc phục khủng hoảng. Hơn nữa, sự thiên hữu của chính quyền đã tạo thuận lợi cho các thế lực phản động, cực đoan mở rộng ảnh hưởng, trong đó có đảng Công nhân quốc gia xã hội (gọi tắt là đảng Quốc Xã, xuất hiện vào năm 1919). Thực tế cho thấy giới đại tư bản, địa chủ quí tộc và giới quân nhân ngày càng ủng hộ lực lượng cực hữu.
 30111933_Tong_thong__Hindenbua_trao_quyen_thu_tuong_cho_Hitler.png 
                           Hindenbua trao quyền cho Hitle
Trong tình hình đó, các lực lượng cách mạng và dân chủ cũng ra sức hoạt động để lôi kéo quần chúng lao động, tăng cường đấu tranh chống nguy cơ phát xít. Đảng Cộng Sản Đức đã công bố “Cương lĩnh giải phóng nhân dân Đức về mặt xã hội và dân tộc” vào năm 1930 và năm sau công bố tiếp “Cương lĩnh ruộng đất”. Uy tín của đảng Cộng Sản ngày một nâng cao và thực tế là tất cả những cuộc đấu tranh lớn của giai cấp vô sản trong những năm khủng hoảng đều do đảng này lãnh đạo. Tuy nhiên đảng có tiếng nói lớn nhất trong quần chúng lao khổ - đảng Xã hội Dân Chủ Đức (có gần 40 vạn đảng viên) lại không hợp tác với đảng Cộng Sản khiến cho đội ngũ công nhân Đức bị chia rẽ nghiêm trọng.
Đầu năm 1932, ở Đức diễn ra bầu cử tổng thống và Hindenbua lại thắng cử do có sự ủng hộ của đảng Xã Hội Dân Chủ. Ngày 30-5-1932, Hindenbua đã đưa Phôn Papen thay Bơruninh lập chính phủ mới. Chính quyền Hindenbua - Phôn Papen là một bước tăng cường và củng cố địa vị của phe cực hữu. Nước Đức đứng trước sự lựa chọn quyết liệt giữa hai con đường Cách mạng dân chủ vô sản và Chuyên chính phát xít để giải quyết khủng hoảng (vì đảng Xã hội Dân Chủ đã tỏ ra bất lực).
Trong cuộc bầu cử tháng 7-1932, đảng Cộng sản Đức với tư cách là đảng phái kiên quyết nhất trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít giành được thắng lợi to lớn với 27% số phiếu (tăng gấp 10 lần năm 1926) và trong cuộc bầu cử bất thường vào tháng 11-1932 lại thu được 5.972.000 phiếu (hơn lần trước 66.000 phiếu). Tuy nhiên, như thế vẫn chưa đủ. Mặt trận dân chủ chống phát xít chỉ hình thành được để giành đa số phiếu, nếu đảng Cộng sản liên minh được với đảng Xã Hội Dân Chủ.

Hình ảnh thế giới thời kỳ Đại khủng hoảng
                                      Adolf Hitler khi lên nắm quyền năm 1934.
                                     
Dù sao, kết quả bầu cử cũng đưa đến sự thay thế chính phủ Papen bằng chính phủ do Phôn Sơlâykhơ (Vôn Schleischer) thành lập. Chính phủ mới này chỉ tồn tại được hai tháng. Dưới áp lực của giới quân phiệt và tài phiệt Đức đòi hỏi một chính phủ “mạnh” hơn mà xu hướng chuyên chính tư sản cực đoan và dân tộc hẹp hòi nhanh chóng thắng thế. Đảng Quốc Xã được coi là “lực lượng thực tế” duy nhất và Hitle lĩnh tụ của đảng này được cho là “người hùng” có thể giải quyết được khủng hoảng, đồng thời ngăn chặn được chủ nghĩa Bônsêvich ở Đức. Ngày 30-1-1933, tổng thống Hindenbua đã cử Hitle lên chức thủ tướng Đức. Nước Đức đã chọn con đường phát xít hóa chính quyền, con đường sẽ dẫn không những là bản thân nó mà cả nhân dân thế giới đến thảm họa chiến tranh vô cùng tàn khốc, vô cùng  đau thương!
Vừa nắm được chính quyền, Hitle cùng bè đảng đã nhanh chóng thiết lập chế độ chuyên chính độc tài, khủng bố công khai, thủ tiêu nền dân chủ tư sản, tuyên truyền mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc cực đoan, ráo riết chuẩn bị lực lượng chiến tranh.
Ngày 23-2-1933, chính phủ Hitle được trao quyền hành đặc biệt, thêm cả chức năng lập pháp. Ngày 7-4, Hitle ra đạo luật thủ tiêu mọi quyền tự trị của các tỉnh, thiết lập bộ máy khủng bố khốc liệt mà lịch sử trước đó chưa  từng biết đến. Tất cả các chính đảng và tổ chức quần chúng đều bị giải tán, chỉ còn duy nhất đảng Quốc Xã và cái gọi là “Mặt trận lao động Đức” do chính phát xít Đức lập ra (thực chất là mị dân).
 
quan xung kich cua phat xit duc hang mau xung tran do dung ma tuy da hinh 1
Quân đội phát xít Đức. Ảnh: Independent.
Đặc biệt, chính quyền phát xít đã ra sức đàn áp nhằm tiêu trừ lực lượng tiến bộ tiên phong, nhất là Đảng Cộng Sản. Tháng 2-1933, bọn phát xít đốt nhà Quốc hội, rồi vu cáo cho những người cộng sản, đặt đảng Cộng Sản ra ngoài vòng pháp luật. Tháng 9-1933, chúng đưa Ghêoócghi Đimitơrốp ra tòa nhằm phá bỏ uy tín của phong trào cộng sản quốc tế. Song, trước những lý lẽ đanh thép của Đimitơrốp và phong trào bảo vệ ông diễn ra ở các nước, chúng buộc phải thả ông ra. Ngày 3-3-1933, chúng bắt giam lãnh tụ đảng Cộng Sản Đức là Tenlơman cùng hàng vạn đảng viên. Năm 1934 có 10 vạn đảng viên Đảng Cộng Sản Đức bị cầm tù.
Năm 1935, Hitle thông qua đạo luật Nuyrembéc nhằm bài trừ người Do Thái. Những trại tập trung khét tiếng sau này như Bukhenvan (Buchenwall), Đasô (Dachau)… liên tiếp mọc lên.
Đêm 29-6-1934, trong chiến dịch thanh trừng nội bộ đảng Quốc Xã, Hitle đi khắp nước Đức bằng máy bay để chỉ huy việc bắt giam toàn bộ cơ quan lãnh đạo đội xung kích. Trong cái đêm “của những lưỡi dao dài” này; gần 1.500 người bị giết, trong đó có Rơm - Tham mưu trưởng kiêm bộ trưởng các đội xung kích (gọi tắt là S.A). Sau vụ này, các đội xung kích được cải tổ thành đội quân hậu bị của quân đội phát xít Đức.
Ngày 2-8-1934, Hindenbua chết, Hitle tuyên bố hủy bỏ hiến pháp Vâyma, ra đạo luật sát nhập chức tổng thống với thủ tướng và như thế, Hitle nghiễm nhiên trở thành “thủ lĩnh tối cao” (Fuhrer). Đến đây, chế độ độc tài phát xít đã được thiết lập trên nước Đức.
(Có thể nói thế này: Đảng Quốc Xã và lãnh tụ của nó là Hitle đã “tẩy chay” được chính quyền dân chủ tư sản nhờ sự ủng hộ từ lực lượng quân phiệt và cực hữu; thiết lập và giữ chính quyền độc tài quân sự bằng chuyên chính phát xít. Chính quyền ấy đã điều hành đất nước Đức theo đường lối, chủ trương của đảng cầm quyền duy nhất là Đảng Quốc Xã. Phải cho rằng, trong tình hình nước Đức lúc đó, đó chính là một cuộc phản cách mạng thành công. Tại sao đảng Cộng Sản Đức đã không làm được như vậy? Hay, tại sao ở Pháp, nơi có truyền thống đấu tranh cách mạng, và nhất là đã từng có “tiền lệ” là “Công Xã Pari” anh dũng, đảng Cộng Sản Pháp cũng đã không làm được như vậy? Nếu chỉ nhìn ở góc độ hình thức, bề ngoài mà không dựa trên lập trường chính trị nào, thì dù có vẻ thô kệch (và không ưa gì chủ nghĩa phát xít!?) chúng ta thấy sự thành công của phản cách mạng phát xít Đức cùng với hành động thành lập và giữ chính quyền của nó là (na ná) giống với sự thành công cũng như hành động thành lập và giữ chính quyền của Cách mạng tháng Mười Nga. Điều gì đã làm nên sự (na ná) giống nhau ấy? Chúng ta biết rằng một chế độ (đại diện cho một lực lượng đứng sau và ủng hộ nó) không dễ gì “khơi khơi” rời bỏ vũ đài chính trị, từ bỏ bảo vệ quyền lợi của “kẻ” dựng nó lên để thống trị xã hội. Muốn lật đổ nó, thay nó bằng chế độ mới có bản chất khác nó, thì mọi cuộc cách mạng (hay phản cách mạng) đều phải dùng áp lực, bạo lực (không nhất thiết là bạo lực vũ trang nhưng thường là bạo lực vũ trang khi chế độ cũ vẫn còn được bảo vệ bởi một lực lượng vũ trang). Và để bảo vệ chính quyền mới thì cách mạng hay phản cách mạng đều phải có lực lượng trấn áp gọi là chuyên chính (cụ thể ở đây là chuyên chính phát xít, chuyên chính vô sản…). Một lực lượng to lớn, có tính quyết định trong việc tạo ra áp lực, bạo lực cũng như một sự thành công của cách mạng (hay phản cách mạng) chính là sự ủng hộ từ Đại Chúng. Trong lòng một đất nước với sự cầm quyền thuộc về giai cấp tư sản và trong thời đại đang phát triển của chủ nghĩa tư bản thì việc cách mạng vô sản có được một bạo lực đủ lật đổ chính quyền tư sản và xây dựng chính quyền mới chưa có mô hình, cấu trúc, thể chế rõ ràng, lại còn chủ trương sẽ “cấm tư hữu” (về tư liệu sản xuất) thì thật vô cùng khó khăn, thậm chí là không thể. Phải chăng vì thế mà hoạt động cách mạng của các đảng Cộng Sản trong các “chính quốc” chỉ có tác dụng góp phần cải cách chế độ tư bản chủ nghĩa chứ không thể thiết lập được chính quyền mới, chuyên chính vô sản? Tuy nhiên, nếu đứng trên lập trường của Đức Huyền Diệu thì cách mạng và phản cách mạng có bản chất tương phản nhau: một đàng vì quyền lợi của tầng lớp cần lao, một đàng vì quyền lợi của tầng lớp giàu có. Một đàng là quân tử, một đàng là tiểu nhân và “người quân tử trong khi làm việc nghĩa có thể vô tình gây ra điều bất nhân, nhưng chưa từng thấy kẻ tiểu nhân làm được điều nhân nghĩa”) (Khổng Tử).


Ảnh cổ động của Liên minh vì Dân chủ công nghiệp, thiết kế bởi Anita Willcox trong thời kỳ Đại suy thoái, kêu gọi sự đoàn kết đấu tranh của công nhân và người nghèo ở Mỹ 
Vậy thì trong thời đại ngày nay, nhiều tình thế đã biến chuyển, cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản có thể giành chính quyền từ tay lực lượng tư sản bằng con đường nghị viện không? (Có thể mà cũng không thể! Là không thể nếu đòi lật đổ để thay vào đó một chính quyền hoàn toàn có bản chất mới, đối kháng với chế độ cũ và hơn nữa cứ “nằng nặc” đòi “công hữu”; là có thể nếu đảng Cộng Sản biết tự nhận thức lại tư tưởng của mình cho phù hợp hơn với lẽ tự nhiên, chấp nhận kế thừa chế độ cũ để từ đó không phải lật đổ mà là chuyển đổi chính quyền như một cải cách lớn, thỏa mãn lòng người hơn, chẳng hạn: tính chất chiếm hữu nhà nước lúc này vừa là sở hữu nhà nước, vừa là sở hữu toàn dân; quyền lực nhà nước vừa chuyên quyền lại vừa có tính dân chủ cao độ).
Để giải quyết rối ren, khủng hoảng trong nước, đi đôi với đàn áp, tuyên truyền chính trị, phát xít Đức tiến hành tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, bao cấp, tự cấp tự túc và ưu tiên phục vụ nhu cầu tái vũ trang.
Tháng 7-1933, Hitle lập Tổng hội đồng kinh tế trực thuộc Bộ kinh tế để tác động, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động kinh tế đất nước. Bản thân bọn đầu sỏ phát xít tham gia ban quản đốc và hội đồng kiểm soát các công ty lũng đoạn lớn nhất.
Ở các xí nghiệp, lao động được quân sự hóa, lực lượng công nhân bị quản lý sát sao. Theo sắc lệnh được Hitle ký ngày 1-5-1933, Thanh niên Đức từ 18 đến 25 tuổi phải thực hiện chế độ lao động “tự nguyện” trong 2 năm. Họ phải sống như binh lính tập trung trong các doanh trại.
Công nghiệp Đức được đẩy lên mức hoạt động hết sức khẩn trương, tập trung vào công nghệ chế tạo và tìm cách đạt được tự túc về dầu lửa, kim loại, cao su và bông.


nha_quoc_hoi_bi_dot_400
Toà nhà Quốc hội Đức bị đốt cháy , dẫn đến  việc  Đảng Cộng sản Đức sau đó bị cấm hoạt  động
Những năm tiếp theo, nền kinh tế “quân sự hóa” càng được đẩy mạnh công khai, tất cả các ngành đều hoạt động ưu tiên phục vụ cho việc xây dựng lực lượng quân sự để chuẩn bị chiến tranh xâm lược. Cả một guồng máy sản xuất công nghiệp được định hướng nhằm thỏa mãn kế hoạch chế tạo vũ khí, khí tài phát triển lực lượng vũ trang, đặc biệt là không quân và hải quân, của Bộ tổng tham mưu Đức. Nông nghiệp cũng được cải tổ theo định hướng đó. Phát xít Đức cũng tăng cường xây dựng đường xá, cầu cống, kho tàng, căn cứ quân sự trên khắp đất nước. Do đó, nền kinh tế Đức đã được kích hoạt lên trạng thái rất sôi nổi, khẩn trương, nạn thất nghiệp được giải quyết. Một số ngành công nghiệp quân sự hoạt động hết công suất, trình độ chế tạo ở nhiều mặt đã đuổi kịp, thậm chí có mặt vượt trội so với của nhiều nước tư bản lớn. Tuy nhiên, chúng ta thấy, giải quyết khủng hoảng bằng một nền công - nông nghiệp đột biến, sôi nổi một cách thái quá do cưỡng bức như vậy, nhất định sẽ lại sụp đổ nhanh chóng nếu không giải quyết được “đầu ra” bằng chiến tranh xâm lược. Vì vậy sự gây chiến trong tương lai gần của phát xít Đức là không tránh khỏi.
Bên cạnh những nỗ lực xây dựng, sản xuất cơ sở đáp ứng cho cuộc chiến tranh qui mô lớn, guồng máy tuyên truyền, mị dân của phát xít Đức cũng được vận động hết công suất trong xã hội về một “nước đại Đức”, về một “dân tộc Đức thuần chủng”, về tư tưởng “phục thù rửa hận” cho sự thất trận của nước Đức trong thế chiến thứ nhất…, nhằm nhồi sọ nhân dân Đức, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên. Bắt đầu từ tháng 3-1935, tức khoảng 7 tháng sau khi được bè đảng và lực lượng quân phiệt suy tôn lên làm “Quốc trưởng”, Hitle lập tức ban hành sắc lệnh “Cưỡng bức quân sự”, qui định tất cả trai tráng từ 18 đến 35 phải đăng lính. Ba năm sau, phát xít Đức đã có một đạo quân thường trực tới hơn một triệu người và khi cần thiết, có thể huy động tới hơn 5 triệu lính.
Nói thêm, có quân đội, vũ khí nhiều, chưa hẳn đã quyết định được chiến trường. Bên cạnh việc “tái vũ trang” nước Đức, bên cạnh việc cải tiến, thiết kế chế tạo mới những trang thiết bị, vũ khí cơ động hơn, phát huy hiệu quả hỏa lực hơn, Hitle cùng Bộ tổng chỉ huy Đức cũng ráo riết xây dựng cho được một học thuyết chiến tranh với chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” và sau này thực tế đã áp dụng nó để phát động Chiến tranh thế giới thứ hai.

hit_le_bieu_duong_luc_luong_500
Cuộc biểu dương lực lượng của Đức Quốc xã ở Nuremberg   năm  1936.
Thật ra, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đã có nhiều nhà lý luận quân sự Đức luận bàn, đề xướng những cách thức tiến hành cho cuộc chiến “phục thù” ở tương lai. Chẳng hạn, năm 1927, tướng quí tộc là Phôn Braosít đã đề ra thuyết “Chiến tranh tổng lực”, nghĩa là huy động toàn bộ nhân tài vật lực của nước Đức vào chiến tranh. Tiếp đó, các viên tướng phát xít là Âymenxbécgiơ, Phulơ, Guđêrian nhấn mạnh rất nhiều đến vai trò xe tăng và đưa ra luận điểm sử dụng xe tăng thành “một lực lượng xung kích trong mũi tiến công”. Tướng Gơrinh đề ra thuyết “ném bom rải thảm” và điều cần thiết phải “tận dụng lực lượng không quân trong những trận ném bom hủy diệt”.
Theo bản huấn thị do Hitle ký ngày 25-10-1938 thì về đại thể, nguyên tắc của “chiến tranh chớp nhoáng” là:
- Tận dụng ưu thế về xe tăng và các sư đoàn bộ binh cơ giới có máy bay yểm trợ, đột phá mạnh, chọc thủng phòng tuyến đối phương rồi cứ thế tiến thật sâu, thật xa tùy theo điều kiện va khả năng cho phép.
- Tập trung cao độ binh lực, hỏa lực vào mũi tiến công chủ yếu. Tùy trường hợp cụ thể, có khi không cần tổ chức mũi tiến công thứ yếu mà chỉ cần một mũi đánh thật mạnh vào chính diện đối phương.
- Đặt nhiệm vụ tiêu diệt sinh lực địch là chính, chiếm giữ đất là phụ. Sau khi đột phá bằng các mũi tiến công sâu, mạnh thì lúc đó sự phát triển của chiến dịch sẽ hình thành thế bao vây vu hồi, tiêu diệt, làm tan rã bộ phận binh lực chủ yếu của đối phương, từ đó mới bắt đầu tổ chức càn quét, bình định, chiếm đóng lâu dài.
Về chính sách đối ngoại, ngay khi lên nắm chính quyền, Hitle đã tuyên bố hủy bỏ hiệp ước Vécxây. Tháng 3-1936, Hitle cho quân chiếm đóng khu phi quân sự Rênani (Rhenanie). Ngày 25-11-1936, Đức ký với Nhật bản hiệp ước “chống Quốc Tế Cộng Sản”. Tháng 11-1937, Ý chính thức tham gia hiệp ước này. Như vậy liên minh chính trị - quân sự tay ba Đức - Ý - Nhật đã hình thành, ba lò lửa chiến tranh thế giới thứ hai đã hợp thành một “Trục”.

a Chỉ trong thời gian ngắn, Hitler đã trở thành thủ tướng Đức, qua đó giúp ông ta hình thành nên Đế chế thứ Ba. Ảnh: Thegreateststory
 
Sau các cuộc đánh chiếm có tính chất thăm dò (thôn tính Áo vào tháng 3-1938 rồi Tiệp Khắc vào tháng 3-1939) mà không gặp sự phản kháng nào từ các cường quốc tư bản Anh, Pháp, Mỹ (với chính sách hòa hoãn, “không can thiệp”), phát xít Đức quyết định tấn công Ba Lan, gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
5 - Ý:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Ý thiệt hại nặng, đất nước kiệt quệ mọi nguồn dự trữ về vật chất và tài chính: tiêu mất 65 tỷ Lia vàng (tiền Ý), gần 60% tàu buôn bị hủy hoại, 63,5 vạn người chết và gần 50 vạn người bị thương vì chiến tranh, còn vay của Mỹ, Anh 4 tỷ đôla; nông nghiệp bị thu hẹp 10% diện tích trồng trọt. Thêm vào đó, dù thuộc phe thắng trận, nhưng là nước nhỏ, yếu thế, không kiếm chác được gì ở hội nghị Vécxây nên nền kinh tế Ý càng lâm vào tiêu điều. Đời sống giảm sút nghiêm trọng, nhiều người khốn đốn, cộng thêm ảnh hưởng từ Cách mạng tháng Mười mà phong trào đấu tranh quần chúng dâng lên mạnh mẽ.
Cuộn đấu tranh của công nhân Ý đạt đến đỉnh cao nhất vào năm 1920. Mùa thu năm 1920, phong trào lan khắp toàn quốc. Quần chúng, công nhân sau khi chiếm nhà máy, xí nghiệp đã tổ chức quản lý sản xuất và phân phối, thành lập các “đội cận vệ đỏ” để bảo vệ xí nghiệp. Ở một số thành phố, công nhân còn nắm giữ các hội đồng, thị chính. Tuy nhiên, đảng Xã Hội và các lãnh tụ công đoàn đã đi đến thỏa hiệp, ký kết thỏa ước với chính phủ và các chủ xí nghiệp với một số nhượng bộ đối với công nhân. Đạt được những nhượng bộ về quyền lợi đó, phong trào công nhân lắng xuống.


                      Benito Mussolini thủ tướng và lãnh tụ đảng Phát Xít Ý
Những người phái tả (chiếm thiếu số) trong đảng Xã Hội, không đồng tình với chủ trương thỏa hiệp, do Antôniô Gơramxi đứng đầu, đã tách ra thành lập đảng Cộng Sản Ý vào ngày 21-1-1921.
Trong bối cảnh đó, các thế lực cực hữu và dân tộc cực đoan cũng nổi dậy và tăng cường hoạt động. Từ đầu năm 1919, thành lập “Liên minh chiến đấu của nước Ý” (Fascio Italiani di combattimento); tập hợp lực lượng bằng một “cương lĩnh xã hội” mị dân, kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Lúc đầu, nó gồm các cựu chiến binh đã tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất, sau mở rộng, kết nạp thêm công nhân, thanh niên, công chức. Buổi đầu thành lập (1919), tổ chức này có khoảng 17.000 hội viên, đến năm 1922 (khi công bố chính cương, điều lệ như một đảng) số hội viên đã lên đến 700.000 người.
Từ năm 1921, đảng phát xít (từ này có nguồn gốc từ Fascio) của Mútxôlini. Chủ trương chống lại phong trào cách mạng công nhân. Mùa thu năm 1922, lực lượng phát xít đã nắm được những hội đồng của các thành phố lớn nhất, trong đó có Bôlônhơ và Milanô. Ngày 29-10-1922, dưới sức ép của chúng, vua Vichto Emmanuen III đã tuyên bố đề cử Mútxôlini làm Thủ tướng. Ngày 30-10-1922, bốn vạn thành viên phát xít có vũ trang đã thực hiện cuộc “tiến quân vào Rôma”, cướp được chính quyền một cách dễ dàng. Sau khi nhậm chức, Mútxôlini tuyên bố: chính phủ cũ (theo chế độ đại nghị tư sản) đã bị lật đổ và chính thức thành lập một “chính quyền mạnh” (thực chất là theo chế độ độc tài quân sự).
Trong hai năm 1923 - 1924, công nghiệp Ý đã có sự phát triển, nhờ một phần quan trọng là vay được những khoản tiền lớn của Mỹ. Riêng nước Mỹ đã đầu tư vào các công ty cổ phần ở Ý gần 200 triệu đôla.
Ngay từ đầu cầm quyền, chính phủ Mútxôlini đã thủ tiêu mọi ràng buộc về hoạt động kinh doanh, bãi bỏ nhiều thứ thuế cho bộ phận đại tư bản, bỏ chế độ làm việc 48 tiếng một tuần, cho phép chủ tư bản được tự do định đoạt chế độ làm việc ở các xí nghiệp, áp dụng chính sách khủng bố tàn bạo và công khai chống lại phong trào cách mạng vô sản, truy nã và giết hại hàng loạt những người Cộng Sản, hạ thấp lương công nhân, tăng thuế đánh vào nông dân, cho các đảng tư sản tham gia chính phủ và giữ nguyên các tổ chức công đoàn, nghị viện…
Đầu năm 1926, tình hình chính trị trong nước trở nên rối loạn. Phong trào chống chủ nghĩa phát xít tăng cao. Các đảng Cộng Sản, đảng Xã Hội, đảng Thiên Chúa Giáo và nhiều đảng phái khác lập thành phe đối lập chống chính phủ. Mútxôlini nhiều lần bị ám sát hụt. Nhân đó, chính phủ ban bố hàng loạt đạo luật nhằm tăng cường chuyên chính phát xít, như: cấm tất cả các đảng phái (trừ đảng phát xít), thủ tiêu tư cách các nghị viện và đóng cửa các cơ quan báo chí của họ, lập tòa án đặc biệt để bắt bớ, xử tử những người chống phát xít… Cuối cùng, đạo luật ban hành tháng 3-1928 trao cho lãnh tụ đảng phát xít quyền chọn đại biểu quốc hội, Mútxôlini trở thành độc tài, “nhân danh quyền lợi quốc gia” để thực hiện cai trị. Từ đây, chế độ dân chủ tư sản ở Ý bị thủ tiêu tận gốc, nhường chỗ cho chế độ phát xít khắc nghiệt và độc đoán.

ho so mat phuong tay nhiet tinh ho tro hitler tieu diet lien xo hinh 2 Từ trái qua phải: Thống chế-Chủ tịch Quốc hội phát xít Đức Hermann Goering, Ngoại trưởng Italy Count Ciano cùng trùm phát xít Italy Benito Mussolini bắt tay Thủ tướng Anh Neville Chamberlain trong hội nghị 4 nước tổ chức ở Munich, Đức vào năm 1938. Ảnh: AP.
 
Về đối ngoại, nước Ý phát xít tìm cách bành trướng, giành quyền làm chủ vùng biển Ađơriatich, mở rộng và duy trì ảnh hưởng ở Trung Âu. Trong những năm 1926 - 1927, phát xít Ý ra sức hoạt động và đã ký kết hiệp ước liên minh với Anbani mà trên thực tế là để kiểm soát nước này về tài chính và quân sự, chuẩn bị điều kiện cho những cuộc xâm lược ra vùng Bancăng sau này.
Năm 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lan sang Ý, giáng đòn nặng nề về nền kinh tế vốn còn yếu ớt ngay trong thời kỳ ổn định trước đó. Sản lượng công nghiệp năm 1932 giảm xuống còn 66,8% so với năm 1929, ngoại thương giảm 3 lần, khối lượng vận tải đường sắt giảm 44%. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Ý kéo dài rất lâu và không có giai đoạn phục hưng.
Đời sống của quần chúng trong những năm tháng này ngày càng khổ cực, tiền lương giảm sút rõ rệt, số người thất nghiệp lên đến gần 1 triệu, rất nhiều nông dân bị phá sản, lâm vào khốn quẫn. Chính vì vậy mà phong trào đấu tranh của quần chúng cần lao lại nổi lên mạnh mẽ và lẽ đương nhiên là bộ máy đàn áp của chế độ phát xít phình lên theo (tính đến năm 1938, riêng lực lượng cảnh sát đã lên tới 721 ngàn người).
Nước Ý phát xít cũng mưu đồ thoát ra khỏi khủng hoảng bằng cách tăng cường trấn áp, bóc lột nhân dân trong nước đồng thời với những cuộc phiêu lưu quân sự ở nước ngoài nhằm giành giật thị trường và đòi chia lại thuộc địa. Mútxôlini đã nuôi giấc mộng “Đại đế quốc La Mã” muốn xâm chiếm Bancăng, Ai Cập, Xu Đăng…, muốn biến Địa Trung Hải thành hải phận của mình và thiết lập nền thống trị ở Cận Đông. Ngày 3-10-1935, Ý đem quân xâm lược Êtiôpi và chiếm toàn bộ nước này vào tháng 5-1936. Năm 1936, Ý và Đức tiến hành can thiệp chống nước Cộng hòa Tây Ban Nha. Tháng 10-1936, Ý kí hiệp ước liên minh với Đức, sau đó gia nhập hiệp ước “Chống Quốc Tế Cộng Sản”. Tháng 4-1939, Ý thôn tính Anbani và ký hiệp định mới về liên minh quân sự và chính trị với Đức trong thời hạn 10 năm.

Mussolini đứng trên xe tăng với quân đội Ý lúc đánh chiếm Ethiopie, sáp nhập Ethiopie vào Ý và gọi tên là vùng Đông Phi của đế quốc Ý
Qua theo dõi tình hình thời sự nước Ý vừa rồi chúng ta thấy rằng nhà nước phát xít đầu tiên trên thế giới không phải là ở Đức mà chính là ở Ý, và người “sáng lập ra chủ nghĩa phát xít” không phải là Hitle mà là Mútxôlini. Rất nhiều khả năng là để đi đến mô hình chính quyền phát xít, Mútxôlini đã có thể học đòi một cách hình thức từ mô hình nhà nước Xô Viết và nền kinh tế kiểu tập trung của nó. Lời phán đoán này có vẻ “đổng”, nhưng… thôi kệ. Chúng ta tắt ngang, kể câu chuyện ngoài lề sau đây để bảo vệ ý mình, dù có thể là… ỉu xìu.
Bênitô Amincare Andrêa Mútxôlini ra đời ngày 25-7-1883 trong một gia đình nghèo ở Ý, cha làm thợ rèn, mẹ là giáo viên tiểu học. Cuộc đời của Mútxôlini từ thời thơ ấu đến khi trở thành lãnh tụ phát xít Ý là một chặng đường biến đổi tư tưởng kỳ lạ. Ngay từ thời kỳ còn ngồi trên ghế nhà trường, Mútxôlini đã được hấp thụ tư tưởng của người cha lúc đó là đảng viên đảng Xã Hội hoạt động trong phong trào công nhân Ý. Năm 18 tuổi, ngay sau khi tốt nghiệp Trường trung cấp sư phạm, Mútxôlini lập tức xin gia nhập đảng Xã Hội. Năm sau, Mútxôlini bỏ nghề dạy học, sang Thụy Sĩ, vừa làm thợ nề kiếm sống, vừa hoạt động trong phong trào công nhân Thụy Sĩ. Tại đây, Mútxôlini đã được tiếp xúc với nhiều trào lưu cách mạng thế giới hồi đầu thế kỷ XX. Bị trục xuất vì dính líu đến hoạt động tổ chức bãi công của công nhân, Mútxôlini quay về Ý, rồi thực hiện nghĩa vụ quân sự 2 năm (1905 - 1907), sau đó là giáo viên dạy tiếng Pháp trong một trường trung học, nhưng vẫn tiếp tục hoạt động chính trị trong hàng ngũ đảng Xã Hội nhằm lật đổ chế độ quân chủ Ý. Đích thân Mútxôlini đã từng là chủ bút tờ tuần báo của đảng Xã Hội mang tên “Đấu tranh giai cấp” (La lotta di classa) rồi tờ báo hàng ngày “Tiến lên” (Avanti) của đảng Xã Hội.
Năm 1914, chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Mútxôlini là một trong những nhà hoạt động chính trị công khai phản đối cuộc chiến tranh đế quốc nhằm xâu xé thị trường thế giới. Đến tháng 3-1915, chính nước Ý, tổ quốc của Mútxôlini cũng bị lôi cuốn vào chiến tranh. Một lần nữa, Mútxôlini lại nhập ngũ. Tháng 2-1917, Mútxôlini bị thương, xuất ngũ và sau khi bình phục, lại tiếp tục viết báo, hoạt động chính trị.
Như vậy là cho đến 35 tuổi, tức là khi kết thúc chiến tranh thế giới, Mútxôlini vẫn theo lập trường đấu tranh của đảng Xã Hội và trở thành nhà hoạt động trong phong trào công nhân ở Ý, được người ta biết đến tên tuổi qua các bài báo, qua các bài “diễn văn nảy lửa” về “đấu tranh giai cấp”, về “đoàn kết nhân dân”, về “bảo vệ hòa bình” của ông ta.

 Ảnh chụp Benito Mussolini trong hồ sơ cảnh sát Thụy Sĩ, 1903, lúc ông bị chính quyền Thụy Sĩ bắt và trục xuất
Bước ngoặt thay đổi lập trường tư tưởng của Mútxôlini có thể đã xảy ra ngay sau khi chiến tranh kết thúc, trong tình hình xám xịt và tiêu điều của đời sống xã hội - kinh tế nước Ý. Hoàn cảnh đó đã làm Mútxôlini suy nghĩ, tìm tòi cơ sở lý luận cũng như những kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới để đề ra một đường lối chính trị khả dĩ nhằm khôi phục đất nước, chấn hưng dân tộc, để rồi bắt đầu từ năm 1919, ông ta đã đi đến một chủ nghĩa và làm cho nó xuất hiện trên chính trường Ý mà sau này được gọi là “chủ nghĩa phát xít” - con đẻ quái thai từ tư tưởng chuyên chế, độc tài cùng với sự hô hào tinh thần dân tộc vị kỷ để huy động toàn bộ đất nước đi tìm kiếm danh lợi bằng những cuộc chiến tranh xâm lược đất nước khác, bằng sự nô dịch các dân tộc khác, mà thực chất ra là phục vụ quyền lợi cho đám tài phiệt đại tư bản.
“Chủ nghĩa phát xít” (Fascism), về mặt ngôn từ, bắt nguồn từ danh từ “Fascio” của Ý, nghĩa đen là “bó” (như bó rau, bó củi), nghĩa bóng là liên minh, liên kết với nhau. “Fascio” còn là tên gọi của một vũ khí cổ ở Ý. Vũ khí này gồm có một cái rìu, cán rìu được buộc thêm một bó củi ở chung quanh cho chắc. Mútxôlini đã chọn vũ khí Fascio này làm biểu tượng cho đảng của ông ta. Hình ảnh bó củi buộc chặt vào cán rìu tượng trưng cho sự liên minh, liên kết, sự gắn bó chặt chẽ của các đảng viên với nhau xung quanh lãnh tụ (El Đuce). Lãnh tụ đó chính là chiếc rìu tự xưng, có tên gọi Benitô Mútxôlini. Tiền thân của đảng phát xít với thủ lĩnh là Mútxôlini chính là tổ chức “Liên minh chiến đấu của nước Ý” (cũng do chính Mútxôlini sáng lập).

 Benito Mussolini (thứ hai từ trái sang, đeo băng trắng chéo) diễn hành cùng các đồng chí trong đảng Phát Xít Ý
Hitle nổi bật trên vũ đài thế giới như một tên phát xít đầu sỏ khét tiếng tàn bạo, từng làm mưa làm gió trên khắp chiến trường châu Âu. Nhưng rõ ràng chính Mútxôlini mới là cha đẻ của “chủ nghĩa phát xít”. Vị “cha đẻ” này nhỏ và yếu đến nỗi bị cái bóng của Hitle che khuất và phải nhờ che chở bằng cách đi theo, trở thành đồng minh “bèo bọt” của phe Trục.
Nhiều nhà sử học phương Tây khẳng định, Mútxôlini đã đề xướng ra nhiều đường lối chính sách, thậm chí cả những chủ trương cụ thể của chủ nghĩa phát xít mà sau đó Hitle đã bắt chước, rập khuôn. Nổi bật lên trên hết là cái “chủ nghĩa phát xít” và “chính đảng phát xít” Mútxôlini đã đề ra từ năm 1922 thì đến năm 1927, Hitle mới vay mượn để phác thảo “chính cương” của đảng Quốc Xã Đức. Năm 1922, Mútxôlini thành lập tổ chức “áo sơmi đen” nhằm lôi cuốn thanh niên làm lực lượng xung kích cho lực lượng phát xít Ý, thì đến 10 năm sau, ở Đức cũng xuất hiện tổ chức tương tự với tên “áo sơmi nâu”. El Duce có nghĩa là lãnh tụ tối cao; Mútxôlini sử dụng đề tập trung quyền lực với khẩu hiệu “El Duce quyết định tất cả”. Danh xưng “thủ lĩnh tối cao” (Fuhrer) của Hitle chính là phiên dịch ra tiếng Đức từ El Duce…

 Mussolini bị xử bắn và bị treo xác ngược đầu (thứ hai từ bên trái qua) tại Piazzale Loreto, Milan, 28-4-1945
6 - Nhật Bản:
Mùa xuân năm 1927, ở Nhật đã xuất hiện những dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế, đó là cuộc khủng hoảng tài chính. Đến năm 1929, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ dẫn đến đại suy thoái ở Châu Âu đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật. Khủng khoảng xảy ra trầm trọng nhất trong nông nghiệp (vì nông nghiệp Nhật phụ thuộc vào thị trường ngoài nước). Việc xuất khẩu tơ sống (chiếm gần 45% số hàng xuất cảng) giảm đến 84%. Mậu dịch đối ngoại năm 1930 so với năm 1925 giảm 2%, năm 1931 so với năm 1930 giảm 20%, và năm 1933 còn giảm nữa. Giá gạo năm 1930 so với năm 1929 hạ xuống còn một nửa. Sản xuất công nghiệp cũng sụt giảm nhanh chóng, năm 1930 sản lượng gang giảm 30%, thép giảm 47%.
Thị trường trong nước cũng bị thu hẹp do sự bần cùng hóa của nhân dân lao động. Chính phủ Hamaguxi (cầm quyền từ năm 1927) đã thi hành chính sách tiết kiệm bằng cách giảm ngân sách và hạ lương công nhân viên chức. Vào đầu năm 1930, ở Nhật có 1,5 triệu người thất nghiệp, đến giữa năm 1931 là 2,5 triệu người và cuối năm đó tăng lên là 3 triệu người.
Cuộc khủng hoảng gây ra những hậu quả tai hại trong xã hội Nhật. Mâu thuẫn xã hội trở nên ngày một gay gắt. Năm 1929 có 276 cuộc bãi công nổ ra, năm 1930 có 907 cuộc và năm 1931 có 998 cuộc.
Chủ nghĩa tư bản - đế quốc Nhật ngay từ khi mới ra đời đã mang sẵn tính quân phiệt và hiếu chiến khi khủng hoảng nổ ra, theo xu thế chung là tăng cường quản lý nhà nước để giải quyết hậu quả ở các nước tư bản và trong trường hợp thiếu nguyên liệu, thiếu thị trường tiêu thụ do nạn khủng hoảng toàn diện, toàn bộ hệ thống tư bản chủ nghĩa bị phong tỏa thì tương tự như Đức, Ý, nước Nhật cũng kiện toàn bộ máy nhà nước theo hướng quân phiệt hóa.

 dong_dat_o_nhat_nam_1923_500
“ Thủ đô Tôkiô sau trận động đất tháng 9/1923”:
Thị trường Trung Quốc rộng lớn luôn là đối tượng mà giới tài phiệt Nhật muốn độc chiếm từ lâu, đặc biệt là vùng đông - bắc, nơi tập trung 77% tổng số vốn của Nhật vào Trung Quốc. Ngày 18-9-1931, Nhật tạo ra “sự kiện đường sắt Nam mãn Châu” với lấy cớ đó đánh chiếm vùng đông - bắc Trung Quốc, dựng lên cái gọi là “nước Mãn Châu”, dựng Phổ Nghi (hoàng đế cuối cùng của nước Trung Hoa quân chủ) đứng đầu chính phủ bù nhìn, biến miền đó thành thuộc địa và bàn đạp của những cuộc phiêu lưu quân sự mới.
Tuy nhiên, trong nội bộ giới quân phiệt Nhật có sự mâu thuẫn nhau, chủ yếu trong vấn đề tiến hành chiến tranh xâm lược. Phái “Tân hưng” (“Sĩ quan trẻ”, được đám tài phiệt mới ủng hộ) chủ trương lật đổ chính phủ lập hiến, thành lập chính quyền độc tài quân sự mạnh và khẩn trương tiến hành chiến tranh xâm lược qui mô lớn. Còn phái “Thống chế” (“Sĩ quan già”, được đám tài phiệt cũ ủng hộ) thì muốn dùng bộ máy nhà nước sẵn có để tiến hành chiến tranh thận trọng và có sự chuẩn bị kỹ hơn. Từ năm 1932 đến năm 1935, xung đột gay gắt đã diễn ra giữa hai phái này.
Ngày 26-2-1936, phái “Sĩ quan trẻ” đã tiến hành đảo chính lật đổ chính phủ Ôcada để lập chính quyền độc tài quân sự. Cuộc đảo chính thất bại do không được đa số quân đội ủng hộ và bị phản đối bởi đông đảo nhân dân Tôkiô (thủ đô Nhật) và nhiều nơi khác. Dù bất thành nhưng ảnh hưởng của nó đã tăng cường tính cực hữu, phát xít đối với các chính phủ sau đó.
Tháng 2-1937, tướng Haiaxi lập nội các mới và ngày 31-3, tuyên bố giải tán quốc hội. Tháng 6-1937, sau cuộc tuyển cử, công tước Cônôê - chủ tịch thương viện - giữ chức thủ tướng. Chính phủ Cônôê là sự hòa hoãn tạm thời giữa các phe phái đối lập trên cơ sở thừa nhận cương lĩnh chiến tranh và đảm bảo đặc quyền của nghị viện.
Ngày 4-1-1939, chính phủ Cônôê từ chức. Nội các mới do Hiranuma cầm đầu ra đời. mặc dù tuyên bố rằng chính sách của mình “Không phải dân chủ cũng không phải phát xít” (?) nhưng thực chất đã thi hành những biện pháp của một chế độ độc tài quân sự, hiếu chiến: ra đạo luật tổng động viên toàn quốc, tăng cường kiểm soát kinh tế bằng cách thành lập “đội cảnh sát kinh tế”, thiết lập chế độ kiểm duyệt gắt gao để triệt thoái mọi biểu hiện chống chính phủ. Chính quyền Hiranuma cho rằng Mặt trận nhân dân là nguy hiểm nhất nên tiến hành đàn áp thẳng tay. Về đối ngoại, chính quyền này coi nhiệm vụ phát động chiến tranh xâm lược, cùng đồng minh trong phe Trục chống Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ là mục đích của mình.

nhat_chiem_man_chaupicture1_500
         QUÂN ĐỘI NHẬT CHIẾM MÃN CHÂU (9 - 1931)
Trước khi nổ ra chiến tranh thế giới thứ hai, giới quân phiệt Nhật đã mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Trung Quốc, tiến hành xâm lấn Mông Cổ, khiêu khích Liên Xô. Ngày 7-12-1941, Nhật bất ngờ tấn công căn cứ hải quân Mỹ là Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), gây ra cuộc chiến tranh Thái Bình Dương.

Seppuku thịnh hành trong kỷ nguyên võ sĩ đạo, vốn đã chấm dứt từ lâu trên lãnh thổ Nhật Bản. Tuy nhiên, tinh thần Samurai vẫn tác động mạnh tới đàn ông nước Nhật ngày nay. Các tài liệu lịch sử ghi nhận nhiều trường hợp tuẫn tiết để bảo vệ danh dự, đặc biệt sau khi Phát xít Nhật thất bại trong Thế chiến II.
Seppuku thịnh hành trong kỷ nguyên võ sĩ đạo, vốn đã chấm dứt từ lâu trên lãnh thổ Nhật Bản. Tuy nhiên, tinh thần Samurai vẫn tác động mạnh tới đàn ông nước Nhật ngày nay. Các tài liệu lịch sử ghi nhận nhiều trường hợp tuẫn tiết để bảo vệ danh dự, đặc biệt sau khi Phát xít Nhật thất bại trong Thế chiến II.
(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------------------
Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/24

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 Online cập nhật hôm nay | Tin tức 24h mới nhất ngày 26/02/2021 | ANTV
 
Thời Sự Quốc Tế Sáng 27/02: Cập Nhật Thông Tin Chính Trị Hôm Nay
 
Tin tức | Bản tin sáng 4AM 27/2 | Tin tức mới nhất hôm nay
 
Chiều Tây Đô - Tuấn Vũ & Mỹ Huyền | Nhạc sĩ: Lam Phương (ASIA 57)

Clip ảo thuật: Vừa diễn xong, ảo thuật gia liền bỏ chạy nhưng điều bất ngờ là anh lại xuất hiện dưới tấm vải

Soha
Trận Trafalgar diễn ra ngày 21/10/1805 giữa Hải quân Hoàng gia Anh và các hạm đội của Hải quân Pháp và Tây Ban Nha. Phía Anh đã giành chiến thắng quyết định nhưng đã mất đi Phó Đô đốc Lord Nelson, người đã bị bắn chết ngay trước khi cuộc chiến kết thúc.
Ứng viên giám đốc CIA coi Trung Quốc là mối lo hàng đầu - VietNamNet

Ứng viên giám đốc CIA coi Trung Quốc là mối lo hàng đầu

VietNamNet
Xem tiếp...