Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Quá hớp! 7

(ĐC sưu tầm trên NET)


                Hàng khủng
Xem tiếp...

Huế ơi, anh thương mà em đâu có biết! 11

(ĐC sưu tầm trên NET)

Chìm trong rượu, Thu thò đầu cơ khổ
Chẳng bóng người hoài đoái đứa cô hồn
Chờ qua đời, Thu lịm dần thương nhớ!...

May Huế kịp về xí xóa tủi hờn!
ĐC
 

Xem tiếp...

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

VĂN MINH HÓA 13 (Mặt trái tấm huân chương)

(ĐC sưu tầm trên NET)

BÀI CA TRÁI ĐẤT (Earth Song)

Thế còn ánh bình minh chói lọi thì sao?
Thế còn những giọt mưa trong lành thì sao?
Thế còn tất cả những điều
Mà bạn từng nói chúng ta phải đạt tới...
Thế còn những cánh đồng giết chóc thì sao?
Liệu còn có những khoảnh khắc đó chăng?
Thế còn tất cả những điều
Mà bạn từng nói của bạn và của tôi...
Liệu có bao giờ bạn ngừng lại để chú ý rằng
Tất cả những giọt máu chúng ta đã đổ ra

Liệu có bao giờ bạn ngừng lại để chú ý rằng
Mẹ Đất đang buồn đau, bờ bãi đang khóc ròng

Aaaaaaaaaah aaaaaaaaaah
Chúng ta đã làm gì với thế giới này
Nhìn chúng ta đã làm điều gì đây này
Thế còn tất cả sự hòa bình
Mà bạn đã hứa với đứa con trai duy nhất...
Thế còn những cánh đồng hoa bát ngát

Liệu còn có những khoảnh khắc đó chăng?
Thế còn tất cả những ước mơ
Mà bạn từng nói của bạn và của tôi...
Liệu có bao giờ bạn ngừng lại để chú ý rằng
Tất cả những đứa trẻ chết vì chiến tranh
Liệu có bao giờ bạn ngừng lại để chú ý rằng
Mẹ Đất đang buồn đau , bờ bãi đang khóc ròng

Aaaaaaaaaaah aaaaaaaaaaah
Tôi từng mơ
Tôi từng phóng tầm mắt xa hơn những vì sao
Giờ thì tôi không còn biết chúng ta đang ở đâu
Dù tôi biết rằng chúng ta đã trôi lạc thật xa

Aaaaaaaaaaah aaaaaaaaaaaah
Aaaaaaaaaaah aaaaaaaaaaaah

Này, thế còn ngày hôm qua
Thế còn những biển cả
Thiên đường đang gục ngã
Thậm chí tôi không thể thở được
Thế còn tất cả mọi thứ
Mà tôi đã trao cho bạn
Thế còn giá trị của thiên nhiên
Đó chính là nơi tạo nên hành tinh này
Thế còn những loài động vật
Chúng ta đã diệt bao nhiêu giới loài thành tro bụi

Thế còn những con voi
Phải chăng ta đã đánh mất niềm tin của chúng
Thế còn những con cá voi đang gào thét
Chúng ta đang tàn phá biển cả
Thế còn con đường mòn xuyên rừng thẳm
Bị thiêu rụi bất chấp lời khẩn nài
Thế còn mảnh đất thiêng liêng của chúng ta
Bị xâu xé bởi tín điều
Thế còn con người bình thường kia

Chúng ta không thể trả tự do cho anh ta sao?
Thế còn bao trẻ em đang chết
Bạn không nghe chúng khóc than sao?
Chúng ta đã sai ở đâu
Ai đó nói tôi biết tại sao
Thế còn đứa bé trai thì sao
Còn những ngày sắp tới?
Còn niềm vui của chúng?
Thế còn những người đàn ông?

Còn người đang khóc?
Còn tổ tông chúng ta>
Chết một lần nữa thì sao?
Liệu chúng ta có quan tâm hay không?
(Chúng ta, còn chúng ta thì sao?)

Aaaaaaaaaaaaah aaaaaaaaaaaaah



----------------------------------------------------------------

                                                     -ĐIỀM GỞ?

                                                                               
 
                                         

Cảnh báo nguy cơ chết đói của nhân loại trong tương lai

(GDVN) - Một nhóm 22 nhà khoa học nổi tiếng thế giới mới đây đã đưa ra lời cảnh báo về nguy cơ toàn nhân loại sẽ chết đói nhiều nếu dân số tiếp tục tăng nhanh.
    Một đội ngũ 22 nhà khoa học nổi tiếng cho biết dân số tăng nhanh đang đẩy Trái đất vào “đường cùng” khi những loài con người sống phụ thuộc vào sẽ bị tuyệt chủng và ảnh hưởng đến những ngành công nghiệp như ngư nghiệp, nông nghiệp và lâm nghiệp.
    Các nhà khoa học cảnh báo dân số tăng nhanh sẽ đẩy Trái đất vào đường cùng và khi đó con người có nguy cơ bị chết đói khi một số loài động thực vật tuyệt chủng.
    Các nhà cũng cho biết một khi 50% Trái đất bị bê tông hóa và nông nghiệp hóa thì sẽ xảy ra thảm họa toàn cầu.
    Chỉ cần một số khu vực vượt ngưỡng 50% hậu quả đã khủng khiếp rồi. Nếu toàn cầu đạt “đỉnh điểm” này thì hậu quả đến các nhà khoa học cũng không thể tiên liệu được.
    Vậy nên các nhà khoa học kêu gọi toàn cầu chung tay ngăn chặn thảm họa này và cũng đưa ra cảnh báo rằng một số khu vực trên hành tinh có dân số quá đông và đã không còn hi vọng gì nữa.
    Giáo sư Anthony Barnosky đến từ Đại học California ở Berkeley (Mỹ) cảnh báo: “Khi đó về mặt sinh học thế giới sẽ thay mới hoàn toàn. Các dữ liệu cho thấy sự sụt giảm trong đa dạng sinh học và những tác động nghiêm trọng lên nhiều thứ mà con người phụ thuộc vào để duy trì chất lượng cuộc sống trong đó có ngư nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và cả nước sạch. Điều này có thể xảy ra chỉ trong một vài thế hệ tới”.
    Các nghiên cứu về hệ sinh thái trên quy mô nhỏ cho thấy một khi một khu vực thay đổi đến 50-90% thì toàn bộ hệ sinh thái sẽ biến đổi khác hoàn toàn so với lúc ban đầu xét về sự đa dạng các chủng loại động thực vật, mối liên hệ giữa chúng và có thể dẫn đến tuyệt chủng nhiều loài gây mất đa dạng sinh học.
    Hiện tại với 7 tỉ người chiếm khoảng 43% bề mặt đất của Trái đất và sử dụng chúng vào mục đích nông nghiệp hoặc đô thị hóa. Như vậy với dự đoán dân số thế giới tăng lên khoảng 9 tỉ người vào năm 2045 thì 50% bề mặt Trái Đất sẽ bị ảnh hưởng vào năm 2025.
    Giáo sư Barnosky cho hay: “Điều đó có thể xảy ra không? Nếu nhìn vào quá khứ thì rõ ràng câu trả lời là có. Thực tế nó đã xảy ra. Sự chuyển đổi của thời kỳ sông băng diễn ra vào 11.700 năm trước chính là một minh chứng cho điều này.
    Nếu muốn tránh được những điều không hay xảy ra thì phải tránh cái mốc 50% đó”.
    Qua khung cảnh Trái đất về đêm này có thể thấy mật độ dân số dày đặc trên thế giới.
    Nghiên cứu của 22 nhà khoa học nổi tiếng thế giới này còn kêu gọi các thiết bị phỏng đoán tốt hơn dựa trên hiểu biết cụ thể bầu sinh quyển phản ứng như thế nào trước những điều kiện thay đổi nhanh trong quá khứ, bao gồm cả thời tiết và sự gia tăng dân số thế giới.
    Đại học California đã bắt đầu một dự án nghiên cứu trị giá 2.6 tỉ đô la Mỹ để phát triển những thiết bị dự đoán sinh học cụ thể và đáng tin cậy để tìm hiểu xem động thực vật đã phản ứng như thế nào với những biến đổi lớn đó.
    Các nhà khoa học trong đó có các nhà sinh vật học, sinh thái học, địa chất học, cổ sinh vật học và các nhà lý thuyết về các hệ thống phức tạp đến từ Mỹ, Canada, Nam Mỹ và Châu Âu cho biết đã xuất hiện những tín hiệu cảnh báo điều này nhưng chưa rõ khi nào Trái đất sẽ chạm ngưỡng đỉnh điểm toàn cầu đó.
    Giáo sư Barnosky cho rằng: “Chúng ta thực sự cần phải nghĩ về đỉnh điểm toàn cầu này vì ngay cả những khu vực mà chúng ta không trực tiếp nhắc đến cũng có thể có những biến đổi lớn.
    Thiếu ăn sẽ là vấn đề nghiêm trọng mà con người sẽ phải đối phó

    Nguyên nhân gốc rễ chính là sự gia tăng dân số và lượng tài nguyên mỗi người trong số chúng ta sử dụng.”
    Đồng tác giả của nghiên cứu này là Elizabeth Hadly đến từ Đại học Stanford (Mỹ) cho biết: “Có thể chúng ta đã trải qua đỉnh điểm này ở khu vực nhất định nào đó trên thế giới. Tôi vừa từ dãy Himalayas ở Nepal trở về và đã được chứng kiến cảnh những gia đình dùng dao rựa ẩu đả với nhau vì gỗ để nấu nướng trong một buổi tối.
    Ở những nơi mà chính phủ còn thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản và người dân phải tự lo liệu cuộc sống thì sự đa dạng sinh học bị ảnh hưởng nặng nề. Chúng ta đang rất cần sự phối hợp toàn cầu”.
    Họ kêu gọi sự phối hợp toàn cầu để giảm dân số và việc sử dụng tài nguyên trên mỗi đầu người, thay thế những nhiên liệu hóa thạch bằng những nguồn bền vững, phát triển sản xuất và phân bổ thức ăn năng suất cao hơn, đồng thời quản lý, phần đất đai và đại dương chưa bị xâm lấn bởi con người như là nguồn tích trữ đa dạng sinh học và hệ sinh thái”.
    Tình trạng đói ăn ở một số quốc gia ở châu Phi năm 2011

    Giáo sư Barnosky cho rằng nhân loại đang đứng ở một ngã tư đường và phải đưa ra quyết định lựa chọn hợp lý:
    “Một lựa chọn là thừa nhận những vấn đề này cũng như những hậu quả tiềm tàng của nó và cố gắng điều chỉnh tương lai theo hướng chúng ta muốn. Một phương án khác là không hành động gì mà chỉ nghĩ: “Cứ bình thường xem chuyện gì xảy ra”.
    Tôi đoán là nếu chúng ta lựa chọn phương án thứ hai thì nhân loại vẫn tồn tại đấy nhưng chúng ta sẽ được chứng kiến những hậu quả làm giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống cho con cháu chúng ta”.
    Nhóm những nhà nghiên cứu uy tín này cho rằng biến đổi khí hậu, áp lực dân số và tình trạng phá hủy hệ sinh thái tự nhiên trên diện rộng có thể đang đẩy bầu sinh quyển đến những biến đổi không thể tránh khỏi với những hậu quả khủng khiếp.
    Có khả năng chỉ trong một vài thế hệ tới thức ăn và nguồn cung cấp nước của nhân loại sẽ bị ảnh hưởng khi một số loài động thực vật tuyệt chủng hoàn toàn.
    Tuy nhiên, chúng ta có thể chuẩn bị tinh thần bằng cách nhìn lại những bài học đã xảy ra trong quá khứ để rút ra bài học nghiêm túc.
    Nghiên cứu này đã được đăng trên tập san nổi tiếng Thiên Nhiên (Nature) trong thứ 5 ngày 7 tháng 6 năm 2012.

                                                        -ĐỊNH MỆNH!!!???


     

    KHÔNG!!!


    We Are The World | USA For Africa

    Lyric:Lời Việt:
    There comes a time when we need a certain call
    When the world must come together as one
    There are people dying
    Oh, and it's time to lend a hand to life
    The greatest gift of all

    We can't go on pretending day by day
    That someone, somehow will soon make a change
    We're all a part of God's great big family
    And the truth - you know love is all we need

    (CHORUS)
    We are the world, we are the children
    We are the ones who make a brighter day
    so let's start giving
    There's a choice we're making
    We're saving our own lives
    It's true we'll make a better day
    Just you and me

    Well, send'em your heart
    So they know that someone cares
    And their lives will be stronger and free
    As God has shown us
    By turning stone to bread
    And so we all must lend a helping hand

    (REPEAT CHORUS)

    When you're down and out
    There seems no hope at all
    But if you just believe
    There's no way we can fall
    Well, well, well, let's realize
    That one change can only come
    When we stand together as one

    (REPEAT CHORUS AND FADE)
    Có lúc chúng ta cần một lời kêu gọi thật sự
    Khi thế giới phải đoàn kết thành một khối
    Có nhiều người đang chết
    Ôi, và tới lúc giúp đỡ cuộc đời này
    Món quà tuyệt vời nhất

    Chúng ta không thể cứ ngày qua ngày giả vờ
    Rằng ai đó, bằng cách nào đó sẽ sớm tạo ra sự thay đổi
    Chúng ta đều là một phần của đại gia đình của Thượng Đế
    Và sự thật - bạn biết đấy, tình yêu là tất cả những gì chúng ta cần

    (Điệp khúc)
    Chúng ta là thế giới này, là những trẻ em
    Là những người tạo nên một ngày sáng sủa hơn
    Vì thế chúng ta hãy bắt đầu cho đi
    Có một sự chọn lựa mà chúng ta đang chọn
    Chúng ta đang cứu rỗi chính cuộc đời mình
    Thật đấy, chúng ta sẽ tạo nên một ngày tốt đẹp hơn
    Chỉ có bạn và tôi thôi

    Ừ, hãy trao họ trái tim của bạn
    Để họ biết rằng có ai đó quan tâm
    Và cuộc đời họ sẽ mạnh mẽ hơn và tự do
    Như Thượng Đế đã chứng thực cho chúng ta thấy
    Bằng cách hóa đá thành bánh mì
    Và vì thế, chúng ta đều phải đưa tay giúp đỡ

    (Điệp khúc)

    Khi bạn rã rời và kiệt quệ
    Có vẻ như chẳng còn hi vọng nữa
    Nhưng nếu như bạn chỉ cần tin tưởng
    Thì chúng ta không thể nào thất bại đâu
    Ừ, chúng ta hãy cùng nhận thức
    Rằng một sự thay đổi chỉ có thể đến
    Khi chúng ta đoàn kết cùng nhau

    (Điệp khúc)
    Xem tiếp...

    Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

    ĐẸP THAY TRÊN ĐỐNG RÁC!

     

    TRÊN ĐỐNG RÁC*

    Chiều xuân muộn trải tâm tình khao khát
    Máu thầm yêu rào rạt mảnh hồn trai
    Tôi gặp em một mình trên đống rác
    Tóc rối bời nắng nhạt phủ bờ vai...

    Em đào em bới
    Em xới em moi
    Đống cặn bã của vàng son nhung lụa
    Dưới lớp rác hôi tanh và nhầy nhụa
    Em đang tìm chén gạo cho ngày mai.

    Một cây đinh ngắn
    Nửa mảnh sứ dày
    Vài chiếc khoen đồng
    Đôi con vít sắt
    Người ta vứt của đời em cứ nhặt
    Nhục hay vinh thây kệ chuyện trần ai!

     

    Một kẻ đi qua
    Nhiều kẻ đi qua
    Một chiếc xe qua
    Nhiều chiếc xe qua
    Người trên xe bịt mũi phất mùi xoa
    Kẻ dưới lộ cũng cau mày rảo bước
    Người ta sợ mùi hôi tanh ẩm ướt
    Làm bợn nhơ nếp sống đượm xa hoa.

    Áo đẹp, khăn thơm, mắt biếc, tay ngà
    Ai để ý làm chi trên đống rác
    Đang triển lãm bức tranh đời bi đát
    Đượm màu thương thời đại chửa ghi lời!

     

    Người em thương yêu ơi!
    Em có biết hay là em không biết
    Rằng đất nước em giàu khôn kể xiết
    Vô tận tài nguyên, phong phú hoa màu
    Bạc nào mua cho hết lúa Cà Mau
    Vàng đọng khối cao su miền đất đỏ
    Cây trái ngọt bốn mùa thơm, béo bổ
    Bờ Cửu Long hiền dịu tiếp phù sa...

    Bởi vì đâu bầu vú mẹ tuôn ra
    Dòng sữa ngọt mà con không được hưởng?
    Để cho em phải sớm chiều vất vưởng
    Mảnh đời thơ làm bạn với hôi tanh
    Cành hoa non ngào ngạt đượm hương lành
    Nở gượng gạo âm thầm trong héo hắt!

     

    Nắng nhạt lần lần, một ngày sắp tắt
    Em ra về, bóng nhỏ ngả xiêu xiêu
    Mảnh thân gầy chập choạng trên đường chiều
    Bên tấp nập dòng người xe cuộn chảy...

    Bỗng dừng bước em cau mày ái ngại
    Một lão già hành khất mỏi hơi than
    Giơ tay xin, lê lết tấm thân tàn
    Trên hè phố, cạnh dòng đời lạnh lạt
    Người ta phớt, người ta xua, người ta quát
    Hoặc lắc đầu bình thản bước đi qua.

    Từ nhà ai văng vẳng một lời ca:
    "Đời đẹp lắm, buồn đau đà rũ sạch!"
    Em ứa lệ lần trong manh áo rách
    Cầm trao cho tờ giấy bạc bèo nhèo
    Bài thơ thương giữa những kẻ đói nghèo
    Đâu ai thấy chói ngời trên đống rác!

    Người em nhỏ mà tuổi thơ bi đát
    Kéo lê thê trên đống rác ven đường
    Má chưa hồng đã dạn gió dày sương
    Môi chưa thắm đã héo cùng mưa nắng,
    Đã gieo rắc những ý tình cay đắng
    Lên lòng tôi để kết lại thành thơ
    Đắng mà thơm, ngào ngạt đượm hương mơ
    Cay mà dịu, ngọt thanh tình nhân loại.

    Đêm nay,
    Mực chảy thành thơ giữa tiếng cười man dại
    Ngoài đường kia ánh điện nở hào quang
    Trải vàng son lên đại lộ huy hoàng
    Tôi ngồi đây âm thầm trong hẻm tối
    Trách tất cả gông cùm trên thế giới
    Sao lại xiềng đôi cánh của tình thương?!...


                                           Đại Chúng sưu tầm

    Chú thích: -Được chép lại từ một cuốn sổ nhật ký của bậc lão thành.
                      -Nghe nói (lâu quá rồi không nhớ chính xác) đăng trên
                       báo "Nhân đạo", Sài gòn 1951.
                                               
     
    Xem tiếp...

    TIẾU LÂM KIM CỔ 32 (Thù vặt!)

    -Đừng dờ...uốt đờ...uôi nhỏ mọn dzậy chờ...ứ, Lờ...âm Thờ...ời!
    -Xờ...ương người đẹp wá! Cờ...ả fê nuôn dồi!
    -Lờ...âm Thờ...ời chai cháng gì mà íu xờ...ìu, để già gân Bờ...u Chờ...in ẵm mất!
    -Tại mờ...ình, nỡ dồi thì thờ...ôi, cay cờ...ú mà nàm đờ...éo gì được?

    (ĐC chép từ http://vnexpress.net)

    Bộ trưởng xinh đẹp của Crimea gây bão mạng

    Video về buổi họp báo của tân bộ trưởng tư pháp Crimea Natalia Poklonskaya thu hút hàng trăm nghìn lượt xem, trong khi chân dung cô trở thành nguồn cảm hứng cho các họa sĩ phóng bút. 

    Natalia Poklonskaya trong buổi họp báo hôm 19/3. Ảnh: Youtube
    Natalia Poklonskaya trong buổi họp báo hôm 19/3. Ảnh chụp màn hình
    Poklonskaya, 33 tuổi, vừa được bổ nhiệm làm bộ trưởng tư pháp của nước cộng hòa tự trị Crimea hôm 11/3.
    Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở Crimea đang thu hút sự chú ý của dư luận, sau khi bán đảo Biển Đen này được sáp nhập vào lãnh thổ của Nga, hình ảnh của Poklonskaya cũng theo đó được lan truyền nhanh chóng trên khắp thế giới chỉ trong vài giờ.
    Video quay cảnh Poklonskaya đang lắng nghe câu hỏi từ một phóng viên hiện đạt gần 400.000 lượt xem kể từ khi được đăng tải lên kênh Youtube tiếng Nhật Bản, dù câu trả lời của cô không hề được dịch. 
    Một chia sẻ trên mạng xã hội Twitter có hình ảnh của luật sư tóc vàng với chú thích đơn giản "Bộ trưởng tư pháp mới của Crimea", kèm một đường dẫn đến video trên, đã được chia sẻ lại đến gần 10.000 lần.
    Những fan hâm mộ của Poklonskaya ở Nhật Bản thậm chí còn phóng tác hình ảnh của cô thành một nhân viên hoạt hình. Cạnh một bức tranh, một người viết "Nếu được sử dụng đúng cách, sắc đẹp thực sự là một vũ khí lợi hại", trong khi một người khác bình luận ngắn gọn "Mỹ nhân cứu tinh cả thế giới".
    Những hình ảnh của Poklonskaya trong đời thường cũng được những người hâm mộ cô khám phá ra và tiếp tục chuyền tay nhau trên mạng xã hội. Trong đó, bức ảnh cô mặc một chiếc váy đen, giày cao gót đỏ, tạo dáng trên ghế sofa, giúp số lượng fan của nữ bộ trưởng này tăng lên đáng kể.
    Hình ảnh đời thường của Natalia Poklonskaya. Ảnh: Mirror
    Hình ảnh đời thường của Natalia Poklonskaya. Ảnh: Mirror
    Poklonskaya từng là một luật sư cấp cao tại Văn phòng Công tố viên trưởng Ukraine ở thủ đô Kiev và thành phố Simferopol. Cô là một người ủng hộ chính sách thân Nga và từng mô tả giới chức Ukraine là "quỷ dữ từ tro tàn". Cô cũng chỉ trích các cuộc biểu tình của phe đối lập và gọi sự thay đổi chính phủ ở Kiev là "một cuộc đảo chính vi hiến".
    Chính phủ mới ở Ukraine đã truy tố hình sự Poklonskaya và tước bỏ chức danh "tư vấn pháp lý" của cô.
    Anh Ngọc
     

    Bộ trưởng của Crimea bị Ukraine truy nã

    Tên của Bộ trưởng Tư pháp Crimea Natalia Poklonskaya nằm trong danh sách "những kẻ trốn chạy cơ quan điều tra" của Ukraine.

    2841-384537-203808-2954-1395885862.jpg
    Bộ trưởng Tư pháp Crimea Natalia Poklonskaya. Ảnh: Chinanews
    Theo thông tin được đăng trên trang web chính thức của Bộ Nội vụ Ukraine, Poklonskaya bị buộc tội "đồng lõa và tham gia các hoạt động với mục đích thay đổi hoàn toàn, thậm chí lật đổ hệ thống Hiến pháp hay thâu tóm quyền lực nhà nước".
    Số điện thoại của Cơ quan An ninh Ukraine được dùng làm đường dây nóng cho việc trao đổi thông tin về nữ bộ trưởng của Crimea, Itar-Tass cho hay.
    Sau khi Crimea được sáp nhập vào Nga, hình ảnh của Poklonskaya được lan truyền nhanh chóng trên khắp thế giới. Nữ bộ trưởng đặc biệt nổi tiếng ở Nhật Bản khi video quay một buổi cuộc họp báo của cô được đăng tải lên kênh Youtube tiếng Nhật.
    Những người hâm mộ Poklonskaya ở đó còn phóng tác hình ảnh của cô thành một nhân vật hoạt hình. Cạnh một bức tranh, một người viết "Nếu được sử dụng đúng cách, sắc đẹp thực sự là một vũ khí lợi hại", trong khi một người khác bình luận ngắn gọn "Mỹ nhân cứu tinh cả thế giới" hay "Tôi sẽ đến Crimea tìm cô ấy".
    Trần Trang
    Xem tiếp...

    Dư luận xã hội 8 (Miếu Bản Thổ)

    -Chính quyền "của dân, do dân và vì dân" mà không tôn trọng dân, còn hành động kiểu "chơi cha" là...không đúng rồi!
    -Hành động như vậy là tâm chưa sáng, chưa hiểu nghĩa "thương dân", chưa thấm nhuần chân lý "nước lấy dân làm gốc", chưa phải "vì nhân dân phục vụ".
    -Đành rằng biến đổi là đặc trưng cơ bản của vận động tự nhiên-xã hội, đành rằng qui hoạch-xây dựng là yêu cầu tất yếu của sự phát triển kinh tế-xã hội. Nhưng phải "nắm vững" mối quan hệ biện chứng phá-xây để biết "giật mình" mà cẩn trọng, cân nhắc. Không có "phá" đi trước mở đường thì không thể có "xây". Xây chính là dựng nên cái mới trên nền tảng kế thừa tinh hoa cái cũ ("xây" của "người cũ" và "thiên nhiên cũ"!) nhằm đáp ứng yêu cầu cuộc sống trong thời đại mới. Nếu thiếu hiểu biết (chỉ cần nói đến đó thôi chứ chưa nói đến mưu mô tham nhũng!), cứ "cắm đầu" mà qui hoạch-xây tràn lan (theo những luận chứng "kinh thế cục cứt (?)!"), thì thật chí nguy, không khéo lại hóa ra...phá hoàn toàn(!) từ diện tích đất trồng trọt đến núi cao sông dài, từ cảnh quan thiên tạo hồn hậu đến môi trường sinh thái tự nhiên sẵn tiềm tàng và dồi dào thức ăn sạch, từ di sản với những tập quán tín ngưỡng thờ cúng mang bản sắc độc đáo mà cũng thấm đẫm đạo lý của người Việt đến những chứng tích lịch sử hàm chứa nguyên vẹn những mách bảo về khí thiêng sông núi Việt cũng như về truyền thống hiền hòa nhưng quật khởi của dân tộc Việt. Thật lo lắng cho tương lai đất nước và cho hậu thế lắm thay! (Có thể nào nỗi lo này cũng chỉ như nỗi lo...con bò trắng răng, chăng?)
    -“Người xưa nói: quan làm công bộc của dân, ta cũng có thể nói: Chính phủ là công bộc của dân vậy. Các công việc Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do, hạnh phúc cho mọi người. Cho nên, Chính phủ nhân dân bao giờ cũng đặt quyền lợi của nhân dân lên trên hết thảy” - Hồ Chí Minh 
    -Trong thời buổi có nhiều nét tương tự như buổi đầu "tích lũy tư bản" ở phương Tây đầy nhiễu nhương này, ai thực sự hiểu được và triển khai thực hiện được chính xác tinh thần câu giáo huấn trên của Hồ Chí Minh, người đó là hiền tài, là anh hùng của đất nước Việt cũng như của dân tộc Việt!
    ĐC


    (ĐC sưu tầm trên NET)

    Hàng trăm người dân Mễ Trì vẫn bám trụ đòi đường vào miếu cổ

    Chiều 26.3, có mặt tại khu vực trụ sở UBND xã Mễ Trì, theo phóng viên ghi nhận, hàng trăm người dân vẫn tụ tập trước cửa trụ sở UBND xã, treo cờ hội, lập bàn thờ, căng biển làng văn hóa, quyết đòi đường vào miếu Bản Thổ.

    Hàng trăm người dân địa phương vẫn quyết tụ tập trước cửa UBND xã Mễ Trì để treo cờ hội, lập bàn thờ, đòi đường vào miếu Bản Thổ.
    Hàng trăm người dân địa phương vẫn quyết tụ tập trước cửa UBND xã Mễ Trì để treo cờ hội, lập bàn thờ, đòi đường vào miếu Bản Thổ.
    Trước đó, theo phản ánh của người dân, chính quyền xã đã bán đất công của làng cho Công ty Điện lực Từ Liêm trong khi mảnh đất này là con đường mà nhiều năm nay, người dân địa phương vẫn sử dụng để đi vào ngôi miếu cổ Bản Thổ. Vì vậy, vào đêm 24.3, gần 700 người dân của hai thôn Mễ Trì Hạ và Mễ Trì Thượng (xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm) đã tập trung lại, tổ chức thuê máy xúc san gạt, đổ bê tông con đường từ miếu Bản Thổ đến trước cổng UBND xã.
    Khi phát hiện sự việc, cũng trong đêm 24.3 huyện Từ Liêm đã huy động lực lượng công an, cảnh sát cơ động, dân phòng… đến ngăn cản người dân thi công con đường. Nhiều người dân đã khẳng định, trong quá trình ngăn cản người dân, lực lượng chức năng có mang theo súng và bắn chỉ thiên 2 lần. Đến rạng sáng 25.3, khi lực lượng chức năng ra về, người dân tiếp tục hoàn thành việc đổ bê tông con đường vào miếu.
    Chiều 26.3, khi phóng viên  có mặt tại hiện trường, vẫn có hàng trăm người dân tập trung trước cửa trụ sở UBND xã, treo cờ hội, lập bàn thờ, căng biển làng văn hóa để quyết đòi đường vào miếu cổ.

    Chị Đỗ Thị Hoa, người dân xóm 1, thôn Mễ Trì Hạ cho biết: “Từ đêm 24.3 đến nay, gia đình tôi thay phiên nhau tập trung ở đây cùng người dân địa phương để quyết đòi lại con đường. Nguyện vọng của người dân là mong muốn được nghe lời giải thích của lãnh đạo xã, nhưng chưa nhận được câu trả lời cụ thể bởi các lãnh đạo xã đều không có mặt ở trụ sở UBND xã”.
    Theo người dân địa phương, miếu Bản Thổ có niên đại từ năm 945 và được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1992.
    Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hải, một người dân khác của xã Mễ Trì khẳng định: “Khi làng mở hội, chúng tôi chỉ có con đường duy nhất này để rước lễ. Tuy nhiên, chính quyền xã đã tự ý bán đất công của làng cho Công ty Điện lực Từ Liêm mà không hề có cuộc họp nào với người dân, cắt mất đường đi của dân”.

    Ông Hải cũng nhấn mạnh, khi người dân phản ứng thì lực lượng chức năng đã bắn súng chỉ thiên với mục đích giải tán đám đông. Nhiều người dân khác của xã Mễ Trì khi được hỏi cũng tỏ ra rất bức xúc và thể hiện quyết tâm đòi lại con đường hoặc phải nhận được câu trả lời thỏa đáng của lãnh đạo xã về vấn đề này.
    Vào trong trụ sở UBND xã, theo ghi nhận của phóng viên , các lãnh đạo UBND xã đều không có mặt, cửa phòng làm việc đều khóa trái.

    Trước đó, vào ngày 25.3, trả lời báo chí xung quanh sự việc này, bà Nguyễn Thị Hường, Phó Chủ tịch phụ trách mảng văn hóa, xã hội của xã Mễ Trì cho biết: Từ năm 2007, UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định thu hồi một số diện tích đất tại xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm để xây dựng Trung tâm vui chơi thể thao xã Mễ Trì và cho Công ty Điện lực thành phố Hà Nội thuê để xây dựng nhà điều hành sản xuất điện lực Từ Liêm.
    Các diện tích đất này có dính vào đoạn đường dân sinh trên, khiến họ không còn được sử dụng như trước nữa. Mặt khác, việc khớp nối hạ tầng trong khu vực này chưa được thực hiện, do vậy việc đi lại của nhân dân rất khó khăn. Vì vậy, ngày 8.8.2013, UBND xã đã quyết định khớp nối tạm thời đoạn đường này. Do nhân dân chưa hiểu nên mới xảy ra tình trạng tụ tập để phản đối vì nghĩ rằng chính quyền làm đường cho Công ty Điện lực Từ Liêm nên không cho dân đi nữa.
    Về thông tin công an đã bắn súng dọa người dân trong đêm 24.3, bà Hường cho biết: Bà có nghe phản ánh đó, còn thực hư thế nào thì không nắm rõ do bà không có mặt ở hiện trường vào thời điểm này.
    Xem tiếp...

    Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

    TIẾU LÂM KIM CỔ 31(Chuyện bà Tám)

    (ĐC sưu tầm trên NET)


    Xem tiếp...

    CÂU CHUYỆN TÂM LINH 46 (Nghiêm Tân)

    (ĐC sưu tầm trên NET)

    1- KHÍ CÔNG

    2-NGHIÊM TÂN



    https://www.youtube.com/watch?v=Lg3b_q3ntfs

    Nghiêm Tân sinh trưởng ở một làng nhỏ thuộc huyện Giang Dân, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Nghiêm Tân có vóc người nhỏ nhắn, là con thứ của một gia đình có truyền thống thượng võ nên từ nhỏ đã yêu thích quyền cước. Một chuyện kỳ lạ đã đưa Nghiêm Tân đến với khí công. Vào năm bốn tuổi, một hôm, bé Nghiêm Tân đang nô đùa cùng với bọn trẻ trong rừng, bất ngờ gặp một người đàn ông tuổi trung niên. Với một thứ khinh công tột đỉnh, chỉ trong nháy mắt, ông đã biến mất. Nhìn khắp bốn bề đều không thấy bóng hình, như đã bay lên trời cao hay biến vào lòng đất vậy. Thế rồi, chỉ trong thóang chốc ông lại đột ngột hiện ra, đứng trước bọn trẻ đang ngơ ngác. Bé Nghiêm Tân nhìn đến ngây người và cứ níu ông đòi dạy võ. Cuối cùng vị cao thủ võ lâm ẩn cư tu thân luyện công nơi núi rừng sâu ấy đã nhận cậu bé bốn tuổi này làm đệ tử. Ông cấm Nghiêm Tân tiết lộ thân thế bí ẩn của mình.

    Dưới sự chỉ dẫn của sư phụ, Nghiêm Tân tĩnh tâm học khí công. Ba, bốn năm trôi qua, cậu bé cảm thấy xương cốt, thần kinh và máu thịt trong người như đã thay đổi hẳn. Dòng máu trong thân thể như sôi bỏng, hai bàn tay nóng ran rát. Ngày thường luyện công trong phòng, mắt không chút nhìn xiên, nhưng thoàn thân Nghiêm Tân như đã bay ra tới cánh đồng quang đãng. Khi nhắm mắt ngưng thần, trước mắt thấy nổi lên lớp lớp ánh sáng trắng loang loáng. ánh sáng qua đi, trong đầu hiện ra hình dáng những đồ đạc bày trong phòng như bàn, ghế, giường tủ... không bao lâu lại sinh những dải sóng óng ánh các màụ Sư phụ bảo đó là kết quả do chuyên tâm chú thần công lực và thăng hoa đã đạt được.
    Năm tám tuổi, nhờ cha thân đến cầu xin, Nghiêm Tân lại được nhà khí công lừng danh là Hải Đăng pháp sư vui lòng truyền dạy bí pháp. Hải Đăng pháp sư là bậc võ lâm lão tiền bối, võ nghệ tinh sâu, công lực phi phàm và cực kỳ nghiêm khắc đối với các đệ tử của mình. Theo tông phái của Hải Đăng pháp sư, Nghiêm Tân nhập môn, nhập đạo, được học tập một cách hoàn chỉnh các môn: Vân thông khí công, Thiếu niên tinh quyền, Tỉnh lã quyền (bao gồm đường quyền từ thứ năm đến thứ chín của phái Thiếu Lâm), Hình ý quyền, La Hán quyền, rồi đao thương, kiếm, côn, kích, roi... Tiếp sau đó, Nghiêm Tân lần lượt luyện công học nghệ với hơn hai mươi vị sư phụ, họ hoặc là võ lâm đại sư, hoặc là những cao thủ trong người nắm những tuyệt chiêu thần kỳ của chư gia môn pháị. Nghiêm Tân nghiền ngẫm, trau dồi những sở trường của từng môn phái và dần hình thành công phu đặc sắc độc đáo của bản thân.

    Khi luyện công, Nghiêm Tân chọn giờ Tý và giờ Dần. Theo học thuyết "Tý Ngọ lưu chú" trong y học cổ truyền Trung Hoa, vào giờ Tý và giờ Dần, khí huyết trong cơ thể con người đặc biệt thịnh vượng, luyện công vào thời khác đó sẽ có thêm tác dụng. Nghiêm Tân thường luyện công trong rừng, trên núi, ở những vùng gần mạch nước là những nơi có địa từ mạnh, mượn ngoại lực của địa từ trường trợ lực, có thể thúc đẩy nội khí tăng trưởng.
    Để đạt tới đỉnh cao trong võ công, Nghiêm Tân ghi lòng tạc dạ giáo huấn của sư phụ, giữ nghiêm ”Thất giới“ (tức là bảy điều kiêng kỵ). Ngoài kiêng rượu, sắc, tài, khí, còn kỵ ngôn (không xuất ngôn hại người), kỵ ngủ đêm (đêm luyện công vào giờ Tý, buổi sáng lại phải dậy sớm vào giờ Dần để luyện công, rất ít ngủ). Đồng thời Nghiêm Tân quanh năm ăn chay, kiêng mỡ, kỵ tanh. Năm 11 tuổi, khi nhắm mắt phát công, những vật thể trước mắt nổi rõ trong đầu với hình khối và màu sắc hoàn toàn giống và rõ như đang mở mắt nhìn. Khi công phu đã thâm hậu, nhắm mắt phát động, Nghiêm Tân đã có thể thấu thị xuyên suốt cơ thể con người, không chỉ ”thấy được“ hình dáng bên ngoài, mà còn ”thấy được“ cả xương cốt, dây thần kinh phát sáng và dòng máu sẫm đang tuần hoàn trong huyết quản.

    Năm 13 tuổi, Nghiêm Tân đã có khả năng phát ra ngoại lực để chữa bệnh cho con ngườị. Năm đó, Tân trở thành học trò của lão y sư Trịnh Bá Chương, một thầy thuốc nổi tiếng trong giới Đông y Trung Quốc. Năm 1974, Nghiêm Tân thi vào Học viện Y khoa Thành Đô, học tập một cách hệ thống kiến thức lý thuyết, thực hành của Đông y và Tây y. Năm tháng trôi qua, Nghiêm Tân đã tập hợp được trong mình những hiểu biết y học, võ thuật, khí công và nhiều công năng đặc dị khác, rèn luyện đạt tới một bản lĩnh kỳ diệu, một tài năng chữa bệnh thần kỳ. Trở thành một thầy thuốc hành nghề giữa dân gian, ông làm được những kỳ tích con người khó tưởng tượng nổi, được thiên hạ tôn xưng là ”Thiên phủ thần y, Hoa Đà tái thế“.

    Khí công chữa bệnh mang đầy sắc thái truyền kỳ, nhưng lại là sự việc có thật trong cuộc sống hiện nay ở Trung Quốc, mà Nghiêm Tân là một sự thật sinh động. ”Huyền thoại“ về Nghiêm Tân có rất nhiều, chúng tôi xin nêu ở đây một vài câu chuyện "người thật, việc thật".

    Chữa đau bụng và giải độc

    Năm 1978, tại công trường mở rộng nhà ga xe lửa Thành Đô, một người thợ trẻ đột ngột bị đau bụng dữ dội, cơn đau dồn dập làm anh ta lăn lộn giãy giụa dưới bùn đất, mồ hôi lạnh vã ra nhễ nhạị Vừa lúc ấy, Nghiêm Tân đi qua, tình cờ nhìn thấy liền bảo học trò là Trần Bang Vinh lấy một cốc nước, tự tay Nghiêm Tân đưa cho người thợ trẻ. Uống hết cốc nước, anh dứt hẳn cơn đau và đứng ngay dậy xúc động lẩm bẩm: "Hôm nay được gặp tiên rồi". Thật ra, đối với Nghiêm Tân đó là một chuyện bình thường, nước thường hoặc rượu bia, Nghiêm Tân đều có thể dùng để chữa bệnh.

    Một ngày năm 1983, một phụ nữ ở Cẩm Dương gặp bức bối trong việc gia đình, suy nghĩ bế tắc, uống thuốc trừ sâu tự tử, lúc được phát hiện thì đã ở trong tình trạng nguy ki.ch. Người nhà cuống quýt vội đưa chị đi bệnh viện, trên đường vừa may gặp Nghiêm Tân. Ông liền điểm huyệt và vận khí phát công cấp cứu, chỉ trong phút chốc, người đàn bà ấy nôn thốc nôn tháo, rồi hồi tỉnh dần. Nghiêm Tân nhổ mấy nhánh cỏ xanh ven đường, dùng tay vò qua rồi bảo người phụ nữ nhai nuốt, chỉ với chừng ấy thôi, đã cứu sống được một mạng người.

    Chữa gãy xương

    Nghiêm Tân còn có thể làm cho xương cốt bị gãy vụn trở lại lành lặn như xưa. Vào khoảng 10h sáng ngày 27-4-1984, một công nhân trẻ của nhà máy thép Trùng Khánh tên là Túc Bình bị tai nạn giao thông. Bệnh viện chụp X Quang, cho biết hai xương bả vai bị gãy rời, vỡ vụn, khớp vai phải thoát vị.. Điều trị một tháng, vai anh ta vẫn không động đậy được, qua hội chẩn, bệnh viện bó tay, Túc Bình được chuyển tới Viện Nghiên cứu đông y Trùng Khánh, xin Nghiêm Tân chữa trị.. Nghiêm Tân lặng lẽ ngồi trước nạn nhân, hai tay duỗi ngửa từ từ nhập định. Sau mấy nhịp thở sâu, ông mở miệng: "Hai xương bả vai gãy rời vụn. Chỗ ghép nối ở điểm bên phải xương bả vai khoảng chừng ba phân bị chệch". Những điều chẩn đoán bằng phát công thấu thị của Nghiêm Tân hoàn toàn khớp với kết quả chụp X quang sau đó. Tiếp đó, những dải băng chằng chịt quấn chặt lấy thân thể Túc Bình được cởi bỏ hết. Nạn nhân được dìu nằm sấp lên giường. Nghiêm Tân huy động cả hai tay băm, đấm, xoa, bóp mạnh mẽ trên lưng Túc Bình. làm anh có cảm giác buồn buồn, tê tê, cả một vùng sau lưng mát lạnh. Chừng 20 phút sau, Nghiêm Tân thu hồi công lực, đi thăm bệnh ở các phòng khác. Khoảng nửa giờ sau, ông quay lại nói với Túc Bình lúc này vẫn ngoan ngoãn nằm im trên giường: "Xoay ngửa người lại". Anh ta sửng sốt nhìn Nghiêm Tân, nghĩ tai mình nghe nhầm. Nghiêm Tân hiểu ý, nói thêm: "Đừng sợ, cứ làm như chưa từng bị làm sao ấy". Túc Bình lấy sức xoay mình và nằm ngửa ra một cách dễ dàng. "Bây giờ anh hãy làm mấy động tác giã giò co tay trên giường". Như huấn luyện viên đang ra lệnh cho vận động viên của mình, Nghiêm Tân nói: "Sợ gì nào, anh khỏi hẳn rồi mà". Túc Bình xúc động quay sấp mình, làm liền năm động tác co tay giã giò. Sau đó theo lệnh của Nghiêm Tân, anh ta xuống giường, bước ra đến cửa, nắm lấy khung cửa làm một mạch 30 lần động tác co tay trên xà, còn dùng một tay nhấc lên vật nặng trên 20kg.

    Ngày 10-2-1985, hai bác sĩ Lý Du Và Từ Mãn ở Quân y viện Tây Nam đã khám lại cho Túc Bình. Kiểm tra X quan và chụp phim chứng thực vết thương đã lành hẳn, nay những chỗ xương bị gãy vụn trước kia cũng không còn để lại dấu vết gì. Từ đó trở đi, công năng hai vai của Túc Bình đã hồi phục hoàn toàn; trở về nhà máy, những phối kiện thép nặng hàng tạ anh lại có thể đẩy dễ dàng. Anh có thể dùng vai để nâng vật nặng cả tạ mà vẫn bình thường.

    Gặp những ca gãy xương, Nghiêm Tân thường dùng ngoại khí để trị liệụ. Hình thức phát công này rất đa dạng. Có lúc phát công ở sát gần, cũng có khi phải phát công ở cự ly xa, hoặc cách vật cản như bức tường, cây cối... cũng có khi lại trực tiếp tiếp xúc với bộ phận bị thương tổn của bệnh nhân.

    Cháu Dư Lập Độ chín tuổi, là con ông Trần Xương Cung ở nhà máy hoá chất Tứ Xuyên bị gãy dập ngón tay cái hồi tháng 4-1984. Nghiêm Tân dùng hai bàn tay mình kẹp chặt lấy ngón tay gãy của cháu rồi phát khí, cháu nói là cảm thấy nóng bỏng từng đợt ở ngón taỵ. Nửa giờ sau, ngón tay cháu khỏi hẳn, xương ngón tay trở lại lành lặn như nguyên. Ngày 6-7-1985, anh Dương Diệu Tổ ở Liên hiệp công đoàn thành phố Trùng Khánh bị gãy xương bàn tay phải, mu bàn tay sưng to như một chiếc bánh bao, năm ngón tay cứng đờ. Nghiêm Tân được mời đến. Trước tiên, ông điểm mấy huyệt trên người Dương Diệu Tổ. Diệu Tổ cảm thấy như có dòng điện chạy qua khắp người mình. Sau đó, Nghiêm Tân bước ra phòng ngoài, cách bức tường để phát công vào bệnh nhân, bệnh nhân cảm thấy toàn thân mình như trôi nổi lên, chỗ bị thương thấy giật giật lên một lúc, rồi không còn thấy đau đớn nữa. Hai giờ sau, vết thương khỏi hẳn, tay hết sưng và công năng phục hồị

    Chữa điếc

    Em Lưu Hiểu Dung, mười bốn tuổi, bị mất hẳn thính giác do hồi nhỏ bị ngã xuống sông. Tiếng trống, tiếng pháo, tiếng sấm, tiếng nổ, em đều không nghe biết gì. Tết, năm 1984, gia đình em nhờ Nghiêm Tân chữa trị, ông lấy hai cục bông nhỏ nhét vào tai em, rồi phát công. Ngay sau năm phút, Nghiêm Tân thu hồi công lực, nhẹ nhàng lấy hai cục bông trong tai em rạ Em Dung lập tức sung sướng mở to đôi mắt thông minh, cảm thấy trong màng nhĩ có thiếng vo vo, vui mừng nói: ”Cháu nghe được rồi“. Nghiêm Tân để chiếc đồng hồ đeo tay bên tai Hiểu Dung, em lập tức nghe rõ tiếng tích tắc.

    Chữa teo cơ

    Năm 1984, chị Chu Quế Trân, giáo viên trường tiểu học số hai huyện Mật Văn, ngoại thành Bắc Kinh, bị phong thấp, đau thắt lưng và nhức đầụ, đùi trái bị teo cơ, hai chân dưới gần như liệt. Nhiều thầy thuốc Đông, Tây y nổi tiếng đã bó taỵ. Trong cơn tuyệt vọng chị viết thư cầu cứu Nghiêm Tân. Sáng 24-5-1986, Nghiêm Tân đến nhà, vừa hỏi chuyện Quế Tân, vừa ngầm vận khí công chữa bệnh cho chi.. Chu Quế Trân kể lại: ”Đang ngồi nói chuyện, tôi cảm thấy hai vai như có luồng gió thổi qua, rất lạnh. Tôi gọi người nhà lấy thêm áo mặc, song bác sĩ Tân bảo: "Đừng sợ, tôi đang dùng khí công loại bỏ khí thấp trên người chị". Một lúc sau, chồng tôi thấy cánh tay trái bác sĩ ướt đầm đìa, còn cánh tay phải hoàn toàn khô ráo, đó là phép ”dẫn đạo khí công“. Sau đó, Nghiêm Tân bảo tôi vào nằm nghỉ trong gian phòng nhỏ. Mấy phút qua đi, tôi thấy một cảm giác kỳ lạ, như có luồng diện chạy qua toàn thân, các đốt sống cũng động đậy. Cảm giác đau lưng mất dần. Tôi ngủ thiếp đi, lúc mở mắt, nhỏm dậy, lưng không đau. Xuống giường vặn thử người, đá chân, hoạt động thoải mái. Ông Nghiêm Tân đã phát công chữa bệnh cho tôi qua bức tường ngăn suốt năm giờ liền, từ một giờ trưa đến sáu giờ chiều. Bệnh của tôi khỏi hẳn“.

    Chữa hoại tử

    Một cán bộ xưởng máy kéo Bắc Kinh bị hoại tử xương mắt cá chân, nhiều năm không đứng, không ngồi được, bệnh viện nói phải tháo khớp. Anh tìm đến Nghiêm Tân. Ông bảo bệnh nhân ngâm chân vào một chậu nước, còn mình ra chỗ vắng, vận khí công điều tri.. Người bệnh ngồi im lìm như đang ngủ, gần ba giờ sau Nghêm Tân quay lại gọi dậỵ, Người bệnh trước đây không ngồi nổi mười phút, nay đã ngồi gần ba giờ, sau đó lại đi ra phố chơi trong gần một giờ đồng hồ.

    Rắn như thép

    Cuối năm 1986, Nghiêm Tân sang thăm Nhật Bản cùng với đoàn đại biểu Hội Nghiên cứu khoa học khí công Trung Quốc. Vô tình, ông đã tiếp một cuộc thách thức của một đồng nghiệp Nhật Bản, phải đọ khí hết pháp và giành được thắng lợi, làm thành một giai thoại thời ấỵ

    Buổi tối ngày 17-11-1986, tại khách sạn Đại Tân Cốc Tokyo, giới đồng nghiệp Nhật mở tiệc chiêu đãi các bạn Trung Quốc. Giữa tiệc, ông Kusudu, Chủ tịch Hội nghiên cứu khoa học khí công của Nhật Bản phàn nàn với trưởng đoàn Trung Quốc Trương Chấn Hoàn về căn bệnh đau khớp khuỷu tay đã nhiều năm chữa trị nhưng vô hiệu và ngỏ ý muốn nhờ một nhà khí công nào trong đoàn Trung Quốc chữa trị giúp. Trương Chấn Hoàn giao nhiệm vụ này cho Nghiêm Tân và đề nghị Nghiêm Tân sẽ dâng năm ly rượu lên Kusudu, khi dâng rượu sẽ phát công chữa bệnh. Phương án trị liệu giàu kịch tính này làm cho người bạn Nhật Bản rất khoái.  Kusudu vốn là bậc lão thành trong giới khí công Nhật, công lực không phải loại thường. Hơn nữa, ông ta tửu lượng hơn người, từng uống liền mười tám chai rượu mạnh mà không say, có biệt hiệu ”Hũ rượu đại“. Nhận nhiệm vu, Nghiêm Tân ngầm phát công lực thăm dò và biết rằng dây chằng khoắp của Kusudu bị tổn thương ở dạng mãn tính (trần cựu). Ông rót một ly nhỏ rượu Mao Đài, dùng hai tay dâng cho Kusudu, Kusudu đứng lên nhận lấy, rồi uống một hơi cạn sạch. Lúc Nghiêm Tân định dâng tiếp ly thứ hai thì đâu ngờ ”hũ rượu đại đã có vẻ chếnh choáng, nói: "Thôi, uống bia", rồi lại đòi hai cốc bia có nồng độ thấp hơn hẳn rượu này thành 4 lần uống, gọi là cho đủ năm ly. Sau khi Kusudu nhăn nhó uống hết chỗ bia cuối cùng thì chuyện lạ lập tức xuất hiện: với bộ mặt đỏ gay, Kusudu giơ cao cánh tay đau của mình, co duỗi một lúc rồi vui sướng nói: ”Hết đau rồi, không còn chút đau nào nữa! Công phu của Nghiêm tiên sinh quả thật cao siêu!". Kusudu là người trong nghề, ông hiểu rằng chỗ rượu ấy đã được Nghiêm Tân xử lý bằng công lực, chỗ đau nơi khuỷu tay mình cũng đã được Nghiêm Tân phát khí chữa tri..

    Trong giới khí công của Nhật Bản cũng không thiếu những người không tin phục. Một hôm, các đồng nghiệp hai nước Trung-Nhật đang toạ đàm, thì một nhà khí công Nhật Bản tên là Sukitari, thông qua phiên dịch, đề nghị được đấu "khí lực" để phân thắng bại với Nghiêm Tân. Không hiểu là do không nghe rõ ý của Sukitari hay do không hiểu sâu tính cách võ sĩ đạo của một số cao thủ trong giới khí công Nhật Bản, mà người phiên dịch sợ khi chuyển ngữ quá thẳng thì sẽ làm tổn thương đến tình hữu hảo giữa đôi bên, nên đã dịch cho Nghiêm Tân là ”học hỏi lẫn nhau“.

    Nghiêm Tân vui vẻ nhận lời, nhưng khi nhìn sang Sukitari, ông biết đó là một người đã luyện công, tập võ nhiều năm, lại có trong người những công năng đặc dị thần kỳ. Nghiêm Tân nhận ra ngay "học hỏi lẫn nhau" ở đây bao hàm ý nghĩa gì. Sang Nhật lần này là một cuộc viếng thăm hữu nghị, Nghiêm Tân không hề chuẩn bị thi thố, đọ sức với bạn, nay họ ra chiếu thư, mà xem ra không phải do ngẫu hứng nhất thời. Vừa rồi, mình đã nhận lời, nếu làm thật Nghiêm Tân tự hiểu công lực của mình có thể làm thương tổn đến đối phương, thậm chí có thể hủy cả lục phủ ngũ tạng, như vậy không phù hợp với đạo đức trong võ lâm, bất lợi cho tình hữu nghị giữa hai nước. Nhìn lại đối phương, rõ ràng không phải cỡ tầm thường, nếu có sơ suất, hậu quả sẽ khôn lường. Nghiên Tân có vẻ trấn tĩnh khác thường, nhưng trong đầu đã suy tính nhanh chóng, Sukitari không chút nể nang, lấy thể vận khí, phát công lực mạnh nhằm thẳng vào mặt Nghiêm Tân. Mọi người đều biết đó là một nhà khí công có hạng của nước Nhật, châm cứu, điển huyệt đều vào loại thượng thặng. Khi Sukitari vận đủ đan điền cho khí phát mạnh vào Nghiêm Tân, thần lực đó hết sức lợi hại, nhưng Nghiêm Tân không hề cảm nhận chút nào, vẫn nói cười bình thường với mọi người, thản nhiên như không.

    Thấy luồng khí phủ đầu không có tác dụng gì, Sukitari liên tục tăng lực phát công, mồ hôi trán vã ra nhưng Nghiêm Tân vẫn ngồi vững chãi, Thấy không ổn, Sukitari dùng khí thu công đề nghị được thay đổi phương hướng phát khí từ phía lưng Nghiêm Tân, Nghiêm Tân ưng thuận ngay.

    Sukitari lại lấy thế, liên hồi vận khí nhằm đúng lưng Nghiêm Tân phát công dữ dội, nhưng vẫn vô hiệu. Ông ta ướt đẫm mồ hôi, trong lòng cảm thấy lạ lắm. Chính diện tấn công không thấy nhúc nhích, phát công từ phía sau lưng cũng không thấy suy chuyển, hay là do cự ly quá xa,  Sukitari liền đến sát bên Nghiêm Tân, áp bàn tay vào lưng Nghiêm Tân, vận tận lực phát khí, dùng cả cánh tay đẩy mạnh, Không ngờ cứ như bị va phải một hòn đá to, Sukitari mệt mỏi thở gấp, mồ hôi vã như tắm, mặt đỏ gaỵ Nghiêm Tân vẫn ngồi như không có việc gì xảy ra, Sukitari hiểu rằng hôm nay đã gặp cao thủ. Nếu như chỉ dựa vào phát lực khí công và cậy sức húc bừa thì chỉ có thất bại thảm hại. Ông ta giơ tay điểm xuống huyệt Bắc Hội trên đỉnh đầu Nghiêm Tân. Đây không phải là trò đùa, nếu huyệt này bị cao thủ điểm trúng thì chí ít cũng bị ngay ra như gỗ. Nhưng Nghiêm Tân vẫn vững như Thái Sơn, an toạ bất động, không hề cảm thấy có gì khác thường. Lúc này, Sukitari mồ hôi đầm đìa, thở hổn hển, trợn tròn hai mắt, bất ngờ vung ra đòn cuối cùng: giơ hai tay tóm mạnh vào động mạch cổ của Nghiêm Tân. Tóm mạnh vào động mạch cổ là ngón đòn hiểm độc nhất, Người bị trúng nếu không chết ngay thì cũng bị trọng thương. Tuy vẫn ngồi yên thản nhiên, nhưng Nghiêm Tân hiểu rất rõ tính chất leo thang trong các động tác mà đối phương tung ra. Nhanh như cắt, khi tay của đối phương vung tới, Nghiêm tân không né tránh, cũng không trả đòn mà ông quay hẳn đầu lại để cho Sukitari tóm bắt "ngon lành". Kết quả là Nghiêm Tân vẫn bình an. Đến nước này, nguyên khí trong người Sukitari mất sạch, chân tay bủn rủn, toàn thân rã rời, Sukitarimowiws biết vị khí công danh sư trước mặt mình này quả là ”danh bất hư truyền“.
    Ông ta cúi mình nhận thua tại chỗ và nói thành khẩn: ”Công phu của ngài quả là lợi hại, cao siêu! Xin bái phục“. Rồi gọi người con trai đến, hai cha con cùng khẩn cầu bái Nghiêm Tân là sư phu.. Cuộc đọ võ hấp dẫn này làm cho người Nhật Bản vô cùng thán phục tài nghệ của Nghiêm Tân. Theo kế hoạch, sẽ có một cuộc đọ quyền giữa một quyền sư Nhật Bản với Nghiêm Tân, và một nhà kiếm thuật đọ kiếm với Nghiêm Tân nhưng đối phương chủ động xin rút bỏ.

    "Tác dụng xúc tác" của ngoại khí đối với các phản ứng hoá học

    Ngày 12-12-1986, Tổ chức nghiên cứu khoa học khí công Đại học Thanh Hoa hợp tác với Nghiêm Tân tiến hành một thí nghiệm về tác động của khí công đối với các phản ứng hóa học. Trên bàn thực nghiệm bằng đá, đặt một bình thuỷ tinh thạch anh, trong chứa đầy hỗn hợp gồm khí hydro và oxyt cacbon (CO). Trong công nghiệp, muốn giữa hỗn hợp này có phản ứng với nhau, cần có áp suất vài chục at-mot-phe, cũng không có chất xúc tác, nhiệt độ trong phòng là 130C. Sau khi Nghiêm Tân phát cường công, một vị giáo sư đem bình đến đo ở máy quang phổ hồng ngoạị. Qua máy tính xử lý, phổ đồ
    hiện trên màn hình cho thấy trong bình đã xuất hiện hoá chất mới, phản ứng hoá học đã xảy ra dưới tác dụng của ngoại khí khí công. Mấy vị giáo sư, chuyên gia có mặt trong phòng đều công nhận thí nghiệm thành công.

    Ngày 17-12-1986, thí nghiệm trên được lặp lại, chỉ khác là Nghiêm Tân phát công từ một nơi cách phòng thí nghiện 7km. Địa điểm thí nghiệm cũng khác nhau, một máy laser đặt trong phòng thí nghiệm laser, một hỗn hợp nước và khí đặt trong một buồng tối. Kết quả chứng tỏ Nghiêm Tân phát công điều khiển từ xa không những có thể lặp lại kết quả thí nghiệm lần đầu mà hiêụ quả còn tốt hơn.

    Làm thay đổi cấu tạo phân tử tế bào

    Nghiêm Tân còn phát công ở những khoảng cách khác nhau, vào một loạt vật chất có hiệu ứng sinh lý như nước, muối sinh lý, dung dịch gluco, khoảng cách thực nghiệm từ vài mét tới vài chục mét, từ vài km tới 200km. Trong không đầy một tháng đã thiến hành 10 cuộc thí nghiệm với bảy, tám loại vật chất khác nhau. Lần thí nghiệm lớn nhất có gần hai mươi vị giáo sư, giảng sư, nghiên cứu sinh tham gia, huy động bảy máy phân tích cỡ lớn. Một loạt thí nghiệm đó chứng tỏ ”ngoại khí“ do nhà khí công phát ra đã làm thay đổi rõ rệt kết cấu phân tử của axit nucleic, có thể tác động tới nhiều loại phân tử vật chất tạo nên tế bào. Đó là một trong những nguyên nhân khiến khí công chữa khỏi bệnh.

    Hơn ba mươi năm tu thân luyện công, hơn hai mươi năm chữa bệnh, với y thuật thần kỳ và y hiệu như thần thoại của mình, Nghiêm Tân đã để lại nhiều ”câu đố“ không thể giải thích nổị

    Tuy có công lực thâm hậu, thần diệu, nhưng Nghiêm Tân không phải thần tiên, không thể chữa trị được bách bệnh. Ông đã nhiều lần nói, những cao thủ có bản lĩnh tuyệt đỉnh không thiếu gì trong dân gian. Ông vẫn phải tiếp tục tầm sư học đạo, tinh luyện công lực. Đồng thời Nghiêm Tân cho rằng khí công cao cấp và những công năng đặc dị không phải là thứ gì thần bí siêu hình. Con người có chừng 14 tỉ tế bào đại não, thông thường mới chỉ sử dụng độ hơn một triệu tế bào, còn tuyệt đại đa số các tế bào não được tồn chứa một cách lặng lẽ, vô dụng. Ông mới luyện công được mấy chục năm, cùng lắm cũng chỉ mới khai thác thêm được một phần nhỏ nữa trong sự tàng trữ khổng lồ ấy. Luyện công lực như vậy còn rất xa mới tới được đáy sâu của công phu, suốt đời cũng không tới nổi sự tận cùng của tiềm năng con người.

    Các dạng năng lượng đặc biệt khác thường (hay gọi là công năng đặc biệt khác thường) mà Nghiêm Tân có thể bức xạ mỗi khi "phát công" còn là một thế giới đầy bí ẩn đối với mỗi chúng ta ở đây các dạng bức xạ năng lượng của khí công và trường sinh học (hào quang sinh học, chất plasma học) có mối liên quan chăng? Phải chăng luyện tập khí công có thể khai thác được những năng lượng sinh học tiềm ẩn trong mỗi con người - năng lượng trường sinh học?

    Giải đáp được vấn đề này thật không dễ dàng. Chúng ta tin rằng, rồi đây một ngành khoa học mới sẽ ra đời, ngành khoa học của thế kỷ 21 sẽ giúp ta hiểu sâu hơn về những khả năng của chính bản thân mình. Ngành khoa học của tâm linh.



    (ĐC chép từ http://nangluongcuocsong.com.vn)

    Giới thiệu nội dung tác phẩm : Hoa Hạ Thần Công (Nghiêm Tân - Cao Đồ Của Hải Đăng Pháp Sư Luận Về Khí Công)

    "Hoa Hạ" là tên gọi xưa kia của Trung Quốc - nơi có rất nhiều bí mật kỳ lạ.
    Trong thập kỷ 90, Nghiêm Tân nổi lên như một hiện tượng kỳ lạ về khí công. Những câu chuyện kể về Nghiêm Tân và Hải Đăng pháp sư - sư phụ của ông thật thần kỳ khó tin, nhưng rất nhiều người đã được may mắn chứng kiến! Nhiều kỳ tích do công phu cao cấp gây ra đã xuất hiện trong những cuộc nói chuyện của Nghiêm Tân trước đại chúng, vì thế tiêu đề của cuốn sách này có tên là "Hoa Hạ Thần Công".
    Những câu chuyện trong cuốn sách do chính Nghiêm Tân kể lại sẽ mang tín hiệu có thể khiến mọi người dễ thâm nhập vào trạng thái khí công... Cuốn sách được biên soạn trên cơ sở các bài giảng của khí công sư Nghiêm Tân và các tư liệu liên quan.

    3-Pháp sư Hải Đăng:
    https://www.youtube.com/watch?v=TnUJDbzAvIA&list=PLCA7DAF378402F944 
    Xem tiếp...