Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

BÀI VIẾT HAY 16

(Đại Chúng sưu tầm trên NET)

Thứ hai, 29/7/2013 

Cha tìm được con gái sau 38 năm thất lạc

Cầm bức thư của đứa con gái chưa từng gặp mặt gửi từ Mỹ về, ông Triết vui sướng dâng trào nhưng cố nén để không bật tiếng khóc. 38 năm qua, người cha này đi tìm con chỉ với một tờ tường trình và bức họa vẽ người vợ mất tích. 
Người cha đó tên là Phan Minh Triết, 64 tuổi, hiện sống tại quận 4, TP HCM. Một buổi chiều mưa tháng 7, trong căn nhà nhỏ nằm ở cuối con hẻm đường Tôn Đản, ông Triết mái tóc hoa râm ngồi chăm chú đánh thư điện tử gửi cho người con gái đầu lòng vừa tìm được. Trên chiếc bàn vi tính trước mặt, lúc nào ông cũng để những bức hình của đứa con chưa một lần gặp mặt, đang ở cách xa nửa vòng trái đất.
chatimcon1-1375073872_500x0.jpg
Ông Phan Minh Triết đang viết thư gửi cho con gái bên Mỹ. Ảnh: Thi Ngoan.
"Thật sự là niềm vui trong đời ba chưa từng có, bởi vào lúc 19h đêm qua ba biết kết quả tìm được con gái thất lạc 38 năm. Ba cầm thư của con đọc mà đôi mắt đỏ hoe vì quá cảm xúc và vui sướng dâng tràn. Ba cố nén để không bật khóc thành tiếng. Suốt cả đêm, ba không ngủ được chút nào. Ba đọc đi đọc lại thư của con và cứ nhìn các ảnh con hoài, thấy con tôi sao quá dễ thương. Sáng nay, ba soạn mail gởi cho con ngay kẻo con của ba trông chờ, tội nghiệp lắm", ông mở đầu bức thư gửi cô con gái thất lạc tên Nguyễn Ngọc Như (Tricia Houston), đang làm giáo viên dạy cấp 1 ở Mỹ. 
 Năm 1973, bước ngoặt cuộc đời xảy đến khi ông Triết mới 23 tuổi. Chàng thư sinh Sài Gòn ngày ấy phải lòng một cô gái quê 19 tuổi từ Trà Vinh lên thành phố mưu sinh. Gặp nhau trong cảnh trai chưa vợ gái chưa chồng, cả hai yêu thương nhau, và thai nhi Nguyễn Ngọc Như chính là kết quả tình yêu của họ.
Thời đó chiến tranh tàn khốc, chịu áp lực tổng động viên, chàng thư sinh phải rời bỏ nhà trường, xa người vợ đang mang thai để lánh đi làm ăn xa. "Đến 30/4/1975, cuộc chiến chấm dứt, tôi trở về nhà với bao hy vọng sẽ được gặp vợ với đứa con. Tôi nôn nóng, rạo rực muốn được ẵm bế đứa con đầu lòng của mình, chắc dễ thương lắm. Tôi dự định sẽ hôn nó thật nhiều. Nhưng tôi chẳng thấy mẹ con cô ấy đâu cả", ông Triết kể lại.
Sau ông mới biết vợ sinh con trong cảnh khốn cùng, thiếu thốn tiền bạc nên không đủ khả năng nuôi nấng. Người thiếu phụ đã bế con cùng với giấy tờ khai sinh đến Hội Dục Anh ký tên cho bé, rồi biệt tăm từ đó.
"Tim tôi nghe rưng rức, tay chân rụng rời. Tôi không nói được lời nào và nước mắt cứ trào ra không cầm lại được". Ông tìm đến trụ sở Hội Dục Anh xin lại con về nuôi. Hình dung được cảnh khổ cực khi "gà trống nuôi con", nhưng ông luôn ấp ủ khao khát được làm tròn nghĩa vụ của người cha và tự tay chăm sóc cho giọt máu của mình.
chatimcon2-1375073872_500x0.jpg
Con gái ông Triết là Nguyễn Ngọc Như (Tricia Houston), đang làm giáo viên dạy cấp 1 ở Mỹ. Ảnh: gia đình cung cấp.
Song người cha lại thất vọng, khi đại diện của Hội Dục Anh cho biết họ đã chuyển những đứa trẻ kia về cô nhi viện trong Nhà thờ Hàng Xanh - Gia Định. Tìm tới đây, ông chỉ thấy một cảnh hoang tàn, những giấy tờ vung vãi đầy nền nhà, vắng ngắt bóng người. Một phụ nữ cho biết: “Đúng, có cháu Nguyễn Ngọc Như ở đây, nhưng bị bệnh đường ruột quá nặng nên đã chết rồi”.
"Tôi đau đớn khi nghĩ đến đứa con vô tội và đáng thương của mình. Nhưng tận sâu thẳm lòng tôi vẫn không tin con mình xấu số đến vậy. Linh cảm của người cha trong tôi mách bảo cháu vẫn còn sống...", ông hồi tưởng.
Về sau tìm hiểu, ông Triết mới biết do thời gian trước giải phóng có chiến dịch di tản trẻ con (Operation Babylife) nên mới có tin "những đứa trẻ đã chết để cha mẹ của chúng không đòi lại con". Sau nhiều năm cố gắng tìm lại vợ con bất thành, ông Triết đã lập gia đình, song suốt 38 năm qua ông chưa bao giờ nguôi hy vọng tìm con.
Hễ đi đến đâu, gặp ai, ông cũng than thở chuyện này và thầm ước gì con mình còn sống, ông nhờ bà con hàng xóm nghe ngóng thông tin dùm. Tuy nhiên không phải ai cũng thông cảm và san sẻ nỗi niềm này của người cha tội nghiệp. Có người dè bỉu “Thằng cha tào lao, chuyện mò kim đáy biển mà cũng nói làm gì mất công". Người khác lại châm chọc “Ông tìm được nó, có khi nó còn nghèo hơn ông nữa thì chết lớn à nghen”. Ông vẫn khăng khăng: “Tìm nhau được là quá hài lòng hả dạ, quý lắm rồi. Chuyện nghèo khổ thì tôi cùng san sẻ với nó và tìm cách nào đó để cùng nhau mà sống…”
cha-tim-con-15-1375077288_500x0.jpg
Bức chân dung về người vợ cũ được ông Triết vẽ theo trí nhớ là hành trang duy nhất ông mang theo trên đường đi tìm kiếm vợ con. Ảnh: nhân vật cung cấp.
Năm 2005, nghe thông tin về chuyến bay đầu tiên đưa 20 đứa trẻ mồ côi ngày trước hồi hương về Việt Nam, đoàn dừng chân ở viện mồ côi Thị Nghè, ông Triết lặn lội đến hỏi thăm nhưng chẳng thấy con mình đâu. Người cha ấy thoáng chút thất vọng nhưng cứ bám theo các thành viên của hiệp hội tổ chức chuyến bay ấy để hỏi. Gặp bà Cheryl Livington Markson là Giám đốc tổ chức Frends of children of various Nations, ông bày tỏ niềm hy vọng tìm được con mình. Tuy nhiên khi được yêu cầu cung cấp thông tin, hình ảnh của đứa bé Nguyễn Ngọc Như thì ông Triết không có.
"Tôi chẳng biết phải dựa vào ai để tiếp tục tìm con, nhưng luôn tự nhủ đã sinh con ra trên cõi đời này thì đó là máu mủ thịt xương của mình. Vì sự thiêng liêng đó mà tôi phải có trách nhiệm tìm con. Biết đâu, con tôi vẫn ráo riết tìm cha mẹ nó, mà tôi lại hững hờ thì tội lỗi vô cùng", câu chuyện được kể tiếp.
Tháng 5/2011, ông tham gia chương trình lấy mẫu thử ADN tìm thân nhân thất lạc. Một năm rưỡi chờ đợi, đến cuối năm 2012 chương trình này mới có người về Việt Nam lấy mẫu ADN của ông Triết. Gần 7 tháng sau đó, niềm vui vỡ òa khi họ báo tin vui về kết quả đã tìm được cô gái Nguyễn Ngọc Như ngày nay mang tên Tricia Houston, người có mẫu ADN hoàn toàn trùng khớp với ông Triết.
Từ nửa vòng trái đất, chị Ngọc Như cho biết, do không còn nhớ tiếng Việt nên chị phải nhờ một người bạn thân dịch dùm lá thư. Trong thư gửi cha, Tricia viết: "38 năm qua con đã được nuôi dưỡng lớn lên trong đầy đủ tình thương.Tháng Giêng năm 1975, con đã được chuyển từ Hội Dục Anh sang nhà nuôi trẻ World Vision ở Gia Định. Ở đó con được chăm sóc kỹ lưỡng, khỏe mạnh hơn. Tháng 4/1975 con được gửi về Mỹ bằng máy bay trong chiến dịch di tản trẻ em 'Baby lift'".
Từ đó cô gái được đưa đến cho cha mẹ nuôi bây giờ. Ngọc Như hiện là cô giáo dạy cấp 1, hứa sẽ về Việt Nam đoàn tụ với gia đình vào mùa hè năm 2014 hoặc 2015.
Đọc xong lá thư của con gái, người cha ở Việt Nam nghẹn ngào: "Người ta trao cho tôi mấy tấm ảnh và một thư của con đã dịch ra chữ Việt. Nhìn ảnh thì con có nét đúng là con tôi, rất chính xác, không nghi ngờ gì cả". Ngắm ảnh con gái, ông Triết bảo Ngọc Như giống hệt người vợ ngày trước của ông: Khuôn mặt tròn đầy hiền lành, phúc hậu. Miệng xinh xắn, chiếc mũi gọn đẹp như cô gái Nhật, xưa kia nhiều người thường khen vợ ông như vậy, đôi mắt hiền hòa dễ mến, mái tóc đen nhánh. Còn tay chân thì rất giống ông, ngón tay "ngòi bút" dài thườn thượt...
Ông Triết cho biết vài ngày tới sẽ về quê vợ cũ ở Trà Vinh để báo tin mừng. Giờ nghĩ lại, ông thấy việc mình tìm được con là một "câu chuyện tuyệt vời đến kỳ bí và gần như hoang đường". "Đó chính là thành tựu của khoa học hiện đại mang đến hạnh phúc cho con người", ông nói.
 Thi Ngoan                                                                                                                            vnexpress.net

chatimcon3_1375077387.jpg
Cô bé Nguyễn Ngọc Như khi còn nhỏ.
cha-tim-con-12_1375077475.jpg
Sau khi rời cô nhi viện, Như được đưa qua Mỹ trong chương trình di tản trẻ em.
cha-tim-con-9_1375077548.jpg
Ông Triết vui mừng khi nhận được bức thư hồi âm của cô con gái sau 38 năm lưu lạc.
Nội dung bức thư cô con gái phải nhờ một người bạn dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt để gửi về cho cha.
Một trong những bức thư cô con gái cách xa nửa vòng trái đất phải nhờ một người bạn dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt để gửi về cho cha.
cha-tim-con-14_1375077836.jpg
Ngọc Như duyên dáng trong tà áo dài Việt Nam.
cha-tim-con-13_1375077889.jpg
Hình ảnh ông Triết thời còn trẻ.
cha-tim-con-916_1375078480.jpg
Vợ và các con ông hiện tại hết lòng ủng hộ, động viên ông Triết trong suốt hành trình đi tìm cô con gái lưu lạc.
Thi Ngoan
 
Xem tiếp...

Tư liệu về bí ẩn khảo cổ 11

(Đại Chúng sưu tầm trên NET)


Những bộ xương không đầu bí ẩn gần kim tự tháp cổ đại

Hàng trăm bộ hài cốt, trong đó có những bộ xương không đầu và 30 hộp sọ được chôn ở các vị trí, địa tầng khác nhau tại khu hầm mộ cạnh kim tự tháp ở Pê-ru.

Nhiều giả thuyết cho rằng đây là một nghi lễ hiến tế các vị thần của nền văn hóa Sican, nhưng có giả thuyết lại chỉ ra dưới những bộ xương này là ngôi mộ của một lãnh chúa uy quyền.

Nghi lễ của sự dâng hiến tự nguyện

Tưởng rằng chỉ đất nước Ai Cập mới có những kim tự tháp cổ đại trên cao nguyên Giza, ngoại ô Thủ đô Cairo nổi tiếng là bí ẩn và đầy màu sắc huyền bí đằng sau cánh cửa của lăng mộ Pharaoh mấy nghìn năm tuổi vẫn đang chờ giải mã, thì mới đây, tại đất nước Pê-ru, vốn đã nổi tiếng với các loại bùa chú và những tập tục có một không hai, các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật khu hầm mộ cổ đại nằm sát cũng không kém phần bí ẩn.

Tại đây, các nhà khảo cổ học đến từ các trường đại học danh tiếng đã phát hiện hàng trăm bộ hài cốt không đầu và nhiều bộ phận khác của cơ thể nằm trong một thung lũng rộng khoảng 225m2.

Đây được xem là vùng đất của nền văn hóa Sican một thời, thủ phủ của những người Lambayeque nằm dọc bờ biển phía bắc của đất nước Pê-ru tồn tại trong giai đoạn từ 900 đến 1.100 sau Công nguyên.

Các nhà nhân chủng học thuộc đại học Utah Valley (Mỹ) đến nghiên cứu và cho biết: "Khu hầm mộ này có rất nhiều thi thể được chôn cất trong tình trạng không mảnh vải che thân và một số cơ thể đã mất đầu.

Hầu hết các thi thể là người lớn, ngoại trừ có hai hố có thi thể của trẻ nhỏ. Mỗi hố nhỏ chôn thi thể một người đàn ông và một người phụ nữ đã trưởng thành".
Những bộ xương không đầu bí ẩn gần kim tự tháp cổ đại
Nhiều nhà khảo cổ học cho rằng nằm sau phía dưới là mộ của lãnh chúa quyền lực 
Ông Klaus, một thành viên trong đoàn nghiên cứu chỉ ra rằng: "Từ nền văn hóa cho thấy người Sican không phải là những người hiếu chiến. Cuộc sống và văn hóa của họ dựa trên nền tảng phát triển kinh tế là chính.

Thời kỳ hưng thịnh nhất của nền văn hóa này vào khoảng 1.000 năm sau Công nguyên (SCN). Cũng vì thế mà địa giới của người Sican trải dài hàng nghìn dặm sang cả đất nước Ecuador.

Tất cả thi thể được chôn cất trong những cái hố tròn. Và những nhận định giả thiết ban đầu cũng cho rằng đây có thể là kết quả của sự "dâng hiến tự nguyện" trong những nghi lễ tế thần của người dân nơi đây tin vào "một cuộc sống mới đang chờ đợi ở thế giới bên kia".

Theo đó, những người sẽ tình nguyện tham gia hiến tế mạng sống của mình không một chút do dự và xem như một vinh dự. Cũng bởi Sican là miền đất thánh và tất cả các nghi lễ tôn giáo đều có liên quan đến tổ tiên, đấng tối cao.

Có lẽ những hố chôn người tập thể này nhằm mục đích cho việc tế lễ là khả năng mà nhiều nhà khảo cổ và nghiên cứu phỏng đoán nhất.

Ngoài ra, nhiều người cũng cho rằng chưa có bằng chứng nào chỉ ra đây chỉ là hầm mộ chôn cất một cách đơn thuần hay một nghi lễ thánh, bởi ranh gới giữa hai giả thiết này vẫn còn rất mơ hồ và gây nhiều tranh cãi.

Nghi lễ tế thần hay bảo vệ lãnh chúa

Ông Jose Pinilla, Trưởng đoàn khảo cổ học và ông Carlos Eler, Giám đốc bảo tàng quốc gia Sican cùng cho rằng: "Khu hầm mộ bí ẩn này không giống như những khu hầm mộ khác được tìm thấy trước đó ở vùng Sican và cũng không có tư liệu hay vật phẩm nào để căn cứ vào đó tìm ra bí ẩn của vấn đề".

Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ học phát hiện các bộ xương được chôn cất ở các vị trí cao thấp khác nhau. Cánh tay và chân được gấp lại và xếp cẩn thận sao cho hai cơ thể chôn cùng nhau trong một diện tích nhỏ nhất. Một cơ thể đã được tìm thấy trong căn hầm ủ bia.

Toàn bộ cơ thể nằm lọt thỏm trong một cái bình gốm sứ chỉ cao chừng 1,3m. Một loại bình dùng để nấu một loại thức uống giống như bia được nấu từ bắp ngô, phục vụ trong những đám tang. Loại thức uống này rất phổ biến không chỉ riêng vùng Sican mà còn phổ biến đối với những thổ dân da đỏ sống rải rác trên khắp dãy núi Andes.
Những bộ xương không đầu bí ẩn gần kim tự tháp cổ đại
Những bộ xương tại hầm mộ được chôn một cách rất tài tình 
Từ thi thể được chôn cất tại vị trí đặt hầm ủ bia nằm ngay phía đông của khu hầm mộ này, các nhà khảo cổ học nhận định rất có thể những người dân Sican đã tổ chức một nghi lễ chôn cất long trọng.

Bởi vậy, một lượng lớn loại bia ngô đã được tiêu thụ phục vụ cho nghi lễ và cho những người đến dự.

Một số bộ xương không có hộp sọ và ít nhất 30 hộp sọ đã được tìm thấy và được chôn ở những cái hố nhỏ hơn trong khu hầm mộ.

Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học tạm thời cũng chưa thể lý giải tại sao lại có những bộ xương không đầu và những chiếc sọ nằm chung một hố và chưa thể tìm ra mối liên hệ nào cho điều này.

"Rất có thể quá trình thí nghiệm sẽ chỉ ra các vết cắt ở xương cổ và nếu có hình thức hành hình khác nữa cũng sẽ tìm ra", ông Klaus đến từ đại học Utah Valley nói.

Bên cạnh những chiếc hộp sọ, tại khu hầm mộ, các nhà khoa học cũng tìm thấy những chiếc đầu lâu làm bằng chất liệu gốm sứ biểu chưng của các vị thần mà người dân vùng Sican thờ cúng.

Những chiếc đầu giả này được trang trí hoa văn rất cầu kì và hình những chiếc cốc uống bia không thể thiếu, chúng được tìm thấy rải rác khắp khu mộ. Ngoài ra, những chiếc đầu lạc đà, báo đốm, rùa, khỉ, gấu được nặn bằng gốm sứ cũng được tìm thấy tại đây.

Dựa trên những họa tiết và chất liệu gốm sứ, thi thể được đặt trong các hố khác nhau và theo độ nông sâu, tầng lớp khác nhau nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng các sự kiện xảy ra ở vùng đất này có niên đại từ năm 900 đến 1.100 SCN.

Từ những dấu hiệu ban đầu, các nhà khảo cổ học và nhóm nghiên cứu đưa ra giả định, khu hầm mộ này đã ít nhất xảy ra 3 lần đào bới vào các thời điểm khác nhau. Hai lần đầu có thể người Lambayeque chỉ chôn các thi thể không có đầu vào những hố nhỏ trong khu hầm mộ.

Lần đào tiếp theo họ đào tại các vị trí có thi thể này và tất nhiên sau quá trình phân hủy chỉ còn lại đống xương nằm hỗn độn bên trong. Họ cẩn thận phân loại từng loại xương dài, xương ngắn ra những hố riêng biệt. Như xương dài gồm có cánh tay và cẳng chân ra một hố.

Một thời gian sau họ lại tiến hành bốc xương lên rồi cẩn thận sắp xếp và bố trí ghép các vị trí lại với nhau, chi tiết từng chiếc xương một làm sao để nhìn từ trên xuống sẽ hình dung được bức tranh người đã khuất đang trong tư thế ghì, đứng ngồi, sinh hoạt, lao động, bế con và thậm chí cả âu yếm nhau nữa.

Các bộ xương được sắp xếp rất tài tình và tỉ mỉ như những bức họa của người nghệ sĩ tài hoa hay một tác phẩm nghệ thuật đẹp.

"Đầu những năm 1960, những tên trộm đã đột nhập vào một kim tự tháp nhỏ hơn ở phía đông khu hầm mộ này và chúng đã bới phải rất nhiều những bộ xương người trước khi chạm tới hầm mộ của lãnh chúa mà chúng mong muốn tìm kiếm những thứ có giá trị", ông Elera, Giám đốc bảo tàng quốc gia Sican nói.

Nghiên cứu sau này của các nhà khảo cổ học thuộc trường đại học Southern Illinois (Mỹ), dẫn đầu là Nhà khảo cổ học Izumi Shimada rằng, những hầm mộ ở đây được xây dựng rất công phu và cầu kì chứa đựng nhiều điều bí hiểm.

Còn ông John Verano, một nhà Nhân chủng học đến từ trường đại học Tulane ở New Orleans (Mỹ), cho biết: "Những ngôi mộ trước đó ở vùng này được phát hiện có nhiều loại kim loại quý, vật phẩm tế lễ đặc biệt và cả những con người hy sinh chôn cùng.

Từ những phân tích, chúng tôi cũng chỉ phỏng đoán, đây có thể chỉ là một phát hiện mới về những bộ xương người bị giết hại để tế lễ hay hầm mộ của một nhân vật có quyền lực đặc biệt nào đó có những người tình nguyện đi cùng bảo vệ".

Theo Người đưa tin

Giải mã những bức tranh tâm linh 6.000 năm tuổi ở Mỹ 

    Những bức tranh bí ẩn này thể hiện cảnh săn bắn, động vật thời xưa hay cảnh sinh hoạt của người Mỹ bản địa...

    Các nhà nghiên cứu Jan Simek, Alan Cressler, Nicholas Herrmann và Sarah Sherwood thuộc ĐH Tennessee và ĐH bang Mississippi mới phát hiện ra hang động lâu đời nhất của Mỹ cùng những bức tranh nghệ thuật trên đá có niên đại khoảng 6.000 năm tuổi. Những hình ảnh này được tìm thấy ở cao nguyên Cumberland, tiểu bang Tennessee, Mỹ.

    Qua khảo sát, các nhà khảo cổ học nhận thấy, một số hình ảnh được vẽ bằng những công cụ nhọn miêu tả lại cảnh săn bắn, động vật thời xưa hay cảnh sinh hoạt của người Mỹ bản địa. Có những hình ảnh miêu tả sinh vật thần thoại, đại diện cho niềm tin tâm linh của những người dân bản địa.

    Giải mã những bức tranh tâm linh 6.000 năm tuổi ở Mỹ 1
    Hình ảnh này miêu tả lại những sinh vật hoang dã như chó sói, cáo và chó rừng... Theo các nhà nghiên cứu, hình ảnh động vật, các loài bò sát, hay động vật có 4 chân rất hiếm khi được thể hiện trên các tác phẩm nghệ thuật trong hang tối.

    Giải mã những bức tranh tâm linh 6.000 năm tuổi ở Mỹ 2
    Theo một nghiên cứu của khảo cổ học, bản vẽ trong hang động này rất có thể miêu tả cảnh một vũ công thời đó.  

    Các nhà nghiên cứu cho rằng, nghệ thuật trên đá được khơi nguồn bởi người Mỹ bản địa và các dân tộc khác như một phần của nghi lễ xưa. Nhà nghiên cứu Nicholas Herrmann cho biết: "Tất cả những hình ảnh con người miêu tả hoạt động diễn ra trong các nghi lễ, hay các loài động vật đều được thể hiện trên các bề mặt đá trong hang động".

    Giải mã những bức tranh tâm linh 6.000 năm tuổi ở Mỹ 3
    Bức ảnh gồm một vòng tròn đồng tâm (bên trái) và lối viết chữ tượng hình. Đây được cho là biểu tượng đại diện cho các tôn giáo, thể hiện tinh thần, sự tâm linh với "thiên nhân" của người xưa.

    Giải mã những bức tranh tâm linh 6.000 năm tuổi ở Mỹ 4
    Vòng tròn có tia và vòng tròn với cây thánh giá bên trong được tìm thấy trên các bức tường của hang động Dunbar ở Tennessee. Theo nghiên cứu, vòng tròn có tia ra ngoài là một biểu tượng cổ của người Mississippi. Vòng tròn là hình ảnh phổ biến được tìm thấy trong các hang động, nó biểu hiện cho hình tượng của Mặt trời.

    Giải mã những bức tranh tâm linh 6.000 năm tuổi ở Mỹ 5Các tác giả của nghiên cứu cho rằng, bức nghệ thuật trên đá này miêu tả các loài chim, được cho là gà tây. Các bản vẽ đã được thể hiện trên đá bằng công cụ có độ nhọn tốt, để tạo ra đường vạch, khắc. Công cụ này được tìm thấy trong các hang động ở Cumberland cao nguyên và chỉ dài vài cm.

    Giải mã những bức tranh tâm linh 6.000 năm tuổi ở Mỹ 6
    Các vết trầy xước mờ nhạt ở giữa bức vẽ mô tả chú chim đang giữ cây gậy trong một nghi lễ. Hình ảnh trắng rõ ràng hơn bên trái mô tả một cái rìu bằng đá nguyên khối - đó hẳn là một vật dụng thiết yếu của người xưa.

    Giải mã những bức tranh tâm linh 6.000 năm tuổi ở Mỹ 7Hình ảnh một chiến binh Mississippi được chạm khắc trên đá trong hang động bùn ở thung lũng sông Tennessee.

    Giải mã những bức tranh tâm linh 6.000 năm tuổi ở Mỹ 8

    Giải mã những bức tranh tâm linh 6.000 năm tuổi ở Mỹ 9
     Nhiều hố và rãnh được tìm thấy ở khu vực ẩn sâu trong núi đá của cao nguyên Cumberland. Các nhà khảo cổ đã tìm ra được bằng chứng nói lên các nghi lễ diễn ra nhằm xua đuổi bệnh tật, cầu mưa... của người dân bản địa Mỹ xưa. 

    Tác giả Jan Simek - một giáo sư nổi tiếng tại trường ĐH Tennessee chia sẻ: "Những phát hiện này cho chúng tôi biết rằng, người tiền sử ở cao nguyên Cumberland sử dụng môi trường hang động đặc biệt này cho nhiều mục đích và tôn giáo có ý nghĩa lớn với họ". 

    Hiện, các nhà khoa học vẫn miệt mài tìm hiểu và giải mã những bức hình bí ẩn được người tiền sử để lại trên đá ở cao nguyên Cumberland.

    (Nguồn tham khảo: Dailymail)
    Xem tiếp...

    SIÊU QUẦN 2

    (Đại Chúng sưu tầm trên NET)

    Xem tiếp...

    HÌNH ẢNH 11



    Xem tiếp...

    Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

    N-L 3/d

    (Tiếp theo N-L 3/c)

    Thêm một vài ý nghĩ rời rạc, "không giống ai":
             +Một trong những biểu hiện phổ biến nhất, được rút ra từ vận động vật chất trong thực tại khách quan là tính tương tự. Ví dụ: hầu như tất cả các hệ thống vĩ mô tồn tại độc lập tương đối trong Vũ Trụ đều có dạng dẹt, vận động nội tại theo phương thức xoáy, nghĩa là có một thực thể "đầu đàn" đóng vai trò làm trung tâm cho các thực thể còn lại (gọi là những hành tinh) quay quanh nó (trên (xấp xỉ!) cùng một mặt phẳng quĩ đạo). Người ta gọi đó là những hệ hành tinh mà Hệ Mặt Trời là một trong số đó. Trong thế giới vô cùng nhỏ cũng tương tự như vậy. Điển hình là các nguyên tử: nội tại của chúng gồm hạt nhân (hợp thành từ các nuclêon) đóng vai trò trung tâm và "quay" quanh nó là các điện tử (đóng vai trò là những hành tinh). Dù sự "quay" của các điện tử quanh hạt nhân, do ở tầng không gian vi mô bị hạn chế về số lượng phương chiều và hơn nữa, tính ơclít đã bị vi phạm (đây là ý riêng, suy đoán rút ra từ "báo cáo" của các kết quả thí nghiệm vật lý vi mô, chứ vật lý hiện đại chưa chính thức khẳng định!) nên  không còn thể hiện xác định tính quĩ đạo và đồng thời cũng không thể hiện sự tồn tại mặt phẳng quĩ đạo chung, thì trong một khuôn khổ qui ước mở rộng nhất định, vẫn có thể gọi nguyên tử nào đó là một hệ hành tinh (đúng nghĩa)...Xét về tính lý tưởng thì chủ nghĩa cộng sản cũng tương tự con lắc toán học (đừng vội phì cười vì trong hình học tôpô sự so sánh tương tự còn khập khiễng hơn nhiều nhưng...đố ai cười được!). Nếu lực ma sát đã là nguyên nhân cơ bản "cấm" con lắc toán học xuất hiện trong hiện thực, thì "lực cản" nào đã cấm hình mẫu xã hội cộng sản trở thành hiện thực? Có thể tạo ra trong hiện thực một con lắc (con lắc vật lý) hoạt động điều hòa như con lắc toán học bằng cách bù lực hợp lý cho nó. Vậy, cần phải bổ sung một cách hợp lý cái gì để một xã hội có cấu trúc như hình mẫu xã hội theo lý tưởng cộng sản hoạt động được suông sẻ và lâu bền trong hiện thực?
              +Nhớ lại, Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết đang là một quốc gia hùng cường (thực sự) nhất nhì thế giới thì bỗng "đùng một cái" tan rã nhanh chóng và dễ dàng đến nỗi không một ai, kể cả những nhà phân tích tình hình sắc sảo nhất của đương thời đó có thể ngờ được. Nhưng rõ ràng đó không thể là biến cố thuần túy ngẫu nhiên, mà là kết quả của cả một quá trình tích tụ ngày càng lớn những mâu thuẫn không dung hòa được và cũng không khắc phục được giữa ý chí tạo dựng xã hội xã hội chủ nghĩa trong hiện thực và những vấn nạn nảy sinh, phát tác dai dẳng trong thực tại đời sống xã hội như một căn bệnh không có thuốc đặc trị. Từ ngày Nhà nước (cộng sản) Liên Xô tiêu vong cho tới nay, đã có nhiều công trình lý luận nghiệm túc mổ xẻ, nghiên cứu tỉ mỉ nhằm tìm ra câu trả lời xác đáng nhất vì sao sự sụp đổ đó lại có thể xảy ra và xảy ra theo cái cách "oái oăm" như thế. Trên báo Nhân Dân (điện tử) có bài viết mang tựa đề: "Những bài học từ sự sụp đổ của Đảng cộng sản Liên Xô". Có lẽ đó là "bản tổng kết" có hệ thống, đầy đủ và súc tích nhất của các nhà mácxít Việt Nam về những nguyên nhân dẫn đến sự tiêu vong nhà nước cộng sản đầu tiên trên thế giới. Cụ thể, bài viết đó chỉ ra 4 nguyên nhân cơ bản (tôi tóm lược lại) sau đây:
                   *Vi phạm nguyên tắc cơ bản là "Tập trung dân chủ" trong xây dựng đảng và hoạt động của đảng.
                   *Phạm sai lầm trong nhận định chính trị-kinh tế dẫn đến sai lầm trong hoạch định đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở từng thời kỳ nhất định theo như học thuyết Mác-Lê chỉ ra.
                   *Sự tồn tại tầng lớp cộng sản chóp bu được hưởng đặc quyền đặc lợi, nạn tham nhũng, tha hóa đạo đức trong nội bộ đảng, trong bộ máy công quyền làm giảm mạnh lòng tin của nhân dân vào chế độ. 
                   *Sự công phá của các thế lực thù địch từ bên ngoài bằng con đường gọi là "diễn biến hòa bình".
              +Quan sát từ góc độ khác, bốn cái gọi là nguyên nhân nói trên cũng chính là những tồn tại có tác động trực tiếp làm lung lạc tinh thần của đại chúng Liên-Xô, làm cho đại chúng Liên-Xô dần trở nên ngày càng chán nản, bất mãn, mất niềm tin vào chế độ trước một thực trạng xã hội đầy ảm đạm đồng thời chứa chấp nhiều khiên cưỡng, khắc kỷ, trái khoáy, bộc lộ ra những hiện tượng phi lý, bất công đến mức độ thành vấn nạn xã hội. Từ đó tất yếu phải nảy sinh trong lòng xã hội Liên-Xô mà chủ yếu là trong tầng lớp nhân sĩ, trí thức, kể cả trong guồng máy lãnh đạo cấp cao, sự nung nấu chín muồi dần về một cuộc cải cách toàn diện xã hội. Mầm mống tạo nên tiền đề của sự nung nấu ấy nếu không xuất hiện từ thời Lênin thì cũng vào thời Xtalin, trong giai đoạn trước chiến tranh thế giới thứ 2. (Cuộc chiến tranh vệ quốc đã xóa nhòa tất cả những mầm mống đã bắt đầu phát lộ ấy!...). Nhưng câu hỏi đặt ra là cải cách toàn diện xã hội theo hướng nào và như thế nào? Quá trình mấy chục năm xây dựng một xã hội theo hình mẫu của chủ nghĩa cộng sản và thực trạng đời sống vật chất- tinh thần xã hội mà công cuộc xây dựng đó đạt được, đã phô bày ra mâu thuẫn lớn, vô hình dung, làm cho lý tưởng cộng sản dần trở thành như một thứ giáo điều mà bộ phận lãnh đạo chóp bu của Đảng cộng sản Liên-Xô hơp thành như một giáo hội độc đoán, chuyên quyền, được điều hành bởi những kẻ đạo đức giả, luôn hô hào, rao giảng những tín điều của thứ giáo điều ấy cho đại chúng sống đạm bạc,  trong khi vẫn giành cho mình những đặc quyền, đặc lợi, cuộc sống trong nhung lụa, vinh hoa phú quí. Chính điều đó đã làm cho đại chúng Liên-Xô không những chán ghét Đảng cộng sản Liên-Xô mà còn mất hết niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, đồng thời lại thấy ở xã hội tư bản phương Tây những điều mà họ mơ ước. Trong bài viết trên báo Nhân Dân (điện tử) đã nêu ở trên, có đề cập đến một sự kiện, đó là trước khi Đảng cộng sản Liên-Xô (chính thức!) tan rã, đã có một cuộc điều tra dân ý với câu hỏi: "Đảng cộng sản Liên-Xô đại diện cho ai?", và kết quả tổng hợp câu trả lời là:
                                           -Đại diện cho công nhân : 4%
                                           -Đại diện cho nhân dân Liên-Xô : 7%
                                           -Đại diện cho toàn thể đảng viên : 14%
                                           -Đại diện cho quan chức, cán bộ và nhân viên nhà nước : 75%
          Như vậy, có thể thấy chính quá trình vận động trong thực tế mấy chục năm của xã hội Liên-Xô đã làm hình thành nên trong tinh thần của đại chúng Liên-Xô nỗi bức xúc ngày càng gay gắt đòi hỏi phải có một cuộc cải tổ xã hội (hoặc có thể dùng thuật ngữ "đổi mới") sâu rộng có tính căn cơ và tất nhiên là theo xu hướng khắc phục tình trạng bao biện, chủ quan duy ý chí, độc đoán, lộng quyền trong sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Liên-Xô, cũng như tình trạng quan liêu, giáo điều, khiên cưỡng, bảo thủ, cửa quyền trong sự điều hành của Nhà nước Liên-Xô. Đến đây, có thể rút ra nhận định rằng, sự xuất hiện M. Goorbachốp và B. Enxin, hai cá nhân chủ yếu và nổi bật trong việc trực tiếp làm tan rã Đảng cộng sản Liên-Xô cũng như làm sụp đổ nhanh chóng nhà nước Liên-Xô, vừa là một ngẫu nhiên "xui xẻo", vừa là một tất nhiên về mặt tư tưởng, được hun đúc nên từ chính những suy tư, trăn trở trong suốt gần nửa thế kỷ  thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (không thành công) của Đảng cộng sản và Nhà nước Liên-Xô. Nói cách khác, cải cách theo hướng "cởi mở" là yêu cầu bức thiết và cũng (sẽ) là "bước đi" mang tính tất yếu trong sự vận động của xã hội Liên-Xô (và cả hệ thống xã hội chủ nghĩa nói chung!). M. Goorbachép là người thức thời nhận biết được yêu cầu đó và cũng là người được đại chúng Liên-Xô kỳ vọng, giao cho trọng trách trực tiếp thực hiện yêu cầu đó trong thực tiễn. Tuy nhiên, do bị hạn chế bởi nhận thức có tính thời đại và có thể là cả sự lũng đoạn của bầu không khí chính trị đã bị "ngộ độc" ở Liên-Xô, mà Goorbachốp đã không có đủ lý trí để thấu tỏ được bài học quí báu của lịch sử, đã không tỉnh táo để cảm nhận được cái đẹp bản chất của chủ nghĩa xã hội và cái xấu bản chất của chủ nghĩa tư bản, đã không hiểu rằng những hiện tượng tiêu cực, suy đồi đạo đức là có tính phổ biến của xã hội loài người chứ không phải là riêng có của xã hội theo thiết chế nhà nước cộng sản, do đó đã "buông lơi" chuyên chính (thứ mà nhà nước theo thiết chế nào cũng phải chú trọng duy trì để bảo vệ chế độ), "thả rông" tự do, dân chủ quá trớn (những thứ mà nhà nước theo thiết chế nào cũng phải khống chế chúng trong một phạm vi, mức độ hạn định bằng chuyên chính, nếu muốn xã hội ổn định, không xảy ra hỗn loạn, và hơn nữa, có được tự do, dân chủ đúng nghĩa, đích thực!), cho nên đã thực thi "cởi mở" một cách vô lối, "tuốt tuồn tuột" đến độ...vô chính phủ, làm tan rã nhanh chóng Liên-Xô, tạo điều kiện thuận lợi có một không hai cho toàn xã hội Liên-Xô trở lại sống dưới chế độ tư bản chủ nghĩa - cái chế độ (cho đến nay về cơ bản vẫn vậy)  mặc nhiên ưu tiên đãi ngộ, đảm bảo quyền lợi cho cá nhân (nhân quyền), nhất là đối với những chủ tư bản mạnh, hơn hẳn sự đãi ngộ, đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng (dân quyền), nhất là đối với những kẻ nghèo hèn, nghĩa là "hô hào" bình đẳng, bác ái nhưng trong thực thi vẫn dựa trên cơ sở...thiếu bình đẳng, thiếu bác ái (nên cũng tạo ra tâm lý xã hội tôn thờ đồng tiền thái quá, coi đồng tiền là chìa khóa vạn năng (mà cũng đúng thật!) giải quyết mọi mưu cầu, mọi vấn đề mắc mứu trong xã hội, từ đó kích thích lòng tham-sân-si của con người lên cao độ (nhiều khi đến mù quáng) và như thế, cũng coi như dung túng tiềm tàng nhiều mầm mống bất công, nhẫn tâm luôn "nảy lộc vươn chồi " ra mọi lúc, mọi nơi), đó là cái chế độ mà nhân dân Liên-Xô đã từng trải nghiệm nên đã tin theo Đảng cộng sản Liên-Xô, tốn biết bao công sức, máu xương chối bỏ nó và xây dựng xã hội theo chế độ cộng sản (có bản chất hoạt động lý thuyết là chủ đích và trực tiếp vì quyền lợi của toàn dân (dân quyền) rồi thông qua đó mà (gián tiếp) cũng vì nhân quyền). Qua đó mà thấy, Goorbachốp đã không những không thỏa mãn được kỳ vọng của đại chúng Liên-Xô để có cơ may là "nhà cải tổ vĩ đại" như ông ta từng "tự sướng", mà còn trở thành tội đồ phá tan mọi thành quả tốt đẹp đã đạt được trong thực tế (dù còn nhiều hạn chế phải khắc phục!) của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (dù chưa thành). Nếu giả sử rằng, Goorbachốp là Lênin, hoặc thấu tỏ được cái ẩn chứa sâu xa có ý nghĩa như một nguyên tắc cơ bản (có tên gọi là "Chủ nghĩa tư bản nhà nước") trong chủ trương "Chính sách kinh tế mới" (gọi tắt là "NEP") của Lênin kiệt xuất (vì chỉ có kiệt xuất mới đủ trí lực hiểu được ý kiến còn khái lược trước đó của thiện tài (của Mác) và đưa ra chủ trương ấy, trong thời buổi bấy giờ!) để lấy đó làm cơ sở vận dụng, đề ra nội dung cải tổ trong tình hình mới, thì sự thể chắc là sẽ rất khác hiện nay, theo hướng tốt đẹp hơn nhiều. Nhưng...than ôi!
                +Sau đây là nhận định trong "Lịch sử thế giới hiện đại" (NXB Giáo Dục-2006, Nguyễn An Thái chủ biên):
         "Với những biện pháp của Chính sách kinh tế mới, Lênin đã chỉ ra sự cần thiết phải thay đổi về căn bản các nhận thức, quan niệm trước đây về chủ nghĩa xã hội. Đó là sự chuyển hướng chiến lược từ quá độ trực tiếp sang quá độ gián tiếp, từ từ, từng bước một, kiên trì tìm tòi những bước đi thích hợp, vừa tầm đi tới chủ nghĩa xã hội. Lênin đòi hỏi phải áp dụng những biện pháp cần thiết là thỏa hiệp với nông dân, tự do buôn bán, mở rộng thị trường, sử dụng quan hệ hàng hóa-tiền tệ...vì lợi ích của chủ nghĩa xã hội. Phát triển sức sản xuất, chuyển từ ảo tưởng "kế hoạch hóa tập trung, phân phối trực tiếp bằng hiện vật" sang thực thi kinh tế hàng hóa-thị trường, phát triển dân chủ và củng cố vai trò chính trị của Đảng...". (Những chữ in nghiêng, đậm là tôi nhấn mạnh-nv). Ngày nay nhìn lại, chính Lênin là người đầu tiên nêu lên một cách cụ thể ý tưởng "xây dựng và phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Tiếc rằng Lênin mất quá sớm, và Xtalin đã không thấm nhuần được tư tưởng đúng đắn đó của ông.
                +Như đã nói, bốn nguyên nhân cơ bản nêu trên (có lẽ gọi là bốn duyên cớ trực tiếp nghe hợp lý hơn?) cũng là bốn tồn tại hủy hoại tinh thần xã hội dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước Liên-Xô. Theo nguyên lý nhân quả thì bốn tồn tại đó phải có nguyên nhân tạo ra chúng. Trong bốn tồn tại đó, tồn tại thứ tư (tác động "diễn biến hòa bình") có nguyên nhân ngoại lai và thứ yếu (vì đối với một "cơ thể xã hội" lành mạnh thì tác động đó không thể gây nguy hại gì), nên không cần chú ý đến. Ba tồn tại còn lại rõ ràng có nguyên nhân phát sinh ngay trong nội tại xã hội mà chủ yếu là trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng cộng sản và Nhà nước Liên-Xô, Dễ thấy ngay, tồn tại thứ nhất do ý chí cá nhân độc chiếm độc tôn quyền lực lãnh đạo gây ra. Tồn tại thứ hai một phần do tồn tại thứ nhất, phần lớn hơn do chưa nhận thức được luận điểm đóng vai trò là một nguyên lý cơ bản về xây dựng chủ nghĩa xã hội nêu trên của Lênin. Tồn tại thứ ba do ý chí củng cố, tự vệ quyền lực cá nhân, đồng thời với nạn tham quyền cố vị, thèm khát danh lợi gây ra. Như vậy, chung qui lại, cả ba tồn tại, xét cho cùng, đều do ý chí chủ quan của con người, hay nói chính xác hơn, do lý trí bị đầu độc đến mê quáng bởi bản tính tham-sân-si (có nguồn gốc từ tự nhiên, "thường trú" một cách (gần như!) cố hữu trong tâm hồn con người) gây ra.
                +Nói thêm và ngắn gọn về tham-sân-si. Bản năng sinh tồn làm xuất hiện tính tham. Tính tham đã biểu hiện với mức độ mờ-tỏ nào đó ở các giồng loài sinh vật chưa có tư duy, và rõ nhất là ở những động vật có thần kinh bậc cao. Ở loài động vật có tư duy trừu tượng (loài người), sự hồi ức và suy diễn làm cho tính tham trở nên đặc biệt sâu sắc và (tạm gọi là) cuồng nhiệt, "đeo đẳng" dai dẳng trong tâm hồn con người và luôn hối thúc "cái tôi" thỏa mãn nó. Có thể dùng thuật ngữ "thèm khát danh lợi" để nói về cái tham đặc thù, được hình thành nên từ sự "kết hợp" giữa bản năng với ý thức, có gốc tồn tại sâu trong tiềm thức và do đó, chỉ ở loài người mới có. Vì có cái tham và ý chí thỏa mãn cái tham ấy mà cũng "dễ bề" xuất hiện cái "sân" (ích kỷ, ghen ghét, ganh đua, tranh dành...) ở mỗi con người, và mọi bất công, đau thương, khốn khổ do con người gây ra cho con người trong xã hội ( nghĩa là trong cả tình cảm máu mủ ruột thịt, trong cả tình yêu lứa đôi) đều từ đó mà ra cả. Vì tham-sân "dính líu" đến bản năng (có tính tự phát, mù quáng) nên không thể tiệt trừ tuyệt đối được, nhưng vì "dính líu" đến cả ý thức (có tính tự giác, tỏ tường) nên có thể tiêu trừ tương đối được. Tuy nhiên, muốn tiêu trừ tham-sân hoặc chế ngự tham-sân ở mức độ (nào đó được qui ước là) hợp lý thì ý thức phải thực sự thông tuệ, thực sự thấu suốt về nhân tình thế thái (cực khó để đạt được như thế đấy nhé!!!), mà trong Đạo Phật trạng thái ý thức ấy được gọi là "giác ngộ", hơn nữa là "đại ngộ". Ý thức khó  đạt đến chí lý, chí tình được là vì sự ngăn cản, "quậy phá" (ngay từ đầu!) của hai yếu tố chính yếu: trình độ nhận thức về tự nhiên-xã hội-nhân sinh và chính cái tham cố hữu trong lòng người. Một ý thức chưa thực sự giác ngộ thì có nghĩa vẫn còn mê muội, lầm lạc, hay nói như Đạo Phật là còn bị "si". Vậy thì cái si cũng là vốn có ở mỗi con người nhưng nó ở trạng thái "yếu" hay "mạnh" lại là do tình thế cuộc sống và tinh thần xã hội chi phối. Chẳng hạn, trong xã hội có năng lực chế tác to lớn, tự do sản xuất hàng hóa (xã hội tư bản), tất yếu dẫn đến cạnh tranh thị trường với mọi thủ đoạn có thể để tiêu thụ mà phương thức cơ bản nhất, chính yếu nhất là kích thích tiêu dùng, nghĩa là khuyến dụ ý thức đã si càng...si hơn nữa (!) bằng quảng cáo (quảng cáo tràn lan rõ ràng là lợi bất cập hại!). Ý thức như thế nào thì ý chí (chủ đích tự giác của trí não về chân lý, về đúng-sai, muốn đạt tới) như thế. Nếu quan niệm lý trí là tư đuy đã đạt đến thuần túy khách quan (nghĩa là chí lý) thì ý chí là lý trí vẫn còn bị lũng đoạn bởi nhận thức còn hạn chế bởi cảm tính chủ quan, "vướng víu" bản năng đầy bảo thủ của con người. Mức độ si của ý thức qui định mức độ tham-sân và khi ý thức lạc đến si cuồng thì tham-sân sẽ bùng phát vô lối đến cao độ, thậm chí đến...vô độ lượng. Lúc đó, ý chí sẵn sàng bất chấp luân thường đạo lý, sẵn sàng thực hiện mọi thủ đoạn đê hèn cũng như độc ác nhất. Và một khi ý chí ấy ở địa vị lãnh đạo (nghĩa là nắm được quyền lực nhất định) thì...thôi rồi!!! Như vậy, qui kết lại, con người gây ra khốn khổ, đau thương cho đồng loại trong xã hội là tại tham-sân-si thái quá với vai trò "đầu tàu" là "đồng chí" si - sự mê muội, lầm lạc, và sự mê lầm này rốt cuộc, theo Đức Phật là do vô minh (không biết, chưa "đốn ngộ"). 
                +Theo truyền thuyết, có lần một người hỏi Đức Phật Thích Ca về nguồn gốc của vô minh, ngài đã im lặng, không trả lời. Lúc đó ngài biết nhưng không muốn trả lời hay thực ra là ngài cũng không biết? Nghi vấn đó còn tồn tại đến ngày nay. Không nên hiểu khái niệm vô minh của Đức Phật chỉ theo nghĩa hẹp như là sự ngu dốt, thiển cận thông thường mà phải hiểu như là sự hạn chế về khả năng nhận thức nói chung, có tính phổ biến của con người về tự nhiên-xã hội-nhân sinh, và khả năng nhận thức này là có tính thời đại, tùy thuộc vào mức độ tri thức của xã hội ở từng thời đại. Phải chăng vì chưa thấu tỏ được nguồn gốc của sự vô minh về cõi nhân sinh, về bản chất chung của con người cho nên lý tưởng của Phật Giáo về một xã hội không còn tham- sân- si, nghĩa là mọi khổ đau cũng không còn, dù có vẻ rất đẹp đẽ và giàu tình nhân ái, vẫn chỉ là ảo tưởng hão huyền? Và tương tự, cũng vì lý do đó mà dù vạch ra con đường chủ động hơn, sát thực hơn thì lý tưởng cộng sản cùng với hình mẫu xã hội xã hội chủ nghĩa của nó cũng chưa thể thành hiện thực được trong thời đại ngày nay, thậm chí là trong một tương lai không gần (không có nghĩa là xa!)? Nhưng không phải vì thế mà chối bỏ lý tưởng cộng sản trong việc định hướng xây dựng và phát triển xã hội!!!
                 +Tiền đề lý luận của chủ nghĩa cộng sản là triết học duy vật lịch sử và học thuyết về giá trị thặng dư của Mác. Nếu cho rằng có một nguyên nhân sâu xa duy nhất- nguyên nhân tối hậu của mọi nguyên nhân- làm cho hình mẫu xã hội cộng sản còn lâu nữa mới có cơ may trở thành hiện thực được, và muốn phát hiện ra nó, thì khả năng duy nhất là phải xem xét kỹ lại hai luận thuyết đó, mà bước đầu tiên tất nhiên là phải xác định lại tính thỏa đáng (mức độ đúng-sai) của những khái niệm, quan niệm nền tảng như: nhà nước, giai cấp, bóc lột thặng dư sức lao động...Dưới đây là vài suy lý phản biện (nêu ra làm thí dụ để tham khảo chứ chưa chắc đã đúng!).
                   +Một trong những nguyên lý cơ bản nhất của tự nhiên là nguyên lý nhân-quả. Nội dung của nguyên lý này nôm na là, không gì có thể xuất hiện ra được từ sự không có gì (!), nghĩa là cái gì đó sinh ra sau bao giờ cũng là thành tạo thông qua quá trình vận động, tương tác, chuyển hóa, đúc kết của những cái có liên quan và đã được sinh ra trước đó. Xét về mặt vật chất và vận động thì "máu thịt" và "sự sống" của cái mới chỉ có thể là sự "tích hợp", "cấu thành" nào đó từ "máu thịt" và "sự sống" của những cái cũ. Chính vì thế mà quá trình nhân-quả cũng đồng thời là quá trình mang tính kế thừa-tân tạo (gọi chung là sáng tạo cho gọn!): kế thừa để sáng tạo và sáng tạo trên cơ sở kế thừa. Quá trình nhân-quả là quá trình tự nhiên (dù có nhân tạo đến mấy thì xét cho cùng tận vẫn là thiên tạo!!!), xét ở góc độ khách quan nhất là không phát triển mà cũng không suy tàn. Chỉ khi qua tư duy nhận thức và chủ quan qui ước dựa trên một cơ sở nhất định nào đó mới có thể đánh giá một quá trình nhân-quả nào đó là đúng hay sai, tốt hay xấu, phát triển hay suy tàn (mà thực ra cũng tương đối thôi chứ không thể dứt khoát được!). Suy ra từ luận đề đó sẽ có nhận định: lịch sử xã hội loài người là một quá trình luôn đổi mới trên cơ sở kế thừa, và sự đổi mới ấy cho đến nay là luôn trong xu thế phát triển nếu xét về trình độ nhận thức, năng lực chế tác cũng như mức độ tinh vi của những thành quả nhân tạo ( còn nếu xét về mặt tiến hóa sinh học hay về mức độ đày đọa, giết chóc lẫn nhau trong nội bộ loài...thì chắc gì đã phát triển(?), thậm chí nhiều khi chỉ có thể nói không suy tàn thì cũng...suy đồi!). Mác là người trên cơ sở kế thừa và sáng tạo quan niệm về tự nhiên của Hêghen, đã đề xướng ra ba qui luật cơ bản của vận động vật chất (qui luật lượng đổi thì chất đổi và ngược lại, qui luật mâu thuẫn, qui luật phủ định của phủ định) và cho rằng mọi quá trình nhân- quả đều vận động tuân theo ba qui luật này. Trong ba qui luật đó, qui luật mâu thuẫn (hay còn gọi là qui luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập) đóng vai trò "xương sống", nòng cốt. Theo Hêghen, mâu thuẫn là một tồn tại vốn dĩ (sẵn có "từ trước"), đóng vai trò là nguồn gốc bên trong của sự vận động và phát triển. Ông khẳng định: "Mâu thuẫn là cái làm cho thế giới vận động", "là nguyên tắc của mọi sự tự thân vận động", hơn nữa, "một cái gì đó là có sự sống, chỉ bởi vì và chỉ trong chừng mực cái đó chứa mâu thuẫn trong bản thân nó, đồng thời, nó là một lực lượng có khả năng can thiệp vào mâu thuẫn đó trong bản thân nó, và có khả năng chịu đựng cũng như vượt qua mâu thuẫn đó". Nếu thừa nhận rằng (và không thể không thừa nhận được!), mọi quá trình vận động (được thấy!) có khởi đầu và kết thúc đều phải tuân theo nguyên lý nhân-quả, và ngược lại, sự qui định của nguyên lý nhân-quả làm cho mọi tồn tại (được thấy!) xuất hiện (trong vũ trụ) trước sau gì cũng phải tiêu vong, thì cũng phải thừa nhận rằng, quan niệm nêu trên của Hêghen là chưa thỏa đáng, thậm chí là hoàn toàn sai lầm, vì đã vi phạm nguyên lý nhân- quả. Nếu quả thực đó là sai lầm thì khả năng chủ yếu là vì Hêghen đã không vượt qua được phạm vi nhận thức khoa học còn hạn chế của thời đại mình, và đã rút ra kết luận từ sự quan sát, suy diễn mang nặng cảm tính trực giác, kinh nghiệm chủ quan, dẫn đến quan niệm siêu hình, ẩn chứa mâu thuẫn logic. Cụ thể ở đây, Hêghen đã ngộ nhận, "đề cao" vận động tự thân của sự vật đến mức tuyệt đối. Thực ra, ngoại trừ bản thân Vũ Trụ, còn lại không thể có bất cứ một sự vật nào có thể vận động tự thân một cách tuyệt đối được. Bởi vì nếu có tự thân vận động tuyệt đối thì cũng phải có tự thân xuất hiện tuyệt đối và tự thân mất đi tuyệt đối, và như thế không những là vi phạm nguyên lý nhân-quả mà còn "dẫn đến" triệt tiêu tuyệt đối mâu thuẫn - cái đóng vai trò là tiền đề làm nên sự (tự thân) vận động. Khi nói  một vật nào đó tự thân vận động thì nên hiểu rằng sự tự thân ấy chỉ là tương đối, trong một phạm vi nhất định, theo một mức độ qui ước hạn định mà thôi. Ngay cả sự suy nghĩ của một con người cũng vậy! Rất dễ thấy rằng vận động nội tại của một vật là có tính tự thân. Nhưng đồng thời (dù khó thấy), vận động nội tại ấy cũng có mối quan hệ tương tác thường xuyên liên tục với môi trường bên ngoài. Có thể nói, sự vận động nội tại của một vật quyết định sự tồn tại của vật đó, tính tự thân của vận động này thể hiện ra (tạm coi như là) làm cho nội tại vật có xu thế "trở về" trạng thái cân bằng tĩnh tại (bất động, chết), còn tác động của môi trường thì thể hiện ra ở chỗ (cũng tạm coi như là) làm cho vận động  nội tại vật được duy trì lâu dài ở (những) trạng thái cân bằng động nào đó mà (sự biến đổi của) môi trường qui định. Chung qui thì tùy thuộc vào cách thức, mức độ, sự biến đổi tác động của mội trường đối với vận động nội tại của một vật mà vật đó có thể được duy trì, tăng cường hơn, suy yếu đi, hay thậm chí là bị chấm dứt đột ngột sự tồn tại của nó. (Nói ngoài lề: phải chăng đó cũng là căn nguyên sâu xa nhất về sự tồn-vong tất yếu của vạn vật vô sinh cũng như về sự sống-chết định mệnh trong giới hữu sinh???)...Đến đây, có thể khẳng định, nếu nguyên lý nhân-quả đích thực là chân lý, thì qui luật mâu thuẫn phải là "phiếm chân lý" (từ dùng của Hêghen) và do đó chắc chắn hai qui luật về tự nhiên còn lại của Mác nhiều ít gì cũng "phiếm chân lý"...(Còn tiếp)
    Xem tiếp...

    SIÊU QUẦN 1

    (Đại Chúng sưu tầm trên NET)



    Xem tiếp...

    Tin buồn 2

    (Đại Chúng sưu tầm trên NET)

    7 người chết trong thảm kịch bắt cóc con tin ở Mỹ

    6 con tin bị bắn chết trong vụ việc xảy ra ở Mỹ sáng sớm hôm qua, trong khi nghi phạm bị cảnh sát tiêu diệt tại hiện trường sau đó.

    Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ bắt cóc con tin làm 7 người thiệt mạng. Ảnh: EPA

    Vụ việc xảy ra tại thành phố Miami, bang Florida, và kéo dài từ 6h30 tới 14h30 ngày 27/7 khi đội cảnh sát đặc nhiệm SWAT tiến vào tòa nhà. Nhà chức trách cho hay tiếng súng vang lên trong tòa nhà Hialeah, sau đó nghi phạm bắt các con tin và cố thủ ở đây.
    Nguyên nhân nam nghi phạm bắt cóc 6 người ở chung cư Hialeah chưa được xác định, AFP dẫn lời ông Sergeant Eddie Rodriguez, người phát ngôn của cảnh sát, cho biết. "6 người vô tội đã chết và nghi phạm khởi xướng vụ việc cũng bị tiêu diệt", ông nói.
    Một cặp vợ chồng già trong số các nạn nhân đã được con gái xác nhận là ông bà Pisciotti và Samira Pisciotti. Họ chính là chủ của tòa nhà. "Hai con tin không quen biết nghi phạm và cố gắng đàm phán với y trong nhiều giờ nhưng nghi phạm không đồng ý và cảnh sát buộc phải hành động", người phát ngôn cho hay.
    Con gái của cặp vợ chồng cho biết cha mẹ cô "đi gặp một người thuê nhà đang làm đơn khiếu nại, và dường như đã xảy ra cuộc ẩu đả". "Người đó bắt đầu bắn. Tôi nhìn thấy mẹ tôi. Bà ấy chết ngay sau khi bị bắn", cô Pisciotti nói với kênh tin tức tiếng Tây Ban Nha Univision. Cô nói thêm rằng đã nghe thấy 15-20 phát súng tất cả.
    Cảnh sát đang nỗ lực để nhận diện những nạn nhân còn lại.
    Khu chung cư nằm trong thành phố đông dân gốc Cuba. Tòa nhà có khoảng 90 gia đình sinh sống. Hiện chưa rõ nghi phạm có sống ở đây hay không. Bang Florida của Mỹ có luật sử dụng súng tương đối dễ dãi. Theo báo cáo được công bố năm ngoái, Florida có hơn 1 triệu người được cấp phép sử dụng súng.
    Vũ Hà

    Xả súng trong diễu hành tại Mỹ, 19 người bị thương

    Ít nhất 19 người bị thương trong vụ xả súng tại lễ diễu hành ở thành phố New Orleans, bang Louisiana, hôm qua.

    Cảnh sát tìm các vỏ đạn tại hiện trường vụ xả súng hôm 12/5
    Cảnh sát tìm các vỏ đạn tại hiện trường vụ xả súng ở thành phố New Orleans hôm 12/5. Ảnh: AP.
    Vụ xả súng diễn ra khi người dân đang xem lễ diễu hành. Những người trúng đạn bao gồm 10 nam giới, 7 nữ giới và hai thiếu niên, AP cho biết.
    Ronal Serpas, một thanh tra cảnh sát New Orleans, nói rằng khoảng 300 tới 400 người tham gia và xem lễ diễu hành. Theo ông, dường như những viên đạn được bắn ra đồng thời từ hai loại súng khác nhau.
    "Ngay sau khi những tiếng súng vang lên, một số cảnh sát thấy ba người chạy khỏi hiện trường. Sự việc chỉ diễn ra trong vài giây", ông kể.
    Một nhà báo tham gia lễ diễu hành nghe thấy 6 hoặc 7 tiếng súng, báo Times-Picayune đưa tin.
    Kênh truyền hình WWLTV dẫn lời bà Remi Braden, một phát ngôn viên của cảnh sát địa phương, thông báo các nạn nhân bao gồm những người tham dự lễ diễu hành và khán giả. Hai trong số các nạn nhân là thiếu niên 10 tuổi.
    Garry Flot, một người phát ngôn khác của cảnh sát, nói 3 hoặc 4 người bị thương phải nhập viện để phẫu thuật.
    "Vào thời điểm hiện tại, chúng tôi dự đoán không người nào tử vong vì vụ xả súng hôm nay", Serpas tuyên bố.
    Cảnh sát đang truy lùng thủ phạm và tìm hiểu động cơ của vụ xả súng. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) nhận định vụ xả súng có thể là "bạo lực đường phố", chứ không liên quan tới chủ nghĩa khủng bố.
    Chí Linh

    Xả súng ở chung cư Mỹ, 5 người chết

    Tiếng súng phát ra từ khu nhà ở tại thành phố Seattle làm 5 người thiệt mạng, trong đó nghi phạm bị cảnh sát bắn chết tại hiện trường.
     

    0
    Cảnh sát có mặt tại hiện trường vụ xả súng vào đêm chủ nhật. Ảnh: Komonews
    Cảnh sát cho biết họ nhận được điện thoại cấp cứu lúc 21h30 ngày 21/4 (sáng nay theo giờ Hà Nội) tại khu căn hộ ở Federal Way, Seattle, bang Washington, ở tây bắc nước Mỹ. Khi đến hiện trường, họ phát hiện thấy hai người đàn ông bị thương nằm trên mặt đất ở bãi đỗ xe.
    Người phát ngôn của cảnh sát Federal Way Cathy Schrock nói một trong hai người đàn ông cố gắng với lấy khẩu súng trong khi cảnh sát đến cứu người thứ hai khiến một nhân viên cảnh sát khác phải nổ súng ngăn chặn, AP cho hay.
    Người đàn ông bị tình nghi chết tại hiện trường nhưng cảnh sát chưa rõ nguyên nhân là có phải là do phát súng nói trên hay không. Người còn lại và một người đàn ông thứ ba cũng được phát hiện đã chết tại bãi đỗ xe.
    Trong khi tìm kiếm tại khu vực, cảnh sát tìm thấy người thứ 4 chết ở trong một căn hộ và một người phụ nữ chết trong một căn hộ khác. Người phát ngôn cho hay cảnh sát đang tìm hiểu xem có phải là người phụ nữ bị đạn lạc hay không.
    Lực lượng chức năng tỏa đi nhiều nơi xung quanh khu vực nhưng nhà chức trách cho biết họ không nghĩ rằng còn tay súng nào khác hoặc có mối đe dọa nào với cộng đồng. Hiện chưa rõ tên của những người thiệt mạng trong vụ xả súng.
    Nước Mỹ vừa trải qua những ngày kinh hoàng sau vụ đánh bom vào cuộc thi chạy marathon ở thành phố Boston làm 3 người chết, 170 người bị thương tại hiện trường và một cảnh sát thiệt mạng, một cảnh sát khác bị thương trong quá trình truy đuổi nghi phạm. Đây là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất tại nước Mỹ kể từ sau vụ 11/9/2001.
    Vũ Hà

    Thảm kịch dồn dập tấn công nước Mỹ

    Nước Mỹ tuần qua liên tiếp phải đón nhận những tin chẳng lành, từ vụ đánh bom đẫm máu tại cuộc thi chạy ở Boston đến vụ nổ nhà máy hóa chất ở Texas, với con số thương vong và thiệt hại rất lớn. 

    Vụ tấn công khủng bố xảy ra lúc 14h45 hôm qua theo giờ địa phương, tức hơn hai giờ sau khi các vận động viên đầu tiên chạy qua vạch đích. Hai tiếng nổ lớn được ghi nhận tại quảng trường Copley.
    Vụ tấn công khủng bố xảy ra lúc 14h45 ngày 15/4 theo giờ địa phương ở địa điểm gần vạch đích của cuộc thi chạy quốc tế thường niên Boston Marathon. Hai tiếng nổ lớn được ghi nhận tại quảng trường Copley, ở thủ phủ Boston của bang Massachusetts. Đây là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất tại nước Mỹ kể từ sau vụ 11/9/2001. Ảnh: BostonGlobe
    Ảnh: DobsonAgency
    Vụ nổ làm 3 người chết, trong đó có một trẻ em 8 tuổi, và hơn 170 người bị thương. Các nhân chứng mô tả vụ nổ "giống như tiếng nổ của đại bác vậy". Những bức ảnh được chụp tại hiện trường cho thấy nhiều người được đưa đi trên cáng, có người đàn ông được đưa lên xe đẩy với máu dính đầy trên mặt và chân. Ảnh: DobsonAgency
    boston-marathon-8-1366389800_500x0.jpg
    Các nhà điều tra xem xét hiện trường vụ đánh bom kép đẫm máu và thề sẽ tìm ra thủ phạm của vụ việc dù có phải "lục tung trái đất". Ảnh: AFP
    0
    Theo những hình ảnh của camera giám sát ghi lại được, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) công bố chân dung hai kẻ bị tình nghi gây ra vụ đánh bom và tiến hành truy đuổi. Kẻ đội mũ đen ban đầu được gọi là Nghi phạm Một, sau được xác định có tên Tamerlan Tsarnaev, 26 tuổi. Tên này trúng vài phát đạn khi bị cảnh sát truy đuổi trong ngày 19/4 và sau đó chết trong bệnh viện vì bị thương nặng. Trong quá trình chạy trốn, Nghi phạm Một chạy qua Viện Đại học Massachusetts ở ngoại ô Boston và làm một cảnh sát tại đây thiệt mạng. Kẻ đội mũ trắng, Nghi phạm Hai, cũng đã được xác nhận danh tính là Dzhokhar Tsarnaev, 19 tuổi, em trai của Nghi phạm Một. Ảnh: CNN
    Video hai nghi phạm đánh bom ở Boston
    0
    Hai tên này là anh em một nhà và có nguồn gốc Chechnya (một nước cộng hòa thuộc Nga). Nghi phạm Dzhokhar Tsarnaev vẫn đang lẩn trốn và đội đặc nhiệm SWAT được huy động lùng sục tên này ở từng ngôi nhà trong thành phố Boston. Giao thông công cộng bị đình trệ, trường học phải đóng cửa và cảnh sát khuyên người dân nên ở trong nhà và không mở cửa cho người lạ. Ảnh: AFP
    0
    Giới chức liên bang Mỹ coi vụ đánh bom là hành vi khủng bố và lên tiếng sau vụ nổ, Tổng thống Mỹ Barack Obama, nói: "Bất kể cá nhân hay tổ chức nào chịu trách nhiệm về vụ tấn công đều sẽ bị trừng phạt thích đáng trước công lý". Ông cũng ca ngợi Boston là một thành phố kiên cường và mạnh mẽ, đồng thời nhấn mạnh rằng người Mỹ sẽ sát cánh cùng các công dân của thủ phủ bang Massachusetts. Ảnh: AFP
    0
    Tuy nhiên, chính ông Obama cũng là mục tiêu để những kẻ tấn công nhắm đến. Hôm 17/4, Mật vụ Mỹ thông báo một bức thư chứa vật thể khả nghi được phát hiện tại một điểm rà soát thư ở bên ngoài Nhà Trắng. Sau đó, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho hay lá thư gửi Obama dương tính với chất độc gây chết người ricin. Một nghị sĩ khác cũng nhận được bức thư có chất độc tương tự và đến buổi chiều cùng ngày, một nghi phạm, được xác định là Kenneth Curtis, ở Tupelo, bang Mississippi, bị bắt giữ. Ảnh: Therealdeal
    0
    Không lâu sau vụ đánh bom chết người ở Boston, một vụ nổ kinh hoàng xảy ra lúc 19h50 ngày 17/4 tại nhà máy phân bón West ở bang Texas. Vụ nổ tương đương với một trận động đất 2,1 độ Richter, được miêu tả to "như bom hạt nhân", san phẳng nhiều tòa nhà và khiến hàng nghìn người phải sơ tán. Nhà chức trách chưa thu thập được con số thương vong chính xác mà chỉ ước tính có khoảng 5-15 người chết và hơn 160 người bị thương. Ảnh: CNBC
    Đồ vật, xe cộ biến dạng sau vụ nổ.
    Đồ vật, xe cộ biến dạng trong đám cháy. Diễn biến ban đầu là một đám cháy ở nhà máy, tiếp đó đến vụ nổ khiến một quả cầu lửa lớn bốc lên trời, khói đen dày đặc. "Lúc đầu đám cháy nhỏ thôi nhưng sau đó khi nước được phun vào chất ammonia nitrate, nó nổ như quả bom ở thành phố Oklahoma", một nhân chứng kể và nhắc đến vụ nổ bom từng làm chết 168 người năm 1995. Ảnh: AP
    0
    Một ngày sau vụ nổ, khói vẫn cuồn cuộn trên đống đổ nát của nhà máy, những ngôi nhà lân cận bị tốc mái và một lượng lớn kim ngoại bị bắn ra cánh đồng ngô. Đội cứu hộ đi đến từng căn nhà trong đống đổ nát tại khu vực gần nhà máy, viện dưỡng lão lân cận và cả ở trong nhà máy để tìm kiếm thi thể nạn nhân và những người có thể còn sống sót. Ảnh: AFP
    0
    Người dân tập trung ở nhà thờ St. Mary ở gần nhà máy để cầu nguyện cho những nạn nhân trong vụ nổ. Ảnh: AFP
    0
    Tại Boston, nhiều người cũng đặt hoa tại khu vực quảng trường Copley với những lời an ủi, động viên "Hãy kiên cường, Boston", cũng chính là lời động viên với toàn nước Mỹ vượt qua những thảm kịch liên tiếp. Ảnh: AFP
    Vũ Hà

    Xem tiếp...