Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

BÀI VIẾT HAY 84

(ĐC chép từ http://donglasg.blogspot.com)

Trần Thái Sơn GIÁM ĐỊNH HÀI CỐT LIỆT SỸ BẰNG ADN Ư ?

Tôi hay bực bội trước những ý kiến nghi ngờ những điều tôi viết về khả năng siêu phàm của cô Vũ Thị Hòa. Bực vì người ta không hiểu tôi chỉ muốn viết ra sự thật, giống như các nhà khoa học công bố những khám phá mới vậy, không vì bất cứ một mục đính nào khác. Người có trí, ham hiểu biết, hiểu biết được những điều mới sẽ rất thú vị; ngược lại những người dốt không đủ trí sẽ không thể hiểu, hoặc những kẻ hay xạo, hay đi lừa đảo nên nghĩ ai cũng như mình, không tin bất cứ ai, bất cứ điều gì, dù có vô vàn chứng cớ và lý lẽ cũng vẫn cứ nghi ngờ, phủ nhận. Họ không hiểu rằng cả tôi và cô Hòa đều không cần người ta tin hay không tin, vì chuyện viết của tôi không nhằm mục đích quảng cáo, “sô” hàng, kinh doanh.
Cũng do quan tâm đến chuyện cô Hòa, có bạn Trần Thái Sơn đã viết email cho tôi: “Được biết bác không chỉ là nhà văn, nhà phê bình mà bác còn là nhà khoa học ... Bác có trình độ trên nhiều lĩnh vực lại đang bảo vệ những con người xưa nay hiếm… Theo em nghĩ khoa học hiện tại chưa tiệm cận được… Đến khi khoa học phát triển … phát hiện ra thì những con người hiện nay mới được vinh danh thì muộn quá rồi.  Nên đưa thông tin một chút cho bác… nghiên cứu thêm … thuộc lĩnh vực này (tâm linh và ADN) …Em nghĩ sẽ giúp thêm cho ngòi bút của bác thêm sắc bén. Bảo vệ được những người chân chính. 
Ngày hôm nay lại rùm beng lên cái vụ Cát tường. …Cái chuyện ADN này có vẻ có cái gì đó giống với cái mà tôi gửi cho anh. …Các chuyên gia pháp y thì nói khả năng rất thấp vì 10 tháng dưới nước làm sao còn các tạng trong bụng được …Tôi cứ ngờ ngợ sự việc công bố trên đài báo hôm nay thế nào ấy.  Anh có ý kiến gì không?
Vì vậy, hôm nay tôi sẽ giới thiệu bài viết của bạn Trần Thái Sơn về giám định hài cốt liệt sĩ bằng thử ADN.
Tôi xin giới thiệu chút trước cơ sở khoa học của việc giám định hài cốt liệt sĩ bằng ADN.
Ty thể (mitochondrion) là một cơ quan của tế bào, là nơi chuyển hóa các chất hữu cơ thành năng lượng để tế bào có thể sử dụng được là ATP (adenosine triphosphate). Trong một tế bào người luôn tồn tại hai hệ gen, hệ gen nhân (nuclear genome) và hệ gen ty thể (mitochondria genome). Khi thụ tinh, ty thể của người cha tập trung nằm ở phần sát đuôi của tinh trùng và không tham gia vào quá trình thụ tinh. Nên một đứa trẻ ra đời sẽ chỉ mang ty thể của người mẹ. Ty thể chỉ được truyền theo dòng mẹ là vì thế. Hệ gen ty thể có cấu trúc mạch vòng do đó bền vững hơn hệ gen nhân mạch thẳng. Vì vậy trong hài cốt chôn lâu năm thì chỉ có hệ gen ty thể là còn tồn tại và nằm trong xương nếu xương còn đủ cấu trúc để lưu giữ. Vì vậy giám định hài cốt liệt sĩ thường xác định ADN ty thể so với mẫu về họ ngoại là thế.
Trần Thái Sơn
GIÁM ĐỊNH HÀI CỐT LIỆT SỸ BẰNG ADN Ư ?
Giám định ADN hài cốt liệt sỹ là việc hết sức cần thiết nhưng cần phải tính toán kỹ bởi vì xác định danh tính cho các Liệt sỹ bằng phương pháp ADN ty thể như hiện nay thì cân nhắc xem vì các lý do sau đây:
- Phần lớn phòng thí nghiệm xét nghiệm ADN tại Việt Nam hiện nay sử dụng kỹ thuật ADN ty thể để xác định danh tính liệt sỹ. Nhưng giới hạn của phương pháp ADN ty thể tới đâu các bạn sẽ xem dưới đây. Và vì vậy thì bao nhiêu liệt sỹ mà từ trước tới hiện nay được xét nghiệm ADN ty thể để xác định danh tính có chính xác không hay? có xác định được chính xác danh tính liệt sỹ không?

- Hàng nghìn, chục nghìn các liệt sỹ nằm ở nghĩa trang nhưng đều chưa xác định được họ tên tuổi, quê quán...không có danh tính thì tìm làm sao xác định được thân nhân của liệt sỹ mà so sánh đối chiếu từ đó suy ra danh tính liệt sỹ đây.
- Việc tiến hành xét nghiệm ADN hàng loạt các hài cốt tại các nghĩa trang đem lại lợi ích gì khi chưa thống nhất về phương pháp, chưa thống nhất về quy trình, lại không có 1 cơ quan chuyên trách quản lý số liệu phân tích dữ liệu, tra cứu, trích xuất dữ liệu về ADN.
- Và còn nhiều khó khăn gặp phải khi tiến hành hàng loạt như vậy.
Để các gia đình liệt sỹ yên tâm về phần hài cốt liệt sỹ chúng ta phải làm gì. Ai biết xin trả lời
 Một câu trong bài báo Dân trí có viết:
“Cho dù tìm mộ bằng ngoại cảm hay phương pháp nào đi nữa, chỉ có thể xác định chính xác danh tính người dưới mộ trên cơ sở khoa học là thử ADN”
Nhưng xin thưa rằng phải xét nghiệm bằng loại ADN nào mới xác định được danh tính hài cốt liệt sỹ. Chúng ta biết rằng có 2 loại ADN dùng trong xét nghiệm xác định danh tính là ADN nhân và ADN ty thể. Ở Việt Nam ta hiện nay để xác định danh tính hài cốt liệt sỹ thường dùng ADN ty thể để xác định. Độ chính xác sẽ ra sao nếu bạn theo dõi cơ sở khoa học dưới đây:
ADN của hài cốt liệt sỹ giống với ADN của mẹ đẻ, giống với các anh em mà người mẹ này sinh ra. Như vậy anh chị em ruột đều có ADN ty thể giống nhau và giống với mẹ. Và ADN ty thể của hài cốt liệt sỹ giống với bà ngoại (mẹ đẻ ra mẹ mình), giống với các bác, các cậu, các gì (hàng ngang với mẹ ) do bà ngoại đẻ ra. Lại nữa ADN ty thể của hài cốt liệt sỹ giống với người cháu do bác gái, gì (chị và em gái của mẹ) đẻ ra. Và cứ như thế ADN ty thể của liệt sỹ giống với các chắt, chít …theo dòng họ của mẹ như nêu ở trên.
 Lại nữa ADN ty thể có một tỷ lệ nhất định giống nhau trong quần thể  mặc dù chẳng có quan hệ huyết thống gì cả. Việt nam chúng ta có mối quan hệ làng xã họ tộc rất gần gũi, nhất là trong các làng xóm xưa kia và ngay cả hiện nay thì việc ra đường mà chào hỏi không đúng thứ bậc các mối quan hệ trong họ tộc sẽ bị trách móc là không biết dạy con cái điều đó chứng tỏ có các mối quan hệ họ hàng rất gần gũi và chính thế  ADN ty thể có thể cũng sẽ giống nhau (điều này Việt Nam chưa được thống kê hay nghiên cứu đày đủ). Mặt khác khi nói mối quan hệ huyết thống phải đưa ra độ tin cậy. Nếu không nói độ tin cậy thì cũng chẳng có nghĩa lý gì bởi vì độ tin cậy phản ánh mức độ chính xác. Nếu không nói độ tin cậy thì 1% cũng như 99% mà thôi. Do đó cũng sẽ thiếu chính xác.
ADN ty thể cũng không nằm ngoài các điều nêu trên. Vậy thì sử dụng chỉ có ADN ty thể để xác định danh tính liệt sỹ có chính xác không? Khi mà một gia đình có nhiều người là liệt sỹ thì đây là người con nào? Giả sử trong dòng họ có nhiều liệt sỹ thì đây là liệt sỹ nào? Như đã nói ở trên cũng có tỷ lệ giống nhau về ADN ty thể của những người không có quan hệ huyết thống thì xác định liệt sỹ có đúng không và độ tin cậy là bao nhiêu.
Đây còn chưa nói đến vấn đề lây nhiễm khi xét nghiệm ADN ty thể là rất lớn. Do đó khi kết luận thì đây có chắc là ADN của hài cốt hay không hay của một người khác lây vào, hay của liệt sỹ khác lây vào vv và vv…
Một thông tin cũng đáng lưu tâm là: Theo những nghiên cứu gần đây của nước ngoài về ADN ty thể thì sự biến đổi của ADN ty thể có thể xảy ra sau khi chết dưới tác động của nhiều yếu tố như vi sinh vật, môi trường…
Vậy thì xác định danh tính hài cốt liệt sỹ chỉ bằng ADN ty thể có chính xác không. Quý vị tự đánh gíá.
Tại sao các nước (như nước phương Tây, nước Mỹ…) lại không dựa hoàn toàn vào xét nghiệm ADN ty thể để xác định danh tính lính Mỹ mất tích trong chiến tranh. Tỷ lệ xác định danh tính bằng ADN ty thể của họ cũng không làm ào ạt hay đại trà như chúng ta? Hay vì họ nghèo, hay vì độ chính xác, hay vì nhiều lý do khác ? các bạn hãy nghiên cứu nhé.
Vì những vấn đề nêu trên cho thấy ADN ty thể không phải là một cái gì ghê gớm. Không phải là phương pháp tối cao. Không phải là phương pháp phủ nhận tất cả các phương pháp khác và độ tin cậy của nó cũng có giới hạn nhất định. ADN ty thể cũng chỉ là một trong nhiều yếu tố để xác định được danh tính mà thôi (xin nhắc lại ADN ty thể không phải là yếu tố quyết định).
Theo tiến sỹ Nguyễn Thanh Danh (Trung tâm Dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh), phương pháp thử gen dù hiện đại nhưng chỉ có thể giúp xác nhận sự chính xác là hài cốt có liên hệ huyết thống với thân nhân của liệt sỹ, là khâu cuối cùng cần thiết. Phương pháp này không thể giúp con người định hướng và định vị được các hài cốt liệt sỹ và cả định danh tính của hài cốt mà đồng đội, đơn vị và thân nhân không còn. Để mang lại hiệu quả tối ưu nhất, không nên hạn chế bất kỳ giải pháp nào nếu không vi phạm đạo lý và pháp luật, dù phương pháp đó chưa được khoa học chứng minh thống nhất về mặt lý thuyết, nhưng về mặt thực tiễn đã được chứng minh (Lĩnh vực này chắc anh Đông la hiểu rõ).
Theo nhà khoa học trên thế giới khẳng định: “Nếu chỉ có giám định ADN ty thể thì không có khả năng truy nguyên cá thể (hay nói chính xác là xác định tên liệt sỹ), nó chỉ có tính chất loại trừ hay truy nguyên theo nhóm cá thể có quan hệ huyết thống với nhau theo dòng mẹ” (điều này chắc các nhà khoa học ADN của Việt Nam có biết hoặc vì dốt mà chưa biết hoặc dấu diếm mà thôi)
Vậy thì những xét nghiệm ADN hiện nay đều dựa trên ADN ty thể và câu trả lời các xét nghiệm “ Mẫu Hài cốt liệt sỹ và mẫu người thân (một người X nào đó ) có quan hệ huyết thống theo dòng mẹ”. Vậy thì đây có phải liệt sỹ  Trần Hồng Y. cần tìm hay không ? hay chỉ là một hài cốt nào đó có ADN ty thể giống với mẫu của thân nhân được lấy để so sánh. Với câu trả lời này thì gia đình liệt sỹ đem hài cốt đó về để chôn cất, chính quyền làm lễ truy điệu, khắc bia tên liệt sỹ. Nhưng thử hỏi sẽ còn bao nhiêu ADN ty thể của các hài cốt nữa giống nhau và cũng giống với người X đó và giống với cả những người chẳng có quan hệ họ hàng gì cả (như đã lý luận ở trên). Vậy thì các kết quả này của các nhà khoa học có lừa dối gia đình liệt sỹ không ? có thực sự là liệt sỹ Trần Hồng Y. Và chỉ bằng ADN ty thể các nhà khoa học đang xét nghiệm ADN  có giám xác định đây là liệt sỹ cụ thể nào không? XIN THƯA LÀ “KHÔNG” mà chỉ giám nói là có quan hệ huyết thống theo dòng mẹ mà thôi.
Vậy các giá đình liệt sỹ đang có bị hiểu lầm hay không về liệt sỹ mà gia đình mình cần tìm ?
Hay các nhà khoa học ADN đang dấu hay quá dốt?
Và vậy thì hài cốt giám định từ trước đến nay bằng ADN ty thể có chính xác không ????????????
Chuyện thật hay đùa đây?
Hay một sự lừa dối của các nhà khoa học?
2-8-2014
Xem tiếp...

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

VINH SỬ - NHẠC SĨ SẾN

(ĐC sưu tầm trên NET)

 

'Vua nhạc sến' trong cơn bệnh ngặt nghèo

Trong làng tân nhạc, nếu các nhạc sĩ tiền bối được xưng tụng các mỹ hiệu như “vua tango” Hoàng Trọng, “ông hoàng slow” Đoàn Chuẩn thì lớp kế thừa cũng có “vua nhạc sến” Vinh Sử. Có điều cuộc sống của “ông vua” này hiện nay quá đỗi khổ cực.

“Căn nhà” của nhạc sĩ Vinh Sử với tấm ảnh thời trẻ trên tường - Ảnh: H.Đ.N
“Căn nhà” của nhạc sĩ Vinh Sử với tấm ảnh thời trẻ trên tường - Ảnh: H.Đ.N 
Biết nhạc sĩ Vinh Sử bị bệnh đã lâu nhưng chiều ngày 4.8, tôi và một vài người bạn mới đến tận tư gia của ông tại số 86/52 đường 37 (Q.7, TP.HCM) để thăm ông. Trước đây khi anh em hàn huyên tâm sự biết ông làm ở tiệm giày dép, cũng mừng cho ông. Vậy mà giờ đây, ngoài sức tưởng tượng của tôi, “căn nhà” của “vua” chỉ là một cái ngách nhỏ - chứ không thể gọi là nhà:  bề ngang khoảng 1 m,  chiều dài khoảng 5 m. Ông ngồi dậy trên tấm nệm cá nhân tiếp chúng tôi.
 
Đó là “e” nhạc sở trường của tôi. Công chúng bình dân đón nhận nhạc của tôi thì tôi cũng phải có trách nhiệm viết nhạc phục vụ giới bình dân

Nhạc sĩ Vinh Sử
Nhìn quanh không có bất cứ đồ đạc nào giá trị: chiếc mũ bảo hiểm cũ kỹ, những chiếc kéo, vài chiếc cốc nhựa, những bọc ni lông lớn bé để vài thứ đồ và thuốc. Chiếc xe máy (giá trị nhất) là của học trò để đó cho ông muốn đi đâu thì nhờ người chở. Ông mời chúng tôi ngồi vào hai chiếc ghế nhựa, còn mới, khoe: “Chồng của cô ca sĩ Giao Linh tới thăm, thấy không có chỗ để ngồi nên ổng mua tặng tui hai cái ghế và cả tấm nệm để tui nằm cho êm”.
Ông "vua nhạc sến" tiếng tăm một thời hằng ngày đang phải đối diện với căn bệnh quái ác. Tính đến nay ông đã trải qua 4 lần phẫu thuật do ung thư trực tràng di căn và giờ đang phải đeo hậu môn giả (không kiểm soát điều tiết được) vì gần như toàn bộ phần ruột già đã bị cắt bỏ. Từ 68 kg, bây giờ ông còn hơn 40 kg, đi đứng rất khó khăn, chân bị tê, ngồi lâu tiếp khách cũng đau, nơi hậu môn giả mới nổi thêm một cục u chảy nước khiến ông rất đau và khó chịu, không ăn ngủ được…
Hiện tại, chi phí để chữa bệnh cho nhạc sĩ Vinh Sử đang quá sức đối với ông, nên ông chuyển sang dùng thuốc nam cho đỡ tốn kém. Thu nhập chính của ông chỉ là tiền tác quyền tính theo từng quý (mỗi quý được 5 - 6 triệu đồng). Một số ca sĩ, nhà hảo tâm cũng có ghé thăm và tặng ông chút tiền bồi dưỡng, thuốc thang. Ngôi nhà nhỏ ông đang ở trước đây là nhà trọ, do thấy ông khổ và bệnh nặng nên chủ nhà bán trả góp cho ông với giá 280 triệu đồng, không biết đến khi nào trả hết vì bệnh tình cứ kéo dài.
Nhạc sĩ của giới bình dân
Lâu nay, khi nói chuyện với ông, thấy giọng ông “đớt đớt”, phát âm không rõ, tôi cứ nghĩ ông là người gốc Hoa. Ai dè đó là di chứng sau một lần đột quỵ. Ông tên thật là Bùi Vinh Sử, sinh năm 1944 tại Sài Gòn. Cha mẹ ông vốn gốc ở Hà Tây đi vào nam do người Pháp mộ phu đồn điền cao su vào những năm thập niên 1940. Sau đó, ông bà bỏ nghề, chuyển về một xóm lao động nghèo ở Q.4 (Sài Gòn) và làm nghề lò bún. Từ xóm lao động này, Vinh Sử được sinh ra, lớn lên và sáng tác nhạc cho tầng lớp lao động, bình dân quanh ông.
Nhạc sĩ Vinh Sử  - Ảnh: H.Đ.N
Nhạc sĩ Vinh Sử  - Ảnh: H.Đ.N
Ít ai biết rằng, đến 10 tuổi Vinh Sử mới được đi học vỡ lòng và đến 15 tuổi (tức mới học xong bậc tiểu học) thì bỏ học để lao mình vào âm nhạc. Và với một “trình độ” học vấn như thế - trong suốt gần 60 năm sáng tác, tác phẩm của ông bây giờ là cả một “kho” đồ sộ với cả trăm bản nhạc.
Vinh Sử sáng tác với nhiều bút danh như Vinh Sử, Cô Phượng, Hàn Ni, Diễm Nhi, Đức Vượng... Hầu hết những ca khúc của Vinh Sử là những bản boléro thất tình, buồn hiu hắt như Nhẫn cỏ cho em, Gõ cửa trái tim, Người phu kéo mo cau, Hai bàn tay trắng, Đêm lang thang, Chuyến xe lam chiều, Vòng nhẫn cưới, Đoạn buồn đêm mưa, Qua ngõ nhà em, Hai mái nhà tranh, Không giờ rồi, Làm dâu xứ lạ, Mưa bụi, Trách người trong mộng, Quên cây cầu dừa, Nối lại tình xưa, Tình đẹp mùa chôm chôm, Vẫy tay chào, Tâm sự nàng Buram… Năm 2005, người viết có phỏng vấn Vinh Sử về thể loại này, ông đáp: “Đó là “e” nhạc sở trường của tôi. Công chúng bình dân đón nhận nhạc của tôi thì tôi cũng phải có trách nhiệm viết nhạc phục vụ giới bình dân”.
Vinh Sử từng có 4 đời vợ chính thức, nhưng cuối đời, khi gia sản đã tiêu tan theo bệnh tật của ông thì chỉ có bà thứ ba, Hà Ngọc Lệ, trở về chăm sóc ông tận tình đến hôm nay. Bà Lệ và nhạc sĩ Vinh Sử từng kết hôn và sống với nhau một thời gian, họ có với nhau một đứa con chung (bà có hai con riêng), nhưng sau đó ông bà chia tay. Sau này khi thấy chồng cũ bệnh tật, bà không đành lòng ngoảnh mặt. Bà Lệ nói mỗi ngày họ chi tiêu không quá 30.000 đồng. Sáng bà nấu nướng sẵn cho ông cả phần cơm trưa rồi đi giặt mướn. Đến chiều tối, mới về chăm sóc ông…
Ước mong khi bài báo này đến tay bạn đọc, sẽ có nhiều người mở rộng tấm lòng nhân ái giúp đỡ người nhạc sĩ suốt đời viết nhạc để phục vụ giới bình dân - nơi ông từ đó bước ra...

                                     
Đêm nhạc giúp đỡ nhạc sĩ vinh sử
Đêm nhạc Vinh Sử chủ đề Gõ cửa trái tim do Công ty Sài Gòn Giải Trí tổ chức sẽ diễn ra lúc 20 giờ 30 ngày 20.8, tại phòng trà Nam Quang (147 Cách Mạng Tháng Tám, Q.3, TP.HCM).
Toàn bộ doanh thu từ tiền bán vé và quyên góp tại chỗ sẽ dùng để giúp nhạc sĩ Vinh Sử chữa trị bệnh. Khán giả có thể đặt mua vé từ hôm nay theo đường dây nóng: 0909940299 - 0915863636.
Hà Đình Nguyên
(thanhnien.com.vn)

Xem tiếp...

DƯ LUẬN XÃ HỘI 21 (Tập Cận Bình củng cố quyền lực)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Cuộc chiến chống tham nhũng cho phép cánh Tập Cận Bình củng cố quyền lực tại Trung Quốc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chống tham nhũng hầu củng cố quyền lực.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chống tham nhũng hầu củng cố quyền lực.
Reuters

Trọng Nghĩa
Vào cuối tuần qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đã lại tuyên bố là sẽ không khoan nhượng trong chiến dịch bài trừ tham nhũng lần này là trong quân đội. Trước đó một vài hôm, Bắc Kinh chính thức loan báo việc cựu lãnh đạo công an Chu Vĩnh Khang bị điều tra về tội tham ô. Theo nhiều chuyên gia Pháp được RFI phỏng vấn, chiến dịch bài trừ tham nhũng phát động vào năm ngoái, bên cạnh động cơ luôn được quảng bá rầm rộ là chống bất công, còn có động cơ chính trị không nói ra : Giúp cho phe cánh của ông Tập Cận Bình củng cố quyền lực.

Phải nói là chiến dịch gọi nôm na là « đả hổ và đánh ruồi » do nhân vật số một tại Trung Quốc tung ra càng lúc càng tăng cường độ. Theo Tân Hoa Xã, kể từ đầu năm đến nay, công cuộc điều tra tham nhũng ở Trung Quốc liên quan đến hơn 25.000 người, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với khẩu hiệu đấu tranh chống « ruồi và hổ », tức là cả các công chức cấp dưới lẫn các quan chức cấp cao, chiến dịch này, trong thời gian qua, đã động tới một loạt cán bộ ở thượng tầng chế độ Trung Quốc, mà tiêu biểu nhất là trường hợp của ông Chu Vĩnh Khang, cựu Bộ trưởng Bộ Công an. Đây là lần đầu tiên mà một cựu Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc trở thành đối tượng một cuộc điều tra tham nhũng.
Củng cố quyền lực của một người và một phe
Theo ông Jean-François Di Meglio, Chủ tịch trung tâm nghiên cứu Pháp về châu Á,  Asia Centre, đằng sau chiến dịch bài trừ tham nhũng đó là một động cơ chính trị. Đó là « tăng cường quyền lực của một người duy nhất và những người xung quanh ông ta để thực hiện những biện pháp cải cách vốn không bao giờ có thể được áp dụng ở Trung Quốc ».
Lý do theo chuyên gia Di Meglio, đó là vì sự tồn tại của hệ thống chính trị mang tính chất đồng thuận tại Trung Quốc, khiến cho mọi quyết định phải chú ý đến ý kiến của nhiều phe phái khác nhau. Thế nhưng căn cứ vào diễn biến tình hình hiện nay, Giáo sư Di Meglio cho là « một phe đang ngày càng khẳng định uy thế và sẽ muốn làm gì thì làm ».
Đối với chuyên gia này, ngoài động cơ nói trên, cũng có một động lực chính trị khác thúc đẩy chiến dịch bài trừ tham nhũng tại Trung Quốc, đó là trấn an dân tình : « Hiện có một tình trạng chán ngán và phẫn nộ trong người dân Trung Quốc. Họ sẵn sàng thay đổi chế độ. Và điều đầu tiên (trong chế độ hiện hành) mà công luận phê phán là tệ nạn tham nhũng.
Tác nhân kinh tế cũng bị điều tra
Không chỉ có các nhân vật chính tri là bị chiến dịch chống tham nhũng nhòm ngó. Các tác nhân kinh tế, đặc biệt là các ngân hàng, cũng đang trở thành mục tiêu tấn công của công cuộc bài trừ tham ô.
Mới đây, định chế kiểm toán trung ương tại Trung Quốc đã vạch trần sai sót tại Quỹ đầu tư nhà nước Trung Quốc China Investment Corporation và hai ngân hàng sau một đợt kiểm tra. Đây là là một phần trong cuộc chiến chống tham nhũng đang diễn ra. Tổng trị giá các giao dịch gian lận của ba định chế này được ước lượng lên đến 3,7 tỷ euro.
Đối với bà Mary-Françoise Renard, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc tại trung tâm CERDI : « Điều đó có nghĩa là các ngân hàng khác cần phải hoạt động trở lại theo khuôn khổ. Hiện đang có một tình trạng mập mờ rất nặng trong công việc quản lý tại các ngân hàng công. »
Theo nhà nghiên cứu Renard, thông điệp của chính quyền Trung Quốc đối với hệ thống ngân hàng rất rõ : « Nếu không chỉnh đốn lại, chính phủ sẽ can thiệp. Các ngân hàng do đó cần phải bắt đầu quản lý công việc một cách đúng đắn và hạn chế tình trạng tham nhũng. »
Một hệ quả bất ngờ của cuộc chiến chống tham nhũng rầm rộ tại Trung Quốc đã được Giáo sư Jean-François Di Meglio nêu bật. Đó là sự lan rộng của tâm lý hoài nghi. Ở cấp độ chính trị, công chúng Trung Quốc rốt cuộc có thể kết luận rằng toàn bộ Đảng Cộng sản đều tham nhũng.
( rfi.fr)

Bốn ngộ nhận về chiến dịch "đánh hổ, đập ruồi" ở Trung Quốc

(ĐSPL) - Một bài viết đăng trên The Diplomat ngày 6/8 cho rằng chớ nên ngộ nhận, đánh giá thấp quyết tâm và nỗ lực chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Bốn ngộ nhận về chiến dịch "đánh hổ, đập ruồi"  ở Trung Quốc - Ảnh 1

Chống tham nhũng chỉ là bước đầu tiên trong lộ trình cải cách của Tổng Bí  thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Tác giả bài viết Dingding Chen cho rằng hiện có nhiều ngộ nhận về chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc, ở cả trong và ngoài nước. Việc mổ xẻ những ngộ nhận này giúp người hiểu rõ hơn logic đằng sau những hành động gần đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đặc biệt về câu hỏi: Bao giờ thì cải cách thực sự mới xảy ra ở Trung Quốc?
Thứ nhất, nhiều người đang ngộ nhận rằng chiến dịch chống tham nhũng hiện nay ở Trung Quốc sẽ nhanh chóng kết thúc.
Sau khi chính quyền Bắc Kinh công bố cuộc điều tra chính thức đối với cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang, một số nhà bình luận cho rằng cuộc chiến chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động sẽ nhanh chóng chấm dứt hoặc ít nhất là trong tương lai không xa. Suy đoán này là sai lầm. Thực tế, chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc sẽ không và không được phép dừng lại vào thời điểm hiện nay. Một bài viết trên Diễn đàn Nhân dân chỉ ra rằng có thể có một đợt phản công của những “con hổ lớn” chống lại lực lượng chống tham nhũng. Điều này sẽ gây ra tình trạng bế tắc trên chính trường Trung Quốc. Nếu chiến dịch chống tham nhũng chấm dứt vòa thời điểm này, mọi thành tựu từ trước tới nay đều trở nên vô ích,  khi cả “ruồi” và “hổ” đều sẽ nhanh chóng hồi sinh. Thêm vào đó, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng khẳng định sẽ tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng, bất chấp điều đó có thể ảnh hưởng đến uy tín cá nhân của ông. 
Quan niệm sai lầm thứ hai là có một cuộc đấu đá quyền lực giữa các phe phái khác nhau trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Quan niệm này ngày càng ít phổ biển khi ngày càng nhiều người tin rằng Tập Cận Bình là một mẫu lãnh đạo khác so với các vị lãnh đạo tiền nhiệm. Ông Tập tự xác định mình là một trong những người kế thừa các bậc lão thành cách mạng (khai quốc công thần) và coi chiến dịch chống tham nhũng hiện nay là “một sứ mệnh và nhiệm vụ để khôi phục vai trò của Đảng vốn bị xói mòn bởi tệ quan liêu và tham nhũng tràn lan”. Nói cách khác, chiến dịch chống tham nhũng này là nhằm củng cố quyền lực của Đảng, giữa lúc không ít các “nhóm lợi ích”, ngấm ngầm hoặc công khai, đang chống đối chương trình cải cách của Chủ tịch Tập Cận Bình. Để có thể thúc đẩy cải cách, điều đầu tiên mà ông Tập cần làm là củng cố quyền lực. Ông đã cài nhiều đồng minh thân cận của mình vào các vị trí quan trọng, không phải vì mục đích cá nhân mà là vì thực thi bằng được công cuộc cải cách mà ông hằng theo đuổi.
Ngộ nhận thứ ba về cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay là cuộc chiến đó chỉ nhắm vào giới quan chức tham nhũng mà không tập trung vào cải cách cơ bản.
Đây cũng là một quan niệm sai lầm nghiêm trọng. Ở Trung Quốc, các biện pháp cải cách phải được thực hiện một cách cẩn trọng để chúng có thể diễn ra suôn sẻ và từ từ. Ngay từ khi mới lên nắm quyền, Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc Tập Cận Bình đã khá khôn ngoan khi nêu rõ chủ trương rằng Trung Quốc nên tránh “những sai lầm cơ bản và không thể đảo ngược”. Theo quan điểm của ĐCS Trung Quốc, lộ trình của công cuộc cải cách sẽ là: cuộc chiến chống tham nhũng, sau đó tới cải cách kinh tế, cải cách xã hội, cải cách chính quyền và cuối cùng mới đến cải cách chính trị. Và cải cách chính trị ở đây cũng không nhất thiết phải theo mô hình của phương Tây. Điều quan trọng là không sử dụng các tiêu chuẩn của phương Tây để đánh giá các cải cách chính trị ở Trung Quốc.
Thứ tư, mọi người thường nghĩ rằng cuộc chiến chống tham nhũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Đây cũng là một quan niệm sai lầm. Trong thời gian gần đây, các nhà phân tích nhận thấy rằng nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển chậm lại (đặc biệt là trong lĩnh vực nhà đất và kinh doanh nhà hàng), song hành với cuộc chiến chống tham nhũng. Tuy nhiên, đây không phải là mối quan hệ nhân-quả và về lâu về dài, cuộc chiến chống tham nhũng là thực sự có lợi cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
Một nhà kinh tế Trung Quốc chỉ ra rằng cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay mang lại 3 lợi ích đối với tăng trưởng kinh tế. Thứ nhất, nó sẽ làm tăng phúc lợi xã hội. Thứ hai, nó có thể giúp cho nền kinh tế thị trường trưởng thành hơn và thứ ba nó sẽ giúp cho trung quốc tránh được cái “bẫy thu nhập trung bình” mà nhiều quốc gia đang phát triển khác gặp phải.
 
MINH ĐỨC
(doisongphapluat.com/)
Xem tiếp...

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

DƯ LUẬN XÃ HỘI 20 (12/13 quán quân Olympia không về nước)

-Chính "các ngài" buông thả một nền giáo dục theo "chỉ tiêu số lượng", "tôn thờ bằng cấp", "kiếm tiền là chính", mà bản thân "các ngài" còn chê, nỗ lực "xoay tiền" cho con em mình du học bằng được, tạo ra một tâm lý xã hội hãnh tiến "vì thân quên nước" thì còn nói đến ai!?
-Đã thông minh thì "đèn sách" ở đâu cũng thành tài. Thử đếm xem trong lịch sử nước nhà, bao nhiêu "mống" trở thành tuấn kiệt, anh hùng dân tộc nhờ được đào tạo chính qui ở ngoại quốc?
-Mưu sinh trong môi trường cạnh tranh tự do, "khôn sống mống chết" hiện nay, ai cũng phải chọn con đường sống tối ưu cho mình đồng thời để giúp trước hết cho gia đình mình. Đó là chuyện có gì phải ầm ĩ!?
-Quán quân của một cuộc chơi "vẹt là chính" để lên cái đỉnh không có thật thì có gì phải tiếc? Nhân tài và hiền tài của đất nước xuất hiện trong thực tiễn đời sống chứ không phải trong những cuộc thi "trèo cột mỡ" lãnh tiền của nhà tài trợ mà những kẻ tổ chức và dẫn chương trình cũng chỉ với mục đích vị tiền!
-"Các ngài" đã "yêu nước" đến đâu mà đòi lương cao bổng hậu mới đủ điều kiện giúp nước, mà chê người khác không "yêu nước"? Hay phải như "mấy thầy" giáo sư, tiến sĩ "vô công rồi nghề", cố giúp nước mà không ai cần giúp nên moi móc trách hờn "loạn xị xà bì" mới là yêu nước chăng?
-Lo kiếm sống cho bản thân để khỏi phiền lụy đến ai đã là một hành động tốt rồi. "Cun cút làm ăn, toan lo nghèo khó" và khi cần kíp thì dám từ bỏ tất cả công danh để một lòng sẵn sàng "xả thân vì nước", đó là người yêu nước chân chính!

--------------------------------------------

(ĐC sưu tầm trên NET)

12/13 quán quân Olympia không về nước: Những nguyên nhân chua xót

Họ sợ sống mòn với nếp sống sáng cắp cặp đi, tối cắp về... Họ e ngại tất cả những mơ ước, hoài bão đều dần bị thui chột nếu về nước.
Nhà báo Nguyễn Như Mai, người đã có 14 năm làm cố vấn hiểu biết chung cho chương trình Đường lên đỉnh Olympia
Để giải đáp thắc mắc độc giả về việc trong số 13 quán quân Olympia hiện chỉ có duy nhất 1 người lựa chọn quay trở về Việt Nam, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Như Mai về vấn đề này.
Là cố vấn lâu năm của chương trình "Đường lên đỉnh Olympia", ông có thể cho biết quan điểm của mình trước thực trạng là có đến 12/13 quán quân Olympia ở các năm quyết định làm việc hoặc mong muốn ở lại làm việc tại nước ngoài sau thời gian du học?
Sau kì chung kết "Đường lên đỉnh Olympia" lần thứ 14, có những nguồn thông tin cho biết 12/ 13 nhà vô địch đã quyết định ở lại. Số liệu ấy không rõ có chính xác hay không chưa kiểm định, vì ít nhất phải học xong đại học mới có thể có điều kiện xin ở lại định cư tại Úc hay không.
Nhưng theo tôi, thực ra không chỉ những “nhà leo núi Olympia” mới như vậy, nhiều bạn khác có tài năng sau khi đi du học cũng thế thôi. Tôi là cố vấn "môn" Hiểu biết chung của chương trình này trong suốt 14 năm. Cũng có dịp gặp gỡ, quen biết nhiều người được cử đi học thạc sĩ, tiến sĩ nên cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Và tôi biết chắc một điều rằng hầu hết họ đều muốn ở lại nếu thực hiện được.
Được biết, tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có bạn Lương Phương Thảo-quán quân mùa thứ 3, là nhà vô địch duy nhất của chương trình đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Vậy số còn lại, họ có chia sẻ với ông nguyên nhân vì sao sau thời gian du học, đều muốn ở lại nước ngoài, cụ thể ở đây là Úc?
Theo họ, có mấy lý do sau: Ở Úc hay bất cứ nước tiên tiến nào (như Canada, Thụy Điển, Na Uy hay Mỹ) đều có một cuộc sống ổn định, đầy đủ hơn. Đấy là điều mong ước của tất cả mọi người lao động. Không nói những người có học thức mà thậm chí những người đi làm công, có tay nghề cũng đều xin ở lại nếu đủ tiêu chuẩn.
Nhưng đối với những người có tri thức, được đào tạo bài bản ở nước ngoài, thì họ  muốn ở lại không chỉ vì đời sống vật chất. Họ còn có một thực tế phải đối măt khi về nước, đó là phải chạy chọt xin việc, phải va đập vào những thủ tục phức tạp, phải lo lót "đầu tiên"- tiền đâu. Mà nhiều khi vẫn thất nghiệp.
Xin được việc làm rồi, họ lại không thể phát huy được sở học. Bởi làm giảng dạy, làm khoa học thì thiếu thiết bị, thiếu môi trường khoa học, lại bị chèn ép, kèn cựa, “cá mè một lứa”...
Làm trong cơ quan thì bị các thủ trưởng thiếu tri thức sử dụng vào những việc chẳng cần đến những điều đã học. Rồi sống mòn với nếp sống sáng cắp cặp đi, tối cắp về... Họ e ngại tất cả những mơ ước, hoài bão đều dần bị thui chột.
Đấy là chưa kể về nước, lương lậu có thể không tương xứng với cống hiến, thậm chí không nuôi được mình và gia đình....
Ngoài ra, họ còn chịu những áp lực nào khác về tư tưởng nữa không, thưa ông?
Thêm một điều nữa, chỉ những người đã học ở nước ngoài mới dám nói: Ở nước ngoài họ được sống thực với mình, dám nói điều mình nghĩ. Trong khi về nước, lại phải giấu giếm ý nghĩ của mình, hoặc phải lựa chiều nói dối, không thực lòng. Đâm ra họ sợ.
Vậy thử hỏi, nếu bạn là người như họ, là người trong cuộc, thì bạn quyết định như thế nào? Xin đừng nên trách họ là được hưởng ưu ái nọ kia mà không yêu nước, là chỉ muốn hưởng thụ...
Xin nói là, họ biết rất rõ, muốn sống ở nước ngoài cũng không dễ đâu, phải lao động thực sự, phải có tài, chứ không thể dựa vào chạy chọt, dựa dẫm được đâu. Chỉ trừ những con nhà đại gia, con quan tham có tiền để ra nước ngoài sống cuộc sống hưởng thụ do tiền của dư thừa mà thôi.
Có thể kể đến một số gương mặt như: Phan Mạnh Tân- quán quân năm thứ 3 hiện đã đi làm ở công ty IBM, Melbourne, Australia. Hay Huỳnh Anh Vũ-quán quân năm thứ 8 là một trong hai sinh viên hiếm hoi được giữ lại trường trở thành giảng viên ngành kinh tế tại ĐH Swinburne,… Vậy theo ông, thực trạng này có phải đang báo hiệu việc"chảy máu chất xám" của nước ta hiện nay và thời gian tới?
Nói là "chảy máu chất xám" thì to tát quá, nhưng đó thực sự là một xu thế. Các nhà leo núi Olympia là những học sinh giỏi, nhưng cũng chưa phải là những tài năng ghê gớm. Tuy nhiên họ có tiềm năng trở thành người tài. Nước Úc không vô cớ mà cấp học bổng, ưu ái cho họ đến học đâu. Họ sẽ hưởng lợi, hớt tay trên của ta khi những học sinh, sinh viên đó ở lại làm việc cho họ.
Tìm thông tin trên mạng, ta thấy rất nhiều người Việt đã thành danh ở nước ngoài trong rất nhiều lĩnh vực từ khoa học, công nghệ đến kinh doanh. Chứng tỏ nguồn gen của Việt Nam khá chất lượng, rất đáng tự hào đấy chứ.
Mà trên quy mô toàn cầu thì chuyện chảy máu chất xám cũng không có gì lạ. Như nước Mỹ chiếm hầu hết giải Nobel, nhưng trong số đó rất nhiều người vốn từ các nước khác đến nhập cư.
Với tình trạng trì trệ của đất nước ta như hiện nay, chuyện còn có rất nhiều người được cử đi học hay tự đi du học sẽ ở lại nước ngoài là điều khó mà cưỡng lại.
Nếu như thế, thì một số ý kiến cho rằng họ thiếu trách nhiệm với đất nước, liệu có hơi quá với họ, thưa ông?
Rõ ràng không thể trách cứ các bạn thủ khoa Olympia hay những sinh viên ra nước ngoài học mà không trở về. Đừng áp đặt cho là họ không yêu nước, không thực hiện trách nhiệm với đất nước.
Chưa nói đến các bạn đi du học, ngay cả các học sinh sinh viên tỉnh lẻ, hay miền núi sau khi tốt nghiệp tại sao lại không về "phục vụ quê hương" mà tìm mọi các trụ lại ở "đất thánh" thủ đô hay TP Hồ Chí Minh? Trong khi đó, phải vận động trí thức lên xây dựng miền núi, vùng sâu vùng xa.
Vấn đề là chúng ta phải tự hỏi tại sao lại để xảy ra cớ sự như vậy. Bấy lâu nay nước ta cứ đưa ra những chủ trương chính sách như thu hút nhân tài. Thậm chí còn dùng những câu to tát như "trải thảm đỏ" đón nhân tài, nhưng thực ra đó mới chỉ là những khẩu hiệu, chứ chưa có tính thực tế.
Bây giờ không thể chỉ dùng những lời kêu gọi chung chung như thế mà có thể giữ chân người tài được. Còn làm như thế nào, đó là trách nhiệm của những nhà lãnh đạo, nhà quản lý đất nước phải có tầm nhìn cao hơn.
Xin cảm ơn ông rất nhiều!
Thanh Hùng (thực hiện)
http://infonet.vn

“Đỉnh Olympia” ở đâu mà…lên (?!)
11:05, 04/06/2009

Dãy núi Olympus nhìn từ hướng Nam
 
Cuối cùng, cuộc thi kiến thức mang tên “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 9 đã tìm được nhà vô địch là Hồ Ngọc Hân (Trường PTTH Quốc học Huế) với số điểm 245 trong cuộc thi chung kết năm vào ngày 17/5/2009.
Có thể khẳng định rằng, “Đường lên đỉnh Olympia” là cuộc thi kiến thức rất hay và bổ ích cho các học sinh PTTH. Hơn thế nữa, những học sinh chiến thắng trong cuộc thi năm còn có cơ hội lớn cho tương lai với học bổng du học trị giá 35.000USD. Tuy nhiên, cái mà cho đến giờ dư luận vẫn băn khoăn chính là câu hỏi “Liệu có “đỉnh Olympia” như tên của chương trình hay không?”.
Theo học giả An Chi trả lời câu hỏi của độc giả liên quan đến chuyện "Đỉnh Olympia" trên chuyên mục "Chuyện Đông - Chuyện Tây" của Tạp chí Kiến thức ngày nay và sau được in trong tập 4 của bộ sách "Chuyện Đông - Chuyện Tây" (NXB Trẻ 2006) thì Olympia không phải là tên núi, chỉ có núi Olympus (còn gọi là Olympe) thuộc Hy Lạp - có nghĩa là Chư thần.
Trên thực tế, ở Hy Lạp có hai địa danh khi phát âm sang tiếng Anh rất dễ nhầm lẫn là Olympus và Olympia. Olympus là địa danh một dãy núi có đỉnh cao nhất Hy Lạp với độ cao 2.917m so với mực nước biển, nằm giữa hai miền Macedonia và Thessaly thuộc phía bắc Hy Lạp. Theo học giả An Chi, thì Olympus không chỉ là tên của "dãy núi có đỉnh cao nhất Hy Lạp nằm ở phía bắc" - là dãy núi nổi tiếng nhất, mà đó còn là tên của nhiều dãy núi khác, như: Olympus ở Bithunia, Olympus ở Galatia, Olympus ở Ionia...
Ngoài ra, còn có một thành thị ở vùng Lukia (Hy Lạp) cũng mang tên Olympus. Tuy nhiên, chỉ có dãy núi Olympus nằm giữa hai miền Macedonia và Thessaly là nổi tiếng nhất bởi tương truyền đây là nơi ở của thần Zeus thường gọi là thần Dớt. Nhân vật thần thoại mà trong thần thoại Hy Lạp cổ vẫn thường nhắc đến với lời lẽ rất khiêm cung.
Olympia, theo suy nghĩ của nhiều người bị ám ảnh do sự thông dụng của cụm từ mà Ban tổ chức cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” mang lại với ý nghĩa là "đỉnh núi vinh quang" thực chất hoàn toàn không chính xác. Bởi, Olympia là tên của một đồng bằng ở vùng Elis cổ, phía tây Peloponnesus, nơi diễn ra những kỳ thi Olympic cổ đại.
Đại hội thể thao này được tổ chức 4 năm một lần, có niên đại trước năm 776 TCN. Năm 394, Hoàng đế Theodosius I (hoặc có thể là cháu trai của ông là Theodosius II vào năm 435 đã bãi bỏ đại hội thể thao này vì theo ý ông chúng làm gợi lại tà giáo. Olympia cũng nổi danh với tượng thần Dớt khổng lồ làm bằng ngà voi và vàng được chạm khắc bởi các nhà điêu khắc trứ danh. Tượng thần Dớt tại đây chính là 1 trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại.
Như vậy, rõ ràng cách gọi "Đường lên đỉnh Olympia" theo Ban tổ chức cuộc thi là không ổn. Nếu như Ban tổ chức cuộc thi cho rằng cuộc thi lên "đỉnh Olympia" là biểu hiện tinh thần thể thao theo tiêu chí của Olympia thì không thể sử dụng từ "đỉnh" và "lên". Vì theo Đại từ điển Tiếng Việt do Giáo sư Nguyễn Như Ý chủ biên thì "đỉnh" là danh từ, với nghĩa chỉ phần cao nhất của vật thẳng đứng hoặc là điểm cao giữa hai cạnh của một góc.
Cũng trong đại từ điển này, từ "lên" là động từ, với nghĩa di chuyển lên vị trí cao hơn hay được coi là cao hơn. Có thể thấy, tên gọi của cụm từ "Đường lên đỉnh Olympia" là hoàn toàn không khớp về mặt ý nghĩa. Còn nếu hiểu như cách hiện nay là "đỉnh núi Olympia", thì lại hoàn toàn sai hơn nữa. Đơn giản, thực tế là chỉ có đỉnh Olympus (hoặc Olympe) chứ làm gì có "đỉnh Olympia".
Một cuộc khi kiến thức, do một Đài Truyền hình uy tín nhất của Việt Nam tổ chức nhưng ngay tên gọi chủ đề đã lâm vào tình cảnh tuy "danh chính" nhưng "ngôn không thuận". Tuy nhiên, rất tiếc là cho đến giờ, khi mà "Đường lên đỉnh Olympia" đã trải qua gần 10 năm phát sóng, nhưng Ban tổ chức cuộc thi vẫn "quyết tâm" không cải chính việc sai lệch này.
Chúng tôi e rằng, một cuộc thi kiến thức dành cho người trẻ nhưng ngay chủ đề đã hỏng kiến thức thì rất khó có thể thuyết phục được dư luận. Ngẫm lại, việc này đâu có gì quá khó khăn đối với nhà tổ chức, chỉ cần sửa lại chủ đề cuộc thi là "Đường đến Olympia" hoặc "Đường lên đỉnh Olympus" sẽ đúng nghĩa hoàn toàn. Rất tiếc, có lẽ "uy tín" của "Đường lên đỉnh Olympia" theo đánh giá của các nhà tổ chức cao đến độ dẫu có sai nhưng vẫn dám sửa (!).
Việc không chịu sửa, có thể vì nhà tài trợ là Tập đoàn điện tử LG và Ban tổ chức cuộc thi mắc bệnh "sĩ", bởi nếu nhận sai thì hóa ra tự nhận mình là "hơi kém kiến thức về lịch sử, địa lý". Cho dù báo chí đã nhiều lần lên tiếng về cái "đỉnh Olympia" này nhưng mọi chuyện "vẫn y nguyên".
Nhân chuyện "Đường nào lên được "đỉnh Olympia" cũng xin nhắc lại những bất cập trong việc sử dụng ngôn từ của chúng ta hiện nay. Điều này, xảy ra nhan nhản ngoài phố trên các tấm panô quảng cáo, biển hiệu... ở bất kỳ địa phương nào. Đành rằng đã không để ý thì thôi, chứ đã để ý thì cái cảm giác bức bối khó chịu là không thể nào tránh khỏi.
Trên trang blog của nhà báo Nông Huyền Sơn, chúng tôi thấy có nhiều ảnh chụp những biển hiệu quảng cáo lẫn các khẩu hiệu của nhiều UBND tỉnh sai đến mức "Xin lỗi, chịu không nổi", như: ápphích kêu gọi mọi người dân cùng tham gia chấp hành Luật Giao thông lấy hai câu ca dao làm ý chí bị viết sai chính tả thành: "Ai ơi! Nhớ lấy câu này - Sông sâu chớ nội (đúng ra là "lội" - PV) đò đầy chớ qua".
Hoặc, một bản thông báo được dán trong cuộc thi Liên hoan Âm nhạc HSSV 2008 vì sai cách ngắt câu đã biến thành một bản thông báo ngớ ngẩn, nguyên văn của văn bản này là "Phòng thu âm hộ Học sinh sinh viên cho cuộc thi Liên hoan âm nhạc HSSV 2008" nhưng đã bị rớt câu thành "Phòng thu âm hộ/ Học sinh sinh viên...".
Ngoài ra, cái cách viết tắt trên các biển hiệu cũng rất "độc đáo", như "Chó Bắc đặc sản" của một quầy bán thịt chó hoặc "Karaoke - Nắng Sài Gòn , Âm Thanh... Tuyệt Vọng". Theo diễn giải của chủ quán, thì âm thanh tuyệt vọng nghĩa là âm thanh vọng rất tuyệt vời, nhưng viết tắt kiểu này thì đúng là... “tuyệt vọng” thật.
Dĩ nhiên, với những kiểu từ ngữ được coi như là "phát hiện" thì khó có thể mà... cãi nhau với người "phát hiện" được. Ngay cả Đài Truyền hình Việt Nam và nhà tài trợ là đại gia LG còn sai thì kể gì chuyện sai của... người dân.
Chỉ có điều, đọc những cái biển hiệu hay ápphích ấy hoặc biết cái "ngôn không thuận" nhưng người ta cứ "mặc kệ nó" thì bỗng nhiên "Thương cho tiếng Việt" quá (!)

  Ngô Nguyệt Hữu
 
Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 22

(ĐC sưu tầm trên NET)

Tiết lộ về nam tình báo TQ trong chiến tranh Xô – Đức

Người Nga đã tuyên dương công trạng của một nhà tình báo Trung Quốc trong Thế chiến II, dù tin tức của người này khi ấy đã không được lưu tâm.
Nhà tình báo nghiệp dư xuất sắc

Cuối năm 1940, đầu năm 1941, một kế hoạch mang tên Barbarossa đã được quân Đức hoàn thành nhằm tấn công chớp nhoáng vào Liên Xô. Mặc dù đã được giữ bí mật rất cẩn thận, kế hoạch này vẫn sớm đến tay đối phương.
Một trong những nguồn tin đến sớm được gửi từ một người Trung Quốc.

 Chiến dịch Barbarossa. Ảnh: Genk.

Người đó là Diêm Bảo Hàng – một cán bộ trong hàng ngũ Quốc dân Đảng Trung Quốc. Diêm Bảo Hàng sinh sống ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Từ năm 1931, khi Nhật bắt đầu xâm chiếm nước này, Diêm Bảo Hàng đã cùng một số trí thức như Lư Quảng Tích, Cao Sùng Dân, Vương Hoa đứng ra thành lập Hội cứu quốc kháng Nhật của nhân dân vùng Đông Bắc Trung Quốc. Ba năm sau, nhận lời mời của Tống Khánh Linh, Diêm Bảo Hàng nhận chức Bí thư kiêm cán sự Tổng hội xúc tiến phong trào đời sống mới – một tổ chức do Tưởng Giới Thạch và Tống Khánh Linh thành lập. Ở cương vị này, Diêm Bảo Hàng thường xuyên được tiếp xúc bàn bạc công việc với Tưởng Giới Thạch.

Mặc dù ở gần lãnh tụ Quốc dân Đảng nhưng chứng kiến sự hỗn loạn của đất nước, thói hủ bại của Quốc dân Đảng nên Diêm dần dần muốn từ bỏ con đường cứu nước giả hiệu của Tưởng Giới Thạch. Sau vụ Trương Học Lương và Dương Hổ Thành làm binh gián bắt cóc Tưởng Giới Thạch, Diêm đã chủ động tới gặp Chu Ân Lai đề nghị được đứng trong hàng ngũ Cộng sản Trung Quốc. Đề nghị được đích thân Chu Ân Lai phê chuẩn nhưng ông cũng đề nghị Diêm giữ bí mật thân phận mình đồng thời tiếp tục tham gia mặt trận dân tộc thống nhất kháng Nhật và phải leo cao vào hàng ngũ Quốc dân Đảng.

Chính nhờ sự sắp xếp đó của Chu Ân Lai đã đưa Diêm Bảo Hàng vào hoạt động tình báo với những đóng góp to lớn trong Thế chiến II. Hai thành tích nổi bật nhất của Bảo Hàng là thu được kế hoạch Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô năm 1941 và lấy được bản kế hoạch bố trí quân sự của đạo quân Quan Đông Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc.

Theo tài liệu Lật lại những trang hồ sơ mật: Sự thật kinh hoàng của Nxb Thông Tấn: Vào đầu tháng 6/1941, khi tham gia một hoạt động lễ tân ngoại giao, Diêm Bảo Hàng gặp gỡ hai vị nguyên lão của Quốc dân Đảng là Tôn Khoa và Vu Hữu Nhiệm. Họ cho Diêm biết là tùy viên quân sự của Đại sứ quán Trung Quốc tại Đức – Quế Vĩnh Thanh vừa cấp báo về trung tâm rằng nội nhật trong ngày 22//6/1941, quân Đức sẽ mở màn chiến dịch Barbarossa tấn công Liên Xô. Hai người này nói cho Diêm biết vì họ rất coi trọng tài năng của Diêm nên muốn nghe ý kiến của ông về vấn đề trên.

Nhận thức được tầm quan trọng của tin tức này, Diêm đã nhanh chóng báo lại cho Chu Ân Lai kèm theo những đánh giá của ông về thông tin. Nhất trí với những đánh giá của Diêm nên ngày 14/6, Chu điện khẩn cho Mao Trạch Đông, đề nghị Mao trực tiếp thông báo tin quân Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô cho Stalin. Ngày16/6, qua hệ thống liên lạc vô tuyến điện đã được thiết lập giữa khu Diên An với Moscow, Mao Trạch Đông báo cho Stalin biết việc quân Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô cùng ngày giờ cụ thể của kế hoạch Barbarossa.

Bên cạnh đó, Đảng Cộng sản TQ cũng báo tin cho tùy viên quân sự Liên Xô tại Trung Quốc – Nicolai Roshchin rằng ngày 22/6 Đức sẽ tấn công. Viên này đã báo cáo về Moscow. Sau khi nhận được tin qua các nguồn từ Trung Quốc, Stalin gửi điện bày tỏ sự cảm kích trước “nghĩa cử” của ĐCS Trung Quốc nhưng ông không lưu tâm lắm đến tin tức này. Stalin cùng các nhà lãnh đạo Liên Xô tin rằng với Hiệp ước Molotov – Ribbentrop không xâm phạm lẫn nhau được Liên Xô và Đức ký ngày 23/8/1939, Đức sẽ không tấn công Liên Xô. Không lâu sau, quân Đức tấn công thật. Bị bất ngờ, Hồng quân đã để mất khá nhiều lãnh thổ và bị thiệt hại nặng nề trong một thời gian.

Kết cục bi thảm 

Ngoài tin tức về kế hoạch Barbarossa, Diêm Bảo Hàng còn có những đóng góp to lớn khác cho ngành tình báo Trung Quốc. Hè năm 1944, Diêm thu thập được một tài liệu vô cùng quý giá. Đó là toàn bộ kế hoạch tỉ mỉ về việc bố trí lực lượng (không quân, lục quân), vũ khí, đồn bốt cũng như phiên hiệu, sĩ quan chỉ huy từng đơn vị được bố trí của quân Quan Đông (Nhật Bản) ở vùng Đông Bắc Trung Quốc và một số nơi khác. Tài liệu này đã nhanh chóng được chuyển về Diên An. Nhận thức rõ tầm quan trọng của nó, Chu Ân Lai đã cho tổng hợp và thông báo cho phía Liên Xô. Nhờ tập tài liệu này, khi phát động tấn công, Hồng quân đã nhanh chóng đè bẹp đạo quân Quan Đông hùng hậu hơn một triệu người, giải phóng Trung Quốc khỏi ách thống trị của Nhật Bản.

Diêm Bảo Hàng cũng tiếp tục hoạt động tình báo cho Đảng Cộng sản Trung Quốc trong vai trò cán bộ của Quốc dân Đảng. Cho đến năm 1949, phe Tưởng Giới Thạch thua chạy ra Đài Loan, Diêm Bảo Hàng đảm nhận những chức vụ quan trọng trong Chính hiệp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới được thành lập.

Mặc dù vậy, một thời gian dài, người ta không biết đến thân phận của ông. Mọi người đều cho rằng Diêm Bảo Hàng là một nhân sĩ yêu nước ngoài Đảng. Năm 1962, lần đầu tiên, Diêm tiết lộ về quá trình hoạt động tình báo bí mật trước đây của mình trong một bản báo cáo. Ngày 6/3/1962, đích thân Chu Ân Lai đã xác nhận một cách đầy đủ và tường tận về những gì mà Diêm Bảo Hàng nêu ra trong báo cáo của mình.

Tuy nhiên, thật đáng tiếc, sự nghiệp của Diêm không trọn vẹn. Trong Cách mạng Văn hóa, ông trở thành đối tượng đấu tranh của những tiểu tướng Hồng vệ binh dưới sự lãnh đạo của “Bè lũ bố tên” (Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên). Đêm 6/1/1967, ông bị bắt, nửa năm sau thì chết một cách oan uổng trong ngục. Vài năm sau, “Bè lũ bốn tên” bị lật đổ, Diêm Bảo Hàng mới được phục hồi danh dự. Ngày 5/1/1978, tro cốt của Diêm Bảo Hàng được đưa về an táng tại Nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn ở Bắc Kinh.

Từ một trí thức yêu nước, Diêm Bảo Hàng chưa qua một ngày nào học trong các trường lớp tình báo. Tuy vậy, dưới sự lãnh đạo của Chu Ân Lai, Diêm Bảo Hàng đã thu thập được những tin tức cực kỳ quý giá. Ông quả thật là một nhà tình báo nghiệp dư xuất sắc của Trung Quốc.

Xem tiếp...

TỘI QUÁ NGƯỜI ƠI 10

SỰ SUY VI ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI ĐÃ ĐẾN MỨC BÁO ĐỘNG CHƯA TA?

-Ngày xưa ăn trộm bị phát hiện là chạy trối chết. Ngày nay ăn trộm bị phát hiện là hóa thành cướp của, giết người.
-Ngày xưa mại dâm nói chung là "làm ăn cá thể", "kín tiếng". Ngày nay mại dâm nói chung là "kinh doanh tập thể", công khai phô diễn, quảng cáo.
-Ngày xưa có những kẻ gọi là "mẹ mìn" rình mò bắt cóc trẻ con bán cho gia đình hiếm muộn nhưng chỉ có tính chất nhỏ lẻ, cơ hội. Ngày nay nạn đó biến tướng và có qui mô "buôn bán" rõ ràng, tương tự như một hoạt động kinh tế thực sự, nghĩa là cũng đủ các khâu (dù nấp dưới bóng từ thiện, ngầm thôi!): bỏ vốn đầu tư, thu mua và dự trữ "sản phẩm", "rao bán hàng hóa"...
-Nếu kể hết ra thì còn...nhiều lắm!...

-------------------------------------------

(ĐC sưu tầm trên NET)

Rúng động những đường dây mua bán trẻ sơ sinh

Tin liên quan

Truy ra đường dây mua bán trẻ sơ sinh từ một bà mẹ "đáng thương"

Chiều 21/3, Công an quận 7, TP.HCM đã chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị chuyển đổi tội danh đối với Lê Thị Bích Trâm (SN 1989, trú quận 7, tạm trú huyện Nhà Bè, TP.HCM) từ hành vi “chiếm đoạt trẻ em” sang “mua bán trẻ em”. Trâm là bị can chính trong vụ bắt cóc trẻ sơ sinh ở bệnh viện quận 7, TP.HCM vào đầu tháng 1/2013.
Rúng động những đường dây mua bán trẻ sơ sinh

Lê Thị Bích Trâm tại cơ quan công an (Ảnh Dân trí) 

Khi bị cơ quan công an bắt vì chiếm đoạt cháu bé Trương Văn Hoài, con của sản phụ Nguyễn Thị Minh Tâm (SN 1973, trú quận 7) ở bệnh viện quận 7 Trâm khóc lóc, ngất lên xỉu xuống với lý do muốn có 1 đứa con cho gia đình chồng nên làm liều.
Xét thấy lời khai của Trâm có nhiều mâu thuẫn nên cơ quan công an đã tiến hành điều tra. Lần theo Phương, cơ quan công an đã phá đường dây buôn bán trẻ sơ sinh sang nước ngoài với quy mô lớn.
Theo cơ quan công an, đối tượng Nguyễn Thanh Hằng (SN 1986, trú huyện Hóc Môn) cầm đầu, trong đó một mắt xích quan trọng là đối tượng có biệt danh Hồng ở TP.HCM, Phòng CSHS công an TP.HCM đã điều tra và xác định đối tượng Hồng chính là Ngô Thị Lan (SN 1970, trú quận 1, cùng đường dây này còn có Trần Thị Quỳ (SN 1970, trú quận Tân Phú), Võ Văn Viễn (SN 1970, trú quận Gò Vấp - là chồng hờ của Trang). Đường dây này khai nhận đã mua bán trên 20 trẻ sơ sinh bán sang Trung Quốc.

Đường dây mua bán trẻ sơ sinh, bán cả con đẻ

Ngày 12/6/2010, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ đề nghị VKSND tỉnh truy tố 5 bị can gồm Huỳnh Văn Hay, Nguyễn Thị Ngọc Hiền, Phạm Văn Nam, Nguyễn Thị Nương, Trần Văn Đực về hành vi mua bán trẻ em. Ngoài ra, các cơ quan chức năng đang tiếp tục truy bắt đối tượng tên Hoa, người cầm đầu đường dây tiêu thụ trẻ em.
Sau khi bán 2 đứa con sinh đôi của mình lấy 8 triệu đồng, hai vợ chồng Hiền và Hay đã gặp Hoa và  thiết lập đường dây mua bán trẻ sơ sinh ra nước ngoài.
Theo đó, đôi vợ chồng này thường lân la ở các bệnh viện để mua những đứa trẻ ngoài ý muốn hoặc không đủ khả năng nuôi dưỡng rồi bán lại cho Hoa với giá gấp đôi.
Đến năm 2008, Hiền đến TP Vũng Tàu móc nối với vợ chồng Nguyễn Thị Nương (41 tuổi), Trần Văn Đực (41 tuổi), ngụ xã Thạnh Tân, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng mua được 7 trẻ sơ sinh tại tỉnh Sóc Trăng về bán lại cho Hiền và Hay với giá 3,5 triệu đồng/bé. Hiền và Hay đem các đứa trẻ lên TPHCM bán lại với giá từ 7,5 triệu đồng đến 11 triệu đồng/bé.
Từ cuối năm 2007 đến giữa 2008, Hiền và Hay còn móc nối với Phạm Văn Nam (55 tuổi), làm nghề chạy xe ôm, tìm được 5 đứa trẻ là con của những cô gái bán bia ôm bán cho Hiền và Hay với giá 18 triệu đồng. Ngoài ra, Hiền còn bán một số trẻ cho các đối tượng khác để mang ra nước ngoài.
Một thời gian sau Hiền và Hay nghi ngờ vợ chồng Đực muốn tách ra làm ăn riêng nên đến Công an TP Biên Hòa đầu thú.
Từ lời khai của Hiền và Hay, Công an tỉnh Đồng Nai đã làm rõ đường dây này đã bán từ 25 đến 30 trẻ sơ sinh.

Buôn trẻ từ trong bụng mẹ

Sau quá trình theo dõi, trưa 17/2/2008, Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàn Kiếm đã bắt quả tang một ổ nhóm chuyên buôn bán trẻ sơ sinh từ các tỉnh lẻ, sau đó đưa về “tập kết” tại Hà Nội rồi đưa lên biên giới để bán sang Trung Quốc - chủ yếu thông qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh).
Những đối tượng trong đường dây này gồm: Thẩm Thị Hòa (47 tuổi, từng có 2 tiền án, hộ khẩu thường trú ở thị trấn Mộc Châu, Sơn La) cùng chồng là Hoàng Đức Hiền (58 tuổi, hộ khẩu thường trú ở đường Lê Hồng Phong, TP Hà Đông, Hà Tây) - cả hai cùng ở tại xã Kim An, huyện Thanh Oai, Hà Tây và Nguyễn Thị Thinh (42 tuổi, hộ khẩu thường trú ở huyện Thanh Hà, Hải Dương, sống tại xã Quảng Bị, huyện Chương Mỹ, Hà Tây). Công an quận Hoàn Kiếm đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội mua bán trẻ em đối với 3 đối tượng trên.
Ngay cả những đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ, chưa đến ngày sinh, chưa biết cất tiếng khóc cũng đã bị những người này dụ dỗ, gạ gẫm mẹ đẻ của nó bán sang Trung Quốc.
Theo đó, những người này thường gạ gẫm những người rơi và tình cảnh éo le hay không đủ điều kiện nuôi con để mua với giá 8 triệu đồng/ bé gái, 15 triệu đồng/ bé trai và bán lại với giá 15 triệu đồng/ bé gái, 25 – 30 triệu đồng/ bé trai.
Điều khiến nhiều người ngạc nhiên là địa bàn hoạt động của ổ nhóm này rất rộng, gồm Hà Nội, Hà Tây, Hòa Bình, thậm chí vào tận TPHCM, Bạc Liêu… Để có “hàng”, những kẻ buôn người kể trên sử dụng thủ đoạn rất tinh vi là tìm về các vùng quê để dụ dỗ bán trẻ.

Thêm 9 trẻ mất tích bí ẩn, sư trụ trì chùa Bồ Đề có vô can?

    Thêm 9 trẻ mất tích bí ẩn, sư trụ trì chùa Bồ Đề có vô can?

    Sư trụ trì Thích Đàm Lan

    Liên quan tới vụ mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề, mới đây cơ quan chức năng cho biết, những ngày qua, cơ quan điều tra đã tiếp nhận gần chục lá đơn phản ánh về việc còn 9 cháu bé khác từng được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề nhưng hiện nay đã “biến mất” một cách đầy bí ẩn.
    Ngay sau khi thông tin này được đưa ra, dư luận đã đặt ra câu hỏi, việc mất tích nhiều trẻ như vậy tại sao sư trụ trì chùa Bồ Đề lại hoàn toàn không hay biết? Cũng không ít người tỏ ra băn khoăn, với việc mất tích nhiều trẻ như vậy tại chùa thì sư trụ trì Thích Đàm Lan liệu có hoàn toàn vô can và trách nhiệm của sư trụ trì khi để ‘mất tích’ tới 9 em như vậy?
    Hiện Công an Hà Nội cũng tiếp tục điều tra nghi án 9 trẻ em được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề nhưng đang mất tích. Quận Long Biên cũng vừa lập 2 đoàn thanh tra để thanh tra chùa Bồ Đề.
    Trước đó, liên quan tới vụ mua bán cháu Cù Nguyên Mông Tại chùa Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội), vào ngày 1/8 PC45 nhận được đơn của gia đình cháu Cù Nguyên Công mất tích. Ngày 3/8, bắt khẩn cấp Nguyễn Thị Thanh Trang và Phạm Thị Nguyệt về hành vi mua bán trẻ em.
    Nguyễn Thị Thanh Trang (SN 1978) là người quản lý khu nuôi trẻ tại chùa Bồ Đề (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) và Phạm Thị Nguyệt (SN 1979, quê quán tại xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Đồng thời, cơ quan điều tra cũng triệu tập 3 nghi phạm khác để điều tra.
    Trong buổi họp báo chiều ngày 5/8 vừa qua về việc mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề, nói về trách nhiệm của sư trụ trì, Thượng tá Vũ Thái Hưng, Phó trưởng Phòng CSHS Công an Hà Nội khẳng định sẽ điều tra sự liên quan của sư Thích Đàm Lan, khi thông tin với báo chí về kết quả điều tra vụ án mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội) vào chiều 5/8.
    Thượng tá Vũ Thái Hưng đánh giá, để xảy ra việc cháu Cù Nguyên Công bị đem bán, sư trụ trì chùa Bồ Đề - Thích Đàm Lan chắc chắn có trách nhiệm, song trách nhiệm đến đâu cần phải tiếp tục điều tra.
    Xem tiếp...

    TIẾU LÂM KIM CỔ 49

    (ĐC sưu tầm trên NET)

    Cười vỡ bụng xem cảnh bò đi lạc... lên mái nhà

    18/06/2014 10:18
    Rất may, chủ nhân của con bò đi lạc lên mái nhà chỉ mất một khoản tiền nhỏ để thay thế cho số ngói mà nó đã dẫm phải.
    Dường như đã quá nhàm chán với việc dành cả ngày chỉ quanh quẩn trong cánh đồng cỏ, con bò cái của anh Dieter Mueller, sống tại thành phố Bern, Đức đã có một chuyến dạo chơi xa. Tuy nhiên, không biết bằng cách nào đó, nó lại đi lạc lên mái nhà của một gia đình và bị mắc kẹt ở đó.
    Anh Rolf Steiner, nhân chứng của vụ việc cho biết đã nhìn thấy con bò ưa phiêu lưu mạo hiểm này đứng chênh vênh trên mái nhà của một nhà kho trang trại. Nguy hiểm hơn hết, độ dốc của mái là rất lớn. Không tin vào mắt mình, anh Rolf phải nhìn lại tới 3 lần mới dám xác nhận vụ việc.

    Hình ảnh con bò đi lạc lên mái nhà kho.
    Cũng theo anh Rolf, con bò cái cuối cùng tự tìm được đường xuống để quay trở về chuồng đồng thời cũng làm vỡ mấy viên gạch ốp mái của nhà kho.
    Theo lời kể của anh Dieter, con bò cái này là một trong những con vật ương bướng nhất trang trại của anh. Nó luôn muốn làm theo ý nó mà không nghe theo lời chủ nhân. Chỉ cần nó thích, con bò này sẽ sẵn sàng ở trên mái nhà vĩnh viễn. Trước khi anh Rolf phát hiện ra vụ việc, anh Dieter cũng đã cố dỗ ngọt để dụ con bò xuống nhưng nó không di chuyển.
    Theo Trí Thức Trẻ (Theo Giadinhonline.vn)

    Kiện bệnh viện vì 'cậu nhỏ' ngắn mất 2,5cm sau phẫu thuật

    17/06/2014 09:09
    Một người đàn ông Canada đã đâm đơn kiện bệnh viện ở Montreal vì 'cậu nhỏ' của anh ta ngắn mất 2,5 cm sau phẫu thuật.
    Theo người đàn ông này, điều này ảnh hưởng rất lớn tới hạnh phúc gia đình anh ta. "Giờ cuộc sống vợ chồng của chúng tôi biết thành địa ngục", anh ta viết trong đơn.
    Năm 2011, người đàn ông này được đưa tới bệnh viện cấp cứu vì bị thương vùng kín lúc quan hệ tình dục với vợ.
    Ca phẫu thuật đã giải quyết được vết thương, các chức năng của 'cậu nhỏ' cũng hồi phục dần dần sau thời gian trị liệu. Tuy nhiên chiều dài cậu nhỏ giảm 2,5cm do vết sẹo trên da.
    Cơ sở để người đàn ông này kiện bệnh viện là chẩn đoán ban đầu của bác sĩ. Khi anh ta được đưa vào bệnh viện, bác sĩ cho rằng đây chỉ là vết phù nề, sau một thời gian hút máu bầm sẽ hết. Tuy nhiên một tuần sau bác sĩ mới phát hiện 'cậu nhỏ' của người đàn ông này bị gãy, và tiến hành phẫu thuật.
    Bệnh nhân này tin rằng nếu anh ta được phẫu thuật sớm hơn, sẽ không để lại sẹo, và 'cậu nhỏ' của anh ta không 'ngắn ngủn' như bây giờ.
    Bệnh nhân giấu tên này muốn bệnh viện phải bồi thường 142.680 USD cho những thiệt hại “vô giá” mà anh phải chịu đựng vì sự tắc trách của các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật.
    Bệnh viện không lên tiếng bình luận gì về sự việc này. Những người quan tâm đang chờ phiên toà diễn ra cuối tháng 6.
    Theo Megafun.vn (Theo Giadinhonline.vn)

    Gặp tai nạn do xe đạp mất phanh, thanh niên bị rơi tinh hoàn ra ngoài

    23/06/2014 00:39
    Chiếc xe đạp bị hỏng phanh khiến một thanh niên Trung Quốc gặp tai nạn nghiêm trọng và... rơi 2 tinh hoàn ra ngoài.
    Tờ Stomp đưa tin hôm 22/6 cho biết, vụ tai nạn xảy ra với thanh niên sống ở Quảng Đông, Trung Quốc này có thể xem là cơn ác mộng kinh hoàng nhất đối với bất kỳ người đàn ông nào.
    Gặp tai nạn do xe đạp mất phanh, thanh niên bị rơi tinh hoàn ra ngoài 1
    Vụ tai nạn kinh hoàn khiến thanh niên bị rơi tinh hoàn ra ngoài.
    Vào hôm xảy ra sự việc, thanh niên 19 tuổi này đang đi xe đạp thì bất ngờ phanh bị hỏng. Không thể dừng xe kịp, anh bị đâm thẳng vào một thân cây to bên đường.
    Theo một bài báo trên tờ Apple Daily, va chạm mạnh khiến nam thanh niên bị văng về phía trước và đập mạnh vùng kín vào tay lái chiếc xe đạp, làm 2 tinh hoàn bị rơi ra ngoài.
    Điều may mắn là đúng lúc đó có một người lái xe mô tô đi ngang qua và phát hiện nạn nhân đang trong tình trạng bị thương nặng và mất nhiều máu. Theo nhân chứng này, anh đã cố gắng cầm máu cho người thanh niên và gọi cấp cứu.
    Khi nhân viên y tế đến nơi, họ nhanh chóng đặt 2 tinh hoàn của nạn nhân vào hộp đá bảo quản để bác sĩ có thể nối lại cho người thanh niên.
    Nạn nhân sau đó được đưa vào bệnh viện cấp cứu, nơi anh phải trải qua cuộc phẫu thuật kéo dài 9 tiếng để hồi phục tổn thương vùng kín.
    Theo Trí Thức Trẻ (Theo Giadinhonline.vn)

    Người đàn ông thích sưu tập xác phụ nữ

    20/06/2014 00:25
    Được mệnh danh là "thiên tài nước Nga", Anatoly khiến hàng xóm và người thân ngỡ ngàng khi phát hiện sở thích quái đản.
    Trong lịch sử các thiên tài của thế giới, không hiếm người có thói quen kì lạ. Ví như tiểu thuyết gia Charles Dickens chải đầu hàng trăm lần mỗi ngày, nhà phát minh Nikola Tesla lau thìa bằng 18 chiếc khăn lau mới sử dụng…Nhưng thói quen kì lạ đến mức kỳ quặc như thiên tài thông thạo 13 thứ tiếng nước Nga Anatoly Moskiva thì thật khó tin.
    Anatoly Moskvina (47 tuổi) sống một mình ở miền Tây nước Nga. Anh nổi tiếng là một phóng viên tài năng, một học giả uyên bác và đặc biệt là khả năng nói thông thạo 13 thứ tiếng trên thế giới.
    Trong ấn tượng của những người hàng xóm và đồng nghiệp, Anatoly là một người hòa đồng, hiểu biết rộng. Vì thế nên khi cảnh sát ập vào nhà bắt giữ Anatoly, mọi người đều vô cùng ngạc nhiên.
    Người đàn ông thích sưu tập xác phụ nữ - 1
    Chân dung người đàn ông có sở thích kỳ quặc
    Anatoly có chỉ số IQ cực cao, nên không ai có thể ngờ tới hàng đêm anh đều lén lút đến nghĩa trang gần đó “lựa chọn” những thi thể phụ nữ đẹp nhất từ 750 ngôi mộ đem về nhà.
    Một lần đến thăm cậu con trai đã tứ tuần mà vẫn độc thân, bố mẹ Anatoly hoảng hồn khi thấy khắp nhà là thi thể phụ nữ. Họ lập tức gọi cảnh sát đến bắt đứa con trai bệnh hoạn của mình. Người xung quanh cũng rất sửng sốt trước sở thích quán đản này.
    Sau đó, Anatoly bị tạm giam để thẩm vấn. Lục soát bên trong nhà, cảnh sát tìm được tất cả 26 thi thể nữ, tuổi từ 15 đến 26. Tất cả đều được đi tất chân, trang điểm kỹ càng, mỗi người một bộ trang phục khác nhau, trông vô cùng rạng rỡ như còn sống. Đa số được Anatoly mặc cho những trang phục váy áo thường ngày, đặc biệt hơn thì có người được mặc váy cưới, sườn xám, váy dạ hội, … hay được hóa trang thành búp bê Barbie, gấu Teddy.
    Sau nhiều ngày thẩm vấn, cảnh sát đành bất lực với Anatoly. Họ không thể tra hỏi được gì, không biết từ bao giờ anh ta làm việc này, với mục đích, động cơ gì, và nên tố cáo anh ta tội nào?
    Theo Khampha.vn (Theo Giadinhonline.vn)
     
     
     
    Xem tiếp...

    Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

    ĐỒNG BÀO NƠI XỨ NGƯỜI 17

    (ĐC sưu tầm trên NET)


    Những tờ báo tiếng Việt trên thế giới

    Người Việt Nam trên khắp thế giới đã nuôi dưỡng tình yêu tiếng Việt và nguồn cội không chỉ bằng những buổi sinh hoạt văn hóa mà là những tờ báo đậm đà bản sắc dân tộc Việt.

    Những tờ báo có thể do Hội người Việt đứng ra, có thể chỉ do một cá nhân, nhưng tất cả đều chung một tình yêu đối với văn hóa Việt.

    Chung một sứ mệnh
    Chung một sứ mệnh

    Mỗi tờ báo ở mỗi nơi có một tên gọi khác nhau, tùy theo tôn chỉ mục đích của từng cá nhân, đơn vị đứng ra chịu trách nhiệm. Nhưng nếu để ý kĩ sẽ thấy, những tờ báo xuất xứ "xa quê” ấy đều có một điểm chung: sự gắn bó với Việt Nam. Những cái tên như Đoàn Kết - cơ quan ngôn luận của Hội người Việt tại Pháp cũng xuất phát từ ý tưởng gắn kết cộng đồng người Việt cùng hướng về quê hương. Hay tạp chí Hương Việt ra đời tại Đức cũng là sự "lưu luyến” với những nét đẹp của Việt Nam. Còn tờ của cộng đồng người Việt tại Ba Lan thì hướng tất cả những người Việt Nam sinh sống tại Ba Lan hãy luôn nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình, bởi vậy họ đặt tên tờ báo là "Quê Việt”.

    Bản thân là một người trẻ Việt Nam, Phạm Khánh Nam - Tổng biên tập Tạp chí Hương Việt đã luôn mong muốn có một nơi để bà con xa quê thỏa sức đọc và cập nhật tin tức về Việt Nam cũng như tin tức cộng đồng tại nơi họ sống. Và anh đã cùng bạn bè cho ra đời Tạp chí Hương Việt bản in để bà con truyền tay nhau đọc. Mãi sau này, mới chuyển thành báo mạng để tin tức được cập nhật liên tục hơn. Tính đến nay, Hương Việt đã hoạt động được hơn 5 năm, dần trở thành trang thông tin chính thống, bảo trợ thông tin cho rất nhiều chương trình, hội đoàn người Việt trên toàn nước Đức.

    Thời gian qua những người trong tòa soạn Hương Việt đã hết mình nối đôi bờ văn hóa và nhận được rất nhiều lời khen, khích lệ. Bạn Thanh Vân tại München nói rằng: "Tạp chí Hương Việt đã làm tốt vai trò cầu nối văn hóa giữa Việt Nam và Đức, không những níu quê hương lại thêm gần, mà bằng cách cập nhật tin tức nhanh chóng và chọn lọc, Hương Việt đã làm cho nước Đức dần dần dễ tiếp cận đối với người Việt”. Nhiều bà con người Việt tại đây cũng bảo nhau rằng, Hương Việt với đội ngũ phóng viên, biên tập viên trẻ về tuổi đời tuổi nghề, nhưng với sức trẻ "Phù Đổng” các bạn đã đi được những bước dài, ngoạn mục tạo được một uy tín cao, một "thương hiệu”, một "đẳng cấp” không dễ gì có được trong làng báo tiếng Việt tại Đức nói riêng và tại hải ngoại nói chung.

    Một số tờ báo tiếng Việt của cộng đồng người xa xứ
    Một số tờ báo tiếng Việt của cộng đồng người xa xứ

    Tiếng nói của cộng đồng

    Những thông tin về các lĩnh vực từ chuyên sâu đến giải trí trên các trang báo tiếng Việt đều vô cùng hữu ích cho cộng đồng người Việt. Tất cả các tờ báo, tạp chí bản in đều được đông đảo bà con đặt mua. Họ xem báo để biết cộng đồng người Việt tại nơi họ sống có sự kiện gì, có buổi gặp mặt thân mật nào sắp diễn ra, người Việt mưu sinh ở xứ người ra sao cũng như học hỏi được những gì ở cộng đồng của mình.

    Không chỉ có vậy, tờ báo còn giúp cho thế hệ người Việt thứ 2, thứ 3 hiểu hơn về nguồn cội, về nét văn hóa của cha ông. Tập san Đoàn Kết được Ban biên tập Hội người Việt Nam tại Pháp tổ chức 4 số/năm, đã có thâm niên lâu đời tại Pháp. Tiền thân của Đoàn Kết là tờ "Người cùng khổ” do Bác Hồ sáng lập. Sau bối cảnh xã hội phức tạp nên đã đổi tên nhiều lần thành Việt Nam hồn, Quyết Thắng, Đất nước, Thăng Long... Mỗi lần đổi tên là để phù hợp với một giai đoạn lịch sử và mục tiêu quan trọng nhất của đất nước mỗi thời kỳ. Tờ báo hiện nay đã tập hợp được những trí thức và nghiên cứu sinh cao cấp để viết bài và tư vấn.

    Hầu hết các tờ báo tiếng Việt ở hải ngoại đều có mục "cộng đồng” hoặc "cội nguồn” và những thông tin chung ở hai đầu đất nước và thế giới. Tôn chỉ mục đích chung có lẽ đều giống nhau - hướng người Việt về với tình yêu đất nước, về văn hóa và con người Việt, để những con người ấy dù có sống ở đâu trên thế giới cũng không quên đi nguồn cội của mình.

    Điều đặc biệt, tại Nhật Bản hiện đang có một ấn phẩm của người Việt được phát miễn phí cho du học sinh, cộng đồng người Việt. Đó là ấn phẩm ra hàng tháng, với tên gọi cũng "đậm chất Việt Nam”: Tạp chí Hoa Sen- loài hoa đã và luôn là biểu trưng cho những con người Việt Nam cần cù, chất phác từ xưa đến nay. Các trang viết của Tạp chí Hoa Sen thường nói về những tấm gương người Việt tại Nhật, những sự kiện cộng đồng của người Việt tại Nhật, những nét đặc trưng văn hóa Nhật - Việt và sự kết nối giữa hai cộng đồng. Tờ báo cũng nhắc những người con đất Việt nhớ đến phong tục tập quán từ xa xưa trong các bài viết như "Giữ gìn văn hóa Trầu cau”, "Văn hóa làng Việt Nam hôm qua và hôm nay”...

    Bạn Quỳnh Anh, du học sinh Việt Nam tại Nhật đã rất vui vì được nhận báo hàng tháng, chia sẻ: Tờ báo luôn có rất nhiều thông tin bổ ích cho người Việt sống tại Nhật. Những người trong tòa soạn sẽ gửi báo về đến tận nhà cho những ai đăng kí, và hoàn toàn miễn phí! Rất nhiều du học sinh đã đăng kí và đón nhận sản phẩm này như một món quà quý dành cho những người xa quê.

    Theo Anh Minh
    Đại Đoàn Kết

    Xem tiếp...